PDA

View Full Version : “Miễn tử kim bài” mang tên Lê Văn Luyện



Shaolaojia
20-08-2012, 10:00 AM
Diễn đàn văn hóa
Thứ Năm, 16/08/2012 07:50 | In trang nàyIn bài viết

(TT&VH) - 1. Mấy ngày nay dư luận xôn xao về vụ án tại xã Quảng Châu, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa. Tên Lê Tuấn Anh 16 tuổi đã hãm hiếp, giết hại nạn nhân 17 tuổi Nguyễn Thị Bích Ngọc rồi ném xác xuống sông phi tang.

http://images.danviet.vn/CMSImage/Resources/Uploaded/phuongthao/131111_pl_Luyen1.jpg
"Thằng Luyện
http://www.anninhthudo.vn/Uploaded/bachtuyet/2012_08_17/sat%20nhan.jpg
Chân dung em "thằng Luyện" Lê Tuấn Anh
http://img2.tamtay.vn/files/blogdata/2012/3/30/14/4712030/91766302_linkclickphp.jpg
Những kẻ tự xưng là đồ đệ của "thằng Luyện"
Lê Tuấn Anh khiến người dân căm phẫn bởi sự “ác không đợi tuổi” của hung thủ, nhưng dư luận càng sôi lên khi trước cơ quan điều tra hắn khá thản nhiên, không hề tỏ vẻ lo sợ ngay cả khi đối diện hàng chục cảnh sát tại phòng lấy cung. Khi được hỏi nguyên nhân gây án hắn chỉ ráo hoảnh: “Cháu có họ hàng Lê Văn Luyện”.
Điều gì đã diễn ra trong suy nghĩ của kẻ giết người nhẫn tâm kia?
Tên Lê Tuấn Anh cũng có một số điểm tương đồng với Lê Văn Luyện, hắn không được học hành đến nơi đến chốn, cũng bỏ học từ cấp 2, đi làm thuê kiếm tiền… Có thể nó không hiểu những chuyện của xã hội, nhưng ngoài những cái ngu dốt, nó hiểu một điều: Nó chưa đủ 18 tuổi.
Nó hơn Lê Văn Luyện ở chỗ, có thể khi phạm tội, chưa chắc Luyện đã ý thức được rằng nó dưới 18 tuổi, không bị tử hình. Còn tên Anh, nó tự ý thức được nó dưới 18 tuổi, nó có “miễn tử kim bài” vì thế nó thản nhiên với tội ác của mình.
2. Ngay khi xảy ra vụ thảm án Lê Văn Luyện, người ta đã kêu gọi hạ độ tuổi quy định về án tử hình trong luật xuống dưới 18, là 17 hoặc 16 chi đó. Bởi dư luận lo ngại sự “trẻ hóa” của tội phạm, sự xuất hiện của những phiên bản Luyện thứ…n. Những ai tham dự phiên tòa xét xử Luyện ở Bắc Giang sẽ tận mắt thấy rằng, sự lo sợ này không phải quá mơ hồ. Khi mà bên lề phiên tòa, lần đầu tiên trong lịch sử, hay chí ít cũng là lần đầu tiên tôi tham dự lại có xảy ra những tràng vỗ tay, những tiếng tung hô dành cho cái ác. Hãy thử tưởng tượng, có nữ sinh đã hét lên: "Luyện. Em sẽ chờ anh 18 năm". Mấy thanh niên thì vừa đùa cợt vừa gọi: "Đại ca Luyện". Chưa kể đến những cái “quái lạ” xã hội: Hội những người phát cuồng vì Lê Văn Luyện; rồi những sáng tác ăn theo Luyện như “Nàng Luyện lỡ bước”; hoặc câu cửa miệng quái đản “Gặp lưu manh xưng em anh Luyện” của giới trẻ. Có thể, sự tung hô đấy chỉ do sự bồng bột, hay sự ngu dốt của mấy đứa trẻ. Nhưng ai dám chắc, sự bồng bột và ngu dốt lại không phải là nguyên nhân gây ra tội ác.
Những đòi hỏi “tử hình Luyện” khi đó chỉ là tức thời do sự bức xúc của dư luận khi thấy vẻ mặt vô cảm của Luyện sau khi gây thảm án. Nhưng lần này, đích thân tên tội phạm nói ra thì đúng là nó coi đó là một sự thách thức với xã hội: Tử hình tôi ư, đã có luật bảo vệ.
3. Có lẽ, đồng hành với tên Tuấn Anh, ngoài “miễn tử kim bài” thì còn có một thủ phạm nữa chính là truyền thông từ một số tờ báo, trang mạng “rẻ tiền”.
Không phải ngẫu nhiên mà các nhà khoa học hình sự, những chuyên gia phân tích tâm lý tội phạm lại cho rằng: Tội ác có tính chất lặp lại. Người ta cũng không xa lạ gì với kiểu tội phạm cướp nhà băng theo phim hành động, giết người theo truyện trinh thám. Như trong vụ án Nguyễn Đức Nghĩa, hắn đã cung khai hắn làm chuyện dã man đó là do đọc truyện. Nghĩa kể rành mạch rằng nếu một người bị giết, công an sẽ điều tra bắt đầu từ dấu vân tay, ngoài ra hình ảnh của hắn có thể vẫn còn in trên võng mạc của nạn nhân nên hắn đã “xóa dấu vết”. Hắn xóa bằng cách nào thì chúng ta đã biết.
Vụ Lê Văn Luyện đã tác động rất lớn đến những người trẻ, một số trang mạng vì chạy đua để câu view đã bất chấp đạo đức truyền thông đưa thông tin một cách ly kỳ, rùng rợn khiến phản tác dụng. Khi thông tin tội ác được đưa dồn dập, tràn lan, không định hướng, đứa trẻ nào cũng từng được nghe, được đọc tường tận về hành vi thú tính. Chúng sẽ tiếp thu thông tin ấy theo mức độ nhận thức của mình. Dù muốn hay không, đó cũng là vết hằn tâm lý của đứa trẻ. Câu khẳng định “Cháu có họ hàng Lê Văn Luyện” là câu trả lời cho sự tiếp thu đó.
Đến bây giờ, pháp luật có thu lại “miễn tử kim bài” này hay không thì hồi sau mới rõ. Nhưng có một điều rõ ràng, dù có sửa luật hay không thì Lê Tuấn Anh cũng không bị tử hình, bởi cũng theo luật, nếu được sửa sau thời điểm xảy ra vụ án thì luật mới chỉ được áp dụng nếu xét thấy có lợi cho bị cáo.
Nguyễn Gia

ngochai
20-08-2012, 11:08 AM
Hội chứng này đã được nhiều người tiên đoán từ trước.

Thật đáng buồn khi Pháp Luật hiện tại của ta lại bất lực trong vấn đề này.