PDA

View Full Version : Tổ Quốc Trên Hết



ngochai
02-09-2012, 08:58 AM
Ngay từ lớp vỡ lòng, dòng chữ đầu tiên mà ông nhìn thấy phía trên tấm bảng đen, ở vị trí cao nhất trong lớp học của mình chính là "Tổ quốc trên hết".

1. Mới đây, người viết bài này hẹn gặp một vị doanh nhân, cũng là đại biểu hội đồng nhân của một thành phố lớn, vì muốn biết quan điểm của ông về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Chưa kịp xã giao làm quen cho lần gặp gỡ đầu tiên đã nghe ông hỏi "nếu như trong trường hợp phải cân nhắc lợi ích của doanh nghiệp - cộng đồng mà đại biểu đại diện - với quyền lợi của nhân dân cả nước, thì doanh nhân đang là đại biểu Quốc hội cần ứng xử thế nào? "

Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải đặt lợi ích của nhân dân cả nước, của đất nước lên trên hết, đó là câu trả lời ông nhận được ngay lập tức.

Nhưng thực tế có một số doanh nhân - đại biểu đâu phải lúc nào cũng nhất quán quan điểm đó, ông không đặt dấu chấm hỏi cuối câu nên cũng không chờ sự tranh luận.

Gặp lại lần tiếp sau, ông kể, ngay từ lớp vỡ lòng, dòng chữ đầu tiên mà ông nhìn thấy phía trên tấm bảng đen, ở vị trí cao nhất trong lớp học của mình chính là "Tổ quốc trên hết".

Đối với người Việt Nam, Tổ quốc phải là trên hết. Nếu không thế, chúng ta đã mất nước lâu rồi, có thể từ hàng ngàn năm về trước, và không bao giờ phục quốc được. Cho nên, điều cơ bản phải học đầu tiên, phải biết đầu tiên là điều đó, là cái ý thức làm nên ý chí quật cường của dân tộc, nhưng hôm nay, có bao nhiêu người đã "thấm"trên thực tế cái điều vô cùng đơn giản ấy, ông trầm giọng.

Và theo ông, nếu không thấm được, thì trong những lúc kíp cần, bất kỳ ai, từ lãnh đạo tới dân thường với tư cách là công dân sẽ không có được một phản ứng phù hợp, một sức đề kháng thích đáng, nhân danh Tổ quốc.

Đất Việt đã nhiều phen nguy biến, nhưng khi nào những người lãnh đạo cao nhất khiến nhân dân tin rằng, với họ "Tổ quốc là trên hết" thì nhất định sẽ vượt qua bất cứ thử thách nào, ông nói.


http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/images/130112023412_1346405166.jpg

2. Trước cuộc trò chuyện với vị CEO , người viết đã có chuyến đi dài với các cựu chiến binh Sư đoàn 304 về chiến trường xưa ở Quảng Trị và Quảng Nam.

Trên chuyến xe toàn màu áo lính ấy có vị tướng từng là Sư trưởng Sư 304, trực tiếp chiến đấu tại nơi ác liệt nhất của chiến trường miền Trung đỏ lửa. 4h sáng 27/7, ông cùng đồng đội vượt hơn 20km từ thị xã Quảng Trị lên Động ông Đô, nơi xương thịt biết của biết bao người lính tuổi mười tám đôi mươi vẫn nằm cùng cỏ cây. Ông bảo, những người còn sống đều ở xa, giỏi lắm năm cũng chỉ đôi lần lên đây hương khói, vì thế lần này làm lễ cầu siêu đưa anh em về chùa nương tựa.

Tôi hỏi, biết là hy sinh ở đây sao không cố tìm hài cốt đưa về, một cựu chiến binh khác giải thích, có khi chưa kịp đưa xác anh em vào hầm thì đạn pháo đã cày nát cả một vùng. Bởi thế, trưa hôm ấy, những người lính cứ nương theo trí nhớ mà châm cho bạn mình điếu thuốc hay bẻ miếng lương khô ở nơi ngày xưa bạn đã từng gối đất nằm sương.

Vị tướng bảo, chúng tôi - những người chỉ huy - cũng đã có thể có những lỗi lầm, nhưng tinh thần quyết tử vì Tổ quốc có anh em chứng giám, những lỗi lầm ấy vì thế mà có thể được tha thứ.

Trên chuyến xe trở về Quảng Trị, người cựu chiến binh - thương binh ngồi cạnh tôi nói trong nước mắt, rằng trước mắt ông cứ hiện lên hình ảnh đồng đội nằm vắt trên bờ rào sau mỗi trận đánh. Vậy nên mong muốn lớn nhất của ông bây giờ là đất nước không có chiến tranh. Còn, nếu chẳng may mà điều ấy cứ xảy ra, ông sẽ lại lên đường.

Cũng trên hành trình ấy, một vị doanh nhân thành đạt, xưa cũng là lính 304 đã không giấu nổi cảm giác nặng nề khi nói với tôi rằng, mấy ngày trước, ông nhận điện thoại của mấy người bạn, cho biết đã nhập quốc tịch khác, hành trang cũng rất sẵn sàng cho một chuyến rời xa quê hương, mãi mãi. Còn ông đã bảo bạn rằng, khi đất nước khó khăn mà "chạy trốn" thật không đáng mặt làm doanh nhân.

3. Trên đường vào Thượng Đức (Quảng Nam), tôi nhìn thấy trước cửa nhiều ngôi nhà nhỏ có dòng chữ "Không có gì quý hơn độc lập tự do". Và tôi lại nhớ về lớp học, nơi cao hơn tấm bảng đen, dòng chữ mà bất cứ học trò nào cũng thấy "Tổ quốc trên hết", trong câu chuyện của vị CEO.

Vĩnh An