PDA

View Full Version : Có ai như bác của tôi không ?



thieugia
02-09-2012, 11:59 AM
Nhân ngày giỗ lần thứ 43 của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Thiều gia xin trân trọng giới thiệu một số hình ảnh về Bác Hồ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt ta.


http://t2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQJAUV8g_NgxT8cx2jQE6XF9PZJoTPx7 H05ygjIt-BCoo1hSBRnUA&t=1

Bác Hồ đang kéo lưới

http://sphotos-a.xx.fbcdn.net/hphotos-ash3/5971_125620751892_2095873_n.jpg

Bác Hồ với bữa cơm đạm bạc

http://t1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTzoCbXeBi1_ZFUaS5NuXdFYTrsCDPFM qJf30db6gkbfqnbz9rAIg&t=1

Bác Hồ đia cấy

http://www2.vietbao.vn/images/vn7/xa-hoi/70086211-102133sm.jpg

Bác Hồ trong chiến khu

thieugia
02-09-2012, 12:22 PM
http://images.danviet.vn/CMSImage/Resources/Uploaded/baogiay3/bao14-10-2-bacho1.jpg

Bác với nông dân

http://t1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQ_U9OkATDCxlVPOhiM8GjWsfIOyAfzY lXDD3Hgz7j7mnE4ejeT&t=1

Bác Hồ thăm lúa

http://sphotos-a.xx.fbcdn.net/hphotos-ash3/8324_161056861892_3762441_n.jpg

Bác Hồ câu cá

http://stttt.thuathienhue.gov.vn/portal/UploadFiles//TinTuc/theo_buoc_chan_bac_ho/bac20ho20toi20tham20gia20dinh.jpg

Bác Hồ thăm nhân dân

thieugia
02-09-2012, 12:30 PM
http://d2.violet.vn/uploads/thumbnails/160/thumbnails2/0.Bac_Ho_doc_bao.jpg.jpg

Bác Hồ đọc báo

http://t0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTOr7p0ww8ldn-nGlysoAH3TWenKoPE5qbOKIuWRwwfPfoWzDZ0&t=1

Bác Hồ thăm trận địa

http://www.baoanhdatmui.vn/vcms/media/photos/2007/5/cm277/2/1.jpg

Bác Hồ đang làm việc tại chiến khu

http://baonamdinh.vn/dataimages/201006/original/images500467_cuocs_dat.jpg

Bác Hồ đang tham gia lao động

thieugia
02-09-2012, 12:38 PM
http://giadinh.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2009/09/24/bacho3.jpg

Bác Hồ đang ghi lại báo cáo tại chiến khu

http://dvhnn.org.vn/uploads/news/2012_05/bacho-490319.jpg

Bác Hồ trên đường đi công tác tại Việt Bắc

http://t0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQt0yrvKFIZcibl6d0QWVx_FRsBIqDQE 4Bo9G2wm1bLBzparnJ0bg&t=1
Bác đang nói chuyện với Trần Canh (Trung Quốc)

http://hocmai.vn/file.php/184/Anh/Triduc/2008/BacHo.jpg

Bác tự đánh máy các văn bản chỉ đạo nhân dân


Hiện nay, ngay đến cái ông "quan xã" cũng quần là áo lượt, tuy vất vả tí đấy nhưng được cái lúc nào ngài cũng "tư thế chỉn chu". Ngài "huyện lịnh" thì thôi rồi, khỏi nói ! Ngay đến việc xuống xã ông cũng chẳng thèm đi chứ lại còn bảo ông ra thăm đồng, tát nước như Bác Hồ năm xưa. Mỗi bước ông đi có người hầu kẻ hạ, có kẻ đón người đưa. Mà ông đã đi thì ông đi xe máy lạnh, xe đời mới chớ nào có chuyện ông đi ô tô buýt bao giờ... Đấy là hàng "huyện", hàng cấp huyện mà còn như thế thì "cấp bộ" như thế nào nhỉ. Ở bộ, ở "cấp bộ" người ta chỉ đạo nhân dân, lãnh đạo quần chúng là bằng lời nói, bằng văn bản hay nói một cách huỵch toẹt ra là chỉ đạo bằng mồm (chữ viết chỉ là một hình thức diễn đạt của ngôn ngữ). Do lãnh đạo bằng "mồm" nên mồm của lãnh đạo thường thường to hơn mồm của thiên hạ. Điểm đặc trưng dễ nhận thấy nhất của việc lãnh đạo bằng mồm là nói nhiều, và vì nói nhiều nên môi của lãnh đạo thường dày, mặt thường chai... đấy là lý do vì sao nhân dân lại nói "miệng nhà quan có gang có thép". "Khẩu khí" của lãnh đạo nếu kết hợp với động tác của tay bằng cách mồm nói, tay chặt chặt thì đảm bảo mỗi lần phát ra cũng chẳng kém gì loại bom napan của Mỹ (bom napan là loại bom không những có sức công phá ghê gớm mà nó còn là thứ có tác dụng phát quang các cánh rừng mà quân đội Mỹ đã dải xuống Trung Việt khi xưa nhằm đốt rừng để cho Việt cộng không còn nơi trú ẩn) làm đám "thảo dân" khi nghe luôn luôn nổi... da gà.
"An nhi tư nguy" tức là nhìn thấy sự nhàn nhã của cán bộ ngày nay, sự ung dung, vẻ đủng đỉnh và đặc biệt là điệu cười nhếch mép đầy ẩn ý, khiến cho người dân nhiều kẻ giật mình, và lòng lại nghĩ tới những trận chiến năm xưa... Chỉ với bốn chữ thôi, người xưa đã khiến cho hậu thế lắm kẻ bàng hoàng.
Hôm nay, nhân ngày giỗ bác, nhìn thấy những hình ảnh kham khổ của người trước kia mà lòng càng thấy thương, nhớ Bác Hồ ...
Mọi người thấy "Có ai như Bác của tôi" không ????

Tp. HCM, ngày 02.09.2012
Tác giả: Võ sư Thiều Ngọc Sơn

ngochai
02-09-2012, 01:42 PM
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=cnN7eac3jaA


Chủ Tịch Hồ Chí Minh thật tuyệt vời.

nha_que
03-10-2012, 05:19 AM
http://giadinh.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2009/09/24/bacho3.jpg

Bác Hồ đang ghi lại báo cáo tại chiến khu

http://dvhnn.org.vn/uploads/news/2012_05/bacho-490319.jpg

Bác Hồ trên đường đi công tác tại Việt Bắc

http://t0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQt0yrvKFIZcibl6d0QWVx_FRsBIqDQE 4Bo9G2wm1bLBzparnJ0bg&t=1
Bác đang nói chuyện với Trần Canh (Trung Quốc)

http://hocmai.vn/file.php/184/Anh/Triduc/2008/BacHo.jpg

Bác tự đánh máy các văn bản chỉ đạo nhân dân


Tp. HCM, ngày 02.09.2012
Tác giả: Võ sư Thiều Ngọc Sơn[/FONT]

Nhìn hình ảnh của Bác hồ, em thấy Bác thật gần gũi và thân thương ạ. Cán bộ bây giờ không còn ai như Bác.

we00037890
05-10-2012, 01:08 AM
http://www.sggp.org.vn/dataimages/original/2009/08/images301669_CN6e.jpg
thế này tên gì nhỉ :D

thieugia
05-10-2012, 06:30 AM
http://www.sggp.org.vn/dataimages/original/2009/08/images301669_CN6e.jpg
thế này tên gì nhỉ :D
TRong Shaolin thế này được gọi là: Kỳ lân bộ đính trửu; trong võ hiệp của Kim Dung là Hổ cứ long bàn, còn trong dịch học lại gọi là Tiềm long vật dụng.

backieuphong
02-07-2013, 10:18 AM
Hiện nay, ngay đến cái ông "quan xã" cũng quần là áo lượt, tuy vất vả tí đấy nhưng được cái lúc nào ngài cũng "tư thế chỉn chu". Ngài "huyện lịnh" thì thôi rồi, khỏi nói ! Ngay đến việc xuống xã ông cũng chẳng thèm đi chứ lại còn bảo ông ra thăm đồng, tát nước như Bác Hồ năm xưa. Mỗi bước ông đi có người hầu kẻ hạ, có kẻ đón người đưa. Mà ông đã đi thì ông đi xe máy lạnh, xe đời mới chớ nào có chuyện ông đi ô tô buýt bao giờ... Đấy là hàng "huyện", hàng cấp huyện mà còn như thế thì "cấp bộ" như thế nào nhỉ. Ở bộ, ở "cấp bộ" người ta chỉ đạo nhân dân, lãnh đạo quần chúng là bằng lời nói, bằng văn bản hay nói một cách huỵch toẹt ra là chỉ đạo bằng mồm (chữ viết chỉ là một hình thức diễn đạt của ngôn ngữ). Do lãnh đạo bằng "mồm" nên mồm của lãnh đạo thường thường to hơn mồm của thiên hạ. Điểm đặc trưng dễ nhận thấy nhất của việc lãnh đạo bằng mồm là nói nhiều, và vì nói nhiều nên môi của lãnh đạo thường dày, mặt thường chai... đấy là lý do vì sao nhân dân lại nói "miệng nhà quan có gang có thép". "Khẩu khí" của lãnh đạo nếu kết hợp với động tác của tay bằng cách mồm nói, tay chặt chặt thì đảm bảo mỗi lần phát ra cũng chẳng kém gì loại bom napan của Mỹ (bom napan là loại bom không những có sức công phá ghê gớm mà nó còn là thứ có tác dụng phát quang các cánh rừng mà quân đội Mỹ đã dải xuống Trung Việt khi xưa nhằm đốt rừng để cho Việt cộng không còn nơi trú ẩn) làm đám "thảo dân" khi nghe luôn luôn nổi... da gà.
"An nhi tư nguy" tức là nhìn thấy sự nhàn nhã của cán bộ ngày nay, sự ung dung, vẻ đủng đỉnh và đặc biệt là điệu cười nhếch mép đầy ẩn ý, khiến cho người dân nhiều kẻ giật mình, và lòng lại nghĩ tới những trận chiến năm xưa... Chỉ với bốn chữ thôi, người xưa đã khiến cho hậu thế lắm kẻ bàng hoàng.
Hôm nay, nhân ngày giỗ bác, nhìn thấy những hình ảnh kham khổ của người trước kia mà lòng càng thấy thương, nhớ Bác Hồ ...
Mọi người thấy "Có ai như Bác của tôi" không ????


Hồ Chủ Tịch, Hồ bá bá muôn năm !

Shaolaojia
01-09-2014, 10:33 PM
Nhớ Bác Hồ !

thieugia
18-05-2017, 11:59 AM
Kể Chuyện Bác Hồ ngộ Ngư ông và tham gia kéo lưới, tắm biển ở xóm chài nghèo năm 1960.

http://thaicucthieugia.com/images/stories/DanhNhan/Bac_Ho/bc%20h%20ko%20li.jpg



Ngày mai (19.5.2017), đồng bào và chiến sĩ cả nước sẽ long trọng kỷ nệm 127 năm ngày sinh của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, người Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất...

Để mừng ngày sinh nhật của vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, mình muốn giới thiệu đến mọi người một câu chuyện rất hay, rất ý nghĩa, rất giản dị, đời thường về người Anh hùng áo vải, chân đi dép lốp... Hồ Chí Minh (có hình ảnh chụp toàn bộ chuyến về thăm của Bác). Đây là câu chuyện hay, các bạn chịu khó đọc để hiểu thêm về Bác, về con người rất người, rất đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chuyện như sau:

Vào khoảng tháng 7/1960, một bữa Hồ Chủ Tịch ghé tai đồng chí Vũ Kỳ, Thư ký riêng của Bác rằng Bác muốn đi thăm nhân dân vùng biển. Hiểu ý Bác, đồng chí Vũ Kỳ bàn với bộ phận phục vụ, lên phương án bảo vệ cho Bác thăm bà con ngư dân và tắm ở xóm chài nằm vùng ven bãi biển Sầm Sơn (chính là xóm Sơn, xã Quảng Vinh, huyện Quảng Xương Thanh Hóa).


http://thaicucthieugia.com/images/stories/DanhNhan/Bac_Ho/tham%20quan%20ni%20trng%20l.jpg

Trên đường đi, Bác nói với mấy vị cán bộ cao cấp: "Mình về với dân, cùng làm với dân để được tắm biển". Rồi chợt bác hỏi một đồng chí cán bộ đi bên cạnh:

- Chú có biết kéo lưới rùng không?

- Dạ… không (cười trừ) - Cháu không biết Bác ạ.

- Thế chú biết cầm chèo (mái chèo chèo thuyền) chứ?

- Dạ cũng không, thưa Bác.

- Cũng không biết ! Chú khai thành phần của chú là dân nghèo miền biển kia mà !

- Cháu ở vùng biển nhưng chỉ làm công việc trên cạn, thưa Bác. Đồng chí cán bộ thành thật, Bác cười ý nhị, nói vui: “Có lẽ Ban tổ chức thêm mục khai lý lịch thành phần “Ngư dân không biết nghề biển”.


Rồi Bác kể: Bác đã từng dự Đại hội Quốc tế nông dân tại Liên Xô, khi làm thủ tục giấy tờ, Bác khai xuất thân gia đình nhà Nho, bản thân là thủy thủ. Tại đại hội này, Bác đọc một tham luận được hoan nghênh nhiệt liệt và được bầu vào Ban Chấp hành và Ủy viên Chủ tịch đoàn Hội nông dân thế giới. Có ý kiến phân vân: Đồng chí Nguyễn Ái Quốc sinh trong một gia đình trí thức (nhà Nho), nghề nghiệp là thủy thủ có hiểu biết về nông dân không mà bầu đồng chí ấy vào cấp lãnh đạo tối cao như vậy?

Đại hội bế mạc. Các đại biểu dự đại hội đã về tham quan một nông trang thí điểm ngoại thành Mat-xcơ-va. Bác kể, bấy giờ nông dân Liên Xô chủ yếu vẫn cày ruộng bằng ngựa. Nhìn thấy một trang nông viên đang cày, Bác bước xuống ruộng nói với anh nông trang viên cho cày thử, rôi Bác cầm cày thúc ngựa đi băng băng, những luống cày ngả vạt đều tăm tắp. Các đại biểu nông dân Quốc tế thấy thế thì ai cũng trầm trồ, thốt lên: “Đồng chí Nguyễn Ái Quốc thủy thủ mà cày giỏi quá !”.

Bác bảo: Họ có biết đâu Bác đã tập cày từ hồi mười bốn, mười lăm tuổi, lúc còn ở làng Sen. Bác từng sang nước Mỹ, đến New York, làm thợ cày trong trại trồng nho ở Brucklin để xem xét cái phương thức làm ăn của người nông dân ở một nước “Văn minh nhất thế giới”...

Trở lại chuyện Bác đi thăm xóm chài ở Sầm Sơn, Thanh Hóa.

Hôm ấy, ngay từ sáng sớm Bác đã vận bộ quần áo ngó y như ngư dân, sau đó đi ra bãi biển. Lúc qua ngõ một ngôi nhà gần đường thấy có lão ngư đang ngồi trên chõng tre với be rượu, vừa đan lưới vừa trông mấy đứa cháu chơi ở sân. Thấy khách lạ đến xóm tắm biển thì đon đả:

- Mời cụ và mấy ông vô làm chén “Nhật tảo nhất bôi tửu” (sáng sớm 1 chén rượu) với tôi rồi hẵng ra biến tắm !.



http://thaicucthieugia.com/images/stories/DanhNhan/Bac_Ho/ng%20c%20sng%20v%20bc%20h.jpg
Mời cụ và mấy ông vô làm chén “Nhật tảo nhất bôi tửu”

Bác Hồ bước vào sân, chào hỏi "cụ" chủ nhà rất tự nhiên:

- Về già mà được cái thú vui “rượu sớm trà khuya” như cụ thế này là nhàn rồi, cụ nhỉ?

- Thưa phải... không giấu gì cụ, cũng chỉ mới được nhàn thân chút đỉnh, còn tâm thì chưa nhàn tý nào ạ.

Bác cầm ly rượu để đáp tấm thịnh tình của ông cụ chủ nhà. Ông cụ thấy khách cầm ly rượu trong tay mà chưa nhấp môi nên nhắc vui:

- Thưa cụ, ở bên Tàu, đời nhà Tần mới có chuyện “Bôi cung xà ảnh” ạ.

Bác Hồ nhấp liền một chút rượu, rồi Bác cười, nói:

- Cụ vẫn còn nhớ cái tích ông Lạc Quảng mời rượu bạn. Bạn thấy con rắn nằm trong chén rượu sợ không dám uống, về sau mới nhận ra đó là cái bóng dây cung treo trên xà nhà. Cho nên, tin nhau là điều tối quan trọng, phải không cụ ?
Chủ nhà thấy khách biết chuyện thì lấy làm tương đắc, nói:

- Quả vậy thưa cụ. Ở thời nay chúng ta không có “Bôi cung xà ảnh” mà chỉ có “Bôi trung nhật nguyệt ảnh” thôi.

Bác tay vẫn cầm ly rượu, nhìn ra biển hỏi:

- Hợp tác xã ta làm ăn có ra gì không, thưa cụ ?

- Ơn Đảng, Chính phủ và Bác Hồ… không giấu gì cụ và các quý ông. Nói thì nghe rất hay, nhưng làm thì… khó nói quá… Xin để lúc khác, cụ và quý ông còn nghỉ mát ở đây, giờ ra tắm nắng còn dịu nước mát, lát nữa nắng cháy da sém thịt mất…


http://thaicucthieugia.com/images/stories/DanhNhan/Bac_Ho/bc%20h%20ko%20li%202.jpg

Bác Hồ tạm biệt "cụ" đi ra bãi biển. Khi ra khỏi ngõ, Bác nói với các đồng chí cùng đi:

- Ông cụ chưa tin ở chúng ta nên không nói ra cái sự thật về cán bộ của hợp tác xã này. Cụ mới hé “nói thì nghe rất hay, nhưng làm thì…”, tiếng “thì” ấy của ông cụ có thể là “làm tồi, làm dở, làm việc xấu… việc bậy bạ”.

Bác cởi trần chỉ mặc chiếc quần cộc, sải bước dài đi tới chỗ bà con đang đánh cá. Người vừa hỏi bà con “Cá vào trong lộng có dày không”, vừa đưa tay cầm ngay dây kéo lưới rùng với họ như một lão ngư thân thuộc biển cả, thân thương với bà con. Cả buổi sáng kéo lưới với dân, Bác đã nghe được bao điều sự thật từ dân.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/DanhNhan/Bac_Ho/bc%20h%20ko%20li%203.jpg


Bác càng ngẫm ra điều ông cụ xóm chài nói là vô cùng sâu sắc. Bác giải thích cho anh em đi cùng:

- Ông cụ trong xóm chài nói “Bôi trung nhật nguyệt ảnh” nếu chỉ hiểu đơn giản thì “nhật” là mặt trời, “nguyệt” là mặt trăng. Tức là trong ly rượu có bóng của ngày rộng tháng dài. Còn có nghĩa, chữ nhật ghép với chữ nguyệt thành chữ minh. Minh là sáng. Thế thì “Nhật nguyệt tuy minh nan chiếu khúc bồn chi hạ”, mặt trời, mặt trăng tuy sáng nhưng không thể thấu được một khi cái chậu đã úp xuống. Cho nên, ông cụ xóm chài lúc nói về tình hình làm ăn của hợp tác xã, cụ hô khẩu hiệu “Ơn Đảng, Chính phủ và Bác Hồ “nhưng” hợp tác xã nói nghe rất hay còn làm thì… khó nói quá”…Thế nghĩa là, thực chất cái hợp tác xã có khác gì cái chậu đã úp xuống thì mặt trăng, mặt trời có sáng đến đâu cũng không thể rọi thấu được.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/DanhNhan/Bac_Ho/bc%20h%20ko%20li%204.jpg

Sau khi thăm bà con, đi thăm núi Trường lệ, triệu tập số cán bộ chủ chốt của tỉnh nhắc nhở và chấn chỉnh một số công việc. Bác rời xóm Sơn trở về Hà Nội. Chỉ khi ấy, người dân ở cái xóm chài nghèo mới biết ông già kéo lưới, tham gia đánh bắt cá với dân và tắm ở bãi biển quê mình chính là Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ! Và cũng chỉ đến lúc bấy giờ, ông "cụ" xóm chài, người mời Bác vào làm chén "Nhật tảo nhất bôi tửu" mới biết người đi chân đất, ngồi bệt ở bờ gạch nhà mình để mạn đàm chuyện bên Tàu chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/DanhNhan/Bac_Ho/bc%20h.jpg

Bác đã đi rồi, mà ông Nguyễn Văn Sáng (coi hình bên dưới) vẫn còn ngây ngất, bồi hồi... Ông không tin, và không thể ngờ Bác lại chỉ giản dị đến thế thôi. Hai tay ông cứ run run, nâng mãi cái ly mà khi sáng Hồ Chủ tịch đã uống . Và rồi, ông đặt nó lên bàn thờ gia tiên coi đó là kỷ vật thiêng liêng của gia đình, dòng tộc.

Tp.HCM, ngày 18.5.2017
Thiều Ngọc Sơn sưu tầm & biên soạn
_______________
* Bài tuy sưu tầm nhưng đã có sự chỉnh sửa không hề nhẹ so với bản gốc.