PDA

View Full Version : Vài đặc điểm kỹ thuật của võ cổ truyền việt nam



bach_djen
11-10-2012, 03:33 PM
Võ cổ truyền Việt Nam bao gồm: đấu vật, quyền cước và binh khí. Tuy nhiên, trong thực tế, khi nói đến kỹ thuật võ cổ truyền tức là nói đến kỹ thuật quyền cước lẫn binh khí. Thông thường, thầy dạy quyền cước trước, binh khí sau. Đặc điểm của quyền cước là có đủ kỹ thuật sử dụng đòn tay, chân, tấn công, phòng thủ, đánh xa, đánh gần… Võ sinh phải tập qua tất cả và tùy theo năng khiếu, sở trường của từng người mà tinh luyện.


http://sphotos-f.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash4/s480x480/317541_286781654769359_354918392_n.jpg
Võ sư Hồ Tường cùng học trò tại NVH Thanh niên, Tp. HCM

Những kỹ thuật đòn tay, đòn chân được tập hợp trong những thế (hay còn gọi là miếng, tức bài tập tổng hợp các đòn tay, đòn chân để tấn công hoặc phòng thủ) và những bài thảo (hay còn gọi là quyền, tức một bài tập tổng hợp những thế). Việc dạy võ tiến hành theo trình tự: học thảo trước, học thế (miếng) sau, nghĩa là đi từ tổng hợp đến phân tích, ngược lại phương pháp huấn luyện của nhiều môn võ hiện nay. Thảo và thế miếng của Võ cổ truyền Việt Nam luôn thực hiện liên hoàn, không đứt đoạn để tạo hình hay tập trung phát lực như nhiều môn võ phương Đông khác. Đặc biệt, bài thảo thường triển khai trên 1 trục dọc, theo 2 hướng (tiến, lùi), hiếm thấy triển khai theo 4 phương hay 8 hướng như các bài thảo Trung Quốc.

Mỗi bài thảo trong Võ cổ truyền Việt Nam đều có một bài thơ ghi lại tất cả thế gọi là bài thiệu. Hầu hết thiệu được làm theo một trong những thể thơ: thất ngôn, ngũ ngôn, tứ tự, lục bát, song thất lục bát. Đây cũng chính là điểm đặc thù trong phương pháp truyền bá võ thuật truyền thống Việt Nam - dạy võ bằng thơ ca giúp người tập dễ nhớ và nhớ lâu. Điều này khác hẳn với võ Trung Quốc: thiệu chỉ là những nhóm từ rời rạc, không vần điệu! Những bài thảo hiện còn lưu truyền là: Lão mai, Ngọc trản, Thần đồng, Đồng nhi, Phượng hoàng, Yến phi, Thiền sư …

Binh khí trong Võ cổ truyền Việt Nam cũng có thảo và thế miếng; người tập học thảo trước và học thế (miếng) sau; bài thảo triển khai liên hoàn, không đứt đoạn để phát lực hay tạo hình, chủ yếu di chuyển trên 1 trục dọc theo 2 hướng: tiến và lùi; mỗi bài thảo có một bài thiệu… Số lượng binh khí của Võ cổ truyền Việt Nam khá phong phú, đủ các loại đoản, trường như: côn, roi, đao, thương, kiếm, gươm, giáo, siêu đao, lăn khiên, mâu, cung tên… Theo nhiều tài liệu, binh khí Việt Nam cũng đủ “thập bát ban“(18 loại) với nhiều bài đang lưu truyền như: siêu Xung thiên, côn Tấn nhất, roi Thần đồng, côn Ngũ môn, côn Thất bộ, côn Tứ môn, côn Thái sơn, roi Trung bình…

Trước đây, tranh tài quyền cước, binh khí, chủ yếu diễn ra quyết liệt trong những kỳ thi võ tuyển lựa nhân tài ra giúp nước dưới các triều đại phong kiến Việt Nam. Kỳ thi võ cuối cùng tổ chức vào năm Canh Thìn (1880) tại Huế, với nội dung: sử dụng 18 loại binh khí, thi đấu quyền cước, roi và côn cùng với năm lính ngự lâm, thi binh pháp trận đồ và thi bắn súng. Các thí sinh thi đấu dưới sân, ban khảo ngồi trên đài cao nhìn xuống.

Khi người Pháp du nhập quyền Anh vào nước ta, việc thi đấu quyền cước của Võ cổ truyền Việt Nam mới được đưa lên đài cao (như quyền Anh). Kỹ thuật đấu quyền cước Việt Nam không khác lắm những môn võ trong khu vực (Pencak Silat, Tán thủ…). Cho nên, không ít võ sĩ Việt Nam (xuất thân từ võ truyền thống dân tộc) đã vươn lên thành những nhà VĐ khu vực, châu lục và thế giới của một số môn võ nước ngoài. Quyền cước Võ cổ truyền Việt Nam rất nguy hiểm, do hình thành từ thực tế, kinh nghiệm sinh tồn của dân tộc; vì, vấn đề xây dựng luật đấu đối kháng (quyền cước) của Võ cổ truyền Việt Nam hiện đang tiếp tục nghiên cứu, thể nghiệm (khoảng 2 năm gần đây Liên đoàn tổ chức đấu đối kháng trên thảm) nhằm: vừa bảo tồn bản sắc truyền thống, vừa nâng cao để trở thành môn thi đấu thể thao.

Xuất phát từ nhu cầu sinh tồn của dân tộc, các bậc tiền bối đã sáng tạo và liên tục bồi đắp ngày càng hoàn chỉnh những kỹ thuật đặc thù vào kho tàng Võ thuật cổ truyền Việt Nam, tạo nên một bản sắc văn hóa độc đáo mà chúng ta có trách nhiệm kế thừa, bảo tồn và phát huy trong cuộc sống hiện tại hầu góp phần tạo nên một “nội lực” Việt Nam.

Bài viết của võ sư: HỒ TƯỜNG, Trưởng môn phái Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà.

we00037890
17-10-2012, 03:51 PM
trên giấy tờ thì lúc nào cũng hay cả :|
cả vụ ồn ào trước đây "đưa võ thuật vào trường học" mà có thấy đâu
ngoài ra có rất rất rất rất nhiều người đeo đai sai trình độ, mang danh HLV - võ sư đứng lớp nhưng kĩ thuật hoàn toàn sai bét, khi bị hỏi đến thì chống chế kiểu " kỹ thuật môn phái tôi như vậy "

backieuphong
17-10-2012, 05:12 PM
trên giấy tờ thì lúc nào cũng hay cả :|
cả vụ ồn ào trước đây "đưa võ thuật vào trường học" mà có thấy đâu
ngoài ra có rất rất rất rất nhiều người đeo đai sai trình độ, mang danh HLV - võ sư đứng lớp nhưng kĩ thuật hoàn toàn sai bét, khi bị hỏi đến thì chống chế kiểu " kỹ thuật môn phái tôi như vậy "
Quả có như thế, có như thế... và rất rất rất đúng như we00037890 phản ánh :). Biết thì biết vậy chứ mần răng được bây chừ ?

taothao
17-10-2012, 09:43 PM
trên giấy tờ thì lúc nào cũng hay cả :|
cả vụ ồn ào trước đây "đưa võ thuật vào trường học" mà có thấy đâu
ngoài ra có rất rất rất rất nhiều người đeo đai sai trình độ, mang danh HLV - võ sư đứng lớp nhưng kĩ thuật hoàn toàn sai bét, khi bị hỏi đến thì chống chế kiểu " kỹ thuật môn phái tôi như vậy "


Nhận xét này đúng. Tuy vậy, chúng ta nên tách ra làm hai vấn đề riêng biệt thì sẽ thấu đáo hơn:

1. Vấn đề xã hội hóa, phát triển nền võ thuật nước nhà ở tầm Vĩ Mô (chiều rộng) như: võ thuật học đường, hệ thống HLV-Võ Sư do Liên Đoàn - Hội VTCT chứng nhận... Về điểm này, ở nước ta thực hiện chưa tốt và thiếu chiều sâu.

2. Vấn đề Vi Mô (chiều sâu) trong từng Môn Phái, ở góc độ này, nếu chúng ta đi sâu tìm hiểu sẽ thấy rằng các "nhân tài" và những Nhân Tố tâm huyết trong làng Võ Việt có không ít đâu.

CafeBMT
18-10-2012, 04:00 PM
Cái vụ trên giấy tờ thì lúc nào cũng hay cả, cái này mình tán thành hai tay hai chân với bạn we0003780 tuy nhiên hai cái sau nghe qua có vẻ như có lý nhưng hình như hơi không hợp lý hihi.
Thứ nhất việc đưa võ thuật vào trường học chỉ có thể là mong muốn và nguyện vọng của bộ phận dân yêu võ và số khác chứ đâu phải là của toàn dân đâu mà đơn giản như việc múc cháo ra khỏi nồi ^^. Ta cũng nên đặt vào thế những người có trách nhiệm xem họ nghĩ gì nữa chứ, những việc mà ngành giáo dục còn phải làm còn bộn bề lắm, ta có thể đưa ra một ý kiến hay nhưng lại chưa đúng thời điểm chăng? vân vân và v..v ^^. Có thể họ muốn đầu tư vào những môn được thi Olympic để tạo nguồn cho thể thao đỉnh cao của nước nhà như mô hình thể thao trong nhà trường của Mỹ chẳng hạn ^^.
Thứ hai, xin lỗi phải hỏi mọi người là dựa vào đâu để gọi là người đeo đai sai trình độ? Phải chăng anh đeo cái đai màu cao hơn thì khi thượng đài anh phải chiến thắng người đeo đai có cấp bậc thấp hơn?...hệ thống đai đẳng được xây đựng theo mỗi tiêu chí của mỗi môn phái nhằm đánh giá một yêu cầu nhất định mà võ sư yêu cầu, ngay cả võ đường khác nhau trong môn phái cũng có sự khác biệt. Thế nên ta cũng không nên coi nó như những miếng khoai tây chiên miếng nào cũng phải đúng kích cỡ. Thầy yếu thì trò cũng yếu, mà trò yếu thì trò của trò càng yếu nhưng yếu đến một mức độ nào đó thì bản thân nó sẽ bị thải loại và sẽ không đáp ứng được nguyện vọng vủa người học. Đừng nói chi nước ta mà Trung Quốc là cái nôi của võ học thì "võ sư băm" cũng nhiều như "thầy lang băm" sang Việt Nam hành nghề vậy ^^. Rồi tiến trình tự nhiên sẽ làm cho cái hay cái đẹp ngày càng phát huy, nếu như võ đường chất lượng tào lao mọc lên như nấm sau mưa thì có nên chăng võ đường mạnh nên nổi lên như rừng cây đại thụ để ai cũng thấy được hơn là ta lo về nấm.
Theo ý tôi thì chúng ta cũng không nên cái gì cũng ỷ lại nhà nước hay đổ cho nhà nước cả, mà mỗi người chúng ta nếu có cái tâm nguyện thì làm theo sức của mình mỗi hành động nhỏ cũng là một đóng góp lớn. Hihi có lòng mà chỉ nói nước bọt đổ cho cái này cái kia, e rằng cùng nhau uống xong chén trà xanh hay nhậu xong chầu rượi rồi câu chuyện lại trở nên tào lao như chuyện vỉa hè, chuyện xã hội. Cũng như tôi cũng đang rảnh ngồi đánh máy mổ cò tám chơi vậy ^^. Tôi thấy hiện nay có rất nhiều vị có tâm huyết đang có những việc làm thiết thực như lưu giữ và truyền bá những bài võ cổ truyền, giúp đỡ cái em có hoàn cảnh khó khăn học võ để tránh xa các tệ nạn xã hội, hay giúp người yêu võ cống hiến cho điện ảnh thông qua cascade....Ôi người xưa nói hữu dũng vô mưu, hay võ biền...để chỉ cái dân mê võ thuật chúng ta nhưng bây giờ người ta học đại học đi học võ nhan nhản ra, toàn trí thức đẹp trai xinh gái cả thế nên nếu có ai trong số đó yêu võ thực sự thì họ sẽ hiến vô vàn kế hay để võ thuật nước nhà lớn mạnh mà thôi.
Trên đây là vài lời thô thiển có điều chi không phải mong bạn chỉ giáo thêm cho. Thanks!!! ^^.

ngochai
18-10-2012, 07:22 PM
Rồi tiến trình tự nhiên sẽ làm cho cái hay cái đẹp ngày càng phát huy, nếu như võ đường chất lượng tào lao mọc lên như nấm sau mưa thì có nên chăng võ đường mạnh nên nổi lên như rừng cây đại thụ để ai cũng thấy được hơn là ta lo về nấm.

Hà hà, hình ảnh so sánh hay đấy CafeBMT.

we00037890
20-10-2012, 11:46 PM
vâng, các bác nói phải :D
nhưng nếu ko phải người có chút kiến thức thì không phân biệt đc nấm mốc với đại thụ đâu bác ạ :D (em cũng từng như thế khá nhiều lần, nhất là trong cái thời đại báo lá cải hiện nay)
do em có may mắn là đươc gặp nhiều người thật sự có nghiên cứu lẫn trình độ. Và được chỉ bảo khá kĩ về kĩ thuật căn bản nên cũng có chút "vốn liếng làm ăn" :D
..............
em không nói gì nhà nước cả, chỉ là nói về vấn đề "võ sư băm" nhiều và tăng lên với tốc độ quá nhanh thôi
em cũng đi nhiều nơi và chứng kiến nhiều "võ sư" với kĩ thuật cơ bản sai bét, cả cách dạy cũng tệ, khi có vấn đề phát sinh thì đổ lỗi cho những môn sinh đai cao khác trong lớp, chỉ có tẩy não môn sinh là giỏi thôi
khi hỏi đến thì các "thầy" ấy lại lôi ra cả xấp bằng cấp, giấy chứng nhận và cái đai của "thầy" ra chống chế kiểu như "môn võ của tôi nguy hiểm lắm", "đây là kĩ thuật của môn phái tôi", "ngày xưa tôi ...... ", "cậu chưa luyện tới cấp cao nên không hiểu..."
....
em không đòi hỏi cấp đai cao thì "đánh lộn" phải thắng nhưng em nghĩ vấn đề kĩ thuật phải ở 1 mức độ nhất định chứ không phải học lâu - đóng đủ học phí - thuộc qua loa vài bài quyền
....
đồng ý là ai cũng cần nồi cơm nhưng thiết nghĩ đừng nên làm những chuyện thất đức ấy, vì có rất nhiều môn sinh của các "thầy" ấy ỷ mình biết vài bài thể dục tên là "VÕ" rồi kết quả thì ai cũng rõ :D

thanh_long
21-10-2012, 05:20 AM
Hình như ... em thấy các bác lại bắt đầu giống : ... mấy ông thầy mà we00037890 nói trên kia rồi ;)

CafeBMT
21-10-2012, 09:44 AM
^^. Võ mồm là chính, tay chân chỉ là phụ trợ.

we00037890
21-10-2012, 09:58 PM
Hình như ... em thấy các bác lại bắt đầu giống : ... mấy ông thầy mà we00037890 nói trên kia rồi :D
em thì sức yếu tài hèn, làm gì có nhiều bằng cấp thế :D
chỉ là 1 chút bức xúc của em khi bị lừa quá nhiều lần bằng cùng 1 cách thôi :D