PDA

View Full Version : Tuyệt Kỹ Bàn Long Cước [Sưu tầm]



Lập Hoa Tấu
13-12-2012, 10:51 PM
Nguồn: Trung Tiger's Blog (http://my.opera.com/TRUNG-TIGER/blog/tuyet-ky-ban-long-cuoc)


Võ đường Bình Định Gia nhỏ bé nằm khuất nẻo ở một vùng đất ngoại thành. Đứng đầu võ đường là sư phụ Hoàng Long. Ông trông gầy gò nhưng võ công uyên thâm khôn lường. Ông đã từng nổi tiếng trong làng võ với cú “Bàn long cước” dũng mãnh. Vào năm 1972, Tấn “sẹo”, một tay anh chị muốn gây thanh thế với giới giang hồ đã cho dựng đài thách đấu với toàn bộ cao thủ từ Bắc chí Nam. Tấn “sẹo” từng lăn lộn hàng chục võ đường và tự coi mình đã thu nhận được tinh hoa của toàn bộ các môn phái võ học Đông Tây. Một tuần liền, những kẻ thượng đài đều bị Tấn “sẹo” đánh gục. Hoàng sư phụ, khi đó tăm tiếng còn ít, cũng thượng đài. Trong trận đấu đó, Tấn “sẹo” tấn công vũ bão áp đảo hoàn toàn, Hoàng sư phụ vất vả chống đỡ. Khi mọi người còn đang hoa mắt trước những đòn đánh dồn dập như nước chảy hoa trôi của Tấn “sẹo” thì “Bụp! Hự!”, Tấn “sẹo” lãnh trọn một đòn “Bàn long cước” ngất xỉu. Tiếng tăm của Hoàng sư phụ nổi như cồn. Sau này hòa bình lập lại, ông lập một võ đường nhỏ, thu nhận những học trò có cốt cách nhằm duy trì những ngón võ của mình khỏi thất truyền.

Hồi mới mở, võ đường chật ních người đến học. Gần ba trăm người đến, Hoàng sư phụ nhìn qua rồi chỉ chọn hơn 50 người. Trong qua trình luyện tập trụ lại được đến giờ chỉ có 27 người. Hàng ngày, các võ sinh đến sớm, dọn dẹp võ đường rồi bắt đầu tập luyện. Chế độ tập luyện Hoàng sư phụ rất khắc nghiệt và nặng nhọc. Tuy nhiên đã có những người luyện khá thành công, có khả năng đặc biệt, dùng hai ngón tay chọc thủng ngói, nằm trên thuỷ tinh cho đập gạch trên bụng v.v...

Trong võ đường, Tuấn là sư huynh. Hoàng sư phụ dành cho anh nhiều ưu ái. Ông răn dạy anh nhiều về võ đạo và truyền cho anh nhiều chiêu “độc” hơn cả. Tuyệt chiêu “Bàn long cước” của ông đã được anh sử dụng nhuần nhuyễn. Hoàng sư phụ dặn anh đây là một đòn có tính sát thương cao và tuyệt đối chỉ sử dụng khi bị dồn vào thế nguy hiểm đến tính mạng.

- Thế tại sao ngày xưa thầy lại dùng nó trong thi đấu.

Hoàng sư phụ ngước mắt lên trời.

- Hồi đó ta còn trẻ, hăng máu và không muốn chịu thua bất kỳ ai. Con ạ, ta được cha ta truyền cho “Bàn long cước”. Với những đối thủ thường thường thì chẳng mấy khi ta phi dùng đến nó. Ông Tấn quả là một cao thủ. Ông ta đánh biến ảo lắm. Ta sử dụng toàn bộ sở học của mình mà vẫn không địch nổi ông ta.

- Nhưng thầy đã thắng cơ mà.

- Thực ra ta thắng nhờ mẹo. Lúc thi đấu, ông ta đánh vỗ mặt và áp sát ta không sao sử dụng “Bàn long cước” được. Sau ta giả vờ ngã, ông ta không đề phòng lao vào ta mới dùng “Bàn long cước”. Thực ra so về tài học ta cảm thấy mình vẫn kém ông ta.

- Nhưng mà chẳng nhẽ không dùng “Bàn long cước” để rồi chịu thua?

- Trong võ học thắng bại không phi bao giờ cũng là điều cốt yếu. Nếu ta biết cú đá gây hậu quả như thế ta đã không sử dụng. Con biết không, hôm ta đến nhà thăm ông Tấn, ông ấy bị gãy xương sườn, nội tạng cũng bị chấn thương nặng phải nằm liệt giường mất mấy tháng. Trước ông ấy kiếm tiền nuôi vợ con, nay ông tàn tật, chẳng ai chăm sóc ông ấy cả.

- Nhưng mà học võ rồi mà không sử dụng thì để bỏ phí ạ?

- Học võ cốt lấy cái đạo của võ học. Tốt nhất là võ học uyên thâm mà chẳng bao giờ phi sử dụng đến nó. Đặc biệt là “Bàn long cước”, nhớ đấy con chỉ được sử dụng trong trường hợp nguy hiểm đến tính mạng mà thôi.

*

Tuấn thi đại học. Anh đỗ trường đại học sư phạm. Ngày chia tay võ đường, thầy Hoàng Long cầm tay anh khẽ khàng:

- Tuấn à, thầy định sau này con sẽ nối nghiệp thầy quản lý cái võ đường này. Mà chắc con cũng biết, cái Huyền nhà thầy nó đã cảm mến con từ lâu. Sau này mà hai đứa thành đôi thì thầy vui lắm (Tuấn đỏ dừ mặt vì ngượng). Con giờ theo nghiệp văn. Thôi cũng được. Văn hay võ thì đều tốt cả. Cố lên con ạ. Thôi ra với cái Huyền một chút đi. Nó ở sau võ đường ấy.

Tuấn chạy vào. Huyền đang say sưa luyện bài “Uyên Ương Kiếm”. Nhìn thấy anh cô ngượng nghịu cúi đầu quay mặt đi. Tuấn tiến lại gần. Trước nay anh luôn coi Huyền như một người em gái. Từ lúc nghe thầy nói xong, giờ lại đứng trước Huyền anh thấy mồm miệng khô không khốc.

- Huyền ơi, anh đi đây - Tuấn nói khó khăn như tiếng thở dài được kìm nén giờ trút ra.
Huyền quay lại ngước mắt lên. Hai mắt cô đỏ hoe.

*

Học đại học khá tốn kém. Được thầy Hoàng Long giới thiệu, Tuấn xin vào dạy thêm ở một võ đường. Dần dần anh đã nổi tiếng trong làng võ thành phố. Thu nhập từ dạy võ đã giúp anh sống khá sung túc và gần không phải lo nghĩ nhiều đến những chi phí thời sinh viên. Thời gian trôi nhanh như nước. Thoắt cái đã là những ngày cuối cùng của đời sinh viên. Có một người quen cho biết, nếu anh ở lại thành phố, bỏ nghề dạy học, ông ta sẵn sàng thuê anh làm vệ sĩ cho sàn nhảy của ông ta. Lương lậu khỏi lo. Tuấn cũng đang suy tính.

Hôm đó có một người lạ mặt vào võ đường thách đấu. Theo thứ tự, từng người một trong võ đường ra đấu với người đó. Một, hai rồi ba người đều chịu thua. Tuấn đứng lên. Hai người đứng đối diện nhìn nhau chăm chú.

“Kiaiii!”. Kẻ lạ mặt bắt đầu tấn công. Anh ta đánh rất biến hoá và không theo một môn phái nào rõ rệt khiến lúc đầu Tuấn hơi lúng túng. Đã lâu rồi Tuấn mới gặp phi đối thủ mạnh như thế này. Mới đầu, hai bên ở thế giằng co. Người lạ mặt có những cú đấm chuẩn xác của Karaté, có những cú đá thần tốc của Taekwondo nhưng rõ ràng anh ta “ngấm” nhất Vĩnh Xuân Quyền. Được một lúc, Tuấn bắt đầu phản công. Anh dùng những chiêu hiểm hơn. Người kia đang hưng phấn tấn công bỗng “huỵch”, anh ta bị một cú quét ngã lăn ra đất. Khi vừa kịp đứng lên định lao vào Tuấn thì đã lãnh thêm một cú quạt trời giáng bật ngửa vào đám võ sinh đang há hốc mồm đứng xem. Cậu ta cúi đầu xin thua. Hỏi chuyện một lúc, Quân, tên chàng trai xin làm giúp việc ở võ đường, Tuấn vui vẻ nhận lời.

*

Trong bữa cơm với Tuấn, Quân, tên người thanh niên, nói:

- Hồi xưa em học một thầy. Thầy dạy xong chiêu nào là bắt bọn em ra đường gây sự đánh nhau để sử dụng chiêu đó luôn. Có lần em dùng miếng “vuốt” với một cậu thanh niên, cậu ấy lãnh đòn vào ngực nằm im, thở thoi thóp. Em sợ quá về nói với thầy. Thầy chỉ cười bảo “Tốt!”. Em xin thầy lần sau không “thực hành” kiểu ấy nữa. Thế là bị thầy đánh cho một trận. Một tuần sau mới tập võ tiếp được.

- Thế sao em đi thách đấu ở các võ đường làm gì?

- Đấy là vì thầy sai bọn em đi. Võ đường nào bọn em đánh thắng thì bọn em bắt chủ võ đường phi nộp “lệ phí”, sau đó nộp lại cho thầy. Võ đường nào bọn em đánh thua thì thầy sẽ đích thân đến thách đấu và thu “lệ phí”. Nhưng mà em chán cái kiểu ăn cướp này lắm rồi. Nhục lắm anh ạ.

- Sao cơ?

- Tiền nộp về thầy thu hết. Thí cho bọn em tí nào, bọn em được tí đấy. Thằng nào giấu giếm, nộp thiếu thầy đánh cho lết bết. Em nhiều lần muốn bỏ đi mà không dám bởi thầy đe tóm được sẽ cắt gân. Nhưng mà lần này thì em không sợ. Em quyết rồi.

Tuấn chỉ gật gù. Anh tâm sự với Quân những lời mà thầy Hoàng Long đã nói với mình trước đây. Quân há hốc mồm như nuốt lấy từng lời. Một chân trời võ học mới đang mở ra trước mặt cậu ta.

...................

Lập Hoa Tấu
13-12-2012, 10:56 PM
Tiếp theo: ................

*

Mấy hôm nay, Huyền lên đây đưa cậu em thi đại học. Hàng ngày, sau khi đưa em đến lò luyện thi và lo cơm nước xong cô thường lên võ đường xem Tuấn dạy võ.

Đang dạy bỗng Tuấn thấy có mấy người xông vào võ đường. Anh cho Quân ra hỏi. Cậu này đi ra hùng dũng rồi chẳng hiểu tại sao lập cà lập cập bị tay đi đầu cho ăn một cái bạt tai. Quân chạy vào mặt tái mét nói líu cơ lưỡi.

- Thầy ... thầy cũ của ... em. Cứu ... cứu em với!

Thầy giáo cũ của Quân bước vào. Hắn cũng đoán ra Tuấn là chủ vũ đường nên hướng mặt về Tuấn quát to.

- Thằng Tuấn là thằng nào? Trình độ mày đến đâu mà mở võ đường ở đây. Đã xin phép Biện “xăm” này chưa.

Nói xong Biện “xăm” phanh áo, chống nạnh mắt nhìn quanh võ đường. Người hắn chi chít những hình xăm kỳ quái. Cơ bắp hắn cuồn cuộn xoắn lại như bện thừng chắc nịch. Ánh mắt hắn dừng lại Quân.

- Thằng chó chết kia, thì ra mày trốn ở đây. Hôm nay mày biết tay ông.

Nói xong Biện “xăm” lao vào. Quân không dám chống đỡ bị ngay một cú đấm sấm sét ngã dúi dụi. Tuấn lập tức nhảy vào ngăn ở giữa.

- Anh không được phép đánh người ở trong võ đường của tôi.

Hai bên gườm gườm nhìn nhau rồi từ từ vào tấn thủ. Biện “xăm” ra đòn tới tấp dằn mặt. Đó là những đòn tấn công không theo một môn phái nào rõ rệt nhưng mang nặng âm hưởng của Vĩnh Xuân Quyền. Tuấn đã từng gặp kiểu đánh này ở Quân nên lần này ít bỡ ngỡ hơn. Tốc độ ngày một tăng nhanh. Biện “xăm” ra chiêu tới tấp như vũ bão. Toàn là những chiêu “độc” của các môn phái. Tuấn chống đỡ khá nhịp nhàng. Đôi bên chưa ai chiếm ưu thế rõ rệt cả. 30' trôi qua. Tuấn bắt đầu phản công. Anh sử dụng những chiêu bí truyền của Hoàng sư phụ. Mấy lần thử xáp vào Biện “xăm” đều bị đánh bật ra. Mồ hôi từ trán nhỏ xuống giọt giọt. Hắn hét lên một tiếng rồi xỉa rất nhanh. Tuấn lách người qua. Khi Biện “xăm” vừa kịp thu quyền lại đã lãnh cả một cú thôi sơn như trái phá vào mặt. Hắn lảo đảo ngã vào đám đàn em.

Biện “xăm” chùi mặt rồi hất đầu. Một tay đàn em lập tức vứt cho hắn một chiếc côn nhị khúc. “Vụt, vụt”. Tuấn hơi bất ngờ. Anh vội đo người tránh những đường côn loang loáng như ánh chớp. Bỗng “cốp!”, anh lãnh trọn một côn vào đầu ngã lăn ra. Biện “xăm” lao vào Tuấn, chiếc côn vung lên.

Bỗng “Aaaa!”. Một tiếng hét lanh lảnh vang lên. Huyền lao đến. Nàng bay vụt lên cao người cong lại rồi khi đến gần Biện “xăm”, hai chân nàng bung ra đầy uy lực. Cả võ đường tròn mắt nhìn. Đúng là tuyệt kĩ “Bàn long cước”. Biện “xăm” hơi bỡ ngỡ lùi lại lập tức lãnh trọn một cước vào vai. Gã ôm vai loạng choạng đứng dậy, một tay thõng xuống. Chiếc côn nhị khúc văng ra xa. Huyền nói:

- Về xem có bị gãy xưng vai không?

Quân chạy đến hỏi han người thầy cũ. Biện ”xăm” căm thù nhìn Quân hét “Cút mẹ mày đi!”. Rồi mấy tay đàn em khệ nệ dìu hắn ra khỏi võ đường.

*

Tối hôm đó, Huyền ngồi đắp thuốc vào cục u to tướng trên đấu Tuấn. Anh khẽ hỏi:

- Thầy dạy cho em “Bàn long cước” lâu chưa?

Huyền trìu mến nhìn anh:

- Lâu rồi. Sao? Anh tưởng chỉ mình anh được bố em truyền tuyệt kỹ cho thôi à?

- Không, không. Nhưng mà ... thầy ... thầy có dặn em là chỉ được dùng “Bàn long cước” trong trường hợp rất rất nguy hiểm không?

- Có. Nhưng lúc đó em thấy anh bị đánh ngã cũng nguy hiểm nên em mới dùng.

- Lúc đấy anh có bị nguy hiểm lắm đâu? Anh tránh được mà.

Huyền đỏ bừng mặt nhìn Tuấn:

- Chính vì anh không bị nặng lắm nên tên kia mới ăn đòn vào vai chứ không thì...

Tuấn mỉm cười cầm tay nàng đặt nhẹ lên ngực mình. Huyền bẽn lẽn:

- Ra trường anh định làm ở đâu?

- Anh sẽ xin về quê mình dạy học em ạ.

Sưu tầm.

ngochai
14-12-2012, 12:02 PM
Trong bài viết có nêu Môn Phái Bình Định Gia nhưng không nêu vùng nào. Nếu đúng là Bình Định Gia Hà Nội thì đây là môn phái mạnh, thế hệ thứ 2 có nhiều người tài.

bach_ho
14-12-2012, 02:23 PM
Tôi có xem hết bài viết 1, không muốn đọc đến bài 2 vì cho rằng "cá nhân chủ nghìa".... tôi cho rằng, câu chuyện trên chỉ là bịa đặt, không có cơ sở " Hỏi chuyện một lúc, Quân,tên chàng trai xin làm giúp việc ở võ đường" nếu ta để ý kỹ sẽ thấy có chuyện không hợp gozic trong câu chuyện này... ngoài ra, chả có người thầy nào dạy võ nào làm cái chuyện tào lao, nghe như trong fim Tàu như vậy cả... tôi cho rằng, làng võ Việt có thể có chuyện suy thoái nhưng không có chuyện như "chuyện chưởng" trên kia.

bach_ho
14-12-2012, 02:41 PM
Tôi đặc biệt dị ứng với lời văn mà nhân vật Tuấn thể hiện khi nói về người "thầy" cũ... sao có thể lại dùng từ một cách "lộng ngôn" như vậy? Thực sự thầy "Biện" là thầy hay là một tên "vô lại"...? sao lại có thể thốt lên câu; "thầy... thầy cũ...". ..
Tôi cho rằng, nhân vật Quân đã không đàng hoàng. Nhưng... chỉ một đòn đạp của một "nữ nhi", lại vào trúng "vai" mà hạ được một "ông thầy" một tay "giang hồ" lão luyện e là chuyện không tưởng (?!).
Kết luận: không nên chỗ nào cũng bỏ bom.

taothao
15-12-2012, 09:33 AM
Nói chung đây là thể loại Truyện Ngắn của Trung Tiger (sáng tác và sưu tầm). Dù sao cũng nên thưởng thức ở góc độ Kiếm Hiệp mà thôi.