PDA

View Full Version : Sự kiện lịch sử & Nhân vật Chính trị



backieuphong
20-01-2013, 01:18 PM
Ông Nguyễn Bá Thanh làm Trưởng ban Nội chính TƯ

http://img2.news.zing.vn/2012/12/07/thanh-1.jpg
Ông Nguyễn Bá Thanh giữ chức Trưởng ban Nội chính TƯ. Ảnh: Bình Minh


Thực hiện nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 và nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XI, ngày 28/12/2012, Bộ Chính trị đã ban hành quyết định về việc thành lập Ban Nội chính Trung ương và quyết định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Nội chính Trung ương.

Cùng ngày, Bộ Chính trị cũng đã ban hành quyết định về việc thành lập Ban Kinh tế Trung ương và quyết định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Kinh tế Trung ương.

Bộ Chính trị phân công ông Nguyễn Bá Thanh, ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, giữ chức Trưởng ban Nội chính Trung ương.

Ông Vương Đình Huệ, ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Tài chính giữ chức Trưởng ban Kinh tế Trung ương.


http://www.vinacorp.vn/Content/ckfinder/userfiles/images/BT%20V%C6%B0%C6%A1ng%20%C4%90%C3%ACnh%20Hu%E1%BB%8 7.jpg
Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Kinh tế Trung Ương

Tại hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương Đảng khóa XI, tháng 5/2012, BCH Trung ương đã thống nhất chủ trương thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, đồng thời lập lại Ban Nội chính Trung ương, vừa thực hiện chức năng một ban đảng, đồng thời là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

Tiếp xúc với cử tri Hà Nội sau kỳ họp Quốc hội vừa qua, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã giải thích lý do phải lập lại Ban Kinh tế, Ban Nội chính Trung ương "dù vừa giải tán chưa được bao lâu". "Đã sinh ra quyền lực thì phải có cơ quan giám sát quyền lực ấy", Tổng bí thư nói.
PV

backieuphong
20-01-2013, 01:33 PM
Lãnh đạo UBND Đà Nẵng gây thất thu 3.400 tỷ

Các sai phạm chủ yếu trong việc giao đất, đấu giá, chuyển quyền sử dụng đất...


Chiều 17/1, Thanh tra Chính phủ thông báo kết luận thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng trong việc chấp hành pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng.

Theo đó, những năm qua, TP Đà Nẵng đã đạt được nhiều thành tựu nhưng việc quản lý sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng còn bộc lộ nhiều vi phạm, làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước.

Tính đến thời điểm thanh tra, còn 15 vụ việc khiếu nại đã được thành phố giải quyết nhưng công dân vẫn tiếp tục khiếu kiện kéo dài.

Việc thực hiện Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 - 2010 đạt kết quả rất thấp: Đất phi nông nghiệp đạt 47,61% kế hoạch, đất ở đạt 30,97% kế hoạch.


http://m.tinngan.vn/archive/images/content/2013/01/17/shares/215324_DN450wap_380.jpg
TP Đà Nẵng

Tình trạng đất đai sau khi được san lấp, giải tỏa, chuyển quyền sử dụng đất, thuê đất để hoang hóa lớn, ít dự án đầu tư được thực hiện.

Tình trạng giao đất không thông qua đấu giá còn phổ biến dẫn đến việc định giá tiền sử dụng đất chưa sát với giá thị trường, tạo điều kiện để một số nhà đầu tư đầu cơ, thu lợi.

Giá thu tiền sử dụng đất chưa sát với giá thị trường theo quy định, gây thất thu ngân sách, tạo điều kiện cho một số nhà đầu tư chuyển nhượng thu lời bất chính với số tiền lớn.

Việc UBND TP Đà Nẵng giảm 10% tiền sử dụng đất cho các hộ tái định cư, các tổ chức cá nhân được giao đất, nhận chuyển nhượng nhượng quyền sử dụng đất là không đúng, gây thất thu ngân sách.

Từ những kết luận thanh tra nêu trên, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng:

- Kiểm điểm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, các tổ chức và cá nhân liên quan thời kỳ 2003 - 2011.

- Không truy thu số tiền 446 tỷ đồng đã giảm cho các hộ tái định cư để tháo gỡ khó khăn cho các hộ bị giải tỏa phải di chuyển chỗ ở.

- Chủ tịch UBND thành phố thực hiện tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, tố cáo và phòng chống tham nhũng trên địa bàn thành phố, chấn chỉnh việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ TN - MT, UBND TP Đà Nẵng xác định lại giá, diện tích tính thu tiền sử dụng đất đối với một số dự án.

- Giao Bộ Công an xác minh, làm rõ dấu hiệu cố ý làm trái, vi phạm các quy định của pháp luật đất đai và đầu tư xây dựng, hành vi chuyển nhượng đất trái pháp luật thu lợi lớn.

backieuphong
20-01-2013, 01:36 PM
"TTCP chủ động khi công bố sai phạm ở Đà Nẵng" ????



Đó là ý kiến của ông Đỗ Văn Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Theo dõi khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng, Văn phòng Chính phủ.

Liên quan đến kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP) về những sai phạm đất đai tại TP Đà Nẵng, ông Văn Hữu Chiến, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho rằng những kết luận của TTCP là 'bất thường và không thuyết phục'.

Để làm rõ vấn đề này, Tuổi trẻ đã trao đổi với ông Đỗ Văn Dũng, người trực tiếp theo dõi và xử lý hồ sơ về thanh tra Đà Nẵng.

Theo ông Dũng, việc thanh tra, kết luận của thanh tra cũng như việc giải quyết sau kết luận thanh tra phải căn cứ vào quy định của pháp luật.


http://m.tinngan.vn/archive/images/content/2013/01/20/shares/095856_danangwap_380.jpg
Khu đất ở KĐT Đa Phước bị TTCP thanh tra

Trước thắc mắc: Trong một cuộc họp báo của TTCP về việc kết quả thanh tra tại Đà Nẵng, TTCP không công bố và nói đó là tài liệu mật, nhưng đến nay lại 'đột nhiên' công bố, ông Dũng cho biết:

'Theo quy định, khi chưa có kết luận cuối cùng, các tài liệu là mật. Kết luận ban đầu được TTCP đóng dấu mật.

Ngày 11/1, TTCP có văn bản báo cáo Thủ tướng là các nội dung không còn thuộc danh mục bí mật nên đề nghị Thủ tướng cho công khai kết luận thanh tra theo đúng Luật thanh tra và Thủ tướng có ý kiến đồng ý với kiến nghị của TTCP'.

Liên quan đến việc thời điểm công bố sau khi kết luận thanh tra hoàn tất và Thủ tướng đã có ý kiến khoảng 2 tháng nay, đến nay TTCP mới công bố, ông Dũng cho rằng:

'Sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, TTCP hoàn toàn chủ động trong việc công bố kết luận thanh tra'.

backieuphong
20-01-2013, 01:42 PM
Ông Nguyễn Bá Thanh lên tiếng về kết luận của thanh tra



Ngày 18/1, ông Văn Hữu Chiến - chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã ký văn bản phản hồi kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP) về những sai phạm trong quản lý đất đai ở Đà Nẵng làm thất thoát hơn 3.400 tỉ đồng. Các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh này cũng đã lên tiếng.


Ông Nguyễn Bá Thanh: UBND TP Đà Nẵng làm đúng thẩm quyền

Ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính trung ương, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng khẳng định những kết luận sai phạm về quản lý đất đai gây thất thoát nguồn ngân sách nhà nước của TTCP là không có cơ sở, thiếu tính thuyết phục và không đi sát với thực tế.

Ông Thanh cho rằng việc phê duyệt giá đất để thu tiền sử dụng đất thuộc thẩm quyền của UBND TP, Hội đồng thẩm định giá đất TP gồm đại diện Sở Tài chính, Sở Tài nguyên - môi trường, Sở Xây dựng, Cục Thuế TP. Việc đồng ý giảm, tăng hoặc giữ nguyên theo đề nghị của Hội đồng thẩm định giá đất TP là việc làm bình thường và đúng thẩm quyền của UBND TP.


http://baodatviet.vn/dataimages/201301/original/images1176198_khu_dat_Da_Nang__anh_bai.jpg
Khu đất A2-A3 thuộc khu TĐC đầu tuyến Sơn Trà - Điện Ngọc (ảnh), Thanh tra Chính phủ kết luận có sai phạm

Cũng theo ông Thanh, việc Đà Nẵng áp dụng giảm 10% cho các tổ chức, cá nhân nộp đủ tiền sử dụng đất trong vòng 30 ngày sau khi nhận đất tái định cư là vận dụng các chủ trương của Chính phủ, “điều này có lợi là TP thu được tiền ngay để đầu tư các công trình, không để tiền bị trượt giá mà dân cũng có lợi, sao gọi là sai phạm?”.

Ông Trần Văn Minh: Kết luận chưa đúng

Trưa 18/1, nguyên chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Văn Minh (hiện là phó trưởng Ban Tổ chức trung ương) cho biết nội dung kết luận của TTCP “liên quan đến ba đời chủ tịch” là ông Huỳnh Năm (đã nghỉ hưu), ông Hoàng Tuấn Anh (hiện là bộ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch) và ông Trần Văn Minh. “Tôi chỉ là một phần. Chuyện đó cũng cũ rồi” - ông Minh cho hay.

Trả lời câu hỏi rằng “kết luận của TTCP có liên quan đến một giai đoạn ông làm chủ tịch, tức có liên quan đến cá nhân ông, vậy ông có bình luận, giải trình gì không?”, ông Minh cho biết: “Thành quả có nhiều, còn khuyết điểm thì mới chỉ là quan điểm của cơ quan thanh tra, chứ UBND TP Đà Nẵng vẫn đang tiếp tục giải trình. Tôi nghĩ rằng kết luận chưa thật sự đúng với hoàn cảnh của TP, chưa phù hợp với một số chủ trương của TP. Còn cá nhân tôi, tôi cũng bình tĩnh, tới đây cái gì liên quan đến mình thì tôi sẽ trả lời”.

backieuphong
20-01-2013, 01:55 PM
Đà Nẵng chứng minh từng điểm TTCP kết luận không đúng


Tiếp tục cuộc trả lời phỏng vấn về kết luận số 160/TB-TTCP của Thanh tra Chính phủ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến đã cho biết cụ thể về 6 dự án được cho là "xác định giá đất thấp gây thất thu cho ngân sách và tạo điều kiện cho một số nhà đầu tư chuyển nhượng thu lợi bất chính với số tiền lớn"!

PV: Thưa ông, tại kết luận số 160/TB-TTCP, Thanh tra Chính phủ (TTCP) cho rằng "khu đất chuyển nhượng cho Công ty Phúc Thiên Long để xây dựng khu dịch vụ thương mại du lịch đã được UBND TP Đà Nẵng xác định giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) năm 2007, qua 4 lần gia hạn nộp tiền, đến tháng 9/2009 Công ty mới nộp tiền sử dụng đất nhưng TP không xác định lại giá, gây thất thu 120.172 triệu đồng". Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

Ông Văn Hữu Chiến: Trên cơ sở đề xuất của Hội đồng thẩm định giá đất TP, UBND TP Đà Nẵng đã phê duyệt giá khởi điểm đấu giá là 2,5 triệu đồng/m2. Sau khi công khai đấu giá theo đúng quy định, hết thời hạn vẫn không có tổ chức, cá nhân nào tham gia đấu giá, chỉ có Công ty Phúc Thiên Long xin nhận QSDĐ. Do đó, việc UBND TP thống nhất chủ trương giao đất cho công ty này là phù hợp với quy định tại Điểm d, Khoản 5, Điều 2 Nghị định 17/2006/CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 181/2004/CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.

UBND TP Đà Nẵng thống nhất phê duyệt giá đất giao QSDĐ theo đúng đề xuất của Hội đồng thẩm định giá đất TP, với đơn giá là 3,03 triệu đ/m2, cao hơn đơn giá phê duyệt để đấu giá. Việc phê duyệt đơn giá đất 3,03 triệu đ/m2 là đúng thẩm quyền của UBND TP và phù hợp với giá thị trường tại thời điểm đó.

PV: Nhưng tại sao sau 2 năm với 4 lần gia hạn, công ty này mới nộp tiền SDĐ mà UBND TP Đà Nẵng không xác định lại giá đất?

Ông Văn Hữu Chiến: Sau khi ký hợp đồng chuyển QSDĐ cho Công ty Phúc Thiên Long thì tình hình bất động sản cả nước cũng như TP Đà Nẵng giảm sút và đóng băng. Đồng thời các ngân hàng đồng loạt không cho vay vốn để đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Do đó vấn đề tài chính của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Mặt khác, khu đất này có nguồn gốc là đất quốc phòng nên quá trình làm thủ tục chuyển sang đất phát triển kinh tế có kéo dài, đồng thời hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại khu vực này chưa được đầu tư vì vướng đất quốc phòng, dẫn đến TP chưa thể bàn giao toàn bộ mặt bằng dự án cho chủ đầu tư để triển khai dự án.

Từ tháng 12/2007 đến 9/2009 (từ thời điểm quyết định giá đất đến thời điểm công ty nộp đủ tiền SDĐ), bảng giá đất năm 2008 và 2009 ở TP Đà Nẵng không thay đổi. Thị trường bất động sản giảm sút và đóng băng, lạm phát kéo dài. Bão số 6 cũng vừa đổ bộ vào TP tàn phá nhiều nhà cửa, công trình nhất là ở khu vực ven biển. Cùng lúc, sóng thần tàn phá nhiều khu vực ven biển Thái Lan và một số nước càng gây nên tâm lý e ngại đầu tư vào khu vực ven biển Đà Nẵng. Vì vậy giá đất khu vực ven biển thời gian này giảm sút.

Chưa kể khu đất này nằm gần sân bay Nước Mặn, nhiều người e ngại còn tồn đọng chất thải dioxin trước đây trong sân bay, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Đó là lý do vì sao liền kề khu đất này là vệt biệt thự dọc tường rào sân bay Nước Mặn đã giảm giá nhiều lần, thường xuyên quảng bá trên báo chí nhưng nhiều năm liền không có khách hàng liên hệ để nhận QSDĐ.

Nếu tính theo giá chuyển QSDĐ trên thị trường tại thời điểm năm 2009 (áp dụng bảng giá đất năm 2009 do UBND TP ban hành) thì đơn giá bình quân toàn khu đất này là 2.691.319 đ/m2. Như vậy đơn giá giao QSDĐ cho Công ty Phúc Thiên Long cao hơn đơn giá tính theo thị trường tại thời điểm đó là 338.681 đ/m2 (3.030.000 đ/m2 - 2.691.319 đ/m2). Đơn giá này nằm trong khung giá đất mà Chính phủ quy định tại Nghị định 181/2004/NĐ-CP và cao hơn giá đất tối thiểu đối với giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp ở đô thị loại 1 lên đến 12 lần.

http://baodatviet.vn/dataimages/201301/original/images1176045_da_nang_chung_minh_thanh_tra_chinh_p hu_datviet.vn.jpg
Người dân Đà Nẵng theo dõi việc đổ đất lấn biển để xây dựng khu đô thị phức hợp sân golf Đa Phước. Theo UBND TP Đà Nẵng, ở dự án này TP được hưởng lợi hơn 1.000 tỉ đồng chứ không phải giao đất với giá thấp làm lợi cho Công ty 79 hơn 570 tỉ đồng như ý kiến của Thanh tra Chính phủ - Ảnh: HC

PV: Đối với dự án này, kết luận số 160 của TTCP còn cho rằng "sau đó nhà đầu tư đã chuyển nhượng ngay cho đối tác khác thu lợi 498.442.206 triệu đồng". Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

Ông Văn Hữu Chiến: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 188/NĐ-CP (ngày 16/11/2004) của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất thì "giá chuyển nhượng QSDĐ thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường là số tiền VND tính trên một đơn vị diện tích đất được hình thành từ kết quả của những giao dịch thực tế mang tính chất phổ biến giữa người cần chuyển nhượng và người muốn được chuyển nhượng, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như tăng giá do đầu cơ, do thay đổi quy hoạch, chuyển nhượng trong tình trạng bị ép buộc, quan hệ huyết thống".

UBND TP Đà Nẵng khẳng định đơn giá chuyển nhượng QSDĐ của các cá nhân, tổ chức đối với khu đất này không phải là giá thị trường trong điều kiện bình thường. Do lẽ, sau khi Công ty Phúc Thiên Long được phép chuyển đổi tên sang ông Nguyễn Hữu Bình, sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính và được cấp giấy chứng nhận QSDĐ, ông Bình đã chuyển nhượng lại cho Công ty ATS do bà Nguyễn Thị Thoa làm giám đốc. Bà Thoa và ông Bình là chị em ruột (có quan hệ huyết thống) nên giá chuyển QSDĐ của hai người này không phải là giá trị thực của khu đất.

Giao dịch này không mang tính phổ biến mà trên thực tế đã chứng minh cho thấy việc tăng giá đất chuyển nhượng QSDĐ của các cá nhân trên nhằm mục đích nâng khống giá trị chuyển QSDĐ lên quá cao để được vay ngân hàng với số tiền lớn. Đây chính là thực trạng dẫn đến nợ xấu trong ngân hàng như hiện nay.

Ngoài mục đích nâng giá đất ảo nêu trên thì việc chuyển nhượng QSDĐ giữa các cá nhân, tổ chức là quan hệ dân sự giữa các bên, được cơ quan Công chứng chứng thực hợp đồng, sang tên trước bạ theo quy định của pháp luật. Vấn đề này không thuộc trách nhiệm của UBND TP.

PV: Đối với khu đất phía Nam cuối đường Phạm Văn Đồng, theo TTCP, năm 2006, UBND TP Đà Nẵng chuyển nhượng cho ông Hoàng Hải và bà Trung Thị Lâm Ngọc với tổn giá trị hợp đồng 84 tỉ đồng. Đến năm 2008, ông Hải và bà Ngọc không triển khai thực hiện dự án mà uỷ quyền cho ông Phan Văn Anh Vũ chuyển nhượng cho ông Phạm Đăng Quan với giá 581,526 tỉ đồng (thu chênh lệch 495,374 tỉ đồng). Năm 2009, ông Quan lại tiếp tục chuyển nhượng cho Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Phương Trang với giá 585 tỉ đồng. Hiện khu đất vẫn bỏ trống, chưa được đầu tư. Ông có ý kiến gì?

Ông Văn Hữu Chiến: Chúng tôi xin nói rõ, ông Phan Văn Anh Vũ là người đứng ra chuyển nhượng QSDĐ cho ông Hải, bà Ngọc theo hợp đồng uỷ quyền chứ không phải là người nhận chuyển nhượng đất của ông Hải, bà Ngọc. Còn ông Phạm Đăng Quan chính là Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư địa ốc ô tô Phương Trang. Như vậy giữa công ty này với cá nhân ông Quan là một. Điều này cho thấy đơn giá chuyển nhượng QSDĐ giữa tổ chức và cá nhân này không phải là giá thị trường trong điều kiện bình thường.

Việc chuyển nhượng QSDĐ giữa các cá nhân, tổ chức nêu trên là quan hệ dân sự giữa các bên, được cơ quan Công chứng chứng thực hợp đồng, trước bạ sang tên theo quy định của pháp luật. Vấn đề này không thuộc trách nhiệm của UBND TP. Tuy nhiên qua thực tế thị trường bất động sản trên địa bàn TP đã xảy ra nhiều trường hợp các tổ chức, cá nhân nâng khống giá trị chuyển QSDĐ lên quá cao nhằm mục đích vay ngân hàng với số tiền lớn chứ giá trị thực trên thị trường thấp hơn nhiều. Từ đó đã dẫn tới nợ xấu trong ngân hàng mà chúng tôi vừa đề cập ở trên.

PV: Đối với các khu đất A2, A3 đầu tuyến Sơn Trà - Điện Ngọc, TTCP cũng cho rằng việc chuyển nhượng QSDĐ của các tổ chức, cá nhân tạo ra sự chênh lệch lớn. Ý kiến của ông là gì?

Ông Văn Hữu Chiến: Đối với khu đất A2, sau khi được UBND quận Sơn Trà cấp giấy chứng nhận QSDĐ, bà Phạm Thị Đông chuyển nhượng QSDĐ cho bà Nguyễn Thị Xuân. Đây là quan hệ dân sự và được cơ quan Công chứng chứng thực hợp đồng theo quy định.

Riêng với khu đất A3, UBND TP Đà Nẵng khẳng định đơn giá chuyển nhượng QSDĐ của các cá nhân đối với khu đất này không phải là giá thị trường trong điều kiện bình thường. Do lẽ, sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với khu đất A3, bà Phạm Thị Đông đã chuyển nhượng lại cho bà Trương Thị Chi và Lê Thuý Hương. Bà Đông với hai người này có quan hệ bà con trong gia đình, làm ăn với nhau...

Sau khi được cấp giấy chứng nhận QSDĐ, hai bà Trương Thị Chi và Lê Thuý Hương chuyển nhượng cho ông Trương Đình Trung. Tiếp đó ông Trung chuyển nhượng cho Công ty cổ phần bất động sản Phương Trang. Ông Trung chính là Phó Giám đốc Công ty này, giữa ông và công ty có quan hệ, cùng chung quyền lợi nên giá chuyển QSDĐ đối với khu đất này không phải là giá thị trường trong điều kiện bình thường. Giữa ông Trung và công ty đã thoả thuận nâng khống giá trị khu đất nhằm vay ngân hàng với số tiền lớn, chứ giá trị thực trên thị trường thấp hơn nhiều. Ngoài ra, việc chuyển nhượng QSDĐ giữa các cá nhân, tổ chức là quan hệ dân sự giữa các bên, được cơ quan Công chứng chứng thực hợp đồng theo quy định của pháp luật nên không thuộc trách nhiệm của UBND TP.


Còn tiếp

backieuphong
20-01-2013, 01:58 PM
Đà Nẵng chứng minh từng điểm TTCP kết luận không đúng
Tiếp theo trang trước


PV: Theo TTCP thì khu đất chuyển đổi mục đích SDĐ của Công ty Tân Cường Thành tính giá thấp hơn giá TP quy định là 67.323.064 triệu đồng. Ông giải thích việc này thế nào?

Ông Văn Hữu Chiến: Đối với khu đất này, UBND TP Đà Nẵng đã phê duyệt đơn giá đất sản xuất kinh doanh là 410.000 đ/m2. Sau khi công ty đề nghị chuyển mục đích SDĐ sang đất ở thì Hội đồng thẩm định giá TP đề xuất giá chuyển mục đích SDĐ của khu đất này là 175.800 đ/m2. UBND TP Đà Nẵng thống nhất với đề xuất nêu trên.

Theo đó, giá đất ở giao quyền SDĐ cho Công ty Tân Cường Thành là 585.800 đ/m2 (410.000 đ/m2 + 175.800 đ/m2) là đúng thẩm quyền và phù hợp với giá thị trường tại thời điểm, trong điều kiện công ty này phải tự bỏ kinh phí di dời cơ sở sản xuất theo hiện trạng để có mặt bằng xây dựng khu dân cư theo chủ trương của UBND TP tại công văn số 4865/VP-QLĐTh ngày 25/11/2010 (TP không bồi thường thiệt hại nhà xưởng, chi phí di dời, giải phóng mặt bằng...). Như vậy đơn giá này nằm trong khung giá đất mà Chính phủ quy định tại Nghị định 188/2004/NĐ-CP và cao hơn giá đất tối thiểu (đối với đất ở nông thôn, loại xã đồng bằng) lên đến 58,6 lần (585.800 đ/m2/10.000 đ/m2).
PV: TTCP cho rằng, năm 2007, khi chuyển nhượng khu đất A4, A5 khu đầu tuyến Sơn Trà - Điện Ngọc cho Công ty cổ phần xây dựng thương mại Phú Mỹ xây chung cư, căn hộ cao cấp, văn phòng cho thuê và khách sạn, UBND TP Đà Nẵng và Hội đồng thẩm định giá đất TP không xác định theo giá đất ở mà giữ nguyên theo giá đất sản xuất kinh doanh (SXKD, bằng 0,7 giá đất ở), gây thất thu cho ngân sách. Đến năm 2010, công ty này chuyển nhượng lại cho Công ty cổ phần xây dựng Phương Trang với số tiền hơn 285,6 tỉ đồng, chênh lệch so với giá của TP xác định năm 2007 hơn 22,6 tỉ đồng". Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

Ông Văn Hữu Chiến: Nhận định của TTCP như vậy là không đúng. Bởi vì Hội đồng thẩm định giá đất TP Đà Nẵng đề xuất mức giá khởi điểm để đấu giá đất theo mục đích SXKD phi nông nghiệp là 2.570.000đ/m2 và được UBND TP thống nhất. Sau khi đăng báo công khai đấu giá theo quy định, hết thời hạn vẫn không có tổ chức, cá nhân nào tham gia đấu giá, chỉ có Công ty Phú Mỹ có đơn xin nhận chuyển QSDĐ và được UBND TP Đà Nẵng thống nhất giao QSDĐ với đơn giá SXKD phi nông nghiệp như nêu trên.

Sau khi nộp toàn bộ tiền SDĐ hai khu đất này, Công ty Phú Mỹ được UBND TP Đà Nẵng cấp giấy chứng nhận QSDĐ số AK280458 và AK280459. Theo giấy chứng nhận đã cấp cho Công ty Phú Mỹ thì mục đích sử dụng các khu đất này là đất SXKD phi nông nghiệp và UBND TP Đà Nẵng thu tiền SDĐ đối với công ty là đất SXKD phi nông nghiệp chứ không phải là đất ở như ý kiến của TTCP.
PV: TTCP cũng có ý kiến rằng khu đất 29ha thuộc dự án sân golf Đa Phước giao cho Công ty 79 thấp hơn giá TP quy định, làm lợi cho công ty này hơn 570 tỉ đồng. Ông giải thích vấn đề này ra sao?

Ông Văn Hữu Chiến: Ý kiến này của TTCP cũng không đúng. Bởi vì ngày 16/11/2006, Công ty TNHH Daewon Cantavil và UBND TP Đà Nẵng ký Thoả thuận nguyên tắc đầu tư dự án khu đô thị phức hợp sân golf Đa Phước, cụ thể trên cơ sở giá thu tiền mặt nước được thống nhất là 300.000đ/m2 và đơn giá thu tiền thuê đất 0,1USD/m2/năm. Trong thoả thuận nguyên tắc này có việc giao quyền SDĐ cho một Công ty Việt Nam liên doanh với Công ty Daewon với diện tích 29ha, đơn giá 300.000đ/m2.

Trong dự án này, Nhà nước giao mặt nước cho chủ đầu tư, còn chủ đầu tư phải bỏ ra 100% chi phí để làm kè, san lấp mặt bằng, nên việc TP thu tiền SDĐ với giá 300.000đ/m2 là phù hợp với giá thị trường tại thời điểm đó. Chưa kể đơn giá 300.000đ/m2 mặt nước đi kèm với điều kiện nhà đầu tư phải bàn giao cho TP khoảng 25ha đã hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng (với chi phí phải bỏ ra khoảng 5 triệu USD) để TP xây dựng khu vực công ích công cộng. Theo giá đất hiện hành của TP thì giá trị của khu đất 25ha này là 988 tỉ đồng.

UBND TP Đà Nẵng khẳng định giá đất giao cho Công ty Daewon là giá mặt nước. Đối với khu đất 29ha, ngoài đơn giá giao mặt nước là 300.000đ/m2 thì giá trị thu được đối với 25ha nêu trên được phân bổ cho khu 29ha, theo đó tiền SDĐ mỗi m2 là 3.407.000đ (988 tỉ/29ha). Như vậy, việc thu tiền SDĐ thực tế cho mỗi m2 của khu đất 29ha là 3.707.000đ (3.407.000đ/m2 + 300.000đ/m2). Đây là đơn giá tiền SDĐ mà TP được hưởng lợi với khu đất 29ha đã giao cho Công ty Daewon với đối tác là doanh nghiệp Việt Nam. Thực tế TP thu và hưởng lợi được 1.075 tỉ đồng, gồm 988 tỉ đồng là số tiền hưởng lợi từ 25ha và 87 tỉ đồng là tiền thu mặt nước của 29ha.

Theo Infonet

thieugia
20-01-2013, 08:26 PM
Do đây là đề tài hiện rất nóng bỏng, rất nhạy cảm và đang được cả xã hội nín thở, quan tâm và theo dõi. Do vậy, nhằm giúp mọi người nhất là những người thích quan tâm đến chính trị có cái nhìn tổng thể nhất về Chính trị gia Nguyễn Bá Thanh và những vụ lùm xùm liên quan đến việc "Thượng Kinh" của ông. Nay Thieugia xin được tiếp sức cùng Backieuphong trong việc tập hợp những thông tin, tài liệu, những bài viết liên quan nhân vật có thể được coi là "lịch sử" này.


Đà Nẵng “phản pháo”
NHÓM PHÓNG VIÊN TUỔI TRẺ thực hiện | 19/01/2013 08:49 (GMT + 7)



TT - Ngày 18-1, ông Văn Hữu Chiến - chủ tịch UBND TP Đà Nẵng - ký văn bản phản hồi kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP) về những sai phạm trong quản lý đất đai ở Đà Nẵng làm thất thoát hơn 3.400 tỉ đồng.


http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=612694
Khu đất A2-A3 thuộc khu TĐC đầu tuyến Sơn Trà - Điện Ngọc, Thanh tra Chính phủ kết luận có sai phạm - Ảnh: ĐĂNG NAM

Tại văn bản này, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho rằng hầu hết nội dung trong kết luận của TTCP là không chính xác.

Không có cơ sở

Theo văn bản của UBND TP Đà Nẵng, TTCP cho rằng dự án của Công ty Phúc Thiên Long gây thất thu trên 120 tỉ đồng là không có cơ sở. Về đơn giá giao quyền sử dụng đất đối với Công ty Phúc Thiên Long, TP thống nhất phê duyệt giá giao quyền sử dụng đất theo đề xuất của hội đồng thẩm định giá với đơn giá 3.030.000 đồng/m2 (cao hơn giá phê duyệt để đấu giá). Việc phê duyệt đơn giá này là đúng thẩm quyền của TP, phù hợp với giá thị trường tại thời điểm.

TP Đà Nẵng còn khẳng định đơn giá chuyển quyền sử dụng đất của các cá nhân, tổ chức đối với khu đất này không phải giá thị trường trong điều kiện bình thường. Vì sau khi Công ty Phúc Thiên Long được phép chuyển đổi tên sang ông Nguyễn Hữu Bình và khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì ông Bình chuyển nhượng cho Công ty ATS (do bà Nguyễn Thị Thoa làm giám đốc). Bà Thoa và ông Bình là chị em ruột nên giá chuyển nhượng của hai người này không phải giá trị thực của khu đất.

Giao dịch này trên thực tế đã chứng minh cho thấy việc tăng giá chuyển quyền sử dụng đất của các cá nhân này nhằm mục đích nâng khống giá chuyển nhượng đất lên quá cao để được vay ngân hàng với số tiền lớn. Ngoài ra, việc chuyển quyền sử dụng đất giữa các cá nhân, tổ chức là quan hệ dân sự giữa các bên, được cơ quan công chứng chứng thực hợp đồng, sang tên trước bạ theo quy định pháp luật. Do đó, vấn đề này không thuộc trách nhiệm của TP Đà Nẵng. Trường hợp các khu đất 21.000m2 phía nam cuối đường Phạm Văn Đồng, khu A2, A3 đầu tuyến Sơn Trà - Điện Ngọc cũng tương tự như trường hợp nêu trên.

Đối với khu đất Tân Cường Thành, TTCP kết luận thất thoát ngân sách 67 tỉ đồng cũng không có cơ sở, vì TP đã phê duyệt giá đất sản xuất kinh doanh là 410.000 đồng/m2. Khi Công ty Tân Cường Thành đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh sang đất ở, Hội đồng thẩm định giá đất TP đề xuất chuyển mục đích sử dụng đất của khu đất này là 175.800 đồng/m2. Theo đó, giá đất ở giao quyền sử dụng đất cho Công ty Tân Cường Thành là 585.800 đồng/m2 (410.000 đồng + 175.800 đồng) là đúng thẩm quyền và phù hợp với giá thị trường, đơn giá này nằm trong khung giá Chính phủ quy định.

Đối với khu đô thị Đa Phước, TTCP cho rằng gây thất thoát 570 tỉ đồng. Quan điểm của TP là không đúng. Trên thực tế Nhà nước thu và hưởng lợi là 1.075 tỉ đồng.

Giảm 10% thu tiền sử dụng đất, có sai hay không?

UBND TP khẳng định việc giảm 10% tiền sử dụng đất là chủ trương của TP có vận dụng quy định pháp luật mang lại hiệu quả thiết thực, nguồn thu ngân sách tăng lên. Chủ trương này được vận dụng theo khoản 2, điều 14 NĐ số 38/2000/NĐ-CP ngày 23-8-2000 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất: “Người sử dụng đất nộp đủ tiền sử dụng đất một lần theo thông báo của cơ quan thuế thì được giảm 20% số tiền sử dụng đất phải nộp” và vận dụng khoản 2, điều 8 NĐ số 61/CP ngày 5-7-1994 về mua bán và kinh doanh nhà ở: “...Nếu trả hết một lần ngay khi ký hợp đồng thì được giảm 10%...”.

Năm 2003, để có cơ sở pháp lý triển khai thực hiện các dự án đầu tư, việc thu hồi đất và tái định cư, UBND TP đã ban hành văn bản quy định thực hiện giảm 10% tiền sử dụng đất cho các trường hợp nộp đủ tiền sử dụng đất trong vòng 30 ngày sau khi nhận đất tái định cư. Việc xác định, phê duyệt giá đất giao quyền sử dụng đất là đúng thẩm quyền, có căn cứ theo quy định của Chính phủ.

Nhóm PV Tuổi Trẻ tại Đà Nẵng

__________________________________________

Không chấp nhận giải trình của Đà Nẵng

Ngày 18-1, trao đổi với Tuổi Trẻ về việc Đà Nẵng phản hồi phủ nhận nhiều nội dung được nêu ra trong kết luận TTCP có thông báo kết luận thanh tra sai phạm về đất đai, một lãnh đạo TTCP cho biết cơ quan này chưa nhận được bất kỳ công văn nào của Đà Nẵng. Theo cán bộ này, trước đây Đà Nẵng đã có giải trình mấy chục trang nhưng TTCP không chấp nhận. Vị lãnh đạo này còn khẳng định qua thanh tra cho thấy có những vi phạm pháp luật trầm trọng. Thủ tướng Chính phủ đã kết luận, trước khi kết luận cũng thẩm định rồi, sau đó mới cho phép công khai kết luận.

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng từ 2003-2011

2003: Ông Nguyễn Bá Thanh. Hiện là trưởng Ban Nội chính trung ương, bí thư Thành ủy Đà Nẵng.

2004-2006: Ông Hoàng Tuấn Anh. Hiện là bộ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch.

2006-2011: Ông Trần Văn Minh. Hiện là phó Ban Tổ chức trung ương.

2011 đến nay: Ông Văn Hữu Chiến.

Vị lãnh đạo này nói vi phạm pháp luật cơ bản nhất là Luật đất đai quy định không có việc bán, chuyển nhượng đất mà chỉ có giao đất, thuê đất nhưng Đà Nẵng đã thành lập ra công ty để lấy đất của Nhà nước đem bán. Việc bán đất không xác định giá đất một cách cụ thể, giá thấp. Do đó có sự chênh lệch giữa giá thị trường và giá bán cho người mua đầu tiên, những người này bán lại kiếm lời bất chính. “Đây là sai trầm trọng, trái pháp luật, có thể coi là cố ý vi phạm pháp luật”, vị lãnh đạo này nhấn mạnh.

Đối với việc giảm 10% tiền sử dụng đất phải nộp cho các hộ được bố trí đất tái định cư, các tổ chức cá nhân được thành phố giao đất, vị lãnh đạo này cho hay khoản tiền thất thu ngân sách hơn 446 tỉ đồng đã giao cho các hộ dân thì rất khó thu nhưng khoản tiền hơn 867 tỉ đồng được UBND TP Đà Nẵng giao đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các tổ chức, doanh nghiệp thì buộc phải thu. Vị lãnh đạo này còn nói Thủ tướng đã có kết luận, các cơ quan liên quan phải thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng.

MINH QUANG

___________________________

Ông Nguyễn Bá Thanh:


UBND TP Đà Nẵng làm đúng thẩm quyền

Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 18-1, ông Nguyễn Bá Thanh - trưởng Ban Nội chính trung ương, bí thư Thành ủy Đà Nẵng - khẳng định những kết luận sai phạm về quản lý đất đai gây thất thoát nguồn ngân sách nhà nước của TTCP là không có cơ sở, thiếu tính thuyết phục và không đi sát với thực tế. Ông Thanh cho rằng việc phê duyệt giá đất để thu tiền sử dụng đất thuộc thẩm quyền của UBND TP, Hội đồng thẩm định giá đất TP gồm đại diện Sở Tài chính, Sở Tài nguyên - môi trường, Sở Xây dựng, Cục Thuế TP. Việc đồng ý giảm, tăng hoặc giữ nguyên theo đề nghị của Hội đồng thẩm định giá đất TP là việc làm bình thường và đúng thẩm quyền của UBND TP.

Cũng theo ông Thanh, việc Đà Nẵng áp dụng giảm 10% cho các tổ chức, cá nhân nộp đủ tiền sử dụng đất trong vòng 30 ngày sau khi nhận đất tái định cư là vận dụng các chủ trương của Chính phủ, “điều này có lợi là TP thu được tiền ngay để đầu tư các công trình, không để tiền bị trượt giá mà dân cũng có lợi, sao gọi là sai phạm?”.

* Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến:


Bất thường và không thuyết phục

Liên quan đến kết luận mới đây của Thanh tra Chính phủ (TTCP) về những sai phạm lớn về đất đai TP Đà Nẵng trong tám năm (từ năm 2003 đến năm 2011), chiều 18-1 Tuổi Trẻ đã có cuộc trao đổi với ông Văn Hữu Chiến - chủ tịch UBND TP Đà Nẵng. Ông Chiến cho rằng:

- Vấn đề mà TTCP đưa ra là có thất thoát hay không, cái này chưa thể nói rạch ròi được. Thật ra vụ này TTCP tiến hành thanh tra cả năm trời rồi, TP cũng giải trình lui, giải trình tới miết mà mấy ổng đâu có chịu nghe. Đến khi TTCP báo cáo Thủ tướng, TP xin được giải trình thêm cho rõ lần nữa nhưng TTCP không cho. Giờ đùng một cái, TTCP công bố. Trong khi đó Thủ tướng Chính phủ có văn bản yêu cầu giao các bộ, ngành trung ương (như Bộ Tài nguyên - môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch - đầu tư và Bộ Công an) vào Đà Nẵng để tiến hành kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý sử dụng đất đai, thu chi tài chính đối với các dự án đầu tư liên quan đến việc giao đất, cho thuê đất mà trong kết luận của TTCP đã đề cập. Trong khi các bộ, ngành chưa có ý kiến gì, phía TTCP đã chuyển cho Thủ tướng ra kết luận.

thieugia
20-01-2013, 08:30 PM
Tiếp theo bài trước

Đà Nẵng “phản pháo”

NHÓM PHÓNG VIÊN TUỔI TRẺ thực hiện | 19/01/2013 08:49 (GMT + 7)



* Theo ông, kết luận trên có bất ngờ không?

- Nội dung kết luận thì không bất ngờ. Nhưng cách đưa kết luận này ra công bố trên báo chí thì bất ngờ. Trong khi các bộ, ngành chưa vào làm theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ thì TTCP đã công bố rồi. TP đã giải trình rồi mà TTCP lại không chịu nghe, đến khi báo cáo với Thủ tướng mấy ông cũng không cho Đà Nẵng có cơ hội.

* Ông có thể nói rõ quan điểm của lãnh đạo TP về kết luận thất thoát lớn trong quản lý đất đai ở Đà Nẵng của TTCP?

- Quan điểm của Đà Nẵng không có chuyện thất thoát số tiền mà TTCP đã nêu trong báo cáo (hơn 3.400 tỉ đồng). Trong khi Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành vào tìm hiểu và TP Đà Nẵng cũng đã có văn bản gửi các bộ ngành mời họ vào. Hôm qua (17-1), TP đã tiếp và làm việc với đoàn công tác của Bộ Công an. Trong khi các bộ, ngành chưa vào, mọi việc chưa ngã ngũ thì TTCP lại tung ra bản kết luận. Nếu thanh tra làm việc, công bố những cái chung thì không sao, còn đằng này TTCP đưa ra những con số rất chi tiết, cụ thể trong khi các bộ, ngành chưa có kết luận là không thuyết phục.

* Vậy khi nào TP Đà Nẵng có bản giải trình mới gửi TTCP, thưa ông?

- Không giải trình nữa, vì TP giải trình rất nhiều lần rồi.

- Ông nghĩ sao khi TTCP kiến nghị yêu cầu địa phương xử lý một số cán bộ lãnh đạo của TP?

- Bây giờ chưa xác định được có thất thoát hay không thì làm sao xử lý được. TP khẳng định không thất thoát, còn TTCP tính toán theo kiểu của họ rồi bảo thất thoát. Cả hai bên không đến với nhau được thì làm sao phê bình, kỷ luật được ai?

* Thưa ông, việc TTCP đưa ra kết luận thanh tra vào thời điểm này là có bất thường không?

- Bất thường đấy, TTCP vào Đà Nẵng làm việc từ năm 2011 nhưng kết luận thanh tra thì mới có cách đây chừng hai tháng. Và sau nhiều lần ngồi lại với nhau, quan điểm của TP trước sau vẫn là không có chuyện gây thất thoát cho ngân sách.

ĐĂNG NAM - HỮU KHÁ

--------------------------------------------------


Liên quan tới 3 đời chủ tịch

Trưa 18-1, trao đổi qua điện thoại với phóng viên Tuổi Trẻ về nội dung kết luận của TTCP liên quan đến những sai phạm về quản lý đất đai tại Đà Nẵng, nguyên chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Văn Minh (hiện là phó trưởng Ban Tổ chức trung ương) cho biết nội dung kết luận của TTCP “liên quan đến ba đời chủ tịch” là ông Huỳnh Năm (đã nghỉ hưu), ông Hoàng Tuấn Anh (hiện là bộ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch) và ông Trần Văn Minh. “Tôi chỉ là một phần. Chuyện đó cũng cũ rồi” - ông Minh cho hay.

Trả lời câu hỏi rằng “kết luận của TTCP có liên quan đến một giai đoạn ông làm chủ tịch, tức có liên quan đến cá nhân ông, vậy ông có bình luận, giải trình gì không?”, ông Minh cho biết: “Thành quả có nhiều, còn khuyết điểm thì mới chỉ là quan điểm của cơ quan thanh tra, chứ UBND TP Đà Nẵng vẫn đang tiếp tục giải trình. Tôi nghĩ rằng kết luận chưa thật sự đúng với hoàn cảnh của TP, chưa phù hợp với một số chủ trương của TP. Còn cá nhân tôi, tôi cũng bình tĩnh, tới đây cái gì liên quan đến mình thì tôi sẽ trả lời”.

LÊ KIÊN

thieugia
22-01-2013, 02:23 PM
Tình huống bất ngờ:

XUẤT HIỆN TẠI PHÚT THỨ ... 75 !


- Không giải trình nữa, vì TP giải trình rất nhiều lần rồi.

- Ông nghĩ sao khi TTCP kiến nghị yêu cầu địa phương xử lý một số cán bộ lãnh đạo của TP?

- Bây giờ chưa xác định được có thất thoát hay không thì làm sao xử lý được. TP khẳng định không thất thoát, còn TTCP tính toán theo kiểu của họ rồi bảo thất thoát. Cả hai bên không đến với nhau được thì làm sao phê bình, kỷ luật được ai?


Như vậy, theo Chủ tịch Văn Hữu Chiến, việc TTCP tung ra kết luận sai phạm về đất đai , đồng thời qui chụp cho Đà Nẵng làm thất thoát tiền của nhà nước là không có cơ sở, Đà Nẵng kiên quyết chống lệnh của thủ tướng, "không giải trình" và cũng "không kiểm điểm ai" :p.

Cũng theo Chủ tịch Văn Hữu Chiến, việc công bố kết luận của TTCP vào thời điểm hiện nay là "có vấn đề" (?). Và là hiện tượng "Bất Thường" (?!):confused:.



Phóng viên:
- Thưa ông, việc TTCP đưa ra kết luận thanh tra vào thời điểm này là có bất thường không?

Chủ tịch Văn Hữu Chiến:
- Bất thường đấy, TTCP vào Đà Nẵng làm việc từ năm 2011 nhưng kết luận thanh tra thì mới có cách đây chừng hai tháng. Và sau nhiều lần ngồi lại với nhau, quan điểm của TP trước sau vẫn là không có chuyện gây thất thoát cho ngân sách.

thanh_long
23-01-2013, 10:41 AM
Không hiểu Thanh Tra chính phủ công bố sai phạm của Đà Nẵng (cứ cho là như vậy) vào thời điểm này (thời điểm ông Nguyễn Bá Thanh ra Hà Nội) là vì mục đích, động cơ gì?
Nhưng dù sao đi chăng nữa, việc làm của Thanh Tra Chính Phủ là chơi không đẹp, nói theo cách của dân tứ chiếng là "chơi bẩn"; dân trí thức gọi là chơi dại, nghịch "ngu" ;).
Động thái vừa qua càng góp phần làm tổn hại đến cái "uy danh" của Thanh Tra Chính phủ, nó khiến cho dân tình vốn đã dị ứng với cơ quan công quyền nay lại dị ứng thêm khi phát hiện có thêm một địa chỉ "chẳng ra cái gì".

taothao
23-01-2013, 12:04 PM
thanh_long: Không hiểu Thanh Tra chính phủ công bố sai phạm của Đà Nẵng (cứ cho là như vậy) vào thời điểm này (thời điểm ông Nguyễn Bá Thanh ra Hà Nội) là vì mục đích, động cơ gì?
Nhưng dù sao đi chăng nữa, việc làm của Thanh Tra Chính Phủ là chơi không đẹp, nói theo cách của dân tứ chiếng là "chơi bẩn"; dân trí thức gọi là chơi dại, nghịch "ngu" .
Động thái vừa qua càng góp phần làm tổn hại đến cái "uy danh" của Thanh Tra Chính phủ, nó khiến cho dân tình vốn đã dị ứng với cơ quan công quyền nay lại dị ứng thêm khi phát hiện có thêm một địa chỉ "chẳng ra cái gì".



Đúng thế, người ta sẽ đặt câu hỏi: TTCP chức năng chính thực ra là gì? Liệu có phải công tư lẫn lộn hay không?

fangzi
23-01-2013, 03:30 PM
Cờ "vây" của Trung Quốc thường có thế trận như thế này.

taothao
24-01-2013, 01:05 PM
Cờ "vây" của Trung Quốc thường có thế trận như thế này.

Đúng là cao thủ.

taothao
06-02-2013, 10:22 AM
Tiếp theo việc phân công Trưởng Ban Nội chính Trung ương và Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, tại phiên họp ngày 31/1, Bộ Chính trị đã quyết định việc điều động, phân công cán bộ.

Theo đó, ông Phan Đình Trạc, Ủy viên Trung ương Đảng, thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, để giữ chức Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương. Ông Nguyễn Doãn Khánh, Ủy viên Trung ương Đảng, thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ, để giữ chức Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương.


Ông Phạm Xuân Đương, Ủy viên Trung ương Đảng, thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên, để giữ chức Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương. Ông Nguyễn Xuân Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn, để giữ chức Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương. Ông Đinh Văn Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, thôi giữ chức Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Bắc, để giữ chức Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

Ông Nguyễn Đình Phách, Ủy viên Trung ương Đảng, thôi giữ chức Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, để giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên.

Trước đó, tại phiên họp ngày 8/1, Ban Bí thư cũng đã quyết định để ông Phạm Anh Tuấn thôi giữ chức Phó chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng để giữ chức Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương; ông Bùi Văn Thạch, thôi giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, để giữ chức Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

Theo quyết định của Bộ Chính trị, Ban Nội chính Trung ương và Ban Kinh tế Trung ương chính thức hoạt động từ ngày 1/2/2013. Trụ sở của Ban Nội chính Trung ương đặt tại số 6 Bà Huyện Thanh Quan, quận Ba Đình, Hà Nội. Trụ sở của Ban Kinh tế Trung ương đặt tại 3B Hoàng Diệu, quận Ba Đình, Hà Nội.

(Nguồn: TTXVN)

trai_xu_doai
18-05-2013, 12:11 PM
VÌ SAO ???

CHÍNH PHỦ NGA TỔ CHỨC ĐÓN TIẾP SƠ SÀI ĐOÀN THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG !?

Tác giả: Phúc Lộc Thọ.



Dư luận đang chú ý chuyến thăm Nga của Thủ tướng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì nó được tiến hành ngay sau khi kết thúc Hội nghị TW 7, một hội nghị mà cả dư luận cả lề phải lẫn lễ dân đều nín thở theo dõi; Chuyến xuất ngoại của Thủ tướng sang Nga khởi hành ngày 12/5/2013 nhằm thông điệp điều gì đây ?


http://baodientu.chinhphu.vn/Uploaded_VGP/nguyenvanhuan/20130513/_BAC0014.jpg
Lễ đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn VN tại sân bay Vnukovo 2 ở Moscow. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Qua những hình ảnh ban đầu của lễ đón chính thức của Chính phủ Nga được tổ chức sơ sài tại sân bay; Qua nghi thức đón tiếp cho thấy Chính phủ Nga cũng không coi trọng chuyến thăm này của ông Nguyễn Tấn Dũng nhiều lắm…
Điều này thể hiện qua việc cho một quan chức cấp thứ trưởng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao tên là Ivan Morgulov ra tổ chức đón tiếp; Ông này lại có vẻ chưa biết mặt, biết tên Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nên khi ông Dũng xuất hiện ở cửa máy bay, một quan chức Việt Nam tháp tùng ông Dũng đã phải ra cùng, giơ tay ra hiệu chỉ chỉ mấy nhát vào ông Nguyễn Tấn Dũng để chỉ cho người Nga thấy: Đấy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của chúng tôi đấy?
Đoàn cũng có đội danh dự mặt vênh ra đón, nhưng do là ông Thứ trưởng ra đón nên phía Nga chắc toàn loại nhân viên, chuyên viên, tức tép diu nên ông Thứ trưởng Nga đã không giới thiệu hoặc truyền hình dấu đi cắt hình ảnh này; Còn phía Việt Nam thì Thủ tướng đã giới thiệu khá trịnh trọng những quan chức tháp tùng, qua hình ảnh thấy có các quan chức: Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Thủ Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng…
Lần sau nếu có cảnh này thị Bộ Ngoại gia ta cũng nên tham mưu cho Thủ tướng, không cần phải giới thiệu Đoàn ta với bạn; Chú mày, ( Thứ trưởng Nga ) không phải là cỡ mà Thủ tướng ta phải thi lễ theo đúng nghi thức ngoại giao…
Đoàn xuống sân bay xong là đến đặt vòng hoa tại Quảng trường Hồ Chí Minh và đi thăm luôn cái tàu ngầm do Nga vừa đóng cho Việt Nam; không thấy Thủ tướng Nga đón tiếp…Dư luận vỉa hè bình luận chuyến thăm này của ông Nguyễn Tấn Dũng mấy ý như sau
1/Sở dĩ Chính phủ Nga tổ chức đón tiếp sơ sài là do ông Nguyễn Tấn Dũng sang Nga là để nhận cái tàu ngầm, một thông điệp để tranh thủ dư luận Việt Nam, nhất là kỳ họp Quốc họp sắp tới có chuyện lấy phiếu tín nhiệm; Ông Dũng sang để chứng tỏ rằng rất quan tâm tới việc bảo vệ biển đảo…
Kể ra để ra cái thông điệp này cũng có phần xa xỉ vì đáp cả một chuyên cơ sang cốt để nối với thiên hạ cái điều mà đáng ra nên có hành động thiết thực, ít tốn kém hơn…Cho một ông Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phụ trách kỹ thuật là đủ, Thủ tướng chỉ cần ký duyệt chi là người ta hiểu cần gì phải tổ chức chuyến đi rườm rà, tốn kém…Vả lại Tổng Tham mưu trưởng cũng đã sang Nga thăm cái tàu này rồi…Cứ đi mua một cái tàu ngầm, Thủ tướng lại phải đích thân sang nhận về thì rườm ra và phiền toái quá…
Có lẽ vì thế nên Nga cũng đón tiếp sơ sài, cho một quan chức vô danh tiểu tốt, không biết mặt ông Dũng là ai ra đón…



http://www.youtube.com/watch?v=CisR-oHto5A&feature=player_embedded#t=129s

2/ Có ý kiến lại đoán rằng: Chắc Thủ tướng sang để nhận cái gì đó đại loại như huê hồng; theo thông lệ quốc tế, những phi vụ buôn bán lớn; để duyệt chi, trả tiền nhanh thì các đối tác thương mại thường có “ huê hồng “ cho các ông chủ tài khoản của các nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa thì không cần cái này…
Dự doán này chắc sai vì Nga mặc dù vẫn là nơi có sự bất minh về mặt tài chính còn được cho là thấp hơn Việt Nam mấy bậc theo Tổ chức minh bạch thế giới; nhưng phi vụ này người viết bài này tin là không có chuyện đó…Để làm chuyện đó đôi bên phải thân tình mới dám chi, mới dám đưa phong bì,nếu không bố bảo…Thủ tướng Nga không xuất hiện trong lễ đón chính thức mà đẩy một ông cấp Thứ trưởng ra cho nên chắc chắc không có chuyện hoa hồng trong phi vụ mua bán tàu ngầm này…Dư luận này là sai !
3/ Sở dĩ Nga tổ chức đón tiếp sơ sài vì theo nhiều nguồn tin: Sở dĩ Việt Nam là khách sộp trong việc mua vũ khí Nga, nhưng là mua chịu, mua trả góp bằng dầu…Nghĩa là Việt Nam cứ nhận vũ khí Nga, còn tiền thanh toán dần bằng số dầu hút lên từ Biển Đông, trả sau…Nói là khách sộp nhưng do không có tiền tươi thóc thật nên Chính phủ Nga khi đón tiếp cũng phải tiết kiệm: đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn, còn trả sau thì không khôn nữa…
4/ Có ý kiến lại cho rằng sở dĩ Nga tổ chức đón Thủ tưỡng Nguyễn Tấn Dũng sơ sài là do bởi biết rõ ông Dũng là người thi hành chính sách bắt cá hai tay: “Đưa Nga cửa trước, rước Tàu cửa sau”… nên Nga có sự chừng mực trong thái độ để tránh bị lỡm…
Việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sốt sắng đôn đáo mua máy bay, tàu ngầm Chính phủ Nga cũng biết thừa là khoa trương chuyện đối phó với Tàu; Thế nhưng trước chuyến thăm Nga 2 ngày, Chính phủ đã cử một Phó Thủ tướng là ông Nguyễn Thiện Nhân, bỏ họp để sang Trung Quốc…Có ý kiến cho là ông Nhân sang Trung Quốc để ra mắt ứng viên Thủ tướng tương lai, khoe về tỷ lệ trúng phiếu, tức tín nhiệm cao trong để được Trung Quốc chuẩn y…
Cũng có ý kiến cho rằng ông Nhân sang Trung Quốc là để vấn an, đả thông cho Lý Khắc Cường hiểu chuyến thăm Nga mua sắm tàu ngầm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là chỉ lấy le thôi…
Thời ông Hồ Chí Minh cũng đã sử dụng lối ngoại giao bắt cá hai tay trong quan hệ với Liên Xô và Trung Quốc; Đường lối ngoại giao đó chủ yếu nhằm đạt mục đích nhận được viện trợ của 2 nước để tổ chức đánh Mỹ…Còn ông Nguyễn Tấn Dũng có vẻ cũng đang sử dụng chính sách bắt cá 2 tay để 2 cường quốc này giúp ông trụ vững trên cương vị Thủ tướng và tiến xa hơn trong cuộc đấu tranh dành quyền lực cho phe nhóm của ông tại Việt Nam…
Một mặt ông Dũng tỏ ra sốt sắng với việc mua sắm vũ khí, thăm các cơ sở quân đội; mặt khác ông Dũng cũng lại quyết liệt đốc thúc việc triển khai các dự án bauxite Tây Nguyên, một dự án nhiều ý kiến cho là có bàn tay lông lá của chủ nghĩa bành trướng bá quyền Đại Hán đang nhòm ngó mảnh đất Tây Nguyên, mái nhà của Đông Dương…
Gần đây dư luận đang ngỡ ngàng đối với dụ án lọc dầu Bình Định, chủ đầu tư Thái Lan đang dự kiến bỏ vào đây 27 tỷ USD? Nhiều nhà kinh tế, thạo đầu tư tỏ ra hoài nghi về khoản vốn lớn 27 tỷ USD mà đám tài phiệt Thái bỏ vào canh bạc chính trị này ? Nhiều người cho rằng: Rất có thể các tập đoàn tài phiệt Tàu đứng nấp phía sau dự án này ? Dự án đang mới còn ở dạng Biên bản ghi nhớ nhưng PETROVIETNAm cơ quan chuyên ngành dầu khì thì phản đối, còn Bộ Công thương và Thủ tướng lại OK ?
Trong chuyến thăm này có cả BT Vũ Huy Hoàng; Dư luận vỉa hè vẫn đang nhìn nhận Bộ Công thương Việt Nam như là một thứ “Văn phòng đại diện” của Bộ Thương Mại Trung Quốc; Nạn nhập siêu, biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ rác thải về đủ thứ hàng hóa Trung Quốc có phần trách nhiệm, sự tiếp tay của Bộ này?
Hiện nay, có vẻ như Chính phủ do ông Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu đang thực thi đường lối từng được Chính phủ Charles De Gaulle đề xướng: “Không có kẻ thù lâu dài, chẳng có đồng minh vĩnh viễn; Chỉ có quyền lợi dân tộc là vĩnh viễn”…
Đối với đất nước đặc thù và dị biệt với thế giới như Việt Nam thì: lợi ích phe nhóm mới là quyền lợi vĩnh viễn đối với các chính khách; Còn quyền lợi dân tộc là thứ được ăn theo, hưởng bố thí do các phe nhóm lợi ích ban phát mà thôi…
P.L.T.

-----------------------------------------------

trai_xu_doai (theo Blog B của Nv Phạm Viết Đào. Thứ ba, ngày 14 tháng năm năm 2013)

Doancongtu
18-05-2013, 03:50 PM
Hừm... sặc mùi chính trị !
Mình nghĩ chuyện quốc gia đại sự đã có các bác "chuyên khoa" người ta lo, ta không nên lạm bàn.

minhnhat
02-08-2014, 11:45 AM
Ông Nguyễn Bá Cảnh, Thành ủy viên 31 tuổi trẻ nhất Đà Nẵng

(ĐSPL)- Sau hơn 1 năm được bầu làm Bí thư Thành đoàn Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Cảnh, 31 tuổi cùng 3 người khác đã được Trung ương chỉ định tham gia BCH Đảng bộ Đà Nẵng. Ông Cảnh là người trẻ nhất trong số này.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Chinh_khach/nguyen-ba-canh-da-nang.jpg
Ông Nguyễn Bá Cảnh (phải) trong ngày được bầu làm Bí thư Thành đoàn Đà Nẵng (4/2/2013).

Ngày 4/2/2013, tại hội nghị bất thường ban chấp hành Thành đoàn Đà Nẵng, Phó bí thư thường trực Nguyễn Bá Cảnh (sinh năm 1983, quê xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) đã được bầu làm Bí thư với 100% số phiếu thay cho ông Lương Nguyễn Minh Triết.
Ông Triết được Thành ủy Đà Nẵng điều động bổ nhiệm giữ chức Bí thư Quận ủy Liên Chiểu (thay ông Phan Văn Tâm được điều động ra công tác tại Ban Nội chính Trung ương).
Ông Nguyễn Bá Cảnh vốn là học sinh xuất sắc của trường THPT Phan Chu Trinh, Đà Nẵng, sau đó thi đỗ vào trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, đi du học ở Anh, lấy bằng thạc sĩ quản trị công rồi trở về công tác tại Đà Nẵng và giữ chức vụ Phó Bí thư Thường trực Thành Đoàn từ cuối năm 2011. Hiện ông Nguyễn Bá Cảnh cũng đã có bằng cao cấp chính trị.
Trước đó, như tin tức đã đưa tin, ngày 1/8, Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng cho hay, Ban chấp hành Trung ương Đảng vừa ban hành Quyết định số 1281-QĐNS/TW về việc chỉ định Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ TP Đà Nẵng, nhiệm kỳ 2010 – 2015.
Theo đó, có 4 cán bộ trẻ được Trung ương chỉ định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ TP Đà Nẵng nhiệm kỳ 2010 – 2015. Trẻ nhất là Bí thư Thành Đoàn Đà Nẵng Nguyễn Bá Cảnh.
Ba cán bộ trẻ còn lại được chỉ định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ TP Đà Nẵng trong đợt này là Ngô Xuân Thắng, Ủy viên Thường trực HĐND TP Đà Nẵng; Lê Quang Nam, Giám đốc Sở KH-CN Đà Nẵng; và Đào Tấn Bằng, Bí thư Quận ủy Ngũ Hành Sơn.
B.T.V

minhnhat
02-08-2014, 11:48 AM
Ông Nguyễn Đăng Trừng, người vừa bị khai trừ Đảng là ai?

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/dspl.png
(ĐSPL)- Ông Nguyễn Đăng Trừng là Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh, từng bào chữa cho Lê Công Định và trùm xã hội đen Năm Cam.

Ông Nguyễn Đăng Trừng (sinh năm 1942), tại thôn Trước Bàu, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng, là đại biểu Quốc hội khóa XII, thuộc đoàn đại biểu TP HCM. Ông từng là Uỷ viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội; Bí thư Đảng đoàn, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP HCM.

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Chinh_khach/nguyen-dang-trung.jpg
Ông Nguyễn Đăng Trừng thời còn là đại biểu Quốc hội.

Từ năm 1969 đến năm 1972, ông Trừng là cán bộ Ban Thanh vận Trung ương cục Miền Nam, được kết nạp vào Đảng năm 1971.

Từ năm 1972 đến năm 1975, là cán bộ Ban An ninh T4 thuộc khu Sài Gòn - Gia Định;

Từ năm 1975 đến năm 1982, là Phó Trưởng phòng Phòng bảo vệ chính trị III thuộc Công an TP HCM;

Từ năm 1982 đến năm 1989, là Bí thư Chi bộ Sở Tư pháp TP HCM.

Từ năm 1989 đến năm 1995, là Phó Chủ nhiệm Thường trực Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh;

Từ năm 1995 đến trước khi bị khai trừ Đảng, là Chủ nhiệm kiêm Bí thư Đảng Đoàn Đoàn Luật sư TP HCM, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Thái Bình Dương.

Trước đó, như báo chí đã đưa tin, chiều 31/7, ông Trần Văn Nam - Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP HCM - đã công bố Quyết định số 3030/QĐ-TS về việc thi hành kỷ luật đảng viên Nguyễn Đăng Trừng - Bí thư Đảng đoàn, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP HCM.

Theo Kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM, từ năm 2012, đảng viên Nguyễn Đăng Trừng - Bí thư Đảng đoàn, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP HCM - trong lãnh đạo, điều hành hoạt động của Đảng đoàn đã có khuyết điểm, vi phạm, xem nhẹ vai trò lãnh đạo của Đảng đoàn đối với hoạt động của Đoàn Luật sư TP HCM, không tổ chức cho Đảng đoàn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Đảng đoàn theo Quy chế làm việc đã ban hành. Thực hiện công tác phân công, bổ nhiệm, đề bạt một số cán bộ tại Đoàn Luật sư TP HCM vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ của Đảng, vi phạm Quy chế làm việc của Đảng đoàn. Chỉ đạo chuẩn bị nhân sự Đại hội Đoàn Luật sư TP HCM nhiệm kỳ VI (2013-2018) không đúng quy trình, thiếu công khai, minh bạch, phong cách lãnh đạo thiếu dân chủ, độc đoán…

Ngoài ra, ông Nguyễn Đăng Trừng cũng đã lợi dụng chức vụ Chủ nhiệm Đoàn Luật sư, không thông qua Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP HCM, tự ý ký 4 văn bản để phản bác ý kiến chỉ đạo của UBND TP HCM, của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, đồng thời xuyên tạc, nói không đúng sự thật về ý kiến chỉ đạo công tác chuẩn bị Đại hội Đại biểu Đoàn Luật sư TP HCM, nhiệm kỳ VI (2013-2018) với một số cán bộ lãnh đạo trong Ban Thường vụ Thành ủy và Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam...

Căn cứ vào vào khoản 4, điều 5 và khoản 3, điều 7 của Quy định số 181-QĐ/TW ngày 30-3-2013 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Ban Thường vụ Thành ủy quyết định thi hành kỷ luật đối với đảng viên Nguyễn Đăng Trừng bằng hình thức khai trừ.

B.T.V

Shaolaojia
17-05-2016, 01:59 PM
Bây giờ nhiều người đối lập quá !