PDA

View Full Version : Hỏi Về 2 Câu Thơ Trong bài ca "Ngất Ngưỡng"...



fangzi
28-02-2013, 10:50 PM
Bài viết của Lê Đình Nghĩa **


minh_anh
minh_anh đang ẩn
Senior Member
Tham gia ngày
Dec 2011
Bài gửi
153
Thanks
9
Thanked 10 Times in 7 Posts


Nguyên văn bởi nha_que
Thưa các anh các chị ! Em có theo dõi các bài viết, thông tin về nhân vật Thích Tâm An tức Thiều Tam Thanh của võ phái, em không đồng tình cái lối hành xử của anh Thanh tức anh Nghĩa. Nói thật, người như anh Nghĩa em khinh, loại người ấy chúng ta cũng đừng nhắc đến cho bẩn diễn đàn...
Em có một điều muốn hỏi, cái câu mà anh Nghĩa nhắc ở trên kia nghĩa là gì ạ ? Em nghĩ mãi mà không ra, mong các anh chị có thể giải thích giúp được không ạ.
Bạn nha_que thân mến !
Chắc ý em muốn nói 2 câu thơ mà vị Kỹ sư Lê Đình Nghĩa nhắc khi trả lời anh Tình đúng không ? Ý là hai câu:

Được mất dương dương người tái thượng
Khen chê phơi phới ngọn Đông phong.

Đây là hai câu thơ được kỹ sư Nghĩa rút ra trong bài thơ "Ngất Ngưỡng" của Bình Tây Đại Tướng Quân Nguyễn Công Trứ đấy em ạ. Chắc vị phản đồ này định ví mình như Đại tướng quân Nguyễn Công Trứ chăng ? Nếu đúng như thế thì thật đúng là đồ ngông cuồng thật rồi, đồ vọng tưởng. Đồ khùng ! Điên !?

** Trong topic Phản đồ Lê Đình Nghĩa... do backieuphong thiết lập đột ngột xảy ra sự cố. Đó là do bạn nha_que thắc mắc về hai câu thơ do Nghĩa ví trong khi trả lời mọi người, xét thấy đây cũng là một câu hỏi rất hay, thú vị nên thỉnh theo yêu cầu của bạn backieuphong, chúng tôi tách câu hỏi của bạn nha_que ra thành một topic mới để mọi người dễ luận bàn.

fangzi
28-02-2013, 10:59 PM
Đây là bài viết của bạn có nick Doancongtu dành cho nha_que:

các anh các chị ! Em có theo dõi các bài viết, thông tin về nhân vật Thích Tâm An tức Thiều Tam Thanh của võ phái, em không đồng tình cái lối hành xử của anh Thanh tức anh Nghĩa. Nói thật, người như anh Nghĩa em khinh, loại người ấy chúng ta cũng đừng nhắc đến cho bẩn diễn đàn...
Em có một điều muốn hỏi, cái câu mà anh Nghĩa nhắc ở trên kia nghĩa là gì ạ ? Em nghĩ mãi mà không ra, mong các anh chị có thể giải thích giúp được không ạ.

Bạn nha_que thân mến !
Đúng như bạn minh_anh đã trả lời, đây đích thị là hai câu thơ trong bài thơ "Bài Ca Ngất Ngưỡng" của cụ Nguyễn Công Trứ đấy. Mình copy cho bạn bài này để bạn thâm khảo nhé.


Có thể coi Bài ca ngất ngưởng à một bài tự thuật ngắn gọn có ý nghĩa tổng kết cuộc đời và tính cách của Uy Viễn tưởng công Nguyễn Công Trứ. Lời lẽ gọn mà vẫn đủ. Điệu thơ gửi vào thể ca trù nhiều tự do, ít khuôn phép, là thơ mà cũng là ca, là nhạc:

Vũ trụ nội mạc phi phận sự
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.
Khi thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông;
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưỡng
Lúc bình tây, cờ đại tướng,
Có khi về Phủ dõan Thừa Thiên
Đô môn giả tổ chi niên
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưỡng
Kìa núi nọ phau phau mây trắng
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưỡng
Được mất dương dương người thái thượng
Khen chê phơi phới ngọn đông phong
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng
Không Phật, không Tiên, không vướng tục.
Chẳng Thái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú.
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.
Phong triều ai ngất ngưỡng như ông.

Về câu thơ Phiêu Dao hỏi, nằm trong khổ này và ý nghĩa như vầy:

Được mất dương dương người thái thượng
Khen che phơi phới ngọn đông phong
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng
Không phật, không tiên, không vướng tục

Cá tính thượng thư bốc lên hết cỡ trong roi chầu tài hoa của cụ. Bấy giờ thì mọi sự đời: cái được, cái mất, miệng khen, miệng chê…tất cả đều coi là cỏ rác. Hồn cụ lâng lâng ở cõi gió mây trong lành, cao khiết. Lời thơ vút lên hào hứng: được mất / dương dương người thái thượng. Khen chê / phơi phới ngọn đông phong. Con người bay bổng trên tầm cao, trong say sưa âm nhạc của điệu ca, tiếng
trống: Khi ca / khi tửu /khi cắc / khi tùng. Dù cuộc vui bày trong cửa Phật có các cô tiên tham dự mà mình vẫn trong sạch, thanh cao: không Phật / không tiên / không vướng tục.

Đây là đoạn ý thơ rõ nhất và cũng là đoạn hay nhất của bài thơ. Hai câu trước trải dài, thanh thoát cao siêu như tấm lòng không còn vướng chút bụi trần trong nhịp điệu thênh thênh thì hai câu sau là nhịp ca, nhịp trống, nhịp phách, nhịp rượu chúc mừng, rồi dồn lên rối rít để chấm dứt ở một mang thanh sắc trắc đục, mạnh, chấm dứt câu thơ mà cũng là nện mạnh dùi xuống mặt trống để tự
thưởng, tự hào, tự khẳng định cái tài tình, cái khoáng đạt của tâm hồn mình.
Riêng mấy câu thơ ấy cũng đủ bộc lộ tâm tính của Uy Viễn tướng công, giúp ta hiểu được phần nào cái ngất ngưởng và Bài ca ngất ngưởng này của cụ.
Đoan mỗ sưu tầm
Thân.

thieugia
28-02-2013, 11:38 PM
Bài Ca Ngất Ngưởng


Tác giả: Nguyễn Công Trứ



Vũ trụ nội mạc phi phận sự (1)
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lòng,
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông, (2)
Gồm thao lược (3) đã nên tay ngất ngưởng.
Lúc Bình tây cầm cờ đại tướng (4)
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.
Đô môn giải tổ chi niên (5)
Đạc (6) ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.
Kìa núi nọ phau phau mây trắng,
Tay kiếm cung mà nên dáng từ bi,
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng. (7)
Được mất dương dương người thái thượng,
Khen chê phơi phới ngọn đông phong.
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,
Không phật, không tiên, không vướng tục.
Chẳng Hàn, Nhạc, cũng phường Mai Phúc (8)
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.
Đời ai ngất ngưởng như ông.

--------------------------------------------------------

(1) Trong vũ trụ đâu chẳng là phận sự.

(2) Đông: tức tỉnh Hải Dương.

(3) thao lược: Lã Thái Công đời nhà Chu làm ra sách Lục Thao để dạy việc binh. Tiên ông Hoàng Thạch trao Trương Lương sách Binh Thư Tam Lược để giúp Hán Cao Tổ, ý chỉ giỏi điều binh khiển tướng.

(4) Khi đem quân đánh thành Trấn Tây ở Cao Miên, ông được vua phong làm Bình Tây Đại tướng quân.

(5) Năm ở kinh đô cởi dây thao đeo ấn từ quan.

(6) Đạc: cái mõ người ta thường treo vào cổ trâu bò để dễ tìm khi chúng đi lạc.

(7) Lúc này ông đã về hưu trí, nhưng trong nhà vẩn dập dìu các cô đầu, ngày ngày hát xướng. Có hôm ông đem các cô lên cả sân chùa mà hát ở đấy !

(8) Hàn, Nhạc: tức Hàn Kỳ và Nhạc Phi, hai danh tướng đời Tống. Mai Phúc: danh nho đời Đông Hán.

thieugia
28-02-2013, 11:49 PM
http://hgmeiner.khanhhoa.edu.vn/userfiles/image/nguyen%20cong%20tru.JPG

Tác giả của Bài Ca Ngất Ngưỡng


Nha_que, minh_anh, doancongtu thân mến !

Quả thiệt điều nha_que thắc mắc đúng là như minh_anh đã giải thích nhưng khác với Nghĩa, minh_anh, và nhiều người khác (kể cả trong sách giáo khoa lớp 11 do Bộ GD&ĐT hiện nay), thầy cho rằng hai chữ cuối của của câu thơ trên phải là người "thái thượng" như bản sưu tầm và phân tích mà bạn doancongtu nêu trên. Theo thầy ở đây tác giả dùng chữ “Người thái thượng” chứ không phải "tái thượng". Người "thái thượng" mà cụ Nguyễn dùng ở đây là nói về người thượng cổ, những bậc "chân nhân" sống vào thời xa xưa, họ hiểu đạo lý của trời, phép dưỡng sinh của đất, không màng danh lợi chỉ luyện tính dưỡng thần, tu thân tích đức bởi vậy mà thọ "tề thiên địa" (thọ cùng trời đất như ông Bành Tổ, tam Hoàng, Ngũ Đế...) và nói như Kỳ Bá trong Hoàng Đế Nội Kinh ấy là: “thượng cổ chi nhân kỳ tri đạo giả, pháp vu âm dương, hòa vu thuật số, thực ẩm hữu tiết, khởi cư hữu thường bất tác vọng lao cố năng hình dữ thần cụ nhi tận chung kỳ thiên niên đạt bách tuế nãi khứ” (Người thượng cổ nắm vững đạo của trời đất, tuân thủ qui luật âm dương, họ tu tâm dưỡng tính, tiết chế dục vọng, ăn uống theo mùa không làm lụng quá sức và bởi vậy tinh thần minh mẫn, thân thể kiện khang… đều thọ trên trăm tuổi”.


https://encrypted-tbn2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSS9j4gtY74KF-QFoIK3GyaOpX1oFKzypt_3udV-uNVBLIG4WDV

Bành tổ tương truyền ông sống cả 1000 năm ?!

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/3/33/Yellow_Emperor.jpg

Hoàng Đế

http://nhantu.net/Painting/LaotuTrieuVoCuu.jpg

Ngất ngưỡng

Đấy, chữ người “thái thượng” của cụ Nguyễn theo thầy chúng ta phải hiểu như vậy mới hợp với tính cách ngất ngưỡng, bất cần danh vọng (Cụ Nguyễn làm đến chức Thượng thư, Tổng đốc Hải Dương, Bình Tây Đại tướng, người được nhân dân nhiều địa phương tôn làm “thần hoàng” ấy vậy mà khi xuất hộ lại thường cỡi bò ngông nghênh đi dạo phố… ), hợp với khí chất phiêu dao tự tại của cụ… chứ không thể dùng chữ “tái thương” và rồi giải thích theo cái nghĩa thụ động, nghĩa hên xui, phúc họa khôn lường kiểu “tái ông thất mã” như một số người giải thích thì e không đúng với khí phách của cụ Nguyễn.

Thầy.