PDA

View Full Version : Hỏi về địa danh Gò Vấp...



bach_djen
15-04-2013, 10:52 PM
Thấy địa chỉ sân tập của lớp là gần ngã ba Chú Ía nhưng lại thấy thầy nói cách ngã năm Chú Ý 300m vậy rốt cuộc là Chú Ía hay Chú Ý ? Tên nào đúng ?
Nhân tiện đây các bác cho em hỏi luôn, địa danh Gò Vấp là tên Tàu hay ta, nghĩa của cụm từ này. Cảm ơn!

chutuoc
15-04-2013, 11:51 PM
Gò Vấp là tên một quận của tỉnh Gia Định. Gọi là Gò Vấp có ý nghĩa gì ? Chúng tôi đã dụng công ra tìm những sử sách và hỏi thăm các vị bô lão, nhưng chẳng tìm hiểu được gì đích xác. Tuy nhiên, theo truyền thuyết, cũng có thể tin được, địa danh mang tên Gò Vấp, vì lúc trước nơi ấy là một ngọn đồi trồng cây Vấp (theo tiếng Chàm gọi là Krai, tiếng Việt là Vấp hay Lùn). Thứ cây Vấp là thứ cây mà dân Chàm coi như thần mộc, yểm hộ cho dân tộc Chàm.


http://www.govap.hochiminhcity.gov.vn/Hnh%20nh%20bn%20tin/2012-8/cayvap.jpg

http://www.govap.hochiminhcity.gov.vn/Hnh%20nh%20bn%20tin/2012-8/hoacayvap.jpg

Hoa cây Vắp hay Vấp

Vùng đất Gò Vấp đã được khai phá từ những ngày đầu khi lưu dân Việt đi mở đất từ cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII. Năm 1698, khi Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh thừa lệnh Chúa Nguyễn Phúc Chu kinh lý miền Nam, xác lập chủ quyền cương thổ của Việt Nam ở vùng đất mới thì đất Gò Vấp đã có tên trong sổ bộ, thôn, xã thuộc huyện Tân Bình, Phủ Gia Định. Gò Vấp cách trung tâm Bến Nghé xưa (quận 1 bây giờ) khoảng 1km về phía Tây Bắc, lại nằm trên vùng đất "Gò" cao (hơn 11m so với mặt biển) có nước ngọt của sông Bến Cát - phụ lưu của sông Sài Gòn - thuận lợi canh tác và sinh hoạt, vì thế lưu dân chọn lập làng, dựng ấp, tạo dựng quê hương mới.

Theo Gia Định Thành thông chí của Trịnh Hoài Đức thì vào triều Gia Long, năm 1818, vùng đất mang tên Gò Vấp rộng lớn nằm trong địa phận các tổng Bình Trị và Dương Hòa thuộc huyện Bình Dương. Năm 1836, khi Nhà Nguyễn đạc điền và lập bạ cho toàn bộ lục tỉnh Nam Kỳ thì Gò Vấp thuộc tổng Bình Trị Hạ, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định.

thanh_long
16-04-2013, 09:29 AM
Có đúng không đây !
Xin hỏi Chutuoc: có đúng trong hình là cây vắp không ? Nhất là cái hình trên, tôi thấy hình trên trông như là cây cảnh được trồng trong công viên. Vả lại, so với hình dưới thì thấy hai cây khác nhau, một hoa tím và một hoa trắng... vậy là sao?

chutuoc
16-04-2013, 01:40 PM
bây giờ cây Vắp ( Vấp ) không còn nhiều như lúc trước, chỉ còn vài cây rãi rác ở các công viên Tao Đàn , Lê Thị Riêng, Thảo Cầm Viên..... quả thật cây Vắp trên kia là được người ta trồng công viên , còn cái màu tím thì không phải là hoa mà lá non , hoa màu trắng

đây nè


http://4.bp.blogspot.com/-2OVD4ffZ-xM/UKigQ5aoezI/AAAAAAAAZNM/soF038DRmI4/s1600/Mesua+ferrea.JPG

Vắp - Mesua ferrea L., thuộc họ Măng cụt - Clusiaceae.

Mô tả: Cây gỗ hay cây nhỡ, có thể cao 10-30m, tán rậm, nhánh nhỏ. Lá có phiến thuôn - ngọn giáo, tròn ở góc, nhọn ở đầu, dày, dai, bóng ở mặt trên, mốc trắng ở mặt dưới, gân phụ khó nhận; cuống dài 9-10mm. Hoa ở ngọn hay ở nách lá, thường đơn độc, màu trắng hay vàng vàng, thơm. Quả xoan, nhọn có đài tồn tại, gần như còn một ô; vỏ hóa gỗ, mở ở đỉnh thành 2 hay 4 van; hạt 1, gần tròn, dài 2cm, rộng 1cm.

Ra hoa tháng 3.



Bộ phận dùng: Vỏ, hoa, lá, hạt - Cortex, Flos, Folium et Semen Mesuae Ferreae.

Nơi sống và thu hái: Loài của Ðông Nam Á châu, có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, gặp nhiều ở Hòa Bình, Vĩnh Phú, Nghệ An, Hà Tĩnh và nhất là các tỉnh ở Nam Bộ Việt Nam. Do cây có dáng đặc biệt, tán rậm, lá non tía, lá già trưởng thành ánh bạc ở dưới, hoa đẹp và thơm, nên được trồng ở các chùa chiền. Ở miền Bắc nước ta, kích thước của cây và lá giảm đi trở thành cây nhỡ làm cảnh rất đẹp.

Thành phần hóa học: Hạt chứa 75-76% trong lượng của hạch và 46-49% trọng lượng của hạt nguyên một chất dầu đặc, vàng và nâu đỏ, có mùi riêng biệt và vị đắng. Dầu này cấu tạo bởi các acid stearic, oleic, linoleic, và arachidic. Hạt còn chứa một chất nhựa đắng, có tác dụng hơi độc đối với tim. Hoa chứa tinh dầu, 2 chất đắng, chất đắng chính là mesuol có hàm lượng 1% Mesuol và mesuone có hoạt tính kháng sinh.

Tính vị, tác dụng: Hoa có vị chát, mùi thơm làm săn da, lợi tiêu hóa; lợi trung tiện, trợ tim, bổ huyết. Quả chín thơm, làm ra mồ hôi. Vỏ làm săn da, làm thơm. Lá khô làm săn da và lợi tiêu hóa. Hạt có tác dụng tư bổ cường tráng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Hoa được dùng ở Ấn Độ để trị ho, và sau khi phơi khô dùng làm bột thêm dầu hay bơ đắp trị trĩ chảy máu, bỏng ở chân. Chồi hoa dùng trị lỵ.

Vỏ phối hợp với Gừng làm thuốc toát mồ hôi.

Lá và hoa cũng được dùng trị rắn cắn và bò cạp đốt. Ở Thái Lan, lá dùng trị vết thương nhiễm trùng; ở Ấn Độ còn dùng để ướp hương dầu.

Hạt có thể làm bột đắp trị phong thấp và đắp trị vết thương. Ở Vân Nam (Trung Quốc) người ta dùng hạt trị sang dương thũng độc.

bach_djen
16-04-2013, 03:49 PM
Em lên mạng tìm nhưng không thấy có tài liệu nào nói về việc này, nhưng nghe nói cây vắp (vấp) là loại cây cho gỗ kiểu như lim chứ không phải để làm thuốc. Chutuoc có thể nhầm không ạ.

thieugia
17-04-2013, 04:03 PM
Sáng nay ra công viên, từ xa nhìn thấy một cây có màu lá rất giống với cây "vắp" mà chutuoc nói (tấm hình đầu tiên). Đúng rồi, Shaojia vừa vào google search thì quả là cái cây mà Shao nhìn thấy lúc sáng nay trong công viên có hoa và lá giống cây này


http://files.myopera.com/augustkisses/blog/DSC_0363.JPG
Cây mà Shaolaojia thấy trong công viên

Nhưng lá trên ngọn nhìn từ xa rất giống cây mà chutuoc phản ánh, cũng màu tím tím.
Tóm lại, Shaolaojia tuy nhà ở Gò Vấp nhưng cây vắp là cây gì thì Shaolaojia đây cũng mù tịt, chẳng biết, chưa nghe và cũng chẳng thấy bao giờ ;). Hôm nay nhìn lại cây mà chutuoc đăng trong bài viết và lê gu gồ sợt thì được biết trên đường Nguyễn Đình Chiểu có trồng, đây là đường mà hàng ngày Shaolaojia vẫn ngày 2 buổi đi làm thường xuyên mà không để ý.

Về danh từ Gò vấp thì đồng ý với cách giải thích của chutuoc nhưng đoạn trích dẫn này có lẽ là nhầm chăng ? Sao lại chỉ cách có 1 km được ?

Vùng đất Gò Vấp đã được khai phá từ những ngày đầu khi lưu dân Việt đi mở đất từ cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII. Năm 1698, khi Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh thừa lệnh Chúa Nguyễn Phúc Chu kinh lý miền Nam, xác lập chủ quyền cương thổ của Việt Nam ở vùng đất mới thì đất Gò Vấp đã có tên trong sổ bộ, thôn, xã thuộc huyện Tân Bình, Phủ Gia Định. Gò Vấp cách trung tâm Bến Nghé xưa (quận 1 bây giờ) khoảng 1km về phía Tây Bắc, lại nằm trên vùng đất "Gò" cao (hơn 11m so với mặt biển) có nước ngọt của sông Bến Cát - phụ lưu của sông Sài Gòn - thuận lợi canh tác và sinh hoạt, vì thế lưu dân chọn lập làng, dựng ấp, tạo dựng quê hương mới.

Theo Shaolaojia thì Gò Vấp:


Gò Vấp vốn là khu gò (gò đất cao) có nhiều cây "vắp", một loại cây thân cứng như lim. Gò vắp là vùng đất xưa thuộc tỉnh Gia Định do sau này nói chệch đi mà thành. Trong Gia Định phú (bài 1) có câu:

Cứng cỏi bấy thứ đàn bà xứ Gò Vấp
Thanh tao thay ông hòa thượng chùa Cây Mai
Trong ca dao trước cũng có câu:

Trầu Sài Gòn xe ra nửa lá
Thuốc Gò Vấp hút đã một hơi...
Như vậy, Gò vấp không những là nơi có nhiều cây "vấp" mà còn là nơi trồng thuốc có tiếng xưa kia.
Trong quyển Tự Điển Thành Phố Sài Gòn - Tp. HCM/NXB Trẻ 2001 ghi:
Năm 1944 Gò Vấp là một trong 4 quận cuar tỉnh Gia Định. Gồm 2 tổng, 14 xã thôn. Năm 1970 là 1 trong 8 quận của tỉnh Gia Định, dt 67,9 km , dân số 402.187 người. So với Gò Vấp hiện nây, Gò Vấp cũ dt lớn gấp 3 lần, dân số đông gấp 2 lần (năm 2000).

Giải thích về địa danh "Chuồng Chó":
Chuồng Chó là địa danh dùng để chỉ ngã 5 Gò Vấp tức vòng xoay Nguyễn Kiệm - Quang Trung - Nguyễn Văn Nghi - Nguyễn Oanh - Phạm Ngũ Lão và nay thêm Trần Thị Nghĩ thành Ngã 6.
Nguyên cớ: Thời Pháp tại khu vực này có một trại huấn luyện chó gọi là trường Quân Khuyển, chính là nhà số 679 Nguyễn Kiệm (đầu đường Nguyễn Văn Công bây giờ). Trung tâm huấn luyện này đã chuyển ra ngoài Bắc từ 1994. Shaolaojia biết rõ chuyện này vì ngày xưa nhà của Shaolaojia ở số 675 đường Nguyễn Kiệm.
Ngã Năm Chuồng Chó trước kia còn có tên là ngã 5 Hàng Điệp, vì trên các đường dẫn đến ngã 5, hai bên đường đều trồng hai hàng điệp.

Giải thích về ngã 3 Chú Ía
Có 3 cách giải thích:
- Xưa khu vực này có rất đông người Tàu ở. Khoảng trước năm 2005 ngay trong khu rừng cây của công viên (đầu ngã 3) Thiều gia vẫn còn thấy có rất nhiều mộ tổ ong, một kiểu mộ đặc trưng của người Tàu và ngay cuối công viên hiện vẫn còn nhà hội quán của người Tiều. Tương truyền khu đất này xưa thuộc quyền khai khẩn của một người có tên là Ía bởi vậy mới có địa danh Chú Ía là như thế.
- Thuyết thứ hai có tên là ngã 3 "Chó Ỉa" vì xưa chỉ là con đường mòn dùng để dân địa phương qua lại rất quạnh quẻo, lại gần khu vực Chuồng Chó nói trên nên chỉ là nơi để cho chó "giải quyết nỗi buồn" ít người đi lại, bởi thế mà thành danh ? Nên nhớ, vào khoảng năm cuối thập niên tám mươi và đầu thập niên chín chục, tuy là trục đường trọng yếu nhưng ban đêm thi thoảng mới có 1 chiếc xe tải chạy qua và buổi tối từ 20g thì không có một người nào đủ gan, dám một mình đi đêm lên Sài Gòn, rất hoang vắng. Trước kia, trên bản đồ người ta vẫn in là ngã 3 Chú Ía tức Chó Ỉa.
- Thuyết thứ ba, vì danh từ "Chó ỉa" đọc lên không được thuận nhĩ lắm... rất nặng mùi ;). Bởi vậy mọi người mới đọc chệch ra thành Chú Ý cho dễ "lọt tai" lại không mắc ói :p.

thieugia
18-04-2013, 02:42 PM
Sáng nay theo chỉ dẫn của chutuoc, Thieugia đi từ ngã tư Lê Quí Đôn - Nguyễn Đình Chiểu xuôi về Lý Thái Tổ (hết đường luôn),nhìn hoài mà không thấy cây nào giống cây mà chutuoc đã mô tả. Chỉ duy nhất có một cây (duy nhất nhé) ngay trước cửa của Tòa tổng giám mục là "lạ", là có vẻ giống giống nhưng không chắc lắm vì là nó có vẻ xanh hơn.


https://lh5.googleusercontent.com/-QnzMYbFqS7s/UW-ipZC6r2I/AAAAAAAADzs/yTQ9zXTfnAE/s538/IMG_0012.JPG
Cây ở trước cửa tòa Tổng Giám mục

http://4.bp.blogspot.com/-2OVD4ffZ-xM/UKigQ5aoezI/AAAAAAAAZNM/soF038DRmI4/s1600/Mesua+ferrea.JPG
Cây của chutuoc

thieugia
18-04-2013, 02:45 PM
Vậy là không phải rồi chutuoc ạ. Mà nhìn kỹ lại, lá cây của chutuoc giống như lá Bạch đàn thế nhỉ... có khi nào trong Nam người ta gọi bạch đàn là cây vắp không ta.

chutuoc
18-04-2013, 09:15 PM
cây của Thầy không phải đâu , cây của con mới đúng
Cây Vấp tên khoa học là Mesua ferrea L nó cùng họ với cây măng cụt, mù u .....nó thuộc họ Bứa (Clusiaceae ) chứ không phải họ nhà Lim