PDA

View Full Version : Cuộc Sống Mến Yêu...



fangzi
24-04-2013, 09:48 PM
Nghệ An

DÙNG CÔNG NÔNG LÀM XE HOA

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vnexpress.jpg
Thứ ba, 23/4/2013, 10:01 GMT+7

Bố mẹ khuyên hai con nên thuê ôtô 4 chỗ làm xe hoa rước dâu nhưng cô dâu chú rể xin được sử dụng xe công nông để ngày lễ vu quy thêm ấn tượng.

Mấy ngày qua, người dân xã Mã Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) xôn xao về đám cưới với màn rước dâu độc đáo bằng 12 chiếc công nông. Chú rể Nguyễn Bá Trường (25 tuổi) và cô dâu Phan Thị Khoa (18 tuổi) yêu nhau gần 2 năm. Cả hai sống cùng làng, lớn lên từ thời chăn trâu, cắt cỏ nên rất hiểu nhau. Trong ngày cưới, cả hai đều muốn làm điều gì đó thật đặc biệt để mọi người nhớ lâu.


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/be/3d/7a/cong-nong1.jpg
Chiếc xe hoa được trang hoàng lộng lẫy, cô dâu chú rể cười mãn nguyện trên chiếc xe hoa đặc biệt. Ảnh: Nguyễn Hải

Trường thấy Yên Thành là quê lúa, nhà nào trong làng cũng có xe công nông tự chế, đầu là máy cày, đuôi là thùng xe bò lốp cải tiến. Vì thế anh nghĩ sẽ tổ chức rước dâu bằng xe công nông. Trước đây, một đám cưới khác ở huyện Yên Thành cũng dùng xe công nông khiến ngày vu quy rất vui và ấn tượng.

Ý tưởng của chú rể được cô dâu nhiệt tình hưởng ứng và bàn với bố mẹ hai bên. Ban đầu, mọi người không đồng ý vì đây là ngày đại sự, gia đình không nghèo khó. Bố mẹ khuyên hai con nên thuê ôtô 4 chỗ làm xe hoa rước dâu như những đám cưới khác. Sau khi phân tích cho bố mẹ hiểu về sự độc đáo, ấn tượng của đám rước dâu bằng xe công nông, đôi bạn trẻ nhận được sự đồng ý.

Trường liền chạy quanh làng, mượn 12 chiếc công nông cải tiến về trang trí, chuẩn bị cho lễ rước. Xe hoa được trang trí đẹp mắt với bóng bay, kim tuyến, ruy băng và lá dừa kết hình trái tim. Còn đoàn xe phía sau được dán chữ hỷ và buộc những dải băng hồng.

Trưa 19/4, chú rể tập hợp đoàn xe công nông đến nhà gái. Sau thủ tục xin dâu, anh Trường dẫn vợ trèo lên chiếc công nông rồi diễu một vòng quanh làng, trong tiếng máy nổ, tiếng nhạc hòa lẫn tiếng cười nói vui vẻ. Dọc đường rước dâu, người dân đổ ra xem khiến vợ chồng Trường càng thêm hạnh phúc.

Gần một năm trước, đôi bạn trẻ Nguyễn Viết Văn - Nguyễn Thị Phượng (xã Hậu Thành, huyện Yên Thành) cũng từng gây rúng động với màn rước dâu bằng 7 chiếc xe công nông tự chế.

Hải Nguyễn

Shaolaojia
25-04-2013, 01:40 PM
Thanh Hóa

Khát vọng sống của “dị nhân” 70 centimét

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/24%20h.jpg
Thứ Năm, 25/04/2013, 01:42 AM (GMT+7)


Người ta gọi anh là Sơn “phích”. Bởi, anh bị liệt từ nhỏ, đôi mắt lại mù loà, còn cơ thể thì teo tóp, co quắp và nhỏ như… cái phích.
Hơn 40 tuổi đời, nhưng người đàn ông này đã phải “quanh quẩn” trên chiếc giường nhỏ hơn 30 năm. Thế nhưng, bằng niềm tin, nghị lực và khát vọng sống mãnh liệt, anh quyết vượt qua số phận, và anh đã làm được.
Dị nhân "Sơn Phích"
Chuyến công tác về vùng ven biển Nga Sơn (Thanh Hóa), tôi được nghe nhiều người kháo nhau về Sơn “phích”. Nghe cái tên ngồ ngộ, khơi trí tò mò nên tôi lân la tìm về để tận mắt xem anh ta là ai, người như thế nào. Về đến đầu thôn Đồng Đội, xã Nga Lĩnh, hỏi tên “Sơn phích”, hầu như người dân nào cũng biết… Khi bước vào ngôi nhà ấy, ban đầu quả thực tôi “choáng” trước người mà mình tìm gặp, bởi thân hình của anh Sơn co quắp, teo tóp và ngắn đúng như… cái phích vậy. Khi nhìn vào đôi mắt của anh, tôi chỉ thấy một màu đục như nước vo gạo. Nghe tiếng tôi chào, anh đỡ lời rất nhanh, đồng thời hỏi ngay tôi là ai, ở đâu, đến nhà anh có việc gì… Tôi chưa kịp trả lời, thì thấy anh cựa quậy từ góc giường sát tường rồi lắc đi lắc lại. Thì ra, anh đang trườn ra phía ngoài giường để trò chuyện với khách. Nghe tôi giới thiệu thì ngay lập tức người đàn ông này cất tiếng cười giòn giã, miệng liếng thoắng nói chuyện. Chẳng mấy chốc, cuộc trò chuyện giữa chủ nhà và khách trở nên thân tình.

“Dị nhân” này có tên là Trịnh Thanh Sơn, tuổi Canh Tuất (1970). Ngày ấy, anh Sơn sinh ra cũng lành lặn như bao đứa trẻ khác. Nhưng rồi, vừa tròn 1 tuổi, mẹ anh qua đời, còn bố bỏ đi biệt xứ. Anh Sơn được vợ chồng ông Trịnh Văn Toại, bà Đồng Thị Xuyên (anh em họ ngoại) nhận về nuôi. Những tưởng cuộc đời anh sẽ được xoa dịu bớt nỗi đau không cha, mất mẹ trong tình thương của bố mẹ nuôi, thì số phận nghiệt ngã một lần nữa lại tìm tới anh. Năm Sơn tròn 10 tuổi, trong lúc đi hái lá dâu giúp mẹ nuôi tằm, anh bỗng thấy chân mình đau, các khớp ở đầu gối, ngón chân, ngón tay sưng tấy rồi không thể đi lại được. Bố mẹ nuôi đưa anh đi khắp các bệnh viện điều trị nhưng không khỏi. Các bác sĩ kết luận anh bị viêm đa khớp nặng, sau này sẽ không thể đi lại được. Cũng năm ấy (1980), bố nuôi bị bạo bệnh một thời gian rồi qua đời.
Trong căn nhà dột nát, chỉ còn người mẹ nuôi và anh. Lúc bấy giờ, do cuộc sống của hai mẹ con khốn khó vô cùng, nên hai mẹ con đã không đi được đến cùng để chữa trị khiến bệnh của anh mỗi lúc một nặng. Dần dần, tay chân anh co quắp hoàn toàn, cơ thể anh bị co rút lại, hình hài giống như đứa trẻ lên 3.


http://img-hcm.24hstatic.com:8008/upload/2-2013/images/2013-04-24/1366795002-di-nhan-son-phich.jpg

Từ một cậu bé nhanh nhẹn, hoạt bát, anh Sơn bỗng chốc sống như một đứa bé, suốt ngày nằm trên giường. Người mẹ nuôi gầy gò ốm yếu phải sớm hôm tần tảo vừa chăm sóc anh, vừa lo kiếm miếng cơm manh áo. Ngần ấy bất hạnh dường như vẫn chưa đủ, năm 1996, anh Sơn tiếp tục bị viêm giác mạc dẫn đến mù loà, mặc dù đã chạy chữa nhiều nơi nhưng không được. Hiện giờ, tuy đã hơn 40 tuổi, nhưng anh Sơn chỉ dài chừng 70 centimét, cân nặng khoảng 25kg, đôi mắt mù lòa, tay, chân teo tóp...

Quyết không gục ngã
Hơn 30 năm nay, Sơn “phích” không đi đâu khỏi giường. Cơ thể của anh chỉ ở một tư thế nằm ngửa, hai chân co lên, đầu cách mặt giường 20cm mà không bị mỏi; đầu và cổ tạo thành đường cong, cứng như que củi, không nâng lên cũng không hạ xuống được. Mọi việc từ ăn uống, tắm rửa, đi vệ sinh... anh đều phải nhờ mẹ nuôi. Người bình thường, việc học tập và làm kinh tế đã rất khó khăn, nhưng với người không thể đi lại, mọi sinh hoạt đều dựa vào người khác như anh Sơn còn khó hơn nhiều. Quyết tâm vươn lên thoát khỏi số phận với khát khao được sống có ích, sống đúng nghĩa là một con người chứ không phải một phế nhân, anh bảo: “Khi đôi mắt của mình không thấy gì nữa, nhiều lúc muốn cắn lưỡi một phát cho xong đời.

Thế nhưng, cứ nghĩ đến mẹ đang phải sống vì mình, thì không tài nào mà làm được điều đó. Giờ nghĩ lại, mới thấy lúc đó mình thật ấu trĩ. Hồi ấy, đêm nào cũng thức trắng để nghĩ vơ vẩn. Hết nghĩ lại khóc, nhưng nào có dám khóc to, sợ mẹ biết mình khóc. Khóc chán, lại nghĩ, lại bi quan, chán nản. Người ta bảo “thân bại, danh liệt”, nhưng mình chẳng có danh để liệt mà chỉ có thân bị bại thôi. Nhưng nếu không tìm ra việc gì làm, thì sống bằng cách nào đây”. Những ngày đầu bắt tay làm kinh tế, anh mày mò vay mượn bạn bè được 300.000 đồng để cùng mẹ buôn hàng tạp hoá ở nhà. Gọi là tạp hóa, nhưng thực ra hàng của mẹ con Sơn chỉ là mấy lạng chè khô, vài gói kẹo lạc, dăm cái bánh đa…, được bà con chòm xóm thương tình mua ủng hộ. Tuy lời lãi không đáng là bao nhưng cũng giúp Sơn thấy vui, vì đỡ đần phần nào khó khăn cho mẹ. Nhưng rồi, thời buổi “thóc cao, gạo kém”, việc buôn bán khó khăn, thu vốn về chậm, nên anh quyết định vừa buôn bán vừa chăn nuôi.
Ngày ấy, anh và mẹ nuôi một đôi lợn nái sinh sản và gà, vịt thả vườn với mục đích lấy ngắn nuôi dài, nhưng chỉ mang tính chất nhỏ lẻ, nếu gặp dịch bệnh thì không chống chọi nổi. Những trăn trở, những suy nghĩ phải làm gì để tự cứu mình trước khi được người khác cứu, khiến anh bao đêm thức trắng. Năm 2006, anh đưa ra quyết định táo bạo: Chuyển hết vốn liếng sang nuôi gà, ấp trứng. Ý tưởng của anh bị mẹ nuôi và bà con phản đối kịch liệt. Liên tiếp hàng tháng trời, Sơn “phích” quyết tâm thuyết phục mẹ cho bằng được. Thấy đứa con nuôi tật nguyền của mình không cam chịu đầu hàng số phận, nên mẹ mủi lòng đồng ý. Vậy là anh nhờ mẹ bế sang nhà bác họ để học cách ấp trứng gia cầm bằng công nghệ lò ấp. Suốt 3 tháng trời, Sơn “phích” nằm nghe bác giảng giải kỹ thuật ấp trứng. Nhờ có trí nhớ đặc biệt hơn người, những gì bác chỉ bảo anh đều nhớ rất chi tiết và chính xác từng công đoạn nhỏ. Khi “khóa học” vừa “bế giảng”, ngay lập tức Sơn “phích” về động viên mẹ xây dựng chuồng trại và mua con giống. Ban đầu, do không có vốn anh chỉ vay mượn anh em bạn bè hàng xóm đủ mua được 30 con gà giống. Chỉ sau 1 năm, số gà của anh đã tăng lên tới hơn 100 con gà mái đẻ và 30 gà trống. Thấy số lượng gà tăng, anh bắt đầu bán thu vốn và xây chuồng cũng như tường bao quanh để nhốt gà. Chưa thỏa mãn với những gì mình làm được, Sơn “phích” tiếp tục vay mượn để đầu tư mua sắm một máy ấp trứng, công suất 500 quả/lần ấp.

Thế nhưng, năm 2009, do dịch cúm gia cầm (H5N1), đàn gà của anh Sơn chết sạch. Mẹ anh khóc cạn nước mắt vì tiếc công, tiếc của và thương con. Quyết tâm vượt qua khó khăn, anh chờ hết dịch và kiên trì làm lại. Sơn “phích” kể tiếp: “Mình nghĩ không thể ỷ lại cho số phận được, không thể nằm chờ sự giúp đỡ của người khác mãi được, mình phải tự nghĩ ra cách cứu mình. Sau hơn 3 tháng với sự giúp đỡ, tin tưởng của bạn bè, hàng xóm, đàn gà của mình lại tiếp tục được nhân lên từ 30 con gà giống ban đầu. Lúc cao điểm, cũng lên tới hơn 150 con gà thịt và gần 100 gà mái đẻ, nên mình đã phải thuê thêm 2 người làm. Mình như chết đi sống lại, vui lắm…”.

Những tưởng những tháng ngày gian khó mẹ con cố gắng vượt qua, giờ là những ngày vui hưởng hạnh phúc, thì cuối năm 2011, người mẹ nuôi của anh qua đời do bạo bệnh. Một lần nữa, Sơn như héo hon hơn, đôi mắt đã loà của anh dường như không còn nước mắt để khóc mẹ, khóc cho số phận của mình. Từ ngày mẹ nuôi qua đời, mọi sinh hoạt cá nhân từ tắm rửa, ăn uống đến vệ sinh anh đều phải nhờ cậy người giúp việc hoặc bà con trong xóm. Để tự phục vụ bản thân mình, Sơn “phích” trang bị 3 dụng cụ bất ly thân, đó là một cành tre nhỏ bằng ngón tay trỏ, dài khoảng 50cm, một chiếc radio và một điện thoại bàn. Anh cầm chiếc que lên rồi bảo: “Chiếc que tre này là “tay” của mình đấy. Mình phải dùng nó để rửa mặt, gãi đầu, gãi chân… Còn chiếc đài là do cô giáo và học trò trường Chu Văn An (Nga Sơn) đến thăm, tặng cho mình để nghe tin tức thời sự hằng ngày. Và đây nữa, mình phải mua điện thoại bàn để “cầu cứu” khi có công việc hay ốm đau. Nằm một chỗ, người giúp việc hay bà con trong xóm không thể thường xuyên ở bên. Nhất là ban đêm, vì chỉ có một thân một mình”. Mỗi buổi sáng dậy, Sơn “phích” thường phải “đánh vật” với việc rửa mặt. Sau khi nhờ người giặt khăn cho ướt, anh lấy chiếc que kẹp vào khuỷu tay, trên đầu que là chiếc khăn quấn chặt đưa qua đưa lại trên mặt.

Shaolaojia
25-04-2013, 01:44 PM
Khát vọng sống của "dị nhân" 70 centimét

** Tiếp theo...


Sơn “phích” không còn đơn độc

Không còn mẹ bên cạnh, anh chỉ còn biết trông chờ sự giúp đỡ của anh em, bạn bè, hàng xóm và giờ có thêm người cha đỡ đầu. Ông Tịnh (người nhận anh là con đỡ đầu) mỗi ngày 2 buổi đến giúp anh mọi công việc của gia trại, từ việc chăm sóc chuồng trại đến xuất bán gà giống. Mỗi tháng, ông chỉ nhận 600.000 đồng tiền xăng xe đi lại. Nhiều người dân địa phương chứng kiến sự thành công của chàng trai tật nguyền trên con đường vượt lên số phận đã không khỏi ngạc nhiên trước nghị lực phi thường của anh.

Hiện nay, gia trại của “dị nhân” Sơn “phích” sau khi trừ chi phí mỗi năm thu về vài chục triệu đồng. Sắp tới, anh dự định sẽ nhân rộng lên 300 gà mái đẻ và xuất bán mỗi tháng hơn 5.000 con gà giống cho các thương lái trong huyện và tỉnh Ninh Bình… Ông chủ tật nguyền này giờ đây còn tạo việc làm cho 2 lao động là người địa phương với mức lương 2 triệu đồng/người/tháng.

Trước khi chia tay gã “dị nhân”, tôi tế nhị đề cập đến chuyện tình cảm của anh. Nghe hỏi về chuyện này, Sơn “phích” như mở tấm lòng: “Cảm ơn chú đã hỏi thăm. Mình cũng đang định khoe để chú mừng. Hiện tại mình có người yêu rồi. Đăng ký kết hôn rồi”. Nói xong, Sơn “phích” cười “toe toét”. Tôi pha trò: “Đã đăng ký kết hôn rồi, thì phải gọi là vợ, sao lại gọi người yêu?”.

Sơn “phích” lại cười rung: “Ừ, xin lỗi. Nói thế, nhỡ vợ nghe được, giận chết. Hôm nay cô ấy đang đi công việc, hôm sau chú xuống chắc chắn sẽ gặp thôi. Cô ấy ở trên huyện Hà Trung, cách đây 20 cây số. Cô ấy cũng có hoàn cảnh khá trắc trở, đã ly dị chồng và có một đứa con lên 4 tuổi. Nói thật lòng, mình vui lắm lắm, nên mới kể vầy”.

Theo Thái Dương (Lao động)

minh_anh
27-04-2013, 08:37 PM
Đăck Nông

Bị xe tải kéo nát 2 đùi, bà vẫn ôm chặt cháu

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_tinmoi.gif
Thứ 7, 27/04/2013 15:32:06


Bị bánh xe tải kéo lê đến nỗi dập nát hai đùi nhưng bà Trần Thị Hương vẫn ôm chặt đứa cháu mới 20 tháng tuổi trong lòng, nhờ vậy mà đầu cháu bé không bị đập xuống đường chấn thương.

Vụ tai nạn thương tâm xảy ra vào khoảng 8 giờ 45 phút ngày 27/4, trên Quốc lộ 14 (đoạn qua xã Trúc Sơn, huyện Cư Jút - Đắk Nông).

Chị Hoàng Thị Tâm Đoan (SN 1987, trú huyện Đắk Mil - Đắk Nông) điều khiển xe máy mang BKS 48B1 - 11112 chở mẹ là bà Trần Thị Hương (SN 1961, trú huyện Krông Bông - Đắk Lắk) và con là Nguyễn Huy Dũng (20 tháng tuổi) lưu thông hướng Đắk Nông - Đắk Lắk. Khi đi đến địa điểm trên đã va chạm với phần hông bên phải của xe tải mang BKS 47K-6602 chạy cùng chiều, do tài xế Hồ Viết Trường (SN 1988, trú huyện Krông Bông - Đắk Lắk) điều khiển.


http://media.tinmoi.vn//2013/04/27/tin-tuc-tai-nan-xe-tai1.jpg
Chiếc xe tải va chạm với xe máy khiến 3 người nhà chị Đoan té xuống đường. Tai nạn xảy ra sát lề đường.

Cú va chạm làm 3 người trên xe máy ngã xuống đường. Chị Hương ngã vào lề đường nên chỉ bị thương nhẹ, còn bà Hương và cháu Dũng bị bánh sau xe tải kéo lê hơn 6 m. Chị Đoạn kể lại: “Phần đùi của mẹ tôi mắc kẹt trong bánh xe. Tôi hét lên và tài xế đã cho lùi xe để mọi người kéo mẹ và con tôi ra”.


http://media.tinmoi.vn//2013/04/27/tin-tuc-tai-nan-xe-tai2.jpg
Bà Hương bị bánh xe kéo lê hơn 6 m, 2 đùi bị dập nát

http://media.tinmoi.vn//2013/04/27/tin-tuc-tai-nan-xe-tai3.jpg
Cháu Nguyễn Huy Dũng bị dập nát 2 bàn chân nhưng nhờ được bà ôm chặt nên đầu không bị chấn thương

Theo lời chị Đoan, chị đang chạy xe chạy sát lề đường bên phải thì xe tải mang BKS 47K-6602 vượt lên từ phía sau. Cùng lúc, một xe tải khác chạy ngược chiều tiến lại nên tài xế xe 47K-6602 lạng sang phải né và phần hông của xe tải đập vào đuôi xe của chị.

Bác sĩ Y Bliu Arul, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đắk Lắk, cho biết bà Trần Thị Hương bị đa chấn thương, dập nát 2 đùi, hiện đang trong tình trạng nguy kịch. Còn cháu Dũng bị nát 2 bàn chân.

Theo một số nhân chứng, mặc dù vô cùng đau đớn nhưng bà Hương vẫn ôm chặt đứa cháu vào lòng nên khi té xuống và bị xe tải kéo lê, phần đầu của cháu Dũng không đập xuống đường.

trai_xu_doai
30-04-2013, 04:43 AM
Đăck Nông

Bị xe tải kéo nát 2 đùi, bà vẫn ôm chặt cháu

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_tinmoi.gif
Thứ 7, 27/04/2013 15:32:06

Cháu xin được gửi lời cảm phục đến người bà vĩ đại, bà Trần Thị Hương và cháu cũng xin được chúc cho hai bà cháu mau bình phục.

thieugia
06-05-2013, 08:54 PM
"Dị nhân" bán vé số ở Sài Gòn



Mặc mỗi ngày một bộ đồ màu mè; mũ, tóc giả, kính, giày được thiết kế lạ đời, chạy trên chiếc xe đạp 2 màu… Nhìn vào ai cũng bật cười. Đó là hình ảnh “dị nhân” bán vé số ở Sài Gòn.

Lâu nay, dân nhậu, cà phê ở nội thành TP.HCM mỗi khi bắt gặp người này ai cũng bật cười bởi cách ăn mặc không giống ai nhưng lại nói chuyện rất tiếu lâm và thân thiện. Ông là Châu Thơ Phương (56 tuổi, ở Q.11, TP.HCM) - mọi người gọi ông là “Thần tài vé số”.


http://media.tinmoi.vn//2013/03/05/dinhan4.jpg
"Thần tài vé số" Châu Thơ Phương.

Gặp “Thần tài Phương” tại một quán cà phê ở đường Đồng Đen, Q.Tân Bình khi ông vừa dựng chiếc xe đạp ở góc đường, chúng tôi không khỏi ấn tượng. Mọi ánh nhìn của khách uống cà phê đều đổ về ông, kèm theo những nụ cười sảng khoái. Không chỉ ấn tượng về trang phục, chiếc xe đạp, mà trong cách nói chuyện của ông cũng mang lại cho người ta sự thoải mái. Bộ trang phục và phụ kiện của ông từ đầu đến chân đều rất đặc biệt, nhiều màu như xanh, đỏ, hồng, vàng. “Thần tài” cho biết hiện có 9 bộ trang phục với 9 màu khác nhau, tự ông thiết kế, may, dán, nhuộm, sơn phết.

Bộ màu đỏ ông hay mặc vào dịp Tết vừa rồi với ý nghĩa vui tươi, mang lại may mắn cho mọi người. Ông còn dán thêm câu “Happy new year” trong những ngày Tết dương lịch; “Mừng xuân, mừng Đảng” và cờ tổ quốc lên ngực, sau lưng. Ông Phương nói: “Lúc đầu chỉ có 2 bộ màu đỏ, nhưng người ta thấy mặc hoài nói tôi ở… dơ, nên may thêm bộ màu vàng và xanh. Mặc như thế để người mua vé số của tôi… gặp nhiều may mắn”.


http://media.tinmoi.vn//2013/03/05/dinhan1.jpg
Bộ trang phục của "dị nhân" đúng là... kỳ lạ.

Trên bộ đồ màu xanh, trước ngực ông thêu chữ Hoa, phía sau dịch ra là “Tài sắc kiên thu/bất lao như hoạt” (khỏi cần làm cũng có ăn), nghe thật hài hước. Trước bụng ông may thêm chiếc túi để bỏ vé số và tiền. Chiếc mũ lá được uốn gọn, gắn con rắn giả hàm ý năm Qúy Tỵ đem lại may mắn. Đôi giày, tất, chai nước cũng một màu, mái tóc giả được nhuộm theo trang phục. Chiếc kính vui vẻ mà ông Phương thường đeo được mua ở cửa hàng bán đồ cho giới… teen. “Khi đeo kính có gắn cái mũi to khiến người ta bật cười sảng khoái. Nếu không có kính, nhìn cái mặt mình bình thường, chẳng có gì đặc biệt để gây ấn tượng cả”, ông tươi cười nói.

Ông Phương cho biết, mỗi dịp lễ, Tết hay những ngày kỷ niệm như ngày thành lập đảng 3/2 thì ông mặc bộ màu đỏ có dán câu “3/2/1930 - 3/2/2013. 83 năm ngày thành lập đảng”; ngày 30/4 thì có câu “30/4/1975. Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam”, sau lưng thì dán câu “Không có gì quý hơn độc lập tự do” rồi ông chạy ra bán vé số và xem đua xe ở dinh Thống Nhất, người ta mua và hỏi rất nhiều. Còn những ngày lễ khác thì ông mặc màu hồng, như ngày Vanlentine 14/2 thì dán câu “14/2 - Ngày lễ tình yêu”, nhiều cặp đôi “hăng hái” mua vé số ủng hộ ông…


http://media.tinmoi.vn//2013/03/05/dinhan6.jpg
Chiếc xe đạp - phương tiện đi bán vé số của ông Phương - cũng rất màu mè.
Khi chúng tôi hỏi tại sao phải mặc trang phục lạ thế này đi bán vé số, ông Phương chia sẻ: “Việt Nam không giống như nước ngoài, mình còn ít người mặc những trang phục lạ đời để kiếm sống ở đường phố. Đây là cách thu hút khách hàng tốt nhất, vừa đem lại niềm vui, tiếng cười và may mắn cho mọi người. Mọi người vui tôi cũng vui theo”.

“Thần tài” cho biết ông chọn cách bán vé số kiểu này được hơn một năm. “Vợ con tôi cũng thông cảm cho cách bán vé số kỳ lạ này. Tôi còn sức thì có thể tự nuôi sống bản thân được. Mặc như thế cũng không ảnh hưởng đến ai, không vi phạm pháp luật, mỗi người có mỗi cách làm. Ai cũng cười vì thấy lạ nên mình… cũng cười theo. Hàng ngày cuộc sống vui vẻ, đem lại niềm vui cho thiên hạ là sướng rồi. Ban đầu ăn mặc thế này đi bán vé số cũng… mắc cở lắm, nhưng riết rồi quen”, ông Phương cười chia


http://media.tinmoi.vn//2013/03/05/dinhan10.jpg
Mỗi ngày đi bán vé số ông kiếm được từ 250.000 - 300.000 đồng.

Ngồi nói chuyện với chúng tôi, ông Phương kể nhiều câu chuyện vui buồn trong thời gian mới vào nghề. Ban đầu ông in số điện thoại di động sau lưng để ai cần gì thì gọi. Có hôm gần 12h trưa, một người đàn ông gọi nói: “Ê thần tài, đưa 10 tờ vé sốtới địa chỉ…, bao nhiêu tiền cứ tính”. Ông nói đã hết vé, anh ta bảo kiếm đâu đó 10 tờ rồi mang tới. “Khi tôi lấy 10 tờ, gọi điện hỏi địa chỉ để đưa tới thì anh ta bảo đi làm rồi, “Thần tài” thông cảm nha! Nhiều lần như vậy, nên tôi rắp tâm “chơi” lại. Có lần khi họ gọi điện đòi mua vé số, tôi bảo bảo cứ ngồi chờ đó đi, đang ăn sáng, sau đó tôi đi bán nơi khác. Chắc họ cũng “ớn” tôi rồi nên không gọi quấy rầy nữa”, ông vừa cười vừa kể.

Có người còn ăn trộm vé số của ông bằng cách cầm xấp vé số rồi nói ông quay lưng lại cho xem số điện thoại. Không chút nghi ngờ, ông làm theo thì người này lấy 50 tờ vé số nhét vào túi rồi nói bán bán cho 2 tờ. Một lúc sau ông phát hiện thì kẻ gian đã chạy mất. Sau nhiều cú lừa, ông không in số điện thoại trên lưng áo nữa.

“Cũng có nhiều người phát ngôn ác ý khi thấy tôi ăn mặc thế này, họ nói “Thằng này khùng”. Nói vậy là lạc hậu, là… khùng. Cần phải nhìn xa ra thế giới để thấy đây là nghệ thuật, là… kỳ nhân”, ông nói. Mỗi ngày ông kiếm được 250.000 - 300.000 đồng, nhưng tiền ăn uống cũng đã hết 130.000 - 150.000 đồng. “Giá cả đắt đỏ quá!”, ông lắc đầu nói. Ông có 2 cô con gái tốt nghiệp đại học, đã lấy chồng và sinh con. Ông không muốn nhờ vả ai hết nên mới đi bán vé số kiếm sống.

Anh Trần Xuân Bắc, khách uống cà phê ở đường Bàu Cát, Q.Tân Bình, vui vẻ khi nói về “Thần tài vé số”. “Thỉnh thoảng gặp ông ấy, tôi và mấy người bạn hay mua vé số Lần đầu chúng tôi cũng nghĩ ông khùng khùng nhưng khi tiếp xúc thấy khác hẳn, ông vui vẻ, hóm hỉnh. Tôi nghĩ đây là cách kiếm sống đặc biệt hay”.

Shaojia sưu tầm.

thieugia
08-05-2013, 04:49 AM
Nam Định

Dị nhân 30 năm không cắt móng tay
http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_tinmoi.gif
Thứ Ba, 07/05/2013, 07:00 PM (GMT+7)


Hơn 30 năm nay, vì một đam mê không giống ai, ông Lưu Công Huyền (ở xóm 4, xã Giao Yến, Giao Thủy, Nam Định) đã không cắt móng tay để nó dài đến 50cm.


Ấn tượng loằng ngoằng

Đầu tháng 5 chúng tôi có dịp về Giao Thủy - nơi giao thoa của ba dòng nước lớn tạo nên một vùng đất trù phú bậc nhất của tỉnh Nam Định. Đây cũng là nơi sản sinh ra những bậc kỳ tài của đất Thành Nam. Rất tình cờ, chúng tôi được một họa sĩ kiêm thầy cúng giới thiệu về một người bạn mang "móng tay quỷ" và được đánh giá là người có móng tay dài nhất Việt Nam.

Đó là ông Lưu Công Huyền ở xã Giao Yến, nhưng khi đến nhà thì "dị nhân" đã đi đâu đó, nhà cửa vắng ngắt tịnh không bóng người, chỉ còn những con lân sư đang được đắp dở dang đứng nhe nanh bên hiên nhà. Một người hàng xóm bảo: "Ông ấy đi vẽ ở làng bên, đêm mới về nhà".

Dị nhân 30 năm không cắt móng tay, Tin tức trong ngày, di nhan 30 nam khong cat mong tay, di nhan khong cat mong tay, de mong tay dai, nguoi co mong tay quy, tin tuc, tin nhanh, tin hot, vn


http://img-hcm.24hstatic.com:8008/upload/2-2013/images/2013-05-07/1367920023-khong-cat-mong-tay-1.jpg
Những móng tay dài được ông Lưu Công Huyền nuôi dưỡng 33 năm nay.

Để mục sở thị móng tay dài nhất Việt Nam, chúng tôi sang làng bên tìm gặp. Tại một nhà thờ họ, nhóm họa sĩ đang đứng trên giàn giáo vẽ long cốt. Chúng tôi cất tiếng gọi, một người đàn ông quay lại, gương mặt đen nhẻm gầy gò nhưng đôi mắt sáng. Đặc biệt, 2 bàn tay có những cái móng dài loằng ngoằng lượn sóng trông như chùm rễ cây.

Như con sóc, ông Huyền leo thang thoăn thoắt xuống dưới nói chuyện với chúng tôi. Ông bảo: "Nhiều người lúc đầu nhìn thấy móng tay của tôi mà phát khiếp, có người mặt tái mét. Nhiều trẻ nhỏ khóc thét vì sợ. Có người bảo tôi có "móng tay quỷ", cũng đúng thôi vì cả tỉnh chẳng ai có móng tay dài thế này".

Ngồi vào bàn, phải khó khăn lắm ông Huyền mới cầm được chuyên nước. Việc cầm chén nước để uống càng khó khăn hơn. Những móng tay xoăn tít dài loằng ngoằng giống như những con giun đất đang giãy giụa ở đầu ngón tay. Ông Huyền thở dài: "Cái móng tay dài chỉ tổ dọa trẻ con là hiệu nghiệm".

Biệt tài bẩm sinh

Khi cuộc trò chuyện đã trở nên thân mật hơn, ông Huyền thổ lộ: "Tôi sinh năm 1958, là con thứ 7 trong gia đình có 10 anh chị em. Hồi nhỏ tôi đã định theo nghề thầy cúng bắt ma. Nhưng bố tôi bảo, đắc đạo vô tâm không có hậu nên tôi không theo. Tuy học hành chẳng được đến nơi đến chốn nhưng tôi có một cái tài mà ai cũng phải thừa nhận".

Ngay từ khi còn nhỏ, cậu bé Huyền đã có biệt tài hội họa. Học lớp 2 trường làng cậu đã có thể vẽ được bất cứ thứ gì theo mẫu. Bức vẽ đầu tiên mà Huyền thực hiện trước sự bất ngờ của gia đình là chân dung người cha đang ngồi uống rượu. Huyền lấy nhọ nồi vẽ cảnh người cha đang uống rượu, ông bố thấy con có khiếu hội họa muốn cho học hành tử tế để thành tài, ngặt một nỗi nhà nghèo nên đành bất lực. Ngoài ra, việc thêu thùa, đắp tượng cũng được cậu bé Huyền thực hiện rất thành thục, giống như một nghệ nhân đầy kinh nghiệm.

Lạ một điều là tất cả những công việc ấy tự tay Huyền làm được mà không phải qua đào tạo bất kỳ trường lớp nào. Lớn lên một chút, Huyền đi làm MC đám cưới, đám ma. Nhưng MC đám ma thì buồn quá nên Huyền chỉ chuyên làm cho đám cưới.

Chính cái duyên ăn nói lưu loát đã khiến cô gái làng bên tên là Nguyễn Thị Thuận "say" chàng đứ đừ. Họ kết duyên chồng vợ, và cũng từ lúc này Lưu Công Huyền bắt đầu có thú vui không giống ai là nuôi móng tay dài.

Dị nhân 30 năm không cắt móng tay, Tin tức trong ngày, di nhan 30 nam khong cat mong tay, di nhan khong cat mong tay, de mong tay dai, nguoi co mong tay quy, tin tuc, tin nhanh, tin hot, vn


http://img-hcm.24hstatic.com:8008/upload/2-2013/images/2013-05-07/1367920023-khong-cat-mong-tay-3.jpg
Mang "móng tay quỷ" nhưng ông Huyền rất tài hoa.

Cho đến nay, đã tròn 33 năm ông Huyền nuôi móng. Cũng ngần ấy năm, không biết bao nhiêu lần ông bị vợ giục cắt móng tay. Rồi danh hiệu "dị nhân" được gắn cho ông Huyền như một duyên nợ. Chỉ cần nhắc tới "Huyền móng" thì cả huyện Giao Thủy ai cũng nhớ đến người đàn ông kỳ dị lẫn những tài hoa.

Hiện nay, công việc chính của ông Huyền là vẽ hoa văn cho đình đền miếu mạo và các nhà thờ ở địa phương. Ông cũng là tổ trưởng của một nhóm các họa sĩ tài ba đất Thành Nam. Vốn là con trai thầy đồ nên ông Huyền cũng rất giỏi chữ Nho và thư pháp.

Nuôi móng khó hơn nuôi con

Nói về thú vui nuôi móng tay, ông Huyền có vẻ rất hào hứng. Tuy nhiên, ông chia sẻ: "Cái thú vui gì cũng phải kỳ công mới có ý nghĩa. Người ta chơi chim, chơi cây, chơi xe... tôi chỉ thích chơi móng tay dài. Nuôi móng tay khó hơn nuôi con nhiều. Phải thật cẩn thận, kỳ công đến từng động tác thì mới giữ được".

Theo ông Huyền, 33 năm qua gần như rất ít khi ông chạm tay vào nước. Vì khi móng tay dính nước sẽ mềm ra như bún và dễ bị rụng. Thậm chí khi đi xe trời mưa, ông phải cẩn thận ủ tay vào trong áo hoặc dùng túi nilon ủ hai bàn tay lại không cho nước ngấm vào.

Ngay cả việc tắm rửa của ông cũng rất hạn chế và phải nhờ đến vợ. Công đoạn mặc áo mới là nan giải nhất, vì móng dài lại loằng ngoằng nên ở hai cánh tay áo phải xẻ tà cho dễ mặc. Thậm chí, bao nhiêu năm nay ông Huyền không để ai ngủ cùng giường vì sợ bị đè hỏng móng.

Dị nhân 30 năm không cắt móng tay, Tin tức trong ngày, di nhan 30 nam khong cat mong tay, di nhan khong cat mong tay, de mong tay dai, nguoi co mong tay quy, tin tuc, tin nhanh, tin hot, vn


http://img-hcm.24hstatic.com:8008/upload/2-2013/images/2013-05-07/1367920023-khong-cat-mong-tay-4.jpg
Ông Huyền đang vẽ hoa văn tại một nhà thờ họ.

Nhất là khi ăn uống, nhiều khi ông phải nhờ người khác bón hộ. Điều này bất tiện nhất trong những bữa tiệc đám đình. Nhưng ông Huyền cũng luôn là tâm điểm chú ý của tất cả mọi người khi ông xuất hiện ở bất cứ nơi đâu.

Ông Huyền kể: "Có lần do sơ suất nên bị rụng một cái móng mà tôi mất ăn mất ngủ vì tiếc. Cũng có lần tôi bị tai nạn suýt chết vì giữ gìn móng tay. Có người bảo cho tôi tiền với điều kiện cắt móng tay đi, tôi thẳng thừng khước từ. Vì đã là thú vui thì có tiền trăm bạc vạn tôi cũng không đổi".

33 năm nuôi móng tay, mỗi lần bị rụng mất một móng là mỗi lần ông Huyền buồn rầu tiếc nuối đến mất ăn mất ngủ. Ngỡ "dị nhân" nuôi móng sẽ là người gàn dở nhưng không, ông Huyền vốn có máu nghệ sĩ, lại lang thang khắp nơi vẽ vời nên kết giao được với nhiều bạn bè. Đến đâu, ông Huyền cũng cố thuyết giảng về thú chơi móng tay với sự cầu kỳ hiếm có. Vì thế, với ông để móng tay dài không đơn thuần chỉ là thú vui mà còn được nâng lên thành "đạo".

- Hiện nay, ngoài việc thực hiện các tác phẩm hội họa tại quê nhà, "dị nhân" Lưu Công Huyền còn là tổ trưởng của nhóm các hoạ sĩ chuyên phục chế hoa văn cổ cho các đình đền miếu mạo không chỉ trong tỉnh Nam Định và còn rộng khắp ở các tỉnh thành khác. Móng tay dài khiến ông không cầm nổi đũa nhưng lại cầm bút rất dễ dàng và điêu luyện.

- "33 năm qua là vô vàn những hạnh phúc khi tôi đem đôi bàn tay có những móng dài đi chu du khắp nơi. Ai cũng tò mò, cũng muốn xem và học hỏi cách nuôi nhưng hiếm người theo được. Tôi sẽ còn nuôi móng dài nữa chứ không dừng lại ở con số 50cm như hiện nay".

Ông Lưu Công Huyền

Theo Trần Hòa (Kiến Thức)

fangzi
08-05-2013, 08:17 AM
Hà Nội

Ông lão 90 tuổi mọc lại cả hàm răng
http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/24%20h.jpg
Thứ Tư, 08/05/2013, 03:30 AM (GMT+7)


Về xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất, TP.Hà Nội) những ngày này, người dân vẫn xôn xao bàn tán về hiện tượng kỳ lạ chưa từng có ở địa phương. Đó là chuyện mọc lại răng của cụ ông Nguyễn Văn Phúc, vừa khao đại thọ tuổi 90.

Một tháng thay lại cả hàm răng

Chúng tôi được biết thông tin cụ ông 90 tuổi mọc lại răng tại trung tâm huyện Thạch Thất. Tò mò về hiện tượng kỳ lạ này, phóng viên đã tìm về thôn Gò Chói của xã Tiến Xuân để xác minh. Sau hơn 40km từ trung tâm Hà Nội về đến thôn Gò Chói, chúng tôi nghỉ chân tại một quán nước ven đường. Khi ngỏ ý hỏi về cụ ông 90 tuổi mọc lại răng thì trùng hợp thay, cô bán nước tên Hương tủm tỉm cười bảo: “Đó là ông nội em đấy”.

Sau buổi nói chuyện rôm rả, cô Hương nhiệt tình dẫn chúng tôi đến tận nơi cụ Phúc ở. Men theo những con đường đất quanh co uốn lượn, phía trước là các ngọn núi điệp trùng của vùng đất xứ Mường, cuối cùng chúng tôi cũng đến được nhà cụ Phúc. Nhà cụ nằm chênh vênh trên một sườn dốc, xung quanh là cây cối um tùm tươi mát. Thấy có nhà báo về viết bài, cụ Phúc chống gậy ra chào.

Xuất hiện trước mắt chúng tôi là một cụ ông đã 90 tuổi, nhưng nhìn vẫn còn rất rắn rỏi. Nước da của cụ tuy đã có nhiều nếp nhăn nhưng rất hồng hào. Cụ mặc một chiếc áo the đen, đầu đội khăn xếp đỏ, đặc biệt trên môi luôn thường trực một nụ cười. Mặc dù tai có hơi khó nghe, song cụ Phúc vẫn kể rành rọt chuyện mọc lại răng của mình.

Cụ bảo cách đây 6 năm khi cụ đã 84 tuổi, răng gần như bị rụng hết, ăn uống rất khó khăn. Bỗng một hôm cụ thấy lợi mình ngứa ngứa, khi ăn thì thấy xào xạo, đưa tay sờ vào thì cụ giật mình khi thấy có vật cứng cứng mới nhú. Cụ liền bảo người con trai Nguyễn Văn Chín xem cho thì ông Chín ngạc nhiên khi thấy bố mình mọc lại răng. Từ đó, gia đình ông Chín đặc biệt chú ý theo dõi tiến trình mọc răng của cụ Phúc.

HN: Ông lão 90 tuổi mọc lại cả hàm răng, Tin tức Việt Nam, Tin tức trong ngày, cu ong moc rang, ong lao moc rang, nguoi gia moc rang, thach that ha noi, chuyen ky la, cu ong 90 tuoi moc rang, cu ong o ha noi moc rang, moc rang, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn


http://img-hcm.24hstatic.com:8008/upload/2-2013/images/2013-05-07/1367931100-cu-ong-moc-rang1.jpg
Cụ Phúc nở một nụ cười rạng ngời “khoe” hàm răng mới

Ông Chín cho biết, sau gần 1 tháng theo dõi ông thấy hàm của bố ông mọc lại được gần hết răng. Tuy các răng của cụ Phúc mọc không được đều, các răng thường rất nhỏ và cách thưa nhau, đặc biệt là màu của răng lại đen xỉn, nhưng có lại răng cụ Phúc và gia đình rất vui. Cụ Phúc tâm sự: “Cuối đời tôi chắc tôi được trời thương nên cho ăn lộc đây”.

Từ khi có được những chiếc răng mới, việc ăn uống của cụ Phúc trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Cụ Phúc chia sẻ, ngày trước cụ uể oải mãi mà không ăn hết 1 bát cơm, nhưng từ khi có những chiếc răng mới mỗi bữa cụ ăn được từ 2 - 3 bát, cụ vẫn có thể ăn thịt bò, nhai xương gà rau ráu.

Ông Chín chia sẻ, gia đình ông rất phấn khởi khi cụ Phúc mọc lại răng. Ông Chín bảo, những chiếc răng mới khiến cụ Phúc ăn được nhiều hơn và sức khỏe cũng được nâng cao. Ngày ngày cụ Phúc vẫn dậy từ rất sớm giúp con cháu quét nhà, dọn cỏ quanh vườn.

HN: Ông lão 90 tuổi mọc lại cả hàm răng, Tin tức Việt Nam, Tin tức trong ngày, cu ong moc rang, ong lao moc rang, nguoi gia moc rang, thach that ha noi, chuyen ky la, cu ong 90 tuoi moc rang, cu ong o ha noi moc rang, moc rang, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn


http://img-hcm.24hstatic.com:8008/upload/2-2013/images/2013-05-07/1367931100-cu-ong-moc-rang2.jpg
Mặc dù 90 tuổi, cụ Phúc vẫn duy trì “phong độ” gần 50kg

Khi được hỏi về bí quyết giữ gìn sức khỏe của mình, cụ Phúc nở một nụ cười “như mùa thu tỏa nắng”, bảo cứ chịu khó ăn uống điều độ và tuyệt đối không được uống nhiều rượu mới giữ được sức khỏe cường tráng. Lật giở lại quãng đời đã trải qua, cụ Phúc bùi ngùi nhớ lại, cụ sinh năm 1923 tại xã Cần Kiệm thuộc huyện Thạch Thất, những năm tháng cách mạng cụ từng là người lái đò bí mật đưa các chiến sĩ cách mạng vượt qua những khúc sông trong mưa bom bão đạn. Hồi còn thanh niên trai tráng, cụ Phúc cũng từng là một đô vật có tiếng của vùng, thường xuyên giật giải nhất trong các hội thi. Về trình độ lặn của cụ thì không ai trong xã bì kịp.

Cụ Phúc cũng cho biết thêm, bản thân cụ được đào tạo về ngành y nên cụ cũng từng chữa cho nhiều chiến sĩ. Năm 1963, cụ về sống và làm việc tại xứ Mường Tiến Xuân (trước đây thuộc huyện Lương Sơn, Hòa Bình). Cụ Phúc kể lại, khi mới về sống, Tiến Xuân còn rất hoang vu hẻo lánh, những ngôi nhà sàn nằm thưa thớt cách nhau cả quả đồi. Người dân ở Tiến Xuân hồi đó còn rất lạc hậu, chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh. Vì thế với vai trò là Trạm trưởng Trạm y tế xã, cụ đã tuyên truyền vận động để bà con thực hiện ăn ở hợp vệ sinh: Phải uống nước đun sôi để nguội, ăn thức ăn đã nấu chín, không được ăn thức ăn ôi thiu, đồng thời phải có chế độ luyện tập cho phù hợp.

Để mọi người học tập và làm theo, bản thân cụ và gia đình đã thực hiện rất nghiêm túc, có lẽ chính vì chế độ ăn uống và luyện tập cùng khí hậu mát mẻ của vùng núi rừng khiến sức khỏe của cụ được bền bỉ. Cho đến nay, cụ vẫn thường xuyên chữa bệnh cho người dân trong vùng bằng đông y các bệnh về xương khớp và các bệnh thông thường.

Người già mọc răng dưới góc nhìn khoa học

Hiện tượng người già mọc răng như cụ Phúc là một trong những trường hợp hiếm có trong y học, nhưng không phải là không có trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Ở nước ta trước đây cũng đã ghi nhận một số trường hợp tương tự như cụ Phúc.

HN: Ông lão 90 tuổi mọc lại cả hàm răng, Tin tức Việt Nam, Tin tức trong ngày, cu ong moc rang, ong lao moc rang, nguoi gia moc rang, thach that ha noi, chuyen ky la, cu ong 90 tuoi moc rang, cu ong o ha noi moc rang, moc rang, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn

http://img-hcm.24hstatic.com:8008/upload/2-2013/images/2013-05-07/1367931137-cu-ong-moc-rang3.jpg
Cụ Phúc vui vẻ quây quần bên con cháu

Trong những năm đầu 90 của thế kỷ trước, báo chí đã nói đến trường hợp của cụ Vương Đình Biền - cán bộ Tổng Cty Bông vải sợi đã nghỉ hưu, nhà ở 46 Hàng Bè (Hà Nội), năm 81 tuổi, cụ Biền mọc thêm một chiếc răng mới ở hàm trên. Cụ Biền thường xuyên tập luyện thể dục, đi bộ, xoa bóp, yoga và ăn uống có điều độ, luôn giữ được tinh thần thanh thản, thoải mái.

Hay trường hợp của cụ Kim Thị Côi ở xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây cũ (nay là TP.Hà Nội), ở tuổi 102 vẫn mọc thêm một răng hàm. Trên thế giới cũng đã ghi nhận một số trường hợp tương tự như cụ Khương Trường Văn ở thôn Đắc Thắng, huyện Tân Kim, tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc) bị bệnh huyết áp cao, khi 80 tuổi bỗng mọc răng lần thứ ba. Người đàn ông này từng chia sẻ, đó là nhờ món kiến nhúng nước sôi, làm sạch, rang khô, ngào đường.

Báo chí cũng từng đưa tin, ở Thổ Nhĩ Kỳ, có cụ bà đã rụng hết răng nhưng tới năm 105 tuổi lại mọc ra 10 răng mới. Lần lại trong lịch sử, ở Trung Quốc còn ghi lại, Nữ hoàng Võ Tắc Thiên khi 80 tuổi đã mọc ra hai chiếc răng mới. Bà vui mừng nghĩ rằng đó là biểu hiện của “trường sinh bất lão” bèn đổi niên hiệu “Như Ý” thành “Trường Thọ”.

Người già mọc răng là một hiện tượng mà khoa học có thể lý giải được. Tuy nhiên, một số người mê tín và thiếu thiện chí ở địa phương lại cho đó là điềm gở, rằng người già mọc răng sẽ ăn hết lộc trời của con cháu. TS-BS Phạm Dương Châu -Trưởng khoa Phẫu thuật răng hàm mặt, Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương - lý giải, về cấu tạo sinh học, răng người được cắm chặt vào các hốc ở xương hàm. Thông thường phôi người có hai lớp mầm răng: Lớp đầu là mầm răng sữa với 20 chiếc, lớp sau là mầm răng vĩnh viễn với 32 chiếc, thêm 8 răng hàm và 4 răng khôn so với thời kỳ trước. Ở một số ít người trong thời kỳ phôi thai còn có lớp mầm răng thứ ba, đến lúc già mới bắt đầu mọc ra. Cụ Phúc khả năng lớn là nằm trong trường hợp này.

Như vậy có thể thấy, việc mọc răng của cụ Phúc là một điều đáng mừng cho bản thân cụ cũng như gia đình. Nhìn tinh thần và sức khỏe của cụ đã đập tan những điều mê tín cho rằng đó là điềm gở.
Theo Hiếu Anh (Lao Động)

fangzi
09-05-2013, 03:09 PM
Chuyện xứ Nghệ

Bí quyết của cụ ông 90 tuổi vẫn sinh hạ được quý tử

Cập nhật lúc 08:40, Thứ Tư, 09/11/2011 (GMT+7)


Ở miền Tây xứ Nghệ có một cụ ông tuổi đã "cửu thập cổ lai hy" vẫn cho ra đời một "quý tử" bụ bẫm, kháu khỉnh…


http://plxh.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2011/11/08/5abAnh1.jpg
Mặc dù ở "cái tuổi gần đất xa trời" cụ Ký vẫn có khả năng sinh con

Chuyện cụ ông có hai đời vợ với 15 người con

Tiếng tăm cụ ông "U 90" vừa sinh hạ quý tử đang khiến dư luận xôn xao, bàn tán khắp vùng đất Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. Cụ chính là Trần Văn Ký, SN 1921, trú tại xã Kỳ Lân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.

Vừa mới đặt chân đến đầu xã Kỳ Lân, hỏi thăm nhà cụ Ký, chúng tôi đã được người dân tán chuyện cụ ông sinh con. Chị Nguyễn Thị Hương, người xã Kỳ Lân, nói ngay: "Các chú ở xa đến hay răng mà phải hỏi đường?. Úi chà, người dân mấy xã lân cận ở đây đều kinh ngạc về cụ Ký già bạc tóc, rụng cả răng mà vẫn có con đó! Ngôi nhà nằm ngay dưới chân núi Truông Dong chính là nhà cụ Ký, chắc cụ đang bồng con dạo quanh quẩn ở sân và cổng thôi".

Thấy chúng tôi, cụ Ký niềm nở mời vào nhà, tay bồng con, tay rót nước mời khách: "Rõ khổ, có chuyện sinh con mà mọi người cũng làm om xòm, bàn tán khắp làng trên xóm dưới chuyện của gia đình tui. Tui cũng ái ngại lắm, nhưng vợ cả tui mất rồi, con cái cũng đã lập gia đình thành đạt. Tui ở một mình cũng buồn chứ. Tại sao họ cứ khắt khe, ích kỷ với những người sống cảnh độc thân như tui, trẻ thì có bạn trẻ, già cũng có bạn già mà chăm sóc nhau chứ".


http://plxh.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2011/11/08/Anh2.jpg
Bà Nhung bên đứa con gần tròn một tuổi


Cụ Ký sinh ra trong thời kỳ đất nước chiến tranh loạn lạc, mảnh đất Thanh Chương lại khô cằn, sỏi đá khó làm ăn. Gia cảnh nghèo khó lại đông con, anh chị của cụ Ký đều thoát ly đi nơi khác làm ăn, chỉ còn cụ Ký là con út nên ở lại phụ giúp bố mẹ tham gia sản xuất, khi tỉnh Nghệ An có chủ trương vận động các hộ gia đình đi xây dựng vùng kinh tế mới. Huyện Tân Kỳ là điểm đến của gia đình cụ Ký, "lúc đó có chính sách đi vùng kinh tế mới, Nhà nước có nhiều chính sách ưu tiên như cấp đất, vốn làm ăn, nên gia đình tôi đã quyết định đến huyện Tân Kỳ để lập nghiệp". Cụ Ký nhớ lại.

Ngoài 20 tuổi, cụ Ký lập gia đình, rồi 14 đứa con lần lượt chào đời, mọi khó khăn cứ đè nặng lên hai vợ chồng cụ. Rồi những người con của cụ Ký cũng khôn lớn trưởng thành, yên bề gia thất. Người vợ cả của cụ Ký đã qua đời ở tuổi ngoài 80. Sau 3 năm đoạn tang vợ, sống cảnh lủi thủi một mình trong căn nhà trống, ăn uống qua loa, những lúc như thế cụ cảm thấy tủi thân, thèm khát có bàn tay phụ nữ chăm sóc. Vậy là cụ Ký nảy sinh ý định đi bước nữa.

Cụ Ký thổ lộ: "Thú thật tui tuổi cao nhưng hằng đêm nằm một mình vẫn thấy trống vắng. Những lúc như vậy, tôi nghĩ phải lấy vợ để có người chia sẻ, quan tâm, chăm sóc nhau cũng tốt hơn. Con cái chúng cũng có gia đình, công việc bận rộn, chi bằng lấy vợ mà nương tựa nhau là tốt nhất".

Nghe yêu cầu của bố, mấy người con không đồng ý cho bố đi thêm bước nữa. Vì họ nghĩ, bố của họ mà làm như vậy chẳng khác nào làm trò cười cho thiên hạ. Nhưng cụ Ký nhất quyết: "Tau đã lo cho chúng mày yên bề gia thất rồi, mẹ chúng mày mất đi, còn tau cũng phải lo cái tuổi già của mình nữa chứ".

Nói là làm, cụ Ký quyết định kết duyên với bà Nguyễn Thị Nhung người cùng xã, vì hoàn cảnh mà bà Nhung đến cái tuổi "U 40" mà vẫn "vườn không nhà trống". Đôi đũa lệch đến với nhau thật đơn giản. Chỉ dọn mâm cỗ thưa với tổ tiên là cụ Ký rước bà Nhưng về làm vợ. Ngày thành hôn có đầy đủ các con, anh em nội ngoại chứng kiến.

Bà Nhung tâm sự: "Thời còn trẻ, tui cũng không đến nỗi nào, vì hoàn cảnh riêng nên tôi bị quá lứa lỡ thì. Định ở vậy, xin đứa con mà nuôi, nhưng khi nghe người ta giới thiệu, cụ Ký đã đến đặt vấn đề muốn làm bạn với tui. Lúc đó cụ nói: Khi khỏe đã đành, khi về già một mình ở vậy cũng khổ. Bà với tui về ở với nhau tiện cho việc chăm sóc. Suy nghĩ mãi có nên lấy cụ Ký không, người ủng hộ thì ít, người phản đối cũng nhiều. Nhưng vì cụ Ký thật lòng lại nhiệt tình tấn công quá nên cuối cùng tui quyết định theo cụ ấy về làm vợ".

Tiếp chuyện PV, bà Nhung có vẻ e dè nhưng cụ Ký thì cứ bộc tệch: "Chuyện "chăn gối" của vợ chồng tui vẫn như "vợ chồng son”. Tui nghĩ "chăn gối" vậy cho vợ chồng thêm gắn bó chứ làm gì có chuyện sinh con được. Mỗi tháng, tui vẫn đều đặn "thăm" bà ấy 2 đến 3 lần. Đến khi nghe bà ấy nói dính bầu, tui cũng không tin là thật".

Rồi thằng cu chào đời, nó hoàn toàn khỏe mạnh, bụ bẫm. Bà con chòm xóm đều trầm trồ khen ngợi. Khen thằng bé bụ bẫm, họ cũng càng nể phục về khả năng "diệu kì" của cụ Ký. Còn các con của cụ Ký thì không tin bố mình cao tuổi như thế mà vẫn có con được. Còn cụ Ký thì một mực khẳng định thằng cu chính là con của mình. Tranh cãi, giằng co mãi về chuyện này, mọi người đi đến một quyết định: Đưa đứa con đi xét nghiệm ADN để làm rõ trắng đen, đây cũng là cách duy nhất để khẳng định sự chung tình của bà Nhung cũng như "bản lĩnh đàn ông" của cụ Ký.

Đến khi cầm kết quả giám định ADN trên tay, có dấu đỏ chót của trung tâm giám định, các con của cụ Ký khi đó mới tin cháu bé mà bà Nhung sinh hạ chính là em ruột của họ. "Tui không dám khen hay đề cao mình, tui dám chắc ít người nhiều tuổi như tui mà vẫn có con" - cụ Ký tự hào.


http://plxh.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2011/11/08/Anh3.jpg
Cụ Ký vui sướng bên quý tử


“Bí quyết” về khả năng kì diệu

Thời xưa, các bậc quân vương, vua chúa phải tuyển những thầy y giỏi khắp mọi miền để tìm ra công lực thần kỳ của những loài thảo dược quí trong dân gian nhằm kéo dài tuổi thanh xuân. Còn "thần dược" giúp cụ Ký có được "bản lĩnh" như hồi còn trai trẻ thì không có gì cao xa, hay bí ẩn.

Mặc dù ở cái tuổi "gần đất xa trời", nhưng chuyện chăn gối đối với cụ Ký vẫn như chàng trai ngoài 30 tuổi. Bí quyết, hay một loại "thần dược" gì "quý hiếm" giúp cụ "cường tráng" như vậy?

Theo cụ Ký: "Điều quan trọng nhất là mình giữ được tinh thần thoải mái, lạc quan, yêu đời, đặc biệt là không ăn thực phẩm có chất bảo quản. Tui chỉ có khác một chút, ông bà có truyền cho tôi cái nghề nấu cao như: Khỉ, mèo, ngựa,…để bồi bổ cơ thể. Chứ ngoài ra tui không ăn gì khác, vẫn ăn uống bình thường như mọi người, ngoài ra không dùng bất cứ một loại thuốc bổ nào".

Ngoài thói quen ăn uống đủ bữa, đúng giờ, cụ Ký còn hăng hái luyện tập thể dục thể thao, chính những yếu tố này đã đã khiến cụ Ký có sức khỏe dẻo dai.

Cụ Ký trầm ngâm nói: "Tui hiểu bà nó, đã ở cái tuổi như ri thì đã yên bề gia thất con cái đã lớn, nếu như lấy tui mà bà nhà tui không có con cũng buồn lắm, không có người nương tựa lúc về già. Tui thì sống không được lâu, khi tui nhắm mắt, bà ấy cũng có đứa con để mà trông cậy lúc về già".

Khi cụ Ký bồng đứa bé ra đường, nếu không biết chuyện thì chẳng ai nghĩ họ là cha con. Nhưng bằng tình yêu đã vượt qua bao lời dèm pha, định kiến, đôi "đũa lệch" đã hóa thành "vợ chồng son" với nhân chứng là cho "ra lò" một cậu "quý tử". Họ sống với nhau thật hạnh phúc và đầm ấm. Khi mặt trời đã khuất sau tán lồ ô của vùng sơn cước, ôm chặt đứa con, bà Nhung rơi nước mắt nói thầm: "Tui vui sướng vì đã lấy được cụ nhà, và hạnh phúc hơn là có được đứa con để cậy nhờ".

Theo PL&XH

thieugia
12-05-2013, 05:17 AM
Cô gái kỳ quái uống bia bằng tai
http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/vtc%20news.png
Thứ Bảy, 11/05/2013 09:29 (GMT + 7)


Uống bia bằng miệng, thậm chí bằng mũi giờ đây đã quá bình thường khi một cô gái trình diễn khả năng uống bia bằng đôi tai của mình.

Trong đoạn video được đăng tải trên Youtube, cô gái đã làm rất nhiều người phải kinh ngạc với khả năng của mình trong lễ hội bia đang diễn ra ở Cộng hòa Séc.

Đưa thẳng chiếc ống hút vào tai, trong sự chứng kiến của bạn bè xung quanh, cô gái uống sạch cốc bia dung tích lên đến 500 ml chỉ trong vòng 53 giây.


http://ttol.vietnamnetjsc.vn//2013/05/11/09/31/co-gai-ky-quai-uong-bia-bang-tai_1.jpg
Cô gái đưa ống hút vào tai

Theo những gì biểu hiện trên khuôn mặt của cô gái, có vẻ như thưởng thức bia qua đường tai không ngon như bình thường. Sau khi hút cạn cốc bia, cô đã nhận được một tràng pháo tay cổ vũ nồng nhiệt từ những người xung quanh.


http://ttol.vietnamnetjsc.vn//2013/05/11/09/31/co-gai-ky-quai-uong-bia-bang-tai_2.jpg
Quá trình 'uống' bia bằng tai bắt đầu với cảm giác không hề dễ chịu trên khuôn mặt

http://ttol.vietnamnetjsc.vn//2013/05/11/09/31/co-gai-ky-quai-uong-bia-bang-tai_3.jpg
Nửa lít bia đã được uống cạn trong vòng 53 giây

Shaolaojia - theo VTC News

thieugia
12-05-2013, 08:49 AM
Mình uống cũng nhiều, kungfu bia bọt được mọi người trong cơ quan xếp vào hàng cao thủ, đại khái cũng thuộc hạng "độc vô cầu bại" nhưng nay xem cô này thi triển kungfu bia bọt thì quả là được "mở mang tầm mắt". Thế mới biết "thiên hạ nhân thiên hạ tài"... mình chả là cái đinh rỉ gì :)

Doancongtu
14-05-2013, 08:43 AM
Nhà vô địch bán vé số



TT - Đôi chân teo tóp vì bại liệt vẫn không thể bóp nghẹt nghị lực sống mạnh mẽ của nữ VĐV cử tạ Nguyễn Thị Hồng - người đoạt hạng 4 tại Thế vận hội người khuyết tật (Paralympic) London 2012.


http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=630838

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=630839
Bán vé số xong, Hồng lại lao vào tập luyện tại Trung tâm TDTT quận Tân Bình - Ảnh: T.P.

Hiện nay, hằng ngày nhà vô địch cử tạ khuyết tật châu Á Nguyễn Thị Hồng vẫn cần mẫn lắc xe lăn bán vé số kiếm thêm tiền trang trải cuộc sống. Hồng nói: “Số phận buộc tôi phải gắn đời mình với chiếc xe lăn. Nhưng không vì thế mà tôi có thể tự cho mình là người tàn phế...”.

Ngã rẽ bất ngờ

Hồng chào đời tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Hồng từng đoạt HCV các giải thể thao người khuyết tật toàn quốc từ năm 2003-2012, đoạt HCV tại ASEAN Para Games 2003, 2005, 2009, HCV tại Giải thể thao người khuyết tật châu Á 2009 và đạt hạng 4 tại Paralympic 2012.

Nhà nghèo, năm lên 4 tuổi, cơn sốt bại liệt quái ác cướp đi của Hồng đôi chân khỏe mạnh. Nhoẻn miệng cười với ánh mắt lạc quan, Nguyễn Thị Hồng nói: “Có lẽ vì là người con của đất thép thành đồng Quảng Trị mà tôi được thiên phú sự rắn rỏi và không đầu hàng số phận”.

15 tuổi, Hồng mở quán nước ven quốc lộ tự kiếm sống. Rồi chuyện cô gái tật nguyền 18 tuổi mỗi ngày lắc xe gần 4km đi học lớp 1 trong sự chế giễu của nhiều em nhỏ cũng khiến nhiều người nể phục cho nghị lực vươn lên của cô. Sau đó, nghiệp VĐV cũng đến với cô một cách tình cờ. Thấy Hồng có sức khỏe tốt, một cán bộ văn xã địa phương đã mời cô chủ quán đua xe lăn ở cuộc đua do huyện tổ chức. Dù Hồng chưa đồng ý nhưng người cán bộ này vẫn đăng ký tên cô. Bị đặt vào thế đã rồi, Hồng miễn cưỡng đi thi. Nhưng bất ngờ cô đoạt HCV nội dung 3.000m. Một tháng sau, cô đoạt luôn chức vô địch ở Giải vô địch tỉnh Quảng Trị.

Lần đầu tiên dự Đại hội thể thao người khuyết tật toàn quốc 2003 ở Hà Nội, Hồng đoạt HCV cự ly 3.000m. Nhận huy chương buổi sáng, buổi chiều Hồng được HLV cử tạ rủ thử sức ở môn này và cô đoạt luôn HCB. Bất ngờ nối tiếp bất ngờ, vài tháng sau Hồng được triệu tập vào đội tuyển quốc gia dự ASEAN Para Games ở môn... cử tạ chứ không phải đua xe lăn sở trường. Và từ đó Hồng gắn nghiệp VĐV của mình cùng môn cử tạ.

Nỗ lực để không còn phải khóc nhớ con

Số phận lại trêu đùa khi mối tình giữa Hồng với anh chàng thợ rừng cùng thôn Nguyễn Trần Vũ bị gia đình hai bên ngăn cấm. Sau đó, họ cùng nhau vào TP.HCM lập nghiệp. Khó khăn cũng vì thế mà lớn hơn bởi khi đến TP.HCM, Vũ phải làm phụ việc cơ khí với lương ba cọc ba đồng. Gánh nặng kinh tế đặt lên đôi vai của Hồng với đủ thứ nghề: may vá, bán vé số, thi đấu cử tạ...


MyVita trao cho Hồng 20 triệu đồng

Bài viết về VĐV khuyết tật Nguyễn Thị Hồng nằm trong tuyến bài tôn vinh những VĐV vượt khó đi đến thành công do Tuổi Trẻ phối hợp với HTV và Công ty cổ phần SPM - nhãn hàng MyVita thực hiện. Và nhà tài trợ MyVita trao cho VĐV Nguyễn Thị Hồng phần quà trị giá 20 triệu đồng, gồm 15 triệu đồng tiền mặt và 5 triệu đồng là sản phẩm của công ty.

Mời bạn đọc và khán giả xem câu chuyện của Hồng trên kênh HTV7 lúc 9g thứ bảy 4-5.

Đầu quân đội cử tạ người khuyết tật TP.HCM, Hồng chủ yếu tập chay và chỉ nhận tiền thưởng theo thành tích. Ngồi tại “đại bản doanh” của đội là một góc nhỏ bên hông nhà thi đấu Trung tâm TDTT quận Tân Bình, Hồng nói: “Con gái tập cử tạ gặp rất nhiều rào cản, với người khuyết tật lại càng khó. Nhiều lúc ham tập nặng để có thành tích, tôi bị chấn thương rất đau đớn. Nhưng tôi luôn tự nhủ phải vượt qua ngưỡng của bản thân để vươn đến thành công và một tương lai tươi sáng hơn”.

Cuộc sống gia đình Hồng càng chật vật hơn khi đứa con trai đầu lòng ra đời năm 2007. Hai vợ chồng phải sống trong căn nhà trọ chật hẹp chưa đến 10m2 ở quận Tân Phú với giá thuê hơn 2 triệu đồng/tháng mà không có tài sản gì quý giá ngoài chiếc xe lăn của Hồng và chiếc xe máy cũ của chồng.

Hằng ngày, Hồng vẫn tranh thủ dậy từ rất sớm để 6g lấy vé số đi bán. Hồng kể: “Mỗi ngày, tôi lắc xe đi từ quận Tân Phú đến quận 1, quận 6, Bình Thạnh... để bán vé số. Trung bình mỗi ngày, tôi đi từ 6g30-15g thì bán được 200 vé, lời khoảng 200.000 đồng. Sau đó, tôi đi thẳng đến nơi tập luyện”.

Vì cuộc sống còn nhiều khó khăn, hai vợ chồng phải bươn chải nên họ phải gửi con về ông bà ngoại tại Quảng Trị để đi học lớp 1. Hồng kể: “Nhiều đêm tôi nhớ con đến phát khóc dù ngày nào cũng nói chuyện qua điện thoại. Những lúc đó, tôi càng quyết tâm phấn đấu để xây dựng tương lai ổn định, đón con về sống chung. Trước mắt, tôi sẽ nỗ lực tập luyện để hướng đến giải vô địch châu Á diễn ra tại Hàn Quốc vào tháng 7”.

TẤN PHÚC

Doancongtu, Theo Tuoitre online ngày 02.5.2013

thieugia
16-05-2013, 04:52 AM
Zimbabwe

Người chết sống lại trong tang lễ

VnExpress Thứ tư, 15/5/2013, 11:24 GMT+7



Một người đàn ông tại Zimbabwe bất ngờ sống lại ngay trong lễ tang của anh ta, và khỏe mạnh trở lại chỉ sau đó một ngày.


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/be/49/6e/zan.jpg
Trên thế giới, không hiếm những trường hợp người đã chết sống lại. Ảnh minh họa: Us Funerals.

Trong lúc cử hành tang lễ, gia đình và bạn bè Brighton Dama Zanthe đang xếp hàng trước quan tài để nhìn mặt anh lần cuối. Bỗng một người phát hiện chân anh cử động, theo Daily Telegraph.

Zanthe, 34 tuổi, sống tại miền trung Zimbabwe, được cho là đã chết hôm 13/5. Gia đình Zanthe đặt anh vào quan tài để chuẩn bị tổ chức tang lễ vào đầu tuần này.

Lot Gaka, chủ sở hữu công ty vận tải nơi Zanthe làm việc, cho biết: "Tôi là người đầu tiên nhìn thấy chân Zanthe cử động khi đang đứng xếp hàng cùng mọi người. Tôi rất sốc và ngay lập tức chúng tôi đã gọi xe cấp cứu tới. Đây là một điều kỳ diệu không ai có thể tin nổi".

Trong cuộc phỏng vấn với phóng viên tờ The Chronicle, Zanthe cho hay anh không thể nhớ nổi mình đã chết đi và sống lại như thế nào. Anh nói: "Tôi chỉ muốn nhắn với những người có mặt tại tang lễ của tôi rằng tôi đã được ban tặng thêm một cơ hội để sống và hiện giờ tôi đang rất ổn".

Zanthe được xuất viện sau khi điều trị một vài ngày tại phòng hồi sức đặc biệt của bệnh viện phía tây nam thủ đô Harare, Zimbabwe.

Thu Hằng

thieugia
18-05-2013, 08:43 AM
Trung Quốc

Đứa bé bị bắt cóc tìm về nhà sau 23 năm
http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Thứ sáu, 17/5/2013, 15:56 GMT+7


Một người đàn ông ở Trung Quốc, bị bắt cóc từ khi 5 tuổi cuối cùng cũng tìm được đường về nhà sau nhiều năm tìm kiếm, nhờ dịch vụ bản đồ trực tuyến của Google hỗ trợ đắc lực.


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/be/4a/a6/luo_gang.jpg
Luo Gang hạnh phúc sau khi tìm thấy mẹ ruột. Ảnh: Nhaidu

Luo Gang, sinh ra ở thị trấn nhỏ ở thành phố Guangan, miền nam Tứ Xuyên. Bố mẹ của Luo cho hay cậu bé mất tích khi đang trên đường đến trường mẫu giáo năm 1990.

Theo South China Morning Post, gia đình Luo vật vã tìm mọi cách để tìm con trai nhưng không có kết quả. Sau đó, họ bỏ cuộc và nhận một người con gái nuôi. Họ không biết rằng con trai của họ bị bắt cóc và đưa đến tỉnh Phúc Kiến, cách Tứ Xuyên hơn 1.500 km.

Mặc dù bố mẹ nuôi của Luo rất yêu anh và coi như con ruột nhưng Luo vẫn muốn tìm cha mẹ ruột, những người luôn hiện diện trong trí nhớ của anh.

"Mỗi tối trước khi đi ngủ, tôi luôn cố sống lại khoảng thời gian ở ngôi nhà cũ. Như vậy tôi sẽ không thể quên", Luo nói.

Tuy nhiên, sự vật nổi bật nhất mà Luo có thể nhớ về quê cũ chỉ là một con sông nhỏ, một con đường và hai cây cầu.

Anh vẽ tấm bản đồ sơ lược về quê hương từ trong trí nhớ rồi đăng lên "Bring Lost Babies Home", một diễn đàn tìm gốc gác cho các em nhỏ bị lạc của các tình nguyện viên.

Ngay sau đó, một tình nguyện viên viết thư lại với thông tin quý giá, một cặp vợ chồng ở thị trấn nhỏ ở Guangan lạc mất con trai 23 năm trước. Thời gian trùng khớp với trường hợp của Luo.

Luo tìm các bức ảnh trên mạng về thị trấn đó và nhìn thấy những hình ảnh quen quen. Để xác minh những nghi vấn, anh dùng công cụ Google Maps với các bức ảnh chụp vệ tinh. Giây phút Luo zoom cận cảnh vào địa điểm Yaojiaba, anh nhận ra hai cây cầu.

"Đây rồi. Đây đúng là nhà của tôi", Luo hét lên và bật khóc.


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/be/4a/a6/ban_do.jpg
Bản đồ Google Maps giúp Luo tìm được hai cây cầu trong trí nhớ. Ảnh: Nhaidu

Sau khi giám định ADN, Luo đã có cuộc hội ngộ đầy nước mắt với cha mẹ ruột và ông bà ở Tứ Xuyên.

"Tôi đã khóc ròng suốt những năm qua vì đứa con trai mất tích của tôi, vì lo lắng nó không được ăn no, không có đủ quần áo ấm", mẹ của Luo nói.

Hiện chưa rõ cha mẹ nuôi của Luo có dính dáng đến vụ bắt cóc hay không. Đại diện của Google Maps chưa có bình luận gì về sự việc.

Vũ Hà

thieugia
18-05-2013, 08:53 AM
Hà Nội

10 cặp đồng tính tổ chức 'đám cưới' tập thể



Các cặp đôi gồm cả đồng tính, lưỡng giới, vô tính... ở Hà Nội đã mặc váy cưới, áo vest tới các trung tâm mua sắm lớn để cùng trao nhau tình cảm và hô vang khẩu hiệu ủng hộ hôn nhân đồng giới tại Việt Nam.

Sáng nay (17.5.2013), chiếc xe hoa chở các cặp đồng tính, chuyển giới... đến 2 điểm mua sắm ở quận Cầu Giấy.


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/be/4a/91/dong_tinh_4.jpg

Đây là chương trình cưới giả nhân ngày Quốc tế chống kỳ thị với người đồng tính.
Tham dự buổi lễ có gần 10 cặp đôi và tình nguyện viên Hội người đồng tính bao gồm cả đồng tính, lưỡng giới, vô tính...


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/be/4a/91/dong_tinh_3.jpg

Cả đoàn dắt tay nhau tiến vào khuôn viên trung tâm thương mại để chụp ảnh, hô khẩu hiệu chống kỳ thị và thể hiện sự quyết tâm đến với nhau
Hầu hết các cặp đôi có tuổi đời còn rất trẻ. Mặc dù xin giấu tên nhưng sẵn sàng làm điệu và thể hiện tình cảm trước ống kính.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/be/4a/91/dong_tinh_5.jpg

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/be/4a/91/dong_tinh_6.jpg

Hai chàng trai thay nhau ôm bó hoa cưới và trao gửi tình cảm trên đường phố.
Hiền Vi (tên thật là Lê Trọng Hiếu) và Ngọc Tú (phải). Hiền Vi vốn là nam giới nhận mình là vợ còn Ngọc Tú là nữ giới trong vai người chồng. Hai bạn trẻ cho biết đời thường chỉ mặc quần áo phụ nữ và chỉ cần cảm giác mình là phụ nữ là đủ và không cần phẫu thuật. Ngày hôm nay, Trọng Hiếu được trải nghiệm cảm giác làm cô dâu.

Tất cả đều khẳng định quyền "Yêu là cưới".

Hoàng Hà

thieugia
04-06-2013, 04:40 AM
Nghệ An

10 tuổi nhảy xuống sông Lam cứu em nhỏ !
http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Thứ năm, 30/5/2013, 09:06 GMT+7



Thấy cậu bé đang bị nước xoáy cuốn dần ra xa, Hiền liền nhảy xuống sông, bơi sải ra chỗ nạn nhân đang chới với. Dù rất mệt và lại bị cậu bé bám lấy nhưng bé gái 10 tuổi vẫn cố hết sức túm lấy áo em, lôi vào bờ.

Vài ngày nay, người dân xã Nam Tân (Nam Đàn, Nghệ An) bàn tán xôn xao việc em Nguyễn Thị Hiền (10 tuổi, lớp 4B, Tiểu học Nam Tân) được tặng bằng khen vì dũng cảm lao xuống sông cứu em Đào Anh Quyền (4 tuổi).

Bên bờ sông Lam, chiếc thuyền nhỏ của mẹ con Hiền nằm lẫn trong đám thuyền nan của dân vạn. Gần trưa, giữa cái nắng như nung của miền Trung, mẹ con Hiền đang giăng chiếc thuyền nhỏ ra giữa sông để thả lưới. Nghe tiếng gọi từ bờ, cô bé mặc bộ áo hồng, dáng người nhỏ thó vội đạp mái chèo đưa thuyền vào bờ.


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/be/4f/51/Hien-cheo-thuyen-495.jpg
Nhiều năm nay mẹ con Hiền thả lưới trên sông Lam để mưu sinh. Ảnh: Hải Bình.

Ngăn thuyền chừng 4m2 vừa là nơi ăn ngủ vừa là nơi tiếp khách của hai mẹ con. Sát bên là góc học tập của Hiền. Tấm giấy khen của huyện Đoàn Nam Đàn tặng Hiền về "hành động dũng cảm cứu người bị nạn" được treo trang trọng trên vách.

Rót chén nước mời khách, Hiền nhớ lại buổi chiều 12/5 ở dòng sông Lam: "Cháu đang chơi gần bờ sông thì thấy 2 bạn nhỏ rơi xuống nước. Bạn lớn níu được vào tảng đá còn bạn nhỏ chới với dưới dòng nước xoáy và bị cuốn dần ra xa. Cháu không kịp nghĩ, chỉ biết chạy tới và bơi thật nhanh ra để túm lấy bạn ấy kéo vào".

Theo Hiền, từ bờ tới nơi em nhỏ bị chìm chừng 10 mét nhưng nước rất sâu và xoáy. "Cháu dùng khả năng bơi sải đã thành thạo để bơi được nhanh nhất. Lúc gặp em nhỏ, dù rất mệt và còn bị em ấy bám lấy nhưng cháu cố hết sức túm lấy áo em rồi vừa bơi vừa kéo vào bờ. Đến nơi cháu cũng kiệt sức luôn", Hiền kể.


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/be/4f/51/Me-con-Hien-495.jpg
Mẹ con Hiền sống trên thuyền ở xóm vạn chài. Ảnh: Hải Bình.

Ngồi kế bên, chị Ngô Thị Loan (mẹ Hiền) tiếp lời: "Nghe tiếng hò hét cứu người chết đuối, tôi đang ở trên thuyền cũng vội chạy đến thì thấy Hiền nói: "Con vừa kéo em lên mẹ ạ". Đây là việc ai cũng làm khi gặp người hoạn nạn nhưng Hiền sức đang yếu mà bơi giỏi và cứu được người thế là tôi rất mừng".

Chị Loan cho hay, Hiền biết bơi từ lúc lên 5 tuổi. Trước đó, Hiền đang ngồi trên mũi thuyền cùng mẹ đi thả lưới thì bị sóng đánh vào mạn, rơi xuống nước. Chị vội nhảy xuống cứu con lên và bắt đầu tập bơi cho Hiền.

Nghe mẹ nói, Hiền xen vào: "Bây giờ cháu có thể bơi qua dòng sông Lam rộng gần 200 mét. Chắc cũng chỉ mất vài phút thôi...".

Nói xong cô bé chạy lại đầu thuyền châm bếp nấu cơm. Nhìn đứa con gái nhí nhảnh, chị Loan chia sẻ, mẹ con chị đã sống dọc sông Lam từ nhiều năm nay. Chị gái Hiền vừa lấy chồng nên giờ chỉ còn hai mẹ con, nay đây mai đó trên chiếc thuyền cũ. Nguồn sống chính của gia đình là cá tôm nhưng ngày càng cạn kiệt.

"Lo cho Hiền đi học cũng là gánh nặng nhưng hai mẹ con đều cố gắng hết sức. Ngoài buổi tới trường, về tới thuyền là Hiền lại cùng mẹ giăng lưới thả câu kiếm gạo, lấy tiền mua sách vở", chị Loan kể.


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/be/4f/51/Be-Hien-495.jpg
Năm học tới Hiền sẽ lên lớp 5. Ảnh: Hải Bình.

Cô Nguyễn Thị Thanh Hải, giáo viên chủ nhiệm của Hiền cho hay, mặc dù sinh ra trong gia đình hoàn cảnh khó khăn, xa bố từ lúc lên 2 tuổi nhưng Hiền rất ngoan ngoãn. Ở lớp, em lễ phép, học khá tất cả các môn, các bạn gặp bài toán khó hay môn gì không giải được Hiền đều bày cho cách làm.

Theo lời cô Thái Thị Sâm, Hiệu trưởng Tiểu học Nam Tân, hôm 20/5, tại buổi lễ chào cờ, trường đã tuyên dương và trao phần thưởng cho Hiền về hành động dũng cảm cứu người; Phát động học sinh trong trường học tập theo gương em Hiền.

"Sáng 30/5, tại lễ tổng kết năm học, Ban giám hiệu sẽ cùng với tổng phụ trách đội một lần nữa tuyên dương hành động dũng cảm của em Hiền trước toàn trường", cô Sâm nói và cho biết sáng 29/5 trường đã có tờ trình gửi Tỉnh đoàn đề nghị tặng giấy khen cho em Nguyễn Thị Hiền.

Hải Bình

thieugia
07-06-2013, 04:28 AM
Nghề viết thiệp cưới...
http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Thứ năm, 6/6/2013 16:08 GMT+7

Mất chừng một phút để ghi tên khách mời trên mỗi thiệp cưới, Trúc Linh nhận về 1.000 đồng. Công việc bán thời gian này giúp cô sinh viên năm thứ ba có thêm thu nhập cả triệu đồng một tháng.
Chữ viết đẹp, tính cách cẩn thận, tỉ mỉ là yêu cầu bắt buộc cho những ai muốn làm công việc này. Trúc Linh, sinh viên năm 3 ngành sư phạm đang sống ở quận 8 (TP HCM) cho biết, chỉ mất khoảng 2 giờ đồng hồ có thể viết xong 200 tấm thiệp. "Lúc mới làm em hơi run tay. Đã gửi mẫu chữ cho khách hàng xem qua, họ ưng ý mới nhờ nhưng tới khi đặt bút viết nắn nót từng nét vào thiệp, em lo có sơ suất, nhất là chuyện sai lỗi chính tả", Linh kể.

Cô sinh viên hài lòng với mức thù lao 1.000 đồng mỗi thiệp. Cao điểm mùa cưới từ tháng 8 tới tháng 2 năm sau, có khi mỗi tháng Linh nhận 1.500 thiệp, tương đương 1,5 triệu đồng. Ngoài việc kiếm thêm thu nhập, công việc này còn giúp Linh rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ trong mọi việc, hạn chế xảy ra sơ sót.

Với kinh nghiệm một năm viết thiệp cưới, Linh còn cộng tác với những công ty cần tri ân đến những khách hàng lâu năm. Trường hợp này, Linh ghi những lời trân trọng, thể hiện sự cảm ơn, hợp tác của khách với công ty thời gian qua... "Thư cảm ơn viết bằng tay đã là điểm lạ và nó còn thể hiện tình cảm, cho thấy đối phương chịu bỏ công sức tạo ấn tượng với khách nên rất nhiều người thích", Linh nói.


http://l.f25.img.vnecdn.net/2013/06/05/thiepcuoi1-2-1370418500_500x0.jpg
Không chỉ viết thiệp cưới thuê, nhiều sinh viên hay những người đã đi làm vẫn tranh thủ thời gian để viết thư hộ, viết thư tay, viết hồ sơ xin việc... Ảnh: Trúc Linh.

Ngọc Ái, sinh viên năm 2 trường cao đẳng kinh tế TP HCM bắt đầu kiếm tiền từ nghề viết thiệp cưới vào năm ngoái. Hồi học cấp 3, do chữ đẹp nên các bạn trong lớp thường nhờ viết nhãn vở và nay năng khiếu này giúp Ái có thêm một ít tiền sinh hoạt hàng ngày mà không mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, công việc này chỉ dồn dập trong mùa cưới, có lúc tới 1.000-1.500 thiệp, còn bình thường có khi cả tháng chẳng nhận được "sô" nào.

Ái kể, muốn có đơn đặt hàng phải chịu khó lân la, hỏi han những nơi làm thiệp ở đường Lý Thái Tổ (quận 10) để tìm khách hoặc đặt vấn đề trực tiếp với các cặp vợ chồng sắp cưới. Đối tượng chủ yếu viết thiệp cưới là sinh viên, học sinh nên để cạnh tranh và hấp dẫn khách hàng hơn, Ái chỉ lấy thù lao 500 đến 600 đồng mỗi thiệp.

Bình ở quận 5 thường rao tin nhận viết thiệp cưới trên các trang rao vặt, diễn đàn… để mở rộng khách hàng thay vì chủ yếu do bạn bè, người quen giới thiệu. Hiện Bình làm nhân viên văn phòng nhưng vẫn gắn bó với công việc viết thiệp cưới.

Bình cho hay, ngoài khiếu viết chữ đẹp, thao tác cũng phải nhanh nhẹn, chính xác, chứ không ngồi rề rà, nắn nót mất thời gian. Bởi có khách giao thiệp rất gấp và yêu cầu chuyển trả trở lại ngay để còn kịp gửi tới mọi người. Thông thường, khách chỉ yêu cầu viết tên người được mời ở bên ngoài và bên trong thiệp, còn giờ mời tiệc, địa điểm, tên và địa chỉ gia đình của cô dâu và chú rể… đã in sẵn.


http://l.f25.img.vnecdn.net/2013/06/06/viettay-1370506816_500x0.jpg
Nhận viết thiệp cưới chủ yếu là sinh viên, học sinh. Ảnh: Phương Nga

Dung ở quận 3, có thâm niên 2 năm trong nghề này cho hay, nếu thao tác viết quen tay chỉ mất khoảng 1 phút để hoàn tất xong một tấm thiệp. Trong trường hợp khách hàng “ép” chỉ trong 2 ngày phải giao khoảng 400-500 tấm thiệp cưới, lúc đó cần tập trung để tránh sai sót hay bôi xóa nào vì khách hàng chỉ đưa đúng số lượng thiệp với danh sách tên người mời. Nhưng nếu làm tốt và khách ưng ý có khi được “bo” thêm và được giới thiệu cho nhiều cặp khác có ý định kết hôn.

Anh Thịnh, ở quận Tân Phú dự định cưới cuối năm nay cho hay sẽ sử dụng dịch vụ này cho ngày lễ trọng đại nhất của mình. Anh thổ lộ: “Tôi và bạn gái chữ viết không được đẹp lắm, vả lại nếu bỏ ra hàng giờ ngồi nắn nót từng chữ thì tôi chịu thua”.

Ngoài ra, viết thư thuê cũng là một dạng “kiếm cơm” của không ít sinh viên hay những người mới ra trường cần tăng thêm thu nhập. Bích ở quận Bình Thạnh kể về những năm tháng viết thuê thư tình trên 3 năm của mình. Từ hồi sinh viên, Bích bị trêu là người se duyên cho những cuộc tình qua những lá thư.

Khi bắt đầu với công việc viết thư hộ, tiêu chí của Bích là không phân biệt tuổi tác, giới tính, ngành nghề của khách hàng. Tuy nhiên, phần lớn những người có nhu cầu này ở độ tuổi tầm 18 – 35 tuổi. Những lá thư được thuê viết chủ yếu thổ lộ tình cảm giữa những người đang yêu. Bích cho biết không có mức phí cố định, sinh viên được thu giá mềm khoảng 50.000 đồng, những người đi làm có thể phải trả từ 200.000 đến 300.000 đồng một lá thư, nhưng ngày càng ít người dùng đến cách này để thổ lộ tình cảm. Bích nói: “Đối với những ai không đủ tiền, tôi vẫn viết hộ miễn phí vì tiền bạc không thể thay thế được tình cảm giữa con người với nhau”.

Theo Bích, cái khó là phải nắm bắt được tâm lý, tính cách khác nhau của từng người. “Người viết cần thấu hiểu được tâm trạng của khách hàng, lúc đó lá thư mới thể hiện đúng tâm trạng và tình cảm chân thành của người nhờ thuê viết”, Bích nói.

Viết thiệp cưới, thiệp mời, các loại thư từ thường do bạn bè, người quen giới thiệu hoặc người có nhu cầu tìm thông tin qua các trang web rao vặt, còn hiện tại, ở các trung tâm giới thiệu việc làm tại TP HCM không có đăng thông tin tuyển dụng dạng này.

Phương Mai

thieugia
09-06-2013, 04:41 AM
Phú Thọ

Lạ kỳ chị chồng - em dâu lấy chung chồng



Ngôi nhà ấy luôn rộn rã tiếng cười mỗi khi có cỗ bàn, hội họp. Hai bà mẹ chỉ ngồi chuyện trò, mặc các con chia nhau chuẩn bị, người ở dưới bếp, đứa ngoài sân giếng... Câu chuyện của hai bà lúc nào cũng rôm rả, người ngoài cứ ngỡ họ là đôi chị em gái nhiều năm mới gặp lại. Dân trong thôn xóm biết chuyện vẫn thường kháo nhau "họ thân nhau con chấy cắn đôi". Đấy là hai bà vợ của một lão nông đã 75 tuổi ở miền quê Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

Bấm bụng đi hỏi vợ cho chồng...

Câu chuyện mà chúng tôi sắp gửi tới bạn đọc bắt đầu từ nụ cười móm mém của người phụ nữ đã chạm mốc 70 tuổi, bà Hoàng Thị Thủy (vợ cả ông Cao Hữu Như, lão nông 75 tuổi ở huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ). Hất mái tóc bạc lên chiếc khăn mỏ quạ, miệng vẫn nhai miếng trầu bỏm bẻm, bà cười bảo: "Ghen lắm chứ, có ai lại không ghen khi chồng mình có thêm một người đàn bà khác. Nhưng cái số nó thế rồi, phải chịu thôi". Và từ đây, những ký ức của 30 năm trước trở về...

Bà Hoàng Thị Thủy và ông Cao Hữu Như lấy nhau được hơn 20 năm, đẻ liền tù tì 8 người con, đặt tên lần lượt là: Lẫm, Đại, Xuyên, Tầm, Lâm, Kiên, Nhẫn, Nhường. Ông Như là người tháo vát, rất giỏi kinh doanh, vì vậy gia đình thuộc diện giàu có trong khu. Từ cái thời mà phần lớn người làng vẫn còng lưng cấy cày, ông đã biết bỏ ruộng đất làm gạch. Mỗi ngày đốt được vài vạn gạch, bán cho làng trên xóm dưới mà vẫn cung vẫn chưa đủ cầu. Ông cứ miệt mài làm và tích cóp để cùng bà nuôi con cho đến khi một cơn "bão giông" đổ ập lên đầu gia đình. Đó là năm 1965…

Lạ kỳ chị chồng - em dâu lấy chung chồng, Tin tức trong ngày, hai chi em lay chung chong, chung chong, lay chung chong, mot ong hai ba, chi e ruot, anh re, em vo, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn


http://img-hcm.24hstatic.com:8008/upload/2-2013/images/2013-06-07/1370564595-lay-chung-chong1.jpg
Ông Cao Hữu Như (Ảnh T.G)

Năm ấy, người con trai của ông bà 15 tuổi, đang ở tuổi có thể giúp bố mẹ trông các em gái trong nhà thì vướng phải một căn bệnh nan y. Bao nhiêu của cải, công sức đã ra đi theo những đợt chạy chữa triền miên. Ông bà gần như đã đưa con đi "vái tứ phương" nhưng vẫn không thể cứu được. 4 tháng sau khi phát hiện ra bệnh thì đứa con bỏ ông bà ra đi. Ngôi nhà vốn hạnh phúc rơi vào tình cảnh ai oán. Đêm nào ông cũng nằm suy nghĩ, vừa buồn cho phận bạc của đứa con, vừa thương hoàn cảnh của mình. Thời đó quan niệm ở làng xã còn nặng nề, cổ hủ lắm, không được văn minh, tiến bộ như bây giờ, họ mạc buộc ông phải có con trai "nối dõi"...

Ông Như bàn với bà Thủy rằng, ông sẽ cố gắng nuôi các con lớn, sau khoảng 10 năm nữa, ông sẽ lấy thêm một người vợ, sinh con trai để chiều lòng họ mạc. Bà không đồng ý, gạt đi với lý lẽ, con nào cũng là con, 7 đứa con gái chẳng lẽ không phụng dưỡng nổi cha mẹ ư? Ông lấy thêm vợ lẽ thì gia đình sẽ ra sao? Trước sự cương quyết của bà Thủy, ông Như đành chịu. Cho tới một ngày, hai ông bà gặp một… thầy bói. Ông "thầy" này phán rằng: "Nếu ông không… lấy thêm vợ thì ông sẽ phải "ra đi" ở tuổi 47". Người phụ nữ nào cũng hết lòng vì chồng con, nghe "thầy" phán thế, bà Thủy hoảng hồn bấm bụng đi tìm vợ cho chồng.

Lạ lùng thay, bà giới thiệu hết người này đến người khác nhưng ông không ưng. Ông Như bảo, chỉ ưng một cô gái làng trên, có chồng là liệt sĩ, mới 29 tuổi. Ông Như đưa vợ đến gặp người đàn bà thứ hai của mình, bà Thủy như "chết đứng", không tin ở mắt mình bởi người này là em dâu họ của bà. Bà Thủy kể lại: "Lúc bấy giờ, tôi không ưng đâu. Tôi bảo với ông, ông lấy ai cũng được, dứt khoát không được lấy đám ấy vì nó là em dâu họ của tôi, sao giờ lại có thể chung chồng với tôi được?".

Thuyết phục bà Thủy không được, ông Như bèn đưa bà đến gặp người chú họ để nhờ chú "nói đỡ cho vài câu". Ông chú họ này lại… xem sách rồi phán với bà: "Phải lấy người này. Nếu không lấy người này để nhờ vía của người ta thì chồng mày sẽ chết sớm". Bà Thủy nhớ lại lời phán của thầy bói dạo trước mà giật mình, vậy là đành đi hỏi cô em dâu họ cho chồng mình. Năm ấy, ông Như 45 tuổi.

Lạ kỳ chị chồng - em dâu lấy chung chồng, Tin tức trong ngày, hai chi em lay chung chong, chung chong, lay chung chong, mot ong hai ba, chi e ruot, anh re, em vo, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn


http://img-hcm.24hstatic.com:8008/upload/2-2013/images/2013-06-07/1370564595-lay-chung-chong2.jpg
Hạnh phúc “một ông hai bà” của ông Cao Hữu Như (Ảnh T.G)

Sóng gió nổi lên...

Dân làng xã Hương Nha hồi ấy không thể tin được chuyện bà cả đi cưới vợ hai cho chồng mình bằng một đám cưới khá linh đình. Đích thân bà Thủy xuống đặt vấn đề với em dâu mình, bà Trần Thị Tự, để mong em về làm lẽ. Bà Tự nhớ lại: "Ngày xuống hỏi, bà Thủy dỗ ngon ngọt lắm, bà ấy bảo với tôi: "Coi như chị em mình có duyên với nhau. Em họ tôi hy sinh cho đất nước rồi thì bây giờ cô đi bước nữa cũng vẫn tốt hơn. Hoàn cảnh nhà tôi thì cô cũng rõ rồi. Nay cưới cô về, thì con cô cũng như con tôi, con tôi cũng như con cô". Nghĩ lại hồi đó, tôi cũng thấy mình quá liều, ai lại dám về làm lẽ nhà có tới 7 đứa con bao giờ, người đời vẫn e sợ nhất mối quan hệ mẹ ghẻ con chồng mà…".

Nhưng điều bà Tự không ngờ khi "dũng cảm" đồng ý về làm lẽ nhà ông Như là sóng gió nổi lên lại chẳng bắt đầu từ lo ngại này. Lấy ông Như chừng một năm, bà Tự hạ sinh đứa con trai đầu lòng. Cũng chính lúc này, mâu thuẫn muôn thở "vợ cả - vợ hai" bắt đầu bùng nổ…

Bà Trần Thị Tự nhớ lại: "Khi ấy, tôi mới sinh con trai được 7 ngày thì bà cả từ nhà của ông bà ấy lên nhà tôi cà khịa". Nói đến đây bà Tự dừng lại, liếc mắt nhìn bà Thủy và đùa: "Chị kể tiếp đi, chị kể xem tại sao hồi ấy chị lại hung dữ thế?".

Người đàn bà với mái tóc đã bạc gần hết, hàm răng đen như hạt na tiếp lời: "Sao lại không hung dữ được cơ chứ, ai ở vào hoàn cảnh của tôi cũng sẽ như vậy thôi". Rồi bà Thủy cười hiền, khẽ vỗ về bảo với bà Tự: "Thôi, tôi biết ngày ấy tôi hung dữ rồi, ai lại tự kể cái hung dữ của mình bao giờ". Nói xong, bà đứng lên xoay cái quạt điện về hướng "người em" đang mướt mồ hôi của mình.

Bà Tự tiếp câu chuyện: "Ngày ấy, tôi mới sinh, vẫn còn phải nằm nhà trong để tránh tiếp xúc với người làng, tránh cho đứa bé bị quở, thế mà bà ấy lên đến cổng đã bù lu bù loa lên rằng, không cưới xin gì nữa, không vợ hai vợ ba gì cả, ông ấy chết thì mặc ông ấy... Rồi chưa hả, bà ấy làm loạn lên, giằng xé ông ấy, bắt ông ấy phải bỏ tôi ngay lập tức. Ngày nào cũng vậy, bà ấy cứ đi bộ một cây rưỡi lên để mắng tôi, chửi tôi và đòi chồng về. Tôi phận làm em, lại làm lẽ nên cắn răng không nói lại lời nào. Bà ấy tự nhiên nổi cơn tam bành như thế, nên cũng không cho các con bà qua lại nhà tôi từ ngày ấy".

Kể đến đây, bà Tự lại quay sang nhìn bà Thủy, cười rất tươi và bảo: "Bà này bây giờ hiền như cục đất thế thôi chứ ngày xưa thâm hiểm lắm!". Như thấy sự ngóng đợi câu chuyện của tôi, bà Tự trở lại mạch chuyện: "Bà ấy ròng rã đi bộ từ đây (nhà bà cả - PV) lên nhà tôi hết ngày này đến ngày khác, mỗi ngày một cây rưỡi nên mệt. Sau vài ngày không thấy bà lên nhà mắng mỏ, quát tháo nữa thì tôi nhận được lời nhắn xuống nhà của bà từ con bé lớn. Trong lòng tôi mừng thầm vì nghĩ, bà ấy chắc đã nghĩ lại, chị em chúng tôi sẽ trở lại thân thiết như trước đấy. Ai ngờ đâu...".

Bà Tự dừng lời, liếc sang bà Thủy để nghe ngóng thái độ rồi quay sang hỏi tôi: "Cô có biết bà ấy nhắn tôi xuống làm gì không ?". Rồi chưa kịp để tôi có câu trả lời, giọng bà Tự hào hứng hẳn lên: "Thâm hiểm lắm. Chắc vì bà ấy đi bộ nhiều quá, mỏi chân nên thay vì chạy qua nhà thì bà ấy nhắn tôi xuống để… chửi tiếp cho thỏa cơn ghen". Ngôi nhà đang chìm trong im lặng bỗng nhiên ào ào tiếng cười trước "tiết lộ" bất ngờ của bà Tự. Bà Thủy tay đưa lên miệng lau vài giọt trầu vương ra ngoài, mỉm cười tiếp lời: "Ngày ấy, tôi không biết đi xe đạp, ngày nào cũng đi bộ lên nhà cô thì rạc cẳng, mà cơn ghen thì cứ âm ỉ trong lòng, khó chịu lắm, không mắng cô thì tôi xả vào đâu"...

Bị mắng nhiều quá, bà Tự bàn lùi với ông Như: "Thôi, coi như tôi đẻ hộ ông, ông nuôi con cũng được, tôi nuôi cũng được nhưng nó vẫn là con ông, lớn lên nó vẫn về với ông. Từ bây giờ, ông đừng lên đây nữa, đừng làm khổ tôi nữa. Nhưng ông Như vỗ về bảo, bà Thủy nóng hết cơn là lại lành, ông ấy sẽ giải quyết được"".

Nghe bùi tai, bà Tự lại yên lòng. Nhưng bà không ngờ, cái gọi là "hết cơn" của bà Thủy lại kéo dài từ đứa con đầu lòng của bà cho đến đứa sau vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu. Chuyện hạnh phúc một ông - hai bà, bởi thế cũng đứng trước nguy cơ đổ vỡ bất kỳ lúc nào, cho đến khi một "biến cố" dị thường đột ngột xảy ra...

(Còn nữa...)
Theo Bảo Phúc Nhi (Gia đình & Xã hội)

thieugia
10-06-2013, 12:20 PM
....
:):p

fangzi
20-06-2013, 03:59 AM
Dũng Cảm Cứu Người

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/thanh-nien-logo.png
20/06/2013 03:05

Ngày 19.6, Huyện đoàn và Phòng GD-ĐT huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã biểu dương tinh thần dũng cảm của Lê Văn Được, học sinh lớp 9 Trường THCS Thanh Ngọc, vì đã cứu sống 5 bạn thoát chết.

Chiều 17.6, Được đi chăn trâu dọc sông Rào Gang chảy qua địa bàn xã Thanh Ngọc thì nghe tiếng kêu cứu dưới sông. Được chạy đến và thấy có 5 bạn nữ (tuổi từ 10 - 13) bị đuối nước, Được nhảy ngay xuống cứu. Tỉnh đoàn Nghệ An đã có báo cáo gửi T.Ư Đoàn đề nghị tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho Được.

Ngay khi biết tin, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã gửi thư biểu dương tinh thần dũng cảm của em Được. Bộ GD-ĐT cũng quyết định trao bằng khen cùng phần thưởng 5 triệu đồng cho học sinh Lê Văn Được.

K.Hoan

fangzi
25-06-2013, 09:27 AM
Quảng Bình

Người tật nguyền trồng rừng trên đỉnh Thuận Hoan

Tác giả: Quang Bình


Trên đỉnh núi Thuận Hoan, phóng tầm nhìn ra xa thấy được cả thị trấn Đồng Lê (huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình). Gió thổi mát, ông Trần Xuân Tiết (60 tuổi, ở thôn Thuận Hoan, xã Đồng Hoá, huyện Tuyên Hoá) cười nhẹ: "Mát ghê chưa. Hồi đó, tui vừa trèo vừa bò lên tới được đây là mệt muốn chết, không có một ngọn bóng râm, toàn bụi lúp xúp. Bây chừ mới thành được rừng".

Bại liệt và cái thòng lọng ở cổ

Chúng tôi ngồi dưới mái lợp trước sân ngôi nhà xây 3 gian vững chãi sát chân núi Thuận Hoan để ăn lạc rang và uống nước chè xanh do chính tay ông Tiết pha. Rồi ông rủ rỉ kể về những tháng ngày vất vả trôi qua. Sinh ra trong một gia đình bần nông, 18 tuổi ông Tiết vào lực lượng thanh niên xung phong, phục vụ chiến đấu ở mặt trận Đường 9 - Nam Lào.

Năm 1976, ông về quê và xây dựng gia đình với cô thôn nữ Đinh Thị Vân ở huyện miền núi Minh Hoá. Nhà hai bên nội ngoại đều nghèo nên cưới xong là hai vợ chồng dắt díu nhau dựng túp lều nhỏ sát chân núi Thuận Hoan để ở. Hồi đó, miếng ăn quanh năm là củ mài, lâu lâu mới có bữa cơm độn nhiều sắn lát. Hai vợ chồng cứ quần quật làm cũng không đủ cho con ăn. Giữa năm 1978, trong một lần làm đồng về, ông cảm thấy đầu nhức như búa bổ, mắt mũi tối sầm, tay chân tê cứng. Họ hàng làng xóm chạy chữa khắp nơi mới giật được mạng sống của ông về với vợ con nhưng chân và tay trái của ông bị liệt hoàn toàn. Thương chồng bà Vân khóc khô nước mắt, còn ông nằm liệt giường...


http://thaicucthieugia.com/images/stories/anh_bai_dang/trn%20xun%20tit.jpg
Phút thảnh thơi của ông Tiết bên gốc cây rừng

Ông nằm trên giường bán thân bất toại, mọi thứ xem như đã hết, duy chỉ cái đầu là mông lung liên hồi, không lẽ bó tay cam chịu số phận? Bản thân khổ đã đành, vợ khổ đã đành, nhưng mấy đứa con dại, rồi đây răng sống được giữa cuộc đời đầy giông bão nếu không có người cha trụ cột? Nghĩ thế, ông quyết chí phải luyện tập, phải tập ngồi, tập đứng, tập đi. Khi ngồi được, đứng được, ông tập đi men theo thành giường. Một ngày, hai ngày, rồi một tháng, hai tháng và hai năm sau ông đã đi được, tuy khập khiễng, tuy loi choi từng bước trên mặt đất nhưng ông nghĩ chỉ còn một cánh tay thôi thì cũng phải dựng lại được cuộc đời.

Khi những bước chân như muốn dẹo vì di chứng bám được chặt vào đất, ông Tiết đã bắt đầu tập cầm lại cái cuốc, cái rựa, cái cày để bắt đầu lên nương. Ngày đầu tiên ông ra đồng, con trâu đi trước, ông tha cái cày đi sau. Người làng phát hoảng lên khi thấy ở cổ ông có thêm sợi dây thòng lọng. Hay tin hàng xóm nói chồng mình chắc lên núi tự tử cho khỏi cảnh sống mòn, bà Vân chạy té tát lên trước chặn đường rồi ôm lấy ông mà van nài đừng nghĩ đến chuyện dại chuyện dột, ở lại no đói có nhau, cho con có cha, cháu có chú...

Ông Tiết lõm bõm nghe lời nấc của vợ cũng thủng câu chuyện muốn nổi cà lăm: “Ai nói chi bậy bạ, ai làm chi mà chuyện dại. Tui tập đi cày bà biết không? Nếu biết rồi thì tránh ra cho tui đi nhờ mà về nhà coi ổ gà mới nở kẻo chết gà con...”. Tránh thì tránh, nhưng nhất thiết bà Vân không chịu về mà cứ theo sau để xem ông cày ra sao và... canh chừng sợ ông đổi ý.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/anh_bai_dang/trn%20xun%20tit%201.jpg
“Bụi mây trong ni là sang năm thu hoạch được rồi...”

Ra tận ruộng, ông đặt ách lên cổ trâu, mọi việc chậm chạp hơn người bình thường, con trâu hiền nhà ông thương chủ mà đứng yên cho ông mang ách vào. Đám thanh niên thấy tội lao vào giúp, ông quát một trận liền ra xa đứng nhìn. Xong xuôi mọi thứ ông cầm cày thúc trâu tiến tới. Đường cày đầu tiên ông ngã chúi nhụi xuống đất, cày xong cả thửa ruộng mất cả một ngày. Mỗi lần ngã, chiếc dây mũi trâu buộc vào cánh tay liệt xiết mạnh làm tóe máu. Lúc chân bước thành thục trên đất cày, ông đã sắp đất thành luống, sắp công sức mồ hôi thành ruộng lúa.

Rừng cây đời người

Những chiều muộn, ông ra sau nhà nhìn lên vạt rừng nghèo kiệt xác xơ và bị người ta đốt cháy nham nhở mà ao ước có sức khỏe để trồng rừng. Ở núi thì trồng rừng, rừng nhiều thì gỗ nhiều sẽ cho bán để xây đắp cuộc sống gia đình đề huề... Một buổi sáng, ông nói vợ nấu ăn no rồi vác rựa đi ra phía núi. Thấy chồng có ý tưởng trèo núi trồng rừng, bà Vân lại van nài: "Thôi ông đừng làm cho cả nhà lo nữa. Người ta chân cẳng đầy đủ mà có ai trồng nổi cây săng mô, ông như rứa thì làm sao được". Ông Tiết cười động viên: "Thì hôm ni tui trồng một bụi, mai trồng một bụi; một trăm hôm thì có một trăm bụi chớ có chi là khó khăn hè".


http://thaicucthieugia.com/images/stories/anh_bai_dang/trn%20xun%20tit%202.jpg
Chăm sóc cho cây...

Nói rồi, tay lành cầm rựa nhúc nhắc một chân lành, một chân liệt lên vạt núi sau nhà. Từng ngày một, đơn độc trên núi trọc, trong lúc người làng vỡ hoang trồng sắn, bắp thì ông lại trồng rừng trên những khu rừng đã mất. Lúc đầu ông đầu tư công sức phục hồi nhiều loại cây gỗ như dẻ, chẹo, bài lài, sồi... Sau đó lại tiếp tục đào hố trồng tre, trồng mây tắt để nhắm đến mục tiêu lấy ngắn nuôi dài.

Tiếp đó ông bắt đầu khai hoang, quy hoạch lập trang trại để trồng rừng tự nhiên và cây ăn quả. Kế hoạch có vẻ dễ nhưng với một người chỉ còn nửa thân hình như ông Tiết làm được việc đó quả là kỳ công. Ông bảo: "Người ta cố gắng một thì tui phải cố gắng mười. Còn một tay thì mần răng cầm được cuốc, mần răng cuốc được đất. Loay hoay mãi tui khám phá chiêu dùng dây buộc vào cán cuốc lồng vào cổ rồi dùng sức mạnh của nửa thân còn lại nhấc cuốc bổ đất thành cuốc trồng cây". Những ngày đầu chưa quen, dây cứa vào cổ chảy máu thấm vai. Nhiều khi ông nghĩ bỏ cuộc nhưng vẫn quyết chí vì để phấn đấu đưa vợ con ra khỏi danh sách đói nghèo của xã.

Khi chúng tôi muốn đi lên rừng, ông vui vẻ nhận lời rồi đi trước, vẫn tay lành cầm cây cuốc đã vẹt mòn lưỡi. Con đường đi lên vạt rừng xiên chéo, khá dốc, đi một hồi đã thấy mồ hôi mướt mát. Chốc chốc ông lại đứng như đợi chúng tôi rồi dựa cây cuốc vào thân cây rừng chỉ vào một cây có tán xanh um kể: "Đó, cây nớ là sồi, thuộc loại có hoa năm ngoái, có trái năm ni đó. Hồi hắn ra hoa mà không thấy trái, tui nói chắc là không tới đâu rồi chớ. Không ngờ năm sau mới thấy quả. Có mấy người đến mua làm chi không rõ, nghe nói làm thuốc, mỗi cân được ba mươi bảy ngàn. Mỗi cây cũng được chục cân mà có đến mấy chục cây. Cũng kiếm được tiền chớ hè”.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/anh_bai_dang/trn%20xun%20tit%203.jpg
Lên thăm rừng


"Một người liệt bán thân như ông Tiết mà trồng được rừng, giữ được rừng là một kỳ công. Ngoài khu rừng nhiều loại cây gỗ, ông còn phát triển chăn nuôi trâu bò, heo gà để tăng thu nhập. UBND huyện đã tặng nhiều giấy khen về thành tích trong lao động sản xuất của ông Tiết và Trung ương Hội làm vườn Việt Nam đã tặng ông Bằng khen vì thành tích làm vườn giỏi...", ông Hoàng Minh Đề, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuyên Hóa.
Băng qua một khoảng rừng dày, đến vạt rừng thấy chằng chịt dây mây leo cao tuốt luốt. Ông lấy tay kéo thử một cây mây rồi phấn khởi: "Khoảng hai ngàn rưỡi gốc mây do dự án cấp giống trồng được 4 năm nay rồi. Trung bình cây dài trên bốn mét cả đó. Sang năm là tui cho thu hoạch lứa cây mẹ rồi bồi sức tiếp cho nhánh con mọc lên...”.

Bây giờ ông sở hữu mấy hecta rừng, chúng tôi đã tẩn mẩn hỏi nhiều người về khu rừng của ông, nhiều người bảo to, rộng, lớn, cán bộ xã bảo chưa đo đạc kỹ, chắc cũng phải vài chục héc ta, lúc khởi điểm chỉ là 3 héc ta, nay lại gấp mấy lần rồi. Anh Trần Văn Tư, một nông dân hàng xóm sang góp chuyện thấy chúng tôi cứ băn khoăn về diện tích thực khu rừng của ông Tiết thì nói: Không quan trọng việc mấy ha rừng mô mấy anh. Cái trên cả là một người bị liệt nửa thân như thế mà dám trồng cả rừng, giữ được cả rừng thì thành tài rồi. Tui hỏi anh, có được mấy người như rứa trên đất nước ni...

Ừ, tôi cũng đồng tình với kiểu tranh luận rất thực tế đó của anh Tư mà rồi cứ nắm chặt bàn tay lành lặn của ông Tiết khi chia tay, mặc cho ông cứ nhắc tới nhắc lui: Cho tui gửi lời thăm bà con nội, ngoại...

Thiều gia theo Báo Nông Nghiệp VN (thứ 3 ngày 28/9/2010)

fangzi
26-06-2013, 04:42 AM
Bỏ học tiến sĩ về quê làm mắm
http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Thứ ba, 25/6/2013 11:55 GMT+7

Hoàn thành tấm bằng thạc sĩ ở Australia, tiếp tục nhận được học bổng tiến sĩ, nhưng Đào Thị Hằng quyết định từ bỏ để trở về quê nhà Quảng Trị cùng bà con xây dựng thương hiệu mắm ruốc Thuyền Nan...

Những ngày này, Đào Thị Hằng tất bật đi về giữa TP HCM, Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị để tham dự hội thảo, làm thủ tục kiểm định chất lượng các loại mắm, thiết kế nhãn mác, quảng bá hàng hóa... Vì thế, Hằng hầu như không có nhiều thời gian để thăm nhà.

Sinh ra trong gia đình đông anh em, làm nghề chài lưới ở thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, nhà Hằng rất nghèo. Trong nhà chưa khi nào có đủ 500.000 đồng nên cô thấy tủi thân khi nghe các bạn bàn tán thi trường này, trường kia. Còn Hằng chỉ tính học xong đi làm lò gạch hoặc thợ may. Thi năm đầu tiên trượt, ở nhà làm lò gạch, nhưng sức con gái yếu, Hằng xin ba mẹ ôn thêm năm nữa.


http://l.f29.img.vnecdn.net/2013/06/25/mamthuyennan-1372135853_500x0.jpg
Hằng chuẩn bị cà làm mắm cùng mẹ. Ảnh: Báo Quảng Trị.

Năm sau Hằng đỗ thủ khoa ĐH Nông lâm (Huế) với 26 điểm và may mắn nhận được học bổng Tiếp sức đến trường và học bổng thủ khoa của Nhật nên có tiền chi phí trong năm học đầu tiên. Vào đại học, Hằng theo đuổi ước mơ du học. Với sự nỗ lực không mệt mỏi, cô đã vượt qua 1.000 hồ sơ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương để trở thành một trong 20 học sinh Việt Nam nhận học bổng Năng lực lãnh đạo trị giá 112.000 USD của Bộ Ngoại giao Australia. Theo học thạc sĩ về biến đổi khí hậu, vừa hoàn thành luận án, Hằng nhận học bổng tiến sĩ.

“Tôi luôn đặt câu hỏi mình sống trong đời để làm gì? Danh hiệu tiến sĩ quan trọng, tiền tài cũng quan trọng, nhưng được giúp đỡ nhiều người với tôi còn quan trọng hơn", Hằng chia sẻ và cho hay một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định về nước của cô là ý kiến của ông bà Dương Quang Thiện. Ông từng du học ngành máy tính ở Pháp, làm việc cho IBM, lấy vợ Tây, nhưng quyết định trở về nước với quan niệm đất nước cần ông hơn là các nước phát triển.

Trong lần trao đổi với ông Thiện về cách thức giúp đỡ nhiều người dân Quảng Trị, Hằng đặc biệt tâm huyết với ý tưởng khôi phục lại nghề mắm truyền thống và quyết định trở về để thực hiện dự định này. Ký ức của Hằng vẫn vẹn nguyên về những năm tháng vất vả, khó nghèo: "Mùa hè khi ba làm được nhiều cá, tôm, bán không hết, mẹ tôi đưa về nhà ướp muối làm mắm đu đủ, mắm cà. Mùa đông khi trời mưa gió, món thường nhật của cả gia đình tôi là cơm nóng với mắm. Mắm mẹ làm thơm và ngon lắm, nên chị em tôi ăn hết nồi cơm, còn cạo cháy, tráng xoong bằng nước mắm. Mắm mẹ làm đã nuôi 6 chị em chúng tôi khôn lớn”.

Đầu năm 2013, ngay khi trở về Việt Nam, Hằng dành 5 tháng lặn lội khắp các làng chài từ Hà Tĩnh, Quảng Trị, Phan Thiết, Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi... để tìm hiểu, thu thập tư liệu và học hỏi kinh nghiệm của người dân bản địa trong việc làm mắm ruốc và nước mắm, với tất cả 20 loại. Để được người dân chia sẻ, chỉ bảo tận tình kinh nghiệm làm mắm ruốc gia truyền, cô đã về nhà dân ở lại hàng tuần liền, cùng xắn tay làm mắm với bà con.

Các bà, các chị giàu kinh nghiệm làm mắm đã tận tình chỉ bảo cho Hằng cách làm các loại mắm, cách nếm, thử mắm xem vị, mùi mắm như thế nào là đạt yêu cầu. Đi đến đâu, Hằng cũng đều tỉ mẩn ghi chép lại công thức, kinh nghiệm làm mắm của từng vùng miền, làm phong phú thêm vốn kiến thức của mình.

Đi nhiều vùng miền, Hằng được biết nhiều loại mắm đặc sản từng được tiến vua như mắm thu, mắm đối, mắm nhum..., nhưng nay rất ít người làm. Nước mắm miền Trung đậm đà, chất lượng nhưng vẫn chưa được bán rộng rãi, chủ yếu bán ở các chợ nhỏ lẻ. Thêm một điều nữa là hầu như con cháu của các dì, các mệ vốn có truyền thống làm mắm ngon lâu đời đều không muốn nối nghiệp gia đình.

"Cộng thêm áp lực từ nước mắm sản xuất công nghiệp vốn rẻ, quảng cáo hoành tráng, chai bao đẹp mắt lại hợp khẩu vị, khiến họ không mặn mà gì với nghề làm mắm ruốc truyền thống. Cứ tiếp tục như vậy thế hệ con cháu mình sẽ không biết nước mắm, mắm ruốc là gì, quan trọng hơn là mất nghề truyền thống vốn được gìn giữ và phát triển cả ngàn năm nay”, Hằng trăn trở.

Hằng cho rằng, nghề làm mắm và nước mắm duy nhất có ở Việt Nam. Thái Lan nhập nước mắm Việt Nam về pha chế rồi xuất khẩu đi khắp thế giới. Bangladesh chỉ có ruốc khá thơm ngon và thường được người dân bỏ vào giấy kẽm, nướng lên cho thơm trước khi nêm vào thức ăn. Qua đi thực tế ở các vùng làm mắm ruốc và nước mắm truyền thống ven biển các tỉnh miền Trung, kết hợp với kinh nghiệm làm nước mắm của gia đình, Hằng nhận thấy, về nước mắm, mỗi loại cá sẽ cho mỗi loại nước khác nhau về màu sắc, mùi thơm và độ ngọt.


http://l.f29.img.vnecdn.net/2013/06/25/daothihang-1372135853_500x0.jpg
Đào Thị Hằng bên sản phẩm của mình tại một hội thảo về môi trường. Ảnh: Báo Quảng Trị.

Hiện Thuyền Nan có 5 loại nước mắm, đều nguyên chất, đảm bảo thơm ngon, không hóa chất, không chất bảo quản. Hằng trực tiếp làm việc, đặt hàng với hộ gia đình làm mắm ở các vùng biển bãi ngang như Mỹ Thủy, Cửa Tùng. Điều đặc biệt hầu hết gia đình là phụ nữ đơn thân, có hoàn cảnh cảnh khó khăn.

Cô giải thích, sở dĩ chọn những hộ làm mắm lâu đời có hoàn cảnh đặc biệt tham gia dự án sản xuất là giúp họ có nguồn thu nhập đều đặn, có điều kiện cho con cái học hành. Từ khi tham gia dự án của Hằng, các sản phẩm của dì Rỏ, mệ Tùng (ở Mỹ Thủy, Hải Lăng), dì Xây, dì Lê, vợ chồng anh chị Xiêm Cát, dì Thảo, anh Tùng (ở Cửa Tùng, Vĩnh Linh) đã có mặt khắp các tỉnh thành.

Hiện tại, chưa có cơ sở sản xuất, chưa có thương hiệu được đăng ký độc quyền, Hằng phải tích cực phân phối sản phẩm thông qua kênh bán lẻ và bán hàng trên mạng. Khi hoàn thành xong việc đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm và công bố chất lượng, cô sẽ mở rộng phân phối, cũng như ấp ủ xây dựng một cơ sở sản xuất có quy mô, mời những người làm mắm ruốc có uy tín về làm, đồng thời mở rộng xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài.

“Tôi có một ý tưởng khá đặc biệt là sẽ tập cho người nước ngoài ăn mắm ruốc, bằng cách chế biến mắm ruốc kết tinh thành một dạng muối trộn với salad hoặc ăn với bánh sandwich kẹp thịt, làm sao để giảm mùi mắm ruốc một cách tối đa nhưng vẫn giữ nguyên vị ngon, chắc chắn người nước ngoài sẽ thích”, Hằng chia sẻ.

Hiện tại, ngoài theo đuổi dự án mắm Thuyền Nan, Hằng cùng nhóm bạn trong nhóm Mê Kông 1 thực hiện đề tài báo cáo về thực trạng phát triển đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu. 28 tuổi, Hằng đã tích lũy được rất nhiều kiến thức bổ ích trong cuộc sống và tự nhận rằng, niềm đam mê với mắm ruốc đã thay đổi cuộc đời mình.

Giải đáp thắc mắc vì sao chọn tên Thuyền Nan để gắn với thương hiệu sản phẩm mắm ruốc, Hằng bộc bạch: “Chiếc thuyền nan ở vùng biển quê mình giờ hiếm lắm, bà con đều đóng tàu lớn để ra khơi. Nhưng dù gì đi nữa, thuyền nan vẫn là hình tượng gắn liền với ngư dân Việt Nam từ bao đời nay, cũng như gắn với các sản phẩm truyền thống từ biển. Tôi cũng trưởng thành và được nuôi lớn nhờ thuyền nan đánh cá của gia đình, nhờ nó tôi đã được đến nước Australiaxa xôi để học tập và giờ quay về để được góp một phần nhỏ bé giúp bà con quê mình”.

Theo báo Quảng Trị

fangzi
05-07-2013, 09:02 AM
Tp. Hồ Chí Minh

Rơi từ tầng 12, nam công nhân thoát chết kỳ diệu
http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Thứ năm, 4/7/2013 17:28 GMT+7
Sáng 4/7, một công nhân chỉ bị gãy xương sau khi rơi từ tầng 12 của công trình xây dựng nằm trên quốc lộ 1A (phường Tân Tạo, quận Bình Tân, TP HCM).


http://l.f29.img.vnecdn.net/2013/07/04/chung-cu-1372925912_500x0.jpg
Việc nạn nhân rơi từ tầng 12 của chung cư này nhưng chỉ bị thương được cho là kỳ diệu. Ảnh: An Nhơn

9h sáng, anh Huỳnh Thanh Chúc (39 tuổi, ngụ Tiền Giang) cùng nhóm công nhân lên thi công tại tầng 12 của block chung cư Thái Sơn đang xây dựng. Đang làm việc, anh Chúc trượt chân rơi xuống đất.

Thấy anh Chúc nằm bất động tại chỗ, nhiều đồng nghiệp tưởng chừng anh này đã tử vong. Tuy nhiên, nạn nhân chỉ bị thương và được đưa vào bệnh viện gần hiện trường cấp cứu .

Theo các bác sĩ của bệnh viện, công nhân này chỉ bị gãy xương đùi, xương bả vai nên không nguy hiểm đến tính mạng. Hiện, anh Chúc được chuyển lên bệnh viện tuyến trên điều trị.

An Nhơn

fangzi
08-08-2013, 03:56 PM
Vụ chìm tàu tại Cần Giờ:

“Anh đã cứu tôi rất nhiều lần”

(LĐO) - Thứ năm 08/08/2013 15:08
“Sau này, khi tôi không thể bám trên phần nổi của ca nô và bị tuột xuống, anh Hiệp vẫn cố sức đỡ tôi, bảo tôi bám vào sợi dây thừng buộc ở ca nô và nói: Hãy cố gắng!” – chị Thu, nạn nhân sống sót trong vụ chìm tàu tại TPHCM khiến 9 người chết, nói.


http://laodong.com.vn/Uploaded/lethanhhuyen/2013_08_08/Thu_chimtau.jpg?width=440&height=293&crop=auto&speed=0
Chị Thu vẫn chưa hết bần thần sau vụ tai nạn kinh hoàng.

Sáng ngày 8.8, tại Cảng Vụ hàng hải Vũng Tàu (TP.Vũng Tàu), 4 người sống sót trong vụ chìm ca nô đêm ngày 2.8 gồm: Chị Phạm Thị Thu (1991), anh Nguyễn Văn Cương (1988), anh Đoàn Hữu Thắng (1988) và anh Lai Hồng Phúc (1982) đã được triệu tập để lấy lời khai.

Chị Phạm Thị Thu (SN 1991, quê Thanh Hóa) - nhân viên y tế Cty PV Pipe đã tường trình về hành động của anh Trần Hữu Hiệp - người đã cứu chị Thu.

Chị Thu cho hay: Sau khi ca nô bị lật, chúng tôi thoát ra bằng cửa trước và bằng cửa sau, ngoi lên mặt nước, bám trụ vào phần ca nô còn nổi lại trên mặt nước. Là con gái và không biết bơi nên tôi nhận được sự giúp đỡ từ rất nhiều các anh như anh Phước, anh Tuấn, anh Đức...

Trong đó, anh Trần Hữu Hiệp là giúp đỡ tôi nhiều nhất. Mỗi lần sóng đánh vào ca nô, mọi người đều bị tuột tay khỏi ca nô, chìm vào biển nước. Những lúc như vậy, anh Hiệp luôn kéo tôi rồi đẩy tôi lên phần ca nô nổi trên mặt nước. Anh đã cứu tôi rất nhiều lần như vậy. Sau này, khi tôi không thể bám trên phần nổi của ca nô và bị tuột xuống, anh Hiệp vẫn cố sức đỡ tôi và bảo bám vào sợi dây thừng buộc ở ca nô. Anh nói với tôi: Hãy cố gắng!

Sức con người ai cũng có hạn, vì thế sau rất nhiều đợt sóng lớn, thời gian lênh đênh trên biển quá lâu, đói, lạnh, mất sức nên khi được anh đỡ trên tay, tôi nhìn thấy mỗi khi sóng dập, anh lại ói liên tục nhưng vẫn cố đỡ để tôi không bị sóng đánh ra ngoài.

Rồi anh cũng không thể chịu đựng được, tay buông dần vì không còn sức để bám. Mọi người hô hoán giữ anh lại nhưng vì sóng quá lớn nên không ai có thể giữ nổi anh ở lại. Tiếp theo, những người xấu số khác cũng lần lượt ra đi.

Tôi đã may mắn sống sót trở về nhưng một số không ít các anh, các chị đi cùng chuyến ca nô định mệnh đó đã không thể trở về.

Tôi mong các ban ngành liên quan sẽ có hướng giải quyết thỏa đáng và đề cao tấm gương cao cả của các anh, các chị đã mất.

thieugia
09-08-2013, 04:29 AM
Trở thành 'người rừng' sau trận bom kinh hoàng
http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Thứ năm, 8/8/2013 12:54 GMT+7


Hoảng loạn trước cái chết thảm thương của mẹ và 2 con trai khi bom Mỹ dội trúng nhà, anh bộ đội ôm đứa con hơn 1 tuổi chạy vào rừng sâu sống cách biệt suốt 40 năm.



http://l.f29.img.vnecdn.net/2013/08/08/la-thuoc-1375938361_500x0.jpg
Lá thuốc giúp cha con ông Thanh vượt qua thời tiết khắc nghiệt trong rừng sâu 40 năm qua. Ảnh: Trí Tín

Vượt qua nhiều dốc cao dựng đứng, băng qua nhiều ghềnh thác suốt hơn 4 giờ, đoàn công tác của huyện miền núi Tây Trà (Quảng Ngãi) đi "giải cứu" cha con "người rừng" Hồ Văn Thanh (81 tuổi) và Hồ Văn Lang (41 tuổi, dân tộc Cor) mới tiếp cận được căn chòi lá nằm chót vót trên thân cây cổ thụ ở đỉnh núi APon.

Nơi ở của cha con ông Thanh nhìn từ xa như một tổ chim lớn trên cây chò già và được chống đỡ bởi hàng chục cây lồ ô. Cách căn chòi lá vài mét là dòng suối chảy róc rách theo máng hứng làm bằng nửa thân cây lồ ô. Đây là nguồn nước sinh hoạt của cha con ông Thanh.

Muốn lên được căn chòi lá này, dân làng phải leo lên chiếc thang làm bằng thân cây rừng được buộc bằng những sợi mây. Mái chòi được lợp bằng các loại lá chuối khô, mây rừng và lá cây sộp đan chồng lên nhau. Ngôi "nhà" rộng chừng 2m2 ám đầy khói tro. Ngoài khoảnh nhỏ làm bếp để sưởi ấm, nấu ăn, khoảng trống còn lại chỉ đủ cho cha con ông Thanh nằm.

Anh Hồ Văn Tri (con trai ông Thanh) bảo, người thân kể rằng năm 1972 cha anh đi bộ đội đóng quân gần nhà. Một hôm, nghe tiếng bom dội, ông Thanh tức tốc chạy về thì thấy căn nhà chỉ còn là đống đổ nát, mẹ và 2 con trai lớn tử vong.

"Trước mất mát quá lớn, cha hoảng loạn ôm anh Lang mới hơn một tuổi chạy vào rừng sâu lẩn trốn biệt, còn tôi vừa chào đời. Mãi đến năm 12 tuổi tôi mới theo bác ruột tìm gặp cha và anh trai sống trong căn chòi lá làm ở trên cây cao", ông Tri kể.

Sau lần gặp ấy, mỗi năm hai lần anh Tri gùi muối, dầu hỏa và cây rựa mang vào rừng sâu dù đến giờ cha và anh trai vẫn chưa nhận ra anh là người ruột thịt. Mỗi lần vào thăm anh Tri đều ngủ ven suối, không dám ngủ trên chòi với cha và anh trai mình vì... sợ.


http://l.f29.img.vnecdn.net/2013/08/08/quan-bo-doi-1375938361_500x0.jpg
Chiếc quần bộ đội mà "người rừng" giữ gìn suốt 40 năm qua. Ảnh: Trí Tín

Theo anh Tri, nhiều lần dân làng vào rừng định khuyên cha và anh trở về nhà nhưng hễ thấy người lạ là họ lẩn trốn rất nhanh. Để tồn tại giữa rừng già hoang vắng, ngoài việc làm chòi lá trên cây cao tránh thú dữ, cha con ông Thanh còn biết ủ tro bếp giữ lửa hay đến những khu rẫy lân cận tìm giống lúa, bắp, mè, mía và thuốc lá mang về trồng. Vì thế, đoàn công tác đã rất bất ngờ khi đứng trước đám rẫy rộng gần một ha với đủ các loại lúa rẫy, bắp, mè, mía và cây thuốc lá... của cha con ông. Bên dưới căn chòi, những dây trầu mọc lên xanh tốt.

Ông Hồ Minh Lâm (cháu ruột ông Thanh) cho biết, nhiều lần dân làng lên núi làm rẫy đã mang quần áo, xoong nồi, rìu, rựa cho cha con ông Thanh nhưng ông lão vẫn gói lại để trong chòi, ít khi dùng đến. Hàng ngày hai cha con chỉ mặc mỗi chiếc khố bện bằng vỏ cây, tự chế ra những dụng cụ để giã gạo lúa, mì thành bột. Hay mày mò làm ra rất nhiều lê, mác, cung tên, bẫy, rìu... để săn bắt thú rừng, sống cuộc đời hoang dã.

Theo ông Lâm, để vượt qua những mùa đông giá rét, cha con ông Thanh đã ủ lửa trong chòi và hút thuốc lá để làm ấm cơ thể. Kiểm tra căn chòi, dân làng phát hiện nhiều loại thịt thú rừng, trong đó có thịt chuột phơi khô và hàng chục ống lồ ô lớn chứa đầy lương thực dự trữ như lúa, mè và ớt khô. Cha con "người rừng" còn gói ghém cẩn thận răng và mật của nhiều loài thú dùng làm trang sức và chữa bệnh.

Ngoài ra, ông Thanh còn được cho là đã nghĩ cách nấu chín củ mì (sắn), sau đó dùng chày giã nát rồi lấy lá dong gói bánh cúng tế "thần rừng". Nhiều người bất ngờ hơn khi ông lão vẫn còn gói cẩn thận chiếc áo ấm màu đỏ của anh Lang lúc nhỏ và chiếc quần xanh của ông thời còn là bộ đội chống Mỹ.

"Không ngờ sau 40 năm sống biệt lập giữa rừng, với cuộc sống hoang dã khắc nghiệt, ông Thanh vẫn nuôi con trai sống sót từ lúc một tuổi đến giờ", ông Hồ Văn Xanh, người cùng làng thảng thốt khi lên đón họ về nhà.


http://l.f29.img.vnecdn.net/2013/08/08/8-7-Anh-4-Nguoi-rung-1375932248_500x0.jpg
Sau 40 năm xa cách, anh Tri mới được trực tiếp chăm sóc cho cha mình. Ảnh: Trí Tín.

Hay tin cha con ông Thanh được đưa về làng sau 40 năm sống trong rừng sâu, suốt từ đêm qua, hàng trăm người dân ở khắp nơi đã đến chia vui cùng gia đình. Sức khỏe ông Thanh đã suy kiệt nên các y bác sĩ ở Trung tâm Y tế Tây Trà đang tích cực cấp cứu. Còn anh Lang bập bẹ vài tiếng như muốn hỏi thăm tình hình của cha.

Được đưa lên Trung tâm Y tế, vừa nhìn thấy cha nằm bẹp một chỗ, tay được gắn dây truyền nước biển, anh Lang ú ớ kêu to, đôi mắt đầy vẻ sợ hãi. Người đàn ông 41 tuổi ra hiệu cho mọi người mang cha về. Sau khi được người thân an ủi, anh đồng ý theo về nhà nhưng cứ ngồi lì một góc hút thuốc lá, ánh mắt u buồn.

Trao đổi với VnExpress.net, ông Hoàng Anh Ngọc, Chủ tịch UBND huyện miền núi Tây Trà cho biết, sau khi cha con ông Thanh trở về, huyện đã đến thăm hỏi hỗ trợ lương thực giúp gia đình vượt qua khó khăn trước mắt. Các cơ quan chức năng cũng được tăng cường, quản lý không để cha con ông Thanh quay lại rừng sâu.

Qua xác minh, huyện xác nhận ông Thanh từng là bộ đội chống Mỹ, nhà ông bị dội bom khoảng năm 1972 khiến mẹ và hai con trai của ông qua đời. Nhằm tạo điều kiện cho cha con ông sớm hòa nhập cộng đồng, huyện hỗ trợ xây nhà và xem xét giải quyết các chế độ chính sách thương, bệnh binh cho ông trong thời gian sớm nhất.

Trí Tín

nhan_voky
01-09-2013, 05:56 PM
Ăn phở miễn phí ở Hà Nội

Bắt đầu từ cuối năm 2012, một quán phở đặc biệt xuất hiện giữa lòng Hà Nội, quán phở miễn phí của vợ chồng chủ quán tốt bụng được nhiều người chú ý. Với mục đích giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn có bữa ăn ấm lòng, vợ chồng anh Khánh và chị My (219 Khương Trung Mới, Hà Nội) đã tổ chức bữa phở miễn phí vào mỗi sáng chủ nhật. Ai cũng có được những suất ăn nóng hổi mà không phải lo khoản tiền phải trả.

Đến bây giờ, quán phở miễn phí vào mỗi sáng chủ nhật đã trở thành địa chỉ quen thuộc của những người lao động nghèo. Ai cũng tấm tắc khen lòng tốt của cặp vợ chồng trẻ. Tuy nhiên, để có nhiều người biết đến và tin tưởng vào những bữa ăn miễn phí như thế này, vợ chồng chị My đã phải đến tận nơi những gia đình khó khăn vừa phát phiếu ăn, vừa giới thiệu về chương trình của quán. Việc làm của anh chị khiến không ít người cảm động, bởi theo như lời nhiều người dân thì: “Có mơ cũng không nghĩ lòng tốt của họ là thật”.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/anh_bai_dang/ph%20min%20ph.jpg
Nghĩa cử đẹp Xúc động với tình người ở quán phở miễn phí

http://media6.tiin.vn/media01/4ecda901441c7/2013/08/20/8e8b97b6-9e3a-4771-90e9-7212b3866a08.jpg
Những suất phở miễn phí (Ảnh: Bình Minh)

Những ngày đầu, thực khách đến chưa đông, một phần nhiều người dân vẫn e ngại, rụt rè với tâm lý ăn miễn phí. Có lẽ chính vì thế mà vợ chồng chị My luôn căn dặn nhân viên phải niềm nở, ân cần với khách. Dần dần khách tới quán ăn vào mỗi chủ nhật ngày càng đông.

Mỗi cuối tuần, quán phở này sẽ phát 100 suất phở miễn phí bằng phiếu vào thứ 6, 7. Tới sáng chủ nhật, thực khách chỉ cần mang phiếu ăn này tới cửa hàng sẽ được ăn những bát phở miễn phí nóng hổi.


http://media6.tiin.vn/media01/4ecda901441c7/2013/08/20/267ef19c-e8c5-43ed-a22f-9b23e6d9e745.jpg
Nghĩa cử cao thượng (Ảnh: Bình Minh)

Không chỉ người dân, mà hành động đẹp này của vợ chồng chủ quán đã được cộng đồng mạng lan truyền mạnh mẽ. Ai cũng cảm phục lòng tốt của anh Khánh, chị My. Hàng nghìn lượt like và chia sẻ đã được dành cho lòng tốt của chủ quán. Tất cả cộng đồng mạng đều tấm tắc khen ngợi về hành động đầy ý nghĩa của anh chị và mong rằng việc làm này sẽ còn được nhân rộng hơn trên đất nước Việt Nam. Thậm chí, có một số thành viên trên facebook còn tình nguyện nhận làm chân phục vụ không lấy tiền công cho quán vào mỗi cuối tuần.


http://media6.tiin.vn/media01/4ecda901441c7/2013/08/20/c7b0f310-a527-4d42-8ca6-35f81c457bb3.jpg
Cộng đồng mạng xôn xao với thông tin về quán

Giản dị hơn, vợ chồng chị My chỉ mong muốn thời gian tới sẽ có thêm được nhiều suất phở miễn phí hơn nữa. Không chỉ dừng lại ở 100 suất mà có thể hàng trăm suất cho nhưng người nghèo.

Trà đá, cơm và phở miễn phí… những hành động đơn giản, những bữa ăn không hề cầu kỳ nhưng chứa đựng trong đó là lòng tốt giữa con người với nhau. Chỉ cần có thế cũng đủ khiến người nghèo có thêm niềm tin vào cuộc sống.

Nhan_voky theo nguoiduatin

thieugia
19-09-2013, 11:36 AM
Người đưa đò” ở bến biệt ly

Lâu nay, nhiều người nghèo khó không thể lo hậu sự cho thân nhân thường tìm đến địa chỉ quen thuộc trong một con hẻm nhỏ trên đường Đoàn Văn Bơ, quận 4 - TPHCM, đó là nhà của ông Ba Oanh (Bùi Văn Oanh). Đến nay, đội mai táng của ông đã lo hậu sự miễn phí cho hơn 1.000 trường hợp có hoàn cảnh khó khăn. Riêng 6 tháng đầu năm 2012, đã có 30 người được ông Ba Oanh và đội mai táng tặng quan tài, tổ chức tang lễ miễn phí.

<>Trả nghĩa cho đời

“Năm 1976, cha tôi mất. Gia đình tôi lúc đó quá nghèo, không mua nổi quan tài cho người quá cố. Sau 2 ngày ôm thi thể cha than khóc, tôi tìm đến một trại hòm mua chịu chiếc quan tài. Sau đám tang cha, gom góp tiền giúp đỡ, phúng điếu của bà con hàng xóm cộng thêm 3 năm đạp xe ba gác thuê, tôi mới trả xong nợ mua áo quan” - ông Ba Oanh ngậm ngùi.

Hằng ngày đạp xe ba gác thuê, ông Ba Oanh chứng kiến biết bao cảnh đời éo le, khốn khó, khi chết không có tấm áo che thân. Xót xa cho thân phận người nghèo, không biết từ bao giờ, ông đến với nghề nhặt xác, sau đó tìm cách an táng miễn phí cho những trường hợp neo đơn, cơ cực.

Mặc mưa gió, sớm khuya, gần xa, hễ nghe điện thoại báo tin là ông Ba Oanh lại lặn lội đạp xe đi nhặt nhạnh thi thể người gặp nạn. “Trước đây, có ngày, tôi nhặt thi thể 2-3 nạn nhân bị tai nạn giao thông. Gặp trường hợp quá nghèo khó, tôi sẵn sàng đứng ra lo mai táng cho họ. Nhiều vụ tai nạn rất thảm khốc, thi thể nạn nhân bị dập nát, tôi phải chui dưới gầm xe thu hồi từng bộ phận của họ đem ra, sau đó sắp xếp lại hoàn chỉnh mới xong việc” - ông Ba Oanh cho biết.


http://media.tinmoi.vn/2012/08/29/3_7_1346187503_08_1346160534-nguoi-dua-do.jpg
Ông Ba Oanh đã nhặt hàng trăm thi thể nạn nhân và cùng một số người mai táng miễn phí cho cả ngàn trường hợp

Có lần đạp xe ba gác trên đường Nguyễn Tất Thành - quận 4, ông Ba Oanh chứng kiến một vụ tai nạn giao thông mà thi thể nạn nhân không còn nguyên vẹn. Xung quanh, người đi đường chen lấn đứng xem nhưng không ai dám đưa nạn nhân ra khỏi hiện trường. Ông lẳng lặng bước vào nhặt xác, sau đó chạy vạy khắp nơi xin quan tài vì gia đình nạn nhân quá nghèo khó.

Thấy ông có lòng, một phụ nữ đã cho người mua chiếc quan tài mang đến. Từ đó, mỗi lần gặp những trường hợp nạn nhân quá cơ cực mà ông ngược xuôi xin quan tài mãi không xong, người phụ nữ này lại đứng ra trợ giúp.

Ngoài việc nhặt xác những nạn nhân chết vì tai nạn giao thông, ông Ba Oanh còn không nề hà nhận vớt các thi thể chết trôi lâu ngày mà không ai dám đụng tới vì đã phân hủy, thối rữa. “Mỗi lần nhớ về quá khứ nghèo khó, nhớ về cha mình khi mất không có nổi chiếc quan tài đã được nhiều người giúp đỡ, tôi không còn thấy ngán ngại công việc này. Đó cũng là một cách tôi trả nghĩa cho đời, cho cha tôi” - ông tâm sự.

<>Ám ảnh cơ cực đời người

Lúc rảnh rỗi, ông thu xếp thời gian đến “học nghề” ở các đám tang. Ông đã sắm sửa được 15 bộ trang phục tang lễ và vận động một số người là thợ hồ, chạy xe ôm, ba gác... để thành lập đội mai táng miễn phí. Hiện nay, đội mai táng của ông có 27 thành viên, riêng gia đình ông đã đóng góp 7 người.

Không chỉ hoạt động ở TPHCM, đội mai táng của ông Ba Oanh còn sẵn sàng đến bất cứ đâu từ Bắc chí Nam nếu người nghèo cần đến. “Suốt 33 năm nay, ngoài việc nhặt hàng trăm thi thể nạn nhân bị tai nạn giao thông, chết đuối lâu ngày, tôi và đội đã mai táng miễn phí cho cả ngàn trường hợp neo đơn, nghèo khó...” - ông cho biết.

Hình ảnh một người đàn ông đạp xe rong ruổi khắp hang cùng ngõ hẻm ở TPHCM xin quan tài cho những trường hợp nghèo khó đã quá quen thuộc với nhiều người. Vì thế, nhiều người quen đã ví ông như “người đưa đò ở bến biệt ly”. “Trước đây, mỗi lần gặp nạn nhân có gia cảnh quá khó khăn, tôi lại tất bật đi xin quan tài. Nơi này không cho, tôi lại đạp xe đi nơi khác, chừng nào có mới thôi. Gần đây, tôi đã có “mối” một số người cho quan tài nên trong nhà luôn để sẵn 2 chiếc, khi nạn nhân cần là đáp ứng” - ông nói.

Nhắc về kỷ niệm đáng nhớ nhất trong cuộc đời “đưa đò” của mình, ông Ba Oanh thổ lộ: “Cách đây hàng chục năm, có một đôi vợ chồng trẻ quê Nghệ An vào TPHCM mưu sinh. Hằng ngày, chồng đi bán vé số, vợ rửa chén bát thuê. Một hôm, anh chồng đang đi bán vé số thì bị đột quỵ rồi qua đời. Chủ nhà trọ sợ xui xẻo nên không cho mang thi thể anh về nhà.

Đội mai táng của tôi đã đến thuyết phục mãi, chủ nhà mới cho phép giăng bạt ngoài sân khâm liệm, sau đó vội vã đưa người xấu số về quê an táng. Hai năm sau, khi tôi đang lúi húi sơn chiếc áo quan trước cửa nhà, người vợ dắt con tới quỳ lạy tạ ơn. Đó là “chuyến đò” buồn nhất trong cuộc đời dính vào nghiệp nhặt xác, mai táng của tôi”.

“Người đưa đò” tâm sự rằng ông mong ngày càng có nhiều người cùng chung tay giúp đỡ những nạn nhân khốn khó để họ ra đi được thanh thản. “Điều thiết thực nhất mà tôi mong là có được nhiều người giúp quan tài, để khi gặp những phận người cơ cực nằm xuống, đội mai táng của tôi không phải chạy ngược xuôi, gõ cửa từng nhà nhờ giúp đỡ” - ông Ba Oanh bộc bạch.

<>Cùng nuôi heo đất

Sau những cuốc xe ôm, những buổi phụ hồ hay các chuyến xe ba gác, anh em đội mai táng của ông Ba Oanh lại bỏ một phần tiền công để nuôi heo đất, khi có việc cần đến là “mổ” lấy tiền lo hậu sự cho người nghèo. Riêng ông Oanh, hằng tháng được các con cho 1-2 triệu đồng, ông không dám xài mà để dành đóng góp với đội.

Nguồn : 24h.com.vn

thieugia
27-03-2014, 01:17 PM
Bí ẩn ngàn đời trong "túi phép" của các thầy mo xứ Mường

Không phải ngẫu nhiên mà người ta ví văn hóa dân tộc Mường là kho tàng những điều thần bí, thậm chí ma mị đến khó tin. Trong những chiếc túi kì bí của các thày mo xứ Mường, không phải ai cũng được biết được trong đó có những gì...

"Có “Mo” thì mới có Mường"?

Người Mường luôn tự hào với cách ví von nếu “ không có mo thì không có người Mường" cũng giống như không có làng xã thì không có huyện, tỉnh. "Mo" là phạm trù văn hóa rất rộng, là một hình thức diễn xướng văn hóa dân gian đặc biệt trong đám tang của người Mường. "Mo" là đại diện duy nhất có thể giao tiếp với người đã chết và dẫn hồn người chết đi khắp nơi trong thế giới bên kia.

Người Mường quan niệm chết không phải đã là hết. Bởi thế, "trần sao âm vậy", người chết cũng phải có trâu, bò, gà, lợn làm vốn "mưu sinh" ở thế giới khác. Họ mổ các con vật nuôi trong nhà, mời thầy mo làm lễ cúng tế, dâng cho người thân. Trong "mo" cúng thường nhắc đi nhắc lại một điều: "Mua đừng bán, bạn đừng cho", ý dặn "vong" phải giữ lấy những vật cúng tế để làm vốn liếng làm ăn ở thế giới của mình. Đừng cho ai, đừng bán đi kẻo thành ma đói, lang thang tội nghiệp.

Làm thầy mo phải đáp ứng những yêu cầu hết sức khắt khe. Người khỏe mạnh, không đui, chột, què quặt, không nói ngọng và có uy tín trong làng bản mới được lựa chọn. Thông thường, "mo" có tính chất gia truyền và không phải ai cũng có thể "hành nghề". Đặc biệt, thầy mo phải có bản lĩnh hơn người, trong lúc tang gia bối rối vừa là niềm tin của người sống, vừa làm chỗ dựa cho linh hồn người chết.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Huyen_bi/thy%20mo%20mng%202.jpg
Thầy mo nổi tiếng khắp vùng Lạc Sơn Bùi Văn Chuẩn.

Khám phá túi "khót" thần kỳ


Phong tục lạ: Người Mường không có tục thờ cúng tổ tiên trong nhà. Chỉ ngày 30 Tết, họ làm mâm cơm mời người đã mất về nhà rồi chiều mùng 1 lại làm cơm tiễn về trời đất. Tuy nhiên, riêng trong nhà thầy mo, quanh năm có một ban thờ nhỏ để thờ người truyền nghề cho mình.

Những con đường đá sỏi vòng vèo tại thôn Vín Thượng, Hương Nhượng, Lạc Sơn . Hễ ngồi ở quán nước nào hay trò chuyện với bác xe ôm dọc đường đầu thị trấn thì đều nghe nhắc nhiều đến thầy mo Bùi Văn Chuẩn, khiến chúng tôi hết sức tò mò.

"Mo" Chuẩn năm nay đã 87 tuổi nhưng minh mẫn và mạnh khỏe. Bắn một điếu thuốc lào thật dài và bằng tiếng Kinh lưu loát, ông cười hiền hậu, tâm sự: "Nhờ nghề "mo" mà tôi khỏe mạnh. Làm "mo" phải có tâm, không giữ được đạo đức mà làm sai lệnh đấng linh thiêng thì bị giày vò cho đói khổ, bệnh tật, ốm đau đến chết".

Đến bây giờ, ông cũng không nhớ nổi gia đình mình đã có nghề "mo" từ đời nào. Chỉ biết rằng khi người cha mất đi, ông được chọn nối nghề. Rời chức cán bộ mặt trận Tổ quốc xã về hưu, ông chuyên tâm làm "mo", cúng đưa tiễn bao con người ở khắp vùng về với trời đất. Ai ai cũng biết đến "mo" Chuẩn vì ông cúng rất giỏi. Hơn nữa, ông luôn sống giản dị và hướng dẫn bà con dân bản theo "mo" một cách lành mạnh, không lợi dụng, biến tướng thành mê tín dị đoan.

Qua "mo" Chuẩn, được biết: "Khót" là túi đồ nghề cực kỳ quý hiếm của mỗi thầy mo xứ Mường. Trong đó, có rất nhiều đồ vật chuyên dụng, nhưng có thể chia thành 4 nhóm chính: Nhóm xương răng động vật, đồ kim khí, đá và các loại củ quả. Nhìn qua thì chúng là những vật dụng bình thường nhưng lại mang những ý nghĩa tâm linh đặc biệt. Mỗi bộ phận trên cơ thể động vật như nanh hổ, nanh báo, sừng tê giác, ngà voi... đều đại diện cho con vật ấy hình thành "đội quân tinh nhuệ, hộ vệ" thầy mo đi trấn yểm khắp nơi. Người ta phải vào rừng, tìm những con vật chết hoang và quan niệm đó là những cái chết linh thiêng, sẽ ứng nghiệm với nghề. Đá quý được lấy trong tự nhiên, gọi chung là cang cầm. Đồ kim khí thường là một lưỡi rìu có từ thời Đông Sơn, có người gọi là lưỡi tầm sét hay kẹo lẹt ma ươi.

Trước khi vào đám ma, thầy mo sẽ khấn thức gọi hồn tất cả các con vật dậy để cùng góp sức mạnh dẫn hồn người chết và cũng là để bảo vệ cho chính thầy mo. Trong quan niệm của người Mường, mỗi cái chết đều có lý do riêng và thường có những ẩn ức, oan khuất. Do vậy, hồn ma không cam chịu đi một mình, sẽ tìm cách quay về "vật" người sống (?!). Thầy mo phải nhờ đến những con vật dữ tợn kia bảo vệ. Khi đi cúng, bên cạnh túi "khót", mỗi thầy mo sẽ mang theo khánh và một con dao dài bên cạnh.

Theo lời ông Chuẩn: "Bây giờ thầy cúng nhiều, "mo" cũng nhiều kiểu loại. Ở mỗi xóm bản đều có người hành nghề cúng bái để mưu sinh. Những thầy mo chuẩn như tôi còn rất ít nên được nhiều người trọng vọng. Vì thế, các "mo" địa bàn sẽ không hài lòng, sinh đố kỵ từ thói ghen ăn, tức ở. Cho rằng mình bị "cướp cơm", họ sẵn sàng đọc "tiếng" (một loại bùa độc trong quan niệm người Mường - PV) để gieo bùa ốm đau, bệnh tật lên "kẻ thù". Có dao sẽ giúp tránh được tà ma, bùa chú hiểm ác". Dao cũng là vật dụng giúp thầy mo mở đường sang thế giới hồn ma mông muội. Khắp cùng trời cuối đất, có rất nhiều nơi kinh khủng chỉ có "mo" mới có thể biết và dẫn người chết đi được.

Túi "khót" không phải ai cũng được cần đến. Tất cả con cháu trong gia đình ông Chuẩn đều tuyệt đối tuân theo lời nguyền: "Tự nhiên lấy túi "khót" sẽ bị trời đánh, thánh vật". Do đó, nơi để túi "khót" rất trang trọng, chỉ mình ông Chuẩn lui tới. Mỗi lần đi cúng đám, ông Chuẩn phải đọc thần chú và làm các thủ tục xin phép cẩn thận mới được mang theo.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Huyen_bi/thy%20mo%20mng.jpg
Một thầy mo đang chuẩn bị cúng. Ảnh Bùi Huy Vọng.

Lo ngại biến tướng gây nhiễu loạn


Nét văn hóa tâm linh âm - dương của xứ Mường
Ông Bùi Huy Vọng, người chuyên nghiên cứu văn hóa tộc Mường cho biết: "Để kể hết "mo" phải có từ 13 - 15 đêm. Năm 1942, gia đình quý tộc đời nhà Lang đã từng ghi kỷ lục tới 13 đêm "mo". Thầy mo luôn có những ứng xử đặc biệt với túi phép của mình. Mỗi năm vào ngày 27 tháng Chạp, túi "khót" được chủ nhân mang ra rửa sạch bằng rượu và phơi khô để cầu mong những ứng nghiệm linh thiêng trong năm mới".
Trưởng bản Vín Thượng, ông Bùi Văn Bé cho biết: "Theo nếp sống văn hóa mới hiện nay, "mo" vẫn còn nhưng thông thường chỉ kể từ 1 - 2 đêm. Trước đây, nếu gia đình nghèo không nuôi được gia súc gia cầm, thầy mo có quyền không cho cái xác được địa táng mà phải phơi xác. Tuy nhiên, hủ tục đã dần được loại bỏ. Người Mường bây giờ tổ chức đám tang gọn nhẹ, tiết kiệm. Gia đình đông con có thể cúng tế chung, tránh lãng phí, không phải chuẩn bị riêng đồ lễ như trước đây".

Trong thế giới thầy cúng của người Mường có 3 dòng chính là "mo", mỡi và trượng (tiếng Mường gọi là K-Lượng, Tr-Lượng - PV). Lời "mo" luôn dạy cho con người lẽ sống nhân văn, không ăn trộm ăn cắp, không làm điều xằng bậy. "Mo" là ứng xử cuối cùng của con cháu đối với người đã khuất. Bởi thế, bản thân "mo" Mường hết sức nhân văn, yếu tố mê tín dị đoan hầu như là không có. Chỉ có những biến tướng từ mỡi và trượng là rất đáng lo ngại. Nó khiến xã hội trở nên nhiễu loạn. Mỡi là một hình thức như bà đồng, cốt của người Kinh, chuyên cúng cầu an chữa bệnh cho người sống. Trượng có thể vừa cúng vừa chữa bệnh. Ở những thời điểm khó khăn trước đây, con người có sinh mà không có dưỡng, bệnh tật, đói khổ, họa thú dữ, hổ báo quanh sườn. "Mo", mỡi và trượng trở thành điểm tựa tâm linh cho con người vượt qua những sự biến khốn cùng của đời sống.

Tuy nhiên, nhiều mỡi và trượng đã lợi dụng cúng bái để làm kinh tế, biến niềm tin tâm linh của con người thành mê tín dị đoan. Vấn đề này cho đến nay vẫn tồn tại trong các bản làng người Mường trên khắp vùng cao Tây Bắc. Nếu như các cơ quan chức năng không kiên quyết vào cuộc thì không chỉ nguy hại đến đời sống của bà con người Mường nói riêng mà còn ảnh hưởng xấu đến văn hóa của dân tộc Mường nói chung.

Nhiều người vẫn giữ thói quen quy nạp tất cả mỡi, trượng là "mo" thì thực sự không công bằng !

Nguồn: Người Đưa Tin

fangzi
11-07-2014, 04:56 AM
Đồng Nai

Cụ bà 104 tuổi một mình “quật ngã” tên cướp

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Trom_Cuop/cp%20nh.jpg

(Dân trí) - Nhìn thấy cụ Bài có một xấp tiền cất trong túi, Tú đã nảy sinh lòng tham đột nhập vào nhà khống chế cụ để cướp tài sản. Phát hiện sự việc, cụ bà đã giữ tay tên cướp và hô hoán mọi người hỗ trợ bắt giữ Tú.
Ngày 9/7, cụ bà Võ Thị Bài (104 tuổi, ngụ ấp 6, xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) đã được UBND huyện Cẩm Mỹ khen thưởng vì thành tích xuất sắc trong phòng chống tội phạm.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Shaolin_quan/1-2-94b15.jpg
Cụ bà Võ Thị Bài một mình quật ngã tên cướp.

Trước đó, ngày 29/6, Vũ Văn Tú (22 tuổi, ngụ ấp 8, xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ) có đến làm rẫy thuê cho gia đình cụ Bài. Khoảng 9h sáng cùng ngày, Tú có hỏi mượn cụ Bài 50 ngàn đồng để làm việc riêng. Trong lúc lấy tiền từ túi đeo bên người, cụ Bài đã bất cẩn để cho Tú nhìn thấy một xấp tiền loại 50 ngàn đồng nên Tú đã nảy sinh lòng tham.

Đến khoảng 15h30, trong lúc cụ Bài ngủ trưa, Tú đã lẻn vào nhà bằng cửa sau, dùng tấm chăn chụp kín mặt cụ Bài, rồi giật túi tiền cụ đang đeo bên người.

Cụ Bài vùng vẫy, hất chăn ra rồi chồm dậy, ôm chặt lấy cánh tay của Tú, đồng thời tri hô “cướp, cướp…”. Nghe tiếng cụ Bài kêu cứu, con gái cụ đang làm rẫy ở gần đó vội chạy về hô hoán, cùng người dân vây bắt Tú giao công an xã Lâm San xử lý.

Thảo Trần

admin
17-07-2014, 05:19 AM
Hút thuốc lào bằng điếu dài... 1,5m

Điếu lớn nhất dài hơn 1,5 m, đường kính gần 20 cm, được dân bản Lương Ngọc (Thanh Hóa) làm từ thân cây luồng. Để rít được một hơi thuốc, người hút cần nhờ người ngồi phía dưới hỗ trợ châm lửa đốt thuốc.


Những ngày đầu xuân, du khách thập phương đến ngắm suối cá lạ ở bản Lương Ngọc, xã Cẩm Lương (Cẩm Thủy, Thanh Hóa) còn được dịp trầm trồ trước những chiếc điếu cày khổng lồ, lạ mắt do dân bản Lương Ngọc sản xuất theo phương pháp thủ công.


Điếu dài trung bình 1-1,5 m, lớn nhất dài hơn 1,5m, đường kính 20 cm, nặng gần 20 kg. Tất cả đều do nghệ nhân Phạm Văn Thống (46 tuổi) làm từ cây luồng, cây bương rừng. Ông Thống cho biết, sau chuyến đi rừng đầu năm 2012, phát hiện những cây luồng cong queo mọc trong vách đá hình thù rất kỳ quái, lạ mắt nên bắt đầu nghĩ ra ý tưởng làm những chiếc điếu bán cho du khách.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Thanh_Hoa/d2.jpg




Chiếc điếu lớn nhất của ông Thống dài hơn 1,5 m, đường kính gần 20 cm, nặng gần 20 kg




“Những cây luồng mọc trong vách đá cả mấy chục năm, thân cong queo, không thể dựng nhà cửa nên thường bị bà con chặt bỏ hoặc làm củi đốt, rất phí. Lúc đầu, tôi chỉ làm thử một cái điếu để hút cho vui nhưng thấy nhiều người khen đẹp, có du khách còn nằng nặc ngỏ ý muốn mua nên tôi chuyển sang làm để bán”, ông Thống kể.


Để làm một chiếc điếu, ông Thống phải mất cả tuần vào rừng săn nguyên liệu và đục đẽo công phu. Sau khi hoàn thiện, ông bày bán ngay tại cửa hàng bán đồ lưu niệm của gia đình với giá từ 600.000 đến hơn 2 triệu đồng một chiếc. Cũng theo ông Thống, chỉ trong mấy tháng cuối năm 2012 và dịp đầu xuân, ông đã bán được cả chục chiếc điếu.


Do quá nặng nên chiếc điếu khổng lồ được chủ nhân thiết kế thêm phần bánh xe để tiện cho việc di chuyển, hay gắn thêm hộp tre đan dùng đựng thuốc lào. Cũng vì dài quá cỡ nên để hút được một hơi thuốc, người hút cần thêm một nhân lực ngồi phía dưới hỗ trợ châm lửa đốt thuốc.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Thanh_Hoa/d3.jpg
Đây là tác phẩm của phạm nhân ở trại giam số 5, đóng trên địa bàn Cẩm Thủy, Thanh Hóa




Ngoài những chiếc điếu khổng lồ trên, tại bản Lương Ngọc còn bán một loại điếu khủng không kém. Đó là tác phẩm của phạm nhân ở trại giam số 5, đóng trên địa bàn Cẩm Thủy. Những chiếc điếu này thân thẳng, dài 1,5 m, đường kính hơn 20 cm, được chạm trổ hình rồng, phượng. Nõ điếu to bằng chiếc bát con, được ghép trên thân một con rùa. Chân điếu được làm bằng gỗ, chạm trổ khá tinh xảo.


Thieugia theo VnExpress

admin
10-08-2014, 08:27 AM
Nhặt được 400 triệu đồng, tìm trả lại người đánh mất


http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/viet%20nam.jpg
Thứ 7, 09/08/2014 21:02:40- chuyên mục



Mặc dù còn nhiều khó khăn trong cuộc sống, song khi nhặt được số tiền 400 triệu đồng, ông Đinh Xuân Nhật, 62 tuổi, công tác tại Công ty Luật 1/5, Đoàn Luật sư Hải Phòng vẫn tìm và trao trả lại người đánh mất.

Trước đó, trưa 4/8, ông Nhật đi cầu thang bộ trong khu văn phòng cho thuê của Công ty Hải Thành, Bộ Tư lệnh Hải quân, ở số 5, phố Lý Tự Trọng (Hải Phòng). Khi tới chiếu nghỉ giữa tầng 3 và tầng 4, ông thấy một túi nilon màu đen, bên trong có 3 cọc tiền.

Ông Nhật đã thông báo với lễ tân, bảo vệ tòa nhà để làm chứng và kiểm tra kỹ các đặc điểm của những cọc tiền với tổng số tiền 400 triệu đồng. Sau đó, ông thông báo nếu ai đánh rơi tiền thì liên lạc để nhận lại.
Đầu giờ chiều cùng ngày, anh Nam là nhân viên Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Kim Anh (công ty chuyên xuất nhập khẩu hàng đông lạnh) đã tìm gặp ông Nhật trình bày việc mình mất một túi nilon có chứa 400 triệu đồng.

Số tiền trên anh được giao mang tới Hãng tàu CMA có văn phòng ở tầng 5 của tòa nhà. Khi đang lên cầu thang, Nam nhận được điện thoại nên để túi tiền xuống sàn nhà rồi quên mất. Sau đó, anh Nam đã được ông Nhật trao trả số tiền mà anh đã để quên.

Đáng nói là sau khi ông Nhật thông báo nhặt được tiền, có hai người đã đến gặp trực tiếp ông, một số người khác gọi điện nhận là chủ số tiền. Tuy nhiên, họ không nói được đặc điểm số tiền cũng như hoàn cảnh đánh rơi...

Ông Nhật từng công tác tại Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hải Phòng. Năm 2012, ông về hưu và được mời về làm tại Công ty Luật 1/5.

Hiện nay, gia đình ông vẫn chưa có nhà riêng, phải thuê đất làm nhà và mở một cửa hàng ăn. Ông đang nợ 150 triệu đồng tiền nâng cấp căn nhà.

Điều thú vị là khi đến gặp ông Nhật để cám ơn, bố anh Nam nhận ra ông Nhật là đồng đội từng phục vụ trong một đơn vị công an vũ trang từ 38 năm trước./.


Nguồn : Vietnam Plus

admin
10-08-2014, 08:28 AM
Nhặt được 400 triệu đồng, tìm trả lại người đánh mất


http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/viet%20nam.jpg
Thứ 7, 09/08/2014 21:02:40- chuyên mục


Mặc dù còn nhiều khó khăn trong cuộc sống, song khi nhặt được số tiền 400 triệu đồng, ông Đinh Xuân Nhật, 62 tuổi, công tác tại Công ty Luật 1/5, Đoàn Luật sư Hải Phòng vẫn tìm và trao trả lại người đánh mất.

Trước đó, trưa 4/8, ông Nhật đi cầu thang bộ trong khu văn phòng cho thuê của Công ty Hải Thành, Bộ Tư lệnh Hải quân, ở số 5, phố Lý Tự Trọng (Hải Phòng). Khi tới chiếu nghỉ giữa tầng 3 và tầng 4, ông thấy một túi nilon màu đen, bên trong có 3 cọc tiền.

Ông Nhật đã thông báo với lễ tân, bảo vệ tòa nhà để làm chứng và kiểm tra kỹ các đặc điểm của những cọc tiền với tổng số tiền 400 triệu đồng. Sau đó, ông thông báo nếu ai đánh rơi tiền thì liên lạc để nhận lại.
Đầu giờ chiều cùng ngày, anh Nam là nhân viên Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Kim Anh (công ty chuyên xuất nhập khẩu hàng đông lạnh) đã tìm gặp ông Nhật trình bày việc mình mất một túi nilon có chứa 400 triệu đồng.

Số tiền trên anh được giao mang tới Hãng tàu CMA có văn phòng ở tầng 5 của tòa nhà. Khi đang lên cầu thang, Nam nhận được điện thoại nên để túi tiền xuống sàn nhà rồi quên mất. Sau đó, anh Nam đã được ông Nhật trao trả số tiền mà anh đã để quên.

Đáng nói là sau khi ông Nhật thông báo nhặt được tiền, có hai người đã đến gặp trực tiếp ông, một số người khác gọi điện nhận là chủ số tiền. Tuy nhiên, họ không nói được đặc điểm số tiền cũng như hoàn cảnh đánh rơi...

Ông Nhật từng công tác tại Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hải Phòng. Năm 2012, ông về hưu và được mời về làm tại Công ty Luật 1/5.

Hiện nay, gia đình ông vẫn chưa có nhà riêng, phải thuê đất làm nhà và mở một cửa hàng ăn. Ông đang nợ 150 triệu đồng tiền nâng cấp căn nhà.

Điều thú vị là khi đến gặp ông Nhật để cám ơn, bố anh Nam nhận ra ông Nhật là đồng đội từng phục vụ trong một đơn vị công an vũ trang từ 38 năm trước./.


Nguồn : Vietnam Plus

minh_anh
13-08-2014, 05:59 AM
Điều thú vị là khi đến gặp ông Nhật để cám ơn, bố anh Nam nhận ra ông Nhật là đồng đội từng phục vụ trong một đơn vị công an vũ trang từ 38 năm trước./.


Người như bác Nhật thật là hiếm có, quá hiếm. Người xưa thật quí.

doancongtu
20-08-2014, 04:10 PM
Người Hà Nội cũng "toòng teeng" qua sông Hồng

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_tto.png
19/08/2014 22:28 (GMT + 7)

TTO - Phương tiện qua sông người dân gọi là “cáp treo” là hai trụ sắt đặt cố định ở đầu bờ sông nối với dây cáp và được gắn động cơ xe máy để hoạt động.

Hơn một năm nay, người dân ở thôn Mai Châu, xã Đại Mạch (huyện Đông Anh, Hà Nội) thường xuyên đu qua sông Hồng bằng “cáp treo” tự chế để hái chuối và hoa quả khác thay vì đi thuyền như trước đây.

Phương diện đưa người, hoa quả, phân bón qua sông mà người dân gọi là “cáp treo” là hai trụ sắt được đặt cố định ở đầu bờ sông nối với dây cáp và được gắn một động cơ xe máy để hoạt động. Nhiều người cho biết, khi chưa có “cáp treo”, thu hoạch hoa quả bên bãi bồi gặp nhiều khó khăn. Mùa nước cạn thì phải vác từng buồng chuối, quả ổi, mướp qua sông, còn nước sâu thì đi thuyền mất rất nhiều thời gian và nguy hiểm. “Cuộc sống của người dân thôn tôi chủ yếu dựa vào mấy mẫu chuối, ổi, mướp… bên bãi bồi nhưng mỗi khi đến mùa thu hoạch thì vất vả lắm". Thấy nhiều khu du lịch có cáp treo lên núi, người dân trong thôn bèn nghĩ kế để đóng góp tiền làm cáp treo. Từ ngày có cáp treo thì việc chăm sóc cũng như thu hoạch hoa quả thuận lợi hơn” - ông Trần Quang Hòa (51 tuổi, người dân thôn Mai Châu) cho biết.


http://images.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=725683

Có nhiều ý kiến cho rằng việc sử dụng “cáp treo” tự chế để qua sông rất nguy hiểm, bà Đàm Thị Thu (62 tuổi, thôn Mai Châu) cho hay: “Nếu không sử dụng cáp treo thì người dân chúng tôi lại phải đi thuyền và vác bộ như trước đây. Khi nước lên, chảy xiết, đưa được vài nãi chuối sang đến bờ thì mất rất nhiều thời gian và chuối không còn đẹp. Khi tôi sử dụng cáp để đưa hoa quả qua sông thì chỉ cần cán bộ trên xã, trên huyện kiểm tra định kì mức độ an toàn của cáp là được”.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Tiến Vạn - phó thôn Mai Châu cho biết, diện tích ở khu vực bãi bồi thôn sông Hồng mà người dân trồng chuối có khoảng 20 hécta. Sản lượng hoa quả ở thời điểm đại mùa lớn nên người dân trong thôi phải sử dụng cáp tời. “Thôn Mai Châu có 3 cáp tời được người dân tự chế để đưa nông sản sang bên bờ. Từ khi đưa vào sử dụng trên địa bàn thôn chưa bao giờ xảy ra tai nạn trên những cáp tời này” - ông Vạn cho biết thêm.

QUANG THẾ

admin
28-08-2014, 07:09 AM
Việt Nam sẽ có kỷ lục thế giới về người sống lâu nhất


Theo Tổ chức kỷ lục Việt Nam, hiện tổ chức này đang nghiên cứu về 2 trường hợp cụ ông cao tuổi nhất Việt Nam - là cụ Y’Ndông, sinh năm 1898 (116 tuổi), người dân tộc Mơ Nông, đang sống tại huyện Đăk Song, tỉnh Đắk Nông và cụ Nguyễn Cù, sinh năm 1900 (114 tuổi), sống tại Đà Nẵng.



http://media.tinmoi.vn/2014/08/27/viet-nam-se-co-ky-luc-the-gioi-ve-nguoi-song-lau-nhat.jpg (http://media.tinmoi.vn/2014/08/27/viet-nam-se-co-ky-luc-the-gioi-ve-nguoi-song-lau-nhat.jpg)

Cụ bà Nguyễn Thị Trù (TPHCM) đang được Tổ chức kỷ lục Thế giới và châu Á xem xét có phá được kỷ lục “Cụ bà cao tuổi nhất Thế giới”.


Tổ chức Guinness Thế giới ghi nhận, Nhật Bản hiện giữ 2 kỷ lục về người già nhất thế giới là một cụ bà 116 tuổi và một cụ ông 111 tuổi. Như vậy, cụ ông và cụ bà cao tuổi nhất Việt Nam (cụ Nguyễn Thị Trù sinh năm 1893, hiện 121 tuổi) đều cao hơn cụ ông, cụ bà cao tuổi nhất đã được xác lập Kỷ lục thế giới. Việt Nam hoàn toàn có thể phá 2 kỷ lục này.

Tuy nhiên, theo ông Lê Trần Trường An - Tổng giám đốc Tổ chức kỷ lục Việt Nam, Tổ chức kỷ lục Thế giới yêu cầu khá nghiêm ngặt hồ sơ của các cụ ông, cụ bà trước khi công nhận họ phá kỷ lục thế giới. Tổ chức nói trên đề nghị một bệnh viện uy tín đo xương để đoán độ tuổi của các cụ ông, cụ bà.

Còn Tổ chức kỷ lục châu Á thì yêu cầu tìm cho ra hồ sơ lưu trữ hành chính thời Pháp để có chứng nhận khai sinh chính xác. Việc này khá khó, do Việt Nam trải qua 2 cuộc chiến tranh và nhiều cụ không còn giấy tờ gốc. Song, việc hoàn tất hồ sơ cho các cụ cao tuổi là cần thiết, vì đây còn là những giá trị khác có thể học hỏi, đó là hầu hết các cụ sống thọ đều có con cháu đầy đàn, sống hòa thuận, đoàn kết, và bản thân các cụ đều là những tấm gương về nghị lực, về tình yêu thương.

Nguồn : Lao Động

nha_que
31-10-2014, 08:50 AM
Nhặt vàng giúp người phụ nữ bị giật dây chuyền ở Sài Gòn

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/viet%20nam.jpg
Thứ năm, 30/10/2014 | 17:44 GMT+7

Chiều 30/10, nhiều người dân đã nhặt từng mảnh dây vàng trả lại cho người phụ nữ bị tên cướp giật đứt dây chuyền tại đường Tôn Thất Tùng, quận 1, TP HCM.


http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/10/30/vang-4-7437-1414661525.jpg

13h, chị Nguyễn Kim Phương (37 tuổi, ngụ Vũng Tàu) cùng em gái vừa bước ra từ quán cơm Minh Đức trên đường Tôn Thất Tùng (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1) để sang bên kia đường leo lên ôtô 4 chỗ do chồng lái. Khi chị Phượng vừa bước xuống lòng đường thì bất ngờ bị một thanh niên đi xe Wave màu xanh lao tới giật sợi dây chuyền có đính nhiều bi trên cổ.


Thấy kẻ cướp giật dây chuyền của vợ mình, anh Phan Thanh Tuấn (42 tuổi) đang vòng đầu ô tô qua đường đã tông khiến tên cướp té ngã. Ô tô của anh Tuấn bị móp bên hông. Chứng kiến sự việc khi đang vòng ôtô qua đường đón vợ, anh Phan Thanh Tuấn (42 tuổi) đã tông thẳng vào tên cướp khiến hắn ngã nhào. Ôtô của anh Tuấn bị móp bên hông. Hắn liền lồm cồm đứng dậy, bỏ xe chạy bộ vài mét và nhảy lên xe đồng bọn tẩu thoát ra hướng đường Nguyễn Thị Minh Khai, tẩu thoát. "Nhiều người lao ra vây bắt nhưng tên cướp đã chồm dậy, bỏ xe chạy bộ vài mét và nhảy lên xe đồng bọn tẩu thoát về hướng đường Nguyễn Thị Minh Khai. Bọn chúng đi khoảng 4-5 tên", anh Tuấn kể.

Tại hiện trường, sợi dây chuyền tên cướp giật rơi lại một đoạn cùng nhiều viên bi đã rơi đầy dưới đường. Nhiều người xung quanh lao ra nhặt trả lại cho chị Phượng. Sợi dây chuyền của chị Phượng có rất nhiều viên bi đã rơi đầy dưới đường. Nhiều người xung quanh xúm lại nhặt...
Số vàng rơi trên đường được trả lại cho chị Phương.


http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/10/30/vang-1-5438-1414661525.jpg
... trả lại cho chị Phượng.

"Vợ chồng tôi chở em gái từ Vũng Tàu lên bệnh viện Từ Dũ khám thai. Lúc đó chúng tôi vừa ăn cơm xong. Tên cướp khoảng 25 tuổi, ra tay rất nhanh. Bây giờ tôi vẫn còn run", chị Phượng nói. Theo chị Phượng, sợi dây chuyền này trị giá hơn 10 triệu đồng được chị mua rất lâu.

Chiếc xe máy của tên cướp bỏ lại hiện trường. Sau vụ việc, hai vợ chồng nạn nhân đã trình báo công an Phạm Ngũ Lão, quận 1. Theo phản ánh của người dân, tuyến đường đông đúc này thường xuyên xảy ra cướp giật.

Nha_que theo báo mạng

thieugia
03-11-2014, 12:10 AM
Ông lão ăn xin mua 25 lượng vàng đeo quanh người cho vui

Ngồi trước mặt PV là ông Nguyễn Văn Cưng (SN 1927, tạm trú thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) - người vừa trình báo bị cướp 25 cây vàng - là toàn bộ tài sản ông tích cóp được trong 40 năm ăn xin. Tại một quán nước nhỏ cạnh nơi bị cướp, không có vẻ gì hoảng loạn, ông bình thản kể về chuyện đời của mình và chuyện bị cướp.

Một thời trai trẻ

Mời ông vào quán uống nước, tôi hỏi ông thích uống gì, ông thều thào: “Tui thích nhứt cà phê sữa đá”. Bên ly cà phê sữa đá, ông đã kể về cuộc đời 86 năm của mình, trong đó có tới một nửa là đi ăn xin.


http://image2.tin247.com/pictures/2014/01/05/fqb1388896142.jpg
Nơi ông Sáu Cưng nằm ngủ hằng đêm.

Ông sinh ra bên dòng kênh Đường Nước A, xã Tân Thành B, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp. Là con thứ sáu trong gia đình nghèo có gần 10 người con, ông lớn lên lam lũ, không được học hành, ngay từ nhỏ đã phải cùng cha mẹ ra đồng làm lụng kiếm sống. Quê ông thuộc vùng Đồng Tháp Mười hoang vu “muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lềnh như bánh canh”, mỗi năm ngập trong nước lũ 3 - 4 tháng. Lúa mọc không nổi, nhưng bù lại đồng ruộng nơi đây lại dồi dào các loại cá, rùa, rắn,… Ngay từ năm 6 - 7 tuổi, Sáu Cưng đã biết giăng lướt bắt cá về cho mẹ xẻ phơi khô đem bán đổi gạo. Chuột ở quê ông rất nhiều, mùa khô chuột kéo thành từng đàn đi cắn phá lúa. Sáu Cưng theo cha và các anh chị đi đào hang bắt chuột, chỉa chuột trên ngọn tràm… Chỉ lựa săn chuột cống nhum, con nào con nấy to bằng con gà giò, bán rất có giá, nhờ vậy mà cha con Sáu Cưng cũng sống được bằng nghề bắt chuột.

Sáu Cưng cũng từng có vợ. Ông nhớ năm đó ngoài 20 tuổi. Một buổi sáng, khi đang mải mê gỡ cá mắc lưới, Sáu Cưng chợt nghe từ xa tiếng kêu la thất thanh, chèo xuồng tới nơi thì thấy một cô gái đang ôm lấy tay kêu la trên chiếc xuồng đầy bông điển điển. Cô vừa bị rắn cắn. Nhìn qua vết cắn, Sáu Cưng biết ngay là rắn hổ hành, tuy không quá nguy hiểm như hổ đất (hổ mang), nhưng nếu chậm can thiệp thì nạn nhân sẽ tử vong. Sáu Cưng nhớ tới bài thuốc trị rắn hổ hành cắn gia truyền của cha. Ông lấy hơi thật sâu, nhảy tùm xuống nước, lặn đào một loại rễ cây, xong trèo lên xuồng nhai đắp vết cắn trên tay cô gái. Rồi Sáu Cưng chèo xuồng thật nhanh về xóm để cha mình chữa trị cho nạn nhân. Đến cuối năm ấy đã diễn ra đám cưới đơn sơ nhưng tràn đầy niềm vui giữa Sáu Cưng và người con gái từng được ông cứu hôm mùa lũ.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tao_lao/Tao_lao/n%20my.jpg
Ông Nguyễn Văn Cưng - Cuộc đời hành khất

Nhấp ngụm cà phê, vẫn với giọng thều thào, ông Sáu Cưng kể: “Trời không thương vợ chồng tui, bả không thể sinh con. Thời đó quan niệm “tam niên vô tử bất thành thê”, nghĩa là 3 năm mà không sinh con thì không còn là vợ, người đàn ông phải cưới người khác. Cưới nhau 4 - 5 năm mà không có con, ba má biểu tui đi kiếm vợ khác. Phần vì thương vợ, phần vì nghèo, nên tui cãi lời, tiếp tục sống với vợ cho tới ngày bả chết”.

Vợ chồng Sáu Cưng không ruộng đất, cá mắm ngày càng ít, nên phải chuyển qua làm mướn, làm thuê. Ai mướn gì, nặng nhọc đến đâu vợ chồng Sáu Cưng cũng làm, kể cả là dùng sức người kéo cày thay trâu. Có lẽ do vậy mà vợ của Sáu Cưng lâm bệnh nặng và qua đời năm 1967, lúc mới 38 tuổi. Đau buồn vì mất vợ, ông Sáu Cưng cũng lâm bệnh, yếu sức dần, không thể làm thuê làm mướn việc nặng nhọc. Trong khi anh chị em của Sáu Cưng cũng nghèo, lại đông con, nên chẳng ai giúp được gì. Có một người quen trong xóm cũng già yếu, bệnh tật, đi ăn xin bên huyện Tháp Mười, thấy vậy Sáu Cưng cũng bắt chước đi ăn xin.

Ban đầu ông còn “đi đi, về về”, sau đó ông dạt qua tận xứ Tân Châu, An Phú (An Giang) để xin ăn, cách nhà cả trăm cây số, cả năm ông mới về thăm quê một lần. Vài chục năm trở lại đây, khi đã già yếu, ông trở về ăn xin ở các huyện gần như Tam Nông, Tháp Mười, Cao Lãnh… Ông chọn chợ thực phẩm huyện Tam Nông (thị trấn Tràm Chim) làm chốn đi về. Ông kể, thời còn trẻ ông ăn xin cũng rất dẻo miệng, nên được nhiều tiền. Sau này già yếu, không còn sức để kể lể hoàn cảnh, ông chỉ im lặng chìa chiếc nón lá cũ về phía trước. Ai cho thì ông cúi đầu cảm ơn, không cho thì thôi, ông không làm gì phiền hà mọi người. Càng về già, khi tóc đã bạc trắng, ông càng xin được nhiều tiền… Ai cho gì ông ăn nấy, rất ít khi dùng tiền xin được để mua đồ ăn. Từ lúc còn là anh thanh niên làm mướn, bốc vác, ông đã mê cà phê sữa (sau này có thêm đá), đến khi đi ăn xin, hàng ngày la cà các quán nước, ông càng thèm loại thức uống này. Nhưng không bao giờ ông dám bỏ tiền ra kêu cà phê sữa để uống. Biết chuyện đó, bà Tám chủ quán nước ở gần chợ Tam Nông thỉnh thoảng lại hào phóng cho ông uống cà phê sữa miễn phí. Rồi ông Chín bán quán cơm đôi khi cho ông ăn cả đĩa cơm sườn…

Sắm vàng cho vui

“Xin của bố thí từ thiên hạ, tui đâu dám ăn xài, xin được bao nhiêu tiền tui cứ để dành, rồi mua vàng xỏ xâu quấn quanh người”, ông Sáu Cưng nói về việc mình tích cóp được 25 lượng vàng. Ông cho biết, do không có nhà cửa, không tủ rương, ông chỉ biết giấu vàng miết trong người bằng cách xỏ dây các chiếc nhẫn vàng rồi quấn kỹ hai bên đùi để tránh người khác dòm ngó. Chỉ trừ những ngày bệnh nặng lắm ông mới ở “nhà”, còn lại quanh năm ông đi xin khắp đó đây. Hàng ngày, ít thì cũng được 40.000 - 50.000 đồng, nhiều có khi lên đến 200.000 - 300.000 đồng, đó là khi có người tốt bụng nào đó cho ông cả trăm ngàn đồng. Xin được tiền lẻ, vài ba ngày ông đem đến chỗ bà Bảy bán quần áo nhờ đổi thành tiền chẵn, loại mệnh giá 100.000 - 200.000 đồng. Đôi tháng một lần, ông đem số tiền tích cóp được ra đếm, rồi đến tiệm vàng ở gần chợ Tam Nông để mua vàng - loại nhẫn trơn để ông dễ xỏ xâu quấn quanh người. Nhiều lúc bà chủ tiệm vàng hỏi ông mua vàng làm gì, ông trả lời vui: “Mua để dành cưới vợ”. Tính ra, trung bình mỗi ngày ông xin được khoảng 100.000 đồng, mỗi tháng khoảng 3 triệu đồng, mỗi năm tích cóp thì sắm được cả lượng vàng. Suốt mấy chục năm đi xin, mà không tiêu xài gì, ông dành dụm được 25 cây vàng, suốt ngày đêm ông mang kè kè trong người.

Trả lời câu hỏi, ông già yếu, không con cái, vậy ông tích cóp sắm vàng để làm gì, ông Cưng thều thào nói: “Hồi đó sống khổ cực quá, thiếu thốn mọi bề, nên rất quý đồng tiền. Sau này đi xin được ít tiền, không dám tiêu xài, nêm đem đi sắm vàng. Mấy đứa cháu tui cũng biết tui có vàng, mỗi lần về thăm quê tôi hay đem vàng ra đếm rồi xỏ xâu vào sợi dây. Các cháu biết tui có vàng chứ hổng rõ bao nhiêu. Tui nghĩ, sống thì mua vàng cho vui vậy thôi, còn khi chết thì biết gì nữa, người sống muốn làm gì thì làm. Tui đâu có đem vàng đi theo ông theo bà được”. Hỏi về cái đêm ông bị kẻ xấu cướp sạch số vàng trong người, ông Sáu Cưng bồi hồi nhớ lại: “Ngày hôm đó (ngày 21/12), tui xin được ít tiền, chỉ có khoảng 40.000 đồng. Buổi chiều, tui gộp số tiền đó với số tiền dành dụm mấy tháng trước, đi ra tiệm vàng ở chợ Tam Nông mua được 1,5 chỉ vàng 24K. Tui về “nhà” (sạp bán bánh trong chợ thực phẩm Tam Nông) xỏ xâu quấn vào lưng quần rồi giăng mùng ngủ. Đến khoảng nửa đêm tui bị những kẻ xấu ập vào đè ra lột quần cướp hết. Tụi nó bỏ đi, tui chỉ biết ngồi khóc mà hổng biết kêu ai. Tụi nó lột sạch quần áo, tôi chỉ có cái khăn quấn ngang người, nên cũng hổng dám đi đâu. Đến sáng có người thương tình cho cái quần thun để bận”. Cũng theo lời ông Sáu Cưng, ông bị cướp nhưng không biết đi báo công an, may nhờ mấy bà con tiểu thương ở chợ Tam Nông nghe chuyện nên trình báo cho công an vào cuộc.

Với sự tích cực vào cuộc của Công an huyện Tam Nông, ngay ngày hôm sau nhóm người tham gia cướp vàng của ông Cưng đã bị bắt là Trần Quốc Việt (SN 1985), Cao Văn Sang (SN 1994), Lê Đức Duy (SN 1995), Trần Văn Thanh Dân (SN 1996) cùng ngụ thị trấn Tràm Chim và Nguyễn Thái Tài (SN 1996, ngụ phường 3, quận Gò Vấp, TP.HCM). Công an huyện Tam Nông cho biết đã thu hồi được 56 chiếc nhẫn vàng (loại trơn) 24k. Trong đó, có 24 chiếc loại 1 chỉ, 30 chiếc loại 5 phân, 2 chiếc loại 2 chỉ, tổng cộng hơn 4,2 lượng vàng, cùng gần 30 triệu đồng tiền mặt, 1 dây chuyền kim loại màu vàng, 1 sợi lắc màu vàng, 1 chiếc nhẫn màu vàng.

Kết quả điều tra ban đầu cho biết, khoảng 22h đêm 21/12, Việt, Tài, Sang và Duy chạy xe máy đến chợ thực phẩm Tam Nông, thị trấn Tràm Chim để thực hiện vụ cướp. Theo phân công, Sang, Duy đứng canh đường, còn Tài và Việt vào chợ, đến chỗ ông Cưng đang ngủ để thực hiện hành vi trấn lột. Lúc nhóm người này đến, ông Cưng phát hiện và thức dậy, nhưng bị Tài chụp đầu, bịt miệng cho Việt lục túi. Chúng thấy túi quần ông Cưng gài nhiều kim tây nên Việt tụt luôn hai cái quần ông đang mặc rồi ôm chạy… Việt cùng đồng bọn sau đó lấy toàn bộ số vàng chia nhau.

Theo ông Sáu Cưng, ông cũng đau lòng khi toàn bộ số vàng ông chắt chiu dành dụm cả đời bỗng chốc bị cướp sạch, nhưng ông vẫn tiếp tục đi xin, vì như vậy ông mới thấy khuây khoả. Mới đây, Công an huyện Tam Nông đã đưa ông Cưng về tận nhà người thân ở kênh Đường Nước A (xã Tân Thành B, huyện Tân Hồng, Đồng Tháp) để người thân chăm sóc. Một người cháu của ông Cưng cho biết, hiện thời sức khỏe của ông hơi yếu, người thất thần, có vẻ buồn. Không biết ông buồn vì số vàng bị mất hay buồn vì không được hàng ngày rong ruổi khắp các nẻo đường để ăn xin.

Theo Thanh Thúy (Báo Lao Động)

nhan_voky
03-12-2014, 09:02 AM
MỜI BẠN VÀO THỬ... SỨC ĂN

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Day_nau_an/ph.jpg

Phải ăn "đến tận cùng" 750gr bánh phở, 400gr thịt bò và hai lít nước dùng là điều kiện để bạn nhận được giải thưởng một triệu đồng trong cuộc thi thách ăn tại một tiệm phở. Một tiệm phở ở Sài Gòn vừa giới thiệu một cuộc thi ăn khá độc đáo. Đó là, bất kỳ ai ăn hết tô phở khổng lồ tại quán sẽ nhận được giải thưởng trị giá một triệu đồng. Ngược lại, nếu không ăn hết hay dừng giữa chừng, bạn sẽ trả cho quán 200.000 đồng cho phần nguyên liệu. Hiện số lượng người tham gia thách đấu ngày càng nhiều, số người đoạt giải cũng không ít. "Bất ngờ nhất là các bạn nữ cũng tham gia và thắng cuộc", chủ quán chia sẻ.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Day_nau_an/ph%202.jpg

Một tô phở để thực khách dự thi gồm 750gr bánh phở, 400gr thịt các loại (tái, nạm, gầu, gân và bò viên) và hai lít nước dùng. Người thách đấu chỉ được xác nhận thắng cuộc khi húp cạn đến giọt cuối cùng của nước phở. Số lượng khủng và luật buộc người dự thi phải dùng "sạch sành sanh" khiến không ít thực khách bỏ cuộc. Điều này đồng nghĩa với việc có vài mẹo vặt để chiến thắng. Một trong những mẹo ấy được hầu hết người thắng cuộc chia sẻ là vớt phần bánh phở ra đĩa, thưởng thức riêng, sau đó mới uống cạn nước dùng. "Cách thưởng thức phở riêng, nước dùng riêng vừa ít ngán, vừa giúp bánh phở không nở ra nhiều khi ngâm lâu trong nước", một trong những người thắng cuộc phân tích. Xong, không phải thực khách nào tham gia thách đều được "gật đầu". Khi bạn đăng ký, quán sẽ có cuộc trò chuyện ngắn về các vấn đề như sức khỏe, khả năng chịu đựng của bạn. Không chỉ vậy, người tham gia cũng phải ký một bản cam kết xac nhận đã được tư vấn về các trường hợp có thể xảy ra. Các bạn trẻ dưới 18 tuổi muốn tham gia, phải có sự đồng ý của người giám hộ.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Day_nau_an/ph%203.jpg

Tuy đã ký thỏa thuận song, trong quá trình thi đấu, một nhân viên tại quán sẽ theo sát để đưa ra cho bạn những lời khuyên nếu có bất kỳ dấu hiệu nào không tốt cho sức khỏe hay sức chịu đựng của bạn.

(Theo Zing)

thieugia
12-10-2015, 06:24 PM
Hai con trai hiến gan cứu mạng sống bố mẹ

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Thứ hai, 12/10/2015 | 13:40 GMT+7

Tiến sĩ Phạm Hữu Thiện Chí, Phó Khoa Gan Mật Tụy Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết ca phẫu thuật thứ nhất vào ngày 10/10 là bệnh nhân nữ 66 tuổi bị xơ gan giai đoạn cuối, nhiễm viêm gan siêu vi C. Khi nhập viện bệnh nhân còn được phát hiện có khối ung thư gan, bụng căng rất to cứ vài ngày phải chọc hút 4 lít nước. Nếu không ghép gan nhanh, bệnh nhân sẽ suy thận bất kỳ lúc nào, lúc đó khả năng ghép sống rất ít. Con trai đầu lòng của bà năm nay 37 tuổi đã tự nguyện hiến gan cứu mẹ.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Thieugia_thivan/Me_Que/6.jpg

Một ngày sau bệnh viện tiếp tục tiến hành ca phẫu thuật thứ hai cho nam bệnh nhân 60 tuổi ngụ Bến Tre. Người này được chẩn đoán ung thư gan, xơ gan nặng, nhiễm viêm gan siêu vi B. Người hiến gan là con trai đầu của ông năm nay 32 tuổi.

Trước khi mổ lấy gan, cả hai người con trai đều hơi thừa trọng lượng nên được các bác sĩ thiết kế chế độ ăn giảm cân song vẫn đảm bảo sức khỏe để chuẩn bị tốt nhất cho cuộc phẫu thuật.

Theo bác sĩ Chí, mỗi ca ghép gan kéo dài hơn 10 tiếng đồng hồ. Trong quá trình ghép gan từ người cho còn sống, suốt cuộc mổ dù các bác sĩ tập trung hết sức để cứu người bệnh nhưng ưu tiên hàng đầu là phải chú ý an toàn của người cho gan. Hiện cả người cho và nhận gan đều đã tỉnh táo, đang nằm phòng cách ly để các bác sĩ hồi sức, theo dõi và chăm sóc nghiêm ngặt.

Tiến sĩ Phạm Thị Ngọc Thảo, Phó giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết hai ca ghép gan này được phối hợp thực hiện bởi Bệnh viện Chợ Rẫy và Trung tâm ghép gan Bệnh viện Asan (Hàn Quốc). Từ năm 2012 đến nay, bệnh viện đã thực hiện 6 ca ghép gan, trong đó có 5 ca ghép gan từ người cho sống, một ca ghép gan từ người cho đã chết não. Nơi đây cũng đã phối hợp lấy đa tạng và chuyển khối tạng ghép (phổi, tim, gan) từ hai ca chết não để chuyển ra Hà Nội ghép cho bệnh nhân tại Bệnh viện Việt Đức, ra miền Trung ghép cho bệnh nhân Bệnh viện Trung ương Huế.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Thieugia_thivan/Me_Que/m%20qu%207.jpg

Trong số 4 ca đã ghép gan trước đây có ca đầu tiên bệnh nhân tử vong sau 2 tháng được ghép. 3 trường hợp còn lại đều hồi phục tốt, bệnh nhân đi làm và hòa nhập cuộc sống ổn định. Những người cho gan đều rất khỏe, không có biến chứng phẫu thuật.

"Gan của người cho có sự tái sinh và phát triển rất nhanh. Sau một năm thể gan tích gan lớn 80-95% so với thể tích ban đầu. Do đó việc cho gan không gây ảnh hưởng sức khỏe như mọi người lo ngại", tiến sĩ Chí nhấn mạnh.

Theo Tiến sĩ Dư Thị Ngọc Thu, Trưởng Đơn vị Điều phối ghép bộ phận cơ thể người Bệnh viện Chợ Rẫy, ghép gan ở người cho sống phức tạp và khó khăn hơn đối với người cho chết não. Ca mổ phải đảm bảo người cho an toàn, có tiêu chuẩn chọn lựa khắt khe hơn với thể tích phần gan cho ghép. Tuy ghép gan từ người cho sống góp phần giải quyết gánh nặng cho người bệnh đang trong tình trạng khẩn cấp, đe dọa tử vong khi chưa có tạng hiến từ người cho chết, song ca mổ căng thẳng hơn rất nhiều.

Bệnh viện đang cố gắng thiết lập danh sách chờ hoàn chỉnh, tìm nguồn tạng hiến từ người hiến chết não để giúp ích nhiều hơn trong việc cứu người. Hiện bệnh viện hoàn thiện hơn kỹ thuật chuyển giao ghép gan, có kế hoạch triển khai ghép tim, tái thiết lập ghép giác mạc.

Lê Phương

thieugia
01-11-2015, 04:58 AM
Lần theo tiếng gõ giải cứu người kẹt trong con tàu lật úp

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Thứ bảy, 31/10/2015 | 19:54 GMT+7

Lần mò theo hướng phát ra âm thanh trong xác con tàu chìm, anh Luân phát hiện bóng người co ro trên cầu thang, tay cầm phễu nhớt đang gõ vào khoang tàu Trở về từ hiện trường tàu Hoàng Phúc 18 lật úp ở biển Cần Giờ, chiều 31/10, anh Nguyễn Minh Luân (31 tuổi) cùng nhóm 7 thợ lặn húp vội bát mì tôm chống đói. Thân hình rắn chắc, da đen nhẻm, nam thanh niên cười hiền khi nhắc tới những giờ ngụp lặn trong con tàu hàng nghìn tấn để cứu sống một nạn nhân.


http://m.f29.img.vnecdn.net/2015/10/31/luan2-1283-1446285311.jpg
Nhóm ngư dân tham gia cứu hộ ăn vội khi vừa trở về bờ. Ảnh: Quốc Thắng

Khoảng 9h sáng nay, anh Luân cùng các thành viên trong nhóm đang đậu ghe ở Tiền Giang chuẩn bị ăn cơm để lặn biển mò ốc như thường ngày thì nhận được cuộc gọi nhờ cứu hộ. "Chúng tôi chỉ nghĩ là ghe cá nhỏ chìm nhưng đến nơi, thấy chiếc tàu quá lớn cùng nhiều lực lượng, chúng tôi có phần bị khớp", anh Luân kể.

Con tàu bị chìm có kết cấu 2 khoang hàng, khu vực buồng lái ở tầng 3, tầng 2 gồm 5 phòng nhân viên, tầng dưới cùng là phòng ăn và buồng máy. Một số người đã tìm cách vào trong, song mọi cánh cửa tàu bị đóng rất chặt do áp lực nước. Bên trong con tàu đang nổi phần đuôi thỉnh thoảng có tiếng gõ vào thành tàu, phát đi tín hiệu cầu cứu.

Định hình được vị trí người mắc kẹt trong tàu, chàng trai quê Kiên Giang với nhiều năm làm nghề lặn, được tin tưởng giao ống thở. Tròng thêm đôi bao tay thô sơ, vớ chiếc đèn pin nhỏ và bình oxy, anh Luân lao mình xuống dòng nước xiết. Vào được trong tàu, anh Luân tay cầm đèn pin lần mò dọc theo hành lang nhỏ hướng về khu vực phát ra tiếng động. Sóng vỗ mạnh khiến con tàu lắc lư, thỉnh thoảng anh thợ lặn bị xô vào thành tàu. Cố lần mò trong thân tàu đen kịt, anh nghe tiếng gõ dần lớn hơn.



http://m.f29.img.vnecdn.net/2015/10/31/IMG-0321-JPG-7271-1446285311.jpg
Anh Luân tham gia cứu hộ tại hiện trường. Ảnh: Hải Hiếu

Hơn 15 phút lặn trong bóng tối, anh tìm đến căn hầm chứa dụng cụ. Giật mạnh cửa, lách qua khe vào trong, anh Luân quét đèn pin một vòng thì phát hiện bóng người co ro trên cầu thang, tay cầm phễu nhớt đang gõ vào khoang tàu trong khi mực nước đã dâng đến ngực. Trong ánh đèn pin le lói, gương mặt nam thanh niên đầy bùn đất, da tím ngắt, bật khóc khi phát hiện người đến cứu: "Còn tôi cũng quá sung sướng. Dù không thân quen nhưng tình cảnh đó thiệt không hạnh phúc nào bằng. Lúc đó mới thấy giá trị tình người", anh Luân nói bằng giọng miền Tây đặc sệt.

Trấn an nạn nhân, anh Luân quay trở ra để cùng đồng nghiệp mang bình oxy vào giúp thuyền viên này lặn ra ngoài. Là người trực tiếp mang ống thở vào, anh Phan Văn Minh (34 tuổi, quê Kiên Giang) cho biết, do nạn nhân không biết sử dụng dụng cụ nên anh tìm cách chế lại cho vừa vặn rồi giúp anh này đeo vào. "Trong đó tối đen như mực, tôi chỉ mò mẫm trợ giúp cho anh ấy. Anh ta bám lên lưng, ôm chặt bụng tôi rồi từ từ tìm đường ra ngoài", anh Minh nhớ lại.

Đưa nạn nhân đầu tiên ra ngoài trong mừng rỡ của nhiều người, Luân và nhóm bạn tiếp tục lặn ngụp trong xác tàu đắm để tìm kiếm những người bị nạn còn lại. "Để chắc chắn, tôi vào từng phòng, mò từng góc một nhưng không phát hiện thêm được gì", anh Luân kể và cho biết quá trình làm việc rất khó khăn vì thiếu ánh sáng, đồ đạc trôi lềnh bềnh.

Từng tham gia nhiều vụ lặn biển cứu nạn, theo kinh nghiệm bản thân, thanh niên này cho rằng, nếu còn kẹt bên trong con tàu, cơ hội sống sót của các nạn nhân không nhiều. "Mình dự đoán vậy nhưng vẫn hy vọng có kỳ tích. Mong tất cả đều được an toàn", Luân nói.

Ngồi ngắm em trai, anh ruột của Luân cho biết, em mình là người lặn giỏi nhất trong nhóm và được xem như con rái cá. "Nghề lặn của bọn tui rất nguy hiểm nhưng mỗi lần được nhờ hỗ trợ cứu người thì chẳng ai suy nghĩ gì", anh này nói.

Hiện vẫn còn 4 người trên tàu hàng này mất tích. Tuy nhiên, do thủy triều lên cao và sóng lớn nên nhóm phải tạm dừng tìm kiếm.

Tàu Hoàng Phúc 18 tải trọng 2 nghìn tấn chở hàng xuất phát hôm 28/10 từ cảng ở huyện Long Thành (Đồng Nai). Đi được 70 hải lý gặp sóng lớn, thuyền trưởng quyết định quay lại neo đậu ở phao số 5, cách bờ biển Cần Giờ 7 hải lý.

20h ngày 30/10, 17 thuyền viên vừa ăn cơm tối chuẩn bị đi ngủ thì sóng to đánh mạnh vào tàu. Hàng hóa bị đẩy về mạn phải, tàu nghiêng dần. Thêm một con sóng lớn đánh phủ qua khiến tàu lật úp. Sau sự cố, các tàu đi ngang qua đã cứu được 12 người.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa có công điện yêu cầu Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương chỉ đạo, huy động các lực lượng tổ chức tìm kiếm, cứu nạn các thuyền viên trên tàu Hoàng Phúc 18 còn mất tích. UBND TP HCM được yêu cầu phối hợp cùng và tổ chức cứu chữa người bị thương, thăm hỏi động viên, giúp đỡ nạn nhân.

Nhóm phóng viên

backieuphong
03-06-2016, 05:25 AM
Nam thanh niên lên Facebook trả lại 35 triệu đồng nhặt được

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Giau_Ngheo/v%20vn%20long.jpg

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png

Thứ năm, 2/6/2016 | 16:41 GMT+7

Tối 31/5 mạng xã hội xôn xao khi thấy một người đăng tấm ảnh chụp rất nhiều tiền và dòng status: "Trên đường đi làm về em có nhặt được ví, ai là chủ thì liên hệ em theo số 0944970..., em ở số 5 Cầu Diễn".


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Giau_Ngheo/tr%20tin.jpg

Ngay lập tức, bức ảnh thu hút hàng nghìn lượt like và comment cảm ơn, khen ngợi Vũ Văn Long - chủ trang Facebook. Tối 31/5, trên đường đi làm về qua đường Cầu Giấy (Hà Nội), Vũ Văn Long nhìn thấy một người đàn ông bị rơi ví. Trong ví có giấy tờ tùy thân cùng số tiền 35 triệu đồng. Sau đó, Long đăng tin lên Facebook Otofun, và ngay khi tìm thấy số điện thoại của người mất ví, Long đã gọi điện và toàn bộ số tiền được trả lại ngay trong đêm.

Backieuphong

han_chungly
11-12-2016, 03:19 PM
Kỳ bí về người 45 năm mất ngủ

“Ông Thái Ngọc đã ngủ được rồi”! Thông tin như chẳng có nghĩa lý gì với xã hội, nhưng lại khiến cả chục nhà báo từ TP. Đà Nẵng lục tục lội ngược dòng Thu Bồn đến hóc núi Cà Tang, huyện Nông Sơn để mục sở thị. Nhưng rút cuộc, đấy cũng chỉ là tin đồn. Ông Thái Ngọc, sinh năm 1940, vẫn liên tục 45 năm chưa từng chợp mắt. Cái sự mất ngủ hàng chục ngàn đêm của ông Ngọc vẫn còn là một bí ẩn của cả tự nhiên lẫn y khoa…

Hơn một vạn đêm không ngủ

Sự ngủ mỗi ngày 6 - 8 tiếng là thường tình của mỗi người. Nhưng chỉ là một giờ chợp mắt đối với người đàn ông 45 năm không ngủ đã trở thành sự kiện. Nhà báo Vũ Công Điền, nguyên phóng viên ảnh của TTXVN, người bạn vong niên với ông Thái Ngọc hay tin ông Ngọc đã có lại được giấc ngủ đầu tiên sau hơn 45 năm trơ mắt, đã vội thông tin cho anh em báo chí.

Chúng tôi lập tức lên đường. Một phần lý do cũng muốn trở lại thăm và chúc mừng hạnh phúc của gia đình ông. Tuy nhiên, mọi viễn cảnh đã tan vỡ. Sự thật, ông Ngọc đã mượn rượu để cố tìm giấc ngủ, nhưng cũng chỉ là nhắm mắt mơ màng trong cơn say chứ chưa từng ngủ được. Vợ ông - Nguyễn Thị Bảy tưởng chồng đã hết bệnh mất ngủ, rón rén cho ông có được giấc ngon, rồi điện báo cho người quen, báo chí...


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Chuyen_la_vn/ng%20thi%20ngc.jpg
Nhiều hãng truyền hình trong và ngoài nước đã tìm đến Nông Sơn, làm phim tư liệu về ông. Ảnh: Thanh Hải


Tờ mờ sáng, chúng tôi băng qua thung lũng còn đầy sương mai đi về hướng đỉnh Cà Tang. Thế nhưng, căn nhà ông Thái Ngọc đã trống hơ. Í ơi một hồi, bà Bảy mới đáp trả từ vườn chuối. Chỉ tay về phía cánh đồng lúa bên kia chân núi, bà bảo: “Ông ấy đang tuốt lúa chưa về. Cả đêm qua lọ mọ cắt gần hết đám ruộng, chừ kêu người tuốt để mang về. Ông vẫn chưa ngủ được mấy chú à” - giọng bà đầy thất vọng.

Câu chuyện ông Thái Ngọc mất ngủ liên tiếp hàng chục năm trời không lạ. Từ 10 năm trước, khi phát hiện dị nhân Thái Ngọc chưa từng ngủ liên tiếp hàng chục ngàn đêm, báo chí trong và ngoài nước ầm ầm kéo về góc rừng Nông Sơn tìm ông để vẽ nên những câu chuyện truyền kỳ, lạ lẫm này. Lúc ấy, nhiều hãng truyền hình Nhật Bản, Thái Lan, Anh Quốc, Hàn Quốc… cũng tìm đến, làm phim khoa học, phim tài liệu. Có đoàn còn bố trí cả chục máy quay, thay nhau canh ông cả một tuần trời để kiểm chứng, làm phim tư liệu kiểu Discovery. Nhưng rốt cuộc, nhà báo dù thay nhau trực vẫn mệt, ngủ li bì, còn ông Ngọc, cứ tự nhiên chong đèn cuốc đất, làm đồng thâu đêm. Ông đi vào lịch sử ngành y khoa như một bí ẩn đến nay chưa ai giải mã được.

Căn nhà ông Ngọc dựng lên trong hốc núi, trơ trọi không xóm giềng, nhưng lại sum suê hoa trái. Từ tiêu, chuối, bưởi, mía, đến ao cá, vườn đậu, bắp ven suối… tất cả đều tinh tươm, chăm dọn kỹ lưỡng, quanh năm cho nông sản. Nhà báo Vũ Công Điền giải thích: “Đó là “thành quả” mấy chục năm mất ngủ của ông Ngọc. Đêm đêm, ngồi nhìn vợ ngủ hoài, riết rồi cũng chán, ông một mình vác cuốc ra vườn chăm cây. Nên đến nay, khu vườn này trông như một trang trại dày công chăm bón. Kỳ thực chỉ một tay ông làm. Điều kỳ lạ hơn là ông Ngọc vẫn khoẻ mạnh bình thường khi cả đôi mắt và đôi bàn tay chẳng mấy khi ngơi nghỉ”.

“Thức hoài nên có nhiều con”!

Thấy nhóm nhà báo lội ra ruộng thăm mình, ông Ngọc vui lắm, miệng móm mém cười: “Tui luôn thèm một giấc ngủ, nhiều lúc lạm dụng ly rượu cuối ngày để được nghỉ ngơi, nhưng không ăn thua”. 32 tuổi ông mới mất ngủ chứ không phải bẩm sinh. Vậy ông có phải trải qua một sự cố hay chấn động mạnh nào? “Bác sĩ cũng hỏi tôi câu giống chú vậy đó. Nhưng thực tình, chẳng có sự cố nào. Tôi lớn lên thời chiến, nửa đêm chạy loạn, mất ngủ là chuyện thường xuyên nên chẳng để ý. Nhưng năm 32 tuổi, tự dưng sau một đêm không ngủ, tôi cảm thấy không còn thèm ngủ nữa. Đêm kế tiếp, cố gắng nhắm mắt mà không được, dậy pha chè uống. Đêm kế tiếp cũng thế, rồi thêm nhiều đêm nữa… Bây giờ thì đã gần 15.000 đêm trắng” - ông Ngọc cười hiền hiền.

Vợ đầu của ông Thái Ngọc mất khi mới sinh cho ông con đầu lòng. 6 năm sau, ông đi bước nữa với bà Nguyễn Thị Bảy. Họ có với nhau 5 người con - 2 trai, 3 gái. Đó cũng là quãng thời gian ông không ngủ. Bà Bảy vừa bóc mấy trái bưởi mời khách, vừa kể chuyện: “Tui và ổng lấy nhau diện “rổ rá vá lại” nên cũng không việc gì e thẹn như gái mới lớn, nhưng đêm nào cũng thấy ổng thức trắng, ngồi nhìn mình nên cũng hơi ngại. Ban đầu tôi lo sợ cho sức khoẻ của ông, nhưng riết rồi quen. Ổng thức hoài nên tui có nhiều con như rứa đó” – bà Bảy cười giòn, rất thật lòng. Bây giờ các con của ông bà đều thành gia thất, ra ở riêng và đi làm ăn xa cả. Nơi hốc núi này vẫn đêm đêm đỏ đèn mỗi một nhà ông. Ngoài việc làm đồng, ông bà lại nghêu ngao hát karaoke.

Sợ một giấc ngủ dài

Làm sao họ có thể đối mặt với cả chục ngàn đêm không ngủ? Họ phải làm gì để giết thời gian?... Câu chuyện thức trắng hơn nửa đời người của ông Thái Ngọc vẫn làm tò mò bao người. Ông Ngọc chỉ ra khu vườn cả chục héc ta đầy cây trái để giải thích: “Phần lớn thời gian tôi làm vườn. Mệt thì nằm nghỉ, thấy khoẻ thì ra vườn. Bất kể ngày, đêm”. 76 tuổi, ông Ngọc vẫn dẻo dai, vẫn làm lụng cả ngày đêm. Nhưng với bà Bảy, nỗi niềm âu lo dường như trở lại như những đêm đầu ông thức trắng. Bà nói: “Dù có bất thường thế nào thì con người, khó ai chống lại quy luật cuộc đời. Tôi thấy mình được hạnh phúc hơn người, vì thời gian ổng dành cho tôi gấp đôi những cặp vợ chồng khác cho nhau. Chừ hết lo ổng mất ngủ, mà chỉ sợ ổng ngủ được. Một giấc ngủ không bao giờ dậy nữa”.
Trong thời cao điểm truyền thông quốc tế về tìm hiểu điều kỳ bí từ người đàn ông không ngủ này, có đoàn làm phim của nước Anh đã đưa ông Ngọc xuống Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng xét nghiệm. Họ kiên trì bỏ cả kinh phí lẫn thời gian để làm đủ các xét nghiệm, kiểm tra phản xạ… Nhưng mọi thông số cơ địa, các chỉ số sinh học của ông Ngọc đều bình thường.


http://static.laodong.com.vn/w440/uploaded/hoangvinhthuan/2016_12_09/9-4_tndq.jpg

BS Trần Nguyên Ngọc - Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng lúc ấy - cho biết, kết quả xét nghiệm, đo điện não không đưa ra được bất kỳ triệu chứng nào cho thấy ông Ngọc bất bình thường. “Thông thường, hệ thần kinh con người làm việc theo chu kỳ thức - ngủ, chu kỳ ngủ sẽ giúp tái tạo phục hồi sức lực, nơ-ron thần kinh… Riêng ông Ngọc tự nhiên mất hẳn chu kỳ ngủ, chỉ có chu kỳ thức. Nhưng điều lạ kỳ là có cơ chế tự bảo vệ, tái tạo sức, tế bào thần kinh. Đây có thể nói là trường hợp có một không hai, bởi nếu bình thường, mất ngủ sẽ dẫn đến suy kiệt thần kinh, trầm cảm, ăn không ngon… nhưng ông Ngọc lại vẫn bình thường. Trường hợp này quá bí ẩn” - bác sĩ Ngọc cho biết.

Hôm ấy, trên hốc núi Cà Tang, mấy anh em phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam “hành” cả hai vợ chồng ông Thái Ngọc tái diễn. Hết cắt lúa ngoài ruộng, vác cuốc ra vườn, rồi quay về quạt lúa, vào bếp… để có những hình ảnh sinh động, kể về câu chuyện mất ngủ kỳ bí của ông Ngọc. Nhóm còn lại chúng tôi mở karaoke của ông để… giết thời gian. Vô tình bài hát “Bảy ngàn đêm góp lại” của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng lại có những ca từ trùng hợp với hoàn cảnh của ông Ngọc, nghe mà da diết: “Đêm qua đêm, súng ru em ngủ, còn đâu nồng nàn/Bảy ngàn đêm, giấc ngủ chưa tròn, giấc ngủ hao mòn, cơn mơ thành bại, mắt lo âu…”. Ông Ngọc còn hơn thế nữa, hơn 40 năm, gần 15.000 đêm “giấc ngủ chưa tròn”.

Theo báo Lao Động

han_chungly
11-12-2016, 03:42 PM
Đám tang kỳ lạ của bà trùm Dung "Hà"

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Chuyen_la_vn/dung%20h.jpg

Tháng 8/2000, do hết cửa làm ăn ở miền Bắc, Dung “Hà” đành phải dẫn đàn em dạt vào TP HCM. Lúc này, đứng đằng sau Dung là Minh “Sứt”, một trùm buôn lậu ma túy. Chân ướt chân ráo vào Sài Gòn nhưng Dung “Hà” đã bộc lộ rõ bản chất của kẻ giang hồ, muốn chia phần lãnh địa với ông trùm Năm Cam. Sau những đòn quậy phá Năm Cam như rải phân người cho đến tổ chức chém nhau, ném mắm tôm, thả rắn tại sòng bạc... Dung đã được ông trùm nhượng bộ cho mở sòng bạc tại 17 Bùi Thị Xuân (TP HCM).

Theo lời khai của Hải “Bánh”, đã được Năm Cam giúp đỡ nhiều nhưng Dung vẫn liên tục ra yêu sách, quậy phá việc làm ăn của ông trùm. Ngay cả Hải “Bánh” ngày trước từng đi theo Dung, vậy mà nay cũng bị Dung quậy vì Hải đã trở thành “đệ cứng” của Năm Cam. Không thể nhẫn nhịn với Dung nữa, Năm Cam tìm gặp Hải “Bánh” và ra lệnh: “Chú ở gần Dung “Hà” thì biết tính nó rồi, nó muốn làm gì là làm chứ có nể ai đâu. Điều đình không được thì chú tự tính... Anh không muốn thấy mặt nó nữa”.

Ngày 29/9/2000, Hải gọi điện thoại triệu tập Nguyễn Việt Hưng và Nguyễn Xuân Trường đến kể chuyện bị Dung quậy phá và bàn cách trả thù. Khoảng 0h20 ngày 2/10, Hưng bắn chết Dung ngay tại trước số 17 Bùi Thị Xuân. Cái chết của Dung “Hà” khiến giới giang hồ khắp trong Nam ngoài Bắc choáng váng. Trong lúc nhiều đệ tử thân tín của bà trùm hạ quyết tâm trả thù. Một trong những chuyên án truy quét tội phạm xã hội đen lớn nhất trong lịch sử hình sự nước nhà cũng được cơ quan công an tiến hành.

Dân giang hồ khắp cả nước, đặc biệt là Hải Phòng coi đêm Dung “Hà” bị bắn chết là một đêm lịch sử. Sau khi cô em chết, Minh “Sứt” đã chỉ đạo đàn em tắm gội sạch sẽ, sức nước hoa, mặc quần áo mới tinh tươm rồi mời thầy cúng đến khâm liệm cho Dung “Hà”. Đến nay, người dân ở thành phố Cảng vẫn cho rằng đám tang của bà trùm này là đám tang có một không hai về cả mức độ hoành tráng lẫn số người tham dự. Gần như không một đàn anh, đàn chị giang hồ có máu mặt nào ở miền Bắc vắng mặt trong đám tang đó.

Minh “Sứt” chứng tỏ mình là một đàn anh đích thực khi vung tiền không tiếc tay thuê hẳn một chiếc máy bay chở xác Dung “Hà” về Hải Phòng. Tại sân bay Cát Bi (Hải Phòng), tất cả đàn em của bà trùm đều có mặt để đón linh cữu bọc quan tài kẽm của “chị cả”. Đám tang của Dung làm người ta liên tưởng đến đám tang trong tiểu thuyết của các bố già mafia trên thế giới. Rất nhiều nhà sư, thầy cúng được mời đến để cầu siêu cho Dung “Hà”. Quan tài của Dung được đắp hoa rực rỡ. Dọc con phố Trạng Trình vào nơi tổ chức đám tang tại nhà Dung, cánh đàn em đứng thành hai hàng dọc, mặc đồng phục đen.

Đệ tử, người quen đến đưa tang cứ nối hàng kéo dài từ phố Trạng Trình tới tận Nhà hát Lớn TP Hải Phòng (khoảng 2km). Người đến đưa tang, ai nấy đều trong trang phục vest đen, cài hoa hồng trắng ở ngực áo, mắt đeo kính đen, đi trên xe ôtô cũng màu đen, chỉ vòng hoa là trắng.

Trước giờ đưa bà trùm về nơi an nghỉ cuối cùng, Minh “Sứt” đã chỉ đạo đàn em đứng dọc các tuyến phố có xe tang đi qua. Quãng đường từ Cầu Rào tới nghĩa trang Ninh Hải cũng bị phong tỏa. Một đoàn xe hơi màu đen láng cóng xếp dài cả cây số trên phố chầm chậm đi sau xe quan. Phía sau là đoàn người dài kín phố.

14 năm trôi qua, sau đám tang đình đám một thời, phần mộ của bà trùm khét tiếng một thời vẫn thường xuyên có người ghé thăm. Người quản trang cho biết: “Mộ cô Dung vẫn thường xuyên có nhiều người thăm viếng. Đặc biệt, ngày rằm mùng một thì không khi nào thiếu”.

Khu vực có mộ của Dung “Hà” hiện là một bãi đất trống. “Trước đây, khu đó là nơi chôn cất trước khi cải táng. Người ta cải táng hết rồi, chỉ còn lại đúng 2 ngôi mộ. Một chôn năm 2005 và mộ cô Dung chôn từ năm 2000”, người quản trang cho biết.

Đặc điểm nổi bật và dễ nhận biết nhất của ngôi mộ này chính là hai cây cau vua trồng hai bên. Theo lời người quản trang thì hai cây cau được trồng chỉ vài ngày sau đám tang của bà trùm, ngoài ra còn có một cây mai vàng được đệ tử của Dung mang đến trồng vào khoảng 6 năm trước.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Chuyen_la_vn/m%20dung%20h.jpg
Mộ Dung "Hà" vẫn thường xuyên có người viếng thăm.

Trên tấm bia mộ có mái che, ghi tên "Vũ Hoàng Dung" và ngày mất. Bát hương cắm đầy chân hương và những loại thuốc lá đắt tiền... Hai bình hoa trước mộ hoa vẫn tươi, chứng tỏ có người mới đến.

Sau ngày Dung được chôn cất, hàng ngày vẫn có rất đông đệ tử của “chị cả” tới thăm nom. “Về sau, số người tới viếng mộ có ít hơn nhưng thỉnh thoảng vẫn có tốp khi thì hai người, lúc thì ba người tìm đến. Toàn là những người xăm trổ, dáng vẻ hầm hố nên nhìn qua đã biết là dân giang hồ. Họ bao giờ cũng mang hoa tươi, hoa quả ngon và thường để lại luôn chứ không mang về”, một nhân viên của nghĩa trang cho biết.

Ngoài những bạn hữu và đàn em năm xưa của Dung “Hà” thì người trong gia đình thường xuyên đến thăm mộ Dung chính là Vũ Hoàng Oanh (tức Oanh “Hà”, chị ruột của Dung). Oanh cũng là một “chị cả” sừng sỏ trong giới bài bạc.

Lễ Thanh Minh năm vừa rồi, Oanh Hà có dẫn hai người con đến trước mộ em gái nói lời từ biệt để “đi xa”. Tháng 7 vừa qua, Oanh đã bị Công an tỉnh Lâm Đồng bắt khi đang tham gia đánh bạc (sóc đĩa) tại TP Đà Lạt.

Khi bị công an bắt, Oanh vẫn tỏ ra rất bình tĩnh và cứng đầu. Lúc bị trinh sát dẫn giải đến khách sạn lưu trú để khám xét, Oanh luôn ngó nghiêng tìm cách trốn thoát nhưng bất thành. Khám xét người Oanh, công an tìm thấy giấy CMND đã cũ mang tên Vũ Hoàng Dung (tức Dung “Hà”).

Oanh kể từ khi em gái bị bắn chết, cô ta giữ lại giấy CMND này và luôn mang trong người. Thấy cán bộ chưa trả lại, Oanh còn “hù”: “Cán bộ mà giữ lại, đêm đến Dung nó về đứng trước đầu giường nó làm thế này... thế này... (Oanh giơ tay giả làm ma hù dọa), khỏi ngủ nổi đó”.

Oanh là người chăm nom tích cực nhất cho mộ phần của em. Ngoài việc thường xuyên đến thắp hương, Oanh cũng chi tiền hậu hĩnh cho lực lượng quản trang để luôn giữ cho cỏ trên mộ Dung được xanh tốt.

Oanh từng tiết lộ, việc làm này là theo ý nguyện của Dung dặn lại trước ngày chết. Theo đó, bà trùm có trăng trối là phải giữ cho mộ của mình luôn được “xanh mồ tốt cỏ”. Ngoài ra, còn phải trồng hai cây cau ở hai bên. Đó là hai cây cau vua (hình dáng phình to giống như chai champagne) vừa sang trọng vừa lấy bóng râm. Phần mộ cũng không được xây mà trồng cỏ lên trên để cho âm dương điều hòa.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Chuyen_la_vn/dung%20h%202.jpg
Dung Hà và Năm Cam khi còn mặn nồng

Thông thường, với các phần mộ khác thì chỉ 3-5 năm sẽ được gia đình cải táng. Thế nhưng mộ của Dung vẫn nằm nguyên sau 14 năm. Lý giải về điều này, ông Trưởng ban quản lý nghĩa trang cho biết: “Lúc chôn cất, chúng tôi đã tháo quan tài kẽm ra, tuy nhiên do thi thể được tiêm phoóc môn để bảo quản nên thời gian chờ cải táng phải kéo dài hơn. Một lý do nữa là do không có người thân đến lo liệu làm thủ tục. Năm 2013, cô Oanh có đăng ký nhưng rồi lại lùi lại tới tháng 11 năm nay”.

Dự kiến sau khi được cải táng, phần mộ của Dung “Hà” sẽ được gia đình đưa về quê ở huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng). Thế nhưng với việc Oanh “Hà” mới bị bắt giữ gần đây thì kế hoạch kia vẫn chưa biết đến khi nào mới được thực hiện.

Trong quá trình hành tẩu giang hồ, Dung “Hà” đã gây thù chuốc oán với rất nhiều người. Lúc còn sống, Dung rất được đàn em nể phục vì bà trùm này sống rất có tình có nghĩa, chỉ thích “xé vé” kẻ mạnh mà không bao giờ hiếp đáp kẻ yếu. Có lẽ vì thế mà đến nay tên tuổi của Dung “Hà” vẫn được đặt trang trọng trong lòng của dân giang hồ đất Cảng.

Một vị tướng công an, người có 10 năm giữ chức Giám đốc Công an TP Hải Phòng từng nói về bà trùm này: “Đó là người phụ nữ bản lĩnh, biết sống và chăm sóc, yêu thương người yếu thế hơn mình. Giá như đi đúng hướng, cuộc đời người phụ nữ này sẽ làm được nhiều việc có ích cho xã hội chứ không phải là bà trùm tai tiếng”.

Theo Pháp Luật Việt Nam

Shaolaojia
03-04-2017, 04:33 PM
Chuyện về gia đình có 4 đời nghèo khó và lùn nhất Việt Nam

Họ là những người sinh ra trong một gia đình lùn nhất Việt Nam và nghèo đến nỗi trải qua 4 đời, những chú lùn vẫn khát khao cháy bỏng “cải tạo” nòi giống để vươn lên trong cuộc sống…

Về đến khu vực gần chợ Bà Rén nằm trên QL1A qua địa phận huyện Quế Sơn (Quảng Nam) hỏi gia đình lùn nhất Việt Nam ai cũng biết. Nhưng khách không phải nhọc công, chỉ cần đợi một lúc, thế nào cũng có một vài chú lùn đi ngang qua, cứ thế mà theo họ về nhà.

Muốn lấy vợ cao nhưng đành chịu

Nằm trong con hẻm nhỏ cách đường khoảng 200m một ngôi nhà nhỏ bé là nơi sinh hoạt của đại gia đình người lùn họ Lưu. Người cao tuổi nhất- ông Lưu Quơn (84 tuổi) với chiều cao 1,08m và bị tật bẩm sinh cả hai chân.

Ông Quơn có 6 người con, lần lượt các anh Lưu Quạng (58 tuổi) cao 1,3m; Lưu Trịn (48 tuổi) cao 1,29m; Lưu Tám (40 tuổi) cao 1,27m; Lưu Mười (38 tuổi) cao 1,25m; Lưu Hai (37 tuổi) cao 1,1m; cô con gái út Lưu Thị Hoa (35 tuổi) cao 1,1m. Người cao nhất nhà là bà Phạm Thị Điển (85 tuổi, vợ ông Quơn) được 1,33m.



http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Muon_mau/gia%20nh%20ln.jpg
Các thành viên trong gia đình lùn nhất Việt Nam

Bà Điển cho biết, trước đây cụ Lưu Luyến, thân sinh ông Lưu Quơn cũng chỉ cao 1,15m. Cụ Luyến lấy vợ tuy không lùn nhưng vẫn sinh ra những người con thấp bé. Thời chiến tranh loạn lạc, chết chóc, gia đình lần lượt chỉ còn lại mỗi ông Lưu Quơn. Nhìn thấy ông Quơn côi cút một thân một mình mưu sinh bằng nghề quét rác ở chợ Bà Rén, bà Điển khi ấy mới đem lòng thương yêu. Tuy “nhỉnh” hơn ông Quơn nhưng bà Điển cũng không phải cao nên ông Quơn tuyệt nhiên không chịu “nhắm” đến. Nhưng về sau, trước tấm chân tình của người đàn bà vốn qua một đời chồng, ông Quơn mới chấp nhận “thôi thì nồi nào vung nấy”, họ về sống với nhau. Như không muốn cụ bà này mủi lòng, ông Quơn giải thích trong tiếng nấc nghẹn: “Ước mơ lớn nhất trong đời tôi là cải tạo giống nòi. Gia đình tôi bốn đời đều mang tiếng lùn, đau khổ lắm!”. Rồi ông nói tiếp: “Tổ tiên nhà tôi không lùn. Chỉ đến đời cha tôi mới bắt đầu lùn thôi. Khi còn sống, cha tôi dặn phải bằng mọi cách cải tạo giống nòi. Thế nhưng lùn vẫn cứ lùn, buồn lắm”.

Khi đến thế hệ thứ 3 của mình, ông Quơn giao hẳn mục tiêu cho các con, phải bằng mọi cách “chinh phục” cho được những người cao hơn mình ít nhất… 2 gang tay (tương đương 40cm). Tuy các con ông Quơn lùn nhưng may mắn, trời vẫn cho họ khuôn mặt sáng sủa, thông minh, tính tình thật thà nên khả năng kiếm vợ… cao hơn mình không khó.
Năm 1984, anh Lưu Quạng kết duyên với chị Nguyễn Thị Bích (SN 1967, một cô gái cùng làng). Có với nhau 6 mặt con nhưng đôi vợ chồng này sinh chỉ được 1 cháu giống mẹ, cao 1,5m. 5 đứa con còn lại, đứa lớn nhất 28 tuổi, nhỏ nhất 16 tuổi chỉ cao chưa đầy 1m. 2 người con trai còn lại cũng lần lượt lấy vợ. Nhưng thật buồn, trong số 9 đứa con của Trịn và Tám chỉ có 2 đứa trẻ con đầu của 2 người có chiều cao “nhỉnh” một chút, 7 đứa trẻ tiếp theo bị lùn, đôi chân loèo khoèo sát mặt đất.

Nhìn vào đàn cháu đông đúc nhưng thấp bé, ông Quơn buồn rầu nói: “Tụi nó nhỏ người rứa chứ đã nhiều tuổi lắm. Vì mọi người đều lùn nên đồ đạc cũng ngắn ngủn. Trong nhà, ngay cả chiếc giường hai mét cũng được cưa bớt chân cho thấp xuống để 7 người ngủ chung.

Nhiều người cứ “chọc ghẹo” chúng tôi: nhìn giống như chiếc giường của bảy chú lùn trong câu chuyện cổ tích”. Thế nhưng, khát vọng “cải tạo” nòi giống luôn bỏng cháy trong gia đình này và họ lại đặt niềm hi vọng vào anh con trai Lưu Mười đang miệt mài làm mướn, hy vọng kiếm được vợ cao hơn mình.

Đời không như cổ tích với những chú lùn

Những chú lùn sống trong ngôi nhà thấp nhỏ, nghèo nàn như trong chuyện cổ tích, nhưng cuộc đời họ lại không kết thúc có hậu như thế giới thần tiên. Cái nghèo truyền kiếp gia đình họ từ 4 đời nay. Mặc dù họ tốt bụng, chăm làm nhưng cuộc mưu sinh luôn gặp nhiều khó khăn. Trước đây, bà Điển phải dậy từ mờ sáng ra chợ bà Rén bồng heo thuê kiếm tiền, còn ông Lưu Quơn cùng các con đứng ngay bên hông chợ, chờ ai gọi khuân vác hoặc kéo xe bò chở thuê các loại hàng hóa, vật liệu xây dựng, phân bón… thì nhận. Ngoài ra, gia đình ông Quơn còn phụ trách luôn việc quét rác, dọn vệ sinh ở khu chợ Bà Rén. Sau mỗi ngày làm việc cật lực, tổng số tiền của các thành viên khoảng hơn 100 ngàn, đủ để mua gạo, mắm muối. Tuy nhiên, 3 năm trở lại đây, công việc bỗng chốc bị xào xáo khi ông Lưu Quơn và anh Lưu Mười bị chứng đau gan hành hạ. Thêm nữa, tuổi già, sức yếu, ông Quơn cùng vợ không đi kiếm tiền được nữa nên chỉ trông mức trợ cấp người cao tuổi 180.000 đồng/tháng, số tiền đó không đủ trang trải tiền thuốc thang cho 2 người bệnh.

Thời gian đầu, cả nhà còn cố gắng chữa trị cho hai cha con đều đặn, nhưng dần dà, tiền hết, họ đành cay đắng nhìn cảnh người thân đau đớn vì bệnh tật. “Cơm cũng không có mà ăn, lấy đâu tiền mua thuốc”, bà Điển nói. Vì vậy, các khoản chi tiêu còn lại đều đặt cả lên đôi vai những người con khoẻ mạnh. Nhưng họ còn phải lo cho tổ ấm nhỏ với đám trẻ lóc nhóc nữa, vậy là đói. Gia đình ông Quơn thiếu ăn, thiếu mặc quanh năm. Nhiều lúc bức bách quá, bà Điển phải gắng gượng ra chợ đi xách nước thuê rồi xin nước cá dư thừa ở khu chợ về bán lại cho những người nuôi heo lấy tiền đong gạo. Đến khi trái gió trở trời, bà lại nằm nhà rên la nhức mỏi, kéo theo không ít lần mọi người phải nhịn đói đến lả đi. Hiện tại, cái đói, bệnh tật không chỉ đe dọa gia đình lùn từng ngày, mà nỗi khổ “nơi chui ra chui vào” cũng đang bắt đầu xuống cấp theo thời gian. Mỗi mùa mưa tới, căn nhà 50m2 gió lùa tứ phía khiến 15 con người lùn tá túc trong đó cứ nơm nớp lo sợ.

Ông Nguyễn Khẳng - Trưởng thôn Bà Rén cho biết, gia đình này thuộc hộ đặc biệt khó khăn của thôn. Sống trong căn nhà nhỏ không có gì đáng giá, bao năm qua, cuộc sống của họ cứ y như ngọn đèn dầu trước gió. Điều đáng nói, dù nghèo nhưng gia đình ông Quơn ăn ở nghĩa tình, không bao giờ làm mất lòng ai, lại hay giúp đỡ mọi người nên được mọi người quý mến.

Theo Internet.

minh_anh
24-03-2018, 05:24 PM
Ngôi mộ nằm giữa phòng khách một biệt thự

http://thaicucthieugia.com/images/stories/2017/Anh_Badao/chuyen_la/1.jpg


Một ngày đầu tháng 6, chúng tôi về ấp Tân Thi An, xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre để tìm hiểu thực hư về một ngôi mộ có một không hai ở đây.
Đi dọc theo bờ sông Rạch Miễu, cách bến phà cũ chừng 500m, chúng tôi tìm đến một căn biệt thự rất đẹp. Bước vào cổng chính của căn biệt thự, đập vào mắt chúng tôi là một ngôi mộ khá lớn, gây cảm giác ớn lạnh.
Bốn bề ngôi mộ được ốp đá hoa cương màu vàng, phía trên có ghi tên, tuổi người đã khuất, đặc biệt có 4 câu thơ: “Liên ơi thôi đã thôi rồi/ Liên nay đã mất, Sen vàng còn đây” (người đã khuất tên Liên) và “Giai nhân tự cổ như danh tướng/ Bất hứa nhân gian kiến bạc đầu”.

Làm theo di nguyện của người đã mất

Tiếp chúng tôi là anh Trần Văn Tuấn (39 tuổi), em trai của người đang nằm trong ngôi mộ chính giữa nhà. Khi chúng tôi hỏi về ngôi mộ, anh Tuấn nói ngay: “Gia đình chúng tôi làm theo di nguyện của chị nên chôn chị ngay đó”.
Rồi anh Tuấn kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời của chị mình. Chị tên Trần Thị Kim Liên (SN 1960), vốn có một cuộc sống rất khó khăn, sống bằng nghề gánh cá mướn. Năm 18 tuổi, chị yêu và cưới một người chở ghe cá.
Năm 1981, 2 vợ chồng chị qua Mỹ sinh sống. Tại Mỹ, chị sống bằng nghề làm móng và kinh doanh đồ trang trí nội thất. Dù công việc phát đạt, nhưng sau khi gom được chút vốn liếng, chị gom tiền trở về quê hương cho mẹ xây nhà.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/2017/Anh_Badao/chuyen_la/M-gia-nh.jpg

Kể đến đây, anh Tuấn xúc động: “Chị nói là từ nhỏ cuộc sống khó khăn nên có ước mơ là sau này sẽ cố gắng làm nhiều tiền để xây một căn nhà lầu để ở”. Điều đó đã trở thành hiện thực khi một căn biệt thự hoành tráng được xây lên vào năm 2006. Theo anh Tuấn, chi phí xây ngôi biệt thự đó vào khoảng 1,7 tỷ, tất cả đều là tiền chị Liên gửi về.
Tuy nhiên, biệt thự mới xây, chị ở chưa được bao lâu thì phát hiện mình bị bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối. Theo anh Tuấn nói, chị Liên có ở chừng 3 tháng rồi về Mỹ và đến tháng 5/2007 thì chị Liên mất.
Trước đó, biết mình sống chẳng được bao lâu nữa nên chị Liên có di nguyện để lại việc hậu sự của mình. Chị Liên nói khi sống chị sống cùng mẹ và em thì khi chết chị cũng muốn được ở cùng gia đình, nên chị yêu cầu được an táng ngay trong căn biệt thự mà chị đã bỏ tiền xây dựng.
Trong ngôi biệt thự có một phòng nhỏ cạnh phòng khách phía trước mà theo anh Tuấn nói là chị Liên định làm chỗ để xe hơi, biết mình sắp chết chị Liên muốn được chôn ở đó. Tuy nhiên sau đó chị Liên đổi ý và yêu cầu gia đình chôn mình ngay chính giữa nhà, tức là tại phòng khách.
Sau khi chị Liên mất, gia đình đã có gửi đơn lên chính quyền địa phương xin được chôn chị trong nhà và được địa phương đồng ý. Thi thể chị Liên được chuyển từ Mỹ về và được quàn trong một chiếc quan tài rất đẹp. Đám tang được gia đình tổ chức chu đáo, hoành tráng.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/2017/Anh_Badao/chuyen_la/mo7609-3.jpg

Như vẫn còn sống cùng gia đình

Theo anh Tuấn, việc chôn cất chị Liên không xảy ra một trở ngại nào. Nhiều người cho rằng chôn ngay trong nhà sẽ không đảm bảo môi trường nhưng từ lúc chôn cho đến bây giờ (gần 2 năm) gia đình vẫn không thấy có biểu hiện gì của việc ô nhiễm. Không ai trong gia đình mắc bệnh hay có những vấn đề gì đó về sức khỏe.
Anh Tuấn nói thêm, từ đó đến nay, cuộc sống của gia đình không có gì thay đổi. Mọi người đều cảm thấy như chị Liên vẫn sống cùng gia đình. Anh Tuấn thừa nhận mới đầu chứng kiến cảnh các thợ đào huyệt trong nhà ai cũng ớn lạnh nhưng rồi cũng quen dần. Giờ thì chỉ nghĩ như chị đang nằm ngủ ở phòng khách mà thôi.
Anh Tuấn dẫn chúng tôi lên thăm căn phòng của chị Liên ở trước khi mất. Mọi vật dụng, đồ dùng của chị vẫn được giữ nguyên như khi chị còn sống.

Hỏi về những tranh chấp vật chất có thể xảy ra sau này, anh Tuấn cho biết: “Giấy tờ xây dựng, nhà cửa hiện do tôi đứng tên. Bên cạnh đó, ngôi mộ đã được chôn ngay trong nhà thì chúng tôi sẽ sống mãi với nó chứ không có chuyện bất cập gì đó xảy ra”.
Anh Tuấn cho biết thêm, hiện tại sống trong căn biệt thự này có mẹ của anh đã 76 tuổi, vợ và 2 con cùng người anh thứ 3 của mình. Cuộc sống cũng bình thường như những gia đình khác.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/2017/Anh_Badao/chuyen_la/mo7609.jpg

Qui định của pháp luật (Nghị định 35-2008):


Việc táng người chết phải được thực hiện trong các nghĩa trang, trường hợp táng trong các khuôn viên nhà thờ, nhà chùa, thánh thất tôn giáo phải bảo đảm vệ sinh môi trường và được sự chấp thuận của chính quyền địa phương theo phân cấp của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).Việc táng phải phù hợp với tín ngưỡng, phong tục, tập quán tốt, truyền thống văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại. Diện tích sử dụng đất cho mỗi mộ hung táng và chôn cất một lần tối đa không quá 5 m2.

Nguồn: Diễn đàn các nhà báo môi trường Việt Nam.

minh_anh
22-03-2019, 08:54 PM
TA CÒN QUÁ Ư HẠNH PHÚC

Trưa đi qua công trình đang xây dựng trong cơ quan, thấy có mấy người bu quanh cái máy đóng cọc bê tông, tưởng có chuyện gì mới ghé lại thì thấy một thằng ku (tuổi còn trẻ) đang lúi húi sửa chữa máy.


http://thaicucthieugia.com/images/2019/12019.jpg

Điều đặc biệt khiến mình chú ý, ấy là tư thế ngồi sửa máy của hắn làm lộ cả mảng phao câu, lộ cả bầu trời gian khó... Có nhìn vào đó (cái phao câu của thằng nhỏ), ta mới biết ta quá ư hạnh phúc, quá giàu... Mới thấy còn quá nhiều mảng đời bất hạnh.

Chẳng tiện hỏi coi thằng ku ấy quê đâu, nhưng đoán biết đó là chàng trai hiếu thảo, kiệm cần.

Hãy cảm thông, trân trọng những người như thế và bằng lòng với những gì mình đang có... nên chăng ?.


Theo facebook Thiều Ngọc Sơn.

thieugia
29-08-2019, 09:35 AM
Mình mà có mình cũng làm kkk.

Mình nói thật đấy, nếu mình mà có cái giống cái của cô họ Khuất, gặp những cảnh ngộ ấy, mình cũng sẽ làm... Mà nói thật, có khi chả có nhưng nếu cháu cần mình vẫn sẵn lòng đáp ứng hjhj.

Trên là nói dzỡn vậy thôi chứ thực lòng là rất cảm phục việc làm của đ/c nữ Cảnh sát trẻ họ Khuất.

Nhận tin báo từ một khách sạn trong địa bàn báo có một em bé 7 tháng tuổi bị mẹ bỏ lại khách sạn. Nữ cảnh sát Khuất Khánh Ly (Công an Quận Từ Liêm, Hà Nội) đã cùng đồng đội nhanh chóng có mặt và tình huống bất ngờ đã xảy ra. Em bé do bị bỏ rơi trước đó cả mấy tiếng nên khát sữa đang càng lúc càng lả rần. Không một phút do dự, nữ Cảnh sát Ly đã vội nhào vào ôm và chăm sóc cho em bé.


http://thaicucthieugia.com/images/2019/LLVT/Khut-Khnh-Ly.jpg
Nữ Cảnh sát Khuất Khánh Ly đang cho cháu bé bú

Tình mẫu tử thật thiêng liêng (Cảnh sát Ly lúc này cũng đang nuôi con nhỏ) nhưng có lẽ ngoài tình cảm ấy, ở Cảnh sát Ly còn có tình trách nhiệm.

Một hình ảnh đẹp của nữ chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam.

Tp.HCM, ngày 29.8.2019
Thiều Ngọc Sơn