PDA

View Full Version : Tin thế giới 6 tháng cuối năm !



thieugia
02-06-2013, 05:46 PM
Triều Tiên

Trẻ em Triều Tiên duyệt binh trong Ngày Thiếu nhi

Hàng nghìn trẻ em Triều Tiên chào mừng Ngày Thiếu nhi bằng cách tham gia lễ duyệt binh giả và nhiều hoạt động khác tại thành phố Bình Nhưỡng.

Giới chức Triều Tiên tổ chức nhiều hoạt động giải trí cho trẻ em trong Ngày Thiếu nhi 1/6. Trong một lễ duyệt binh giả, nhiều thiếu nhi mặc quân phục và bước như quân nhân. Một số em ngồi trên những chiếc xe đồ chơi có hình dạng giống xe quân sự, Telegraph đưa tin.

Ông Choe Thae Bok, Bí thư ban Chấp hành trung ương của đảng Lao động Triều Tiên, và Yang Hyong Sop, phó chủ tịch quốc hội, cùng nhiều quan chức theo dõi lễ duyệt binh giả.

Ngoài duyệt binh giả, các em thiếu nhi còn tham gia nhiều trò chơi truyền thống của Triều Tiên. Đó là những trò chơi vừa mang tính biểu diễn, vừa mang tính cạnh tranh. Chẳng hạn, trong một trò chơi, các em lắp những mô hình tên lửa.

Chí Linh

fangzi
20-06-2013, 04:03 AM
Kabul giận dữ vì Mỹ đàm phán với Taliban
http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/thanh-nien-logo.png
20/06/2013 03:25

AFP ngày 19.6 dẫn lời giới chức Mỹ cho biết nước này sắp có cuộc gặp chính thức với lực lượng Taliban tại thủ đô Doha của Qatar.

Theo đó, Đặc phái viên Mỹ tại Afghanistan và Pakistan James Dobbins sẽ sớm đến Qatar nhưng thời điểm chưa được công bố. Từ ngày 18.6, Văn phòng đại diện chính thức của Taliban đã bắt đầu hoạt động tại Doha.

Trong khi đó, Afghanistan tỏ ra giận dữ vì các động thái trên. Tổng thống Hamid Karzai ngày 19.6 tuyên bố đình chỉ mọi đàm phán về việc duy trì bao nhiêu lính Mỹ tại Afghanistan sau năm 2014, thời điểm phương Tây dự kiến triệt thoái quân đội khỏi nước này.

Theo AP, ông Karzai cũng muốn đối thoại song phương với Taliban nhưng lực lượng này và Mỹ lại quyết định gặp nhau trước rồi mới đưa chính quyền Kabul vào bàn đàm phán. Cũng trong ngày 19.6, ngay sau Mỹ đưa ra thông báo trên, một căn cứ của nước này ở miền đông Afghanistan lại bị Taliban tấn công làm ít nhất 4 người thiệt mạng.

Lan Chi

thieugia
20-06-2013, 10:41 PM
Trung Quốc

Tử hình phó bí thư thành ủy Vĩnh Thành tội hiếp 11 bé gái

20/06/2013 19:15 (GMT + 7)

TTO - Một quan chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa bị tử hình vì cưỡng hiếp các bé gái vị thành niên, trong đó có nạn nhân mới 11 tuổi, Tân Hoa xã cho biết ngày 19-6.


http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=641200
Lý Tân Công khi còn tại chức - Ảnh: scmp.com

Lý Tân Công, 44 tuổi, phó bí thư Thành ủy thành phố Vĩnh Thành, tỉnh Hà Nam, bị kết tội đã cưỡng hiếp tất cả 11 bé gái ở Hà Nam. Lý bị cảnh sát bắt vào tháng 5-2012 khi đang tấn công một bé gái trong xe hơi của ông ta trước một trường tiểu học địa phương.

Cảnh sát đã tìm thấy nhiều đồ vật kích dục và hình ảnh khiêu dâm trẻ em trong căn hộ của Lý.

Lý sau đó bị tuyên án tử hình.

Vụ việc gây phẫn nộ trong dư luận Trung Quốc, đặc biệt là trên mạng. “Tại sao đảng lại có thứ súc vật như thế này?” - một người dùng mạng xã hội Weibo viết đầy giận dữ.

Trước đó, truyền thông Trung Quốc nói Lý đã nhận tội với cảnh sát rằng một cựu học sinh giúp ông ta lôi kéo các bé gái để quan hệ tình dục. Người này, vốn là người tình của Lý, đã bị cảnh sát bắt nhưng chưa bị xét xử.

Lãnh đạo các cấp ở Trung Quốc thề sẽ bảo vệ những trẻ em vị thành niên sau hàng loạt vụ xâm hại tình dục bị phanh phui liên quan tới trẻ em. Tháng trước, một hiệu trưởng và quan chức ở một trường học tại Hải Nam gây phẫn nộ trong dư luận sau những thông tin nói họ đưa các em gái vị thành niên vào khách sạn và xâm hại các em.

Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc tháng trước đã chỉ đạo các tòa cấp dưới mạnh tay với tội phạm nhắm vào trẻ em. Quan hệ tình dục với người dưới 14 tuổi ở Trung Quốc nghiễm nhiên bị coi là tội hiếp dâm, cho tới khi luật hình sự được sửa đổi năm 1997. Những ai bị tuyên tội hiếp dâm có thể nhận án tử hình, nhưng theo luật mới, mức án tối đa có thể chỉ là 15 năm tù.

HẢI MINH

thieugia
24-06-2013, 04:09 AM
Quyết định trang bị vũ khí cho quân nổi dậy ở Syria của Tổng thống Obama nhấn sâu sự dính líu của Mỹ vào cuộc xung đột ở khu vực, khiến Mỹ đối đầu gay gắt với Nga.


Quyết định trang bị vũ khí cho quân nổi dậy chắc chắn sẽ làm căng thẳng thêm trong quan hệ của Mỹ với Nga, một nước đồng minh kiên định của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Quyết định này cũng sẽ là một bước đáng chú ý ảnh hưởng tới cuộc nội chiến tàn bạo và bế tắc đã làm 93.000 người thiệt mạng và hàng triệu người ly tán. Người ta sợ rằng kho vũ khí hóa học của ông Assad, được cho là lớn nhất thế giới, có thể rơi vào tay các nhóm Hồi giáo cực đoan hoặc bị ông mang ra sử dụng nếu bị dồn vào chân tường.


93
Tổng thống Barack Obama từng cảnh báo chính quyền Syria về giới hạn đỏ. Ảnh: AP

Quyết định của Obama đánh dấu một bước ngoặt trong chính sách của Mỹ, vốn lâu nay vẫn tìm cách tránh bị lôi kéo vào cuộc xung đột về mặt quân sự. Mối lo ngại chủ yếu của Mỹ là việc các vũ khí Mỹ viện trợ có thể rơi vào tay các chiến binh có liên hệ với al-Qeada đang ở cùng phe với lực lượng nổi dậy.

Tuy nhiên, niềm tin của Mỹ được làm rõ khi Nhà Trắng ngày 13/6 nói rằng họ có những bằng chứng riêng cho thấy ông Assad đã sử dụng vũ khí hóa học chống lại lực lượng nổi dậy. Trong quá khứ ông Obama cũng đã nói rằng sử dụng vũ khí hóa học sẽ vi phạm giới hạn đỏ, dẫn đến sự can thiệp mạnh hơn của Mỹ.

Quyết định can thiệp của Washington đưa ra vào thời điểm quân nổi dậy gặp một số thất bại về quân sự và sự dính líu ngày một gia tăng của lực lượng Hezbollah có căn cứ tại Lebanon cùng chiến đấu với quân chính phủ. Hezbollah đã đóng vai trò chủ chốt trong việc chiếm lại được thị trấn chiến lược Qusair từ tay quân nổi dậy hồi đầu tháng này.

Quân nổi dậy sẽ nhận được gì từ Mỹ?

Hiện vẫn chưa rõ tổng thể gói viện trợ do Nhà Trắng đưa ra. Tuy nhiên chính phủ Mỹ có thể cung cấp cho quân nổi dậy một loạt các loại vũ khí, bao gồm các loại vũ khí hạng nhẹ, súng trường tấn công, súng phóng lựu đạn vác vai và những loại tên lửa chống tăng khác.

Các chỉ huy lực lượng nổi dậy nói rằng họ cần các loại tên lửa chống tăng và phòng không để chống lại hỏa lực vượt trội của quân chính phủ được bắn ra từ máy bay và xe bọc thép.

Tuy nhiên Tổng thống Obama phản đối việc đưa quân Mỹ vào chiến trường Syria và lo ngại rằng các loại vũ khí có sức công phá lớn có thể bị rơi vào tay các nhóm khủng bố. Do đó Mỹ ít có khả năng viện trợ các loại vũ khí hiện đại và cần nhiều thời gian huấn luyện cho lực lượng nổi dậy.
Lực lượng nào đang chiến đấu?

Về phương diện khu vực, cuộc xung đột ở Syria là cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa một bên là người Shiite Iran và một bên là phần lớn người Sunni nắm quyền lực ở Saudi Arabia, được các nước Arab nhỏ ở Vùng Vịnh ủng hộ, trong đó có Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ, nước không phải là thành viên các quốc gia Arab.

Cùng với lực lượng Hezbollah, Assad thuộc phe cánh với Iran. Ở trong nước, ông nhận được sự ủng hộ chủ yếu từ các bộ tộc thiểu số của Syria, bao gồm những người Alawite, những người theo một nhánh đạo Hồi dòng Shiite, cũng như những người theo đạo Thiên chúa và Shiite. Các nước bên ngoài ủng hộ ông Assad gồm có Nga và Trung Quốc.

Hầu hết quân nổi dậy là người Sunni. Phương Tây và Mỹ cho đến nay đứng về phía này, ủng hộ phe đối lập về chính trị và cung cấp viện trợ nhân đạo và khí tài phi sát thương.


Bên nào đang giành lợi thế?

Do tình trạng đào ngũ, lực lượng của chính quyền đang bị căng mỏng. Đó chính là lý do chính tại sao quân chính phủ mất kiểm soát một loạt khu vực rộng lớn ở phía bắc và đông của đất nước trong thời gian đầu của cuộc chiến. Tuy nhiên chính phủ vẫn bám chắc ở thủ đô, Damascus, và một số thành phố khác, đặc biệt là những thành phố đông dân cư ở phía tây của đất nước.

Tiếp tục phát huy thắng lợi ở Qusair, chính quyền được lực lượng Hezbollah hậu thuẫn đã giành được một số thắng lợi trên chiến trường trong mấy tuần gần đây. Lực lượng ủng hộ Assad giờ đây đang tìm cách đánh bật quân nổi dậy ra khỏi các thành phố như Homs và Aleppo, những thành phố lớn nhất ở Syria. Quân nổi dậy hy vọng vũ khí của Mỹ sẽ đem lại cho họ một động lực mới.

Khi nào cuộc chiến kết thúc?


94
Người nổi dậy chống chính quyền cầm biểu ngữ ăn mừng chiến thắng trong cuộc tuần hành ở thị trấn Hass, tỉnh Idlib, phía bắc Syria hôm 14/6. Ảnh: AP

Cả hai bên đều không có được một cú đòn quyết định kể từ khi nổ ra cuộc nổi dậy chống lại chế độ của ông Assad, tháng 3 năm 2011. Chiến sự có thể còn kéo dài trong nhiều tháng hay nhiều năm.

Được Nga và Iran ủng hộ, Assad giờ đây vẫn tỏ ra cương quyết nắm quyền lực, thậm chí dù ông ta không có khả năng chiếm lại toàn bộ Syria. Một số người dự đoán Syria sẽ bị chia thành các khu vực nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ và các khu vực nằm dưới sự kiểm soát của quân nổi dậy và chiến sự sẽ âm ỉ hàng năm trời.

Sự sụp đổ của chế độ hiện thời là khả năng đang ngày càng xa vời trong bối cảnh hiện nay và cũng không bảo đảm tình trạng chiến sự sẽ kết thúc. Những người ủng hộ chế độ Assad sẽ không từ bỏ vũ khí và quân nổi dậy hiện bị chia rẽ giữa những phần tử ôn hòa được phương Tây ủng hộ; những thành phần cực đoan Salafis và những kẻ trung thành với al-Qaida. Họ có thể tiếp tục chiến đấu giành quyền kiểm soát sau khi chế độ hiện hành bị sụp đổ.

Tuy nhiên, thất bại của chính quyền Assad có thể hạn chế được ảnh hưởng của Iran trong thế giới Arab, làm suy yếu lực lương Hezbollah ở Lebanon và củng cố thêm cho người thiểu số Sunni do người Shiite năm quyền ở Lebanon và Iraq. Trong một kịch bản về tập hợp liên minh khu vực, nhóm chiến binh Hamas của Palestine năm ngoái đã rời bỏ phe Iran vì Assad đã đàn áp quân nổi dậy, những người Sunni cùng dòng của mình.

Hành động này có gây căng thẳng Đông-Tây?

Nga hiện là nước cung cấp vũ khí chủ yếu cho chế độ ở Syria. Nga liên tiếp tuyên bố rằng họ sẽ tôn trọng những hợp đồng trao các tên lửa tiên tiến cho Syria, kể cả các hệ thống têm lửa phòng không, bất chấp lời kêu gọi của phương Tây ngừng các cuộc chuyển giao như vậy.

Các quan chức Nga tuần trước đã làm giảm mối đe dọa về một cuộc chạy đua vũ trang. Được hỏi liệu Nga có trả đũa đối với quyết định viện trợ vũ khí của Mỹ cho quân nổi dậy, cố vấn đối ngoại của Tổng thống Puttin, Yuri Ushakov, nói rằng hai bên không ganh đua nhau ở Syria.

Trong khi đó, quân nổi dậy có thể nhận được vũ khí từ các nguồn khác của phương Tây. Tháng trước, Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định đã hủy bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Syria, cho phép các nước thành viên có thể tự quyết định trang bị vũ khí cho quân nổi dậy. Anh và Pháp đã hối thúc thông qua biện pháp này, mặc dù chính hai nước này lúc đó nói rằng những vụ chuyển giao như vậy không phải sẽ diễn ra ngay.

Vũ khí hóa học

Số lượng vũ khí hóa học của chính phủ Syria là một ẩn số lớn của cuộc xung đột.

Chính quyền Obama nói rằng chính phủ Syria đã tiến hành nhiều cuộc tấn công quy mô nhỏ với vũ khí hóa học, giết chết đến 150 người. Các kết quả được công bố tuần trước được chứng tỏ bằng các mẫu vật Pháp gửi đến Mỹ, giúp họ xác định rằng chính phủ Assad sử dụng vũ khí hóa học.

Các chuyên gia nói rằng Assad có lẽ đã thử khủng bố quân nổi dậy và dân thường, trong khi không gây ra một lượng thương vong lớn đến mức có thể tạo ra một cớ cho sự dính líu rộng lớn hơn của phương Tây.

Cho đến nay người ta tin rằng chế độ Assad vẫn kiểm soát được kho vũ khí hóa học của mình. Israel đã nói rằng họ sẽ tấn công để ngăn vũ khí hóa học đến tay Hezbollah, lực lượng không đội trời chung với Israel.

Tình hình khu vực hiện nay ra sao?

Chiến sự liên tiếp lan sang các nước láng giềng Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Jordani và cao nguyên Golan hiện nằm trong sự kiểm soát của Israel, dấy lên sự lo ngại về cuộc xung đột lan ra cả khu vực.

Lebanon, nước vẫn còn lo ngại bởi cuộc nội chiến kéo dài 15 năm của mình kết thúc vào năm 1990, đang ngày càng bị kéo vào cuộc chiến. Sự dính líu của lực lượng Hezbollah ở Syria đã gây ra vụ nã pháo bắn trả của quân nổi dậy ở Syria vào các căn cứ của lực lượng Hezbollah trên đất Lebanon.

Máy bay chiến đấu của Israel đã ba lần tấn công các vụ vận chuyển vũ khí cho lực lượng Hezbollah bên trong Syria, và quan chức Israel đe rằng họ sẽ tiến hành nhiều vụ tấn công mới với các vụ chuyển giao vũ khí trong tương lai. Cho đến nay chính quyền Assad đã không trả đũa, nhưng họ nói rằng họ sẽ có đòn quyết định chiến lược nếu Israel tấn công lần nữa.

Cuộc xung đột đã thúc đẩy tăng đột biến cuộc chiến phe phái tại Iraq khi chính phủ người Shiite nắm quyền phải đấu tranh để ngăn chăn việc nổ ra các cuộc bạo lực giữa lúc có một làn sóng bất ổn từ người Sunni. Nhiều người Syria đã thiệt mạng ở Iraq và các tay súng đã được tôi luyện người Iraq đang hoạt động dọc ngang biên giới chung.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng liên tiếp đánh trả quân đội Syria vì các vụ quân Syria bắn pháo và cối vào trong lãnh thổ của họ. NATO đã chuyển các cỗ pháo phòng không đến khu vực biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Trong tháng 5 vừa qua hai chiếc xe được cài bom bị nghi là của Syria đã giết chết trên 50 người tại một thị trấn biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.

Phạm Ngọc Uyển (theo AP)

Shaolaojia
26-06-2013, 05:06 PM
Trung Quốc

Đụng độ ở Tân Cương (Trung Quốc), 27 người chết
http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/thiet-ke-phong-thu-am-vovlogo.jpg
Cập nhật lúc: 16:46, 26/06/2013

(VOV) - Trong số người thiệt mạng, có 9 cảnh sát và nhân viên an ninh cùng 8 dân thường và 10 kẻ tấn công.

Reuter dẫn nguồn Tân Hoa xã đưa tin, các băng nhóm vũ trang đã dùng dao tấn công một đồn cảnh sát và tòa nhà chính quyền địa phương ở Tân Cương, Trung Quốc ngày 26/6. Trong cuộc đụng độ này, đã có 27 người thiệt mạng.

Trước đó, cuộc đụng độ xảy ra hồi tháng 7/2009 giữa người thiểu số Trung Quốc và người Duy Ngô Nhĩ tại thủ phủ Urumqi làm gần 200 người thiệt mạng. Đây được xem là cuộc đụng độ có số người chết nhiều nhất tại khu vực bất ổn này.

Tân Hoa xã cho biết, cuộc đụng độ mới nhất này xảy ra vào lúc 6h ngày 26/6 tại thị trấn Lukqun, khoảng 200 km về phía Đông Nam của thủ phủ Urumqi, Trung Quốc.

Tân Hoa xã trích dẫn nguồn tin từ chính quyền địa phương cho biết, các băng nhóm đã tấn công đồn cảnh sát ở Lukqun, 1 tòa nhà chính quyền địa phương và công trường đang xây dựng, đâm người và đốt xe của cảnh sát. Trong số 27 người chết gồm có 9 cảnh sát và nhân viên an ninh cùng 8 dân thường và 10 kẻ tấn công. Nguyên nhân của vụ việc này hiện chưa được công bố./.

Thu Thủy/VOV online
Theo Reuters
]

thieugia
01-07-2013, 04:15 AM
Bộ trưởng mất chức vì gạo Thái đắt hơn gạo Việt
http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png

Chủ nhật, 30/6/2013 23:01 GMT+7
Thủ tướng Thái Lan hôm nay cách chức Bộ trưởng Thương mại do một chính sách của ông này khiến giá gạo của Thái Lan cao hơn so với Việt Nam và Ấn Độ, dẫn đến việc Thái Lan mất danh hiệu "nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới".


http://l.f29.img.vnecdn.net/2013/06/30/Boonsong-1372606611_500x0.jpg
Bộ trưởng Thương mại Tháii Lan Boonsong Teriyapirom. Ảnh: Bangkok Post.

Bà Yingluck Shinawatra, Thủ tướng Thái Lan, quyết định cách chức ông Boonsong Teriyapirom, Bộ trưởng Thương mại Thái Lan. Ông Niwatthamrong Bunsongphaisan, phó Thủ tướng, sẽ kiêm nhiệm chức Bộ trưởng Thương mại, Reuters đưa tin.

Trong thời gian lãnh đạo Bộ Thương mại Thái Lan, ông Boonsong đã khởi xướng chương trình mua gạo tạm trữ giá cao để hỗ trợ nông dân nghèo từ tháng 10/2011. Chính phủ đã bù lỗ tới 4,5 tỷ USD trong khoảng thời gian từ tháng 10/2011 tới tháng 10/2012 để thực hiện chương trình.

Chủ trương của Bộ Thương mại khiến giá gạo Thái Lan tăng lên mức cao hơn nhiều so với giá gạo của Việt Nam và Ấn Độ - một yếu tố làm giảm lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Do các nước khác không mua gạo Thái Lan, phần lớn lượng gạo mà chính phủ mua vẫn nằm trong kho, trong khi kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam và Ấn Độ vượt Thái Lan. Hiện tại Ấn Độ đang là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới và Việt Nam đứng ở vị trí thứ hai.

Sự lo ngại của dư luận càng tăng sau khi hãng xếp hạng tín dụng Moody's cảnh báo về những nguy cơ mà Thái Lan sẽ đối mặt nếu họ tiếp tục thực hiện chương trình mua gạo. Cuối cùng chính phủ quyết định giảm 20% giá mua gạo từ tháng 7 năm nay để phục hồi hoạt động xuất khẩu gạo.

Chí Linh

thieugia
02-07-2013, 09:15 AM
Putin:

Nga sẽ không giao Snowden cho Mỹ
http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Thứ ba, 2/7/2013 00:09 GMT+7

Edward Snowden, người tiết lộ chương trình theo dõi của chính phủ Mỹ, đã nộp đơn xin tị nạn chính trị ở Nga, trong khi Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố


http://thaicucthieugia.com/images/stories/anh_bai_dang/edwar%20snowden%20.jpg
Edward Snowden, người bị Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gọi là "kẻ phản bội". Ảnh: AFP

"Đêm 30/6, công dân Anh Sarah Harrison đã tới bộ phận lãnh sự tại sân bay Sheremetyevo và nộp đơn của Snowden với nội dung xin tị nạn", AFP dẫn lời Kim Shevchenko, một quan chức lãnh sự tại sân bay ở thủ đô Moscow. Harrison, một nhân viên của trang WikiLeaks, đã cùng Snowden từ Hong Kong tới Nga hôm 23/6.

Tổng thống Nga trước đó cũng có những phát biểu liên quan tới Snowden. "Nga chưa bao giờ chuyển giao bất cứ ai tới bất cứ đâu và không có ý định sẽ làm điều này", ông Putin nói khi được hỏi về số phận của Snowden, người được cho là đang lưu lại khu vực quá cảnh tại một sân bay ở Moscow sau khi tới đây từ Hong Kong.

"Nếu anh ta (Snowden) muốn ở lại đây, chỉ có một điều kiện, đó là anh ta nên ngừng công việc có mục đích làm tổn hại những đối tác Mỹ của chúng tôi", tổng thống Nga nói thêm.

Ông Putin cũng nhắc lại rằng các cơ quan của Nga không làm việc với Snowden. "Anh ta không phải là đặc vụ của chúng tôi và không hợp tác với chúng tôi", tổng thống Nga cho hay. "Các cơ quan mật vụ của chúng tôi chưa từng làm việc với anh ta và cũng không hợp tác với anh ta lúc này".

Trong một diễn biến khác, ông Putin và người đồng cấp Mỹ Barack Obama đã ra lệnh cho những người đứng đầu các cơ quan an ninh mỗi nước tìm ra cách giải quyết vụ Snowden. Giám đốc Cơ quan An ninh Nga (FSB) Aleksandr Bortnikov và giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) Robert Mueller được yêu cầu giữ liên lạc thường xuyên và tìm ra các giải pháp.

Snowden từ Hawaii tới Hong Kong cuối tháng 5, sau đó bắt đầu tiết lộ các thông tin về chương trình theo dõi bí mật của chính phủ Mỹ vào đầu tháng 6. Hôm 23/6, cựu nhân viên Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) và Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) bay sang Nga để tìm đường sang tị nạn ở một nước thứ ba, có thể là Ecuador hoặc Venezuela. Tuy nhiên, Snowden đã bị kẹt lại ở sân bay tại Moscow từ đó đến nay.

Snowden mắc kẹt tại thủ đô của nước Nga, còn chính phủ Mỹ cũng mắc kẹt trong những bài toán ngoại giao hóc búa sau khi thông tin về chương trình Prism bị công bố. Tổng thống Pháp Francois Hollande hôm nay yêu cầu Mỹ dừng ngay lập tức việc tiến hành các hoạt động gián điệp nhằm vào những tổ chức của châu Âu, sau khi có tin về việc theo dõi bí mật của Mỹ đối với các hoạt động ngoại giao của Liên minh châu Âu. Chính phủ Áo cũng sẽ triệu đại sứ Mỹ tại nước này trong hôm nay để phản đối chương trình theo dõi của Washington.

Hà Giang

fangzi
04-07-2013, 09:22 AM
Ai Cập

Quân đội lật đổ tổng thống
http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Thứ năm, 4/7/2013 07:25 GMT+7
Ông Mohamed Morsi hôm qua bị quân đội Ai Cập phế truất, sau một tuần đụng độ đẫm máu với hàng triệu người đổ ra đường yêu cầu chấm dứt một năm lãnh đạo hỗn loạn của ông.

Người Ai Cập buồn vui lẫn lộn khi tổng thống bị lật đổ


http://l.f29.img.vnecdn.net/2013/07/04/abdelfatah-al-sissi-1372897399_500x0.jpg
Tướng Abdel Fattah al-Sisi tuyên bố về việc phế truất tổng thống Morsi trên truyền hình. Ảnh: AFP

Tuyên bố về việc lật đổ ông Morsi được đưa ra trên kênh truyền hình quốc gia bởi Bộ trưởng Quốc phòng, người đứng đầu các lực lượng vũ trang Ai Cập, tướng Abdel Fattah al-Sisi.

Ông Sisi đã vạch ra chi tiết lộ trình chuyển đổi chính trị, tuyên bố đình chỉ Hiến pháp hiện có và sẽ tổ chức bầu cử tổng thống sớm. Lực lượng vũ trang sẽ "tách xa chính trị", ông nhấn mạnh.

Tướng Sisi cũng khẳng định rằng lực lượng vũ trang Ai Cập đã không thể khoanh tay đứng nhìn và bỏ ngoài tai lời kêu gọi của người dân nước này. Sisi cũng nói về lộ trình cho tương lai, trong đó khẳng định người đứng đầu Tòa án Hiến pháp Tối cao, Adli Mansour sẽ được giao nhiệm vụ điều hành các vấn đề của đất nước trong giai đoạn chuyển giao cho tới khi có một cuộc bầu cử tổng thống mới. Chánh án Tòa án Hiến pháp Adly al-Mansour dự định tuyên thệ trong hôm nay.

Không lâu sau bài phát biểu của tướng Sisi, cả giáo chủ Tawadros II - người đứng đầu giáo hội chính thống giáo Coptic ở Ai Cập - và người lãnh đạo phe đối lập, ông Mohammed El Baradei đã có những phát biểu ngắn trên truyền hình về lộ trình mới cho tương lai của quốc gia Bắc Phi.

Ông El Baradei cho rằng lộ trình được đề ra nhằm hòa giải dân tộc và mang lại một khởi đầu mới cho cuộc cách mạng hồi tháng 1/2011. Giáo chủ Tawadros thì cho hay: "Lộ trình này đã được lập ra bởi những con người đáng kính trọng, những người theo đuổi lợi ích, đầu tiên và trên hết, của đất nước này".

Thông tin về việc ông Morsi bị lật đổ lập tức nhận được sự chào đón nồng nhiệt từ hàng nghìn người biểu tình đã cắm trại trên khắp đường phố thủ đô Cairo nhiều ngày nay. Họ ùa ra đường hò hét, huýt sáo, đốt pháo và bấm còi xe inh ỏi để ăn mừng.



Video: Người Ai Cập mừng lật đổ tổng thống

Tổng thống được bỏ phiếu đầu tiên của Ai Cập cũng có động thái đáp trả. Trong một đoạn video được đăng tải trên mạng, ông Morsi tuyên bố "Tôi là tổng thống được bầu của Ai Cập" và yêu cầu người dân "bảo vệ tính hợp pháp này". Tuy nhiên, Ayman Ali, phụ tá của tổng thống bị lật đổ cho biết ông Morsi đã bị đưa đến một địa điểm bí mật.

Tại thành phố phía tây Marsa Matruh, 4 người ủng hộ ông Morsi đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ với cảnh sát và quân đội sau khi xông vào các trụ sở an ninh của thành phố.

Lực lượng an ninh cũng bắt giữ hai nhân vật mấu chốt của tổ chức Anh em Hồi giáo ủng hộ chính quyền của cựu tổng thống Morsi. Lệnh truy nã được ban ra với tổng cộng 300 thành viên của tổ chức này.

Phản ứng trước diễn biến ở Ai Cập, Tổng thống Mỹ Barack Obama bày tỏ "sự quan ngại sâu sắc" về vụ lật đổ ông Morsi, kêu gọi quân đội Ai Cập khẩn trương bàn giao quyền lực cho một chính phủ dân sự.

Ông Morsi lên nắm quyền ở Ai Cập cách đây một năm sau cuộc bầu cử đầu tiên kể từ khi tổng thống Hosni Mubarak bị lật đổ trong Mùa xuân Arab.


Anh Ngọc

thieugia
11-07-2013, 04:26 AM
Truyền hình Hàn Quốc xin lỗi người Trung Quốc vì nói hớ
http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Thứ tư, 10/7/2013 22:46 GMT+7

Kênh truyền hình Channel A vừa phải gửi lời xin lỗi đến người dân Trung Quốc, sau khi một biên tập viên phát ngôn khiếm nhã về hai nạn nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay của hãng Asiana Airlines.

Theo People's Daily, trong một bản tin về vụ tai nạn của chuyến bay Asiana Airlines 214, biên tập viên Yoon Kyeong-min bình luận rằng, thật may mắn vì hai nạn nhân nhỏ tuổi bị thiệt mạng là người Trung Quốc chứ không phải Hàn Quốc. Yoon giải thích rằng anh muốn nói đến sự may mắn xét từ góc độ của người Hàn.

Tuy nhiên, phát ngôn trên của Yoon đã gây phẫn nộ cho cả người dân Hàn Quốc lẫn Trung Quốc. Người dân trong nước chỉ trích biên tập viên này là không tôn trọng mạng sống con người. Họ cho biết đã rất sốc khi một biên tập viên truyền hình có thể nói ra những lời lẽ như trên trong một bản tin trực tiếp.


http://l.f29.img.vnecdn.net/2013/07/10/channel-a-1373470772_500x0.jpg
Hai biên tập viên của kênh Channel A trong bản tin về vụ tai nạn máy bay của hãng Asiana. Ảnh: peopledaily

Một số phóng viên Hàn Quốc bày tỏ hy vọng những ngôn từ thiếu trách nhiệm như trên sẽ không làm tổn thưởng người dân hai nước.

"Mạng sống con người có giá trị như nhau dù họ mang quốc tịch gì. Chúng ta cần có sự cảm thông khi đưa tin về những vụ tai nạn như thế. Biên tập viên này đã phạm sai lầm trong một bản tin khẩn cấp", một phóng viên nói.

Kênh Channel A sau đó phải gửi lời xin lỗi đến người dân Trung Quốc thông qua sứ quán Hàn Quốc ở nước bạn. Thông báo của kênh truyền hình thừa nhận, biên tập viên Yoon đã không đưa tin một cách trôi chảy trong chương trình trực tiếp và phát ngôn trên là sai lầm, cẩu thả.

Chiếc máy bay chở hơn 300 người của hãng hàng không Hàn Quốc Asiana Airlines va chạm khi hạ cánh và bốc cháy tại sân bay San Francisco, Mỹ, hôm 6/7, làm hai người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương.

Hai nạn nhân trong vụ tai nạn được xác định là Ye Mengyuan và Wang Linjia, đều 16 tuổi, đến từ Giang Sơn, tỉnh Chiết Giang. Hai cô bé bay sang Mỹ với dự định cùng hơn 30 học sinh khác tham gia trại hè ở Trường West Valley Christian, ngoại ô Los Angeles.

Anh Ngọc

fangzi
14-07-2013, 04:47 AM
Mỹ cảnh báo Nga nếu cho Snowden tị nạn


Người tiết lộ thông tin tình báo tuyệt mật của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Edward Snowden ngày 12/7 đã có cuộc gặp với các nhà hoạt động nhân quyền tại sân bay Sheremetyevo ở thủ đô Moscow (Nga), đồng thời bày tỏ nguyện vọng được tị nạn tại Nga để có thể đến khu vực Mỹ Latinh một cách hợp pháp.

Phản ứng trước động thái này, Chính phủ Mỹ đã cảnh báo việc Nga chấp thuận đề nghị trên có thể sẽ gia tăng quan ngại cho quan hệ song phương.


http://media.baotintuc.vn/2013/07/13/14/15/snowden.jpg
Snowden xuất hiện trong cuộc gặp với các nhà nhân quyền ngày 12/7. Ảnh: Internet.

Trong một tuyên bố, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki tái khẳng định tuyên bố trước đây của Washington rằng việc bất kỳ quốc gia nào hỗ trợ quá cảnh hoặc tạo điều kiện cho Snowden cư trú sẽ gây quan ngại cho mối quan hệ với Mỹ. Tuy nhiên, bà Psaki cũng nhấn mạnh những nước này (trong đó có Nga) vẫn còn cơ hội để làm điều đúng và trao trả cựu kỹ thuật viên CIA cho Mỹ.

Liên quan đến cuộc gặp giữa Snowden và các nhà nhân quyền, nữ phát ngôn viên này bày tỏ thất vọng khi Chính quyền Moscow đã cho phép cuộc gặp này diễn ra. Trong khi đó, phát ngôn viên của Nhà Trắng Jay Carney bày tỏ quan điểm rằng trong trường hợp Chính phủ Nga chấp thuận đơn tị nạn của Snowden, động thái này sẽ mâu thuẫn với những tuyên bố trước đây của Moscow rằng không muốn vụ bê bối tình báo làm tổn hại quan hệ Nga-Mỹ.

Cùng ngày, ngay sau phát biểu của Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Vladimir Putin. Trong một thông cáo, Nhà Trắng cho biết cuộc đối thoại trên đã được lên kế hoạch vài ngày trước đó và cả hai nhà lãnh đạo đã cùng thảo luận về vụ Snowden và một vài vấn đề khác.

* Mercosur bảo vệ quyền cấp quy chế tị nạn

Trong bối cảnh diễn biến vụ Snowden thêm phức tạp, lãnh đạo các nước thuộc khối Thị trường chung Nam Mỹ Mercosur đã bày tỏ sự ủng hộ đối với người tiết lộ thông tin tuyệt mật của CIA và phản đối mạnh mẽ chương trình do thám của Mỹ nhằm vào khu vực Mỹ Latinh.

Tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 45 của khối này kết thúc tại Montevide, Uruguay, các nhà lãnh đạo Mercosur đã ra một tuyên bố chung tái khẳng định quyền cấp quy chế tị nạn của mỗi quốc gia, đồng thời phản đối mọi hành động gây áp lực, "làm khó" hoặc cản trở quyền trên.

Trước thông tin tình báo Mỹ do thám các nước Mỹ Latinh trong nhiều năm bị lật tẩy, khối Mercosur bao gồm Venezuela, Brazil, Argentina, Uruguay và Paraguay, một lần nữa đã lên án sự xâm nhập viễn thông và các hoạt động tình báo của Washington và nhấn mạnh hành động này vi phạm quyền công dân và quyền riêng tư của mỗi công dân.

Liên quan đến việc 4 quốc gia châu Âu gồm Tây Ban Nha, Pháp, Italy và Bồ Đào Nha đã rút phép chuyên cơ của Tổng thống Bolivia Evo Morales khi ông trên đường về nước sau khi dự hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt tại Nga, vì nghi ngờ trên máy bay có cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden, các tổng thống Nam Mỹ đã thống nhất gọi đại sứ về nước để “trực tiếp báo cáo” vụ việc, đồng thời triệu đại sứ của 4 nước trên đến để giải thích về hành động vi phạm nhân quyền, quyền miễn trừ và gây nguy hiểm tới tính mạng của ông Morales

Trong phiên bế mạc lần này, các nước thành viên Mercosur cũng đề cập đến kế hoạch phát triển những quy tắc điều chỉnh Internet với trọng tâm là an ninh mạng nhằm đảm bảo thông tin và chủ quyền mỗi quốc gia. Tổng thống Brazil Dilma Rousseff cho biết đã đến lúc khối Thị trường chung Nam Mỹ cần thiết lập một ranh giới bao gồm những biện pháp để tránh gặp phải tình huống tương tự trên.

* LHQ kêu gọi bảo vệ những người tiết lộ tin mật

Trong khi việc Snowden muốn xin tị nạn tại Nga đang làm đau đầu giới chức Mỹ, lần đầu tiên, người đứng đầu Cao ủy Liên hợp quốc về Nhân quyền Navy Pillay đã thể hiện sự ủng hộ đối với cựu nhân viên tình báo CIA, đồng thời cho rằng trường hợp của Snowden đã chứng minh sự cần thiết trong công tác bảo vệ những người tiết lộ thông tin liên quan đến hành động vi phạm nhân quyền và quyền riêng tư cá nhân. Trong một thông cáo, một mặt lên án các quốc gia đã từ chối đơn xin tị nạn của kỹ thuật viên 30 tuổi này, mặt khác bà Pillay kêu gọi các quốc gia tôn trọng quyền xin tị nạn và cho rằng các nước cần dựa vào các nghĩa vụ pháp lý quốc tế khi đưa ra bất cứ quyết định nào.

Hiện, Snowden đã nộp đơn xin tị nạn tại 27 quốc gia, trong đó có các nước Mỹ Latinh như Venezuela, Brazil, Ecuador, Bolivia, Nicaragua và Cuba. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, mới chỉ có 3 nước Bolivia, Venezuela và Nicaragua tuyên bố để ngỏ khả năng đồng ý cấp quy chế tị nạn cho kỹ thuật viên 30 tuổi này.

Ngày 11/7 vừa qua, Edward Snowden đã được tổ chức phi chính phủ World Service Authority (WSA) cấp “hộ chiếu công dân toàn cầu” căn cứ theo điều 13 trong Tuyên bố nhân quyền Liên hợp quốc. Trên thế giới hiện chỉ có 6 quốc gia chính thức công nhận "hộ chiếu công dân toàn cầu" của WSA, gồm Mauritania, Burkina Faso, Tanzania, Ecuador, Togo và Zambia.

Trong số này, chỉ có Ecuador từng lên tiếng sẵn sàng xem xét yêu cầu tị nạn của Snowden nếu nhận được đơn hợp lệ. Tuy nhiên, Thứ trưởng Ngoại giao Ecuador Marco Albuja cho biết “hộ chiếu công dân toàn cầu” do WSA cấp không có giá trị pháp lý nhập cảnh vào Ecuador, mà chỉ mang giá trị tượng trưng vì không đáp ứng các yêu cầu an ninh.

Cựu nhân viên CIA hiện vẫn đang ẩn náu tại khu quá cảnh sân bay Sheremetyevo của Nga từ ngày 23/6 sau khi bỏ trốn đến Hong Kong (Trung Quốc) hồi tháng 5 vừa qua.


TTXVN/Tin tức

thieugia
01-08-2013, 11:58 AM
Trung Quốc

Nắng nóng nướng chín thịt trên nền đá hoa


(Dân trí) - Một đoạn video ghi lại cảnh nắng nóng kỷ lục trong 140 năm ở Thượng Hải, Trung Quốc nướng chín thịt trên nền đá ngoài trời chỉ sau 10 phút đã lan truyền rộng rãi trên các mạng xã hội nước này.


http://dantri4.vcmedia.vn/6DQQJ7yW5QPfG6EzuGal/Image/2013/08/1-e758a.jpg
Miếng thịt chín 80% chỉ trong 10 phút để trên nền đá ngoài trời.

Một phóng viên truyền hình địa phương đã làm thí nghiệm nấu miếng thịt lợt trên nền đá ngoài trời để chứng minh độ nóng trong đợt nắng nóng kỷ lục.

Trong đoạn video được kênh truyền hình Thượng Hải thực hiện, một phóng viên đã đặt miếng thịt lợn trên đá để ngoài trời. Sau 30 giây, một mặt của miếng thịt chuyển thành màu trắng và sau 10 phút miếng thịt chín 80%.

"Hóa ra là sự khác biệt duy nhất giữa tôi và một miếng thịt nướng là một nhúm lá thìa là", một cư dân mạng đùa trên mạng xã hội Weibo.

Hơn 10 người đã thiệt mạng tại Thượng Hải do nắng nóng. Thành phố này đã hứng chịu nhiệt độ lên mức cao nhất trong ít nhất 140 năm qua.

Phần lớn đất nước Trung Quốc cũng đang trải qua đợt nắng nóng gay gắt. Cơ quan khí tượng Trung Quốc đã ra cảnh báo nhiệt độ cao đối với vài tỉnh ở miền đông và trung nước này, dự báo rằng nhiệt độ có thể lên mức 41 độ C.
Riêng tại Thượng Hải, nhiệt độ tại hầu hết các khu vực đã vượt mức 38 độ C hôm qua. Theo số liệu từ cơ quan khí tượng địa phương, khu vực nắng nóng nhất là quận Xujiahui với nhiệt độ đo được vào chiều 31/7 là 39,8 độ C.

An Bình
Theo ShanghaiTV

thieugia
02-08-2013, 08:37 AM
Mỹ

Giận dữ vì Nga cho Snowden tị nạn, dọa hủy thượng đỉnh Obama-Putin
Thứ Sáu, 02/08/2013 - 07:10

(Dân trí) - Mỹ đã phản ứng giận dữ sau khi Nga cho phép cựu nhân viên CIA Edward Snowden tị nạn tạm thời và dọa hủy một cuộc gặp thượng đỉnh Obama-Putin vào tháng sau vì quyết định này.


http://dantri4.vcmedia.vn/6DQQJ7yW5QPfG6EzuGal/Image/2013/08/3-a9005.jpg
Tổng thống Nga và Mỹ dự kiến gặp nhau vào đầu tháng 9 tới.

Phát biểu trong một cuộc báo ngày 1/8, phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney cho hay Mỹ “vô cùng thất vọng” trước quyết định của Nga nhằm trao quy chế tị nạn cho Snowden.

"Chúng tôi cực kỳ thất vọng khi chính phủ Nga thực hiện bước đi này bất chấp các yêu cầu rất rõ ràng và hợp pháp của chúng tôi về công khai cũng như riêng tư rằng Snowden phải bị trục xuất về Mỹ để đối mặt với các cáo buộc chống lại anh ta", ông Carney nói.

Ông Carney cho hay Nhà Trắng đang cân nhắc lại một cuộc gặp được lên kế hoạch vào tháng tới giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và người đồng cấp Nga Vladimir Putin.

Nhà lãnh đạo Mỹ dự kiến sẽ có cuộc gặp với ông Putin bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra ở St Petersburg vào đầu tháng 9 tới.

Nhưng phát ngôn viên Carney hôm qua cho hay: "Chúng tôi đang xem xét lại một cuộc gặp thượng đỉnh sau vụ việc này và các vấn đề khác".

Mỹ muốn dẫn độ Snowden về nước để xét xử liên quan tới việc tiết lộ các bí mật tình báo của chính phủ.

Những bình luận trên của ông Carney diễn ra sau khi Mátxcơva ngày 1/8 xác nhận rằng Snowden đã được trao giấy tờ chính thức cho phép anh này tị nạn tạm thời tại Nga trong 1 năm. Snowden hôm qua đã lần đầu tiên rời khu vực quá cảnh của Sheremetyevo kể từ khi tới đây từ Hồng Kông hôm 23/6.

Ông Carney đã ám chỉ rằng giới chức Mỹ sẽ tiếp túc gây sức ép với Nga nhằm trợ giúp để đưa Snowden về Mỹ.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục liên lạc với giới chức Nga để bày tỏ sự thất vọng của chúng tôi trong quyết định này và để khẳng định rõ rằng Snowden phải bị đưa về Mỹ", phát ngôn viên Nhà Trắng phát biểu trước báo giới.

Cả ông Carney và phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ Marie Harf hôm qua đều cho biết rằng Nga đã không thông báo trước với Mỹ về quyết định cho Snowden tị nạn tạm thời.

"Cú đâm sau lưng"


http://dantri4.vcmedia.vn/6DQQJ7yW5QPfG6EzuGal/Image/2013/08/2-a9005.jpg
Luật sư Nga Anatoly Kucherena, người trợ giúp Snowden về mặt pháp lý, công khai giấy tờ tị nạn tạm thời của Snowden hôm 1/8.

Các nghị sĩ có tiếng của Mỹ đã bày tỏ giận dữ trước quyết định của Nga, cho rằng việc này gây tổn hại nghiêm trọng tới quan hệ song phương.
Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Chuck Schumer, một đồng minh của ông Obama, nói quyết định của Nga là một "cú đâm sau lưng" và hối thúc Tổng thống Obama đề nghị chuyển hội nghị G20 khỏi Nga.

Còn cựu ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa John McCain, một người thường xuyên chỉ trích điện Kremlin, thì gọi động thái của Nga là "cái tát vào mặt người Mỹ".

Thượng nghị sĩ Robert Menendez, chủ tịch Ủy ban đối ngoại thượng viện, đã gọi quyết định cho Snowden tị nạn là "bước lùi trong quan hệ Nga Mỹ".

Tuy nhiên, Nga lâu nay vẫn kiên quyết giảm nhẹ tầm quan trọng của vụ việc và khẳng định rằng quan hệ song phương không bị ảnh hưởng.

Phóng viên Daniel Sandford của hãng tin BBC tại Mátxcơva cho rằng quan hệ Nga-Mỹ đã ở trạng thái tồi tệ và sau động thái mới nhất của Nga thì mối quan hệ này giờ đây đã trở nên xấu hơn.

Washington và Mátxcơva vốn bất đồng về một loạt vấn đề, đặc biệt là cuộc xung đột tại Syria khi Nga ủng hộ chính phủ trong khi Mỹ ủng hộ phe nổi dậy.

Trong khi đó, các bài viết dựa trên những tiết lộ của Snowden vẫn tiếp tục hôm qua, khi tờ Guaridan của Anh đưa tin rằng chính phủ Mỹ đã trả ít nhất 150 triệu USD cho cơ quan tình báo GCHQ của Anh để được tiếp cận các chương trình tình báo.

An Bình
Theo RIA, BBC

fangzi
12-08-2013, 05:09 AM
Thế giới


Ngoại trưởng Nga muốn Mỹ cư xử "như người lớn"
http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/dan%20tri%20logo.jpg
Chủ Nhật, 11/08/2013 - 16:40
(Dân trí) - Sự lạnh nhạt trong mối quan hệ giữa Nga và Mỹ đã trở nên băng giá hơn khi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói với Nhà Trắng rằng hãy cư xử "như những người trưởng thành".


http://dantri4.vcmedia.vn/6DQQJ7yW5QPfG6EzuGal/Image/2013/08/1-7d953.jpg
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Mỹ John Kerry trong cuộc đàm phán ở Washington ngày 9/8.

Ông Lavrov đã chỉ trích chính quyền Mỹ, 2 ngày sau khi Tổng thống Barack Obama thông báo hủy một cuộc họp với người đồng cấp Nga Vladimir Putin vì Mátxcơva cho người tiết lộ bí mật tình báo Mỹ Edward Snowden tị nạn tạm thời.
"Chúng ta hành động như những người trưởng thành. Đây là điều chúng tôi làm. Và chúng tôi hi vọng điều này sẽ có sự qua lại đôi bên", ông Lavrov nói trong một cuộc họp báo cùng người đồng cấp Mỹ John Kerry sau cuộc họp cấp cao Nga-Mỹ tại Washington ngày 9/8.

Bất chấp quan hệ Nga-Mỹ căng thẳng, Ngoại trưởng Lavrov và Bộ trưởng quốc phòng Sergei Shoygu đã tới thủ đô của Mỹ để tiến hành đối thoại 2+2 với Ngoại trưởng Kerry và Bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel.

Phát biểu trong cuộc họp báo, ông Kerry nói: "Không có gì là bí mật khi chúng ta đã có những thời khắc thách thức, và không chỉ về vụ việc Snowden".

Một ngoại cấp cao của Bộ ngoại giao Nga nói với truyền thông quốc gia rằng Kremlin "không có gì để thảo luận" về vụ Snowden vì quyết định cho này tị nạn tạm thời đã được ấn định.

Cáo buộc Mỹ "làm mất cân bằng tình hình", ông Lavrov cho hay Mátxcơva không có lựa chọn nào khác là phải bảo vệ Snowden khỏi nguy cơ bị tử hình tại Mỹ.

Thừa nhận rằng hai nước có những lúc đã "có những lợi ích mâu thuẫn và xung đột", Ngoại trưởng Kerry đã cố gắng nhấn mạnh với sự hợp tác trong các vấn đề như cuộc nội chiến tại Syria và lá chắn tên lửa ở châu Âu.

"Ông Lavrov và tôi đều từng là các cầu thủ khúc côn cầu (hockey). Chúng tôi đều biết rằng ngoại giao, cũng như khúc côn cầu vậy, đôi khi có thể gây ra những va chạm", ông Kerry nói.

Về vấn đề Syria, ông Kerry cho hay bất chấp những khác biệt lớn về quan điểm đối với cuộc xung đột, Nga và Mỹ đã nhất trí tránh "rơi vào hỗn loạn và câu trả lời cuối cùng là một giải pháp chính trị".

"Syria là vấn đề hàng đầu trong chương trình nghị sự của chúng tôi. Mục tiêu là giống nhau: Chúng ta cần khởi động một tiến trình chính trị".

An Bình
Theo Telegraph

fangzi
29-08-2013, 03:52 PM
Afghanistan

Taliban tấn công căn cứ NATO, 7 người chết

Dân Trí
Thứ Năm, 29/08/2013 - 07:21

(Dân trí) - Phiến quân Taliban đã bất ngờ đánh bom liều chết và xả súng và một căn cứ NATO tại tỉnh miền đông Ghazni của Afghanistan hôm qua 28/8, làm ít nhất 7 người thiệt mạng và 58 người bị thương.


http://dantri4.vcmedia.vn/87f1qPhjcalNI3wAqb6p/Image/2013/08/NATO-be136.jpg
Khói lửa bao phủ căn cứ quân sự NATO ở tỉnh Ghazni ngay sau vụ tấn công vào đầu giờ chiều qua.

Theo các quan chức, chỉ có khoảng 4 - 6 phiến quân tham gia vụ tấn công trên và tất cả đều đã bị tiêu diệt trong cuộc đọ súng ngay sau đó.

Tuy nhiên, vụ tấn công đã gây thiệt hại nặng cho lực lượng an ninh Afghanistan và các binh sĩ Ba Lan đóng quân tại căn cứ trên.

Chính quyền tỉnh Ghazni xác nhận có vụ tấn công trên, đồng thời cho biết vụ việc xảy ra vào khoảng 12h30’ chiều qua theo giờ địa phương.

Máy bay trực thăng chiến đấu của Anh và NATO đã được điều tới hiện trường để phối hợp tiêu diệt các tay súng phiến quân.

Trước đó, tại tỉnh này cũng xảy ra hai vụ tấn công làm 10 dân thường thiệt mạng và 20 người bị thương.

Tại thành phố Lashkar Gah, thủ phủ tỉnh Helmand, cách thủ đô Kabul khoảng 555 km về phía Nam, một vụ đánh bom xe liều chết nhằm vào phái đoàn quân sự của NATO cũng làm 5 người chết và 14 người bị thương. Helmand là một trong những chiến trường ác liệt nhất tại Afghanistan kể từ khi lực lượng liên quân do NATO cầm đầu lật đổ chế độ Taliban năm 2001.

Vũ Anh Theo Xinhua

thieugia
15-09-2013, 05:19 PM
Nhà Trắng "nóng mặt" vì Putin

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_tto.png
14/09/2013 16:26 (GMT + 7)

TTO - Truyền thông Mỹ tuần qua “dậy sóng” quanh bài phát biểu trước toàn dân về tình hình Syria của Tổng thống Obama (ngày 10-9) và bài phản biện nặng đô của Tổng thống Nga Vladimir Putin trên tờ New York Times một ngày sau đó.


http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=656715
Quan hệ Nga - Mỹ đã lạnh nhạt từ lâu - Ảnh: Yahoo! News

Điểm mấu chốt được Putin đưa ra “chế giễu” là tư tưởng thiết lập thế giới đơn cực của Washington, nơi đó Mỹ có thể tung hoành và quyết định mọi thứ.

Trong phát biểu ngày 10-9, Tổng thống Obama từng nhấn mạnh: “Mỹ không phải là cảnh sát toàn cầu, chúng ta không thể thay đổi tất cả những điều sai trái. Tuy nhiên, chúng ta cần nỗ lực để trẻ em không phải chết vì khí độc […]. Tôi tin rằng chúng ta nên hành động. Điều đó khiến Mỹ khác biệt”.

Đáp lại, ông chủ điện Kremlin bình luận trên tờ New York Times: “Tôi không đồng tình với Obama về chủ nghĩa biệt lệ của Mỹ. Obama cho rằng chính chính sách của Mỹ khiến nước này khác biệt. Rất nguy hiểm khi khuyến khích công dân mình theo chủ nghĩa biệt lệ dù động cơ có là gì”.

Putin nhấn mạnh “chính sách mỗi nước là khác nhau, nhưng không được phép quên rằng tạo hóa đã sinh ra chúng ta bình đẳng”.

Cú đốp chát đúng thời điểm của Nga khiến các chính trị gia Mỹ “nóng mặt”. CNN bình luận sự khôn khéo của Putin “không phải là người ủng hộ nhiệt thành cho truyền thông tự do, nhưng tổng thống Nga rất biết cách làm việc ở nước ngoài” (ám chỉ việc đăng bài trên New York Times để đả kích lại Nhà Trắng).

Trong khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và đồng cấp Nga Sergey Lavrov vẫn đang thảo luận giải giáp kho vũ khí hóa học của Syria tại Thụy Sĩ, việc đốp chát vừa qua trên mặt trận tuyên truyền giữa Obama và Putin lần nữa cho thấy bất đồng Nga - Mỹ vẫn chưa hóa giải được, thậm chí còn trầm trọng hơn sau bình luận phản pháo của Putin trên mặt báo.

Những ngôn từ miệt thị như “cảm thấy buồn nôn”, “cảm thấy bị sỉ nhục” của các chính khách như John Boehner - chủ tịch Hạ viện Mỹ hay Thượng nghị sĩ Robert Menendez sau khi đọc bài của Putin là lát cắt trong bức tranh ngoại giao lạnh nhạt giữa hai cường quốc hậu Chiến tranh lạnh.


Các trang tin như CNN, đặc biệt là Fox News (ủng hộ Đảng Cộng hòa) đều nhận định bài phản biện của Putin khiến ông “ghi điểm” 1-0 trước Obama. Truyền thông Mỹ bình luận “Putin đã khôn khéo chỉ trích Obama khi Nhà Trắng luôn dùng chủ nghĩa “khác biệt” để biện minh cho việc sử dụng vũ lực can thiệp vào các quốc gia có chủ quyền”.

Philippe Coste của tờ L’Express bình luận trên CNN: “Putin đã chỉ thẳng mặt Obama và khuyên: hãy từ bỏ ngôn từ gây chiến và trở lại con đường giải quyết văn minh bằng ngoại giao và chính trị”.

ANH DUY

thieugia
16-09-2013, 05:27 PM
Đảng đối lập Campuchia tuyên bố tiếp tục biểu tình
Thanh Niên
16/09/2013 17:10
(TNO) Chiều 16.9, sau gần 5 giờ đàm phán, hai đảng chính trị lớn nhất Campuchia là đảng Nhân dân Campuchia (CPP) và đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) vẫn chưa đạt được thỏa thuận cụ thể nào.


http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20139/NguyetMinh/Campuchia236325754.jpg
Đảng đối lập Campuchia tuyên bố tiếp tục biểu tình sau đàm phán

Cuộc gặp giữa hai đảng lớn nhất Campuchia đã kết thúc mà chưa có thỏa thuận cụ thể nào đạt được

Cuộc gặp gỡ được kỳ vọng là sẽ "gỡ được những bế tắc chính trị sau bầu cử quốc hội Campuchia" đã kết thúc mà không mang lại được thỏa thuận cụ thể nào.

Kết thúc đàm phán, lãnh đạo hai đảng là ông Hun Sen (CPP) và Sam Rainsy (CNRP) không trả lời báo chí mà giao cho người phát ngôn của hai đảng thông báo kết quả cuộc gặp.

Theo đó, hai bên đã thống nhất thực hiện một cách nghiêm túc lời kêu gọi của Quốc vương Campuchia đưa ra là kêu gọi người dân cả nước, gồm những người biểu tình và những người gìn giữ an ninh, hãy chấm dứt sử dụng bạo lực bằng mọi hình thức, vốn đã gây nhiều thương vong và bất ổn trong thời gian qua.


http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20139/NguyetMinh/Campuchia3.jpg
Người phát ngôn của hai đảng thông báo kết quả cuộc gặp với báo chí

Kết quả khả quan nhất của cuộc gặp giữa ông Hun Sen và Sam Rainsy là hai bên đã thống nhất sẽ tìm ra cơ chế để sửa đổi phương thức bầu cử trong thời gian tới. Hai đảng cũng đồng ý sẽ có những cuộc gặp tiếp theo.

Khi được hỏi có tiếp tục kéo dài biểu tình hay không, người phát ngôn của CNRP cho biết đảng này vẫn sẽ tiếp tục biểu tình “vì đã lên kế hoạch với những người ủng hộ”.

Tiến Trình (từ Phnom Penh)

thieugia
23-09-2013, 05:31 AM
Nga cáo buộc Mỹ bắt chẹt Nga về vấn đề Nghị quyết Syria
http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/i%20hoa%20kpng.png
22.09.2013
Nga tố cáo Hoa Kỳ tìm cách “bắt chẹt” Nga trong việc để Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc cho phép sử dụng vũ lực đối với chính phủ Syria nếu chính phủ này không từ bỏ các võ khí hóa học.

Mỹ và các nước đồng minh thúc đẩy Hội đồng Bảo an thông qua nghị quyết về Syria chiếu theo chương 7 của Hiến chương Liên hiệp quốc, cho phép sử dụng hành động quân sự để buộc tuân hành luật lệ.

Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov nói, hôm Chủ nhật, rằng các giới chức Mỹ nói với ông nếu Nga không đồng ý về nghị quyết chiếu theo chương 7, Mỹ sẽ ngăn Tổ chức Cấm Võ khí Hóa học giúp loại bỏ kho võ khí của Syria.


http://gdb.voanews.com/8D0977E0-71BB-45A2-AA3F-A81A48B0A3B4_w640_r1_s.jpg
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov

Trước đây trong tháng, Nga và Hoa Kỳ đã thỏa thuận về việc tổ chức quốc tế ở Hà Lan sẽ giám sát việc hủy bỏ tất cả võ khí hóa học ở Syria vào trước giữa năm tới.

Nói chuyện trên đài truyền hình Nga, Ngoại trưởng Lavrov tố cáo Hoa Kỳ “bắt chẹt” và tìm cách tỏ “ưu thế” thay vì tập trung vào mục tiêu chung loại bỏ các võ khí này.

Trong một loan báo gửi cho đài VOA, một viên chức Bộ Ngoại giao nói rằng các nhà ngoại giao Mỹ đang thảo một nghị quyết với “cơ chế thực thi mạnh nhất” để bảo đảm việc Syria hủy bỏ kho võ khí hóa học.

Thieugia theo Đài tiếng nói Hoa Kỳ

thieugia
02-10-2013, 04:36 AM
Nhà Trắng ra lệnh đóng cửa các công sở


Thứ ba, 1/10/2013 12:51 GMT+7


Phủ tổng thống Mỹ chỉ thị các cơ quan liên bang thực hiện kế hoạch đóng cửa "một cách có trật tự" từng phần, sau khi cuộc chiến dai dẳng về ngân sách ở quốc hội không đưa ra được thỏa thuận nào nhằm bơm tiền cho chính phủ.


http://m.f29.img.vnecdn.net/2013/10/01/000-Was7959208-JPG-4903-1380606268.jpg
Nhà Trắng trong hoàng hôn 30/9, ít giờ trước thời hạn thông qua ngân sách liên bang. Ngân sách đã không được thông qua, dẫn đến việc đóng cửa một phần các cơ quan liên bang Mỹ. Ảnh: AFP.

"Thật không may, chúng ta không nhận được dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy Quốc hội hành động kịp thời để Tổng thống có thể ký nghị quyết về việc tiếp tục hoạt động trước" thứ ba, thông báo của Giám đốc quản lý ngân sách Văn phòng Tổng thống Sylvia M. Burwell cho biết, vào lúc 11h46 đêm thứ hai.

"Vì vậy, các cơ quan nay cần thực hiện kế hoạch đóng cửa có trật tự. Chúng tôi kêu gọi Quốc hội nhanh chóng hành động để thông qua Nghị Quyết Tiếp tục nhằm cung cấp một phương án tạm thời đảm bảo việc thông qua ngân sách cho thời gian còn lại của năm, và khôi phục hoạt động của các cơ quan dịch vụ công ích và những chương trình quan trọng đã bị ảnh hưởng".

Chỉ lệnh này đánh dấu lần đầu tiên trong 17 năm, chính phủ Mỹ phải đóng cửa một phần hoạt động của các cơ quan liên bang. Bắt đầu từ sáng ngày 1/10, chính phủ sẽ dừng hoạt động của các công viên quốc gia và cho tạm nghỉ việc 800.000 nhân viên. Quy mô của toàn bộ kế hoạch đóng cửa chính phủ hiện chưa rõ, và các cơ quan trọng yếu như quân sự và bưu điện vẫn tiếp tục hoạt động.

Cuộc chiến về ngân sách diễn ra dai dẳng, khi phe Cộng hòa muốn trì hoãn việc thực hiện kế hoạch bảo hiểm y tế do Tổng thống Obama đề xướng, thường gọi là Obamacare, thêm một năm, coi đó là điều kiện để nhượng bộ.

Chiều thứ hai giờ địa phương (rạng sáng nay giờ Hà Nội), thượng viện do đảng Dân chủ chiếm đa số đã bác bỏ một dự luật của Hạ viện do Cộng hòa chiếm đa số. Dự luật này quy định chỉ cung cấp tiền cho chính phủ nếu luật bảo hiểm y tế được dừng thi hành.

Trước nửa đêm 1 tiếng, Hạ viện kêu gọi thành lập một ủy ban liên viện liên đảng để tìm cách loại bỏ nguy cơ đóng cửa chính phủ, nhưng phe Dân chủ nói đã quá muộn để tránh việc này.

Ngay sau nửa đêm, Tổng thống Obama tweet: "Họ đã thực sự làm việc này. Một nhóm người Cộng hòa ở Hạ viện đã buộc chính phủ đóng cửa chỉ vì Obamacare, thay vì thông qua ngân sách". Việc đóng cửa từng phần các cơ quan chính phủ có hiệu lực từ sau nửa đêm ngày thứ hai.

Thượng viện Mỹ sẽ họp lại vào 9h30 sáng thứ ba để thảo luận về tình hình, lãnh đạo phe đa số Dân chủ Harry Reid cho hay.

Nạn nhân đầu tiên của việc đóng cửa một phần các cơ quan chính phủ chính là tài khoản Twitter của quốc hội. "Do sự trì hoãn trong việc cấp tiền cho chính phủ, tài khoản này sẽ không còn hoạt động nữa, cho đến khi có thông báo mới".


http://m.f29.img.vnecdn.net/2013/10/01/000-Was7959025-JPG-5311-1380606680.jpg
Obama trong bài phát biểu về nguy cơ đóng cửa các hoạt động của chính phủ. Ảnh: AFP

Ảnh hưởng

Theo luật định, các công việc cần thiết liên quan đến kiểm soát không lưu, thanh tra thực phẩm sẽ được duy trì.

Bộ Ngoại giao sẽ được duy trì nhưng với thời gian làm việc hạn chế. Bộ Quốc phòng được phép tiếp tục các hoạt động quân sự. Bộ Giáo dục sẽ tiếp tục cung cấp khoản tài chính trị giá 22 tỷ USD cho khối nhà trường công, nhưng giáo viên sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

12.700 viên chức của Bộ Năng lượng sẽ bị gửi về nhà, nhưng hơn 1.000 nhân viên khác được giữ lại để giám sát các kho vũ khí hạt nhân. Bộ Y tế cho nghỉ việc hơn một nửa số nhân viên.

Ngân hàng trung ương, Bộ An ninh Nội địa, Bộ Tư pháp hầu như không bị ảnh hưởng.

Dịch vụ Bưu điện Mỹ hoạt động bình thường.

Một số bảo tàng quốc gia, Viện Smithsonian, sở thú và nhiều công viên quốc gia sẽ đóng cửa.

Ánh Dương - Đức Dương

fangzi
18-10-2013, 10:43 AM
Quân nổi dậy sát hại tướng tình báo hàng đầu Syria

http://nld.com.vn/
Thứ Sáu, 18/10/2013 08:20

(NLĐO) - Đài truyền hình quốc gia Syria ngày 17-10 đưa tin quân nổi dậy đã sát hại Thiếu tướng Jamaa Jamaa, sĩ quan tình báo hàng đầu nước này, ở tỉnh Deir al-Zor thuộc miền Đông.

Trong một thông báo khẩn, đài trên nêu rõ: “Thiếu tướng Jamaa Jamaa đã tử vì đạo khi thực hiện nhiệm vụ quốc gia để bảo vệ đất nước và người dân Syria và truy đuổi những kẻ khủng bố ở Deir al-Zor”. Thời gian ông Jamaa thiệt mạng không được công bố.

Nguồn tin đối lập nói ông Jamaa bị các tay súng bắn tỉa hạ gục giữa một cuộc chiến với các đơn vị quân nổi dậy.


http://nld.vcmedia.vn/NWKkJHaCdfglUTyfc5G6bOtiwF4Tj/Image/2013/10/18/1810syria2_7b9a2.jpg
Tướng tình báo Jamaa đầy quyền lực đã thiệt mạng. Ảnh: Reuters

Tướng Jamaa đứng đầu cơ quan tình báo quân sự ở tỉnh Deir al-Zor và nằm trong hàng ngũ thân cận của Tổng thống Bashar al-Assad. Ông này là một trong những sĩ quan an ninh hàng đầu của Syria ở Lebanon trong thời gian Damascus triển khai quân tại nước láng giềng từ năm 1976 - 2005. Nguồn tin đối lập ở Syria cho rằng ông Jamaa từng bị điều tra vì nghi ngờ có tham gia vụ ám sát chính khách Rafik Hariri của Lebanon năm 2005.

Cùng ngày 17-10, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố 2 chiếc tiêm kích F-16 của nước này đã đẩy lui chiến đấu cơ MIG-21 và một máy bay quân sự của Syria áp sát biên giới. 2 máy bay Syria phải quay trở lại khi ở cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực Karbeyaz, tỉnh Hatay, khoảng 5 km.

Trong một vụ việc khác, hai máy bay tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã được điều đến huyện Nusaybin của tỉnh Mardin để chặn một trực thăng IL-76 của Syria và buộc máy bay này phải quay trở lại khi cách biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ hơn 4 km.

Trong khi đó, Phó Thủ tướng Syria Qadri Jamil ngày 17-10 cho hay hội nghị hòa bình về Syria sẽ được tổ chức vào ngày 23 và 24-11 tới. Sau đó ông nói thêm: “Đây là điều Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon nói, không phải tôi”. Tuy nhiên, cả Nga và Mỹ nhanh chóng bác bỏ thông tin trên.

Ngoài ra, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho rằng vũ khí hóa học của Syria có thể được chuyển ra nước ngoài để tiêu hủy. Ông Kerry cũng nhấn mạnh việc Tổng thống Assad hợp tác với quốc tế không thể giúp ông duy trì quyền lực.

Hải Ngọc (Theo AP, Reuters)

thieugia
19-10-2013, 10:57 PM
Ấn Độ

Bắt thủy thủ đoàn tàu Mỹ chở vũ khí trái phép

(NLĐO) – Cảnh sát ở thành phố cảng phía Nam Ấn Độ vào ngày 18-10 cho biết đã bắt giữ và thẩm vấn thủy thủ đoàn và toàn bộ nhân viên an ninh của tàu Mỹ bị cáo buộc vận chuyển vũ khí trái phép vào vùng biển nước này.

Ngoại trưởng Ấn Độ Sujata Singh nói với phóng viên rằng có 8 thủy thủ đoàn và 25 nhân viên an ninh của con tàu Seaman Guard Ohio bị bắt giữ sau khi không thể xuất trình giấy tờ cho phép chở vũ khí. Con tàu thuộc Công ty an ninh AdvanFort có trụ sở tại bang Virginia-Mỹ nhưng được đăng ký tại Sierra Leone. Tàu bị bắt giữ từ 12-10 với lượng lớn vũ khí và hiện đang neo đậu ở cảng Tuticorin, bang Tamil Nadu.


http://nld.vcmedia.vn/FC9ccccccccccccK6tcccccccccc/Image/2013/10/article246547518CE432800000578300634x493_a6eb1.jpg
Tàu Seaman Guard Ohio bị bắt giữ

Thuyền trưởng tàu trên nói với nhà điều tra rằng công ty đã cung cấp những nhân viên an ninh có vũ trang để hộ tống tàu đi vào vùng biển Ấn Độ Dương vốn có nhiều cướp biển. Cảnh sát Ấn Độ tìm thấy 35 vũ khí tự động và gần 5.700 băng đạn từ lực lượng an ninh của tàu.

Theo Sujata Singh, tất cả những người bị bắt đều đối mặt với tội sở hữu trái phép vũ khí, đi vào vùng biển Ấn Độ mà không có giấy tờ hợp lệ. “Thủy thủ đoàn và nhân viên an ninh tàu bị bắt giữ đang phối hợp cùng nhà điều tra”-bà Sujata Singh cho biết thêm và nói rằng tất cả thông tin đều đã được thông báo cho Đại sứ Mỹ ở New Delhi nhưng phía họ vẫn chưa bình luận gì.

William H. Watson, chủ tịch của AdvanFort bác bỏ thông tin tàu xâm nhập vùng biển Ấn Độ: “Lực lượng bảo vệ bờ biển Ấn đã tiếp cận chúng tôi và đề nghị theo họ vào cảng. Chúng tôi không bao giờ bước chân vào lãnh hải Ấn Độ nếu không được phép”. Theo William H. Watson, hiện công ty ông đang phối hợp tích cực với nhà điều tra Ấn Độ để làm rõ mọi chuyện.

Tàu có đến 35 thành viên bao gồm 10 thủy thủ đoàn và 25 nhân viên an ninh gồm người Ấn Độ, Anh, Estonia và Estonia. Hai người trong thủy thủ đoàn không bị bắt giữ vì phải ở lại tàu làm công việc bảo trì. Ấn Độ rất nhạy cảm với sự có mặt của nhân viên an ninh trên các tàu hàng sau vụ hai hai ngư dân bị hai thủy quân lục chiến Ý bắn chết vì tưởng là cướp biển.

M.Khuê (Theo AP)

fangzi
22-11-2013, 05:09 AM
Trung Quốc đòi Tây Ban Nha làm rõ lệnh bắt Giang Trạch Dân

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Thứ năm, 21/11/2013 21:18 GMT+7

Bắc Kinh hôm qua thể hiện sự bất bình và yêu cầu Madrid làm rõ việc một tòa án Tây Ban Nha ra lệnh bắt 5 cựu lãnh đạo Trung Quốc, trong đó có cựu chủ tịch nước Giang Trạch Dân.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/anh_bai_dang/Chinh_Em/hng%20li.jpg
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi. Ảnh: China Daily

Trước đó, các thông tin trên báo chí cho hay Tòa án quốc gia Tây Ban Nha, căn cứ đơn của một người Tây Tạng có quốc tịch Tây Ban Nha, đã ra lệnh bắt ông Giang Trạch Dân, cựu tổng bí thư và chủ tịch nước Trung Quốc, với cáo buộc phạm tội đối với người Tây Tạng vào thập niên 80 và 90.

Nếu như thông tin này là xác thực, ông Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói, "Trung Quốc vô cùng bất bình và chính thức phản đối các cơ quan hữu quan tại Tây Ban Nha".

"Hy vọng các nhà chức trách Tây Ban Nha sẽ không làm điều gì tổn hại đến Trung Quốc, cũng như quan hệ Trung Quốc - Tây Ban Nha", AFP dẫn lời ông Hồng nói hôm qua.

Ông Hồng Lỗi cũng lên tiếng chỉ trích các phần tử ly khai Tây Tạng tung tin đồn vu khống và đưa ra các cáo buộc sai trái chống lại Trung Quốc. "Những hành vi này chắc chắn sẽ thất bại. Lập trường của Trung Quốc trên vấn đề Tây Tạng là rõ ràng và nhất quán", ông Hồng cho biết.

Hôm thứ ba, ông Zhu Weiqun, chủ tịch ủy ban dân tộc và tôn giáo của cơ quan tư vấn cho chính phủ Trung Quốc, bình luận rằng vụ kiện này là vớ vẩn. "Nếu tòa án của nước nào đó xem xét đơn kiện này, họ sẽ chỉ mang lại xấu hổ cho bản thân mà thôi", Reuters dẫn lời ông Zhu đăng trên báo chí Trung Quốc.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Tây Ban Nha được trích dẫn cho biết Madrid không đưa ra bình luận gì, bởi việc tòa án phát lệnh trên là việc thuần túy tư pháp.

Tòa án Tây Ban Nha thụ lý vụ kiện bởi một trong những nguyên cáo là ông Thubten Wangchen, một người Tây Tạng lưu vong có quốc tịch Tây Ban Nha. Luật pháp nước này cho phép khởi tố những tổ chức và cá nhân nước ngoài phạm bị nghi ngờ vi phạm nhân quyền nếu nạn nhân là người Tây Ban Nha.

Văn Húc

thieugia
19-12-2013, 10:31 AM
Bão tố ngoại giao New Delhi - Washington
http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/thanh-nien-logo.png
19/12/2013 03:00

Ấn Độ hết sức giận dữ trước việc một nhà ngoại giao nước này bị bắt tại New York, và tiến hành trả đũa đối với ngoại giao đoàn Mỹ.


http://www.thanhnien.com.vn/Pictures201312/Cong_Dong/181213/AnDod.jpg
Xe cẩu xô đổ hàng rào bê tông trước Đại sứ quán Mỹ ở New Delhi - Ảnh: Reuters

Tranh cãi ngoại giao giữa Ấn Độ với Mỹ đang ngày càng tăng nhiệt sau vụ bắt giữ một nhà ngoại giao Ấn Độ cuối tuần trước. Trong thư gửi đến giới truyền thông Ấn Độ vào ngày 18.12, Phó tổng lãnh sự tại New York Devyani Khobragade, 39 tuổi, mô tả chi tiết tình trạng của mình khi bị cảnh sát bắt trên đường đưa con đi học vào ngày 12.12 vì cáo buộc có liên quan đến gian lận thị thực. Bà cho hay đã liên tục bị “còng tay, cởi hết quần áo để khám xét và phải ở chung với các nghi can khác, gồm cả con nghiện ma túy” mà không được hưởng quyền miễn tố ngoại giao theo Công ước Vienna.

Cục Cảnh sát Mỹ (USMS) xác nhận đã đối xử với nhà nữ ngoại giao Ấn Độ “như những nghi phạm khác”. CNN dẫn tuyên bố của USMS cho hay đã tiến hành xem xét lại trường hợp của Phó tổng lãnh sự Ấn Độ và kết luận rằng “không có gì sai phạm hoặc không thích đáng” trong quá trình xử lý. Theo hồ sơ của tòa án, bà Khobragade bị cáo buộc đã nộp giấy tờ giả mạo để lấy thị thực làm việc cho một người giúp việc, đồng thời bớt lương tháng của người này so với mức lương tối thiểu do Mỹ quy định. Tuy nhiên, bà khẳng định mình vô tội, trước khi được tại ngoại với số tiền bảo lãnh lên đến 250.000 USD.

Phản ứng của USMS đã khiến Ấn Độ nổi giận. Theo tờ The Hindu, Thủ tướng Manmohan Singh chỉ trích mạnh mẽ vụ việc trong khi Ngoại trưởng Salman Khurshid cam kết sẽ bảo vệ và giúp bà Khobragade hồi hương an toàn bằng mọi giá.

Bộ Ngoại giao Ấn Độ ngày 18.12 đã triệu tập Đại sứ Mỹ Nancy Powell để yêu cầu Washington xin lỗi chính thức, đồng thời tước bỏ giấy tờ ưu đãi ngoại giao và tịch thu thẻ sân bay của các nhà ngoại giao Mỹ, theo tờ Indian Express. Cùng ngày, chính quyền New Delhi triển khai dẹp bỏ hàng rào bê tông bảo vệ an ninh quanh tòa nhà Đại sứ quán Mỹ giữa lúc hàng trăm người phẫn nộ biểu tình rầm rộ gần đó.

Trong nỗ lực xoa dịu cơn thịnh nộ của đối tác quan trọng tại Nam Á, Bộ Ngoại giao Mỹ cam kết sẽ tiến hành điều tra nội bộ về vụ việc đồng thời kêu gọi New Delhi tuân thủ các quy trình bảo vệ an ninh đối với các nhà ngoại giao nước ngoài theo công ước quốc tế. Reuters dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf tuyên bố đây là “sự cố riêng lẻ, không làm ảnh hưởng đến quan hệ gần gũi và quan trọng giữa hai nước”. Hiện nay, Ấn Độ đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược hướng về châu Á của chính quyền Tổng thống Barack Obama.

Thụy Miên
--------------------------------------------------
Thieugia: Văn minh của nước Mỹ xưa nay được mọi người ví là văn minh của bọn vô lại đĩ điếm. Tự do kiểu Mỹ là tự do của đám cô hồn, đám thảo khấu lục lâm. Thiên đường Mỹ không phải là miền đất hứa cho những người dân lương thiện...

Sự việc trên như gáo nước phân hắt vào mặt những kẻ (cả đám lưu vong và đám cơ hội trong nước) xưa nay vẫn ngợi ca Tây phương, thượng tôn Mỹ quốc. Đồng thời qua cách ứng xử của các cơ quan công quyền Mỹ (đối với những nhà ngoại giao, với những người được hưởng qui chế miễn trừ ngoại giao) ta thấy, cán bộ trong hệ thống chính quyền Mỹ không có những hiểu biết cơ bản về phép ngoại giao; yếu kém về phương diện quản lý; non về nghiệp vụ... và đặc biệt không có hiểu biết gì về chính sách đối nội, đối ngoại (Mỹ xem Ấn Độ là một trong những đối tác quan trọng trong chiến lược hướng về Châu Á của chính quyền Obama) của Đảng và nhà nước Mỹ...

Nói một cách ngăn gọn là... văn minh nước Mỹ **éo bằng ta.