PDA

View Full Version : Chiến tranh thế giới thứ 3 đã cận kề...



thieugia
28-08-2013, 03:23 PM
Mỹ có thể tấn công Syria vào ngày mai và trong 3 ngày

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/dan%20tri%20logo.jpg
Dantri.com.vn - 3 giờ trước 1512

Các quan chức cấp cao của Mỹ ngày 27/8 cho biết trên kênh NBC rằng, Mỹ có thể tấn công tên lửa Syria trong 3 ngày, có thể bắt đầu vào thứ năm 29/8, và cuộc tấn công này là nhằm gửi tới Tổng thống Assad một "thông điệp" chứ không hoàn toàn lật đổ hay đánh bại đội quân của ông.


http://static.xalo.vn/images/news/20130828/1639/3/my_co_the_tan_cong_syria_vao_ngay_mai_va_trong_3_n _1.jpg

Bộ Ngoại giao Mỹ trong những ngày qua được cho là đã "gióng hồi chuông" trên khắp thế giới về khả năng dùng phản ứng quân sự trước việc Syria bị tình nghi dùng vũ khí hóa học chống phe nổi dậy vào ngày 21/8 vừa qua ở gần thủ đô Damascus. Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay, mặc dù cộng đồng tình báo Mỹ sẽ ra đánh giá chính thức trong tuần này, nhưng "đã rõ như ban ngày" rằng chính phủ của ông Assad phải chịu trách nhiệm cho vụ tấn công.


http://giaoduc.net.vn/Uploaded/nguyenhuong/2013_08_04/pg1-syria-reu.jpg

Phó tổng thống Mỹ Biden thậm chí còn đi xa hơn, khi nói thẳng với Liên đoàn châu Mỹ ở Houston rằng: "Vũ khí hóa học đã được sử dụng". "Không còn nghi ngờ gì về người chịu trách nhiệm cho vụ sử dụng vũ khí hóa học tàn ác này ở Syria: chính quyền Syria", ông cho hay.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Jay Carney hôm qua tái khẳng định Nhà Trắng sẽ không xem xét lật đổ ông Assad. "Lựa chọn chúng tôi đang xem xét không phải là thay đổi chế độ, mà là phản ứng đối với sự vi phạm rõ ràng một tiêu chuẩn quốc tế, đó là cấm sử dụng vũ khí hóa học".

Tuy nhiên, Thượng nghị sỹ John McCain, nhân vật có tiếng nói trong các vấn đề quân sự, đã hối thúc chính quyền Obama tiến xa hơn, kêu gọi Mỹ và đồng minh cung cấp vũ khí cho "lực lượng phản kháng trên mặt đất".

Lên kế hoạch tấn công 3 ngày

Các quan chức cấp cao Mỹ cho biết với hãng tin NBC rằng kế hoạch của Bộ Quốc phòng Mỹ đã tiến xa tới mức họ đã ước tính tấn công Syria trong 3 ngày. Sau đó, các nhà chiến lược có thể đánh giá tình hình và mục tiêu bị trượt sẽ bị tấn công trong vòng tiếp theo.

Và gần như chắc chắn Mỹ sẽ tiến hành các vụ tấn công tên lửa từ các tàu khu trục hoặc tàu ngầm hải quân ở Địa Trung Hải. Trong những ngày gần đây, Mỹ đã di chuyển các tàu khu trục tới gần Syria, quốc gia nằm ở rìa đông Địa Trung Hải. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là cuộc di chuyển mang tính tượng trưng, bởi tên lửa Tomahawk của Mỹ chính xác tới nỗi không chỉ có thể bắn trúng mục tiêu là các tòa nhà mà còn trúng từng cửa sổ. Các tên lửa này có thể bắn trúng các mục tiêu ở Syria từ xa phía tây Địa Trung Hải.

Giới chức hải quân Mỹ cũng cho biết 4 tàu khu trục đã xếp hàng để sẵn sàng tấn công. 4 tàu này gồm the USS Barry, the USS Mahan, the USS Ramage và the USS Gravely.

Hôm qua, tàu khu trục có tên lửa dẫn đường thứ tư USS Stout cũng đã tiến vào Địa Trung Hải, qua Straights of Gibraltar, mặc dù giới chức trách Mỹ cho biết tàu sẽ không tham gia tấn công tên lửa. "4 tàu khu trục đang sẵn sàng đã có thừa đủ tên lửa hành trình" một quan chức cho hay.

Phan Anh

Theo NBC

thieugia
28-08-2013, 03:36 PM
Tình hình Syria: Bị Mỹ dọa đánh, S-300 của Nga ở đâu?
http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_baodatviet.bmp
Cập nhật lúc 08:01, 28/08/2013

(Quan hệ quốc tế) – Tình hình Syria cuối ngày 27/8 nóng thêm khi ngoại trưởng Walid al-Moallem tuyên bố trong trường hợp bị Mỹ tấn công, Syria sẽ tự vệ bằng mọi nguồn lực sẵn có. Vậy Syria sẽ lấy gì để tự vệ?

Mỹ công bố chứng cứ, cân nhắc tấn công Syria
Chính quyền Syria lớn tiếng trong thế nội ngoại hợp công
15 dấu hiệu Mỹ đã chuẩn bị tấn công Syria từ trước
Tình hình Syria: Điểm mặt vũ khí phương Tây đang bao vây

Sức mạnh quân sự của Syria

Ngày 27/8, Ngoại trưởng Syria Walid al-Moallem tuyên bố nước ông sẽ tự vệ "bằng mọi nguồn lực sẵn có" trong trường hợp Mỹ phát động một cuộc tấn công nhằm vào quốc gia Trung Đông này.

Sở dĩ chính quyền Damacus có thể tuyên bố hùng hồn như vậy bởi lẽ Syria đang sở hữu một sức mạnh quân sự khiến nhiều cường quốc phải trả giá đắt nếu quyết tâm gây chiến.

Các quan chức tình báo Mỹ tin rằng, Syria có một sức mạnh quân đội đáng sợ với 330.000 binh lính và rất nhiều vũ khí hiện đại do Nga và Iran cung cấp.

Syria được cho là đang có trong tay khoảng 900 hệ thống tên lửa phòng không, 4.000 pháo phòng không cỡ nòng từ 23-100 mm và khoảng 400 tiêm kích các loại. Syria cũng có 48 hệ thống phòng không S-200 Angara với khả năng chống nhiễu cực kỳ hiệu quả. Ngoài ra, quốc gia Trung Đông này còn có các hệ thống phòng không Pantsir-S1.


http://www.baodatviet.vn/dataimages/201308/original/images1256393_syria_my_tan_cong_chien_tranh_noi_ch ien_xam_luoc_nga_trung_quoc_quan_doi_baodatviet.vn _1.jpg
Một tên lửa Syria được phóng từ bệ phóng di động trong cuộc tập trận phòng không hôm 9/7.

Trong số 400 tiêm kích của Syria, có 60 máy bay MiG-29 đời cuối và 30 tiêm kích đánh chặn MiG-25.

Đặc biệt, trong khoảng thời gian 2002 đến 2011, Syria đã tăng cường bổ sung và hiện đại hóa vũ khí cho quân đội nước này. Nhập khẩu vũ khí của Syria trong thời gian này tăng đến 580%.

Chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad đã mạnh tay chi hàng tỉ USD cho những hệ thống phòng thủ hiện đại của Nga, phần lớn được chuyển đến trong năm ngoái.

Ngoài ra, Syria được cho là đang sở hữu kho vũ khí hóa học lớn nhất Trung Đông. Không có gì đảm bảo Assad sẽ không động tới kho vũ khí này nếu bị dồn vào bước đường cùng. Syria khác hẳn Iraq, quốc gia bị chụp mũ sở hữu vũ khí hóa học, hạt nhân nhưng thực chất không có gì.

Sức mạnh phòng thủ của Syria là không thể chối cãi, đủ để các chuyên gia quân sự, tưởng lĩnh nhiều kinh nghiệm trận mạc của Mỹ và đồng minh hiểu rằng sẽ là một cái giá đắt nếu trực tiếp tham chiến.

Assad yên tâm nghênh chiến vì có chỗ dựa tinh thần?

Trong một cuộc chiến hiện đại với bối cảnh thế giới đa cực, sự hậu thuẫn của các cường quốc là một chỗ dựa tinh thần vững chắc cho Damacus nếu thực sự chiến tranh nổ ra. Trước hết, Nga luôn là đối tác để Assad trao gửi niềm tin của mình.

Giữa tháng 8, Nga đã từ chối lời đề nghị hợp đồng vũ khí 15 tỷ USD của Ả Rập Saudi để giữ vững lập trường ủng hộ đồng minh của mình. Trước đó, hồi cuối tháng 6, Nga đã cử 20 tàu chiến (gồm tàu đổ bộ và tàu khu trục) của Hạm đội Hắc hải tới Đại Tây Dương, áp sát vùng biển Syria trong bối cảnh lo ngại phương Tây tiến hành can thiệp quân sự.

Lực lượng này hiện vẫn đóng tại Địa Trung Hải, ngoài ra, Nga còn điều tàu sân bay duy nhất của mình, “Đô đốc Kuznetsov” đến khu vực này.

Còn một cường quốc, không thua kém Mỹ nhiều về mặt kinh tế và ảnh hưởng quốc tế là Trung Quốc, dù ít dù nhiều cũng đồng quan điểm với Nga về vấn đề Syria.

Thế giới ngày nay đã xa rồi cảnh Mỹ và đồng minh có quyền áp đặt mọi thứ lên LHQ hay bất kỳ quốc gia nào. Còn nhớ, với Iraq, Mỹ đã đơn phương gây chiến dù không được sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an LHQ. Nhưng hiện tại, tiếng nói của Trung Quốc, của Nga đã có sức nặng hơn, và thế giới cũng tỏ ra không thích cách làm của người Mỹ kẻ từ cuộc chiến tại Iraq hay Afghanistan.

Assad có đủ khả năng thực hiện chiến tranh nhân dân?

Trong một tuyên bố gần đây, hôm 26/8, trả lời phỏng vấn truyền thông Nga, ông Assad đã khẳng định nếu Mỹ tấn công Syria, chắc chắn sẽ chuốc thất bại như những gì đã nhận được ở chiến tranh Việt Nam.

Ông Assad nhấn mạnh: “Chúng tôi là một quốc gia độc lập và chúng tôi sẽ chiến đấu chống lại chủ nghĩa khủng bố đồng thời xây dựng mối quan hệ với những ai mà chúng tôi thấy tốt cho nhân dân Syria”

Nhưng thực tế, lòng dân của Syria có được như những gì mà Tổng thống Assad mong muốn?

Hai năm nội chiến đẩy đất nước Syria vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng về kinh tế và dân sinh. Từng đoàn người tị nạn di chuyển khắp đất nước, lan sang những nước láng giềng và hàng triệu người Syria đang sống nhờ vào sự viện trợ của các tổ chức nhân đạo. Hơn 100.000 dân thường đã thiệt mạng trong cuộc nội chiến và con số này không ngừng tăng lên.

Trong khi đó, bản thân đất nước đang chia thành ba phe đối lập, quân đội chính phủ, phiến quân và lực lượng người Kurd.

Một điều chắc chắn, người Kurd không ưa gì chế độ của Assad, trong quá khứ đã có những hành động phân biệt và kỳ thị họ. Và người Kurd cũng không chấp nhận phiến quân bởi một loạt hành động tấn công mang màu sắc khủng bố lên đồng bào họ trong khu kiểm soát của phiến quân. Khi có sự tham chiến của Mỹ và đồng minh, chắc chắn người Kurd sẽ “tọa sơn quan hổ đấu” và chờ đợi thời cơ để chiếm quyền tự trị.

Tuy nhiên, để nói về thế trận lòng dân, ông Assad đang có lợi thế hơn phiến quân. Theo báo cáo của Cơ quan Quan sát Nhân quyền Syria hồi cuối tháng 6, những khu vực chịu ảnh hưởng của quân đội Assad gần như mọi hoạt động vẫn diễn ra bình thường, gần như không có dấu ấn của chiến tranh.

Việc dòng người tị nạn đã lựa chọn những khu vực này làm bến đỗ cho thấy người dân sẽ tốt hơn nếu ở bên Tổng thống Assad.

Ngoài ra, ông Assad còn là một người khôn ngoan khi sử dụng nước cờ “chiêu hàng” để đánh vào tâm lý của những tay súng Syria trong lực lượng nỏi dậy. Khi uy hiếp Aleppo, đã có hàng trăm phiến quân “quẳng giáo xin hàng” để đứng về hàng ngũ của ông Assad.

Tổng thống Syria gần đây liên tục công bố những hình ảnh thân thiện của mình khi thăm nom bệnh viện, trại tị nạn, đứng giữa vòng vây của người ủng hộ, hay trực tiếp ra chiến trường úy lạo quân sĩ...

Hơn nữa, sự can thiệp sâu của thế lưc khủng bố vào phiến quân và những hành động hành quyết, uy hiếp đã tạo ra một làn sóng phản đối không nhỏ trong dân chúng Syria.

Nếu quả thực Tổng thống Assad đủ khả năng “thu phục nhân tâm”, xây dựng được một thế trận chiến tranh nhân dân thì mọi cuộc xâm lược từ thế lực bên ngoài sẽ không thể sớm hẹn hồi kết.

Tuy nhiên, một Syria mệt nhoài và tổn thương suốt 2 năm, đã quá đủ máu và súng, liệu ông Assad sẽ lấy gì làm mục đích chung để lòng dân ngả về phía mình?

S-300 của Syria đang ở đâu?

Để bổ xung sức mạnh cho lưới lửa phòng không, Syria đã đặt mua hệ thống S-300 của Nga từ năm 2011 với giá 1 tỷ USD.

Nếu S-300 xuất hiện trong biên chế của quân đội Syria, sức mạnh phòng không của Syria sẽ lên một tầm cao mới. Phương án tấn công bằng tên lửa đạn đạo mà Mỹ và đồng minh đề ra cũng vì thế mà lung lay. Tuy nhiên, S-300 của Syria đang ở đâu?


http://www.baodatviet.vn/dataimages/201308/original/images1256396_syria_my_tan_cong_chien_tranh_noi_ch ien_xam_luoc_nga_trung_quoc_quan_doi_baodatviet.vn _5.jpg
Hệ thống S-300

Đầu tháng 8/2013, công ty sản xuất S-300 cho Syria đã tuyên bố hoãn lại kế hoạch chuyển giao hệ thống này cho Syria đến tháng 6/2014 mặc dù đã sản xuất xong. Việc hoãn giao S-300 cho Syria cũng tương tự như việc Nga chưa vội chuyển 12 chiến đấu cơ MiG-29.

Chuyên gia quân sự Nga Ruslan Pukhov nói với hãng tin RT rằng “việc hoãn chuyển giao này sẽ có lợi cho Syria vì S-300 xuất hiện sẽ gây tác động chính trị rất lớn trong khu vực” và bản thân chính quyền Damacus sẽ phải chịu đựng nhiều hơn.

Tuy nhiên, trong tình hình hiện tại, chắc sẽ không còn gì tồi tệ hơn việc Syria đang phải đối diện với một cuộc không kích quy mô lớn bằng tên lửa đạn đạo. Có lẽ, điều ông Assad trông đợi từ nước ngoài lúc này, là được nhìn thấy S-300 bên cạnh mình.

Minh Tú

fangzi
29-08-2013, 04:03 PM
Tổng thống Syria đang làm gì trong lúc “nước sôi lửa bỏng”?

Cập nhật lúc: 14:27, 29/08/2013


VOV.VN - “Dinh Tổng thống mọi việc vẫn bình thường. Còn ông Assad vẫn chứng tỏ mình đang kiểm soát tình hình”.
Trong lúc căng thẳng ở Syria đang ngày càng gia tăng, dư luận không khỏi băn khoăn vị Tổng thống của nước này đang làm gì và nghĩ gì? Chia sẻ với AFP ngày 28/8, một nhân vật quen thuộc với giới lãnh đạo Syria “tiết lộ”, ông al-Assad vẫn đang cố gắng “duy trì” hình ảnh của một nhà lãnh đạo đầy bản lĩnh: bình tĩnh và quyết tâm cao, sẵn sàng để đối đầu với những thách thức từ phương Tây - đang nóng lòng tấn công quân sự chống lại chế độ của ông.


http://vov.vn/Uploaded/nthanhha/2013_08_29/assad-1.jpg
Hình ảnh mới nhất của Tổng thống Syria al-Assad trong lần trả lời phỏng vấn tờ báo Izvestia của Nga tại Damascus được đăng trên SANA ngày 26/8

Nhân vật này cho biết: "tại dinh tổng thống, dường như không có sự thay đổi, tất cả mọi việc đều diễn ra bình thường. Không có dấu hiệu của sự căng thẳng. Tại trụ sở của quân đội cũng vậy. Họ đã xác định sẽ chiến đấu đến cùng”.

Nhân vật này cho biết thêm, "Tổng thống Assad vẫn tiến hành các công việc hàng ngày của mình cùng với các phụ tá. Bạn sẽ không tìm thấy ở ông bất kỳ dấu hiệu nào của sự mệt mỏi hay căng thẳng. Nhìn ông người ta dễ dàng nhận thấy ông đang muốn chứng tỏ rằng mình vẫn đang kiểm soát tình hình".

Được đào tạo để trở thành một bác sĩ nhãn khoa, tuy nhiên, sau cái chết của cha ông, cố Tổng thống Hafez al-Assad – người được mệnh danh có “bàn tay sắt”, ông Assad, 47 tuổi, lên nắm quyền lãnh đạo đất nước Syria vào năm 2000.


http://vov.vn/Uploaded/nthanhha/2013_08_29/assad-2.jpg
Ông Assad đi thăm và nói chuyện với binh sĩ quân đội ở Daraya, phía Tây Nam thủ đô Damascus (Ảnh: AFP)

Đối mặt với mối đe dọa có thể coi là nghiêm trọng nhất kể từ khi ông lên nắm quyền, ông Assad vẫn khẳng định quyết tâm sẽ không từ chức cho tới khi nhiệm kỳ Tổng thống của mình kết thúc vào năm 2014.

Một nhà ngoại giao châu Âu, người thường xuyên qua lại Damascus, cho biết, Tổng thống Assad vẫn một mực khẳng định Chính phủ của ông "vô tội trước những cáo buộc chống lại họ", đặc biệt là các cáo buộc quân đội Syria đã tấn công bằng vũ khí hóa học ở khu vực gần Damascus tuần trước.

"Ông Assad cho rằng những bằng chứng cho sự đe dọa của phương Tây chỉ là một âm mưu của quốc tế do Israel phát động", nhà ngoại giao này nói thêm.

Phải đối mặt với các cuộc biểu tình mùa xuân Arab chống chế độ chuyên quyền của mình từ tháng 3/2011, ông Assad đã bước đầu tạo được uy tín khi nỗ lực lãnh đạo quân đội dẹp yên các cuộc nổi dậy.

Nikolaos van Dam, một nhà ngoại giao Hà Lan, mô tả "trông ông Assad đã ra dáng “một người chỉ huy” hơn trước rất nhiều, ngay cả khi ông ấy không thể hành động mà không cần sự hỗ trợ của quân đội và bộ máy an ninh".


http://vov.vn/Uploaded/nthanhha/2013_08_29/assad-3.jpg
Hình ảnh gia đình ông Assad trên một chuyến bay (Ảnh: Camera)

Một người thường xuyên nhìn thấy tổng thống và phu nhân, bà Asma, người được mệnh danh “bông hồng sa mạc” cho biết “cuộc sống của họ có một chút xáo trộn”.

"Vợ ông ấy đang bận rộn với việc xây dựng một bảo tàng dành cho trẻ em ở trung tâm Damascus và cũng dành rất nhiều thời gian cho hai con trai và con gái của họ". “Có một chút thay đổi trong vài tuần gần đây, đó là họ không thường ngủ trong cùng một địa điểm để tránh trở thành mục tiêu oanh kích", người này nói thêm./.

Thanh Hà/VOV online
(Theo AFP)

thieugia
01-09-2013, 04:10 PM
Tấn công Syria, Mỹ được gì mất gì?


http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/vov%20.png
Cập nhật lúc: 14:37, 01/09/2013
VOV.VN - Tưởng chừng như đánh Syria trong nay mai, Tổng thống Obama bất ngờ thông báo sẽ thỉnh thị Quốc hội trước.

Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 31/8, có động thái gây bất ngờ khi thông báo quyết định sẽ tấn công Syria, song chỉ khi nhận được sự ủng hộ của Quốc hội. Tuyên bố này cũng đồng nghĩa với việc, trước mắt sẽ chưa có bất kỳ một cuộc can thiệp quân sự nào vào Syria.

Phát biểu với các phóng viên tại Vườn Hồng của Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố nước này cần phải tấn công các cơ sở của Chính phủ Syria nhằm đáp trả cái mà ông gọi là cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học của chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad


http://vov.vn/Uploaded/hieu/2013_09_01/linh%20my.jpg
Lính Mỹ (ảnh: wikimedia)


Tuy nhiên, nhà lãnh đạo này cũng nhấn mạnh việc ông sẽ đề nghị Quốc hội Mỹ bỏ phiếu để cho phép chính quyền nước này triển khai hành động quân sự chống Syria.

“Tôi từ lâu đã tin tưởng rằng, sức mạnh của chúng ta không chỉ nằm ở sức mạnh quân sự, mà còn nằm ở chỗ: chính phủ Mỹ là một chính phủ của dân, do dân và vì dân. Và đó là lí do tại sao tôi đưa ra quyết định thứ 2. Tôi sẽ tìm kiếm sự phê chuẩn sử dụng vũ lực từ phía Quốc hội, nơi đại diện cho tiếng nói của người dân Mỹ”.

Đây là một tuyên bố gây ngạc nhiên bởi diễn biến những ngày qua đều cho thấy khả năng cao Mỹ sẽ đơn phương tấn công quân sự Syria.

Bộ Quốc phòng Mỹ thậm chí còn tuyên bố, Tổng thống Obama đã yêu cầu Bộ Quốc phòng chuẩn bị cho mọi tình huống liên quan Syria và Lầu năm góc đã sẵn sàng để thực hiện bất kỳ lựa chọn nào mà Tổng thống quyết định.

Tuy nhiên, điều gây ngạc nhiên hơn cả là tuyên bố đưa ra ngay sau khi chính phủ Syria tuyên bố, quân đội nước này đã được huy động và tất cả đã sẵn sàng để đối phó với bất kỳ cuộc can thiệp nào có thể xảy ra. Cùng với đó, Nga và Iran, 2 nước tới nay vẫn phản đối mọi cuộc can thiệp vào Syria hôm qua cũng một lần nữa lên tiếng cảnh báo Mỹ.

Theo các nhà phân tích, sự thay đổi đường hướng bất ngờ này dường như cho thấy Tổng thống Mỹ Obama đang tìm cách kéo dài thời gian để vận động, tìm kiếm sự ủng hộ ngay trong nội bộ nước Mỹ cũng như sự ủng hộ từ các quốc gian đồng minh nhằm tránh cho nước Mỹ ở vào hoàn cảnh đơn phương hành động. Bởi ngay trong lúc Tổng thống Obama phát biểu ở Vườn Hồng, những người biểu tình tại thủ đô Syria đã hô khẩu hiệu và giương biểu ngữ bày tỏ sự phản đối hành động can thiệp quân sự của Mỹ và Syria.

Ngay cả những người tị nạn Syria cũng phản đối bất kỳ hành động can thiệp nào của Mỹ.

“Tôi phản đối một cuộc can thiệp của Mỹ. Tại sao họ lại can dự vào công việc của Syria,” một người tị nạn nói. “Chúng tôi không giống như người Iraq. Liệu những gì xảy ra tại Iraq có xảy ra tại Syria. Tôi phản đối điều này.”

“Tôi không ủng hộ việc Mỹ can thiệp quân sự vào Syria, bởi người Mỹ chưa bao giờ cho chúng ta thấy cuộc can thiệp của họ là vì nền dân chủ. Họ chỉ hành động vì tham vọng của mình, đặc biệt là vì các lợi ích kinh tế.”

Theo Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner, Hạ viện nước này sẽ xem xét một hành động quân sự chống Syria vào ngày 9/9.

Tuy nhiên, kết quả cuộc tranh luận tại Quốc hội là không chắc chắn, bởi nhiều nghị sĩ tới nay vẫn còn do dự, trong đó có cả các nghị sĩ đảng dân chủ. Đây có thể xem là một canh bạc cực kỳ lớn với Tổng thống Obama, người có mối quan hệ khá nhạt nhòa với các nghị sĩ, đặc biệt là những nghị sĩ Cộng hòa.

Tổng thống Obama có nguy cơ phải chịu chung số phận cùng Thủ tướng Anh David Cameron, người đã thất bại trong cuộc bỏ phiếu yêu cầu quốc hội cho phép hành động quân sự chống Syria. Theo Thượng nghị sĩ Marco Rubio, một hành động quân sự đơn giản chỉ để gửi đi thông điệp hay cứu vãn thể diện, không phải là vì lợi ích quốc gia.

Chính vì thế, theo các nhà phân tích, quyết định của Tổng thống Obama cho thấy ông vẫn khá thận trọng với giải pháp quân sự cho Syria. Bởi, cái giá phải trả cho một quyết định như thế có thể là rất lớn.

Tấn công bằng tên lửa chống lại lực lượng của ông Assad sẽ không biến Syria thành một nền dân chủ ổn định. Mỹ sẽ không thể kết thúc cuộc nội chiến tại đất nước Trung Đông này. Theo tướng Martin Dempsey, Tổng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, sử dụng lực lượng quân sự có thể thay đổi cán cân quân sự, nhưng không thể giải quyết những vấn đề dân tộc, tôn giáo cơ bản và lịch sử, nguồn gốc của cuộc xung đột này.

Hơn nữa, một hành động quân sự của Mỹ nhằm vào Syria sẽ được cho là tấn công vào người Hồi giáo, thống trị Trung Đông và củng cố hình ảnh của mình. Điều này sẽ khiến cho tầm ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực chắc chắn sẽ giảm đi nhiều và dẫn đến bất ổn hơn nữa tại một khu vực có giá trị chiến lược và kinh tế quan trọng đối với các quốc gia phương Tây.

Hiện chưa rõ Quốc hội Mỹ sẽ quyết định như thế nào, song chắc chắn chính phủ Mỹ sẽ phải cân nhắc rất nhiều giữa được và mất, trong khi ngay trong chính nước Mỹ cũng còn rất nhiều vấn đề chưa được giải quyết./.

Thu Hoài/VOV- Trung tâm Tin
Tổng hợp

fangzi
04-09-2013, 04:12 PM
Quốc tế

Syria dùng vũ khí hóa học, Nga sẽ ủng hộ tấn công

04/09/2013 14:14 | Quốc tế

(VTC News) - Tổng thống Nga nói sẽ hành động dứt khoát nếu có bằng chứng Syria sử dụng vũ khí hóa học.

Tuy nhiên, Tổng thống Nga nói họ sẽ chỉ làm thế khi có bằng chứng Damacus sử dụng vũ khí hóa học và Liên Hợp Quốc chấp thuận can thiệp quân sự.


http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/09/04/chien_su_Syria.jpg
Nga không loại trừ khả năng ủng hộ can thiệp quân sự vào Syria

Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin AP và kênh truyền hình quốc gia Chanel 1 của Nga, ông chủ điện Kremlin nhấn mạnh, Nga cần 'bằng chứng rõ ràng' về việc ai đã sử dụng vũ khí hóa học ở Syria và điều đó được đáp ứng, Nga sẵn sàng có hành động dứt khoát.

Ông Putin cũng khẳng định rằng Nga có hợp đồng cung cấp hệ thống phòng không S-300 của Syria, tuy nhiên quá trình bàn giao đã bị tạm hoãn để xem xét các bước đi tiếp theo.

Trước đó, hãng thông tấn Interfax dẫn nguồn tin hải quân Nga cho hay, tàu đổ bộ lớn (BDK) của Hạm đội Biển Đen là Novocherkassk được phái đến Địa Trung Hải "làm nhiệm vụ chiến đấu" trên biển.

Sáng 3/9, tàu đổ bộ lớn Novocherkassk rời Novorossiysk đi về phía eo biển Bosphorus. Con tàu được chỉ huy bởi thuyền trưởng Vladimir Bolsun.

Trên tàu đổ bộ lớn này là các đơn vị Thủy quân lục chiến. Tàu có sức chứa 225 lính dù và có khoang chứa xe tăng dài 95m.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, thi hành công vụ trong biển Địa Trung Hải đang có tàu tuần tra Fearless của Hạm đội Baltic, tàu đổ bộ lớn Shabalin, Đô đốc Nevel và Peresvet.

Nhóm này sẽ được bổ sung tàu tuần dương tên lửa Moskva của Hạm đội Biển Đen và tàu tuần dương tên lửa Varyag của Hạm đội Thái Bình Dương.

Sau cùng là tàu lớn chống hạm Đô đốc Panteleev. Tàu này sẽ là nơi đặt trụ sở thường trực của lực lượng đặc nhiệm hải quân Nga ở Địa Trung Hải.