PDA

View Full Version : Vì sao người nhà phật lại phải tụng kinh và gõ mõ?



Shaolaojia
04-04-2012, 10:33 AM
Đối với nhiều người, câu hỏi trên có thể thừa. Chuyện theo Phật thì phải tụng kinh là cái lẽ đương nhiên, nhưng:
- Vì sao khi tụng kinh người ta lại cứ gào to lên thế? Ý của shaolaojia là sao không tụng nhỏ thôi để khỏi ảnh hưởng đến người khác?
- Có thể nào tụng kinh mà không cần phải gõ mõ được không?
- Tại sao trong khi đương tụng kinh và đương gõ mõ, đôi khi người ta lại bồi thêm mấy tiếng chuông. Việc thúc vào chuông để nhằm mục đích gì?
Có thể là ngớ ngẩn nhưng các bạn chớ cho là thật. Chuyện nghiêm túc đấy, các bạn thử giải thích giùm xem.
Trân trọng./.

CafeBMT
04-04-2012, 07:23 PM
Có thể tụng kinh mà không cần gõ mõ, tuy nhiên để chuyên tâm tụng kinh người ta bấm chuỗi hạt thay cho việc gõ mõ.

Khi tụng kinh một mình người ta không gào to mà nhỏ. Nghe có thể hơi nghịch khi mà ngồi một mình người ta tụng nhỏ để khỏi phiền ai trong khi chả có ai để mà phiền ^^. Khi tụng kinh từ hai người trở lên người ta tụng kinh to hơn nhưng cũng không đến nỗi là gào to lên, nguyên nhân là khi tụng kinh người nhà phật quan niệm không chỉ giải thoát cho bản thân mà còn để độ chúng sanh(theo phái đại thừa). Cho nên việc tụng kinh "to" mang ý nghĩa sâu xa như vậy, tuy nhiên cũng có thể nói đùa là từ xa xưa các bậc sư phụ bắt các chú tiểu phải tụng kinh to để biết ai lười tụng kinh chỉ lẩm nhẩm trong miệng ^^.

Việc gõ mõ là việc làm giúp cho mọi người cùng tụng theo một nhịp điệu tránh mỗi người một tông, tạo sự trang nghiêm không biến buổi tụng kinh thành buổi chợ chiều mỗi người một câu ^^. Gõ mõ đã biết là có lợi như vậy nhưng tiếng gõ mõ khá đơn điệu, làm người tụng kinh dễ mất tập trung(buồn ngủ), chính vì thế tiếng chuông xen vào làm người tụng kinh lấy lại sự tập trung của họ. Sự hữu ích của tiếng chuông thể hiện rõ hơn khi tụng kinh một mình, thường ta để ý có một khoảng lặng sau khi gõ mõ rồi người ta mới đánh chuông đó là lúc người tụng kinh chỉnh lại tâm để tiếp tục tụng kinh, cứ như vậy người ta có thể tụng đến khi nào mỏi nhừ thì thôi chứ không buồn ngủ. Đây là suy nghĩ của em, mọi người có ý kiến nào không?

Stephany Nguyen
04-04-2012, 10:53 PM
theo giáo lý nhà Phật, những lời mà đức Phật dạy được ghi chép lại trong sách được gọi là Kinh. vì những giáo lý của đức Phật để lại không chỉ có ngày một ngày hai hay đọc một vài lần có thể ghi nhơ và thấu hiểu được nên người nhà Phật thường phải hàng ngày đọc đi đọc lại (tụng kinh) để ghi nhớ và khắc sâu, làm sao cho thấu hiểu và thực hành theo những giáo lý đó. cho nên người nhà Phật mới có nghi thức tụng kinh hằng ngày. còn lý do tại sao phải gõ mõ khi tụng kinh thì có rất nhiều lý do
+ vì theo nhà Phật thì mõ, chính là thứ để Hoà thượng gõ, vì thế khi vừa tụng kinh vừa gõ mõ có thể làm cho chúng ta nghe được âm thanh, lại từ trong tiếng mõ chúng ta không ngừng nhắc nhở bản thân chúng ta, chúng ta cần phải tinh tấn, nổ lực.
+Tiếng mõ với mục đích chính là giữ trường canh cho đại chúng (nhiều người ) khi tụng kinh cho nhịp nhàng, cho mọi người niệm Phật hoặc đọc kinh được đều và hòa vào nhau, tạo nên 1 nhịp âm thanh đồng đều, âm vang và nhịp nhàng. Ko có tiếng mõ, chuông thì khi tu tập trong đạo tràng (nhiều người tụ họp lại một nơi để cùng tu tập) nhiều người, mỗi người niệm 1 kiểu, tụng 1 kiểu nhanh, chậm ko giống nhau thì sẽ loạn như cái chợ, mất đi sự trang nghiêm, thanh tịnh.

như Shaolaojia có hỏi về tại sao có người tụng kinh như hét thì chắc không có ai thế đâu, việc tụng kinh to hay nhỏ là tùy vào giọng của mỗi người khi phát âm ra lớn hay bé thui, thường thì 1 bài tụng không ngắn nên mọi người đều không "hét" mà tụng ở mức âm thanh vừa phải để giữ 'hơi' nữa.
còn về tiếng chuông xen vào thì mình đồng ý với ý kiến của cafeBMT

thân ái, chúc mọi người buổi tối vui vẻ

ngochai
06-04-2012, 07:45 PM
Khi nói đến chữ Tụng Kinh thì lập tức, chúng ta liền nghĩ đến, hình ảnh chư Tăng đang đọc kinh trước bàn Phật, trong những ngày Đại lễ ở chùa, hay những lúc họ đang làm Phật sự. Tụng kinh là đọc thành tiếng một cách có âm điệu thành kính.

Thủa sơ khai, tất cả những lời của đức Phật dạy, về chánh pháp, những phương thức hành trì, được các vị đệ tử lưu giữ và truyền bá qua việc tụng và đọc thuộc lòng, từ nhiều đời. Sau này mới đúc kết lại và viết thành dạng văn bản, gọi là Kinh. Kinh Phật là những lời dạy của đức Phật, hợp với chân lý và căn cơ của chúng sanh, được các chư đệ tử kết tập lại làm thành những Văn bản, có giá trị thanh cao, phát triển đạo đức, phát sanh trí tuệ, giúp cho người tụng đạt được an lạc và hạnh phúc.

Vậy Tụng Kinh là đọc một cách thành kính những lời đức Phật đã dạy trong kinh điển và làm cho pháp âm lưu chuyển trong việc học đạo, cảm hóa mọi người tránh xa tội lỗi để sớm đạt mục đích giải thoát và giác ngộ.

Tương truyền, nếu tụng kinh niệm phật đúng phương pháp sẽ đem lại kết qủa sau : Mở mang trí tuệ, tăng trưởng lòng từ bi. Thân Khẩu Ý không mong khởi 10 điều ác. Gia đạo được yên vui, hòa thuận.

Đêm thanh vắng lời kinh trầm bổng, tiếng mõ nhịp đều, tiếng chuông ngân nga có thể đánh thức cảnh tỉnh người đời ra khỏi cơn mê, lầm đường lạc lối. Sau cùng có thể mở trí tiến đến Giác ngộ.

ngochai
07-04-2012, 12:02 PM
Chúng ta tiếp tục lý giải câu hỏi mà Shaolaojia đã đặt ra: tại sao khi tụng kinh người ta lại gõ mõ và lại còn gõ chuông?

Có nhiều cách lý giải vấn đề này dựa vào nhiều cách tiếp cận ở các góc độ khác nhau. Phần trên cũng đã đề cập đến vấn đề này ở góc độ “chính thống”. Tuy nhiên, phần này người viết xin được đưa ra lý giải dựa trên góc độ nhìn nhận mang tính hiện đại và không chính thống.

Tụng kinh Phật là hoạt động đọc-diễn xướng, những lời-chữ phật dạy được lưu giữ lại qua các cuốn sách gọi là Kinh, một cách “có âm điệu và thành kính”. Dưới góc độ nghệ thuật diễn xướng, có ba thành phần cơ bản không thể thiếu: lời (Kinh), âm điệu (nhịp điệu) và âm nhạc được lồng vào khi diễn xướng. Trong trường hợp này, mõ và chuông được hiểu là nhạc cụ diễn xướng-làm cho hoạt động tụng Kinh trở nên hấp dẫn, uyển chuyển và có chiều sâu hơn. Nhạc cụ này còn có vai trò “giữ nhịp” cho hoạt động diễn xướng được diễn ra theo đúng chuẩn mực “nghệ thuật” đã được đặt ra-điều này đặc biệt quan trọng khi “dàn đồng ca” có số lượng lên đến hàng trăm hàng ngàn người tham gia.

Lời Kinh, khi tụng được người phật tử đọc lên (tụng, xướng lên) rõ ràng, rành mạch. Nếu chúng ta để ý kỹ, sẽ thấy nhịp điệu-âm điệu của các đoạn kinh trong một Kinh, hay giữa các Kinh khác nhau, khi được tụng niệm là không giống nhau. Lúc nhanh lúc chậm, khi bổng khi trầm, lúc thì ngân nga khi thì ngắt quãng… Đồng thời với đó, âm nhạc của mõ và chuông vang lên hòa với lời tụng niệm tạo thành một bản “hòa ca bất tận” về lòng nhân ái, bao dung, phổ độ chúng sinh, chúng sinh bình đẳng, cứu khổ cứu nạn của đức Phật từ bi hỷ xả. Người phật tử như rơi vào một trạng thái Thiền định, hòa mình vào đất trời, với chúng sinh muôn loài, tận hưởng một trạng thái “siêu thần thoát tục” trong cảnh giới chốn bồng lai.

Quan sát trong thực tế, chúng ta thấy rằng, cùng một Phẩm trong một bộ Kinh hay cùng một bộ Kinh, nhưng mỗi người-Phật tử diễn xướng theo những âm điệu không hoàn toàn giống nhau. Cũng như bản nhạc “cuộc đời”, mỗi người trong chúng ta lại tấu lên những cung bậc đôi khi hoàn toàn khác nhau.

Xem ra Đạo và Đời không khác nhau là bao.

minh_anh
10-04-2012, 01:34 PM
Minhanh đã từng nghe ai đó đọc hai câu thơ như thế này:
因过竹院逢僧话
又得长生半日闲
Nhân qua trúc viện phùng tăng thoại
Hựu đắc trường sinh bán nhật nhàn.

Tạm dịch"

Nhân đi qua chỗ chùa chiền, nghe tiếng tăng ni tụng phật kinh
bỗng thấy gánh nặng của kiếp phù sinh như trút được nửa ngày nhàn
Minh anh thấy có rất nhiều người hễ lòng cảm thấy nao nao, bồn chồn khó ở là y như rằng họ bèn chạy đến bên chùa để nghe sư tụng kinh hoặc đến nhà thờ nghe cha xứ dộng chuông... Linh hiệu như thế nào thì không biết, nhưng nhìn cách đi đứng của mọi người khi ra khỏi chùa, khỏi nhà thờ, ai nấy cũng đều phấn chấn, hăm hở, mặt mũi rạng ngời. Minhanh cũng thấy có một số người, bình thường buôn bán, cắt cổ khách hàng để làm giàu, thất đức là thế nhưng họ rất khoái đi chùa, và cứ mỗi lần từ trong chùa, trong nhà thờ ra là lại thấy họ... mua may bán đắt và giàu lên thấy rõ! Minh anh cũng thấy mấy đứa bạn, hễ chuẩn bị đi thi là chúng lại kéo nhau vào chùa để ôn? Không biết chúng ôn gì trong chùa mà đến kỳ thi dù chẳng học hành gì chúng vẫn vượt "vũ môn" như thường. Lại như, có nhỏ bạn thân của Minhanh, hễ cứ giận bồ là y như lại kéo vào chùa có điều, từ chùa đi ra, Minhanh thấy mặt mũi chúng, đứa nào đứa nấy mặt bình thản lạ thường, tối chúng vẫn rủ nhau vào rạp coi fim, đêm về hỏi thì chúng bảo: rạp tuy tối thì tối thế nhưng "coi vậy" chứ cũng chẳng có cảm giác gì?!
Minh anh không biết phải làm sao, vẫn muốn đi chùa hay ghé nhà thờ nghe mấy cha đọc kinh giảng đạo nhưng lại rất sợ "người ấy bỏ em ra đi"... vì đã có mấy bận ảnh chê em là "người vô cảm".
Em không biết có nên nghe tiếng "tăng thoại" của thầy chùa nữa hay không?

Doancongtu
10-04-2012, 02:19 PM
Ngày xưa, có một vị Hòa Thượng trụ trì một cảnh chùa ở gần bờ sông trong một thôn quê. Mỗi khi có việc ra tỉnh, Ngài quá giang bằng chiếc đò ngang.
Hôm ấy nhằm ngày 13 tháng bảy, Ngài quá giang ra tỉnh để chủ lễ một đàn kỳ siêu. Khi đò ra tới giữa dòng sông cái thì thấy sóng nổi lên ầm ầm làm cho thuyền tròng trành muốn đắm. Ai nấy ở trên đò cũng đều hoảng hốt kinh khủng, thì ngay lúc ấy, bỗng nhiên thấy nổi lên trên mặt nước, một con cá Kình rất lớn, dương hai mắt đỏ ngầu mà nhìn chăm chăm vào vị Hòa thượng kia. Nhưng Hòa thượng vẫn bình tĩnh ngồi niệm Phật. Trong khi đó, con cá liền cất cao cái đầu lên khỏi mặt nước mà lắp bắp cái miệng nói: "Hỡi hành khách ở trên đò! Các người muốn được yên lành, hãy liệng lão ác tăng xuống đây cho ta, để nuốt chửng nó đi cho hả cơn giận. Các người có biết không? - Ngày trước, ta theo lão tu đạo, lão không chịu giảng dạy chi cả, cứ buông lỏng cho ta muốn làm gì thì làm, không hề kiềm chế. Vì vậy, ta mới sinh ra lười biếng, chỉ lo rong chơi ăn ngủ theo thế tục, không thiết gì tới công phu bái sám, ăn chay niệm Phật và săn sóc công việc Chùa. Không những thế, mỗi khi có đám tiệc lại để cho ta mang hậu đắp y để khoe khoang với đại chúng và bổn đạo. Vì những tệ đoan như thế, nên sau khi ta chết, phải đọa vào loài súc sanh làm thân cá Kình, đi tới đâu thì ồ ạt tới đó, làm cho những tôm cá chạy tét đi hết, không có cái gì để ăn, phải chịu đói khát, rất nên cực khổ, thiệt khổ còn hơn loài quỉ đói nữa. Vì thế mà ta chỉ oán lão thôi, còn các người đối với ta vô can, ta không muốn làm hại ai cả" Nghe cá nói xong, Sư Cụ liền mỉm cười mà đáp rằng: "Này nghiệt súc! -Nhà ngươi nói thế mới thật là thậm ngu. Há ngươi không hiểu câu phương ngôn: Ðạp gai, lấy gai mà lể, hay sao? -Nếu ngươi đã biết vì tạo những tội lỗi như thế mà phải đọa làm thân cá thì nhà ngươi cần phải ăn năn sám hối tội lỗi và tạo duyên lành, ngõ hầu mới được tội diệt phước sanh, rồi mới mong thoát khỏi được quả báo. Ta là Thầy ngươi, mỗi khi dạy ngươi đúng theo giới luật, thì ngươi bảo là quá nghiêm khắc, hay la rầy quở phạt, còn thả lỏng cho ngươi không nghiêm trị, thì ngươi quen tánh mong lung, thành thử mới phải đọa làm loài cá. Một khi bị đọa, ngươi cần phải sám hối và báo cho ta biết để tụng kinh siêu độ và xả tội cho, còn nếu như muốn ăn thịt ta thì lấy ai để cứu ngươi nữa. Ðã có tội, không biết ăn năn mà còn kiếm cách đỗ lỗi cho người. - Phạm Phật thì có Tăng cứu, còn như phạm Tăng thì Phật không độ. Ngươi có hiểu câu đó chăng? Loài súc sanh kia!!!
Sư cụ quở vừa dứt lời, thì cá Kình kia cũng lặn chìm xuống dưới đáy nước. Kế đó, sau bảy ngày đêm vang tiếng tụng kinh cầu siêu độ tại chùa, thì cá Kình liền trồi lên mặt nước, lết thẳng tới sân Chùa, nằm dài một đống và hướng vào trong Chùa mà nói rằng: "Bạch Thầy, mấy hôm nay, nhờ công đức của Thầy và chư Tăng Ni chú nguyện và tụng kinh siêu độ cho, nên con đã được tiêu nghiệp, thoát kiếp cá Kình và sanh lên cõi trời Dục Giới. Trước khi lên cõi Trời để hưởng sự khoái lạc của chư Thiên, con xin đến đây thành tâm đảnh lễ tạ ơn Thầy cùng chư Tăng Ni và con nguyện lưu cái xác thân cá Kình tại Chùa để mỗi ngày, chư Tăng Ni cầm cây gõ lên đầu con, ngõ hầu làm gương cho những vị nào tu hành còn biếng nhác, ưa khoe khoang, tự tôn, tự đại, không chịu khép mình vào vòng giới luật và cũng là để nhắc nhở cho những vị ấy nhớ tới bổn phận tu tâm, hành đạo, để khỏi xao lãng công phu bái sám, niệm Phật tu thiền, thúc liễm thâm tâm, nghiêm trì giới luật.
Vì sự tích như đã kể ở trên, mà từ ngày ấy tới nay, cái mõ mới trổ theo hình con cá để làm kỷ niệm mà thức tỉnh người tu hành.
"Em nhớ hôm nào sông nước vắng
Chuông Chùa lay động ánh sương chiều
Lời Kinh, tiếng "Mõ" như thầm nhắn
Cái kiếp phù sinh buổi xế chiều "
Theo tài liệu Phật Giáo tìm thây trên lưới, giải thích cách gỏ mõ như sau:
Mõ được chạm trổ theo hình con cá với thâm ý là muốn thức tĩnh con người cũng như chúng hữu tình đang còn trong mê muội, u trầm.
- Loài cá là loài không bao giờ nhắm mắt và thích hoạt động. Cũng vì muốn cho người tu hành ngày đêm quên ngủ, gắng công tu tập, mau chứng đạo quả nên treo và đánh mõ và cái mõ được tạc hình con cá vậy.
Mõ có hai loại: Mõ có hình bầu dục và mõ có hình điếu.
- Mõ hình hình bầu dục để tụng kinh, điều khiển buổi lễ khi đông người tụng được nhịp nhàng.
- Mõ hình điếu thì treo ở nhà trù dùng để báo hiệu khi thọ trai hay chấp tác. Tiếng mõ vừa giữa cho buổi lễ được trang nghiêm lại vừa giữ cho tâm hồn khỏi tán loạn trong khi hành lễ. Bởi thế, người đánh mõ gọi là Duyệt chúng, tên nầy gọi là làm đẹp lòng mọi người trong lúc cùng tụng kinh với nhau.
Ý Nghĩa Về Chuông Mõ:
-Trước đánh ba tiếng ,-Tiếp đánh ba,-Sau cùng dứt bốn .
- Trước đánh ba tiếng: Nghĩa là chúng sanh do ba nghiệp thân khẩu ý tạo tác mọi điều ác, sau sẽ đọa vào trong ba đường dữ: địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh. Nhưng cũng có nghĩa là cố trừ ba độc: tham, sân và si để vượt lên ba giải thoát để chứng đắc ba đức: Pháp thân, Bát nhã thân và Giải thoát thân.
- Kế tiếp nhịp bảy tiếng: Đây là tiêu biểu cho thất chi tội. Về thân thì có ba: Sát, đạo và dâm. Về khẩu thì có bốn: Vọng ngôn, ỷ ngữ, lưỡng thiệt và ác khẩu. Sau khi đã đoạn trừ được bảy tội nêu trên liền chứng được thất giác chi: Trạch pháp, tinh tấn, hỷ, trừ, xả, định và niệm.
- Tiếp đánh ba tiếng: Là phát nguyện tu tam học tức là giới, định và huệ để quyết chứng cho được ba thừa: Thanh văn, Duyên giác và Bồ tát.
- Sau cùng dứt bốn: Tức là để tiêu trừ bốn tướng: Sanh, lão, bệnh và tử để chuyển thành bốn trí:Thành sở tác trí: Tiền ngũ thức (nhãn, nhỉ, tỷ, thiệt và thân),Diệu quan sát trí: Đệ lục ý thức, Bình đẳng tánh trí: Đệ thất Mạc na thức, Đại viên cảnh trí: Đệ bát A lại da thức.
Nguồn Gốc của Mõ và ý nghĩa
Theo sách Tam Tài Đồ Hội của Vương Tích đời Minh có đoạn: “Mõ là loại mà dùng cây khắc thành hình con cá, rỗng bên trong, gõ nó sẽ phát ra tiếng, các hàng Phật tử khi tán tụng đều dùng đến nó.”
Mõ có 2 loại:
Loại hình con cá dài thẳng treo ở nhà kho, nhà ăn…khi đến thời dùng cơm cháo thì gõ nó để báo hiệu. Loại mõ này chỉ dùng trong các chùa cổ Trung Quốc; các chùa chiền, tự viện ở Việt Nam không dùng.

http://www.giacngo.vn/UserImages/1/2009/01/02/vnghiem%205.jpg

http://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=6157
Mõ, Chuông, Trống và khánh... những khí cụ của nhà chùa

Loại hình con cá có vảy cuộn tròn, khi tụng Kinh thì gõ. Loại này cả Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản và Triều Tiên đều dùng. Loại mõ này được nói là xuất hiện thuộc triều đại nhà Minh, Trung Hoa. Theo sách Tham Thiền Ngũ Đài Sơn Ký (quyển 3), Tống Thần Tông, Hy Ninh năm thứ 5 ngày mồng 8 tháng 8 ghi: Trong chùa Thanh Thái có thờ tượng ngài Phó Đại Sĩ. Mỗi khi Ngài muốn gặp các vị tu hạnh đầu-đà nơi cao sơn, chỉ gõ mõ, chư vị sau khi nghe tiếng mõ ấy liền đến. Sau đó, các tự viện lớn nhỏ dưới chân núi đều dùng mõ để tập họp đại chúng. Lại có người cho rằng mõ là do Sa-môn Chí Lâm đời Đường tạo ra, nhưng điều này cũng không lấy gì làm chắc, vì không có sử liệu rõ ràng. Sách Tăng Tu Giáo Uyển Thanh Quy (quyển hạ, phần pháp khí) có ghi lại truyền thuyết rằng có một vị Tăng do phản thầy, huỷ pháp mà bị đoạ làm thân cá, trên lưng con cá ấy lại mọc một cái cây, mỗi khi sóng to gió lớn, khiến thân ra máu, thật thống khổ vô cùng. Một lần nọ, vị Thầy Bổn Sư qua biển, nhân đó nó muốn đòi nợ liền nói rằng: Thầy không dạy bảo nó nên nó mới phải bị đoạ làm thân cá như thế này, do đó nay nó muốn báo oán. Thế rồi, vị Thầy ấy bảo cá nên ăn năn sám-hối, Thầy ấy cũng vì con cá mà cầu siêu chú nguyện và ngay đêm ấy nó được hóa kiếp. Vị Thầy Bổn Sư liền đem cây ấy đẽo thành hình con cá và treo lên để cảnh tỉnh đại chúng. Có thể vì lý do này các mõ tròn sau này cũng hay khắc hình con cá trên mõ để cảnh tỉnh đại chúng.
Theo sách Thích Thị Yếu Lãm ghi rằng: chuông, khánh, bản đá, bản gỗ, mõ đều có khả năng phát ra âm thanh một khi gõ vào và nhờ nghe đó mà đại chúng tập họp nên các loại đó đều gọi là kiền chuỳ. Sách Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy, chương Pháp Khí cũng nói khi dùng cơm hoặc khi phổ thỉnh chúng tăng đều gõ mõ. Từ đây chúng ta có thể hiểu lúc đầu mõ dài (loại 1) được dùng để tập họp Tăng chúng.
Nhưng vì sao cả 2 loại mõ đều khắc hình con cá? Sách Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy nói rằng vì loài cá suốt ngày đêm đều tỉnh, nên khắc hình con cá để mỗi khi gõ, chúng ta tự nhắc mình phải tỉnh thức, chớ có hôn trầm, giải đãi.
Tiếng mõ với mục đích chính là giữ trường canh cho đại chúng khi tụng kinh điển cho nhịp nhàng
trích Phần trả lời của bạn Minhthai trong TGVH

Doancongtu
10-04-2012, 02:21 PM
Vì sao người nhà chùa lại phải tụng kinh gõ mõ?
Tiếp theo bài trên:
Tại sao cái mõ lại được khoét rỗng ?
Giống như câu chuyện vị Thiền sư nói về cái chén, "Dụng" của nó là khoảng không chứ không phải là nước bên trong đó. Hay như Steve Jobs nhìn 1 cái nhẫn, "Dụng" của cái nhẫn là khoảng không để đeo vào tay, chứ không phải là cái chất liệu của cái nhẫn. Nhờ hiểu về cái Dụng của Không mà Steve Jobs mới tạo ra ý tưởng của IPad, chỉ là khoảng không, không cần có bàn phím, tất cả là từ Đạo. Buồn cười là nhiều người dùng Ipad để viết rằng "Tôn giáo là thuốc phiện của quần chúng nhân dân". Đây là sự hài hước của Thủy-Hỏa tương xung nhưng mất Thủy thì Hỏa cũng không còn hiện hữu.
Bạn nào học Dịch sẽ thấy tại sao cái mõ lại có hình con cá bị khoét rỗng.
Trong y lý người ta hay dùng cân bằng Thủy-Hỏa làm gốc. Trong Đạo, chấp nhiều quá, có khi ngồi tu thiền, nhưng bao nhiêu tạp niệm lại liên miên trong đầu. Đó là quẻ Khảm, đi vào Khảm là hiểm. Con cá là hình ảnh của quẻ khảm, cái mõ khắc hình con cá có vây, hay như câu chuyện ngụ ngôn trên, sức mạnh hung ác của con cá Kình được miêu tả thật hay.Đó là hào 2-nhân mệnh đang vùng vẫy trong hiểm trở. Đạo là bỏ cái Trí (Khảm) của hào 2 đi, khoét rỗng con cá đi. Bỏ chấp chước, bỏ cái đầy mà lấy cái Không, Con cá (Khảm) giờ đã trở thành con cá gỗ (tốn mộc)-Lòng nhân-Lòng từ bi.
Cái mõ đặc ngoài, rỗng trong là tượng quẻ Ly, là Đạo. Âm thanh Tiếng Mõ là Tốn mộc của Từ bi trở về với Đạo (Hỏa).Tiếng Chuông Chùa cũng là 1 loại quẻ Ly, nhưng là Kim-Ly (chuông rỗng mới kêu thành tiếng), Hành đạo, là Dũng của Đạo. Nên tiếng chuông Chùa trầm khí vang vọng nhưng bay xa, còn tiếng Mõ âm nhu thì thu lại.

Đây là bài trả lời của bạn Minhthai trong TGVH.

ngochai
10-04-2012, 05:50 PM
Vì sao người nhà chùa lại phải tụng kinh gõ mõ?
Tiếp theo bài trên:
Tại sao cái mõ lại được khoét rỗng ?
Giống như câu chuyện vị Thiền sư nói về cái chén, "Dụng" của nó là khoảng không chứ không phải là nước bên trong đó. Hay như Steve Jobs nhìn 1 cái nhẫn, "Dụng" của cái nhẫn là khoảng không để đeo vào tay, chứ không phải là cái chất liệu của cái nhẫn. Nhờ hiểu về cái Dụng của Không mà Steve Jobs mới tạo ra ý tưởng của IPad, chỉ là khoảng không, không cần có bàn phím, tất cả là từ Đạo. Buồn cười là nhiều người dùng Ipad để viết rằng "Tôn giáo là thuốc phiện của quần chúng nhân dân". Đây là sự hài hước của Thủy-Hỏa tương xung nhưng mất Thủy thì Hỏa cũng không còn hiện hữu.
Bạn nào học Dịch sẽ thấy tại sao cái mõ lại có hình con cá bị khoét rỗng.
Trong y lý người ta hay dùng cân bằng Thủy-Hỏa làm gốc. Trong Đạo, chấp nhiều quá, có khi ngồi tu thiền, nhưng bao nhiêu tạp niệm lại liên miên trong đầu. Đó là quẻ Khảm, đi vào Khảm là hiểm. Con cá là hình ảnh của quẻ khảm, cái mõ khắc hình con cá có vây, hay như câu chuyện ngụ ngôn trên, sức mạnh hung ác của con cá Kình được miêu tả thật hay.Đó là hào 2-nhân mệnh đang vùng vẫy trong hiểm trở. Đạo là bỏ cái Trí (Khảm) của hào 2 đi, khoét rỗng con cá đi. Bỏ chấp chước, bỏ cái đầy mà lấy cái Không, Con cá (Khảm) giờ đã trở thành con cá gỗ (tốn mộc)-Lòng nhân-Lòng từ bi.
Cái mõ đặc ngoài, rỗng trong là tượng quẻ Ly, là Đạo. Âm thanh Tiếng Mõ là Tốn mộc của Từ bi trở về với Đạo (Hỏa).Tiếng Chuông Chùa cũng là 1 loại quẻ Ly, nhưng là Kim-Ly (chuông rỗng mới kêu thành tiếng), Hành đạo, là Dũng của Đạo. Nên tiếng chuông Chùa trầm khí vang vọng nhưng bay xa, còn tiếng Mõ âm nhu thì thu lại.

Đây là bài trả lời của bạn Minhthai trong TGVH.

Bài viết thể hiện sự giao hòa giữa Dịch học và Phật pháp một cách sâu sắc. Đọc bài viết này bản thân mình nhìn nhận ra được nhiều điều.
Chân thành cảm ơn Minhthai đã đóng góp một bài viết thật hữu ích, giầu thông tin và tính tham khảo cao. Cám ơn Doancongtu đã giới thiệu một bài viết hay tới mọi người.

thieugia
12-04-2012, 04:07 PM
Minhanh đã từng nghe ai đó đọc hai câu thơ như thế này:
Tạm dịch"

Minh anh thấy có rất nhiều người hễ lòng cảm thấy nao nao, bồn chồn khó ở là y như rằng họ bèn chạy đến bên chùa để nghe sư tụng kinh hoặc đến nhà thờ nghe cha xứ dộng chuông... Linh hiệu như thế nào thì không biết, nhưng nhìn cách đi đứng của mọi người khi ra khỏi chùa, khỏi nhà thờ, ai nấy cũng đều phấn chấn, hăm hở, mặt mũi rạng ngời. Minhanh cũng thấy có một số người, bình thường buôn bán, cắt cổ khách hàng để làm giàu, thất đức là thế nhưng họ rất khoái đi chùa, và cứ mỗi lần từ trong chùa, trong nhà thờ ra là lại thấy họ... mua may bán đắt và giàu lên thấy rõ! Minh anh cũng thấy mấy đứa bạn, hễ chuẩn bị đi thi là chúng lại kéo nhau vào chùa để ôn? Không biết chúng ôn gì trong chùa mà đến kỳ thi dù chẳng học hành gì chúng vẫn vượt "vũ môn" như thường. Lại như, có nhỏ bạn thân của Minhanh, hễ cứ giận bồ là y như lại kéo vào chùa có điều, từ chùa đi ra, Minhanh thấy mặt mũi chúng, đứa nào đứa nấy mặt bình thản lạ thường, tối chúng vẫn rủ nhau vào rạp coi fim, đêm về hỏi thì chúng bảo: rạp tuy tối thì tối thế nhưng "coi vậy" chứ cũng chẳng có cảm giác gì?!
Minh anh không biết phải làm sao, vẫn muốn đi chùa hay ghé nhà thờ nghe mấy cha đọc kinh giảng đạo nhưng lại rất sợ "người ấy bỏ em ra đi"... vì đã có mấy bận ảnh chê em là "người vô cảm".
Em không biết có nên nghe tiếng "tăng thoại" của thầy chùa nữa hay không?

Như vậy là bạn cũng đã có những ghi nhận tích cực khi nghe tiếng tụng kinh gõ mõ. Nên đi chùa, vào nhà thờ để nghe tiếng king, làm như thế ta sẽ thấy lòng thanh thản hơn kể cả chuyện học hành, thi cử. Còn chuyện yêu đương, chắc cũng sẽ bớt giận nhau hơn sau mỗi bận ghé chùa.