PDA

View Full Version : Tin Tham Khảo Đặc Biệt...



thieugia
02-10-2013, 04:51 AM
Thế giới


Chính phủ Mỹ đóng cửa
http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Thứ ba, 1/10/2013 11:23 GMT+7


Lần đầu tiên sau 17 năm, nhiều cơ quan liên bang Mỹ phải ngừng hoạt động khi Thượng viện và Hạ viện Mỹ không thể thống nhất vấn đề ngân sách cho Chính phủ.
Chính phủ Mỹ có thể đóng cửa trong vài giờ nữa.

Nhà Trắng ra lệnh đóng cửa các công sở

Tối 30/9 (giờ Mỹ), bản ngân sách thứ 3 của Hạ viện được trình lên Thượng viện Mỹ, bổ sung điều kiện loại bỏ trợ cấp y tế cho các nghị sĩ, nhân viên Quốc hội và Tổng thống. Tuy nhiên, chỉ chưa đầy một tiếng sau, nó đã bị Thượng viện bác bỏ và gửi trả về. Hạ viện đã kêu gọi đàm phán giữa đại diện hai đảng trong Quốc hội.


http://m.f25.img.vnecdn.net/2013/10/01/shut-1-4158-1380601372.jpg
Chính phủ Mỹ lần đầu tiên ngừng hoạt động sau 17 năm. Ảnh: CBC

Tuy nhiên, sau cuộc tranh luận gay gắt kéo dài nhiều giờ đồng hồ, cả hai bên đã không đạt được thỏa thuận về vấn đề ngân sách trước ngày 1/10. CNN đưa tin Chính phủ Mỹ sẽ chính thức đóng cửa từ 12 giờ 01 phút ngày 1/10. Chính phủ sẽ hoạt động trở lại ngay khi vấn đề ngân sách được Quốc hội thống nhất.

Hệ quả của việc này là vài giờ tới, khoảng 800.000 công chức sẽ phải dừng việc vô thời hạn. Trong đó, một nửa là nhân viên Bộ Quốc phòng. Các công viên quốc gia và bảo tàng Smithsonian tại Washington sẽ phải đóng cửa. Lương hưu và trợ cấp cho cựu binh cũng sẽ bị trì hoãn. Các đơn xin cấp visa và hộ chiếu cũng không được xử lý. Tuy nhiên, các hoạt động thiết yếu, như kiểm soát không lưu, an ninh quốc gia hay năng lượng vũ khí hạt nhân vẫn sẽ được tiếp tục.

Theo dự đoán của hãng nghiên cứu IHS, khi Chính phủ Mỹ đóng cửa một phần vào ngày 1/10, nền kinh tế số một thế giới sẽ bị thiệt hại ít nhất 300 triệu USD mỗi ngày do sản lượng kinh tế sụt giảm. Đây chỉ là một phần nhỏ với nền kinh tế 15.700 tỷ USD. Tuy nhiên, ảnh hưởng này sẽ gia tăng nếu tình trạng đóng cửa kéo dài, khiến niềm tin và chi tiêu của các doanh nghiệp, người tiêu dùng suy giảm.


http://m.f25.img.vnecdn.net/2013/10/01/shut-down-0-8673-1380601372.jpg
Thị trường tài chính quốc tế chịu ảnh hưởng lớn từ thông tin Chính phủ Mỹ đóng cửa. Ảnh: N.M

Trước đó, IHS dự đoán GDP Mỹ sẽ tăng 2,2% trong quý IV năm nay so với cùng kỳ. Tuy nhiên, nếu Chính phủ bị đóng cửa trong một tuần, tốc độ này sẽ chỉ còn 2%. Còn nếu tình hình này kéo dài tới 21 ngày như năm 1996, tăng trưởng sẽ giảm khoảng 0,9% - 1,4%, theo Guy LeBas - chiến lược gia trưởng các công cụ sinh lời cố định tại Janney Montgomery Scott.

Đây cũng không phải lần đầu tiên Chính phủ Mỹ bị đóng cửa. Họ đã rơi vào tình trạng này 17 lần kể từ năm 1977, theo Bloomberg. Trong đó, thời gian ngắn nhất là một ngày và dài nhất là 21 ngày (năm 1996).

Thùy Linh

fangzi
28-08-2014, 09:45 PM
Việt Nam- Trung Quốc nhất trí kiểm soát tốt bất đồng trên biển

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/biem_hoa/00010.jpg

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/thng%20co%20bo%20ch.png
15:16 PM, 28-08-2014

Kết quả chuyến thăm Trung Quốc của đặc phái viên Tổng Bí thư sau những căng thẳng trên Biển Đông thời gian qua đã được người phát ngôn Bộ Ngoại giao thông tin tại cuộc họp báo chiều nay (28/8).

Chủ trì cuộc họp báo, ông Lê Hải Bình, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam, đã trả lời các câu hỏi của phóng viên báo chí trong nước và quốc tế.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Chinh_khach/b%20ngoi%20giao.jpg
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình.

Báo Tuổi trẻ: Có thông tin có 12 ngư dân của tàu cá bị Philippines bắt từ năm 2012 sắp về nước. Đề nghị Bộ Ngoại giao xác nhận thông tin này?

Xin ông cho biết kết quả chuyến thăm Trung Quốc của Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, đặc phái viên cùa Tổng Bí thư? Liệu sau chuyến thăm này có diễn ra tình trạng căng thẳng như vừa qua hay không?

Ông Lê Hải Bình: Về câu hỏi thứ nhất, theo thông tin của ĐSQ VN tại Philippines, sau 1 thời gian tích cực làm việc với ĐSQ của nước sở tại, ngày 27/8 đã hoàn thành xong thủ tục đưa tàu cá và 12 ngư dân về nước. Dự kiến sẽ về nước vào ngày 30/8.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/biem_hoa/ng%20hnh%20cng%20cp.jpg

Về câu hỏi thứ 2 liên quan đến chuyến thăm Trung Quốc của ông Lê Hồng Anh, tôi nhấn mạnh, trong chuyến thăm này chú trọng 3 nội dung quan trọng. Một là, lãnh đạo hai Đảng, hai nước Việt Nam- Trung Quốc tăng cường hơn nữa việc chỉ đạo trực tiếp đối với quan hệ hai Đảng, hai nước, thúc đẩy quan hệ Việt - Trung không ngừng phát triển lành mạnh, ổn định. Hai là, hai bên tăng cường giao lưu giữa hai Đảng, hai nước; khôi phục và tăng cường hợp tác giữa hai bên trên mọi lĩnh vực như chính trị ngoại giao, quốc phòng, an ninh, kinh tế, thương mại, thực thi pháp luật... Ba là, hai bên tuân thủ các nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”, sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc; tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, đồng thời tích cực nghiên cứu và bàn bạc các giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, kể cả vấn đề hợp tác cùng phát triển; kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; duy trì đại cục quan hệ Việt - Trung và hoà bình, ổn định trên biển Đông.

Báo Thanh niên: Trong những cuộc trao đổi hai bên về hợp tác giải quyết tranh chấp ở Biển Đông không đề cập tới các bên liên quan khác hoặc ASEAN, như vậy có phải sau chuyến thăm, hai bên sẽ giải quyết tranh chấp ở Biển Đông thông qua con đường song phương hay không? Qua chuyến thăm, VN có bảo lưu khả năng kiện TQ khi TQ có những vi phạm hay không?

Ông Lê Hải Bình: Trong chuyến thăm, hai bên đã nhất trí nghiêm túc thực hiện Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển VN-TQ. Trong thỏa thuận này đã nêu rất rõ các nguyên tắc giải quyết các vấn đề tranh chấp song phương hay đa phương thế nào. Về câu hỏi thứ hai, chúng tôi đã nhiều lần khẳng định, VN kiên quyết sử dụng mọi biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, phù hợp với Hiến chương LHQ trong đó có Công ước LHQ về Luật biển 1982 để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và các vùng đặc quyền kinh tế của mình.

Báo Đời sống và Pháp luật: Có thông tin ngày 19/8, Trung Quốc đã điều 10-12 tàu hải cảnh hoạt động trái phép ở Biển Đông, khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Bộ Ngoại giao có nhận được thông tin này hay không? Việt Nam đã xác định được mục đích Trung Quốc điều tàu đến đây hay chưa? Và hiện nay, số tàu này có còn ở trong vùng biển của Việt Nam không?

Ông Lê Hải Bình: Các cơ quan chức năng của VN đang xác minh thông tin mà PV vừa hỏi, tuy nhiên chúng tôi khẳng định VN có chủ quyền không tranh cãi ở Hoàng Sa và Trường Sa, mọi hoạt động của các bên trên vùng biển này không được phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị.

Báo Đời sống và Pháp luật: Vào ngày 22/8, Malaysia đã đón 20 thi thể đầu tiên trong vụ máy bay MH17 bị bắn rơi. Vậy đối với trường hợp của 3 mẹ con người Việt hiện nay đã được đưa về nước hay chưa? Chúng tôi có biết thông tin mà PV vừa đề cập, chúng tôi đang thúc đẩy quá trình làm việc với ĐSQ VN tại Phần Lan để xác minh thi thể 3 mẹ con người Việt và nhanh chóng đưa thi thể về nước.

Báo Dân trí: Một số nguồn tin cho rằng Campuchia đang điều tra dân số người Việt sinh sống tại quốc gia này. Đề nghị người phát ngôn xác minh thông tin này? Mục đích của việc điều tra này là gì? Xin cho biết tình hình người Việt đang sinh sống tại quốc gia có dịch Ebola?

Về câu hỏi thứ nhất, theo tôi được biết thì vừa qua đoàn công tác của Chính phủ Campuchia đã kê khai hộ tịch, quốc tịch để đảm bảo quyền lợi của những người VN đang sinh sống tại Campuchia.

Về câu hỏi thứ 2, cho đến nay, công dân VN tại một số quốc gia có dịch Ebola vẫn được đảm bảo trước dịch này. Cơ quan đại diện của VN tại các quốc gia này vẫn giữ liên lạc thường xuyên với những người VN tại đây, khuyến cáo họ tránh xa nơi có dich và sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết.

Báo Lao Động: Thời gian qua có một số người VN tại Ukraine bị gọi đi nhập ngũ. Bộ Ngoại giao có nắm được thông tin này hay chưa? Số lượng người Việt bị gọi đi nhập ngũ tại Ukraine?

ĐSQ VN tại Ukraine cho biết, vừa qua Ukraine vừa thực hiện lệnh tổng động viên đợt 2, kêu gọi các công dân từ 18 tuổi trở lên tham gia nhập ngũ. Theo thống kê của ĐSQ VN tại Ukraine, có 270 người Ukraine gốc VN đang nằm trong độ tuổi động viên này. Tuy nhiên, các thanh niên này hầu hết đều được miễn trừ nghĩa vụ quân sự vì đang là học sinh, sinh viên theo học tại các trường tại Ukraine. Những trường hợp có giấy báo nhập ngũ sau khi tới trình diện và chứng minh đang là học sinh, sinh viên cũng được miễn trừ nghĩa vụ quân sự.

Vietnamnet: Ấn Độ đang cân nhắc năm lô dầu khí theo lời mời của VN? Xin Bộ Ngoại giao xác nhận thông tin này?

Việt Nam hoàn nghênh và cam kết tạo mọi điều kiện thuâ lợi cho các hoạt động hợp tác kinh tế bình thường giữa các công ty dầu khí nước ngoài hoạt động ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ấn Độ cũng có hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Báo Nông thôn ngày nay: Tháng 9, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải thăm Liên bang Nga, trong khi đó, Moscow đã cấm vận nông sản từ Phương Tây. Trong chuyến thăm tới, VN có đề xuất mở cửa cho sản phẩm nông sản VN vào Nga hay không?

Ông Lê Hải Bình: Quan hệ Nga - VN có bước phát triển không ngừng, mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước. Tuy nhiên, tiềm năng hợp tác còn rất lớn, hai bên tìm mọi biện pháp tốt nhất để phát huy tiềm năng này. Vì vậy, trong khoá họp liên Chính phủ giữa hai nước mà Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tham dự sẽ bàn thảo để phát huy tốt hơn nữa.

Báo Tiền Phong: Quan điểm của VN trong vụ lực lượng Hồi giáo chặt đầu nhà báo Mỹ và lực lượng IS ngày một mạnh hơn?

Ông Lê Hải Bình: VN hết sức lo ngại trước tình hình bạo lực tại Iraq, lên án các hành động dã man nhằm vào người dân vô tội. VN ủng hộ mọi nỗ lực của cộng đồng quốc tế và của Chính phủ Iraq vì sự hoà bình và ổn định của khu vực.

Hãng Thông tấn Đức: Tôi muốn hỏi thông tin về việc ĐSQ Mỹ bày tỏ quan ngại về kết quả vụ toà xử Bùi Thị Minh Hằng?

Ông Lê Hải Bình: Tôi xin khẳng định ở Việt Nam có quyền tự do của người dân, trong đó quyền tự do bày tỏ chính kiến luôn được tôn trọng. Người dân có quyền bày tỏ quyền tự do của mình trong khuôn khổ cộng đồng cho phép. Phiên tòa xét xử vụ án hình sự đối với Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh về tội danh gây rối trật tự công cộng đã diễn ra theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam. iệc đưa ra xét xử các đối tượng vi phạm pháp luật là cần thiết nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và cuộc sống yên bình cho người dân.

Theo Internet

thieugia
04-09-2014, 03:43 AM
Putin phớt lờ nhiều cuộc điện thoại của Obama

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Thứ tư, 3/9/2014 | 22:10 GMT+7

Tổng thống Mỹ Obama hôm qua lên án Tổng thống Nga Putin không nhận nhiều cuộc gọi của mình, coi đây là một hành động khiêu khích và thách thức.


http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/09/03/mn-2237-1409756139.jpg
Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải). Ảnh: Frontpage Mag.

Theo The New Yorker, trong một bài phát biểu tại Nhà Trắng trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATO sẽ diễn ra vào ngày 4/9, Tổng thống Obama cho biết, ông Putin không trả lời các cuộc gọi của mình mà để chúng đi thẳng vào hộp thư thoại. Tổng thống Mỹ thể hiện rõ sự tức giận khi tuyến bố hành động này làm "cản trở việc thảo luận giữa hai bên về tương lai của Ukraine và các vấn đề quan trọng khác có thể đạt được tiến triển".

Tổng thống Obama cũng cho biết, sau khi gửi hàng chục thư thoại cho Tổng thống Nga, ông đã cố gắng liên lạc với ông Putin qua e-mail vào hôm 1/9, nhưng chỉ nhận được thư trả lời tự động báo ông Putin đã rời khỏi văn phòng. "Với những gì ông Putin tính toán về Ukraine trong vài tuần qua, tôi không thể tin rằng ông ấy không có mặt ở văn phòng", ông Obama nói.

Tổng thống Mỹ ám chỉ việc ông Putin không trả lời thư thoại của mình có thể khiến Mỹ tăng cường các biện pháp trừng phạt, đồng thời ra hiệu rằng ông không có ý định tiếp tục gọi điện cho Tổng thống Nga. "Tôi đã gửi cho ông ấy bản thư thoại cuối cùng", ông Obama cho biết, và nói thêm rằng lần gần đây nhất ông gọi điện cho ông Putin, hộp thư của ông Putin đã đầy.

Cuộc khủng hoảng Ukraine đang trong giai đoạn cao trào khi Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko hôm 1/9 cáo buộc Nga công khai xâm lược. Mỹ và các đồng minh khối quân sự NATO sẽ tập trận tại Ukraine vào giữa tháng này, nhằm thể hiện cam kết ủng hộ đối với Kiev.

Vũ Thảo

thieugia
04-09-2014, 03:47 AM
Tuyên bố 'chiếm Kiev trong hai tuần' của Putin gây tranh cãi

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Thứ tư, 3/9/2014 | 11:45 GMT+7

Chủ tịch ủy ban châu Âu Barroso tiết lộ với báo chí rằng Tổng thống Nga Putin nói ông có thể "chiếm Kiev trong hai tuần" nếu muốn, tuy nhiên điện Kremlin cho rằng tuyên bố bị đặt ngoài ngữ cảnh và kịch liệt chỉ trích Barroso.


http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/09/03/putin-barroso-7731-1409717556.jpg
Chủ tịch Ủy ban châu Âu José Manuel Barroso (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters, RIANovosti

Báo Italy La Repubblica hôm 1/9 dẫn thông tin từ cuộc điện đàm giữa José Manuel Barroso với Putin, tờ báo cho hay ông Putin nói rằng "Nếu tôi muốn, tôi có thể chiếm Kiev trong hai tuần". Câu này để đáp lại yêu cầu của ông Barroso, đòi Putin làm rõ có việc quân đội Nga đã vượt biên giới sang Ukraine hay không.

Ông Barroso được cho là đã kể lại bình luận này với các lãnh đạo trong một cuộc họp thượng đỉnh kín của Liên minh châu Âu (EU).

Điện Kremlin hôm qua không bác bỏ tuyên bố, nhưng kịch liệt chỉ trích ông Barroso làm rò rỉ thông tin về một cuộc điện đàm mật. "Dù những ngôn từ này có được nói ra hay không, theo quan điểm của tôi, lời trích dẫn bị đưa ra khỏi ngữ cảnh và nó có ý nghĩa hoàn toàn khác", hãng thông tấn Interfax dẫn lời ông Yuri Ushakov, một cố vấn chính sách đối ngoại thuộc Điện Kremlin, nói.

Ông Ushakov cho biết nếu ông Barroso đã hé lộ chi tiết cuộc hội thoại, đây là "hành vi sai trái, vượt ra ngoài khuôn khổ của hoạt động ngoại giao". Viên cố vấn cho rằng ông Barroso "không xứng đáng là một chính trị gia đứng đắn" khi nói công khai về một cuộc đối thoại mật. Theo Itar Tass, Moscow cũng nói sẵn sàng công bố toàn bộ cuộc điện đàm đang gây tranh cãi giữa ông Putin và ông Barroso.

Cuộc điện đàm diễn ra khi ông Valeriy Heletey, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, đăng lên mạng xã hội Facebook: "Một cuộc chiến lớn đang ở trước cửa, điều châu Âu chưa từng chứng kiến kể từ Thế chiến II". Bộ Ngoại giao Nga đáp lại, cho rằng "thật không thể tin những phát ngôn như thế lại được một bộ trưởng quốc phòng của một nước văn minh đưa ra".

Trọng Giáp

thieugia
13-09-2014, 05:13 AM
Trung Quốc xây cất ở Gạc Ma còn nguy hiểm hơn đặt giàn khoan 981
http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/TQ/hong%20sa.jpg


Thứ sáu, 12/9/2014 | 13:20 GMT+7

Ông Trần Công Trục, nguyên trưởng ban Biên giới Chính phủ, nhận xét đá Gạc Ma thuộc Trường Sa của Việt Nam, nơi Trung Quốc đang tiến hành xây dựng với quy mô lớn, là vị trí trọng yếu đối với an ninh của Việt Nam và cả khu vực.


http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/09/12/t4-2038-1410500797.jpg
Ông Trần Công Trục cho rằng Trung Quốc đang lấy Gạc Ma làm mũi tiến công chính ở Biển Đông. Ảnh: Việt Anh

Trao đổi với VnExpress, ông Trần Công Trục khẳng định việc Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự ở đá Gạc Ma nhằm hai mục tiêu chính: bố trí lực lượng tại nơi hiểm yếu về chiến lược; tạo ra thực tế mới để hậu thuẫn cho yêu sách chủ quyền phi lý.

- Ông đánh giá thế nào về những bằng chứng mới đây của BBC về việc Trung Quốc đang rầm rộ xây dựng ở đá Gạc Ma?

- Đây có thể coi là mũi tiến công chủ lực trước mắt và cả lâu dài của Trung Quốc ở Trường Sa. Trung Quốc đã cải tạo và xây dựng tại Gạc Ma và các thực thể khác ở quần đảo này từ năm 1988, ngay sau khi họ dùng vũ lực đánh chiếm từ Việt Nam. Việc xây dựng căn cứ quân sự ở Gạc Ma còn nguy hiểm hơn cả việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 hồi đầu tháng 5 vừa qua.

- Vì sao lại nguy hiểm hơn, thưa ông?

- Gạc Ma thuộc nhóm bãi cạn nằm ở tây bắc của Trường Sa, ảnh hưởng lớn tới hoạt động quân sự, an ninh, quốc phòng và kinh tế của Việt Nam. Nó nằm gần bờ biển miền Trung của Việt Nam, nơi chúng ta có rất nhiều căn cứ và cơ sở kinh tế, quốc phòng, an ninh. Nó cũng nằm trên con đường từ đất liền của Việt Nam ra Trường Sa, nơi chúng ta liên tục có các chuyến đi ra quần đảo này để tiếp tế lương thực và các hàng hóa khác cho dân cư và lực lượng bảo vệ của mình ở Trường Sa. Đó là tuyến đường huyết mạch nối với đất liền.

Gạc Ma cũng nằm gần khu vực chúng ta đang thăm dò và khai thác dầu khí ở vùng thềm lục địa. Rõ ràng vị trí này khá hiểm yếu. Giàn khoan Hải Dương 981 mà Trung Quốc đưa bất hợp pháp vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mới mang tính chất thăm dò, chưa khai thác thực sự, còn một căn cứ quân sự ở Gạc Ma lại là vị trí cố định.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/TQ/hong%20sa%204.jpg
Trung Quốc đang tiến hành xây dựng quy mô lớn ở Gạc Ma.

- Việc xây dựng các căn cứ của Trung Quốc ở khu vực này đe dọa thế nào tới an ninh khu vực?

- Trên quy mô khu vực, Gạc Ma cũng rất có ý nghĩa về mặt địa chiến lược. Trung Quốc muốn tạo dựng một chỗ đứng để thực hiện âm mưu khống chế và độc chiếm Biển Đông, làm chỗ dựa cho các hoạt động khai thác tài nguyên và kiểm soát tuyến hàng hải quốc tế từ eo biển Malaca qua Biển Đông. Trung Quốc có nguy cơ gây ảnh hưởng tới các hoạt động thương mại hàng hải quốc tế ở khu vực này.

Hơn thế nữa, nếu Trung Quốc xây dựng được ở Gạc Ma thì họ cũng có thể làm điều đó với các bãi cạn khác như Vành Khăn, Cỏ Mây hay các bãi khác gần đất liền của Philippines, Malaysia, Brunei.

Nếu các nước không phản đối quyết liệt thì Trung Quốc sẽ thực hiện các bước tiếp theo, gây nên mối đe dọa với an ninh và quốc phòng của các nước trong khu vực.

- Theo dự đoán của ông, bước tiếp theo của Trung Quốc sau việc đào đắp và xây dựng công trình trên đá Gạc Ma và các đá khác là gì?

- Bằng việc xây dựng quy mô lớn, Trung Quốc đang biến các đá ở Trường Sa và Hoàng Sa thành các đảo, nối các điểm nhô ra của các đảo này, áp dụng cách thức xác lập hệ thống đường cơ sở theo quy định của Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS). Từ đường cơ sở đó, họ có thể đòi chủ quyền ở các vùng biển xung quanh, chứng minh đường lưỡi bò là phù hợp với UNCLOS.

Bên cạnh đó, Trung Quốc còn nâng cấp các đá lên thành nơi có điều kiện thích hợp cho con người sinh sống và có đời sống kinh tế. Sau khi hoàn thành việc xây dựng ở các đá, Trung Quốc có thể tuyên bố đường cơ sở, biến các vùng đặc quyền kinh tế của các nước liên quan, như Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia thành vùng có tranh chấp, biến không có tranh chấp thành có. Đó là sự ngụy tạo cố tình mà chúng ta cần cảnh giác.

- Philippines đã công bố các bằng chứng Trung Quốc đang khai hoang ở Trường Sa. Về phía Việt Nam, ông đánh giá như thế nào về phản ứng của chúng ta trong vấn đề này?

- Tôi tin rằng các lực lượng làm nhiệm vụ kiểm soát trong khu vực có chủ quyền của chúng ta đều biết các động thái của phía Trung Quốc. Ngay từ sau khi dùng vũ lực chiếm 6 thực thể của Việt Nam ở Trường Sa, trong đó có Gạc Ma, Trung Quốc đã bắt tay vào việc tôn tạo và xây dựng các công trình quân sự, từ đó đến nay từng bước một nâng cấp và xây dựng thêm, trong đó có đường băng dành cho máy bay chiến đấu.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/TQ/hong%20sa%203.jpg
Tiến độ xây dựng của Trung Quốc trên đảo Gạc Ma từ tháng 3/2012 đến tháng 3 năm nay.

Ngay sau khi Trung Quốc chiếm Gạc Ma năm 1988, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam lúc đó là ông Lê Đức Anh đã bay ra Trường Sa và tuyên bố công khai trước công luận về việc Trung Quốc dùng vũ lực. Việt Nam cũng có các công hàm phản đối và tuyên bố mạnh mẽ, gửi thư tới các tổ chức quốc tế đề nghị can thiệp.

Việt Nam đang áp dụng nhiều biện pháp phản đối về pháp lý và ngoại giao, thể hiện rằng chúng ta không bao giờ chấp nhận việc chiếm đóng phi pháp của Trung Quốc, thể hiện ý chí không bao giờ từ bỏ chủ quyền của chúng ta ở quần đảo Trường Sa.

Việt Nam hành xử có trách nhiệm với cả khu vực, không đẩy tranh chấp ở Biển Đông thành xung đột vũ trang. Trung Quốc không thể không tính tới phản ứng của nhiều nước khác.


Việt Anh thực hiện

thieugia
22-09-2014, 12:13 AM
Trung Quốc có thể dùng Gạc Ma làm bàn đạp tấn công

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/biem_hoa/00010.jpg

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Chủ nhật, 21/9/2014 | 17:32 GMT+7

Qua theo dõi tiến độ xây dựng các cơ sở hạ tầng của Trung Quốc ở Gạc Ma và một số đá khác thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hai chuyên gia quốc phòng của IHS Jane's cảnh báo nguy cơ Bắc Kinh dùng các điểm này làm bàn đạp để tấn công các mục tiêu của các nước cùng có tranh chấp trong khu vực.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/TQ/gc%20ma.jpg
Hình ảnh vệ tinh ngày 14/8 cho thấy Trung Quốc đang xây đảo mới ở Gạc Ma. Ảnh: IHS

Theo hai chuyên gia James Hardy và Sean O'Connor trên tạp chí IHS Jane’s, chuyên phân tích và tư vấn công nghiệp quốc phòng, các hình ảnh vệ tinh từ Tổ chức Quốc phòng và Không gian Airbus cho thấy tiến độ đáng kể trong việc xây dựng của Trung Quốc trên đá Gạc Ma ở Trường Sa.

Nếu như đầu năm nay, cơ sở duy nhất ở Gạc Ma mới chỉ là nền bê tông nhỏ, dành cho hạ tầng thông tin liên lạc, tòa đồn trú và bến tàu, thì hiện nay, cơ sở này đã được bao quanh bởi một hòn đảo có diện tích khoảng 100.000 m2.

Trung Quốc xây dựng một đập ngăn nước biển được gia cố bao quanh cả đảo, có hai bến tàu và một cầu tàu ở mạn tây bắc. Một tòa nhà lớn ở mạn tây nam và các thiết bị khác là máy bơm khử muối, máy trộn bê tông và một kho nhiên liệu.

Hai chuyên gia cũng dẫn các hình ảnh do truyền thông Trung Quốc công bố ngày 13/9 cho thấy, Bắc Kinh cũng đang xây dựng công trình tương tự tại đá Châu Viên, bao gồm công trình khử muối, cần trục, máy khoan, cùng với các đống nguyên liệu xây dựng.

Hồi tháng 6, hệ thống theo dõi tự động AISLive của IHS Jane's cũng ghi nhận tàu Ting Jing Hao, một tàu thực hiện nạo vét hầu hết công trình khai hoang của Trung Quốc ở Trường Sa, đến đá Châu Viên ba lần kể từ tháng 9 năm ngoái, lần gần nhất là ngày 10/4 và ngày 22/5 vừa qua. Ting Jing Hao cũng đến đá Ga Ven, ở trung tâm của Trường Sa và gần tới đảo Ba Bình. Các hình ảnh do Chính phủ Philippines công bố tháng trước cho thấy Trung Quốc xây dựng khá quy mô ở đá Ken Nan, nằm trong cụm Sinh Tồn.

Hai chuyên gia nhận định ở các đá nói trên, Trung Quốc đang xây dựng các đảo xung quanh nền bê tông được xây dựng từ thập niên 1980 và 1990. Chương trình mở rộng khai hoang ở Trường Sa của Bắc Kinh phớt lờ Tuyên bố DOC năm 2002 mà Trung Quốc ký với ASEAN, trong đó các nước có liên quan cam kết không làm phức tạp tình hình. "Các hoạt động của Bắc Kinh ở Trường Sa trong 12 tháng qua là thách thức lớn với hiện trạng Biển Đông khi họ tạo nên các cơ sở có năng lực hỗ trợ binh lính đồn trú ở các khu vực rất gần với các điểm mà các nước khác chiếm giữ ở Trường Sa".

Các sự kiện trong lịch sử xung đột ở Biển Đông cho thấy những cơ sở như vậy có thể được dùng làm điểm xuất phát cho các cuộc tấn công vào các thực thể gần đó, mặc dù đến nay Trung Quốc vẫn nhấn mạnh đòi yêu sách bằng sử dụng tàu bán quân sự và biện pháp bao vây.

Khánh Lynh

admin
23-09-2014, 08:07 AM
Cựu bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: IS đặc biệt nguy hiểm

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Thứ hai, 22/9/2014 | 19:35 GMT+7

Cựu lãnh đạo Lầu Năm Góc Leon Panetta cho rằng nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đặc biệt nguy hiểm, và việc chúng lớn đến như này nay một phần là do tổng thống Mỹ chần chừ trong việc vũ trang cho các nhóm ôn hòa ở Syria.

http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/09/22/panetta1-5936-1411382592.jpg
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta. Ảnh: AP

Ông Panetta, người từng phục vụ trong chính quyền của Obama từ tháng 7/2011 đến tháng 2/2013, nói trong cuộc phỏng vấn hôm qua trên kênhCBS News rằng, ông đã ủng hộ việc trang bị vũ khí cho các nhóm phiến quân ôn hòa ở Syria, để lực lượng này đánh lại IS từ năm 2012. Nhiều quan chức khác cũng có chung quan điểm này. "Tôi nghĩ rằng điều đó sẽ giúp ích", ông Panetta nói. "Và tôi nghĩ, ở một phần nào đó, chúng ta đang trả giá vì không làm điều đó bằng những gì chúng ta đang chứng kiến xảy ra với ISIS", ông nhắc đến một cách gọi khác của Nhà nước Hồi giáo.

Panetta cho biết trong cuốn sách mới mang tên "Những cuộc chiến đáng giá" rằng, ông, ngoại trưởng Mỹ khi đó Hillary Clinton, giám đốc Cục Tình báo Trung ương (CIA) và tham mưu trưởng liên quân Mỹ đều thúc giục ông Obama cung cấp vũ khí cho lực lượng phiến quân trong một cuộc họp năm 2012. Tuy nhiên, tổng thống Mỹ phản đối đề xuất này. "Tôi nghĩ mối lo ngại của tổng thống là ông ấy sợ nếu cung cấp vũ khí, ta sẽ không biết được chúng sẽ trôi đến đâu, và tôi hiểu lo ngại ấy", ông Panetta nói. "Quan điểm của tôi là 'anh phải bắt đầu từ một nơi nào đó' ".

Cựu lãnh đạo Lầu Năm Góc tin rằng IS là mối đe dọa thực sự đối với nước Mỹ và sẽ mất khá nhiều thời gian mới có thể triệt tiêu tổ chức này. "Tôi nghĩ chúng nguy hiểm, cuồng tín, khủng bố như al-Qaeda. Chúng có một lượng lớn chiến binh ngoại quốc với hộ chiếu nước ngoài khiến chúng đặc biệt nguy hiểm đối với sự an toàn của đất nước này".

Ông Panetta không phải là cựu quan chức đầu tiên trong chính quyền Obama công khai phản đối chính sách Syria của tổng thống Mỹ. Tháng trước, trong cuộc phỏng vấn với The Atlantic, bà Clinton cũng cho rằng sự thất bại của việc xây dựng một lực lượng chiến đấu đáng tin cậy trong những người khai mào phong trào biểu tình chống Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã để lại một khoảng trống lớn và hiện được các chiến binh Hồi giáo lấp đầy. Tuy nhiên, phó cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Ben Rhodes lý giải rằng ông Obama có những lý do cụ thể để xử lý tình hình theo cách của mình. "Tổng thống cẩn trọng khi đưa ra quyết định là vì chúng tôi muốn chắc chắn đang hỗ trợ cho những người mà chúng tôi biết, để vũ khí không bị trao nhầm cho vô số phần tử cực đoan đang hoạt động ở đó", Rhodes nói. "Thứ hai, khi đó chúng tôi không thấy có một kế hoạch chống Assad nào đủ khả năng đảo ngược tình thế".

Anh Ngọc

admin
23-09-2014, 08:12 AM
Tony Blair: 'Không thể chống lại IS mà không sử dụng vũ lực'
http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.pngThứ hai, 22/9/2014 | 22:45 GMT+7

Cựu thủ tướng Anh, đồng thời là phái viên hòa bình Trung Đông, Tony Blair hôm nay kêu gọi phương Tây không nên loại trừ việc điều động bộ binh đến Iraq và Syria để tham chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS)

http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/09/22/tony-blair-1658942c-5623-1411399650.jpg
Cựu thủ tướng Anh Tony Blair.
"Tôi hoàn toàn chấp nhận rằng phương Tây không muốn tham chiến bằng bộ binh. Nhưng chúng ta không nên loại trừ phương án này trong tương lai nếu nó là hoàn toàn cần thiết. Với điều kiện là có sự đồng ý của người dân bị đe dọa trực tiếp, cùng liên minh chống IS lớn nhất có thể đạt được, chúng ta cần phải hành động", cựu thủ tướng Anh viết trên trang web Tony Blair Faith Foundation của mình.
Ông cho biết thêm rằng chỉ sử dụng không lực "sẽ không đủ" trong cuộc chiến chống IS. "Không lực có thể kiềm chế và làm suy yếu, nhưng không thể đánh bại chúng", ông Blair viết. "Bạn không thể nhổ tận gốc chủ nghĩa cực đoan này, trừ khi bạn đến tận hang ổ để chiến đấu với chúng", ông nhận định.

Cựu Thủ tướng Tony Blair là người từng bị chỉ trích khi ra quyết định gửi quân đội Anh đến tham chiến ở Iraq và Afghanistan. Ông cho rằng biện pháp ngoại giao và nhân đạo là không đủ để chống lại các nhóm như IS.n "Vì kẻ thù chúng ta đang chống lại là những kẻ cuồng tín, họ sẵng sàng giết và cũng chuẩn bị tâm lý bị giết, không thể chống lại chúng mà không sử dụng vũ lực, và phải chấp nhận có thương vong nếu muốn chiến đấu với chúng đến tận cùng", ông Blair viết.

Washington và Paris trước đó đã tiến hành không kích IS tại Iraq. Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 17/9 khẳng định quân đội nước này "không và sẽ không tham chiến trên bộ chống IS ở Iraq và Syria". Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Martin Dempsey cảnh báo rằng khoảng một nửa quân đội Iraq sẽ phải đào tạo lại để trở thành đối tác hiệu quả của Mỹ trong cuộc chiến chống lại IS.

Vũ Thảo

admin
24-09-2014, 03:02 PM
Báo Ấn Độ:


Ông Tập Cận Bình ra lệnh chuẩn bị cho 'chiến tranh khu vực'



24/09/2014 10:15

(TNO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140919/ong-tap-can-binh-roi-an-do-trung-quoc-rut-quan-khoi-bien-gioi-hai-nuoc.aspx) hôm 23.9 kêu gọi Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) phải sẵn sàng cho “một cuộc chiến tranh khu vực”, đồng thời phải đảm bảo tuân thủ theo mọi quyết định từ lãnh đạo trung ương, tờ DNA (Ấn Độ) đưa tin.




http://www.thanhnien.com.vn/Pictures201409/Hoang_Uy/_nb/JP-DOCUMENT.jpg
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: Reuters




“Các bộ chỉ huy của PLA phải tuyệt đối trung thành và có niềm tin vững mạnh vào đảng Cộng sản Trung Quốc, phải đảm bảo luồng chỉ huy thông suốt và đảm bảo tất cả những quyết định từ lãnh đạo trung ương phải được chấp hành”, ông Tập Cận Bình, Tổng bí thư Ban chấp hành trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch quân ủy Trung ương và là Chủ tịch nhà nước Trung Quốc, tuyên bố. “Bộ chỉ huy của tất cả các lực lượng PLA nên cải thiện khả năng sẵn sàng chiến đấu và nâng cao năng lực để có thể giành chiến thắng một cuộc chiến tranh khu vực trong thời đại công nghệ thông tin”, ông Tập kêu gọi.

DNA bình luận mặc dù đây không phải là lần đầu tiên chủ tịch Trung Quốc yêu cầu quân đội sẵn sàng cho một “cuộc chiến tranh khu vực”, nhưng phát biểu lần này được đánh giá là đáng chú ý trong bối cảnh đang liên tục xảy ra các vụ lấn sang Đường kiểm soát (LoC), giới tuyến tạm thời giữa 2 nước (Trung Quốc, Ấn Độ) tại vùng Ladakh (http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130507/an-do-trung-quoc-rut-quan-tai-ladakh.aspx). Hiện vẫn chưa rõ vì sao ông Tập lại nhấn mạnh ý yêu cầu PLA phải tuyệt đối trung thành và chấp hành mệnh lệnh từ lãnh đạo trung ương, theo DNA.

Chỉ đạo của chủ tịch Trung Quốc (http://www.thanhnien.com.vn/pages/tags.aspx?tag=trung-quoc) được đưa ra trong bối cảnh đang có căng thẳng giữa PLA và quân đội Ấn Độ tại khu vực Chumar thuộc vùng Ladakh, dọc theo LoC.

Hôm 22.9, PLA đã dựng 7 lều trại ngay bên trong phần lãnh thổ mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền và không cho thấy dấu hiệu sẽ rút lui.
Cũng trong ngày 22.9, tướng Phòng Phong Huy, Tổng tham mưu trưởng PLA, cho biết tất cả các lực lượng PLA phải theo chỉ đạo của Chủ tịch Tập, người cũng đang nắm giữ chức chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CMC).

Hoàng Uy

fangzi
28-09-2014, 04:34 PM
Al-Qaeda dọa trả đũa các nước phương Tây, Arab

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Hoi_giao/al-qaeda.jpg

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Chủ nhật, 28/9/2014 | 09:55 GMT+7

Một nhóm khủng bố có liên hệ với Al-Qaeda vừa tuyên bố những cuộc tấn công ở Syria là "chiến tranh chống Hồi giáo", và dọa tấn công các lợi ích trên toàn thế giới của những nước tham gia.


http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/09/28/al-nusra-9223-1411871337.jpg
Những người ủng hộ Al-Nusra trong một cuộc diễu hành phản đối liên minh và chính phủ Syria ở thành phố Aleppo. Ảnh: AFP

"Những nước này vừa có hành động khủng khiếp và điều đó sẽ liệt chúng vào danh sách các mục tiêu của chiến binh jihad trên khắp thế giới", Abu Firas al-Suri, phát ngôn viên nhóm khủng bố Al-Nusra Front ở Syria, nói trong một đoạn video được đăng tải hôm qua. "Đây không phải là cuộc chiến tranh chống Al-Nusra, mà là cuộc chiến tranh chống Hồi giáo", người phát ngôn cho biết. Al-Nusra Front là một chi nhánh của mạng lưới khủng bố Al-Qaeda ở Syria.

Cả Nhà nước Hồi giáo (IS) và Al-Nusra Front tạo thành một phần của mạng lưới lực lượng nổi dậy phức tạp đang chiến đấu ở Syria. Mỹ tuy chưa nói Al-Nusra Front cũng đang là mục tiêu, nhưng các máy bay của nước này đã tấn công nhóm khủng bố mới mang tên Khorasan. Một số nhà phân tích nghi ngờ nhóm này thuộc Al-Nusra Front.

Liên minh do Mỹ dẫn đầu hôm qua mở rộng không kích ở Syria. 7 mục tiêu ở Syria trúng bom, AFP dẫn lời Lầu Năm Góc cho biết. Trong số này có một tòa nhà của IS và hai xe vũ trang tại thị trấn Ain al-Arab, cửa khẩu biên giới vào Thổ Nhĩ Kỳ.

Cơ quan Giám sát Nhân quyền Syria cho biết tên lửa của IS đánh trúng thị trấn này lần đầu tiên kể từ khi phiến quân bắt đầu đột kích ngày 16/9, làm 12 người bị thương. Chiến dịch của IS tại đây đã khiến 160.000 người sang Thổ Nhĩ Kỳ tị nạn.

Trọng Giáp

thieugia
09-10-2014, 05:14 PM
Triều Tiên: Sáu câu hỏi liên quan đến số phận Kim Jong Un

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/trieu_tien/triu%20tin%205.jpg

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/tinnhanh.jpg
14:14 09/10/2014

Từ hơn một tháng nay, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un không thấy xuất hiện trước công chúng và có rất nhiều tin đồn.Giáo sư Han Park, thuộc đại học Georgia, Hoa Kỳ nói với ABC News: «Có một điều gì đó nghiêm trọng đang xẩy ra. Chúng ta không nên phản ứng quá mức, nhưng chúng ta cần theo dõi chặt chẽ xem phải chăng có điều gì đang xảy ra».

Theo báo Hàn Quốc Chosun Ilbo, trích dẫn một nguồn tin từ Triều Tiên, việc Kim Jong Un vắng mặt trong cuộc họp của Quốc hội vào tháng trước, đã làm nhiều người dướn mắt dò hỏi. Phải chăng ông ta đang du ngoạn trên một chiếc thuyền buồn nào đó ? Hay ở trên một hoang đảo xa xôi ?
Nhờ có sự trung thành và lòng nhiệt tình của báo chí chính thức Triều Tiên, các phương tiện truyền thông phương Tây thường xuyên nhìn thấy vị lãnh đạo trẻ 31 tuổi này. Vậy bây giờ, ông ta ở đâu ?

1. Phải chăng Kim Jong Un bị bệnh?

Vào tuần trước, lần đầu tiên, truyền hình Nhà nước Triều Tiên thừa nhận là Kim Jong Un không được khỏe lắm. Chấm hết, không thêm một chi tiết nào nữa. Phải chăng ông ta bị «gút»? Và thế là bắt đầu các đồn đại. Phải chăng ông ta bị chảy máu não ? Một số người suy đoán có thể ông ta ăn rất nhiều phó-mát trong thời gian học trung học tại Thụy Sĩ. Có nguời lại nói ông ta là «sâu rượu».

Ông nội và người cha của Kim Jong Un đều to lớn và theo State News, thì lúc sinh thời, Kim Jong Il, cha của Kim Jong Un đã phải chữa trị bệnh tim mạch trong một thời gian dài, trước khi qua đời vì đau tim vào năm 2011. Vậy phải chăng Kim Jong Un bị bệnh tim ? Hay tiểu đường ? Rõ ràng, Kim Jong Un không to lớn, cao khoảng 1 mét 7, nặng khoảng 120 cân Như vậy là nặng hơn gần 59 cân so với mức trung bình của đàn ông và có thể bị coi là béo phì theo phân loại của Viện Y tế Quốc gia.

Tuy nhiên, cũng như đối với các thông tin khác về Triều Tiên, ABC News không thể kiểm chứng một cách độc lập cân nặng của ông Kim và do vậy, điều này dẫn dắt chúng ta đi theo thuyết âm mưu, như được trình bầy dưới đây.

2. Phải chăng Kim Jong Un bị vỡ mắt cá chân do béo nặng quá?

Hoặc thậm chí, nghiêm trọng hơn là cả hai chân bị vỡ mắt cá? Hồi tháng Bẩy, truyền hình Nhà nước Triều Tiên chiếu hình ảnh vị lãnh đạo kính yêu đi khập khiễng, gây nghi ngờ là chân của ông ta có gì đó không ổn. Sau đó, có tin báo chí nói là ông ta bị phẫu thuật mắt cá ở cả hai chân.

Theo giáo sư Park, cơ thể ông Kim có gì đó không ổn. « Ông ta không thể đi lại bình thường ». Vậy phải chăng trọng lượng cơ thể làm hỏng mắt cá chân ? Có thể, nhưng báo The Telegraph lại đưa ra giả thuyết, thủ phạm là gót giầy do Cuba sản xuất. Chúng làm hỏng cả hai mắt cá và sau đó, gây tổn thương ở chân. Cho dù có dùng nạng hay không, theo giáo sư Park, nếu ông Kim bị vỡ mắt cá, thì sự vắng mặt của ông ta có thể được giải thích một cách đơn giản như sau : Ông ta không muốn bị nhìn thấy với dáng vẻ cơ thể không lành lặn.

3. Phải chăng lãnh đạo Bắc Triều Tiên ra nước ngoài chữa bệnh?

Theo giới phân tích, ít có khả năng Kim Jong Un ra khỏi Triều Tiên. Năm 2008, Triều Tiên đã mời bác sĩ phẫu thuật thần kinh Pháp François Xavie Roux, từ Paris tới, để chữa trị cho Kim Jong Il. Rất có thể Bình Nhưỡng sẽ làm như vậy, nếu cần chữa trị cho Kim Jong Un.

4. Nhân đây, vợ ông Kim ở đâu?

Rất ít người biết về Ri Sol Ju, vợ của Kim Jong Un từ 5 năm nay. Bà ta cũng biệt tăm từ ngày 03/09 và theo các nhà phân tích, có rất ít khả năng bà ta xuất hiện một mình. Vợ chồng Kim Jong Un có một đứa con gái và mùa đông vừa qua, có tin đồn là bà Ri lại mang thai. Thế nhưng, cho đến nay, không có thông báo nào về việc họ có thêm con.

5. Phải chăng có đảo chính?

Theo ông Victor Cha, cố vấn cao cấp, lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Hàn Quốc, «nếu đó là một cuộc đảo chính không có đổ máu, thì chúng ta có thể không nhìn thấy gì. Còn nếu không phải là đảo chính không có đổ máu, thì chúng ta sẽ nhìn thấy cuộc đấu đá nội bộ». Việc một phái đoàn các quan chức cao cấp Triều Tiên, vào cuối tuần trước, công du Hàn Quốc, đã gây ngạc nhiên và làm tăng thêm mối nghi ngờ có đấu đá tranh giành quyền lực. Đây là lần đầu tiên, kể từ 5 năm qua, một phái đoàn Triều Tiên do nhân vật số hai của chế độ, ông Hwang Pyong So, dẫn đầu sang thăm Hàn Quốc.

Theo chuyên gia Cha, « chuyến thăm vào cuối tuần trước rất không bình thường » và thu hút sự chú ý. Dường như phái đoàn Triều Tiên quay lại Bình Nhưỡng mà không có sự cố gì.

6. Đến lúc nào thì chúng ta nên bắt đầu lo ngại?

Giới phân tích cho rằng, chúng ta sẽ sớm nghe hoặc nhìn thấy một điều gì đó từ Kim Jong Un, ví dụ như một thông cáo hay một bức ảnh, để trấn an người dân Triều Tiên rằng vị lãnh đạo tối cao của họ vẫn còn sống.

Theo Joel Wit, người sáng lập website 38North.com, chuyên gia cao cấp thuộc Viện nghiên cứu Mỹ-Triều Tiên, đại học Johns, Hopkins, Hoa Kỳ, «nếu có điều gì đó thực sự không ổn, chúng ta sẽ bắt đầu nhìn thấy quân đội di chuyển quân lính. Chúng ta sẽ thấy quân đội triển khai gần đường biên giới». Mọi người sẽ chú ý xem liệu Kim Jong Un có xuất hiện trước công chúng vào ngày 10/10, nhân kỷ niệm 69 năm ngày thành lập đảng Lao động Triều Tiên hay không. Bí ẩn vẫn tiếp tục.

Theo RFI

nhan_voky
11-10-2014, 09:07 AM
Trung Quốc 'bất bình cực độ' vì Mỹ ủng hộ biểu tình Hong Kong

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/TQ/biu%20tnh%20hongkong.jpg

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/tin%20tc%20tng%20hp.png
Thứ sáu, 10/10/2014 | 23:17 GMT+7

Trung Quốc hôm nay bày tỏ sự tức giận trước một bản báo cáo của Quốc hội Mỹ, trong đó ủng hộ cuộc biểu tình "Occupy Central" ở Hong Kong.
Người Hong Kong lưu luyến Occupy Central / 4 kịch bản cho phong trào biểu tình Hong Kong


http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/10/10/hong-loi-4768-1412957072.jpg
Ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Ảnh: Reuters

"Báo cáo của cơ quan Mỹ bóp méo sự thật và là một sự tấn công có chủ đích nhằm vào Trung Quốc. Chúng tôi thể hiện sự bất bình cực độ đối với bản báo cáo", Reuters dẫn lời ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay nói.

Ông Hồng cũng yêu cầu Ủy ban điều hành các vấn đề về Trung Quốc, thuộc Quốc hội Mỹ, "ngừng hành động can thiệp sai trái và làm tổn hại quan hệ Mỹ - Trung". Theo người phát ngôn, Mỹ không có quyền tham gia vào tình hình Hong Kong, vốn là vấn đề nội bộ của Trung Quốc. "Cơ quan này cần nói và hành động cẩn trọng, ngừng gửi thông điệp sai trái tới Occupy Central và các hoạt động bất hợp pháp khác, hoặc hỗ trợ họ", ông Hồng nói.

Ủy ban điều hành các vấn đề về Trung Quốc hôm qua công bố báo cáo thường niên, cho rằng Washington cần tăng cường ủng hộ cho nền dân chủ ở Hong Kong và thúc đẩy phổ thông đầu phiếu. Báo cáo tuyên bố Mỹ nên theo sát tiến trình dân chủ của Hong Kong, tăng cường trao đổi trong khu vực và đưa các quan chức cấp cao tới đây.

Đặc khu hành chính Hong Kong, thuộc địa cũ của Anh, đã chứng kiến cuộc biểu tình "Occupy Central" kéo dài gần hai tuần, nhằm kêu gọi chính phủ Trung Quốc giữ lời hứa về phổ thông đầu phiếu. Cuộc bầu cử trực tiếp đầu tiên của đặc khu này dự kiến diễn ra năm 2017, nhưng Bắc Kinh mới đây nói một ủy ban đặc biệt sẽ sàng lọc trước các ứng cử viên, điều bị coi là một sự thất hứa.

Chính phủ Trung Quốc cho rằng các cuộc biểu tình do sinh viên lãnh đạo là bất hợp pháp, và hoàn toàn ủng hộ chính quyền Hong Kong xử lý khủng hoảng.

Trước đó, trên WSJ, thủ lĩnh phong trào biểu tình của sinh viên Joshua Wong cho biết nếu sinh viên không được đáp ứng các yêu sách, họ sẽ tiếp tục xuống đường. Wong cũng bày tỏ mong muốn chính phủ Mỹ ủng hộ phong trào biểu tình ở Hong Kong mạnh mẽ hơn nữa.

Trọng Giáp - Như Tâm

Shaolaojia
31-10-2014, 11:52 AM
Máy bay bí ẩn lượn lờ trên nhà máy hạt nhân Pháp

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/tinnhanh.jpg
Thứ sáu, 31/10/2014 | 08:12 GMT+7


Các máy bay do thám không rõ nguồn gốc đã lượn lờ trên 7 nhà máy hạt nhân khắp nước Pháp suốt ba tuần qua, gây lo ngại về một vụ tấn công từ trên không.


http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/10/31/phap-8903-1414717162.jpg
Một nhà máy hạt nhân ở Pháp. Ảnh minh họa: Scrapetv

Theo Telegraph, Electricité de France (EDF), nhà điều hành 58 lò phản ứng hạt nhân ở 19 nhà máy của nước Pháp vừa đệ đơn khiếu nại về vụ việc. Dù lo ngại rằng các lò phản ứng có thể bị tấn công, giới chức vẫn chưa lần nào ngăn chặn các máy bay không người lái này.

Hôm 19/10, chúng đồng loạt xuất hiện tại các địa điểm cách nhau hàng trăm km. Ít nhất một trong các phi cơ đủ lớn để mang theo một quả bom. "Một số chiếc chỉ dài vài chục cm với cự ly bay rất ngắn, nhiều nhất là vài trăm mét. Nhưng những chiếc khác lớn hơn hẳn, có thể dài hai mét, đủ để chở một thiết bị nổ và là những chiếc gây lo lắng nhiều hơn cả", một chuyên gia cho hay. Các chuyến bay do thám trên thường diễn ra vào ban đêm hoặc sáng sớm. Một địa điểm hạt nhân quân sự và một nhà máy thuộc công ty hạt nhân nhà nước Areva cũng nằm trong số các mục tiêu. Tuy nhiên, EDF trấn an rằng các máy bay trên không có khả năng gây thiệt hại nếu chúng rơi xuống hay thả bất kỳ vật thể nào xuống các lò phản ứng. Bộ Nội vụ Pháp cũng khẳng định các nhà máy có một hệ thống để vô hiệu hóa máy bay không người lái và chúng đủ khả năng chịu đựng một cú đâm của máy bay chở khách.

Việc bay vào khu vực không phận có chu vi 5 km quanh các địa điểm hạt nhân hoặc bay qua chúng ở độ cao dưới 1.000 mét bị cấm ở Pháp. Lực lượng không quân Pháp có nhiệm vụ bảo vệ các nhà máy này. Pháp có lực lượng hạt nhân lớn thứ hai chỉ sau Mỹ và sản lượng điện các nhà máy hạt nhân của nước này tạo ra chiếm 75% tổng sản lượng, tỷ lệ cao nhất trong các nước trên thế giới.

Anh Ngọc

bach_djen
06-12-2014, 04:56 PM
Tổng thống Putin: ’Hoặc là Nga làm bá chủ thế giới, hoặc là tan rã’


Tờ Telegraph đưa tin, trong bài phát biểu hôm thứ Năm (4/12), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ trích phương Tây chẳng khác gì trùm phát-xít Adolf Hitler trước đây, luôn tìm “trăm phương nghìn kế” tiêu diệt Liên bang Nga.

Mở đầu bài phát biểu trước Quốc hội tại điện Kremlin, Tổng thống Nga đã lên tiếng ca ngợi Nga đang "trải qua thử thách mà chỉ có một quốc gia thống nhất, một nhà nước thực sự mạnh mẽ mới có thể gánh vác".

Trước khi đề cập đến vấn đề Ukraine và Crimea, ông Putin lên án các kẻ thù của Nga đã ủng hộ phe ly khai trong những năm 1990 và đầu những năm 2000. Nhà lãnh đạo Nga cho hay: "Họ mong chờ Nga đi theo vết xe đổ của Nam Tư và âm mưu chia cắt nước Nga. Nhưng may mắn, dân tộc Nga đã kiên cường chiến đấu để dập tắt mọi nỗ lực của các thế lực thù địch."


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/ngoai_quoc/tong-thong-nga-putin.jpg
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho hay: ““Hoặc là Nga làm bá chủ thế giới, hoặc là tan rã”. (Ảnh minh họa)

Ám chỉ các nước phương Tây đang tìm cách thay đổi chế độ ở Nga, ông Putin gợi nhớ đến kết cục thảm bại của Hitler khi cố gắng tiêu diệt đế chế Nga hùng mạnh. Trước mối đe dọa đến từ các nước phương Tây đối với cuộc khủng hoảng tại Ukraine, người đứng đầu nước Nga cho biết Moscow sẽ không dại gì mà sa vào một cuộc chạy đua vũ trang tốn kém. Tuy nhiên, ông cho rằng, không cần động đến bạo lực, Nga vẫn sẽ có các biện pháp nhằm kiểm soát tình hình Ukraine. Putin khẳng định: "Không một ai có thể đạt được mục đích quân sự trong lãnh thổ nước Nga". Cũng trong bài phát biểu hôm thứ Năm, Tổng thống Nga đã lên tiếng bảo vệ quyết định sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine hồi tháng 3 năm nay. Ông Putin cho rằng Crimea là một phần thiêng liêng thuộc chủ quyền của Nga, tương tự Thánh địa Jerusalem của người Do Thái. Ông chủ điện Kremlin cho biết, Nga đang phải đối mặt với mối đe dọa từ các quốc gia phương Tây trong việc bảo vệ lãnh thổ Crimea. Đặc biệt, nhà lãnh đạo Nga cáo buộc Mỹ đứng sau thao túng các nước láng giềng của Nga trong đó có người anh em Ukraine. Bày tỏ quan điểm trước các Nghị sĩ, Bộ trưởng và các nhà lãnh đạo khu vực, ông Putin cho rằng: "Nếu đối với nhiều nước châu Âu, chủ quyền lãnh thổ và niềm tự hào dân tộc đang bị lãng quên và xem như một thứ xa xỉ, thì đối với Liên bang Nga, chủ quyền thật sự là điều kiện thiết yếu quyết định sự tồn tại của Moscow”. Người đứng đầu nước Nga nhấn mạnh: "Hoặc là chúng ta sẽ làm bá chủ, hoặc là tan rã. Và, tất nhiên, các quốc gia khác cũng cần phải thấu hiểu điều này." Dẫn chứng cho phát biểu của mình, ông Putin nhận định: "Quân đội Nga được huấn luyện chuyên nghiệp, trang bị vũ khí hiện đại và luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Giờ đây, lực lượng vũ trang Nga không những tinh nhuệ mà còn dũng cảm, đủ sức chống lại mọi kẻ thù để bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc".

Bài phát biểu của Tổng thống Nga diễn ra trong bối cảnh ít nhất 19 người đã thiệt mạng trong một trận chiến đường phố giữa các tay súng Hồi giáo và lực lượng an ninh Nga tại Grozny, thủ phủ của Chechnya.

Theo Thành Đạt (Pháp luật TP.HCM)

thieugia
24-12-2014, 12:06 PM
Nhà Trắng phản hồi đơn kiến nghị trừng phạt Trung Quốc


http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/tinnhanh.jpg
Thứ tư, 24/12/2014 | 07:42 GMT+7


Nhà Trắng tuyên bố không đứng về bên nào trong tranh chấp và ủng hộ giải quyết bất đồng bằng biện pháp hòa bình, khi hồi đáp đơn đề nghị Mỹ trừng phạt Trung Quốc vì từng đặt giàn khoan trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Quoc_te/thnh%20cu%20alaska.jpg
Đơn kiến nghị

Trả lời kiến nghị đăng trên trang web của Nhà Trắng hồi tháng 5, cơ quan này hôm qua tuyên bố Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, nhưng có lập trường về cách thức theo đuổi, xử lý các tranh chấp này cũng như liệu các tuyên bố hàng hải của một quốc gia ven biển có phù hợp với luật pháp quốc tế hay không.

Đơn thỉnh cầu hồi giữa năm đề nghị Mỹ trừng phạt Trung Quốc vì đã đặt giàn khoan Hải Dương 981 sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. "Washington từ lâu đã kêu gọi Trung Quốc và tất cả các bên liên quan theo đuổi tuyên bố chủ quyền và các quyền hàng hải đi kèm một cách hòa bình, không ép buộc, phù hợp với luật pháp quốc tế", thông báo viết. Nhà Trắng cũng cho biết Mỹ có lợi ích quốc gia ở Biển Đông, bao gồm tự do hàng hải, giải quyết hòa bình các tranh chấp, tôn trọng luật pháp quốc tế và thương mại hợp pháp không bị cản trở. "Chúng tôi ủng hộ những nỗ lực làm giảm căng thẳng và mở rộng không gian cho các giải pháp hòa bình và ngoại giao để giải quyết tranh chấp", thông báo cho hay. "Chúng tôi đã bày tỏ lo ngại trước các hành động của Trung Quốc, bao gồm việc nước này triển khai giàn khoan dầu Hải Dương 981, tới các lãnh đạo cấp cao nhất của Trung Quốc".

Đơn kiến nghị trừng phạt Trung Quốc được một người dùng có tên T. D, ở San Diego, bang California đăng tải trên website chính thức của Nhà Trắng từ hôm 13/5. Người này cần thu thập đủ 100.000 chữ ký ủng hộ nếu muốn Nhà Trắng xem xét và đưa ra phản hồi về nội dung kiến nghị.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Quoc_te/kin%20ngh%20pht%20tq.png
Đơn kiến nghị trừng phạt Trung Quốc trên website Nhà Trắng đã thu hút được gần 140.000 chữ ký ủng hộ. Ảnh chụp màn hình.

Trong đơn kiến nghị, T. D kêu gọi chính phủ Mỹ xem xét các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Trung Quốc về vụ giàn khoan Hải Dương 981. Theo T. D, chỉ lên án và phê phán bằng lời nói là chưa đủ. "Chúng tôi cần Nhà Trắng xem xét các phương án trừng phạt kinh tế đối với Trung Quốc bởi đây là phương pháp duy nhất có hiệu quả", người này cho biết thêm.

Đơn kiến nghị hoạt động theo chương trình "We the People" (Chúng tôi là người dân) trên trang web của Nhà Trắng. Đây là nơi các cá nhân có thể tạo kiến nghị, thu thập chữ ký để kêu gọi chính quyền liên bang có hành động với vấn đề nào đó. Theo đó, một kiến nghị cần phải thu thập được 5.000 chữ ký để được công bố trên website Nhà Trắng và 100.000 chữ ký trong vòng 30 ngày để được chính quyền Tổng thống Obama xem xét.

Kiến nghị đạt yêu cầu phần lớn nhận được phản hồi từ các quan chức khác nhau trong chính phủ Mỹ, bao gồm cả nhân viên Nhà Trắng, chỉ có một số ít được Tổng thống Obama trả lời. Ngoài ra, thời gian phản hồi còn phụ thuộc vào chủ đề và số lượng đơn kiến nghị từ "We the People".

Theo Như Tâm/VnExpress

admin
21-04-2015, 04:57 AM
Trung Quốc: Xôn xao tin đồn “Bộ Tứ” muốn lật đổ Tập Cận Bình
http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Quoc_te/xijinping.jpg



http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/tinnhanh.jpg
Ngày 16.04.2015 |04:35|

Trong bốn tháng qua, truyền thông Trung Quốc đang xôn xao về tin đồn xuất hiện một “Bộ Tứ” trong giới chính trị nước này, gồm những nhân vật muốn lật đổ nhà lãnh đạo Tập Cận Bình. Vậy sự thật ra sao?

Theo The Diplomat, truyền thông Trung Quốc cho rằng “Bộ Tứ” này gồm 4 nhân vật là Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch, Từ Tài Hậu và Bạc Hy Lai, đã bắt tay cùng nhau kết bè phái với âm mưu lật đổ nhà lãnh đạo Tập Cận Bình thông qua một cuộc đảo chính.

Dù đây mới chỉ là tin đồn nhưng một số sự kiện thực tế đã khiến truyền thông Trung Quốc có cơ sở để “bán tín bán nghi” về sự xuất hiện của “Bộ Tứ” này.


http://img.infonet.vn/t660/Uploaded/minhthu/2015_04_15/tap_can_binh_infonet.jpg (http://img.infonet.vn/t660/Uploaded/minhthu/2015_04_15/tap_can_binh_infonet.jpg)


Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.



Thứ nhất, khi Cựu Ủy viên thường trực Bộ Chính trị Trung Quốc, Chu Vĩnh Khang bị khai trừ khỏi đảng Cộng sản vào ngày 5/12/2014, truyền thông Trung Quốc đã đồng loạt đưa tin ông Chu “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng về nguyên tắc chính trị, tổ chức và bí mật”.

Hôm 3/4, Viện Kiểm soát Nhân dân Tối cao Trung Quốc đã chính thức khởi tố cựu quan chức an ninh Chu Vĩnh Khang (72 tuổi). Ông Chu đã trở thành vị quan chức cấp cao nhất trong đảng Cộng sản Trung Quốc đối mặt với tội danh tham nhũng.

Trong thời kỳ đỉnh cao quyền lực, ông Chu từng nắm quyền kiểm soát các lực lượng cảnh sát, cơ quan tình báo, tòa án và văn phòng công tố tại Trung Quốc. Là thành viên trong Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Chu từng là một trong chín quan chức cấp cao điều hành quốc gia 1,3 tỷ dân. Tới năm 2012, ông này về nghỉ hưu.

Thứ hai, một tuần sau khi Chánh văn phòng Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc Lệnh Kế Hoạch bị điều tra tội “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật Đảng”, Bộ Chính trị nước này đã tổ chức một cuộc họp với nội dung phản đối tư tưởng bè phái chính trị vào ngày 29/12/2014. Trong cuộc họp này, chính phủ Trung Quốc đã nêu rõ những quy định cấm “tập hợp các cá nhân để kết thành bè phái chính trị hay kết bè phái để mưu lợi cá nhân”.

Thứ ba, vào ngày 18/3/2015, trong một bài báo được đăng trên Nhật báo Giám sát và Kiểm tra kỷ luật Trung Quốc, ông Zhou Qiang, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Trung Quốc đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm mà ông này học được từ Tổng bí thư Tập Cận Bình. Điều đáng nói, ông Zhou nhấn mạnh Chu Vĩnh khang và Bạc Hy Lai đã “chà đạp lên luật pháp, làm suy yếu tình đoàn kết trong đảng và tham gia các hoạt động chính trị phi chính phủ”.

Tuy nhiên, những bằng chứng trên dường như chưa đủ tính thuyết phục về việc bốn nhân vật quyền lực trong giới chính trị Trung Quốc thành lập “Bộ Tứ” nhằm lật đổ Tập Cận Bình. Điển hình, không có bằng chứng nào cho thấy Từ Tài Hậu tự tham gia hay tham gia cùng Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch và Bạc Hy Lai vào “các hoạt động chính trị phi chính phủ”. Do đó, tội của Từ Tài Hậu, Cựu Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc chỉ là nhận hối lộ chứ không phải tham gia âm mưu đảo chính.

Trong khi đó, Lệnh Kế Hoạch cũng được xác định không liên quan gì tới hoạt động kết bè phái chính trị với Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai. Ngoài ra, không có bằng chứng nào cho thấy Chu Vĩnh Khang hay Bạc Hy Lai tham gia nhóm “Xishan Hui” của Lệnh Kế Hoạch. Nhóm “Xishan Hui” gồm các thành viên là quan chức chính phủ và doanh nhân tại tỉnh Sơn Tây.

Thậm chí, cũng không có bằng chứng xác đáng nào có thể chứng minh Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai âm mưu tiến hành đảo chính. Nhiều khả năng trước khi xảy ra vụ việc Vương Lập Quân, Cựu Giám đốc Công an Trùng Khánh tới đại sứ quán Mỹ xin tị nạn hồi tháng 2/2012, Chu Vĩnh Khang đã có những suy nghĩ đánh giá cao Bạc Hy Lai. Ngoài ra, có thể ông Chu đã liên lạc riêng với Bạc để nghĩ cách giải quyết vụ bê bối của Vương Lập Quân. Tuy nhiên, khó có thể khẳng định được rằng Chu Vĩnh Khang cam kết sẽ hậu thuẫn cho Bạc Hy Lai sau hai năm ông này nghỉ hưu.

Cuối cùng, không có bằng chứng nào cho thấy “Bộ Tứ” đã tổ chức các cuộc họp riêng để bàn bạc với nhau. Cơ hội duy nhất để họ xuất hiện cùng một địa điểm với hàng ngàn người khác là trong các kỳ họp Quốc hội. Do đó, theo Diplomat, không thể chứng minh cả 4 người này cùng tham gia vào “các hoạt động chính trị phi chính phủ”.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Diplomat, một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Nguồn: InfoNet

thieugia
17-05-2015, 11:58 AM
Vì sao Mỹ muốn điều tàu, máy bay đến khu vực Trung Quốc cải tạo ở Biển Đông

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/tinnhanh.jpg
Chủ nhật, 17/5/2015 | 08:19

Đề xuất điều tàu và máy bay của Mỹ đến những bãi đá Trung Quốc đang xây dựng phi pháp nhằm thể hiện lập trường dứt khoát rằng Washington không chấp nhận hoạt động cải tạo của Bắc Kinh, và là bước tiến mới để trấn an các nước nhỏ.


http://m.f29.img.vnecdn.net/2015/05/17/tau-chien-fort-worth-4810-1431-9405-6882-1431829238.jpg
Tàu chiến cận bờ USS Forth Worth của Mỹ tại Biển Đông. Ảnh: US Navy

Mỹ hôm 13/5 thông báo một trong những tàu chiến mới nhất của hải quân, USS Fort Worth, đã hoàn thành cuộc tuần tra kéo dài một tuần ở Biển Đông. Quân đội Mỹ đang xem xét khả năng điều phi cơ và tàu quân sự tới khu vực trong phạm vi 12 hải lý quanh những bãi đá ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam mà Bắc Kinh chiếm giữ và đang tiến hành cải tạo.

Theo cây bút Shannon Tiezzi của The Diplomat, Lầu Năm Góc đang tìm cách chứng minh rõ ràng rằng Mỹ không chấp nhận việc Trung Quốc cải tạo và xây dựng trên các bãi đá ở quần đảo Trường Sa. Hoạt động bồi đắp gần đây của Trung Quốc có thể nhằm khiến cộng đồng quốc tế xem xét các đảo nhân tạo Bắc Kinh đang xây dựng như đảo thực sự và được hưởng quy chế đảo.

Theo WSJ, Mỹ tin rằng những nơi Trung Quốc đang cải tạo được coi là đá ngầm, hay là bãi cạn lúc chìm lúc nổi, chứ không phải là đảo theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), và do đó không được hưởng lãnh hải 12 hải lý. Hơn nữa, điều 60 (8) của UNCLOS cũng ghi rõ "các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình không được hưởng quy chế của đảo. Chúng không có lãnh hải riêng và sự có mặt của chúng không có tác động gì đối với việc hoạch định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế hoặc thềm lục địa".

Nếu được thông qua, tàu và máy bay Mỹ sẽ được điều đến quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc trong phạm vi 12 hải lý để thể hiện rằng Washington không công nhận các thực thể đó đủ điều kiện để được coi là đảo, do đó không được hưởng lãnh hải.

Lợi ích của Mỹ ở Biển Đông

Mỹ quan tâm đến vấn đề Biển Đông vì Washington khẳng định có lợi ích tại khu vực này, nơi khoảng một phần ba thương mại thế giới đi qua. Điểm quan trọng hơn là các hành vi hung hăng của Trung Quốc, tiêu biểu là hoạt động thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông, đang làm suy yếu lợi ích của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Những động thái của Bắc Kinh là mối đe dọa cho các quy tắc, chuẩn mực về ranh giới biển và tài nguyên, tự do hàng hải.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel đã phát biểu "vấn đề quan trọng đối với chúng tôi tại Biển Đông không phải là các bãi đá, mà là các quy tắc bị vi phạm". Động thái của Trung Quốc ảnh hưởng tiêu cực đến các đồng minh và đối tác của Mỹ, những nước là nền tảng quan trọng cho sự hiện diện của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Theo Prashanth Parameswaran, cây bút chuyên về Đông Nam Á của The Diplomat, chính sách của Mỹ tại châu Á cho đến nay chưa đạt được hiệu quả mong đợi. Chính quyền Obama đã thực hiện một số bước đi để đáp trả Trung Quốc, bao gồm tăng cường năng lực cho các đồng minh và đối tác then chốt, lên tiếng chỉ trích hoạt động bồi đắp của Trung Quốc, và hỗ trợ vụ kiện của Manila chống lại Bắc Kinh.

Tuy nhiên, những động thái này chưa thay đổi đáng kể hành vi của Bắc Kinh và cũng không đủ làm các nước Đông Nam Á yên tâm. Trung Quốc đang tiếp tục đẩy mạnh hoạt động bồi đắp và cải tạo tại Biển Đông, phớt lờ luật pháp quốc tế, đồng thời trì hoãn việc thống nhất về quy tắc ứng xử với các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Một số biện pháp Mỹ tiến hành cũng đòi hỏi thời gian, trong khi Trung Quốc lại đang thay đổi hiện trạng một cách nhanh chóng. Vì vậy, rõ ràng Mỹ cần có thêm biện pháp cứng rắn như điều tàu và máy bay đến gần những nơi Trung Quốc đang xây dựng phi pháp ở Biển Đông để kìm hãm Bắc Kinh.

Muhammad Faiz Aziz, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Luật và Chính sách Indonesia (PSHK) cho rằng, nếu Mỹ quyết định điều tàu chiến, nước này sẽ giúp các quốc gia khác đối trọng quân sự với Trung Quốc, đặc biệt là các nước nhỏ có sức mạnh quân sự yếu hơn Bắc Kinh. Việc điều tàu và máy bay của Mỹ cũng sẽ đảm bảo tự do và an ninh hàng hải. Nhiều tàu quốc tế di chuyển qua khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Nếu Trung Quốc chiếm nơi này thì có thể kiểm soát tuyến đường thương mại quan trọng và kiểm tra tàu quốc tế đi qua. Sự hiện diện của Mỹ trong khu vực có thể ngăn chặn điều này xảy ra, Aziz nhận định. Biện pháp cứng rắn với Trung Quốc sẽ thể hiện được cam kết của Mỹ với Philippines, đồng minh duy nhất trong Đông Nam Á tham gia vào tranh chấp Biển Đông. Quan hệ Mỹ - Philippines đang phát triển tích cực thông qua tăng cường hợp tác quốc phòng. Hiệp định Washington đã ký với Manila sẽ cho Washington quyền tiếp cận nhiều hơn đến các cơ sở gần Biển Đông.

Nguy cơ đối đầu Mỹ - Trung

Một số chuyên gia cảnh báo rằng quan hệ Mỹ - Trung có thể tổn hại sâu sắc nếu Washington quyết định điều tàu và máy bay đến gần những cơ sở Bắc Kinh đang xây dựng phi pháp ở Biển Đông. Zhang Baohui, chuyên gia về an ninh quốc tế tại Đại học Lingnan ở Hongkong, cho biết ông lo lắng về nguy cơ đối đầu giữa hai nước. Việc này có thể dẫn đến "sự leo thang ngoài ý muốn", ông nói. "Liệu họ (Mỹ) có sẵn sàng chấp nhận hậu quả của sự leo thang này?"

Trong khi đó, Parameswara nhận xét quan điểm cho rằng Mỹ không nên cứng rắn hơn với Trung Quốc là khá yếu và không xác đáng. Theo ông, gìn giữ quan hệ song phương không có nghĩa là làm ngơ trước các hành động phá hoại sự ổn định, pháp quyền, và tự do trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương; nền tảng mà từ đó, sự thịnh vượng của khu vực, bao gồm cả Trung Quốc, đã được xây dựng trong vài thập kỷ qua. Hơn nữa, muốn xây dựng quan hệ thì phải cần phải có sự nhiệt tình của cả hai phía. Bắc Kinh không thể tiếp tục có những hành động phá hoại lợi ích của Mỹ mà vẫn cho rằng Washington sẽ không có phản ứng dứt khoát để ngăn chặn chúng. Thực chất, hai nước từng thực hiện một số bước đi "mạo hiểm" trong tranh chấp ở biển Hoa Đông. Các quan chức Mỹ chỉ ra rằng Trung Quốc điều tàu đến gần quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư để thể hiện với Tokyo và những bên khác rằng nước này không công nhận đó là lãnh thổ của Nhật Bản. Mỹ điều hai máy bay ném bom B-52 của nước này bay trên bầu trời khu vực tranh chấp trên biển Hoa Đông để thể hiện Washington không công nhận vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc lập ra.

Biển Đông sẽ tiếp tục là bài toán quan trọng để xem thế giới và Mỹ có thể đối phó như thế nào với một Trung Quốc đang lớn mạnh nhanh chóng, trong khi vẫn giữ gìn quan hệ với Bắc Kinh.

Phương Vũ