PDA

View Full Version : Bút chiến: "Đại Học thậm chí không dạy bạn cách làm Thuê" của D.G Quách Tuấn Khanh



taothao
11-10-2013, 06:24 PM
Ngày 18 tháng 9, trên Facebook chính thức của diễn giả Quách Tuấn Khanh có đăng bài viết với nhan đề "Đại Học thậm chí không dạy bạn cách làm Thuê". Sau khi được công bố, cộng đồng mạng đã có những phản ứng trái chiều về một số quan điểm trong bài viết này.

Để rộng đường dư luận, taothao xin đăng nguyên văn bài viết này của QTK để bạn đọc tham khảo.

taothao

----------------

ĐẠI HỌC THẬM CHÍ KHÔNG DẠY BẠN CÁCH LÀM THUÊ

Theo khảo sát 457 doanh nghiệp của Hiệp hội các trường Đại học và Doanh nghiệp quốc gia (NACE), các phẩm chất và kỹ năng quan trọng của người đi làm theo đánh giá của nhà tuyển dụng là (theo thang điểm 5, với 5 là quan trọng nhất và 1 là không quan trọng):

Kỹ năng truyền thông (nói và viết) 4.69; Thành thật/Ngay thẳng 4.59; Kỹ năng làm việc nhóm 4.54; Kỹ năng Quan hệ con người 4.50; Đạo đức làm việc 4.46; Động lực/Sáng kiến 4.42; Linh hoạt/Thích nghi 4.41; Kỹ năng phân tích 4.36; Kỹ năng máy tính 4.21; Kỹ năng tổ chức 4.05; Kỹ năng định hướng chi tiết 4.00; Lãnh đạo 3.97; Tự tin 3.95; Thân thiện 3.85; Kỹ năng cư xử tốt/Lịch sự 3.82; Bặt thiệp 3.75; Điểm số 3.68; Sáng tạo 3.59; Hài hước, vui vẻ 3.25; Chấp nhận rủi ro 3.23.

Rõ ràng, điểm số ở trường không hề đảm bảo cho bạn việc làm tốt, nếu bạn "bỏ lơ" các kỹ năng và phẩm chất cần rèn luyện và học tập khác. Ở một số ngành kỹ thuật, y học thì điểm số quan trọng hơn một chút, nhưng chỉ là điều kiện cần. Với những ai từng học ĐH Việt Nam (như tôi), từng dạy ĐH Việt Nam (cũng là tôi) hoặc đang học ĐH đều hiểu rõ: để sinh viên có điểm tốt, sinh viên phải đáp ứng yêu cầu của... giảng viên về cả kiến thức lẫn "hình thức".

Vậy muốn thành công chỉ riêng trong việc làm thuê, bạn cần biết bổ sung những thứ còn thiếu trong những năm tháng học ĐH bằng bất cứ con đường nào: học thêm. làm thêm. sinh hoạt, tự trui rèn, làm chủ cách sống... ĐỪNG nghe những người đang sống bám về DANH hoặc LỢI vào ĐH Việt Nam bảo "cứ cố học lấy điểm số cao đi" để rồi xin việc làm thuê cũng không xong. Bạn tự hiểu vì sao họ phải nói như vậy rồi.

Tôi không khuyên bạn bỏ học hay "cố tình" học kém, tôi khuyên bạn hiểu rõ việc học và vai trò của điểm số để học khôn ngoan, nhất là những bạn đang học sai ngành mà không dám bỏ ĐH vì học xong bạn cũng chẳng dùng gì "chút" thứ kiến thức chuyên môn đó.

Quách Tuấn Khanh

Nguồn: Facebook diengiaquachtuankhanh

taothao
11-10-2013, 10:40 PM
Tình cờ đọc một stt của của anh về việc học đại học dựa trên một khảo sát của Hiệp hội Các trường đại học và Doanh nghiệp quốc gia (NACE) về các phẩm chất và các kỹ năng quan trọng của người đi làm theo đánh giá của các nhà tuyển dụng (như giao tiếp, thành thật, làm việc nhóm, quan hệ, đạo đức, chủ động, thích nghi…- tên các kỹ năng này tôi đã viết lại). Tôi thấy thất vọng về cách anh chia sẻ cho lớp trẻ.

Có lẽ không có gì sai khi anh kết luận, “điểm số ở trường không hề đảm bao cho bạn việc làm tốt, nếu bạn”bỏ lơ” các kỹ năng phẩm chất cần rèn luyện và học tập khác”. Điều đáng tiếc, căn cứ vào kết quả khảo sát, anh đã vội vàng đi đến kết luận là các “trường đại học thậm chí không dạy bạn các làm thuê”, và khuyên sinh viên là “ĐỪNG nghe những người đang sống bám về DANH hoặc LỢI vào ĐH Việt Nam bảo cứ cố học lấy điểm cao đi’ để xin làm thuê cúng không xong”.

Dù không biết anh mà chỉ nghe anh là "diễn giả nổi tiếng" nhưng phải nói rõ để anh hiểu nhé:

1. Phạm vị của cuộc khảo sát này là nhờ các nhà tuyển dụng đánh giá “các kỹ năng quan trọng” mà họ mong muốn từ người xin việc. Vì vậy phiếu khảo sát chỉ liệt kê các kỹ năng như danh sách anh đưa ra để các nhà tuyển dụng đánh giá và không dưa vào khảo sát kiến thức chuyên môn. Tôi cùng vừa hoàn tất một khảo sát tương tự với 400 CEO ở Việt Nam nên hiểu rõ cách khảo sát này. Vì vậy, việc anh dựa vào khảo sát này kết luận những gì giảng dạy ở trường đại học và người giảng dạy ở các trường đại học như vậy là suy nghĩ thiếu cẩn trọng và xúc phạm những người đang giảng dạy ở các trường ĐH. Hãy nhớ, ở đâu cũng có người tốt, người xấu.

2. Một nhà tuyển dụng không thể tuyển những người chỉ biết giao tiếp, làm việc nhóm, giỏi quan hệ.. mà không có hoặc không thể phát triển được các kỹ năng chuyên môn (kỹ thuật, tài chính, tổ chức, nhân sự, marketing…). Những kiến thức, kỹ năng chuyên môn đó, các bạn trẻ học được ở đâu? Xin trả lời là từ trường ĐH. Mục đích quan trọng của giáo dục đại học là cung cấp các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp nền tảng, khả năng tư duy và học hỏi để người tốt nghiệp có thể tiếp tục tự phát triển trong cuộc sống sau này. Có thể chương trình đại học quá tập trung vào những thứ này nên đã giảm nhẹ việc giúp sinh viên có các kỹ năng khác. Tuy nhiên, không phải trường ĐH nào cũng vậy. Một xã hội phát triển không thể không dựa trên các giá trị mà các trường đại học đóng góp.

Chẳng lẽ, sinh viên cứ nên bỏ các trường đại học rồi chạy theo lời khuyên của các diễn giả suốt ngày hô hào “làm giàu không khó”, “trở thành người người khổng lồ”, “bí quyết thành công”… rồi để trở thành ông chủ, bà chủ hết lượt?

Đất nước đang cần những người chủ doanh nghiệp biết xây dựng doanh nghiệp bền vững và tạo giá trị trên nền tảng sản xuất, cung cấp dịch vụ, cần những kỹ sư, những người thợ tay nghề giỏi chứ không phải những tay chém gió kỳ khôi, me hoặc lòng người bằng những thứ hão huyền.

taothao
11-10-2013, 11:04 PM
Maidzo A-z TÔI ĐƯỢC BIẾT ÔNG CÓ ĐỨNG LỚP Ở TRƯỜNG ĐH (NHƯNG ÔNG ĐÃ BIẾT LÃNH ĐẠO Ở ĐÓ NHẬN XÉT PERFORMANCE CỦA ÔNG NHƯ THẾ NÀO CHƯA?) SAO MÀ ÔNG PHỦ NHẬN SẠCH TRƠN VAI TRÒ CỦA GDĐH THẾ?! VẬY LÀ ÔNG CHẠY VÔ ĐH ĐỂ "bám về DANH hoặc LỢI" MÀ KHÔNG ĐẠT???

Quách Tuấn Khanh Khi bạn đang cố bảo vệ, tức là bạn hoàn toàn thiếu tự tin về n hững gì ĐH đang đóng góp. Bạn cứ làm một cuộc khảo sát bỏ túi các sinh viên đã rời trường 2-3 năm đi, bạn sẽ nghe phản hồi từ họ nhé. Tôi nhấn mạnh: đây là khảo sát của Mỹ, và tôi tin là kết quả khảo sát về tầm quan trọng của điểm số ĐH đối với nhà tuyển dụng VN còn thấp hơn, vì ai cũng biết chất lượng gai1o dục và cách chấm điểm của nhà trường VN. Còn bạn dùng từ "phủ nhận sạch trơn" là vô căn cứ, vui lòng đọc lại stt nhé. Tôi đạt thành tựu gì torng đời, có tìm kei61m gì trong ĐH không thì bạn cũng vui lòng tự tìm hiểu nhé Maidzo A-z.

Thanh Tran-Trong Chẳng xã hội nào phát triển nếu người ta không tôn trọng đại học, tự học là rất quan trọng, nhưng vai trò của đại học là không thể thiếu. Tôi từng rất tiếc khi không học cẩn thận 2 môn trong trường (mặc dù vẫn được điểm cao).

Nếu các trường ĐH chưa tốt thì ta phải tìm cách cải thiện nó, chữa đúng bệnh, chứ không phải hô hào SV không tôn trọng ĐH. Tôi thấy rất nguy hiểm.

Quách Tuấn Khanh Thưa Thanh Tran-Trong, nếu cha mẹ bạn đang hại bạn thì tôi vẫn khuyên bạn "hãy tự cứu mình" trước rồi tính chuyện "giải cứu" cha mẹ mình sau. Đời và cơi hội của các bạn trẻ quá ngắn ngủi để chờ đợi ĐH Việt Nam cải tổ... Ngay cả kết quả khảo sát tôi trích dẫn được thực hiện tại một nước văn minh là Mỹ, nơi mà người ta vẫn xem giáo dục ĐH chỉ là một phần cần chứ chưa đủ trong giáo dục con người. Tôi không hô hào sinh viên không tôn trọng ĐH, tôi chỉ hô hào sinh viên tôn trọng những gì đáng tôn trọng và giành "đúng và đủ" thời gian cho những thứ "xứng đáng". Còn lại, tôi mong họ tự khôn ngoan và tôn trọng CUỘC ĐỜI MÌNH.

Nhiên Thành An Những tay đa cấp luôn mở mồm ra nói như vậy. Và giờ đây, 1 số bạn bè tôi bỏ học để theo đa cấp. Để theo những người luôn nói về thành công. Nhưng thành công đối với những tay đa cấp là cái miệng biết nói ngon ngọt để lừa người khác.

Quách Tuấn Khanh Bạn biết tôi là ai không?

Le Minh Anh là người bán nước bọt để sống thôi.

Quách Tuấn Khanh Bạn cũng có nước bọt, sao không ai trả tiền bạn nhỉ? bạn không phân biệt được nước bọt với tri thức, năng lượng, bí quyết, bài học, kinh nghiệm à? Nếu bạn không dùng nước bọt, chắc bạn sẽ CÂM mất, và bạn thử kiếm sống không bằng nước bọt xem sao... Cha mẹ bạn dùng nước bọt dạy dỗ bạn đấy, các thầy cô dùng nước bọt giúp bạn vào đời đấy, các lãnh đạo dùng nước bọt dẫn dằt người khác đấy, Barack Obama dùng nước bọt để thắng cử 2 nhiệm kỳ đấy... Vấn đề là nước bọt của bạn đáng giá bao nhiêu xu mà thôi.

Le Minh Vậy anh có học thức, cũng làm cho bọn đa cấp? Bí quyết làm giàu? Nếu như không có điều kiện? làm sao làm giàu? Nếu người nghèo không có kiến thức làm sao làm thuê ?... Nếu Barack Obama không có kiến thức cho dù nói hết nước bọt cũng chẳng ai bỏ phiếu.

Quách Tuấn Khanh Điều kiện và kiến thức là thứ mà người thành công biết nơi, biết người và biết cách tìm, còn người thất bại cứ ngồi trơ mắt ếch ra mà gào "Tôi không có điều kiện" hay chính xác hơn là "Sao không ai tạo điều kiện cho tôi thế nhỉ". Còn trước khi bạn kết luận tôi làm gì, vui lòng tìm hiểu về tôi kỹ càng nhé, đó cũng là một kỹ năng của người thành công mà bạn còn thiếu đấy!... Vậy bạn nghĩ tôi chỉ có nước bọt thôi à? Còn ngoài nước bọt ra bạn có gì? Suy nghĩ nhé, đừng comment nữa. Tks

Le Minh Bây giờ anh dạy kỹ năng mềm, tôi người nghèo làm sao học? Vậy là thuê, làm mướn lấy tiền đi học kỹ năng? có đảm bảo làm giàu không ? Chỉ nghe nói trên lý thuyết, mọi người đứng dưới vỗ tay. nhưng không biết làm giàu cách nào ?... Nói thẳng a nỗi tiếng thế nào? làm giàu thế nào? tôi không qua tâm, đạo đức con người là qua trọng nhất. con người không đạo đức thì ai cũng khinh thường.

Quách Tuấn Khanh Comment cuối với bạn và vì bạn: Nhật xét đạo đức người khác không hề đơn giản, và người có đạo đức không bao giờ đi nhận xét đạo đức người khác. Bạn KHẲNG ĐỊNH bạn có đạo đức tốt lắm ư? Tập trung vào chuyện của bạn đi: bạn thèm khát giàu có và thành công "rõ cả dãi" mà, vậy hãy đi tìm cách có nó và đừng đánh mất đạo đức con người của mình. Có con đường đó đấy bạn, nếu muốn thì tôi chỉ cho!

taothao
11-10-2013, 11:24 PM
Thanh Tran-Trong Quách Tuấn Khanh đúng là "loạn ngôn". Hôm nào offline xem bạn đã làm được gì cho mình và cho xã hội nhé.

Quách Tuấn Khanh Đó là kết luận của bạn, không liên quan đến tôi. Nhưng bạn phạm phải một qui tắc cấm kỵ trong tranh luận: công kích cá nhân. Vui lòng không cm tiếp vì không có cùng nguyên tắc tranh luận. Thân, với lại muốn biết thêm về tôi bạn có thể tự tìm hiểu nhé. Ngay cả cái stt này của tôi cũng đã giúp được xã hội rồi, đương nhiên là cho những người biết nhận.

Ma Xó ĐH ko cho bạn tiền, nhưng cho bạn điều kiện kiếm tiền, quan trọng là bao nhiu người đang theo học hiểu được điều đó. Vì vậy đừng vin vào một cơ số người học vì ép buộc, vì điểm số mà coi thường nền Gd ĐH chỉ đào tạo ra những tiến sĩ giấy.

Việt Nam còn nghèo lắm, vì vậy đừng đòi hỏi quá cao mà nhìn vào thực tiễn, đừng ngồi rồi chỉ bít mơ mộng.
Lí thuyết dạy ở trg là vô bổ, ko thực tế? Ok vậy bạn có dám cho con cái của bạn ko đến trg từ khi còn bé , bạn tự tin rằng sẽ ném con bạn vào đường đời với một cái đầu rỗng tuếch kiến thức?

Tất cả là do bạn, hãy học theo cách mình muốn, đừng đổ lỗi cho nền giáo dục. Nền giáo dục ko đi lên hay Việt Nam kém phát triển là do những suy nghĩ như các bạn, ko ai dám làm ngừoi chịu sào thì đừng mong sẽ nhận đc kết quả vượt trội.

Tay có ngón dài ngón ngắn, người có tốt có xấu, ĐH cũng vậy, bạn đừng ôm đồm tất cả ĐH Việt Nam để nêu lên cái suy nghĩ của bạn! Rất buồn nếu tư tưởng này được phổ biến đến vs các bạn trẻ, đặc biệt đang và sẽ có ý định bước chân vào giảng đường đại học!

Phạm Thị Thùy Linh like nhưng cháu có ý kiến là nếu học chỉ vì mục đích điểm thôi, thậm chí thuê học hộ, thi hộ để đạt điểm cao tất nhiên là không nên. Thế nhưng khi say mê học tập thì lại hoàn toàn khác, mà đã say mê thì điểm số cao là lẽ đương nhiên. Bên cạnh đó, kiến thức nhà trường là học chủ yếu trên mô hình nhỏ, việc áp dụng ra ngoài thực tế sẽ khó khăn hơn rất nhiều, không nên quy chụp rằng kiến thức nhà trường không có nhiều lợi ích, thậm chí kiến thức nhà trường dạy như vậy còn tạo cơ hội cho sinh viên phát huy khả năng sáng tạo, tự tìm tòi học hỏi. Tất cả những kĩ năng chú đề cập ở trên có thể trường đại học không dạy nhưng trường đại học lại chính là nơi cho sinh viên môi trường tuyệt vời thử nghiệm, luyện tập những kĩ năng đó. Cháu không biết cháu có phải ngốc nghếch và thiếu hiểu biết hay không. Nhưng trong thời cấp 3 cháu đã phấn đấu rất nhiều để thi vào 1 trường ĐH có tiếng ở thủ đô mình. Ngay sau đó, cháu đã được tiếp xúc với những tư tưởng đề cao kĩ năng mềm, và thực sự cháu đã thấy rất tuyệt vời, con người cháu thay đổi, tự tin, bản lĩnh, sống tốt hơn, cháu đã đi làm thêm, tham gia hội nhóm rất nhiều. Và khi đó cháu không dành nhiều thời gian cho trường đại học, điểm số tệ, thiếu những kiến thức cơ bản cho chuyên ngành của cháu.Cháu đã hiểu là chỉ cần kĩ năng mềm mình tốt còn kiến thức đại học thì không cần, không cần bằng giỏi làm gì.Nhưng hiệu quả lại không như cháu mong muốn.Năm nay cháu học năm thứ 3, tập trung học nhiều hơn những môn chuyên ngành cháu nhận thấy, đó là những môn học rất hay, rất thú vị, ứng dụng được rất nhiều trong cuộc sống, lúc này mới thấy mình rỗng, bản thân cháu không những cần kĩ năng mềm mà kĩ năng CỨNG cũng vô cùng quan trọng, cân bằng cả hai có lẽ là lựa chọn tốt nhất với cháu. Nếu chú thấy trường hợp của cháu đúng với 1 bộ phận sinh viên nào đó, cháu rất vui mừng nếu chú giúp cháu chia sẻ rõ ràng hơn những hiểu biết về kĩ năng mềm, cũng như phạm vi phát huy tác dụng của nó, để tránh trường hợp các em năm nhất tương tự như cháu, cảm ơn chú ạ, chú Quách Tuấn Khanh.

taothao
11-10-2013, 11:35 PM
Thao Nguyen Xanh E chia sẻ câu chuyện của chính mình, để mọi người có một góc nhìn nữa: E học đại học đúng ngành E thích, E thấy phù hợp với mình. Ra trường vì hoàn cảnh, E lại ko làm đúng ngành đã học, ma lam cviec chủ yếu dưa vào các kỹ năng mềm (giao tiếp...). Cviec thấy cũng ok,thu nhập được, có thăng tiến. Rồi lại vì hoàn cảnh E quay lại làm đúng ngành đã học. Gần 10,cũng nhiều kinh nghiệm,kỹ năng mềm ok...và thấy những ngày tháng ngồi Giảng đường thật hữu ích.Giang duong đã cho E những kiến thức mà E xem đó là Tài khoản tiết kiệm: E để ngân hàng thì sinh lãi. E rút ra su dung, đầu tư khi cần vào bất cứ lúc nào cũng được.

Thuan Doan Chẳng lẽ, sinh viên cứ nên bỏ các trường đại học rồi chạy theo lời khuyên của các diễn giả suốt ngày hô hào “làm giàu không khó”, “trở thành người người khổng lồ”, “bí quyết thành công”… rồi để trở thành ông chủ, bà chủ hết lượt? -----> Rất đồng ý với thầy Ngo Quy Nham. Thật là ngớ ngẩn khi người ta liệt kê ra 1% bỏ học để thành CEO mà quên mất số % còn 'đang ở đâu'. Kiến thức bài bản luôn là nền tảng quý báu cho phát triển sự nghiệp một cách bền vững (chứ không phải chụp giật). Do tình hình KTXH đặc thù của Việt Nam đang hình thành, một số người giàu lên kếch xù bằng những 'ngón nghề', những 'mối quan hệ' và quay lưng phủ nhận sạch trơn việc học tập, đào tạo ở trường đại học. Thực tế thì lý thuyết là từ thực tế đúc kết thành, và có học tập bài bản thì làm việc sẽ chững chạc. Còn các trường hợp thực tế bảo thành công mà 'có cần học đâu', nhìn chung, vẫn là đã 'vô tình' đi theo những mô hình xây dựng hiệu quả kinh doanh đã được thừa nhận. Nếu coi thương trường là chiến trường thì việc học tập trang bị vũ khí, còn chiến đấu thế nào là tùy vào phẩm chất của từng cá nhân, không có gì đảm bảo 100% có vũ khí là sẽ chiến thắng (hay không có vũ khí là sẽ thua). Nhưng trang bị vũ khi cho người ra trận thì khó mà thừa lắm.

Trung Vũ Mình nghĩ thế này:
Những người ko học ĐH mà vẫn thành công không có nghĩa là họ ko học. Họ tiếp thu những cái hay, kinh nghiệm của cuộc sống và thành công, số này ít. Còn lại thì thường những người ko học ĐH bh là do lười biếng và kém tư duy, ra xã hội bị xô đẩy => thất bại.
Còn những SV học ĐH, đúng là giáo trình không sát với thực tế nhiều nhưng vẫn có, quan trọng là việc môi trường ĐH khá tốt, nhất là những trường đầu vào cao, ở cùng với những sv giỏi thì học hỏi đc những cái hay cái đẹp, ko như bên ngoài cuộc sống.
=> Tóm lại là nếu ai thật sự giỏi và bản lĩnh thì ra ngoài bươn chải sẽ phát huy đc bản thân nhiều, số này ít lắm, còn lại thì nên vào ĐH sẽ tốt hơn.

Giang Chu Quý Nói qua cũng phải nói lại. Với một người thì hiểu biết càng nhiều thì sẽ phải mang trách nhiệm càng lớn là phải hướng dẫn, thậm chí giúp đỡ cho những người kém hơn mình. Trong trường hợp này chính là các diễn giả và các thầy cô. Cũng vì lý do này mà nói ngược lại thì nếu những người này lợi dụng sự kém hơn của những người khác để mưu lợi thì đúng là cực cực đáng lên án.

Tuy nhiên, ở trong trường hợp này, những người ở thế "bị động" là các bạn sinh viên. Những người có vẻ là nạn nhân nếu những người tài giỏi hơn cố tình dắt mũi họ. Tuy nhiên, vấn đề lại là khi các bạn đã là sinh viên, đã hơn 18 tuổi và tiếp nhận được kha khá kiến thức (chủ yếu qua học hành). Các bạn sẽ không còn ở đẳng cấp bị dắt mũi nữa mà đang có thẻ chuyển dần lên đẳng cấp chịu trách nhiệm dẫn dắt rồi. Đến giai đoạn này thì việc các bạn bị dắt mũi (nếu có) sẽ không hoàn toàn là tại "thủ phạm" nữa mà một phần cũng là do khả năng của các bạn thôi.

Do vậy, những người như bác Khanh quy chụp rằng sinh viên học kiến thức đại học là vô ích như thế là hoàn toàn sai. Nhưng nếu mọi người lại vì sai mà đứng luôn về phía đối diện mà nói sinh viên bị bác Khanh lôi kéo NÊN MỚI có suy nghĩ sai lầm cũng là vừa phiến diện vừa coi thường lớp trẻ tụi em quá.

Nói như trên cũng để thấy rằng mọi người cũng cần suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào. Các thầy cô và các dịch giả cũng cần biết bên cạnh trách nhiệm phải truyền đạt tri thức thì các bạn trẻ bây giờ không dễ bị dắt mũi đâu. Ngược lại các bạn trẻ cũng cần biết chọn lọc, rèn luyện critical thinking của minh trong môi trường thông tin có phần nhiễu loạn hiện nay.

Em rất cảm ơn thầy Ngo Quy Nham vì những chia sẻ rất hay của thầy (và thầy cũng rất hay chia sẻ nữa ). Nhưng nếu phải xin lỗi thầy mà nói thật thì dòng stt này nếu xuất hiện trên face của 1 bạn trẻ nào khác thì sẽ tuyệt vời hơn rất nhiều ạ. (Ko có ý là thầy đã già đâu ạ, mà vì đã thuộc "tầng lớp dẫn dắt" rồi -_-)

Giang Chu Quý Theo em thì những diễn giả trên và cả chúng ta đều nhìn thấy sự hạn chế của Việt Nam (như bác vừa trình bày ở trên) thì đâu phải là không hoàn toàn hiểu rõ vấn đề. Theo em thì những quyển sách trên hoàn toàn đáng đọc. Những kiến thức chúng truyền tải là tuyệt vời. Mà đã là kiến thức đúng đắn thì hầu như luôn đúng và khả năng áp dụng là cực cao. Còn chuyện áp dụng thành công hay không cũng phần nhiều là của chúng ta, những người thực hiện cơ mà?
Các diễn giả trên chắc cũng phải nghiền ngẫm rất kĩ và phải rất tự tin mới dám đi truyền tải tri thức như vậy. Do vậy em không nghĩ là họ không hiểu vấn đề. Nhưng cũng chính vì thế, khi đã đi làm diễn giả mà làm cho thính giả bị mơ hồ, lẫn lộn hay thậm chí hiểu sai thì sẽ là do chính diễn giả không hiểu vấn đề (theo em là ít) nhưng phần nhiều sẽ là cố tình, điều này thì cực kì đáng lên án.

taothao
11-10-2013, 11:47 PM
Giang Chu Quý Dạ, nhưng học tập để ít nhất là suy nghĩ đúng rồi làm đúng thì là ở mỗi cá nhân chứ đâu xa ạ. Nếu mơ làm vĩ nhân một cách dễ dàng thì đúng là hơi có chút cuồng vọng. (Tiếc là điều này lại đang được nhiều "diễn giả" truyền vào đầu các bạn trẻ ngây thơ ngày càng nhiều). Nhưng nếu nuôi ước mơ, rèn quyết tâm rồi tự đặt ra và đạt được những mục tiêu thiết thực (SMART goals) thì quá tuyệt vời chứ ạ.
Nhưng góc nhìn của bác cũng rất hay ạ, theo em, chính điều kiện Việt Nam lại đang nuôi dưỡng cho lối truyền bá kiến thực "bề nồi" (thực ra là nông cạn) này phát triển. Chưa nói đến các bạn trẻ ít được rèn luyện tư duy phản biện hay tiếp cận những kiến thức đúng đắn một cách đúng đắn để có thể đủ khả năng để tự hấp thụ những kiến thực đúng. Thì riêng việc môi trường quá đáng chán cũng dễ làm các bạn ý tìm đến những thứ đẹp đẽ lại dễ dàng. Kiểu này hơi giống như thuốc phiện vậy, nghe là thích, nhưng nhiều và lâu dài thì rất độc hại.

Hai Dang Ủng hộ việc gửi thư, thậm chí là lên án đả kích những diễn giả cuội như Quách Tuấn Khanh, Lê Chi Linh, rồi Nguyễn Duy Cương ... người như ông TS Alan Phan mà chém gió thì nó lại là ở một đẳng cấp khác, vì ông ta có hơn 40 năm bôn ba khắp thế giới và ông ta kiếm được cả trăm triệu USD bằng trí tuệ và tài năng của mình. Còn mấy kẻ, chỉ sắm cho mình được 1 cái bằng MBA trời ơi đất hỡi ở tận đâu, làm CEO phòng bán vé máy bay ... lại đi dạy người khác về nghệ thuật làm giàu, làm vĩ nhân, làm người khổng lồ thì nó là cái thể loại gì? Thành công không thể nào dạy được, mà chỉ có thể làm việc gì đó để nâng đỡ cho nó mà thôi ^^

Hoang Anh Em đã từng đi nghe bác này - Quách tuấn Khanh- giảng cho 1 lớp managers của 1 công ty có vốn đầu tư nước ngoài rất lớn tại Việt Nam. Thật vọng tràn trề, và thấy rằng có những người "thầy" như thế này đứng trên bục giảng, hỏi tại sao có những lớp sinh viên, những con người mù quáng, mong làm giàu nhanh chóng, làm giàu bằng mọi giá, chà đạp lên người khác để kiếm tiền, mà quên mất rằng họ thiếu mất cái "cốt" để thành công. Anh này đào tạo theo kiểu truyền lửa, thổi bùng lửa lên các em, nhưng anh lại đang dạy họ cách làm phi thường là "nhóm lửa lên, nhóm lửa trên mặt nước đi". Mặc dù dạy về kỹ năng, cách ứng xử ... nhưng cũng phải có căn cứ, cũng phải có logic chứ không kiểu cảm tính, hay nói cách khác là bốc phét như anh chàng này vẫn truyền lửa cho mọi người.
Em vưa chia sẻ với đội nhà em về case này ngày hôm qua, thì hôm nay đọc được stt này của anh. Hóa ra không phải mình em đánh giá đồng chí này, mà rất nhiều người như em

Chẳng lẽ, sinh viên cứ nên bỏ các trường đại học rồi chạy theo lời khuyên của các diễn giả suốt ngày hô hào “làm giàu không khó”, “trở thành người người khổng lồ”, “bí quyết thành công”… rồi để trở thành ông chủ, bà chủ hết lượt?

Báo chí viết nhiều về các case bỏ học thành công, số lượng có thể lên đến vài chục người, vài trăm người. Nhưng có lẽ chẳng có sách/báo nào viết về các case đang lê la hè phố, vật vã kiếm sống từng ngày chỉ vì bỏ học, số lượng này lại có thể lên đến hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn người .... Chẳng sách báo nào viết về những người này cả

Nguyen Tuong Linh 1, Không cứ trường đại học mà ở đâu cũng có người tốt người xấu. Cá nhân em thấy đặc biệt dị ứng với nhóm diễn giả nhử mồi giấc mộng làm giầu cho giới trẻ để lôi kéo họ vào những cuộc hội thảo vô bổ, thậm chí một số cuộc hội thảo dụ dỗ khán giả đi rủ rê thêm người đến nghe để ăn hoa hồng, có khác gì bán hàng đa cấp lừa đảo. Cho đến bây giờ các kiểu diễn giả dạy "tạo mưa tiền" quá nhiều và trước khi nghe xem họ tạo mưa tiền thì việc mua vé tham dự 3 - 5 triệu đã tạo mưa tiền cho diễn giả. Các diễn giả này chăm chỉ đọc mấy cuốn Rich Dad, Poor Dad hay mấy thứ sách thập cẩm của Tây rồi khéo léo tô vẽ, tổ chức thành những "bí quyết" để "tiết lộ" cho cả đống người. Cần phải nói như anh Vũ Thành Tự Anh - "Nói với tinh thần xây dựng". Những tồn tại ở các trường đại học thì không cần anh Khanh nói, ai cũng hiểu. Thậm chí du học sinh được ném sang các Đại học nước ngoài vài năm, khi về Việt nam chưa hẳn đã có "lợi thế cạnh tranh", "khả năng hòa nhập" bằng sinh viên Việt Nam. Lại còn thêm một số sinh viên hoặc giả sinh viên nghĩ rằng Bill gates thành công vì tự học chứ không phải vì học đại học - Xin lỗi, cả thế giới có mỗi một Bill gates, và thành công của Bill là trí tuệ - nỗ lực - đam mê chứ không phải vì bỏ học. Bill cũng nhìn nhận bỏ học là hy sinh cho đam mê. anh Khanh chắc muốn được đánh bóng như Steve Job, Paul để gây ấn tượng bằng cách đến 1 buổi thuyết trình ở trường đại học và nói "Hãy bỏ học". Haizz. Sống ở đời mình phải biết mình là ai - không còn là câu châm biếm, hay hài hước, mà đó là tìm 1 lẽ sống.

Nguyen Tuong Linh Xem sử xưa, truyện xưa, kẻ làm quan kẻ làm cư sĩ, biết ai tài đã hơn ai, kẻ giàu, người nghèo, biết ai đã đức cao hơn ai, kẻ rạng danh kẻ ẩn thân biết ai phúc dầy hơn ai? Nếu đem danh và lợi ra để đánh giá con người e rằng nên giật mình mà nghĩ mình phúc bạc, phận mỏng, nên xem lại cuộc sống này bản ngã đang hướng mình vào điều gì, mình đang sống bằng lợi và danh không? Nếu vì bản thân mình mà dìm người khác xuống chắc chắn là sai. Nếu vì sự yêu quý của mình mà bất chấp sự thật, chắc chắn cũng sai. Mỗi con người đều có một con đường riêng. Anh Khanh đúng khi có thể khuấy động đam mê, tự tin cho lớp trẻ. Anh Khanh sai khi cho rằng “Đừng nghe những người đang sống bám về DANH hoặc LỢI vào ĐH Việt Nam bảo cứ cố học lấy điểm cao đi’ để xin làm thuê cúng không xong” - nó giống 1 câu chửi bâng quơ của một kẻ có cái nhìn phiến diện, không sợ đức - hạnh của mình bị hưởng khi dùng câu từ mạt sát, khinh khi người khác hay sao.

minh_anh
12-10-2013, 08:21 AM
Hay cho thầy Quách Tuấn Khanh
Đi buôn nước miếng kiếm tiền mưu sinh.