PDA

View Full Version : Không nghèo mới lạ !



nhan_voky
17-10-2013, 11:52 AM
Kỳ án "ụ nổi sắt vụn" của Dương Chí Dũng: Thật mà như đùa!
http://dantri.com.vn/
Thứ Ba, 15/10/2013 - 07:39

(Dân trí) - Để tham ô được số tiền hơn 1,6 triệu USD chia chác nhau bỏ túi, bao bồ nhí, Dương Chí Dũng cùng nhóm thuộc cấp của mình đã bày ra những chiêu trò xảo trá trong phi vụ mua ụ nổi 83M tại Vinalines gây thiệt hại cho nhà nước đến gần 370 tỷ đồng.

Phi vụ mua ụ nổi 83M gây thất thoát gần 370 tỷ đồng

Cơ quan Cảnh sát điều tra Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng - Bộ Công an vừa hoàn tất Kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Bộ Công an đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án liên quan đến bị can Dương Chí Dũng cùng 9 bị can khác tại Vinalines đến Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đề nghị truy tố các bị can về các tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và tội “Tham ô tài sản”.

Theo đó, từ chủ trương mở rộng đầu tư sang lĩnh vực sửa chữa tàu biển, tháng 5/2006, Vinalines có đề xuất Bộ Giao thông vận tải (GTVT) về việc xin xây dựng một nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam. Bộ GTVT tiếp tục chuyển đề nghị này lên Chính phủ xem xét phê duyệt. Trong khi Bộ GTVT còn chưa hoàn thiện các thủ tục trình Thủ tướng chính phủ quyết định thì tháng 6/2007, Dương Chí Dũng với tư cách Chủ tịch HĐQT Vinalines đã tự ý đứng ra ký quyết định phê duyệt xây dựng nhà máy với tổng mức đầu tư là 3.854 tỷ đồng. Trong dự án này có một hạng mục là xây dựng, lắp đặt 1 ụ nổi để phục vụ sửa chữa tàu. Đây chính là "miếng mồi" béo bở mà bộ sậu Dương Chí Dũng đã nhắm tới nhằm xâu xé, trục lợi.

Mặc dù đến tháng 10/2008, Vinalines mới có quyết định phê duyệt đầu tư dự án nhà máy nhưng điều khá kì lạ là ngay từ tháng 7/2007, Vinalines đã tổ chức đấu thầu mua, nhập khẩu ụ nổi và dùng hình thức chào giá cạnh tranh để lựa chọn nhà thầu. Vinalines cũng không có thông báo mời thầu. Trong hồ sơ đấu thầu của Vinalines chỉ có 2 đơn vị chào bán 3 ụ nổi. Trong đó Công ty AP chào bán 2 ụ nổi: Ụ nổi 220 sản xuất năm 1969 tại Thụy Điển và Ụ nổi 83M sản xuất năm 1965 tại Nhật Bản. Sau khi xem xét, nhóm lãnh đạo Vinalines thời điểm đó đã nhắm tới ụ nổi 83M.


http://dantri4.vcmedia.vn/uEzll4k9kas2QtUZIjJS/Image/2013/10/20129595259_chidung-8c576-db61b-b297c-87ffb-(1)-96eef-aa648-3e37a.jpg
Bộ sậu Dương Chí Dũng đã bày ra những chiêu trò tham ô hơn 1,6 triệu USD trong phi vụ mua ụ nổi 83M tại Vinalines gây thiệt hại cho nhà nước đến gần 370 tỷ đồng.

Để hợp thức hóa về mặt thủ tục, Vinalines đã cử một đoàn khảo sát có đại diện của Cục Đăng kiểm Việt Nam sang Liên bang Nga khảo sát tình trạng kỹ thuật của ụ nổi này. Theo Kết luận điều tra của Bộ Công an, qua khảo sát, các thành viên trong đoàn đều biết rõ chủ sở hữu ụ nổi M83 là công ty Nakhodka, công ty AP chỉ là nhà môi giới. Ụ nổi M83 được sản xuất năm 1965 bị hư hỏng nhiều, không còn hoạt động và đã bị đăng kiểm Nga dừng phân cấp vào năm 2006. Giá ụ nổi Công ty Nakhodka đưa ra đàm phán là dưới 5 triệu USD.

Khi về đến Việt Nam, nhóm lãnh đạo Vinalines trong đoàn khảo sát lên phòng làm việc của Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc - Tổng giám đốc Vinalines báo cáo các thông tin trên với Dũng, Phúc. Tuy nhiên, Dũng, Phúc vẫn chỉ đạo phải lập báo cáo kết quả khảo sát để đủ điều kiện mua được ụ nổi 83M qua công ty AP mà không mua trực tiếp qua công ty Nakhodka. Nhận chỉ đạo, nhóm tay chân của Dũng, Phúc câu kết với cán bộ Cục đăng kiểm Việt Nam đã hợp thức hóa thủ tục mua ụ nổi 83M mà không phản ánh đúng thực trạng của ụ nổi.

"Nước cờ" đầu tiên của Dương Chí Dũng là phê duyệt dự án mua ụ nổi 83M với tổng mức đầu tư là 14,136 triệu USD, phương thức mua sửa chữa tại Nga và lai dắt về Việt Nam. Nhưng sau đó, Dũng lại ký phê duyệt điều chỉnh phương thức từ mua sửa chữ ụ nổi tại Nga, lai dắt về Việt Nam sang vận chuyển ụ nổi bằng tàu nâng nặng rồi tổ chức sửa chữa tại Việt Nam nâng tổng mức đầu tư từ 14,136 triệu USD lên 19,5 triệu USD, trong đó giá mua ụ nổi lên tới 9 triệu USD qua công ty AP chứ không mua trực tiếp qua Công ty Nakhodka với giá công ty đưa ra đàm phán là dưới 5 triệu USD.

Cùng với một loạt các sai phạm cố ý làm trái trong việc thanh toán hợp đồng và cố ý làm trái trong việc làm thủ tục thông quan, nhập khẩu mua ụ nổ 83M của bộ sậu Dương Chí Dũng, cơ quan điều tra Bộ Công an đã trưng cầu giám định để xác định sai phạm, thiệt hại trong vụ án.

Theo báo cáo chi phí tổng hợp của Vinalines cung cấp tổng đầu tư thương vụ mua ụ nổi 83M là hơn 525 tỷ đồng với tất cả các hạng mục từ mua, vận chuyển, sửa chữa, neo đậu... Giám định viên đã kết luận tổng thiệt hại do các sai phạm nêu trên là gần 370 tỷ đồng. Tuy nhiên, con số thiệt hại hàng trăm tỷ đồng này không phải là con số cuối cùng bởi những sai phạm đã dẫn đến hậu quả là dự án nhà máy bị phá sản giữa chừng, ụ nổi 83M không đưa vào hoạt động được. Ụ nổi trở thành đống sắt rỉ gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.

Biết rằng phi vụ bị lộ tẩy, Vinalines lại có văn bản đề xuất Bộ GTVT bán thanh lý ụ nổi 83M để thu hồi vốn nhưng không có đối tác nào ngó ngàng đến đống sắt vụn này. Chính vì vậy thiệt hại gần 370 tỷ đồng trong thương vụ mà giám định viên kết luận chỉ tính đến ngày 17/5/2012. Sau thời điểm này, Vinalines tiếp tục chi trả lãi ngân hàng tiền vay mua ụ, chi thuê neo đậu, chi bảo quản, trực sự cố...

Về hành vi Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng của bộ sậu Dương Chí Dũng, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã xác định 7 bị can gồm: Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hữu Chiếu, Trần Hải Sơn, Mai Văn Khang, Bùi Thị Bích Loan và Lê Văn Dương. Ngoài ra, 3 bị can khác là cán bộ chi cục hải quan Vân Phong cũng bị khởi tố do có hành vi cố ý làm trái trong thủ tục thông quan, nhập khẩu ụ nổi 83M gồm: Huỳnh Hữu Đức, Lê Ngọc Triện, Lê Văn Lừng.

Chia chác món "lại quả" hơn 1,6 triệu USD

Sở dĩ Dương Chí Dũng cùng các thuộc cấp của y tìm mọi cách hợp thức hóa thủ tục mua ụ nổi 83M mà thực chất là đống sắt vụn từ công ty môi giới AP chứ không phải mua trực tiếp qua Công ty Nakhodka là bởi nhóm bộ sậu này đã " đi đêm" với Công ty AP.


http://dantri4.vcmedia.vn/uEzll4k9kas2QtUZIjJS/Image/2013/10/u-noi-1_450x338-3e37a.jpg
Ụ nổi 83M được Dương Chí Dũng cùng đồng bọn mua với giá 9 triệu USD đang trở thành đống sắt vụn. (ảnh: Lao động)

Theo kết luận điều tra của Bộ Công an, giá ụ nổi 83M mà Công ty Nakhodka là chủ sở hữu đưa ra đàm phán chỉ dưới 5 triệu USD. Trong khi đó, Vinalines đã thực hiện hợp đồng mua ụ nổi này với công ty môi giới AP với mức giá lên tới 9 triệu USD. Số tiền chênh lệch 4 triệu USD đã được liên minh của Dương Chí Dũng chia chác nhau phần “lại quả”.

Theo xác minh của cơ quan công an tại Vinalines xác định đến ngày 18/6/2008, Vinalines thanh toán, chuyển khoản hết 9 triệu USD tiền mua ụ nổi 83M vào tài khoản công ty AP qua một ngân hàng tại Singapore. 5 ngày sau khi nhận được tiền bán ụ nổi, công ty AP đã chuyển 1,666 triệu USD vào tài khoản của công ty Phú Hà tại TP Hồ Chí Minh để Trần Hải Sơn, thuộc cấp của Dương Chí Dũng đứng ra nhận.

Cơ quan công an đã xác định hành vi của Dương Chí Dũng và đồng bọn phạm vào tội tham ô. Trong đó, Dương Chí Dũng với vai trò chủ mưu, cầm đầu chỉ đạo thực hiện hành vi tham ô hơn 1,6 triệu USD. Cá nhân Dũng trục lợi được 10 tỷ đồng. Các đối tượng Mai Văn Phúc, Trần Hải Sơn, Trần Hữu Chiều đều là các đồng phạm tích cực của Dương Chí Dũng và được ăn chia nhiều tỷ đồng.

Sau khi bị bắt, trong quá trình điều tra, về số tiền tham ô được, Dương Chí Dũng đã khai nhận đã "rửa tiền" bằng cách đầu tư cho bồ nhí có con riêng với Dũng mua 2 căn hộ tại Láng Hạ - Đống Đa và Lý Thường Kiệt - Hoàn Kiếm (Hà Nội). Cơ quan công an đã kê biên 2 căn hộ này.

Trước đó vào ngày 17/5/2012, cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can, khám xét, bắt tạm giam Dương Chí Dũng (SN 1957), nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines. Tuy nhiên, khi cơ quan điều tra tiến hành tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh khám xét, bắt tạm giam thì Dương Chí Dũng đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú nên ra quyết định truy nã đặc biệt trên toàn quốc.

Đến ngày 4/9/2012, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã phối hợp bắt giữ được Dương Chí Dũng khi đang lẩn trốn ở nước ngoài.
Sau khi Dương Chí Dũng bị bắt, cơ quan Cảnh sát điều tra cũng đã làm rõ một “đường dây” đã tổ chức cho Dương Chí Dũng bỏ trốn ra nước ngoài trước đó. Cơ quan Cảnh sát điều tra đã tiến hành khởi tố và bắt giam nhiều người trong đường dây này, trong đó có một số cán bộ chiến sỹ của công an Hải Phòng.
Trong số những người bị bắt và bị khởi tố vì giúp cho Dương Chí Dũng bỏ trốn có bị can Dương Tự Trọng - Nguyên Phó Giám đốc Công an TP Hải Phòng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về trật tự an toàn xã hội và là em ruột của Dương Chí Dũng bị khởi tố về tội "tổ chức người khác trốn đi nước ngoài" và "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Anh Thế

nhan_voky
17-10-2013, 11:54 AM
Kỳ án "ụ nổi sắt vụn" của Dương Chí Dũng



Thiệt hại thực tế 525 tỉ đồng
Theo cơ quan điều tra, cơ quan này chỉ đề nghị truy tố các bị can với thiệt hại 366,7 tỉ đồng nhưng trên thực tế thiệt hại tính đến ngày 17-5-2012 (khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án) của dự án này là 525 tỉ đồng do các bị can thực hiện dự án trái quy hoạch, không chuẩn bị nguồn vốn...

Cơ quan điều tra đề nghị truy tố 10 bị can về tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” gồm:
+ Dương Chí Dũng (nguyên chủ tịch HĐQT Vinalines, nguyên cục trưởng Cục Hàng hải)
+ Mai Văn Phúc (nguyên phó vụ trưởng Vụ Vận tải, nguyên tổng giám đốc Vinalines)
+ Trần Hữu Chiều (nguyên phó tổng giám đốc Vinalines)
+ Bùi Thị Bích Loan (nguyên trưởng ban tài chính kế toán Vinalines)
+ Trần Hải Sơn (nguyên tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines)
+ Mai Văn Khang (nguyên phó tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Viễn Dương Vinashin)
+ Lê Văn Dương (đăng kiểm viên thuộc Cục Đăng kiểm VN)
+ Huỳnh Hữu Đức, Lê Văn Lừng, Lê Ngọc Triện (nguyên phó chi cục trưởng và cán bộ Chi cục Hải quan Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa).

Trong số này, các bị can Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hải Sơn, Trần Hữu Chiều còn bị đề nghị truy tố về hành vi “tham ô tài sản”.

Nhan_voky.

nhan_voky
17-10-2013, 12:12 PM
Chân dung người tình được Dương Chí Dũng tặng 2 căn nhà

Sáng ngày 15/10, nhiều người tìm đến căn hộ số 2901, tòa tháp B, tòa nhà SkyCity (địa chỉ 88 Láng Hạ, Hà Nội) để gặp bà P.T.T - người tình của Dương Chí Dũng - nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam để làm rõ hơn sự việc ông Dũng mua tặng bà hai căn nhà chung cư cao cấp.

"Trắng trẻo, xinh xắn, khéo léo..."

Tuy nhiên, sau rất nhiều cuộc điện thoại của lễ tân của tòa nhà không có ai nhấc máy. Lễ tân ở đây khẳng định: "Chắc chắn chủ nhà không có nhà vì nếu không thấy số điện thoại của ban quan lý gọi sẽ nghe máy". Theo những người dân nhận mình đang sống ở tầng 29 của tòa nhà SkyCity này cho biết, trước đây họ thường xuyên nhìn thấy bà P.T.T cùng với đứa con đi về trong ngồi nhà và thường xuống dưới tầng 1 của ngôi nhà để vui đùa. Nhưng trong khoảng thời gian 6 tháng trở lại đây thì mọi người ít gặp hẳn người phụ nữ này. Trong trí nhớ của họ, thì bà P.T.T là người phụ nữ có nước da trắng trẻo, xinh xắn, khéo léo và có giọng nói nhỏ nhẹ.


http://media.tinmoi.vn/2013/10/15/DuongChiDungVinalines.jpg
Dương Chí Dũng

Nói về Dương Chí Dũng có thường xuyên đến căn hộ này hay không, nhiều người dân ở đây cho biết: "Không thể biết hết được. Với lại, vụ việc tham nhũng của ông ấy chưa bại lộ thì ít ai có thể để ý tới khuôn mặt của ông ấy nên không nhận ra".


http://xmedia.nguoiduatin.vn/133/2013/10/15/NS-15.10-dcd.jpg
Tòa nhà SkyCity, nơi bà P.T.T cùng đứa con chung với Dương Chí Dũng được tặng căn hộ cao cấp

Tiếp tục tìm đến căn hộ số 10, tầng 8, tòa nhà Pacific (địa chỉ 83 Lý Thường Kiệt, Hà Nội), PV cũng nhận được câu trả lời tương tự của nhân viên ở đây khi khẳng định bà P.T.T - người tình đã có con riêng với Dương Chí Dũng không có mặt trong căn hộ.

Trong bản đăng ký đóng tiền dịch vụ hàng tháng, vẫn thấy bà P.T.T đóng tiền đầy đủ và từ khi mua nhà ở đây đến giờ, bà T. không có bất cứ thắc mắc hay có vấn đề gì mà ban quản lý phải gặp trực tiếp để giải quyết.

Được Dương Chí Dũng cưng chiều hết mực

Theo thông tin từ Bộ Công an, số tiền 1,66 triệu USD Dương Chí Dũng tham ô trong việc mua ụ nổi vào năm 2007 đều được đổ vào mua 2 căn hộ chung cư cao cấp cho bà P.T.T.

Theo thông tin xác minh, đây không phải là người phụ nữ ngoài luồng duy nhất của vị cựu Chủ tịch Vinalines nổi tiếng lắm tiền nhiều của. Nhưng bà T. mới chính là người mà Dương Chí Dũng cưng chiều và yêu thương hết mực. Chính bà T. cũng đã xác nhận, trong quãng thời gian ông Dũng còn tự do, thường xuyên đi lại thì bà được ông Dũng cưng chiều hết mực. Hai căn hộ chung cư này có giá vào khoảng 20 tỷ đồng đều được ông Dũng mua tặng cho bà cùng người con chung của 2 người (bà T. chỉ góp 600 triệu ở căn hộ SkyCity).

Trong khi đó, người vợ cả của Dương Chí Dũng là bà Phạm Thị Mai Phương (54 tuổi) đang sống 1 mình trong căn nhà 4 tầng tại đường Nguyên Hồng - Hà Nội. Một người phụ nữ sống cạnh căn nhà, nói: "Bà Phương là người phụ nữ có duyên, nhân hậu. Vợ chồng bà có tất cả 3 người con gái, hiện cả 3 người đã có gia đình. Nên giờ bà Phương ở một mình trong căn nhà, thi thoảng vợ chồng người con gái út về chơi với mẹ. Từ ngày ông Dũng bị bắt, bà Phương thay đổi tính nết khá nhiều. Ít tiếp xúc với mọi người hơn trước. Khi bà nói chuyện vẫn với nụ cười nhẹ quen thuộc nhưng không tránh được sự buồn rầu".

Hiện tại căn nhà ở đường Nguyên Hồng, cùng với 2 căn hộ chung cư cao cấp mà Dương Chí Dũng mua cho người tình đều đã bị cơ quan chức năng kê biên.
Ngày 14/10, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an vừa hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ cho VKSND Tối cao đối với Dương Chí Dũng và 7 bị can khác.

Theo Việt Thành Báo Đất Việt

taothao
17-10-2013, 05:26 PM
"Bồ kết" nhất cái tiêu đề của nhan_voky: Không nghèo mới lạ !

nhan_voky
17-10-2013, 10:58 PM
Các “tham quan” chia chác tiền Nhà nước như thế nào?

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/cng%20an%20tp.%20hcm.jpg
Thứ năm, 17/10/2013 13:35

Để nhét đầy túi tham và có tiền mua nhà cho “vợ bé”, Dương Chí Dũng (ảnh), nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đã cùng các thuộc cấp bất chấp pháp luật mua về ụ nổi 83M không khác gì đống sắt vụn với giá hàng chục triệu USD để tham ô trên 1,66 triệu USD. Hậu quả là Nhà nước thiệt hại gần 367 tỷ đồng.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Hinh_phap/cht%20v%20tin.jpg

Bất chấp pháp luật

Công an đề nghị truy tố 10 bị can về tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” gồm Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải, Bộ GTVT; Mai Văn Phúc, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải, nguyên Tổng giám đốc Vinalines; Trần Hữu Chiều, nguyên Phó TGĐ Vinalines; Bùi Thị Bích Loan, nguyên Trưởng Ban tài chính kế toán Vinalines; Trần Hải Sơn, nguyên TGĐ Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines; Mai Văn Khang, nguyên Phó TGĐ Công ty TNHH một thành viên Viễn Dương Vinashin; Lê Văn Dương, đăng kiểm viên thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam; Huỳnh Hữu Đức, Lê Văn Lừng, Lê Ngọc Triện; nguyên phó Chi cục trưởng và cán bộ Chi cục Hải quan Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Trong số này, Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hải Sơn, Trần Hữu Chiều còn bị đề nghị truy tố hành vi “tham ô tài sản”.
Năm 2006, Chủ tịch HĐQT Vinalines khi đó là ông Phạm Duy Anh ký Nghị quyết giao Tổng giám đốc Vinalines triển khai một dự án nhà máy sửa chữa tàu biển ở miền Nam. Ngày 31-8-2006, Văn phòng Chính phủ có văn bản thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đồng ý về mặt nguyên tắc.

Sau khi lên thay ông Phạm Duy Anh, ngày 27-6-2007, Dương Chí Dũng (khi đó là Chủ tịch HĐQT Vinalines) đã ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng mức đầu tư 3.854 tỷ đồng, trong đó có hạng mục mua, lắp đặt ụ nổi. Khi đó Thủ tướng Chính phủ chưa phê duyệt bổ sung dự án vào quy hoạch. Đến ngày 17-7-2008, Mai Văn Phúc, Tổng giám đốc Vinalines có tờ trình và được Dương Chí Dũng ký quyết định phê duyệt, tổng mức đầu tư được nâng lên thành 6.489 tỷ đồng.

Thực ra, các văn bản này chỉ để hợp thức ý đồ đen tối của các bị can, vì tháng 7-2007, Vinalines đã tổ chức đấu thầu mua, nhập ụ nổi. Quá trình chọn nhà thầu cung cấp ụ nổi, Vinalines không có thư thông báo mời thầu, hồ sơ đấu thầu của Vinalines chỉ có hai đơn vị gửi thư chào bán ba ụ nổi, trong đó có ụ nổi 83M, sản xuất năm 1965, do Công ty AP chào bán. Vinalines chỉ khảo sát hai ụ nổi, ụ còn lại chỉ giao dịch qua thư điện tử.

Vì xác định ụ nổi là tàu biển, theo quy định, tàu biển nhập khẩu phải được Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra và xác nhận trạng thái kỹ thuật phù hợp với các yêu cầu về an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Vinalines đã đề nghị Cục Đăng kiểm cử một đăng kiểm viên đi cùng sang Liên bang Nga khảo sát tình trạng kỹ thuật của ụ nổi 83M. Lê Văn Dương - giám định viên cao cấp được cử đi cùng Trần Hữu Triều, Mai Văn Khang, Trần Hải Sơn... sang Nga. Các thành viên đoàn khảo sát biết rõ chủ sở hữu ụ nổi 83M là Công ty Nakhodka, Công ty AP chỉ là nhà môi giới. Ụ nổi 83M sản xuất năm 1965 tại Nhật Bản, bị hư hỏng nhiều, không còn hoạt động và đã bị Đăng kiểm Nga dừng phân cấp từ năm 2006. Giá ụ nổi Công ty Nakhodka đưa ra đàm phán là dưới 5 triệu USD. Khi về Việt Nam, Trần Hữu Chiều, Trần Hải Sơn, Mai Văn Khang đến gặp Dương Chí Dũng báo cáo. Sau đó, Sơn và Khang cũng báo cáo thông tin này với Mai Văn Phúc. Biết rõ ụ nổi 83M chỉ đáng giá sắt vụn nhưng Dũng, Phúc chỉ đạo phải lập báo cáo kết quả khảo sát để đủ điều kiện mua được ụ nổi 83M qua Công ty AP chứ không mua trực tiếp từ Công ty Nakhodka.

Chiều và Sơn đã gặp Lê Văn Dương đề nghị lập biên bản kiểm tra giám định phản ánh không đúng thực tế tình trạng kỹ thuật ụ nổi và Dương đã đồng ý. Căn cứ báo cáo khảo sát, ngày 8-10-2007, Dương Chí Dũng ký quyết định mua ụ nổi 83M với tổng mức đầu tư trên 14 triệu USD. Phương thức mua là sửa chữa tại Nga và lai dắt về Việt Nam.

Bốn tháng sau, Sơn, Chiều đề nghị Phúc ký tờ trình, Dương Chí Dũng ký quyết định điều chỉnh phương thức mua từ sửa chữa ụ tại Nga, lai dắt về Việt Nam sang vận chuyển ụ nổi bằng tàu nâng, tự tổ chức sửa chữa tại Việt Nam, nâng tổng mức đầu tư lên 19,5 triệu USD, trong đó giá mua ụ là 9 triệu USD (qua Công ty AP). Theo hợp đồng giữa Vinalines với Công ty AP thì Vinalines thanh toán 900 ngàn USD (đặt cọc) cho Công ty AP. Công ty AP phải chuyển đủ những tài liệu liên quan đến ụ nổi, quy định tại phụ lục 2 của hợp đồng, Vinalines thanh toán 8,1 triệu USD còn lại khi Công ty AP chuyển đủ 18 bộ tài liệu liên quan đến ụ nổi cho Vinalines. Trong khi Công ty AP chưa chuyển đủ tài liệu, Bùi Thị Bích Loan - Trưởng ban Tài chính kế toán đã ký ủy nhiệm chi, chuyển 900 ngàn USD đặt cọc và Mai Văn Phúc ký chỉ dẫn thanh toán, đề nghị ngân hàng giải tỏa, chuyển 900 ngàn USD này cho Công ty AP. Tương tự như vậy, Vinalines thanh toán 8,1 triệu USD còn lại khi Công ty AP chưa chuyển đủ chứng từ, tài liệu theo quy định tại hợp đồng.

Mánh lới rút tiền

Dù biết rõ ụ nổi 83M cũ nát không sử dụng được và Công ty Nakhodka chỉ mong bán được dưới 5 triệu USD, nhưng Dũng, Phúc vẫn chỉ đạo cấp dưới hợp thức thủ tục để mua bằng được ụ nổi 83M qua Công ty AP với giá 9 triệu USD. Xác minh tại Công ty AP.Singapore, ông Goh Hoon Seow, Giám đốc Công ty AP cho biết: tháng 7-2007, Công ty Global Success của Nga có chi nhánh tại Hồng Kông và Công ty AP ký thỏa thuận về việc ăn chia 9 triệu USD của hợp đồng mua bán ụ nổi 83M. Theo đó, Công ty Global Success được 3,2 triệu USD; bên thứ ba do Công ty Global Succes chỉ định (là các bị can tại Vinalines) hưởng 1,666 triệu USD; Giám đốc Công ty Global Success được 1,134 triệu USD. Hợp đồng này không nêu việc sử dụng 3 triệu USD còn lại nhưng cơ quan điều tra xác định trong 3 triệu USD này, Công ty Nakhodka (chủ sở hữu ụ nổi 83M) được 2,3 triệu USD, Công ty AP 700 ngàn USD. Số tiền 1,666 triệu USD sau đó được Công ty AP chuyển vào tài khoản của Công ty Phú Hà, Hải Phòng do bà Trần Thị Hải Hà làm giám đốc. Bà Hà là em gái Trần Hải Sơn. Trần Hải Sơn khai, trước khi Vinalines ký hợp đồng mua bán ụ nổi với Công ty AP, ông Goh Hoon Seow đã nói với Sơn tại trụ sở Vinalines: “Ông chuẩn bị tiếp nhận khoản tiền lại quả, tôi đã thống nhất với ông Dũng và ông Phúc rồi. Các ông ấy nói là giao cho ông, số tiền lại quả là 1,666 triệu USD”.

Sau khi được ông Goh Hoon Seow thông báo, Sơn đến gặp Dũng và Dũng nói: “Số tiền này anh nhận 10 tỷ, 10 tỷ cho anh Phúc, còn lại cho em”. Sơn gặp Phúc nói lại nội dung này và Phúc trả lời: “Anh đồng ý, em xúc tiến nhanh nhé”. Như vậy, Dũng và Phúc đã thỏa thuận ngầm với đối tác nước ngoài từ trước và chấp nhận mua ụ nổi 83M giá cao để lấy tiền lại quả. Sơn được cả Dũng lẫn Phúc tin tưởng giao đứng ra nhận số tiền này. Dũng và Phúc từng hứa tạo điều kiện giúp Sơn được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển phía Nam.

Còn nữa...

Nhan_voky Theo Bảo Sơn (CATP. HCM)

nhan_voky
17-10-2013, 11:00 PM
Các “tham quan”...

Được Sơn cung cấp địa chỉ và tài khoản của em gái, ngày 6-8-2008, ông Goh Hoon Seow đã chuyển đủ 1,666 triệu USD. Sau khi nhận tiền, Sơn đã chuyển cho Dương Chí Dũng 10 tỷ đồng trong hai lần. Lần thứ nhất khi Dũng vào TP.Hồ Chí Minh công tác và nghỉ ở khách sạn Victory trên đường Võ Văn Tần. Lần thứ hai, Sơn chuyển nốt 5 tỷ đồng cho Dũng tại nhà mẹ vợ y ở đường Phạm Ngũ Lão, TP.Hải Phòng. Sơn cũng chuyển cho Phúc 10 tỷ đồng chia làm ba lần tại nhà Phúc. Trần Hữu Chiều thừa nhận được Sơn “biếu” 340 triệu đồng, Trần Thị Hải Hà cũng được Sơn cho 2 tỷ đồng.

Cơ quan điều tra xác định bà Trần Thị Hải Hà có công ty kinh doanh vận tải nội địa tại Hải Phòng, được anh trai mượn tài khoản để nhận tiền nên đã làm thủ tục nhận hộ. Bà Hà không biết số tiền này là tham ô từ việc mua ụ nổi 83M. Việc Sơn cho 2 tỷ đồng bà Hà cũng không biết là tiền tham ô, sau đó đã chủ động nộp lại cho cơ quan điều tra. Bà Hà không đồng phạm về hành vi tham ô nên cơ quan công an không xử lý hình sự.

Cơ quan điều tra đã kê biên bốn ngôi nhà của các bị can. Dương Chí Dũng bị kê biên ba căn nhà tại đường Nguyên Hồng, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội); căn hộ 2901, tháp B, toàn nhà Sky City, 88 Láng Hạ, Hà Nội và căn hộ số 10, tầng 8, tòa nhà Pacific, 83 Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Hai căn hộ chung cư cao cấp này được Dương Chí Dũng đưa tiền cho bà Phan Thị Thảo là người có con riêng với mình mua. Bà Thảo chỉ có 600 triệu đồng khi góp mua căn hộ số 2901. Cơ quan điều tra cũng kê biên căn nhà tại phường Bạch Đằng, TP.Hạ Long, Quảng Ninh của Mai Văn Phúc.

Khi biết cơ quan điều tra vào cuộc, Dương Chí Dũng bỏ trốn và bị truy nã đặc biệt. Tháng 9-2012, công an bắt được Dương Chí Dũng tại nước ngoài. Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an cũng đã kết thúc điều tra vụ việc này. Dương Tự Trọng (em ruột Dương Chí Dũng), Trần Văn Dũng (tức Dũng “Bắc Kạn” - đối tượng giang hồ ở Hải Phòng), Vũ Tiến Sơn (nguyên Phó phòng CSHS Công an Hải Phòng), Đồng Xuân Phong (nguyên cán bộ hải quan Hải Phòng) đã tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài.

Như Báo CATP đã đưa tin, ngày 17-5-2012, CQĐT ra quyết định khởi tố Dương Chí Dũng. Trước khi CQĐT tống đạt các quyết định khởi tố, Dương Tự Trọng đã chỉ đạo Hoàng Văn Thắng, Phạm Minh Tuấn lên Hà Nội đón ông Dũng đi Hải Phòng, rồi Quảng Ninh. Do không trốn sang được Trung Quốc nên những người này quay về Hải Phòng. Khoảng một tuần sau, ông Dũng lại được các đối tượng hộ tống vào TPHCM, rồi trốn sang Campuchia. Đến ngày 4-9-2012, ông Dũng bị bắt theo lệnh truy nã quốc tế.

Công an đã khởi tố Dương Tự Trọng. Mặc dù biết Đồng Xuân Phong bị Công an TPHCM truy nã về hành vi buôn lậu nhưng trong thời gian giữ chức vụ tại Công an TP.Hải Phòng, ông Trọng không những không tổ chức truy bắt Phong mà còn “chỉ đạo” Phong tổ chức cho ông Dũng trốn ra nước ngoài.

Cơ quan chức năng còn cáo buộc ông Dương Tự Trọng đã lợi dụng chức vụ để yêu cầu cấp dưới cấp hai giấy CMND ghi thông tin giả, có gắn ảnh ông Trọng vào để phục vụ mục đích cá nhân. Một trong hai CMND giả trên được ông Trọng sử dụng để đăng ký khai sinh tên cha cho hai đứa con của một phụ nữ trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Bảo Sơn