PDA

View Full Version : Thường thức: Giúp bạn tìm hiểu các thuật ngữ thường dùng...



bach_djen
23-12-2013, 04:51 PM
Bach_djen: Cái này không phải tự em nghĩ ra, chẳng qua là vừa rồi có chuyện tranh luận bị đứa bạn "cật vấn" không sao cãi được, tức quá về tra thấy rõ ràng thiên hạ người ta nói ầm ầm, chỉ mình ngu không đọc, không học nên mới "bí", ngu như "bò" :) Rút kinh nghiệm nên tiện thể em up lên đây, ai quan tâm thì đọc.

-----------------------------------------------
http://thaicucthieugia.com/images/stories/vo_thuat_thieu_gia/lo_go_vo_phai/qun%20qun%20din%20n.jpg

TÌM HIỂU VỀ HAI CHỮ “TẢ” “HỮU”

1- Ý nghĩa của hai chữ “Tả” “Hữu”:
Chữ “Tả” (左) và chữ “Hữu” (右) theo Thuyết văn giải tự (说文解字) là loại chữ Hội ý (1).
- Chữ “Tả” nghĩa ban đầu là đưa tay ra giúp, gồm chữ “thủ” là tay ở trên và chữ “công” là việc ở dưới.
- Chữ “Hữu” cũng có nghĩa là giúp, gồm chữ “thủ” là tay ở trên và chữ “khẩu” là miệng ở dưới, miệng sẽ giúp đỡ cho tay.
Như vậy, ý nghĩa ban đầu của “tả” và “hữu” là giúp đỡ, về sau thêm vào bộ “nhân” thành 2 chữ 佐, 佑 với nghĩa là giúp đỡ, còn 左, 右 có nghĩa là trái với phải. Hiện nay 2 chữ 左, 右 được dùng với nghĩa trái, phải.

2. Vài dẫn chứng về quan niệm tôn tả và tôn hữu
Hai chữ “tả” và “’hữu” trong quan niệm của người Trung Quốc cổ đại có hàm nghĩa văn hoá tương phản.
- Một là Tả tôn hữu ti (bên trái cao quý, bên phải thấp kém)
- Hai là Hữu tôn tả ti (bên phải cao quý, bên trái thấp kém)
Hai hàm nghĩa văn hoá tương phản này tồn tại song song trong nhận thức của người Trung Quốc cổ đại. Các thư tịch cổ khi đề cập đến vai trò cao thấp của chúng cũng hoàn toàn khác nhau, như trong Lễ kí (礼记), Lã thị Xuân Thu (吕氏春秋), Thi kinh (诗经), Tả truyện (左传), Sử kí (史记), Hậu Hán thư (后汉书) … Dưới đây là một vài dẫn chứng.
2.1- Quan niệm hữu tôn tả ti:
Ân nhân dưỡng quốc lão vu Hữu học, dưỡng thứ lão vu Tả học.
殷人养国老于右学, 养庶老于左学
(Nhà Ân nuôi dưỡng quốc lão ở nhà Hữu học, nuôi dưỡng thứ lão ở nhà Tả học)
(Lễ kí – Vương chế 礼记 - 王制)
Hữu học (右学) tức Đại học, Tả học (左学) tức Tiểu học. Quốc lão tôn quý hơn thứ lão, như vậy có thể biết Hữu học tôn quý hơn Tả học.

Bạch Khởi vi Tả canh, công Hàn Nguỵ vu Y Khuyết.
白起为左更, 攻韩魏于伊阙
(Bạch Khởi tước là Tả canh, đánh Hàn Nguỵ ở Y Khuyết)
(Sử kí – Bạch Khởi Vương Tiễn liệt truyện 史记 - 白起王翦列传)
Tả canh (左更) là tước ở cấp bậc thứ 12, sau Trung canh (中更) cấp bậc thứ 13, và Hữu canh (右更) cấp bậc thứ 14 trong hệ thống 20 tước vị của nhà Tần, cấp 1 là thấp nhất, cấp 20 là cao nhất. Không chỉ Tả canh, Hữu canh; tước Tả thứ trưởng (左庶长) cũng thấp hơn Hữu thứ trưởng (右庶长) (2).
Nãi dĩ Giáng Hầu Bột vi Hữu thừa tướng, vị thứ đệ nhất. (Trần) Bình tỉ vi
Tả thừa tướng, vị thứ đệ nhị.
乃以绛侯勃为右丞相, 位次第一. (陈) 平徙为左丞相, 位次第二.
(Bèn phong Giáng Hầu Bột làm Hữu thừa tướng, thứ bậc đệ nhất. Trần Bình bị đổi làm Tả thừa tướng, thức bậc đệ nhị)
(Sử kí – Trần Thừa tướng thế gia 史记 - 陈丞相世家)
Thời cổ, được thăng quan gọi là “hữu di” (右移), còn bị biếm chức gọi là “tả thiên” (左迁), “tả giáng” (左降), “tả chuyển” (左转), “tả tước” (左削), “tả thoái” (左退), “tả truất” (左黜), “tả thụ” (左授), “tả hoạn” (左宦).
Khi xã hội thị tộc phụ hệ xuất hiện, quan niệm trọng nam khinh nữ được xác lập thì nam sẽ gắn với “hữu”, nữ gắn với “tả”, như:
Nam tử hành hồ đồ hữu, nữ tử hành hồ đồ tả
男子行乎涂右, 女子行乎涂左
(Nam đi bên phải đường, nữ đi bên trái đường)
(Lã thị Xuân Thu – Lạc thành 吕氏春秋 - 乐成)

Đạo lộ, nam tử do hữu, nữ tử do tả.
道路, 男子由右, 女子由左
(Trên đường, nam bên phải, nữ bên trái)
(Lễ kí – Nội tắc 礼记 - 内则)
Với một vài dẫn chứng về quan niệm tôn hữu ở trên, có thể thấy rằng:
“Hữu” mang ý nghĩa tốt đẹp như: yêu chuộng, thân cận, ngay thẳng, ở trên.
“Tả” mang ý nghĩa không tốt như: xa cách, thấp kém, nghiêng lệch, ở dưới.
- “Tả đạo” (左道): chính là tà đạo, ý nói mất đi sự chính đáng, mất đi sự ngay thẳng, trái với lẽ thường, cũng được gọi là “ngoại đạo”.
- “Tả ngôn” (左言): ngôn ngữ của các vùng khác.
- “Tả sai” (左猜): suy nghĩ không chính đáng.
- “Tả kế” (左计): mưu kế gian ác.
2.2- Quan niệm tả tôn hữu ti
Cát sự thượng tả, hung sự chuộng hữu. Thiên tướng quân cư tả, thượng tướng quân cư hữu, ngôn dĩ tang lễ xử chi.
吉事尚左, 凶事尚右. 偏将君居, 左上将军居右, 言以丧礼处之
(Việc lành chuộng bên tả, việc dữ chuộng bên hữu. Phó tướng ở bên trái, thượng ở bên phải, ý nói lấy tang lễ mà đối xử việc quân)
(Đạo đức kinh 道德经 , 31)
Tức lúc bình thường hoặc cát sự thì tả tôn hữu ti, chỉ khi hung sự mới hữu tôn tả ti. Tại sao cát sự chuộng tả, hung sự chuộng hữu? Hung sự chuộng hữu vì hữu thuộc âm. Cát chuộng tả vì tả thuộc dương, cho nên tả cát hữu hung.
Và cũng vì tả thuộc dương, hữu thuộc âm nên nam thuộc tả nữ thuộc hữu.
Sinh tử, nam tử thiết hồ vu môn tả, nữ tử thiết thuế vu môn hữu.
生子, 男子设弧于门左, 女子设帨于门右
(Sinh con, nếu là con trai thì treo cung bên trái cửa, nếu là con gái thì treo khăn bên phải cửa)
(Lễ kí – Nội tắc 礼记 - 内则)

Quân thượng tả, tốt thượng hữu
军尚左, 卒尚右
(Chủ tướng chuộng tả, sĩ tốt chuộng hữu)
(Lễ kí – Thiếu nghi 礼记 - 少仪)
Bên trái là dương, chủ về sinh, vị tướng chỉ huy quyết định kế sách cho triều đình, chuộng ở trái là cốt ở chỗ lập được chiến công. Bên phải là âm, chủ về tử, hàng ngũ binh sĩ chuộng bên phải là cốt ở chỗ bày tỏ ý chí liều chết vì đất nước.

Tề Hoàn Công tương lập Quản Trọng, lệnh quần thần viết: ‘Quả nhân lập Quản Trọng vi Trọng phụ, thiện giả nhập môn nhi tả, bất thiện giả nhập môn nhi hữu.’
齐桓公将立管仲, 令群臣曰: ‘寡人立管仲, 善者入门而左, 不善者入门而右.’
(Tề Hoàn Công muốn lập Quản Trọng, mới bảo với quần thằng rằng: ‘Quả nhân muốn lập Quản Trọng làm Trọng Phụ, ai tán đồng thì vào đứng bên trái, ai không tán đồng thì vào đứng bên phải.’)
(Hàn Phi Tử - Ngoại trừ thuyết tả hạ - Thuyết nhị 韩非子 - 外储说左下 - 说二)
Việc những ai tán đồng thì đứng bên trái, không tán đồng thì đứng bên phải đã thể hiện thái độ của Tề Hoàn Công.
Nhìn chung trong cách ứng xử hàng ngày, vị trí bên trái là vị trí tôn quý dành cho bậc trưởng thượng.
Vấn đề tôn hữu hoặc tôn tả không có tính nhất quán, nó tuỳ theo từng nơi, từng triều đại. Đời Đường đời Tống đều lấy “tả” làm đầu; đời Nguyên lại lấy “hữu” làm đầu; sang đời Minh lại lấy “tả” làm đầu. Hiện tượng lúc tôn hữu, lúc tôn tả là kết quả của việc căn cứ vào những nguyên tắc không giống nhau đế xác định.

3- Nguồn gốc của quan niệm tôn tả
Theo Hoàng Phát Trung (黄发中), nguồn gốc của quan niệm tôn tả là ở chỗ tay trái hư tĩnh, an dật; tay phải phải làm việc, cho nên tay trái chủ về hoà bình, tốt lành; tay phải chủ về hung sự, sát phạt.
Nhưng theo Trương Ái Đường (张霭堂), nguồn gốc của quan niệm tôn tả là do tả là dương, là thiên đạo, vì trong Dật Chu thư – Vũ thuận (逸周书 - 武顺) có ghi rằng:
Thiên đạo thượng tả, nhật nguyệt tả di; địa đạo thượng hữu, thuỷ đạo đông lưu.
天道尚左, 日月左移; 地道尚右, 水道东流
(Thiên đạo chuộng bên trái, nên mặt trời mặt trăng di chuyển về hướng tây; địa đạo chuộng bên phải nên sông suối chảy về hướng đông)
Theo Dương Lâm (杨琳), quan niệm tôn tả ti hữu xuất phát từ việc sùng bái hướng đông. Đông là hướng dương, chủ về sinh; còn tây là hướng âm, chủ về tử. Trời là dương, đất là âm, cho nên nói thiên đạo chuộng bên trái, địa đạo chuộng bên phải. Đông chủ về sinh, tây chủ về tử nên đã hình thành quan niệm
“tả” là cát, “hữu” là hung, “tả” là văn, “hữu” là võ.
Để có được hướng đông là bên trái, chúng ta phải liên tưởng đến một tập tục mà các triều đại phong kiến phải tuân thủ một cách nghiêm nhặt, đó là bậc thánh nhân phải quay mặt về hướng nam để cai trị thiên hạ.
Cũng theo Dương Lâm, không nên tuyệt đối cho rằng hiện tượng tôn tả đều bắt nguồn từ việc sùng bái hướng đông. Thời cổ khi đánh xe ngựa, vị trí bên trái là tôn quý, điều này rất có thể xuất phát tự sự thuận tiện. Trên chiến xa, người bảo vệ ở bên phải mới thuận lợi cho việc sử dụng vũ khí để bảo vệ chủ tướng của mình.

4- Nguồn gốc của quan niệm tôn hữu
Quan niệm tôn hữu có thể bắt nguồn từ việc tay phải thuận tiện trong công việc. Trương Ái Đường cho rằng nguồn gốc của quan niệm tôn hữu là do bởi tay phải thuận tiện, có sức. Dương Lâm cũng đồng ý với nhận định này. Sự thuận tiện có sức của tay phải là bản năng của nhân loại, gắn bó với nhân loại. Chính vì thế quan niệm tôn hữu đã có từ rất sớm, nó đã tồn tại một cách rộng rãi ở nhiều dân tộc trên thế giới. Với một số ngôn ngữ, từ “hữu” luôn có hàm nghĩa tốt đẹp như chính xác, thuận lợi, vượt trội; từ “tả” có hàm nghĩa không tốt như nghiêng lệch, không thuận lợi, thấp kém.

5- Kết luận
Tóm lại, quan niệm tôn hữu đã có từ thời xa xưa và là một hiện tượng văn hoá mang tính phổ biến, được lưu hành rộng rãi, phạm vi đề cập rộng, ảnh hưởng lớn. Tôn tả xuất hiện sau, phạm vi đề cập hẹp, ảnh hưởng nhỏ, không được phổ biến sâu rộng. Chính vì thế trong Hán ngữ, chữ “hữu” còn có nghĩa là “thượng” “cao” là “thân cận” mà chữ “tả” không có được.

-------------------------------------------

Chú thích:
(1)- Xem Thuyết văn giải tự (说文解字) (Văn bạch đối chiếu), trang 123, 123.

(2)- Chế độ tước vị quân công 20 cấp của nhà Tần và nhà Hán từ thấp đến cao như sau:
1- Công sĩ (公士), 2- Thượng tạo (上造), 3- Trâm kiêu (簪枭), 4- Bất canh (不更), 5- Đại phu (大夫), 6- Quan đại phu (官大夫), 7- Công đại phu (公大夫), 8- Công thừa (公乘), 9- Ngũ đại phu (五大夫), 10- Tả thứ trưởng (左庶长), 11- Hữu thứ trưởng (右庶长), 12- Tả canh (左更), 13- Trung canh (中更), 14- Hữu canh (右更), 15- Thiếu thượng tạo (少上造), 16- Đại thượng tạo (大上造), 17- Tứ xa (驷车), 18- Đại thứ xa (大庶车), 19 – Quan nội hầu (关内侯), 20- Triệt hầu (彻侯)
--------------------------------------------------
Nguồn: HUỲNH CHƯƠNG HƯNG.com

nhan_voky
23-12-2013, 05:22 PM
Hay đấy, chép cho bạn bài này:


Tại sao Nam Tả - Nữ Hữu ?


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tao_lao/Tao_lao/namta_nuhuu.jpg
Nam Tả - Nữ Hữu...

“nam tả, nữ hữu” được nhiều người biết và vận dụng vào cuộc sống, nghi lễ, vào thờ phụng như sắp đặt di ảnh thờ,... nhưng ít người hiểu vì sao lại có quy tắc đó, ai đó nêu lên rồi mọi người theo mà trở thành cách nói truyền thống. ở mỗi lĩnh vực đó có cách giải thích khác nhau. Trong bài viết này, tôi chỉ đề cập việc áp dụng quy tắc này trong quan hệ vợ - chồng.

Để phân tích cơ sở khoa học của quy tắc “nam tả - nữ hữu”, tôi nêu một quy tắc khác để so sánh. Dưới chế độ phong kiến có một quy tắc đạo đức là “phu xướng - phụ tùy” nghĩa là chồng nói thì vợ phải tuân theo. Nhưng khi chế độ phong kiến không còn nữa thì quy tắc này cũng không tồn tại vì nó thuộc phạm trù đạo đức giai cấp; còn quy tắc “nam tả, nữ hữu” thì tồn tại mãi, vì nó thuộc phạm trù khoa học.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tao_lao/Tao_lao/t%20hu.jpg

Cơ sở khoa học của quy tắc này trước hết dựa vào lý thuyết âm dương trong triết học Trung Quốc cổ đại. Theo thuyết này thì âm dương là hai mặt, hai thế lực đối lập nhau nhưng lại thống nhất với nhau trong vạn vật, là khởi đầu của mọi sinh thành biến hóa. Âm dương không loại trừ nhau mà tạo điều kiện tồn tại cho nhau, là động lực của mọi vận động và phát triển. Quy luật âm dương chỉ rõ mọi sự vật đều có âm dương, trong dương có âm, trong âm có dương, âm thăng dương giáng, âm dương cân bằng thì sự vật tồn tại. Quy luật âm dương được vận dụng nhiều trong cuộc sống, ví dụ trong y học nếu một vùng nào đó bị đau thì y học Trung Quốc coi vùng đó bị mất cân bằng âm dương, nếu âm suy thì dùng thuốc bổ âm để kích âm lên, nếu dương suy thì dùng thuốc bổ dương để kích dương lên. Hoặc khi xoa xát, ấn huyệt, thầy thuốc đông y hướng dẫn phải xoa xát bên tay trái trước, tức là phải tác động bên dương trước. Khi xoa vuốt cánh tay thì phải tuân theo “dương giáng âm thăng” nghĩa là phải vuốt phía ngoài cánh tay (mặt dương), từ bả vai xuống bàn tay - dương giáng, rồi đến phía trong cánh tay (mặt âm) từ lòng bàn tay đến vùng nách - âm thăng.

Cũng theo thuyết âm dương thì đàn ông là dương (chính), đàn bà là âm (chính); trong một con người thì phía trên là dương phía dưới là âm, phía sau lưng là dương phía trước bụng là âm, phía tay trái là dương phía tay phải là âm. Vận dụng quan niệm này thì khi một người nam và một người nữ nằm cạnh nhau thì nam (dương) phải ở vị trí bên trái (tả), nữ (âm) ở vị trí bên phải (hữu). Mặt khác, bên phải của nam là âm cần hợp với bên trái của nữ là dương. Vậy nam nằm bên trái (tả) nữ nằm bên phải (hữu) nam là hợp quy luật âm dương.

Ngoài quy luật âm dương đã được giải thích trên thì việc người chồng nằm bên trái người vợ và ngược lại còn được lý giải ở một số cơ sở khoa học sau đây.
Để tìm hiểu về vấn đề này, tôi đã hỏi nhiều cặp vợ chồng tuổi cao niên, tuổi trung niên và cả thanh niên rằng: “Khi lấy nhau cha mẹ có bày cho các vị cách nằm bên nhau thế nào cho hợp lý không?” Tất cả đều nói: “Cha mẹ không ai bày điều đó.” Tôi hỏi tiếp: “Thế khi nằm bên nhau các ông các bà nằm với nhau theo hướng nào?” Nhiều người trả lời: “Bà gối đầu lên tay phải ông hoặc ông gối đầu lên tay trái bà”. Tôi lại hỏi: “Tại sao lại nằm như vậy?” Họ trả lời: “Do thói quen thôi”. Họ nói theo thói quen nhưng thực ra không phải do thói quen vì thói quen phải có quá trình rèn luyện. Theo tôi, họ nằm như vậy vì họ thấy thuận tiện, họ đã làm theo lẽ tự nhiên. Họ đã nằm phù hợp với “quy luật âm dương” một cách tự phát.

Ở khía cạnh khác, khi người vợ nằm ngửa gối đầu lên tay phải người chồng, người chồng nằm nghiêng gác tay gác chân lên thân mình người vợ, thì người vợ cảm thấy tự tin, hạnh phúc là được người chồng che chở bảo vệ. Còn khi người chồng trong tư thế đó cũng cảm thấy tự hào, hãnh diện mình là người bảo vệ vợ tốt nhất. Cảm giác tự tin vui sướng đó đưa họ vào giấc ngủ sâu hơn, dài hơn. Mặt khác, trong tư thế đó người chồng cảm thấy mình là người chủ động, còn trong tư thế nằm ngửa người vợ ở trạng thái thụ động. Điều này đúng với “quy luật tâm lý giới tính”.

Ngoài ra việc người chồng ở bên tay trái vợ để nằm nghiêng về bên phải mình thì hô hấp dễ thông suốt, đồng thời làm cho thức ăn trong dạ dày đi vào ruột non được thuận lợi; nên về mặt sinh lý, ở tư thế này người chồng nằm được lâu hơn. Ngược lại, nếu người chồng nằm bên phải vợ do tính chủ động của người đàn ông buộc anh ta phải nằm nghiêng bên trái mình để ôm vợ thì ở tư thế này không nằm lâu được vì tim bị chèn ép, do đó không có cặp vợ chồng nào nằm ở tư thế này thường xuyên. Như vậy, việc nam nằm bên trái nữ (nam tả), nữ nằm bên phải nam (nữ hữu) là hợp “quy luật sinh lý”.

Đó là ba quy luật làm cơ sở khoa học cho quy tắc “nam tả, nữ hữu”. Khi đang sống nằm bên nhau ta đã vô tình làm theo quy tắc đó, vậy khi chụp ảnh chung, treo ảnh ông bà trên bàn thờ, khi quy tập hài cốt ông bà vào một chỗ, tại sao nhiều người lại không có ý thức làm đúng như vậy? Tôi không rõ về mặt tâm linh các cụ có thắc mắc gì khi con cháu đặt không đúng vị trí của mình “ông bên trái bà bên phải”. Còn những ai có hiểu nghĩa đen của cụm từ “nam tả, nữ hữu” đã được truyền tụng từ xưa đến nay thì việc làm tùy tiện như thế là sai. Bây giờ khi ta hiểu ý nghĩa của quy tắc đó thì ta cần làm đúng như vậy trong bất kì trường hợp nào.

Nhan_voky sưu tầm
Theo: ngheandost.gov.vn ( Lê Trần Điền )

thanh_long
24-12-2013, 09:56 AM
Thế nào là tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ?

Thanh Long, Bạch Hổ còn gọi là Thanh Long sa, Bạch Hổ sa. Căn cứ vào huyệt mộ, người ta nói: “Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ” có nghĩa là bên trái mộ là Thanh Long, bên phải là Bạch Hổ.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Huyen_bi/sao%20thanh%20long.jpg
Chòm sao Thanh Long

Bên trái mộ là Thanh Long sa còn gọi là thượng sa, long sa. Bên phải mộ là Bạch Hổ còn gọi là hổ sa, hạ sa. Mộ chân, Thanh Long sa phải cao to hơn Bạch Hổ sa.

Thanh Long vốn là chòm sao phương Đông gồm 7 sao: Giác, Cang, Đế, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ tượng trưng cho con rồng xanh.

Sách “Lễ Ký” nói: “Tả Thanh Long với hữu Bạch Hổ” chỉ đội quân bên tả trong thế trận. Sách “Táng kinh” của Quách Phác nói: “Bên trái huyệt mộ là gò Thanh Long” chỉ dòng nước, con đường ở bên trái nhà ở.

Các nhà phong thủy cho biết, Thanh Long là gò, núi bên trái huyệt mộ. Núi gò Thanh Long nên sáng sủa, sạch sẽ, có thể vươn xa, uốn lượn nhu thuận, cao hơn gò Bạch Hổ, bao bọc bảo vệ minh đường và huyệt mộ.

Thanh Long kỵ quay lưng vào mộ. Theo thuyết phong thủy, 1 trong 26 điều sợ của Thanh Long là “Long sợ hung cương”. Trong “10 gò long hổ nhọn đầu kỵ an táng” nói: “Kỵ tả Thanh Long không có thế thuần phục”.

Nếu huyệt mộ không có gò Thanh Long là “tả hữu đều không”, là đất “thập tiện”, gia chủ hung, gái góa bụa, nghèo khó. Có gò Thanh Long nhưng không bao huyệt mộ, như bay đi cũng là huyệt tiện.

“Táng thư” nói: “Nghịch long nếu thuận thuỷ sa, chủ phú quý mãi mãi”. Hòa thượng đời Thanh là cao tăng Triệt Doanh trong sách “Địa lý trực chỉ nguyên chân” nói: “Nếu đầu gò Thanh Long có núi, nước đến, chính là thế thuận long chuyển mình nghịch kết, nhất định gò Thanh Long sẽ đến minh đường trước, lập hướng vượng. Đặt mộ ở đây là cát long”.

Đối với dương trạch, nếu phía Đông mộ có miệng khuyết lõm, các nhà phong thủy cho rằng đó là “Thanh Long mở miệng”, địa thế này là đất tốt, nếu dựng nhà ở đó, gia chủ sẽ được hưởng phúc lộc, thịnh vượng.

Thanh_long sưu tầm

fangzi
24-12-2013, 01:40 PM
Cánh tả & cánh hữu?

Hỏi: Trong chính trị và các đảng phái, mình hay nghe nói đến từ "cánh tả" và "cánh hữu" mà không hiểu rõ lắm. Các bạn giải thích cho mình rõ hơn được không? Thanks!

Câu Trả lời hay nhất:

Tả khuynh hay cánh tả, phái tả dùng để chỉ những người trong guồng máy chính trị nhưng có tư tưởng tiến bộ, đổi mới, dân chủ. Ngược lại, từ hữu khuynh hay cánh hữu, phái hữu dùng để chỉ người có tư tưởng thụt lùi, bảo thủ.

Về nguồn gốc của từ này, các nhà sử học cho rằng nó ra đời từ cuộc cách mạng Pháp, năm 1789. Trong nghị viện chế định Hiến pháp Pháp lúc đó bao gồm 3 đẳng cấp: đẳng cấp thứ nhất là các giáo sĩ, đẳng cấp thứ hai là những nghị viện quý tộc, đẳng cấp thứ ba là những nghị viện công nhân, nông dân, tư sản bình thường thành thị. Vào tháng 9/1789, trong một cuộc họp của nghị viện đã nổ ra một cuộc tranh đấu gay gắt giữa đẳng cấp thứ nhất, thứ hai (ngồi bên phải nghị viện) với đẳng cấp thứ ba (ngồi bên trái của nghị viện). Từ hiện tượng vô tình này, đã ra đời cặp từ nói trên để chỉ khái niệm chính trị của những nhóm người theo tư tưởng cấp tiến hay bảo thủ.

Hữu khuynh: Có đường lối thoả hiệp với giai cấp tư sản trong phong trào công nhân, chủ trương cải lương, hạ thấp và thủ tiêu đấu tranh, đối lập với chủ nghĩa Marx-Lenin.

Tả khuynh: Có xu hướng, chủ trương hành động quá mạnh không thích hợp với trình độ quần chúng. Một loại khuynh hướng tư tưởng sai lầm về đường lối, chủ trương hoạt động cách mạng do không đánh giá đúng thực tế và tình hình quần chúng.

Cánh hữu (phái hữu): chỉ những Nghị sĩ Quốc hội (nước TBCN), ngồi ở phía phải Chủ tịch Quốc hội, có quan điểm bảo thủ.

Cánh tả (phái tả): chỉ những Nghị sĩ Quốc hội (nước TBCN), ngồi ở phía trái Chủ tịch Quốc hội, thường có quan điểm tiến bộ, cách mạng, bao gồm những người cộng sản, xã hội, dân chủ cấp tiến… Trong hàng ngũ này cũng có nhiều sắc màu, cấp độ khác nhau, có phái trung tả (tiến bộ vừa phải còn hữu khuynh).

Fangzi sưu tầm.

thanh_long
09-01-2014, 04:05 PM
Tri túc chi túc thường túc...

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Hinh_phap/cht%20v%20tin.jpg


Mấy ngày nay, tình hình thế sự trong nước có nhiều sự kiện vô cùng thú vị khiến nhân tâm hoang mang đến tột độ. Sự trắng đen tuy chưa rõ nét nhưng kết cục thì cũng đã thấy mười mươi. Từ danh gia chỉ trong chốc nhát biến thành bại tộc, thành ti tiện khiến người người... đều khinh bỉ. Vì sao nên nỗi ? Câu trả lời nằm trong câu nói bất hủ của Lão Tử: "Tri túc chi túc thường túc hỹ" đấy thôi.
Dưới đây là bài viết mà mình vừa đọc trên mạng, mời mọi người cùng đọc.

Ngày nọ, một ông vua đến viếng thăm Bụt và đặt một câu hỏi: “Khi trẫm nhìn vào những đệ tử của ngài, trẫm cảm nhận được sự bình an, sự vui vẻ và màu da chói sáng của họ. Trẫm cũng nghe rằng họ chỉ ăn mỗi ngày một bữa, nhưng thực sự trẫm không thể nào hiểu nổi làm sao họ có thể duy trì một đời sống như thế này?”. Bụt đã trả lời vị quân vương này thật tuyệt mĩ:

“Các đệ tử của Như Lai không hối hận về những gì có lẽ đã làm trong quá khứ nhưng chỉ tiếp tục làm nhiều và nhiều hơn nữa những thiện nghiệp. Thật không thể bằng sự hối lỗi dày vò, cầu nguyện hay van vỉ mà chỉ bằng việc làm tốt đẹp như giúp đỡ người khiến ai đã phạm tội lỗi trong quá khứ vượt qua được (cảm giác) tội lỗi. Đệ tử của Như Lai không bao giờ lo lắng về tương lai. Họ bằng lòng với những gì mà họ nhận được, và đây chính là đức tính biết đủ. Họ cũng không bao giờ nói rằng điều này thứ kia là không đủ cho họ. Đây là cách sống của họ. Do đó họ có thể duy trì một trạng thái bình an, vui vẻ và tỏa sáng hào quang chính là kết quả của sự tri túc.”


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/dong_thuc_vat/bch%20m.%206%20jpg.jpg
Tri túc thường túc - Tri túc bất nhục

Bất cứ ai cũng có thể thử duy trì sự vui vẻ này bằng cách tri túc – biết đủ. Nếu có ai đó hỏi rằng tại sao chúng ta không thể bằng lòng với đời sống của chúng ta mặc dù chúng ta có nhiều thứ hơn là chúng ta cần, thì câu trả lời đúng đắn là gì? Câu trả lời đúng đắn nên là: “Chúng ta không có sự biết đủ”. Nếu chúng ta quả thật có sự tri túc thì chắc chắn là ta không bao giờ nói rằng chúng ta không bằng lòng với điều này hay với điều kia. Chúng ta không thể thỏa mãn với chính mình vì sự xung đột giữa lòng tham không đáy của chúng ta với định luật vô thường.

Một trong những lời khuyên tốt nhất của Bụt cho chúng ta để thực hành như một nguyên tắc sống là “Tri túc là tài sản lớn nhất”. Một người giàu có thì không nhất thiết là một người giàu về tiền bạc, của cải vật chất.

Một kẻ giàu có thì thường xuyên lo sợ cho mạng sống của y. Y thường xuyên ở trong trạng thái nghi ngờ và sợ hãi, nghĩ rằng người ta đang chờ đợi để bắt cóc y! Một kẻ giàu sụ không dám đi ra ngoài mà không có cảnh vệ, và mặc dù đã có rất nhiều cổng sắt và ổ khóa trong nhà, y vẫn không thể ngủ an giấc mà không bị quấy rầy bởi sợ hãi và lo lắng.

Hãy xem, một người tri túc thì quả là một người rất may mắn bởi vì tâm anh ta không phải vướng bận những quấy rầy kia. Anh ta quả là giàu. Vậy thì, thế nào thì được gọi là tri túc? Khi ai đó nghĩ “chừng này cũng đủ cho tôi và cho gia đình tôi và tôi không muốn gì hơn nữa”, đó chính là sự tri túc. Nếu mọi người đều nghĩ được như thế này thì quả là không có vấn đề gì. Khi chúng ta duy trì sự tri túc này, ganh ghét có thể sẽ không bao giờ khống chế tâm chúng ta và bởi vậy chúng ta để mặc cho người khác thụ hưởng đời sống của họ. Nếu không có sự ganh ghét thì sân hận cũng không thể sinh khởi. Nếu không có sân hận thì không có bạo động, đổ máu và mọi người đều có thể sống một cách hòa bình.

Một đời sống tri túc luôn cho ta hy vọng và sự tự tin. Đây không phải chỉ là lý tưởng. Đã hơn 25 thế kỷ chư Tăng ni trong giáo pháp của Bụt đã sống một cách hòa hợp như vậy. Họ chỉ có tứ vật dụng là thức ăn, y áo, chỗ ở và thuốc chữa bệnh. Không có ai cần gì nhiều hơn để sinh tồn. Và nhiều Phật tử, họ đã sống một cách rất tri túc, không cho phép tham lam khống chế những gì là căn bản cần thiết. Quả đáng ngạc nhiên, để trở thành tri túc, chúng ta chẳng cần bao nhiêu.

nhan_voky
09-01-2014, 10:45 PM
Năm Canh - Sáu Khắc

Tại sao lại là "Đêm năm canh, ngày sáu khắc?"

Theo lịch xưa, để tính thời gian trong một ngày và một đêm, người ta chia ra làm 12 giờ, từ giờ Tý đến giờ Hợi. Ban ngày được tính bằng Khắc; ban đêm tính bằng Canh. Chúng ta thường nghe những câu quen thuộc:


Đêm năm canh, ngày sáu khắc .
hay :

Canh Một dọn cửa, dọn nhà
Canh Hai dệt cửi, canh Ba đi nằm...
Hoặc :

Nửa đêm giờ Tý canh Ba…

Trước khi tìm hiểu tại sao lại có “Đêm năm canh ngày sáu khắc” thì cũng cần biết cách đo thời gian của người xưa. Dụng cụ để đo thời gian người xưa thường dùng là:

1- Nhật quỹ: Đồng hồ đo bóng mặt trời.
2- Lậu khắc hay Lậu hồ: đồng hồ đo bằng nước hay bằng cát.
3- Hương triện: đồng hồ đo bằng hương.

Với câu Nửa đêm giờ Tý canh Ba thì chúng ta có thể đoán được chữ nửa đêm (tức khoảng 12 giờ đêm hoặc 0 giờ), còn giờ Tý canh Ba (tức khoảng 23 giờ đêm đến 1 giờ sáng).

Về nguồn gốc từ canh thì theo Tiết Quý Tuyên, một học giả đời Tống khoảng giữa thế kỷ XII cho rằng: ngoài Lậu hồ và Nhật quĩ là hai dụng cụ để xem giờ, người ta còn dùng Hương triện để xem, nhất là về ban đêm. Hương triện có thể là hương vòng (nhang vòng). Trên hương vòng có vẽ 5 dấu để định 5 canh. Nếu muốn thức dậy canh nào, người ta buộc một vật nặng nhỏ vào vòng hương, vào khoảng giờ muốn dậy. Hương cháy đến đó sẽ làm rơi vật nặng ấy xuống một cái chậu đồng, gây nên tiếng động để đánh thức người dậy. Người ta cũng có thể dùng những hộp hương khắc hình chữ Thọ theo kiểu chữ Triện, hương cháy đến đâu sẽ cho biết đêm đã đến canh mấy.

Như thế, canh là đơn vị phổ biến để đo thời gian vào ban đêm đã có từ xa xưa, có thể xuất phát từ Trung Quốc.
Thế còn đơn vị Khắc trong câu “Đêm năm canh ngày sáu khắc” có nghĩa là gì?
Học giả Hoàng Xuân Hãn trong cuốn Lịch và Lịch Việt Nam cho biết:

“ Theo lịch Á Đông xưa, Khắc có nghĩa là 1 phần 100 của ngày, tức là 14 phút 24 giây. Gốc của danh từ này này là cái thẻ mang nét khắc trỏ giờ và khắc được đặt nổi trên mặt nước của thùng nước dưới của đồng hồ”.( Lịch và Lịch VN, sđd, tr806 ).

Xem thế thì đơn vị khắc được GS Hoàng Xuân Hãn định nghĩa ở trên không thể là đơn vị tính thời gian của ban ngày - ngày 6 khắc, vì 6 khắc chỉ chưa đầy 90 phút ! Vậy khắc ở đây là…bao nhiêu !?

Tự điển Hán Việt của Đào Duy Anh giải nghĩa Khắc là thời gian; Việt Nam Tân từ điển của Thanh Nghị ghi rõ hơn:

“ Khắc : 1- Một phần tư giờ, mười lăm phút.
2- Theo xưa thì một phần sáu trong một ngày.
Nghĩa rộng: Khoảng thì giờ ngắn”

Như thế, nghĩa của từ khắc được tác giả Thanh Nghị định nghĩa là 1 phần 6 của ngày, tức một ngày bao gồm 6 khắc. Nhưng…nếu tính cứ 1 canh hay 1 khắc là một giờ xưa thì 5 canh 6 khắc mới chỉ có …11 giờ ! Vậy còn đâu 1 giờ nữa !?

Điều này được một số nhà nghiên cứu tử vi sau này ra công tính toán theo thời gian của đồng hồ hiện đại như sau : Sau khi trừ ban đêm 5 canh ( tức 10 giờ), còn lại 14 giờ ( tức 60ph x 14 =840 phút ), đem chia cho 6 khắc nên mỗi khắc có 140 phút, tức 2 giờ 20 phút !

Thiết nghĩ điều đó thật vô lý! vì đã là đơn vị thời gian được tính bằng đồng hồ, cho dù đồng hồ bằng cát hay nước thì dứt khoát đơn vị phải bằng nhau, không thể của ngày dài hơn của đêm được !
Thực ra, năm canh và sáu khắc cũng đã được một tác giả lý giải khá hay:
Trong tập thơ Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều có hai câu:


“ Ngày sáu khắc tin mong nhạn vắng
Đêm năm canh tiếng lắng chuông rền”

Trong phần chú thích của hai câu thơ trên, tác giả Lý Thái Thuận đã giải thích là:

Xưa, một ngày được chia ra làm 12 giờ, đặt khởi điểm ở giờ Tý. Ban ngày chia làm 6 giờ gọi là 6 khắc, kể từ giờ Mão đến giờ Thân (khoảng 5g sáng đến 17g chiều-TTT chú)
Ban đêm chia ra 5 canh từ giờ Tuất đến giờ Dần (khoảng từ 19g đến 5 g sáng hôm sau-TTT chú)

Riêng giờ Dậu ( khoảng 17g đến 19g) được xem là thời điểm tranh tối tranh sáng, không hẳn thuộc ngày cũng không hẳn thuộc đêm.

Ngày trước, tiếng chiêng thu không ( thu cái không gian ban ngày lại ) đánh lên vào thời điểm này để cho người dân biết là đã đến giờ đóng cửa thành. Cũng theo quan niệm của người xưa về quan hệ Âm Dương tuần hoàn sinh diệt, thì Dương phải lấn hơn Âm một điểm để cái diệt không bị diệt hẳn, và cũng từ cái diệt đó mà sinh khởi. Do đó giờ Dậu được coi là không thuộc về ngày cũng không thuộc về đêm.

Thiết tưởng đây là cách giải thích đúng đắn nhất về “Năm canh sáu khắc” dựa vào triết thuyết Âm Dương Ngũ hành của người xưa; một triết thuyết lý giải mọi sự tồn tại, vận hành của vũ trụ, của không gian và thời gian…

------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu tham khảo:
-Hoàng Xuân Hãn ,phần Lịch & lịch Việt Nam (trong tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh),Nxb KHXH, 2003.
-Đào Duy Anh, Hán Việt từ điển, Nxb Trường Thi, 1957.
-Thanh Nghị, Việt Nam tân từ điển, Nxb Thời Thế, SG, 1952.
-Nguyễn Gia Thiều- Cung oán ngâm khúc,Trần Kim Lý Thái Thuận diễn giảng, Nxb VHDT, 2004.
-Thiên văn học cổ Trung Hoa, Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ, (Bản sách điện tử).
[/FONT]

nha_que
11-01-2014, 05:06 PM
Cảm ơn chủ thớt nhé. Nay mới biết thế nào là đêm 5 canh... từ hồi giờ cứ ù ù cạc cạc :)

thieugia
19-01-2014, 07:07 PM
Liên quan đến chuyện "bên phải", "bên trái". Thiều gia xin cung cấp thêm cho các bạn một thông tin hết sức thú vị, ấy là: Tại sao xưa nay trên ảnh cưới bao giờ chúng ta cũng thấy chú rể ở "bên trái" còn cô dâu lại luôn luôn là... "bên phải" ?


http://sohanews2.vcmedia.vn/2013/18-cuoc-doi-mai-ngoc-can-ong-gia-tung-5-lan-ngoi-ban-tho-1387943658555.jpg
Bức ảnh cưới hiếm hoi của vợ chồng nghệ sĩ, diễn viên Điện ảnh Mai Ngọc Căn

Nếu chú ý quan sát thì chúng ta có thể phát hiện thấy rằng trên các bức ảnh cưới, chú rể bao giờ cũng ở bên trái, còn cô dâu bao giờ cũng ở bên phải. Hiện tượng này thường thấy ở Trung Quốc (trong đó có cả Việt Nam).


http://sieuthisocantho.com/images/data/anh-cuoi/anh-dam-cuoi.jpg

http://ihay.thanhnien.com.vn/Pictures20134/ThanhChau/5.4/dt1.jpg

Theo cách giải thích của các nhà chuyên môn thì hiện tượng này bắt nguồn từ quan niệm Âm Dương trong triết học cổ đại Trung Quốc. Ý nghĩa xa xưa nhất của Âm Dương là chỉ phương hướng của các vật thể trong tương quan với mặt trời nếu hướng về mắt trời thì là Dương, còn nếu quay lưng về mặt trời thì là Âm.


http://daidoanket.vn/Pictures/bao%20tuan/_2013/180/2013_180_08_a3.jpg
Vợ chồng nhà thơ Lưu Quang Vũ

Về sau các nhà tư tưởng cổ đại lại dùng quan niệm này để giải thích hai phương diện đối lập với nhau và tiêu trưởng (giảm bớt và tăng thêm) lẫn nhau ở tất cả các sự vật. Họ cho rằng mâu thuẫn giữa Âm và Dương là điều cố hữu trong bản thân các sự vật. Âm và Dương thay đổi nhau là qui luật căn bản trong sự phát triển của vũ trụ. Trong hiện thực họ coi những cái gì to, dài, hoặc ở bên trên, bên trái là Dương. Còn những gì nhỏ, ngắn, hoặc ở bên dưới, hay bên phải thì được coi là Âm. Còn giữa hai giứoi Nam và Nữ, Nam được coi là Dương, Nữ được coi là Âm. Do đó đã hình thành tập quán nam ở bên trái, nữ ở bên phải.

thanh_long
28-01-2014, 05:17 PM
Bàn Về chuyện:

Tam cương - Ngũ thường - Tam tòng - Tứ đức


http://thaicucthieugia.com/images/stories/tap_luc_truyen/Ngu_thuong/24.jpg

Xưa, nhằm giúp cho xã hội được ổn định, trật tự, có nề nếp... người ta đã đặt ra phép tắc lễ nghi, những qui tắc ứng xử trong xã hội như Tam cương, Ngũ thường, Tam tòng, Tứ Đức... Vậy những chuẩn mực đó là gì và có ý nghĩa như thế nào?

Tam cương và ngũ thường là lẽ đạo đức mà nam giới phải theo.

Tam tòng và Tứ đức là lẽ đạo đức mà nữ giới phải theo.

Khổng Tử cho rằng người trong xã hội giữ được tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức thì xã hội được an bình.

Tam cương: tam là ba, cương là giềng mối. Tam cương là ba mối quan hệ: Quân Thần (vua tôi), Phụ Tử (cha con), Phu Phụ (vợ chồng).

1. Quân thần
- Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung.
- Nghĩa là: dù vua có bảo thần chết đi nữa thì thần cũng phải tuân lệnh, nếu ko tuân lệnh thì xem như không trung với vua.

2. Phụ tử
- Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu.
- Nghĩa là: cha bảo con chết, con không chết thì con không có hiếu.

3. Phu phụ
- Phu xướng phụ tùy.
- Nghĩa là: chồng nói ra, vợ phải theo.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/tap_luc_truyen/Ngu_thuong/hiu%2014.jpg

Ngũ thường: ngũ là năm, thường là hằng có. Ngũ thường là năm điều phải hằng có trong khi ở đời, gồm: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.

1. Nhân
- Lòng yêu thương đối với vạn vật.

2. Nghĩa
- Cư xử với mọi người công bình theo lẽ phải.

3. Lễ
- Sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người.

4. Trí
- Sự thông biết lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai.

5. Tín
- Phải giữ đúng lời hứa.

Tam tòng (三从):
Tam là ba, tòng là theo. Tam tòng là ba điều người phụ nữ phải theo

1. Tại gia tòng phụ
- Người phụ nữ khi còn ở nhà phải theo cha.

2. Xuất giá tòng phu
- Lúc lấy chồng phải theo chồng.

3. Phu tử tòng tử
- Nếu chồng qua đời phải theo con.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/tap_luc_truyen/Ngu_thuong/hiu%2017.jpg

Tứ đức (四德):
Tứ là bốn, đức là tính tốt. Tứ đức là bốn tính nết tốt người phụ nữ phải có.

1. Công
- Khéo léo trong việc làm.

2. Dung
- Hòa nhã trong sắc diện.

3. Ngôn
- Mềm mại trong lời nói.

4. Hạnh
- Phẩm hạnh đoan trang.

bach_djen
01-02-2014, 09:30 AM
Nguồn Gốc Của Lì Xì và Tập Tục Lì Xì

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Cave_gaigu/Tet_Xuan/l%20x.jpg
Phong bì lì xì

Lì xì là một tên gọi của tục lệ mừng tuổi trẻ em trong dịp Tết Nguyên đán ở các nước Á Đông và Việt Nam, đó là lệ đặt tiền vào chiếc phong bì nhỏ có trang trí màu vàng son rực rỡ để mừng tuổi trẻ em. Trong phương ngữ miền Nam của tiếng Việt, tiền ấy được gọi là tiền Lì-xì.
Theo tác giả Hạo-nhiên Nghiêm Toản [1], "lì xì" có gốc là từ 利市 (lợi thị) trong tiếng Trung. Từ này phiên âm kiểu pinyin là lì shì, có ba nghĩa như sau:

- Số lời thu được do mua bán mà ra ;

- Tốt lành, có lợi. Tháng Chạp ngày 24, khắp thị tỉnh (nhà quê, kẻ chợ) đều làm lễ rước Na (để khu trừ quỷ dữ), trống (rước) Na đến khắp mọi nhà cầu xin Lợi-thị (Theo Đông-kinh mộng-hoa-lục). - Khi người phụ nữ lấy chồng về đến cửa, mọi người đi theo cũng như người nhà đều xin Lợi-thị (hoặc đồ vật, hoặc là tiền) ;

- Vận tốt, vận may. Sách "Bắc-mộng-tỏa-ngôn" rằng : "Khi Hạ-hầu Tư chưa gặp thời, còn luân lạc linh đinh, người ta gọi Tư là viên Tú-tài chẳng Lợi-thị" ;


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Cave_gaigu/Tet_Xuan/03%20.jpg

Trong cả ba trường hợp, "lợi-thị" hay "lì-xì', đều có nghĩa là được lợi, được tiền, được may mắn. Tác giả Hạo-nhiên khẳng định rằng tiền Lì-xì, mừng tuổi, chính là thứ tiền đem lại cái hên, điều lành, điều tốt, cho trẻ em dịp đầu xuân.
Tuy nhiên, giả thuyết rằng chữ Lì-xì là hai chữ Hán-Việt "lợi thị"(利是) đọc theo âm Quảng Đông được chấp nhận rộng rãi. Phong tục tặng phong bao bằng giấy điều trong đựng tiền cũng có ở Trung Quốc. Trong tiếng Quan Thoại, tục này được gọi là 紅包 ("hồng bao"), trong tiếng Quảng Đông là 利是 (lợi thị), 利市 (lợi thị) hoặc 利事(lợi sự). Tuy nhiên, ở Trung Quốc, tục lệ lì xì không chỉ có trong Tết Nguyên Đán mà còn trong nhiều dịp khác, cũng không chỉ dành cho trẻ em.

Bach_djen sưu tầm.

bach_djen
01-02-2014, 09:49 AM
Ý nghĩa tục Lì Xì ngày Tết


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Cave_gaigu/Tet_Xuan/02%20.jpg
Tranh Tam Tinh: Phước Lộc Thọ

Quanh chuyện "lì xì" ngày Tết bằng tiền và bằng... chữ! Nghe hai tiếng "lì xì" người ta liền tưởng tới bao giấy màu đỏ, nho nhỏ bằng phần tư trang giấy học trò, bên trong có xếp mấy tờ tiền mới. Vậy hai tiếng "lì xì" ở đâu ra? Nguồn gốc của nó thế nào? Chúng tôi lân la "tầm nguyên" qua các nhà nghiên cứu, hỏi trực tiếp bằng miệng có, giở sách vở các vị có, thấy giải thích hai chữ "lì xì" tựu trung là "tiền mừng tuổi".

Cuốn từ điển thời nay do Viện Ngôn ngữ học, Trung tâm Từ điển học chẳng hạn, mục từ lì xì giải thích: "Lì xì là mừng tuổi (bằng tiền). Tiền lì xì cho các cháu ngày mùng một Tết". "Lì xì" bằng tiền không chỉ giới hạn trong mùng một Tết, mà "liền tù tì" suốt ba ngày đầu năm, thậm chí kéo dài tận những ngày "mùng" cuối cùng của Tết như mùng 9, mùng 10. Theo một số vị mà chúng tôi hỏi chuyện, như cụ Nguyễn Quảng Tuân, Huỳnh Ngọc Trảng, Phạm Đan Quế, thì tục mừng tuổi vẫn cứ nên giữ. Nhà nghiên cứu Thông Hội bảo: "Đó là một phần đậm đà của phong vị Tết Việt Nam, đặc biệt đối với trẻ con, khiến trẻ nhớ tới Tết như một thời điểm mở đầu năm mới, đẹp như cổ tích". Với nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, tác giả Dư âm, cứ nên lì xì "miễn là đừng lì xì tiền đô cho trẻ, không đúng chỗ, mà tập hư cho chúng ăn xài". Vũ sư Hoài Nhơn (Trần Trinh Nhơn), con trai lớn của công tử Bạc Liêu (Trần Trinh Huy), thì kể rằng: "Ba tôi mất ngày 21 tháng chạp năm Quý Sửu 1973 ở Sài Gòn. Đầu năm đó, ăn cái Tết cuối cùng, ông còn lì xì tôi mặc dầu tôi đã 27 tuổi. Tôi vẫn không quên cái phong bì màu đỏ ấm áp, biểu lộ tình cảm của một người cha lúc nào cũng nhìn xuống con mình như thời còn nhỏ tại Bạc Liêu". Nhà nghiên cứu Cao Sơn giải thích: - Lì xì tiếng chữ là lợi thị, đọc theo âm Quảng Đông, Triều Châu thành "Lê - i - xị", chỉ số tiền được cho, tặng trong các dịp đầu năm, khai trương và cả trong lễ thành hôn nữa, chứ không bó hẹp trong dịp Tết Nguyên đán.

Lì xì nhằm cầu chúc người nhận gặp may mắn, phát đạt. Thường người Tàu bỏ tiền vào bao giấy màu đỏ. Người Việt Nam ta cũng làm tương tự, phổ biến ở miền Nam ngày Tết. Ở miền Trung thì ông bà cha mẹ, người tôn trưởng cho con cháu tiền mới vào dịp Tết gọi là "tiền mừng tuổi". Không chỉ người lớn mừng tuổi con cháu, mà hồi xưa, con cháu phải mừng tuổi ông bà trước. Qua giao thừa, tới sáng sớm mùng một, con cháu bảo nhau tới nhà thờ để chúc Tết và lạy mừng ông bà, cha mẹ. Không chỉ lạy suông, cũng không thể muốn lạy mấy lạy thì lạy, mà theo nhà văn Toan Ánh, chỉ lạy... hai lạy rưỡi. Lạy xong con cháu phải biết "thơm thảo" với đấng sinh thành bằng cách cung kính dâng lên những thứ bánh trái tươi ngon và một phong giấy hồng: Bên trong phong giấy thẳng thớm này có đặt một món tiền, để lên khay tươm tất và hoan hỷ, xin các cụ nhận cho, đó là "tiền mở hàng". Tiền này không nhằm để cất cho nặng hầu bao, mà ngụ ý cầu chúc các cụ quanh năm sung mãn, may mắn. Tục mừng tuổi nay còn đó. Ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì, cậu mợ lì xì lớp cháu, con. Bằng hữu thân quyến tới nhà ai chúc Tết lì xì trẻ con của nhà đó. Hoặc chủ nhà đón khách tới chúc Tết lì xì trẻ em đi theo khách. Ý nghĩa chính không nằm ở "tiền" mà ở "tình", tức ở lòng mong ước cầu chúc các cháu hay ăn chóng lớn, vui chơi, học hành tấn tới, còn phong bì nặng nhẹ nhiều ít (tiền) không phải là điều đáng để tâm lắm. Thậm chí không có một cắc bạc mà chỉ có... chữ. Chữ viết rõ to, đậm nét để "làm quà" mừng tuổi như chuyện dưới đây.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Hieu_Le/bi%20s%202.jpg
Một nghi lễ kính sư được các bạn trẻ người Trung Quốc tiến hành trong dịp tri ân thầy

Xưa, có một nhà nọ, nghèo quá, sinh ba đứa con trai. Tết đến người cha không có tiền để lì xì. Chiều ba mươi, ông nghĩ ra một cách, lấy giấy đỏ làm 3 cái phong bì, bề ngoài trông thẳng thớm tươi tắn đỏ thắm như các phong lì xì khác. Nhưng bên trong không bỏ tiền, mà thay bằng 3 miếng giấy được ông viết 3 chữ nắn nót: Phước - Lộc - Thọ. Qua sáng mùng một, người cha gọi 3 đứa con trai đến trước bàn thờ, xoa đầu chúng, tươi cười mừng tuổi chúng bằng 3 cái phong bì nhẹ hẫng, sau khi đã giải thích Phước là gì, Lộc là gì, Thọ là gì... Qua Tết, bước vào năm mới, chẳng ngờ nhà ông phát tài, tiền vô như triều cường. Thoắt cái, lại tới ba mươi tháng chạp. Ý chừng nhớ lại Tết xưa nghèo thiếu, đạm bạc, ông định bụng sẽ tái diễn cách "lì xì" bằng chữ để ba đứa "Phước Lộc Thọ" đừng bao giờ quên rằng, chúng đã được ăn no mặc ấm từ một quá khứ đói rách gần đây. Ai đời, khi nhận phong bì xong, ba đứa con bóc ra, mỗi đứa đều thấy vỏn vẹn chữ Phước, còn hai chữ Lộc Thọ biến đâu mất. Người cha cũng ngạc nhiên không kém. Bốn cha con đang phân vân, bỗng một người từ đâu đến bảo: "Ta là phúc thần của đất này. Chữ Phước đó do ta ban cho. Chỉ cần có nó cũng gồm đủ cả ba: phước, lộc, thọ, vì có phước mới hưởng được lộc, mới thọ lâu. Vì thế chẳng cần phải cầu lộc, cầu thọ, chỉ một chữ phước để mừng tuổi đầu năm là đủ". Nói rồi, biến mất. Nhìn lại phong lì xì, cả bốn cha con sửng sốt một lần nữa vì chữ phước cũng biến mất luôn, trên mặt giấy trống trơn, trắng toát.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Cave_gaigu/Tet_Xuan/phuc%20hue.jpg
Tranh Phước Huệ và Cá Chép*.

Bấy giờ vị thần thứ hai hiện ra kể cho bốn cha con nghe một chuyện mừng tuổi xa xưa. Đó là câu chuyện nổi tiếng khắp châu Á, loan truyền qua Tây Tạng và dãy Hy Mã Lạp Sơn, đến cả lưu vực sông Hoàng Hà, Dương Tử của Trung Quốc, du nhập vào Việt Nam từ lâu đời, về một người cầu phước được phước, trở nên giàu có nhưng hết sức keo kiệt. Ông ta quên những điều tốt đẹp, những ban phát ngọt ngào, rộng lượng mà mình đã làm ở tiền kiếp, vì vậy một mực thâu góp vàng ngọc về riêng mình, trong kiếp này, bỏ vào chiếc hũ, đem chôn ở một vị trí bí mật trong nhà không cho ai hay. Ngay cả con trai của ông cũng không được biết nơi cất giấu. Về già, ông ngã bệnh. Khi chết, linh hồn ông bị hũ vàng ám ảnh, đã quay lại nhà cũ, tìm cách chui vào xác chết cứng lạnh của mình, nhưng bất lực. Thấy vậy, một con chó gần nhà có linh tính đã nhường thể xác hèn mọn của mình cho kẻ giàu có kia trú vào, rồi bay lên không trung thoáng đãng. Còn ông nhà giàu thay thế làm chủ thể xác của con vật bốn chân, thỏa mãn được "sống" lại, dầu với tấm thân thuộc hàng súc sinh như chó. Con chó đó lạ thay suốt ngày không đi đâu cả, cứ nằm lì trước hiên. Mà chỉ nằm ở một nơi nhất định sát cửa ra vào. Hễ người con (bây giờ đã là chủ nhà) đuổi đi, một lát không lâu nó lại quay về chỗ cũ, cứ như rời chỗ ấy là nó rời sự sống của nó vậy. Các phước quả mà nó hưởng là hũ vàng ngọc, giờ đây trở thành điều vô phước cột chặt nó vào tham si. Ngày nọ, một đại sư ngang qua, nói với đứa con: "Này anh kia, anh có biết con chó đó là ai không?". "Dạ thưa không". "Ta nói cho biết, nó chính là cha của ngươi. Vì sao nó nằm lì suốt ngày đêm ở khoảnh đất sát cửa đó? Ấy là vì nó luyến tiếc của cải chôn dưới đất. Hãy đào lên". Người con lấy làm lạ, cho đào thử chỗ con chó thường nằm, thì quả nhiên thấy hũ vàng bên dưới. Bị rúng động vì việc này, người con tỉnh ngộ, từ chối sở hữu số vàng, rời nhà theo vị đại sư lên núi, về sau trở thành một trong những vị tổ đầu tiên của lịch sử Thiền tông. Vị này tỉnh ngộ rằng: nếu làm phước, được phước mà thiếu huệ tức trí huệ sẽ trở nên nguy hiểm ngu si như con chó kia vậy. Được phước, thiếu huệ, thì như nằm trên đống vàng, đống ngọc mà vẫn khổ đau, thiếu thốn, phiền bực. Kể xong, vị thần bảo: "Đó là lý do vì sao ta phải xóa trắng chữ phước trong bao lì xì mừng tuổi của các ngươi. Nó chỉ có ý nghĩa tốt đẹp nếu sinh đôi cùng huệ, bằng không chỉ là động lực cho những cuộc thăng trầm bất tận. Giờ đây ngươi hãy nhìn xem".


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Hieu_Le/05.jpg
Chữ Phúc

Bốn cha con thấy trên bao lì xì hiện lên hai chữ Phước Huệ. Hai chữ này để mừng tuổi cho mọi tâm hồn đã đi qua mùa đông để mở đầu một năm mới thăng hoa.

Bach_djen sưu tầm và giới thiệu
------------------------------------------
*
Con cá đọc tiếng Tàu là [dũy] đồng âm với chữ DƯ = dư dật / thừa thãi. Do đó, tranh tết vẽ con cá là để chúc nhau có của cải dư dật.

doancongtu
19-02-2014, 04:19 PM
Tìm hiểu 'Lục nghệ' thời Trung Quốc cổ đại


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Datviet_Namxua/Thay_Do/cng%20sinh%20vit.jpg

Vào thời nhà Chu (1122 TCN – 256 TCN) "sáu loại nghệ thuật" hay còn gọi là "lục nghệ" (六艺) đã được giới thiệu trong hệ thống giáo dục Trung Quốc.

Lục nghệ bao gồm lễ, nhạc, xạ (bắn cung), số (toán học), ngự (cưỡi xe ngựa) và thư pháp. Hầu hết những khái niệm này được cho là bắt nguồn từ trường phái tư tưởng của Khổng Tử.

Lễ được ví như là sự mộ đạo của một cá nhân, sự tôn kính thần thánh, và tôn trọng những người xung quanh. Nhiều nghi lễ được cử hành trong các lễ tưởng niệm, đám tang và các hoạt động quân sự.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/anh_bai_dang/quan_lai_xua/t%20nam%20giao.jpg

Nhạc là một môn học chính trong việc giảng dạy lục nghệ.Âm nhạc cổ điển Trung Quốc gây cảm hứng cho thế gian với những âm thanh và cung bậc riêng biệt mà đôi khi có thể cảm nhận như thể là chúng đang nói chuyện với bạn. Nhiều nghiên cứu cho thấy sinh viên và người lớn tuổi nghe nhạc cổ điển trong khi học tập hay làm việc có hiệu quả và năng suất hơn những người nghe nhạc pop. Âm nhạc cổ điển đã được chứng minh là kích thích một phần của não bộ và không làm người ta bị rối trí và lẫn lộn. Tổ tiên Trung Quốc hẳn đã biết điều này cách đây hơn 2.000 năm.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/vua_chua_xua/tung%20c.jpg

Bắn cung là một phương pháp tuyệt vời được sử dụng nhằm nâng cao tính chính xác, sự siêng năng và tập trung. Không chỉ các học sinh được dạy làm thế nào để nuôi dưỡng những giá trị [tính cách] quan trọng này, mà đồng thời chúng còn được đào tạo để bảo vệ chình mình hoặc trong thời chiến của Trung Quốc cổ đại những kỹ năng này sẽ được áp dụng để bảo vệ triều đình.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/bn%20cung.jpg

Khi nói đến Toán học không thể không nói về tầm quan trọng của nghệ thuật chủ yếu này. Một số nhà toán học vĩ đại nhất là đến từ Trung Quốc như Thẩm Quát (Shen Kuo) và Lưu An (Liu An). Các kỹ năng toán học tốt đã được sử dụng ở nhiều khía cạnh quan trọng của đời sống người Trung Quốc, như Thiên văn học và Y học Trung Quốc hay "Trung Y". Ngay cả ngày nay khi chúng ta so sánh khả năng toán học Trung Quốc trong hệ thống giáo dục thì yêu cầu của các kỹ năng này là cao hơn nhiều so với Hoa Kỳ và các nước khác, nơi mà máy tính được sử dụng thường xuyên.

Ngự tức nghệ thuật cưỡi ngựa, đánh xe: là một cách thức cao quý và làm dịu các bài học quá sôi nổi trong lớp học. Theo tiềm thức thì hình thức thể thao này cũng giúp học sinh làm quen với việc cưỡi ngựa ở tốc độ cao giống như kiểu dân quân Trung Quốc ra chiến trận khi thời điểm đến. Vì vậy, khi thời điểm cần bảo vệ đất nước đến thì những nguyên tắc cơ bản đã được ăn sâu trong đầu.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Thanh_Ngu_Co_Su/Thanh_Ngu/dsc02489.jpg

Thư pháp Trung Hoa được ủy thác một cách rộng rãi cho các trường học và cho những người được dạy ở trường tư thục. Thư pháp được dùng để rèn luyện tính tự kiềm chế và khuyến khích sự hoàn thiện. Người dân Trung Quốc vào thời đó xem nét chữ viết tay một người như bộ mặt thứ hai của người đó và được cho là cách nhận ra tính cách một người thông qua khả năng viết thư pháp. Thư pháp chính là tấm gương thể hiện nhân cách của họ.

S.T
------------------------------------------------------
Nguyên văn trong Tự Điển Bách Khoa tiếng Hán

古六艺
六藝要求学生掌握的六種基本才能 : 禮、樂、射、御、書、數。《五經 述 解 》 :「六 藝 數 家 或 以 【詩】 代 【樂】,緣古人詩以合樂者,實 【樂】 方 正 宗 也。」

• 禮:禮节(類似今日德育教育)。五 礼 者 ,吉、凶、宾、军、嘉也。
• 樂:音樂。六乐 :云门、大咸、大韶、大夏、大 镬 、大 武 等 古 乐。
• 射:射箭技術。这五种射技为:白 矢 、参连、剡注、襄尺、井仪。
• 御:駕駛馬車的技術。
• 書:文学。书法(书写,识字,作文 ) 六 书:象形 、指事、会意、形声、转注、假借
• 數:算术与数论知识。

Doancongtu sưu tầm và biện tập.

bach_djen
02-03-2014, 06:36 PM
HỆ ĐO LƯỜNG

1. TRƯỢNG

Đơn vị đo chiều dài Việt Nam xưa
________________________________________

Hệ thập phân
丈 Trượng
五 Ngũ

尺 Thước

𡬷 Tấc

分 Phân

釐 Ly

毫 Hào

絲 Ti

忽 Hốt

微 Vi

... Lý

... Dặm

... Sải

Trượng là một đơn vị đo chiều dài cổ của Việt Nam và Trung Hoa. Nó nằm trong các đơn vị đo độ dài cổ theo hệ thập phân dựa trên một cây thước cơ bản. Một trượng bằng 10 thước.

Việt Nam

Trước khi Pháp chiếm đóng Đông Dương, tồn tại nhiều loại thước ở Việt Nam, phục vụ cho các mục đích khác nhau và có độ dài khác nhau. Theo và thì có 3 loại thước chính: thước đo vải từ 0,6 đến 0,65 mét, thước đo đất khoảng 0,47 mét và thước nghề mộc từ 0,28 đến 0,5 mét. Do đó cũng có các loại trượng tương ứng.

Ngày 2 tháng 6 năm 1897, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã ra sắc lệnh quy định, kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1898, ở địa bàn Bắc Kỳ thống nhất tất cả các loại thước thành một loại thước ta bằng 0,40 mét. Theo chuẩn trên, vào đầu thế kỷ 20, một trượng dài 4 mét. Tuy nhiên, Trung Kỳ vẫn dùng chuẩn cũ. Theo [6], tại những nơi dùng chuẩn cũ, 1 trượng = 4,7 mét.

Khảo dị

1 trượng cũng có thể được hiểu bằng 4 thước mộc, khoảng 1,70 mét.

Trung Hoa

Trong hệ đo lường cổ Trung Hoa, do thước Trung Quốc cổ dài khoảng 0,333 mét, một trượng Trung Hoa dài 3,33 mét.

Dặm Anh

(đổi hướng từ Dặm)
1 dặm =
Đơn vị quốc tế

1.609,344 m = 1,6093 km

1,6093×106 mm = 16,0934×1012 Å

10,7578×10−9 AU = 170,1078×10−15 ly

Mile (dặm Anh hay đơn giản chỉ là dặm) là một đơn vị chiều dài, thường được dùng để đo khoảng cách, trong một số hệ thống đo lường khác nhau, trong đó có Hệ đo lường Anh, Hệ đo lường Mỹ và mil của Na Uy/Thụy Điển. Chiều dài của mỗi hệ chênh lệch nhau, nhưng nói chung là hơn 1 km và dưới 3 km. Trong các ngữ cảnh tiếng Anh hiện nay mile có thể là:

• Dặm pháp định bằng 5.280 feet (khoảng 1.609 m), hoặc 63360 inch
• Hải lý (nautical mile) bằng chính xác 1.852 m (khoảng 6.076 feet).

Có nhiều cách viết tắt cho mile: mi, ml, m, M. NIST hiện nay sử dụng và đề nghị cách viết tắt "mi", nhưng dặm trên giờ thường được viết ngắn lại là "mph", "m.p.h." hoặc "MPH" thay vì "mi/h".

Mile nguyên thủy
Đơn vị khoảng cách gọi là mile được sử dụng lần đầu bởi những người La Mã để chỉ một khoảng cách là 1000 pace (bước chạy) (1 pace là 2 step - hay bước đi, 1000 pace trong tiếng Latin là mille passus) hoặc 5000 feet La Mã, và tương ứng với khoảng 1480 mét, hoặc 1618 yard hiện đại[1].
Định nghĩa hiện nay của một mile là 5.280 feet (chứ không phải 5000 như thời La Mã). Tỷ lệ này có từ thế kỷ 13, và sau được xác nhận bởi quy định pháp luật dưới triều đại Nữ hoàng Elizabeth I. Việc điều chỉnh chiều dài của mile là để thích ứng với rod, một đơn vị chiều dài nằm trong các văn bản pháp luật cổ của Anh.

Các loại mile
Trong cách dùng ngày nay, có nhiều khoảng cách khác nhau được định nghĩa là mile.

Nó bắt nguồn từ Đạo luật của nghị viện Anh vào năm 1592 dưới thời trị vì của Elizabeth I của Anh. Luật này định nghĩa Mile pháp định là 5.280 feet hoặc 1.760 yard; hoặc 63.360 inch. Lý do xuất hiện những con số khá bất quy tắc này là do 5280 feet tạo thành từ tám furlong (chiều dài vết xe tạo ra trước khi ngựa đổi hướng, furlong = furrow (vết xe) + long (dài)). Đến lượt 1 furlong bằng 10 chain (xích) (xích của viên thanh tra, được dùng cho đến khi dụng cụ đo bằng laser thay thế); một chain bằng 22 yard và một yard bằng 3 feet, do đó thành ra là 5280 feet. 22 yard cũng là chiều dài của sân thi đấu môn cricket, một trò chơi bắt nguồn từ Anh và vẫn còn được chơi ở một số nước trước đây là một phần của Đế quốc Anh.
Trước khi có đạo luật của nghị viện Anh thì chiều dài của mile chưa thống nhất. Mile của người Ireland bằng 2240 yard (6720 ft) và mile của người Scotland, được gọi là Mile Hoàng gia ở Edinburg, là khoảng cách từ Lâu đài đến Cung điện Holyroodhouse, và bằng 1976 yard (5928 ft). Ở Anh, một dặm La Mã bằng 5.000 feet cũng thường được dùng, một chiều dài không chẵn cho furlong và yard (5000 ft = 1666 2/3 yard). Vào những năm 1500, sự đo đạc bản đồ chính xác đã bắt đầu phổ biến, như bản đồ Các Hạt ở nước Anh của Saxton. Do đó, một dặm tiêu chuẩn trở thành vấn đề quan trọng hơn bao giờ hết, đã dẫn đến Đạo luật Nghị viện. Nó cũng liên quan đến khả năng thu thuế, vì một chuẩn đo thống nhất trên toàn quốc sẽ là cần thiết để tránh những tranh cãi trong từng vùng về chiều dài và diện tích.

• Ngày nay, dặm pháp định quốc tế đã được thống nhất trên khắp thế giới. Mile được định nghĩa chính xác là 1.760 yard quốc tế (bằng 0,9144 m) và do đó bằng chính xác 1.609,344 mét (hay 1,609344 km). Một kilômét bằng 0,621371192 dặm. Mile này cũng được dùng ở Hoa Kỳ và Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland như một phần của Hệ đo lường Mỹ và Hệ đo lường Anh. Các thành phần của dặm pháp định quốc tế cũng giống như Đạo luật Nghị viện Anh vào năm 1592, đó là 8 furlong, 80 chain hoặc 5.280 feet quốc tế.

• Tất cả sự chuyển đổi sang hệ mét đều theo một thỏa thuận quốc tế được tạo ra vào năm 1960, đó là một inch bằng chính xác 25,4 milimét (2,54 xentimét). Có 12 inch trong một foot và tất cả các sự chuyển đổi từ feet sang mét (và ngược lại) đều theo chuẩn đó.

• Dặm khảo sát Hoa Kỳ dựa trên một inch được định nghĩa chính xác là 1 mét = 39,37 inch. Mile này đo được 5.280 feet khảo sát của Mỹ, hoặc xấp xỉ 1.609,347 mét. Vì vậy dặm quốc tế chênh lệch với dặm khảo sát với tỷ lệ 1 dặm pháp định: 0,999 998 dặm khảo sát. Dặm khảo sát được dùng trong Hệ thống Khảo sát Đất đai Công cộng của Hoa Kỳ.

Còn nữa...

bach_djen
02-03-2014, 06:39 PM
HỆ ĐO LƯỜNG

Tiếp theo...
2. Hải lý

Sự hữu ích của hải lý
Mỗi vòng tròn là một vòng tròn lớn – tương tự như một đường thẳng trong lượng giác cầu – và do đó là đường thẳng ngắn nhất nối liền hai điểm trên bề mặt cầu.

Hải lý hay Dặm biển (nautical mile) trước đây được định nghĩa bằng chiều dài góc 1 phút của cung kinh tuyến (hoặc là bất kỳ vòng tròn lớn nào) của Trái Đất. Mặc dù khoảng cách này thay đổi tùy vào vĩ độ của kinh tuyến (hoặc vòng tròn lớn) nơi đang sử dụng, trung bình nó khoảng 6.076 feet (khoảng 1852 m hoặc 1,15 dặm pháp định).

Hải lý trên giờ có tên là knot (tiếng Việt gọi là gút hay nút).

Những người đi biển sử dụng com-pa để "bước đi" trên đường thẳng nối giữa hai điểm cần đo, sau đó đặt com-pa mở vào thước đo độ vĩ ở góc bản đồ, từ đó đọc được khoảng cách tính theo hải lý. Vì ngày nay ta biết rằng Trái Đất hình ellipsoid chứ không phải hình cầu, nên cách tính khoảng cách hải lý như thế sẽ khác nhau khi thay đổi từ xích đạo lên các địa cực. Ví dụ, sử dụng WGS84 Ellipsoid, Mô hình Trái Đất được chấp nhận phổ biến hiện nay, 1 phút vĩ độ tại xích đạo WGS84 là 6.087 feet và tại địa cực là 6.067 feet.

Ở Mỹ, một hải lý được định nghĩa vào thế kỷ thứ 19 là 6.080,2 feet (1.853,249 m), trong khi ở Anh Hải lý Hải quân được định nghĩa là 6.080 feet (hay 1.853,184 m), tương đương với 1 phút độ vĩ theo các vĩ tuyến ở phía Nam nước Anh. Những nước khác có những định nghĩa khác về hải lý, nhưng hiện nay nó đã được định nghĩa trên toàn thế giới là bằng chính xác 1.852 mét.

• Hải lý hầu như được sử dụng trên toàn thế giới khi du hành bằng đường hàng không, hàng hải, và các lĩnh vực liên quan đến hàng hải vì mối liên hệ của nó với độ và phút của độ vĩ và khả năng sử dụng thước đo tỷ lệ vĩ độ của bản đồ để đo khoảng cách.

• Một thuật ngữ khác - dặm biển - vẫn còn được sử dụng cho khoảng cách của một phút độ vĩ.
Những dặm khác

• Dặm La mã (tiếng Latin: mille passus, số nhiều milia passuum), bằng 1000 bước kép (passus, số nhiều passūs) mỗi bước bằng 5 feet La Mã (pēs, số nhiều pedēs). Chiều dài của nó là 5.000 feet La Mã, khoảng gần chính xác 1500 m.

• Dặm Đan Mạch (tiếng Đan Mạch: mil) bằng với 7.532 mét (hoặc 24.000 feet Đan Mạch hay 12.000 alen).

• Dặm dữ liệu được dùng trong các vật thể liên quan đến radar và bằng 6.000 feet (1,8288 kilômét).

• Dặm Hà Lan (dặm "Hollandic") bằng xấp xỉ một phần mười chín độ (~5,8 kilômét).

• Dặm Hà Lan (hay dặm "Netherlandic") bằng chính xác 1 kilômét trong Hệ Mét của Hà Lan 1820-1870.

• Dặm Đức được tính bằng một phần 15 độ (và do đó bằng bốn lần hải lý hoặc 6,4 kilômét).

• Dặm Ireland bằng 2.240 yard (2.048,256 m).

• Dặm Ý còn được gọi là dặm La Mã (~1,52 kilômét hay 0,944 dặm pháp định) là một ngàn bước, mỗi bước là 5 feet La Mã (foot La mã bằng 1 phần 5 của một inch ngắn hơn foot London).

• Thuật ngữ Dặm Metric được dùng trong thể thao như môn điền kinh và trượt băng tốc độ để chỉ khoảng cách là 1,5 kilômét. Ở các giải thi đấu ở cấp phổ thông ở Mỹ, thuật ngữ này đôi khi được dùng cho một cuộc đua dài 1,6 kilômét.

• mil của Na Uy/Thụy Điển (dặm Thụy Điển, hiện được dùng ở Na Uy và Thụy Điển) được định nghĩa bằng 10 kilômét từ ngày 1 tháng 1 năm 1889, khi hệ mét được giới thiệu tại Thụy Điển. mil, đơn vị tồn tại trước khi hệ mét ra đời, trước đây có tên là rast, nghĩa là ngừng, nghỉ, dài khoảng 11,3 kilômét ở Na Uy (xem Dặm dài ở dưới) và 10.688,54 mét ở Thụy Điển, đại diện cho khoảng cách thích hợp giữa hai chặng nghỉ khi đi bộ. Trong các tình huống thông thường và không chính xác liên quan đến những khoảng cách dài hơn vài cây số, theo một quy định, mil được dùng thay vì kilômét. Nó cũng được dùng phổ biến để đo mức tiêu thụ nhiên liệu của xe cộ; lít trên mil có nghĩa là số lít nhiên liệu tiêu thụ trên mỗi 10 kilômét.

• Dặm Ba Lan gần bằng dặm Hà Lan.

• Dặm Scotland bằng 1.976,5 yard (1,807.3116 m).

• Dặm dài, được sử dụng trước đây bởi người Na Uy, Thụy Điển và Hungary, gần bằng một dặm Đức rưỡi hoặc khoảng 11 kilômét.

• Đơn vị tương ứng của Phần Lan, virsta, là 1068,8 m. Mười virsta tạo thành một peninkulma (có nghĩa là "tầm nghe của chó săn", khoảng cách xa nhất có thể nghe được tiếng sủa của chó trong không khí), 10,688 km. Ngày nay peninkulma để chỉ 10 km trong cách dùng thông dụng của Phần Lan (giống như mil trong cách dùng của Na Uy và Thụy Điển).

• Dặm của người bơi là 1500 mét hoặc 30 vòng trong một hồ 25 mét. Nó có thể chuyển đổi (thô) thành 1650 yard trong hồ nước 25 yard (33 vòng), khoảng cách chuẩn trong các cuộc thi Liên trường Đại học ở Hoa Kỳ.

• Dặm quốc gia được sử dụng thông tục để chỉ một khoảng cách rất dài.

Nguồn: Wikipedia tiếng Việt

Shaolaojia
22-04-2014, 07:43 AM
Tìm hiểu về thuật ngữ... "Chửi Đổng" !?

http://thaicucthieugia.com/images/stories/anhminhoa/anh_daidien_face/zhuangzhu.jpg Zhuangzhu Shao

Chửi đổng !
Là hành vi dùng mồm phun ra những lời nói, ngôn từ thô lậu, tục tỉu nhằm cảnh báo, dăn đe, mạt sát, hạ thấp uy tín của người khác... hoặc đơn giản chỉ để thỏa mãn cái chí "chậm tiêu", cái tính "bảo thủ", cái sở thích "cuồng si"... của mình. Chửi đổng thường xuất phát từ tính ích kỷ, tâm địa hẹp hòi, sự ghen ăn tức ở, sự kèn cựa hoặc đôi khi chỉ là bị chèn ép, đè nén về tâm lý, bị stress.

Chửi đổng tuy là chửi "đểu" nhưng là chửi vu vơ (có thể chửi có định hướng hoặc không định hướng), không nhằm vào đối tượng cụ thể nào nên khó bắt lỗi; "Chửi đổng" thường được thực hiện trong hoàn cảnh bất ngờ, trong tư thế không định trước; "Chửi đổng" thường có âm lượng to đến rất to, cũng có thể nhỏ và đôi khi cũng chỉ vừa đủ để... tự chửi tự nghe.

Đặc trưng của chửi đổng là mang tính ẩn dụ cao. Do chửi đổng không được coi là hành vi phạm pháp, là có tội nên ai cũng có thể... "chửi đổng" (nếu cảm thấy thích, thấy như vậy là thực sự cần thiết) :).

Biểu hiện dễ nhận biết ấy là "chửi mà không nhìn mặt đối phương".
Chửi đổng cũng nguy hiểm như kẻ đốt pháo đít trâu vì không biết nổ lúc nào.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tao_lao/bt%20chng%20nan%20y.jpg
.................
P/s: ai biết thêm thì bổ xung vào cho hoàn thiện.

Nguồn: facebook Zhuangzhu Shao

admin
02-06-2014, 11:00 AM
Tìm Hiểu Phương Châm 16 Chữ Vàng và Tinh Thần 4 Tốt


Ngay từ những ngày đầu tiên của tháng 5 năm 2014, nhà cầm quyền Trung Quốc đã ngang nhiên đưa giàn khoan HD981 trái phép vào sâu trong lãnh hải của Việt Nam, cho tàu thuyền xua đuổi, tấn công và đâm chìm các tàu cá, tàu hải giám, tàu cảnh sát biển của Việt Nam (ngay tại khu vực quần đảo Hoàng Sa)... đã khiến cho mối quan hệ giữa hai nước Việt - Trung trở nên vô cùng ngột ngạt, căng thẳng và gay gắt, gay gắt như chính cái không gian "rực lửa" của những ngày đầu Hè.

Hành động coi thường luật pháp quốc tế của nhà cầm quyền Trung Quốc dĩ nhiên là làm cho tình hình biển Đông ngày càng trở nên căng thẳng và phức tạp, tình hình an ninh trên thế giới và khu vực càng thêm trầm trọng. Nhưng trên hết, việc làm của giới lãnh đạo Trung Quốc đang có nguy cơ phá vỡ mối bang giao láng giềng hữu hảo hết sức tốt đẹp mà hai Đảng và nhân dân hai nước vừa xác lập và đang tổ chức vun bồi ấy chính là phương châm 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt.

Phương châm 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt là gì ? Cụ thể ra sao? Vì sao nói phương châm 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt có quan hệ mật thiết và ảnh hưởng to lớn, sâuđậm, mang tính quyết định đến sự ổn định và phát triển bền vững của hai quốc gia Trung - Việt.

Dưới đây, Admin xin trân trọng giới thiệu đến các bạn nội dung cơ bản của Thập Lục Tự Phương Châm 十 六 字 方 针 (Phương châm 16 chữ) và Tứ Hảo Tinh Thần 四 好 精 神 (Tinh thần 4 tốt).


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/biem_hoa/16%20ch%20vangf.jpg




Phương châm 16 chữ:
- Láng giềng hữu nghị

睦邻友好
- Hợp tác toàn diện

全面合作
- Ổn định lâu dài

长期稳定
- Hướng tới tương lai

面向未来

Tinh thần 4 tốt:

- Láng giềng tốt
- Bạn bè tốt
- Đồng chí tốt
- Đối tác tốt.

Còn nữa...

admin
02-06-2014, 01:54 PM
A. Phương châm 16 chữ vàng



Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Phương châm 16 chữ vàng
(tiếng Trung (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng_Trung): 十六字方针) (thập lục tự phương châm) là phương châm "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" do lãnh đạo Trung Quốc đưa ra xác định tư tưởng chỉ đạo và khung tổng thể phát triển quan hệ hai nước Việt – Trung trong thế kỷ mới, đánh dấu quan hệ Trung Việt đã bước vào giai đoạn phát triển mới là một trong 3 đột phá mở ra cục diện phát triển mới giữa quan hệ hai nước .

Bối cảnh ra đời phương châm
Tháng 11 năm 1991, sau khi Trung Quốc và Việt Nam thực hiện bình thường hoá quan hệ, nhà lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nước liên tiếp đi thăm lẫn nhau, sự giao lưu và hợp tác giữa hai bên trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật, văn hoá ngày càng mở rộng và sâu sắc. Do đặc thù địa lý tự nhiên, con người, chế độ xã hội và vận mệnh sống còn của hai đảng cầm quyền của hai nước hết sức gần gủi, gắn bó: Sơn thủy tương liên, Lý tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng, Vận mệnh tương quan.

Khởi tạo phương châm
Đầu năm 1999, Tổng bí thư Giang Trạch Dân (http://vi.wikipedia.org/wiki/Giang_Tr%E1%BA%A1ch_D%C3%A2n) đã đề ra và Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu (http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_Kh%E1%BA%A3_Phi%C3%AAu) đã đồng ý Phương châm 16 chữ vàng "Ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện" đã xác định tư tưởng chỉ đạo và khung tổng thể phát triển quan hệ hai nước trong thế kỷ mới, đánh dấu quan hệ Trung Việt đã bước vào giai đoạn phát triển mới được lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước xác định trong Tuyên bố chung, từ tháng 2/1999.

Nội dung phương châm
Tháng 11 năm 2000, khi hội đàm với Tổng bí thư mới đảng cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh đến thăm, Tổng bí thư Giang Trạch Dân nêu rõ, 16 chữ này là phương châm quan trọng chỉ đạo sự phát triển quan hệ hai nước.



"Ổn định lâu dài" (长期稳定, Trường kỳ ổn định) là nhấn mạnh tình hữu nghị Trung Việt là phù hợp lợi ích căn bản của hai đảng, hai nước và nhân dân hai nước, bất kỳ lúc nào, bất kỳ tình hình nào đều phải giữ sự ổn định và phát triển lành mạnh của quan hệ hữu nghị, khiến nhân dân hai nước đời đời hữu nghị với nhau; "
Hướng tới tương lai" (面向未来, Diện hướng vị lai) là phải xuất phát từ hiện nay, nhìn về lâu dài, kế thừa truyền thống, mở ra tương lai tốt đẹp hơn cho quan hệ Trung Việt;
"Hữu nghị láng giềng" (睦邻友好, Mục lân hữu hảo) là yêu cầu hai bên phải làm người láng giềng tốt, người bạn tốt, trước sau xử lý mọi vấn đề trong quan hệ hai nước với tinh thần hữu nghị láng giềng;
"Hợp tác toàn diện" (全面合作, Toàn diện hợp tác) là phải không ngừng củng cố, mở rộng và sâu sắc sự giao lưu và hợp tác giữa hai đảng, hai nước trong mọi lĩnh vực, để mưu cầu hạnh phúc cho hai nước và nhân dân hai nước, đồng thời góp phần cho việc giữ gìn và thúc đẩy nền hoà bình, ổn định và phát triển trong khu vực.


Tác động
Việc xác định Phương châm 16 chữ vàng, khiến quan hệ hai đảng, hai nước Trung Việt đã thu được tiến triển quan trọng mới. Hai nước đã lần lượt lý hiệp ước biên giới trên bộ, hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ và hiệp định hớp tác ngư nghiệp. Hai đảng, hai nước Trung Việt đã triển khai cuộc giao lưu kinh nghiệm quản lý đảng, quản lý đất nước một cách sâu rộng, sự hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước đã bước lên thềm cao mới, sự giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai nước, nhất là giữa thanh niên hai nước cũng đã tiến ra một bước có nghĩa sâu xa.

Thực hiện Phương châm 16 chữ vàng, trong những năm qua lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước liên tục có các chuyến thăm quan trọng, nhằm không ngừng vun đắp, đưa quan hệ hữu nghị đặc biệt đồng chí anh em lên tầm cao mới, đáp ứng lòng mong mỏi của nhân dân hai nước.

Tiếp tục các chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Lý Bằng, tháng 11-1992 và tháng 6-1996, của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Giang Trạch Dân, tháng 11-1994 và tháng 3-2002, của Chủ tịch Quốc hội Kiều Thạch, tháng 11-1996, của Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ, tháng 12-1999, của Thủ tướng Ôn Gia Bảo, tháng 10-2004, chuyến thăm Việt Nam lần này của Hồ Cẩm Đào từ ngày 31/10 đến 2/11 năm 2005 là chuyến thăm cấp cao nhất, với cương vị đầy đủ nhất- Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (http://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a_Nh%C3%A2n_d%C3%A2n_Trung_Hoa ), Chủ tịch quân uỷ Trung ương, kể từ Đại hội XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc (http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A3ng_C%E1%BB%99ng_s%E1%BA%A3n_Trung_Q u%E1%BB%91c) năm 2002 đến nay. Đây thực sự là chuyến thăm lịch sử, là bước ngoặt, tiếp tục thúc đẩy quan hệ ngoại giao giữa hai Đảng, là biểu hiện của tình đoàn kết hữu nghị thuỷ chung, đồng chí anh em, được chứng minh bằng những thành tựu mà nhân dân hai nước đã giành được trong 55 năm qua, đồng thời khẳng định trước sau như một đường lối đối ngoại mà lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước đã khẳng định trong các chuyến thăm cấp cao giữa hai bên từ khi bình thường hoá quan hệ năm 1991 đến nay.

Thành tựu
Đảng và Nhà nước hai bên có quyền tự hào trước những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực hợp tác, đặc biệt là trên lĩnh vực phát triển kinh tế dựa trên 16 chữ. Đến nay, quan hệ kinh tế thương mại giữa hai bên đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Đây là biểu hiện sinh động, Kết quả to lớn của tình đoàn kết anh em theo Phương châm 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt. Quan hệ kinh tế và thương mại hai nước có những bước tiến triển quan trọng sau chuyến thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc của Chủ tịch nước Trần Đức Lương tháng 7-2005. Với tổng giá trị các hợp đồng và thoả thuận giữa các doanh nghiệp lên hơn 1,9 tỷ USD, trong đó lớn nhất thuộc về ngành thép trị giá hơn 500 triệu USD. Ngoài ra là các thoả thuận hợp tác trong ngành than, điện tử - viễn thông, du lịch…

Còn nữa...

admin
02-06-2014, 03:06 PM
A. Phương châm 16 chữ vàng

Tiếp theo...

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/biem_hoa/00010.jpg


Đến năm 2005, trong số 44 Hiệp định và thỏa thuận cấp Nhà nước đã ký kết có đến hơn một nửa liên quan trực tiếp đến hợp tác kinh tế thương mại. Việt Nam và Trung Quốc đã ký hơn 20 văn bản thoả thuận, trong đó có các Hiệp định tạo hành lang pháp lý cơ bản cho quan hệ thương mại hai nước như: Hiệp định Thương mại, Hiệp định Mua bán vùng biên giới, Hiệp định về Thành lập Uỷ ban hợp tác Kinh tế và Thương mại, Hiệp định Hợp tác kinh tế, Hiệp định Thanh toán, các Hiệp định về Giao thông đường sắt, đường bộ, đường hàng không. Từ ngày 1-1-2004, Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu thực hiện cắt giảm thuế xuất nhập khẩu theo "Chương trình thu hoạch sớm" (EH) được ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc nhằm sớm đi đến hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc. Các Hiệp định này được ký kết cùng với các cặp cửa khẩu được khai thông trên tuyến biên giới Việt-Trung đã tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi cho các ngành, các địa phương biên giới, doanh nghiệp hai nước tiến hành hợp tác kinh tế và trao đổi hàng hoá, mở ra một thời kỳ mới cho giao lưu kinh tế qua biên giới Việt-Trung.



Năm 1991, kim ngạch buôn bán hai chiều Việt-Trung chỉ đạt 30 triệu USD thì đến năm 2001 đã đạt 3,04 tỷ USD; Năm 2002 đạt 3,26 tỷ USD; Năm 2003, đạt 4,87 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu trên 1,7 tỷ USD, nhập khẩu 3,12 tỷ USD. Năm 2004, kim ngạch buôn bán giữa hai nước đã đạt trên 7,19 tỷ USD; 7 tháng đầu năm 2005 đạt 4,134 tỷ USD, tăng 10,26% so với cùng kỳ năm 2004, trong đó Việt Nam xuất sang Trung Quốc đạt giá trị 1,435 tỷ USD (giảm 6,86%) với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là dầu thô, hàng nông sản, thủy hải sản, khoáng sản, lâm sản, hàng dệt may, giày dép, hàng điện tử…giá trị xuất khẩu của Trung Quốc vào thị trường Việt Nam đạt 2,698 tỷ USD (tăng 22,22%).

Đến năm 2005, Trung Quốc là nước xếp thứ nhất trong số các nước xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam và đứng thứ 3 trong số các nước nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc là: dầu thô, cao su, dầu thực vật, gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ dán, quặng sắt, chất dẻo, hải sản, rau xanh, hoa quả. Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc các mặt hàng: Xe máy CKD và IKD, máy móc, thiết bị, phụ tùng, phân bón, sắt thép các loại…

Đến năm 2005, Trung Quốc đứng thứ 14 trong tổng số 62 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Trung Quốc có 346 dự án đang còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký 710,4 triệu USD. Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực xây dựng, dịch vụ và chế tạo. Các dự án đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đã tạo ra hơn 53.000 việc làm và có tổng doanh thu hơn 1 tỷ USD. Tiêu biểu như dự án Pouchen (tại Đồng Nai) sản xuất giày, có kim ngạch xuất khẩu mỗi năm khoảng 70 triệu USD, hay dự án Pouchen (tại Thành phố Hồ Chí Minh) sản xuất giày thể thao, có kim ngạch xuất khẩu mỗi năm khoảng 40 triệu USD. Trung Quốc đã đầu tư tại 39 tỉnh, thành phố của Việt Nam, trong đó khoảng 50% số vốn đăng ký tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai. Chỉ tính riêng 7 tháng đầu năm 2005, số dự án đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoài.

Về kinh tế, thương mại, qua chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cuối năm 2005, hai nước đã ký kết 14 hiệp định và thoả thuận với tổng số vốn 1,2 tỷ USD. Trong tương lai, hai nước sẽ thảo luận các biện pháp nhằm nâng kim ngạch thương mại song phương đạt ngưỡng 10 tỷ USD trước năm 2010 và phấn đấu hoàn thành việc phân định và cắm mốc biên giới trước năm 2008. Ngoài ra, trong chuyến thăm này, hai nước đã ra ba tuyên bố và năm thông cáo chung được coi là những văn kiện chính trị quan trọng đặt nền tảng cho việc nâng cấp quan hệ trong mọi lĩnh vực.

Ngày 22/8/2006, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã đi thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc, theo lời mời của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Hồ Cẩm Đào, chuyến đi thăm nước ngoài đầu tiên của đồng chí Nông Đức Mạnh sau khi được tái cử vào vị trí Tổng Bí thư thể hiện sự phát triển quan hệ song phương được mô tả trong 4 khía cạnh:




Thứ nhất, lãnh đạo 2 Đảng và 2 nước Việt - Trung luôn duy trì mối quan hệ gần gũi thông qua những cuộc trao đổi các chuyến viếng thăm cấp cao, không ngừng đưa mối quan hệ đó theo hướng phát triển mới.
Thứ hai, mối quan hệ thương mại và kinh tế hai phía luôn bước lên những nấc thang mới. Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn của Việt Nam từ năm 2004. Năm ngoái, trao đổi thương mại Việt - Trung đạt 8 tỷ USD. Vào khoảng cuối năm nay, 2 nước nhắm tới mục tiêu đưa con số đó lên 10 tỷ USD, vượt kế hoạch đã định là đến năm 2010. Những dự án hợp tác lớn cũng đã có tiến triển lớn với dự án đèn tín hiệu tàu hỏa và xây dựng 3 nhà máy nhiệt điện với tổng số đầu tư hơn 1,1 tỷ USD. Trong những năm gần đây, 2 nước cũng đang đàm phán về dự án hợp tác kinh tế diện rộng với mức đầu tư của Trung Quốc cỡ 3 tỷ USD. Đó chính là điểm sáng trong quan hệ kinh tế 2 nước.
Thứ ba, vấn đề về lãnh thổ và mốc biên giới Việt - Trung cũng đã dần dần đạt được trên tinh thần đồng thuận, thiết lập và bảo đảm sự ổn định lâu dài trong mối quan hệ song phương.
Thứ tư, Trung Quốc và Việt Nam đã nhiều lần cùng chia sẻ kinh nghiệm lý thuyết và thực tiễn về xã hội chủ nghĩa. 2 nước đã từng tổ chức 4 hội thảo về nghiên cứu chủ nghĩa xã hội, trong đó đã thiết lập được sự hợp tác và đối thoại về các vấn đề như ngoại giao, quốc phòng để có nền tảng phát triển bền vững, hữu nghị.


Năm 2009, mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Hải Nam với Việt Nam là bộ phận không thể thiếu trong mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện theo Phương châm 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt mà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc - Việt Nam đã xác định. Hội thảo Hợp tác kinh tế - Thương mại Hải Nam - Việt Nam 2009, được tổ chức sáng 09/7/2009 tại Hà Nội, các doanh nghiệp hai bên đã ký kết 18 thỏa thuận với tổng giá trị 318 triệu USD.

Còn nữa...

admin
02-06-2014, 03:13 PM
A. Phương châm 16 chữ vàng

Tiếp theo...


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Quoc_te/hihoa_csvn_cstau.jpg


Việt Nam đã được Đảng và nhân dân Trung Hoa giúp đỡ chí tình và đầy hiệu quả. Tuy là nước đang phát triển, Trung Quốc đã cung cấp một số khoản ODA cho Việt Nam bao gồm viện trợ không hoàn lại và tín dụng ưu đãi. Đến tháng 9-2004, Chính phủ Trung Quốc đã viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 210 triệu NDT và 18,418 triệu USD, nhằm hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp trang thiết bị cho các dự án y tế, tiếp nhận các đoàn Việt Nam sang trao đổi kinh nghiệm. Hai bên cũng đang triển khai một số dự án lớn dựa trên nguồn vốn viện trợ không hòan lại của phía Trung Quốc như dự án "Cung văn hóa hữu nghị Việt-Trung" với khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 150 triệu NDT; "Khu ký túc xá học viên 15 tầng" của học viện Chính trị quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_ph%E1%BB%91_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh)

Một loạt các dự án lớn đang được Việt Nam triển khai trên cơ sở nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc như: Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn (710 triệu USD); Dự án đường sắt đô thị Hà Nội-Hà Đông (340 triệu USD); Dự án "Nâng cấp hệ thống thông tin tín hiệu 3 tuyến đường sắt phía Bắc và khu đầu mối Hà Nội" (64 triệu USD); Dự án "Hiện đại hóa thông tin tín hiệu đường sắt Vinh-TP Hồ Chí Minh" (62 triệu USD) và nhiều dự án khác…

Lĩnh vực Văn hoá-Giáo dục cũng đã có sự hợp tác đầy hiệu quả giữa hai nước. Trong gần 15 năm qua kể từ năm 2005, Việt Nam đã cử hơn 100 đoàn đại biểu văn hóa trên các lĩnh vực báo chí, âm nhạc, điện ảnh, kịch, truyền hình sang Trung Quốc khảo sát, biểu diễn. Hàng năm hai bên đều cử lưu học sinh sang học với số lượng tương đối lớn. Theo hiệp định, mỗi năm Chính phủ Trung Quốc cấp 130 suất học bổng cho phía Việt Nam; đồng thời Việt Nam cung cấp 15 suất học bổng cho phía Trung Quốc. Ngoài kênh Chính phủ, còn có nhiều học sinh đi học tự túc. Hiện đã có hơn 20 trường đại học của Việt Nam có quan hệ giao lưu, hợp tác với hơn 40 trường đại học và học viện của Trung Quốc. Đến năm 2003, Việt Nam đã có 3.487 người nhận được học bổng của phía Trung Quốc. Trung Quốc đã trở thành một trong những nước mà người Việt Nam sang học đông nhất.

Hợp tác khoa học kỹ thuật giữa hai nước cũng không ngừng phát triển, hai bên đã ký kết nhiều hiệp định hợp tác; bao gồm hợp tác khoa học kỹ thuật nông nghiệp, xây dựng khu vườn nông nghiệp khoa học kỹ thuật cao, lai tạo các loại rau và hoa quả chất lượng cao, bảo vệ môi trường, hợp tác nghiên cứu sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên....

Đặc biệt, hai Đảng thường xuyên trao đổi kinh nghiệm về công tác xây dựng Đảng. Nhiều đảng bộ của tỉnh, thành phố và cơ quan tham mưu ở Trung ương của hai Đảng thường xuyên học tập, trao đổi Kinh nghiệm về công tác Đảng. Đặc biệt, giới lý luận hai nước đã lần lượt tiến hành nhiều cuộc hội thảo lý luận về kinh nghiệm phát triển đất nước, xây dựng CNXH và xây dựng Đảng. Từ năm 2002 đến nay, hai bên đã lần lượt tổ chức các hội thảo về nguyên nhân và bài học kinh nghiệm từ sự tan rã của Liên Xô cũ và các nước Đông Âu (năm 2002), về Chủ nghĩa xã hội và kinh tế thị trường-kinh nghiệm của Trung Quốc, kinh nghiệm của Việt Nam (tháng 10-2003), về xây dựng đảng cầm quyền (tháng 2-2004).

Ý nghĩa
Sự hợp tác giữa 2 nước trên Phương châm 16 chữ vàng hoàn toàn phù hợp lợi ích lâu dài của hai nước và nguyện vọng của nhân dân hai nước Trung Việt, đặt cơ sở vững chắc cho việc phát triển sâu sắc quan hệ hữu nghị láng giềng và hợp tác toàn diện giữa hai nước. Tình hữu nghị Trung Việt là của cải quý báu của hai đảng, hai nước và nhân dân hai nước. Nhà lãnh đạo hai nước nhiều lần nhấn mạnh, trong thế kỷ mới phải lấy Phương châm 16 chữ vànglàm chỉ đạo, không ngừng phong phú, tăng cường và sâu sắc nội hàm của nó, đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống Trung Việt lên trình độ phát triển cao hơn .

Triển vọng
Quan hệ hai nước theo Phương châm 16 chữ vàng "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" chắc chắn sẽ sống động hơn, hiệu quả hơn, nhất là về kinh tế thương mại, cũng như đẩy nhanh hơn tiến độ triển khai các Thoả thuận, Hiệp định hợp tác giữa hai nước và trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực hai bên cùng quan tâm. /.

Nguồn: Wikipdia tiếng Việt

admin
02-06-2014, 05:39 PM
B. Tinh Thần 4 Tốt

Bình Thường Hóa Quan Hệ Việt - Trung

Năm 1989, với việc rút quân của Việt Nam khỏi Campuchia, quan hệ Việt Trung có cơ sở để bình thường hóa. Hội nghị Thành Đô ngày 3-4/9/1990 là bước ngoặt của quan hệ Trung Việt. Tại đây, phía Việt Nam có đồng chí Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng chí Đỗ Mười, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Phạm Văn Đồng, cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Phía Trung Quốc có Tổng Bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng. Cuộc gặp mặt này là theo sự "quân sư" của Đặng Tiểu Bình (http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%B7ng_Ti%E1%BB%83u_B%C3%ACnh). Hai bên ký kết Kỷ yếu hội nghị đồng thuận bình thường hóa quan hệ hai nước. Cuộc gặp mặt bí mật này không được công bố trong nước.

Ngày 5/11/1991, đồng chí Đỗ Mười, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và Võ Văn Kiệt, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã có chuyến thăm Trung Quốc. Ngày 7/11/1991, hiệp định mậu dịch Trung - Việt và hiệp định tạm thời về việc xử lý công việc biên giới hai nước đã được ký tại Nhà khách quốc gia Điếu Ngư Đài, Bắc Kinh.

Kể từ khi bình thường hoá quan hệ năm 1991 đến nay, - Các cuộc gặp gỡ giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước được duy trì đều đặn hàng năm. Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tháng 2/1999, lãnh đạo cấp cao hai nước đã xác định phương châm 16 chữ thúc đẩy quan hệ hai nước trong thế kỷ 21 là "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai". Dịp Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm Trung Quốc tháng 12/2000, hai bên đã ký Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới, cụ thể hoá phương châm 16 chữ đó thành những biện pháp cụ thể nhằm phát triển quan hệ hai nước trên tất cả các lĩnh vực. Ấy chính là Tứ Hảo Tinh Thần 四 好 精 神 (Tinh thần 4 tốt), mà cụ thể là:

- Láng giềng tốt
Hảo lân cư 好邻居
- Bạn bè tốt
Hảo bằng hữu 好朋友
- Đồng chí tốt
Hảo đồng chí 好同志
- Đối tác tốt
Hảo hỏa bạn 好伙伴 ./.

admin
15-06-2014, 06:57 PM
Tìm hiểu cụm từ: Mất hút con mẹ hàng lươn

“Thôi xong! Thế là mất hút con mẹ hàng lươn rồi. Làm sao mà tìm được bọn nó mà bắt vạ đây!…”. Có ai đó chép miệng như vậy. Phải chăng là từ ngày xửa ngày xưa, có một bà bán lươn nào đó mắc tội lừa gạt dân mua bán?

Đến khi người ta phát hiện ra chuyện này (có thể là đã quỵt tiền, bán ấm ớ…) thì bà ta đã nhanh chân biến mất tăm mất dạng. Tìm đâu ra một “mụ” buôn bán rong trong cái chợ đông đúc, nhốn nháo này? Thôi đành chấp nhận rủi ro này vậy…

Vấn đề là, tại sao “con mẹ hàng lươn” kia lại bị “lôi cổ” vào câu thành ngữ để đời chứ không phải là một người hành nghề buôn bán thông dụng khác? Hay đây chỉ là một sự thuận miệng, thuận tai? (Thành ngữ tục ngữ nói chung thiếu gì những trường hợp các từ ngữ xuất hiện trong tổ hợp chỉ vì đảm bảo cho có sự hiệp vần, hài âm, hài thanh thích hợp). Có thể là các bà bán tôm bán ốc, bán cua bán cá (nhất là bán cá thả, thường rất hay biến báo, xập xí xập ngầu trong chuyện đo đếm). Ngay cả mấy bà buôn thúng bán mẹt ngoài chợ (hàng xay hàng xáo, rau dưa tương cà…) cũng chẳng kém cạnh gì trong chuyện nói thách, đong điêu, giả liều, cãi bửa… Ấy vậy mà chẳng hiểu mô tê tại sao bà bán lươn tội nghiệp kia lại mang lấy cái tiếng để đời là một người không trung thực.

Có gốc rễ từ nguyên ở đây đấy. Số là, con lươn là một “loài cá nước ngọt, thân tròn và dài như rắn, mắt nhỏ, da trơn có nhớt, màu nâu vàng, chuyên sống chui rúc trong bùn” (Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, 2010). Chúng thường nằm trong một cái hang tự tạo để trú ẩn. Dân bắt lươn chạch gọi đó là cái hút (như ta hay nói hút bom, hút nước, hút đèo… như trong đèo heo hút gió – heo: gió may, hút: luồng gió xoáy theo chiều khá dài). Cái hút của lươn không to, rất nông, lại nằm trong lớp bùn nhão. Vì vậy, nếu ai mới bắt lươn chưa có kinh nghiệm vội vã lội lung tung mà không quan sát, rất dễ làm nước ao hay nước ruộng kia vẩn đục.

Nước đục lập tức xóa đi dấu vết của cái hút, vốn là vị trí con lươn nằm trú ẩn. Bị mất phương hướng định vị mục tiêu, dân bắt lươn đành chịu bó tay để tụi lươn “lẩn nhanh như chạch” kia dễ bề trốn thoát. Chấm hết! Thôi đành phải lên bờ chờ nước trong tìm cơ hội khác. “Mất hút” là cái gốc của vấn đề. Còn “con mẹ hàng ” chỉ là câu nói kèm theo lối khẩu ngữ cho thuận miệng và cũng có đôi chút bông phèng ở đây thôi. Nếu nói “mất hút lươn” cũng được, nhưng có vẻ câu thành ngữ chưa đủ độ dài thích hợp và không gây ấn tượng lắm. Bà bán lươn kia quả là hơi bị oan thật!

Đấy là chuyện ngôn từ. Còn trong đời thực, có không ít trường hợp ta dùng đến thành ngữ “mất hút con mẹ hàng lươn” này để hàm chỉ một hành vi lừa đảo, hay cố ý trốn chạy, hay vô tình để đối tượng biến mất. Trong thương trường thì chuyện này xảy ra như cơm bữa, bởi đấy chính là mảnh đất của nhiều kẻ cố lừa phỉnh người khác vào bẫy kiếm lời. Một nhân viên tiếp thị hết lời quảng cáo cho nước gội đầu hảo hạng, “gội vào tóc mượt như nhung, dùng rồi dùng mãi”. Nhưng khách mua rồi, dùng mới biết đó là sản phẩm của đồ nói xạo. Khốn nỗi, cô ta là dân bán rong.
Lấy tiền xong là cô ta chuồn. Ai mà ra ngoài phố đông nghịt kia để tìm được tung tích của cô bây giờ. Rồi ai đó, hay tập thể nào đó còn đau hơn khi bị lừa, đến nỗi đổ bể cả một dự án, một hợp đồng buôn bán đáng giá hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỉ đồng. Nhưng kẻ qua mặt họ đã mất mặt nơi nảo nơi nao rồi. Tất cả những chuyện ấy đúng là “mất hút con mẹ hàng lươn” rồi!

PGS.TS Phạm Văn Tình

admin
15-06-2014, 07:27 PM
Tìm hiểu thuật ngữ :chém gió (http://tudienlong.com/search/91/ch%C3%A9m+gi%C3%B3)

Chém gió ra đời cách đây khoảng gần 3 năm
Chém gió có 2 nghĩa : 1 là bốc phét , 2 là nói quá ... người sử dụng có thể chém gió theo nhiều mục đích khác nhau , hầu hết đều là vì vui vẻ ... tuy nhiên 1 số bạn thích chém gió để nâng cao hình tượng bản thân lên , để mọi người nể phục tuy nhiên thực chất chả có cái vẹo gì cả.

admin
23-01-2015, 12:23 PM
Tìm hiểu thành ngữ:

“Đất có lề quê thói”

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Anh_giadinh/Me_Que/img_0261.jpg


Đất: từ dùng để chỉ địa danh như ta nói đất Hà Thành (Hà Nội), đất hai vua chín chúa (đất xứ Thanh tức Thanh Hóa) hay như đất phương Nam (đất miền Nam)…

Lề : tức lề lối, nguyên tắc, luật tục địa phương, làng bản (hương ước) hay những qui định trong gia tộc (tộc ước); lề lối này giống như các quy phạm pháp luật khác chăng ở đây, những văn bản này lại do địa phương, gia tộc ban hành. Tuy là bất thành văn nhưng nó được tất cả mọi người chấp hành một cách nghiêm túc và triệt để. Bởi vậy mới có câu “Phép vua thua lệ làng” là như vậy.

Thói : những thói quen, tập tục có từ lâu đời kiểu như tục ăn trầu, cướp vợ, cúng kiếng trừ tà, hay đơn giản chỉ là uống rượu vào buổi sáng…



http://thaicucthieugia.com/images/stories/Nhan_Van_Hieu_Le/Hieu_Le/bi%20s.jpg

Nói “Đất lề - Quê thói” hay “Đất có lề, quê có thói” đại ý là muốn nói cái gì nó cũng có luật định của nó, và tất cả mọi người đều phải triệt để tuân thủ. Ví dụ: Một người con dù có vai vế rất to, địa vị ngoài đời, ngoài XH rất lớn nhưng trong gia đình anh là con thứ, thì cũng phải chấp hành mệnh lệnh của người con trưởng, ông trưởng tộc dù người này tuổi tác chẳng bao nhiêu.



http://thaicucthieugia.com/images/stories/Hoang_So_Dan_Da/cau.jpg


Một số câu như: Phép vua thua lệ làng, Rừng nào cọp đấy, Nhập gia tùy tục 入 家随 俗, Quá quan vấn tục 过 关 问 俗 (qua cửa khẩu nước nào thì phải tìm hiểu về luật tục của nước đó để có cách ứng xử cho phù hợp)… đêu có ý nghĩa tương tự hoặc dùng để ám chỉ đến việc này là như vậy.

Tp. HCM, ngày 25.11.2014
GTVTTL

backieuphong
25-01-2015, 09:46 PM
Thói : những thói quen, tập tục có từ lâu đời kiểu như tục ăn trầu, cướp vợ, cúng kiếng trừ tà, hay đơn giản chỉ là uống rượu vào buổi sáng…

Sợ cái thói quen uống rượu vào buổi sáng của người Miền Bắc, phát kinh lên được :)

thieugia
24-03-2015, 04:19 AM
Hôm trước nói chuyện tại một cuộc nhâu, có một vị Thạc sĩ môn Vật lý, giảng viên của một trường TH và một vị đầu bếp của một giàn khoan to cũng phải ngang cái giàn khoan HD 981 của TQ... cãi với mình về cái định nghĩa của cái từ "xâm lược" này.

Hôm đấy, do thân cô thế yếu, phần vì không phải nhà mình nên cãi không lại... hờ... hờ...

Nay ngồi trực trên cơ quan, xực nhớ lại chuyện hôm rồi. Thôi thì, cãi em cãi không lại các thầy, vậy nay em chép cái định nghĩa, khái niệm ấy ra đây những mong các thầy có đọc được thì từ nay cũng xin được bớt nhời, nói nhỏ thôi hả ???
<><><>


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/biem_hoa/00010.jpg

Khái niệm về Xâm lược 侵 略:

Chữ xâm (侵) ở đây có nghĩa là xâm phạm, là đụng chạm vào quyền lợi của người khác.

Chữ lược (略) có nghĩa là cướp, dùng sức mạnh để cướp.

Như vậy, trên phương diện chiến tranh với một quốc gia, dân tộc thì cần phải hiểu: Xâm lược là hành động quân sự của quân đội (hoặc lực lượng vũ trang) một nước hay liên minh các nước vào một vị trí địa lý chính trị trọng yếu của nước khác. Mục đích của xâm lược là mở rộng phạm vi trong thời gian dài nên cần một lược lực lượng có quy mô lớn để giữ đất đai, lãnh thổ và bảo vệ quyền lợi trên lãnh thổ xâm chiếm. Bởi vì một cuộc xâm lược là một cuộc tấn công bằng lực lượng từ bên ngoài vào, đo đó các hành động quân sự chiến thuật có quy mô nhỏ ở biên giới như các cuộc giao tranh nhỏ, các cuộc đột kích bất ngờ, thâm nhập hay chiến tranh du kích hoặc các cuộc nổi loạn, nội chiến, đàn áp trong nước không được xem là một cuộc xâm lược.

Nguồn: Wikipedia tiếng Việt.

bach_djen
27-03-2015, 08:38 AM
KÍNH NHI VIỄN CHI !!!

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Nhan_Van_Hieu_Le/khng%20t%202.jpg

Lúc sáng ghé qua facebook của một lão Hảo Việt (không phải Hảo Hán), người Đắc Lắc quê gốc xứ Thanh thấy có lão kia hỏi lão ý dư lày:

- Trai Họ Thiều Có Sợ Vợ Không Nhể ?

Để ý mãi từ sáng đến giờ thấy lão ý cạy miệng không trả nhời lấy một tiếng nên xin mạo muổi được đáp như ri:

Trai nào thấy vợ chẳng kinh,
Đây là vấn nạn, nào mình Thiều gia.
Chẳng đâu như đất nước ta
Dù thương đến mấy - từ xa đứng nhìn./.

Nhưng vì sao lại nói kính vợ thì đứng từ xa mà nhìn ? Chuyện nó dư lày:

Lâu rồi, đếch nhớ hôm nào nữa nhưng chắc chắn là có. Hôm ý lão mỗ đây đi qua nhà cụ Khổng Khâu, thấy cụ đang giảng thiên “Kính fụ - Hiếu Thê” trong Luận Ngữ Toàn Tâm nên mỗ khoái bèn ngồi xuống bậu cửa, lắng nghe.

Khổng Tử bẩu: Vợ là mẹ của các con các ngươi. Khi các ngươi vướng chuyện hòn tên mũi đạn, vợ thay ngươi chăm sóc các con. Khi các ngươi đau ốm, vợ là người chăm bón, thuốc thang cho các ngươi. Các ngươi buồn, vợ lại sẻ chia, an ủi… Vợ như người cõi trên hễ kêu là tất có ứng, hễ ước tất sẽ làm cho các ngươi hài lòng. Kẻ tiểu nhân thích vật chất, thích a tòng a dú thấy vợ già, nghèo khó nên khinh khi, không tôn trọng vợ… Người quân tử trọng nghĩa, coi vợ là “Tào khang chi thê” bởi vậy mới kính vợ, tôn thờ vợ… đấy là cái việc người quân tử xưa nay vẫn làm. Vợ cũng có lúc nóng lúc giận, kẻ trí giả thấy vợ giận thì không đến gần. Người được coi là “minh” thấy vợ cầm côn, cầm đao thì không bao giờ bước tới… chỉ có kẻ bất trí, bất minh thấy vợ giận mà vẫn cứ lao đầu vào (!). Nói xong cụ còn nheo mắt đá đểu với bỉ nhân :) .


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Nhan_Van_Hieu_Le/Hieu_Le/thiu%20gia%201.jpg

Lại dạy: Vợ như sư tử, tính khí thất thường. Các ngươi chơi với vợ, nhởn với vợ cũng như kẻ kia chơi với sư tử, nhởn với sư tử… phải hết sức đề phòng. Kẻ bất trí chỉ thấy lợi mà quên thân, ham vui mà chẳng đề phòng nên nhiều khi thân mình bầm rập khiến cha mẹ ngó mà đau lòng, kẻ ngoại tộc nhìn thấy mà thương xót. Người quân tử khác, người quân tử dẫu có chơi với sư tử, thân ái với sư tử nhưng vẫn hết sức đề phòng đấy là họ chơi chiêu “An nhi tư nguy” (tức lúc bình an, vui vẻ đã có sự đề phòng khi nguy cấp), là “Kính nhi viễn chi” (kính trọng lắm nhưng đứng tự xa không quá gần gũi)… Cũng là cái đạo thờ vợ nhưng kẻ tiểu nhân "thờ vợ" thì luôn bị bầm rập, trong khi đấy, người quân tử "thờ vợ" lại rất an bình.

Nghe Khổng Tử giảng, Nhan Hồi khoái quá nhảy cẫng lên, vỗ tay nói:

- Lời Lão sư giảng quả triết lý. Học trò đã hiểu đâu là kẻ tiểu nhân, đâu là người quân tử.

Tử Lộ tính nóng nảy bộc trực nghe Khổng Tử giảng vậy bèn nói:

- Lời thầy sai rồi. Thầy chẳng đã bảo với học trò rằng Phàm đã là phụ nhân thì phải tuân theo cái lẽ "tam tòng" (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử) nay thị đang "tòng phu" mà hoành hành bá đạo, ỷ thế hiếp nhân dám dùng lợi khí để hành hung hiền fu thì đâu còn là "hiền phụ". Vả lại thầy cũng dạy câu 'Quân tử trọng nghia, Tiểu nhân trọng tài", người quân tử thấy fụ nhân hoành hành bá đạo lại không ra tay giáo huấn, giáo huấn thì làm sao hoàn thành được
cái thuật "tề gia".


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Nhan_Van_Hieu_Le/lng%20chu%20t.jpg

Khổng Tử nghe Tử Lộ nói cuối đầu im lặng, phải một lúc sau ngài nói:

- Ta chẳng đã nói câu "Quân tử năng khuất năng thân" đấy ư ! Phụ nhân đang cơn nóng giận, tay cầm đồ đao, lợi khí.... thế mà người quân tử lại nhảy vào. Ngộ nhỡ không may phụ nhân fang trúng đầu, đâm rách phổi, ngã vật ra chết... Ngươi không thấy cách làm như vậy khiến cho phụ nhân mang tiếng sát chồng sao ? Một khi tiếng xấu đã lan ra thì phụ nhân còn mặt mũi nào để đứng trên đời này nữa. Đấy, "tiểu nhân" khác "quân tử" ở chỗ ấy. Kẻ tiểu nhân, bất trí nên mới nhảy vào, người quân tử không ai làm thế... Bởi vậy ta mới nói KÍNH NHI VIỄN CHI là thế.

Tử Lộ sau khi nghe giảng, vái Khổng Khâu ba vái rồi xin phép ngồi xuống.

Ta bấy giờ cũng mới "À" lên một tiếng. Thi ra "Kính nhi viễn chi" là thế :) Hờ hờ...

Lão mỗ nghe Khổng Khâu bàn xong, tỉnh cả người ! Hố... hố...

Xigong, ngày 26.3. Viết nhân ngày thành lập Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Việt Nam.
Quechoa Thanh Hóa

thieugia
28-03-2015, 04:40 AM
Trai nào thấy vợ chẳng kinh,
Đây là vấn nạn, nào mình Thiều gia.
Chẳng đâu như đất nước ta
Dù thương đến mấy - từ xa đứng nhìn./.

fangzi
03-04-2015, 10:58 AM
Mùa Hạ & Chuyện Kể Về Con Quốc Quốc
http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/dong_thuc_vat/chim%20quc.jpg

Chim quốc * còn gọi chim quắc. Quốc hay quắc đều mô phỏng theo tiếng kêu của loài chim mà thành tên. Ở Trung Quốc, nó được gọi bằng những cái tên đẹp: đỗ quyên, đỗ vũ, tử quy,… Người nông dân xưa đa số thất học không hề biết đó chính là hồn vua Thục đế bên Tàu, chết vì mất nước, hóa thành chim Quốc, ngày đêm thương nhớ nước phát ra tiếng kêu “quốc quốc” nghĩa là “nước nước”!

Người Việt, Mường, Thái đều quan niệm chim quốc là loài chim có hại cho nhà nông, cho nên, nhiều nơi có lệ đầu năm làng mở hội săn chim quốc với ý nghĩa cầu mong mùa màng không bị chim chóc phá hoại, cũng là nhắc nhở mọi người, mọi nhà chú ý đánh trừ chim quốc.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/dong_thuc_vat/chim%20quc%203.jpg

Chim quốc ưa sống nơi cồn cây bụi cỏ, hoang vắng rậm rạp. Sáng mai và chiều tà, quốc lặng lẽ như cái bóng, thận trọng từng bước một mò ra khỏi tổ đi kiếm ăn, khi trở về lại lặng lẽ thận trọng lò dò chui vào tổ. Lúc ra ngoài hễ thấy hiện tượng khác lạ đáng nghi, quốc lủi trốn rất nhanh, thoáng cái mất tăm. Vì thế, thành ngữ có câu “Lủi như quốc”. Bình thường quốc sống tựa thầy tu ẩn dật, không nói năng, trò chuyện, chẳng thích quan tâm đến ai, chẳng muốn ai chú ý đến mình. Lúc đi kiếm ăn, màu lông quốc lẩn vào màu cây cỏ, chốc chốc nó lại giương cao cổ cò lên để nghe ngóng, xem xét động tĩnh.

Đối với loài quốc, tạo hóa không thật ưu ái: cho nó cái mỏ sắc nhọn, cái cổ dài cò hương, cặp giò cao kều, nhưng bắt nó đôi cánh lại ngắn, yếu. Cho nên, nó không thể bay cao, bay xa như các giống chim khác mà chỉ bay thấp tà tà, từng đoạn ngắn tựa con chim nhỏ mới học chuyền. Nó lại thua các loài chim ở chỗ không hề biết đậu cành cây, dẫu là cành thấp.

Tuy sống lặng lẽ, bí mật, cảnh giác cao, cuộc đời quốc chẳng dám chắc an toàn. Năm nào cũng vậy, bắt đầu cuối xuân chuyển sang hè, quốc như hóa thành loài chim trời phạt: kêu ra rả suốt ngày, văng vẳng cả đêm, chẳng khác “lậy ông tôi ở bụi này!” Nhất là lúc canh khuya, thanh vắng tiếng quốc kêu nghe thật ai oán não nùng, có con kêu đến khản cổ, lạc giọng, người ta bảo vì nó thất tình, không ăn không ngủ, kêu đến kiệt sức, lăn ra chết! Đó là mùa yêu đương của quốc. Khao khát tình yêu quốc quên mọi nguy hiểm. Đôi lúc quá say đắm chữ tình đến mức mê mẩn tâm thần, quốc không kêu “quốc quốc” mà gào lên “Cu loa! Cu loa!…” như một kẻ điên! quốc tưởng như trong thế giới muôn giống vạn loài này chỉ tồn tại một mình chàng quốc. Do tiếng cuốc kêu ban đêm, người ta biết chắc chắn nơi quốc xây dựng tổ ấm, nhưng bụi cây quá rậm mà quốc lại có tài lẩn nhanh nên không dễ đánh quốc.

Để bắt quốc, giống như đánh rắn phải lừa quốc ra khỏi tổ. Lợi dụng điểm yếu của cuốc là bay thấp và ngắn, mùa gieo mạ, quốc mò ra ăn mạ, người ta đuổi quốc chạy về phía đồng trống. Chỉ cần hai người đón hai đầu, quốc bay được vài đoạn, mỏi cánh dừng lại, khó tránh khỏi bị tóm cổ.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/dong_thuc_vat/chim%20quc%202.jpg

Nhà nông ghét quốc không phải tiếng kêu của nó làm người ta “điếc tai” hoặc gợi lên cảm giác buồn buồn mà chính bởi quốc hay ăn mạ, “của giống của má”. Những hạt thóc giống ngâm nảy mầm đem ra ruộng vãi rất hấp dẫn đối với quốc. Quốc ăn không nhiều, nhưng mỗi ngày tiệc tùng mấy bữa, tích tiểu thành đại; khi mạ lên xanh lại bị quốc tìm thức ăn dẫm nát. Ruộng mạ vãi gần bờ cây bụi rậm càng dễ bị quốc phá hại; suốt ngày ra ra, vào vào, quốc “cậy gần nhà”, thoáng cái mất tăm.

Quốc mỏ đen, chân cũng đen, hay dẫm lội, nom gầy guộc, bẩn thỉu, rất xấu cho nên thành ngữ nói “Đen như chân quốc”. Nhưng quốc có bộ lông đẹp, lưng nâu, bụng trắng, đít đỏ, diện như chàng công tử bột. Có thể nuôi quốc làm chim cảnh. Tuy nhiên, quốc chỉ đẹp khi ở thiên nhiên. Thịt chim quốc không ngon, dai dai, khen khét.

Ngày nay, đồng ruộng đâu đâu cũng được quy hoạch, cũng được cải tạo, không còn những cồn cây, bụi cỏ hoang rậm. Loài quốc hết nơi cư trú, bỏ đi đâu không rõ. Một vài đôi đánh bạo vào làng, trú ngụ trong những bờ tre vắng vẻ sau vườn nhà. Nếu người không đánh đuổi chúng, chúng sẵn lòng thân thiện, mặc dù vẫn tỏ vẻ cảnh giác. Dẫu mang thân ở đỗ nằm nhà, mùa xuân quốc vẫn dóng dả “quốc quốc” gọi bạn tình. Trứng quốc lớn hơn trứng chim cút, màu xanh lơ, lấm tấm chấm hoa nâu, vì thế loại quả chuối tiêu chín kỹ lấm tấm chấm hoa nâu, gọi là “chuối trứng quốc”. Mỗi ổ trứng quốc chừng 6-8 quả. Cũng như gà, quốc non nở ra biết đứng ngay trên những cái chân cao kều, bé tý xíu, toàn thân đều một màu xám xám, đen đen. Quốc con theo mẹ đi kiếm ăn. Hễ nghe mẹ báo động bằng tín hiệu riêng nhà quốc, chúng liền biến nhanh vào bụi rậm. Số lượng quốc con sống được đến khi trưởng thành rất ít. Bởi vậy, họ hàng nhà quốc phát triển rất chậm.

Bây giờ làng thôn, đồng nội hầu như không còn bóng quốc, tiếng quốc. Không phải do quốc bị nhà nông tiêu diệt. Quốc chết vì bị ngộ độc thuốc trừ sâu hoặc bị triệt sản vì thuốc hóa chất nguy hại.

TGTVTTL sưu tầm & giới thiệu
<><><><>
* Cũng có người viết “cuốc”

thanh_long
20-03-2017, 10:48 PM
Cái này hay mà ít người để ý nà.