PDA

View Full Version : Thiều gia giới thiệu: Giáo Trình Luyện Tập Khí Công Của Võ Phái Thiều Gia



thieugia
29-12-2013, 06:13 PM
GIÁO TRÌNH KHÍ CÔNG CỦA VÕ PHÁI THIỀU GIA
韶家武派气功的教程
http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Am_Duong/thieu/logo%20thieugia.jpg
TỰ LUYỆN TẬP KHÍ CÔNG KHÔNG CẦN THẦY
气功自练不求师


Võ thuật Thiều gia xin lưu ý:
Đây là công trình nghiên cứu, giảng dạy về Khí Công do Võ sư Thiều Ngọc Sơn trực tiếp biên soạn và viết giáo trình. Võ thuật Thiều gia giữ bản quyền vì vậy chúng tôi cảnh báo và nghiêm cấm mọi hình thức in sao, tán phát mà không được sự đồng ý của võ thuật Thiều gia, của Võ sư Thiều Ngọc Sơn. Mọi hình thức in sao, tán phát sẽ phải chịu trách nhiệm theo qui định của pháp luật.

Phần Dẫn nhập:

Theo lý mà nói: Vào lúc bình minh của xã hội loài người, con người cũng như vạn vật chủ yếu sinh sống theo bản năng, hoàn toàn không có một mảy may nhận thức về sự tồn tại của chính mình, của thế giới vật chất xung quanh. Lúc này, họ chỉ biết đói, thì bạ gì ăn nấy; khát cũng thế thôi, gặp gì uống đó. Những hành vi mang tính bản năng và được coi là mông muội này chắc chắn đem lại cho người tiền sử nhiều bài học đau xót nhưng vô cùng hữu ích và quý báu cho chính bản thân họ và các thế hệ hậu sinh.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/khi_cong/mach%20nhm%20c.jpg

Việc lấy săn bắt, hái lượm làm kế sinh nhai vào lúc bình minh của xã hội loài người dần dần đã làm cho lượng thức ăn ngày càng trở nên khan hiếm. Bên cạnh đó, do nhân khẩu ngày càng sinh sôi nảy nở, điều kiện sinh sống càng khó khăn, cộng với thời tiết khắc nghiệt, tật bệnh hoành hành… những điều đó đã tác động không nhỏ đến bộ óc của con người, buộc con người muốn tồn tại phải không ngừng tư duy, tìm hiểu về thế giới tự nhiên. Nhưng, làm thế nào để nhận thức được thế giới, hiểu được qui luật của tự nhiên? Làm thế nào giải thích được cái gì đang xảy ra xung quanh cuộc sống của con người? Phải chăng con người được sinh ra từ sự sắp đặt của Thượng đế v.v… tất cả những điều đó, đối với người thượng cổ quả là một thách thức, một câu hỏi không dễ có câu trả lời!


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/khi_cong/kh%20cng%20huyt%20v.jpg

Cùng với thời gian, đời sống kinh tế xã hội đã có những bước phát triển, nhận thức về thế giới tự nhiên tuy đã được nâng cao rõ rệt nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Những ý nghĩ làm thế nào giải mã được bí ẩn của trời đất, của vũ trụ vẫn luôn luôn ám ảnh con người. Việc thiên nhiên đối xử tệ bạc với con người như bắt con người phải chết non, chết yểu, rút ngắn thời gian sung sướng, bắt phải chịu tật bệnh, đau đớn mà không có thuốc thang đặc trị đã như “giọt nước tràn ly”, khiến con người nổi loạn!


http://thaicucthieugia.com/images/stories/vidu/T12/img_0011.jpg

Con người đã công nhiên thách thức chống lại thiên nhiên, chống lại mệnh trời và cuộc binh biến do con người phát động nhằm chống lại thiên nhiên, chống lại mệnh trời ấy đã được tiến hành một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: từ Kinh tế, Chính trị, Quân sự, Văn hóa - Tư tưởng, Y học… với một sức mạnh tổng hợp và một niềm tin, ý chí sắt đá.

Về Chính trị, con người chủ trương giành quyền lãnh đạo – xem ai làm chủ thiên nhiên, con người hay thượng đế?

Về Kinh tế, con người đã không khoan nhượng khi tranh giành, cò cưa, trả giá với thiên nhiên từng tấc đất để trồng trọt, từng mét đất mặt biển, khi tiến hành cho quai đê lấn chiếm nhằm mở mang diện tích sống và sinh hoạt của con người… Không những thế, còn cho người lên thám hiểm các hành tinh để khảo sát tình hình đất đai và cắm mốc xác định chủ quyền (chắc là để phát triển kinh tế trang trại?).

Về Quân sự, dám công nhiên phá bĩnh bằng cách dùng súng laser bắn tan mây không cho Đông Hải Long Vương làm mưa xuống địa giới theo lệnh của Ngọc Hoàng.

Về Văn hóa – Tư tưởng, Văn học – Nghệ thuật thì không ngừng rêu rao, bôi xấu hình ảnh của trời (thông qua hình tượng Thượng đế và các vị trợ lý thần thánh của ngài), kêu gọi mọi người không tin vào số mệnh, vào sự sắp đặt của trời…


http://thaicucthieugia.com/images/stories/vo_sinh_thieugia/minh_nhat/minh%20nht%206a.jpg

Trong tất cả các cuộc chiến chống lại thiên nhiên, có lẽ cuộc chiến trên lĩnh vực Y học là cuộc chiến được con người đặc biệt coi trọng.

Trên mặt trận Y học, con người tuy nhỏ bé và lẻ loi trước sự bao la rộng lớn của thế giới tự nhiên. Thế nhưng, con người lại không chịu khuất phục trước vũ trụ, trước thiên nhiên mà đã anh dũng quật cường chống lại bằng tất cả sức mạnh vốn có của mình. Trận chiến tuy không cân sức, không tiếng súng nhưng diễn ra cũng không kém phần ác liệt và đã kéo dài xuyên suốt quá trình phát triển lịch sử xã hội loài người. Do không cam chịu sự sắp đặt của thượng đế! Nhằm nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, con người đã tốn biết bao tâm huyết từ thực hành nếm lá tìm dược liệu , từ việc luyện linh đơn, bào chế Đông - Tây dược, phẫu thuật mổ xẻ cơ thể để tìm tác nhân gây bệnh, nghiên cứu và phát minh ra các loại hình vận động mang tính thể dục, các phương pháp tu tâm dưỡng tính, các phép dưỡng sinh như Khí công, Yoga, Võ thuật… cũng chỉ nhằm giành giật với thiên nhiên về quyền được sống, quyền có thuốc thang đặc trị. Mục đích cuối cùng mà con người nhắm đến là tìm cách thoát khỏi qui luật sinh tồn của trời đất, của thiên nhiên. Đây có thể được coi là một mặt trận vô cùng quan trọng trong cuộc chiến. Tất cả vì sức khỏe cộng đồng! Vì hạnh phúc nhân sinh!

Còn nữa...

Tp. Hồ Chí Minh Canh dần niên Đông tiết sơ tuần
Võ sư: Thiều Ngọc Sơn

thieugia
29-12-2013, 07:19 PM
GIÁO TRÌNH KHÍ CÔNG CỦA VÕ PHÁI THIỀU GIA
韶家武派气功的教程
http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Am_Duong/thieu/logo%20thieugia.jpg

Tiếp theo...

Tuy có lúc phải gánh chịu những tổn thất, những hy sinh mất mát nhưng việc con người tìm ra các cơ chế sản sinh ra bệnh tật, các phương dược trị bệnh nâng cao sức khỏe “chống lại mệnh trời” chính là những thắng lợi to lớn trước thiên nhiên. Trong những chiến công đó, việc sáng tạo ra các loại hình vận động mang tính thể dục, các phương pháp dưỡng sinh như Ngũ cầm hý, Bát đoạn cẩm, Dịch cân kinh, Thổ nạp tức, Đạo dẫn thuật, Yoga (tất cả các loại hình này về sau đều được gọi với danh từ thống nhất là Khí công)… nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống là những chiến công không kém phần quan trọng, thể hiện ý chí ngoan cường, óc sáng tạo của con người trong cuộc chiến chống lại thiên nhiên. Những chiến công đó có ý nghĩa và tác động rất lớn đến đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của con người.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/vo_sinh_thieugia/minh_nhat/minh%20nht%202a.jpg

Lòng quả cảm của con người thật đáng khâm phục! Nhưng nói gì thì nói, con người vẫn có yếu điểm là sợ đau, sợ chết! Cuộc sống nhân gian không gì hạnh phúc hơn được sống trong tự do, được ăn sung mặc sướng, được trường sinh bất tử!

Thiên hữu tứ thời Xuân vi thủ
Nhân sinh ngũ phúc Thọ vi tiên
天有四时春为首
人生 五福寿为先

Với con người thì chẳng có gì bằng “thọ” Ai cũng muốn thọ, cũng muốn được sống lâu. Con người dù giàu sang phú quý đến mấy đi chăng nữa nhưng không “thọ” thì được coi là vô phúc. “Thọ” nhưng không khỏe thì sao nhỉ? Chắc chắn cũng không ai thích, không ai thích sống “thọ” mà mai đau kia ốm, sống lay sống lắt rồi! Giàu sang mà sống bệnh tật, đau yếu thì liệu có vui vẻ không? Xét về mặt logic: con người muốn thọ thì trước tiên phải có sức khỏe, có sức khỏe thì mới có thể sống lâu (thọ); muốn sống lâu, sống khỏe mạnh thì phải làm việc (làm để có cái ăn), làm việc thì phải có chế độ nghỉ ngơi vui chơi giải trí giúp thư giản tinh thần, có chế độ tập luyện giúp lưu thông khí huyết, tăng cường khí lực, tăng sức đề kháng, sức bền, sự thích nghi, sức phục hồi. Và rồi lại phải ăn uống bồi bổ để khỏe để được sống lâu. Xem thế đủ biết, muốn “thọ” cũng không phải chuyện đơn giản, rất nhiêu khê, trong đó việc rèn luyện “tâm thể” có một vị trí vô cùng quan trọng. Vai trò, ý nghĩa của việc rèn luyện thân thể là vấn đề ai cũng hiểu, nhưng muốn rèn luyện thì rèn luyện như thế nào, muốn tập thì tập cái gì, tập luyện ra làm sao? Tập như thế nào thì mới “khỏe”, mới “thọ”?... thiển nghĩ lại là vấn đề không phải ai cũng nhận thức một cách tường tận.

Trong thời buổi kinh tế thị trường, áp lực của đồng tiền luôn đè nặng lên đôi vai của bạn, luôn làm bạn phải thấp thỏm giật mình trong những giấc mơ đêm. Những lo toan làm khánh kiệt tinh thần! Bệnh viện thì xa, thuốc thang đắt đỏ! … việc tự mình rèn luyện thân thể nhằm nâng cao thể lực, sức đề kháng, khắc phục tình trạng khó khăn càng là một việc làm hết sức có ý nghĩa. Trong các bộ môn vận động thể dục giúp nâng cao sức khỏe hiện nay như Võ thuật, bơi lội, Cầu lông, Bóng đá… đến các loại hình vận động mang tính trị bệnh nhẹ nhàng như Yoga, Khí công, Thái cực quyền, Dưỡng sinh Suối nguồn tươi trẻ v.v. thì Khí công có lẽ là loại hình thích hợp, có nhiều tính ưu việt vượt trội và được nhiều người lựa chọn. “Khí công” không những là liệu pháp được nhiều người yêu thích bởi khả năng chữa trị bệnh, mà còn được yêu bởi nó có “năm Không”(Không yêu sách, tức không đòi hỏi về chiều cao cân nặng, già trẻ gái trai, tình trạng bệnh tật; Không tốn kém tiền bạc; Không cầu kỳ sân bãi, địa điểm luyện tập; Không cầu kỳ về thời gian, giờ giấc; Không cần thầy, chỉ cần có tài liệu hướng dẫn rõ ràng là tập luyện được), đây là một đặc tính ưu việt của bộ môn Y liệu - Khí công mà khó có một liệu pháp nào có thể sánh được, kể cả Trung y, Tây y. Khí công không những đem lại cho bạn một thân thể cường mạnh mà còn giúp bạn vững tin vượt mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/minhhoa2/dsc00076.jpg

Từ trước đến nay, có rất nhiều tài liệu nói về các phương pháp dưỡng sinh nói chung và phương pháp tập luyện Khí công nói riêng. Sách vở tuy nhiều, nội dung phong phú đa dạng, nhưng qua quan sát, người viết thấy ngoại trừ một số tài liệu diễn giải minh bạch, tường tận, chỉ rõ cách thức tập luyện của các tác giả uy tín như Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, Giáo sư - Bác sĩ Ngô Gia Hy (phần lớn các tài liệu này nay không thấy tái bản)… còn lại đa phần do cách trình bày không rõ ràng hoặc vì “giấu nghề” nên khiến cho độc giả như lâm vào… ma hồn trận. Tuy có sách trong tay cũng khó lòng thành công trong việc tự học, muốn học chỉ có cách… “tầm sư”! Ở Việt Nam, ngoài một số thành phố lớn, các trung tâm đô thị là nơi “Ngọa hổ tàng long”, việc kiếm thầy dạy học còn khả dĩ, còn lại đại đa là nơi thôn quê hoang dã, thâm sơn cùng cốc, việc “Tầm sư học đạo” được ví như “Mò kim đáy bể”. Sách thì nhiều, trong khi “sư” lại “ẩn”. Nhằm giúp các bạn khắc phục những hạn chế do điều kiện hoàn cảnh, đặc biệt là những người ở thôn quê, nơi không có điều kiện tiếp xúc với sách vở, với thầy; những người nơi đô thị nhưng vì lý do nào đó mà không thể đến lớp tập luyện… tuy không xuất thân trong “Danh môn quí phái”, chỉ bằng kinh nghiệm trên hai mươi năm giảng dạy Võ thuật, Thái cực quyền và tập luyện Khí công nhưng được sự cổ vũ, khích lệ của bạn bè, các huynh đệ đồng môn cùng chút kết quả thu hoạch được trong quá trình tập luyện. Nay xin mạnh dạn biên soạn, trình bày một số kỹ thuật, phương pháp luyện Khí công căn bản với những lập luận, giải thích dễ hiểu, chỉ mong giúp các bạn (nhất là những người bệnh nhưng có ý định dùng đến liệu pháp Khí công) rút ngắn thời gian luyện tập mà vẫn đạt được kết quả khả quan, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng. Hy vọng sách sẽ là người bạn, người thầy đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình tự luyện.
Trong tập sách, người soạn có sử dụng rất nhiều những trích dẫn, tuy có tham khảo một số huynh đệ đồng môn và đã có huynh đệ phê phán người soạn là “lạm dụng từ ngữ”, “khoe chữ”, “rườm rà” và khuyên nên cắt bớt… Với suy nghĩ đã mất công biên soạn lẽ nào không “dẫn chứng”? Việc đưa ra những trích dẫn không nhằm mục đích “khoe chữ” mà chỉ cốt giúp những ai muốn đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu bộ môn Khí công “cùng biết” để dễ dàng trong việc tìm kiếm tư liệu, khỏi phải lục lọi, uổng phí thời giờ vàng bạc… vì vậy mà người soạn vẫn cố giữ nguyên, vẫn đưa ra những viện dẫn, vì cho rằng nó thật sự cần thiết. Trong tập sách này, người soạn chỉ trình bày những điều cốt yếu không đi sâu vào những chi tiết rườm rà (những vấn đề như tìm hiểu về cơ thể con người, hệ thống kinh lạc, huyệt vị và mối liên hệ giữa cơ thể với khí hậu bốn mùa sẽ không được trình bày trong tập sách), miễn sao ai đọc cũng hiểu, hiểu được lợi ích của việc luyện tập và ai tập cũng thấy có hiệu quả.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/minhhoa2/dsc00128.jpg

Vẫn biết “Võ lâm như rừng, Anh hùng như lá”, tuy kiến thức còn thiển cận, công phu thô kệch ví như “Ếch ngồi đáy giếng” trong khi các “Cao nhân kỳ sĩ” lại như “Lá rụng mùa thu”… nhưng người soạn vẫn liều! Chỉ mong góp viên đá nhỏ, góp gió thành bão vì sức khỏe chung. Cái… sự liều của soạn giả rất mong được lượng thứ và chỉ giáo của các bậc “Chân sư”.

Tự luyện tập Khí công “không cần thầy” mà vẫn đạt hiệu quả như mong muốn là mục đích của cuốn sách.

Xin giới thiệu cùng bạn đọc và chúc các bạn tập luyện thành công!

Còn nữa...
---------------------------------------------------------------
(1)Thần Nông, theo truyền thuyết vì muốn tìm phương dược cứu người, ông đã bỏ ra 7. 749 ngày đêm để nếm tất cả các loại thảo mộc có trong thiên hạ. Từng bao phen trúng độc nhưng về sau ông đã phân biệt được đâu là ngũ cốc, đâu là dược liệu dùng chữa trị bệnh tật và đâu là loại dược độc… để truyền dạy cho dân chúng. Thần Nông được hậu thế tôn xưng là Thủy tổ của nghề Nông và nghề Dược.

thieugia
30-12-2013, 09:09 PM
TỰ LUYỆN TẬP KHÍ CÔNG KHÔNG CẦN THẦY
气功自练不求师
http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Am_Duong/thieu/logo%20thieugia.jpg


LÝ THUYẾT THIÊN

I. GIẢN LUẬN

1. Khí công giản giới

Tại Trung Quốc, Khí công là một bộ môn thể dục vận động có lịch sử phát triển rất lâu đời, một công phu rèn luyện thân thể độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Trung Hoa. Trong khi các bộ môn thể dục vận động khác coi trọng về kỹ thuật, nặng về hình thức và rất khắt khe trong việc kén chọn đối tượng tập luyện thì Khí công lại có một phương pháp luyện tập cực đơn giản dễ học, dễ hiểu, phù hợp với mọi đối tượng và điều quan trọng là tập luyện Khí công rất hiệu quả trong phòng, chữa trị bệnh tật. Khí công từ lâu đã được các giới Nho, Y, Đạo, Thích, Võ thuật và Dân gian triệt để áp dụng.

Theo sử sách, Khí công có đến mấy ngàn năm phát triển. Các thư tịch cổ như Quản tử , Đạo đức kinh, Hoàng Đế Nội Kinh , Thần Nông Bản Thảo Kinh, Thương Hàn Luận, Kim Quĩ yếu Lược … đều có những nhận định xác đáng về Khí, về phương pháp tu luyện Khí. Thông qua công tác khảo cổ học, người ta đã phát hiện việc luyện tập Khí công đã có từ thờ cổ đại. Việc phát hiện “Hành khí ngọc bội minh” 行气玉佩 铭 (bài hướng dẫn cách luyện khí được khắc trên ngọc bội) được xác định là cổ vật thuộc thời Chiến quốc, trên đó khắc những hình ảnh mô tả sớm nhất về các phép thực hành tăng cường khí lực, cách để cho ảnh hưởng của thiên nhiên tác động vào cơ thể con người. Hay như việc phát hiện ra tấm thổ cẩm trong ngôi mộ số 3, có niên đại vào thời Tây Hán 西汉 tại đồi Mã Vương 马王(Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc) cũng là một minh chứng rõ nét nhất về phương pháp luyện tập Khí công. Trong tấm họa đồ có những hướng dẫn chi tiết về phương pháp tập thở (đạo dẫn), ngoài ra còn có một số động tác chỉ dẫn tập luyện mô phỏng theo hình thái, tư thế của các loài động vật.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/khi_cong/bt%20on%20cm.jpg

Thời Tam quốc, một nhân vật nổi tiếng trong lĩnh vực Y học tên là Hoa Đà đã sáng chế ra “Ngũ cầm hí”五禽戏, một phương pháp rèn luyện thân thể rất hữu hiệu, mô phỏng theo các động tác của 5 con vật: hổ hí虎戏, lộc hí鹿戏, hùng hí熊戏, viên hí猿戏, điểu hí 鸟戏, phương pháp tập luyện này đến nay vẫn còn được lưu truyền rộng rãi trong dân gian và nhiều nhà nghiên cứu còn cho rằng chính “ngũ cầm hý” của Hoa Đà mới là nền móng, là nguồn cảm hứng để sinh ra loại tượng hình quyền trong võ thuật sau này như ngũ hình quyền (long hình龙形, hổ hình虎形, xà hình蛇形, hạc hình鹤形, báo hình quyền豹形拳) cùng các loại hình như cẩu quyền狗拳, áp quyền鸭拳, hà mô quyền虾蟆拳, đường lang quyền螳螂拳, túy quyền醉拳, kê quyền鸡拳, lang nha bổng牙狼棒, hầu côn猴棍, ngũ hổ quần dương côn五虎群羊棍…


http://thaicucthieugia.com/images/stories/vidu/T12/img_0013.jpg

Bản tính của con người vốn tham lam, bướng bỉnh, không chấp nhận sự sắp đặt “Nhân sinh hữu mệnh, phú quí tại thiên” (sống chết có số, giàu nghèo do trời) mà luôn luôn tìm cách “thiên phúc mãi hưởng”. Bởi vậy, hễ cứ đau là nhao nhao tìm thuốc uống (có bệnh nên vái tứ phương), âu cũng là cái điều dễ hiểu, cái lẽ tự nhiên vậy. Để kéo dài tuổi thọ chống lại tật bệnh, người xưa không những đề cao các phương pháp tập luyện mà còn hao tốn biết bao tâm lực cho việc tìm ra các phương dược nhằm chống lại mệnh trời. Người đầu tiên dám ngang nhiên công khai “chống lại mệnh trời” phải kể đó là Tần Vương Doanh Chính tức Tần Thủy Hoàng秦始皇 – một vị vua nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Hoa, người đã thôn tính lục quốc (Hàn, Ngụy, Sở, Yên, Triệu, Tề) chấm rứt thời kỳ Xuân thu chiến quốc kéo dài 500 năm (từ 722-221 tr.Cn) và lập nên một chính quyền trung ương thống nhất đầu tiên trong xã hội phong kiến – Tần Thủy Hoàng là người đầu tiên đại diện cho chính quyền có chủ trương tìm kiếm phương dược nhằm cải thiện sức khỏe (có hẳn chỉ dụ đàng hoàng). Sử sách ghi lại việc Tần Thủy Hoàng (259-210 tr.Cn) vì muốn sống lâu đã ra lệnh cho bọn Lư sinh, Hầu sinh tứ xứ tìm tiên dược để mong được trường sinh. Về sau, ông còn phái bọn Từ Phúc dẫn theo mấy ngàn đồng nam thiện nữ đi tìm thuốc trường sinh bất tử, tốn biết bao công quỹ mà chẳng có kết quả gì.

Thời Nam – Bắc triều , vào năm 496 (tức năm Thái Hòa thứ 20 đời Hiếu Văn Đế nhà Bắc Ngụy), chùa Thiếu Lâm 少林(Shaolin) được xây dựng trên núi Thiếu Thất thuộc dãy Tung Sơn, huyện Đăng Phong, tỉnh Hà Nam theo lệnh của Hiếu Văn Đế 孝文帝dành cho vị cao tăng Ấn Độ tên là Batuo (tức Bạt Đà) làm nơi tu hành. Năm 527 (năm Hiếu Xương thứ 3 đời Hiếu Minh Đế nhà Bắc Ngụy, Đại Thông nguyên niên nhà Lương), một nhà sư Ấn Độ tên là Bodhidharma (Bồ Đề Đạt Ma) đến thuyết pháp theo lời mời của Lương Võ Đế. Khi vào triều do nói chuyện không hợp ý nhà vua nên nhà sư lui về chùa Thiếu Lâm tu hành và tương truyền ngài đã quay mặt vào vách núi tĩnh tu chín năm liền . Trong quá trình tu luyện tại chùa Thiếu Lâm, Đạt Ma sư tổ đã truyền lại cho các sư tăng của chùa hai bộ chân kinh là Dịch Cân Kinh 易筋经và Tẩy Tủy Kinh洗髓经 . Dịch Cân Kinh là phương pháp rèn luyện thân thể nhằm gia tăng khí lực, là phép luyện thở tương tự như Yoga của văn minh Thiên Trúc – Dịch Cân Kinh đến nay vẫn được cho là phương pháp luyện khí hữu hiệu được nhiều người yêu thích.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/vidu/T12/thieugia_trng%20th%20cng%201.jpg
Lớp khí công của võ phái Thiều gia tại công viên Gia Định

Tạo hóa xoay vần! Do xã hội ngày càng phát triển nên nhận thức của con người về thế giới tự nhiên cũng ngày được nâng lên. Cùng với Y thuật, việc nghiên cứu các phương thuật dưỡng sinh trị bệnh không những ngày càng hoàn thiện mà còn phát triển một cách mạnh mẽ. Đặc biệt dưới các triều Đường唐, Tống宋, Minh明, Thanh清, các phép tu luyện như Tọa thiền坐禅, Đạo dẫn thuật道 引术, Thổ nạp pháp吐纳法, Luyện đan thuật练丹术, Di tinh biến khí pháp移精变气法, Thăng giáng điều tức pháp升降调息法, Phục khí thành đan服气成丹, Chân khí vận hành pháp真气运行法, Phóng tung công放松功... không những như trăm hoa đua nở, phát triển một cách rực rỡ mà ngay các loại hình vận động có tính kiện thân tráng cốt như Tiên thiên quyền先天拳 (còn gọi là Thái cực công太极功 với những nhân vật đại diện như Hứa Tuyên Bình许宣平, Lý Đạo Tử李道子 đời Đường, Trình Linh Tẩy程零洗 người đời Hậu Lương); Hậu thiên quyền后宣拳 (với các vị đại diện như Hồ Tử Kính胡子镜, Trọng Thù重殊, An Lợi Hanh安利哼 đời nhà Tống); Nội gia quyền内家拳 của Trương Tam Phong张三丰 (cuối Nguyên đầu đời nhà Minh); Thái cực Quyền太 极拳… cũng có những phát triển vô cùng náo nhiệt.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/vidu/T12/img_0178.jpg
Khí công, phương pháp nâng cao sức khỏe, phòng ngừa tật bệnh hữu hiệu (Ảnh: Võ thuật Thiều gia)

Ngày nay, tuy được sự trợ giúp đắc lực của khoa học kỹ thuật, sức khỏe của con người ngày càng được cải thiện, các dịch bệnh từng bước được đẩy lùi, tuổi thọ được nâng cao một cách rõ rệt. Thế nhưng, việc rèn luyện các loại hình vận động mang tính kiện thân tráng cốt phòng chống bệnh tật như bơi lội, chạy nhảy, bóng đá, cầu lông, võ thuật, các bộ môn như Khí công, Thái cực quyền (Khí công và Thái cực quyền là hai loại hình vận động có tính phòng, chống, chữa trị bệnh tật rất hiệu quả) vẫn rất thiết thực, thật sự hữu ích không những đối với cá nhân, con người cụ thể mà còn có vị trí đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong đời sống kinh tế, văn hóa tinh thần của con người.

Còn nữa...
------------------------------------------------------------------
Chú thích:
(2) Tức Quản Trọng tự là Di Ngô (? – 645 Tr. CN) sống thời Xuân thu, người đất Dĩnh Thượng, bên bờ sông Dĩnh Thủy. Lúc trước nghèo hèn, đi buôn toàn độc chiếm phần hơn, về sau được Bão Thúc Nha hết lòng tiến cử nên được Tề Hoàn Công tin dùng, phong làm Tể Tướng, tôn là Trọng Phụ. Ông thi hành chính sách “phú quốc cường binh”, lại lấy 4 điều cốt yếu là Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ để chỉnh đốn quốc gia. Ông là người có công làm cho Tề trở thành một nước hùng mạnh dựa vào nhà Chu sai khiến chư hầu.
(3) Hoàng Đế nội kinh, sách Y học, tương truyền do Hoàng Đế, Kỳ Bá thảo luận dưới hình thức vấn đáp mà thành. Nhưng theo nhiều nhà nghiên cứu Trung Quốc thì Hoàng Đế Nội Kinh là sản phẩm tổng kết kinh nghiệm của Y – Gia kéo dài từ thời Chiến Quốc tới thời Tây Hán thì hoàn thành còn danh xưng thì chẳng qua cũng chỉ là thác danh của các bậc tiền nhân cho thêm phần khả tín.
(4) Thương Hàn Luận và Kim Quỹ Yếu Lược, trước đây là cùng một sách có tên Thương Hàn Tạp Bệnh Luận do Trương Trọng Cảnh nhà Y học vĩ đại đời Đông Hán soạn ra trên cơ sở lý luận của Nội Kinh mà phát triển thêm phép tắc “biện chứng trị luận”.
(5) Nam Bắc Triều cách nay trên dưới khoảng 1600 năm. Nam Triều gồm: Tống (420 – 479), Tề (479 – 502), Lương (502 – 557), Trần (557 – 587); Bắc Triều gồm: Bắc Ngụy (386 – 534), Đông Ngụy (534 – 550), Bắc Tề (550 – 577), Tây Ngụy (535 – 556), Bắc Chu (557 – 581).
(6) Bồ Đề Đạt Ma có tên thật là Sardili, xuất thân trong vương thất một tiểu quốc thuộc Nam Ấn. Tương truyền ngài đắc đạo nhưng chưa nhập Niết Bàn mà ở lại trần thế phổ độ chúng sinh. Là người sáng lập Thiền Tông Trung Quốc, ngài được hậu thế tôn xưng là tổ của nghề võ. Về năm sinh có nhiều cứ liệu khác nhau nhưng đại đa số cho rằng ngài sinh vào khoảng 483 (?), Đạt Ma sư tổ chủ trương “tĩnh tọa tịch tư”, ngài nhập thiền 9 năm và viên tịch vào năm 539.
(7) Dịch Cân Kinh (Dịch = chuyển dịch; Cân = gân cốt; Kinh = sách) mới là phương pháp rèn luyện thân thể; Tẩy Tủy Kinh (Tẩy = trừ bỏ; Tủy = Cốt lõi, ý trừ bỏ tạp niệm) là phương pháp nhằm khai mở trí huệ bát nhã của Phật giáo.

thieugia
30-12-2013, 09:15 PM
TỰ LUYỆN TẬP KHÍ CÔNG KHÔNG CẦN THẦY
气功自练不求师
http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Am_Duong/thieu/logo%20thieugia.jpg


LÝ THUYẾT THIÊN

I. GIẢN LUẬN

1. Khí công giản giới

Tại Trung Quốc, Khí công là một bộ môn thể dục vận động có lịch sử phát triển rất lâu đời, một công phu rèn luyện thân thể độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Trung Hoa. Trong khi các bộ môn thể dục vận động khác coi trọng về kỹ thuật, nặng về hình thức và rất khắt khe trong việc kén chọn đối tượng tập luyện thì Khí công lại có một phương pháp luyện tập cực đơn giản dễ học, dễ hiểu, phù hợp với mọi đối tượng và điều quan trọng là tập luyện Khí công rất hiệu quả trong phòng, chữa trị bệnh tật. Khí công từ lâu đã được các giới Nho, Y, Đạo, Thích, Võ thuật và Dân gian triệt để áp dụng.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/vidu/T12/dsc03971.jpg

Theo sử sách, Khí công có đến mấy ngàn năm phát triển. Các thư tịch cổ như Quản tử , Đạo đức kinh, Hoàng Đế Nội Kinh , Thần Nông Bản Thảo Kinh, Thương Hàn Luận, Kim Quĩ yếu Lược … đều có những nhận định xác đáng về Khí, về phương pháp tu luyện Khí. Thông qua công tác khảo cổ học, người ta đã phát hiện việc luyện tập Khí công đã có từ thờ cổ đại. Việc phát hiện “Hành khí ngọc bội minh” 行气玉佩 铭 (bài hướng dẫn cách luyện khí được khắc trên ngọc bội) được xác định là cổ vật thuộc thời Chiến quốc, trên đó khắc những hình ảnh mô tả sớm nhất về các phép thực hành tăng cường khí lực, cách để cho ảnh hưởng của thiên nhiên tác động vào cơ thể con người. Hay như việc phát hiện ra tấm thổ cẩm trong ngôi mộ số 3, có niên đại vào thời Tây Hán 西汉 tại đồi Mã Vương 马王 (Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc) cũng là một minh chứng rõ nét nhất về phương pháp luyện tập Khí công. Trong tấm họa đồ có những hướng dẫn chi tiết về phương pháp tập thở (đạo dẫn), ngoài ra còn có một số động tác chỉ dẫn tập luyện mô phỏng theo hình thái, tư thế của các loài động vật.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/vidu/T12/dsc03958.jpg

Thời Tam quốc, một nhân vật nổi tiếng trong lĩnh vực Y học tên là Hoa Đà đã sáng chế ra “Ngũ cầm hí” 五禽戏, một phương pháp rèn luyện thân thể rất hữu hiệu, mô phỏng theo các động tác của 5 con vật: hổ hí 虎戏, lộc hí 鹿戏, hùng hí 熊戏, viên hí 猿戏, điểu hí 鸟戏, phương pháp tập luyện này đến nay vẫn còn được lưu truyền rộng rãi trong dân gian và nhiều nhà nghiên cứu còn cho rằng chính “ngũ cầm hý” của Hoa Đà mới là nền móng, là nguồn cảm hứng để sinh ra loại tượng hình quyền trong võ thuật sau này như ngũ hình quyền (long hình 龙形, hổ hình 虎形, xà hình 蛇形, hạc hình 鹤形, báo hình quyền 豹形拳) cùng các loại hình như cẩu quyền 狗拳, áp quyền 鸭拳, hà mô quyền 虾蟆拳, đường lang quyền 螳螂拳, túy quyền 醉拳, kê quyền 鸡拳, lang nha bổng 牙狼棒, hầu côn 猴棍, ngũ hổ quần dương côn 五虎群羊棍…


http://thaicucthieugia.com/images/stories/vidu/T12/dsc03972.jpg

Bản tính của con người vốn tham lam, bướng bỉnh, không chấp nhận sự sắp đặt “Nhân sinh hữu mệnh, phú quí tại thiên” (sống chết có số, giàu nghèo do trời) mà luôn luôn tìm cách “thiên phúc mãi hưởng”. Bởi vậy, hễ cứ đau là nhao nhao tìm thuốc uống (có bệnh nên vái tứ phương), âu cũng là cái điều dễ hiểu, cái lẽ tự nhiên vậy. Để kéo dài tuổi thọ chống lại tật bệnh, người xưa không những đề cao các phương pháp tập luyện mà còn hao tốn biết bao tâm lực cho việc tìm ra các phương dược nhằm chống lại mệnh trời. Người đầu tiên dám ngang nhiên công khai “chống lại mệnh trời” phải kể đó là Tần Vương Doanh Chính tức Tần Thủy Hoàng 秦始皇 – một vị vua nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Hoa, người đã thôn tính lục quốc (Hàn, Ngụy, Sở, Yên, Triệu, Tề) chấm rứt thời kỳ Xuân thu chiến quốc kéo dài 500 năm (từ 722-221 tr.Cn) và lập nên một chính quyền trung ương thống nhất đầu tiên trong xã hội phong kiến – Tần Thủy Hoàng là người đầu tiên đại diện cho chính quyền có chủ trương tìm kiếm phương dược nhằm cải thiện sức khỏe (có hẳn chỉ dụ đàng hoàng). Sử sách ghi lại việc Tần Thủy Hoàng (259-210 tr.Cn) vì muốn sống lâu đã ra lệnh cho bọn Lư sinh, Hầu sinh tứ xứ tìm tiên dược để mong được trường sinh. Về sau, ông còn phái bọn Từ Phúc dẫn theo mấy ngàn đồng nam thiện nữ đi tìm thuốc trường sinh bất tử, tốn biết bao công quỹ mà chẳng có kết quả gì.

Thời Nam – Bắc triều , vào năm 496 (tức năm Thái Hòa thứ 20 đời Hiếu Văn Đế nhà Bắc Ngụy), chùa Thiếu Lâm 少林 (Shaolin) được xây dựng trên núi Thiếu Thất thuộc dãy Tung Sơn, huyện Đăng Phong, tỉnh Hà Nam theo lệnh của Hiếu Văn Đế 孝文帝 dành cho vị cao tăng Ấn Độ tên là Batuo (tức Bạt Đà) làm nơi tu hành. Năm 527 (năm Hiếu Xương thứ 3 đời Hiếu Minh Đế nhà Bắc Ngụy, Đại Thông nguyên niên nhà Lương), một nhà sư Ấn Độ tên là Bodhidharma (Bồ Đề Đạt Ma) đến thuyết pháp theo lời mời của Lương Võ Đế. Khi vào triều do nói chuyện không hợp ý nhà vua nên nhà sư lui về chùa Thiếu Lâm tu hành và tương truyền ngài đã quay mặt vào vách núi tĩnh tu chín năm liền . Trong quá trình tu luyện tại chùa Thiếu Lâm, Đạt Ma sư tổ đã truyền lại cho các sư tăng của chùa hai bộ chân kinh là Dịch Cân Kinh 易筋经 và Tẩy Tủy Kinh 洗髓经 . Dịch Cân Kinh là phương pháp rèn luyện thân thể nhằm gia tăng khí lực, là phép luyện thở tương tự như Yoga của văn minh Thiên Trúc – Dịch Cân Kinh đến nay vẫn được cho là phương pháp luyện khí hữu hiệu được nhiều người yêu thích.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/vidu/T12/dsc00930.jpg

Tạo hóa xoay vần! Do xã hội ngày càng phát triển nên nhận thức của con người về thế giới tự nhiên cũng ngày được nâng lên. Cùng với Y thuật, việc nghiên cứu các phương thuật dưỡng sinh trị bệnh không những ngày càng hoàn thiện mà còn phát triển một cách mạnh mẽ. Đặc biệt dưới các triều Đường 唐, Tống 宋, Minh明, Thanh 清, các phép tu luyện như Tọa thiền 坐禅, Đạo dẫn thuật 道 引术, Thổ nạp pháp 吐纳法, Luyện đan thuật 练丹术, Di tinh biến khí pháp 移精变气法, Thăng giáng điều tức pháp 升降调息法, Phục khí thành đan 服气成丹, Chân khí vận hành pháp 真气运行法, Phóng tung công 放松功... không những như trăm hoa đua nở, phát triển một cách rực rỡ mà ngay các loại hình vận động có tính kiện thân tráng cốt như Tiên thiên quyền 先天拳 (còn gọi là Thái cực công 太极功 với những nhân vật đại diện như Hứa Tuyên Bình 许宣平, Lý Đạo Tử 李道子 đời Đường, Trình Linh Tẩy 程零洗 người đời Hậu Lương); Hậu thiên quyền 后宣拳 (với các vị đại diện như Hồ Tử Kính 胡子镜, Trọng Thù 重殊, An Lợi Hanh 安利哼 đời nhà Tống); Nội gia quyền 内家拳 của Trương Tam Phong 张三丰 (cuối Nguyên đầu đời nhà Minh); Thái cực Quyền 太 极拳… cũng có những phát triển vô cùng náo nhiệt.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/khi_cong/bt%20on%20cm%207.jpg

Ngày nay, tuy được sự trợ giúp đắc lực của khoa học kỹ thuật, sức khỏe của con người ngày càng được cải thiện, các dịch bệnh từng bước được đẩy lùi, tuổi thọ được nâng cao một cách rõ rệt. Thế nhưng, việc rèn luyện các loại hình vận động mang tính kiện thân tráng cốt phòng chống bệnh tật như bơi lội, chạy nhảy, bóng đá, cầu lông, võ thuật, các bộ môn như Khí công, Thái cực quyền (Khí công và Thái cực quyền là hai loại hình vận động có tính phòng, chống, chữa trị bệnh tật rất hiệu quả) vẫn rất thiết thực, thật sự hữu ích không những đối với cá nhân, con người cụ thể mà còn có vị trí đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong đời sống kinh tế, văn hóa tinh thần của con người.

Còn nữa...
------------------------------------------------------------------
Chú thích:
(2) Tức Quản Trọng tự là Di Ngô (? – 645 Tr. CN) sống thời Xuân thu, người đất Dĩnh Thượng, bên bờ sông Dĩnh Thủy. Lúc trước nghèo hèn, đi buôn toàn độc chiếm phần hơn, về sau được Bão Thúc Nha hết lòng tiến cử nên được Tề Hoàn Công tin dùng, phong làm Tể Tướng, tôn là Trọng Phụ. Ông thi hành chính sách “phú quốc cường binh”, lại lấy 4 điều cốt yếu là Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ để chỉnh đốn quốc gia. Ông là người có công làm cho Tề trở thành một nước hùng mạnh dựa vào nhà Chu sai khiến chư hầu.
(3) Hoàng Đế nội kinh, sách Y học, tương truyền do Hoàng Đế, Kỳ Bá thảo luận dưới hình thức vấn đáp mà thành. Nhưng theo nhiều nhà nghiên cứu Trung Quốc thì Hoàng Đế Nội Kinh là sản phẩm tổng kết kinh nghiệm của Y – Gia kéo dài từ thời Chiến Quốc tới thời Tây Hán thì hoàn thành còn danh xưng thì chẳng qua cũng chỉ là thác danh của các bậc tiền nhân cho thêm phần khả tín.
(4) Thương Hàn Luận và Kim Quỹ Yếu Lược, trước đây là cùng một sách có tên Thương Hàn Tạp Bệnh Luận do Trương Trọng Cảnh nhà Y học vĩ đại đời Đông Hán soạn ra trên cơ sở lý luận của Nội Kinh mà phát triển thêm phép tắc “biện chứng trị luận”.
(5) Nam Bắc Triều cách nay trên dưới khoảng 1600 năm. Nam Triều gồm: Tống (420 – 479), Tề (479 – 502), Lương (502 – 557), Trần (557 – 587); Bắc Triều gồm: Bắc Ngụy (386 – 534), Đông Ngụy (534 – 550), Bắc Tề (550 – 577), Tây Ngụy (535 – 556), Bắc Chu (557 – 581).
(6) Bồ Đề Đạt Ma có tên thật là Sardili, xuất thân trong vương thất một tiểu quốc thuộc Nam Ấn. Tương truyền ngài đắc đạo nhưng chưa nhập Niết Bàn mà ở lại trần thế phổ độ chúng sinh. Là người sáng lập Thiền Tông Trung Quốc, ngài được hậu thế tôn xưng là tổ của nghề võ. Về năm sinh có nhiều cứ liệu khác nhau nhưng đại đa số cho rằng ngài sinh vào khoảng 483 (?), Đạt Ma sư tổ chủ trương “tĩnh tọa tịch tư”, ngài nhập thiền 9 năm và viên tịch vào năm 539.
(7) Dịch Cân Kinh (Dịch = chuyển dịch; Cân = gân cốt; Kinh = sách) mới là phương pháp rèn luyện thân thể; Tẩy Tủy Kinh (Tẩy = trừ bỏ; Tủy = Cốt lõi, ý trừ bỏ tạp niệm) là phương pháp nhằm khai mở trí huệ bát nhã của Phật giáo.

trai_xu_doai
31-12-2013, 08:41 AM
Cảm ơn thầy Thiều, nhưng cho em hỏi có đúng là tự tập được không ? Em thấy mấy anh nói dứt khoát phải có thầy mới tập được đấy ạ.

thieugia
31-12-2013, 02:20 PM
Nói một cách ngắn gọn thì khí công chẳng qua chỉ là công fu luyện khí tức là kỹ thuật hít hít thở thở. Mà hít thở thì ai chả phải làm, không làm có mà toi sớm... đúng không nào. Cái quan trọng ở đây chính là thở như thế nào? Phải biết thở....... đúng lúc, đúng chỗ, đúng cách... thì sẽ phát huy được tác dụng cao nhất, nhằm nâng cao sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật. Vậy đó em.
Thân !

thieugia
02-01-2014, 03:31 PM
TỰ LUYỆN TẬP KHÍ CÔNG KHÔNG CẦN THẦY
气功自练不求师

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Am_Duong/thieu/logo%20thieugia.jpg

2. Nhận thức chung về khí

a. Giải thích từ ngữ:

“Khí” 气 là một danh từ gốc Hán có nhiều nghĩa và là danh từ được dùng để chỉ về nhiều lĩnh vực khác nhau như hiện tượng thiên nhiên, thời tiết, khí hậu, khí tượng, khí huyết, khí hư, khí cụ, khí quản, khí áp, khí giới, khí quyển, khí còn để chỉ tâm tính con người v.v… chữ “Khí” được đề cập dưới đây là chữ khí trong thiên nhiên và khí trong Khí công气功.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/khi_cong/004.jpg

b. Các quan niệm về khí trong thiên nhiên:

Không phải đợi đến khi khoa học kỹ thuật phát triển, con người mới có thể nhận biết đích xác về khí, các thành phần của khí, công năng, tác dụng của nó trong thiên nhiên. Ngay từ thời thượng cổ, người xưa đã có những nhận định rất xác đáng về khí, tầm quan trọng của khí đối với sự sinh trưởng, tồn tại của vạn vật. Điều mà cho đến nay, khi xã hội phát triển cũng còn không ít người có nhận thức đầy đủ về khí. Đặc biệt là tác dụng của chúng đối với môi trường và cuộc sống của muôn vật ra sao? Thiển nghĩ, số lượng người không nhận thức, hiểu biết một cách đầy đủ về vấn đề này cũng không phải là nhỏ(!). Dưới đây, chúng ta cùng lần lượt tìm hiểu các quan niệm của người xưa khi nhận định về khí trong thiên nhiên, khí trong vũ trụ.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/khi_cong/Dich_can_kinh/109.jpg
Khí công Dịch Cân Kinh

Từ xa xưa, con người đã biết đến Khí hay Parana (cách gọi khác của khí trong ngôn ngữ Ấn Độ). Ngay từ thời Xuân Thu – Chiến quốc (Xuân thu 722 – 481; Chiến quốc 481 – 221 Tr.CN), các Nhà tư tưởng, các Triết gia có ảnh hưởng to lớn trong lịch sử cổ đại Trung Hoa như Quản Tử管子 (tức Quản Trọng), Lão Tử老子, Trang Tử壮子, Mạnh Tử孟子... thông qua các tác phẩm, các học thuyết của mình đều đề cập đến tính năng của Khí.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/moitinh/dsc02503.jpg
Dương Bá Phủ

- Người đầu tiên dùng khái niệm “Khí” để giải thích hiện tượng động đất là Dương Bá Phủ杨伯府, quan Thái sử nhà Chu. Theo sách “Quốc ngữ”, năm thứ ba đời Chu U Vương (779 tr.Cn) xảy ra một trận động đất và quan Thái sử nhà Chu đã giải thích về hiện tượng này: “Do khí Dương bị nén không thoát ra được, khí Âm bị nén không bốc lên được mà xảy ra hiện tượng động đất”. Nhưng cái gì sinh ra hai động lực thiên nhiên ấy thì không thấy ông nói đến. Về sau, khi xuất hiện hệ Dịch truyện, người xưa đã thêm quan niệm về Thái cực, Lưỡng nghi để diễn giải quá trình biến hóa của các hiện tượng, sự vật trong vũ trụ.

- Lão Tử老子, người sáng lập ra Đạo giáo và được hậu thế tôn xưng là Đạo gia Giáo chủ. Ông là nhà Tư tưởng, Triết gia có ảnh hưởng rất lớn trong lịch sử Trung Quốc (Lão Tử họ Lý tên Nhĩ, tự là Bá Dương quê tại Khúc Nhân, làng Lệ, huyện Khổ, nước Sở, làm quan Thái sử nhà Chu). Ông cho rằng: Có một cái gì đó còn được sinh ra trước cả trời đất “hữu vật hỗn thành, tiên thiên địa sinh”有物混成先天地生, và “cái gì đó” đó được ông gọi là “Đạo”道. Theo ông: “Đạo (cái gì đó) nhìn thì không thấy, nghe không được mà nắm bắt cũng không. Ba cái đó (tức vô thanh, vô sắc, vô hình) truy cứu đến cùng cũng không biết được gì, chỉ thấy chộn rộn làm một. Ở trên thì không sáng, ở dưới thì không tối, thâm viễn bất tuyệt, không thể gọi tên. Nó lại trở về cõi vô vật, cho nên bảo là cái trạng không có hình trạng, cái tượng không có vật thể. Nó thấp thoáng, mập mờ. Đón nó thì không thấy đầu, theo nó thì không thấy đuôi” (Đạo đức Kinh/Chương 14). Tại chương 21, ông lại viết: “Đạo là cái gì chỉ mập mờ thấp thoáng, thấp thoáng mập mờ mà bên trong có hình tượng; mập mờ thấp thoáng, mà bên trong có vạn vật; nó thâm viễn, tối tăm mà bên trong có cái tinh túy; tinh túy đó rất xác thực và rất đáng tin” 道 之为物惟恍惟惚。惚兮恍兮,其中有 ;恍兮惚兮,其中有物。窈兮冥兮, 中有精;其精甚真,其中甚信。(Đạ o chi vi vật, duy hoảng duy hốt。hốt hề hoảng hề, kỳ trung hữu tượng; hoảng hề hốt hề, kỳ trung hữu vật. Yểu hề, minh hề, kỳ trung hữu tinh; kỳ tinh thậm chân, kỳ trung hữu tín. Đạo đức kinh/Chương 21). Ở đoạn đầu chương 14, Lão Tử gọi Đạo (bản nguyên của vũ trụ) là “cái gì đó” không thể hiểu biết được, nó mơ mơ hồ hồ; nhưng ở lần sau (Chương 21) ông lại bảo nó có hình tượng, có vật, hơn nữa ông còn tin chắc rằng trong nó có cái “tinh” và cái “tinh” đó rất rõ ràng và chân thật. Chữ “tinh” mà ông mô tả được người sau cho rằng đó chính là “khí” là nguồn của sự sống, bản nguyên của vũ trụ và là mẹ của vạn vật...


http://thaicucthieugia.com/images/stories/anhminhoa/dsc02360.jpg
Lão tử

- Trang Tử 壮子(365 – 290? tr.Cn), người kế tục học thuyết vô vi của Lão Tử. Sống vào thời Chiến quốc trong tác phẩm của mình, Trang Tử đã đưa ra nhận định: "Toàn bộ thế giới tự nhiên chẳng qua cũng chỉ là khí mà thôi"通天下,一气矣/知北游 (Thông thiên hạ, nhất khí hĩ/ Tri Bắc Du).
- Đổng Trọng Thư 董仲舒 (179 – 104 tr.Cn), nhà Triết học duy tâm nổi tiếng thời Tây Hán. Ông theo quan điểm “Thiên nhân hợp nhất”天人合一. Trong tác phẩm “Xuân Thu Phồn Lộ”春秋繁露, Đổng Trọng Thư cho rằng: Trong vũ trụ chỉ có Âm và Dương là hai thái cực đối lập 天地之间,有阴有阳 (Thiên địa chi gián, hữu âm hữu dương/ Xuân Thu Phồn Lộ) và nhấn mạnh: “Khí trong trời đất là do Thiên khí và Địa khí hợp lại mà thành, được chia làm hai gọi là khí Dương và khí Âm rồi từ khí Âm Dương mới phân ra khí của bốn mùa, khí của ngũ hành” 天地之气合而为一分为阴阳别为四时 为五行/春秋繁露 (Thiên địa chi khí, hợp nhi vi nhất, phân vi âm dương, biệt vi tứ thời, liệt vi ngũ hành/Xuân thu phồn lộ).

- Vương Sung王充, người thời Đông Hán (27 – 100) tự là Trọng Nhiệm. Vương Sung theo học thuyết “Nguyên khí tự nhiên” 原气自然 ông khẳng định: “Thế giới này là do nguyên khí tự nhiên mà hợp thành”天地涵气之自然也 (Thiên Địa hàm khí chi tự nhiên dã/ Đàm Thiên). Cũng theo Vương Sung: Sở dĩ có muôn vật, đa dạng chủng loại cũng là tự nhiên mà thôi. Bởi vì, muôn loài tiếp thu nguyên khí khác nhau, nhiều ít dày mỏng khác nhau v.v... nên sinh ra chủng loại khác nhau 人气而生种类相产 (Nhân khí nhi sinh, chủng loại tương sản/ Vật Thế).

- Trong lịch sử tư tưởng Triết học Trung Hoa, người đề xướng rõ ràng tư tưởng lấy khí làm “Bản nguyên của vạn vật” là Hà Hưu何休, sống vào đời Đông Hán (129 – 182) tự là Thiệu Công, người đất Phàn, Nhiệm Thành - nay thuộc Tây Nam Duyện Châu, tỉnh Sơn Đông. Ông viết: “Cái nguyên thủy là khí. Khí khởi đầu từ vô hình, khi hữu hình thì phân mà tạo nên trời đất. Nó là cái khởi đầu của trời đất vậy”. (Xuân Thu Công Dương Giải Hỗ).

- Kê Khang 稽康 (225 – 264), nhà Triết học duy vật, nhà dưỡng sinh nổi tiếng sống vào cuối thời Tam quốc, ông kế thừa quan điểm duy vật học thuyết “Nguyên khí nhất nguyên luận” của người đi trước. Là một trong bảy người hiền của Trúc Lâm 竹林七贤 (Trúc Lâm thất hiền). Khi nhận định về sự tồn tại của thế giới, ông bàn: “Thế giới tồn tại quanh ta không phải được sinh ra từ cõi hư vô nào, mà từ khí của trời đất hợp lại nên vạn vật sinh sôi nảy nở, nóng lạnh thay nhau, ngũ hành xuất hiện” 天地合德,万物滋生寒来暑往五行以 (Thiên Địa hợp đức, vạn vật tư sinh, hàn thử lai vãng, ngũ hành dĩ thành). Về sau, Kê Khang bị Tư Mã Chiêu giết vì ghen ghét. Tác phẩm để lại có Kê Trung Tán tập稽中散集, Dưỡng sinh luận养生论. Tính ông ngông cuồng, phóng khoáng, giỏi về âm nhạc, ca khúc nổi tiếng của ông là Quảng Lăng Tán. Để ca ngợi tài trí của ông, Đại Thi hào Nguyễn Du trong tác phẩm Kiều cũng đã tả cảnh Kiều khi gẩy khúc Quảng Lăng Tán của Kê Khang:


Kê Khang này khúc Quảng Lăng,
Một rằng lưu thủy, hai là hành vân

- Theo Trương Tái张再, một học giả về “khí” trong Tống học: “Khí là cái cơ bản nhất, khí là gốc tạo ra muôn vật, khí tức là Đạo”. Ông đưa ra bốn luận điểm sau: “khí” là cái gốc của vạn vật; “khí” là bản nguyên của vũ trụ; “khí” là căn nguyên của nhân cách; “khí” có chức năng biến động cố hữu.

- Hoàng đế Nội kinh 皇帝内经, một trong bốn tác phẩm kinh điển về Y- thuật Trung Quốc, sách bao gồm 18 quyển (Tố Vấn 9, Linh Khu 9) là sản phẩm tổng kết kinh nghiệm của Y gia kéo dài nhiều thế kỷ bắt đầu từ thời Chiến quốc đến thời Tây Hán. Hoàng đế Nội kinh cho rằng: Trời đất là do khí Âm Dương tạo thành, Âm Dương là giềng mối của vạn vật, là phụ mẫu của mọi sự tồn vong trong vũ trụ 阴阳者, 天地之道也, 万物之纲技, 变化之父母, 生刹之本始. 素问/阴阳应象大纲 (Âm Dương giả, Thiên Địa chi đạo dã, vạn vật chi cương kỹ, biến hóa chi phụ mẫu, sinh sát chi bản thủy (Tố Vấn/ Âm Dương Ứng Tượng Đại Cương). Và nhận định:

Vạn vật được sinh ra từ quá trình vận động, biến hóa của thế giới vật chất, được trời đất che chở và dung dưỡng 覆天载地万物方生“Phúc thiên tải địa, vạn vật phương sinh” (Tố vấn/Âm Dương ly hợp luận). Theo Hoàng đế Nội kinh: “khí” là bản nguyên của vạn vật, mọi biến đổi trong vũ trụ đều do “khí” tác động mà thành; “khí” là nguyên tố cơ bản tạo nên con người và duy trì cuộc sống của con người, đồng thời đặt tên cho nó là “Nguyên khí” 原气hay còn gọi là “Chân khí”真气.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/khi_cong_tcq/img_0268.jpg
Lớp Khí công của võ thuật Thiều gia tại công viên Gia Định

Kết luận: Thông qua một loạt các quan niệm, nhận định về “khí” của tất cả các nhà tư tưởng, Triết học, các nhà Dưỡng sinh, chúng ta thấy họ đều công nhận có sự tồn tại khách quan của “khí” và xem:

- Khí là một thực thể tồn tại khách quan.
- Khí là cái gốc của vạn vật, là bản nguyên của vũ trụ (có khí thì sống, không khí thì chết).
- Khí luôn luân chuyển và biến hóa.
- Khí còn chỉ tính mệnh của con người như tính khí, khí sắc, thần khí (khí tuyệt thân vong...).

Còn nữa...

thieugia
02-01-2014, 03:54 PM
Thiều gia: Do phông chữ Hán bị lỗi, dù đã cố gắng nhưng vẫn không sao tránh khỏi sai sót. Do vậy, bốn chữ Hán trên kia sẽ có thứ tự là:

Chữ Tượng = 象
Chữ Kỳ = 其
Chữ Liệt = 列
Chữ Thành = 成

nha_que
03-01-2014, 12:29 AM
Từ trước đến nay, có rất nhiều tài liệu nói về các phương pháp dưỡng sinh nói chung và phương pháp tập luyện Khí công nói riêng. Sách vở tuy nhiều, nội dung phong phú đa dạng, nhưng qua quan sát, người viết thấy ngoại trừ một số tài liệu diễn giải minh bạch, tường tận, chỉ rõ cách thức tập luyện của các tác giả uy tín như Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, Giáo sư - Bác sĩ Ngô Gia Hy (phần lớn các tài liệu này nay không thấy tái bản)… còn lại đa phần do cách trình bày không rõ ràng hoặc vì “giấu nghề” nên khiến cho độc giả như lâm vào… ma hồn trận. Tuy có sách trong tay cũng khó lòng thành công trong việc tự học, muốn học chỉ có cách… “tầm sư”! Ở Việt Nam, ngoài một số thành phố lớn, các trung tâm đô thị là nơi “Ngọa hổ tàng long”, việc kiếm thầy dạy học còn khả dĩ, còn lại đại đa là nơi thôn quê hoang dã, thâm sơn cùng cốc, việc “Tầm sư học đạo” được ví như “Mò kim đáy bể”. Sách thì nhiều, trong khi “sư” lại “ẩn”. Nhằm giúp các bạn khắc phục những hạn chế do điều kiện hoàn cảnh, đặc biệt là những người ở thôn quê, nơi không có điều kiện tiếp xúc với sách vở, với thầy; những người nơi đô thị nhưng vì lý do nào đó mà không thể đến lớp tập luyện… tuy không xuất thân trong “Danh môn quí phái”, chỉ bằng kinh nghiệm trên hai mươi năm giảng dạy Võ thuật, Thái cực quyền và tập luyện Khí công nhưng được sự cổ vũ, khích lệ của bạn bè, các huynh đệ đồng môn cùng chút kết quả thu hoạch được trong quá trình tập luyện. Nay xin mạnh dạn biên soạn, trình bày một số kỹ thuật, phương pháp luyện Khí công căn bản với những lập luận, giải thích dễ hiểu, chỉ mong giúp các bạn (nhất là những người bệnh nhưng có ý định dùng đến liệu pháp Khí công) rút ngắn thời gian luyện tập mà vẫn đạt được kết quả khả quan, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng. Hy vọng sách sẽ là người bạn, người thầy đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình tự luyện.
Trong tập sách, người soạn có sử dụng rất nhiều những trích dẫn, tuy có tham khảo một số huynh đệ đồng môn và đã có huynh đệ phê phán người soạn là “lạm dụng từ ngữ”, “khoe chữ”, “rườm rà” và khuyên nên cắt bớt… Với suy nghĩ đã mất công biên soạn lẽ nào không “dẫn chứng”? Việc đưa ra những trích dẫn không nhằm mục đích “khoe chữ” mà chỉ cốt giúp những ai muốn đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu bộ môn Khí công “cùng biết” để dễ dàng trong việc tìm kiếm tư liệu, khỏi phải lục lọi, uổng phí thời giờ vàng bạc… vì vậy mà người soạn vẫn cố giữ nguyên, vẫn đưa ra những viện dẫn, vì cho rằng nó thật sự cần thiết. Trong tập sách này, người soạn chỉ trình bày những điều cốt yếu không đi sâu vào những chi tiết rườm rà (những vấn đề như tìm hiểu về cơ thể con người, hệ thống kinh lạc, huyệt vị và mối liên hệ giữa cơ thể với khí hậu bốn mùa sẽ không được trình bày trong tập sách), miễn sao ai đọc cũng hiểu, hiểu được lợi ích của việc luyện tập và ai tập cũng thấy có hiệu quả.



Vẫn biết “Võ lâm như rừng, Anh hùng như lá”, tuy kiến thức còn thiển cận, công phu thô kệch ví như “Ếch ngồi đáy giếng” trong khi các “Cao nhân kỳ sĩ” lại như “Lá rụng mùa thu”… nhưng người soạn vẫn liều! Chỉ mong góp viên đá nhỏ, góp gió thành bão vì sức khỏe chung. Cái… sự liều của soạn giả rất mong được lượng thứ và chỉ giáo của các bậc “Chân sư”.

Tự luyện tập Khí công “không cần thầy” mà vẫn đạt hiệu quả như mong muốn là mục đích của cuốn sách.

Xin giới thiệu cùng bạn đọc và chúc các bạn tập luyện thành công!

Con rất thích đoạn dẫn nhập này của thầy Thiều :)

thieugia
12-01-2014, 05:44 PM
TỰ LUYỆN TẬP KHÍ CÔNG KHÔNG CẦN THẦY
气功自练不求师
http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Am_Duong/thieu/logo%20thieugia.jpg

Tiếp theo...

c. Quan niệm về khí trong Khí công

Khí là bản nguyên của vũ trụ, là vật chất tối căn bản cấu thành vạn vật và vạn vật trong vũ trụ đều sinh ra từ sự vận động biến hóa của khí. Khí sản sinh ra con người, nuôi dưỡng và duy trì sự sống của con người. Vậy khí trong khí công là khí gì?

Khí trong Khí công được hình thành bởi khí trong không khí tự nhiên tức khí trời và khí trong cơ thể.

Khí trong cơ thể (tức Nguyên khí, Chân khí hay Chính khí theo như cách gọi của Hoàng đế nội kinh) là thứ khí được hình thành bởi khí Tiên thiên và khí Hậu thiên.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Huyet_vi/Dong_Y/lng%20y%20hoa%20%202.jpg
Danh y Hoa Đà, một bậc thầy về Khí công - cha đẻ của Bát Đoạn Cẩm

- Khí tiên thiên:

Khí Tiên thiên (hay còn được gọi là Chân khí, Nguyên khí theo cách gọi, cách phân loại của Trung y), là thứ khí mà con người có được từ trước khi sinh ra đời. Giải thích theo khoa học thì khí Tiên thiên chính là thứ khí trời, khí đất tức khí đã tạo nên sự sống (chỉ có ở hành tinh của chúng ta); khí Tiên thiên còn là “Tinh khí” của cha và “Noãn khí” của người mẹ thông qua quá trình giao hợp mà tạo thành. Khí Tiên thiên đủ, khỏe mạnh, về cơ bản đứa trẻ được sinh ra sẽ khỏe mạnh và ngược lại, nếu khí Tiên thiên bất túc, yếu thì đứa trẻ được sinh ra cũng sẽ yếu ớt, còi cọc, sức đề kháng thường kém và rất dễ nhiễm bệnh tật. Trong trường hợp nguồn Khí Tiên thiên nếu thiếu hụt có thể được bù đắp bằng nguồn khí Hậu thiên và đây cũng chính là trọng tâm tu luyện, là mục đích sự hình thành và phát triển của bộ môn Khí công nói riêng và các phương pháp Dưỡng sinh, các loại hình vận động Thể dục rèn luyện thân thể nói chung.

- Khí hậu thiên:


http://thaicucthieugia.com/images/stories/khi_cong_tcq/Khi_cong_thieugia/trao%20i%20cht.jpg
Hình. 1: Sự tiếp thụ, trao đổi Khí hậu thiên giữa cơ thể với môi trường.

Khí Hậu thiên là thứ khí trong thiên nhiên tức khí trời (thành phần chủ yếu là Nitơ và Oxy chiếm đến 99%). Tất cả vạn vật trong vũ trụ đều phải dựa vào nó để mà tồn tại và phát triển. Với con người, khí Hậu thiên lại càng có sự đóng góp hết sức to lớn đối với sự sống, sự tồn tại phát triển và quá trình tìm hiểu, khai sáng thế giới tự nhiên. Khí Hậu thiên là thứ khí mà ngay từ lúc đứa trẻ vừa ra đời đã hít những hơi thở đầu tiên để bắt đầu cho một cuộc sống mới. Và cũng chính là thứ khí mà mỗi sinh linh (kể cả những người không có khả năng nhận thức) buộc phải tiếp nhận không ngừng nghỉ trong suốt cuộc đời nếu muốn duy trì cuộc sống cũng như các hoạt động tư duy của mình. Con người chỉ ngừng tiếp nhận khí Hậu thiên khi tất cả các hoạt động sống đã bị ngừng trệ và điều đó cũng đồng nghĩa với việc người đó đã đi về với đất, về với cõi vĩnh hằng. Việc tiếp thụ khí Hậu thiên nhằm bổ xung năng lượng cho cơ thể hoạt động được tiến hành không những thông qua ngũ quan cửu khiếu mà còn bằng nhiều cách, nhiều con đường khác nhau như thông qua các lớp mao bì, qua ẩm thực (tiếp thụ tinh vi của ngũ cốc, thủy cốc chuyển hóa mà thành. Hình minh họa. 1), thông qua việc tu luyện...


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Day_nau_an/sang_trong/thnh%20son5.jpg
Khí tiên thiên có thể được bổ xung thông qua việc thực dưỡng hàng ngày...


Trong Trung – Y , ngoài việc chia khí thành khí Tiên thiên, Hậu thiên, còn có rất nhiều loại khí như: Dinh khí, Tông khí, Vệ khí, Chân khí và Tà khí. Lại có cả lục khí: Phong khí, Hỏa khí, Hàn khí, Thử khí, Thấp khí, Táo khí v.v…


http://thaicucthieugia.com/images/stories/vidu/dsc03775.jpg
Thường xuyên bổ xung nguồn khí Hậu thiên...

Tóm lại: Khí trong Khí công là thứ khí vô hình mà mỗi cá nhân chỉ có thể cảm nhận được bằng trực giác của mình hay một Y – sư có thể nhận biết qua sắc mặt, cử chỉ của bệnh nhân hoặc thông qua việc bắt mạch mà nhận biết được thần khí của người bệnh thịnh suy thế nào, từ đó đưa ra những phương sách chữa trị cho thật phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất. Trong chẩn bệnh, khí có thể được xem là hữu hình (có câu: nhìn sắc biết bệnh, nhìn mắt thấy thần là vậy). Như vậy, nói đến khí trong Khí công chính là nói đến khí Tiên thiên và khí Hậu thiên.

d. Định nghĩa về Khí công

Khí công là một bộ môn thể dục vận động rất độc đáo và đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Trung Hoa. Khí công là môn Dưỡng sinh có quá trình đúc kết, hấp thụ các tinh hoa văn hóa xuyên suốt mấy ngàn năm phát triển của lịch sử Trung Quốc, từ nền văn minh Hoa Hạ cổ đại, tinh hoa Triết học cổ đại (thuyết âm dương ngũ hành), Y thuật (học thuyết Tạng phủ, Khí huyết tân dịch, Kỳ kinh bát mạch trong Trung – Y, và đây cũng là cơ sở lý luận của phép trị bệnh bằng Khí công), Dưỡng sinh thuật (chủ yếu của Thích gia và Đạo gia), Võ thuật cùng Binh pháp (Đặc dị khí công, Thái cực quyền...). Ngày nay, Khí công được Chính phủ Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa đặc biệt coi trọng và được đánh giá là di sản phi vật thể, là Quốc hồn Quốc túy, là báu vật của Quốc gia.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/khi_cong/Dich_can_kinh/102.jpg
Đạt Ma Khí công "Dịch Cân Kinh".

Khoa học đã chứng minh Khí công rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội nói chung và sức khỏe của cộng đồng nói riêng. Việc thường xuyên tiến hành các biện pháp như tụ khí, dưỡng khí, điều khí, phóng khí… rất có lợi cho việc cải thiện sức khỏe, trong phòng chống bệnh tật (bổ xung phần khí Tiên thiên bất túc) và kéo dài tuổi thọ. Tất cả các loại hình như: Tọa thiền, Đạo dẫn thuật, Yoga (còn gọi là Khí công Ấn độ), Thổ nạp pháp, luyện Đan thuật, Di tinh biến khí pháp, Thăng giáng điều tức pháp, Phục khí thành đan, Chân khí vận hành pháp, Phóng tung công, Bát đoạn cẩm, Ngũ cầm hý, Dịch cân tẩy tủy kinh, Khí công Thái cực quyền, v.v… tuy có khác nhau về tên gọi, cách thức tập luyện nhưng đều chung mục đích: rèn luyện thân thể, tăng cường trí lực, kéo dài tuổi thọ và đều được gọi với danh từ thống nhất là “Khí công”. Vậy hiểu như thế nào là Khí công?

Xét về mặt từ ngữ: Khí công là phương pháp luyện “khí”. Vì chữ “khí” là chỉ Nguyên khí tức khí trong cơ thể (bao gồm khí Tiên thiên và khí Hậu thiên), còn chữ “công” là chỉ công phu trong quá trình luyện tập (tức công sức, ý chỉ về sự kiên trì, sự bền bỉ, trong đó bao gồm cả phương diện về thời gian, tiền bạc... ví như người Họa sĩ sau khi hoàn thành bức tranh được mọi người đánh giá là vẽ rất đẹp, rất tỉ mỉ và rất công phu).

Xét về phương diện công năng: Khí công là phương pháp tập luyện nhằm tăng cường và phát huy tính năng động chủ quan của Nội lực, một phương pháp trị liệu đặc biệt hiệu quả đối với công tác phòng và tự chữa bệnh.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/khi_cong/Dich_can_kinh/dai_tuong_vo_nguyen_giap.jpg
Khí công là phương pháp tập luyện nhằm tăng cường và phát huy tính năng động chủ quan của Nội lực...

Nói đến khí trong Khí công chính là nói đến “khí trong cơ thể” và “khí trong không khí tự nhiên”. Việc con ng¬ười thông qua các hoạt động hô hấp, ẩm thực hấp thụ khí ngoài tự nhiên vào trong cơ thể một cách chủ động nhằm giúp cho quá trình chuyển hóa năng lượng bên trong cơ thể diễn ra đ¬ược thuận lợi, tạo cho cơ thể có một sinh lực dồi dào, trí lực thông tuệ, giúp cơ thể thích nghi và đáp ứng mọi điều kiện trong suốt quá trình sống của mình. Sự kết hợp của hai thứ khí trên đã tạo ra một thứ khí mới (Khí lực, Trí lực), một sức sống mới có khả năng cải tạo và làm thay đổi hẳn diện mạo ban đầu. Thứ khí mới đó chính là thứ khí mà các nhà Dưỡng sinh xưa nay vẫn thường gọi bằng thuật ngữ “Khí công”.

Như vậy, ta có thể định nghĩa về Khí công như sau:

“Khí công” là loại hình vận động được kết hợp một cách chặt chẽ bởi các động tác, tư thức của cơ thể với hơi thở thông qua tam điều (điều Thân, điều Tức và điều Tâm) nhằm phát huy những nội lực tiềm tàng bên trong cơ thể vào mục đích kiện thân tráng cốt, phòng chống, chữa trị tật bệnh và kéo dài tuổi thọ.

Còn nữa...

thieugia
21-01-2014, 11:12 AM
GIÁO TRÌNH KHÍ CÔNG CỦA VÕ PHÁI THIỀU GIA
韶家武派气功的教程
http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Am_Duong/thieu/logo%20thieugia.jpg
TỰ LUYỆN TẬP KHÍ CÔNG KHÔNG CẦN THẦY
气功自练不求师

Tiếp theo trang trước

e. Phân Loại Khí công

Khí công không những phong phú về tên gọi mà cũng rất phong phú về phương pháp, loại hình tập luyện. Theo các thư tịch cổ cùng các nguồn tài liệu khảo cứu về Khí công, về các phương pháp tập luyện Khí công, chúng ta có thể tạm phân loại Khí công dựa trên một số căn cứ sau :
...
...

II. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ PHÒNG - CHỮA BỆNH

Ngày nay, với sự trợ giúp đắc lực của Khoa học Kỹ thuật con người đã có thể khám phá những bí ẩn của thế giới tự nhiên. Tuy thế, trong nhiều công trình khoa học, trong khi Tây phương còn nhiều lúng túng thì tại Trung Quốc, người ta đã có những nghiên cứu, khám phá, giải thích các bí ẩn từ mấy ngàn năm. Chẳng hạn như về lĩnh vực Y khoa, trong khi thế giới còn chưa khám phá hết được bản đồ Gene của con người thì ngay từ thời cổ đại, người Trung Quốc đã có những học thuyết thuyết minh tường tận (xin tham khảo Trung Y Thập Đại Kinh Điển Thư: Thần Nông Bản Thảo Kinh, Hoàng Đế Nội Kinh, Trung Tàng Kinh, Hoa Đà Thần Phương Chân Bản, Mạch Kinh, Châm Cứu Giáp ất Kinh…) về cơ thể của con người, về các bộ phận như lông, tóc, da, cơ, lục phủ ngũ tạng, sự vận động của kinh mạch, khí huyết… cho đến cơ chế phát sinh các loại tật bệnh v.v. Những điều đối với người Á Đông được coi là chuyện bình thường nhưng trong mắt của Y học phương Tây có khi lại được coi là điều không thể lý giải (Đông phương huyền bí).

Mặc dù Y học của thế giới hiện đã có những bước tiến nhảy vọt, những thành tựu vượt bậc trong lĩnh vực Y thuật đem lại lợi ích to lớn đối với sức khỏe của nhân loại, nhưng không phải quốc gia nào trên thế giới cũng thật sự quan tâm đến sức khỏe của người dân, thật sự quan tâm và làm tốt công tác phòng chống, chữa trị bệnh tật. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà cả thế giới đang bó tay không có thuốc đặc trị trước nguy cơ hủy diệt hàng loạt của căn bệnh HIV và vô số căn bệnh nan y khác như Tiểu đường, Ung thư, dịch Cúm gia cầm … thì việc phòng chống và ngăn ngừa các nguy cơ lây lan bệnh lại càng trở nên cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết. Đẩy mạnh công tác phòng ngừa, chủ động phòng ngừa là một việc làm có ý nghĩa hết sức rất to lớn đối với sức khỏe của cộng đồng.

1. Quan điểm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh:


http://thaicucthieugia.com/images/stories/DanhNhan/bc%20h%2020.jpg
Chủ Tịch Hồ Chí Minh, người Anh Hùng vĩ đại của Dân tộc

Nói đến công tác phòng chống và chữa trị bệnh tật không thể không nói đến công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc chăm lo sức khỏe cho toàn dân tộc và đặc biệt là quan điểm của Bác trong việc phòng chống, chữa trị bệnh tật.

Ngay từ khi lập quốc, mặc dù chính quyền còn non trẻ và phải đối phó với thù trong giặc ngoài. Bản thân người còn bận trăm công ngàn việc nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn đặc biệt quan tâm và chăm lo đến sức khỏe của toàn dân tộc. Ngày 27 tháng 3 năm 1946 (tức chỉ hơn 6 tháng sau ngày lập quốc), Hồ Chủ Tịch đã ra lời kêu gọi “Toàn dân tập Thể dục” ngay sau khi ký sắc lệnh thành lập Nha TDTT trực thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục. Đây là một sự quan tâm đặc biệt của vị Nguyên thủ Quốc gia, người đứng đầu nhà nước vì lợi ích sức khỏe toàn dân (điều mà trên thế giới chưa có vị lãnh tụ nào làm và cũng không một vị vua chúa nào trong suốt mấy ngàn năm lịch sử của dân tộc tỏ ra quan tâm đến !). Trong lời kêu gọi Bác viết: “Mỗi một người dân yếu ớt là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân mạnh khỏe là góp phần cho cả nước mạnh khỏe”. Bác cho rằng việc chữa bệnh cứu người là việc làm hết sức quan trọng nên khi nói chuyện với cán bộ ngành Y tế, Bác đặc biệt nhấn mạnh câu “Lương y như từ mẫu”. Quan điểm của Bác là muốn làm tốt công tác chữa trị bệnh tật thì trước hết cần phải làm tốt công tác phòng bệnh, việc phòng bệnh quan trọng hơn việc chữa bệnh. Theo Bác, muốn có sức khỏe thì phải siêng năng luyện tập thể dục. Bác không những chỉ rõ phương pháp tập luyện mà còn nêu bật ý nghĩa và lợi ích to lớn của việc luyện tập thể dục thể thao. Bác viết: “… Mỗi người lúc ngủ dậy, tập ít phút thể dục; ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ. Như vậy thì sức khỏe. Dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập”.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/DanhNhan/c%20lu%20hinh%205.jpg
Cố Lưu Hinh, người được Trung Ương Đảng CS Trung Quốc cử sang dạy Thái cực quyền cho Hồ Chủ Tịch

Sinh thời, Bác Hồ của chúng ta đặc biệt quan tâm và bảo vệ môi trường, Bác kêu gọi mọi người trồng cây để có môi trường thiên nhiên trong sạch, Bác cho rằng con người cần phải gần gũi và hòa hợp với thiên nhiên (đây cũng là quan điểm của Lão Tử). Bởi vậy, xung quanh khu nhà sàn nơi Bác ở luôn tràn ngập màu xanh của cỏ cây hoa lá, luôn rộn rã tiếng chim muông.


Bác ngồi Bác viết, nhà sàn đơn sơ
Con bồ câu trắng ngây thơ
Nó đi tìm thóc quanh bồ công văn
Lát rồi, chim nhé, chim ăn
Bác Hồ còn bận khách văn đến nhà…
(Tố Hữu. Sáng tháng năm).

Thiên nhiên không những hiện hữu nơi Bác ở mà còn hiện hữu ngay trong thơ của Bác. Trong thơ Bác, dù con người có phải trong cảnh tù đày khổ ải nhưng thiên nhiên luôn hiện ra một cách sống động và tràn đầy sức sống.


Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân
Giang tâm như kính tịnh vô trần
Bồi hồi độc bộ Tây phong lĩnh
Dao vọng Nam thiên ức cố nhân.
(Núi ấp ôm mây, mây ấp núi,
Lòng sông gương sáng, bụi không mờ;
Bồi hồi dạo bước Tây phong lĩnh,
Trông lại trời Nam, nhớ bạn xưa).
(Hồ Chí Minh. Tân xuất ngục học đăng sơn)
*
* *
… Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng
Ngưỡng diện thu phong trận trận hàn.
… Noãn khí bao la toàn vũ trụ
Hành nhân thi hứng hốt gia nồng.
(… Người đi cất bước trên đường thẳm,
Rát mặt, đêm thu, trận gió hàn.
… Hơi ấm bao la trùm vũ trụ,
Người đi, thi hứng bỗng thêm nồng).

(Hồ Chí Minh. Tảo giải)

Chủ Tịch Hồ Chí Minh không những là một lãnh tụ thiên tài, Danh nhân văn hóa, vị Anh hùng dân tộc mà Bác còn là một nhà dưỡng sinh kiệt xuất. Trong cuộc sống, Bác luôn chủ trương “thanh tâm quả dục”, động viên cán bộ thực hiện lối sống giản dị, hòa đồng với quần chúng, chăm lo cho quần chúng, phải Cần Kiệm Liêm Chính và chính người với tấm áo vải đơn sơ, với đôi dép cao su giản dị mà làm cho thế giới phải nghiêng mình ngưỡng mộ, là tấm gương sáng chói cho lớp lớp cháu con học tập. Cả một đời “vì nước vì non”, Bác chỉ mong sau khi đất nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, nếu nhân dân cho nghỉ sẽ về với vườn rau ao cá, thăm già vấn trẻ…


http://thaicucthieugia.com/images/stories/DanhNhan/bc%20h%20cu%20c.jpg
Nếu nhân dân cho nghỉ sẽ về với vườn rau ao cá, thăm già vấn trẻ…

Ngày nay, nếu có dịp vào thăm nhà sàn của Bác, chúng ta vẫn còn thấy đôi tạ tay xếp ngay ngắn nơi góc nhà, đó là vật mà Bác dùng để tập luyện hằng ngày. Mỗi khi xem lại những thước phim tư liệu, chúng ta vẫn thấy Bác đang tham gia đánh bóng chuyền với các chú Cảnh vệ, tập Thái Cực Quyền vào mỗi buổi sáng (Bác học Thái Cực Quyền với võ sư Cố Lưu Hinh người Trung Quốc). Bác không những luôn quan tâm chăm sóc đến sức khỏe của mọi người mà chính Người cũng là một tấm gương sáng về rèn luyện thân thể cho toàn dân học tập.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/DanhNhan/bc%20h.jpg
Chủ tịch Hồ Chí Minh, người suốt đời kiệm cần, liêm chính, chí công, vô tư...

Còn nữa...

thieugia
13-02-2014, 02:15 PM
2. Quan điểm của Trung – Y:


http://thaicucthieugia.com/images/stories/vo_thuat_thieu_gia/Luu_niem/Ky_vat/Y_khoa/ni%20kinh%2001.jpg
Hoàng Đế Nội Kinh giảng nghĩa

Y thuật của các nước Á Đông đặc biệt những nước có ảnh hưởng bởi tư tưởng Khổng Lão, học thuyết Âm Dương, Ngũ hành như Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản đều lấy 4 bộ kinh điển của Y gia Trung Quốc là Bản Thảo Kinh, Hoàng Đế Nội Kinh, Thương Hàn Luận, Kim Quỹ Yếu Lược làm nền tảng, cở sở lý luận cho phương pháp chữa trị bệnh của mình.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/vo_thuat_thieu_gia/Luu_niem/Ky_vat/Y_khoa/ni%20kinh%202.jpg

Trong khi Tây – Y chủ trương dùng thuốc để trợ lực con bệnh, hoặc thay thế con bệnh chống lại vi trùng xâm nhập (bằng cách cấy kháng sinh trực tiếp vào cơ thể) thì Y thuật của Đông phương lại chủ trương làm mạnh con bệnh, tự thân con bệnh tự mình chống lại các hành vi xâm nhập của vi trùng từ bên ngoài vào cơ thể; coi việc tăng cường sức mạnh nội tại để chống lại ngoại tà là việc có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sức khỏe của con người “Dĩ chính tồn nội, tà bất khả can” (sức đề kháng bên trong mà mạnh thì tà khí không thể xâm nhập) hay “tà chi sở tấu, kỳ khí tất hư” (tà khí sở dĩ xâm nhập được vào thân thể, nhất định là do chính khí hư nhược). Đấy chính là điểm ảo diệu, điểm khác biệt rõ rệt của Y thuật Đông phương với Y học Tây phương vậy. Phương pháp tăng cường hệ thống miễn nhiễm của Đông y hiện nay rất được Tây y đề cao, đặc biệt là hiệu quả tăng cường chức năng miễn nhiễm trong phòng chống các bệnh nan y như Ung thư và bệnh HIV hiện nay.

Còn nữa...

thieugia
11-03-2014, 09:57 PM
3. Quan điểm của Y học dân tộc Việt Nam:


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Y_khoa/bt%20mch%202.jpg

Y học dân tộc Việt Nam ta cũng như một số nước trong khu vực đều lấy học thuyết Âm Dương, Ngũ hành, Kỳ kinh bát mạch, thuyết Tân dịch cùng Hoàng Đế nội kinh, Thần Nông bản thảo, Thương Hàn Tạp bệnh luận... làm cơ sở nền tảng, có chắt lọc, có phê phán và từ đó hình thành một phong cách chữa trị riêng của mình.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Y_khoa/chun%20bnh%20xa.jpg

Đối với vấn đề sức khỏe của nhân dân, Y thuật Việt Nam đặc biệt chú trọng đến việc phòng chống bệnh tật, lấy công tác phòng bệnh là chủ yếu, coi việc phòng bệnh hơn chữa bệnh. Những danh sư Y học cổ truyền Việt Nam như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông đều có những đóng góp hết sức to lớn đối với nền Y học của nước nhà. Quan điểm của hai ông là chủ trương lấy phương pháp dưỡng sinh và vệ sinh làm nền tảng để chăm lo sức khỏe cho dân tộc (Tuệ Tĩnh chuyên tâm nghiên cứu cây thuốc Nam và đề xướng chủ trương “Thuốc Nam Việt chữa người Nam Việt”). Cũng đồng với quan điểm dưỡng sinh của Đạo giáo Trung Quốc, hai ông nhấn mạnh đến việc “Bế tinh, bảo khí, tồn thần”, đề cao tính nhân văn của triết lý “thanh tâm, quả dục” và coi đó là phương châm hiệu quả nhất trong việc phòng, ngăn ngừa các nguy cơ phát sinh ra bệnh tật. Không những thế, hai ông cũng lấy “thanh tâm, quả dục” làm mục tiêu rèn luyện mà còn lấy đó làm thước đo để trau dồi đạo đức xã hội, đạo đức cá nhân.

Có thể đúc kết quan điểm trong công tác phòng chữa bệnh và phương pháp dưỡng sinh của Y thuật cổ truyền Việt Nam qua mấy câu thơ sau:


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Y_khoa/img_0908.jpg

“Nội thương bệnh chứng phát sinh,
Thường do xúc động, thất tình gây nên….
Hằng ngày luyện khí chớ quên,
Hít vào thanh khí, độc liền thở ra.
Làm cho khí huyết điều hòa,
Tinh thần giữ vững bệnh tà khó xâm.
Lại cần tiết chế nói năng,
Tránh làm quá sức dự phòng khí hao.
Thức đêm lo nghĩ quá nhiều,
Say mê sắc dục cũng đều hại tâm…


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Y_khoa/dc%20phng.jpg
Thái Y viện trong cung đình xưa...

Nhìn xem thôn dã bao người,
Làm ăn chất phác, chơi bời chẳng hay,
Ngô khoai, rau cháo hằng ngày,
Ấy mà khỏe mạnh hơn người cao lương.
Rạng đông cày cuốc luyện mình,
Đồng không hít thở, thân hình nở nang.
Lo sầu vì bệnh giàu sang,
Vui nghèo, khỏe mạnh, hiên ngang trong lòng.”

(Hải Thượng Lãn Ông/Vệ sinh Yếu quyết).
----------------------------------

Còn nữa...

thieugia
28-06-2014, 09:54 PM
GIÁO TRÌNH KHÍ CÔNG CỦA VÕ PHÁI THIỀU GIA
韶家武派气功的教程
http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Am_Duong/thieu/logo%20thieugia.jpg
TỰ LUYỆN TẬP KHÍ CÔNG KHÔNG CẦN THẦY
气功自练不求师

Tiếp theo trang trước


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/khi_cong/Dich_can_kinh/111.jpg

4. Quan điểm của bộ môn Khí công:

Có thể khẳng định: Khí công là một bộ môn thể dục vận động được sinh ra trên cơ sở lý luận của Trung – Y, khác với các vận động thể dục khác, trong nhiều trường hợp Khí công được xem như một phương pháp trị liệu bắt buộc trong thuật trị bệnh của Trung - Y, chính vì vậy mà bộ môn Khí công mới được xưng là “Y liệu Khí công”. Ngoài 4 bộ Y thuật kinh điển của Y gia kể trên, các thư tịch cổ cùng các trước tác về Y thuật như Nạn Kinh, Mạch Kinh, Trung Tàng Kinh, Thương Hàn Tạp Bệnh Luận, Thiên Kim Yếu Phương, Chư bệnh Nguyên Hậu Luận… rải dài theo các triều đại trong lịch sử Trung Hoa đều có những lý luận sắc bén, thuyết minh tường tận về phương pháp “Đạo dẫn” (phương pháp tập thở) nhằm phát huy sức mạnh nội lực, khôi phục nguyên khí trong quá trình phòng và chữa trị bệnh tật.

Do được hình thành trên cơ sở lý luận của Trung – Y do vậy quan điểm phòng, chống, chữa trị bệnh tật trong Khí công chủ yếu là phát huy nội lực vốn có của cơ thể, thông qua cơ chế “Nội Ngoại hỗ tương” mà thực chất là tiến hành quân bình Âm Dương, tăng cường sức mạnh nội tại để tự mình chống lại bệnh tật theo đúng tinh thần của cổ nhân “Thánh nhân bất trị dĩ bệnh trị vị bệnh, bất trị dĩ loạn trị vị loạn… khát nhi xuyên tỉnh, đấu nhi chú binh, bất diệc vãn hồ!”(trị bệnh là trị từ lúc chưa có bệnh tức coi trọng việc phòng ngừa … tránh tình trạng khát mới đào giếng, khai chiến mới lo chế tạo binh khí, như thế chẳng muộn lắm sao!).

Trung – Y chữa bệnh trên nguyên tắc “trị bệnh tất cầu ư bản” (chữa bệnh phải chữa ở gốc) từ đó có nhận định xác đáng về bệnh như xem bệnh hoãn hay cấp (bệnh đến chậm hay đến mau), chính hay tà, thịnh suy ra sao, âm dương cường nhược thế nào để dùng một trong những cách thức cấp trị, hoãn trị, khử tà, phù chính, điều chỉnh Âm Dương… Trong thuật chữa bệnh bằng Khí công, người ta cũng tiến hành các bước tương tự như tập trung phân ra từng loại bệnh trạng, tính chất cấp hoãn của bệnh trạng, tùy sức khỏe của người bệnh mà có những phương pháp trị liệu thích hợp, có các bài tập nhằm củng cố, nâng cao sức sức mạnh nội tại; sức phục hồi; sức đề kháng chống lại sự xâm nhập của bệnh tật…

Thực hành thường xuyên các buổi tập Khí công chính là: “dĩ chính tồn nội, tà bất khả can”; “bổ chỗ hữu khuyết, tả chỗ hữu dư”(bổ xung nơi khiếm khuyết, trừ bỏ chỗ dư thừa) nhằm điều chỉnh trạng thái tâm sinh lý của con người, độc chiếm thế thượng phong trong phòng và chữa trị bệnh tật… tất cả những nguyên tắc đó đều là cơ sở lý luận trong việc chữa trị bệnh của Đông – Y nói chung và cũng là cơ sở lý luận của phép trị bệnh bằng Khí công nói riêng.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/khi_cong/Dich_can_kinh/ty%20ty%20kinh.jpg
Tẩy Tủy kinh của Shaolin (Thiếu Lâm Tự)

Nhân đây người viết cũng trình bày thêm một số đặc điểm của các lưu phái để độc giả dễ dàng nhận biết và có sự lựa chọn cho thích hợp với mục đích tu luyện của mình. Đặc điểm của các nhà có thể nhận biết như sau:

- Y liệu khí công: Lấy phòng bệnh, trị bệnh, bảo kiện cường thân làm mục đích chính.

- Đạo gia khí công: Đạo gia Khí công chủ yếu lấy học thuyết vô vi của Lão Tử làm mục đích tu luyện là chính. Vì theo Lão Tử, Con người chẳng qua cũng chỉ là một Tiểu vũ trụ nên cần phải hòa hợp với thiên nhiên tức Đại vũ trụ (trong Phép luyện công của Đạo gia đặc biệt coi trọng vòng Tiểu chu thiên và Đại chu thiên). Lão Tử cho rằng: chức năng sinh lý cơ thể con người có liên hệ chặt chẽ với những biến đổi của giới tự nhiên. Vì vậy, theo ông con người muốn sống lâu, sống khỏe mạnh cần phải thuận theo lẽ tự nhiên, biết thích ứng với lẽ tự nhiên và không làm trái qui luật tự nhiên. Ông nói: “Nhân pháp Địa, Địa pháp Thiên, Thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự nhiên” (Người bắt chước Đất, Đất bắt chước Trời, Trời phỏng theo Đạo và Đạo tuân theo qui luật tự nhiên). Lão Tử chủ trương “thanh tâm quả dục, tiết chế ẩm thực” lấy “thanh tịnh vô vi” làm mục đích do vậy Đạo gia đặc biệt chú trọng về “luyện tính tu mệnh”(tính mệnh song tu).

- Khí công Phật gia: Dựa trên nguyên tắc giải thoát tinh thần. Do vậy lấy tâm làm mục đích để nhập thiền. Phật gia cũng chia làm 2 phái, một phái là Nhập định với phương châm “Tứ đại giai không” và một phái là Tham thiền với phương châm “Tu thân dưỡng tính, phổ độ chúng sinh”.

- Nho gia phái: Lấy nhân ái làm mục đích Dưỡng sinh theo đề xướng của Khổng Tử. Lòng nhân ái trong Nho gia chủ yếu được thể hiên trên nguyên tắc: “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân” (cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác) và “Kỷ dục lập nhi lập ư nhân, kỷ dục đạt nhi đạt ư nhân” (mình muốn đứng vững thì làm cho người ta đứng vững, mình muốn thành đạt thì cũng làm cho người khác thành đạt). Do vậy, Nho gia nhấn mạnh đến việc “Tu tâm dưỡng tính” và cho đấy là cái đức của người Quân tử (kẻ sĩ).

- Khí công Võ thuật: Lấy việc rèn luyện thân thể, phòng thân chữa thương và đề cao kỹ thuật công kích, phòng ngự làm mục đích chính.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Dao_gia/ba_xian_guo_hai.jpg

...

Mời các bạn đón đọc phần III:


Thuật Trường Thọ & Bí Kiếp Luyện Công

Shaolaojia
05-07-2014, 10:39 AM
GIÁO TRÌNH KHÍ CÔNG CỦA VÕ PHÁI THIỀU GIA
韶家武派气功的教程
http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Am_Duong/thieu/logo%20thieugia.jpg
TỰ LUYỆN TẬP KHÍ CÔNG KHÔNG CẦN THẦY
气功自练不求师
http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/khi_cong/Giao_trinh/images%2003.jpg

Phần III


THUẬT TRƯỜNG THỌ VÀ BÍ QUYẾT LUYỆN CÔNG**



Mục tiêu của bộ môn Khí công là: Kiện thân tráng cốt, khu trừ tật bệnh, ích thọ diên niên. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó không phải cứ có những bài tập hoa mỹ, những động tác phức tạp hay kỹ thuật khéo léo là có thể “kiện thân tráng cốt, khu trừ được tật bệnh”. Cũng không phải cứ nửa đêm gà gáy hay chính Ngọ chang chang, say sưa tập luyện như một số người và cho rằng mình đã nắm bắt được bí quyết của thuật trường sinh(!?) thiết nghĩ chẳng phải là sai lầm lắm sao!


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Thanh_Ngu_Co_Su/Co_su/vua%20thun.jpg
Vua Nghiêu, vị vua "nhượng hiền" nổi tiếng thời cổ đại

Chúng ta hãy xét một đoạn đối đáp trong kinh văn Hoàng đế Nội kinh giữa nhân vật Hoàng đế và Kỳ Bá. Hoàng đế viết: “Dư văn thượng cổ chi nhân, Xuân thu giai đạt bách tuế nhi động tác bất suy; Kim thời chi nhân niên bán bách nhi động tác giai suy giả, thời thế dị da? Nhân tương thất chi da?”.

Kỳ Bá đối viết: “Thượng cổ chi nhân kỳ tri đạo giả, pháp vu Âm Dương, hòa vu thuật số, thực ẩm hữu tiết, khởi cư hữu thường, bất tác vọng lao, cố năng hình dữ thần cụ nhi tận chung kỳ thiên niên đạt bách tuế nãi khứ. Kim thời chi nhân tắc bất nhiên dĩ tửu vi tương, dĩ vọng vi thường, túy dĩ nhập phòng, dĩ dục kiệt kỳ Tinh, dĩ hao tán kỳ Chân, bất tri trì mãn, bất thời ngự Thần, vụ khoái kỳ Tâm, nghịch vu sinh lạc, khởi cư vô tiết, cố bán bách nhi suy dã” (Tố vấn/ Thượng cổ thiên chân luận).


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Y_khoa/bin%20thc.jpg
Kỳ Bá...

Dịch nghĩa:

Hoàng đế nói:
- Ta nghe nói con người thời thượng cổ, về tuổi tác đạt đến trăm tuổi mà động tác (ý nói năng lực, trí lực và sự hoạt động) của họ vẫn khỏe mạnh không suy giảm. Người ngày nay, tuổi mới năm mươi nhưng sao đã thấy chậm chạp, già nua. Thế là thế nào? do thời thế khác chăng hay là do không biết sống?

Kỳ Bá đáp:
- Người thời thượng cổ đều biết rõ phép Dưỡng sinh, họ tuân theo quy luật của Âm Dương, nắm vững thuật tu tâm dưỡng tính, tiết chế sự ăn uống, sinh hoạt nghỉ ngơi theo mùa, không làm lụng quá sức, không vô cớ tiêu hao sinh lực nên thân thể khỏe mạnh, tinh thần phấn chấn, sống trên trăm tuổi. Còn người ngày nay họ không theo kiểu ấy, uống rượu như uống canh, sinh hoạt trái với thói thường, say vào thì làm chuyện phòng the, không biết giữ gìn Chân khí, ham muốn nhất thời làm trái qui luật. Bởi vậy Tinh khô Khí kiệt, Tiên thiên bất túc cho nên mới năm mươi tuổi trông đã thấy già cỗi vậy.

Và chúng ta hãy lắng nghe Lão Tử phàn nàn : “Nhân hữu kê khuyển phóng nhi tri cầu chi. Hữu phóng kỳ Tâm nhi bất tri cầu” nghĩa là: “Con người khi thấy mất con gà, con chó thì biết lo đi tìm. Còn như đánh mất Lương tâm (ý là đắm vào Thất tình lục dục) lại chẳng biết lo tìm”.

Hóa ra, thuật “Kiện thân tráng cốt, Ích thọ diên niên” của người xưa đâu phải chỉ chú trọng về kỹ thuật động tác mà còn phải đặc biệt chú trọng đến việc tu dưỡng đạo đức, lối sống của mỗi cá nhân. Không những thế, mà người tập còn phải nắm vững qui luật của trời đất, phải có hiểu biết nhất định về phương pháp Dưỡng sinh. Trong Tố vấn/ Thượng cổ thiên chân luận ghi: “Phù thượng cổ thánh nhân chi giáo hạ dã, giai vị chi hư tà tặc phong, tỵ chi hữu thời điềm đạm hư vô chân khí tòng chi, tinh thần nội thủ bệnh an tòng lai. Thị dĩ chí nhàn nhi thiểu dục, tâm nhàn nhi bất cụ, hình lao nhi bất quyện, khí tùng lai thuận, các tùng kỳ dục, giai đắc sở nguyện” (Bậc thánh nhân thời thượng cổ thường dạy khi có trái gió trở trời (hư hà phong tặc = gió không đúng mùa, tức bất chính khí) phải lánh trốn kịp thời, phải chú ý bảo dưỡng tinh thần (điềm đạm hư vô) làm cho tinh thần được thư thái an nhiên thì chân khí được sung túc, tinh thần vững chắc, được như thế thì bệnh từ đâu mà vào được? Lại như biết hạn chế lòng tham, tâm hồn trong sáng, không tham sân si, không bị kinh động, thì dù có làm lụng nhiều cũng không biết mệt bởi là do Chân khí an định, hòa thuận, từ đấy mới có thể đạt sở nguyện (ý đạt mục đích kiện khang, khu trừ tật bệnh) vậy.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/khi_cong/Giao_trinh/images%2002.jpg
Tinh - Khí - Thần

Vậy thực chất “bí kíp” có tính quyết định trong tu luyện Khí công là gì? Khí công chú trọng vào vấn đề gì trong quá trình tu luyện? và làm thế nào để có thể đạt đến “bách tuế nhi động tác bất suy”…?

Có thể khẳng định bí kíp trong thuật tu tiên đắc đạo của cổ nhân xưa gồm:
- Bí kíp thứ nhất chính là nằm trong câu “Thanh tâm quả dục” của Lão Tử. Tức là phải chú trọng trong việc tu dưỡng đạo đức, lối sống của mỗi cá nhân, phải thực sự hạn chế lòng tham lam, tính ích kỷ, sống chan hòa với mọi người; sống vui, sống khỏe, sống có ích. Không để cho những thứ như Thất tình lục dục chi phối bản thân. Đây là bí kíp có tính quyết định và quan trọng nhất, người luyện công có đạt được mục đích của mình hay không là nằm ở bí kíp này (chúng ta sẽ bàn kỹ vấn đề này ở phần sau).

- Bí kíp còn lại được gói gọn trong ba chữ “Tinh – Khí – Thần”(còn gọi là ba đại dược hay tam bảo) và một câu khẩu quyết: “bế Tinh, bảo Khí, tồn Thần”. Tinh – Khía – Thần có vị trí đặc biệt quan trọng và mang tính quyết định sự tồn vong, thọ yểu đối với con người. Vì vậy việc bảo tồn ba đại dược nói trên cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và bền bỉ.

Tóm lại, đối với bộ môn Khí công nói riêng và các phương pháp Dưỡng sinh cổ truyền của Á Đông, đặc biệt là các nước bị ảnh hưởng bởi văn hóa Âm Dương ngũ hành thì hai khẩu quyết trên cũng chính là kim chỉ Nam trong thuật “Trường thọ”, là “phương châm” chủ đạo được các bộ môn triệt để tuân thủ, áp dụng xuyên suốt trong quá trình tu luyện.

1. Thế nào là “Thanh tâm quả dục”

Còn nữa...
--------------------------------------------
Ghi chú:
* Đây là tài liệu do võ sư Thiều Ngọc Sơn trực tiếp biên soạn và giữ bản quyền. Mọi sự chia sẻ, đăng tải, sao chép, tán phát... điều phải được sự đồng ý cho phép của tác giả.
** Để tiện cho bạn đọc dễ hình dung, người soạn quyết định đưa mục “bí quyết luyện công” trình bày trước, thay vì sẽ trược trình bày ở phần Thực hành luyện công.

thieugia
23-07-2014, 04:38 AM
GIÁO TRÌNH KHÍ CÔNG CỦA VÕ PHÁI THIỀU GIA
韶家武派气功的教程
http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Am_Duong/thieu/logo%20thieugia.jpg
TỰ LUYỆN TẬP KHÍ CÔNG KHÔNG CẦN THẦY
气功自练不求师


Tiếp theo

1. Thế nào là “Thanh tâm quả dục”

a. Thanh tâm:
Trong tiếng Hán, Thanh có nghĩa là thanh khiết, tĩnh lặng, trong sáng; Tâm là tâm hồn, tâm tính, tâm can, tâm tình, là những nỗi suy tư, niềm khát vọng v.v. Thanh tâm tức là phải giữ cho lòng được thanh thản, an nhiên tự tại, thanh đạm hư vô, không buồn phiền lo nghĩ, cái cốt lõi là phải “Tu tâm dưỡng tính”.

Thanh tâm không những thể hiện trong suy nghĩ mà còn được thể hiện rõ nét trong hành vi đối xử của con người như tình thương yêu đồng loại, không tranh giành đấu đá, không tham lam ích kỷ, sống vì mọi người, yêu thương vạn vật… Thanh tâm là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với người luyện công. Nếu trong tâm trí của chúng ta không vướng bận bởi nỗi lo cơm áo, không bị thất tình, lục tặc chi phối thì chắc chắn chúng ta không những sẽ công thành trong luyện tập mà còn thành công mĩ mãn trong cuộc sống. Ngược lại lúc luyện công mà trong đầu toàn suy nghĩ đến các khoản tiền chợ, tiền thuê nhà, tiền điện nước, tiền học hành của con cái v.v. thì chắc chắn đầu óc của chúng ta sẽ không được thảnh thơi thư giản, không tập trung tư tưởng, do vậy hiệu quả trong việc trị liệu sẽ không cao.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Thanh_Ngu_Co_Su/Dong_chu/tn%20thy%20hong.jpg

Có người ví đầu óc con người như một chú ngựa bất kham. Người lại bảo trí óc của chúng ta chẳng khác gì một con gì đó “thả rông”(!?) Sự ví von này có lẽ cũng đúng. Giống như con ngựa thả rông (tạm coi như thế), trí óc chúng ta nó cứ lan man hết chuyện này sang chuyện khác, từ chuyện vui, chuyện buồn đến những khoái lạc đời thường, những bi ai hờn tủi v.v. Mà kể cũng lạ, hẳn trong chúng ta ai cũng từng gặp, có những lúc ta muốn tập trung vào vấn đề gì thì trong đầu lại càng hiện ra những ý nghĩ đâu đâu. Đôi khi ta cố quên đi một người nào đó thì hình ảnh của người đó và những việc có liên quan lại càng hiện lên một cách rõ rệt, như cố ý trêu chọc, thách thức chúng ta. Quả thật, muốn sống cho thanh đạm hư vô, không buồn phiền lo nghĩ thật chẳng khác nào chuyện “mò kim đáy bể”. Đặc biệt trong cuộc sống hiện đại, việc bắt một người, nhất là người chủ gia đình phải Thanh tâm quả dục thì quả là một thách thức hết sức khó khăn và vô lý. Nhưng bạn hãy cứ cố gắng, cố gắng rũ bỏ nếu có thể được. Đấy cũng chính là bạn đã thanh tâm. “Thanh tâm” không những giúp cho con người có đầu óc minh mẫn, phán đoán chính xác và xử lý nhạy bén trong sinh hoạt hàng ngày mà “thanh tâm” còn giúp cho não bộ có thời gian nghỉ ngơi, có điều kiện ức chế hưng phấn làm cho hệ thần kinh được khỏe mạnh…

a. Quả Dục:

Quả là ít, như “quả phụ” (người đàn bà cô đơn vì góa chồng); Dục là lòng ham muốn. Quả dục có nghĩa là phải ít riêng tư, hạn chế lòng ham muốn – tức là phải biết đủ và biết như thế nào là đủ.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Muon_mau/l%20cha.jpg

Lão Tử nói: Họa không gì lớn bằng không biết tự đủ, không hại nào to bằng lòng tham muốn chiếm cho được nhiều “Họa mạc đại ư bất tri túc, cữu mạc đại ư dục đắc” và ông nhấn mạnh: Người mà biết đủ cái đủ của mình thì không bị nhục, biết dừng đúng lúc thì không nguy. Được như thế thì có thể trường tồn (Tri túc bất nhục, tri chỉ bất đãi. Khả dĩ trường cửu). Xưa các cụ ta hay nói: “tri túc thường năng lạc” hay giản đơn hơn có câu: “biết đủ thì nó đủ” cũng là cái ý ấy chứ không như ai chỉ lo “Vinh thân phì gia” mà bất chấp mọi thủ đoạn, coi tình người như rơm rác, sẵn sàng chà đạp lên luân thường đạo lý, vô pháp vô thiên miễn sao thỏa mãn được sở nguyện của mình(!). Một chuyện rất buồn cười là đại đa số người ta đi chùa, chỉ thấy cầu xin cho riêng mình hoặc gia đình mình làm ăn phát đạt mà không mấy ai cầu xin cho Quốc thái dân an; chỉ thấy có cầu cho buôn may bán đắt mà không thấy ai cầu cho mọi người ai cũng mua được thật rẻ và thật nhiều…(!?)


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Muon_mau/i%20l%20cha.jpg

“Thanh tâm quả dục” là vấn đề được các môn đồ của Đạo gia cực kỳ coi trọng (Đạo gia chủ về tính mệnh song tu, lấy thanh tĩnh vô vi làm mục đích tu luyện). Người đời nay ai cũng biết như vậy nhưng việc nói và làm lại là đầu Ngô thân Sở. Bút giả cũng có cơ duyên được dự nhiều đám chiêu đãi vì trúng lớn trong một phi vụ làm ăn nào đó. Có người mời vì trúng đậm Chứng khoán, lại có kẻ chiêu đãi vì mới bán được căn nhà lời vài chục cây vàng(?) – Họ vẫn biết người mua là vợ chồng làm nông nơi tỉnh lẻ, vì ước nguyện của con cái nên mới phải dời bỏ thôn quê để nương nhờ nơi thành thị. Vẫn biết số vàng mà bạn của bút giả xơi được là thành quả lao động, là mồ hôi công sức, là nỗi nhọc nhằn mà cả gia đình người nông phu từ con đến cháu, từ già đến trẻ phải quần quật suốt bao năm trời, phải đánh vật với mấy mẫu Cafe; "Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" cùng với vài công đất trồng tiêu và điều (quả là tiêu điều). Bạn của bút giả giải thích, vẫn biết như thế là không tốt, là trái với đạo lý, cũng hổ thẹn với lương tâm đấy (!?), nhưng xã hội ai cũng thế, ai gặp họ cũng xơi như vậy? Chao ôi! hễ ăn được là người ta ăn không thương tiếc, không sợ tắc cổ và họ vẫn mong có được nhiều phi vụ làm ăn như thế, cũng cốt chỉ để… được ăn(!?).


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/hai_vai/ln.jpg

Chuyện đời quả là nhiêu khê, lớn hiếp bé, thằng khôn hiếp đáp thằng đần, “Cá ăn kiến, kiến ăn cá” phải chăng là qui luật? Phải chăng chuyện Thanh tâm quả dục, chuyện Tu tâm tích đức chỉ là chuyện của người xưa! Phải chăng...?

Còn nữa...

Shaolaojia
29-07-2014, 02:07 PM
GIÁO TRÌNH KHÍ CÔNG CỦA VÕ PHÁI THIỀU GIA
韶家武派气功的教程
http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Am_Duong/thieu/logo%20thieugia.jpg
TỰ LUYỆN TẬP KHÍ CÔNG KHÔNG CẦN THẦY
气功自练不求师

Tiếp theo trang trước

2. Thế nào là tam bảo Tinh – Khí – Thần?


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/khi_cong/Giao_trinh/11.jpg

Người xưa cho rằng, trong vũ trụ có Tam tài (Thiên – Địa – Nhân) và Tam quang là (Nhật – Nguyệt – Tinh); người có Tam bảo tức là Tinh – Khí – Thần. Trời đất phân chia ra ngày đêm để dung dưỡng muôn vật và vạn vật có phát triển là nhờ vào cái đức của “Tam quang” thay nhau soi sáng vũ trụ vậy. Các nhà Dưỡng sinh xưa nay, đặc biệt là các môn đồ thuộc phái Đạo gia rất coi trọng ba đại dược Tinh – Khí – Thần và coi đó là sự tồn vong của sinh mệnh. Họ cho rằng nếu Tinh hao, Khí tổn, Thần bị thương thì không thọ. Muốn thọ, con người phải dồi dào về tinh lực, xung mãn về khí huyết, thần thái phải tiêu dao “Khí túc bất tư phạn, Thần túc bất tư miên, Tinh túc bất úy hàn” (Khí tràn đầy tất không thấy đói, Thần đầy đủ đến ngủ cũng chẳng cần, Tinh sung túc sợ chi băng giá), xem như thế thấy Tinh – Khí – Thần quả là quan trọng. Chính vì lẽ đó, phái Đạo gia luôn tìm mọi cách để “bế Tinh, dưỡng Khí và tồn Thần” (ngay trong chuyện phòng the họ cũng tìm cách không cho xuất tinh ra ngoài). Vậy ba đại dược đó đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với con người mà được cổ nhân xưa coi trọng như thế?


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/khi_cong/Giao_trinh/tam%20bo.jpg

a. Tinh:

Tinh, gồm có Tinh Tiên thiên và Tinh Hậu thiên. Tinh Tiên thiên tức là tinh khí của cha và huyết khí của mẹ di truyền cho thai nhi; Tinh Hậu thiên chính là chất dinh dưỡng, là tinh hoa của trời đất được con người hấp thụ thông qua ẩm thực mà thành. Cũng như Khí, Tinh Tiên thiên nếu thiếu hụt cũng sẽ được cơ thể bổ xung bởi tinh Hậu thiên nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động của mỗi cá nhân. Tinh Hậu thiên sau khi được hấp thụ vào cơ thể, thông qua quá trình chuyển hóa lập tức nó biến thành năng lượng và tồn tại dưới nhiều hình thức nó tỏa ra khắp hang cùng ngõ hẻm trong cơ thể, sẵn sàng nhận và hoàn thành một cách xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao (xem hình minh họa phía dưới). Tinh còn có chức năng sản xuất ra tinh trùng hay noãn sào nhằm duy trì nòi giống và mang tính di truyền (gene ADN). Dâm dục quá độ cũng làm hao mòn tinh khí dẫn đến suy nhược cơ thể, chóng già.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/khi_cong/Giao_trinh/01.jpg

Còn nữa...

thieugia
08-07-2015, 11:12 AM
Một số hình ảnh ghi lại quá trình biên soạn tài liệu Giáo trình Khí công, Trường thọ công, khí côn trân châu vũ do võ sư Thiều Ngọc Sơn trực tiếp biên soạn.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Taiji_qigong/2014/img_3632.jpg

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Taiji_qigong/2014/img_3633.jpg

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Taiji_qigong/2014/img_3634.jpg

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Taiji_qigong/2014/img_3636.jpg

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Taiji_qigong/2014/img_3638.jpg

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Taiji_qigong/2014/img_3639.jpg

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tu_Suong/12.jpg

Võ sư Thiều Ngọc Sơn

trai_xu_doai
30-07-2015, 11:02 AM
Sai lỗi chính tả thầy ơi ! :)