PDA

View Full Version : Chung Quanh Vụ Án Dương Chí Dũng...



thieugia
07-01-2014, 04:39 PM
Dương Chí Dũng tiết lộ chi số tiền lớn để “chạy tội” (Trực tiếp)

(Dân trí) - Chiều ngày 7/1, phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng và đồng phạm tiếp tục. Dương Chí Dũng với tư cách là nhân chứng đã khai ra người mật báo thông tin Dũng bị khởi tố, cũng như hành trình Dũng “quà cáp” cho nhiều cán bộ để “chạy tội”.

15h33’, LS của bị cáo Phạm Minh Tuấn hỏi Dương Chí Dũng. Dũng xác nhận chỉ nhờ Tuấn đưa về Quảng Ninh, sau đó định sẽ tính đường sang Trung Quốc chứ không phải đi nhờ việc gì khác. Dũng quen Tuấn từ thời Tuấn cũng học đại học với Dương Tự Trọng, còn rất nghèo, Dũng hay đến cho 2 anh em lúc cái bánh mỳ, lúc túi bánh bao nhưng cũng chưa bao giờ đi chơi riêng hay làm việc vì riêng với Tuấn.

Bị cáo Phạm Minh Tuấn cũng xác định thân với Trọng từ thời đại học vì trân trọng tính cách với nhau. Tuấn biết Dương Chí Dũng là anh cả trong gia đình nhà Trọng.

15h37’, Dương Tự Trọng xin được khai thêm. Trọng nói là người làm hình sự nên đã thành nghề, thông thường theo thói quen, đi làm án thì sẽ bỏ điện thoại ở nhà cũng như không được hỏi gì nhiều, thành nguyên tắc nghề nghiệp. Đó là thói quen với các anh em cấp dưới của Trọng hơn chục năm qua. Vậy nên việc các bị cáo khai về sự chấp hành, cứ thế làm theo, không hỏi lại gì là vì nghề nghiệp.

Về Phạm Minh Tuấn, Trọng giải thích, vì có mối quan hệ đặc biệt với mình nên thường được trưng dụng đi làm án cùng anh em, càng không được phép hỏi gì, được anh em trinh sát thường xuyên yêu cầu giúp đỡ không lý do, không thời điểm cụ thể.

15h33’, LS của bị cáo Phạm Minh Tuấn hỏi Dương Chí Dũng. Dũng xác nhận chỉ nhờ Tuấn đưa về Quảng Ninh, sau đó định sẽ tính đường sang Trung Quốc chứ không phải đi nhờ việc gì khác. Dũng quen Tuấn từ thời Tuấn cũng học đại học với Dương Tự Trọng, còn rất nghèo, Dũng hay đến cho 2 anh em lúc cái bánh mỳ, lúc túi bánh bao nhưng cũng chưa bao giờ đi chơi riêng hay làm việc vì riêng với Tuấn.

Bị cáo Phạm Minh Tuấn cũng xác định thân với Trọng từ thời đại học vì trân trọng tính cách với nhau. Tuấn biết Dương Chí Dũng là anh cả trong gia đình nhà Trọng.

15h26’, LS. Đặng Việt Hùng hỏi bị cáo Vũ Tiến Sơn, bị cáo nói, việc tham gia đưa Dương Chí Dũng đi, ngoài vấn đề tình cảm thì cũng không thể không thực hiện vì trong quan hệ công tác, Sơn, Ánh, Thắng là cấp dưới trực tiếp của Dương Tự Trọng.

15h17’, luật sư (LS) Trần Đình Hưng hỏi Dương Chí Dũng, bản thân chủ động đi trốn hay đi theo sự điều chỉnh của những người trong vụ án? Dũng trả lời đi theo hướng Dũng chỉ đạo – ban đầu đi Quảng Ninh, sau chuyển sang đi Sài Gòn, sang Campuchia. Các bị cáo thực ra chỉ lo xe cho Dũng đi. Theo Dũng, trong cuộc đi này, Trọng chỉ nhờ Thắng lấy xe để đưa anh trai đi Quảng Ninh.

Khi trốn đi, Dũng không ý thức được hậu quả của vụ án ở Vinanlines lại nghiêm trọng như thế này, thậm chí không nghĩ cố ý làm trái mà chỉ đi tránh cho êm một thời gian, được làm sáng tỏ thì sẽ trở về. Việc cựu Chủ tịch Vinalines đi qua cửa khẩu sang Campuchia, theo Dũng, bảo là không hợp pháp thì không phải vì về mặt pháp lý là hợp pháp. Từ đó đi Singapore, đi Mỹ cũng là hợp pháp.

15h7', tòa tuyên bố tạm nghỉ 5 phút.

14h42’, tòa hỏi Vũ Tiến Sơn về việc Dương Tự Trọng có nói với Sơn: “Ông anh” nói đưa anh Dương Chí Dũng ra nước ngoài nghỉ mát?. Sơn xác nhận lời khai này đã 2 lần khai tại CQĐT, có trong các bút lục.

Dương Tự Trọng lại được tòa hỏi nhưng bị cáo tiếp tục “không xác nhận cũng không phản đối nội dung Sơn khai” với lý do, do hoàn cảnh gia đình, nhiều biến cố xảy ra, không nhớ gì cả.

Buổi trưa ngày 17/5, ngồi ăn với Trọng và Tràng bên Gia Lâm thì Dũng có điện thoại cho “ông anh” và được thông tin buổi chiều Thủ tướng sẽ có buổi làm việc về vấn đề ở Vinalines. Dũng sau đó thông tin lại việc này cho Trọng, Tràng. Chiều tối hôm đó, sau khi Dũng nhận được tin cảnh báo “tránh đi một thời gian” của “ông anh”, Trọng cũng gọi điện hỏi tình hình. Đó là một sự trùng lặp ngẫu nhiên chứ không phải Dũng chủ động gọi cầu cứu em trai. Dũng sau đó chỉ gọi điện cho Đồng Xuân Phong.

14h, Dương Chí Dũng thuật lại trạng thái “quá bàng hoàng” khi “ông anh” chỉ nói 1 câu về việc cấp trên đã đồng ý khởi tố, bắt tạm giam”, phải “lánh đi một thời gian” nên đã đi luôn. Dũng cho biết, bản thân có quan hệ từ lâu với người này, từ khi “ông anh” còn ở căn nhà nhỏ gần khu vực bờ sông Tô Lịch tới khi chuyển về khu chung cư siêu sang Pacific.
Hậu quả của quyết định bỏ đi này, theo Dương Chí Dũng, “giờ các anh em ở đây liên lụy”. Dũng khẳng định không biết em trai và bạn bè bàn bạc kiểu gì nhưng ban đầu, Dũng chủ động đề xuất đi Trung Quốc nên chạy đi Quảng Ninh. Nhưng sau đó, “bấm” lại giờ giấc, hướng đi (Dũng giải thích bản thân nghiên cứu tướng số, kinh dịch…) thấy không thuận. Trong người có hộ chiếu có sẵn visa đi Mỹ nên Dũng nghĩ đến sang Campuchia để đi Mỹ.

“Anh em ở đây toàn là người tốt. Tôi không muốn ai liên lụy nên còn khai là đi xe máy. Anh Thắng ngồi trên xe thậm chí còn cho tôi 1000USD, bảo không có gì, anh cầm tạm đi đường” – Dũng cũng khẳng định, không bao giờ điện cho em trai báo tin vì biết điện cho người thân là lộ ngay, chỉ điện thoại cho Đồng Xuân Phong – người rất thân, anh em Dũng – Trọng coi như em út trong nhà.

“Việc của tôi, tội lớn, ầm ĩ nhưng anh em rất tốt, chỉ vì tôi mà mang tội. Họ chỉ làm vì tình người thôi. Giờ tôi đã rất ân hận vì việc bỏ trốn rồi” - Dương Chí Dũng xác nhận quá trình trốn tránh như Thắng đã khai.

Dũng cũng trần tình: “Em tôi, tôi rất thương, tôi có thể chết để em không bị sao được nhưng giờ đã đến thế này, tôi thấy sự thật thế nào thì phải nói vậy”.

Chủ tọa phiên tòa khẳng định, nội dung Dũng khai phù hợp với sổ nhật ký của bị án (gọi là sổ vạn sự), ghi rõ các nội dung, hành trình đi từ Quảng Ninh vào TPHCM. Dũng xác nhận luôn mang trong mình quyển số nhật ký nên quá trình đi luông hi chép lại toàn bộ sự việv và hành trình bỏ trốn.

“Thật sự tôi không muốn nói ra những người liên quan đâu nhưng nhìn thấy em trai tôi thế này, thương quá, tôi đành nói ra tất cả. Trong quá trình sau khi vụ Vinalines xử xong, tôi đã viết 16 trang đơn về quá trình phạm tội và hành trình bỏ trốn, gửi đơn kháng cáo và tố cáo gửi Chính phủ, Chủ tịch nước, Ban Nội chính TƯ, Tóa án, VKS tối cao…” - Dương Chí Dũng trình bày.

13h30', Tiếp phiên xét xử Dương Tự Trọng và đồng phạm về tội “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài”, đầu giờ chiều, Tòa tiếp tục xét hỏi Dương Chí Dũng, người được triệu tập đến tòa với tư cách nhân chứng.

Dương Chí Dũng cho biết, có nguyên nhân nên tại phiên tòa trước không khai tên người mật báo mà giờ lại khai, nhưng bị cáo khẳng định lời khai này là sự thật. Dũng khai, khoảng 17-18h chiều ngày 17/5 Dũng nhận được điện thoại của "ông anh" ở Bộ Công an báo Thủ tướng đã đồng ý khởi tố, bắt tạm giam Dũng. Khi đó, Dũng cho rằng mình quá hoảng, làm theo lời hướng dẫn của "ông anh" là tránh đi một thời gian mà không suy nghĩ gì đến hệ quả liên quan.


http://dantri4.vcmedia.vn/F5PTk2fd0dyFcSMai7us/Image/2014/01/duong-chi-dung-3-3c2d4.jpg
Dương Chí Dũng khai nhiều thông tin bất ngờ trong phiên xử em trai Dương Tự Trọng

Theo bị cáo, trước đó, hồi cuối tháng 4, Dũng và vợ đến thăm vợ chồng "ông anh" đang nghỉ tại Tuần Châu vì có nhận được giấy triệu tập của C48 đầu tháng 5 đến làm việc về vụ mua ụ nổi 83M. Khi Dũng điện thoại, "ông anh" đã định về Thái Bình nhưng Dũng bảo đến nên "ông anh" chờ. Dũng đề nghị được xem xét hết sức khách quan vì việc đầu tư ụ nổi này nhiều thủ tục, giai đoạn, quy trình. Khi Dũng đến cũng có "quà" cho "ông anh".

Đến tối 2/5, Dương Chí Dũng lại đến nhà "ông anh" bằng xe cơ quan. Đến tòa nhà Pacific Lý Thường Kiệt, lễ tân bấm điện thoại gọi hỏi, vợ ông này nghe máy và nói ông này đang chờ Dũng. Dũng nhìn quanh thì thấy ông này đang ở nhà hàng My Way, 1 tay chỉ xuống dưới, 1 tay chỉ lên trên (ý nói là lên nhà trước).

Tòa hỏi lại, trong túi mang gì? Dũng trình bày, túi có đựng phong bì tiền để biếu người này. Khi lên đến nhà, vợ ông này đưa vào phòng khách, pha nước mời, một lúc thì ông này lên. Ông này gợi ý kiếm 1 sim rác để gọi cho ông nên Dương Chí Dũng đã làm theo.

Lúc ngồi tại nhà, người này điện cho một cán bộ C48 nhưng ông này không nghe máy. Dũng đề nghị cho xin lại số điện thoại người này nhưng ngại không liên lạc trực tiếp mà nhờ con trai “ông anh” dẫn đến nhà vị cán bộ này. Sau đó, con trai “ông anh” đưa Dũng đến nhà vị cán bộ này và đưa "quà".

Dũng khai nguồn tiền để đưa "ông anh" lo việc được huy động từ nhiều nơi, từ người anh em cọc chèo 200.000 USD, nhà có dự trữ hơn 100.000 USD để phòng lo cho 2 con đang ăn học ở nước ngoài...

Phương Thảo

thieugia
07-01-2014, 04:41 PM
Tiếp...

Luật sư cho rằng, chỉ nên kết tội Vũ Tiến Sơn cũng như các bị cáo phạm tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài ở khoản 1 Điều 275 BLHS mới hợp lý chứ không phải khoản 3 điều này với khung hình phạt lên tới 12-20 năm tù.

15h 49’, VKS nhận định, Đồng Xuân Phong thực hiện tội phạm một cách tích cực, nhiều lần sang Campuchia tiếp tế cho Dương Chí Dũng trong khi bản thân mình cũng đang vi phạm pháp luật, phải trốn tránh.

Trần Văn Dũng đã đưa Dương Chí Dũng trót lọt qua cửa khẩu Mộc Bài, đã sang Campuchia thu xếp việc ăn ở cho Dương Chí Dũng, thể hiện tính chất coi thường pháp luật.
Phạm Minh Tuấn – bạn thân của Dương Tự Trọng đã đi Hà Nội đón Dương Chí Dũng từ nhà chị HKN vì biết nhà chị này, đưa đi Quảng Ninh trốn nhưng thành khẩn khai báo, hành động vì tình cảm, có thể xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt.

Việc miễn trách nhiệm hình sự cho Nguyễn Hồng Vinh (em rể Dương Tự Trọng), VKS nhận định là có cơ sở, phù hợp, cần chấp nhận. Hành vi làm giả hộ chiếu, một số giấy tờ khác của Đồng Xuân Phong, Bộ Công an đã chuyển cho Công an Hải phòng xem xét xử lý.

Từ phân tích nhận định này, VKS đề nghị HĐXX phạt Dương Tự Trọng 18-20 năm tù; Vũ Tiến Sơn 17-18 năm tù; Hoàng Văn Thắng, Nguyễn Trọng Ánh, Đồng Xuân Phong 6-7 năm tù; Phạm Minh Tuấn 5-6 năm tù.

Việc Dương Chí Dũng khai một cán bộ có dấu hiệu làm lộ bí mật công tác, đề nghị VKS khởi tố vụ án hình sự về việc này để xem xét. Với nội dung Dương Chí Dũng tố cáo về vụ tiêu cực, nhận hối lộ của "ông anh", việc nhận hối lộ liên quan việc chuyển mục đích sử dụng Cảng Sài Gòn liên quan đến công ty Vạn Thịnh Phát đề nghị chuyển cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý theo quy định pháp luật.

15h45', Viện kiểm sát đọc bản luận tội các bị cáo.


http://dantri4.vcmedia.vn/F5PTk2fd0dyFcSMai7us/Image/2013/12/vienkiemsat-96250.JPG
Đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa

http://dantri4.vcmedia.vn/F5PTk2fd0dyFcSMai7us/Image/2013/duong-tu-trong-4-36957.jpg
Dương Tự Trọng luôn giữ vẻ mặt "vô hồn" trong suốt quá trình xét xử nhưng lại biện luận hùng hồn về nguyên tắc nghề nghiệp.

16h2’, luật sư Đặng Việt Hùng – luật sư của bị cáo Vũ Tiến Sơn trình bày bài bào chữa cho thân chủ.

Theo luật sư, việc đánh giá vụ án là nghiêm trọng là khiên cưỡng. Việc bị cáo dùng sim rác, thường xuyên thay đổi địa điểm, phương tiện di chuyển không phải là biện pháp tinh vi mà là tâm lý thông thường của người phạm tội, đã trốn thì phải như vậy. Việc này đều đã có tiền lệ, là điều bình thường chứ không nên coi là thủ đoạn tinh vi. Như vậy, theo luật sư là quan trọng hóa vấn đề.

Một số bị cáo khi đưa Dương Chí Dũng đi trốn chỉ biết Dương Chí Dũng có thể bị khởi tố, cũng không biết khởi tố tội gì, mức độ ra sao. Nhiều bị cáo khác thậm chí không biết gì. Việc vi phạm của Dương Chí Dũng là trách nhiệm của Dũng còn các bị cáo trong vụ án này chỉ biết Dũng là Dương Tự Trọng. Luật sư đặt câu hỏi, các bị cáo không hề biết Dũng phạm tội thế nào mà bị coi là phạm tội đặc biệt nghiêm trọng có phải là khiên cưỡng.

Theo luật sư, truy tố các bị cáo ở tội che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm, nếu ở tình huống nghiêm trọng khung hình phạt mới đến 7 năm tù. Còn ở đây các bị cáo chưa biết Dương Chí Dũng phạm tội ở mức độ như nào mà coi người tổ chức trốn là đặc biệt nghiêm trọng, theo luật sư, chưa hợp lý, mới chỉ là cảm nhận theo chủ quan.

thieugia
07-01-2014, 04:51 PM
Ông Phạm Quý Ngọ: “Tôi không liên quan đến việc bỏ trốn của Dương Chí Dũng”

P.V
2 tiếng trước

BizLIVE - Tại phiên tòa, Dương Chí Dũng đã khai ông Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an, là người báo tin khởi tố. Trao đổi với VnExpress, ông Ngọ đã phủ nhận thông tin này.


http://images.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=587037
Dương Chí Dũng

Sáng 7/1, TAND Hà Nội bắt đầu xét xử Dương Tự Trọng (nguyên Phó giám đốc Công an Hải Phòng, nguyên Cục phó Cảnh sát quản lý hành chính, Bộ Công an) về hành vi tổ chức cho anh trai Dương Chí Dũng (cựu Cục trưởng Hàng hải) trốn ra nước ngoài.

Tại phiên tòa, Dương Chí Dũng đã khai ông Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an, là người báo tin khởi tố. Trao đổi với VnExpress, ông Ngọ đã phủ nhận thông tin này.

Dương Chí Dũng khai trưa ngày 17/5/2012 gọi điện cho Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ. Chiều cùng ngày, ông Dũng đến gần nhà ông Ngọ và sau đó được hẹn tối đến. Khoảng 18h, ông Dũng nhận được điện thoại của vị thứ trưởng nói quyết định khởi tố, bắt tạm giam đã được phê chuẩn. "Ông Ngọ bảo tôi rằng chú tránh đi một thời gian", ông Dũng khai - tờ VnExpress tường thuật.

Dương Chí Dũng nói thêm: "Tôi đã bị tuyên án tử hình nên ra đây tôi chỉ khai sự thật. Nghe em trai khai tại tòa, tôi rất thương".

Trao đổi với VnExpress qua điện thoại, Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ phủ nhận liên quan đến việc Dương Chí Dũng bỏ trốn. Ông Ngọ cho hay: "Tôi không liên quan đến việc bỏ trốn của Dương Chí Dũng. Dũng khai là chuyện của anh ta, trách nhiệm của cơ quan điều tra là phải làm rõ việc này".

fangzi
08-01-2014, 09:32 AM
Dương Chí Dũng khai Thứ trưởng Công an Phạm Quý Ngọ khuyên bỏ trốn

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/thanh-nien-logo.png
07/01/2014 16:19

(TNO) Trong phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng và 6 đồng phạm về tội "Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài", nhân chứng Dương Chí Dũng (anh ruột của Dương Tự Trọng) khai rằng: chính Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ, Trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Vinalines báo tin việc cho mình biết việc bị khởi tố và bắt tạm giam. Ông Dũng nói rằng được ông Ngọ khuyên nên tránh đi một thời gian.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Chinhtri_xh/duongchidung%20%202.jpg
Nhân chứng Dương Chí Dũng khai toàn bộ hành trình từ trước cho đến khi bỏ trốn của mình - Ảnh: Minh Sang

Lúc 11 giờ 20 phút hôm nay, tại TAND TP Hà Nội, trước khi phần xét xử buổi sáng kết thúc, trong phần trả lời trước tòa, nhân chứng Dương Chí Dũng (người bị tuyên án tử hình trong vụ án tham nhũng Vinalines) cho biết: trưa ngày 17.5, Dũng có điện cho ông Phạm Quý Ngọ hỏi thăm thì được biết ông Ngọ đang đi công tác. Tới chiều tối cùng ngày gọi điện lại thì được Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ nói "Thủ tướng đã chấp thuận khởi tố, bắt tạm giam chú" và khuyên Dũng nên tắt điện thoại và tránh đi một thời gian.

Chiều nay, khi phiên tòa tiếp tục, Dương Chí Dũng nói: “Tôi là bị cáo trong một vụ án khác và phải chịu mức án cao nhất nên tôi chẳng có gì phải giấu giếm và sẽ khai thật”.

Chủ tọa phiên tòa Trương Việt Toàn cho biết toàn bộ lời khai của nhân chứng Dương Chí Dũng tòa ghi nhận và không ngăn cản trình bày.

Ông Dương Chí Dũng khai nhận, chiều 29.4.2012, hai vợ chồng Dương Chí Dũng xuống thăm ông Phạm Quý Ngọ tại Tuần Châu (tỉnh Quảng Ninh). Khoảng 14 giờ chiều thì gặp được ông Ngọ và trình bày hoàn cảnh về vụ việc xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, rằng mình không trực tiếp ký bất kỳ văn bản quan trọng nào. Tại nơi nghỉ của ông Ngọ, Dương Chí Dũng biếu quà 10.000 USD.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Chinhtri_xh/pham-quy-ngo.jpg
Cụ Thượng - Kẻ mà Dũng cho rằng đã nuốt 500.000 USD sau đó xúi Dũng đào tẩu

Ông Dũng khai tiếp, tối ngày 2.5.2012, ông điện cho ông Ngọ và được ông này cho biết đang ở nhà. Khi đến nhà gặp thì được bảo xuống quán nước dưới tầng 1 của tòa nhà Pacific trên đường Lý Thường Kiệt, sau đó lại được bảo lên trên nhà. Lần này Dương Chí Dũng có mang theo 500.000 USD.

Khi lên nhà thì vợ ông Ngọ dẫn vào phòng khách và pha nước mời uống. Sau đó ông Ngọ gợi ý Dương Chí Dũng mua một cái sim rác để liên lạc. Theo lời Dương Chí Dũng, toàn bộ số tiền 500.000 USD đều là tiền vay mượn của một số người quen để biếu ông Ngọ. Ông Dũng cho biết, việc đến gặp và biếu quà này để vị cán bộ cấp cao giúp chạy án.

Lúc đang ngồi, ông Ngọ đã điện thoại cho Cục trưởng C48 nhưng không thấy nghe máy. Dương Chí Dũng đề nghị xin số của Cục trưởng C48 để liên lạc. Sau đó, Dương Chí Dũng nhờ người dẫn đến nhà Cục trưởng C48.

Tới ngày 6.5.2012, Dương Chí Dũng lại đến nhà ông Ngọ trên rồi điện thoại cho con trai ông này, nhưng người con trai này bảo đang dự tiệc sinh nhật tại nhà một người tên Thiều (Bộ Công an).

Ngày 7.8, Dương Chí Dũng đến làm việc với C48 và chiều tối lại điện thoại cho ông Phạm Quý Ngọ để báo cáo tình hình.

Ngày 13.5, Dũng đi công tác Hà Tĩnh. Hôm sau ra có điện cho ông Ngọ nhưng thấy tắt máy, điện lại vào số cũ thì người này nghe máy và đồng ý tới đến nhà ông này. Tại đây ông Phạm Quý Ngọ nói tình hình có căng thẳng, nhất là khi T.Ư vừa họp, C48 đề nghị khởi tố 3 người, trong đó có Dũng là người đứng đầu.

Ông Dũng khai tiếp, đang nói chuyện thì ông Phạm Quý Ngọ có điện thoại. Nghe hết cuộc điện thoại, ông Ngọ quay ra nói là Chủ tịch nước nói làm sớm, làm nghiêm vụ Vinalines trước kỳ họp Quốc hội cuối tháng 5.2012. Chủ tịch nước trước đó không đồng ý gặp Dương Chí Dũng.

Đây là toàn bộ lời khai của nhân chứng Dương Chí Dũng tại phiên tòa hôm nay. Cũng trong hôm nay, trả lời truyền thông trong nước, Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ phủ nhận toàn bộ sự việc và cho biết, tất cả những lời khai này đều là bịa đặt, phải có chứng cứ, trách nhiệm của cơ quan điều tra phải làm rõ việc này.

TNO
-----------------------------------------------------
Phụ lục:

Phiên tòa "nóng" lên khi nhân chứng Dương Chí Dũng khai về cuộc điện thoại mật báo tin bị khởi tố. Ông Dũng khai trưa ngày 17/5/2012 gọi điện cho Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ. Chiều cùng ngày, ông Dũng đến gần nhà ông Ngọ và sau đó được hẹn tối đến. Khoảng 18h, ông Dũng nhận được điện thoại của vị thứ trưởng nói quyết định khởi tố, bắt tạm giam đã được phê chuẩn. "Ông Ngọ bảo tôi rằng chú tránh đi một thời gian", ông Dũng khai.

Dương Chí Dũng nói thêm: "Tôi đã bị tuyên án tử hình nên ra đây tôi chỉ khai sự thật. Nghe em trai khai tại tòa, tôi rất thương". Sau ít phút trình bày của ông Dũng, tòa thông báo dừng phiên xử buổi sáng.

Ngay sau đó VnExpress đã liên lạc qua điện thoại với Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ về những lời khai trên của Dương Chí Dũng. Ông Ngọ phủ nhận, cho hay: "Tôi không liên quan đến việc bỏ trốn của Dương Chí Dũng. Dũng khai là chuyện của anh ta, trách nhiệm của cơ quan điều tra là phải làm rõ việc này". (Bấm vào đây để nghe audio)

Ông Phạm Quý Ngọ là Trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Vinalines.


Ngày 17/5/2012, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế và chức vụ xảy ra tại Vinalines. Quyết định khởi tố ông Dũng được ký cùng ngày.
Ngày 18/5/2012, Cơ quan điều tra thực thi lệnh bắt, khám xét nhưng ông Dũng không có mặt tại nhà và cơ quan. Cũng trong ngày hôm đó, Bộ Công an phát lệnh truy nã nghi can này.
Giữa tháng 6/2012, lệnh truy nã quốc tế ông Dũng được Interpol phát đi.
Ngày 4/9/2012, ông Dũng bị bắt tại Campuchia.
Ngày 7/9/2012, vụ án tổ chức đưa người trốn đi nước ngoài được khởi tố. Trần Văn Dũng là nghi can đầu tiên bị bắt (ngày 4/9/2012).
Ngày 5/12/2012, Vũ Tiến Sơn bị bắt.
Ngày 18/12/2012, Đồng Xuân Phong bị bắt.
Ngày 27/1/2013, Hoàng Văn Thắng bị bắt.
Ngày 28/1/2013, Nguyễn Trọng Ánh bị bắt.
Ngày 22/2/2013, Dương Tự Trọng bị bắt, lúc này đã được thăng chức làm Cục phó Cục cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội, Bộ Công an.
Ngày 20/3/2013, Phạm Minh Tuấn bị bắt.

fangzi
08-01-2014, 09:45 AM
Nguyên Cục trưởng Cục cảnh sát chống tham nhũng nói ‘không liên quan’ đến Dương Chí Dũng

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/thanh-nien-logo.png
07/01/2014 19:55

(TNO) Trả lời Thanh Niên Online vào cuối giờ chiều ngày 7.1, ông Trần Duy Thanh, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (C48) Bộ Công an nói ông “không nắm được” và “không liên quan gì” đến việc Dương Chí Dũng bỏ trốn.

Tại phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng và 6 bị cáo khác về tội "Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài" vào ngày 7.1, Dương Chí Dũng (với tư cách là nhân chứng) đã khai đưa hàng chục ngàn USD đến nhà ông Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an và Cục trưởng C48 - Ảnh: Minh Sang

Ông Thanh là một trong 2 nhân vật cấp cao của Bộ Công an bị Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines khai trước tòa (vào ngày 7.1) đã nhận các khoản tiền hàng chục ngàn USD.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Chinhtri_xh/trn%20duy%20thanh.jpg
Trần Cục Trưởng cũng bị Dương tố cáo nhận tiền hối lộ lên đến hàng chục ngàn USD

Tại phiên tòa xét xử các bị cáo tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài vào ngày 7.1, Dương Chí Dũng với vai trò là nhân chứng, khai vào chiều 17.5.2012 đã nhận được điện thoại của của Thượng tướng - Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ báo Dũng bị khởi tố, bắt giam và khuyên nên tránh đi một thời gian.

Dương Chí Dũng khai nhận, trước đó trong quá trình bị Cơ quan cảnh sát điều tra - Bộ Công an mời lên làm việc, Dũng đã từng tiếp xúc với ông Ngọ và đã 2 lần “biếu quà” cho ông này. Cụ thể một lần 10.000 USD khi gia đình ông Ngọ đang nghỉ mát ở Tuần Châu, Quảng Ninh và một lần khác là 500.000 USD tại nhà ông Ngọ ở phố Lý Thường Kiệt, Hà Nội vào ngày 2.5.2012.

Việc liên quan đến ông Trần Duy Thanh, Dương Chí Dũng khai tại tòa: "Đêm đó anh Ngọ ngồi điện cho anh Thanh, Cục trưởng C48 thì thấy không nghe máy. Sau đó tôi xin số điện thoại của anh Thanh. Sau đó tôi cũng ngại, không dám gọi cho anh Thanh. Tôi nhờ anh Hùng con trai anh Ngọ, nhờ dẫn đến nhà anh Thanh. Tối 6.5, tôi đến nhà anh Ngọ, tôi điện cho Hùng nhờ dẫn sang nhà anh Thanh. Tôi gặp anh Thanh, đưa quà cho anh Thanh 20.000 USD và 1 chai rượu. Tôi biếu anh Thanh với mục đích anh Thanh giúp tôi trong việc bị triệu tập điều tra việc mua ụ nổi 83M”.

Khi PV Thanh Niên Online hỏi về lời khai của Dương Chí Dũng, ông Trần Duy Thanh cười lớn rồi nói ông không biết và cũng không liên quan đến chuyện này.

Theo ông Thanh, Cơ quan An ninh điều tra của Bộ Công an điều tra vụ án Dương Tự Trọng và các đồng phạm tổ chức do Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài, nên “nếu có vấn đề gì thì Cơ quan An ninh điều tra phải làm rõ”.

Sau khi Dương Chí Dũng bỏ trốn, ngày 22.5.2012, Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm Bộ Công an đã tổ chức họp báo thông báo kết quả điều tra ban đầu tại Vinalines.

Tại cuộc họp này, đại tá Trần Duy Thanh, nguyên Cục trưởng C48 cho biết, C48 đã phát hiện sai phạm tại Vinalines từ tháng 1.2012, quá trình điều tra đã một số lần triệu tập Dương Chí Dũng lên cơ quan điều tra làm việc.

Trả lời báo chí chiều nay, ông Phạm Quý Ngọ cũng phủ nhận liên quan đến việc Dương Chí Dũng bỏ trốn.

Trả lời Thanh Niên Online, trung tướng Nguyễn Danh Cộng, Chánh văn phòng, kiêm người phát ngôn của Bộ Công an cho rằng các thông tin liên quan đến vụ án Dương Tự Trọng đang được xét xử nên báo chí nên lấy thông tin từ tòa án, còn bộ chưa có phát ngôn nào.

Hoàng Trang

fangzi
12-01-2014, 04:55 AM
Tín hiệu đáng mừng


http://dantri4.vcmedia.vn/cvNlsQoYcVFxP1FHlpn/Image/2013/12/chongthamnhung11-1-af53c.jpg

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_tto.png
09/01/2014 01:23 (GMT + 7)

TT - Tin hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài (với bị cáo Dương Tự Trọng - em Dương Chí Dũng - và các đồng phạm) quyết định khởi tố vụ án hình sự cố ý làm lộ bí mật nhà nước khiến nhiều người quan tâm bất ngờ, lâng lâng.

Bất ngờ trước hết vì việc hội đồng xét xử áp dụng điều 13, điều 104 Bộ luật tố tụng hình sự để trực tiếp khởi tố vụ án hình sự tại tòa là một điều hiếm thấy.

Thật vậy, Bộ luật tố tụng hình sự quy định nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra thì hội đồng xét xử có quyền ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử hầu như rất ít khi quyền này được áp dụng. Thường thì hội đồng xét xử sẽ yêu cầu viện kiểm sát khởi tố vụ án hoặc đề nghị cơ quan điều tra xem xét, khởi tố.

Như vậy, điều thú vị nữa trong phiên tòa này là hội đồng xét xử không “đá” trách nhiệm sang viện kiểm sát cho dù luật cho phép mà tự mình trực tiếp khởi tố, tự mình chịu trách nhiệm về quyết định đó!

Nhưng bất ngờ hơn cả là việc khởi tố vụ án trên nhằm điều tra hành vi cố ý làm lộ bí mật nhà nước, trong đó liên quan đến một thứ trưởng Bộ Công an. Thời gian gần đây, ít ai có thể tưởng tượng nổi một quan chức vai vế như vậy lại có thể trở thành đối tượng bị điều tra trong nay mai.

Quyết định của hội đồng xét xử phải chăng đang phát đi một tín hiệu mạnh mẽ của Đảng rằng không một thế lực nào có thể đứng trên pháp luật, rằng phải bắt cho bằng được những “con sâu” tham nhũng bự? Đây quả thật là một tín hiệu đáng mừng.

Luật sư NGUYỄN TIẾN TÀI

fangzi
12-01-2014, 05:06 AM
Lời khai chấn động của Dương Chí Dũng: Chưa có tiền lệ khởi tố vụ án tại tòa?

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/thanh-nien-logo.png
09/01/2014 11:55

(TNO) Trong phiên tòa sơ thẩm TAND TP.Hà Nội xét xử ông Dương Tự Trọng và các đồng phạm can tội tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài, diễn ra vào ngày 7 và 8.1, HĐXX đã ra quyết định khởi tố vụ án ngay tại tòa về hành vi “cố ý làm lộ bí mật Nhà nước”.


http://www.thanhnien.com.vn/Pictures201401/PhucHau/DCD-nd.jpg;pve51b757ef1c626b2
Bị cáo Dương Tự Trọng (giữa, hàng đầu) và các bị cáo tại tòa - Ảnh chụp màn hình

Vụ việc làm xôn xao dư luận vì việc HĐXX ra quyết định khởi tố vụ án gần như rất hiếm khi xảy ra. Và lời khai của Dương Chí Dũng tại phiên tòa, có phải là căn cứ để khởi tố vụ án hình sự không? Thanh Niên Online đã trao đổi với các luật sư về sự kiện gần như chưa có tiền lệ trong thực tiễn xét xử này.

Khởi tố tại tòa là đúng luật

Tại tòa Dương Chí Dũng khẳng định sau khi được ông Phạm Quý Ngọ thông báo việc sẽ bị khởi tố và bắt tạm giam, Dũng đã được các bị cáo khác giúp bỏ trốn khỏi Việt Nam theo lộ trình Hà Nội - Quảng Ninh - TP.HCM - Mộc Bài (Tây Ninh) - Campuchia. Từ lời khai của Dương Chí Dũng nói trên, đại diện Viện KSND giữ quyền công tố tại tòa đã đề nghị HĐXX khởi tố vụ án về hành vi “cố ý làm lộ bí mật Nhà nước”.

Và trong bản án ngày 8.1.2014, HĐXX đã tuyên xét thấy có dấu hiệu và cần thiết phải khởi tố vụ án hình sự về hành vi làm lộ bí mật Nhà nước và giao cho Viện KSND TP.Hà Nội tổ chức báo cáo với Viện KSND tối cao để xử lý theo quy định của pháp luật.

Vậy, lời khai của Dương Chí Dũng tại phiên tòa, có phải là căn cứ để khởi tố vụ án hình sự không?

Luật sư Hồ Ngọc Diệp (đoàn luật sư TP.HCM) cho biết lời khai của Dương Chí Dũng là một trong những căn cứ để HĐXX quyết định khởi tố vụ án theo quy định tại khoản 1, Điều 100 Bộ luật Tố tụng Hình sự vì đó là tố giác của công dân.

Song song đó, luật sư Nguyễn Đức Chánh (Đoàn luật sư TP.HCM) phân tích: Việc HĐXX quyết định khởi tố vụ án hình sự là hoàn toàn đúng luật, đồng thời thể hiện tinh thần trách nhiệm của mình. Bởi lẽ, theo quy định tại khoản 1 Điều 104 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003: “…HĐXX ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện KSND khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra”.

Chưa từng có trường hợp cơ quan xét xử khởi tố tại tòa

Đánh giá quy định này, Luật sư Hà Hải (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết, pháp luật trao cho tòa án thẩm quyền khởi tố vụ án nhưng thực tiễn xét xử chưa từng có trường hợp cơ quan xét xử khởi tố tại tòa.

Trong suốt một thời gian dài thẩm quyền khởi tố của tòa chưa phát huy tác dụng trong công cuộc phòng chống tội phạm đến nỗi đã có nhiều ý kiến đề nghị bỏ việc giao cho tòa thẩm quyền quyền khởi tố vụ án hình sự. Đối với vụ án này, việc tòa ra quyết định khởi tố ngay tại tòa cho thấy sự cương quyết trong đấu tranh phòng chống tội phạm của Nhà nước ta
Luật sư Hà Hải, Đoàn luật sư TP.HCM
Thường thấy, khi xuất hiện tình tiết mới tại tòa cho thấy có dấu hiệu lọt người, lọt tội thì HĐXX thường trả hồ sơ để cho cơ quan điều tra điều tra hoặc đề nghị Viện KSND, cơ quan điều tra cùng cấp khởi tố ai đó. Nếu các cơ quan này vẫn giữ nguyên quan điểm không khởi tố mà tòa vẫn đánh giá lọt người, lọt tội thì tiếp tục kiến nghị trong bản án lên cấp cao hơn làm rõ.


“Trong suốt một thời gian dài thẩm quyền khởi tố của tòa chưa phát huy tác dụng trong công cuộc phòng chống tội phạm đến nỗi đã có nhiều ý kiến đề nghị bỏ việc giao cho tòa thẩm quyền quyền khởi tố vụ án hình sự. Đối với vụ án này, việc tòa ra quyết định khởi tố ngay tại tòa cho thấy sự cương quyết trong đấu tranh phòng chống tội phạm của Nhà nước ta”, luật sư Hà Hải nói.

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự hiện nay, sau khi khởi tố vụ án, trong thời hạn 24 giờ, HĐXX phải gửi quyết định khởi tố vụ án tới Viện KSND để xem xét, quyết định việc điều tra. Thẩm quyền điều tra về hành vi làm lộ bí mật Nhà nước thuộc cơ quan điều tra - Viện KSND Tối cao. Nếu điều tra xác định được đối tượng vi phạm và thấy có dấu hiệu của tội phạm thì khi đó cơ quan điều tra mới khởi tố bị can.

Trong trường hợp này, theo luật sư Hồ Ngọc Diệp (Đoàn luật sư TP.HCM), lời khai của Dương Chí Dũng tại phiên tòa được xem là tình tiết giảm nhẹ mới trong phiên xử phúc thẩm đối với vụ án tham ô và cố ý làm trái sắp tới theo tinh thần quy định tại Điều 46 Bộ luật Hình sự với tình tiết “người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện và điều tra tội phạm”.

“Hành vi tích cực giúp đỡ trong trường hợp này, được hiểu là người phạm tội đã cung cấp những tin tức, tài liệu, bằng chứng có ý nghĩa quan trọng cho việc phát hiện và điều tra tội phạm. Mức độ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của tình tiết này, phụ thuộc vào giá trị của những tin tức mà người phạm tội đã cung cấp”, luật sư Diệp nêu.


Nếu lời khai của Dương Chí Dũng sai sự thật sẽ bị xử lý ra sao?

Trao đổi với Thanh Niên Online, luật sư Nguyễn Đức Chánh cho rằng không loại trừ khả năng sau khi tiến hành điều tra, nếu cơ quan điều tra không có chứng cứ hoặc không chứng minh được việc ông Phạm Quý Ngọ có phải là người để lộ thông tin mật cũng như không xác định được ai là người để lộ thông tin mật thì căn cứ vào khoản 1 Điều 107 Bộ luật Tố tụng Hình sự để đình chỉ vụ án và khoản 1 Điều 108 Bộ luật Tố tụng Hình sự thì phải ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án. Lúc này, ông Dương Chí Dũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật” theo Điều 307 Bộ luật Hình sự.

Lê Quang

fangzi
12-01-2014, 05:18 AM
Suy ngẫm về lời khai của Dương Chí Dũng cho Tướng Phạm Quý Ngọ

Thứ Năm, ngày 09/01/2014 12h51
Bất luận thế nào thì đây cũng là chuyện rất không hay, đối với Thượng tướng Phạm Quý Ngọ nói riêng, và đối với lực lượng Công an nói chung.

Việc tại trước Tòa, Dương Chí Dũng khai ra đã hai lần mang tiền biếu Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an (khi đó ông Ngọ mới là Trung tướng) tổng cộng số tiền là 510.000 đô la.

Số tiền đó được chia làm hai lần. Lần thứ nhất là 10.000 đô la, nhận tại Tuần Châu. Lần thứ hai là 500.000 đô la, nhận tại nhà riêng. Đổi lại là ông Ngọ thông báo "những tin tối mật" về vụ án cho Dương Chí Dũng.

Đã có những tờ báo giật tít với giọng điệu hả hê, khoái chí khi thấy có một lãnh đạo cao cấp của lực lượng công an "dính chàm". Người ta đang chờ đợi Tòa sẽ xử lý ra sao trước những thông tin này.

Liệu có phải khởi tố điều tra vụ tiết lộ bí mật công tác hay không?

Liệu có phải khởi tố vụ án đưa hối lộ hay không?...

Bất luận thế nào thì đây cũng là chuyện rất không hay, đối với Thượng tướng Phạm Quý Ngọ nói riêng, và đối với lực lượng Công an nói chung.

Và buổi chiều ngày 8, tòa tuyên án Dương Tự Trọng 18 năm tù, đồng thời quyết định Khởi tố điều tra vụ làm lộ lọt bí mật công tác – hay nói một cách nôm na là “mật báo cho Dương Chí Dũng trốn”.


http://www.petrotimes.vn/stores/news_dataimages/lethutrang/012014/08/22/pham_quy_ngo_0c41e.jpg
Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an.

Như vậy, bước tiếp theo là Tòa sẽ chuyển hết hồ sơ vụ án cho Viện Kiểm sát. Cơ quan này sẽ nghiên cứu hồ sơ, củng cố chứng cứ và sẽ có quyết định: Hoặc là kháng nghị quyết định khởi tố điều tra vụ án của Tòa, hoặc giao cho một cơ quan điều tra tiến hành điều tra… Nói tóm lại là “còn tốn thời gian lắm”.

Nhưng nếu tỉnh táo một chút thì sẽ lại thấy còn có những vấn đề sau, ấy là:

Ngay khi bị bắt ở Campuchia, Dương Chí Dũng đã khai ra việc biếu ông Ngọ 500.000 đô la. Khi đưa Dương Chí Dũng về tới TP Hồ Chí Minh, Dũng vẫn khai như vậy.

Nhưng rồi ít ngày sau, Dương Chí Dũng đã viết bản khai lại và xin lỗi ông Ngọ vì đã vu oan cho ông. Nguyên nhân tại sao lại vu oan cho ông Ngọ thì được Dương Chí Dũng nói trong bản khai ấy rằng do hoảng loạn tâm thần và căm tức ông Ngọ về việc chỉ huy quân lùng bắt Dương Chí Dũng ở khắp nơi. (Chẳng hiểu vì sao trước Tòa, khi Dương Chí Dũng khai ra việc này mà Tòa lại không đưa lời khai và lời xin lỗi của Dũng trước đó ra?)

Việc Dương Chí Dũng khai ông Ngọ nhận 500.000 đô la ngay tại thời điểm đó đã được báo cáo lên lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Các cơ quan chức năng của Đảng, Bộ Công an… cũng đã vào cuộc, xem xét hết sức cẩn trọng.

Và việc ông Ngọ vẫn được Chủ tịch nước phong cấp hàm Thượng tướng là minh chứng rõ nhất cho việc ông không ăn hối lộ của Dương Chí Dũng.

Thực ra, với những tình tiết Dũng khai trước Tòa, người ngoài nghe thì sẽ thấy đơn giản và việc mang tiền đi biếu xén, việc gọi điện thoại thông báo cho nhau "nhẹ như không".

Nhưng họ không hiểu rằng, ông Phạm Quý Ngọ khi ấy là Trưởng ban Chuyên án Vinalines, là người đề xuất các biện pháp nghiệp vụ đặc biệt để giám sát Dương Chí Dũng, đảm bảo nhất cử nhất động của Dũng đều được biết. Không đời nào ông lại dại dột dùng điện thoại của mình hoặc mượn điện thoại ai đó gọi cho Dương Chí Dũng. Và chính ông là người ký lệnh bắt Dương Chí Dũng, rồi cũng chính ông chỉ huy việc lùng bắt.

Việc Dương Chí Dũng mang 500.000 đô la đến nhà ông Ngọ mà lại qua mắt được lực lượng theo dõi thì quả thật là rất lạ. Vì nếu số tiền đó chỉ toàn tiền 100 đô la thì phải có 50 cọc, mỗi cọc 10.000 đô la. Số tiền này nặng chí ít là 5kg (1,6 triệu đô nặng 15kg theo cách đóng gói của Ngân hàng Mỹ). Xách một túi tiền nặng 5kg không phải là chuyện đùa. Hơn thế nữa lại ngang nhiên mang đến nhà riêng Thứ trưởng Bộ Công an, thì xem ra tình huống này có vẻ trinh thám lắm!

Việc bây giờ đã thế này, rõ ràng là cần phải làm cho ra ngô ra khoai. Nếu đúng là ông Phạm Quý Ngọ đã có hành vi như Dương Chí Dũng khai thì cần phải xử lý nghiêm. Còn nếu không, cũng phải công bố cho bàn dân thiên hạ biết để đảm bảo danh dự cho ông.

Trước phiên tòa khoảng 7 ngày, người viết bài này đã gọi điện cho ông Phạm Quý Ngọ hỏi về khả năng Dương Chí Dũng sẽ khai ra tình tiết 500.000 đô la trước Tòa. Ông bình thản nói rằng: "Kệ nó. Nó muốn khai gì thì khai. Sẽ có nơi điều tra làm rõ".

Ông chỉ nói như vậy, rồi chuyển sang chuyện ông đang bị bệnh tật hành hạ.

Từ xưa đến nay, chuyện bị cáo ra Tòa khai vấy theo kiểu "trâu lấm vẩy bùn" cho người khác là không hiếm. Còn trong nghề công an, chuyện trinh sát bị đối tượng cho “leo cây”, cũng là chuyện chẳng hiếm. Chỉ có điều rằng nếu chỉ căn cứ theo những lời khai ấy mà suy diễn, rồi đặt ra những dấu hỏi rằng thế này, rằng thế khác thì xem ra chưa phải là công tâm!

Rất mong các cơ quan tố tụng khẩn trương vào cuộc, điều tra cho ra sự thực.

Theo Nguyễn Như Phong
Petrotimes

fangzi
12-01-2014, 05:29 AM
Mẹ đẻ Dương Chí Dũng không biết con bị kết án tử

Trên trang cá nhân của một facebooker có tiếng đã dẫn lại những lời tâm sự được cho là của của con trai cựu đại tá Dương Tự Trọng. Chàng trai này đã chia sẻ những thông tin 'mới' và suy nghĩ trước biến cố của gia đình.

Mẹ đẻ Dương Chí Dũng chỉ biết hai con bị điều tra

Người này cho biết bà nội của mình, tức mẹ đẻ Dương Chí Dũng và cựu đại tá Dương Tự Trọng, không biết con cả của mình bị kết án tử hình và con trai thứ hai vừa nhận án 18 năm tù giam.

Người này cũng cho biết: “Từ hồi sự việc xảy ra đến giờ, hơn một năm nay, gia đình em có ăn ngon ngủ yên bao giờ đâu. Chẳng phải vì tiền hay quyền, mà vì e quá thương cho mọi người. Bố và bác em, rồi mẹ em, bác Phương (vợ của bác Dũng) rồi các chị em của em. Các cô đều còn có sức khỏe còn có thể chịu được nhưng ông bà em thì khác.


http://xmedia.nguoiduatin.vn/133/2014/1/9/duong-chi-dung.jpg
Mẹ đẻ Dương Chí Dũng đã 90 tuổi và không biết con cả của mình bị kết án tử hình và con trai thứ hai vừa nhận án 18 năm tù giam.

Bà em 90 rồi, ông em thì 97. Gia đình em giờ phải giấu ông bà. Bà em chỉ biết bố và bác bị điều tra chứ không biết nhiều hơn. Nhớ ngày trước (hồi em học đại học), khi em hỏi ông em: “Ngày bé ông sống ông có ước mơ gì?”, ông em nói rằng ông em chỉ có một ước mơ là làm sao cho dân hết khổ ”.

Người này nhiều lần nói “thay mặt bố và bác gửi lời xin lỗi tới mọi người” và cũng khẳng định rất thương và không hề trách bố.

Khi nói tới những việc làm của bố - Dương Tự Trọng, người này chia sẻ: Em không trách mọi người chửi rủa gia đình em, em chỉ biết xin lỗi thay bố và bác, nhưng em cũng không hề trách bố em”.

Không xấu hổ vì bố

Những tâm sự của người được cho là con trai của Dương Tự Trọng cũng cho biết, sống trong gia đình được gọi “danh gia vọng tộc” nhưng khi xảy ra sự việc, anh cũng chưa bao giờ xấu hổ, hay phải trốn tránh không dám nhận bố mình tên Trọng.

“Giờ việc đã thế này rồi, gia đình em cũng chỉ muốn xin lỗi mọi người, chứ không cầu xin hay van lậy bất kỳ một ân huệ gì, chỉ mong là bài học cho con cháu mai sau thôi”, người này viết.

Tâm sự trên đã nhận được rất nhiều và tất cả đều chia sẻ sự đồng cảm với tâm trạng của người con trai Dương Tự Trọng.

“Dù có phạm lỗi gì ngoài xã hội đi chăng nữa nhưng họ cũng là những người cha, nhưng người bác trong gia đình và mình vẫn cảm thấy trân trọng cái nhìn của bạn này về phương diện gia đình”, một người bình luận.


http://xmedia.nguoiduatin.vn/133/2014/1/9/duong-tu-trong.jpg
Cựu đại tá Dương Tự Trọng nạt vợ con không được khóc khi hai người này vừa chạy theo vừa khóc vì ông bị kết án 18 năm tù giam.

Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài” đối với Dương Tự Trọng và đồng phạm trong hai ngày 6-7/1, khi nói lời sau cùng tại tòa, bị cáo Trọng nhớ tới kỷ niệm của hai anh em, thấy thương anh mình nhiều hơn và mong anh được hưởng sự khoan hồng.

“Thời gian qua tôi sống với kỷ niệm của hai anh em và cảm thấy thương anh tôi nhiều hơn và luôn cầu mong cho anh tôi được hưởng sự khoan hồng của pháp luật, lòng bao dung, vị tha của người đời, kính mong HĐXX xem xét”, Dương Tự Trọng nói lời cuối cùng trước khi tòa tuyên án.

Ngọc Trinh

thieugia
12-01-2014, 06:12 PM
Camera giám sát làm sáng tỏ bịch tiền của Dương Chí Dũng?

Dương Chí Dũng khai có nhiều lần đến nhà của "ông anh" ở tòa Pacific Place tọa lạc tại số 83 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm để biếu tiền và nhờ giúp đỡ.

Tòa nhà Pacific Place tọa lạc tại số 83 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội được đảm bảo an ninh 24/24h. Ngoài việc, 5 tầng hầm để xe của tòa nhà được trang bị camera giám sát thì ở mỗi tầng đều được lắp đặt những camera để đảm bảo an ninh trong tòa nhà.

Làm rất cẩn trọng vì đó là uy tín, là sinh mệnh chính trị của cán bộ

Trong phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng và đồng phạm về tội Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài, ngày 7/1 có mặt với vai trò nhân chứng, cựu cục trưởng Hàng hải Dương Chí Dũng bất ngờ khai ra người gọi điện thoại mật báo tin ông ta bị khởi tố là một thứ trưởng.

Trong lời khai của Dương Chí Dũng nói có nhiều lần đến nhà của "ông anh" ở tòa Pacific Place tọa lạc tại số 83 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm để biếu tiền và nhờ giúp đỡ trong quá trình điều tra vụ việc tại Vinalines.

Nhận định về lời khai này, Luật sư Trần Đình Triển nói: "Lời khai này của ông Dũng đã có từ giai đoạn điều tra chứ không phải đến phiên tòa mới có, tuy nhiên việc công nhận lời khai của ông Dũng có là chứng cứ để buộc tội cho người khác hay không hoàn toàn phụ thuộc vào các cơ quan tố tụng, bởi nó cần phải được cơ quan tố tụng xác định là có phù hợp với các chứng cứ khách quan khác hay không?

Ví dụ ông Dũng khai cùng với vợ là bà Mai Phương đưa 10.000USD cho cán bộ này tại một khách sạn ở Tuần Châu. Cả ông Dũng và bà Mai Phương đều khai căn phòng đó có 1 giường đôi, có 2 cái ghế… vậy thì cần xác định khoảng thời gian đó có việc vợ chồng cán bộ này nghỉ ở khách sạn trên; căn phòng vợ chồng cán bộ này ở có đúng như mô tả của hai vợ chồng ông Dũng hay không?

Đối với lời khai mang 500.000USD đến cho cán bộ này ở tòa nhà Pacific Lý Thường Kiệt (Hà Nội) thì ngày đó camera tòa nhà có lưu lại được hình ảnh ông Dũng đến hay không? Ông Dũng khai việc đến đó có lái xe CQ đưa đi, vậy thì cần lấy lời khai của lái xe".


http://sohanews2.vcmedia.vn/2014/1-images1313239-art-331-230-1455-jpg-1389512563895.png
tòa nhà Pacific Place tọa lạc tại số 83 Lý Thường Kiệt

Được biết, tòa nhà Pacific Place tọa lạc tại số 83 Lý Thường Kiệt là khu tổ hợp thương mại, nhà ở cao cấp. Quy trình quản lý và bảo dưỡng tòa nhà theo tiêu chuẩn quốc tế do IMO Management thực hiện. An ninh đảm bảo 24/24h mỗi ngày.

Tòa nhà có tầng hầm để xe được theo dõi, giám sát bằng camera 24/24, Có hệ thống thang máy, nhân viên vệ sinh tòa nhà luôn hoạt động 24/24 nên chắc chắn việc xác định lời khai của Dương Chí Dũng có đúng hay không thì hoàn toàn không khó.

Trong khi đó, Luật sư Phan Xuân Xiểm, nguyên Vụ trưởng Vụ Trung ương 1, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng cho biết: "Tôi thì luôn nghĩ "không có lửa làm sao có khói". Không có lý do gì để Dương Chí Dũng bịa đặt ra những điều đó. Vấn đề bây giờ là đã khởi tố vụ án, các cơ quan phải xác minh rõ ràng, có chứng cứ cụ thể để kết luận. Phải làm rất cẩn trọng vì đó là uy tín, là sinh mệnh chính trị của cán bộ".

Số phận Dương Chí Dũng sau lời khai về "ông anh"

Theo Luật sư Phan Thanh Bình nhận định: Nếu lời khai về người mật báo là có thật, cựu cục trưởng Hàng hải Dương Chí Dũng sẽ được giảm án vì có công phát hiện tội phạm; ngược lại sẽ thêm tội Khai báo gian dối.

Tuy nhiên, giả sử phiên tòa phúc thẩm vẫn y án tử hình với Dương Chí Dũng, nhưng cuộc điều tra về "người mật báo" vẫn chưa đi đến hồi kết thì sẽ giải quyết thế nào? Vấn đề này đã được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 58 Luật thi hành án hình sự.

Theo đó, “Hội đồng thi hành án tử hình quyết định hoãn thi hành án tử hình trong trường hợp sau:... Ngay trước khi thi hành án người chấp hành án khai báo những tình tiết mới về tội phạm”.

Như vậy, trong trường hợp này, việc áp dụng án tử hình với Dương Chí Dũng sẽ được hoãn cho tới khi vụ án “cố ý làm lộ bí mật công tác” được giải quyết (có kết luận của Cơ quan điều tra là không có hành vi phạm tội hoặc có bản án của tòa án có hiệu lực pháp luật).

Ngược lại, nếu cơ quan điều tra kết luận không có hành vi “mật báo” cũng như nhận tiền hối lộ, Dương Chí Dũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật”.

Ngoài ra, theo quy định của Bộ luật hình sự cũng nêu rõ: “Bị cáo không có tài sản để bồi thường nhưng đã tích cực tác động, đề nghị cha, mẹ hoặc người khác (vợ, chồng, con, anh, chị, em, bạn bè...) sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả và những người này đã thực hiện việc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra” thì cũng được áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nêu trên.

Ông Bình nói thêm: Nếu gia đình ông Dũng nộp tiền bồi thường thì khả năng Dương Chí Dũng bị tử hình là không lớn.

Nguồn: http://soha.vn/xa-hoi/camera-giam-sat-lam-sang-to-bich-tien-cua-duong-chi-dung-20140112144924818.htm

nhan_voky
14-01-2014, 04:38 PM
Ban nội chính Trung Ương:

Sẽ điều tra lời khai của Dương Chí Dũng

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/ngilaodong.gif
Người lao động | 13/01/2014 07:24

Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Trưởng Ban Nội chính trung ương, khẳng định như vậy khi nói về việc điều tra lời khai chấn động của Dương Chí Dũng tại phiên xét xử vụ Dương Tự Trọng và đồng
* Phóng viên: Trong phiên xét xử Dương Tự Trọng và các đồng phạm can tội tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài, HĐXX quyết định khởi tố vụ án ngay tại tòa về hành vi “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước” từ lời khai chấn động của Dương Chí Dũng. Xin ông cho biết cơ quan nào sẽ điều tra lời khai này?
- Ông Phạm Anh Tuấn: Hiện tại, TAND TP Hà Nội giao cho VKSND TP Hà Nội vì VKSND TP Hà Nội là cơ quan duy trì thực hành công tố tại tòa theo quy định của pháp luật.
Đương nhiên, sau khi được giao thì VKSND TP Hà Nội phải báo cáo VKSND Tối cao. Mà việc này lại do Cơ quan An ninh Điều tra - Bộ Công an đang điều tra cho nên chắc rằng tới đây sẽ phải thành lập tổ công tác liên ngành hỗn hợp tham gia điều tra.


http://sohanews2.vcmedia.vn/zoom/660_360/2014/tuananh-973cb-crop1389572636770p.jpg
Ông Phạm Anh Tuấn

Việc thành lập tổ công tác liên ngành hỗn hợp nhằm tránh trường hợp “chuyện trong nhà”. Mà đúng là cũng phải tránh thật, xã hội cũng dị nghị nên cần thiết phải có tổ liên ngành tham gia. Nếu vụ án bình thường thì CQĐT dư sức, thừa quyền làm được.
Nhưng thôi! Đúng là để đảm bảo khách quan thì cần có sự chỉ đạo của liên ngành. Tuy nhiên, cụ thể thế nào trong vài ngày tới sẽ có quyết định cuối cùng.
* Vậy vai trò của Ban Nội chính trung ương trong tổ công tác liên ngành như thế nào? Tiến độ xử lý các đại án khác ra sao?
- Việc tham gia chắc chắn là có, còn giữ vai trò nào thì như tôi nói là phải chờ ít hôm nữa.
Hiện Ban Nội chính trung ương đã trình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho quyết định cuối cùng về việc bổ sung những vụ án, vụ việc nào và dự kiến sẽ có danh sách trong thời gian tới đây.

* Tại cuộc họp triển khai nhiệm vụ năm 2014 vừa qua, Trưởng Ban Nội chính trung ương - ông Nguyễn Bá Thanh - khẳng định sẽ khảo sát tình hình tham nhũng, vi phạm pháp luật và tội phạm liên quan đến hoạt động của một số tổ chức tài chính, tín dụng, ngân hàng?
- Đúng. Năm 2014 có 4 nhiệm vụ lớn thì có việc Ban Nội chính trung ương tiếp tục tổ chức 4-5 đoàn công tác kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, xét xử.
Đồng thời, bổ sung một số vụ án lớn vào diện Ban Chỉ đạo và Ban Nội chính trung ương theo dõi, đôn đốc. Ban Nội chính trung ương sẽ phối hợp cùng Ban Cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông qua cơ quan thanh tra, giám sát để nắm một số hoạt động nhằm thắt chặt những lĩnh vực có thể phát sinh tiêu cực, sai phạm.
* Việc Ban Nội chính trung ương giám sát lĩnh vực ngân hàng là do thời gian qua bộc lộ quá nhiều kẽ hở, sai phạm?
- Không hoàn toàn như vậy nhưng thực tế qua kiểm tra, giám sát của 7 đoàn công tác trong năm 2013 và kết hợp với các vụ án mà Ban Chỉ đạo theo dõi có nhiều việc liên quan đến lĩnh vực tín dụng, ngân hàng.
Có nghĩa là trong lĩnh vực này đã có những vấn đề cần phải rà soát, chấn chỉnh, ngăn chặn để không phát sinh thêm tiêu cực, sai phạm. Đụng đến sai phạm, tiêu cực trong lĩnh vực ngân hàng thì thiệt hại là rất lớn.

Lập tổ liên ngành là đúng
Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, ông Nguyễn Sỹ Cương, cho rằng việc thành lập tổ công tác liên ngành hỗn hợp điều tra lời khai của Dương Chí Dũng là cần thiết vì việc này không chỉ liên quan đến lãnh đạo ngành Công an mà là cả hệ thống chính trị. Không chỉ là vấn đề uy tín của ngành Công an mà cả uy tín của Đảng và nhà nước. Do vậy cần đảm bảo chính xác, khách quan để nếu lời khai của Dương Chí Dũng đúng sự thật thì phải xử lý nghiêm cán bộ sai phạm. Nếu lời khai không chính xác thì càng cần phải điều tra, làm rõ và công khai để người dân hiểu.
Hệ quả này ngoài nguyên nhân do lỏng lẻo trong quản lý, cơ chế thì còn do sự hư hỏng của cán bộ, cộng thêm khó khăn của nền kinh tế tác động.


Phá vỡ vùng cấm
Để biến quyết tâm chống tham nhũng thành hiện thực, trước hết phải động viên sự tham gia của toàn xã hội vào công cuộc phòng chống tham nhũng. Phải làm sao để phòng chống tham nhũng trở thành một trào lưu xã hội, một sức mạnh đối lập với các thế lực tham nhũng thì mới có điều kiện đẩy lùi, xô ngã hoặc vô hiệu hóa các thế lực này.
Không chỉ các cơ quan chuyên trách về phòng chống tham nhũng và các cơ quan tư pháp mà tất cả thành viên xã hội, nghĩa là mỗi người dân, đều phải xác định tiễu trừ tham nhũng là việc của mình, gắn với lợi ích thiết thân của mình. Sự trong sạch của bộ máy nhà nước là điều kiện để phát huy hiệu lực hoạt động của nó và hiệu quả đó mang lại lợi ích cho tất cả mọi người: dịch vụ công được cung ứng nhanh gọn với chi phí rẻ; đầu tư công có hiệu quả với những công trình, tiện ích công cộng chất lượng cao...
Từ nhiều năm, cam kết phòng chống tham nhũng được liên tục được đưa ra trong những thông điệp chính thức nhân danh chính quyền nhưng rồi quốc nạn này vẫn hoành hành khiến lòng tin của người dân giảm sút. Để người dân hăng hái, tích cực tham gia phòng chống tham nhũng thì việc chỉ rõ lợi ích mà hoạt động phòng chống tham nhũng mang lại cho dân là chưa đủ. Cần phải làm cho dân tin tưởng vào quyết tâm phòng chống tham nhũng của nhà chức trách, từ đó tự nguyện vào vai người tiếp sức, hỗ trợ. Đây thậm chí là điều kiện quan trọng nhất.
Những vụ tham nhũng lớn bị phanh phui trong thời gian gần đây cho thấy các nỗ lực phòng chống tham nhũng đã mang lại hiệu quả nhất định. Tham nhũng luôn diễn ra ở những góc khuất, kín đáo; việc phát hiện không đơn giản. Đặc biệt, tham nhũng ở những vị trí cao thường có giá lớn, được thực hiện rất tinh vi và được che chắn, bảo hộ chặt chẽ bằng thế lực, tránh sự phát hiện. Việc một số quan chức cấp cao, đại gia phải ra đứng trước vành móng ngựa để nghe cáo buộc các tội danh tham nhũng cho phép chúng ta ghi nhận thành quả đáng khích lệ của công tác bảo đảm thực thi pháp luật trong khu vực công quyền - một công tác đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, ai cũng hiểu rằng đây chỉ là phần nổi của tảng băng. Còn phải nỗ lực nhiều hơn nữa để có những vụ xử lý tham nhũng mang tính răn đe cao.
Vụ Vinalines và những lời khai chấn động của nhân chứng Dương Chí Dũng tại phiên xử Dương Tự Trọng đã phát đi dấu hiệu đáng chú ý. Ít nhất điều đó cũng cho thấy khả năng tấn công tham nhũng ở những vị trí cao. Điều này đúng là không dễ chút nào. Ai cũng hiểu rằng một mặt, chức quyền càng cao thì tham nhũng dựa vào quyền chức càng có giá trị lớn. Mặt khác, những quan tham nắm nhiều quyền lực trong tay luôn có điều kiện trấn áp bằng sức mạnh của công quyền đối với những nỗ lực bóc trần trước công luận hành vi phạm pháp của mình. Bởi vậy mới có khái niệm “vùng cấm” trong phòng chống tham nhũng. Gọi là “cấm” không phải vì luật pháp không cho phép động tới vùng đó, đúng hơn là động tới những con người trong vùng đó, mà trước hết do khả năng tự bảo hộ, tự đề kháng của nó trước sự công kích từ bên ngoài. Sự tồn tại và phát triển của vùng cấm tỉ lệ nghịch với sự hoàn thiện nhà nước pháp quyền và xã hội thượng tôn pháp luật. Luật pháp càng được thực thi nghiêm chỉnh thì vùng cấm càng bị thu hẹp và giảm sút uy lực; ngược lại, luật pháp bị coi thường, đặc biệt là bởi quan chức, thì vùng cấm có điều kiện bành trướng và trở nên kiên cố.
Đó cũng là dấu hiệu cho thấy hiệu quả của công cuộc cải cách tư pháp. Cần tiếp tục lộ trình cải cách. Việc xét xử nghiêm minh một vụ án tham nhũng ở cấp cao chắc chắn sẽ có tính răn đe cao. Hình phạt nghiêm khắc dành cho bị cáo là lời cảnh báo đối với những người nắm quyền lực. Một khi nhận thấy nguy cơ đứng trước vành móng ngựa, quan chức sẽ tự cố gằng kềm chế bản thân trước cám dỗ. Nhờ đó, tham nhũng bị đẩy lùi.
PGS-TS NGUYỄN NGỌC ĐIỆN

thieugia
21-01-2014, 09:59 AM
Giật mình với số nợ của gia đình Dương Chí Dũng

19/01/2014 14:45 | Pháp luật

Chuyện như đùa, nhưng đó đúng là sự thật với gia đình Dương Chí Dũng, ít nhất đến thời điểm hiện tại...

Một thành viên trong gia đình nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines khẳng định, vào thời điểm sau Tết Nhâm Thìn 2012, Dương Chí Dũng tâm sự rằng mình đang cần một số tiền lớn và cần các em trong nhà, bạn bè, chiến hữu giúp đỡ. Là người có tiếng nói nhất trong gia đình và vì tin tưởng tuyệt đối anh trai nên các em Dương Chí Dũng cùng bạn bè đã không ngại vay mượn, thu xếp tiền cho Dũng.

Con số mà mọi người gom lại vay cho Dương Chí Dũng vào khoảng 39 tỉ đồng, tuy nhiên ông Dũng không nói với mọi người sử dụng vào việc gì. Con số trên được cho là có “xâu chuỗi” với lời khai và thời điểm nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải đã chuyển tổng cộng hơn 1,5 triệu USD đi đâu không rõ vào tháng 5/2012.
Dương Chí Dũng.

Trong nhiều bài viết trước, chúng tôi đã đề cập đến sự khó khăn của vợ con Dương Chí Dũng. Chị Phạm Thị M.P, vợ của Dương Chí Dũng vốn là một nhà kinh doanh tiếng tăm trong lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, vì thị trường xuống dốc, cộng thêm việc chồng vướng vào vòng lao lý nên công việc kinh doanh của chị gần như bị đình trệ từ 2 năm nay.

Hơn một lần, các em của Dương Chí Dũng, kể cả Dương Tự Trọng trước khi bị bắt cũng khẳng định dù có phải vay mượn nhiều hơn, thậm chí bán nhà, cầm cố tài sản để cứu anh trai thì cả nhà vẫn sẵn sàng. Trước phát hiện thú vị trên PetroTimes về Nghị quyết 01 của Tòa án nhân dân Tối cao, gia đình Dương Chí Dũng cho biết: Sẽ phải hỏi trước để biết liệu nỗ lực khắc phục hậu quả có cứu được sinh mạng người con trai cả hay không (từ án tử hình xuống án chung thân).

Bà Dương Thị Băng Tâm, em út trong nhà họ Dương cho biết: Ngay cả tiền thuê luật sư bào chữa cho chồng, vợ Dương Chí Dũng cũng phải đi vay mượn của nhiều người thân, bạn bè.

Quá trình điều tra cho thấy ông Dương Chí Dũng đã mua tặng “vợ lẽ” tên Ph.T.T - người đã có con riêng với Dương Chí Dũng - 2 căn hộ chung cư: Một căn tại tầng 29 tháp B tòa nhà Skycity, Láng Hạ, Hà Nội; một căn tại tòa nhà Pacific, Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Khi ông Dũng bị bắt, hai căn hộ này cũng bị kê biên.

Cô T.T quê ở Thanh Hóa, ra Hà Nội làm giúp việc cho người thân, sau đó ra ngoài làm tiếp viên cho một số nhà hàng. Trong một lần đi ăn uống, Dương Chí Dũng tình cờ gặp Ph.T.T, phải lòng và hai người có đứa con trai.

Xung quanh vụ bê bối của Dương Chí Dũng, sau khi CQĐT tiến hành kê biên hai căn nhà mà ông Dũng đã mua cho T., vợ của Dương Chí Dũng đã lên tiếng khẳng định số tiền Dũng mua nhà cho bồ nhí là tiền “vay của vợ”. Mọi người trong gia đình đều biết chuyện bà M.P đồng ý cho chồng tìm con trai ở bên ngoài sau khi hai người có với nhau 3 người con gái lần lượt sinh năm 1982, 1987 và 1992.

thieugia
06-05-2014, 08:47 PM
Chiều mai, số phận Dương Chí Dũng được định đoạt

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Thứ ba, 6/5/2014 | 17:11 GMT+7

14h ngày 7/5, TAND Tối cao tại Hà Nội sẽ ra phán quyết về đơn kêu oan, xin giảm hình phạt của ông Dương Chí Dũng (cựu cục trưởng Hàng hải, cựu chủ tịch HĐQT Vinalines), Mai Văn Phúc (cựu tổng giám đốc Vinalines) cùng 7 đồng phạm trong vụ án Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Tham ô tài sản.

Luật sư Trần Đình Triển, một trong ba người bảo vệ quyền và lợi ích cho ông Dũng chia sẻ, trong suốt quá trình xét xử phúc thẩm (từ ngày 22/4) tâm trạng thân chủ thoải mái vì có niềm tin về "một bản án có lợi". Hơn nữa, ông Dũng nhận ra đã mắc sai lầm lớn là bỏ trốn khi biết tin bị khởi tố nên khai báo “rất thanh thản”.

Ông Dũng còn nhận được quan tâm đặc biệt của vợ, con, theo luật sư Triển đây là nguồn động viên lớn nhất. Trước khi ra tòa, ông Dũng gặp người thân, mẹ già và được vợ đọc bài thơ chất chứa tình cảm son sắt.

Về số tiền 5,2 tỷ đồng đã nộp cho cơ quan thi hành án, luật sư Triển cho rằng ông Dũng thấy có trách nhiệm phải khắc phục một phần hậu quả và mong muốn gia đình giúp ông tiếp tục nộp 110 tỷ đồng bồi thường theo phán quyết của tòa sơ thẩm.

Vài ngày trước, dù bị VKS đề nghị HĐXX bác kháng cáo, giữ nguyên hình phạt tử hình, ông Dũng vẫn giữ thái độ bình thản. Trong lời nói sau cùng, ông tha thiết mong được sống để có ngày minh oan, không phải rơi vào cảnh “quýt làm cam chịu”.

Cựu cục trưởng Hàng hải thừa nhận để xảy ra sai phạm khi xây dựng Nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam, mua ụ nổi 83M gây thất thoát gần 367 tỷ đồng là do thiếu quan tâm sát sao với cấp dưới. Ông thấy có lỗi một phần trong thiệt hại của Vinalines song không chỉ đạo mua ụ nổi 83M như cáo buộc.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Chinhtri_xh/duongchidung%20%202.jpg
Cựu chủ tịch HĐQT Vinalines luôn giữ tinh thần lạc quan.

Trong những ngày diễn ra phiên phúc thẩm, ít phút ngắn ngủi ngồi đợi HĐXX vào làm việc, được nói chuyện với vợ, ông Dũng vui vẻ. Có hôm ông vuốt má vợ, bảo: “Anh rất yêu em, anh có lỗi với tổ tiên…”.

Khi bị đưa ra xe thùng về trại tạm giam, ông Dũng cười, giơ tay vẫy người thân. Vợ ông gửi nụ hôn gió tới chồng, dặn ngủ ngon và đừng suy nghĩ nhiều. Ngày xử nào xong, bà cũng đợi cho chiếc xe thùng chở chồng khuất dạng, nấn ná ở cổng toà rồi mới theo con ra về.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Hinh_phap/ch%20phng.jpg
Chị Phương vợ của tử tù Dương Chí Dũng

Khác với tâm trạng cựu chủ tịch HĐQT Vinalines, cựu tổng giám đốc Phúc tỏ ra căng thẳng hơn, thi thoảng cười. Dù khai có mâu thuẫn nên “không đội trời chung” với ông Dũng, nhưng khi ngồi đợi phiên xử bắt đầu, hai ông vẫn bắt tay chào nhau.

Khi nghe VKS đề nghị bác kháng cáo kêu oan cho cả hai tội Cố ý làm trái và Tham ô tài sản, ông Phúc lặng lẽ. Phía sau, vợ ông tỏ vẻ lo lắng. Bố ông cũng chống nạng đến toà để động viên con.

Phiên tòa phúc thẩm được mở do đơn kháng án của 9 bị cáo. Cụ thể ông Dũng và Phúc (cùng bị kết án tử hình) kêu oan cả hai tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản.

Bị cáo Trần Hải Sơn (nguyên tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines, án 22 năm tù) xin giảm nhẹ hình phạt và mức bồi thường; Trần Hữu Chiều (nguyên phó tổng giám đốc Vinalines, 19 năm) xin giảm hình phạt, miễn trách nhiệm tội tham ô tài sản; Lê Văn Dương (nguyên đăng kiểm viên Chi cục đăng kiểm số 6, Cục Đăng kiểm Việt Nam, 7 năm tù) kêu oan và xem xét tiền bồi thường dân sự.

Lê Ngọc Triện (nguyên đội trưởng nghiệp vụ Chi cục Hải quan Vân Phong, án 8 năm) xin giảm hình phạt, giảm bồi thường thiệt hại; Lê Văn Lừng (nguyên cán bộ Chi cục hải quan Vân Phong, 8 năm) xin giảm hình phạt, giảm bồi thường thiệt hại; Mai Văn Khang (nguyên phó tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên vận tải viễn dương Vinashin thuộc Vinalines, 7 năm tù) xin giảm nhẹ hình phạt; Huỳnh Hữu Đức (nguyên phó cục trưởng Chi cục Hải quan Vân Phong kiêm phó chánh văn phòng Cục hải quan Khánh Hòa, án 8 năm) xin giảm hình phạt, giảm bồi thường.

Riêng bị cáo Bùi Thị Bích Loan, nguyên kế toán trưởng Vinalines không kháng cáo, chấp nhận án phạt 4 năm.

Sau 6 ngày xét xử, chiều 29/4 tòa bắt đầu nghỉ nghị án.

Mai Chi

thieugia
07-05-2014, 08:47 PM
Dương Chí Dũng bị y án tử hình, bồi thường 110 tỷ đồng

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Thứ tư, 7/5/2014 | 14:41 GMT+7

Cho rằng án sơ thẩm tuyên tử hình cựu chủ tịch HĐQT Vinalines Dương Chí Dũng là có căn cứ, để phòng ngừa nạn tham nhũng, cấp phúc thẩm giữ nguyên hình phạt.

Bán án phúc thẩm được công bố chiều nay xác định, Vinalines là công ty 100% vốn nhà nước. Dù dự án xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển chưa được Bộ Giao thông vận tải bổ sung vào quy hoạch, nhưng Dương Chí Dũng vẫn ký duyệt phương án đầu tư để trình HĐQT phê duyệt. Khi ông Mai Văn Phúc về làm tổng giám đốc đã tiếp nhận chủ trương này.

Theo tòa phúc thẩm, người chịu trách nhiệm trực tiếp, xuyên suốt trong chuỗi các sai phạm này là ông Dũng, Phúc và các phòng ban Vinalines. Tại toà, các bị cáo đã thừa nhận điều này.

Về việc các bị cáo là nhóm cán bộ hải quan, đăng kiểm cho rằng ụ nổi không phải là tàu biển để từ đó khẳng định không làm sai khi cho thông quan, HĐXX cho rằng "việc này là không phù hợp với quy định pháp luật và ý thức chủ quan của các bị cáo".

Bản án xác định, Bộ luật Hàng hải là cơ sở pháp lý cao nhất cho thấy ụ nổi thuộc quy phạm tàu biển, trong các văn bản, giấy tờ mua bán cũng đều thể hiện điều này. Hơn nữa tại phiên xử, nhóm bị cáo là cán bộ hải quan cũng thừa nhận hồ sơ ụ nổi có nhiều sai phạm nhưng khi đó ụ nổi đã kéo về VN nên tạo điều kiện cho thông quan. Ụ đã quá hạn cũ nát, không đủ tiêu chuẩn nhập khẩu. Hiện ụ nếu đem bán sắt vụn sẽ chỉ được 45 tỷ đồng.

toana.jpg
9 bị cáo nghe tuyên án. Ảnh chụp qua màn hình.
Theo tòa, các bị cáo liên quan vụ việc phải bồi thường toàn bộ số tiền đã gây thiệt hại hơn 366 tỷ đồng. Việc mua trực tiếp từ Công ty AP (Singapore) là sai quy định về luật đấu thầu. Đây là hành vi cố ý làm trái chứ không thể là thiếu trách nhiệm như lời khai của các bị cáo và đề nghị của luật sư tại phiên toà.

Việc chuyển tiền phải có sự thỏa thuận ngầm giữa Vinalines và Giám đốc Công ty AP. Trong thương vụ này, ông Dũng là người có quyền quyết định cao nhất. Theo quan điểm của tòa, nếu việc mua bán ụ nổi minh bạch sẽ không có chuyện phía bán "lại quả" số tiền lớn như vậy. Kết quả tương trợ tư pháp tại Singapore và Nga cho thấy, công ty AP mua ụ nổi 2,3 triệu USD nhưng bán lại cho Vinalines với giá lên đến 9 triệu. "Cấp sơ thẩm nhận định có sự thoả thuận mua bán ụ nổi, ăn chia là có căn cứ. Số tiền AP "lại quả" là khoản tiền của Vinalines, của nhà nước. Việc kết luận Dũng, Phúc, Sơn, Chiều ăn chia số tiền đó là hoàn toàn chính xác, không oan", bản án xác định.

HĐXX cho rằng, ông Dũng và ông Phúc đã phạm 2 tội đặc biệt nghiêm trọng. Tại phiên sơ thẩm và phúc thẩm, hai ông bị cho là khai báo quanh co, không hối cải. Hai bị cáo đã khắc phục một phần hậu quả số tiền tham ô trong tổng số 20 tỷ đồng... Cho rằng chỉ có hình phạt nghiêm mới có tác dụng răn đe, phòng ngừa với tình trạng tham nhũng hiện nay, tòa tuyên phạt y án tử hình với bị cáo Dũng và Phúc.

Hành vi của hai bị cáo này và các đồng phạm bị cho là gây thiệt hại đặc biệt lớn. Dự án xây dựng nhà máy không nằm trong cơ cấu nên không tiếp tục được thực hiện. Ụ nổi sẽ được bán thanh lý. Việc thiệt hại do hành vi của họ gây ra sẽ không dừng lại ở khoảng 360 tỷ đồng như hiện giờ mà còn tăng hơn vì mức độ gây ô nhiễm của ụ nổi. Tòa cho rằng không có căn cứ tăng, giảm bồi thường của các bị cáo như đề nghị của VKS.

Theo đó, cấp phúc thẩm giữ nguyên mức bồi thường án sơ thẩm đã tuyên, buộc ông Dũng, Phúc, mỗi người nộp 110 tỷ đồng. Tòa chấp nhận một phần kháng cáo của vợ ông Dũng và người tình Phan Thị Thảo của ông này. Theo đó, căn nhà tại phố Nguyên Hồng của ông Dũng là tài sản chung của hai vợ chồng. Việc án sơ thẩm chưa trừ 1/2 căn nhà cho người vợ là không thỏa đáng.

Căn chung cư cao cấp tại Sky City 88 Nguyễn Chí Thanh, Thảo có đóng góp 600 triệu đồng, cần trừ đi 1/8 giá trị căn nhà cho cô này. Riêng căn nhà ở chung cư Pacific trên phố Lý Thường Kiệt không có tài liệu thể hiện đó là tiền vợ ông Dũng đưa để chồng mua cho cô Thảo nên kê biên là chính xác.

Tòa cũng bác kháng cáo của vợ ông Phúc về phần nhà cửa kê biên khi cho rằng việc kê biên toàn bộ nhà đất của ông Phúc là đúng.

Đối với bị Trần Hữu Chiều (nguyên phó tổng giám đốc Vinalines), tòa phúc thẩm cho rằng án sơ thẩm tuyên ông Chiều không nặng. Bị cáo không có tình tiết mới để được xem xét. Ông Chiều bị phạt 10 năm tù về tội tham ô, 9 năm cố ý làm trái, bồi thường gần 40 tỷ đồng.

Bị cáo Trần Hải Sơn (nguyên tổng giám đốc công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines) nhận trực tiếp chỉ đạo của Dũng và Phúc để lập hợp đồng khống mua ụ nổi, nhận tiền "lại quả" rồi chia cho các sếp. Sơn bị phạt 14 năm về tội tham ô, 8 năm cố ý làm trái, bồi thường gần 43 tỷ đồng.

Tòa cũng nhận định, mức án 7 năm tù với hai bị cáo Mai Văn Khang (nguyên phó tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên vận tải viễn dương Vinashin thuộc Vinalines), Lê Văn Dương (nguyên đăng kiểm viên Chi cục đăng kiểm số 6, Cục Đăng kiểm Việt Nam) là chưa thỏa đáng. Tuy nhiên, gia đình các bị cáo có công cách mạng nên giữ nguyên hình phạt, bồi thường từ 12 - 15 tỷ đồng. Ba bị cáo còn lại là Huỳnh Hữu Đức (nguyên phó cục trưởng Chi cục Hải quan Vân Phong kiêm phó chánh văn phòng Cục hải quan Khánh Hòa), Lê Ngọc Triện (nguyên đội trưởng nghiệp vụ Chi cục Hải quan Vân Phong), Lê Văn Lừng (nguyên cán bộ Chi cục hải quan Vân Phong) mỗi người 6 năm tù.

Kết thúc phiên xử, các bị cáo nhanh chóng bị áp giải ra xe thùng trong vòng bảo vệ nghiêm ngặt của hàng rào cảnh sát. Ông Dũng và Phúc vẻ mặt tái mét, cố ngoái nhìn người thân.

Giữa sân tòa vắng, vợ ông Phúc không giữ được bình tĩnh, bật khóc nhìn theo bóng xe chở chồng. Nhiều người thân của hai cựu lãnh đạo cao nhất của Vinalines cũng òa khóc.

Các bị cáo lĩnh án tử hình có quyền gửi đơn xin ân xá lên Chủ tịch nước trong thời hạn 7 ngày.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Chinhtri_xh/duongchidung%20%202.jpg


Phiên phúc thẩm mở từ ngày 22/4 tại TAND Tối cao tại Hà Nội. Trong 6 ngày thẩm vấn tại toà, đại diện VKSND Tối cao cho rằng, căn cứ lời khai cho thấy, ông Dũng và Phúc đã chỉ đạo cấp dưới xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam trái với chỉ đạo của Thủ tướng. Hai ông này còn chỉ đạo mua ụ nổi 83M cũ nát gây thiệt hại gần 367 tỷ đồng của nhà nước. Từ khi mang từ Nga về, ụ chưa từng được sử dụng do hư hỏng, hiện mỗi ngày mất khoảng một tỷ đồng chi phí bến bãi, sửa chữa. Các bị cáo đồng phạm cũng được xác định làm trái quy định của nhà nước.

Qua thương vụ này, theo lời khai của bị cáo Sơn, phía bên bán đã "lại quả" hơn 28 tỷ đồng. Ông Dũng và Phúc mỗi người nhận 10 tỷ đồng, ông Chiều nhận 340 triệu, Sơn hưởng số còn lại.

Tại toà, ông Dũng, Phúc cho rằng bị oan. Lời khai của Sơn là “man trá, trắng trợn”. Ông Dũng mong được sống để có cơ hội “minh oan”, còn ông Phúc cho rằng “chấp nhận tội chết nếu chứng minh tôi có tội”.

Các bị cáo còn lại xin giảm nhẹ hình phạt, bồi thường thiệt hại và thừa nhận một phần trách nhiệm trong hành vi làm trái quy định nhà nước. Các luật sư bảo vệ cho ông Dũng, Phúc cho rằng ông Sơn khai có nhiều mâu thuẫn, đề nghị trả hồ sơ điều tra lại.

Giữ nguyên quan điểm truy tố, VKS cho đây là vụ án truy xét, sau 6 năm mới được phát hiện. Tuy nhiên qua lời khai, chứng cứ, có đủ cơ sở xác định hành vi phạm tội của các bị cáo. VKS đề nghị bác đơn kháng cáo kêu oan của ông Dũng, Phúc, bác kháng án xin giảm hình phạt của bị cáo Khang, Sơn, Chiều. Nhóm các bị cáo là cán bộ đăng kiểm, hải quan được VKS đề nghị tòa giảm một phần trách nhiệm dân sự.

Theo án sơ thẩm, ông Dũng, Phúc bị tuyên án tử hình do Tham ô và Cố ý làm trái. Bị cáo Sơn lĩnh 22 năm tù, Chiều 19 năm, Dương 7 năm tù, Triện 8 năm, Lừng 8 năm, Khang 7 năm tù; Huỳnh Hữu Đức án 8 năm.

Việt Dũng

fangzi
22-05-2014, 12:28 PM
Giản giới: Dương Tự Trọng sinh năm 1962, là con trai của ông Dương Khắc Thụ, nguyên Đại tá Giám đốc Công an Thành phố Hải Phòng trong thập niên 70-80.

Sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống, các anh chị em đều là nắm giữ những chức vụ quan trọng, đều có tiền tài danh vọng. Anh trai là Dương Chí Dũng - cựu Chủ tịch HĐQT Vinalines lừng lẫy một thời. Em gái út là bà Dương Thị Băng Tâm, cũng là một cán bộ trong ngành Công an.

Về bản thân Dương Tự Trọng, có một điều mà ít người biết, đó là Dương Tự Trọng xuất thân trong một gia đình công an nòi, nhưng bản thân Dương Tự Trọng lại không phải theo nghiệp công an từ đầu. Trọng là sinh viên Đại học Bách Khoa và chữa tivi, đồ điện tử rất giỏi.

Trong khoảng hơn chục năm trước, về đánh án hình sự ở phía Bắc này, có những cán bộ công an được coi là có biệt tài đánh án là Phan Văn Vĩnh (GĐ Công an tỉnh Nam Định - nay anh Vĩnh là Trung tướng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát điều tra phòng chống tội phạm), Nguyễn Đức Nhanh (Trưởng phòng Cảnh sát điều tra, Công an TP Hà Nội, rồi sau là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh 2, Giám đốc Công an TP Hà Nội - Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh vừa mới nghỉ hưu năm ngoái) và Dương Tự Trọng.

Ít ai biết, ngoài tài đánh án, Dương Tự Trọng còn đam mê nghệ thuật, thích làm thơ, thích ca hát. Ông sống tình cảm và rất lãng tử, có quan hệ gần gũi, gắn bó với văn nghệ sĩ... bởi vậy có rất nhiều người yêu mến ông. Ông có bài thơ viết về mẹ rất hay và được mọi người yêu thích.

“Chỉ có mẹ thôi!
Không bỏ con, dù thế nào đi nữa
Trái tim nồng nàn, vị tha vời vợi.
Đau đáu thương con, nhẫn nhục trọn đời…”


Dương Tự Trọng khóc, nhận tội thay các đồng phạm
Thứ năm, 22/5/2014 | 09:05 GMT+7

Phút đầu tiên trả lời thẩm vấn, ông Trọng xin tòa mấy giây để mặc niệm cho cha của đàn em, sau đó nhận mình là chủ mưu tổ chức cho Dương Chí Dũng bỏ trốn, những bị cáo khác chỉ thực hành.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Hinh_phap/dng%20t%20trng%203.jpg
Ông Dương Tự Trọng khi đương là Phó Giám Đốc CA Hải Phòng.

Bị cáo được cho là đầu vụ, ông Dương Tự Trọng (nguyên phó giám đốc Công an Hải Phòng, em trai Dương Chí Dũng) trông gày hơn nhiều so với phiên sơ thẩm 4 tháng trước. Cựu cục trưởng Hàng hải Dương Chí Dũng (bị tuyên án tử hình do tham ô, cố ý làm trái trong vụ án khác) bị triệu tập với vai trò nhân chứng. Đầu phiên xử, ông Trọng từ vành móng ngựa thi thoảng ngoái nhìn anh trai và vợ.

8h45, bị cáo Vũ Tiến Sơn khai, ngày 17/5/2012, ông Trọng gọi điện thoại bảo về Hà Nội dự tiệc sinh nhật và thông báo “lo việc của anh Dũng”. Cựu phó phòng cảnh sát hình sự Công an Hải Phòng bảo lúc đó hiểu ý sếp muốn mình làm gì. "Anh Trọng nói đưa ông Dũng lánh đi trốn một thời gian, sợ bố mẹ tuổi cao nghe tin sẽ không chịu được", bị cáo Sơn nói.

Ông Sơn cho biết coi cựu cục trưởng Hàng hải Dũng như anh ruột. "Tôi hiểu do anh Trọng là em trai ông Dũng, để giữ bí mật nên cần tôi đứng ra thay mặt", bị cáo khai và cho biết được sếp Trọng giao liên lạc với Đồng Xuân Phong (nguyên cán bộ Cục Hải quan Hải Phòng) vì người này có mối quan hệ ở nước ngoài, có thể đưa ông Dũng sang Campuchia rồi đi Mỹ.

Tại cuộc gặp với Phong và Dũng "Bắc Kạn" ở nhà riêng của mình, họ đã thống nhất dùng biệt danh để tránh bị phát hiện. "Ông Trọng bảo cứ thế mà làm miễn sao cho an toàn", bị cáo Sơn khai.

Về việc có mặt tại TP HCM vào ngày 20/5/2012, trùng với thời điểm xe của ông Dũng vào tới đây, Sơn khai "cả tôi và anh Trọng đi công tác trong vụ án nổ mìn tại nhà giám đốc Công an tỉnh Thái Nguyên. Tiện việc nên chúng tôi kết hợp luôn".

Theo lời khai của Sơn, bị cáo biết việc ông Dũng không được nhập cảnh Mỹ từ sếp Trọng. Bọc 30.000 USD Sơn giao cho ông Dũng làm lộ phí trốn truy nã cũng là do ông Trọng giao. "Tôi vì tình cảm quá nên vi phạm pháp luật", cựu phó phòng cảnh sát hình sự khai.

Trả lời tòa về lý do xin giảm hình phạt 13 năm tù, ông Sơn cho rằng mình chỉ "thực hành" theo chỉ đạo, hơn nữa đã thành khẩn khai báo. Nói tình tiết xin giảm nhẹ vì gia đình có công trong kháng chiến chống Mỹ, bị cáo trùng giọng, bật khóc bảo muốn được sớm về thắp hương cho bố vừa mất. Ở phía sau, ông Trọng giơ tay động viên người em thân tín này giữ bình tĩnh.

Tương tự, bị cáo Phong (khi xảy ra vụ việc đang là nghi can trốn truy nã suốt nhiều năm về tội Buôn lậu) cho rằng mình và những người khác làm việc này đều vì "tình cảm anh em". Thời điểm đó bị cáo không biết ông Dũng bị khởi tố. Dù thừa nhận "việc bị truy tố là không oan" song Phong cũng mong được giảm nhẹ hình phạt.

Dương Tự Trọng nhận tội thay các đồng phạm

9h30, phút đầu tiên trả lời thẩm vấn, ông Trọng xin HĐXX mấy giây để mặc niệm cho người mất (bố Sơn). Ông bật khóc. Chủ tọa sau đó đã tạm dừng việc việc xét hỏi ít phút.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Hinh_phap/dng%20t%20trng%20khc.jpg
Bị cáo Trọng bật khóc.

Cựu phó giám đốc Công an Hải Phòng cho rằng việc mình làm "không tinh vi" như quy kết của VKSND Tối cao và bản án sơ thẩm vì đi công khai, giữa ban ngày.

"Khi có việc của anh Dũng, gia đình chúng tôi đã quá bất ngờ nên lúc đó tôi nghĩ đến những anh em thân là Tuấn, Sơn, và Ánh. Nếu cần nhờ, tôi có nhiều mối quan hệ xã hội ở Hà Nội. Tôi là người điều tra nên biết và luôn giữ bàn tay sạch", ông Trọng nói.

"Khi nghe anh Dũng báo tin bị khởi tố, tôi bị sốc. Đầu tiên là thương anh, đến bố mẹ. Tôi có bảo anh đi như thế còn bố mẹ, và em. Anh Dũng bảo không bàn gì nữa", bị cáo khai và nhận là người tổ chức mọi việc, nhận không thông báo cho những người tham gia biết "tình hình xấu của ông Dũng".

"Ở Sài Gòn, tôi đã khóc suốt vì thương anh Dũng. Việc anh Dũng bị tử hình như hàng trăm người phạm tội khác đối với xã hội thì bình thường. Tuy nhiên, với gia đình, người thân, với con anh Dũng và con tôi, nước mắt sẽ còn rơi mãi".

Ông Trọng giải thích việc bảo cảnh sát Thắng và Ánh đi cùng ông Dũng là để bảo vệ, lo anh trai bị giang hồ làm càn. "Trong thâm tâm chúng tôi chỉ là che giấu tội phạm. Anh Dũng tự quyết định sang Camphuchia để từ đó sang Mỹ", cựu phó giám đốc Công an Hải Phòng khai.

10h25, bị cáo Trọng cho rằng việc bị quy kết phạm tội khoản 3 điều 275 (Tổ chức người khác trốn ra nước ngoài) là không đúng. "Không thể bảo chúng tôi gây ra dư luận xấu. Anh Dũng lúc bị bắt mới chỉ bị khởi tố tội Cố ý làm trái chứ chưa thêm tội Tham ô. Chả có điều luật nào quy định người bị quy kết phạm tội nghiêm trọng mà những người liên quan khác cũng là gây hậu quả nghiêm trọng", bị cáo trình bày.

Theo cựu phó giám đốc Công an Hải Phòng này, việc làm của ông chỉ bị truy tố hành vi cản trở hoạt động cơ quan điều ra, mức phạt cũng không thể quá 5 năm tù. "Tôi không chỉ muốn xin cho tôi mà còn cho các anh em. Tôi có mặt hay không có mặt trên đời cũng không quan trọng, chỉ tội cho những người thân", bị cáo Trọng nói.

Còn nữa...

fangzi
22-05-2014, 12:32 PM
Xét Xử Phúc Thầm Dương Gia Thiếu Chủ : Dương Tự Trong !
Tiếp theo...


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Hinh_phap/dng%20h%20dng.jpg
Dương gia lưỡng vị "Đại Thiếu Chủ"

Dương Chí Dũng nhận chủ mưu tổ chức bỏ trốn thay em

10h40, với vai trò nhân chứng, ông Dũng cho biết sau khi nhận được mật báo tạm lánh đã điện thoại cho em trai. Khi ông Trọng điều thuộc cấp mang xe đến, ông đã bảo đi về hướng bảo về Móng Cái (Quảng Ninh) vì định trốn sang Trung Quốc. Dọc đường đường đi, bấm tay thấy hướng xấu, ông bảo chuyển hướng vào miền Nam. Do trong túi có visa còn hạn, ông muốn sang Mỹ, tiện thể thăm con gái út.

Trước đó, ông Dũng đã dặn ông Trọng ở nhà chăm sóc bố mẹ và được em phân tích đi như vậy là nguy hiểm, "đi rồi phải về, còn bố mẹ nữa".

Theo lời khai, lúc đầu ông Dũng định đi xe ôm từ Quảng Ninh vào Sài Gòn nhưng ông Trọng ngăn cản vì sợ anh trai nguy hiểm. "Tôi xin khẳng định mọi quyết định đi đâu đều do tôi chứ không phải Trọng. Nếu Trọng không giúp tôi, tôi có thể tự trốn sang Camphuchia được song sẽ phải mất thời gian loay hoay. Tôi rất thấm thía về sai lầm trốn đi nước ngoài vậy, nhất là với em trai và người thân", cựu cục trưởng Hàng hải nói mạch lạc.

10h50, bị trở lại thẩm vấn, ông Trọng cho biết thường lính hình sự khi có lệnh của cấp trên theo thói quen thì không có hỏi han gì. Trong vụ anh trai bỏ trốn, ông cũng chỉ nói ngắn gọn vì không có thói quen nói hết cho anh em. "Việc của tôi, Tuấn làm cũng theo thói quen, tôi nhờ thì đi", bị cáo nhận tội thay cho người bạn làm giám đốc doanh nghiệp.

VKS sau đó hỏi nhiều bị cáo để làm rõ việc ông Trọng có lợi dụng chức vụ khi nhờ vả họ đưa giúp ông Dũng bỏ trốn hay không. Tuy nhiên, câu trả lời đều là "tự nguyện làm".


Theo bản án sơ thẩm ngày 8/1 của TAND Hà Nội, tối 17/5/2012, Dương Chí Dũng bỏ trốn sau biết tin bị khởi tố bị can về hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trong thời gian làm chủ tịch HĐQT Vinalines.

Tại Hải Phòng, phó giám đốc Dương Tự Trọng đã cử người đưa anh trai từ Hà Nội về huyện Hải Hà (Quảng Ninh) bỏ trốn. Mọi việc được ông Trọng giao đồng nghiệp thân tín Vũ Tiến Sơn thay mặt giải quyết. Ông Dũng sau đó được các bị cáo đưa vào TP HCM, ra cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) sang Campuchia rồi tới Singapore. Không xin được visa vào Mỹ, ông Dũng quay lại Campuchia và ở tại đây gần 4 tháng cho tới khi bị bắt theo lệnh truy nã quốc tế vào ngày 4/9/2012.

TAND Hà Nội nhận định, hành vi đưa ông Dũng bỏ trốn của 7 bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng. Việc ông Dũng trốn trót lọt sang Campuchia đã gây khó khăn cho việc điều tra vụ án ở Vinalines. Ông Trọng là cán bộ công an cao cấp nhưng đã làm sai, gây khó khăn cho công tác điều tra của nhà nước.

Sau bản án trên, chỉ duy nhất Hoàng Văn Thắng (44 tuổi, nguyên cán bộ Phòng cảnh sát điều tra các tội phạm về môi trường, Công an Hải Phòng) không kháng cáo, chấp nhận án phạt 5 năm tù.

Bị cáo Trọng đề nghị được giảm nhẹ hình phạt 18 năm tù, xem xét lại cáo buộc đưa 30.000 USD làm lộ phí trốn truy nã. Phạm Minh Tuấn (53 tuổi, Giám đốc xí nghiệp Bạch Đằng, án 5 năm) và Nguyễn Trọng Ánh (29 tuổi, nguyên cán bộ Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an Hải Phòng, án 6 năm) cùng chống án kêu oan.

Bị cáo Vũ Tiến Sơn (cựu Phó Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an Hải Phòng, án 13 năm) cùng Đồng Xuân Phong (40 tuổi, nguyên cán bộ Cục Hải quan Hải Phòng, án 7 năm), Trần Văn Dũng (Dũng "Bắc Kạn", 46 tuổi, giang hồ đất Cảng, án 8 năm) đều muốn được giảm nhẹ hình phạt.

Việt Dũng

thieugia
24-08-2014, 10:44 AM
Lời “thú thật” của chủ tọa phiên xử Dương Tự Trọng

Đăng Bởi Một Thế Giới - 07:40 26-01-2014

Chủ tọa phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng - người ký quyết định khởi tố vụ án cố ý làm lộ bí mật nhà nước từ lời khai của Dương Chí Dũng - cho biết ông không chịu áp lực từ bất cứ ai khi xét xử vụ án.

Sau khi công bố bản án xét xử Dương Chí Dũng và đồng phạm, thẩm phán, chủ tọa phiên tòa Trương Việt Toàn đã nói về những vấn đề liên quan đến vụ án này. Theo ông Toàn, khi xét xử vụ án, HĐXX không phải chịu bất kỳ áp lực từ cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào. “Áp lực duy nhất của chúng tôi là làm sao để vận dụng đúng pháp luật, xử đúng người, đúng tội”, ông Toàn nói.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/An_Nam_quan_lai/trng%20vit%20ton.jpg
Thẩm phán Trương Việt Toàn

Về quyết định khởi tố vụ án cố ý làm lộ bí mật nhà nước, ông Toàn cho rằng HĐXX đã thực hiện đúng thẩm quyền. HĐXX ra quyết định khởi tố vụ án trong một phiên tòa khi xét thấy có dấu hiệu phạm tội cũng không phải là chuyện hy hữu. Mọi đánh giá, nhận định về những lời khai và quyết định khởi tố này đã được HĐXX phán quyết trong bản án.

Trong cuộc đời, ai cũng có lúc phải đấu tranh với những sự lựa chọn vô cùng khó khăn. Nhưng chọn cách nào đi nữa thì cũng phải dựa trên quy chuẩn đạo đức và cơ sở pháp luật. Ông Toàn cho rằng, vụ án này là bài học của nhiều người về sự tỉnh táo trong những quyết định trọng đại. “Bị cáo Trọng đã không sáng suốt và tỉnh táo khi giúp anh mình chạy trốn mặc dù thừa hiểu hậu quả sẽ như thế nào. Trong cuộc đời, ai cũng có lúc phải đấu tranh với những sự lựa chọn vô cùng khó khăn. Nhưng chọn cách nào đi nữa thì cũng phải dựa trên quy chuẩn đạo đức và cơ sở pháp luật. Khi nhận được được điện thoại của Dương Chí Dũng bảo “anh trốn nhé”, bị cáo Trọng đủ tỉnh táo và khuyên anh mình không nên trốn thì mọi việc đã khác”, ông Toàn chia sẻ.

Thanh_long (theo Một thế giới).