PDA

View Full Version : Tản Mạn Ngày Xuân !



minhnhat
01-02-2014, 10:32 AM
Lì xì & Cảm giác được Lì xì...


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Muon_mau/Xuan_Tet/l%20x.jpg
Phong bao lì xì

http://thaicucthieugia.com/images/stories/anhminhoa/anh_daidien_face/shaolaojia%202.jpg Shao Lao Jia

Theo luật tục, tết cổ truyền Việt có hai tập tục đặc biệt quan trọng ấy là tục Đi tết và tục Mừng tuổi.

- Luật tục "Đi tết": Đi tết tuy là luật tục Bất Thành Văn nhưng trong đấy lại qui định rất rõ rằng tất cả đám "hậu bối" tức cái lũ sinh sau phải đặc biệt tôn kính tổ tiên, ông bà cha mẹ, các cô dì chú bác, phải hiếu kính với người già, người cao niên, cán bộ lão thành... và hàng năm vào dịp xuân về tết đến không ít thì nhiều phải có trách nhiệm đóng góp tiền của (cũng có một số trường hợp được đặc cách miễn trừ như gia cảnh quá ư khó khăn hoặc do chưa đủ "lông" đủ cánh), bạc vàng để tỏ lòng hiếu kính với các bậc bề trên.

Tập tục "đi tết" được tiến hành từ ngày 23 tháng chạp, ngày đưa ông Táo về trời và chấm dứt trước thời khắc giao thừa (sau thời điểm đó mọi sơn hào hải vị, tuyệt kỹ kungfu, chân tàng bí bản... đều trở nên không có giá trị vì người Việt cho rằng như thế là không hiếu kính tổ tiên - đây cũng là lý do vì sao cứ tết đến lại ách tắc tàu bè ).

- Luật tục Lì xì: Không hiểu nguồn gốc của hai chữ lì xì có từ thời nào và đến từ đâu ? Người bảo rằng nó là tiếng Pháp, người bảo đó là tiếng "lợi thị - 利 市" của mấy chú A Hú, A lía người Quảng Đông... nhưng theo tui biết, ở quê tui các cụ nói đấy là tục "mừng tuổi".

Xưa kia do xã hội thường xuyên động lãng, chinh chiến liên miên do vậy cuộc sống quá ư bất ổn, khó khăn trong khi đó nhà nào cũng con đàn cháu đống* nên chẳng ai thích con cái cứ "đẹt", cứ còi cọc mãi bao giờ. Ông bà cha mẹ thì mong cháu con "Hay ăn chóng nhớn" để gánh vác trọng trách gia đình, của giang san xã tắc; các anh chị mong cho em "chóng nhớn" để đỡ đần, san xẻ công việc với mình; người thân, láng giềng hàng xóm cũng mong cho "chóng nhớn" để giúp đỡ gia đình, để thôn cường hương thịnh... và thậm chí có người còn mong cho chóng lớn chỉ để dỡ phải... lì xì .


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Muon_mau/Xuan_Tet/03%20.jpg

Theo tập tục, thủ tục Lì xì chỉ được tiến hành từ thời khắc giao thừa, kéo dài cho hết ba ngày xuân (hiện nay do cơ chế thông thoáng nên các cụ cho phép được quyền nhận và đòi tiền lì xì đến hết "mùng"). Và cũng chỉ có trẻ con mới được lì xì và có quyền được háo hức chờ người lớn lì xì và quyền "đòi" được lì xì - mừng tuổi.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Dao_gia/sinh%20%20t%20b.jpg
Sinh Tử Bạ của Địa phủ

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Dao_gia/01.jpg
Đạo gia Sinh tử bạ

Hôm qua đi chúc tết, được đứa cháu lì xì (1 tr), chợt thấy mình như bé lại, tuy da dẻ nhăn nheo nhưng xúc động vô cùng . Cả đêm suy nghĩ rà soát lại tất cả cổ luật thấy không có bất cứ khoản, mục nào qui định mình được hưởng cơ chế "lì xì". Chỉ khi giở đến "Sinh Tử Bạ - 生 死 簿" thấy trong đó ghi: Kẻ nào vượt qua ngưỡng "tri thiên mệnh" thì được phép nhận Lì Xì !

!!!

Dù gì cũng cảm ơn "Sinh Tử Bạ" .

------------------------------
* Người xưa quan niệm nhà nào có con đàn cháu đống thì dòng họ thịnh vượng, gia đình hạnh phúc. Bởi vậy thường chúc: "Đa tử đa tôn đa phú quí" là vậy.

backieuphong
07-02-2014, 02:14 PM
NGÀY XUÂN THƠ RƯỢU

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/Vo_say/ty%20quyn%207.jpg


"Trời đất sinh ra rượu với thơ
Không thơ không rượu sống như thừa
Công danh hai chữ mùi men nhạt
Sự nghiệp trăm năm nét mực mờ"
Tản đà (Ngày Xuân thơ rượu)

Qua cuộc bàn luận sau đây, chúng ta cùng sẽ ghé thăm tư tưởng của những nhà thi sĩ, một giới tiêu biểu của tâm hồn lãng mạn của những người Việt Nam mình, và quan niệm của họ về những chất men say. bởi vì:

*Rượu trong đời sống:

Tự cổ chí kim, rượu đã là bạn với mọi lớp người trong xã hội, từ người hành khất đến giới vương giả, từ thi nhân tới tục tử . rượu không biết biên giới, không biết đến hèn sang, lại coi màng địa vị, cũng không phân biệt nam hay nữ, và đôi lúc cũng không còn biết đến ngày và đêm . Rượu cũng như cái cuộc đời của con người: lúc trầm, lúc thăng, lúc bổng. Ngọt, bùi, cay, đắng rượu đều có cả.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/Vo_say/ty%20quyn%202.jpg

Rượu cũng đã mang nhiều danh tiếng và cũng mang nhiều tai tiếng xấu nữa Nhưng cái hại của rượu là ở chỗ người ta lạm dụng nó chư không phải là bản chất của rượu, vì bản chất của rượu rất là tinh khiết và trầm mặc (lặng lẽ, sâu kín). Có những lúc người ta uống rượu vô tội vạ để rồi quậy phá đời sống hàng ngày của chính mình và những người xung quanh như là Tản đà lúc "Lại Say":


"Say lúy túy nhỏ to đều bất kể"

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/Vo_say/ty%20quyn%204.jpg

Ðó là lối uống của những ngông cuồng trong giây lúc, những lúc buồn thảm não mà thiếu người tri kỷ, hay là lối uống của những kẻ phàm phu tục tử, chúng ta sẽ khỏi phải bàn tới làm gì.

Rượu uống mà đem đến say sưa không kiềm chế được thì đúng là: "Say sưa nghĩ cũng hư đời" như ông vua châm biếm Tú Xương đã tự cười mình, bởi thế nên cụ đã đặt rượu vào một trong "Ba cái lăng nhăng" mà đấng nam nhi chúng ta thường hay vấp phải:


"Một trà, một rượu, một đàn bà
Ba cái lăng nhăng nó quấy ta
Chừa được cái nào hay cái nấy
Có chăng chừa rượu với chừa trà"

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/Vo_say/ty%20quyn%205.jpg

Theo bạn nghĩ từ xưa đến nay những người phàm phu tục tử như chúng mình đây có chừa được cái nào không? Nói thế chư sao mà chừa được, THI-TỬU là một cặp bài trùng không đối thủ ("rượu thơ mình lại với mình" - Tản đà), bởi thế cho nên đến nay ta mới có trăm ngàn bài thơ ca bất tuyệt của người xưa. Dầu những bài thơ men mùi rượu chếnh choáng nhưng vẫn hàm chưa những ý tưởng và tình cảm cao quí làm cho bao thế hệ mê say và bái phục.

Trong những câu hát phổ thông trong dân gian Việt Nam được truyền lại có câu:


"Còn trời, còn nước, còn non
Còn cô bán rượu, anh còn say sưa"

nói thế này thì mới cảm nghĩ được tại sao người ta vẫn nghĩ rằng dân tộc Việt Nam ta lãng mạn lắm!


"Ðồng đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh."

Nàng Tô Thị là một hòn đá tự nhiên ở Lạng Sơn, nàng đã đưng đó cả ngàn năm nay. nhưng cách đây dăm ba năm, trong một cuộc khai thác đá ở Lạng Sơn, người ta đã vô tình một cách tàn nhẫn làm mất đi chỗ đứng của nàng Tô Thị . thật tiếc lắm thay!

Tôi xin được đổi câu thơ lại là:


"Ðồng đăng có phố Kỳ Lừa
Mất nàng Tô Thị, còn chùa Tam Thanh."

Câu ca dao còn tiếp:


"Ai lên xư Lạng cùng anh
Tiếc công bác mẹ sinh thành ra em
Tay cầm bầu rượu nám nem
Mảng vui quên hết lời em dặn dò."

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/Vo_say/cung%20tu.jpg

Người xưa liệt rượu vào một trong năm thú chơi tao nhã nhất của con người: Cầm - Kỳ - Thi - Tửu - Họa. Ðiều đó đã chưng minh rằng thú uống rượu đã có chỗ đưng từ ngàn xưa.

*Rượu trong làng thơ:

Trong cuộc đời có ba cái buồn da diết nhất: một là thi hỏng ("thi không ăn ớt thế mà cay") hay là:


"Bụng buồn còn muốn nói năng chi
Ðệ nhất buồn là cái hỏng thi
Mọi việc văn chương thôi cũng nản
Trăm năm thân thế có ra gì?"

Hai là khi người yêu không đến! (Hay nói nôm na là bị leo cây), một nỗi buồn da diết . buồn đến độ người ta đã viết thành nhạc: ".Chiều thư bảy mưa rơi, sao bóng em chẳng thấy." để các chàng trai đang yêu lại thẫn thờ! Và ba là buồn mà không có người tri âm, hay là người để tâm sự (đã buồn rồi mà không nói được nên lời thì lại buồn gấp trăm lần!) . một nổi buồn mà Hàn Mặc Tử đã cho là buồn tận gan.

Bởi thế cho nên nhiều người đã tìm cách để vơi sầu bằng cách ca hát hay làm thơ . và rượu đã là tri nhân tri kỷ của thi nhân tự bao giơ . Nhiều thi hưng đã bắt đầu bằng tửu hưng:


"Cạn rượu rồi thơ mới vẻo von"
Nguyễn Vỹ (Gửi trương tửu)

Nhiều người đã nhờ men rượu để đem đến một tinh thần phấn chấn, sảng khoái hơn, can đảm hơn. Những chàng trai trẻ bao thế hệ đã mượn men rượu để che đậy sự thẹn thùng của mình để tỏ tình với người yêu. Từ Tản đà trong "Thơ rượu":


"Rượu say thơ lại khơi nguồn
Nên thơ, rượu cũng thêm ngon giọng tình"

Nhiều vần thơ khi đã có men say ướm vào làm cho nó có một phong vị đặc sắc và lãng mạn hơn:


"Ðêm Xuân một trận nô cười
Dưới đèn chẳng biết rằng người hay hoa
Khi vui quên cả cái già
Khi say chẳng dốc giang hà cũng say"
Tản đà (Say)

Ðối với câu:


"Khi vui, vui lấy kẻo già
Con men dốc cả giang hà chưa say"

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Vo_lam/Vo_say/ty%20quyn.jpg

Hay là:


"Thương ai cho bận lòng đây
Cho vơi hũ rượu, cho dầy túi thơ"
Tản đà (Thơ rượu)

Ðúng là rượu càng vô thơ càng lai láng! Cho đến Hàn Mặc Tử:


"Ðêm nay lại giống đêm nào
Nhắp xong chung rượu buồn vào tận gan"
(Sống chết đêm nay)

Hay là Lý Bạch trong bài "Trên lầu Tạ Diểu":


"Nâng chén giải sầu, sầu thêm lai láng!
Rút dao chém nước, nước lại càng trôi!
Ðã mấy ai đắc chí ở trên đời?
Thì xõa tóc, cưỡi thuyền chơi, mai sớm!"

*Rượu và sức khỏe:

Rượu khi uống vừa phải lại rất bổ cho sưc khỏe. Người Pháp là người ăn uống nhiều đồ bổ, chất béo nhất thế giới với hàng trăm loại cheese tiêu thụ hàng ngày như mình dùng nước mắm, và món ăn Pháp chính tông lại cũng rất là nhiều chất béo - nhưng lại là người ít bị ảnh hưởng tới cholesterol và tim nhất. Năm 1991, ở Mỹ trong chương trình 60 minutes, họ gọi sự ảnh hưởng của rượu vang với sưc khỏe của người Pháp là "The French Paradox". Bởi vì, người Pháp ăn đồ nhiều chất béo hơn người Mỹ, hút thuốc nhiều hơn người Mỹ, ít tập thể dục thể thao hơn người Mỹ, nhưng số người bệnh về tim (coronary heart disease) lại ít hơn người Mỹ nhiều. Họ cho đó là vì người Pháp uống rượu đỏ nhiều.

Ngày hôm sau, thiên hạ trong khắp nước Mỹ đổ xô nhau đi mua rượu đỏ uống, đặc biệt là Merlot (vì rượu này dễ uống). Khoa học đã chưng minh rằng đó là vì họ uống rượu điều độ, nhất là rượu vang đỏ mỗi ngày. Ngày nay dân Mỹ là một dân tộc có tửu lượng cao trên thế giới, bình quân mọi người tiêu thụ khoảng 25 chai một năm. Vậy mà trung bình các bác Tây (Pháp) lại chỉ uống . 60 chai một năm. bái thầy, bái thầy!!!

Tửu lượng mỗi người mỗi khác, nhưng nói chung theo y học tây phương thì nếu bạn uống từ 1 ly cho đến chai mỗi ngày khi ăn cơm thì rất bổ ích cho sưc khỏe của bạn.

Tê Tam Thừa (Lược trích trong bài nói chuyện chủ đề "Rượu, thơ, và các món ăn Việt Nam" - 1999).

Backieuphong sưu tầm