PDA

View Full Version : An Nam Quan Lại Tào Lao_Tán Dzóc_Bi Hùng Chuyện !



minhnhat
04-03-2014, 10:23 AM
http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/logo_thieugia/thi%20thun%206.jpg

Mưu kế “cái đinh gỉ” và chuyện dinh thự ông Trần Văn Truyền


(Soha.vn) - 6 căn nhà gỗ trong dinh thự rộng mênh mông 16.000m2 của ông Trần Văn Truyền – nguyên UVTW Đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ, không có lấy một chiếc đinh.

Khi thủ phạm của vụ sập cầu treo Lai Châu được phát hiện là…một chiếc ốc, nhà thơ – nhà báo Hồng Thanh Quang đã đưa ra một nhận xét rất đáng suy nghĩ: “Vụ sập cầu ở Lai Châu cho thấy, lắm khi chỉ một cái đinh nhỏ có thể làm sụp đổ cả một công trình lớn... Vậy mà chúng ta cứ quen mồm nói: Chẳng là cái đinh gì! Một xã hội coi rẻ tầm quan trọng của những cái đinh luôn bị rình rập bởi những sự cố bất ngờ thê thảm”. Nhận xét này đúng có thể đúng với đại đa số, nhưng lại có vẻ không đúng với thiểu số quan chức biết vận dụng binh pháp Tôn Tử. Trong nhiều tình huống ngặt nghèo, các VIP này không hề coi thường những vật dụng tầm tầm như kiểu “chiếc đinh gỉ”, trái lại còn đặt lên vai chúng những trọng trách hết sức nặng nề: Gánh tội thay.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/tham_quan/v%20tin.jpg

Khi hàng trăm bệnh nhân đang sôi sục đòi phải xử lý trách nhiệm lãnh đạo Bệnh viện mắt Hà Nội trong việc đánh tráo thủy tinh thể đắt tiền thành thủy tinh thể rẻ tiền, thì các đồng chí lãnh đạo này đã nhanh tay tung kế Lý đại đào cương trong binh pháp (Đưa cây lý chết thay cây đào: Người lớn làm họa, bắt người bé chịu tội thay). Và thế là, tội trạng hoàn toàn thuộc về… cái dấu và sự lơ đãng của nhân viên tài vụ: “Sai sót này chúng tôi đã chỉ rõ thuộc về phòng tài vụ, do tự khắc dấu, đóng cho nhanh”.

Tháng 5.2013, trong một công văn của Bộ Xây dựng có một lưu ý hết sức lạ lùng: “Không xây dựng các công trình kiến trúc theo hướng nhại kiến trúc cổ điển Pháp - châu Âu”. Khi thấy dư luận hoảng hốt quá, Lý đại đào cương một lần nữa lại được sử dụng nhuần nhuyễn: Sở dĩ có câu lưu ý dài ngoằng này là do khâu… in ấn. Ở một xó nào đó của văn phòng Bộ, đọc được lời giải thích tài tình này của lãnh đạo, anh nhân viên phụ trách in ấn chắc phải nghiến răng đến trẹo quai hàm và thầm xỉ vả mình thấp cổ, bé họng.

6 căn nhà gỗ trong dinh thự rộng mênh mông 16.000m2 của ông Trần Văn Truyền – nguyên UVTW Đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ, không có lấy một chiếc đinh. Có lẽ ông sợ những chiếc đinh sẽ gỉ nên làm nhà toàn bằng gỗ đặc biệt. Mà gỗ đặc biệt thì không cần đinh, vì mộng còn chắc gấp 10 lần đinh, ở cả 10 đời chưa long lở.

Không biết có phải vì sợ cây bút của mình cũng có thể bị gỉ nên từ khi biết mình sẽ về hưu, tháng 3/2011 đến ngày 3/8/2011, ông Truyền đã kịp ký bổ nhiệm gần 60 cán bộ cấp vụ? Phát biểu về con số bổ nhiệm kỷ lục này, Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội Lê Như Tiến đề nghị: “Các cơ quan chức năng phải xem lại tất cả các trường hợp được ông Truyền đưa vào bổ nhiệm để làm rõ nghi ngờ của dư luận”.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/tham_quan/truyen%201.jpg

Trong bộ máy công quyền, mỗi một vị trí cán bộ lãnh đạo phải là những chiếc đinh ốc chắc khỏe thì guồng máy phục vụ đất nước mới trơn tru. Việc bổ nhiệm sai cũng giống như lắp những chiếc đinh gỉ luôn rình rập làm sập cả dây chuyền. Đó là chuyện vĩ mô. Những người phụ nữ như chị Thái Thị Ngọc (41 tuổi ở Cam Lộ, Quảng Trị) thì chỉ quan tâm đến cái vi mô. Mấy ngày trước chị Ngọc “được” xuất viện tại Bệnh viện TƯ Huế. Nhưng thay vì niềm vui giã từ bệnh tật, thì chị lại phải xuất viện để về nhà… chờ chết. “Cái van gỉ” trong tim đòi người phụ nữ này phải có 70 triệu đồng để phẫu thuật. Nhưng một thảo dân như chị đâu có bổng lộc gì, tự làm lụng nuôi ăn đã khó, lấy đâu tiền triệu để đổi mạng sống?! Chính vì vậy, dù không có cây bút quyền lực như ông Truyền, chị Ngọc vẫn phải ký tên mình vào sổ tử.

Bớt được mỗi “cái đinh gỉ” trong bộ máy công quyền thì “cái van gỉ” trong tim, trong lòng hàng ngàn, hàng vạn người như chị Ngọc, sẽ được thay mới.
-----------------------------------------
Minhnhhat sưu tầm
Nguồn: http://soha.vn/xa-hoi/muu-ke-cai-dinh-gi-va-chuyen-dinh-thu-ong-tran-van-truyen-20140304001948711.htm

fangzi
30-03-2014, 04:56 AM
Từ nghi án hối lộ 16 tỷ, 'lộ' vụ 'nghiên cứu' 7 tỷ USD

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/ngi%20a%20tin.jpg
29.03.2014 | 08:05 AM

"Đại biểu Quốc hội Lê Văn Học, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông Hà Nội, đã từng phát biểu là ông chưa bao giờ thấy một dự án mà tiền dành cho việc nghiên cứu chiếm tới 11% tổng mức đầu tư như dự án này, cụ thể là tới 7 tỉ USD".

Dự án vô lý những vẫn ráo riết vận động với quyết tâm cao

Trước thông tin Tập đoàn Tư vấn Giao thông Nhật Bản (JTC) khai báo với Văn phòng Công tố Tokyo rằng họ đã đưa hối lộ cho cán bộ thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam 16 tỉ đồng để có được hợp đồng tư vấn thiết kế dự án sử dụng vốn ODA của Nhật tại Hà Nội, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết nhận định với VTC: "Đây là những thông tin chính thức từ phía Nhật Bản vì cơ quan bảo vệ pháp luật của họ đã có kết luận và các đối tượng phạm tội hối lộ cũng đã thừa nhận. Vấn đề còn lại chỉ là các cơ quan chức năng của Việt Nam cần chủ động vào cuộc để tiếp cận các thông tin từ Nhật Bản, từ đó có hướng xử lý".

Điều đáng nói là sau đó, ông đã "tiết lộ" một vụ việc khác của ngành đường sắt gây sốc hơn. "Khi còn là đại biểu Quốc hội, tôi thấy có những dự án cực kỳ vô lý nhưng vẫn được đưa ra, ráo riết vận động đại biểu đồng ý và thể hiện quyết tâm thực hiện rất cao. Một trong những dự án vô lý đó là Dự án Đường sắt cao tốc Bắc – Nam. Vận động ráo riết lắm. Theo phản ánh của đại biểu Quốc hội và báo chí lúc đó, trước kỳ họp, có trên 20 đại biểu được Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam mời đi nước ngoài tham quan đường sắt cao tốc.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/An_Nam_quan_lai/gs%20nguyn%20minh%20thuyt.jpg
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết cho biết, dù dự án đướng sắt cao tốc Bắc - Nam đã bị quốc hội bác bỏ nhưng người ta vẫn dành 7 tỷ USD để "nghiên cứu" nó.

Cuối cùng, dự án này vẫn bị Quốc hội bác bỏ. Nhưng Bộ và cấp cao hơn Bộ sau đó vẫn chỉ thị nghiên cứu, lập ban quản lý để làm các đoạn đường sắt cao tốc Nha Trang – TP. HCM và Hà Nội – Vinh.

Vì vậy, tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa 12, tôi từng chất vấn Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng về chuyện này. Để biện minh, Bộ trưởng dẫn ra diễn văn bế mạc kỳ họp của Chủ tịch Quốc hội và cho rằng dựa theo diễn văn này, có thể hiểu là Quốc hội đã cho phép.

Khi đó, tôi đành phải nhắc Bộ trưởng là theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì diễn văn khai mạc, bế mạc kỳ họp Quốc hội không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Đến nhiệm kỳ này, Bộ Giao thông Vận tải đã cho dừng dự án".

"Tôi còn nhớ trong cuộc thảo luận về Dự án Đường sắt cao tốc, đại biểu Quốc hội Lê Văn Học, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông Hà Nội, đã từng phát biểu là ông chưa bao giờ thấy một dự án mà tiền dành cho việc nghiên cứu chiếm tới 11% tổng mức đầu tư như dự án này, cụ thể là tới 7 tỉ USD", GS.TS Nguyễn Minh Thuyết nhấn mạnh về số tiền bỏ ra để "nghiên cứu".

"Rõ ràng, đằng sau việc này phải có vấn đề"

Ông Lê Như Tiến, phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh niên thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cũng đồng quan điểm. Theo ông Tiến, việc ngành đường sắt nôn nóng và sốt ruột trong việc đề xuất xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam đã khiến ông nghi ngờ.

Ông cho biết, tại kỳ họp Quốc hội khóa XII (2007-2011), ngành đường sắt rất “hăng hái”, "nhiệt tình", rất nôn nóng mong muốn Quốc hội thông qua dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam.

"Tôi đã ngờ ngợ là có vấn đề gì đó. Sau đó họ vẫn quyết tâm làm. Họ không làm dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam nữa mà chia ra thành từng đoạn nhỏ để làm.

Tôi tự đặt ra câu hỏi: “Tại sao ngành đường sắt phải nôn nóng và sốt ruột đến thế?”. Rõ ràng, đằng sau việc này phải có vấn đề gì đó.


http://xmedia.nguoiduatin.vn/133/2014/3/29/hoi%20lo%2016%20ty%202.jpg
Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam đã được vận động nhiệt tình tới mức làm nhiều đại biểu Quốc hội nghi ngờ. (Ảnh minh họa)

Khi đó, do chưa có những bằng chứng đầy đủ nên đại biểu Quốc hội chỉ phân tích đưa ra vấn đề. Bây giờ đã có nhiều thông tin về việc nhận hối lộ mà báo chí Nhật Bản cũng đã đưa", ông nói.

Quay lại nghi án hối lộ 16 tỷ, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết nói: "Đây đúng là một vụ PCI thứ hai, nhưng tôi nghĩ sẽ chưa phải là vụ cuối cùng, cho nên lần này chúng ta phải làm thế nào để bịt chặt tất cả các kẽ hở trong công tác đầu tư, đấu thầu nhằm chấm dứt tình trạng này.

Rõ ràng nó liên quan tới một số quan chức trong ngành giao thông Vận tải. Nhưng chắc một mình mấy ông dự án cũng không thể “nuốt trôi” 16 tỉ đồng đó đâu".

Cho đến nay, về nghi án hối lộ 16 tỷ cho một số quan chức đường sắt, 10 người đã phải giải trình, trong đó có ông Lê Mạnh Hùng - nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, ông Nguyễn Đức Thắng - Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam (nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông), ông Triệu Khắc Dũng - Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ cao tốc thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam (nguyên Phó Trưởng phòng Thẩm định 1, Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông).

PV

fangzi
16-07-2014, 05:05 PM
Thủ tướng lên tiếng về việc Trung Quốc dời giàn khoan

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Thứ tư, 16/7/2014 | 14:03 GMT+7

Khẳng định bảo vệ chủ quyền là nhiệm vụ thiêng liêng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Trung Quốc không tái diễn hành vi đặt trái phép giàn khoan trên thềm lục địa của Việt Nam.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Chinh_khach/nguyn%20tn%20dng%2001.jpg
Thủ tướng với ngón tay chỉ thiên - một kiểu chỉ khiến Trung Cộng không dám ở lâu ?!

Mở đầu phiên họp chuyên đề về công tác xây dựng pháp luật sáng 16/7 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, lãnh đạo các bộ Quốc phòng, Công an và Ngoại giao đã báo cáo việc Trung Quốc di chuyển giàn khoan về hướng đảo Hải Nam và đến sáng 16/7, giàn khoan Hải Dương 981 cùng tàu hộ tống đã ra khỏi vùng biển Việt Nam.

Thủ tướng đánh giá cao và biểu dương các cơ quan chức năng, lực lượng thực thi pháp luật trên biển, bà con ngư dân, đồng bào trong và ngoài nước đã biểu thị thái độ và trách nhiệm cao, đấu tranh bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Quoc_te/hd%20981a.jpg
Ngày 16/7, Trung Quốc đã rút toàn bộ tàu hộ tống và giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển VIệt Nam. Ảnh: TTXVN.

"Việt Nam luôn kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền bằng sức mạnh tổng hợp và các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế; yêu cầu Trung Quốc không tái diễn hành vi hạ đặt trái phép giàn khoan cũng như các hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên vùng biển của Việt Nam", Thủ tướng nhấn mạnh.

Tái khẳng định Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp với Trung Quốc trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi và phát triển, Thủ tướng cho hay Việt Nam sẵn sàng cùng Trung Quốc và các bên liên quan đàm phán hòa bình, giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo luật pháp quốc tế.

"Bảo vệ chủ quyền là nhiệm vụ thiêng liêng, đòi hỏi chúng ta phải thường xuyên, liên tục chủ động và kiên quyết đấu tranh với mọi hành vi xâm phạm; đồng thời đoàn kết một lòng, phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường tiềm lực mọi mặt của đất nước", Thủ tướng nhấn mạnh.

Trước đó, từ 2/5, Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong thềm lục địa Việt Nam, kéo theo hàng trăm tàu hộ tống gồm cả tàu quân sự, máy bay. Tàu Trung Quốc đã đâm va, phun vòi nước công suất lớn làm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam, hư hỏng nhiều tàu kiểm ngư và bị thương nhiều cán bộ thực thi pháp luật của Việt Nam.

Chí Hiếu

thieugia
28-07-2014, 08:42 PM
Bộ trưởng Thăng “vi hành”, các công trường sợ “toát mồ hôi”!

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/dan%20tri%20logo.jpg
Thứ Hai, 28/07/2014 - 06:46

(Dân trí) - “Nhiệm vụ của tư vấn giám sát là phải theo dõi, kiểm tra tiến độ và chất lượng thi công, thế nhưng khi nghiệm thu thì các ông lại giở bài “đánh võng” rồi “lượn” chán chê để gây khó dễ, vòi vĩnh chia tiền rồi mới ký cho nhà thầu”. Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã lên án thái độ làm việc không nghiêm túc, thiếu trách nhiệm của đội ngũ tư vấn giám sát (TVGS) như vậy, khi kiểm tra Dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Bình Định vào cuối tuần vừa qua.

“Dọa” bỏ tù nếu phát hiện tiêu cực

Trên đoạn tuyến này, việc triển khai dự án tại đây đang có sự điều chỉnh về biện pháp thi công cầu nhưng không hiểu lí do tại sao những người cần ký duyệt lại cứ lừng khừng gây chậm tiến độ, trong khi đó đại diện chủ đầu tư là Ban Quản lý Dự án 2 (Ban 2) lại không đưa ra được những lý giải rõ ràng. Biết tình hình, Bộ trưởng Đinh La Thăng tỏ ra bực bội với lãnh đạo Ban 2: “Ở đây không có chỗ cho người sợ trách nhiệm. Đã ra “chiến trường” là phải dám quyết định, còn nếu không dám thì nghỉ để người khác làm! Ông là người quyết định việc thiết kế, khi có đề xuất điều chỉnh hợp lí để đẩy nhanh tiến độ thì ông phải đồng ý ngay để triển khai, chứ ông lại chờ người này ký người kia ký rồi mới quyết là sao? Tôi ra lệnh triển khai ngay giải pháp thi công mới, thủ tục làm sau!”.


http://dantri4.vcmedia.vn/zBWMWGSUq5Jhg0bdkuZf/Image/2014/07/BotruongThang2-4d8b7.jpg
Bộ trưởng Đinh La Thăng đi thị sát, kiểm tra các công trường cầu đường phía Nam và Dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1 từ Đồng Nai ra Thừa Thiên-Huế

Với quyết định tức thì của Tư lệnh ngành ngay tại công trường, chủ đầu tư, nhà thầu và tư vấn thiết kế không còn gì để giải thích thêm và liên hồi gật đầu dạ vâng. Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu Ban 2 phải cử người có năng lực tốt nhất và dám chịu trách nhiệm túc trực trên công trường để điều hành công trường.

“Tôi nói các ông có giận thì cứ việc giận, nhưng thực sự là nếu công khai minh bạch thì ký duyệt được ngay, đằng này các ông còn thích “lượn” rồi lại bày trò giảm cái này tăng cái kia thì phải như thế nào, có khi còn phải ăn chia xong mới ký. Tôi nhắc lại cho các ông biết, Dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1 là dự án trọng điểm quốc gia, không cho phép bất kỳ một trường hợp nào để xảy ra tiêu cực, tham nhũng ở đây. Tiến độ và chất lượng công trình phải đảm bảo!” - Bộ trưởng Đinh La Thăng “đe” các đơn vị thực hiện dự án.

Riêng với TVGS, Vị Bộ trưởng này cho biết đã nhận được rất nhiều phản ánh của các nhà thầu về việc TVGS “vòi” tiền rồi mới ký nghiệm thu công trình. Không chờ TVGS lên tiếng “chào hỏi”, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã gọi TVGS ra trước mặt và thẳng thắn nêu ra tình trạng bất hợp tác, cố tình “nhũng nhiễu” để gây khó khăn cho nhà thầu trong việc nghiệm thu thanh toán. “Nhà thầu làm đến đâu là phải giám sát chất lượng cho họ, xong thì phải ký thanh toán! Các ông là hay “đánh võng” lắm đấy, thậm chí còn mặc cả với nhà thầu về khối lượng để ký trước rồi tính lãi suất, khi có thay đổi biện pháp thi công thì ngồi tính toán ăn chia với nhau xong mới ký… Các ông bỏ ngay những ý nghĩ đó đi! Tôi mà phát hiện thì tôi cho đi tù đấy.” - Bộ trưởng Đinh La Thăng bắt bài đối với TVGS.

Dừng xe đột xuất, ra “tối hậu thư”

Cũng tại Dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Bình Định, khi cả đoàn xe đi kiểm tra dự án đang chạy phăm phăm đi qua huyện Phù Cát để tiến đến địa điểm đã được bố trí theo kế hoạch thì Bộ trưởng Đinh La Thăng bất ngờ dừng xe và băng qua đường nhanh như chớp, vị Bộ trưởng này “nóng” mặt khi phát hiện việc thi công cống thoát nước cao hơn nhà dân cả mét.


http://dantri4.vcmedia.vn/zBWMWGSUq5Jhg0bdkuZf/Image/2014/07/congtruongB-4d8b7.jpg
Công trường thi công có hệ thống cống thoát nước cao hơn nền nhà dân cả mét bị Bộ trưởng Thăng dừng kiểm tra đột xuất

Do dừng xe gấp và chưa hiểu chuyện gì xảy ra nên cả Ban Quản lý Dự án, Tư vấn thiết kế, TVGS, nhà thầu và lãnh đạo các Cục, Vụ đi theo Bộ trưởng được phen toát mồ hôi hột! Còn chưa kịp “hoàn hồn” thì lại bị Bộ trưởng “truy” tới tấp: Ai thiết kế? Ai trình? Ai duyệt? Còn chưa kịp “hoàn hồn” nên các đơn vị này trả lời Bộ trưởng với giọng lí nhí: Do Tedi thiết kế, Cục Quản lý Xây dựng và chất lượng công trình trình duyệt thưa Bộ trưởng. Bộ trưởng Đinh La Thăng tiếp tục gay gắt: “Thiết kế thế này à? Các anh nhìn đi, đường cao hơn nhà dân thế này mà chấp nhận được à? Làm công trình thế này để đánh đố người dân à? Tôi đã nói bao nhiêu lần rồi, đường không được phép cao hơn nhà dân. Hạ thấp ngay nền đường và cống thoát nước xuống!”. Lúc này, các đơn vị thực hiện dự án giải thích do bản thân nền nhà dân trước kia đã thấp sẵn nên khi cải tạo nâng cấp nền đường thì thành ra độ cao càng chênh lên. Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Thăng, các đơn vị thực hiện dự án cam kết sẽ hạ thấp nền đường và cống thoát nước xuống, công việc này sẽ được hoàn thành trong vòng 20 ngày.

Tại Dự án đèo Phú Gia - Phước Tượng trên địa phận tỉnh Thừa Thiên-Huế, trước thực trạng dự án được khởi công đã hơn 1 năm nhưng đến nay công trường vẫn lèo tèo, tiến độ thi công chậm chạp, chủ đầu tư là Công ty CP Phước Tượng - Phú Gia không có tiền để giải phóng mặt bằng, Bộ trưởng Thăng ra “tối hậu thư” đến 31/7 tới đây nếu chủ đầu tư không thể hiện được năng lực tài chính và điều kiện giải ngân cho dự án thì Bộ GTVT sẽ thay thế chủ đầu tư khác. Chưa hết, Bộ trưởng Đinh La Thăng giao Vụ trưởng Vụ PPP (đối tác công - tư) chịu trách nhiệm giám sát chủ đầu tư thực hiện những cam kết về ký hợp đồng tín dụng vay vốn tại Dự án đèo Phú Gia - Phước Tượng, nếu đến hạn 31/7 mà chủ đầu tư vẫn không có tiền thì sẽ quy trách nhiệm cả Vụ trưởng Vụ PPP.

Châu Như Quỳnh

thieugia
31-07-2014, 04:14 AM
Bộ trưởng Thăng nhận tin nhắn lạ về 500k
http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/ngi%20a%20tin.jpg
30.07.2014 | 11:25 AM

Sáng 29/7, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã có buổi làm việc với Tổng cục Đường bộ Việt Nam về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ và các nhiệm vụ trọng tâm của Tổng cục trong thời gian tới. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Thăng đã rất quyết liệt khi truy trách nhiệm để lọt xe quá tải.

Người đứng đầu Bộ GTVT đặt câu hỏi, ai cũng nhìn thấy xe quá tải vẫn nghênh ngang trên đường nhưng tại sao chẳng bắt được trường hợp nào tiêu cực? Trách nhiệm của ông Hà (Chánh Thanh tra Bộ GTVT Lê Thanh Hà) và ông Huyện (Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN Nguyễn Văn Huyện) đến đâu?


http://xmedia.nguoiduatin.vn/159/2014/7/30/bo-truong-dinh-la-thang.jpg
Bộ trưởng Đinh La Thăng làm việc với Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ảnh: Bộ GTVT).

Trước câu hỏi của Bộ trưởng, ông Lê Thanh Hà báo cáo, lực lượng Thanh tra Bộ và Thanh tra Tổng cục đã kiểm tra 180 ngàn lượt xe, trong đó có 32 ngàn xe vi phạm (chiếm 16,7%). Đối với công tác kiểm tra, kiểm soát tải trọng xe tại các địa phương, Thanh tra Bộ đã kiểm tra được 23 địa phương, Tổng cục đã thành lập 8 đoàn để đi kiểm tra.

Chưa dừng lại tại đó, Bộ trưởng Thăng hỏi tiếp, tại sao không kiểm tra cả mấy ông Thanh tra? Vì sao xe quá tải đi từ Bắc vào Nam qua bao nhiêu tỉnh mà không bị phát hiện, xe vẫn “lọt” mà Thanh tra không biết? Ban ngày cả trăm xe quá tải nằm “phục” trước trạm cân, chỉ qua một đêm không còn xe nào hết, các xe tự bốc hơi hay sao?

Ông Hà cho biết, ngoài trạm cân cố định, các địa phương cần triển khai các cân xách tay để cân xe. Thanh tra cũng phối hợp cùng Công an Hà Nội lập chuyên án ngăn chặn tiêu cực nhưng chưa được vì phải dựa vào đơn thư tố cáo.

Bộ trưởng liền cắt lời Chánh Thanh tra Bộ GTVT: “Vấn đề là phải vồ được mấy trường hợp nhận hối lộ, ăn đút lót để xe qua, rồi đem khởi tố thì mới chừa. Không thể để tình trạng xe quá tải nghênh ngang trên đường, ai cũng biết, mỗi Thanh tra không biết”.

Đáng chú ý, trong buổi làm việc, Tư lệnh nghành giao thông cho hay, ông đã nhận được rất nhiều tin nhắn do người dân phản ánh về tình trạng tiêu cực tại các trạm cân vừa qua.

Bộ trưởng lấy điện thoại công khai đọc tin nhắn do một người dân vừa gửi: “Bác Thăng ơi, trạm cân của bác quá rẻ, chỉ cần 500k là có thể qua”. Tôi thấy lạ nhắn lại hỏi 500k là gì, thì được trả lời là 500 ngàn đồng.

Theo ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia, thanh tra hiện nay vẫn có tâm lý thích ra đứng đường, thích chặn xe để bắt quá tải. Tâm lý này phải loại bỏ ngay vì nếu làm đúng chức trách, thanh kiểm tra điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp, tại các nguồn hàng, thanh tra có thể bắt được hàng trăm xe quá tải, thậm chí là triệt tận gốc của vấn đề, chứ không phải chỉ một hai xe trên đường.

Bộ trưởng Đinh La Thăng đặt câu hỏi: “Vì sao xe quá tải còn hoành hành trên đường mà báo cáo của Tổng cục Đường bộ VN vẫn gần như tuyệt đại đa số cán bộ, Đảng viên hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ?”.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam - ông Nguyễn Văn Quyền cho biết, đây là thực tế chung ở tất cả các ngành. Dù cơ sở báo cáo lên cũng muốn cắt giảm đi nhưng báo cáo của các đơn vị cũng căn cứ theo quy định, nếu cắt giảm đi là duy ý chí.

Bộ trưởng Thăng đứng bật dậy nói: “Anh là lãnh đạo, anh phải biết cá nhân, đơn vị nào làm tốt, cá nhân, đơn vị nào chưa tốt, không hoàn thành nhiệm vụ để đánh giá khách quan, đúng người, đúng việc. Đánh giá không đúng thực chất cán bộ mới là duy ý chí”.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã nhận trách nhiệm và xin rút kinh nghiệm trong việc bình bầu và đánh giá cán bộ các năm sau.

Cuối buổi làm việc, Bộ trưởng GTVT hoan nghênh và đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực của công chức, viên chức, người lao động của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, cũng như sự phối hợp tích cực, hiệu quả của các Vụ, Cục, đơn vị liên quan của Bộ GTVT trong công tác chuyên môn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Bộ trưởng Thăng cũng yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam xác định rõ mục tiêu, làm sao quản lý, khai thác đường, cầu tốt, an toàn, thực hiện theo phương châm “sống bám cầu bám đường, chết kiên cường dũng cảm”; trên cơ sở quản lý tất cả các loại đường bộ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cần có sự phân cấp rõ ràng, tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát chất lượng đường bộ, bám sát mục tiêu phục vụ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp.

Linh San (Tổng hợp)

thieugia
05-08-2014, 04:47 AM
Mất chủ quyền biển đảo là có tội với tổ tiên, với lịch sử

Chủ quyền biển đảo Tổ quốc là thiêng liêng, là tất cả, mất chủ quyền biển, đảo cũng đồng nghĩa với mất đi phần máu thịt, hương hỏa ông cha ta để lại, là chúng ta có tội với Tổ tiên, có tội với lịch sử dân tộc Việt Nam.

Đại tướng Phùng Quang Thanh đã nhấn mạnh điều này trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống đánh thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam và quân, dân miền Bắc (2 và 5/8/1964 - 2 và 5/8/2014) tổ chức sáng nay 4/8, tại Hải Phòng.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Chinh_khach/phung%20quang%20thanh.jpg
Đại tướng Phùng Quang Thanh phát biểu tại lễ kỷ niệm. Ảnh Qdnd.vn

Bản hùng ca oanh liệt

Ôn lại truyền thống hào hùng của Hải quân nhân dân Việt Nam và quân, dân miền Bắc cách đây 50 năm, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tư lệnh Hải quân nhấn mạnh: Chiến thắng trận đầu ngày 2 và 5/8/1964 là khởi đầu bản hùng ca oanh liệt của Hải quân nhân dân Việt Nam, của quân, dân miền Bắc trong chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ; là chiến thắng của sức mạnh chính trị tinh thần toàn dân tộc, của ý chí quyết tâm dám đánh, quyết đánh và biết đánh thắng; là biểu tượng của bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam.

Chiến thắng trận đầu khẳng định: Một dân tộc dù nhỏ nhưng luôn yêu chuộng tự do, độc lập, không bao giờ chịu khuất phục trước kẻ thù xâm lược, dù chúng có đông hơn, mạnh hơn nhiều lần; đó là chiến thắng của lòng yêu nước, căm thù giặc và nghệ thuật quân sự Việt Nam được kế thừa, phát triển trong thời đại Hồ Chí Minh. Chiến thắng trận đầu trở thành mốc son hết sức quan trọng đối với Hải quân nhân dân Việt Nam trong lịch sử xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, động viên các lực lượng trong toàn Quân chủng tiếp tục bước vào những trận chiến đấu mới, lập nên những chiến công mới trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, cũng như bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hôm nay.

Vươn ra và làm chủ

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh: 50 năm đã trôi qua, song bài học về chiến thắng trận đầu vẫn còn hết sức tươi mới, soi rọi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay. “Trong bối cảnh hiện nay, tình hình biển đảo luôn có tác động rất lớn đến sự ổn định, hòa bình của đất nước. Chủ quyền biển đảo Tổ quốc là thiêng liêng, là tất cả, mất chủ quyền biển, đảo cũng đồng nghĩa với mất đi phần máu thịt, hương hỏa ông cha ta để lại, là chúng ta có tội với tổ tiên, có tội với lịch sử dân tộc Việt Nam”, Đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh. Về nhiệm vụ của Bộ đội Hải quân trong giai đoạn hiện nay, đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ rõ: Đất nước ta, vươn ra biển và làm chủ vùng biển đã và đang trở thành một nhu cầu bức thiết, bởi đây là một phần trọng yếu của công cuộc đổi mới, một nội dung của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, nhưng đồng thời phải tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái biển. Đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân mà Hải quân nhân dân là nòng cốt.


http://media.doisongphapluat.com/thumb_x670x/357/2014/8/4/phung-quang-thanh2.jpg
Đại tướng Phùng Quang Thanh trò chuyện thân mật với các nhân chứng trong Chiến thắng trận đầu. Ảnh Qdnd.vn

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, Đại tướng Phùng Quang Thanh yêu cầu cán bộ, chiến sĩ trong Quân chủng cần tiếp tục nhận thức sâu sắc hơn nữa vị trí chiến lược của biển, đảo nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Theo đó, các cán bộ, chiến sĩ cần nắm vững quan điểm, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong việc giải quyết những bất đồng, tranh chấp chủ quyền trên biển. Tỉnh táo, nhạy bén trước mọi diễn biến, kịp thời phát hiện những động thái mới, dự báo sớm ý đồ lấn chiếm biển, đảo của ta, xử lý đúng đối sách, không để bị bất ngờ trong mọi tình huống, không để nước ngoài tạo cớ, can thiệp, gây xung đột vũ trang trên các vùng biển. Giữ vững môi trường hoà bình, nhưng đồng thời phải kiên quyết bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống.

Trước mắt, cần tập trung xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, lấy xây dựng vững mạnh về chính trị làm cơ sở để nâng cao chất lượng và sức mạnh tổng hợp của Quân chủng. Duy trì tốt hoạt động của vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện có, đồng thời nhanh chóng làm chủ các loại vũ khí mới được trang bị và nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào cải tiến, sáng chế nâng cao hiệu quả của vũ khí trang bị. Nâng cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, tỉnh táo và kiên quyết đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn "Diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ, "phi chính trị hoá quân đội" của các thế lực thù địch. Tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng huấn luyện, xây dựng nề nếp chính quy, rèn luyện kỷ luật, nâng cao khả năng quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Xây dựng tốt mối quan hệ đoàn kết gắn bó máu thịt với nhân dân, nhất là nhân dân các tỉnh ven biển. Mỗi con tàu, mỗi hòn đảo, mỗi đài trạm hoạt động trên biển phải là chỗ dựa vững chắc của nhân dân.

THEO QĐND

thieugia
09-08-2014, 04:17 AM
Giả làm lái xe, cục phó phát hiện đăng kiểm viên nhận hối lộ

Sau 3 ngày giả làm lái xe đi đăng kiểm ôtô, ông Nguyễn Minh Cương, Cục phó Cục Đăng kiểm đã trực tiếp phát hiện nhiều đăng kiểm viên nhận hối lộ 100.000 - 200.000 đồng mỗi công đoạn.

Trong vai tài xế, ngày 21/7, ông Cương và một đăng kiểm viên của Cục Đăng kiểm trà trộn vào khu vực kiểm tra xe tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 8601S - Bình Thuận. Trò chuyện với những lái xe đang chờ đợi kiểm định xe, ông Cương được biết họ thường phải bồi dưỡng cho đăng kiểm viên, ngay cả nhân viên thu phí tại trung tâm này cũng vòi vĩnh hoặc cố tình không trả lại tiền thừa.

Ngày thứ 3 có mặt tại trung tâm, ông Cương và đồng sự đã bí mật ghi hình các xe đăng kiểm. Đến cuối ngày, ông Cương công khai danh tính và yêu cầu phúc tra kết quả kiểm tra 3 xe tải cũng như đề nghị các lái xe khai báo. Kết quả là cả 3 xe đều không đạt yêu cầu so với chứng nhận trước đó, 2 trong số 3 lái xe đã tố cáo tiêu cực tại đây.

Theo đó, một lái xe khai phải chi cho 3 đăng kiểm viên các khâu kiểm tra đèn gầm, khí thải, phanh từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng bằng cách để tiền trên cabin hoặc đưa trực tiếp cho đăng kiểm viên. Tuy nhiên, các đăng kiểm viên đã nhận tiền mà không báo cáo cho lãnh đạo trung tâm.


http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/08/08/8601-1276-1407489654.jpg
Trung tâm đăng kiểm 86 01S Bình Thuận. Ảnh:giaothongvantai

Ông Cương đã xác định danh tính tổ kiểm định các xe này gồm ông Ung Đoàn Hiển, Trưởng dây chuyền và trực tiếp đăng kiểm đèn gầm, ông Nguyễn Văn Hiếu, đăng kiểm viên khí thải và ông Phan Chí Hải, kiểm tra phanh. Ngoài ra, ông Trần Đình Tuệ, Phó giám đốc Trung tâm đã chỉ đạo cho đăng kiểm viên chấp thuận cho xe đạt tiêu chuẩn. Các đăng kiểm viên đều nhận lỗi sau thời gian không thừa nhận hành vi.

Sau khi phát hiện vụ việc, Sở Giao thông Vận tải Bình Thuận đã ra quyết định định chỉ công tác, đình chỉ chức danh đăng kiểm viên xe cơ giới với những người vi phạm. Ngày 6/8, Cục trưởng Cục đăng kiểm đã có quyết định đình chỉ trung tâm Đăng kiểm Bình Thuận 86-01S.

"Nghiệp vụ công an giúp tôi nắm bắt thông tin từ đường dây nóng và từ thực tế để có kết quả kiểm tra chính xác", ông Nguyễn Minh Cương chia sẻ. Ông Cương vốn là quan chức của Bộ Công an với quân hàm Đại tá, ông đã được điều chuyển sang Cục Đăng kiểm với chức danh Phó Cục trưởng, phụ trách đoàn công tác kiểm tra, phát hiện các tiêu cực của các trung tâm đăng kiểm.

Ông Cương cho hay, đây là một trong nhiều vụ tiêu cực tại các trung tâm đăng kiểm được phát hiện từ tin báo của người dân. Hiện đường dây nóng của Cục Đăng kiểm tiếp nhận khá nhiều thông tin từ lái xe đi đăng kiểm, phần lớn thông tin được xác minh là đúng với mức độ vi phạm của các trung tâm và đăng kiểm viên. Số xe cơ giới đã kiểm định tại các trung tâm này có chứng nhận đạt song khi được phúc tra lại chỉ đạt khoảng 30-40%.

7 tháng qua, đoàn công tác của Cục Đăng kiểm đã đình chỉ 4 trung tâm đăng kiểm do nhiều lỗi vi phạm từ một đến 3 tháng và đình chỉ chức danh đăng kiểm viên của hàng chục cán bộ từ một tháng đến một năm.

Đoàn Loan

thieugia
13-08-2014, 06:05 AM
3. Khi Anh Hùng Cũng Khai Man Lý Lịch


Vụ "Anh hùng" khai man thành tích

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo-bao-tuoi-tre.jpg
03/01/2014 08:39 (GMT + 7)

TT - Ngày 2-1, tại trụ sở Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, đoàn công tác của Ủy ban Kiểm tra trung ương có cuộc làm việc với những người tố cáo chuyện ông Hồ Xuân Mãn, nguyên bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, khai man để nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Đoàn công tác mời ba trong bốn người đứng đơn tố cáo là các cựu chiến binh: Hoàng Phước Sum, Hoàng Văn Phận và Hoàng Tiến Dũng đến để thông báo kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương và quyết định của Ban Bí thư.

Chỉ có hai thành tích đúng

Tại buổi làm việc, đoàn công tác cho biết qua thẩm tra xác minh, Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận nội dung tố cáo của các cựu chiến binh là đúng sự thật. Trong 17 thành tích của ông Hồ Xuân Mãn báo cáo để nhận danh hiệu anh hùng, chỉ có hai thành tích đúng, tám thành tích là khai man, ba thành tích chỉ với vai trò người tham gia phối hợp chứ không thể là người chỉ huy. Ngoài ra, có bốn thành tích khác của ông Mãn không đủ cơ sở xác định.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Chinhtri_xh/h%20xun%20mn.png
Bốn cựu chiến binh đã viết đơn tố cáo ông Hồ Xuân Mãn khai man lý lịch - Ảnh: n.linh

Kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương cho biết ông Mãn thoát ly tham gia cách mạng từ năm 1967 chứ không phải năm 1964 (lúc 16 tuổi) như trong báo cáo thành tích của ông. Ông Mãn cũng không tổ chức, chỉ huy một số trận đánh tiêu diệt nhiều sinh lực địch như ông khai. Trong đó, các thành tích tham gia chiến dịch Mậu Thân 1968, tấn công TP Huế và dẫn đường cho Quân đoàn 2 tấn công từ phía bắc vào giải phóng Huế tháng 3-1975 đều không đúng sự thật. Kết luận này cũng khẳng định thành tích ông Mãn khai từ năm 1969 đến ngày 26-3-1975 tổ chức đánh gần 100 trận, tiêu diệt 150 tên địch, phá hủy một máy bay và 37 xe quân sự là không đúng sự thật. Tương tự, các thành tích như phá tan chiến dịch Phượng Hoàng, diệt ác ôn Nguyễn Công Đảng ở xã Phong Sơn đều không phải thành tích của ông Mãn.

Đoàn thanh tra cũng cho rằng việc ông chánh văn phòng Tỉnh ủy xác nhận vào bản thành tích đề nghị phong tặng danh hiệu cho ông Mãn (lúc đó đang là bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế) là sai, phải xem xét xử lý trách nhiệm.

Tại buổi làm việc, đoàn công tác công bố công văn của Văn phòng Trung ương Đảng do ông Trần Văn Thành (phó chánh văn phòng) ký. Công văn nêu rõ: tại phiên họp ngày 17-12-2013, sau khi xem xét báo cáo của Ủy ban Kiểm tra trung ương về kết quả giải quyết tố cáo ông Hồ Xuân Mãn, Ban Bí thư quyết định những vấn đề như sau: “Đồng ý với đề nghị của Ủy ban Kiểm tra trung ương, đề nghị các cơ quan chức năng nhà nước có thẩm quyền xem xét hủy bỏ quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang và thu hồi hiện vật, tiền thưởng đối với đồng chí Hồ Xuân Mãn theo đúng quy định của Luật thi đua - khen thưởng. Giao Ủy ban Kiểm tra trung ương chỉ đạo các cơ quan liên quan làm rõ trách nhiệm và xử lý theo quy định đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan để xảy ra vi phạm, khuyết điểm trong việc xét phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang cho đồng chí Mãn”.

Công văn của Văn phòng Trung ương Đảng còn cho biết ông Hồ Xuân Mãn đang mắc bệnh hiểm nghèo theo tờ trình của hội đồng chuyên môn Bệnh viện Sức khỏe miền Trung nên chưa xem xét kỷ luật đối với ông Mãn. Lúc nào cơ quan có thẩm quyền xác nhận ông Mãn hết bệnh hiểm nghèo sẽ tiến hành kỷ luật. Đây chỉ là tạm hoãn chứ không phải không kỷ luật.

Sẽ xử lý các cơ quan tham gia đề nghị

Chiều 2-1, ông Nguyễn Ngọc Thiên, bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, cho biết theo thông báo của Ủy ban Kiểm tra trung ương, tỉnh sẽ triển khai những phần việc thuộc về trách nhiệm của tỉnh. Trong đó, tỉnh sẽ xem xét trách nhiệm của các cơ quan tham mưu cho tỉnh trong việc xác nhận hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu anh hùng của ông Mãn. Việc xem xét và xử lý cụ thể sẽ có thông báo sau.

Theo tìm hiểu của phóng viên, hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của ông Mãn do UBND tỉnh lập tờ trình. Hồ sơ đề nghị gồm có: tờ trình của chủ tịch UBND tỉnh, có ý kiến nhất trí đề nghị bằng văn bản của tỉnh ủy, báo cáo thành tích của ông Mãn có xác nhận của tỉnh ủy, biên bản đề nghị tặng danh hiệu anh hùng của hội đồng thi đua - khen thưởng tỉnh.

Trước đó, Huyện ủy Phong Điền, UBND huyện Phong Điền (nơi hoạt động của ông Mãn thời kháng chiến) cũng có văn bản đề nghị. Hồ sơ này còn được xác nhận bởi hệ thống cơ quan quân sự gồm: Ban chỉ huy quân sự huyện Phong Điền, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế, Bộ tư lệnh Quân khu 4 và Bộ Quốc phòng. Ban thi đua - khen thưởng trung ương thẩm định hồ sơ trên cơ sở đề nghị của tỉnh, ý kiến của các cơ quan quân sự và đề nghị của Hội đồng thi đua - khen thưởng trung ương. Tháng 8-2010, ông Mãn được phong tặng danh hiệu anh hùng trước khi về hưu một tháng.

NGUYÊN LINH - MINH TỰ

thieugia
13-08-2014, 06:08 AM
4. Chuyện Ông Phó Ban Tổ Chức Quận Ủy


Bắt Phó Ban Tổ Chức Quận Ủy Cầu Giấy Vì Liên Quan Đến "Giang Hồ" Giết Người

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/Tin_vit/img_0496.jpg
09:37 | 10/08/2014 0 Ý kiến phản hồi

Liên quan tới vụ giết người xảy ra tại nút giao thông Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng, chiều ngày 9/8, ông Lê Văn Luân - Bí thư Quận ủy Cầu Giấy cho hay, ông Lê Trung Kiên - Phó Ban Tổ chức quận ủy Cầu Giấy đã bị Cơ quan Điều tra Công an Hà Nội bắt giữ.

Được biết, ông Lê Trung Kiên bị bắt ngoài hành vi liên quan đến cái chết của ông Kiều Hồng Thành, thì còn liên quan đến hàng loạt vụ rút ruột công trình xây dựng do Ủy ban Nhân dân quận Cầu Giấy làm chủ đầu tư. Cùng ngày, cơ quan công an cũng thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với Nguyễn Quốc Văn (ở phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) về hành vi giết người.

Trước đó, khoảng 9h30 ngày 5/8, tại nút giao thông Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) xảy ra vụ án mạng, khiến một người đàn ông đi ô tô tử vong.

Thời điểm trên, ông Kiều Hồng Thành (ở phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lái ô tô hiệu Honda CRV biển kiểm soát 30X-5090 đi trên đường Phạm Văn Đồng theo hướng về cầu vượt Mai Dịch. Khi đi đến gần nút giao thông Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng thì va chạm với hai thanh niên đi xe máy Honda Wave. Sau khi xảy ra va chạm giao thông, ông Thành tạt vào lề đường để giải quyết.


http://petrotimes.vn/stores/news_dataimages/nguyenvanminh/082014/10/07/NT_1.jpg
Các đối tượng Lê Hồng Thuận, Hoàng Anh Tuấn và Nguyễn Kim Bình.

Tuy nhiên, khi vừa mở cửa xe bước ra ngoài thì liền bị một trong hai thanh niên đi xe máy lao tới và dùng dao đâm. Nhát đâm trúng ngực khiến ông Thành tử vong tại chỗ. Sau khi gây án, hai thanh niên nhảy lên xe máy bỏ chạy khỏi hiện trường.

Xác định đây là vụ án nghiêm trọng, đối tượng gây án có tính chất côn đồ, manh động, ngang nhiên và hung hãn, gây hoang mang trong dư luận, Giám đốc Công an thành phố đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ tập trung lực lượng, tổ chức đồng bộ các biện pháp điều tra quyết liệt để nhanh chóng làm rõ vụ án. Chỉ trong thời gian ngắn, từ 23h ngày 5/8 đến 3h ngày 6/8, cơ quan điều tra đã xác định hung thủ gây án và bắt khẩn cấp Nguyễn Kim Bình, Hoàng Anh Tuấn, Lê Hồng Thuận.

Tại cơ quan công an, các đối tượng đã khai nhận hành vi phạm tội. Từ những lời khai của các đối tượng, bước đầu cơ quan điều tra xác định, Nguyễn Kim Bình là bạn quen biết với Nguyễn Quốc Văn. Bình biết Văn đang nợ ông Thành số tiền gần 2 tỉ đồng, đến nay vẫn chưa trả nợ được. Giữa Văn và ông Thành đã xảy ra mâu thuẫn. Thậm chí, hai người này còn nghi ngờ lẫn nhau là đã đổ chất thải, chất bẩn vào nhà nhau.

Bản thân Bình đã nhiều lần đi cùng Văn đến nhà ông Thành để giải quyết việc nợ nần của hai người này và chứng kiến việc xô xát giữa con nợ và chủ nợ. Bình cũng bị ông Thành xúc phạm nên bức xúc. Để trả đũa, Bình thuê Hoàng Anh Tuấn đánh dằn mặt người đàn ông này với giá 30 triệu đồng. Tuấn nhận lời Bình và rủ thêm Lê Hồng Thuận cùng tham gia.

Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Kim Bình khai nhận, ngày 4/8, hắn đi cùng Văn đến gặp nạn nhân Thành để nói chuyện về khoản nợ. Khi đến nơi, Nguyễn Kim Bình ngồi ở quán nước cách xã nơi Văn nói chuyện với nạn nhân Thành. Trong lúc nói chuyện, Văn và chủ nợ xảy ra to tiếng. Lúc ra về, Văn nhờ Nguyễn Kim Bình hăm dọa ông Thành. Sau đó Bình thuê Hoàng Anh Tuấn và Lê Hồng Thuận đánh dằn mặt ông Thành.

Ngày 7/8, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Hà Nội quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Kim Bình, Hoàng Anh Tuấn và Lê Hồng Thuận.

Hiện cơ quan công an đang điều tra làm rõ vai trò của Nguyễn Quốc Văn và Lê Trung Kiên trong vụ án.

Han_chungly Theo báo mạng
----------------------------------------------------

Phó ban tổ chức Quận ủy Cầu Giấy "giới thiệu giang hồ cho bạn" !?

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Thứ hai, 11/8/2014 | 12:34 GMT+7

Theo cơ quan điều tra, ông Lê Trung Kiên, phó ban tổ chức Quận ủy Cầu Giấy, Hà Nội, là người giới thiệu giang hồ cho bạn để truy sát tài xế trên đường Phạm Văn Đồng. Sáng nay, ông này cũng bị tạm đình chỉ sinh hoạt Đảng.

Theo phòng cảnh sát hình sự - Công an Hà Nội, ông Lê Trung Kiên và Nguyễn Quốc Văn là bạn chơi thân với nhau từ nhỏ. Tuy nhiên khi biết chuyện giữa Văn với nạn nhân có mâu thuẫn, Kiên là người đã giới thiệu Nguyễn Kim Bình (người cầm tiền thuê hai kẻ truy sát nạn nhân) cho Văn. Từ những mối quan hệ này, vụ án đã xảy ra vào sáng ngày 5/8 dẫn đến cái chết của nạn nhân. Hiện cả Kiên và Văn đều đã bị bắt.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Hinh_phap/ngc%202.jpg

Theo người nhà của nạn nhân Kiều Hồng Thành, trước khi bị giết, ông Thành và Văn có làm ăn cùng một số dự án xây dựng. Tuy nhiên Văn có nợ nạn nhân khoảng 2,3 tỷ đồng, nhưng hơn một năm trôi qua không thanh toán số nợ trên mà chỉ trả những khoản tiền của công trình mới xây dựng.

Trước khi bị truy sát khoảng 10 ngày, nạn nhân bị một nhóm người gồm 4-5 tên đến nhà đe dọa rồi lấy sổ sách, văn bản giấy tờ công nợ... Cũng trong khoảng thời gian này, nạn nhân đã cho một người bạn xem lá đơn định gửi cơ quan chức năng, trong đó tố cáo công ty của ông Văn đã thi công nhiều công trình kém chất lượng.

Sáng nay, Quận ủy Cầu Giấy (Hà Nội) đã ra quyết định tạm đình chỉ sinh hoạt Đảng với ông Lê Trung Kiên, Phó ban tổ chức Quận ủy sau hơn một ngày bị bắt vì nghi liên quan đến vụ truy sát tài xế ở đường Phạm Văn Đồng. Ông Kiên (43 tuổi), trước khi làm phó ban tổ chức Quận ủy, đã trải qua các chức danh Phó Chủ tịch, rồi Chủ tịch UBND một phường của quận Cầu Giấy.

Ngoài việc bị bắt vì liên quan đến vụ truy sát tài xế, ông Kiên còn bị nghi rút ruột công trình tại một dự án do quận Cầu Giấy quản lý. Trao đổi với VnExpress, ông Trần Việt Hà, Phó chủ tịch quận Cầu Giấy khá bất ngờ với thông tin này và cho rằng, từ trước đến nay chưa có kết luận nào về những sai phạm liên quan đến các công trình do quận quản lý.

Theo ông Hà, ông Kiên thuộc phía Quận ủy quản lý, nên không liên quan đến những công trình xây dựng. "Còn nếu liên quan đến những sai phạm thì trước đó các cơ quan chức năng đã có kết luận và xử lý", ông Hà nói.

Về việc nghi can Kiên liên quan đến hành vi rút ruột công trình, sáng nay cơ quan công an khẳng định đang tiếp tục củng cố tài liệu làm rõ hành vi vi phạm pháp luật, tuy nhiên phải điều tra mới có thể đưa ra quyết định khởi tố Lê Trung Kiên và Nguyễn Quốc Văn về hành vi gì.

Phương Sơn

thieugia
13-08-2014, 06:10 AM
5. Nhà Thờ Họ Của Ông Trưởng Phòng Cảnh Sát Giao Thông


Nhà thờ họ đẹp long lanh của dòng họ Trưởng phòng CSGT Thanh Hóa

Nhà thờ của dòng họ Lưu ở xã Định Liên, Yên Định, Thanh Hóa được nhiều người biết đến với kiến trúc cầu kỳ, đẹp mắt. Nhiều thông tin cho rằng nhà thờ dòng họ này được làm bằng gỗ quý có giá trị kinh tế lớn. Nhiều nghi ngại cũng được đặt ra vì nó thuộc dòng họ của Trưởng phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Thanh Hóa.

Sau đây là những hình ảnh đẹp long lanh, quy mô của nhà thờ họ này:


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Tenan_xahoi/nha-tho-ho-1.jpg
Toàn cảnh nhà thờ dòng họ Lưu ở Định Liên, Yên Định, Thanh Hóa.

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Tenan_xahoi/nha-tho-ho-3.jpg
Vật phẩm cùng tiến năm 2011 cho nhà thờ dòng họ.

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Tenan_xahoi/nha-tho-ho-4.jpg
Kiến trúc bằng gỗ đẹp long lanh ở phần hiên nhà thờ.

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Tenan_xahoi/nha-tho-ho-5.jpg
Nhìn màu gỗ đẹp long lanh này, nhiều người cho rằng nó là màu gỗ rất quý, hiếm.

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Tenan_xahoi/nha-tho-ho-7.jpg
Trạm trổ cầu kỳ ở các cánh cửa của nhà thờ họ Lưu.


Theo Đại tá Lưu Thiện Minh, Trưởng phòng CSGT Công an Thanh Hóa (là con em của dòng tộc họ Lưu ở Định Liên, Yên Định, Thanh Hóa) thì gỗ này là gỗ táu, một loại gỗ có giá trị bình thường chứ không phải là gỗ hương như ai đó lầm tưởng.

Trước những nghi ngại, phản ánh của bạn đọc đến Báo GĐ&XH rằng nhà thờ dòng họ Lưu (xã Định Liên, Yên Định, Thanh Hóa) được làm bằng gỗ hương - loại gỗ đứng đầu bảng trong nhóm gỗ quý mà giá trị kinh tế tính bằng kilogram vàng và đây là nhà thờ của dòng họ Đại tá Lưu Thiện Minh- Trưởng phòng Cảnh sát giao thông- Công an Thanh Hóa, phóng viên đã có buổi làm việc với đại tá Lưu Thiện Minh.

Tại buổi làm việc, ông Lưu Thiện Minh cho biết đúng là nhà thờ của dòng họ nhà ông. Theo ông Minh thì số gỗ làm nhà thờ không phải là gỗ hương như dư luận đồn thổi mà nó là gỗ táu, một loại gỗ thuộc nhóm 4- nhóm 5 và có giá thị trường vào khoảng trên 10 triệu đồng/m3.

Theo ông Minh thì đây không phải là nhà thờ của cá nhân ông mà là của cả dòng họ Lưu. “Dòng họ nhà tôi ở Yên Định là một dòng họ lớn, con cháu đã ra ngoài thành đạt và muốn có đóng góp cho tổ tiên, cho cha ông, cho dòng tộc. Tôi chỉ là trưởng một cành trong họ và cũng đã có cung tiến vào xây dựng nhà thờ của dòng họ giống như các gia đình khác trong họ”- ông Minh cho biết.

Theo ông Minh thì mảnh đất dùng để xây nhà thờ họ là của ông cung tiến cho dòng họ.

THEO GĐXH

thieugia
01-10-2014, 04:34 AM
Hiệu phó ĐH Bách khoa bị "tố" sao chép giáo trình đồng nghiệp

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/dspl.png
21:35 PM, 30-09-2014

(ĐSPL) – Hiệu phó Đại học Bách khoa Hà Nội bị tố sao chép giáo trình của đồng nghiệp trong cuốn giáo trình “Một số vấn đề kỹ thuật điện cao áp ở siêu cao áp và cực cao áp”.

Theo tin tức mới đây nhất từ báo Người lao động, giáo trình xuất bản năm 2007 của PGS.TS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng kiêm Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra Đảng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, bị 1 giảng viên trong trường tố đã sao chép giáo trình của đồng nghiệp xuất bản từ năm 1993.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/thay_do/hieu-pho-dai-hoc-bach-khoa-to-sao-chep-giao-trinh-2.jpg
Bìa giáo trình của PGS.TS Võ Viết Đạn (bên trái) và sách của PGS.TS Trần Văn Tớp (bên phải).

Thanh tra Bộ GD-ĐT ngày 30/9 cho hay vừa nhận được đơn tố cáo PGS.TS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng kiêm Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra Đảng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, đã sao chép giáo trình của người khác.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/thay_do/hieu-pho-dai-hoc-bach-khoa-to-sao-chep-giao-trinh-1.jpg
Giáo trình của PGS Trần Văn Tớp (phải) bị tố sao chép nhiều chương gần như 100% giáo trình của PGS.TS Vũ Viết Đạn.

Theo đơn tố cáo của ông Nguyễn Ngọc Thành - giảng viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội gửi các cơ quan báo chí và cơ quan chức năng, cuốn sách Kỹ thuật Điện cao áp; Quá điện áp & bảo vệ chống quá điện áp của PGS.TS Trần Văn Tớp, NXB Khoa học và Kỹ thuật phát hành năm 2007 đã có những chương chép gần như 100% cuốn giáo trình Một số vấn đề kỹ thuật điện cao áp ở siêu cao áp và cực cao áp của PGS.TS Võ Viết Đạn, xuất bản năm 1993. Cũng theo tin tức từ báo Vietnamnet, dẫn ra hai cuốn sách và giáo trình này, ông Thành chỉ ra trong toàn bộ 11 chương cuốn sách của ông Tớp có một số chương đã “bê” gần như 100% cuốn giáo trình của PGS.TS Võ Viết Đạn (Bộ môn Hệ thống điện, Viện Điện, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội) vào thành cuốn sách của mình.

Trong phần Lời nói đầu, sách của ông Tớp có ghi “Tài liệu này được biên soạn dựa trên kinh nghiệm giảng dạy môn học Kỹ thuật cao áp và tài liệu “Một số vấn đề kỹ thuật điện áp ở siêu cao cáp và cực cao áp” do GS Võ Viết Đạn biên soạn năm 1992”…

Về sự giống nhau, ví dụ trong Chương 3 Nghiên cứu về tác dụng của phân pha từ trang 102 đến trang 114 (sách của ông Tớp) có nội dung giống 100% trong Chương II Nghiên cứu về tác dụng của phân pha từ trang 17 đến trang 30 (sách của ông Đạn).

Trong Chương 4 Tính toán nối đất từ Phần 4.5.1 (trang 150) đến phần 4.5.3 (trang 159) sách của ông Tớp có nội dung gần như giống 100% trong Chương IVTính toán nối đất từ Phần 4.1 (trang 43) đến hết chương theo sách của ông Đạn.

Sự giống nhau đến gần như toàn bộ tiếp tục được thể hiện ở các chương (theo thứ tự: sách của ông Tớp trước, sách của ông Điện sau – PV): Chương 1 Bảo vệ chống sét hệ thống điện và Chương I Lý thuyết mô hình điện hình học và ứng dụng trong bảo vệ chống sét hệ thống điện.

Chương 6 Bảo vệ chống sét đường dây tải điện và Chương V Bảo vệ chống sét hệ thống điện;

Chương 7 Bảo vệ chống sét trạm biến áp – Chương V: Bảo vệ chống sét hệ thống điện;

Chương 9 Tải điện xa và quá điện áp trên đường dây dài – Chương VI Tải điện xa và quá điện áp trên đường dây dài; Chương 10: Quá điện áp nội bộ trong hệ thống điện – Chương VII Quá điện áp nội bộ trong hệ thống điện; Chương 11: Cách điện đường dây – Chương III: Cách điện đường dây. Ngoài ra, theo tài liệu và dẫn chứng của ông Thành nhiều chỗ trong sách của ông Tớp có mâu thuẫn và lỗi soạn thảo.

Ông Nguyễn Ngọc Thành cũng đã đề nghị Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, Ủy ban Kiểm tra Đảng Thành ủy Hà Nội; Hội đồng chức danh GS.PGS nhà nước, Hội đồng chức danh GS.PGS ngành điện, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Thanh tra Bộ GD-ĐT, Vụ Tổ chức cán bộ cùng Đảng ủy khối, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy khối, sự hỗ trợ của các nhà khoa học ngành điện, Viện điện và Bộ môn hệ thống điện khẩn cấp xem xét, giải quyết và kiên quyết xử lí nội dung mà ông đã tố cáo.

Một lãnh đạo Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT cho biết Thứ trưởng Bùi Văn Ga đã giao Thanh tra Bộ GD-ĐT chủ trì xử lý vụ việc này.

P.V(T.H)

thieugia
01-10-2014, 04:48 AM
Chủ nhiệm VPCP: "Chúng tôi nhắc nhau nghỉ hưu sẽ không làm thế"

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/dspl.png
18:12 PM, 30-09-2014

(ĐSPL)- Cho rằng doanh nghiệp mời cựu Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng tham gia HĐQT đã được khắc phục nên không muốn nhắc lại, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cũng cho biết, các cán bộ vẫn nhắc nhở nhau rằng khi về hưu sẽ không vi phạm những điều không đáng có như thế.

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, diễn ra chiều 30/9, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên đã trực tiếp trả lời nhiều câu hỏi của báo giới liên quan đến những vấn đề dư luận đang đặc biệt quan tâm.


http://media.doisongphapluat.com/thumb_x670x/349/2014/9/30/hop-bao-chinh-phu.JPG
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết việc mua vũ khí là nhu cầu có thật của nước ta.

Báo Tuổi trẻ: Mới đây, Mỹ gỡ bỏ cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Xin Chính phủ cho biết quan điểm về việc này?


Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên: Chúng ta hoàn nghênh Quốc hội Mỹ đã có động thái tích cực để thể hiện mối quan hệ bình thường với Việt Nam. Việt Nam và Hoa Kỳ là 2 đối tác có quan hệ toàn diện, việc này thể hiện sự tin cậy, hướng tới mối quan hệ bình thường giữa hai nước.
Thực tế, hiện nay nước ta đang sử dụng 1 số vũ khí có nguồn gốc xuất xứ từ Hoa Kỳ, việc mua sắm, tu bổ, sửa chữa là nhu cầu có thật của chúng ta, việc gỡ bỏ này sẽ tạo điều kiện cho chúng ta trong việc thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Báo Dân trí: Hôm nay là hạn chót Bắc Ninh phải báo cáo Chính phủ về vụ án Minh Sâm. Xin Bộ trưởng cho biết thông tin cụ thể? Câu hỏi thứ hai, Bộ Ngoại giao vừa bổ nhiệm 2 thứ trưởng mới, theo quy định thì mỗi Bộ không quá 4 Thứ trưởng nhưng Thứ trưởng ở các Bộ đều tăng lên, xin Bộ trưởng lý giải?

Vụ án Minh sâm là vụ án mà dư luận quan tâm rất nhiều, đó không chỉ là vụ án bình thường mà còn có động thái mà XH thấy không ổn. Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có công văn yêu cầu UBND tỉnh Bắc Ninh báo cáo, chúng tôi đã nhận được công văn báo cáo của tỉnh này.
Thông thường, những tài liệu này trong báo cáo điều tra là tài liệu bí mật, nhưng có thể nói rằng, chính quyền địa phương đã có sự chỉ đạo chặt chẽ trong vấn đề này.

Vấn đề thứ 2, Bộ Ngoại giao bổ nhiệm 2 Thứ trưởng mới, đến giờ này, chính phủ thực hiện rất nghiêm quy định khi bổ nhiệm cấp phó của các bộ ngành, chức năng, tuy nhiên, khi thực hiện việc này, có những khi không phải chờ người khác nghỉ rồi mới bổ sung, mà chủ động bổ sung người mới để tiếp nối công việc, đảm bảo công việc theo quy định cho phép.

Báo Chất lượng Việt Nam: Đề án đổi mới SGK, có chi tiết mới là đấu thầu bản thảo SGK, nhiều người lo ngại người trúng thầu chưa chắc đã phải NXB GD, như vậy giá sách có thể đẩy giá lên cao. Chính phủ có cách nào đảm bảo không tăng giá SGK?

Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên: Xung quanh vấn đề giáo dục, trong phiên họp kỳ này, trước đó Thường vụ Quốc hội và các ủy ban của QH cũng đã có báo cáo về vấn đề này là 1 quá trình tổ chức… giao cho Bộ trưởng Bộ GD-ĐT tiếp tục tổng hợp thông tin…

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển: Chưa có chính sách hỗ trợ SGK cho học sinh vùng sâu vùng xa là chưa đúng, trong chỉ đạo thực hiện thì cũng có hỗ trợ ngoài chính sách NN, chỉ đạo các trường mua lại sách cũ, cho các em mượn sách cũ, chỉ đạo các trường mua tủ sách dùng chung…

Báo Pháp luật TP HCM: Vết nứt ở cao tốc Nội Bài – Lào Cai, Bộ GTVT cho rằng do nền đất yếu, theo Chính phủ thì cách giải thích này có thỏa đáng hay không? Câu hỏi thứ 2 là vừa rồi có thông tin lương cao của các Tổng công ty, song song với đó có việc học sinh lớp 3 chết đói khi đi học về, CP có nhận xét gì về khoảng cách giàu nghèo của VN hiện này?

Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên: Về vết nứt trên cao tốc, có 2 vấn đề chúng ta cần quan tâm. Theo cáo cáo của Bộ GTVT thì các ngành chức năng chuẩn bị thông xe, giai đoạn cuối chuẩn bị đã phát hiện vết nứt này rồi chứ không phải thông xe mới phát hiện.

Hiện nay nhà thầu chịu trách nhiệm chính đang ráo riết thực hiện nhiệm vụ của mình, còn cơ quan chủ quản là Bộ GTVT đang tiến hành thẩm định, kiểm tra, xem xét tìm nguyên nhân cho rõ, lúc đó kết luận mới chính xác. Vết nứt trên 1 con đường không là một vấn đề lạ, không có ở Việt Nam, chúng ta không nên vội vàng nhìn nhận nó là vô trách nhiệm, là hời hợt… Trong phiên họp Chính phủ, Bộ GTVT cho biết đã biết trước vấn đề này, đã mời báo chí đến để mắt thấy tai nghe.

Về câu hỏi thứ 2, khoảng cách giàu nghèo qua sự việc trên, đây là câu chuyện dài mà chúng ta phải có suy nghĩ về trách nhiệm, tình cảm. Hiện nay, chủ trương của Đảng, Nhà nước bằng mọi cách làm sao rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, nhưng để làm việc đó thì các biện pháp đồng bộ, cần sự chung tay của tất cả mọi người. Chúng ta phải cố gắng lo cho dân, đừng để có người trong sự nghèo khổ như thế chúng ta đã, đang và sẽ tiếp tục làm, nhưng trong từng ngõ ngách của cuộc sống, trong sự khó khăn của gia đình của mỗi con người thì khó tránh được những tai biến có thể xảy ra, chúng ta cần xem xét một cách thấu đáo, chia sẻ một cách có trách nhiệm với xã hội… Ví như sự kiện của một người bị tai nạn như vậy, chúng tôi rất chia sẻ, chúng tôi cũng nhấn mạnh sự chung tay góp sức của toàn xã hội

Báo Khám phá: Vấn đề đứt cáp quang quốc tế trên biển, làm thế nào để hạn chế?

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Cáp quang vừa qua bị đứt ở khu vực Đài Loan, hiện nay sự cố đó là sự cố bất khả kháng, chúng ta và quốc tế đang khắc phục, khoảng 2,3 hôm nữa sẽ khắc phục xong. Hiện nay, công ty Viễn thông quốc tế của tập đoàn VNPT đang sử dụng các đường vòng cáp quang khác. Hiện nay VN sử dụng internet tương đối cao, đứng thứ 20 trên thế giới, cho nên thi thoảng bị nghẽn mạch. Cáp quang nội địa thì hoạt động bình thường.

Vụ việc ông Hồ Nghĩa Dũng tham gia HĐQT của Công ty Đèo Cả. Trong phiên họp Chính phủ có đề cập đến chuyện này không, có chỉ đạo như thế nào? Quan điểm của Chính phủ về vấn đề này như thế nào khi một lãnh đạo khi về hưu lại tham gia vào doanh nghiệp mà do chính mình trực tiếp quản lý trước kia? Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên: Sau khi báo chí thông tin về vụ việc thì HĐQT Công ty Đèo Cả đã nhìn nhận rằng chính họ không nắm kĩ nghị định 121 quy định cán bộ công chức sau khi nghỉ hưu được tham gia hoạt động gì nên đã mời ông Hồ Nghĩa Dũng tham gia, sau đó họ đã tự khắc phục rồi, cho nên chúng tôi không bàn đến. Nhưng chúng tôi vẫn nhắc nhở nhau rằng, đây là bài học cho các cán bộ đương chức nghỉ hưu sẽ không vi phạm những điều không đáng có như thế.

HOÀI THU

thieugia
03-10-2014, 09:01 AM
Thư ký thông báo ông Nguyễn Bá Thanh không thể về tiếp xúc cử tri

Đó là thông tin vừa được ông Huỳnh Nghĩa, Phó Chủ tịch HĐND TP, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng khóa XIII, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội xác nhận.

Trao đổi với PV Infonet vào trưa 2/10, ông Huỳnh Nghĩa, Phó Chủ tịch HĐND TP, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng khóa XIII, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho hay: “Thư ký của anh Nguyễn Bá Thanh đã gọi điện cho tôi báo tin anh xin phép vắng mặt trong đợt tiếp xúc cử tri lần này”.



http://media.doisongphapluat.com/thumb_x670x/349/2014/10/2/thu-ky-thong-bao-ong-nguyen-ba-thanh-khong-the-ve-tiep-xuc-cu-tri-tin-tuc.jpg
Ông Nguyễn Bá Thanh tiếp nhận đơn phản ánh, kiến nghị của người dân trong lần về tiếp xúc cử tri huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng) hồi tháng 7/2014.

Trước đó, như Infonet đã đưa tin, theo thông báo của Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng về việc tiếp xúc cử tri để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, khai mạc ngày 20/10. Theo kế hoạch, ông Nguyễn Bá Thanh sẽ dự tiếp xúc cử tri các quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Cẩm Lệ vào sáng 3/10 tại Nhà hát Trưng Vương; và tiếp xúc cử tri huyện Hòa Vang vào chiều 3/10. Tuy nhiên trao đổi với PV Infonet sáng 29/9, ông Huỳnh Nghĩa đã cho biết “Có khả năng anh Nguyễn Bá Thanh không về được và tới nay là thông tin chính thức ông Nguyễn Bá Thanh không thể về dự tiếp xúc cử tri Đà Nẵng đợt này được. Ông Huỳnh Nghĩa cũng cho biết thêm các đại biểu khác đến thời điểm này chưa có ai xin phép vắng nên có lẽ họ sẽ tiến hành tiếp xúc cử tri bình thường theo lịch đã thông báo. Được biết, hiện ông Nguyễn Bá Thanh (Trưởng Ban Nội chính TƯ) đang đi chữa bệnh tại Mỹ (có thông tin cho rằng ông đã về Việt Nam nhưng thông tin này không được Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND TP Đà Nẵng xác nhận). Lần gần nhất ông Nguyễn Bá Thanh tiếp xúc cử tri Đà Nẵng là vào tháng 7/2014 để báo cáo kết quả kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII.

nhan_voky
27-10-2014, 04:47 PM
Giám đốc Sở Công thươn Gia Lai bị kỷ luật vì sử dụng bằng giả

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo-tinnhanh.jpg
2:23 PM, 27/10/2014

Ngày 27.10, Tỉnh ủy Gia Lai cho biết, đã ra quyết định kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng đối với ông Huỳnh Ngọc Tục - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Công thương vì có nhiều sai phạm.

Theo đó, ông Tục đã sử dụng giấy chứng nhận tốt nghiệp cấp 3 hệ bổ túc văn hóa không hợp pháp để làm hồ sơ dự tuyển, học và tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội hệ tại chức (1992-1996). Đồng thời, “khai man” trình độ văn hóa 12/12 trong lý lịch đảng viên và hồ sơ cán bộ công chức để được học lớp cao cấp lý luận chính trị.


http://laodong.com.vn/Uploaded/DinhVan/2014_10_27/MT-23445-5_ZVPT.jpg.ashx?width=660
Tỉnh ủy viên, GĐ sở Công thương - Huỳnh Ngọc Tục bị kỷ luật vì nhiều sai phạm.

Phát hiện việc sử dụng bằng cấp 3 giả, Thường trực Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy Gia Lai đã có văn bản đề nghị Trường Đại học Luật Hà Nội và Học viện Chính trị khu vực III thu hồi bằng Đại học và bằng Cao cấp lý luận chính trị đã cấp cho ông Tục.


http://laodong.com.vn/Uploaded/DinhVan/2014_10_27/IMG_8924_QVNR.JPG.ashx?width=660
Quyết định kỷ luật của Tỉnh ủy Gia Lai đối với ông Huỳnh Ngọc Tục.

Ông Huỳnh Ngọc Tục còn có những sai phạm trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ khi kết nạp đảng cho một quần chúng thiếu khách quan. Quá trình thanh tra chuyên ngành, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 71 triệu đồng. Ngoài ra, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, tự ý chỉ đạo, triển khai hồ sơ và thủ tục để đầu tư công trình đường điện vào rẫy của mình.

Cùng ngày, một lãnh đạo của UBND tỉnh Gia Lai nói, sẽ xem xét các sai phạm trên để xử lí về mặt chính quyền. Với những sai phạm, GĐ sở CT Huỳnh Ngọc Tục nhận hình thức kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng.

Shaolaojia
24-01-2015, 09:38 AM
Trên cổ Cục trưởng Đường sắt có vết hằn của dây

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Thứ sáu, 23/1/2015 | 11:07 GMT+7

Theo Bộ Giao thông Vận tải, lúc 19h tối qua, nhân viên lao công khi làm vệ sinh trụ sở Cục đường sắt Việt Nam thì phát hiện ông Nguyễn Hữu Thắng ngồi gục trong phòng làm việc. Nhận tin báo, Bộ trưởng cùng các Thứ trưởng, lãnh đạo Cục đường sắt và cơ quan y tế ngay lập tức có mặt, nhưng không thể cứu được người bị nạn.

23h30 cùng ngày, cơ quan chức năng đã hoàn thành việc khám nghiệm ban đầu và chuyển thi thể ông Thắng về Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Lao Động đưa tin, ông Thắng chết trong tư thế treo cổ. Một nguồn tin khác cho biết, ông Thắng chết trong tư thế quỳ dưới sàn, cổ có vết hằn và xây xát. Tại hiện trường, cơ quan điều tra thu được một đoạn dây nhựa. Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Giao thông chưa xác nhận thông tin này.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Quantruong_tieucuc/Liem_Chinh/nguyn%20hu%20thng.jpg
Ông Nguyễn Hữu Thắng

Bộ Giao thông Vận tải khẳng định, "ở cơ quan ông Thắng không thể hiện gì bất thường". Sáng 22/1, ông Thắng dự cuộc họp triển khai Đề án xã hội hóa lĩnh vực đường sắt. Trong cuộc họp, ông đã đọc báo cáo của Cục và được Bộ trưởng đánh giá cao những tiến bộ trong lĩnh vực này.

Cuối giờ sáng, ông chủ trì cuộc họp lãnh đạo Cục đường sắt Việt Nam để chuẩn bị cho Hội nghị tổng kết công tác năm 2014 và triển khai kế hoạch năm 2015 và dự cuộc họp Ban chỉ đạo tái cơ cấu Tổng công ty Đường sắt do Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông chủ trì. Cuối giờ chiều, ông vẫn giải quyết công việc tại phòng riêng ở cơ quan.

Trao đổi với VnExpress, một Thứ trưởng Giao thông cho biết, ông Thắng gần đây làm tốt nhiệm vụ được giao, công việc của ông tại Cục đường sắt diễn ra bình thường. Năm 2014, hoạt động của Cục đường sắt và Tổng công ty đường sắt có chuyển biến, đạt hiệu quả cao sau khi tái cơ cấu, được lãnh đạo Bộ Giao thông đánh giá cao.

Bà Nguyễn Thị Minh Châu, tổ trưởng tổ 7 (phường Khâm Thiên, Đống Đa) cho hay, ông Thắng sống một mình tại căn hộ A9, Khu quy hoạch 78 Trung Tiền khoảng 10 năm nay. Vợ ông mới chuyển từ miền trong ra hơn một năm. "Ông sống giản dị, chan hòa với bà con hàng xóm, thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ với tổ dân phố. Có ôtô nhưng hàng ngày ông đi làm bằng xe máy", bà Châu nói.

Hay tin ông Thắng mất, bà Châu đã qua nhà chia buồn và được người nhà ông kể thời gian gần đây ông có vấn đề về sức khỏe. Gia đình ông Thắng nhờ tổ dân phố tham gia Ban lễ tang, dự kiến tổ chức tại Nhà tang lễ số 5 Lê Thánh Tông.

Công an Hà Nội đang tiếp tục điều tra vụ việc.

Ông Nguyễn Hữu Thắng sinh ngày 1/5/1955, quê tại xã Điện Hồng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, được bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng đường sắt Việt Nam từ tháng 6/2010.

Đoàn Loan - Võ Hải

admin
10-04-2015, 04:42 AM
Chủ tịch Quốc hội ủng hộ đề xuất tăng quyền cho Thủ tướng


Dân trí Cả 3 thẩm quyền bổ sung cho Thủ tướng (quyền giao quyền cho Bộ trưởng, thi hành lệnh tổng động viên…) đã được rút ra khỏi dự thảo luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi trình UB Thường vụ Quốc hội hôm nay, 9/4, nhưng lại nhận được sự ủng hộ của Chủ tịch Quốc hội.

Cụ thể, trình ra Quốc hội kỳ họp trước, cơ quan soạn thảo dự luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi (Bộ Nội vụ) đề xuất bổ sung nội dung mới (quy định tại các khoản 5, 6 và 9 Điều 24 của dự thảo) về thẩm quyền của Thủ tướng.

Đó là thẩm quyền giao quyền Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong trường hợp khuyết Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong khi chờ Quốc hội phê chuẩn và Chủ tịch nước bổ nhiệm; Tạm thời giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh trong trường hợp chưa bầu được Chủ tịch UBND tỉnh; Quyết định và chỉ đạo thực hiện các biện pháp cụ thể cần thiết để thi hành lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của nhân dân.

Sau các phiên thảo luận tại kỳ họp Quốc hội thứ 8 cuối năm 2014, UB Thường vụ Quốc hội cho biết, đa số các ý kiến nêu quan điểm không bổ sung nội dung các quy định mới. Bên cạnh đó cũng có ý kiến đề nghị cho giữ lại các quy định mới nêu trên, vì cho rằng cần thiết để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra đối với việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng, bảo đảm để nền hành chính thông suốt, hiệu lực, hiệu quả.



http://dantri4.vcmedia.vn/NaPCZ0PtOMYcccccccccccc5pe8Gco/Image/2015/03/chu-tich-QH-86fc3.jpg
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: "Phải có cơ chế để Thủ tướng thực hiện quyền lực chứ".





Tại UB Thường vụ Quốc hội sáng nay, 9/4, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình cũng giải thích, để đảm bảo về vai trò lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính; bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, có hiệu quả trong tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước thì cần quy định thẩm quyền của Thủ tướng trong trường hợp khuyết như trên là phù hợp tinh thần Hiến pháp.

Đồng thời, trên thực tế từ trước đến nay, nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khuyết Chủ tịch UBND (vì lý do sức khỏe, nghỉ hưu, điều đồng công tác) mà HĐND chưa kịp bổ sung Chủ tịch UBND, Thủ tướng đã có quyêt định chỉ định quyền Chủ tịch UBND cấp tỉnh, khi chức danh này bị khuyết. UB Thường vụ Quốc hội nhận định, thẩm quyền của các thiết chế trong bộ máy nhà nước, bao gồm cả Chính phủ, Thủ tướng đều đã được Hiến định cụ thể. Nếu mở rộng bổ sung mới một số thẩm quyền sẽ không bảo đảm phù hợp với Hiến pháp. Vì vậy, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, UB Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý lại quy định trong dự thảo luật theo hướng bám sát Điều 98 Hiến pháp, đưa ra khỏi dự thảo đề xuất tăng thẩm quyền cho Thủ tướng. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lại cho rằng nên ủng hộ bổ sung quy định về quyền giao quyền cho Bộ trưởng, tạm giao quyền cho Chủ tịch UBND tỉnh của Thủ tướng. Chủ tịch Quốc hội lập luận: “Phải có cơ chế để thực hiện quyền lực chứ không thể để trống. Lâu nay ta vẫn làm thế”. Với quyền quyết định, chỉ đạo các biện pháp thi hành lệnh tổng động viên, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, cần cân nhắc về quy định này và nếu bổ sung thì phải quy định cụ thể ngay trong luật: “Khi thi hành tổng động viên, trong trường hợp đó Thủ tướng được quyền gì, biện pháp nào, không thể nói chung chung”. Một điểm khác, có ý kiến đề nghị giao Thủ tướng thẩm quyền phê duyệt danh sách nhân sự giới thiệu Phó Chủ tịch tỉnh; phê chuẩn, phê duyệt danh sách nhân sự trước khi giới thiệu bầu vào chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

UB Thường vụ Quốc hội lập luận, theo quy định của Hiến pháp, Thủ tướng có thẩm quyền phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Để bảo đảm phù hợp với Hiến pháp, UB Thường vụ Quốc hội cũng không đồng ý bổ sung quy định quyền “phê duyệt danh sách nhân sự trước khi bầu” của Thủ tướng vào dự thảo Luật. Về vấn đề trách nhiệm, có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị quy định cụ thể hơn về trách nhiệm báo cáo trước nhân dân của Thủ tướng; đề nghị quy định trong luật mỗi quý một lần, Thủ tướng báo cáo trước nhân dân thông qua phương tiện thông tin đại chúng. Tán thành quan điểm cần cụ thể hóa quy định về chế độ báo cáo trước nhân dân của Thủ tướng nhưng UB Thường vụ Quốc hội cũng nhận định, số lần báo cáo, nội dung cụ thể của mỗi lần báo cáo sẽ do Thủ tướng quyết định.

Dự thảo luật, theo đó, được chỉnh lý theo hướng quy định về trách nhiệm báo cáo của Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước và Nhân dân (Điều 28).



P.Thảo

fangzi
17-04-2015, 08:44 PM
Bị tuyên bồi thường 500 tỉ, cựu chủ tịch Vinashin chưa trả 1 đồng

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Quantruong_tieucuc/O_Lai/vinashin.jpg

Dù vụ án Vinashin đã kết thúc hơn 2 năm, song cựu chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình vẫn chưa thi hành án một đồng nào trong số hơn 500 tỉ đồng phải bồi thường.

Vụ án “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đã kết thúc cách đây hơn 2 năm trước, sau phiên phúc thẩm vào cuối tháng 8-2012. Tuy nhiên, trả lời câu hỏi của báo chí về việc bồi hoàn tiền trong vụ án Vinashin chiều 17-4, Tổng Cục thi hành án dân sự cho biết: “Đến nay phạm nhân Phạm Thanh Bình chưa thi hành được đồng nào. Những tài sản của ông Bình đang được kê biên xử lý. Sau này, các tài sản đó sẽ tiến hành các thủ tục định giá, bán đấu giá, tiếp tục xác minh tài sản khác nếu có. Còn trong vụ Vinashin, các phạm nhân cũng mới chỉ thi hành được mấy chục tỉ đồng ”.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Quantruong_tieucuc/O_Lai/2.jpg

Qua 2 phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm, bị cáo Phạm Thanh Bình, nguyên chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vinashin lĩnh mức án 20 năm tù giam. Các bị cáo khác bị phạt từ 10 đến 19 năm tù giam. Các bị cáo còn buộc phải bồi hoàn các khoản tiền liên quan đến sai phạm của mình trong từng vụ việc như bản án sơ thẩm đã tuyên.

Trong đó, Phạm Thanh Bình phải bồi thường thiệt hại hơn 500 tỉ đồng; Trần Văn Liêm (nguyên Tổng giám đốc Công ty viễn dương Vinashin) 19 năm tù, bồi thường hơn 495 tỉ đồng... Các bị cáo còn lại cũng buộc phải bồi thường nhiều tỉ đồng.

Được biết, trước đó Bộ Tư pháp đã tổ chức cuộc họp với sự tham gia của đại diện nhiều bộ, ngành có liên quan như Văn phòng Chính phủ, TAND Tối cao, VKSND Tối cao, Bộ Giao thông vận tải, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND TP Hải Phòng và các đơn vị liên quan khác để trao đổi, bàn biện pháp chỉ đạo tổ chức thi hành bản án. Tổng cục Thi hành án có nhiều công văn chỉ đạo Cục Thi hành án dân sự Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định chỉ đạo các đơn vị tích cực, chủ động thi hành án vụ Vinashin. Bộ Giao thông vận tải cũng đã có công văn yêu cầu Vinashin và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) khẩn trương chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thuộc quyền quản lý có quyền lợi được bồi thường phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong vụ án Vinashin cần có đơn yêu cầu thi hành án. Cục Thi hành án Hải Phòng đã liên tiếp có các công văn hướng dẫn các công ty trên về việc làm đơn yêu cầu thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự.

Sau rất nhiều công văn hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền, trong số 6 doanh nghiệp trên chỉ có 2 doanh nghiệp làm đơn yêu cầu thi hành án là Công ty TNHH MTV Nam Triệu và Công ty TNHH MTV Vận tải viễn dương Vinashin.

Theo Nguyễn Quyết
Người lao động

doancongtu
22-12-2015, 09:15 AM
Phận con ong cái kiến

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Quantruong_tieucuc/3.jpg

Thế là những chủ trương tốt đẹp của nhà nước đã bị một số quan chức vô cảm hoặc tham lam lợi dụng. Sao thân phận mỏng manh của người nông dân nghèo ở những địa phương trên lại dễ bị tổn thương đến thế ....

Chưa nguôi bức xúc “Vụ nợ thôn 1,7 triệu đồng “không được chết” của người đàn bà nghèo tật nguyền ở Bắc Giang thì lại thêm những câu chuyện khác khiến dư luận đau lòng không kém.

Đó là câu chuyện cũng của một người đàn bà tật nguyền: Bà Phạm Thị Nguyên, SN 1948, trú tại tổ dân phố 19, khu 4, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng.

Bà Nguyên vô cùng ngạc nhiên và sửng sốt khi một lần về thăm quê mới biết mình đã… chết từ năm ngoái. Truy tìm nguyên nhân, mới hay, giấy chứng tử cho bà là giả mạo và suốt mấy năm nay, khoản tiền trợ cấp người tàn tật của bà đã có người… “nhận giùm”, đó là ông Phạm Bình Thủy, nguyên PBT thường trực Đảng ủy xã

Còn đây là chuyện của mấy chục hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo hai thôn Núi Ngỗng và Lương Tri (xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận) vừa được xã ép mua bò già, gầy, mắc bệnh với giá từ 18,5-20 triệu đồng/con. Những hộ dân này thuộc diện được hưởng chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề theo Quyết định 755/QĐ-TTg ngày 20-5-2013 của Thủ tướng Chính phủ với số tiền 20 triệu đồng/hộ, bao gồm tiền hỗ trợ 5 triệu đồng và vay 15 triệu đồng lãi suất 1,2%/năm, thời gian vay 5 năm. Lẽ ra, các hộ dân sẽ được nhận số tiền trên để tự đi mua bò về nuôi nhưng các quan xã đã “sốt sắng quan tâm”, đứng ra lãnh lấy trách nhiệm “cao cả” ấy vì dân. Và kết quả là các hộ nghèo bị buộc phải nhận những con bò già, ốm o, bệnh tật, dị dạng.

Hi vọng đổi đời của những người dân nghèo có nguy cơ tan thành mây khói và hơn thế nữa, họ có thể phải ôm lấy cục nợ đối với nhà nước nếu chẳng may những con bò “hết đát” ấy lăn đùng ra chết?

Thế là những chủ trương tốt đẹp của nhà nước đã bị một số quan chức vô cảm hoặc tham lam đã lợi dụng. Sao thân phận mỏng manh của người nông dân nghèo ở những địa phương trên lại dễ bị tổn thương đến thế. Chưa bao giờ họ lại phải đối mặt với vô vàn những khó khăn, tủi nhục từ trong cuộc sống đời thường đến thế.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Quantruong_tieucuc/o%20lm%20quan.jpg

Hình như ai đó vẫn nghĩ, đòi cho được (mà làm sao đòi được nữa?) món nợ phi lí 1,7 triệu đồng của người đàn bà tật nguyền đã chết là sự thực thi nghiêm minh chức phận của mình trước dân? Rồi thì dân nghèo được nhận bò dù là bò già bò bệnh thế cũng là may mắn lắm rồi? Bởi khi thấy dân tỏ ý từ chối, cán bộ đã đe: Không chịu nhận thì xóa tên khỏi danh sách hộ nghèo!

Và mới đây nhất, báo chí đã phát hiện, một số xã ở Hậu Giang bắt ép dân phải xây cổng bê tông để đạt chuẩn văn hóa, chuẩn nông thôn mới, nếu không tự đúc theo mẫu mã qui định thì phải nộp 2 triệu đồng để xã làm. Dân còn nghèo, ở nhà lá tạm bợ, chạy ăn từng bữa, vậy mà phải bóp mồm bóp miệng để có được hai cái trụ cổng bê tông đứng chơ vơ giữa trời. Chuẩn nông thôn mới là thế này ư? Đấy là chưa kể, hàng chục hàng trăm các khoản phí, lệ phí mà người nông dân phải è cổ gánh chịu. Còn có cả thứ phí “nuôi cán bộ” thôn xã nữa. Chả nhẽ tất cả những thứ ấy đều “đúng qui trình”, đều “hợp lòng dân”?


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Quantruong_tieucuc/1phng%20hip%20hg.jpg

Biết mình phận con ong cái kiến, những người nông dân nghèo ở một số địa phương nói trên chỉ còn cách lầm lũi mà chịu đựng bất công của cuộc đời. Bao giờ họ hết khổ?

Bài của Nguyễn Duy Xuân đăng trên báo Dân Trí Online

doancongtu
22-12-2015, 09:18 AM
"Nhà tui nhà lá mà xã bắt làm cổng bêtông"

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_tto.png
16/12/2015 09:07 GMT+7

TT - Cán bộ ấp ở xã nông thôn mới Phương Phú, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) họp dân yêu cầu phải làm cổng rào bằng bêtông theo quy cách xã đưa ra để đủ điều kiện công nhận xã nông thôn mới.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Quantruong_tieucuc/1phng%20hip%20hg.jpg
Căn nhà lá của chị Trần Thị Mỹ Lợi ở xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) cũng phải làm cổng rào bằng bêtông - Ảnh: Lê Dân

Nhiều người dân ở xã nông thôn mới Phương Phú, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) phản ảnh cán bộ ấp họp dân yêu cầu phải làm cổng rào bằng bêtông theo quy cách xã đưa ra để đủ điều kiện công nhận xã nông thôn mới.

Bà Huỳnh Thị Mỹ - một người dân ở ấp Phương Hòa, xã Phương Phú - than thở: “Nhà tôi thiếu trước hụt sau nhưng cán bộ ấp tới lui nhiều lần ép phải làm cổng rào nên tôi phải vay mượn 1,2 triệu đồng để làm hai cây cột, còn phần mái trên thì chưa có tiền làm”.

Tương tự, gia đình chị Trần Thị Mỹ Lợi (ấp Phương Bình) đã cố gắng lắm mới xây được hai cây cột, còn phần mái phía trên cũng chưa làm nổi.

Xã Phương Phú có 2.350 hộ dân, trong đó hộ nghèo chiếm 6,8% và tất cả phải làm cổng rào bêtông theo yêu cầu của xã. Ông Lê Văn Huấn, phó chủ tịch UBND xã Phương Phú, cho biết việc làm cổng gia đình bằng bêtông có họp dân, dân đồng thuận rất cao. Chi phí xây cổng gia đình khoảng 1,3 triệu đồng. Đến nay, có 80% hộ dân đã xây cổng gia đình.

“Xây cổng gia đình nhằm đạt tiêu chí thứ 16 của xã nông thôn mới, đồng thời xã muốn tạo điểm nhấn về cảnh quan môi trường. Từ những cổng gia đình này, xã đã ra mắt tổ nhân dân tự quản kiểu mẫu của 5/6 ấp” - ông Huấn cho biết.

Theo ông Huỳnh Thành Hữu - phó chánh văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh Hậu Giang, xây dựng cổng rào thuộc tiêu chí số 16 về cơ sở vật chất văn hóa và tiêu chí số 17 về cảnh quan môi trường, tuy nhiên trong bộ tiêu chí không có quy định xây cổng rào bêtông.

Ông Nguyễn Chí Hùng, chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, cho rằng xã yêu cầu người dân xây cổng rào bằng bêtông là không hợp lý.

“Huyện sẽ cho kiểm điểm ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã Phương Phú, đồng thời tránh chuyện huy động quá sức dân trong xây dựng nông thôn mới ở các xã khác trong thời gian tới” - ông Hùng 
khẳng định.

LÊ DÂN

thieugia
19-01-2016, 05:07 AM
Chê dân kém ý thức, xe chủ tịch huyện gắn đèn ưu tiên

Giải thích về việc xe có lắp đèn ưu tiên, Chủ tịch huyện Quế Phong cho rằng: "Mục đích là để các xe khác tránh cho an toàn chứ ý thức người dân ở đây rất kém".

Trong thời gian qua, người dân thị trấn Kim Sơn, huyện Quế Phong (Nghệ An) phản ánh và bất ngờ khi trên địa bàn xuất hiện một chiếc ô tô biển xanh có gắn đèn tín hiệu ưu tiên (còi hụ). Người thường sử dụng chiếc xe "ưu tiên" này chính là Chủ tịch huyện Quế Phong Lê Văn Giáp.

Chiếc xe có gắn đèn hiệu ưu tiên mang nhãn hiệu Toyota loại 7 chỗ ngồi thuộc quản lý của UBND huyện Quế Phong và người thường xuyên sử dụng xe vào công việc cơ quan là ông Lê Văn Giáp, Chủ tịch UBND huyện Quế Phong. Tuy nhiên, trong thời gian qua trên địa bàn huyện này không có sự cố khẩn cấp, thiên tại, dịch bệnh.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tao_lao/chinh_tri/xe%20oto.jpg
Chiếc xe Toyota 7 chỗ của UBND huyện Quế Phong được lắp đèn tín hiệu ưu tiên.

Qua tìm hiểu, nguyên nhân chiếc xe của vị Chủ tịch huyện này có đèn tín hiệu ưu tiên vì cho rằng dân ý thức tham gia giao thông kém nên phải lắp cho an toàn.

Cụ thể, ông Lê Văn Giáp bên cạnh xác nhận chiếc xe Toyota 7 chỗ ngồi của UBND huyện Quế Phong được lắp đèn ưu tiên hơn 1 năm nay, cùng với đó ông cho rằng: "Mục đích là để các xe khác tránh cho an toàn chứ ý thức người dân ở đây rất kém". Tuy nhiên, ông Giáp cho biết thêm, mặc dù lắp hơn 1 năm nay nhưng chưa bao giờ sử dụng.

Theo Nghị định 109/2009/NĐ-CP quy định về tín hiệu của xe được quyền ưu tiên thì các xe được quyền ưu tiên, gồm: xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ, xe quân sự, xe Công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, xe Cảnh sát giao thông dẫn đường, xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu, xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh, xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật…

Ông Giáp cho biết, “sau khi nhận thông tin phản ánh, tôi thấy việc lắp đèn ưu tiên như vậy cũng không hay lắm và hôm nay đã cho tài xế tháo đèn ưu tiên này khỏi xe”.

Theo Bắc Vũ báo Đại Đoàn kết

bach_ho
01-02-2016, 06:45 PM
Tin về vụ xét xử thiếu niên Nguyễn Mai Trung Tuấn

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Hinh_phap/an_oan/trung%20tun%203.jpg

(Long An, DL) - Luật sư Nguyễn Văn Miếng, người bào chưa cho Nguyễn Mai Trung Tuấn vừa công bố 2 bản giám định thương tích có kết quả khác nhau. Một bản chứng nhận của bệnh viện Chợ Rẫy kết luận bị hại bị phỏng hóa chất 10%, còn pháp Y Long An thì kết luận bỏng 35%.

Ngày mai, 1/2/2015, TAND Long An sẽ xét xử lưu động Nguyễn Mai Trung Tuấn (15 tuổi) vì tội "cố tình gây thương tích". Sẽ có đến 10 luật sư tham gia bào chữa cho Tuấn.



http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Hinh_phap/an_oan/trung%20tun.jpg
Kết quả giám định của bệnh viện Chợ Rẫy

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Hinh_phap/an_oan/trung%20tun%202.jpg
Kết quả của Pháp y Long An (Ảnh: LS Nguyễn Văn Miếng)

Với kết quả chứng nhận thương tích 35% mà Tuấn gây ra cho công an Nguyễn Văn Thủy, kết quả phiên sơ thẩm, Tuấn đã phải nhận mức án 4 năm 6 tháng tù giam, đồng thời bồi thường cho người bị hại 40,6 triệu đồng.

Tháng 8/2015, Tuấn bị bắt khi đang chăn vịt tại tỉnh Bình Thuận.

bach_ho
07-08-2016, 08:52 PM
Huế còn “non” lắm, “ngu” lắm (!?)

http://www.thieugiathivantuyentapluc.com/wp-content/uploads/2016/08/Hu%E1%BA%BF-3.jpg

Hôm 13/7/2016, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế ban hành quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu “Bún bò Huế”. Quyết định trên do ông Phan Ngọc Thọ, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh ký và đã được các cơ quan thông tin báo chí, truyền hình, mạng miếc bình luận, bàn tán ồn ĩ mấy ngày qua. Về nội dung, cơ bản ý là : Bún bò Huế là ĐẶC SẢN của nhân dân Huế, ai muốn kinh doanh, buôn bán đều phải ra Huế đăng ký, xin phép và chỉ được phép bán buôn khi chính quyền và nhân dân “Huế”… cho phép. Đối tượng áp dụng Quy chế này, bao gồm cả người Việt trong và ngoài nước, cả đám ngoại bang sính… “Huế” :) :) :)

Tối hôm qua thứ Bảy, tôi kể lại cho ông hàng xóm nguyên là cán bộ Trinh sát (Biệt động Miền đã nghỉ hưu), ông nói:

– Huế ngu hơn bò !?

Bẩu sao nói rứa, ông bẩu:

– Bún bò Huế có cái đếch gì ngon mà bỗng dưng nâng lên hàng “DI SẢN” cơ chứ ? Nó chẳng qua cũng chỉ là cái tên gọi để phân biệt với các nón ăn có bún khác như bún thịt xào, bún riêu, bún ốc, bún chả cá Quy Nhơn, bún đậu hủ mắm tôm ở các tỉnh phía Bắc, bún thang, bún mắm, bún cá Sóc Trăng v.v. nhằm tránh trường hợp “sai” (sai khiến, sai bảo) một đằng làm một nẽo” kiểu như bà già Nam bộ thèm tô bún mắm Miền Tây ! Bà kêu thằng cháu ngoại lên, sai nó đi mua cho bà tô bún, chỉ chốc nhát, thằng nhóc bê về cho ngoại nguyên tô bún nhưng mà là…bò Huế. Ngửi mùi ớt cay nồng xộc lên mũi, giống như mèo hửi đống rơm (một loại thức ăn khoái khẩu của trâu) bà cầm tô bún mà nước mắt cứ ứa ra… bà xót tiền thì ít mà bà giận mình vô duyên thì nhiều.

– Ờ hờ, quả là đúng thế thật.

Bún bò Huế, đối với nhiều người, chỉ đơn thuần là tên một món ăn như bánh canh, bún mắm...


http://www.thieugiathivantuyentapluc.com/wp-content/uploads/2016/08/B%C3%BAn-b%C3%B2-Hu%E1%BA%BF-%C4%91%E1%BB%91i-v%E1%BB%9Bi-nhi%E1%BB%81u-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ch%E1%BB%89-%C4%91%C6%A1n-thu%E1%BA%A7n-l%C3%A0-t%C3%AAn-m%E1%BB%99t-m%C3%B3n-%C4%83n-nh%C6%B0-b%C3%A1nh-canh-b%C3%BAn-m%E1%BA%AFm....jpg

Ông tiếp:

– Bún bò huế sánh thế chó nào được với mấy món ăn có bún khác như cái món bún “Chả cá Lã vọng” hay ngay như bún “chả quạt” Hà Nội, cái món mà Tổng thống Obama của Mỹ chỉ nghe thôi cũng chảy dãi, phát thèm… Đấy, nó nổi tiếng thế mà người Hà Nội chả dám manh động, huống hồ… Mày tin không ? Bún Huế cũng chả ngon hơn, đếch qua mặt được với cái món bún nước lèo Sóc Trăng, bún chả cá Nha Trang, bún chả mực Vũng Tàu… Ông trầm ngâm hồi lâu rồi kết luận – Giống như các món khác, nó (bún bò Huế) chẳng qua cũng chỉ là cái món dùng để ăn khi CHÁN CƠM, chẳng ai ăn BÚN BÒ HUẾ cả đời cả ?


http://www.thieugiathivantuyentapluc.com/wp-content/uploads/2016/08/Ch%E1%BA%A3-c%C3%A1-L%C3%A3-v%E1%BB%8Dng.jpg
Chả cá Lã vọng

Tôi im lặng nghiền ngẫm từng lời ông nói. Chợt ông bẩu:

– Đấy, nó đơn giản chỉ có rứa thôi. Nó cũng giống như cái môn võ của các anh đang luyện ấy. Nếu có thằng nào lại MA LANH, lại LÁU CÁ cá như mấy thằng lãnh đạo ngoài Thừa Thiên – Huế, tức nó cũng đăng ký nhãn hiệu “VÕ THUẬT” độc quyền… thì… Xin lỗi cho tao nói tục tí, thì các anh còn l*ồn gì… còn có cửa để mà đấm với chả đá (?!). Hay như dân Thanh Hóa nhà các anh, cũng bắt chước đám người Huế, cũng đăng ký “nhãn hiệu độc quyền” các loại hình hàng hóa, sản phẩm có liên quan đến hai chữ “RAU MÁ” – ông đưa mắt nhìn tôi thăm dò, thấy tôi không phản ứng – thì dân cả nước lấy cứt đâu ra cái thứ thanh nhiệt tuyệt hảo thế để uống ? Chả nhẽ mỗi lần thèm nước RAU MÁ, canh RAU MÁ, cái đám đang lao động ở Hàn quốc, Taiwan, Rumani, Đức, Nhật, Ả Rập, Mỹ… lại bay mấy ngàn cây số hay bay từ Sài Gòn ra Thanh Hóa uống ư ?


http://www.thieugiathivantuyentapluc.com/wp-content/uploads/2016/08/Rau-m%C3%A1.jpg

Ông nhìn xoáy vào tôi đặt câu hỏi, rồi cũng chả đợi tôi trả lời. Ông ngoảnh mặt, mắt nhìn tút xa xăm, trông ông suy tư… dữ. Một nhát, như không để ý có tôi bên cạnh, ông lẩm bẩm: “Huế còn non lắm, Huế ngu lắm…”.

Tôi nghe ông nói đến ba từ “Huế Ngu lắm” là bịt tai, sợ không dám nghe nữa. Tôi sợ nghe nữa thì kiểu gì ông cũng nói: “Huế ngu là có cơ sở, vì ngay đến cái thằng Bí thư tỉnh ủy Hồ Xuân Mãn còn khai man lý lịch để bịp nhà nước (chuyện này là do ông coi tin tức sau đó A lô thông tin cho tôi biết), phong danh hiệu Anh Hùng thì đám hậu sinh tránh sao không mang tiếng dốt”.

– Cháu chả nghe ông nói nữa, cháu chả tin, chả tin Huế dốt, Huế ngu như rứa…

Tôi hét lên rồi quay đầu, léo lên xe, đề ga, chạy thẳng… về nhà, tút dưới quận 12.

Quận 12, 07/8/2016
Thiều Ngọc Sơn

thieugia
17-09-2016, 04:39 AM
Ông Trịnh Xuân Thanh bị truy nã quốc tế


Ông Trịnh Xuân Thanh (50 tuổi) bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46, Bộ Công an) khởi tố tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 Bộ luật hình sự. Xác định bị can đã bỏ trốn, Bộ Công an phát lệnh truy nã quốc tế với ông này.

Hơn một tháng qua, ông Thanh xin nghỉ phép ra nước ngoài để trị bệnh gout. Hết phép, ông không trở lại nhiệm sở, số điện thoại thường dùng mất liên lạc. Tỉnh uỷ Hậu Giang, nơi ông Thanh làm việc, không biết ông ở đâu.


http://img.f29.vnecdn.net/2016/09/16/aa-1474040981-6851-1474045016.jpg
Theo truy nã của cơ quan điều tra, ông Trịnh Xuân Thanh có đặc điểm nhận dạng: cao 1,72 m, da vàng, tóc đen, lông mày ngang, sống mũi thẳng, dái tai chúc, mắt đen.

Một ngày trước, C46 đã khởi tố vụ án hình sự "cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", để điều tra khoản thua lỗ gần 3.300 tỷ tại Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Bốn cựu lãnh đạo PVC gồm: ông Vũ Đức Thuận (ủy viên HĐQT kiêm tổng giám đốc), Nguyễn Mạnh Tiến (phó tổng giám đốc), Trương Quốc Dũng (phó tổng giám đốc), Phạm Tiến Đạt (kế toán trưởng) bị truy cứu trách nhiệm hình sự cùng tội danh với ông Thanh.

Sai phạm liên quan ông Trịnh Xuân Thanh bị phát giác khi đầu tháng 6/2016, báo chí thông tin về việc Phó chủ tịch Hậu Giang được đưa đón bằng xe tư nhân Lexus LX570 giá 5 tỷ đồng, nhưng gắn biển xanh; tình trạng thua lỗ nặng ở Tổng công ty PVC, nơi ông Thanh từng giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt và dù doanh nghiệp làm ăn thua lỗ ông Thanh vẫn được bổ nhiệm Phó chủ tịch tỉnh.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã giao 9 cơ quan kiểm tra, kết luận những nội dung nêu trên.

Sau thời gian vào cuộc, Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định, giai đoạn 2007-2013, người đứng đầu PVC là ông Trịnh Xuân Thanh và Ban Thường vụ Đảng ủy, Hội đồng quản trị, Ban tổng giám đốc, Ban Kiểm soát Tổng công ty đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý điều hành, thiếu kiểm tra, giám sát... dẫn đến nhiều sai phạm và thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng.

Dưới thời ông Thanh, PVC đã dành 86% vốn điều lệ rót vào các hạng mục đầu tư ngoài ngành, công ty con, công ty liên kết và "mắc cạn" trong nợ nần.

Ủy ban Kiểm tra cho rằng những vi phạm, thua lỗ nêu trên là nghiêm trọng, tạo dư luận xấu, làm giảm niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và ông Trịnh Xuân Thanh phải chịu trách nhiệm chính.

Sau những lùm xùm, ông Thanh không được giới thiệu tái cử Phó chủ tịch Hậu Giang và bị hủy tư cách đại biểu Quốc hội. Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ phối hợp điều tra vi phạm dẫn đến khoản lỗ khổng lồ ở PVC.

Ngày 8/9, Ban Bí thư bỏ phiếu kín với kết quả 100% đồng ý khai trừ ông Thanh ra khỏi Đảng.

Chiều 16/9, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đến Hậu Giang thi hành quyết định khai trừ Đảng, tuy nhiên ông Thanh vắng mặt.

Ông Trịnh Xuân Thanh được cho là rời khỏi Việt Nam khoảng cuối tháng 7. Khi đó ông đã gửi đơn đến tỉnh uỷ Hậu Giang xin nghỉ phép từ 25 đến 29/7. Ngày 19/8, ông Thanh gửi đơn lần 2 xin nghỉ một tháng (3/8-2/9) để đi nước ngoài trị bệnh và không rõ tung tích từ đó.

bach_djen
15-03-2017, 05:14 PM
Giám đốc Sở Nội vụ Hải Dương bổ nhiệm con ruột: "Sơ suất là do anh em cấp dưới trình lên"


Con trai ông Phạm Văn Tỏ (Giám đốc Sở Nội vụ Hải Dương) đã tự nộp đơn xin thôi giữ chức phó trưởng phòng khi Bộ Nội vụ thanh tra.

Giám đốc Sở Nội vụ Hải Dương Phạm Văn Tỏ đã ký quyết định bổ nhiệm con trai ruột của mình là Phạm Văn Kháng (SN 1980) làm phó trưởng phòng Việc làm - An toàn lao động (Sở LĐ-TB-XH tỉnh Hải Dương) mà không qua thi tuyển công chức. Thời gian giữ chức bắt đầu từ 15/2/2016 và kéo dài 5 năm.

Tin từ tờ Vietnamnet cho hay, khi Bộ Nội vụ thanh tra thì con trai ông Tỏ đã tự nộp đơn xin thôi việc. Kết luận thanh tra của Bộ cũng chỉ rõ, 2 công chức được bổ nhiệm giữ chức vụ phó trưởng phòng Sở LĐ-TB&XH Hải Dương khi chưa đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn ngạch công chức hành chính.


http://sohanews.sohacdn.com/thumb_w/660/2017/kt1-enum-1489552267857-65-0-375-500-crop-1489552276899.jpg

"Sơ suất là do anh em cấp dưới trình lên nên tôi không xem xét kỹ... Tôi đã xin tự nhận hình thức kỷ luật trước lãnh đạo tỉnh Hải Dương", ông Tỏ nói với Vietnamnet. Một lý do khác mà ông đưa ra để giải thích cho việc bổ nhiệm con trai đó là do anh Kháng có nguyện vọng lên thành phố công tác để chăm sóc con. Được biết, con trai ông Phạm Văn Tỏ trước đó là Phó Giám đốc Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi huyện Bình Giang. Sau khi thôi giữ chức phó trưởng phòng thì anh Kháng đã về đơn vị cũ làm.

Tin từ Internet