PDA

View Full Version : Trị Gia Cách Ngôn Của Cựu Bộ Trưởng Trần Xuân Giá Trước Khi Ra Tòa...



thieugia
23-04-2014, 04:55 AM
Tranh luận về 3 lời khuyên của cựu bộ trưởng Trần Xuân Giá

(Tinmoi.vn) Trước phiên tòa trong vụ án Bầu Kiên, cựu bộ trưởng Trần Xuân Giá đã đưa ra 3 điều khuyên răn con cháu. Và những điều này đã vấp phải những ý kiến trái chiều nhau.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Hinh_phap/trn%20xun%20gi.jpg
Cựu bộ trưởng Trần Xuân Giá

Nội dung 3 lời khuyên của cựu bộ trường Trần Xuân Giá như sau: “Tôi định hướng cho con cháu 3 điều không:

1. Không theo chính trị;

2. Không làm việc trong hệ thống nhà nước;

3. Không làm ông chủ. Hãy làm thuê mà sống. Nhưng muốn sống tốt thì phải giỏi chuyên môn để là người làm thuê giỏi, để được tôn trọng”.

Trước 3 lời khuyên này, nhà báo - nhà văn Lưu Trọng Văn đã thẳng thắn chia sẻ quan niệm của mình. Ông Lưu Trọng Văn phản đối hoàn toàn 3 lời khuyên của cựu bộ trưởng Trần Xuân Giá. Theo ông Văn, những chia sẻ của ông Trần Xuân Giá, xét trên khía cạnh một người trí thức yêu nước, một nhà hoạt động chính trị thì hoàn toàn không thể chấp nhận được. Và cũng theo ông Văn những lời khuyên này là phản lại những phẩm chất gọi là “cách mạng”, gọi là “chính khách quốc gia” của ông Trần Xuân Giá.

Ông Văn cho rằng "Chao ôi! Xấu hổ biết bao nếu thế hệ trẻ hôm nay lại nhận những lời khuyên có thể nói là bạc nhược, tệ hại, tầm thường ấy từ bậc cha mẹ thân yêu của mình".

Tuy nhiên, trước ý kiến chỉ trích của nhà báo - nhà văn Lưu Trọng Văn về 3 lời khuyên của ông Trần Xuân Giá đã vấp phải nhiều ý kiến phản đối.
Một độc giả cho rằng: Ba lời khuyên quá hay, có gì phải xấu hổ? Lời khuyên của ông Giá hoàn toàn đúng, 3 cái việc trên việc nào cũng khiến người ta trước sau gì cũng phải phạm pháp, luồn cúi, đánh mất sự tự trọng của bản thân.

"Ông Giá dạy con ông ấy chứ có bảo là tôi khuyên thanh niên Việt Nam như thế đâu? Tôi cũng đang làm chủ đây, nhưng tôi cũng sẽ khuyên con tôi đi làm thuê, là bố nó tôi biết tính cách và thiên hướng của nó, thích hợp với làm chuyên môn hơn làm quản lý. Ông Giá cũng vậy, ông ấy khuyên con cháu ông dựa và trải nghiệm bản thân và hiểu biết của người cha với con cháu mình thế thì có gì sai?" là ý kiến bảo vệ 3 lời khuyên của cựu bộ trưởng Trần Xuân Giá.

Độc giả Ba cho rằng: Đấy là ý kiến riêng của bác Giá với con cái bác ấy khi sống tại môi trường xã hội, kinh tế Việt nam hiện nay thôi. Tôi không thích lối suy diễn như tác giả, lối tư duy duy ý chí: có bé xé ra to.

"Cha mẹ là người hiểu con cái nhất, họ biết con mình có điểm gì mạnh điểm gì yếu để hướng con vào đời. Nếu con mình không có khiếu làm chủ mà cứ bắt con làm chủ thì có phài là mang tội với xã hội hay không??? Có rất nhiều quan chức biết con mình không có khả năng làm ông bà chủ nhưng vẫn tạo mọi điều kiện, quan hệ, nâng đỡ... để chúng thành "đại gia" - điều ấy có đáng xâu hổ hay không? Hãy trân trọng sự thật, đừng bắt người khác phải nói tiếng nói giả tạo. Xin cám ơn!"

Thieugia
Nguồn : Tin Mới

admin
23-04-2014, 09:41 AM
Thiều gia: Tôi không thể hiểu mồm của một chính trị gia, một nhà lãnh đạo, một chính khách lão luyện như ông Trần lại có thể phát ra những lời ngớ ngẩn, đần độn và vô trách nhiệm ấy. Phải chăng ông cũng thuộc loại "già đâm lú lẫn" như một số Chính Trị gia vừa rồi ? Nếu đúng như vậy thì việc "xộ khám" của ông cũng là điều dễ hiểu, dễ thông cảm. Bằng không, cũng cần phải nghiêm trị để thể hiện thực rõ cái sự "uy vu" của pháp luật.

Nhân đây xin chép cho mọi người bài thơ "Dặn Con" của Lục Du, người đời Nam Tống:

示兒



死去原知萬事空,
但悲不見九州同。
王師北定中原日,
家祭無忘告乃翁。


Nguyên Văn:
Dặn Con

Tử khứ nguyên tri vạn sự không,
Đãn bi bất kiến cửu châu đồng.
Vương sư bắc định Trung Nguyên nhật,
Gia tế vô vong cáo nãi ông.


Dịch Thơ

Vốn biết chết rồi là hết chuyện,
Chín châu chỉ tiếc chửa sum vầy.
Ngày nào thu lại miền Trung thổ,
Cúng bố đừng quên khấn bố hay.


Lục Du chết nhưng vẫn trăn trở khi thiên hạ chưa được “thái bình”, non sông vẫn chưa thu về một dải. Và ông hy vọng một ngày nào đó con cháu sẽ báo cho ông biết cái tin Bắc Phạt đã thành công, đã quyét sạch quân xâm lược, đất nước đã trọn niềm vui “thống nhất” , nơi chín suối, ông sẽ mỉm miệng cười…

Ấy là chuyện ông "Lục Du" bên Tàu.

Nay ông Giá khuyên con làm Ôsin đừng làm chủ !? Vậy hóa ra khuyên mọi người chấp nhận để lũ người phương Bắc, giặc phương Tây lại vào làm chủ nước ta sao?

Đất nước sẽ về đâu với một lũ cháu con bạc nhược ?

Dân tộc này sẽ ra sao, khi một lần nữa lại nằm dưới gót giày của lũ ngoại xâm?

Rõ là Trần Xuân Giá là lão “già lú lẫn”. Đáng thương thay !
-------------------------------
* Có rất nhiều người vào Comem bệnh vực cho lời dạy con của ông Trần Xuân Giá và rồi vì ông Giá mà quay qua chỉ trích tác giả Lưu Trọng Văn. Tôi thực sự cảm thấy buồn và nực cười cho "cái lý sự" hết sức hủ bại của đám nhược nhân thuộc An Nam quốc khi chúng giở trò "cẩu quần" lao vào cắn xé nhà văn.
Thật xấu hổ khi thấy trong xã hội Việt có quá nhiều lũ "nhược nhân" có lối sống bầy đàn như thế này.

nhan_voky
24-04-2014, 04:03 PM
Nguyên văn bài viết được đăng trên motthegioi.vn

Về ba lời khuyên của cựu bộ trưởng Trần Xuân Giá

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Hinh_phap/trn%20xun%20gi%202.jpg
Cựu Bộ Trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Trần Xuân Giá

Đăng Bởi Lưu Trọng Văn - 09:07 22-04-2014

Vụ án bầu Kiên chấn động dư luận không chỉ vì liên quan đến ông Nguyễn Đức Kiên, một “người hùng” trong giới kinh doanh ngân hàng, một “người hùng” trong làng “bầu sô bóng đá” mà còn liên quan đến ông Trần Xuân Giá – một chính khách nổi tiếng.

Rõ ràng ông Trần Xuân Giá không chỉ là một quan chức cao cấp của nhà nước mà còn là một người đã từng có vai trò không nhỏ trên các diễn đàn kinh tế, chính trị, xã hội của nước nhà, và đã thực sự là một chính khách ưu tú khi góp phần không nhỏ vào tiến trình ra đời “Bộ luật Doanh nghiệp” – một Bộ luật tiến bộ mang tầm nhìn cải cách kinh tế, tác động lớn vào phát triển kinh tế quốc gia.

Tôi từng tôn trọng ông Trần Xuân Giá và từ trong tâm của mình tôi mong điều ông nói ông “hoàn toàn vô tội” là sự thật. Nhưng sự tôn trọng của tôi về ông đã bị mất đi, không phải vì “niềm tin vào sự trong sạch” của ông trong “vụ án bầu Kiên” làm thất thoát hàng trăm tỉ bị chao đảo mà bởi vì “lời tâm sự” mới đây của ông trước phiên tòa, trên một tờ báo, làm tôi buộc phải đánh giá lại những phẩm chất gọi là “cách mạng”, gọi là “chính khách quốc gia” của ông.

Lời tâm sự của ông như sau: “Tôi định hướng cho con cháu 3 điều không: 1. Không theo chính trị; 2. Không làm việc trong hệ thống nhà nước; 3. Không làm ông chủ. Hãy làm thuê mà sống. Nhưng muốn sống tốt thì phải giỏi chuyên môn để là người làm thuê giỏi, để được tôn trọng”.

Nếu lời tâm sự này xuất phát từ một người dân bình thường, có thể chấp nhận được. Nhưng, xuất phát từ một người trí thức yêu nước, có trách nhiệm với đất nước thì khó có thể chia sẻ.

Và không thể chấp nhận được nếu xuất phát từ một cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng và nhà nước, từ một “nhà hoạt động cách mạng”, từ một “chính khách tiên tiến”. Bởi, điều đó đã bộc lộc cái vỏ bọc gọi là “cách mạng”, gọi là “hết mình hi sinh vì tổ quốc” lâu nay của không ít những người như ông. Bởi, nó đi ngược lại biết bao lời “huấn thị tâm huyết” của chính ông, của những người như ông tại các diễn đàn quốc gia.

Một người cả đời miệt mài làm công chức rồi lãnh đạo cơ quan nhà nước, có thể ông “ngộ’ ra nhiều sự thật... (Minh họa: DAD)
Từ lời tâm sự trên của ông, nhiều người có thể cảm thông với ông vì bây giờ trước những cái gọi là “tai họa” ông đã thành thật với chính mình. Vâng, tôi cũng có thể cảm thông với ông về sự dám thành thật ấy - cái điều đang coi là xa xỉ với không ít quan chức đang tại chức.

Nhưng ở bình diện quốc gia, dân tộc thì tôi vô cùng phẫn nộ trước thái độ thụ động, thu vén mang tính “lợi ích bản thân gia đình” của ông, nhất là trong tình cảnh vô vàn khó khăn này của dân tộc, của đất nước.

Chúng ta đang rất cần tuổi trẻ xả thân vì đất nước, tuổi trẻ phải giành lấy quyền nắm vận mệnh đất nước, vận mệnh tương lai của mình và của dân tộc, ấy vậy mà ông lại khuyên vậy, định hướng cho lớp trẻ con cháu ông: “Không theo chính trị” - tức không quan tâm bằng ý thức, tình cảm, trí tuệ, hành động vào con đường chính trị - con đường liên quan sống còn đến vận mệnh đất nước, giang sơn, giống nòi, phát triển hay tụt hậu, đói nghèo hay hạnh phúc, hèn kém hay hùng cường, nô dịch hay độc lập, chiến tranh hay hòa bình.

Chính trị là tất cả. Chính trị đâu chỉ như không ít người hiểu, ấn định ngấm ngầm hiểu đó là con đường tiến thân danh lợi quan chức nhà nước?

Triết gia Hy Lạp cổ đại Aristotle từng nói: “Con người khác con vật ở chỗ, con người biết quan tâm đến chính trị và biết tham gia chính trị”. Thực tiễn đã chứng minh, quốc gia nào văn minh, dân chủ chính là các quốc gia đa số công dân có ý thức chính trị cao nhất.

Dân tộc Việt này sẽ ra sao đây nếu con cái của các “tinh hoa cốt lõi đất nước” từ bỏ sứ mệnh làm chủ để can tâm và “tự hào” cái phận kẻ làm thuê – dù là kẻ làm thuê số 1?

Lời khuyên thứ hai: “Không làm việc trong hệ thống nhà nước”. Tại sao ông lại có thể khuyên con cháu mình tháo chạy khỏi các cơ quan nhà nước, khi chính các cơ quan công quyền đóng vai trò to lớn trong việc hành pháp, tư pháp, lập pháp và trong đó có những đơn vị quân đội, an ninh, nhận sứ mệnh bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nhân dân?

Lẽ ra ông phải khuyên ngược lại: “Đời cha, cha thấy cơ quan nhà nước có nhiều sai sót, các con hãy tình nguyện vào đó cống hiến không vì quyền lợi riêng mình mà vì quyền lợi đất nước, đấu tranh quyết liệt với cái xấu, quan liêu, tham nhũng, vô trách nhiệm giúp thay đổi hình ảnh các cơ quan nhà nước ấy”.

Vâng, lời khuyên ấy mới là lời khuyên của một người thực sự lo cho dân, cho nước. Thật ra tôi rất hiểu rằng, từ trải nghiệm của ông học cao, rộng, một người cả đời miệt mài làm công chức rồi lãnh đạo cơ quan nhà nước, có thể ông “ngộ’ ra nhiều sự thật, và có thể ông cảm thấy bất lực nên khuyên con cháu tốt nhất nên tránh xa nó ra.

Tôi biết, khi tôi phê phán quan điểm của ông, sẽ có không ít người nhân danh cái gọi là “thực tế khách quan” để bảo vệ ông thực ra cũng là để bảo vệ quan điểm của chính họ và “ném đá” vào tôi, coi tôi là một kẻ “mơ tưởng hão huyền” nào đó.

Tôi chấp nhận bị ném đá. Vì tôi nghĩ đến em trai tôi giữa tuổi 20 đã ngã xuống vì cái ước mơ: độc lập, tự do, hạnh phúc của dân tộc. Vì tôi nghĩ đến hàng triệu người Việt đã phải đổ máu, đau khổ vì nhiều lý do khác nhau của sự phân ly, của ý nghĩa đích thực hai chữ “yêu nước”, và ý nghĩa đích thực hai chữ “cách mạng”. Một quốc gia không thể mạnh nếu được điều hành bởi một nhà nước rệu rã, một nhà nước mà người dân phải “tránh xa” được!

Lời khuyên thứ ba, lời khuyên quan trọng nhất của ông cho con cháu: “Không làm ông chủ. Hãy làm thuê mà sống”.

Chao ôi! Xấu hổ biết bao nếu thế hệ trẻ hôm nay lại nhận những lời khuyên có thể nói là bạc nhược, tệ hại, tầm thường ấy từ bậc cha mẹ thân yêu của mình.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Tenan_xahoi/lm%20thu.jpg
Giỏi chuyên môn để là người làm thuê giỏi (!?)

Dân tộc Việt này sẽ ra sao đây nếu con cái của các “tinh hoa cốt lõi đất nước” từ bỏ sứ mệnh làm chủ để can tâm và “tự hào” cái phận kẻ làm thuê – dù là kẻ làm thuê số 1?

Vâng, thưa ông cựu bộ trưởng Trần Xuân Giá, tự đáy lòng tôi, tôi mong ông sớm hồi phục sức khỏe để chiến thắng trong việc giành sự trong sáng trong phiên tòa kinh tế sắp tới. Nhưng rất tiếc dù có thoát được bản án nào đó, dù có được tuyên “vô tội” thì ông chắc chắn sẽ phải đối diện với một phiên tòa khác, đó là “phiên tòa lương tâm” của mình.

Một phiên tòa rất cần thiết không chỉ cho tôi, cho ông, cho tất cả công dân Việt về một khát vọng cháy bỏng cho dân tộc, quốc gia vượt lên tất cả “lợi ích nhóm”, “lợi ích cá nhân” vì lợi ích dân tộc quốc gia – xây dựng một nước Việt thực sự hùng cường – một nước Việt của những người làm chủ thật sự, chứ không phải của những kẻ làm thuê và tự hào rằng, ta là “người làm thuê được ông chủ tôn trọng”.

Nhan_voky Theo motthegioi.vn