PDA

View Full Version : Parkour là gì? Lịch sử về parkour ?



huyen_vu
29-05-2012, 11:30 PM
Nhận dạng PK
Parkour (phát âm là [paʁ'kuʁ] hay pác-kua - viết tắt là PK) là một môn thể thao (có thể gọi là mạo hiểm) dựa vào sự uyển chuyển, linh hoạt của cơ thể để vượt qua các chướng ngại vật trong trường hợp khẩn cấp.

Được sáng lập bởi David Belle và Sébastien Foucan tại Pháp, parkour là sự pha trộn động tác của nhiều môn thể thao, võ thuật như thể dục dụng cụ, judo, wushu và một số khác... Parkour không có bất kỳ một điều luật chung nào, cũng như không hề có tính thi đấu. "Đặc điểm của parkour là giúp bạn vượt qua tất cả các chướng ngại trong trường hợp khẩn cấp, bạn có thể chạy vào bất kỳ con đường nào bạn muốn, với bất kỳ động tác nào bạn có thể để thoát khỏi nguy hiểm" - David Belle.

Một trong các tính chất của parkour là tính hiệu quả. Người tập parkour không chỉ di chuyển một cách nhanh nhất mà còn phải di chuyển với tính hiệu quả cao nhất, với đường đi ngắn nhất và dễ dàng nhất. Tính hiệu quả còn giúp người tập tránh được các chấn thương.

Lịch sử PK
1. Đôi nét về Hébert
Trước thế chiến thứ I, chàng lính thủy quân Georges Hébert đã có chuyến đi vòng quanh thế giới. Khi ngang qua Châu Phi, ông vô cùng ngạc nhiên trước sự phát triển thể chất và kỹ năng của những người bản địa mà ông gặp. "Cơ thể họ rất vạm vỡ, linh hoạt, nhanh nhẹn, khéo léo và bền bỉ, tất nhiên họ không có thầy dạy môn thể dục và họ sống với thiên nhiên" - Georges Hébert.

Ngày 8 tháng 5 năm 1902, tại làng Saint-Pierre, nơi ông đóng quân, đã hứng chịu một đợi phun núi lửa. Hébert đã phối hợp và cứu sống khoảng 700 người. Kinh nghiệm đó đã giúp ông củng cố thêm lòng tin rằng, các kỹ năng thể dục cần được phát triển cùng với lòng can đảm và lòng nhân ái.

Trước cảm hứng từ những người bộ lạc bản địa, Hébert đã trở thành thầy dạy thể chất tại trường đại học Reims của Pháp. Ông cố gắng tìm ra những phương pháp giảng dạy riêng của mình với các kỹ năng đi, chạy, nhảy qua các vật cản, leo trèo, thăng bằng...

Trong thời gian thế chiến thứ I và thứ II diễn ra, các bài giảng dạy của Hébert ngày càng được biết đến nhiều hơn, và trở thành hệ thống giáo dục thể chất chuẩn của Bộ giáo dục và đào tạo Quân sự Pháp. Sau đó, Hébert là người đề xuất ý tưởng xây dựng parcours - tức trường tập vượt chướng ngại vật, và được xây dựng bởi các kiến trúc sư Thụy Sỹ, trở thành trường chuẩn mực của quân đội trong việc đào tạo binh lính.

2. Gia đình Belle
Raymond Belle được sinh ra tại Đông Dương (nay là Việt Nam), cha của ông đã mất trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất và Raymond phải rời xa mẹ khi Đông Dương bị chia cắt 2 miền Nam Bắc. Ông được chuyển đến trại quân sự của Pháp tại Đà Lạt và được học giáo trình đào tạo quân đội, thứ đã làm định hình tính cách của ông sau này.

Sau trận chiến Điện Biên Phủ, Raymond được cho hồi hương về Pháp và hoàn tất khóa học quân sự vào năm 1958. Năm 19 tuổi, ông phục vụ cho trung đoàn cứu hỏa của Paris. Với tài năng thể chất của mình, Raymond rất được trọng dụng và được chuyển qua hoạt động cho quân đoàn cứu hỏa đặc nhiệm.

Các huân chương, danh hiệu cao quý của ông đã góp phần không nhỏ trong việc định hình tính cách của thế hệ sau, đặc biệt là David Belle, con trai ông. Sinh ra trong gia đình lính cứu hỏa, David ảnh hưởng rất nhiều những câu chuyện anh hùng của cha. 17 tuổi, David rời trường học để tìm kiếm tình yêu tự do, hành động, và phát triển sức khỏe cũng như sự khéo léo của mình để có ích cho cuộc sống - như cha anh đã khuyên anh.

Raymond đưa con trai mình tham gia khóa đào tạo vượt chướng ngại vật của quân đội, và David đã thực sự bị cuốn hút bởi các môn võ thuật và thể dục dụng cụ.

3. Phát triển tại Lisses
Sau hội nghị tại Lisses, David Belle tiếp tục cuộc hành trình của mình với những người bạn, đặc biệt là Sébastien Foucan. Năm 1997, David Belle, Sébastien Foucan, Yann Hnautra, Charles Perrière, Malik Diouf, Guylain N'Guba-Boyeke, Châu Belle-Dinh, và Williams Belle lập ra nhóm Yamakasi (tên được bắt nguồn từ tiếng Công Gô, có nghĩa là: strong spirit, strong body, strong man, endurance, tạm dịch tinh thần khỏe mạnh, cơ thể mạnh mẽ, con người vững chãi và nhẫn nại).

Sau show ca nhạc mang tên Notre Dame de Paris, Belle và Foucan đã không còn hợp tác với nhau vì bất đồng về tiền bạc và quan điểm về l'art du déplacement (hay the art of movement, tạm dịch: nghệ thuật của sự di chuyển). Dẫn tới việc bấm máy bộ phim Yamakasi (năm 2001) và phim tài liệu Pháp tên Génération Yamakasi đã không có mặt của Belle và Foucan.

Qua nhiều năm, hình ảnh các thanh niên nhảy từ tòa nhà này qua tòa nhà khác là chuyện thường thấy trên các phương tiện phông tin đại chúng. Một sự thật rằng, các kỹ năng di chuyển dưới mặt đất được ưu chuộng hơn nhiều so với các kỹ năng trên cao (như nhảy từ lầu này xuống lầu khác, từ toàn nhà này qua tòa nhà khác...). Sau khi lan rộng ra ngoại ô Paris, parkour đã được luyện tập rộng rãi bên ngoài nước Pháp.

Luyện tập
Nơi luyện tập:
Không giống các môn thể thao khác, parkour không chỉ được tập tại các khu công cộng (như sân trượt ván, sân patin...), người tập parkour có thể tập tại các phòng tập thể dục dụng cụ, công viên, các sân chơi công cộng và các công trình bỏ hoang.

Không ít người tập parkour liều lĩnh tập luyện tại những nơi có độ cao rất nguy hiểm (như nhà cao tần...), Giới parkour và cả David Belle cũng nói rằng những hàng động như thế không được khuyến khích.


Trang bị:
Luyện tập parkour không cần quá nhiều dụng cụ hay trang bị, người tập parkour chỉ cần mặc trang phục nhẹ và thoải mái thường ngày là đủ.

Một trang bị duy nhất thực sự cần thiết là một đôi giày thể thao thoải mái, nhẹ và có đế tốt. Đôi khi, đi chân trần có thể khiến bạn linh hoạt hơn, David Belle nói: "chân trần là đôi giày tốt nhất!"



Thêm 1 số thông tin :

Parkour được coi là một loại nghệ thuật tìm kiếm những cách mới để vượt những khoảng không trong thành phố lớn, nhảy, trèo, đu người trong những chuyển động hết sức nhẹ nhàng và mềm dẻo, giống như những bước nhảy hơn là một môn thể thao. Theo những tín đồ của môn nghệ thuật đường phố này, Parkour còn có ý nghĩa nhiều hơn chỉ là một trò tiêu khiển, nó là một thứ triết học hay nói cách khác là một cách sống. Nhân tố quan trọng nhất của Parkour là sự hoà hợp giữa cơ thể và vật cản. Nó đòi hỏi một sự tinh tế, uyển chuyển và một sự tập trung cao độ để có thể đạt được chữ “mỹ” trong từng chuyển động.David Belle, người đã phát minh môn thể thao thú vị này từ khi còn là một thiếu niên ở ngoại ô Lisse của Paris được giới trẻ tôn vinh như một vị thánh. Anh mô tả những ngôi nhà san sát nhau ở thị thành như một sân chơi của riêng mình và chính những bước nhảy Parkour đã mang đến cho anh cảm giác tự do và được giải thoát khỏi môi trường tù túng xung quanh.Trước năm 2002, thì Parkour mới chỉ được một bộ phận nhỏ thanh niên Paris biết đên, mãi cho đến khi BBC công bố đoạn phim tư liệu mang tên Giờ cao điểm mô tả chi tiết môn thể thao này thì nó mới được giới thiệu rộng rãi và nhanh chóng trở nên phổ biến trên toàn thế giới.

Những nghệ sĩ Parkour coi đây là một môn nghệ thuật giúp người ta cảm nhận được sự kết nối thực sự giữa thể xác, tâm hồn và môi trường sống. Tập luyện những kỹ năng cơ bản – Cap leaps, Tic Tac và nhảy là cách duy nhất để thành thục môn nghệ thuật này và tránh được những chấn thương khi thực hành.Với nhiều người, Parkour một môn thể thao mạo hiểm, nhiều người khác thì gọi nó là võ thuật, một số lại cho rằng Parkour là sự kết hợp của cả hai. Nhìn những bước nhảy thoải mái, tự do của những nghệ sĩ Parkour, ít ai biết được họ đã phải bỏ biết bao công sức luyện tập để có thể bay nhảy nhịp nhàng và đẹp tuyệt hảo như thế.