PDA

View Full Version : Nguồn gốc - Dịch cân kinh



huyen_vu
29-05-2012, 11:55 PM
Dịch cân kinh (chữ Hán : nghĩa là "cuốn kinh chỉ phép co duỗi gân"), có nơi gọi là Dịch cân tẩy tủy kinh hay Đạt Ma dịch cân kinh, là một cuốn sách võ thuật dạy cách thổ nạp chân khí, nhằm cường thân kiện thể, trường sinh.

Dịch Cân Kinh và Tẩy Tủy Kinh là hai loại bí kíp khác nhau. Dịch Cân Kinh là một bí kíp chỉ dẫn cách vận khí nhằm cường thân kiện thể và trường sinh bất lão. Tẩy Tủy Kinh thì chỉ dẫn cách vận khí để trị nội thương. Hai cuốn bí kíp này được tin rằng do một vị sư của Ấn Độ, Đạt Ma Tổ Sư, soạn ra và để trong Tàng Kinh Các của Thiếu Lâm Tự. Nghe nói sau này, cuốn Tẩy Tủy Kinh bị thất truyền và không còn ai biết nó nằm ở đâu.

http://t0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQYDY5Zv8T5vPIkcswjkQUyW0XaN2h-E3z_h4kWtPuaAZeYNoy8uFjSA1wl



Một vài tư thế luyện tập ĐMDCK



Dịch Cân Kinh (phiên âm "Yin Gin Ching") là gì ? Dịch là thay đổi, Cân là gân cốt, Kinh là bài học quí giá. Dịch Cân Kinh chỉ cho ta phương pháp luyện tập gân cốt và ý chí chuyển yếu thành mạnh, là phương pháp kết hợp nguyên tắc Thiền và động tác (Động và Tỉnh), giữa Cương và Nhu, giữa Thần và Khí (Tâm và Hơi thở), giữa Khí và Lực (Hơi thở và Sức mạnh).
Khoảng thế kỷ thứ 6, Đạt Ma Tổ Sư từ Ấn Ðộ sang Trung Quốc thuyết pháp và truyền giáo, sau ở lại Trung Sơn - Hà Nam - Trung Quốc, xây dựng chùa Thiếu Lâm, có nhiều đệ tử nhập môn học Phật để mai sau đi truyền giáo. Bồ Đề Đạt Ma thấy các đệ tử càng ngày càng xanh xao ốm yếu . Tìm hiểu nguyên do và thấy rằng : các đệ tử tuy tinh tấn tu thiền, nhưng hầu như không vận động cơ thể . Tỉnh dư mà động thiếu là cội nguồn của căn bệnh của họ. Nhằm mục đích cải thiện tình trạng sức khỏe cho các đệ tử, người đã nghiên cứu và biên soạn ra phương pháp Dịch Cân Kinh.


Theo tài liệu của Trần Văn Bình và một số tài liệu Anh ngữ khác thì Dịch Cân Kinh là phương pháp tập đong đưa cánh tay (swinging the arms hay là bãi tí) . Khi cánh tay được đong đưa liên tục, gân cốt và hệ thống khí ở trong khớp vai được kích thích cao độ và khí sẽ chuyển luân vào các vùng có tầng số thấp để điều hòa lưu thông . Vì hệ thống khí nối liền với các bộ phận trong cơ thể đều chấm dứt ở bàn tay nên các động tác đong đưa cánh tay sẽ làm tăng thêm lưu lượng máu từ những cái vẫy tay lên xuống . Khí được lưu chảy vào các tế bào của thân thể để có được oxy hóa và sinh ra nhiệt năng đồng thời cũng đưa ra những khí thải và thức ăn thải từ các tế bào trên cơ thể thu hồi và bài tiết ra ngoài .


Tay vẫy đúng phép, miệng, dạ dày mở, máu mới sinh ra nhiệt năng đầy đủ, các vật chèn ép làm mất thăng bằng trong cơ thể bị xóa bỏ ,làm cho khí huyết hoạt động điều hòa nên có tác dụng chửa bệnh tốt, nhất là bệnh mãn tính, vì đông y cho rằng vấn đề cơ bản của bệnh tật là do khí huyết (Âm, Dương) mất thăng bằng mà sinh ra. Lúc tập Dịch Cân Kinh, nên cố gắng áp dụng căn bản khí công : lúc hít vào thì bằng mủi, cho đến khi đầy lồng ngực, rồi nín thở, dồn hơi xuống đan điền (dưới rốn) sau đó thở ra từ từ bằng miệng, ép bụng đẩy cho kỳ hết hơi ra ngoài.


Theo tác giả Trần Ðại Sỹ thì bộ sách Dịch Cân Kinh đầy những huyền thoại, ngụy tạo, và mơ hồ, đã làm hại biết bao nhiêu người tin vào các bản ngụy tạo, rồi luyện tập, gây ra phản ứng nguy hại cho cơ thể .Thực sự Dịch Cân Kinh là bộ sách khí công do các Đạo gia Trung-Quốc soạn ra vào cuối đời Minh hay đầu đời Thanh, tương đương với bên Đại Việt vào cuối đời Lê sang đời Nguyễn. Lúc mới xuất hiện Dịch Cân kinh chỉ là một trong hằng trăm bộ sách khí công, không quá siêu việt. Bản Dịch Cân kinh nầy, các Đại-học Y-khoa Trung-Quốc dùng là cổ bản từ cuối đời Minh, đầu đời Thanh, lưu truyền tới nay. Nội dung Dịch Cân Kinh chia ra làm 12 thức. Năm 1985 , các trường Ðại Học Y khoa Trung Quốc đưa Dịch Cân Kinh lên hàng đầu để giảng dạy chung với các bộ khí công khác . Sở dĩ Dịch Cân kinh được đưa lên hàng đầu vì những lý do sau: dễ luyện, mau kết quả và nếu luyện sai, chỉ thu kết quả ít, chứ không sợ nguy hiểm.


Dịch Cân Kinh từ ngàn xưa, đã chứng minh có một ích lợi phi thường cho cơ thể con người, giúp chúng ta vượt qua nhiều bịnh tật. Tuy nhiên kết quả cuối cùng đều do ở chính ta. Khi tập thì phải tập đủ số. Đặc điểm của Dịch Cân Kinh là rất đơn giản, dễ tập, chỉ cần bền chí và vững lòng tin là có kết quả tốt. Chúng ta thường xuyên tập luyện Dịch Cân Kinh trong một thời gian dài, khí huyết sẽ được sung mãn, cơ thể cường tráng, tinh thần mạnh khỏe, đẩy lui được bịnh tật . Hiệu năng của Dịch Cân Kinh là: điều thông khí huyết, gia tăng chân-nguyên khí, minh tâm, định thần, giữ tuổi trẻ lâu dài, gia tăng nội lực.


Tuy nhiên cho đến nay có nhiều tài liệu chỉ dẫn về cách luyện tập Dịch Cân Kinh khác biệt nhau . Bài này chỉ viết đại cương, còn phần luyện tập cụ thể thì đọc giả cần nghiên cứu kỹ càng trước khi thực hành