PDA

View Full Version : Vài nhận xét về bài Dịch Cân kinh của tác giả Trần Tâm Viễn



Doancongtu
04-06-2012, 01:47 PM
Trước khi có vài nhận xét, Đoàn mỗ cũng xin cảm ơn Huyen_vu đã cung cấp thêm một tư liệu về Dịch Cân Kinh. Dưới đây là vài nhận xét của Đoàn mỗ về quyển Dịch Cân kinh của tác giả Trần Tâm Viễn.
Nhận xét có thể thô thiển nhưng thật lòng và cái quan trọng là hoàn toàn muốn người yêu thích DCK có thể nhận thấy những chỗ sai sót của tác giả để hạn chế tập không đúng, luyện sai như Tg Trần Đại Sĩ đã nói dưới đây... và về phía tác giả, cũng nhân đó mà thấy cái khiếm khuyết của mình để kịp thời sửa chữa, hiêu đính thật chính xác cho những lần tái bản về sau...

Theo tác giả Trần Ðại Sỹ thì bộ sách Dịch Cân Kinh đầy những huyền thoại, ngụy tạo, và mơ hồ, đã làm hại biết bao nhiêu người tin vào các bản ngụy tạo, rồi luyện tập, gây ra phản ứng nguy hại cho cơ thể .Thực sự Dịch Cân Kinh là bộ sách khí công do các Đạo gia Trung-Quốc soạn ra vào cuối đời Minh hay đầu đời Thanh, tương đương với bên Đại Việt vào cuối đời Lê sang đời Nguyễn. Lúc mới xuất hiện Dịch Cân kinh chỉ là một trong hằng trăm bộ sách khí công, không quá siêu việt. Bản Dịch Cân kinh nầy, các Đại-học Y-khoa Trung-Quốc dùng là cổ bản từ cuối đời Minh, đầu đời Thanh, lưu truyền tới nay. Nội dung Dịch Cân Kinh chia ra làm 12 thức. Năm 1985 , các trường Ðại Học Y khoa Trung Quốc đưa Dịch Cân Kinh lên hàng đầu để giảng dạy chung với các bộ khí công khác . Sở dĩ Dịch Cân kinh được đưa lên hàng đầu vì những lý do sau: dễ luyện, mau kết quả và nếu luyện sai, chỉ thu kết quả ít, chứ không sợ nguy hiểm.

Trên kia là trích phần giới thiệu trong bài "Nguồn gốc - Dịch Cân Kinh", nay đọc bài này mình thấy có mấy cái nầy:
Trong phần vài hàng giới thiệu về tác giả có ghi Trần Tâm Viễn sinh 1943, là người Hoa theo Phật giáo (hiện nay tác giả đang sống tại Mỹ), tác giả bỏ ra nhiều năm tập luyện và nghiên cứu Dịch Cân kinh thế nhưng
1. Về phần Lương Võ Đế. Tác giả viết: Lương Võ đế tên là Tiêu Khán ?! Như vậy là sai.
Đoancongtu xin nói rõ về Lương Võ Đế cho các bạn hiểu như sau:
Lương Võ Đế tên là Tiêu Diễn萧衍 sinh năm 464, người đất Nam Lan Lăng (nay ở Tây Bắc Thường Châu, tỉnh Giang Tô) tên là Tiêu Diễn tự là Thúc Đạt, tiểu tự là Luyện Nhi. Ông vốn là tôn thất nhà Tề (nguyên là Ung Châu Thứ Sử), do Tề chủ là Đông Hôn Hầu Tiêu Bảo Quyển (东昏侯萧宝卷) hôn dung vô đạo giết anh của Tiêu Diễn là Tiêu Ý 萧懿 (nguyên là Thượng Thư Lệnh vào tháng 10 năm Vĩnh Nguyên thứ 2,永元二年) nên ông mới nổi loạn và lập nên nhà Lương vào năm 502.
Trong thời gian trị vì vào năm 502 - năm 549 (47 năm quả là quá dài, ngang Tần Thủy Hoàng), Lương Võ Đế đã đặt các niên hiệu: Thiên Giám năm 502, Phổ Thông năm 520, Đại Thông năm 527, Trung Đại Thông vào năm 529, Đại Đồng 535, Trung Đại Đồng 546 và Thái Thanh vào năm 547.
Và như vậy, Các bạn thấy trong các 47 năm tại vị, không có niên hiệu Phổ Đạo như tác giả Trần Tâm Viễn đưa ra. Điều này chứng tỏ Trần Tâm Viễn khảo cứu tư liệu không chính xác...
2. Trong phần hướng dẫn thực hành:
- Tâm Viễn tuy giới thiệu là người Hoa nhưng lại không hiểu nghĩa ngữ của Hán tự (không hề có một lời giải thích về nghĩa ngữ tức tên của chiêu thức chẳng hạn như Vi Đà Hiến Chử, vậy "Vi Đà" là ông nào,chử là cái gì; hay Đảo duệ ngưu vĩ vậy duệ là gì?...). Điều này chứng tỏ phần Hán tự của Tâm Viễn có vấn đề.
- Tại thức thứ 7. Do không hiểu Hán tự nên dẫn đến việc hướng dẫn phần thực hành sai. Bạt mã đao ở đây tức là tư thế rút cây đao (đeo ở sau lưng) ra, tức là một tay luồn ra sau cầm cái vỏ đao hoặc kiếm, tay còn lại đưa ra sau lưng rút đao ra... chứ không phải là túm mặt như Tâm Viễn giải thích.
- Ở thức thứ 10, Tâm Viễn viết là "Ngạ hổ phách thực"... điều này càng thể hiện rất rõ kiến thức Hán tự của Tâm Viễn quá kém vì chữ “Phách” 劈 và chữ “Phốc” 扑 là hai chữ hoàn toàn khác nhau. Chữ "phách" có nghĩa là bổ, chẻ... trong khi đó, chữ "phốc" mới là vồ, xông tới... đấy mới chính là động tác của con hổ đói (ngạ hổ) đang phủ phục để chuẩn bị xông tới, vồ mồi. Vậy chỉ có thể nói là "Ngạ hổ phốc thực" chứ không thể nói "Ngạ hổ phách thực"...
- Ở thức cuối cùng "Diệu vĩ" 妙尾... vĩ thì chính xác là đuôi rồi thế nhưng "diệu" là gì???
Bó tay luôn! Ở phần giới thiệu, tác giả nói rằng đây là "tác phẩm" tâm huyết và là công sức bao nhiêu năm học tập, nghiên cứu thế thì sao lại có thể cẩu thả tới mức ... không thèm đọc lại nhỉ? Làm gì có chuyện đứa con tinh thần mình, mình ấp ủ bao nhiêu nămthế nhưng khi đẻ ra lại bỏ lăn lóc muốn làm gì thì làm thể nhỉ ?
Vậy "Diệu" là gì? Phải chăng là cái đuôi kỳ diệu, cái đuôi đẹp... và rốt cuộc, "diệu" 妙 hay "điệu" 掉。。。
- Cuối cùng tuy có 12 thế (hay thức) nhưng tác giả cuốn sách bỏ bớt rất nhiều chữ, chẳng hạn tên đầy đủ phải là "Cửu quỷ bạt mã đao" thì tác giả bỏ mất chữ cửu, hay "Đảo duệ cửu ngưu vĩ" tác giả cũng bỏ chữ "cửu". Đảo duệ cửu ngưu vĩ ở đây ý là nói dùng sức lôi 9 con trâu (tức là phải dùng sức mạnh tối đa; những 9 con trâu kia mà).

....
Vài nhận xét về bài Dịch Cân Kinh của tác giả Trần Tâm Viễn. Theo chúng tôi, bài Dịch Cân Kinh của Tâm Viễn tuy có khiếm khuyết nhưng cũng là tư liệu có giá trị dùng để tham khảo.

Các bạn muốn tập Dịch Cân Kinh thì nên tập theo bài của bạn AnhSang1989 đã cung cấp, đấy là bài Dịch Cân Kinh chính xác nhất (theo chúng tôi được biết đây là sách của tác giả Mạnh Linh), có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng minh bạch và đặc biệt có cả phần mật quyết rất chính xác.

Trân trọng.

taothao
04-06-2012, 02:28 PM
Ái chà chà. May có Doancongtu đến từ Đại Lý "thông kim bác cổ" có đôi lời chỉnh lý độ xác thực.