PDA

View Full Version : Thời Thế & Góc Bình Loạn !



fangzi
13-07-2014, 05:09 AM
'Đại cục' và ván cờ cân não Biển Đông

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/bbc%2001.jpg
Cập nhật: 08:33 GMT - thứ năm, 26 tháng 6, 2014

Tới Hà Nội, ông Dương nói ‘rất coi trọng quan hệ với Việt Nam’ và muốn khuyên nhủ ‘đứa con lạc lối’ hãy trở về, theo lời lẽ trên báo Trung Quốc. Rõ ràng Bắc Kinh không có ý nhượng bộ về giàn khoan nhưng lại không muốn cái giàn khoan đó đẩy Hà Nội ra khỏi vòng cương tỏa của mình. Một lần nữa, ông Dương lại nhắc nhở Hà Nội về đại cục.


http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2014/06/19/140619103259_yang_trong.jpg
Dương Khiết Trì và Tổng bí thư Ngiuyễn Phú Trọng

Vẫn là đồng chí?
Ông Dương đến Việt Nam với tư cách đại diện cho Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trước truyền thông quốc tế, cả chủ lẫn khách đều gọi nhau là ‘đồng chí’.
Nhưng đã lôi nhau ra nói trước mắt bàn dân thiên hạ thì còn đồng chí nỗi gì? Các nhà lãnh đạo Việt Nam có thể sợ mất tình cảm với Trung Quốc chứ Trung Quốc thì rất thẳng thừng. Khi chính thức tung ra các bằng chứng cho thấy chính quyền Bắc Việt từng ‘thừa nhận Tây Sa của Trung Quốc’, cốt là để Việt Nam khó ăn khó nói trước quốc tế, các nhà lãnh đạo Trung Quốc hẳn phải hiểu họ đẩy nhà chức trách Việt Nam vào thế khó trước người dân của họ.

Đã thủ sẵn ‘đồ chơi’ trong tay, họ đợi khi Việt Nam lên tiếng quyết liệt về chủ quyền Hoàng Sa thì mới tung ra để Việt Nam muối mặt. Trong cuộc đấu cân não trên Biển Đông, Trung Quốc đang làm chủ tình hình. Họ điềm tĩnh, xem tình hình và ra đòn chính xác. Trong khi đó thì Việt Nam chạy vạy khắp nơi, thậm chí nhờ đến sự lên tiếng của những nước như Ai Cập và Chile. Một tuần sau đó, Việt Nam phản đòn bằng cách tập hợp báo chí quốc tế tại Hà Nội để trưng ra bằng chứng chủ quyền của mình.

Tuy nhiên, nếu người Việt xem việc chính quyền Quảng Đông nói Hoàng Sa không thuộc quyền quản lý của họ hồi năm 1898 là bằng chứng thuyết phục về chủ quyền của Việt Nam bao nhiêu thì dân Trung Quốc cũng nghĩ công hàm Phạm Văn Đồng đã làm sáng tỏ chủ quyền của họ bấy nhiêu. Đó là chưa nói Quảng Đông chỉ là chính quyền một tỉnh còn văn bản chính thức do thủ tướng ký có đầy đủ giá trị pháp lý của một quốc gia. Mà không chỉ một văn bản này, Trung Quốc còn nói với thế giới rằng ‘các chính quyền liên tục của Việt Nam trước năm 1974 (Bắc Việt) luôn thừa nhận Tây Sa là của Trung Quốc’. Bắc Kinh thừa hiểu đây là ‘tình đoàn kết vô sản’ của Hà Nội đối với họ vào lúc đó. Nhưng họ vẫn thừa cơ chộp lấy để biến thành con dao đâm lại Hà Nội. Có điều các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đặt lợi ích quốc gia dân tộc của họ lên trên hết, còn chính quyền Bắc Việt chỉ nên tự trách mình đã không tỉnh táo như họ mà thôi.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/biem_hoa/tranh%20biem%20hoa%20trungquoc.jpg

Tương quan lực lượng

Toàn bộ hệ thống chính trị Việt Nam đã được huy động ở mức độ chưa từng thấy để đấu tranh với Trung Quốc. Trung ương Đảng, Quốc hội, Thủ tướng và mới đây là Chủ tịch nước đều đã lên tiếng. Các nhà ngoại giao Việt Nam tranh thủ mọi diễn đàn; đại sứ tại các nước cũng được huy động; họp báo quốc tế liên tục ở Hà Nội; hệ thống truyền thông đưa tin Biển Đông hàng ngày; còn trên thực địa tàu chấp pháp Việt Nam không ngày nào không đối đầu với tàu Trung Quốc. Tuy nhiên trước một đất nước khổng lồ, tiềm lực hùng mạnh, quyết tâm vô bờ thì cơ hội Việt Nam đến đâu? Người Việt Nam ai cũng rất yêu nước. Nhưng lòng yêu nước không phải của riêng người Việt. Người dân Trung Quốc vốn một lòng tin sắt đá vào chủ quyền Tây Sa, Nam Sa cũng sẽ sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc của họ. Việt Nam có lịch sử ngàn năm chống lại phong kiến phương Bắc nhưng hai trận hải chiến với Trung Quốc trong thế kỷ trước, cả Bắc Việt hay Nam Việt Nam đều thua.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/biem_hoa/khua.jpg
Trung Quốc đã có kế hoạch chiếm Biển Đông từ lâu

Khi Trung Quốc vẽ cái lưỡi bò đó để ôm hết Biển Đông trước mặt Việt Nam, rõ ràng họ đã quá coi thường người dân Việt. Có mặt ở Việt Nam cách nay không lâu, tôi đã nghe từ radio phát bài vọng cổ ‘Nam quốc sơn hà nam đế cư’ ở một tỉnh miền Tây; tôi đã thấy một sạp bán dừa ven đường ở Sài Gòn dán khẩu hiệu đòi Trung Quốc rút giàn khoan; tôi cũng nghe nỗi bức xúc với Trung Quốc từ một bà nội trợ mà trước giờ chỉ quan tâm đến đề đóm…

Luật pháp và lợi ích

Riêng về lý lẽ chủ quyền, tôi nghĩ nếu Trung Quốc có chủ quyền đàng hoàng thì họ nên đấu tranh ngay thẳng để mọi người tâm phục khẩu phục thay vì cứ dùng thủ đoạn. Để đối phó với Trung Quốc, con đường thông qua luật pháp quốc tế dường như là con đường khả dĩ nhất của Việt Nam hiện nay. Thế nhưng lý lẽ và luật pháp liệu có bằng lợi ích quốc gia? Luật pháp quốc tế ở đâu khi người dân Crimea tự ý trưng cầu dân ý sáp nhập vào Nga trong khi vùng đất này không chỉ của riêng người dân Crimea mà còn là một phần lãnh thổ của Ukraine?

Vậy mà khi đưa ra Liên Hiệp Quốc nhiều nước không phản đối. Việt Nam nằm trong số đó dù cũng không ủng hộ.
Vậy làm sao Việt Nam có thể mong chờ các nước ủng hộ ‘lẽ phải’ của mình khi mà nước nào cũng chỉ vì lợi ích của mình mà thôi?
Về phía Việt Nam, cả thủ tướng lẫn chủ tịch nước đều đề cập đến dùng ‘biện pháp pháp lý’. Chủ tịch Trương Tấn Sang trong phát biểu mới đây nói là sẽ sử dụng ‘khi cần thiết’. Cùng lúc có dư luận ở Việt Nam đang sốt ruột muốn biết 'khi cần thiết’ là lúc nào?
Khi công khai nói về biện pháp pháp lý, một mặt Hà Nội muốn cảnh báo Bắc Kinh họ có một con bài sẵn sàng chơi với Trung Quốc, mặt khác họ muốn trấn an người dân trong nước chính quyền có thể bảo vệ được chủ quyền. Tuy nhiên, chính quyền có đủ thứ để cân nhắc chứ không nghĩ đơn giản như người dân.
Có đảm bảo thắng kiện? Có hiệu quả không? Hậu quả trong quan hệ với Trung Quốc?


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/biem_hoa/trung%20quc.php.jpg

Các chuyên gia đã chỉ ra dù Việt Nam có thắng kiện thì cũng không thể làm gì được cái giàn khoan. Trong khi đó, một khi đã đưa nhau ra tòa thì hai nước sẽ khó nói chuyện với nhau được nữa và Việt Nam sẽ hứng chịu thiệt hại từ những đòn trả đũa của Trung Quốc như họ đã làm với Philippines. Với lại, dù là kiện về chủ quyền Hoàng Sa hay kiện giàn khoan thì Trung Quốc đều có vũ khí lợi hại là công hàm 1958 để nói rằng cả quần đảo và vùng biển họ khoan dầu đều ‘không tranh chấp’. Giả sử Việt Nam mà thua kiện thì không biết lòng dân phẫn nộ với chính quyền đến mức nào?

Các nước có quan tâm?

Các nước chỉ can thiệp khi họ có lợi ích trực tiếp trong tranh chấp Biển Đông. Khi Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa và một phần Trường Sa, lúc đó Mỹ, Nga có lợi ích gì mà bảo vệ Việt Nam? Trong khi đó họ vừa cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện nay các nước đều lo sợ tranh chấp Biển Đông leo thang thành xung đột thì tuyến đường hàng hải quan trọng sẽ bị gián đoạn. Và liệu Trung Quốc có đảm bảo cho tàu bè qua lại nếu Biển Đông nằm hoàn toàn dưới sự kiểm soát của họ? Với nữa, một nước lớn có tham vọng lớn như Trung Quốc làm chủ được Biển Đông thì họ có dừng ở đó không? Mỹ đã nhiều lần lên tiếng về tự do hàng hải – rõ ràng nhằm vào mục tiêu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.

Trong tình hình hiện nay, chỉ cần sơ sẩy một bước nữa, Việt Nam có nguy cơ mất hết. Nếu sau này dù Việt Nam hay Trung Quốc để mất biển đảo vào tay đối phương thì oan tương sẽ kéo dài không dứt và hai dân tộc láng giềng sẽ hận thù nhau mãi không thôi. Sẽ là viễn cảnh đau lòng nếu cuộc sống yên bình của người dân hiền lành, lương thiện, chăm chỉ tạo dựng hạnh phúc cho bản thân và gia đình ở hai nước lâm vào cảnh tan nát.

Muốn hóa giải can qua rất cần sự thấu hiểu lẫn nhau của người dân hai nước. Người Trung Quốc thấu được nỗi uất ức của người dân Việt Nam còn người Việt Nam hiểu được niềm tin chủ quyền của người dân Trung Quốc mạnh mẽ như thế nào. Trước mắt, cả Việt Nam và Trung Quốc đều không có lợi ích gì trong một cuộc xung đột trên Biển Đông nhưng về lâu dài khi lợi ích của hai bên đi đến chỗ quyết không thể nhượng bộ thì một cuộc đối đầu quân sự xem ra khó tránh khỏi.

Nguyễn Lễ

fangzi
13-07-2014, 05:24 AM
'Thảm họa nếu Mỹ - Trung đối đầu'

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/biem_hoa/trung_m.jpg

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/bbc%2001.jpg
Cập nhật: 12:24 GMT - thứ tư, 9 tháng 7, 2014

Phái đoàn Hoa Kỳ do Ngoại trưởng John Kerry dẫn đầu và ông nói trong diễn văn khai mạc rằng Hoa Kỳ không tìm cách "kiềm chế" Trung Quốc. Ông Tập nói lợi ích của hai nước "gắn kết với nhau hơn bao giờ hết" và hai bên sẽ được lợi nhiều khi hợp tác. "Đối đầu Trung - Mỹ, đối với hai nước và với thế giới, sẽ chắc chắn là thảm họa," ông nói. "Chúng ta cần tôn trọng lẫn nhau và đối xử với nhau bình đẳng, tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền, cũng như tôn trọng sự lựa chọn con đường phát triển của mỗi nước." Trong khi đó ông Kerry nói Hoa Kỳ "không tìm cách kiềm chế Trung Quốc" và thúc giục Bắc Kinh không nên "xem đó như chiến lược toàn diện" của Hoa Kỳ mỗi khi Washington không đồng ý với Trung Quốc về những vấn đề nhất định.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/biem_hoa/9a.jpg

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cũng nói trong một tuyên bố rằng Hoa Kỳ "hoan nghênh sự trỗi dậy của một đất nước Trung Quốc ổn định, hòa bình và thịnh vượng". "Chúng tôi vẫn quyết tâm đảm bảo rằng hợp tác là yếu tố căn bản của mối quan hệ tổng thể," ông nói.

'Vai trò có trách nhiệm'

Mặc dù vậy các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ cũng kêu gọi Trung Quốc góp phần giữ ổn định ở châu Á. Ông Kerry nói Hoa Kỳ hoan nghênh Trung Quốc "góp phần cho ổn định và phát triển trong khu vực và đóng vai trò có trách nhiệm trên thế giới". Đàm phán với Trung Quốc diễn ra khi Bắc Kinh đang có tranh chấp gay gắt với vài nước láng giềng trong vùng, nhất là Việt Nam và Philippines, liên quan tới Biển Đông. Về phía mình, Hoa Kỳ đã tăng các cuộc tập trận với Philippines và sự hiện diện của quân đội tại đó, điều khiến Trung Quốc lo ngại.

Hai tuần trước, một cuộc diễn tập như vậy đã diễn ra ở Biển Đông. Ngôn ngữ chống Nhật tại Trung Quốc cũng gia tăng mấy tuần gần đây, sau khi chính phủ Nhật diễn giải lại hiến pháp, cho phép quân đội nhiều quyền hơn tại nước ngoài.

Fangzi theo BBC tiếng Việt

thieugia
03-08-2014, 08:31 AM
Trung tướng Phạm Văn Dỹ: "Không thể đánh giặc bằng xuồng ba lá"

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/thanh-nien-logo.png
02/08/2014 18:00

(TNO) Trung tướng Phạm Văn Dỹ, Chính ủy Quân khu 7, cho hay chiến tranh trên biển khó khăn và phức tạp hơn đất liền gấp nhiều lần. Trước việc Trung Quốc có ý đồ xâm chiếm biển Đông, ông Dỹ cho hay mọi người dân Việt Nam cùng đồng lòng mới giữ được biển đảo.


http://www.thanhnien.com.vn/Pictures201408/TrungHieu/anhnoidung_phamvandy.jpg;pvb6eb410232bb9ef1
Trung tướng Phạm Văn Dỹ - Ảnh: Trung Hiếu

Nói chuyện tại lễ ra mắt Câu lạc bộ Vì Hoàng Sa, Trường Sa thân yêu vào chiều 1.8, trung tướng Phạm Văn Dỹ chia sẻ:

Mỗi khi các thế lực ngoại bang xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, mà ở đây là chủ quyền biển đảo, ngay lập tức đụng chạm tới sợ dây tình cảm dễ rung động nhất và giá trị cốt lõi nhất trong con người Việt Nam. Điều này không phải bây giờ mới có. Ngay trong chiếc trống đồng Ngọc Lũ từ thời xa xưa của Việt Nam đã in hình một chiếc thuyền đi trên biển. Trong suốt các thời kỳ phát triển, không ít lần Việt Nam phải đương đầu với những thế lực hùng mạnh xâm chiếm biển đảo. Và lần nào giặc ngoại xâm cũng nhận được bài học thích đáng.

Trung Quốc đã sáu lần xâm lược biển đảo Việt Nam. Lần thứ nhất năm 1946, lần thứ hai năm 1956 chiếm một phần Hoàng Sa. Năm 1959, Trung Quốc định “nuốt” luôn phần còn lại của quần đảo Hoàng Sa. Lần xâm chiếm thứ tư là năm 1974. Lần này Trung Quốc không dùng binh hùng tướng mạnh mà đây là cuộc đổi chác giữa Trung Quốc và Mỹ vào năm 1969, sau khi lục đục với Liên Xô.

Lần thứ năm là sự kiện Gạc Ma vào năm 1988. Sự kiện giàn khoan Hải Dương-981 chính là lần thứ sáu, Trung Quốc xâm chiếm biển đảo của Việt Nam.

Chúng ta đang phải đối chọi với kẻ thù luôn có mưu đồ độc chiếm biển Đông. Trung Quốc hiện có trong tay rất nhiều vũ khí tối tân như tàu ngầm, tên lửa, xe tăng. Người ta thường nói đông như Trung Quốc nhưng mạnh thì chưa chắc.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Bien_Hoa_Nam/csbvn.jpg

Trung Quốc luôn tuyên truyền Hoàng Sa, Trường Sa là của họ. Trung Quốc luôn rêu rao rằng mọi điều ước quốc tế đều ủng hộ Hoàng Sa, Trường Sa là của họ. Không biết các điều khoản đó ở đâu và trên thực tế không có ở đâu cả.

Tôi xin khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa đã và đang là của Việt Nam. Mọi hành động cưỡng chiếm không bao giờ đem lại chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa, dù kẻ cưỡng chiếm đó là ai, mạnh hay yếu, xa hay gần.

Ở đây tôi muốn nói nếu chiến tranh xảy ra ở biển thì đó là điều rất khắc nghiệt. Trong suốt tiến trình giữ biển đảo, hầu như chúng ta thường tự lực cánh sinh đánh giặc mà không thể trông cậy vào bất cứ ai. Gần đây do kinh tế phát triển nên Việt Nam mới mua được tàu ngầm, máy bay, tên lửa và nhiều vũ khí phương tiện hiện đại khác. Nói thật nếu trong tay mình không có những vũ khí hiện đại này, khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào như vừa qua thì mình chỉ có việc đầu hàng thôi. Bây giờ không thể đánh giặc bằng xuồng ba lá được nữa mà chiến tranh với nhiều vũ khí tối tân, hiện đại.

Đánh giặc trên biển khó vô cùng, khó gấp nhiều lần so với trên đất liền. Ở đất liền chúng ta có “rừng che bộ đội rừng vây quân thù”, còn ở ngoài biển rừng đâu mà che. Chiến tranh nhân dân của Việt Nam trên đất liền có đủ những binh chủng hùng mạnh. Còn ở trên biển chúng ta chỉ có hải quân, lực lượng thực thi luật pháp trên biển, bà con ngư dân và một vài cái đảo.

Ai đã từng đi biển ra đảo rồi sẽ biết. Thuyền ra càng xa, đảo càng nhỏ lại, thuyền ra xa nữa, đảo chỉ còn lại một chấm đen rất nhỏ nhoi trên biển. Trước sự hung dữ của biển cả, của kẻ thù, sinh mạng của các chiến sĩ rất nhỏ nhoi, mong manh. Vậy bây giờ làm cách nào để chúng ta có được sức mạnh để giữ được biển đảo? Chiến tranh nhân dân trên biển đảo là cái gì vậy? Đó chính là mọi người Việt Nam dù là ai, làm gì, ở đâu đều một lòng hướng và ủng hộ Hoàng Sa, Trường Sa. Có như thế thì các chiến sĩ giữ biển đảo không bao giờ đơn độc trước sự xâm lăng của kẻ thù.

Muốn giữ biển giữ đảo trước hết phải giữ cái bờ. Cái bờ ở đây chính là khối đại đoàn kết toàn dân. Trong cái bờ này, cái quan trọng bậc nhất là nền kinh tế phải phát triển. Quân khu 7 với vai trò là quân khu quan trọng ở phía Nam. Do đó chúng tôi luôn ý thức phải làm sao giữ chắc đất liền, đồng thời sẽ có chi viện cho Hoàng Sa, Trường Sa khi cần thiết. Tất cả cái này chúng tôi đã tính toán trong thời bình.

Khi cần tất cả sức mạnh như tàu ngầm, máy bay, vũ khí hiện đại, sức mạnh của các chiến sĩ ở biển đảo lẫn sức mạnh của bà con ngư dân góp phần giữ vững Hoàng Sa, Trường Sa thân yêu.

Trung Hiếu (ghi)

thieugia
07-08-2014, 08:43 PM
“Vũ điệu nguy hiểm” của Mỹ - Trung Quốc tại châu Á
http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/tin%20mi.jpg
thứ 5, 07/08/2014 16:14:32-

(Tinmoi.vn) Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang xuống dốc thảm hại. Điều này ảnh hưởng gì tới khu vực và thế giới? Cả 2 nước nên làm gì để kết thúc “vũ điệu nguy hiểm” của mình tại châu Á.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Quoc_te/0001.jpg

Những câu hỏi này được tác giả David M. Lampton - giáo sư và giám đốc Nghiên cứu Trung Quốc tại SAIS đưa ra trong bài viết “America and China's Dangerous Dance in Asia” (“Vũ điệu nguy hiểm” của Mỹ-Trung tại châu Á) đăng trên tạp chí The National Interest ngày 5/8. Chúng tôi xin lược dịch những điểm quan trọng của bài viết:

Năm 2010 là năm đáng nhớ trong mối quan hệ Mỹ-Trung. Kể từ thập kỷ thứ 2 của thế kỷ 21, nền tảng mang tính chiến lược trong mối quan hệ của 2 nước ngày càng bị xói mòn. Những từ ngữ dùng để mô tả mối quan hệ song phương đã thay đổi. Sự xuất hiện của từ “cam kết” ngày một giảm đi, thay vào đó khái niệm “lập hàng rào”, cho tới “răn đe” và giờ thì chúng ta còn nghe thấy những từ ngữ ngoại giao cưỡng bức được sử dụng ở cả 2 nước. Một số nhà nghiên cứu tại Trung Quốc đã bác bỏ ý kiến cho rằng các chính sách khu vực của Trung Quốc đã trở nên quyết đoán hơn. Nhưng tác giả bài viết lại không nằm trong số này. Các chính sách khu vực của Trung Quốc hiện nay đã có sự thay đổi về chất.

Thật không may, những đặc điểm vốn đã rất nhàm trong hành vi của Trung Quốc như “cắt lát salami” hoặc “rỉa mồi” là một yếu tố của sự thật – Bắc Kinh đang cố gắng đánh cược việc lột mỏng trạng thái hàng hải ở biển Hoa Đông và Biển Đông, mà không làm kinh động đến các quốc gia khác bất cứ thời điểm nào. Tất cả những điều này không phải để nói rằng Nhật Bản hay các nước khác không đủ khôn ngoan để đối phó với Bắc Kinh. Một ví dụ gần đây nhất là việc Tokyo đặt tên cho các hòn đảo tại biển Hoa Đông. Có một số câu hỏi nảy sinh trong tình hình hiện nay:

1. Tại sao (hoặc đến mức độ nào) Bắc Kinh đã thay đổi thành công chính sách mà trong hơn 3 thập kỷ đã tạo điều kiện cho Trung Quốc tăng cường sức mạnh quốc gia một cách toàn diện mà không có bất kỳ xung đột với quốc gia khác?

2. Phản ứng của Bắc Kinh với hành vi của các nước khác sẽ tới mức nào và Trung Quốc phải khiêu khích tới mức nào mới tạo ra được sự tiến bộ?

3. Tại sao Bắc Kinh gây nguy hiểm cho tính ưu việt của các mục tiêu cải cách kinh tế và nội bộ nước mình bằng việc chọc giận các quốc gia khác và thúc đẩy nguy cơ hình thành các liên minh quốc tế mạnh hơn bao giờ hết?

4. Tại sao Bắc Kinh cho phép mình liên kết với Nga, một nền kinh tế có thể xâm phạm đến các nguyên tắc có liên quan đến chủ quyền quốc gia đã tồn tại 60 năm của Trung Quốc?

5. Những bài học mà chúng ta học được từ cuộc Chiến tranh Lạnh về chiến lược, sự cản trở và ngoại giao cưỡng bức có thể áp dụng trong hoàn cảnh hiện tại trong một thế giới toàn cầu hóa khác xa là gì?

6. Mỹ có chính sách nào để thúc đẩy sự phát triển tiêu cực hay không?

7. Những phản ứng chính trị thích hợp (và hiệu quả) có sẵn cho Washington là gì? Washington và các nước khác nên tránh làm gì?


http://media.tinmoi.vn/2014/08/07/vu-dieu-nguy-hiem-cua-trung-my-tai-chau-a.jpg
Mỹ-Trung đang có "vũ điệu nguy hiểm" tại châu Á

Tác giả bài viết cho biết mình không thể giải quyết toàn bộ những câu hỏi trên bởi mỗi câu hỏi lại cần sự nghiên cứu nghiêm túc. Thay vào đó, ông đã chỉ ra 3 cách để đi qua giai đoạn bấp bênh này:

- Đầu tiên, vấn đề chúng ta phải đối mặt tại châu Á không đơn giản là chủ nghĩa dân tộc quyết đoán của Trung Quốc mà là nhiều chủ nghĩa dân tộc mâu thuẫn, quyết đoán.

- Thứ hai, chúng ta không nên chỉ đóng khung vấn đề một cách đơn giản như “Mỹ cần đối phó với Bắc Kinh như thế nào?”. Thay vào đó, các hệ thống quốc tế và khu vực đã và đang phản ứng. Điều này gây ra những “cái giá” rất đắt với Trung Quốc. Một câu hỏi quan trọng cho Bắc Kinh đó là họ muốn chịu đựng điều này trong bao lâu và các nước khác có thể chịu được bao lâu khi mà giá phải trả ngày một tăng lên?

- Cuối cùng, như chúng ta đã thấy cách phản ứng, Washington không nên có những hành động gây thiệt hại cho tất cả mọi người, ít nhất là lợi ích của các nước đồng minh của mình trong khu vực và cũng không nên sai lầm khi xem xét các bài học từ thời Chiến tranh Lạnh trong việc phát triển các phản ứng dành cho Trung Quốc.

Châu Á là khu vực có mức độ tin tưởng giữa các quốc gia láng giềng khá thấp và những ký ức thường kéo dài. Đó là một khu vực có cả đa nguyên xã hội và chính trị. Nhiều nước tại đây đã tìm kiếm sự ủng hộ trong nước bằng cách khơi dậy khát vọng dân tộc. Điều này rất đúng với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng như các nhà lãnh đạo Trung Quốc và các quốc gia khác trong khu vực.

Kết quả là, trong khi chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc là vấn đề thì những thách thức lớn hơn đó là ngày càng có nhiều quốc gia châu Á đi theo chủ nghĩa dân tộc quyết đoán. Washington cần phải hết sức cẩn thận khi phản đối chủ nghĩa dân tộc quyết đoán của Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh muốn cải thiện quan hệ với Washington, cách dễ dàng nhất, nhanh nhất và con đường có lợi nhất là cải thiện mối quan hệ của mình với các nước láng giềng. Về phần mình, Mỹ và các nước đồng minh cần nhận ra rằng vấn đề của châu Á không đơn giản chỉ có Trung Quốc mà còn là sự mâu thuẫn dân tộc và an ninh của nhiều quốc gia trong khu vực.

Cuối cùng, Washington cần tìm ra cách để giải quyết “chiến lược gậm nhấm” của Bắc Kinh mà không trượt vào leo thang, làm thiệt hại lớn cho nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Một nền an ninh không hạn chế, giảm giá trị và môi trường kinh tế là bi kịch đối với Mỹ và khu vực và là một thảm họa đối với Trung Quốc.

Bảo Linh (Theo The National Interest)
Nguồn : Tin Mới / Nguoiduatin.vn

thieugia
26-08-2014, 04:46 AM
Mục đích chuyến thăm Trung Quốc của ông Lê Hồng Anh
http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Chinh_khach/le_hong_anh_1.bmp

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/dspl.png
11:48 AM, 25-08-2014

Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết mục đích chuyến thăm, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết: “Nhận lời mời của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư sẽ sang thăm Trung Quốc với danh nghĩa là Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Mục đích chuyến đi là nhằm trao đổi với Lãnh đạo Trung Quốc về các biện pháp làm dịu tình hình, không để tái diễn các vụ việc căng thẳng như vừa qua, đồng thời thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước Việt Nam – Trung Quốc”.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc xử lý ảnh hưởng của vụ gây rối, mất trật tự tại một số địa phương trung tuần tháng 5 vừa qua đối với doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có Trung Quốc, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nêu rõ: “Phía Việt Nam lấy làm tiếc về vụ việc xảy ra đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp và công nhân Trung Quốc trong tháng 5 vừa qua, đồng thời lấy làm buồn về việc một số công nhân Trung Quốc bị thiệt mạng, bị thương trong vụ việc này.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Chinh_khach/ong-le-hong-anh.jpg

Phía Việt Nam sẽ có hình thức hỗ trợ nhân đạo đối với công nhân Trung Quốc bị nạn. Hội hữu nghị Việt – Trung sẽ cử đoàn sang Trung Quốc thăm hỏi một số gia đình đại diện cho những người bị nạn. Phía Việt Nam đã và sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách, biện pháp hỗ trợ mà Chính phủ đã công bố đối với các doanh nghiệp để doanh nghiệp khắc phục khó khăn, giảm bớt thiệt hại và triển khai hoạt động bình thường.

Việt Nam đã và đang tiếp tục điều tra vụ việc một cách nghiêm túc và xử lý nghiêm những người gây rối vi phạm pháp luật; đồng thời áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo an ninh, an toàn cho công nhân, doanh nghiệp Trung Quốc và các nước tại Việt Nam."

HẢI ANH

thieugia
10-10-2014, 05:06 AM
Câu trả lời cho sự biến mất của Kim Jong-un


Lễ kỷ niệm ngày thành lập đảng Lao động, một sự kiện rất quan trọng mà ông Kim Jong-un chưa từng vắng mặt kể từ khi nắm quyền, diễn ra vào ngày mai có thể là điểm mấu chốt trả lời cho những nghi hoặc về sự biến mất của nhà lãnh đạo Triều Tiên.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/trieu_tien/triu%20tin%20kim%20un.jpg
Ông Kim Jong-un thăm điện Kumsusan ở Bình Nhưỡng hôm 27/7. Ảnh: Reuters

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã không chính thức xuất hiện trước công chúng hơn một tháng nay. Nếu ông tiếp tục vắng mặt trong sự kiện chính trị quan trọng vào ngày mai, những đồn đoán nhằm vào tình hình sức khỏe cũng như khả năng nắm giữ quyền lực của ông Kim tại Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục gia tăng, theo Reuters.

Ngày mai là kỷ niệm 69 năm ngày thành lập đảng Lao động Triều Tiên, một sự kiện mà ông Kim hai năm qua đều ghi dấu bằng việc tổ chức một chuyến thăm sau nửa đêm tới lăng Bình Nhưỡng, nơi cha và ông nội ông được chôn cất.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/trieu_tien/triu%20tin%202.jpg

Cơ quan truyền thông nhà nước Triều Tiên thường đưa tin khá chi tiết về cuộc sống của ông Kim Jong-un nhưng từ hôm 3/9 họ chưa đề cập đến bất cứ hoạt động nào của vị lãnh đạo trẻ.

Ông Kim có dấu hiệu đi khập khiễng trong một sự kiện hồi tháng 7. Hôm 25/9, lần đầu tiên sau ba năm kể từ khi nắm quyền, ông vắng mặt trong cuộc họp quan trọng của quốc hội.

"Nếu ngày mai ông ấy không xuất hiện, đó sẽ là cơ sở cho những suy luận rằng lãnh đạo trẻ Triều Tiên bằng cách này hay cách khác đang rơi vào thời kỳ khó khăn", Reuters dẫn lời Curtis Melvin, nhà nghiên cứu tại Viện Mỹ-Hàn từ trường Johns Hopskins thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế ở Washington, nói. "Kim biến mất khỏi tầm mắt của công chúng càng lâu thì sự không chắc chắn về số phận cũng như chế độ của ông sẽ càng tăng lên".

Truyền thông nhà nước trước đây thường đưa tin về cố lãnh đạo Kim Jong-il, cha của Kim Jong-un, khi ông tham dự các buổi tiệc hay tới thăm nhà máy vào ngày lễ kỷ niệm 10/10, theo thông tin lưu trữ từ báo chí.

Giới chức Bình Nhưỡng đã phủ nhận việc vắng mặt của ông Kim có liên quan đến vấn đề sức khỏe. Một quan chức Mỹ theo dõi sát tình hình Triều Tiên cho rằng không có dấu hiệu nào chứng tỏ ông Kim bị bệnh nặng hay gặp rắc rối về chính trị.

Những suy đoán cho rằng ông Kim vắng mặt do vấn đề sức khỏe xuất phát từ một thông báo của kênh truyền hình nhà nước Triều Tiên cuối tháng trước nói ông Kim đang cảm thấy "khó chịu".

Nhiều quan sát viên nhận định Kim có thể bị đẩy sang một bên trong cuộc đấu tranh quyền lực. Kịch bản này càng được củng cố với chuyến thăm bất thường hôm 4/10 của một phái đoàn cấp cao Triều Tiên tới Hàn Quốc để tham dự lễ bế mạc đại hội thể thao châu Á.

Đây không phải lần đầu tiên ông Kim Jong-un biến mất trước công chúng. Hồi tháng 6/2012, chỉ 6 tháng sau khi lên nắm quyền lực, truyền thông nhà nước cũng không đưa bất kỳ bản tin hay hình ảnh nào của ông trong 23 ngày. Ông tái xuất hiện vào tháng sau đó tại một bể nuôi cá heo.

Tờ Rodong Sinmun, một ấn bản của đảng Lao động Triều Tiên, từng đăng tải ba bức thư từ đồng minh nước ngoài gửi tới ông Kim trên trang nhất. Báo này cũng đưa tin việc các vận động viên trở về từ đại hội thể thao châu Á cảm ơn nhà lãnh đạo vì sự ủng hộ của ông trong suốt cuộc thi.

Andray Abrahamian, từ tổ chức Chosun Exchange, nhóm đang thực hiện một dự án hỗ trợ người Triều Tiên ở Đông Nam Á, tin rằng sự vắng mặt của Kim thật sự vì lý do sức khỏe, ông không hề bị lật đổ. "Kim Jong-un vẫn luôn chia sẻ quyền lực với các nhân vật chủ chốt khác. Thậm chí, nếu hệ thống quyền lực nội bộ có thay đổi thì họ dường như cũng không muốn loại bỏ ông bởi giá trị hình tượng to lớn ông mang lại. Một lần nữa, tất cả mọi người vẫn chỉ đang suy đoán".

Thieugia (theo Reuters)

thieugia
14-10-2014, 12:28 PM
Kim Jong-un chống gậy tái xuất

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/bbc.jpg
Ngày 14.10.2014 |11:12|

Ông Kim Jong-un đã phải chống gậy khi đi lại
Nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un đã lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng kể từ ngày 3/9, hãng thông tấn chính thức của nước này đưa tin.
KCNA hôm thứ Ba ngày 14/10 cho biết ông Kim đã ‘chỉ thị tại chỗ’ ở một khu nhà ở tập thể mới được xây cho các nhà khoa học. Nhật báo Rodong Sinmun của nước này đã đăng một số hình ảnh ông Kim tay chống gậy khi đi thị sát nhà máy này. Sự vắng mặt của nhà lãnh đạo 32 tuổi này đã làm phát sinh rất nhiều đồn đoán về tình trạng sức khỏe của ông. Một số người thậm chí còn nghi ngờ liệu ông có còn kiểm soát đất nước cộng sản bí ẩn này hay không.


http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/625/amz/worldservice/live/assets/images/2014/10/14/141014013819_kim_jong-un_624x351_na_nocredit.jpg

Truyền thông chính thức Bắc Hàn đã nêu lý do là ông Kim cảm thấy ‘khó chịu trong người’ nên không xuất hiện trước công chúng. Hôm Chủ nhật ngày 12/10, đại sứ Bắc Hàn ở London nói với BBC rằng sức khỏe ông Kim vẫn tốt.

‘Không bị đảo chính’
Việc truyền thông nhà nước Bắc Hàn muốn chấm dứt đồn đoán về ông Kim cũng cho thấy ông không bị đảo chính, phóng viên BBC Steve Evans ở Seoul nhận định.

KCNA cho biết ông Kim đã được báo cáo về khu căn hộ Wisong trước một tấm bản đồ toàn cảnh và sau đó ông đã ngắm công trình này.
“Ngắm nhìn mặt tiền của khu căn hộ với những tấm ngói màu sắc đủ loại, Chủ tịch Kim đã bày tỏ sự hài lòng và nói rằng nó rất đẹp,” KCNA tường thuật.

Ông Kim Jong-un được cho là vẫn đang nắm quyền lãnh đạo ở Bắc Hàn
Hãng tin này cũng cho biết ông Kim cũng đã đến thăm Viện Năng lượng Tự nhiên thuộc Viện Khoa học Quốc gia. Mặc dù thông tin này đề ngày 14/10 nhưng nó không nói rõ ông Kim đi thăm những nơi này vào ngày nào. Trong suốt thời gian vắng mặt, ông Kim đã không tham dự hai sự kiện quan trọng ở Bắc Hàn – lễ kỷ niệm ngày thành lập Đảng Lao động Triều Tiên hôm 10/10 và ngày Lập quốc 9/9. Các phân tích gia cho rằng đây là hai ngày mà nhà lãnh đạo Bắc Hàn thường phải có mặt. Kim Jong-un lên cầm quyền sau hồi tháng 12 năm 2011 sau khi cha là ông Kim Jong-il qua đời.


http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/590/amz/worldservice/live/assets/images/2014/10/14/141014004513_sp_kim_jong_un_640x360_afp_nocredit.j pg
Ông nhanh chóng trở thành người đứng đầu Đảng, Nhà nước và quân đội Bắc Hàn.

Hồi năm 2012, ông trở thành nguyên soái, cấp hàm cao nhất trong quân đội nước này, sau một cuộc cải tổ lớn trong quân đội.
Vào tháng 12 năm 2013, ông Kim đã thanh trừng và xử tử ông Chang Song-thaek, người dượng rể của ông mà truyền thông nhà nước nói là đang âm mưu đảo chính.