PDA

View Full Version : Người Cũ Chuyện Xưa - Dưới Con Mắt Những Nhà Làm Luật Hiện Đại...



fangzi
31-07-2014, 11:36 AM
Fangzi - Nhiều người cho rằng xưa hay hơn nay; cổ nhân uyên bác hơn người bây giờ. Đúng sai không dám lạm tới, chỉ dẫn ra một số ý kiến của các nhà làm luật hiện đại lạm bàn về các vụ việc tiêu biểu mà "cổ nhân" xưa đã làm.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Thanh_Ngu_Co_Su/thiu%20nin%205.jpg
Lưu Tử Nghiệp nổi tiếng với sở thích dâm loạn (ảnh minh họa).

1> Những trò biến thái của ông hoàng dâm loạn Lưu Tử Nghiệp

Fangzi - Hiếu Vũ Đế chết năm 464, lúc mới 35 tuổi. Con trưởng của ông là Lưu Tử Nghiệp lên ngôi hoàng đế. Theo sử sách ghi chép lại thì Tử Nghiệp mới lên 16 tuổi đã ăn chơi trác táng, hung ác, điêu ngoa, chống lại tính trời, mặt người lòng thú. Lưu Tử Nghiệp còn gọi là Lưu Phế Đế (劉廢帝) (449–465), tên húy là Lưu Tử Nghiệp (Trung văn giản thể: 刘子业; Trung văn phồn thể: 劉子業; bính âm: Liú Ziyè), biệt danh là Pháp Sư (法師), là một hoàng đế của nhà tiền Tống trong thời kỳ Nam Bắc triều. Ông lên ngôi khi còn ở độ tuổi thiếu niên và chỉ trị vì trong một thời gian ngắn ngủi với niên hiệu Vĩnh Quang (永 光). Phế đế là ông vua có các hành động bạo lực và bốc đồng, tàn bạo và là ông Hoàng nổi tiếng hoang dâm vô đạo trong lịch sử vua chúa Trung Quốc. Phế Đế Lưu Tử Nghiệp đã bị ám sát chỉ khoảng một năm sau khi trở thành hoàng đế.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Hinh_phap/phong_kien/treo%20c%20.jpg

Chuyện Xưa:

Việc đầu tiên ông ta làm khi lên ngôi là giết ba trọng thần Hoàng thúc Giang Hạ vương Lưu Nghĩa Cung, Thượng thư Liễu Nguyên Cảnh, Thượng thư Tả bộc xạ Nhan Sư Bá. Lưu Nghĩa Cung mưu cùng Nhan Sư Bá và Liễu Nguyên Cảnh lật đổ Tử Nghiệp. Nghĩa Cung muốn lôi kéo Thẩm Khánh Chi, nhưng Nguyên Cảnh lại khinh Khánh Chi vũ phu, không nên dùng. Khánh Chi biết chuyện, nổi giận, bèn phát giác việc mưu phản. Tiền Phế Đế nhanh chóng điều cấm quân bắt được ba người. Sau đó Tiền Phế Đế đích thân đến hành hình Nghĩa Cung, sai chặt hết chân tay, móc mắt ngâm mật rồi mới phanh bụng. Cả nhà Nghĩa Cung cùng họ Liễu, họ Nhan bị xử tử.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/giao_hop_tu_the/dm%205.jpg

Việc mưu phản của Lưu Nghĩa Cung khiến Tử Nghiệp lo lắng những người trong vương tộc sẽ đe dọa đến ngôi báu. Vì thế, Tử Nghiệp quyết định chuyển toàn bộ tôn thất vào ở trong cung. Chẳng cần lý do gì Tử Nghiệp cũng ra lệnh đánh đập những người họ hàng của mình. Thậm chí, có lúc cao hứng, ông ta còn biến các vương gia thành những chiếc giẻ lau, buộc dây thừng vào rồi kéo trên nền đất. Thẩm Khánh Chi tuy có công dẹp loạn nhiều lần, nhưng vì can thẳng Lưu Tử Nghiệp không nên làm điều ác nên cũng bị Tử Nghiệp sai người giết chết. Tử Nghiệp ghét em là Tử Loan mới lên 10 tuổi, vì Loan được cha yêu, nên hạ lệnh giết Loan. Các em cùng mẹ của Loan còn rất nhỏ cũng bị giết cùng. Chú của Tiền Phế Đế là Nghi Dương vương Lưu Sưởng làm Thứ sử Từ Châu lo lắng cho tính mạng của mình, vì thủ hạ ở Bành Thành lại không đồng lòng, bèn trốn sang hàng Bắc Ngụy. Những người chú khác có chút tài năng cũng bị Tử Nghiệp ngược đãi. Tương Đông vương Lưu úc bị đổi thành Trư vương (Vương lợn), Kiến An vương Lưu Hưu Nhân bị đổi thành Tử vương (Vương chết), Sơn Dương vương Lưu Hưu Hựu bị đổi thành Tặc vương (Vương giặc), Đông Hải vương Lưu Huy bị đổi thành Lư vương (Vương lừa), tất cả bị nhốt vào lồng tre thả trôi sông.

Tử Nghiệp là người hoang dâm, trụy lạc và bệnh hoạn. Ông ta có người chị gái vô cùng xinh đẹp là công chúa Sơn Âm Lưu Sở Ngọc. Mặc dù Sở Ngọc đã lấy chồng nhưng Tử Nghiệp vẫn cho người đón chị gái vào cung để chung đụng rồi giữ lại không cho về. Sở Ngọc tuy xinh đẹp nhưng cũng dâm loạn vô độ. Sợ chồng của Sở Ngọc biết chuyện sẽ tìm cách giết mình, Lưu Tử Nghiệp liền hợp mưu với Sở Ngọc giết hại luôn người anh rể. Sau đó, Tử Nghiệp lại bắt một người cô ruột là công chúa Tân Thái đã được gả cho tướng Hà Mại, mang vào cung và đổi tên gọi là Tạ Phi. Hà Mại biết chuyện, muốn dấy binh làm phản để lập Tấn An vương Lưu Tử Huân mới lên 10 tuổi làm vua nhưng bị lộ nên bị giết chết. Tương truyền, Tử Nghiệp còn mắc chứng thị dâm, ra lệnh bắt các vương phi, công chúa ra đứng đầy sân rồi cho đám nô bộc ra hành dâm với họ, còn vua đứng xem để lấy hứng. Tử Nghiệp còn bắt các cung nữ khỏa thân chạy khắp sân để xem, rồi giết khi các cô gái đã kiệt sức.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/giao_hop_tu_the/dm%206.jpg

Lưu Tử Nghiệp tàn bạo và dâm loạn nên hay nằm mơ. Một lần, ông ta nằm mơ thấy có cung nữ muốn giết mình liền đem chuyện hỏi một bà đồng. Bà đồng này nói rằng trong hoàng cung có "quỷ". Lưu Tử Nghiệp nghe vậy vô cùng sợ hãi nên sau đó thường hay cầm cung tên đi khắp nơi trong cung để bắn "quỷ". Do Lưu Tử Nghiệp chìm đắm trong nữ sắc nên bà mẹ đau buồn lâm bệnh nặng. Sắp chết, bà sai cung nữ đi gọi con trai đến thăm bà, nhưng ông ta từ chối lấy cớ trong cung của thái hậu có ma. Bà mẹ vì quá hận đã tự cầm dao mổ bụng mình để xem tại sao lại sinh ra đứa nghịch tử như thế. Thủ hạ của Trư vương Lưu Úc khi đó đang bị giam là Nguyên Tế Phu đã kết nối với bên ngoài, đồng mưu với người coi việc ăn mặc của Lưu Tử Nghiệp là Thọ Thúc Chi lên kế hoạch giết vua. Nhân lúc Tiền Phế Đế đang đi khắp nơi trong cung để "bắn quỷ", Thọ Thúc Chi bèn xông vào cung giết chết ông ta rồi giết luôn cả Sở Ngọc bằng chính con dao mà thái hậu đã dùng để rạch bụng mình. Khi Lưu Tử Nghiệp bị giết ông ta mới 17 tuổi, mới lên ngôi được một năm. Lưu úc được cứu thoát ra ngoài, lên ngôi Hoàng đế, tức Lưu Tống Minh Đế.

Luật nay:

Nếu không phải là một kẻ bệnh hoạn, hẳn Lưu Tử Nghiệp đã không thông dâm với cả chị gái và lấy cô ruột làm vợ để rồi người đời nghìn năm sau vẫn lấy làm ghê tởm về sự loạn luân của ông ta. Thật khó có thể lý giải tại sao một bậc đế vương thiên tử sở hữu trong tay hàng nghìn cung tần mỹ nữ, những người đẹp nhất, trẻ nhất được tuyển chọn trong thiên hạ mà vẫn phải chèo kéo thêm cả chị gái và cô ruột vào trò dâm loạn một cách bệnh hoạn của mình. Lòng tham hay sự biến thái đã khiến ông ta có những hành động nhơ bẩn, đầy thú tính như vậy? Trong khi đó, cả chị gái và cô ruột của ông ta đều là những người phụ nữ đã có chồng, có gia đình riêng để yêu thương và chăm sóc, vậy mà vẫn không thoát khỏi những ham muốn bệnh hoạn của ông hoàng "râu xanh".


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/giao_hop_tu_the/003.jpg

Điều kỳ lạ ở đây là người chị gái xinh đẹp của Tử Nghiệp không những không lấy làm nhục nhã cho bản thân và cho cả dòng tộc vì có một đứa em trai oan nghiệt như vậy mà còn tiếp tay giết hại chồng mình, thật là chuyện hiếm có xưa nay.

Điều 150, Bộ luật Hình sự Việt Nam sửa đổi bổ sung năm 1999 về tội loạn luân quy định rõ: "Người nào giao cấu với người cùng dòng máu về trực hệ, với anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm". Do đồng lõa với nhau trong mối quan hệ loạn luân này, cho nên cả Tử Nghiệp và Sở Ngọc đều phải chịu chung mức án cao nhất của khung hình phạt.

Không những thế, cả hai cũng phải chịu trách nhiệm về việc giết người cụ thể là chồng của Sở Ngọc và là anh rể của Tử Nghiệp để dọn đường cho việc thông dâm với nhau. Rõ ràng chị em nhà Tử Nghiệp đã phạm tội giết người vì động cơ đê hèn. Điểm q, khoản 1, Điều 93, Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định rõ: Người nào giết người vì động cơ đê hèn thì bị phạt tù từ mười hai đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Hinh_phap/cu%20u%20ao.jpg
Long - Hổ - Cẩu đồ đao, những dụng hình nổi tiếng trong lịch sử hình pháp Trung Quốc xưa.

Riêng Lưu Tử Nghiệp còn phải chịu trách nhiệm về hàng loạt những cái chết oan uổng khác, trong đó có rất nhiều các trung thần có công với nước, anh chị em, họ hàng trong hoàng tộc và vô số cung nữ, những người đã phải đánh đổi cả tuổi thanh xuân chỉ để mua vui cho hắn một vài trống canh. Câu chuyện về những trò độc ác, mất hết nhân tính của Lưu Tử Nghiệp tưởng như đã vượt quá sức tưởng tượng của con người khi biến các vương gia thành những chiếc giẻ lau, buộc dây thừng vào rồi kéo trên nền đất. Không những thế, ông ta còn bắt các vương phi, công chúa ra đứng đầy sân rồi cho đám nô bộc ra hành dâm với họ, còn vua đứng xem để lấy hứng hoặc bắt các cung nữ khỏa thân chạy khắp sân để xem, rồi giết khi các cô gái đã kiệt sức. Ngay cả người mẹ đã vất vả mang nặng đẻ đau, nuôi ông ta đến ngày lên nắm giữ vương quyền cũng vì chứng kiến quá nhiều tội ác của con trai mà chết. Một đứa con bỏ mặc mẹ già trong lúc hấp hối, một đứa con mà ngay chính mẹ đẻ của hắn cũng không hiểu vì sao mình đã sinh ra một kẻ quái thai, độc ác đến như vậy thì cuộc đời đâu còn ai có thể yêu thương, dung thứ cho hắn được nữa. Hắn phải bị loại bỏ khỏi xã hội để tránh gây thêm tội ác cho loài người.

Điểm a, khoản 1, Điều 93, Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định rõ: "Người nào giết người mà giết nhiều người thì bị phạt tù từ mười hai đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình".

Ngoài ra, với việc đem các vương gia ra làm giẻ lau, bắt các cung nữ khỏa thân rồi cho đám nô bộc ra hành dâm trước mặt, Lưu Tử Nghiệp còn phải chịu trách nhiệm về tội hành hạ và tội làm nhục người khác.

Với tội ác chất chồng tội ác, tuy là bậc đế vương nhưng căn cứ theo pháp luật hiện hành của nhà nước CHXHCNVN, với tinh thần "Quân pháp bất vị thân", chắc chắn vị quân vương Lưu Tử Nghiệp không thể thoát khỏi án tử hình.

Fangzi sưu tầm và giới thiệu

fangzi
31-07-2014, 03:16 PM
fangzi - Vụ án Tấm Cám xảy ra từ rất lâu và đã trải qua rất nhiều lần xét xử nhưng vẫn không làm thỏa mãn người dự tòa, thỏa mãn lòng mong đợi của đại đa số quần chúng nhân dân. Vừa qua, chiểu theo nguyện vọng của thân nhân người bị hại (con cháu nhà mụ Dì Ghẻ và Cám) cùng một số luật sư bào chữa bên bị hại, Tòa Đại hình Tp. HCM (Đại diện cho Tòa Tối cao nước CHXHCNVN khu vực phía nam) đã đem vụ án ra xét xử phiên cuối cùng. Dưới đây là tường thuật của fangzi từ phiên tòa.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Hinh_phap/uy%20v%20ng.jpg

2. Xét Xử Vụ Án Tấm Cám

Dẫn nhập Đã là người Việt Nam, trong thời thơ ấu của mình có mấy ai không từng được nghe kể chuyện Tấm Cám. Hình ảnh cô Tấm mồ côi ao ước chiếc yếm đào, ngồi khóc bên giếng vì mất bống, bị hắt hủi tội nghiệp đã làm lay động bao trái tim nhân hậu. Cũng như nhiều truyện dân gian khác, truyện Tấm Cám có nhiều dị bản. Những bản kể ra đời ở thời trung đại đều kết thúc khi Tấm giết Cám, làm mắm gửi về cho dì ghẻ. Mụ ăn cứ tấm tắc khen ngon, đến khi ăn hết mới nhận ra đầu lâu con mình ở đáy hũ liền lăn đùng ra chết. Không ít người từng hài lòng trước sự trừng phạt ấy, bởi Tấm đã thay mặt cái thiện để tiêu diệt cái ác, thực hiện công lí mang tính nhân dân; thể hiện quan niệm và mơ ước về sự chiến thắng tuyệt đối, tự mình tiêu diệt tận gốc kẻ thù. Mẹ con Cám đã không từ thủ đoạn độc ác nào để hành hạ Tấm, từ lừa gạt đến trắng trợn bóc lột, từ lén lút giết Tấm đến công khai đốt cô thành tro bụi. Tội ác man rợ đó đáng bị trừng trị, hơn thế theo quan niệm làm ác trả ác, hại nhân nhân hại thì sự trừng phạt ấy là đích đáng. Nhưng hiện nay, hình thức trừng phạt ấy khiến cho nhiều người cảm thấy rùng rợn và ấn tượng đẹp về một cô Tấm thảo hiền, đôn hậu bị giảm đi.

Vậy Tấm có phạm tội không? Và phạm tội như thế nào ? Hình phạt dành cho các tội đó đến đâu ? Mời các bạn theo dõi phần luận tội của viện kiểm saots và kết luận của Tòa.

Theo cáo trạng của viện kiểm soát:

Tấm và Cám là hai chị em cùng cha, khác mẹ sống tại làng Mai phủ Tống Sơn, quận Cửu Chân. Cha mẹ của Tấm chết từ hồi Tấm còn bé, Tấm ở với dì ghẻ và Cám. Dì ghẻ rất cay nghiệt, bắt Tấm làm lụng nhiều và đối xử bất công với Tấm. Trong một lần đi chơi hội, do may mắn Tấm được nhà vua để ý và cưới về làm vợ. Mẹ con Cám ngày càng ghen ghét với Tấm và có âm mưu hãm hại Tấm để cướp ngôi hoàng hậu. Trong một lần Tấm về giỗ cha, mẹ con Cám đã xui Tấm trèo lên cây hái cau. Khi Tấm trèo lên đến buồng cau thì bà dì ghẻ dùng rìu chặt gốc cho cau đổ làm Tấm lộn cổ xuống ao chết. Sau đó bà dì ghẻ lột quần áo của Tấm cho Cám mặc rồi đưa Cám vào cung thế ngôi hoàng hậu của Tấm.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Hoang_So_Dan_Da/ph%20ti%20sn%20lm%202.jpg
Làng Mai xưa, nơi Tấm Cám sinh sống trong thời thơ ấu.

Tuy nhiên, thực tế Tấm lại không chết mà tìm cách quay lại hoàng cung. Mẹ con Cám biết chuyện nhiều lần tìm cách ngăn cản nhưng cuối cùng Tấm vẫn gặp được chồng. Để trừng phạt những gì mẹ con Cám đã gây ra cho mình, Tấm sai thị nữ đào sẵn một hố sâu và đun một nồi nước sôi lớn, lừa cho Cám bước xuống hố, sau đó Tấm sai quân hầu dội nước sôi cho Cám chết. Tấm đem xác Cám bỏ vào hũ mắm gửi về cho bà dì ghẻ ăn. Khi bà dì ghẻ phát hiện xác con mình trong hũ mắm thì bị sốc và chết.

Kết luận của tòa: Tấm phạm tội Giết người.

- Đối với Tấm:

Rõ ràng đây là vụ án giết người do Tấm và đồng bọn thực hiện. Do bị đối xử cay nghiệt và bị mẹ con Cám âm mưu hãm hại để cướp ngôi hoàng hậu nên Tấm đã cùng thị nữ và quân hầu đào hố lừa cho Cám bước xuống để dội nước sôi cho Cám chết.

Trong vụ án này, Tấm là kẻ chủ mưu. Đúng ra khi bị mẹ con Cám ức hiếp, Tấm phải tố cáo hành động của họ trước pháp luật (vua) nhưng Tấm lại tự ý hành động. Hậu quả là mẹ con Cám bị chết. Hành vi của Tấm đã xâm phạm đến tính mạng của con người, là chủ thể được pháp luật đặc biệt bảo vệ. Tuy nhiên, lý do khiến Tấm phạm tội là do bị mẹ con Cám nhiều lần ức hiếp và giết để cướp ngôi hoàng hậu nên trong trường hợp này Tấm chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Hoang_So_Dan_Da/cau.jpg
Hàng cau xưa, nơi Tấm bị mẹ con người dì ghẻ hãm hại...

Theo Điều 95 của Bộ luật Hình sự. Khoản 1 của Điều này quy định: Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 03 năm.

Sau khi giết Cám, để cho hả giận, Tấm còn lấy xác của Cám bỏ vào hũ mắm gửi cho bà dì ghẻ ăn, hậu quả làm bà ta cũng bị chết vì sốc.

Với hành vi này, Tấm còn phạm thêm tội Xâm phạm thi thể theo Điều 246 của Bộ luật Hình sự. Hình phạt nhẹ nhất đối với tội này là phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm, hình phạt cao nhất là bị phạt tù đến 05 năm. Bà dì ghẻ của Tấm đã bị chết vì quá sốc, do vậy trong trường hợp này, Tấm sẽ bị truy tố theo khoản 2 Điều 246 "Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng".


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Hinh_phap/cu%20u%20ao.jpg

Ngoài ra, Tấm còn có hai hành vi nguy hiểm khác là lợi dụng chức vụ, quyền hạn (hoàng hậu) và dùng thủ đoạn tàn ác để phạm tội. Đây là những tình tiết tăng nặng.

Theo khoản 1 Điều 48 của Bộ luật Hình sự hiện hành. Hành vi này đáng bị lên án và xử lý nghiêm khắc. Như vậy, nếu chiếu theo pháp luật hiện hành, Tấm có thể bị phạt 03 năm tù về tội Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và 05 năm tù về tội Xâm phạm thi thể.

Tổng hợp tất cả các hình phạt, tòa tuyên phạt con Nguyễn Thị Tấm làng Mai 15 năm tù ngồi.

- Đối với thị nữ và quân hầu:

Giữa họ và Cám không có mâu thuẫn gì và họ không biết nội tình gia đình Tấm, Cám mâu thuẫn ra sao. Họ giết người theo sự chỉ đạo của Tấm và đều tích cực thực hiện tội phạm.

Như vậy, hành vi của thị nữ và quân hầu phạm tội Giết người sẽ bị truy tố theo Điều 93 của Bộ luật Hình sự.

Đáng lẽ khi được Tấm sai giết người thì thị nữ và quân hầu phải khai báo đến cơ quan có thẩm quyền (vua) nhưng họ lại tích cực làm theo sự sai bảo của Tấm, cùng thực hiện tội phạm một cách hết sức man rợ. Hành vi của họ cần bị lên án và xử phạt nghiêm khắc nhằm cảnh cáo và dăn đe với kẻ khác.

Theo điểm i khoản 1 Điều 93 của Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, do họ chỉ làm theo lệnh của Tấm nên xử phạt họ ở mức khởi điểm của khung hình phạt (12 năm tù) cho mỗi một lính hầu và thị vệ.

Bãi tòa !

fangzi tường thuật