PDA

View Full Version : Tài Liệu Tham Khảo Đặc Biệt



admin
28-08-2014, 11:25 PM
Mỹ gieo gió đang phải gặt bão ở Iraq

Gần đây toàn thế giới, đặc biệt là các nước ở vùng Trung cận Đông đang hết sức lo ngại và theo dõi chặt chẽ những hành động khủng bố cuồng loạn, vô cùng dã man và vô nhân tính của tổ chức khủng bố ở Iraq được gọi lúc đầu là Nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng Levante (ISIL) và nay tự xưng là Nhà nước Hồi giáo (IS=Islamic State).


http://media.baotintuc.vn/2014/08/28/09/06/gieo-gio-1.jpg
Các tay súng IS đóng chốt tại một địa điểm bí mật ở tỉnh Nineveh, Iraq. Ảnh: AFP/TTXVN


Điều trớ trêu là những hành động khủng bố của “nhà nước” này lại đang làm cho chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama ở Washington phải đau đầu, mất uy tín và đang đe dọa phá vỡ và làm tiêu tan bao nhiêu công sức, tiền bạc và sinh mạng con người mà bốn đời tổng thống Mỹ, đặc biệt là hai Tổng thống gần đây nhất là George Bush và Barack Obama đã đổ vào Iraq hơn 10 năm qua kể từ khi ông George Bush đưa quân đội Mỹ vào Iraq hồi tháng 3 năm 2003 để lật đổ chế độ đang cầm quyền tại đó lúc bấy giờ do Saddam Hussein đứng đầu.

Cuộc xâm lược Iraq lúc đó của ông George Bush được tiến hành với nhiều lý do mà sau này người ta mới vỡ nhẽ ra là những lý do ngụy tạo, bịa đặt và lừa bịp đều do Lầu Năm Góc và Cơ quan tình báo trung ương (CIA) nhào nặn ra cả dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng thống Mỹ. Đưa quân vào Iraq, chính quyền George Bush nói là để lật đổ chế độ độc tài tàn bạo của Saddam Hussein; để tiêu diệt tổ chức khủng bố quốc tế Al Qaeda do Bin Laden đứng đầu đang ẩn náu ở Iraq để đánh thọc sườn Mỹ ở Afghanistan sau khi đã tiến công bất ngờ gây nên sự khiếp đảm cho nước Mỹ vào ngày 11/9/2001; để phá hủy những vũ khí giết người hàng loạt, kể cả vũ khí hạt nhân do Saddam Hussein đang chỉ đạo sản xuất; để từ Iraq làm bàn đạp thọc sang Iran nhằm bóp chết chính quyền ở Tehran rất thù địch với Mỹ lúc bấy giờ và mãi cho đến tận bây giờ, vv và vv...



http://media.baotintuc.vn/2014/08/28/09/07/gieo-gio-2.jpg
Phiến quân IS hành quyết hàng chục nhân viên an ninh Iraq tại một địa điểm bí mật ở tỉnh Salaheddi, Iraq. Ảnh: AFP/TTXVN


Rồi sau khi lật đổ Saddam Hussein, đập tan chính quyền lúc đó ở Iraq, săn bắt chính Tổng thống hợp pháp của Iraq, các con trai ông và phá nát gia đình ông ta thì Mỹ đã dựng lên chính quyền thân Mỹ do Thủ tướng Nouri Al-Maliki, người theo giáo phái Shiite chiếm đa số ở Iraq nhưng chỉ chiếm tới 15% người theo đạo Hồi toàn cầu, tạo nên sự mâu thuẫn ngày một dâng cao giữa người theo giáo phái Shiite và người theo giáo phái Sunni ở Iraq để dẫn đến sự ra đời của Nhà nước IS đang làm mưa làm gió ở cả hai nước Iraq và Syria hiện nay. Chính vì lẽ đó mà các nhà bình luận và phân tích quốc tế đã mỉa mai rằng: Nhà nước IS là do “Mỹ gieo gió phải gặt bão” ở Iraq, rằng chính người Mỹ cắn phải môi người Mỹ còn kêu ai nữa.



Lai lịch của ISIL hay IS



ISIL có từ trước khi Mỹ vào Iraq tháng 3 năm 2003. Mùa xuân năm đó, một cựu tù nhân 36 tuổi bỏ học giữa chừng tên là Abu Mussab Al-zarqawi bắt đầu lên đường tới Baghdah. Hắn có ý định thành lập Nhà nước Hồi giáo Sunni trải dài từ Syria tới Vịnh Ba Tư (Persian) và lên kế hoạch châm ngòi cho một cuộc chiến tôn giáo bằng cách tấn công tàn bạo, đẫm máu chống người Shiite, khuyến khích người Sunni đi theo hắn và đẩy người Shiite phải sống lưu vong. 5 tháng sau khi Mỹ vào Iraq, Zarqawi bắt đầu tiến hành một loạt vụ đánh bom kinh hoàng, kể cả vụ tấn công một trụ sở ở Liên hợp quốc tại thủ đô Iraq, rồi chuyển sang đánh người Shiite và những địa điểm linh thiêng của họ ở Sammarra, Kerbala và Najaf, tập hợp liên minh với các lực lượng chống Mỹ, phát triển mạng lưới vận chuyển vũ khí, tiền bạc và người ủng hộ từ Syria vào Iraq.

Zarqawi là một trong số tiền bối của Baghdadi lãnh đạo IS hiện nay và hắn đã trở thành người lãnh đạo của tổ chức khủng bố này trước khi cuộc nổi dậy tại Syria bắt đầu vào năm 2010. Hiện nay tên Baghdadi gần như đạt được giấc mơ của Zarqadi là loại bỏ trên thực tế biên giới giữa Iraq và Syria. Không ai biết ISIL có bao nhiêu binh lính nhưng ước tính có từ 7.000 đến 15.000, thậm chí là 30.000, trong đó bao gồm cả các cựu sĩ quan và những người trung thành từ Đảng Baath của Saddam Hussein và khoảng 3.000 lính nước ngoài mà đa số đến từ Chechnya và khoảng 300 người đến từ Pháp, thậm chí cả Đức và Anh,… ISIl lại được Saudi Arabia và Qatar hỗ trợ về tài chính, vũ khí và chính tổ chức này còn chiếm được nhiều vùng khai thác dầu mỏ ở Iraq nên nó có nguồn tài chính mạnh, vũ khí dồi dào và quân lính thiện chiến và ác ôn, tàn bạo chưa từng thấy từ trước tới nay trong thế giới đạo Hồi.

(Còn tiếp)

nha_que
29-08-2014, 11:08 PM
IS tiếp tục gây sốc khi tung video hành quyết tập thể 250 binh sĩ Syria

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo-bao-cong-luan.jpg
thứ 6, 29/08/2014 14:50:27

Nhà nước Hồi giáo: Chặt đầu tù binh là chuyện thường ngày Nhà nước Hồi giáo lại tung một video khiến cả thế giới bị sốc khi hành quyết tập thể 250 binh sĩ của quân đội quốc gia Syria tại sa mạc Syria.


http://media.tinmoi.vn/2014/08/29/hanh-quyet-tap-the-binh-linh-syria.jpg
15 thành viên của lực lượng dân quân người Kurd bị IS bắt giữ

http://media.tinmoi.vn/2014/08/29/hanh-quyet-tap-the-binh-linh-syria-2.jpg
Các tù binh Syria bị đưa tới sa mạc Syria

http://media.tinmoi.vn/2014/08/29/hanh-quyet-tap-the-binh-linh-syria-4.jpg
Hơn 200 lính Syria bị đưa ra "pháp trường".

Đoạn video được tung lên Youtube cho thấy những binh lính chỉ còn mặc nội ý bị các tay súng IS dẫn tới sa mạc Syria để hành quyết. Hãng tin Reuters đã xác nhận video này là thật và cho biết 250 người đã bị hành quyết. Nhưng theo tờ Dailymail, có khoảng 300 binh sĩ đã bị giết trong vụ này. Một chiến binh IS cho biết các tù binh bị hành quyết đều là lính Syria đóng tại căn cứ ở Tabqa và đã bị lực lượng này chiếm được hôm chủ nhật vừa qua. Các nhà hoạt động Nhân quyền tại Syria cho biết những binh sĩ này bị bắt khi đang chạy trốn đến tỉnh Hama lúc IS xông vào căn cứ không quân Tabqa. Mặc dù chưa được xác thực độc lập nhưng những hình ảnh rùng rợn trong video cho thấy hàng trăm thi thể đẫm máu nằm chống chất lên nhau, tất cả bọn họ dường như đã chết.


http://media.tinmoi.vn/2014/08/29/hanh-quyet-tap-the-binh-linh-syria-3.jpg
Con tin người Kurd bị phiến quân IS chặt đầu.

Chỉ vài giờ sau đó, IS lại tiếp tục tung ra video hành quyết một chiến binh người Kurd và gửi “Thông điệp thứ hai” đến cho Mỹ.
Video với tiêu đề “Thông điệp bằng máu” quay lại cảnh một người đàn ông mặc jumpsuits màu cam bị hành quyết. Đây là một chiến binh người Kurd. Nạn nhân quỳ gần một nhà thờ hồi giáo ở thành phố Mosul-căn cứ của IS trước khi bị chặt đầu. Các chiến binh thánh chiến cảnh báo rằng những người khác cũng sẽ bị giết nếu lãnh đạo người Kurd tiếp tục trở lại Mỹ.

Chiến binh thuộc lực lượng Peshmerga đến từ khu tự trị của người Kurd ở miền bắc Iraq, dưới sự hỗ trợ không kích từ Mỹ đang nỗ lực chống lại IS.
Với tiêu đề “Thông điệp bằng máu, video mới nhất do những tuyên truyền viên có tay nghề cao của Nhà nước Hồi giáo và rõ ràng nhắm tới người Kurd đang chống lại họ ở miền bắc Iraq.


http://media.tinmoi.vn/2014/08/29/hanh-quyet-tap-the-binh-linh-syria-1.jpg
Phiến quân IS hành quyết tù nhân. Ảnh do trung tâm báo chí Raqqa công bố ngày 27/8 (Nguồn: AP)

Tuần trước, IS đã khiến cả thế giới phẫn nộ khi đưa video chặt đầu nhà báo Mỹ James Foley lên Internet. Phiến quân Hồi giáo cho biết việc hành quyết ông Foley nhằm trả đũa các cuộc không kích của Mỹ nhằm vào Iraq và đe dọa sẽ còn giết các con tin Mỹ khác nếu Washington không ngừng việc này lại.

Ngày 28/8, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cử Ngoại trưởng John Kerry tới Trung Đông để thảo luận về cuộc khủng hoảng Syria và các nước khác trong khu vực, đặc biệt là những người Hồi giáo dòng Sunni.

Theo tin tức Dailymail/BBC/Reuters

fangzi
03-09-2014, 05:01 AM
Nhà nước Hồi giáo tung video chặt đầu nhà báo Mỹ

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/ngh%20bo.png
Thứ tư, 3/9/2014 | 00:46 GMT+7

Nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) lại tung ra một video cho thấy cảnh chúng lấy đầu con tin người Mỹ, nhà báo Steven Sotloff, chỉ ít ngày sau hành động tàn bạo tương tự với phóng viên James Foley.

Hãng tin Reuters dẫn thông tin từ SITE, một cơ quan chuyên theo dõi hoạt động trên mạng của các nhóm cực đoan, cho biết. Sotloff, một phóng viên tự do, bị bắt cóc ở Syria tháng 8/2013. Mẹ của anh, bà Shirley, hôm 27/8 vừa công bố một video trong đó bà tha thiết cầu xin IS tha mạng cho con trai.


http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/09/03/steven-2-5627-1409682089.jpg
Steven Sotloff là phóng viên tự do, viết bài cho tạp chí Time và một số báo khác. Ảnh: Reuters

Video cảnh chặt đầu nhà báo Sotloff, 31 tuổi, được IS đưa ra chỉ hai tuần sau khi chúng thực hiện hành động tàn bạo tương tự với phóng viên chiến trường tự do James Foley, cũng người Mỹ. IS nói rằng chúng làm như vậy để trả đũa cho việc chính phủ Mỹ không kích các mục tiêu của phiến quân ở Iraq. Đoạn video với tiêu đề "Thông điệp thứ hai cho nước Mỹ", mở màn với cảnh Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu sau khi IS chặt đầu nhà báo Foley tháng trước. Obama thề sẽ "không ngơi nghỉ" truy quét khủng bố mỗi khi các công dân Mỹ bị làm hại. Sau đó xuất hiện hình ảnh Sotloff, mặc một bộ áo liền quần màu cam và quỳ trên cát sa mạng trống trải, bên cạnh anh là một chiến binh IS vận đồ đen - bối cảnh giống y hệt những gì đã có trong video về James Foley.

Nói trước ống kính, Sotloff đặt câu hỏi về việc Mỹ can dự vào Trung Đông và đổ lỗi cho Obama đã "đẩy chúng ta, những người dân Mỹ, vào lửa". Sau đó, tên áo đen tiếp tục đổ lỗi cho chính sách đối ngoại "hung hăng đối với Nhà nước Hồi giáo". Trong video, kẻ áo đen trùm kín mặt còn đưa ra lời đe dọa tính mạng đối với con tin người Anh David Haines, đồng thời cảnh báo chính phủ các nước rằng đừng tham gia vào "liên minh ma quỷ của Mỹ chống lại Nhà nước Hồi giáo".


http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/09/03/steven-6825-1409680385.jpg
Steven Sotloff trong bộ áo màu cam, trong một video mà Nhà nước Hồi giáo đăng tải lên mạng xã hội. Ảnh: Reuters

Phủ tổng thống Mỹ chưa xác thực video. Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest nói rằng một clip như thế cần được phân tích thật cẩn thận. Diễn biến mới này xảy ra sau khi chính phủ Mỹ tiếp tục thực hiện các cuộc không kích nhằm tiêu diệt lực lượng của Nhà nước Hồi giáo trên lãnh thổ Iraq, cho phép tiến hành các chuyến bay trinh thám ở Syria. Washington cũng kêu gọi các nước tham gia liên minh nhằm ngăn chặn và tiêu diệt nguy cơ nghiêm trọng mà IS gây ra.

Hôm 19/8, IS tung ra video cho thấy một hoặc hai thành viên của chúng nói những lời đe dọa và kề dao vào cổ nhà báo Mỹ James Foley, lấy đầu anh và đe dọa giết nhà báo Sotloff. Chúng nói rằng tính mạng của Sotloff phụ thuộc vào hành động tiếp theo của Tổng thống Mỹ Obama. Mỹ quyết tâm theo đuổi chính sách không thương lượng với khủng bố và cam kết sẽ làm mọi việc có thể để đảm bảo an toàn cho các công dân bị bắt trong tay các nhóm khủng bố. Bộ trưởng quốc phòng Mỹ cho hay đặc nhiệm nước này đã thực hiện chiến dịch nhằm giải cứu Foley và các con tin khác vào mùa hè này, nhưng bất thành.

Theo Internet

han_chungly
04-09-2014, 11:57 AM
Nhà nước Hồi giáo chặt đầu nhà báo Mỹ thứ hai

Hôm 2/9, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã công bố một đoạn video dài 5 phút, quay cảnh phiến quân chặt đầu nhà báo thứ hai của Mỹ và dọa giết một con tin người Anh.

Theo tổ chức chuyên giám sát các trang mạng Hồi giáo SITE, nhà báo Mỹ vừa bị hành quyết là Steven Sotloff, 31 tuổi, người từng xuất hiện trong đoạn cuối clip nhà báo James Foley bị chặt đầu. Trong đoạn video, nhà báo tự do Sotloff mặc bộ đồ màu da cam và đang quỳ ở sa mạc.


http://vneconomy2.vcmedia.vn/zoom/500_312/baaeuS7VfyMPJWxPUJcccccccccccc/Image/2014/09/00-dca63.jpg

Hãng tin BBC cho biết, Steven Sotloff mất tích khi đang đưa tin tại Syria vào tháng 8/2013. Trước khi bị bắt, Sotloff từng cộng tác với các tạp chí Time, Foreign Policy và Christian Science Monitor. Nhà báo này chịu trách nhiệm đưa tin về tình hình các nước Ai Cập, Libya và Syria.

Trước đó, ngày 19/8, IS công bố video chặt đầu James Foley và dọa giết Steven Sotloff nếu Mỹ không ngừng không kích IS tại Iraq. Sau cái chết của Foley, mẹ của Sotloff đã quay một đoạn video, trong đó bà cầu xin Abu Bakr al-Baghdadi, lãnh tụ IS, hãy tha mạng cho con trai mình.

Trong video, một phiến quân bịt mặt chỉ trích việc Mỹ tấn công nhóm Nhà nước Hồi giáo và cắt cổ Sotloff. Phiến quân tuyên bố: "Ta đã trở lại, Obama. Ta trở lại do chính sách đối ngoại ngạo mạn của ông đối với IS". Tên này còn dọa giết một con tin khác là David Haines, người Anh.

"Khi tên lửa của các người tiếp tục tấn công vùng đất của nhân dân chúng tôi thì lưỡi dao của chúng tôi sẽ tiếp tục cứa ngang cổ dân của các người", phiến quân của IS tuyên bố trong đoạn băng video.

Biên tập viên Time, bà Nancy Gibbs, cho biết bà bị sốc và rất đau xót trước thông tin cái chết của Sotloff. "Sotloff đã đánh đổi mạng sống của mình để độc giả có thể tiếp cận tin tức từ các nơi nguy hiểm nhất thế giới. Chúng ta chia buồn sâu sắc với gia đình Sotcoff", bà Gibbs cho hay.

Theo CNN, tình báo Mỹ đang xác minh tính chính xác của video nói trên. Tuy nhiên, nhà Sotloff có vẻ tin nhà báo này đã bị giết hại. "Gia đình biết thảm kịch này và đang rất đau buồn. Chúng tôi sẽ không có bình luận gì công khai vào lúc này", người phát ngôn của gia đình Sotloff nói.

han_chungly
04-09-2014, 12:11 PM
Obama thề tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo

Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua (3/9) nói rằng, đoạn băng video về vụ hành quyết nhà báo Mỹ thứ hai do phiến quân Nhà nước Hồi giáo thực hiện cho thấy sự cần thiết phải có một liên minh toàn cầu để chống lại nhóm khủng bố này. Người đứng đầu Nhà Trắng cũng thể hiện quyết tâm tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo dù biết đây không phải là nhiệm vụ dễ dàng. “Chúng tôi sẽ không chỉ đưa công lý tới những kẻ phạm tội ác khủng khiếp chống lại những con người trẻ tuổi vô tội, mà nước Mỹ sẽ tiếp tục dẫn đầu nỗ lực khu vực và quốc tế chống lại tầm nhìn mọi rợ và vô nghĩa của Nhà nước Hồi giáo”, ông Obama phát biểu tại Tallinn, Estonia khi đang có chuyến thăm tới nước này.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Quoc_te/obama%2001.jpg

Trong đoạn băng công bố ngày 2/9 về vụ hành quyết nhà báo Mỹ Steven Sotloff, một chiến binh Nhà nước Hồi giáo đeo mặt nạ nói: “Ta đã trở lại, Obama. Ta trở lại vì chính sách ngoại giao ngạo mạn của ông đối với Nhà nước Hồi giáo, vì ông cứ nhất quyết tiếp tục các cuộc ném bom”. Trước đó hai tuần, Nhà nước Hồi giáo công bố đoạn băng hành quyết một nhà báo người Mỹ khác có tên James Foley.

Hôm qua, chính quyền Obama đã xác nhận đoạn băng về vụ hành quyết Sotloff là thật. Phản ứng trước vụ hành quyết Sotloff, các nhà làm luật Mỹ đã hối thúc ông Obama thành lập một liên minh chống lại Nhà nước Hồi giáo. Một số nghị sỹ kêu gọi Tổng thống Mỹ tăng cường các cuộc không kích của nước này tại Iraq và mở rộng sang nước láng giềng Syria để triệt hạ phiến quân. Tuy vậy, một số quan chức chính phủ Mỹ nói, họ và ông Obama ngại mở rộng vai trò quân sự trực tiếp của Mỹ tại các nước này. Theo các quan chức đề nghị giấu tên, ông Obama lo rằng, làm vậy có thể sẽ củng cố nỗ lực của các phần tử cực đoan rêu rao cuộc khủng hoảng là một phần trong cuộc chiến hàng thế kỷ chống lại người Hồi giáo của người Công giáo và Do thái. Về phần mình, Thủ tướng Anh David Cameron hôm qua lên tiếng gọi vụ hành quyết nhà báo Sotloff là “hèn hạ và dã man”. Ông Cameron nói, những kẻ khủng bố trong Nhà nước Hồi giáo “không nói lên tiếng nói của bất kỳ tôn giáo nào. Chúng đe dọa cả người Syria, Iraq, Anh và Mỹ như nhau, và không phân biệt người theo đạo Hồi, Công giáo hay bất kỳ đức tin nào khác”. Ông Obama cho biết, ông sẽ cử một số quan chức cấp cao, bao gồm Ngoại trưởng John Kerry, tới Trung Đông để tìm kiếm sự ủng hộ của các quốc gia trong khu vực nhằm chống lại Nhà nước Hồi giáo.

Cũng tại Tallinn, ông Obama nói, các cuộc không kích của Mỹ đã chặn bước tiến của Nhà nước Hồi giáo tại Iraq, nhưng ông cũng thừa nhận rằng, sẽ phải mất thời gian để “làm suy yếu và tiêu diệt” phong trào phiến quân này. “Đây không phải là một việc chỉ mất 1 tuần, 1 tháng hay 6 tháng là làm được”, ông Obama phát biểu.

Theo ông Brett McGurk, Phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ về vấn đề Iraq và Iran, cần có nỗ lực chung của quốc tế trong cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo một phần bởi “hầu hết những kẻ đánh bom tự sá và phần lớn những chiến binh hung bạo nhất” của lực lượng này là người ngoại quốc, đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới.
Ông Matthew Olsen, Giám đốc Trung tâm Chống khủng bố Quốc gia Mỹ, nhận định, Nhà nước Hồi giáo là một lực lượng “cực kỳ nguy hiểm” nhưng không phải là không thể bị trấn áp. Theo ông Olsen, chưa có bằng chứng đáng tin cậy nào cho thấy Nhà nước Hồi giáo đang chuẩn bị một cuộc tấn công vào nước Mỹ, nhưng đã có những dấu hiệu cho thấy các cuộc không kích của Mỹ bắt đầu làm suy yếu lực lượng này ở miền Bắc Iraq.

Một quan chức Mỹ đánh giá rằng, quyết định của Nhà nước Hồi giáo công bố đoạn băng hành quyết Slotoff ngay sau khi Mỹ kết thúc kỳ nghỉ cuối tuần và nghỉ lễ Lao động vào ngày thứ Hai cho thấy, những kẻ khủng bố này khá khôn ngoan về mặt chính trị. Ngoài ra, vị quan chức cũng cho rằng, sự lựa chọn thời điểm như vậy cho thấy Nhà nước Hồi giáo có các chiến binh Tây Âu và Mỹ vốn quen với lịch làm việc phương Tây. Tổng thống Obama đến nay đã cho tiến hành các cuộc không kích có giới hạn nhằm vào lực lượng Nhà nước Hồi giáo tại Iraq vì mục đích nhân đạo và để bảo vệ nhân sự Mỹ làm việc tại đây. Tuy vậy, tuần trước, ông nói rằng, Washington chưa có chiến lược mở rộng các cuộc không kích sang Syria. Phát biểu tại Tallinn hôm qua, Obama giải thích về tuyên bố tuần trước của ông rằng, khả năng hành động quân sự ở Syria “có thể phải cần tới sự thông qua của Quốc hội”. “Một điều rất quan trọng đối với tôi là khi chúng tôi cử phi công của mình đi làm một việc, chúng tôi phải biết đó là sứ mệnh mang lại kết quả và được ủng hộ”, ông Obama nói.

Tổng thống Mỹ đang có mặt tại châu Âu để chuẩn bị tham dự hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) diễn ra ở Wales, Anh bắt đầu tư hôm nay (4/9). Theo dự kiến, cuộc khủng hoảng Ukraine và cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo sẽ là hai chủ đề quan trọng nhất trong hội nghị lần này.

AN HUY

han_chungly
04-09-2014, 12:17 PM
“Nhà nước Hồi giáo” kiếm tiền như thế nào?

“Lực lượng Nhà nước Hồi giáo có lẽ là nhóm khủng bố giàu có nhất mà chúng tôi từng được biết đến”...

Dùng nỗi sợ hãi để kiểm soát một dân số lớn và có khả năng tự cung cấp tài chính trên quy mô không hề nhỏ, Nhà nước Hồi giáo - nhóm khủng bố thực hiện vụ hành hình nhà báo người Mỹ James Foley mới đây - được hãng tin Bloomberg ví như quân Taliban sở hữu những mỏ dầu.

Phiến quân Hồi giáo hiện đang nắm trong tay một khu vực thuộc lãnh thổ Iraq và Syria lớn hơn cả diện tích nước Anh. Theo giới chức tình báo Mỹ và các chuyên gia về tài chính chống khủng bố, lực lượng này có khả năng huy động hơn 2 triệu USD mỗi ngày nhờ nguồn thu từ bán dầu, tống tiền, thuế và buôn lậu.


http://vneconomy2.vcmedia.vn/zoom/500_312/ZhravZv1I0oAZk0KzTwqZLoIXRpxl/Image/2014/08/gg-25899.jpg

Không giống như các nhóm cực đoan khác phụ thuộc vào nguồn tài trợ từ nước ngoài - những nguồn tiền có thể bị lệnh trừng phạt, các nỗ lực ngoại giao hay thực thi pháp luật làm cạn kiệt bất kỳ lúc nào - nguồn thu chính của Nhà nước Hồi giáo là nguồn thu tại chỗ. Và điều này đang đặt ra một thách thức “có một không hai” đối với những chính phủ đang tìm cách ngăn chặn và làm suy yếu khả năng của lực lượng này trong việc thực hiện các cuộc tấn công khủng bố.

“Lực lượng Nhà nước Hồi giáo có lẽ là nhóm khủng bố giàu có nhất mà chúng tôi từng được biết đến”, ông Matthew Levitt, một cựu chuyên gia tình báo thuộc Bộ Tài chính Mỹ, đánh giá. “Chúng không bị ràng buộc bởi hệ thống tài chính quốc tế, và bởi thế không dễ bị ảnh hưởng” bởi các lệnh trừng phạt hay luật chống rửa tiền.

Ngược lại, thủ lĩnh nhóm al-Qaeda trước đây, trùm khủng bố Osama bin Laden, xuất thân từ một gia đình giàu có mà được hậu thuẫn bởi một lực lượng đông đảo ở nước ngoài. Các nguồn tài trợ cho bin Laden về sau đã bị siết chặt do hoạt động của các lực lượng tình báo phương Tây.

Theo ông Patrick Johnston, một chuyên gia về chống khủng bố thuộc công ty Rand Corp., Nhà nước Hồi giáo kiếm tiền chủ yếu, không hẳn là hoàn toàn, tại chỗ. Một quan chức tình báo Mỹ đề nghị giấu tên khẳng định, số tiền mà nhóm này có được từ các nhà tài trợ bên ngoài không thấm vào đâu so với khoản thu nhập từ cướp bóc, tống tiền, buôn lậu…

al-Qaeda và các nhóm khác bị Mỹ cho là khủng bố như Hezbollah, Hamas… từ lâu phụ thuộc chính vào các nguồn tài trợ bên ngoài. Tuy vậy, các nhóm phiến quân “tự kiếm tiền” như Nhà nước Hồi giáo không phải là mới. Chẳng hạn, quân Taliban ở Afghanistan buôn lậu thuốc phiện, các loại khoáng sản và gỗ; nhóm Abu Sayyaf ở Philippines hay al-Qaeda ở Yemen và Bắc Phi cũng kiếm nhiều triệu USD bằng các hoạt động bắt cóc tống tiền… Không có nhiều số liệu đáng tin cậy, nhưng một báo cáo của Liên hiệp quốc cho rằng, riêng trong năm 2011, Taliban đã “đút túi” 400 triệu USD nhờ các khoản thuế địa phương, tài trợ, cướp bóc…

Các nguồn thu mà Nhà nước Hồi giáo có được nhờ quyền kiểm soát của nhóm này đối với một vùng đất rộng lớn giàu dầu lửa và quyền tiếp cận với các khoản thuế địa phương khiến nhóm này có thu nhập “khủng” hơn các nhóm khác.

Theo ông Luay al-Khatteeb, một chuyện gia của viện nghiên cứu Brookings Institution, Nhà nước Hồi giáo kiểm soát 7 mỏ dầu và 2 nhà máy lọc dầu ở miền Bắc Iraq, 6/10 mỏ dầu ở Đông Syria. Với nguồn dầu thô có được, Nhà nước Hồi giáo bán ra với giá 25-60 USD/thùng. Mức giá “rẻ bèo” so với giá thị trường này phản ánh rủi ro lớn mà những tay buôn lậu trung gian phải đối mặt khi giao dịch với các phần tử khủng bố. Hiện giá dầu thô Brent tại thị trường London là hơn 102 USD/thùng.

Theo những thông tin mà ông al-Khatteeb có được, các mỏ dầu ở Iraq mà Nhà nước Hồi giáo kiểm soát có khả năng cho sản lượng 80.000 thùng mỗi ngày, và hiện tốc độ khai thác đang ở mức khoảng một nửa con số này. Theo vị chuyên gia, Nhà nước Hồi giáo đang kiếm mỗi ngày khoảng 2 triệu USD từ bán dầu, và số tiền này có thể được trả dưới dạng tiền mặt hoặc hàng đổi hàng.

Giới chức tình báo Mỹ nhận định, một chiến địa tài chính quan trọng của Nhà nước Hồi giáo là nhà máy lọc dầu Baiji ở Bắc Iraq. Đây là nhà máy sản xuất gần 1/3 tổng sản lượng dầu của nước này. Nhà máy Baiji đã bị đóng cửa từ tháng 6 do bị những kẻ cực đoan tấn công và hiện vẫn là nơi diễn ra các cuộc giao tranh ác liệt giữa lực lượng cực đoan và quân chính phủ.

Ông al-Khateeb nói, nguồn thu từ dầu lửa sẽ “duy trì hoạt động của cỗ máy chiến tranh” tại khu vực mà Nhà nước Hồi giáo chiếm giữ ở Iraq và Syria, đồng thời phục vụ cho việc tuyển mộ thêm binh sỹ của lực lượng này.

Tuy vậy, ông Robin Mills, một chuyên gia của công ty tư vấn Manaar Energy Consulting and Project Management có trụ sở ở Dubai, nhà chức trách ở Iraq và Syria đã bắt đầu tấn công mạnh vào hoạt động buôn lậu dầu ở khu vực người Kurd, đồng nghĩa với việc nguồn thu từ dầu của Nhà nước Hồi giáo có thể suy giảm trong thời gian tới.

Khi đó, lực lượng này có thể sẽ phải phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn thu thứ hai là đánh thuế người dân ở những thành phố đông dân trong khu vực mà chúng kiểm soát như Mosul. Bên cạnh đó, các hoạt động cướp nhà băng, “xin đểu”, buôn lậu, bắt cóc đòi tiền chuộc… cũng là một nguồn thu quan trọng khác của Nhà nước Hồi giáo. Một quan chức Mỹ nói rằng, trong mấy năm trở lại đây, nhóm này đã kiếm được 10 triệu USD từ các vụ bắt cóc.

Một số nguồn nói rằng, Nhà nước Hồi giáo hiện đang kiểm soát số tài sản trị giá lên tới 2 tỷ USD. Nhưng chuyên gia Brian Fishman thuộc tổ chức nghiên cứu New America Foundation có trụ sở ở Washington, cũng như nhiều chuyên gia tình báo Mỹ khác, tỏ ra nghi ngờ con số này.

Trên thực tế, ước tính ban đầu sau vụ 11/9/2001 cho rằng al-Qaeda có hàng trăm triệu USD thực ra là “nói quá” về những gì mà bin-Laden có trong tay. Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cho rằng, al-Qaeda tiêu khoảng 30 triệu USD mỗi năm để duy trì hoạt động trước vụ 11/9, và số tiền này được huy động hoàn toàn thông qua xin tài trợ.

Vụ 11/9 chỉ tiêu tốn của al-Qaeda 1 triệu USD. Bởi vậy, cho dù Nhà nước Hồi giáo chỉ có một phần nhỏ trong số tiền 2 tỷ USD như đồn đoán, và nếu lực lượng này tiếp tục kiếm 1-2 triệu USD mỗi ngày từ bán dầu, thì nguồn tiền đó vẫn là rất dồi dào.

Chuyên gia Fishman nói, sức mạnh của Nhà nước Hồi giáo gắn kết với những vùng đất và tài nguyên mà chúng kiểm soát, cũng như từ dân số mà chúng có thể bóp nặn tiền. “Điều này đồng nghĩa với việc nhóm này sẽ rất vững vàng và sẽ phải mất nhiều thời gian để trấn áp”.

DIỆP VŨ

thieugia
07-09-2014, 05:16 AM
Vì sao Mỹ chưa ra đòn tổng lực với Nhà nước Hồi giáo

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Thứ bảy, 6/9/2014 | 16:13 GMT+7

Hiệu quả của một cuộc tấn công phủ đầu và tổng lực, sự e dè trước phản ứng của dư luận trong nước, là hai trong số các lý do khiến Washington vẫn trì hoãn một đòn hỏa lực mạnh mẽ nhằm vào Nhà nước Hồi giáo (IS).


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Quoc_te/obama%2001.jpg
Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: AFP

"Ta đã trở lại, Obama, và ta trở lại vì chính sách đối ngoại đầy ngạo mạn của các người đối với Nhà nước Hồi giáo, bởi các cuộc oanh tạc bom liên tục diễn ra", tên khủng bố đã sát hại nhà báo tự do người Mỹ Steven Sotloff trong đoạn băng ghi hình được công bố hôm 2/9.

"Nhân cơ hội này chúng ta muốn răn đe chính phủ các nước đã gia nhập liên minh ma quỷ với Mỹ cùng chống lại Nhà nước Hồi giáo, hãy thoái lui và để người của chúng ta được yên", hắn tiếp tục với giọng điệu hăm dọa.

Thực tế, chuyên gia phân tích Mỹ đều hiểu rằng những tên khủng bố của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) chỉ đang cố gắng kích động Mỹ tăng quy mô hoạt động quân sự chống lại chúng và mở các cuộc tấn công trên bộ. Cảnh báo chỉ là mục đích thứ yếu.

"Đối với chúng, không có gì thích thú bằng việc chúng ta tiến hành can thiệp quân sự trên mặt đất", Michael Scheuer, cựu lãnh đạo đơn vị chống bin Laden của CIA, bình luận trên Fox News ngay sau khi tin tức về vụ hành quyết Sotloff được công bố.

"Điều đó giúp chúng kiếm nhiều tiền hơn, thu hút nhiều phần tử tham gia hơn", ông nói. "IS rất tin tưởng rằng ta sẽ không thể hiện diện quân sự ở đó đủ lâu để tiêu diệt chúng hoàn toàn".

Ít nhất từng có một chiến binh IS trực tiếp đưa ra lời thách thức như vậy. "Ta thông báo với nước Mỹ rằng nhà nước Hồi giáo caliphate đã thành lập. Đừng tỏ ra hèn nhát với những cuộc tấn công bằng phi cơ nữa. Thay vào đó, hãy gửi lính của các ngươi, những kẻ đã bị làm bẽ mặt ở Iraq, tới đây. Chúng ta sẽ làm nhục chúng ở khắp mọi nơi, và chúng ta sẽ giương cao lá cờ của Allah tại Nhà Trắng", Abu Mosa kẻ phát ngôn cho nhóm khủng bố nói trong một đoạn video phỏng vấn do VICE Media cung cấp hồi tháng trước.

Tổng thống Mỹ Barack Obama đến nay vẫn bỏ ngoài tai mọi lời công kích từ IS, trong khi vẫn chịu những áp lực đang tăng cao từ bên trong nước Mỹ thúc giục mở rộng hoạt động quân sự. Một số chuyên gia cho rằng những cuộc không kích có nhiều hạn chế và chỉ có thể kìm hãm sự mở rộng của bè lũ khủng bố chứ không thể đánh bại chúng hoàn toàn. Giới phân tích suy đoán ông Obama thực hiện động thái này vì còn phân vân và bị ảnh hưởng bởi chiến lược tốn kém "kéo hết chúng ra" năm xưa của cựu Tổng thống George W. Bush sau sự kiện 11/9/2001. Obama cũng cho thấy suy nghĩ rằng chỉ có thể tiêu diệt hoàn toàn IS bằng những chiến dịch dài hạn có nền tảng từ việc xây dựng mạng lưới liên minh ở địa phương và trong khu vực. Hành vi vũ lực tức thời không giải quyết được gốc rễ vấn đề, Nick O'Malley, chuyên gia phân tích từ SMH và The Age, nhận định.

Stephen Walt, giáo sư về quan hệ quốc tế tại đại học Harvard, cho rằng can thiệp quân sự mạnh mẽ sẽ cướp đi sinh mạng của nhiều người vô tội. Điều đó rất khủng khiếp, chúng gần như không đem lại lợi ích và tác động chiến lược. "Yêu cầu cấp thiết đối với Mỹ và các quốc gia liên quan là giữ bình tĩnh và xây dựng phương pháp ứng phó hiệu quả, không bị ảnh hưởng quá mức bởi các hành vi bạo lực dù chúng tàn nhẫn và gây xáo trộn đến thế nào". Ông cũng cho rằng ngay cả khi Mỹ quay trở lại Iraq với lực lượng bộ binh hùng hậu, Washington có khả năng đánh tan tác IS trên chiến trường nhưng không thể phá hủy mầm mống chúng tận gốc. Tấn công quân sự trên bộ rất dễ làm tình hình trở nên trầm trọng hơn. Một cuộc tấn công tổng lực và toàn diện dù có phát huy tác dụng thì cũng không hề cân xứng so với mối nguy hại mà IS đem tới cho Mỹ, Walt bình luận.

Hiện tại Quốc hội Mỹ vẫn chưa đưa ra một gợi ý hành động nào. Quốc hội hiểu rõ rằng dân chúng Mỹ không bao giờ ủng hộ một cuộc chiến tranh mới, vì vậy họ chỉ đưa ra những yêu cầu mơ hồ rằng Nhà Trắng "cần làm gì đó". Ông Obama đang chủ trì một cuộc cải cách nền kinh tế vốn được mong chờ từ lâu. Bên cạnh đó, cuộc bầu cử quốc hội sắp diễn ra, cử tri có thể sẽ mang một cái nhìn nghiêm trọng và thiếu thiện cảm đối với hành vi can thiệp quân sự quá sâu ở nước ngoài, SMH phân tích. Đây dường như là một phần của nguyên do ông Obama trì hoãn những động thái quyết liệt đối với IS.

Quan điểm kiềm chế, không vội tiến hành đàn áp quân sự là phổ biến ở Washington nhưng không phải ai cũng nghĩ như vậy. Trong cuộc phỏng vấn với CNN sau khi đoạn băng hành quyết Sotloff được lan truyền, ông Eliot Engel, thành viên cấp cao của đảng Dân chủ thuộc Ủy ban Ngoại giao Hạ viện, nói "Đây chính xác là lý do tại sao chúng ta phải truy đuổi IS đến cùng, tại sao chúng ta không thể cho phép chúng tàn phá hơn nữa". Ông Scheuer thuộc đơn vị chống khủng bố thì tin tưởng rằng Mỹ nên đem quân trở lại và duy trì hiện diện trong khu vực cho đến khi đảm bảo một chiến thắng cuối cùng và toàn diện trước IS và các nhóm khủng bố khác.

Vũ Hoàng (theo SMH)

minhnhat
11-09-2014, 04:42 AM
Obama sẵn sàng không kích Nhà nước Hồi giáo ở Syria
http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Thứ tư, 10/9/2014 | 21:03 GMT+7

Tổng thống Mỹ Barack Obama được cho là đang tiến gần tới việc cho phép không kích phiến quân Nhà nước Hồi giáo ở Syria, lần đầu tiên kể từ khi cuộc nội chiến ở nước này bắt đầu năm 2011.



http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Quoc_te/obama%2001.jpg
Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: AP.

New York Times dẫn lời một quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ hôm nay cho biết ông Obama đã sẵn sàng cho phép không kích thành trì của Nhà nước Hồi giáo ở Syria, một bước đi đến nay ông chưa thực hiện.

"Bạn sẽ nghe tổng thống nói về cách Mỹ theo đuổi một chiến dịch tổng thể nhằm làm suy yếu và cuối cùng là tiêu diệt ISIL (tên gọi khác của Nhà nước Hồi giáo)", quan chức giấu tên này nói. Kế hoạch sẽ bao gồm hành động quân sự của Mỹ nhằm vào lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS), và sự hỗ trợ mới với phe đối lập ở Syria cùng chính phủ mới ở Iraq.

Nhà Trắng không xác nhận bài báo nhưng cũng không bác bỏ. Trong khi đó, Fox News dẫn lời một trợ lý Nhà Trắng cho hay, Tổng thống Mỹ vừa kêu gọi các lãnh đạo Quốc hội nhanh chóng thông qua dự luật, cho ông quyền đẩy mạnh hỗ trợ cho phe nổi dậy ở Syria. Mục tiêu là biến phe này thành lực lượng bộ binh tiếp sức cho cuộc không kích tiềm năng của Mỹ, tương tự như ở Iraq.

Fox News cho rằng, dựa trên những điều ông Obama nói với các lãnh đạo Quốc hội trong cuộc họp kín, nhiều khả năng ông sẽ không thực sự tuyên bố không kích ở Syria trong bài phát biểu tối nay. Nhưng các quan chức phỏng đoán Tổng thống Mỹ sẽ đưa ra những tín hiệu mạnh mẽ nhất từ trước đến nay, rằng ông đang tiến gần tới việc cho phép không kích.

Ông Obama dự kiến có bài phát biểu quan trọng trước dân chúng toàn nước Mỹ về kế hoạch tiêu diệt IS vào tối nay (theo giờ địa phương).

Trọng Giáp

fangzi
12-09-2014, 06:38 PM
Nhà nước Hồi giáo đã tăng quân số gấp 3

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/tun%20tin%20tc.jpg
Thứ sáu, 12/9/2014 | 17:32 GMT+7

Lực lượng Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria hiện có đến 31.500 tay súng tham chiến, cao ít nhất gấp hai con số tình báo Mỹ ước tính trước đó.


http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/09/12/raqa-2982030b-4945-1410512525.jpg
Nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo diễu hành xe tăng ở thành phố Raqqa, miền bắc Syria. Ảnh: AFP.

"Dựa trên một đánh giá mới về toàn bộ báo cáo tình báo từ tháng 5 đến tháng 8, Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) kết luận Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận đông (IS, ISIL) có thể tập hợp khoảng từ 20.000 đến 31.500 chiến binh ở Iraq và Syria", AFP dẫn lời Ryan Trapani, phát ngôn viên CIA, cho biết trong một thông báo. Con số này cao hơn nhiều so với mức ước tính 10.000 chiến binh trước đó... Theo thông báo, số lượng thành viên IS hiện có là kết quả việc nhóm khủng bố này tăng cường tuyển mộ từ tháng 6, sau những thắng lợi trên chiến trường và tuyên bố thành lập đế chế Hồi giáo. Ngoài ra, con số thành viên còn phản ánh rằng IS tăng cường hoạt động chiến sự và có thêm nguồn tin tình báo. Một số quan chức Mỹ cấp cao đã bày tỏ lo ngại rằng những tay súng nước ngoài, vẫn đang giữ hộ chiếu phương Tây, trong số những phần tử cực đoan có thể thực hiện các vụ tấn công khủng bố nhằm vào châu Âu hoặc Mỹ. Những số liệu mới được công bố một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố mở rộng cuộc tấn công nhằm vào IS. Kế hoạch của người đứng đầu Nhà Trắng gồm không kích IS trên lãnh thổ Syria, tăng cường hỗ trợ quân chính phủ Iraq đồng thời mở rộng phạm vi không kích phần tử khủng bố ở nước này.

Nhóm phiến quân IS đã chiếm giữ nhiều phần lãnh thổ Iraq trong những tháng gần đây, sử dụng các chiến thuật tàn bạo và đăng tải video chặt đầu hai nhà báo Mỹ. Lầu Năm Góc hôm qua thông báo chiến đấu cơ của Mỹ sẽ sớm xuất kích từ một căn cứ ở vùng tự trị của người Kurd, miền bắc Iraq, nằm trong chiến dịch không kích "kiên quyết hơn" nhằm vào IS.

Fangzi

admin
13-09-2014, 11:58 AM
Mỹ tuyên bố chiến tranh với Nhà nước Hồi giáo





http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/09/13/E-3576-1410567175.jpg
Thư ký báo chí Nhà Trắng Josh Earnest. Ảnh: Aim"


Nhà Trắng hôm qua lần đầu tiên tuyên bố nước này đang có chiến tranh với các phiến quân Nhà nước Hồi giáo.

Mỹ đang có chiến tranh với Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), giống cuộc chiến chúng tôi chống lại Al-Qaeda và các chi nhánh của nó trên toàn cầu",AFP dẫn lời Josh Earnest, thư ký báo chí của Nhà Trắng nói. Ông Earnest cho rằng điều quan trọng mà mọi người cần hiểu là Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nói rõ chiến lược ông theo đuổi ở Iraq và Syria là làm suy yếu và cuối cùng tiêu diệt được IS, điều đó khác với chiến lược mà Mỹ theo đuổi trong cuộc chiến Iraq trước đây. Phó đô đốc John Kirby, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, dùng từ tương tự. "Đây không phải là chiến tranh Iraq như năm 2002. Nhưng chắc chắn chúng tôi biết mình đang trong cuộc chiến với IS, cũng giống như cách chúng tôi tham dự vào cuộc chiến và tiếp tục chiến tranh với Al Qaeda và các chi nhánh của nó", ông cho hay.

Trước đó, chính quyền của ông Obama tránh nói đến việc "đang có chiến tranh". Trong một loạt các cuộc phỏng vấn trên truyền hình, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tỏ ra lưỡng lự khi đề cập hoạt động chống IS ở Iraq và Syria là "chiến tranh". "Tôi tin rằng điều chúng ta đang thực hiện không phải là chiến tranh chính thức như chúng ta thực hiện trước đây. Đó là chiến dịch chống khủng bố với mức độ tăng cường hơn, và nó sẽ có nhịp độ riêng, động lực riêng, nhưng nó là chống khủng bố", NBC News dẫn lời ông Kerry nói.

Hôm 11/9, trong bài phát biểu công bố chiến lược chống IS, ông Obama khẳng định sẽ xây dựng liên minh để làm suy yếu và tiêu diệt những kẻ khủng bố đang hiện diện ở Iraq và Syria. Nhà Trắng cũng khẳng định Tổng thống Obama có quyền không kích tổ chức IS ở Iraq và Syria, theo một điều luật đã được quốc hội Mỹ thông qua sau vụ khủng bố 11/9/2001.

Khánh Lynh

han_chungly
14-09-2014, 08:35 AM
Nhà nước Hồi giáo chặt đầu con tin người Anh

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Hoi_giao/cht%20u%20con%20tin.jpg
Hình ảnh nhân viên cứu trợ David Haines mặc bộ đồ cam trong đoạn video hành quyết được đăng tải hôm qua. Ảnh: Reuters.

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Chủ nhật, 14/9/2014 | 08:11 GMT+7

Nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo hôm qua tuyên bố chặt đầu nhân viên cứu trợ người Anh David Haines. Đây là vụ hành quyết thứ ba những tuần qua, sau vụ xử tử hai nhà báo Mỹ theo cách tương tự.

Nhóm Hồi giáo cực đoan hôm qua đăng tải đoạn video được cho là quay cảnh một phiến quân bịt mặt chặt đầu nhân viên cứu trợ Haines. Đoạn video có tựa đề "Thông điệp gửi tới các đồng minh của Mỹ", dài hơn hai phút, đổ lỗi cho Thủ tướng Anh David Cameron vì ông đồng ý để lực lượng của nước này tham gia với Mỹ, AFP cho hay. Washington tuyên bố đang có "chiến tranh" với Nhà nước Hồi giáo (IS) và đã thực hiện nhiều cuộc không kích nhằm vào IS ở Iraq.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Hoi_giao/james-foley-1.jpg

"Ngươi đã tự nguyên tham gia liên minh cùng với Mỹ để chống lại Nhà nước Hồi giáo, giống như những gì người tiền nhiệm Tony Blair từng làm, theo xu hướng chung của các thủ tướng Anh, không đủ dũng cảm để nói không với người Mỹ", kẻ hành quyết nói trong đoạn video.

Tên phiến quân cảnh báo nước Anh rằng liên minh với Mỹ sẽ "đẩy nhanh sự hủy diệt của các ngươi" và kéo người Anh vào "cuộc chiến tranh đẫm máu, không có người chiến thắng". Ngoài ra, tên này còn đe dọa sẽ hành quyết thêm một con tin người Anh nữa.

Thủ tướng Cameron mô tả vụ hành quyết của IS là "hành động thuần ác" và thề sẽ làm tất cả trong khả năng để đưa kẻ giết người ra trước công lý. Thủ tướng Anh cho biết "con tim ông hướng về gia đình nạn nhân, những người đã thể hiện sự can đảm và dũng cảm phi thường". Bộ Ngoại giao Anh thông báo sẽ "cố xác thực đoạn video nhanh nhất có thể".

David Haines, 44 tuổi, sinh ra tại Scotland, bị bắt cóc ở Syria vào tháng 3/2013 và từng bị dọa hành quyết trong đoạn video chặt đầu nhà báo Mỹ Steven Sotloff. Haines làm việc cho Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật và Phát triển (ACTED), một tổ chức cứu trợ từ thiện quốc tế. Ông từng tham gia cứu trợ ở Balkan, châu Phi cùng nhiều nước ở Trung Đông.

Haines là con tin phương Tây thứ ba bị IS hành quyết trong thời gian gần đây. IS hôm 19/8 đăng tải đoạn video chặt đầu nhà báo Mỹ James Foley và công bố hình ảnh hành quyết Sotloff hai tuần sau đó.

Như Tâm

admin
18-09-2014, 10:30 AM
Obama quyết không gửi bộ binh tới Iraq


http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Thứ năm, 18/9/2014 | 07:38 GMT+7

Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua đảm bảo rằng Washington sẽ không sử dụng bộ binh để thực hiện một cuộc chiến tranh nữa, sau khi một vị tướng cho rằng đây là lựa chọn Lầu Năm Góc đang cân nhắc.


http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/09/18/obama-2585-1411000655.jpg

Tổng thống Barack Obama hôm qua phát biểu trước lính Mỹ tại Bộ Chỉ huy Trung ương ở căn cứ không quân MacDill, bang Florida. Ảnh: AFP

Phát biểu tại Bộ Chỉ huy Trung ương Mỹ ở Florida, ông Obama một lần nữa nói quân đội nước này "không và sẽ không tham chiến trên bộ" chống Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria.

"Sau một thập kỷ triển khai một lượng lớn bộ binh, việc sử dụng năng lực có một không hai của chúng ta để hỗ trợ các đối tác trên mặt đất hiệu quả hơn, để họ có thể bảo đảm tương lai của chính đất hước họ", CNN dẫn lời ông Obama nói. "Và đó là giải pháp duy nhất sẽ thành công về lâu dài". "Với tư cách tổng tư lệnh, tôi sẽ không đưa các bạn và lực lượng vũ trang tham gia một cuộc chiến trên bộ nữa ở Iraq", tổng thống Mỹ cho biết.

Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, hôm 16/9 giải trình trước Quốc hội, cho biết ông có thể khuyến nghị tổng thống về việc lính Mỹ chiến đấu cùng lực lượng Iraq nếu chiến thuật không kích hiện tại không thể tiêu diệu nhóm IS. Cũng hôm qua, Hạ viện Mỹ thông qua đề nghị của ông Obama về quyền trang bị và huấn luyện phe nổi dậy Syria để chiến đấu chống IS. Tổng thống muốn sử dụng không lực Mỹ cùng lực lượng Iraq, người Kurd và phe đối lập ở Syria để chống IS trên mặt đất.

Trọng Giáp

backieuphong
22-09-2014, 08:27 AM
Kẻ cầm đầu Nhà nước Hồi giáo là ai ?

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Hoi_giao/is%20ab.jpg

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Chủ nhật, 21/9/2014 | 15:15 GMT+7

Abu Bakr al-Baghdadi, kẻ tự xưng là thủ lĩnh của Nhà nước Hồi giáo (IS) được coi là nguy hiểm hơn kẻ đứng đầu al-Qaeda gấp nhiều lần, dù gia đình và cuộc sống hiện tại của hắn vẫn đang là điều bí ẩn với chính các phiến quân cực đoan.

b-8386-1411187734.jpg
Bức ảnh của al- Baghdadi do Bộ Nội vụ Iraq công bố hồi đầu năm nay. Ảnh: AP.

Theo Washington Post, Abu Bakr al-Baghdadi sinh năm 1971 trong một gia đình mộ đạo tại Samarra, thành phố miền trung của Iraq. Tên thật của hắn Awwad Ibrahim Ali al-Badri al-Samarrai. Với nhiều anh em và chú bác trong gia đình là những người thuyết giáo và giảng dạy về ngôn ngữ Ả rập, al-Baghdadi cũng theo đuổi môn học này và có bằng tiến sĩ tại Đại học Hồi giáo ở Baghdad, lý giải cho bí danh của người này có chữ "Tiến sĩ" ở đầu.

Al-Baghdadi cũng có nhiều bằng cấp về nghiên cứu đạo Hồi, lịch sử, là một nhà thơ và làm công việc của một người thuyết giáo Salafism, một dòng cực đoan của Sunni, trong khoảng thời gian 2003 khi Mỹ vào Iraq. Trong những tháng ngày hỗn loạn đó, hắn thành lập một nhóm có vũ trang ở đông Iraq để chống lại quân Mỹ và tuyên bố mình là hậu duệ của Muhammad, người sáng lập nên đạo Hồi.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Hoi_giao/cht%20u%20con%20tin%203.jpg

Năm 2005, al-Baghdadi bị quân đội Mỹ bắt giữ và giam 4 năm tại trại Bucca ở nam Iraq. Tại đó, hắn gặp gỡ và được các chiến binh chủ chốt của al-Qaeda huấn luyện.

Năm 2009, al-Baghdadi được Mỹ chuyển giao cho nhà chức trách Iraq trong một phần thỏa thuận của chính quyền Bush với người Iraq. Đại tá Ken King, người giám sát trại Bucca, nhớ lại al-Baghdadi nói với những người lính gác Mỹ lúc đó rằng: "Tôi sẽ gặp lại các anh tại New York". Không lâu sau, hắn được Iraq thả và dùng các mối liên hệ trong tù để kiểm soát nhóm phiến quân có liên hệ với al Qaeda ở Iraq.

Năm 2010, al-Baghdadi nhận được sự tín nhiệm và nắm quyền kiểm soát nhóm này sau khi một vài lãnh đạo của al-Qaeda ở Iraq bị giết. Lúc đó, sức mạnh quân sự của phiến quân tại Iraq đang trong thời kỳ suy kém nhất, nhóm này đứng trên bờ vực sụp đổ dù từng là mũi nhọn tấn công.

Không lâu sau, lợi dụng cuộc nội chiến ở Syria, al-Baghdadi đưa quân vào Syria để chiếm lĩnh lãnh thổ và đổi tên thành Nhà nước Hồi giáo tự xưng ở Syria và Iraq. Khi lãnh đạo al Qaeda là Ayman al-Zawahiri không công nhận, al-Baghdadi đánh vào nguồn tài chính chủ yếu của al Qaeda ở vịnh Ba Tư. Sau khi chiếm được các mỏ dầu ở Syria, IS trở thành một lực lượng tàn bạo khét tiếng. Trong những năm tiếp theo, IS có khoảng 12.000 phiến quân, 3.000 trong số này từ các nước phương Tây, lũ lượt kéo đến để chiến đấu, theo Soufan Group, một tổ chức tư vấn cho biết.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Hoi_giao/cht%20u%20con%20tin.jpg

Al-Baghdadi được miêu tả một kẻ lập chiến lược sắc sảo, một người gây quỹ hiệu quả và một kẻ sát nhân tàn nhẫn. Mỹ từng treo thưởng 10 triệu USD cho người lấy đầu được được tên này. Dù nổi danh là một nhà hoạch định chiến thuật của các trận chiến của IS, nhưng al-Baghdadi vẫn là điều bí ẩn với chính các phiến quân mà hắn lãnh đạo. Không ai biết hắn ta ở đâu. Trong những lần gặp tù nhân hắn cũng đều trùm kín mặt. Trên al-Monitor, tác giả Mushreq Abbas nhận định sự bí ẩn xung quanh al-Baghdadi, về cá nhân, họ hàng, gia đình và các phong trào, những người thân cận là do hắn muốn tránh những gì xảy ra với những thủ lĩnh trước đó, bị kẻ thù lần theo dấu vết và thủ tiêu.

Với IS, al-Baghdadi loại bỏ ảnh hưởng của al-Qaeda và nắm quyền chỉ huy tối cao. Chỉ trong một năm giết chóc rùng rợn, "danh tiếng" của tên này thậm chí vượt qua cả lãnh đạo al-Qaeda là Ayman al-Zawahiri về sự tàn bạo và "uy tín" trong các phiến quân Hồi giáo. Sự trỗi dậy của IS dưới sự quản lý của hắn ta không tôn sùng cá nhân hơn ý thức hệ vượt phạm vi quốc gia. Điều này được thể hiện rõ trong sự phản hồi của al-Baghdadi với al-Zawahiri, bác bỏ sự lãnh đạo của al-Qaeda vào tháng 6 năm ngoái. Hắn nói: "Tôi chọn sự lãnh đạo của Thánh Allah hơn là sự chỉ đạo chống lại nó trong lá thư", khi Zawahiri yêu cầu tên này "trở lại quỹ đạo". "Sự trỗi dậy của IS từ phong trào của Zawahiri biểu hiện một loại cây lai nguy hiểm dựa trên sự phát triển bằng cách phá hủy bất cứ thứ gì cản đường. Cuối cùng, IS tìm cách lập nên một Nhà nước Hồi giáo từ nơi chúng phát động cuộc chiến tranh cực đoan có phạm vi toàn cầu. Có thể cuộc chiến đó bắt đầu khi IS của al-Baghdadi đang làm lu mờ al-Qaeda của Zawahiri", Theodore Karasik, chuyên gia tại Viện Phân tích Quân sự vùng Vịnh và Cận Đông nhận định. Nếu như trong hơn 10 năm qua, Zawahiri chỉ hoạt động ở khu vực biên giới Afghanistan - Pakistan và không thực sự làm gì nhiều hơn là phát hành vài tuyên bố và video, thì ngược lại al-Baghdadi hành động nhiều hơn rất nhiều, Richard Barrett, cựu lãnh đạo bộ phận chống khủng bố tại cơ quan tình báo nước ngoài của Anh nói với AFP. Trong một thời gian ngắn, với mục tiêu là hồi phục lại Nhà nước Hồi giáo, al-Baghdadi huy động được số lượng lớn binh lính, giết chóc không nương tay ở khắp Iraq và Syria. Hiện al-Baghdadi có trong tay ít nhất 10.000 lính trung thành, trụ sở chính đặt tại Raqqa, Syria, đang chiếm lĩnh một vùng đất lớn. "Người thừa kế thực sự của Bin Laden có thể là lãnh đạo IS Abu Bakr al-Baghdadi", tác giả David Ignatius viết trên Washinton Post. "Hắn hung bạo hơn, hiểm độc hơn và chống người Mỹ nhiều hơn", một quan chức tình báo cấp cao của Mỹ nói. Thực tế, al-Baghdadi còn đang giành quân từ các nhánh khác của Zawahiri, gồm cả chi nhánh ở Yemen và al-Shabab đặt tại Somalia. Hồi tháng 7, trong bài thuyết giáo về đạo Hồi tại Nhà thờ lớn ở Mosul, Iraq, al-Baghdadi nói: "Ta là người lãnh đạo. Tuân theo ta cũng như ta tuân theo Thánh Allah trong các người". Hình mẫu cho công lý của IS là hành quyết chặt đầu, ném đá và đóng đinh kẻ thù đến chết. "Khủng bố là để người theo đạo Hồi được sống như chính mình", hắn nói.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Hoi_giao/is%20abc.jpg

Al-Baghdadi áp đặt luật sharia hà khắc ở khắp lãnh thổ kiểm soát, phá hủy nhà thờ và mộ của người theo dòng Shiite, tàn sát những người trái đạo, cấm âm nhạc, uống rượu và hút thuốc. Người dân phải cầu nguyện 5 lần mỗi ngày. "Hiện giờ với tuyên bố về Nhà nước Hồi giáo, hắn tự đặt mình vào vị trí người lãnh đạo toàn cầu của đạo Hồi", Charlie Cooper, một nhà phân tích chống khủng bố người Anh nói.

Khánh Lynh

thanh_long
23-09-2014, 07:42 AM
Nhóm ủng hộ Nhà nước Hồi giáo dọa giết con tin Pháp

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Thứ ba, 23/9/2014 | 07:11 GMT+7

Một nhóm vũ trang tại Algeria có liên quan đến Nhà nước Hồi giáo hôm qua tung video dọa giết một con tin người Pháp trong vòng 24 giờ, nếu Paris không ngừng các cuộc không kích tại Iraq


http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/09/23/2014922194456720734-20-8707-1411427149.jpg
Herve Pierre Gourdel, con tin Pháp ngồi giữa hai chiến binh trong đoạn video. Ảnh: Aljazeera

Trong đoạn video, Jund al-Khilifa, nhóm vũ trang đã cam kết trung thành với Nhà nước Hồi giáo (IS), cho biết chúng bắt cóc công dân Pháp hôm 21/9, trong một khu vực miền núi phía đông Algeria, nơi Al-Qaeda đang hoạt động.

Trong đoạn video, con tin có tên Herve Pierre Gourdel, tóc bạc và đeo kính, ngồi giữa hai người đàn ông đội mũ trùm đầu đen và nắm khẩu súng trường Kalashnikov, khi ông cầu xin Tổng thống Pháp Francois Hollande can thiệp. "Việc này tùy thuộc vào ông Hollande, tổng thống của nước Pháp tội lỗi, hãy dừng các cuộc tấn công IS trong vòng 24 giờ sau tuyên bố này, nếu không công dân nước ông, Herve Gourdel sẽ bị cắt cổ", AFP dẫn lời một trong những kẻ bắt cóc nói trong đoạn video. Gourdel cho biết ông là một hướng dẫn viên leo núi đến từ vùng Nice, miền nam nước Pháp. Ông mới chỉ đến Algeria hôm 20/9, và bị bắt cóc khi đang đi cùng bạn bè người Algeria.

Bộ Ngoại giao Pháp đã xác nhận đoạn video là thực.

"Một công dân Pháp bị bắt cóc khi đang đi nghỉ ngày chủ nhật ở Algeria, tại khu vực Tizi Ouzou", phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Pháp, Alexandre Georgini, cho biết trong một tuyên bố. Đoạn video được đăng tải chỉ vài giờ sau khi Abu Mohammed al-Adnani, phát ngôn viên của IS, thúc giục những kẻ ủng hộ tổ chức giết công dân Mỹ, Pháp, và các nước khác tham gia liên minh chống nhóm này.

Pháp hôm 19/9 thực hiện cuộc không kích ở Iraq và phá hủy một kho hậu cần của IS. Với cuộc tấn công này, Pháp trở thành nước đầu tiên công khai tham gia chiến dịch không kích chống phiến quân của Mỹ.

Vũ Thảo

thieugia
25-09-2014, 08:58 PM
5 vũ khí của IS khiến Mỹ kinh hãi

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/tin%20tc%20tng%20hp.png
thứ 5, 25/09/2014 16:07:20[

Tại sao IS thích chọc giận phương Tây?

Mỹ điều chiến đấu cơ "suýt ra bãi phế liệu" tới tiêu diệt ISMặc dù thua kém đối thủ mọi mặt nhưng Nhà nước Hồi giáo IS đang thực sự khiến Mỹ và phương Tây choáng váng. 5 loại vũ khí giúp IS chống lại những cuộc không kích rầm rộ của Mỹ thực sự khiến thế giới ngỡ ngàng.

Trong một năm qua, IS đã đạt được hàng loạt thắng lợi trước lực lượng của Iraq, Syria và người Kurd. Tuy không được tiếp cận với các vũ khí hạng nặng mà các đối thủ thường xuyên sử dụng, IS vẫn thành công. Những vũ khí hạng nặng mà IS có được chủ yếu là “đoạt được trên chiến trường”, nhặt những vũ khí còn sót lại của kẻ thù bại trận. IS đã giành được nhờ khai thác sơ hở của kẻ thù ví dụ như những lỗ hổng trong hình thức tổ chức của quân đội phương Tây trong khi bản thân họ thiếu kỷ luật chiến đấu cũng như thông tin liên lạc. Dưới đây là 5 loại vũ khí khiến IS đáng sợ đối với Mỹ và phương Tây:

Technical

Technical là một loại xe chiến đấu ngẫu hứng thường là xe dân sự hoặc xe quân sự (nhưng không dùng để đánh trận) sau đó được sửa đổi để có thể tấn công tương tự một chiếc xe tải có súng.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Hoi_giao/vu-khi-is-1.jpg

Đây là loại phương tiện cơ động. Trong trường hợp những kẻ tấn công có thể tránh đột kích để chuẩn bị phòng thủ trước lực lượng đối phương thì loại phương tiện này giúp họ không phải đối đối mặt với một kẻ thù có khả năng hành động phản công phối hợp. Lúc này, một chiếc xe bán tải của Toyota tốt hơn một chiếc xe tăng rất nhiều.

Chiếc xe tải sẽ duy trì dễ hơn, nhanh hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn xe tăng. Technical cũng được cơ giới hóa gắn các súng máy hạng nặng như pháo binh, vũ khí chống máy bay hạng nhẹ, có cả tên lửa AA. Nói vậy không có nghĩa là IS tránh dùng xe quân sự chuyên dụng. Các xe chuyên dụng được nhóm này dụng trong những trận chiến lớn hơn. Ví dụ như trong cuộc xâm nhập ban đầu nhằm vào căn cứ quân sự của Iraq.

Chắc chắn là IS cũng đang nắm giữ một số lượng xe tăng nhất định. Phiến quân có vài chục xe tăng T-55 cũng như T-72 mặc dù các cuộc không kích có thể đã phá hủy phần nào con số này. Trong khi IS đã chiếm được một số xe tăng M1M2 Abram mà Mỹ cấp cho Iraq, đưa số xe này vào sử dụng thì họ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn ví dụ như vấn đề phụ tùng thay thế và vấn đề đạn dược cũng sẽ phức tạp hơn.

Vũ khí chống tăng

Quân đội Syria đã sử dụng xe tăng để chống lại Quân đội Syria tự do (FSA) và IS. Xe tăng là vũ khí phòng thủ hiệu quả, đặc biệt khi chống lại những lực lượng bộ binh thiếu vũ khí hạng nặng. Các lực lượng này chắc chắn có thể tiêu diệt được xe tăng, nhưng để làm được điều này cũng không đơn giản. IS đã sử dụng những loại vũ khí chống tăng khác nhau để tiêu diệt nhiều loại xe tăng. Đó là tên lửa chống tăng Konkur và Komet (chủ yếu tịch thu từ quân đội Syria), tên lửa HJ-8 của Trung Quốc (lấy được từ quân FSA) và tên lửa Osa 90mm.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Hoi_giao/vu-khi-is-2.jpg

IS cũng tiêu diệt nhiều xe tăng bằng những phương tiện truyền thống như sử dụng súng phản lực chống tăng RPG, các thiết bị nổ và bộ binh. Mục tiêu không chỉ là những xe tăng của Liên Xô cũ (chủ yếu là T-55 và T-72) do Syria điều khiển mà còn có nhiều xe tăng M1A1 Abram hiện đại hơn.

Vũ khí chống máy bay

Cho đến nay, IS đã sử dụng nhiều loại vũ khí chống máy bay hạng nhẹ ở cả Iraq và Syria. Những vũ khí này đã ngăn chặn phần lớn cả lực lượng không quân của Iraq và Syria bởi khả năng khiêm tốn của các lực lượng này.

Một báo cáo gần đây của Small Arms Survey đã tiết lộ chi tiết những vũ khí chống máy bay mà IS đang sở hữu. Đó bao gồm những pháo chống máy bay hạng nhẹ (chủ yếu lấy được từ quân đội Iraq và Syria), tên lửa vác vai SAM (bao gồm Strela và Igla) và súng máy hạng nặng. Theo những gì chúng ta biết thì IS chưa có ý định sử dụng những máy bay chiếm được từ Syria (những chiếc Mig-21) và chiến dịch không kích của Mỹ có lẽ sẽ khiến tình huống này càng ít khả năng xảy ra hơn.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Hoi_giao/vu-khi-is-3.jpg

Với cấp độ vũ khí như vậy, IS không thể đánh bại một chiến dịch không quân phối hợp đuổi bắt do lực lượng không quân lớn và hiện đại thực hiện. Trừ khi IS vô cùng may mắn chứ không thể có chuyện Mỹ và các đồng minh của minh để mất dù chỉ là một chiếc máy bay. Tuy nhiên, nếu Mỹ luôn hi vọng người Kurd hay quân đội Iraq (không đề cập tới quân FSA) tiến hành các hoạt động tấn công của riêng mình, họ cần đảm bảo hỗ trợ không kích đầu đủ. Mỹ đã làm như những gì mình nói nhưng cho đến nay, kế hoạch này hoàn toàn thất bại.

Pháo binh

IS đang có một kho vũ khí đáng nể. Họ có một loạt các pháo di động, một số được gắn trên các xe tải. Đặc biệt, IS cũng đang nắm giữ một số lượng lớn súng trường M-46 mm. Phiến quân cũng đã thành thạo với việc tạo pháo binh tạm thời bằng cách gắn tên lửa và rocket nhằm vào những mục đích khác nhau từ xe tải và các loại xe khác.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Hoi_giao/vu-khi-is-4.jpg

Điều này cho phép IS thực hiện các cuộc vây hãm kéo dài đối với những vị trí phòng thủ khi phải đối mặt với những cuộc tấn công thông thường và không kích. Điều này được thể hiện rất rõ trong cuộc chiếm căn cứ Tabqa gần đây.

Súng trường tấn công

Vũ khí bộ binh chính của IS là AK-47 và các biến thể của nói. AK-47 sẵn có ở Syria và các nước láng giềng. IS có đủ tiền để mua sắm những mô hình đáng tin cậy, hiện đại cho dù giá súng và đạn dược đã tăng lên.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Hoi_giao/sng%20tn%20cng.jpg

IS cũng có hệ thống đào tạo nổ tiếng và tập trung vào kinh nghiệm của các chiến binh. Trong khi AK-47 được cho là loại vũ khí không cần qua đào tạo thì nó lại trở nên hiệu quả hơn rất nhiều trong tay những chiến binh giàu kinh nghiệm, nắm bắt chiến thuật bộ binh hiện đại. Khi bổ sung một loạt các vũ khí hạng nhẹ khác như súng chống tăng RPG, rocket, súng cối hạng nhẹ, AK-47 được trang bị, IS có thể chiên đấu dữ dội ở cả phương diện tấn công và phòng thủ. Việc tập trung vào AK-47 cũng làm giảm sự rắc rối trong hậu cần của IS.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Hoi_giao/nh%20nc%20is.jpg

Kết luận
Những chiến thắng lớn của IS từ hồi đầu năm đến nay cho phép họ kiểm soát một lượng vũ khí lớn của Mỹ. Chúng ta không thể biết hết được sự linh hoạt trong hoạt động của IS. Nhưng họ đã thành công trong việc bảo vệ lãnh thổ và chống lại tất cả kẻ thủ của mình chứ không đơn giản chỉ là “cướp và bỏ chạy”. Không thể phủ nhận các chiến dịch không kích mà Mỹ phát động sẽ gây ra vấn đề lớn cho IS nhưng từ đó, IS có thể sẽ trở nên nguy hiểm và chuyên nghiệp hơn.

Theo nationalinterest

nhan_voky
04-10-2014, 08:28 AM
Lý do đẩy thanh thiếu niên đến với lá cờ đen IS

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Thứ bảy, 4/10/2014 | 04:10 GMT+7

Một gia đình người Syria kinh hãi khi thấy con trai họ từ trại huấn luyện của Nhà nước Hồi giáo trở về nhà, mang theo con búp bê da trắng tóc vàng và một con dao. Bài tập của thằng bé là chặt đầu búp bê.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Hoi_giao/is%202.jpg
Các tay súng cực đoan thuộc Nhà nước Hồi giáo tự xưng diễu hành trên đường phố. Ảnh: NY Post

Bị bắt ép, thiếu hiểu biết và kinh nghiệm sống rồi tin vào lời tuyên truyền của Nhà nước Hồi giáo là những nguyên nhân cơ bản khiến ngày càng nhiều người trẻ gia nhập tổ chức cực đoan này.

Báo cáo hồi tháng 6 của tổ chức tình báo Soufan chỉ ra rằng tuổi trung bình của những tân binh Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) là từ 18 đến 29. Trong khi đó, theo nghiên cứu mới nhất, nhóm khủng bố IS đang chiêu mộ và thu hút người gia nhập trong độ tuổi thấp hơn nhiều, từ 15 đến 17, tới Syria để chiến đấu dưới bóng cờ đen.

Tân binh trẻ tuổi của IS chủ yếu đến từ vùng đô thị, hầu hết đều là người "không có tiền án phạm tội hay hành vi chống đối xã hội", The Trumpet dẫn thông tin từ một tài liệu cho biết. Nhiều người thể hiện động lực đấu tranh cho IS của họ là "một nghĩa vụ tôn giáo nhằm bảo vệ người Hồi giáo khỏi những cuộc tấn công".

"Chúng ta đang phải đối mặt với những chàng trai trẻ tuổi làm những việc ngu ngốc do áp lực và mong muốn được khẳng định bản thân", giáo sư Greg Barton, từ Trung tâm Nghiên cứu Khủng bố Toàn cầu thuộc Đại học Monash, nhận xét, khi đề cập đến vấn đề người trẻ đầu quân cho IS.

Người gia nhập IS không chỉ dừng ở tầng lớp thanh niên. Trẻ em tại một số thành phố thuộc Iraq và Syria cũng bị buộc tham gia các "trại huấn luyện". Gia đình người Syria nói trên ở Raqqa, thành trì của IS. Sau khi chứng kiến "bài tập chặt đầu" búp bê của con, cả nhà họ rời thành phố chạy trốn.

Hồi giữa tháng 9, Jerusalem Post đăng bài viết với tiêu đề "Xạ thủ trẻ con Syria bàn cách giết những người lính", liên hệ với một bản tin truyền hình Lebanon nói về cậu bé Midyan Abu Al-Qa'qa, một tay súng bắn tỉa chỉ mới 12 tuổi. Midyan tham gia tổ chức sau khi cha em bị giết trên chiến trường.

"Tôi thức dậy mỗi sáng và cố gắng bắn vài tên lính. Có lúc tôi bắn được một hoặc hai tên, khi thì không. Chẳng có vấn đề gì cả. Tôi cảm thấy ổn", Midyan nói. "Chúng tôi sẽ tiếp tục cuộc cách mạng của mình đến khi giành chiến thắng hoặc hy sinh". Bản tin cũng dẫn lời một tay súng của phiến quân cho rằng "trẻ em là những binh sĩ tốt nhất. Khi nhận mệnh lệnh, chúng răm rắp tuân theo và không bao giờ nghi ngờ điều gì".

Soufan nhận định, nhiều tân binh IS "có quá khứ bất ổn và gặp vấn đề trong mối quan hệ gia đình. Kiến thức tôn giáo thường sơ sài vì thế họ không đặt câu hỏi về quyền hạn của người lãnh đạo cũng như hoàn toàn tin tưởng những gì được truyền đạt". Đây được xem như một lý do mà những người trẻ tuổi mù quáng tham gia vào nhóm khủng bố máu lạnh IS.

Dụ dỗ phụ nữ trẻ tuổi


Aqsa Mahmood, nữ sinh Anh đến Syria kết hôn với chiến binh Hồi giáo. Ảnh: The Independent
Trong số những người trẻ tham gia IS, có hàng trăm cô gái đến từ phương Tây. Họ thậm chí chỉ khoảng 14, 15 tuổi, đến Syria để kết hôn với các tay súng cực đoan ở đây và sinh con cho chúng. Số ít được trang bị vũ khí để tham gia các nhiệm vụ trên chiến trường.

Phụ nữ và các cô gái trẻ chiếm khoảng 10% lượng người rời châu Âu, Bắc Mỹ và Australia để đến gia nhập IS. Ở hầu hết các trường hợp, họ đều tôn thờ lý tưởng ủng hộ "các huynh đệ" và quyết "mang trong mình những đứa trẻ jihad để kế tục sự phát triển của Hồi giáo", Louis Caprioli, cựu giám đốc an ninh Pháp, nói. "Nếu chồng của họ chết, những phụ nữ này sẽ được tán dương như vợ của một anh hùng".

Năm người mới đây bị bắt tại Pháp vì tình nghi liên quan tới hoạt động dụ dỗ các cô gái tham gia IS. "Người trẻ nhất mới 13 tuổi", Hans-Georg Maassen, chủ tịch Văn phòng Liên bang Bảo vệ Hiến pháp Đức nói. "Bốn người trong số đó lên đường với suy nghĩ lãng mạn rằng họ sẽ kết hôn với tay súng trẻ, những kẻ mới quen qua mạng Internet".

Tại Áo, Samra Kesinovic, 16 tuổi, và Sabina Selimovic, 15 tuổi, trốn gia đình để gia nhập IS ở Syria. Đây có thể "chỉ là phần nổi của tảng băng", Heinz Gartner, giám đốc Học viện Chính trị Quốc tế Áo, cho hay.

Karim Pakzad, thuộc Viện Quốc tế và Quan hệ Chiến lược Pháp, nhận định, suy nghĩ "rất lãng mạn về chiến tranh và chiến binh" khiến những phụ nữ này dám bất chấp tất cả rời bỏ quê hương ra đi. Dường như họ "có một niềm đam mê nhất định nào đó ngay cả đối với việc cắt cổ và chặt đầu người. Đối với họ, đây là một chuyến phiêu lưu". Một số còn cảm thấy mình được tôn trọng và có vai trò lớn trong tổ chức khủng bố hơn là tại quê nhà.

Shaitsa Gohir, thuộc Mạng lưới Phụ nữ Hồi giáo Anh, nhận định, động cơ thúc đẩy phụ nữ trẻ tham gia IS hay điều gì xảy đến với họ sau đó vẫn còn rất mơ hồ nhưng có một sự thật là "Các cô gái còn rất ít tuổi và ngây thơ, họ không hiểu tường tận về cuộc xung đột hay đức tin của mình. Họ dễ bị thao túng. Một vài người còn mang theo cả trẻ em và tin rằng mình đang tham gia một nhiệm vụ nhân đạo", Guardian dẫn lời cô bình luận.

Phương tiện truyền thông xã hội cũng đóng vai trò thiết yếu giải thích cho nguyên nhân vì sao người trẻ nói chung và phụ nữ trẻ nói riêng liên tục gia nhập IS.

Hiện nay, trên mạng Internet tràn lan hình ảnh về các cô gái mang bên mình những khẩu súng AK-47 hay lựu đạn. Thậm chí, nhiều thanh niên còn tạo dáng bên đầu người bị hành quyết nhằm thể hiện cam kết trung thành với IS. Ngoài ra, họ cũng đăng các bức hình về đồ ăn, thức uống, hàng quán, hay cảnh mặt trời mọc... để cho thế giới thấy mặt tích cực của cuộc sống khi tham gia IS.

Mia Bloom, giáo sư nghiên cứu an ninh tại Đại học Massachusetts Mỹ, cho rằng chiến dịch chiêu mộ của IS vẽ nên bức tranh giống thế giới hoạt hình Disney về cuộc sống trong tổ chức. Nhiều phụ nữ bị mờ mắt bởi lời hứa hẹn về hỗ trợ tài chính như: chi phí đi lại hay phụ cấp nuôi con.


http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/10/02/terrorist-2-Twitter-1291-1412240368.jpg
Hai chiến binh trẻ tuổi người Bỉ thuộc lực lượng IS. Ảnh: Twitter

Các tay súng IS sử dụng truyền thông một cách tinh vi để khắc họa một đất nước Syria với những điều không tưởng, từ đó thu hút phụ nữ trẻ tuổi ở nước ngoài trở thành một phần của "tình chị em trong nhà nước caliphate", Bloom nhận xét. Ý tưởng về việc được sống trong một cộng đồng như vậy "là điều gì đó rất tích cực và mạnh mẽ, thôi thúc họ gắn trái tim mình với tổ chức".

Tuy nhiên, thực tế rất khác biệt so với những gì IS tuyên truyền. Báo cáo chỉ ra rằng những phụ nữ sống dưới sự cai trị của IS thường bị hiếp dâm, lạm dụng, bán làm nô lệ hoặc ép buộc kết hôn. Những chiến binh nam giới nước ngoài có thể phải "biến mình thành những tấm bia đỡ đạn, tham gia đánh bom tự sát, hay khi cần sẽ trở thành con tin để đòi tiền chuộc", theo Spiegel Online.

Vũ Hoàng (tổng hợp)

admin
04-10-2014, 08:43 AM
Thứ sáu, 3/10/2014 | 18:10 GMT+7


Chiến binh râu đỏ khét tiếng của Nhà nước Hồi giáo

Từ một quân nhân bị cực đoan hóa khi ngồi tù, Omar al Shishani, tên chiến binh với bộ râu đỏ đã vươn lên trở thành một trong những kẻ có ảnh hưởng nhất trong hàng ngũ Nhà nước Hồi giáo (IS).

http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/10/03/islam-omar-al-shishani-4985-1412323886.png








Omar al Shishani, một trong những chỉ huy cấp cao của Nhà nước Hồi giáo tự xưng. Ảnh: IBTimes







Theo IBTimes, Mỹ tuần trước công bố danh sách truy nã gồm 14 chiến binh jihad cấp cao và những người hỗ trợ khủng bố của IS và al-Qaeda. Danh sách liệt kê những cái tên đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển và đào tạo chiến binh nước ngoài ở Syria, tài trợ các hoạt động khủng bố, mua bán vũ khí và lập kế hoạch bắt cóc con tin để đòi tiền chuộc. Cái tên nổi bật nhất trong danh sách này là Tarkhan Batirashvili, xuất thân từ Gruzia, có bí danh Omar al Shishani hay Omar người Chechen, cái tên này xuất phát từ việc hắn là người thuộc dân tộc Chechen, một nhóm gồm những người Nakh có nguồn gốc từ khu vực Bắc Kavkaz, Đông Âu. Al-Shishani, 28 tuổi, nổi bật với bộ râu đỏ khó có thể lẫn với ai. Tuy còn trẻ,hắn được coi là một trong những tay trùm có ảnh hưởng nhất của IS. Al-Shishani đã chỉ huy lực lượng IS tại Syria khi nhóm này muốn xóa bỏ biên giới giữa Syria và Iraq. Người tiền nhiệm của y phụ trách nhiệm vụ này là Abu Abdul-Rahman al-Bilawi al-Anbari. Hắn bị giết chết tại thành phố Mosul hồi tháng 6, khi các chiến binh IS tràn qua phía bắc Iraq và chiếm giữ nhiều khu vực.

Các nhà phân tích cho rằng al-Shishani có thể đã trở thành chỉ huy quân sự cho toàn bộ phong trào sau khi al-Anbari bị tiêu diệt.

Gia nhập IS. Al-Shishani xuất thân từ khu vực đèo Psnsinki, đông bắc Gruzia, nơi trải qua nhiều thập kỷ chiến tranh. "Đó là môi trường nuôi dưỡng nên mầm mống khủng bố", AP dẫn lời Patrick M. Skinner, giám đốc dự án đặc biệt cho công ty tư vấn an ninh Soufan Group, người đã nghiên cứu IS và các nhóm tương tự trong nhiều năm qua, cho biết. "Việc lớn lên ở đây rất khác việc sinh trưởng ở Saudi Arabia, nơi trẻ em được chiều chuộng và sau đó mới tiếp xúc với các hệ tư tưởng", ông nói tiếp.

Năm 2006, hắn được gọi gia nhập quân đội chính phủ Gruzia. Tuy bị coi là một kẻ cô độc, hắn lại nhận được nhiều sự chú ý từ niềm đam mê học hỏi các kỹ thuật chiến đấu khác nhau. Topuria, chỉ huy cũ của al-Shishani, người từng tuyển y vào một nhóm trinh sát đặc biệt, cho biết y là một bậc thầy về vũ khí và bản đồ. al-Shishani vẫn tiếp tục phục vụ cho quân đội Gruzia sau khi kết thúc kỳ nghĩa vụ bắt buộc vào năm 2008. Chưa đầy một năm sau, hắn xuất ngũ do nhiễm bệnh lao. Vào tháng 9/2010, chính quyền Gruzia bắt giữ al-Shishani vì tội danh liên quan đến mua bán và tàng trữ vũ khí bất hợp pháp. Có lẽ chính hắn cũng không ngờ rằng vụ bắt giữ này sẽ biến hắn trở thành một chiến binh jihad và sau đó là một trong những nhà lãnh đạo khét tiếng nhất trong phong trào jihad ở Syria.
Theo Al-akhbar, trong thời gian ngồi tù, hắn gặp một người Arab tên là Mohammed, người có quan hệ với các nhà lãnh đạo jihad quan trọng và am hiểu hệ tư tưởng jihad.

Tiếp xúc với Mohammed,al-Shishani dần khát khao tham gia vào phong trào jihad. Thậm chí hắn còn tưởng tượng hắn sẽ giao chiến với cái gọi là "những kẻ ngoại đạo người Nga". "Người anh em Mohammed rót vào tai anh ta rằng sự cứu rỗi đang đến gần, những tưởng tượng đó là dấu hiệu từ Thượng Đế", một nguồn tin cho biết.

Tại vùng nông thôn Aleppo, Syria, al-Shishaniđã gặp nhân vật jihad nổi tiếng tại Syria, Abu al-Athir al-Absi, người sắp xếp cho Shishani gặp Abu Bakr al-Baghdadi, thủ lĩnh của IS. Al-Shishani đã ca ngợi al-Baghdadi. "Chúng tôi thấy ông có sự khiêm nhường mà chúng tôi không thấy ở những người khác. Ông cam kết sẽ hỗ trợ cho phong trào jihad ở vùng Kavkaz. Ông đã vô cùng hài lòng với chúng tôi, và xác nhận rằng ông đang tìm cách để giúp đỡ chúng tôi". Đội quân Người di cư và Du kích của al-Shishani, được thành lập vào tháng 3/2013 sau đó đã cam kết trung thành với IS trong cuộc chiến chống lại chính quyền Syria. Động lực chính của hắn khi tham chiến được cho là làm suy yếu Syria, một trong những đồng minh chủ chốt của Nga. Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn, hắn đã nói về lòng căm thù của hắn đối với người Mỹ và gọi họ là "kẻ thù của Thánh Allah và Hồi giáo".

Theo Sky News, bố của al-Shishani mô tả con trai mình là "một người thất nghiệp, không có triển vọng, nên đã lầm đường lạc lối".
Gương mặt của IS. Al-Shishani có lẽ là chiến binh dễ nhận diện nhất trong IS. Khác với thủ lĩnh bí ẩn của tổ chức này, al-Baghdadi, người gần như chưa bao giờ bị chụp ảnh, Al-Shishani không sợ lộ mặt. Báo giới coi hắn là gương mặt đại diện của IS do hắn từng xuất hiện trong nhiều video và bức ảnh tuyên truyền của tổ chức. Trong một video, hắn cầu xin Thượng đế cho phép các chiến binh IS tử vì đạo nếu họ không thể xây dựng một nhà nước Hồi giáo khổng lồ."Mục tiêu của chúng tôi rất rõ ràng, mọi người đều biết lý do tại sao chúng tôi chiến đấu", al-Shishani nói trong đoạn video."Con đường của chúng tôi là xây dựng một nhà nước Hồi giáo". Hắn cũng xuất hiện trong đoạn video tuyên truyền về trại huấn luyện khủng bố dành cho trẻ em. Trong video, những đứa trẻ khoảng 5 đến 7 tuổi, mặc quần áo ngụy trang và cầm những khẩu súng lớn. Trong một lớp học, chúng hô khẩu hiệu, hát và tập dượt các đội hình quân sự được học. Trong một đoạn video, các em quỳ xuống, nâng súng đến tầm mắt để cho al-Shishani thấy chúng có thể giữ súng và nhắm bắn chuẩn xác. Sau đó, những đứa trẻ đi bộ đến tiền sảnh của trung tâm đào tạo. Một trong những đứa lớn tuổi nhất thể hiện khả năng tháo lắp súng và nạp đạn. Những đứa trẻ sau đó nấp đằng sau một bức tường để tập trận giả cho al-Shishani kiểm tra.

Thế lực
Theo Wall Street Journal, sự gia nhập của al-Shishani, cùng những người dân tộc Chechen và người Hồi giáo nói tiếng Nga, chính là một trong số những thành quả đầu tiên của những lời kêu gọi các chiến binh nước ngoài tham gia phong trào jihad tại Syria.

Những người này làm ngay cả các chiến binh cùng tham chiến cũng kinh ngạc và khiếp sợ sức mạnh quân sự và sự tàn bạo của họ.
Theo các nhà phân tích có quan hệ với các phiến quân, một chiến binh từ Dagestan của Nga bị trục xuất sau khi hắn chặt đầu ba người dân địa phương hỗ trợ chính phủ Syria trong một video. Đơn vị của al-Shishanit từng phải xin lỗi vì chặt đầu nhầm một người lính bị thương, người này sau đó được xác định là một chỉ huy của phiến quân đồng minh. Ngoài ra, chúng còn làm cho người dân địa phương phẫn nộ bằng cách thu các loại thuế và áp đặt luật Hồi giáo Shariah.

Al-Shishani có thể đang trực tiếp chỉ huy từ 500-1.000 chiến binh. Con số này đang tăng lên nhờ chiến dịch tuyển mộ thành công. Theo Wall Street Journal, khả năng làm việc với các chiến binh nước ngoài dường như đóng vai trò quan trọng trong con đường thăng tiến của al-Shishani. Tháng 8/2013, đơn vị của hắn chứng minh được khả năng khi đánh chiếm căn cứ không quân Managh của quân đội Syria. Phiến quân trước đó đã tấn công vào cơ sở trong nhiều tháng mà không thành công. Nhiệm vụ này được hoàn thành chỉ ít lâu sau khi al-Shishani tham chiến. b"Ở bất cứ đâu, đơn vị của al-Shishani luôn là đội ngũ xuất sắc", một nhà hoạt động tên là Skinner cho biết. "Trong thế giới jihad, có những cấp độ sợ hãi và tôn trọng, và những người Chechen luôn chiếm hàng đầu", ông nói thêm. Theo AP, Alexei Malashenko, chuyên gia của văn phòng Moscow Carnegie Endowment nhận xét al-Shishani là "một kẻ cuồng tín Hồi giáo có kinh nghiệm chiến đấu, rõ ràng hắn ta có những thành tích hiển hách trong hàng ngũ". Hussein Nasser, phát ngôn viên của liên minh vũ trang Mặt trận Hồi giáo cũng nhận định những người dân tộc Chechen là các chiến binh đáng sợ nhất ở Syria.

"Người Chechen đến Syria mà không hề hiểu biết gì về đất nước này. Họ sẵn sàng thực hiện bất cứ nhiệm vụ gì lãnh đạo yêu cầu", Nasser nói. "Ngay cả khi thủ lĩnh ra lệnh cho họ giết trẻ con, họ cũng tuân theo".

Phương Vũ
(tổng hợp)

fangzi
07-10-2014, 09:02 PM
Tự thú của một nữ cảnh sát Nhà nước Hồi giáo

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/ngh%20bo.png
Ngày 07.10.2014

Cô gái 25 tuổi nhỏ nhắn ngập ngừng hé cánh cửa phòng khách sạn, nơi cô hẹn gặp phóng viên. Khuôn mặt được trùm kín nhưng những cử chỉ vẫn lộ rõ sự lo lắng, khi cô đang nỗ lực thoát khỏi vết nhơ IS.


http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/10/07/khadija-2712-1412650409.jpg
Khadija trong cuộc phỏng vấn độc quyền với CNN. Ảnh: CNN

Chầm chậm vén chiếc mạng che màu đen lên, cô để lộ ra gương mặt trẻ, hình trái xoan. Đôi mắt to màu nâu, nhưng tràn ngập nỗi bấn loạn, nằm bên dưới cặp chân mày được cắt tỉa hoàn hảo.

Cô gọi mình là Khadija, nhưng đó không phải là tên thật của cô. Từng là thành viên của Lữ đoàn nữ binh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS), Khadija gần đây đã đào ngũ vì quá thất vọng trước sự tàn bạo của lực lượng này. Cuộc phỏng vấn với CNN cũng là lần đầu tiên cô kể với người khác về câu chuyện của đời mình.

Lạc lối

Lớn lên ở Syria, Khadija được gia đình lo cho ăn học tử tế. Sau khi tốt nghiệp cao đẳng, cô đi dạy ở một trường tiểu học. Khadija mô tả gia đình và tuổi thơ của mình là "không bảo thủ quá mức". Khi cuộc nổi dậy chống chính phủ Syria nổ ra cách đây ba năm rưỡi, Khadija cũng gia nhập vào đoàn người với những cuộc biểu tình ôn hòa phản đối Tổng thống Bashar al-Assad. "Chúng tôi ra đường và biểu tình. Lực lượng an ninh đuổi theo chúng tôi. Chúng tôi viết lên tường, thay đổi những trang phục khác nhau để ngụy trang. Những ngày đó thật tuyệt vời", cô kể. Nhưng khi làn sóng biểu tình ở Syria trở nên hỗn loạn và bạo lực, Khadija bắt đầu đánh mất dần tâm hồn và con người mình. "Mọi thứ quanh tôi chao đảo", cô nghẹn ngào. "Quân đội Tự do Syria, chính quyền, những quả bom, các cuộc không kích, những người bị thương, các bệnh viện, máu. Lúc đó bạn chỉ muốn gạt nước mắt để chạy trốn, theo một thứ gì đó khác đi". "Vấn đề là tôi đã sa vào thứ còn tồi tệ hơn", cô nói thêm.

Khadija bị thu hút trước những lời lẽ "có cánh" của một người Tunisia mà cô quen qua mạng. Cô trở nên tin tưởng rồi dần dần bị anh ta cuốn vào IS. Y đảm bảo với cô rằng nhóm này không giống là những gì mà mọi người nghĩ, nó không phải là một tổ chức khủng bố. "Anh ta nói 'chúng tôi sẽ thực thi Hồi giáo một cách thích hợp. Lúc này, chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh, đây là giai đoạn mà chúng tôi cần kiểm soát đất nước, vì thế chúng tôi phải khắc nghiệt", cô thuật lại lời y. Y còn nói với cô rằng y sẽ đến thành phố Raqqa của Syria để hai người có thể cưới nhau. Liên lạc với người em họ đang ở Raqqa và có chồng là một phiến quân, Khadija được chào đón vào lữ đoàn Khansa'a, một lực lượng chiến binh toàn nữ rất đáng gờm của IS.

Bên trong lữ đoàn Khansa'a

Khansa'a gồm khoảng 25-30 phụ nữ, có nhiệm vụ tuần tra đường phố Raqqa để đảm bảo rằng mọi phụ nữ đều tuân thủ quy tắc trang phục do IS đề ra. Váy abaya đính cườm hoặc bó sát người bị cấm. Phụ nữ cũng không được phép để lộ mắt. Ai vi phạm sẽ bị trừng trị.

Những hình phạt dành cho các phụ nữ phạm luật IS do một người tên là Umm Hamza thực hiện. Lần đầu gặp Hamza, Khadija đã thấy sợ hãi. "Cô ta không phải là một phụ nữ bình thường. Cô ta cao lớn, có một khẩu AK, một khẩu súng lục, một cây roi, một con dao găm và mặc niqab", Khadija nhắc đến trang phục trùm kín từ đầu đến chân của phụ nữ Hồi giáo. Chỉ huy lữ đoàn Umm Rayan cảm nhận được nỗi sợ hãi của Khadija và tiến đến nói với cô một câu mà cô sẽ không bao giờ quên: "Chúng tôi rất khắc nghiệt với những kẻ ngoại đạo nhưng vô cùng nhân từ với nhau". Khadija được huấn luyện để lau rửa, lắp ghép và vận hành vũ khí. Cô được trả 200 USD mỗi tháng và nhận khẩu phần ăn. Gia đình cô bất lực khi biết rằng con gái đã sa chân vào vũng bùn mà không làm gì được. Mẹ cô chỉ biết nhắc nhở con. "Bà luôn nói với tôi rằng 'tỉnh lại đi, hãy tự chăm sóc bản thân mình. Con sẽ đi, nhưng con không biết mình sẽ đi đâu' ", Khadija kể.

Phân vân

Ban đầu, Khadija không mảy may gì đến lời mẹ bởi đã bị uy quyền của IS quyến rũ. Những sau đó, cô bắt đầu đặt câu hỏi về bản thân mình và những quy định của IS. "Ban đầu, tôi rất vui với công việc của mình. Tôi cảm thấy mình có trách nhiệm trên đường phố. Nhưng sau đó tôi bắt đầu thấy sợ, sợ cho tình cảnh của mình. Tôi thậm chí bắt đầu sợ cả chính mình", Khadija nói. "Tôi không giống như thế. Tôi có giáo dục. Tôi không nên như thế. Chuyện gì đã xảy ra với tôi? Chuyện gì đã xảy ra trong tâm trí khiến tôi đến đây?", cô tự hỏi. Và hình ảnh về IS trong cô bắt đầu sụp đổ. Tâm hồn cô như tan chảy khi nhìn thấy hình ảnh trên mạng về một thiếu niên 16 tuổi bị IS đóng đinh vì tội cưỡng hiếp. Cô tự hỏi tại sao mình lại tham gia vào một nhóm bạo lực như thế. "Điều tồi tệ nhất tôi từng chứng kiến là một người đàn ông bị chặt đầu ngay trước mặt tôi", Khadija kể.

Bạo lực với phụ nữ

Thậm chí, cô còn chứng kiến cả sự tàn bạo của IS đối với phụ nữ. Lữ đoàn nữ binh ở chung một tòa nhà với người đàn ông chuyên tìm vợ cho các phiến quân. "Y là một trong những kẻ xấu xa nhất", cô nói. "Các phiến quân nước ngoài rất tàn nhẫn với phụ nữ, kể cả những người mà chúng lấy làm vợ. Có những trường hợp phụ nữ phải cấp cứu vì bị bạo hành tình dục". Khadija nhìn thấy một tương lai mà cô không hề muốn. Khi chỉ huy ép cô kết hôn, Khadija quyết định phải rời khỏi nơi này. "Đó là thời điểm mà tôi hiểu rằng thế là quá đủ rồi. Sau tất cả những gì tôi chứng kiến và những lần mà tôi phải tự lừa dối mình rằng 'chúng ta đang sống trong chiến tranh, mọi thứ rồi sẽ qua'. Tôi quyết định 'không, tôi phải ra đi'", Khadija kể. Khadija rời khỏi IS chỉ vài ngày trước khi liên minh do Mỹ đứng đầu tiến hành không kích tổ chức khủng bố này. Vì gia đình vẫn còn ở Syria, Khadija vượt biên qua biên giới đến Thổ Nhĩ Kỳ.

Hậu IS

Khadija vẫn mặc niqab, không chỉ để che giấu danh tính của mình mà còn vì cô đang phải vật lộn để hòa nhập lại vào cuộc sống bên ngoài IS. Khi nói về cách IS chiếm được chỗ đứng trong xã hội Syria, cô nói: "Chúng tôi cho phép chúng tiếp cận như thế nào ư? Chúng tôi cho phép chúng cai trị chúng tôi như thế nào ư? Trong chúng tôi có một điểm yếu". Khadija kể câu chuyện của mình vì cô muốn mọi người, nhất là phụ nữ, biết được sự thật về IS. "Tôi không muốn bất kỳ ai bị chúng lừa dối nữa. Quá nhiều cô gái nghĩ rằng chúng là Hồi giáo chân chính", cô nói. Ước muốn của Khadija bây giờ là được trở lại là mình như ngày xưa, trước khi rơi vào hang ổ của IS, "một cô gái vui vẻ, yêu cuộc sống và tiếng cười, thích đi đây đi đó, thích vẽ, vừa cắm tai nghe nhạc vừa đi dạo trên đường mà không cần quan tâm ai nghĩ gì". "Tôi muốn được như thế một lần nữa", Khadija nói.

fangzi theo mạng Internet

thieugia
07-12-2014, 05:14 AM
Châu Âu choáng vì quyết định hủy đường ống khí đốt của Putin

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Thứ bảy, 6/12/2014 | 22:35 GMT+7

Dòng chảy phương Nam, hay South Stream, là một dự án khổng lồ nhằm xây dựng đường ống dẫn khí đốt từ Nga, qua Biển Đen, Bulgaria và Serbia, đưa gas đến phía nam châu Âu. Khả năng xây dựng đường ống dẫn khí đốt có chi phí ít nhất 30 tỷ USD này vẫn đang là một vấn đề chính trị đang gây tranh cãi trong vài tháng gần đây. Nhưng các đối tác của dự án, bao gồm cả tập đoàn năng lượng khổng lồ của Italy là Eni, đã không giấu được ngạc nhiên trước quyết định của Putin. Họ chỉ được biết thông tin qua báo chí, sau khi Tổng thống Nga đã công bố trong chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ.

Bất chấp quyết định của ông Putin, các quan chức của Liên minh châu Âu, vốn là những người đã vận động để ngăn chặn lại việc xây dựng đường ống như một phần của những biện pháp trừng phạt Nga do khủng hoảng Ukraina, cho biết rằng một cuộc họp đã được lên kế hoạch từ trước giữa các nước EU bao gồm các nước có liên quan đến dự án đường ống dẫn khí đốt và Ủy ban năng lượng của khối này vẫn sẽ diễn ra vào tuần tới.


http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/12/06/south-stream-map-en-4239-1417880088.jpg
Đường đi dự kiến của South Stream. Đồ họa: Gazprom.

Việc từ bỏ xây dựng đường ống dẫn khí đốt South Stream là một đòn giáng mạnh vào các nước Đông Âu nghèo như Bulgaria và Serbia, những nước mà đường ống này sẽ đi qua. Nếu đường ống được xây dựng và hoạt động, các nước này sẽ được thu phí trung chuyển.

Chỉ một ngày sau tuyên bố của Putin, một công ty cho biết đã chịu thiệt hại nặng nề và rõ ràng. Côn ty Italy mang tên Saipem thông báo mất hợp đồng xây dựng đường ống South Stream trị giá 2,4 tỷ euro, tương đương với 3 tỷ USD. Giá cổ phiếu của Saipem giảm hơn 10% trong một ngày. Công ty cho hay họ không hề nhận được bất cứ một thông báo nào về việc hủy bỏ dự án từ South Stream Transport - hãng có trụ sở ở Hà Lan chịu trách nhiệm xây dựng 928 km đường ống dẫn từ Nga qua Biển Đen đến Bulgaria, một phần quan trọng của toàn dự án.

Đường ống vận chuyển khí đốt South Stream thuộc sở hữu 50% của công ty dầu khí lớn nhất của Nga là Gazprom, trong khi các công ty năng lượng ENI, EDF của Pháp và Wintershall của Đức chiếm 50% còn lại. Gazprom, tập đoàn dầu khí, năng lượng thuộc sự kiểm soát của nhà nước Nga là lực lượng chính thúc đẩy dự án South Stream.

Alexei Miller, giám đốc điều hành Gazprom, người tháp tùng Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Thổ Nhĩ Kỳ, cho biết vào hôm thứ hai ông đã ký một bản thỏa thuận sơ bộ với công ty dầu khí của Thổ Nhĩ Kỳ Botas Pipeline để xây dựng một đường ống dẫn khí đốt có cùng kích cỡ như đường ống South Stream dưới biển Đen sang Thổ Nhĩ Kỳ. Khoảng một phần năm lượng khí chuyển qua của Nga sẽ được dành cho Ankara, trong khi phần còn lại sẽ được vận chuyển đến một điểm tại biên giới với Hy Lạp, Gazprom cho biết.

Hiện châu Âu nhập 30% nhu cầu của mình từ Nga, và một nửa trong lượng này chuyển qua đường ống ở Ukraine. Cuộc khủng hoảng Ukraine khiến châu Âu ngày càng mong muốn giảm sự phụ thuộc năng lượng vào Nga.

Ý niệm cho rằng ông Putin đang yếu thế trước áp lực trừng phạt kinh tế từ phương Tây khiến nền kinh tế Nga, vốn đang suuy giảm, thêm ảm đạm. Bộ Kinh tế Nga mới cho biết nước này sẽ sa vào suy thoái từ năm sau, khiến đồng ruble giảm sâu thêm so với đô la Mỹ. Trong một năm qua, tỷ giá ruble giảm 35% so với USD.

Một số nhà phân tích đưa ra câu hỏi rằng liệu ông Putin có đang làm căng để ép buộc Liên minh Châu Âu và Mỹ thôi phản đối đường ống South Stream. Tuy nhiên những người khác cho rằng việc hủy bỏ dự án, hoặc ít nhất là đình hoãn, là điều không thể tránh khỏi trong bối cảnh bế tắc chính trị giữa phương Tây và Moscow.

"Đây là một chiến thắng, xét trên các góc độ thông thường", Jonathan Stern, chủ tịch Chương trình khí đốt tại Viên Nghiên cứu năng lượng Oxford cho biết. Stern cho rằng kế hoạch của Nga nhằm sử dụng một đường ống không đi qua Ukraine mà vẫn đưa khí đốt đến châu Âu nay đã bị hủy bỏ hoặc gặp khó khăn nghiêm trọng.

Moscow giới thiệu dự án này đã lâu, từ năm 2007, rằng nó có lợi về mặt kinh doanh bởi tạo nên một đường cấp khí đốt cho châu Âu. Nhưng Âu và Mỹ phản đối vì đường ống này sẽ cho phép Nga tăng cường phạm vi ảnh hưởng ở Nam Âu, nhưng cũng cân nhắc việc nó bỏ qua Ukraine, nước từng khiến châu Âu bị ngắt nguồn cung hai lần trong vài năm qua do tranh chấp giá giữa Kiev và Moscow.

Phát biểu ở Thổ Nhĩ Kỳ, ông Putin đổ lỗi cho châu Âu đã không khoan nhượng và cho biết ông sẽ chuyển đường ống đến Thổ. Các nhà phân tích, kể cả ông Stern, đánh giá kế hoạch này cũng hợp lý. Thổ Nhĩ Kỳ là một nước lớn trong khu vực mà có nhu cầu về khí đốt ngày càng tăng - không giống như một số nước châu Âu nơi nhu cầu khí đốt đã giảm dần - và là một đất nước có tham vọng lớn trở thành một nơi giao dịch và trung chuyển nhiên liệu.


http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/12/02/putin-7177-1417482058.jpg
Tổng thống Putin trong cuộc họp báo ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters

Mặt khác, ông Stern cho biết, phải mất thời gian đáng kể để xây dựng đường ống mới đến Thổ Nhĩ Kỳ. Bên cạnh đó, các luật lệ của Liên minh châu Âu không áp dụng ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng sẽ áp dụng được đối với gas của Nga một khi đường ống vào đến một thành viên Liên minh châu Âu như Hy Lạp.

Ngay cả trước khi cuộc khủng hoảng tại Ukraina nổ ra vào tháng hai vừa qua, Ủy ban châu Âu đã gây sức ép với Nga để thực hiện theo luật lệ về cạnh tranh năng lượng như một điều kiện để cho phép khí đốt của Nga chảy sang châu Âu qua South Stream. Các quy tắc của châu Âu nhằm loại bỏ nguy cơ độc quyền về giá và nguồn cung năng lượng.

Nếu như đường ống South Stream không được xây dựng, châu Âu vẫn sẽ phải phụ thuộc vào dòng khí di chuyển từ Nga qua Ukraina. Đó có thể là nguyên nhân khiến các quan chức châu Âu cố gắng giữ một cánh cửa cho dự án này, và vào tuần tới sẽ có một cuộc họp tại Brussels với sự tham gia của quan chức phụ trách vấn đề năng lượng cấp cao của khối EU này là Maros Sefcovic.

Trong một thông báo được gửi cho khách hàng, các nhà phân tích tại Sanford C.Bernstein tại London cho rằng nếu như dự án này bị hủy bỏ, lợi nhuận trước thuế của Saipem có thế giảm 10 đến 15% trong năm 2015, hoặc ít nhất là sẽ giảm khoảng 130 triệu euro

Saipem là một trong một số ít các công ty sở hữu các loại tàu chuyên dụng có thể lắp đặt đường ống ở vùng nước sâu. Công ty có ba hợp đồng cho giai đoạn đầu tiên của hệ thống ống vượt Biển Đen với tổng trị giá 2,4 tỷ euro. Công ty dự kiến nhận được khoảng 1,25 tỷ eurro doanh thu từ South Stream ngay trong năm 2015.

Các nhà phân tích nói rằng việc loại bỏ dự án khiến tình hình thêm khó khăn cho ngành công nghiệp dầu mỏ, khi mà giá dầu giảm mạnh đang khiến các công ty lớn cắt giảm chi tiêu và giảm đầu tư. Nicholas Green, một nhà phân tích tại Bernstein ở London, nói rằng số lượng các dự án ngoài khơi được chấp thuận bởi các công ty đã giảm xuống còn ít hơn 40 dự án năm nay, so với 86 dự án trong năm 2012. "Với giá 80 USD mỗi thùng dầu," ông nói, "chúng tôi không biết con số của năm sau sẽ còn được bao nhiêu”.

Ông Green nói rằng Saipem là công ty bị hưởng nặng nề nhất bởi việc hủy bỏ dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt South Stream. Ngoài ra, các công ty thép châu Âu và Nga cũng có thể bị khốn đốn với số lượng vật liệu không thể sử dụng được, ông nói.

Với việc bị hủy hợp đồng, các công ty như Saipem có thể đòi được bồi thường từ Gazprom và các đối tác chủ dự án, nhưng các khoản này không thể bù đắp mất mát từ việc mất việc làm ăn.

Bà Itkonen, phát ngôn viên của Ủy ban châu Âu, cho biết rằng ủy ban không có nghĩa vụ bồi thường cho các nước thành viên Liên minh châu Âu về việc mất đi cơ hội kinh doanh.

Trevor Sikorski, một nhà phân tích tại Energy Aspects, một công ty nghiên cứu có trụ sở tại London, đánh giá về tuyên bố hủy dự án South Stream. "Chuyện này giống như một ván bài của tay chơi cỡ bự là Nga. Thông điệp của Nga là 'OK, nếu anh không muốn chơi, tôi sẽ mang bài về và biến'".

Trọng Nghĩa (theo New York Times)

admin
21-04-2015, 05:07 AM
Quan tham Trung Quốc bị nghi mua súng Mỹ ám sát Tập Cận Bình
http://thaicucthieugia.com/images/stories/Tat_ca/Chinh_Em/Quoc_te/xijinping.jpg

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/ngh%20bo.png
16/04/2015
Tờ Boxun News đặt trụ sở tại Mỹ cho hay giới quan tham Trung Quốc bị nghi ngờ tìm cách mua súng bắn tỉa của Mỹ để hạ sát nhà lãnh đạo Tập Cận Bình và “ông trùm” chống tham nhũng Vương Kỳ Sơn.

Theo một phóng viên của tờ Boxun tại Hong Kong, các cuộc lục soát tư gia gần đây của một số quan chức tham nhũng Trung Quốc đã hé lộ âm mưu về việc những người này tìm cách hạ thủ ông Tập và ông Vương bằng những khẩu súng bắn tỉa.

Chiến dịch chống tham nhũng mang tên “đả hổ, diệt ruồi” được ông Tập phát động từ năm 2013 đã đưa ra ánh sáng nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng ở mọi cấp lãnh đạo trong bộ máy chính quyền của Trung Quốc.


http://img.infonet.vn/t660/Uploaded/minhthu/2015_02_26/tap_can_binh_infonet.JPG (http://img.infonet.vn/t660/Uploaded/minhthu/2015_02_26/tap_can_binh_infonet.JPG)


Phát động chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” khiến tính mạng ông Tập không ít lần bị đe dọa.



Theo Boxun, kể từ khi âm mưu mua súng bắn tỉa để hạ sát nhà lãnh đạo quốc gia do chính giới quan tham Trung Quốc thức hiện được hé lộ, công tác đảm bảo an toàn tính mạng cho ông Tập đã được thắt chặt thêm. Thậm chí, các biện pháp tăng cường an ninh còn được áp dụng trong mọi cuộc tiếp kiến của ông Tập. Ngay cả các quan chức từ cấp thứ trưởng đều phải trải qua công đoạn kiểm tra an ninh mới được vào gặp nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Tờ Boxun nhấn mạnh đây không phải là lần đầu tiên tính mạng của ông Tập bị đe dọa. Hồi năm 2013, một số nguồn tin cho hay ông Tập bị đe dọa tính mạng tới hai lần khi ông này quyết định ra lệnh cho ông Vương, Trưởng ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương Trung Quốc vạch tội “con hổ” Chu Vĩnh Khang. Ông Chu từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an và cựu Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Theo đó, 2 vụ ám sát được cho xảy ra vào khoảng thời gian diễn ra cuộc họp lãnh đạo thường niên, được tổ chức tại quận Bắc Đới Hà, phía bắc tỉnh Hà Bắc. Các nhân viên an ninh đã phát hiện âm mưu ám sát đầu tiên là một quả bom hẹn giờ được giấu bên trong phòng họp, nơi các quan chức tiến hành thảo luận. Âm mưu thứ hai bại lộ khi các nhân viên tại Viện Quân y 301 ở Bắc Kinh phát hiện một chiếc kim tẩm chất độc trong quá trình kiểm tra sức khỏe.

Trong cả hai âm mưu ám sát trên, ông Tập đã may mắn thoát nạn. Kết quả, “con hổ” Chu Vĩnh Khang bị khai trừ khỏi đảng vào tháng 12/2014 và trở thành quan chức cấp cao nhất trong Đảng Cộng sản Trung Quốc bị khởi tố tội tham nhũng kể từ sau cuộc Cách mạng Văn hóa.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Boxun News, tờ báo nổi tiếng chuyên tiết lộ những câu chuyện bí mật trong giới chính trị Trung Quốc. Tờ báo này hoạt động từ năm 2000 và đặt trụ sở tại bang Bắc Carolina của Mỹ.

thieugia
17-06-2015, 04:11 PM
Thử tên lửa siêu thanh, Trung Quốc muốn răn đe Mỹ ở Biển Đông !

http://thaicucthieugia.com/images/stories/lo_go_baochi/logo_vne.png
Thứ tư, 17/6/2015 | 00:06 GMT+7

Tuyên bố thử thành công tên lửa siêu thanh có thể mang đầu đạn hạt nhân, Trung Quốc muốn gửi thông điệp răn đe tới Mỹ và các bên liên quan trong tranh chấp trên Biển Đông về lập trường không thoái lui.


http://m.f29.img.vnecdn.net/2015/06/16/china-tests-hypersonic-missile-4457-4608-1434441863.jpg
Hình ảnh đồ họa phương tiên bay siêu thanh. Ảnh: AFP

Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 12/6 xác nhận nước này thử thành công tên lửa siêu thanh Wu-14 trước đó năm ngày. .Đây là cuộc thử nghiệm lần thứ 4 đối với vũ khí này trong 18 tháng qua. Wu-14 có thể mang đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân và di chuyển với vận tốc gấp 10 lần vận tốc âm thanh.

Giới quan sát quân sự nhận định tần suất của các cuộc thử nghiệm cho thấy Bắc Kinh đang củng cố khả năng răn đe hạt nhân nhằm phản ứng thái độ của của Washington đối với tranh chấp trên Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực. Một quan chức tình báo Mỹ gọi vụ thử nghiệm mới nhất là "cuộc thao diễn cực đoan".

Vẫn như mọi lần, Trung Quốc bao biện rằng "hoạt động nghiên cứu và thử nghiệm khoa học theo dự kiến trong lãnh thổ của chúng tôi là bình thường và không nhằm vào bất cứ nước nào, với mục tiêu cụ thể nào". Tuy nhiên, lời giải thích này có vẻ chưa đủ thuyết phục khi cuộc thử nghiệm chỉ diễn ra một ngày trước thời điểm ông Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc, thực hiện chuyến công tác đến Mỹ. Sự trùng hợp này khiến dư luận không khỏi nghi ngờ đây lại là một tín hiệu cứng rắn khác mà Bắc Kinh muốn gửi đến Washington cũng như các bên có liên quan trong tranh chấp.

Xung đột quân sự

Ông He Qisong, nhà phân tích từ Đại học Thượng Hải, nhận xét vụ thử nghiệm rõ ràng là một thông điệp chính trị của Trung Quốc nhằm phản ứng lại việc Mỹ hơn hai tuần trước điều phi cơ trinh sát P-8A Poseidon bay trên các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng trái phép ở Biển Đông.

"Wu-14 được thiết kế để xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Điều này có nghĩa quân đội Trung Quốc thừa khả năng bảo vệ" vùng mà họ cho là lãnh thổ của mình, He nói, liên hệ tới các bãi đá mà Bắc Kinh đang mở rộng phi pháp.

Theo cây bút Sherine Conyers từ trang tin News của Australia, việc Trung Quốc thử thành công tên lửa siêu thanh có thể mang đầu đạn hạt nhân nhiều khả năng sẽ thổi bùng lên ngọn lửa căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington xung quanh vấn đề tranh chấp trên Biển Đông vốn âm ỉ suốt thời gian dài. Nguy cơ xung đột quân sự một lần nữa được đặt lên bàn cân.

Giáo sư Joseph Siracussa, phó trưởng khoa nghiên cứu quốc tế tại Viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne, Australia, cho rằng cả Mỹ và Trung Quốc đều "sẵn sàng cho một cuộc chiến".

Mặc dù Trung Quốc hiện có mối liên kết kinh tế tương đối khăng khít với nhiều quốc gia trên phạm vi toàn cầu nhưng lý do này chưa đủ sức nặng để khiến Bắc Kinh cân nhắc quyết định từ bỏ trong trường hợp chiến tranh thật sự xảy ra.

"Cuối cùng thì yếu tố kinh tế cũng không mang nhiều ý nghĩa", ông Siracussa, chuyên gia về an ninh và ngoại giao quốc tế, bình luận. "Khi bạn quân sự hóa một vấn đề, bạn sẽ không thể tìm ra giải pháp ngoại giao nào khác cho nó", ông khẳng định.

Tại hội nghị "Tái đánh giá Vị thế Hạt nhân Toàn cầu" diễn ra hồi tháng một, ông Siracussa cho biết đề tài về "cuộc xung đột không thể tránh khỏi" giữa Mỹ và Trung Quốc đang rất nóng, trở thành tâm điểm trong vô số cuộc thảo luận.

Trước vụ thử tên lửa, Trung Quốc cũng đã liên tục phô trương uy lực quân sự, điều chỉnh chính sách quốc phòng, nhấn mạnh sự chú ý vào biển và đại dương. Bắc Kinh còn bị nghi ngờ triển khai vũ khí tới đảo nhân tạo trên Biển Đông. Tất cả những bước đi này cho thấy Trung Quốc không hề có ý định nhượng bộ trong tranh chấp chủ quyền trên biển.

Việc thử thành công loại vũ khí được cho là đủ sức xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, cường quốc quân sự số một thế giới, đồng thời thông báo công khai về thành tựu này như một lời cảnh báo mà Bắc Kinh gửi tới tất cả các bên liên quan về lập trường không thoái lui của mình.

Chạy đua vũ trang

Theo giáo sư Siracussa, cả thế giới đang dõi theo những bước phát triển quân sự của Trung Quốc. Sự hiện diện của loại tên lửa siêu thanh chiến lược Wu-14 này càng là cái cớ để các quốc gia đẩy mạnh tích trữ vũ khí, đề phòng kịch bản xấu nhất xảy ra.

Giả thiết này được củng cố bởi bản báo cáo thường niên mới nhất về kho vũ khí hạt nhân toàn cầu do Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) đưa ra hôm qua. Theo đó, các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân vẫn không ngừng nâng cấp kho dự trữ của mình, bất chấp xu thế hướng tới giải trừ quân bị.

"Những chương trình hiện đại hóa đang được tiến hành ráo riết tại các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân cho thấy không nước nào có ý định từ bỏ chúng trong tương lai gần", chuyên viên nghiên cứu Shannon Kile tại SIPRI để cập Nga và Mỹ. Trong khi đó, Trung Quốc, Pháp và Anh "nếu không phát triển thì cũng triển khai các hệ thống vũ khí hạt nhân mới hoặc thể hiện quyết tâm theo đuổi mục tiêu này".

Với việc cả Washington và Moscow đều đang đẩy mạnh triển khai kế hoạch xoay trục sang châu Á, tương lai Biển Đông chắc chắn sẽ không nằm ngoài vòng xoáy của cuộc chạy đua vũ trang này. Ngoài ra, tên lửa Wu-14 sẽ là quân át chủ bài tạo bước đà để Trung Quốc vươn lên sánh ngang hàng với Mỹ và Nga, xét trên tương quan sức mạnh hạt nhân, theo National Interest.

Washington hiện chưa thừa nhận hay phủ định hoàn toàn những mối đe dọa mà tên lửa siêu thanh Wu-14 có thể gây ra. Theo một số chuyên gia, Wu-14 dường như sẽ mang theo tên lửa diệt hạm khét tiếng DF-21, nhờ đó phạm vi hoạt động của loại tên lửa đạn đạo tầm trung này được mở rộng lên đến trên 3.000 km. Tuy nhiên, chuyên gia quân sự Franz-Stefan Gady cho rằng Trung Quốc sẽ phải mất tới 20 năm nữa để biến tham vọng này thành hiện thực bởi những trở ngại về công nghệ.

Vũ Hoàng