PDA

View Full Version : Võ Thuật & Triết lý Âm-Dương Trong Võ Thuật



nhan_voky
28-10-2014, 12:37 PM
Võ Thuật & Triết lý Âm-Dương Trong Võ Thuật

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Binh_khi/000.jpg

I. Võ Thuật

1. Võ thuật là gì ?

Võ thuật là kỹ thuật hay phương thức dùng sức mạnh (nội lực, ngoại lực) để chiến thắng đối phương.

2. Chức năng, nhiệm vụ, vai trò của võ thuật

Với tư cách là một nghệ thuật vận động sản sinh ra trong đấu tranh giữa con người với thiên nhiên (các loài thú dữ), con người với kẻ thù bên ngoài (địch thủ), và con người với kẻ thù bên trong chính mình (bệnh tật), võ thuật hướng đến mục tiêu đem lại cho con người sự chiến thắng trong các cuộc chiến, rèn luyện sức khỏe, và phục vụ một số nhu cầu cần thiết tùy thuộc vào từng bộ môn.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Binh_khi/ao%20ca%20bt%20k%20mn%20tc.jpg

Trải theo thời gian, võ thuật hiện đại không còn nhấn mạnh vai trò chiến đấu và chiến thắng bằng mọi giá như trước, mà đã chú trọng hơn nhiều đến các mục tiêu khác như để rèn luyện sức khỏe, thực thi quyền tự vệ chính đáng khi hữu dụng. Một số môn phái được đưa ra thi đấu như những môn thể thao biểu diễn hoặc đối kháng với những điều luật khắt khe nghiêm cấm sử dụng các đòn đánh hiểm, độc.

3. Những khái niệm gần gũi

Tuy có thể đồng nhất "Võ" và "Võ thuật", nhưng thực ra hai khái niệm ít nhiều vẫn có ranh giới. "Võ", nói chung, chỉ lối đánh nhau bằng tay không hay binh khí, và đôi khi, nhằm chỉ một bộ môn đối lập với "văn"; còn "võ thuật" lại thiên về nghệ thuật vận động hơn. Theo đó võ thuật đề cao phương pháp, cách thức, sự khéo léo, kỹ thuật, nghĩa là sự phát huy toàn diện sức mạnh của con người để chiến thắng mọi địch thủ mà không chỉ là những đối thủ trực diện trên sàn đấu. Bên cạnh các thuật ngữ trên còn có thuật ngữ "Võ nghệ", vừa có nội hàm rất gần với thuật ngữ võ thuật, vừa mang ý nghĩa nghề nghiệp, khẳng định võ cũng là một nghề trong xã hội, nghề võ.

Cũng không thể không nhắc đến một khái niệm thường được các võ đường và các võ sư đề cao, thuật ngữ "Võ đạo", nhấn mạnh tính nhân văn, văn hóa trong võ thuật, khẳng định tột đỉnh của võ là văn, đằng sau võ học là cội nguồn triết học, hạt nhân đạo đức và chiều sâu tôn giáo, đồng thời đưa sự khốc liệt có tính bản chất của võ, một công cụ để tàn sát, xuống hàng thứ yếu.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Vo_thuat/Binh_Khi_ThieuGia/v%20s%20thiu%20ngc%20sn%2098.jpg

Trong đời sống xã hội còn tồn tại khái niệm võ học, đối lập với khái niệm võ biền. Võ học là khái niệm được dùng rất hạn chế trong đời sống võ thuật tại Việt Nam hiện nay. Võ học chưa được xem là một ngành học chính thống trong ngành giáo dục & đào tạo. Võ học là sự nghiên cứu, phân tích, hệ thống hóa... tất cả mọi mặt của đời sống võ thuật dưới ánh sáng của các chuyên ngành khoa học (tự nhiên & xã hội) khác như vật lý học, giải phẫu học, sinh lý, sinh hóa, sinh cơ, tâm lý học, y học TDTT.... Hầu hết các bài viết hoặc sách, báo về võ thuật hiện nay tại Việt Nam của các võ sư hoặc HLV danh tiếng đều ít khi đề cập đến thành tựu nghiên cứu của lĩnh vực này. Do đó, đời sống võ thuật Việt Nam còn khá xa lạ với các thuật ngữ, khái niệm hoặc công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về võ thuật (có lẽ có nguyên nhân sâu xa từ trình độ nhận thức, lý luận & nguyên cứu của giới võ thuật hiện nay).

4. Các môn công phu

Hệ thống công phu võ thuật hợp thành "tứ đại công phu", gồm Nội công, Ngoại công, Nhuyễn công và Ngạnh công, trong đó Nhuyễn Ngạnh công phu tuy có khi được xếp vào hệ thống Ngoại công, nhưng vẫn thường thấy sự khu biệt của nó do những điểm đặc thù:

a. Nội công

Là những phương thức luyện tập bằng cách sự tập trung tối đa tâm ý khí lực theo những phương thức đặc biệt nhằm phát huy các năng lực bí ẩn của con người, khi luyện thành thì có thể dùng tĩnh chế động. Nội công bao gồm các phương thức luyện tập:

Luyện tập tĩnh: Là phương pháp luyện tập bằng cách các hành giả ngồi yên lặng trong không khí tĩnh mịch và thả lỏng thể xác cũng như tâm hồn để luyện tập, như Nội công thiếu lâm tự.

Luyện tập động: Là phương pháp các hành giả chuyển động theo các bài tập nhằm tập trung tinh thần để luyện ý, như Bát đoạn cẩm, Dịch Cân Kinh Thiếu Lâm.

b. Ngoại công

Là các công phu luyện ngoại lực, có thể bao gồm trong nó cả Nhuyễn công và Ngạnh công, với các phương thức luyện tập các chiêu thức tấn công linh hoạt, mạnh mẽ và từng phần cơ thể để phòng thủ hữu hiệu. Khi luyện đại thành thì sức lực di hành khắp chân thân không bị ngăn trở, do đó muốn vận dụng đến sức thì sức có ngay, thân thể cương cường, da thịt gân xương đều cứng chắc, đến đao kiếm cũng khó bề gây thương tích. Ngoại công bao gồm các phương thức tu luyện:

Luyện tập hình: Là luyện tập các kỹ năng có hình dáng cụ thể, như Bát quái Quyền.

Luyện tập ý: Là luyện sao cho đúng ý của các bài luyện, ví dụ như Triệt quyền đạo, Thái cực Quyền.

Luyện tập pháp thể: Là luyện thể lực và thể hình, như Đấu vật, Su mô.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Vo_thuat/Binh_Khi_ThieuGia/v%20s%20thiu%20ngc%20sn%2099.jpg

c. Nhuyễn công

Là các công phu chuyên luyện lực âm, nhu lực, âm công, khi luyện đại thành thì bề ngoài cơ thể không có biểu hiện gì của người biết võ (như tay chân không sần sùi, cơ thể không cường tráng), nhưng lực đánh ra rất nguy hiểm (nên nhiều khi được gọi là độc thủ). Tương truyền, một số công phu như Nhất chỉ thiền công (luyện phóng một ngón tay), Quan âm chưởng (luyện cạnh tay), Tỉnh quyền công (luyện quyền bằng cách đấm tay xuống giếng) có thể đả thương người từ xa, Nhu cốt công luyện khớp xương toàn thân mềm dẻo v..v..v

Tương truyền ở Nhật Bản từ xa xưa lưu truyền một môn võ thuật có tên là Bí thuật Nhu công. Người luyện tập nhìn bề ngoài có vẻ rất yếu đuối nhưng khi ra tay thì vô cùng tàn độc, nhất là những đòn đánh Cầm nã thủ lấy mạng người dễ dàng vô cùng. Các chiêu thức tung ra gần như chỉ để có một mục đích là lấy mạng đối phương mà thôi.

Vào đệ nhị thế chiến, môn võ thuật này nghe nói được phổ biến cho các chiến sĩ trong những lực lượng cảm tử và sát thủ, nhưng sau này bị cấm và mất đi tông tích bởi vì quá độc ác mà cho tới nay chưa ai rõ lý do thất truyền, chỉ biết rằng một kẻ luyện tập môn võ này dù có thân thể bệnh hoạn yếu ớt, một khi đã dốc lòng luyện tập đều có thể trở thành cỗ máy giết người.

d. Ngạnh công

Là các công phu chuyên luyện sức mạnh dương cương, dương lực, dương công, như Thiết sa chưởng (chưởng tay sắt), Thiết tảo trửu (chân quét), Thiết tất cái (đầu gối).Trong đó phải kể tới các môn công phu của Thiếu Lâm rất đặc sắc như : Thập tam thái bảo (thân thể cứng),Thiết bố sam (thân cứng như sắt),Đồng tử công (cũng luyện thân thể)... Khi luyện đại thành thì tay chân người tập chai sần, cứng như sắt, cơ thể tráng kiện, cơ bắp cuồn cuộn. Sức mạnh đòn đánh có được khi đòn tiếp xúc với cơ thể đối phương với uy lực khủng khiếp.

5. Đỉnh cao võ thuật

Suy cho cùng, cách chia các môn công phu của Võ thuật ra làm nhiều dạng (nội công và ngoại công), với nhiều môn (long, báo, xà, hạc, hổ, hầu, quy, ưng,...), hoặc phân chia ra các trường phái (Thiếu lâm, Võ đang, Côn Luân,...) cũng chỉ là đứng trên cái nhìn khác nhau. Có người chia võ thuật ra làm Võ lâm chánh tông, và Bàng môn tà đạo. Sự khác nhau, âu cũng chỉ là ở hành vi của người dụng võ. Vì mục đích cao cả, võ thuật được sử dụng thì đó là võ công chánh tông. Ngược lại, vì mục đích cá nhân, tư lợi, hành vi bỉ ôi, mà võ thuật được sử dụng thì đó là bàng môn tà đạo. Ranh giới thật là mong manh. Nhiều người suốt đời nghiên cứu võ thuật, những mong tìm được bí kíp võ thuật, những công phu đã thất truyền (kể cả những cách luyện kỳ lạ, dị thường) để đạt đến cái gọi là đỉnh cao võ thuật. Vậy đỉnh cao của võ thuật là ở đâu? Bất kỳ một môn công phu võ học nào, miễn sao có thể sử dụng để chiến thắng địch thủ thì có thể sử dụng. Nhưng đó chỉ là chiến thắng về mặt hình thức mà thôi. Chiến thắng thật sự sẽ nằm trên 2 phương diện: hình thức bên ngoài, và nhân tâm bên trong. Đó là đỉnh cao của giới võ thuật vậy.

II. Âm Dương & Triết lý Âm-Dương

Âm Dương là hai khái niệm để chỉ hai thực thể đối lập ban đầu tạo nên toàn bộ vũ trụ. Âm thể hiện cho những gì yếu đuối nhỏ bé, tối tăm, thụ động, nữ tính, mềm mại ... đối lập nó là dương thể hiện sự mạnh mẽ, cho ánh sáng, chủ động, nam tính, cứng rắn ... Triết lý giải thích vũ trụ dựa trên âm và dương được gọi là triết lý âm dương.

Nguồn gốc của âm dương

Âm dương là hai khái niệm được hình thành cách đây rất lâu. Về nguồn gốc của âm dương và triết lý âm dương, rất nhiều người theo Khổng An Quốc và Lưu Hâm (nhà Hán) mà cho rằng Phục Hy là người có công sáng tạo. Một số người khác thì cho rằng đó là công lao của "âm dương gia", một giáo phái của Trung Quốc. Cả hai giả thuyết trên đều không có cơ sở khoa học vì Phục Hy là một nhân vật thần thoại, không có thực còn âm dương gia chỉ có công áp dụng âm dương để giải thích địa lý-lịch sử mà thôi. Phái này hình thành vào thế kỷ thứ 3 nên không thể sáng tạo âm dương được.

Còn nữa...

nhan_voky
28-10-2014, 12:53 PM
Võ Thuật & Triết lý Âm-Dương Trong Võ Thuật

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Binh_khi/cn%20long%20ng%20dng%20.jpg

Tiếp theo trang trước

Các nghiên cứu khoa học liên ngành của Việt Nam và Trung Quốc đã kết luận rằng "khái niệm âm dương có nguồn gốc phương Nam". ("Phương Nam" ở đây bao gồm vùng nam Trung Hoa, từ sông Dương Tử trở xuống và vùng Việt Nam. Xem thêm dân tộc Việt Nam để biết thêm khu vực của người Cổ Mã Lai sinh sống.) Trong quá trình phát triển, nước Trung Hoa trải qua hai thời kỳ: 1. "Đông tiến" là thời kỳ Trung Hoa mở rộng từ thượng lưu (phía tây) xuống hạ lưu (phía đông) của sông Hoàng Hà; 2. "Nam tiến" là thời kỳ mở rộng từ lưu vực sông Hoàng Hà (phía bắc) xuống phía nam sông Dương Tử. Trong quá trình nam tiến, người Hán đã tiếp thu triết lý âm dương của các cư dân phương nam, rồi phát triển, hệ thống hóa triết lý đó bằng khả năng phân tích của người du mục làm cho triết lý âm dương đạt đến hoàn thiện và mang ảnh hưởng của nó tác động trở lại cư dân phương nam.

Cư dân phương nam sinh sống bằng nông nghiệp nên quan tâm số một của họ là sự sinh sôi nảy nở của hoa màu và con người. Sinh sản của con người thì do hai yếu tố: cha và mẹ, nữ vànam; còn sự sinh sôi nảy nở của hoa màu thì do đất và trời - "đất sinh, trời dưỡng". Chính vì thế mà hai cặp "mẹ-cha", "đất-trời" là sự khái quát đầu tiên trên con đường dẫn đến triết lý âm dương. Về mặt ngôn ngữ học, "âm dương" là phát âm của yin yang trong tiếng Hán, nhưng chính tiếng Hán để chỉ khái niệm âm dương lại vay mượn từ các ngôn ngữ phương Nam trước đây. Ví dụ, so sánh yang với giàng (trong tiếng Mường), yang sri (thần lúa), yang Dak (thần nước), yang Lon (thần đất) (trong tiếng của nhiều dân tộc Tây Nguyên); so sánh yin với yana (tiếng Chàmcổ, ví dụ Thiên Yana = mẹ trời), ina (tiếng Chàm hiện đại), inang (tiếng Indonesia), nạ (tiếng Việt cổ, ví dụ: nạ ròng = người đàn bà có con, hay tục ngữ Việt Nam: "Con thì na, cá thì nước"), ... thì thấy rõ điều đó. Chính từ quan niệm âm dương với hai cặp "mẹ-cha" và "đất-trời" này, người ta đã mở rộng ra nhiều cặp đối lập phổ biến khác. Đến lượt mình, các cặp này lại là cơ sở để suy ra vô số các cặp mới.
Trừu tượng hóa âm dương

Từ việc khái niệm âm dương được dùng để chỉ những cặp đối lập cụ thể ở trên, người xưa tiến thêm một bước là dùng nó để chỉ những cặp đối lập trừu tượng hơn ví dụ như "lạnh-nóng", rồi cặp "lạnh-nóng" lại là cơ sở để suy tiếp như về phương hướng: "phương bắc" lạnh nên thuộc âm, "phương nam" nóng nên thuộc dương; về thời tiết: "mùa đông" lạnh nên thuộc âm, "mùa hè" nóng nên thuộc dương; về thời gian: "ban đêm" lạnh nên thuộc âm, "ban ngày" nóng nên thuộc dương. Nếu tiếp tục suy diễn nữa thì: đêm thì tối nên "tối" thuộc âm, ngày thì sáng nên "sáng" thuộc dương; tối có màu đen nên "màu đen" thuộc âm, ngày sáng thì nắng "đỏ" nên "màu đỏ" thuộc dương.

Từ cặp "mẹ-cha" (nữ-nam, cái-đực) có thể suy ra rằng: Giống cái có khả năng mang thai (tuy một mà hai), nên về loại số, thì số "chẵn" thuộc âm; giống đực không có khả năng ấy, một là một, nênsố "lẻ" thuộc dương. Điều này giải thích tại sao quẻ dương là một vạch dài (|), còn quẻ âm là hai vạch ngắn (:).

Về hình khối thì khối vuông ổn định, tĩnh, tỷ lệ giữa cạnh và chu vi là 1:4, số 4 là số chẵn, chính vì thế mà khối vuông thuộc âm; hình cầu không ổn định, động, tỷ lệ giữa đường kính và chu vi là 1:3 (số \pi), số 3 là số lẻ, chính vì vậy mà khối cầu thuộc dương (xem Hình 2).

Tuy vậy, các cặp đối lập chưa phải là nội dung chính của triết lý âm dương. Triết lý âm dương không phải là triết lý về các cặp đối lập. Tất cả cácdân tộc trên thế giới đều có các phạm trù đối lập nhau, ngôn ngữ của tất cả các dân tộc đều có từ trái nghĩa. Điều quan trọng của triết lý âm dương chính ở bản chất và quan hệ của hai khái niệm âm dương. Đó chính là điều khác biệt triết lý âm dương với các triết lý khác.

Các quy luật của triết lý âm và dương

Tất cả các đặc điểm của triết lý âm dương đều tuân theo hai quy luật cơ bản. Đó là quy luật về bản chất của các thành tố và quy luật về quan hệgiữa các thành tố.

Nhan_voky sưu tầm

backieuphong
30-10-2014, 09:21 PM
Với người Á Đông, quan niệm âm dương là xuyên suốt trong cuộc sống.