PDA

View Full Version : Sự liên quan của câu thành ngữ "Mồm Chó Vó Ngựa" với... Võ Thuật (!?)



doancongtu
13-11-2014, 02:44 PM
Hôm qua, trên trang facebook của võ sư Thiều Ngọc Sơn có đăng một tấm ảnh vui và một bài thơ do thầy Sơn làm để bình về tấm ảnh. Nội dung bài thơ như sau:


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Thieugia_thivan/chem_gio/ch%20cn.jpg

Hạn !


Hôm qua mình gặp cô này,
Bị con chó cắn rách ngay miếng quần.
Có thằng cu tí tên Quân
Thấy cô lòi thịt lấy quần cho thay.

Nó rằng: Cô chớ thế này !
Chó ta còn đỡ chó tây... coi chừng !
Hôm nay như thế là mừng,
Lần sau ai dám chỉ chừng thế thôi./.

Tp.HCM, ngày 12.11.2014
Thiều Ngọc Sơn

Nghĩ đây quả là bài thơ hay, lời bình hóm hĩnh bởi vậy nên lúc tối qua, khi mấy thầy trò ngồi tám với nhau tôi mới hỏi thầy về xuất xứ của bài thơ. Thầy nói thầy dựa vào câu thành ngữ mà các cụ nhà ta hay nói “Mồm chó , Vó ngựa” để trêu cho vui ấy mà.

Nằn nì mãi thì được thầy cắt nghĩa và giải thích thành ngữ trên với một giọng điệu vô cùng hóm hĩnh như sau:


Mồm Chó - Vó Ngựa

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Thieugia_thivan/chem_gio/06.jpg

Mồm chó: Chó là con vật được con người quí trọng và nuôi trong nhà. Chó tuy rất gần gũi với con người nhưng lại chẳng học được tí ti văn minh nào từ con người, bởi vậy nhiều người khi tức giận mới chửi chó là “ngu”, “đồ ngu”… và đôi khi tức giận với ai đó, người ta cũng sẵn sàng so sánh độ thông minh của người đó với con thú nuôi của mình.

Chó có thói quen hay cắn bậy, sủa càn, chó chỉ nghe theo chủ, còn như kẻ khác, kể cả người đó chức hàm Thủ tướng hoặc cao hơn như Vua Nghiêu thì chó nó cũng đếch cần biết, cắn tất. Bởi vậy mới có câu “Chó của đạo chích cắn vua Nghiêu”, nghiều người quí chó là quí ở cái điểm này.

Chó là loài vật ăn tạp, bạ gì ăn nấy. Đã thế chúng lại chẳng biết giữ vệ sinh, không lau chân trước khi xực và cũng chẳng bao giờ tự giác “oánh” răng trước và sau khi ăn uống, trước lúc... đi nằm ngủ. Do ăn tạp nên mồm miệng chó vô cùng hôi thối, dơ bẩn, đầy dẫy ký sinh trùng độc hại, đặc biệt là các loại ký sinh trùng bệnh dại, rất dễ lây lan sang người. Bởi vậy, cũng có rất nhiều người không những không yêu chó mà còn sợ chó, rất ghét chó. Thậm chí nhiều người còn chủ động cho chó ủ với lá mơ, om với giềng với mẻ...


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Thieugia_thivan/chem_gio/ch%20cn.gif

Trong đời thường, đặc biệt là trong các bộ môn võ thuật hiện đại ngày nay, có nhiều người, nhiều vận động viên, nhiều võ sĩ đã biết vận dụng một cách hiệu quả đòn nhe răng hù dọa đối phương, có người sẵn sàng đớp cho đối phương một vài phát tỉ như Mike Tyson, cựu vô địch quyền anh hạng nặng thế giới, người từng cắn đứt tai đối thủ Evander Holyfield trong một trận đấu... mục đích tạm thời thoát khỏi sự truy bắt của đối phương, của địch thủ…, hoặc vĩnh viễn tránh xa nanh vuốt của kẻ thù. Người nào, võ sĩ nào vận dụng tốt kỹ thuật này để bảo vệ mình, tấn công hiệu quả đối phương thì được võ lâm giang hồ kêu là “minh minh trí”. Và độc chiêu trên, giang hồ gọi với cái tên là chiêu “chó cắn”, trong khi đó giới võ lâm lại tỏ ra rất lịch lãm khi kêu đấy là chiêu “cẩu xực”.

Vó ngựa: Ngựa là loài vật có nguồn gốc hoang dã, về sau được con người thuần dưỡng và trở thành một trong con vật đứng tốp đầu của “lục súc” (sách Tam tự kinh có câu: Mã Ngưu Dương, Kê Khuyển Thỉ thử lục súc . Tức ngựa, trâu, dê, gà, chó, lợn đấy chính là 6 thứ vật thường nuôi trong nhà), rất được mọi người yêu quý. Trong văn hóa tín ngưỡng dân gian, ngựa được cho là biểu tượng của sự giàu sang, của sự thành công mau chóng, bất ngờ.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Thieugia_thivan/chem_gio/01.jpg

Trước khi về sống với con người, ngựa sống trong môi trường thiên nhiên đầy hiểm nguy bất chắc. Bởi thế ngoài việc dùng hàm răng chắc, to, khỏe để cắn (ở người, ai có hàm răng to khỏe thì được kêu là răng ngựa), ngựa còn biết vận dụng một cách hiệu quả đôi chân sau của mình, dựa vào mấy chiếc móng cứng như sắt thép để tấn công đối phương. Những đòn đá bằng chân sau của ngựa vô cùng hiểm hóc, dũng mãnh và đầy uy lực. Ngay chính các loài thú dữ như hổ, báo, hoặc chúa tể sơn lâm như sư tử khi đối diện với ngựa cũng rất ngán ngẩm và hết sức đề phòng.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Thieugia_thivan/chem_gio/dat2.jpg

Trong thi đấu võ thuật, người nào chủ quan bị đối phương thừa cơ tung đòn “đá ngựa” thì ngay lập tức sẽ lăn đùng bổ ngửa, văng xa đến răm ba mét... và nếu không gục ngã vì đau đớn thì cũng chẳng lấy đâu ra khí lực để tính chuyện ăn thua...

Võ việt, võ ta gọi chiêu này là chiêu đá giò lái; võ Tàu gọi là hổ vĩ cước hoặc hậu đăng cước... trong khi đó võ phái karatedo lại gọi đấy là đòn đá tống chân sau (Ushiro-geri)...


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Thieugia_thivan/chem_gio/s%20t.jpg

Theo thầy Thiều Ngọc Sơn, ngoài một số ý tứ vui như đã giải thích ở trên, thì trong đời sống thường ngày, người ta hay dùng thành ngữ "Mồm chó vó ngựa" để chỉ những hạng người có cách cư xử hiểm ác, lối sống tùy tiện, phóng túng, đặc biệt là những người có lối nói năng, phát ngôn bừa bãi, quàng xiên, không cẩn trọng... dễ làm tổn thương đến lòng tự trọng, danh dự, nhân phẩm, đến hòa khí của những người xung quanh.

Nghĩ, các cụ nhà ta xưa kinh thật ! Văn nói thôi cũng thấy ác, ví thôi cũng đã thấy thâm; võ thì… thậm kinh./.

Doancongtu ghi

bach_djen
30-03-2018, 04:12 PM
Hôm qua, trên trang facebook của võ sư Thiều Ngọc Sơn có đăng một tấm ảnh vui và một bài thơ do thầy Sơn làm để bình về tấm ảnh. Nội dung bài thơ như sau:


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Thieugia_thivan/chem_gio/ch%20cn.jpg

Hạn !


Hôm qua mình gặp cô này,
Bị con chó cắn rách ngay miếng quần.
Có thằng cu tí tên Quân
Thấy cô lòi thịt lấy quần cho thay.

Nó rằng: Cô chớ thế này !
Chó ta còn đỡ chó tây... coi chừng !
Hôm nay như thế là mừng,
Lần sau ai dám chỉ chừng thế thôi./.

Tp.HCM, ngày 12.11.2014
Thiều Ngọc Sơn

Nghĩ đây quả là bài thơ hay, lời bình hóm hĩnh bởi vậy nên lúc tối qua, khi mấy thầy trò ngồi tám với nhau tôi mới hỏi thầy về xuất xứ của bài thơ. Thầy nói thầy dựa vào câu thành ngữ mà các cụ nhà ta hay nói “Mồm chó , Vó ngựa” để trêu cho vui ấy mà.

Nằn nì mãi thì được thầy cắt nghĩa và giải thích thành ngữ trên với một giọng điệu vô cùng hóm hĩnh như sau:


Mồm Chó - Vó Ngựa

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Thieugia_thivan/chem_gio/06.jpg

Mồm chó: Chó là con vật được con người quí trọng và nuôi trong nhà. Chó tuy rất gần gũi với con người nhưng lại chẳng học được tí ti văn minh nào từ con người, bởi vậy nhiều người khi tức giận mới chửi chó là “ngu”, “đồ ngu”… và đôi khi tức giận với ai đó, người ta cũng sẵn sàng so sánh độ thông minh của người đó với con thú nuôi của mình.

Chó có thói quen hay cắn bậy, sủa càn, chó chỉ nghe theo chủ, còn như kẻ khác, kể cả người đó chức hàm Thủ tướng hoặc cao hơn như Vua Nghiêu thì chó nó cũng đếch cần biết, cắn tất. Bởi vậy mới có câu “Chó của đạo chích cắn vua Nghiêu”, nghiều người quí chó là quí ở cái điểm này.

Chó là loài vật ăn tạp, bạ gì ăn nấy. Đã thế chúng lại chẳng biết giữ vệ sinh, không lau chân trước khi xực và cũng chẳng bao giờ tự giác “oánh” răng trước và sau khi ăn uống, trước lúc... đi nằm ngủ. Do ăn tạp nên mồm miệng chó vô cùng hôi thối, dơ bẩn, đầy dẫy ký sinh trùng độc hại, đặc biệt là các loại ký sinh trùng bệnh dại, rất dễ lây lan sang người. Bởi vậy, cũng có rất nhiều người không những không yêu chó mà còn sợ chó, rất ghét chó. Thậm chí nhiều người còn chủ động cho chó ủ với lá mơ, om với giềng với mẻ...


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Thieugia_thivan/chem_gio/ch%20cn.gif

Trong đời thường, đặc biệt là trong các bộ môn võ thuật hiện đại ngày nay, có nhiều người, nhiều vận động viên, nhiều võ sĩ đã biết vận dụng một cách hiệu quả đòn nhe răng hù dọa đối phương, có người sẵn sàng đớp cho đối phương một vài phát tỉ như Mike Tyson, cựu vô địch quyền anh hạng nặng thế giới, người từng cắn đứt tai đối thủ Evander Holyfield trong một trận đấu... mục đích tạm thời thoát khỏi sự truy bắt của đối phương, của địch thủ…, hoặc vĩnh viễn tránh xa nanh vuốt của kẻ thù. Người nào, võ sĩ nào vận dụng tốt kỹ thuật này để bảo vệ mình, tấn công hiệu quả đối phương thì được võ lâm giang hồ kêu là “minh minh trí”. Và độc chiêu trên, giang hồ gọi với cái tên là chiêu “chó cắn”, trong khi đó giới võ lâm lại tỏ ra rất lịch lãm khi kêu đấy là chiêu “cẩu xực”.

Vó ngựa: Ngựa là loài vật có nguồn gốc hoang dã, về sau được con người thuần dưỡng và trở thành một trong con vật đứng tốp đầu của “lục súc” (sách Tam tự kinh có câu: Mã Ngưu Dương, Kê Khuyển Thỉ thử lục súc . Tức ngựa, trâu, dê, gà, chó, lợn đấy chính là 6 thứ vật thường nuôi trong nhà), rất được mọi người yêu quý. Trong văn hóa tín ngưỡng dân gian, ngựa được cho là biểu tượng của sự giàu sang, của sự thành công mau chóng, bất ngờ.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Thieugia_thivan/chem_gio/01.jpg

Trước khi về sống với con người, ngựa sống trong môi trường thiên nhiên đầy hiểm nguy bất chắc. Bởi thế ngoài việc dùng hàm răng chắc, to, khỏe để cắn (ở người, ai có hàm răng to khỏe thì được kêu là răng ngựa), ngựa còn biết vận dụng một cách hiệu quả đôi chân sau của mình, dựa vào mấy chiếc móng cứng như sắt thép để tấn công đối phương. Những đòn đá bằng chân sau của ngựa vô cùng hiểm hóc, dũng mãnh và đầy uy lực. Ngay chính các loài thú dữ như hổ, báo, hoặc chúa tể sơn lâm như sư tử khi đối diện với ngựa cũng rất ngán ngẩm và hết sức đề phòng.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Thieugia_thivan/chem_gio/dat2.jpg

Trong thi đấu võ thuật, người nào chủ quan bị đối phương thừa cơ tung đòn “đá ngựa” thì ngay lập tức sẽ lăn đùng bổ ngửa, văng xa đến răm ba mét... và nếu không gục ngã vì đau đớn thì cũng chẳng lấy đâu ra khí lực để tính chuyện ăn thua...

Võ việt, võ ta gọi chiêu này là chiêu đá giò lái; võ Tàu gọi là hổ vĩ cước hoặc hậu đăng cước... trong khi đó võ phái karatedo lại gọi đấy là đòn đá tống chân sau (Ushiro-geri)...


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Thieugia_thivan/chem_gio/s%20t.jpg

Theo thầy Thiều Ngọc Sơn, ngoài một số ý tứ vui như đã giải thích ở trên, thì trong đời sống thường ngày, người ta hay dùng thành ngữ "Mồm chó vó ngựa" để chỉ những hạng người có cách cư xử hiểm ác, lối sống tùy tiện, phóng túng, đặc biệt là những người có lối nói năng, phát ngôn bừa bãi, quàng xiên, không cẩn trọng... dễ làm tổn thương đến lòng tự trọng, danh dự, nhân phẩm, đến hòa khí của những người xung quanh.

Nghĩ, các cụ nhà ta xưa kinh thật ! Văn nói thôi cũng thấy ác, ví thôi cũng đã thấy thâm; võ thì… thậm kinh./.

Doancongtu ghi

Vó ngựa đá chỉ có chết... Nhớ trước đọc trong Đông Chu Liệt Quốc có đề cập một ông vua chết vì ngựa đá nhưng không nhớ rõ là ai.