PDA

View Full Version : Võ sư Thiều Ngọc Sơn bàn về "Kẻ Sĩ Xưa Và Nay"



fangzi
16-12-2014, 05:23 PM
1. Kẻ Sĩ Xưa

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Thanh_Ngu_Co_Su/Co_su/ai%20cng.jpg

Thế nào là kẻ sĩ ?

Muốn biết "Kẻ Sĩ" là người như thế nào, cao to hay quý tiện ? Trước tiên chúng ta phải tìm hiểu sơ qua khái niệm Thế nào là KẺ SĨ.

Các sách: Đại Đái Lễ Ký, chương Ai Công vấn ngũ nghĩa (大 戴 禮 記 - 哀 公 問 五 義); Tuân tử chương Ai công (荀 子 - 哀 公); Khổng tử gia ngữ chương Ngũ nghi giải (孔 子 家 語 - 五 儀 解) có chép việc Ai công hỏi Khổng tử về Kẻ sĩ, Khổng tử đáp:

孔 子 對 曰:“所 謂 士 者,雖 不 能 盡 道 術,必 有 率 也;雖 不 能 遍 美 善,必 有 處 也。是 故 知 不 務 多,務 審 其 所 知 ;言 不 務 多,務 審 其 所 謂 ;行 不 務 多 ,務 審 其 所 由 。故 知 既 已 知 之 矣,言 既 已 謂 之 矣 ,行 既 已 由 之 矣,則 若 性 命 肌 膚 之 不 可 易 也 。故 富 貴 不 足 以 益 也,卑 賤 不 足 以 損 也 :如 此 則 可 謂 士 矣 。”


http://thaicucthieugia.com/images/stories/moitinh/dsc02500.jpg

Hán Việt

Khổng Tử đối viết: "Sở vị sĩ giả, nạn bất năng tận đạo thuật, tất hữu suất dã; nạn bất năng mỹ thiện, tất hữu sứ dã. Thị cố tri bất vụ đa, vụ thẩm kỳ sở tri; ngôn bất vụ đa, vụ thẩm kỳ sở vị; hành bất vụ đa, vụ thẩm kỳ sở do. Cố tri ký kỷ tri chi hỷ, ngôn ký kỷ vị chi hỷ, hành ký kỷ do chi hỷ, tắc nhược tính mệnh cơ phu chi bất khả dị dã. Cố phú quý bất túc chi ích dã, ti tiện bất túc dĩ tổn dã. Như thử tắc khả vị sĩ hỷ.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/anhminhoa/dsc03849.jpg

Dịch nghĩa

Khổng tử nói: Cái để gọi là Kẻ sĩ , tuy đạo thuật không thể tận cùng hết nhưng cũng cứ noi theo đạo thuật; Tuy cái đẹp không thể lan khắp hết, nhưng cũng có chỗ để tỏ cái đẹp. Vậy nên sự hiểu biết không cần phải nhiều, mà phải xét kĩ cái mình biết; Lời nói không cần nhiều, mà phải xét kĩ cái điều mình nói; Làm không cần nhiều, mà phải xét kĩ cái nguyên do để mà làm. Thế là biết cái mình đã biết, nói cái mình đã tường, làm cái gì cũng có nguyên do để mà làm. Như thế thì là biết được tính mệnh tóc da là cái không thể thay đổi được. Vậy nên giàu có cũng không thêm lên được, nghèo hèn cũng không mất đi được. Được như thế gọi là Kẻ sĩ đấy.

Lời bàn của Thiều Gia


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Thieugia_thivan/v%20s%20thiu%20ngc%20sn.jpg

Hai tiếng "Kẻ Sĩ" xưa được dùng để chỉ những người có học thức, có trình độ lý luận, sự hiểu biết về tất cả các lĩnh vực (trên thông thiên văn, dưới tường địa lý), có đức độ, có tài an bang tế thế, có tinh thần trung quân ái quốc, sẵn sàng xả thân vì đại sự, vị quốc, tuẫn tiết vì danh dự...


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Nhan_Van_Hieu_Le/Hieu_Le/thieugia_l.png

Trong xã hội xưa, "Sĩ" đứng đầu trong tứ dân (Sĩ, Nông, Công, Thương), là bậc thang giá trị cao nhất trong xã hội. Kẻ sĩ không nhất thiết xuất thân từ quý tộc mà có thể xuất thân từ giai cấp cùng đinh. Nho học chủ trương "Cử hiền tài" do đó, thông qua chế độ khoa bảng, ai có thực tài, thực học, là người hiền đức thì đều được tiến cử hoặc được chiêu mời ra phụng sự tổ quốc. Kẻ sĩ được đắc dụng, trọng vọng và tôn vinh trong chế độ văn trị, đức trị


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Nhan_Van_Hieu_Le/Hieu_Le/tthieugia_l%201.jpg

Tinh thần kẻ sĩ là "先 天 下 之 忧,后 先 下 之 乐 而 乐" (Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc) tức phải lo trước nỗi lo của thiên hạ và có vui cũng vui sau sự vui của thiên hạ. Đấy, tinh thần của "Kẻ Sĩ" xưa là như thế. Kẻ sĩ xưa được các tầng lớp nhân dân hết sức quý trọng và nhiều khi được ví như Phụ Mẫu chi dân (Cha Mẹ của dân) là vậy./.

CÒN NỮA...

fangzi
11-02-2015, 06:40 PM
Kẻ sĩ xưa thì như thế, nay nghe còn chẳng được mấy người.