PDA

View Full Version : Lỳ Xì & Ý nghĩa của tập tục Lỳ Xì



fangzi
27-02-2015, 12:09 PM
Lỳ Xì & Ý nghĩa của tập tục Lỳ Xì

http://thaicucthieugia.com/images/stories/Nhan_Van_Hieu_Le/002.jpg

Hôm qua có đứa em ở Thanh Hóa 28 tuổi chưa chồng, đã ra trường và đi làm tại một doanh nghiệp ở Hà Nội được 4, 5 năm nay gọi điện cho TGTVTTL nũng nịu, nói “Bác chưa lỳ xì cho em nhá !”.

Nghe em nói, nghĩ ngay là em không hiểu ý nghĩa của tập tục lỳ xì, những chuyện liên quan đến bao lỳ xì … cũng như ai là người có trách nhiệm lỳ xì, phải lỳ xì ? Ai là người được lỳ xì (nghi nó đòi tiền lỳ xì để mua vàng cưới chồng), thậm chí là đòi tiền lỳ xì….

Và có nghe em nói TGTVTTL mới biết hiện người miền Bắc cũng kêu tập tục bỏ tiền vào phong bao đỏ hay còn gọi là hồng bao (紅包) là “lỳ xì”, thay cho cách gọi tiền “mừng tuổi” xưa kia.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Nhan_Van_Hieu_Le/l%20x%203.jpg

Lỳ xì hay “mừng tuổi” là nét văn hóa đặc sắc, đầy ý nghĩa với những mong ước tốt lành. Nay nhân tiết Xuân, rảnh rang nên TGTVTTL xin có vài lời giải nghĩa nhằm giúp các bạn giải khuây đỡ buồn.

Giải thích từ ngữ:

Tục “lỳ xì” có nguồn gốc khởi nguyên từ Trung Quốc, sau mới lan sang Việt Nam và một số nước Á Đông khác.
Lỳ xì là danh từ dùng để chỉ một tập tục cổ xưa của người TQ. Người VN kêu “lỳ xì” là do cách phát âm của cụm từ 利市 (lợi thị), tiếng TQ đọc là lì shì (đọc theo giọng Việt là lì sư).

Chữ lợi 利 tức là lợi nhuận, lời, thuận lợi; Thị 市 là chợ.

Lợi thị 利市 lì shì theo giải thích trong tiếng Hán có ba nghĩa như sau:

1. Đây là lợi nhuận (tiền lời) do khéo mua bán mà có được. Trong “Tả truyện” - Chiêu công năm thứ 16 viết: “Nhĩ hữu lợi thị bảo hối, ngã vật dữ tri” Dương Bá Kỳ giải thích: “Lợi thị do ngôn hảo mãi mại” (tiền lời do khéo ăn khéo nói trong mua bán mà có được).

2. Sự thuận lợi, tốt lành; vận khí tốt. Tiêu Cám người đời Hán nói lợi thị là sự may mắn (bỗng dưng) được ai đó chia cho.

3. Tiển thưởng vào các dịp lễ tiết. Tức nhân vì có chuyện vui, mừng mà thưởng, ban phát cho mọi người. Manh Nguyên Lão người đời Tống trong sách “Đông kinh mộng hoa lục” mục Lấy Vợ có thuật như thế này: Người nhà của họ nhà gái sau khi nhận được lễ vật gồm trà, rượu, tiền lỳ xì và một số phẩm vật khác. Đến ngày cưới thì người nhà dùng xe hoặc kiệu hoa (hoa diêm tử - ND) đến nhà người con gái rước dâu, trước khi khởi kiệu đám con cháu và người khênh kiệu thường lao nhao đòi tiền lỳ xì, khi nhận được tiền lỳ xì là khởi xe.

(1) 好 买 卖。《左 传• 昭 公 十 六 年》:“尔 有 利 市 宝 贿,我 勿 与 知。” 杨 伯 峻 注:“利 市 犹 言 好 买 卖”.

(2) 吉 利;好 运 气。 汉 焦 赣 《易 林•观 之 离》:“福 过 我 里,入 门 笑 喜,与 我 利 市。” 郭 沫 若 《卓 文 君》第 三 景:“他 虽 然 能 够 做 点 文 章,但 是 他 哪 有 我 们 程 老 爷 利 市?”

(3) 节日、喜 庆 所 赏 的 喜 钱。 宋 孟 元 老 《东 京 梦 华 录•娶 妇》:“女 家 亲 人 有 茶 酒 利 市 之 类。至 迎 聚 日,儿 家 以 车 子 或 花 檐 子 发 迎 客 引 至 女 家 门,女 家 管 待 迎 客,与 之 綵 段,作 乐 催 粧 上 车 檐,从 人 未 肯 起,炒 咬 利 市,谓 之 起 檐 子’,与 了 然 后 行。” 明 贾 仲 名 《金 安 寿》第 一 折:“一 个 先 生 来 化 斋 求 利 市 。”

Nguồn gốc:

Truyền thuyết TQ kể, xưa có một con yêu thường xuất hiện vào những đêm cuối năm, đêm giao thừa và thường lừa khi trẻ con ngủ, con yêu đến bên giường dùng tay xoa đầu trẻ con khiến trẻ con giật mình khóc thét. Con yêu lấy việc xoa đầu và chọc phá giấc ngủ của trẻ con làm thích thú lắm.

Năm kia, khi gần đến tết có 8 vị tiên trong lúc vân du dự tiệc ở Đông Hải bỗng nhìn thấy cậu bé chừng năm bảy tuổi trông kháu khỉnh đang chơi trước sân nhà của một cặp vợ chồng. Lại thấy yêu khi bốc lên chung quanh nhà, tám vị tiên biết thể nào đứa trẻ cũng bị yêu ma hành hạ bèn hóa thành những khách bộ hành lỡ đường ghé nhà vợ chồng kia xin ngủ nhờ với chủ ý đánh đuổi yêu ma.

Sau khi được gia chủ làm cơm thết đãi, lại ân cần sắp sửa chỗ nghỉ ngơi, mấy vị tiên lấy làm cảm kích lắm. Khi trời gần tối, nhìn thấy vợ chồng gia chủ tâm trạng bàng hoàng, thảng thốt, lo lắng hết đứng lại ngồi nên nên mấy vị tiên bèn hỏi cơ sự. Sau khi nghe rõ cớ sự, mấy vị tiên an ủi và hứa sẽ giúp gia chủ trị con yêu quái này. Bát tiên liền hóa thành tám đồng tiền vàng sau đó bảo vợ chồng gia chủ gói đồng tiền vào tờ giấy đỏ và đặt chung quanh chiếc gối chỗ cậu bé nằm. Nửa đêm, con yêu quái xuất hiện, vừa giơ tay định xoa đầu đứa trẻ thì phát hiện thấy những bọc giấy đỏ rất đẹp nên tò mò mở bọc giấy đỏ ra coi. Khi vừa mở ra, những tia sáng vòng óng, rực rỡ từ những đồng tiền vàng như ngàn vạn những mũi kim đâm thẳng vào mặt con yêu khiến con yêu kinh hoảng vội vàng bỏ chạy.

Thấy việc bỏ tiền vào các “bao đỏ” có thể xua đuổi được yêu ma, phòng ngừa được tà khí lại giúp trẻ con ngon giấc, mạnh khỏe mau lớn nên từ đấy, cứ đến tết người ta lại bỏ tiền vào những phong bao đỏ cho trẻ em giữ trong người. Tập tục ấy được lưu truyền đến tận ngày nay.


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Nhan_Van_Hieu_Le/l%20x.jpg

Ý nghĩa và tập tục tục Lỳ xì

Như vậy, Lỳ xì là tiền hên, tiền may mắn, tiền khuyến khích cho trẻ nhỏ hay ăn chóng nhớn, chăm chỉ học hành, tiền này đôi khi còn được gọi là tiền "nịnh" tức nịnh để chúng khỏi quấy phá... Thường chỉ có những đứa con nít, trẻ nhỏ, người tuổi vị thành niên mới được nhận lỳ xì, những người lớn, quá lớn, những người đã thành niên, đã lập gia đình, đã đi làm v.v. tức những người đã đủ tuổi trưởng thành, chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật… thì không còn được nhận tiền lỳ xì. Đấy là trên nguyên tắc, dẫu nó là nguyên tắc bất thành văn. Nhưng, do mấy thập kỷ gần đây, kinh tế của đất nước phát triển bởi vậy đối tượng được Ly xì cũng nhân đà đó mà được nới rộng ra. Hiện nay, người ta không những lỳ xì cho các đối tượng là học sinh sinh viên mà còn lỳ xì cho cả những người tuy đã thành niên, đã trưởng thành nhưng chưa có công ăn việc làm (có nhiều người hiện lấy chuyện “lỳ xì” để nịnh bợ lẫn nhau, cầu cạnh, hối lộ v.v. ở đây TGTVTTL không đề cập đến chuyện này). Và đối chiếu với những tiêu chuẩn trên kia, người như cô em của TGTVTTL nói trên kia không nằm trong diện chính sách, diện được hưởng ưu tiên, diện cần phải “xóa đói giảm nghèo”. Hà… hà…


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Nhan_Van_Hieu_Le/v%20s%20thiu%20ngc%20sn%202%202.jpg
Võ sư Thiều Ngọc Sơn

Nhân đây cũng nói thêm, đối với những người đã trưởng thành, những người thành niên sau khi ra đời có công ăn việc làm thì thường thường vào những dịp sinh nhật, dịp lễ tết... theo tập tục, những người này thường sẽ có một phần phẩm vật thành kính dâng lên các bậc trưởng bối nhằm tỏ lòng hiếu kính, cảm cái ơn đã chăm lo, nuôi dưỡng, giáo dục, chỉ bảo mình…


http://thaicucthieugia.com/images/stories/Nhan_Van_Hieu_Le/tin_tuc_li_xi.jpg

Trước kia, phần lễ vật này đôi khi chỉ là buồng cau nải chuối, con cá mới bắt được dưới đầm hay lon gạo đầu mùa v.v. Hiện nay, để giảm bớt sự rườm rà, phức tạp và nhằm tiện lợi cho việc ăn uống của ông cố bà sơ, của các bậc trưởng bối (do già cả, không có răng….) người ta đã qui phần phẩm vật này ra thóc và để giữ bí mật, họ bỏ "thóc" vào cái bao Lỳ Xì màu hồng.

Và như vậy, TGTVTTL mới là người đang chờ cái bao "thóc" của cô em đúng không các bạn !

Tp.HCM, ngày mùng 6 tết Ất Mùi (2015)
Võ sư Thiều Ngọc Sơn