PDA

View Full Version : Chu Di Cửu Tộc ?



nha_que
08-08-2012, 04:43 PM
Chu di tam tộc thì em biết tức là giết hết ba họ nhà cha, nhà mẹ và nhà vợ nhưng còn như Tru di cửu tộc thì là những tộc nào ạ?
Có ai có thể giải thích cho em được không?

Lập Hoa Tấu
08-08-2012, 07:52 PM
Theo tham khảo Wikipedia:
Tru di cửu tộc (Hán tự: 誅夷九族) là một hình phạt thời phong kiến trong lịch sử Trung Hoa. Hình phạt này được áp dụng cho tội tạo phản. Theo Tộc chế đời nhà Chu, Cửu Tộc là 9 hạng người có liên hệ thân thuộc với bản thân phạm nhân như sau:
Bản thân phạm nhân (thuộc họ cha).
Con cô.
Con chị em gái.
Mẹ vợ.
Cháu ngoại. (Bốn hạng người trên thuộc Tộc của cha)
Ông ngoại.
Bà ngoại.
Dì. (Ba hạng người nầy thuộc Tộc của mẹ)
Cha vợ.
(Hai hạng người nầy thuộc Tộc của vợ)
Ðến thời nhà Tần, nhà Hán, Cửu Tộc đổi lại, lấy y theo thời vua Nghiêu vua Thuấn, tức là lấy người trong họ của cha, bà con trực hệ làm căn bản, từ bản thân suy lên 4 đời, và từ bản thân lấy xuống 4 đời, tổng cộng là 9 đời, kể ra sau đây:
Cao Tổ: Cố Nội.
Tằng Tổ: Cụ Nội.
Tổ Phụ: Ông Nội.
Phụ: Cha.
Bản thân phạm nhân.
Tử: Con trai.
Tôn: Cháu nội.
Tằng tôn: Chắt
Huyền tôn: Chút.
Nhưng cho đến nay người ta vẫn quan niệm thông thường là lấy và hiểu 9 họ theo đời nhà Chu.

minhnhat
08-08-2012, 09:35 PM
Chu di tam tộc thì giết 3 họ,cửu tộc thì 9 họ...nói dễ hiểu là giết sạch không chừa một người.;)

minh_anh
09-08-2012, 12:41 PM
Theo "Tam tự kinh", một quyển sách dạy trẻ học vở lòng xưa thì cửu tộc gồm:

Cao tằng tổ
Phụ nhi thân
Thân nhi tử
Tử nhi tôn
Tự tử tôn
Chí Tằng huyền
Nãi cửu tộc.
Tức giống y như phần giải thích của Lâp Hoa Tấu trên kia.

Nhân đây cũng nói luôn, trong Tam tự kinh cũng có nhắc đến nhiều cụm từ mà thường ngày chúng ta vẫn hay dùng, hay nghe, hay nói nhưng đôi khi không hiểu rõ nghĩa ngữ của nó.
Ví dụ:
- Tam tài giả, thiên địa nhân (tức có ba bậc kỳ tài trong vũ trụ là trời, đất và con người)
- Tam cương giả, Quân thần nghĩa, phụ tử thân, phu phụ thuận (tức ba riềng mối, quan hệ cốt lõi, trụ cột trong xã hội là: vua đối với bề tôi phải có nghĩa; cha con phải có tình thân thiết, máu mủ; vợ chồng phải hòa thuận.
- Viết thủy hỏa, mộc kim thổ, thử ngũ hành (tức ngũ hành là gồm kim mộc thủy thổ hỏa).
- Ngũ thường: Nhân nghĩa lễ trí tín
- Lục cốc: Đạo lương thúc, mạch thử tắc thủ lục cốc (tức lúa nếp, lúa tẻ, lúa mì, lúa mạch, lúa kê và giống lúa lương là những thứ lương thực mà người ta dùng để ăn.
- Lục súc: Mã ngưu dương, kê khuyển thỉ tức ngựa, trâu bò, dê, gà, chó và lợn là những con vật do người nuôi dưỡng.
- Thất tình: Viết hỉ nộ, viết ai cụ, ái ố dục tức vui, giận, bi ai, sợ, ghét, yêu và lòng ham muốn đó là 7 thứ tình cảm mà phàm là người ai cũng có và nếu ai đó mà thiếu một cái trong 7 cái thì có thể được coi là người"có vấn đề". :).
- Bát âm: như da, đất, sợi tơ, dây trúc... dùng để chế ra các loại nhạc cụ dùng trong các nghi lễ xưa...

Trân trọng.

thanh_long
10-08-2012, 12:03 PM
Nhận thấy đây là đề tài cũng rất bổ ích nên xin bổ xung để mọi người rõ hơn.


Tru di tam tộc (chữ Hán: 誅夷三族) là một hình phạt tàn bạo thời phong kiến ở các nước châu Á như Việt Nam, Trung Hoa.

Giải nghĩa

Tru và Di đều mang nghĩa giết sạch, Tam tộc là ba họ gồm: họ cha, họ mẹ, họ vợ (hoặc họ chồng). [1]
Đối tượng bị hình phạt

Hình phạt tru di tam tộc được áp dụng cho những tội phạm khi quân, phản quốc. Theo hình phạt này, 3 họ của người phạm tội là: họ cha, họ mẹ và họ vợ (hoặc họ chồng) sẽ bị xử tử.

Khi một người phạm tội bị kết án tru di tam tộc, những người trong cả 3 họ của người đó từ trẻ đến già đều bị diệt . Họ nhà mẹ và họ nhà vợ trong trường hợp này bao gồm cả họ hàng của mẹ kế và vợ lẽ cũng không loại trừ. Kể cả trong trường hợp chính những người mẹ, mẹ kế và những người vợ lẽ của người đó đã qua đời trước khi kết án thì họ hàng của họ vẫn phải thụ án. Do đó trong lịch sử, khi xảy ra án tru di tam tộc, thường có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người mang nhiều họ bị giết một lúc. Nhiều người có quan hệ họ hàng khá xa với người phạm tội cũng bị giết cùng. Vụ án nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam chính là Vụ án Lệ Chi Viên mà Nguyễn Trãi, công thần khai quốc nhà Hậu Lê bị kết án giết vua Lê Thái Tông.

Để tránh tai hoạ, những người cùng trong họ may mắn thoát nạn thường phải chạy đi nơi xa, mai danh ẩn tích, đổi sang họ khác. Sự truy nã của triều đình phong kiến đối với những người này kéo dài nhiều năm và chỉ dừng lại khi có lệnh cải chính chính thức của triều đình. Vì vậy có những trường hợp trốn tránh sau nhiều năm vẫn bị bắt giết. Điển hình là trường hợp cha con Nguyễn Văn Đức và Nguyễn Văn Đâu - con và cháu của vua Thái Đức Nguyễn Nhạc, dù nhà Tây Sơn đã mất năm 1802 nhưng họ vẫn bị nhà Nguyễn bắt và xử chém năm 1831 để đề phòng phản loạn chống triều đình, báo thù cũ.

Theo Wikipedia.

backieuphong
22-08-2012, 01:21 PM
1- (KTNN 98, ngày 15-12-1992)
ĐỘC GIẢ: Tam tộc trong "tru di tam tộc" là những tộc nào?

AN CHI: Hai tiếng tam tộc có ít nhất là bốn cách hiểu mà Từ nguyên (một bộ từ điển tiếng Hán ra mắt năm 1915) đã cho như sau:
1. Cha mẹ, anh em, vợ con là tam tộc (Phụ mẫu, huynh đệ, thê tử vi tam tộc).
2. Họ cha, họ mẹ, họ vợ là tam tộc (Phụ tộc, mẫu tộc, thê tộc vi tam tộc).
3. Cha, con, cháu (= con của con) là tam tộc (Phụ, tử, tôn vi tam tộc).
4. Anh em của cha, anh em của mình, anh em của con là tam tộc (Phụ côn đệ, kỷ côn đệ, tử côn đệ vi tam tộc).

Vì có nhiều cách hiểu như trên cho nên ngay vụ án Nguyễn Trãi cách đây 555 năm (1442) cũng được người thời nay hiểu khác nhau. Cao Huy Giá dịch Đại Việt sử ký toàn thư đã viết như sau:"Ngày 16 (tháng 8 năm Nhâm Tuất - AC), giết hành khiển Nguyễn Trãi và vợ lẽ là Nguyễn Thị Lộ, giết đến ba đời" (t.III, Hà Nội, 1972, ti.131). Ba đời đương nhiên chỉ có thể là đời cha, đời con và đời cháu (ứng với nghĩa 3 của Từ nguyên) mà thôi. Nhưng Phan Huy Lê thì lạiviết: "(…) Nguyễn Trãi bị ghen ghét gièm pha, có lần bị hạ ngục và cuối cùng bị tru di ba họ" (Kỷ niệm 600 năm sinh Nguyễn Trãi (tập kỷ yếu), Hà Nội, 1982, tr.75). Ba họ, theo cách hiểu thông thường là họ cha, họ mẹ và họ vợ (ứng với nghĩa 2 của Từ nguyên), đương nhiên phải nhiều và nặng hơn ba đời vì ba đời chỉ thuộc có một họ mà thôi.