Trang 1/6 123 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 54

Chủ đề: Góc sân và khoảng trời

  1. #1
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts

    Góc sân và khoảng trời

    Ngay từ khi còn đi học lớp 1, mới lên 8 tuổi, thơ Trần Đăng Khoa đã được đăng báo và những bài thơ của anh thời ấy đã được tập hợp để in thành một tập thơ dày dặn cũng đã rất nổi tiếng. Tập thơ có tên Góc sân và Khoảng trời.

    Năm 1968, khi Trần Đăng Khoa tròn 10 tuổi, Góc sân và Khoảng trời được in lần đầu, gồm 52 bài với số lượng 10.000 cuốn; năm 1973, Góc sân và Khoảng trời được bổ sung thành 66 bài, in với số lượng lên tới 50.000 bản. Thế là từ đấy, tập thơ này mỗi năm đều được bổ sung thêm và in lại nhiều lần ở nhiều nhà xuất bản khác nhau. Cho đến lần in năm 2002 là lần thứ 50, một con số có lẽ là kỷ lục cho những cuốn sách được tái bản nhiều lần ở nước ta.



    Giới thiệu cuốn sách Góc sân và khoảng trời - Trần Đăng Khoa


    TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA TÂN THƯ VIỆN
    ******* o0o*******
    Giới thiệu cuốn sách: "Góc sân và khoảng trời"

    Các bạn thân mến!
    Hẳn trong con người chúng ta mỗi người đều theo đuổi một mục đích, lý tưởng rất riêng, nhưng có lẽ không ai là không biết yêu cái hay, cái đẹp. Ở đó có tình yêu thương đất nước, con người và cả những điều thân thuộc, giản dị xung quanh ta. Hôm nay tôi xin giới thiệu với các bạn một con người điển hình như thế qua tập thơ của ông - "Góc sân và khoảng trời" - Ông là nhà thơ Trần Đăng Khoa.
    Tập thơ "Góc sân và khoảng trời" của nhà thơ Trần Đăng KHoa được nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2006 với 242 trang, khổ 13 x 20,5 cm. Bìa sách được in màu, ta thấy nổi bật ở đây là một nhành cây, chỉ một nhành cây không hoa, không lá, chỉ duy nhất một giọt nước bám vào và nếu như bạn đọc để ý kĩ sẽ thấy một chồi non vừa nhú biểu hiện một sức sống trẻ và tinh khiết biết bao nhiêu - như chính tâm hồn thơ của "cậu bé Khoa" vậy.
    Với 141 bài thơ được tuyển chọn và giới thiệu, chắc hẳn trong chúng ta ai cũng biết hay đã từng nghe nói về một "góc sân và khoảng trời" của "cậu bé Khoa" chứ không phải của Trần Đăng Khoa - một nhà thơ lớn và đầy bản lĩnh như ngày nay.
    Góc sân ấy là thế giới đầu tiên của "bé Khoa", khoảng trời ấy là cái vũ trụ tí hon của Khoa. Ở đây là những nhân vật giản dị thôi nhưng mượm sắc thần tiên của hồn con trẻ. Mảnh sân nhỏ ấy là nơi "bé Khoa" đã nói:
    Em thường rải cái nong
    Ra góc sân ngồi học
    Những đem có trăng mọc
    Em chơi cho đến khuya.
    Từ trò "xỉa cá mè", "mèo đuổi chuột"... rồi cũng từ đây những ước mơ của em bắt đầu nảy nở:
    Vẽ cô tiên lặng lẽ
    Rải hoa trên bầu trời
    Thế là bao đồng lúa
    Cứ chín vàng, vàng tươi...
    Một tưởng tượng rất thật về một vụ muà bội thu, một cái đẹp từ những thành quả sao mà yêu đến thế!
    Dường như tại góc sân này, thứ gì với Khoa cũng đẹp, cũng đáng yêu. Từ:
    Con bướm vàng
    Bay nhẹ nhàng
    Em thích quá
    Em đuổi theo...
    "Con bướm vàng/ Con bướm vàng" mở đầu bài thơ "Con bướm vàng" là bướm từ đằng xa bay tới, to dần. Cũng láy lại hai lần ở phần kết là bướm đã bay đi, nhỏ dần; em bé vừa thích thú, lại vừa tiếc.
    Trong thơ "bé Khoa" có tình yêu thiên nhiên và cả tình yêu đất nước. Khoa đã nhìn xa hơn, nhìn về đất nước khi giặc Mỹ ngày đêm rình rập, đào xới đất nước ta. Nhưng các bạn thấy không, trong con mắt thơ trẻ của "em Khoa" đất nước mình, làng quê mình sao mà đẹp thế, hiên ngang thế:
    Ao trường vẫn nở hoa sen
    Bờ tre vẫn chú dế mèn vuốt râu
    (Em kể chuyện này)
    "Chiến thắng của Việt Nam hát lên, cao hơn tiếng bom, trong những câu thơ của bé Khoa"
    Năm 1968, khi "cậu bé Khoa" lên mười em đã kể chuyện giặc Mỹ rơi xuống cánh đồng làng mình; mọi người chạy ra, cả nhà Khoa chạy ra:
    Chị em xách khẩu súng
    Bé Giang mang que đời
    Con chó vàng mang hàm răng nhọn hoắt
    Em không biết mang gì
    Vớ ngay hòn đá
    Chân em ngắn quá
    Phải chạy nhanh mới tới nơi
    Nhưng tới nơi thì giặc Mỹ đã chết rồi. Các bạn thân mến! Chúng ta đọc đoạn thơ lên và nghĩ xem, những câu thơ thật hồn nhiên mà lại sắc sảo, cái nhìn rất tinh tế, cảm nhận rất cụ thể:
    Tay còn giơ lên trời
    Răng cửa rụng hết
    Cái ngực nát bét
    Ô! Nó cùng giống người
    Mà sao ở trên trời
    Nó ác thế!
    Trong gia đình, với mẹ, với bà tình cảm của "bé Khoa" cũng là tấm gương cho đến giờ vẫn khiếm các em nhỏ phải nhìn vào và noi theo. Bởi từ những vất vả của mẹ, từ những vất vả của bà "bé Khoa" đã trân trọng và yêu những điều đó, để rồi tình thương đó bộc lộ ra:
    Áo mẹ mưa bạc màu
    Đầu mẹ nắng cháy tóc
    Mẹ ngày đêm khó nhọc
    Con chưa ngoan, chưa ngoan
    Hay như trong "Mẹ ốm" "bé Khoa" đã ca ngợi mẹ"mẹ là đất nước tháng ngày của con..." bởi "vì con mẹ khổ đủ điều"
    "Em nhỏ Khoa" còn biết thương con chó nhà mình, khi nó nghe tiếng bom Mỹ nổ, đã bỏ chạy đi đâu:
    Tao chờ mày đã lâu
    Cơm phần mày để cửa
    Với em gái mình cũng là tình thương ấm áp của người anh:
    Mẹ cha bận việc ngày đêm
    Anh ngồi trong lớp lo em ở nhà
    Với người thầy từ chiến trường trở về dạy mình, là thương binh trên đôi nạng gỗ "bé Khoa" đã nhìn thấy:
    Dấu lặng hai bên như hai hàng lỗ đáo
    Chúng em nhận ra bàn chân thầy giáo
    Như nhận ra cái chưa hoàn hảo
    Của cả cuộc đời mình
    Với lối thơ gọn gẽ, không dàn trải "Khoa" còn biết dùng những từ khêu gợi:
    Bốn năm bom đạn qua rồi
    Núi sông trong sáng, dáng người lớn cao
    Với thiên nhiên, năm 1972 nhà thơ vẫn cho ra đời bài thơ tứ tuyệt để lại một ấn tượng đặc biệt; trên trời vẫn còn vệt ngựa của Thánh Gióng:
    Sau làn mưa bụi tháng ba
    Lá tre bỗng đỏ như là lửa thiêu
    Nền trời rừng rực ráng treo
    Tưởng như ngựa sắt sớm chiều vẫn bay
    Và lòng yêu ruộng đồng mọc rễ sâu chắc trong tâm hồn Khoa, tình yêu này lan toả trong lòng thành tình yêu đất nước sâu sắc. Ở đó có đất, có mẹ..., có cả bé Khoa...
    Trong tình yêu, mẹ tôi đã trở thành đất đai
    Và tôi mọc lên như cây còn non dại
    Nhưng rễ cây đã hứa với nắng trời những mùa hoa trái
    Bởi cây không thể phụ mẹ mình và phuc đất đai
    Lời hứa đấy như một sự khắng định, một sự quyết tâm của "cậu Khoa" sẽ phấn đấu hết mình trong tình yêu cho quê hương, đất nước.
    Các bạn thân mến!
    Các em nhỏ thân yêu!
    Các em thấy không? Cũng chỉ tầm tuổi các em bây giờ trong con người "cậu bé Khoa" ngày ấy đã có những ý chí, quyết tâm thật vĩ đại và một tình yêu thật lớn lao phải không?
    Giờ đây chúng ta đang có một cuôc sống yên bình bên những người thân yêu, nhưng đừng vì thế mà quên đi nhiệm vụ lớn lao của mình - học tập, phấn đấu, rèn luyện để chứng tỏ tình yêu của mình với cha mẹ, quê hương, đất nước các em nhé! Và chúng ta hãy đọc đi, đọc "Góc sân và khoảng trời" để noi theo, để phấn đấu, để củng cố tình yêu của mình dành cho tất cả những gì thân yêu nhất xung quanh chúng mình.

    Ngày 26/06/2011
    Missphuong
    Bài thơ:
    GÓC SÂN VÀ KHOẢNG TRỜI
    Góc sân nho nhỏ mới xây
    Chiều chiều em đứng nơi này em trông
    Thấy trời xanh biếc mênh mông
    Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thầy…
    Lần sửa cuối bởi thieugia; 14-11-2013 lúc 09:44 AM

  2. #2
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts
    Hạt gạo làng ta

    Bài thơ Hạt gạo làng ta được chọn giảng dạy ở trường mầm non và tiểu học. Xung quanh bài thơ này có nhiều lời bình của các nhà thơ, nhà nghiên cứu phê bình văn học. Chúng tôi chọn giới thiệu dưới đây lời bình của nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi – một lời bình gọn, nhiều phát hiện, nêu lên được cá tính trẻ con của tác giả qua bài thơ, đồng thời cho thấy hoàn cảnh lịch sử đã tác động vào người sáng tác như thế nào, dù đó là cây bút thiếu nhi...

    Nguyên Văn
    Hạt gạo làng ta.
    Có vị phù sa,
    Của sông Kinh Thầy.
    Có hương sen thơm,
    Trong hồ nước đầy.
    Có lời Mẹ hát,
    Ngọt ngào hôm nay.

    Hạt gạo làng ta.
    Có bão tháng bảy,
    Có mưa tháng ba.
    Hạt mồ hôi sa,
    Những trưa tháng sáu.
    Nước như ai nấu,
    Chết cả cá cờ.
    Cua ngoi lên bờ,
    Mẹ em xuống cấy.


    Hạt gạo làng ta.
    Những năm bom Mĩ,
    Trút trên mái nhà.
    Những năm khẩu súng,
    Theo người đi xa.
    Những năm băng đạn,
    Vàng hơn lúa đồng.
    Bát cơm mùa gặt,
    Thơm hào giao thông.

    Hạt gạo làng ta.
    Chở ra tiền tuyến,
    Chở về phương xa.
    Em vui em hát,
    Hạt vàng làng ta.
    Em vui em hát,
    Hạt vàng làng ta...

    Lời bình của nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi:

    Khi làm bài thơ này, Trần Đăng Khoa đang học cấp một nhưng bằng sự hiểu biết đời sống nông thôn và nhờ tài năng đặc biệt, bài thơ được viết ra một cách sâu sắc và rung động, giầu ý nghĩa nhưng lại rất trẻ con:

    Hạt gạo làng ta
    Có vị phù sa
    Của sông Kinh Thầy
    Có hương sen thơm
    Trong hồ nước đầy...

    ở lứa tuổi ấy mà biết nghĩ như thế là sâu sắc lắm. Từ một thực tế có tính khoa học là cây lúa hút chất dinh dưỡng ở bùn, đất ra hoa, trổ bông, kết hạt (như ai cũng biết) thì nhà thơ bằng sự tinh tế của tâm hồn còn nghe được, cảm được “vị phù sa”, “hương sen thơm”, trong hạt gạo. Và hơn thế nữa, còn có cả tình người, lòng người ấp ủ:

    Có lời mẹ hát
    Ngọt bùi hôm nay...

    Làm ra hạt gạo gian khó biết chừng nào. Ca dao cổ có câu thấm thía:

    Ai ơi bưng bát cơm đầy
    Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

    Đó là phát biểu trực tiếp, có tính chất luân lí, hơi nghiêng về lí trí. Còn trong bài thơ này, Trần Đăng Khoa để thực tế đời sống tự nói lên:

    Hạt gạo làng ta
    Có bão tháng bảy
    Có mưa tháng ba
    Giọt mồ hôi sa
    Những trưa tháng sáu...

    Bão dập, nắng lửa, mưa dầm, thiên nhiên nhiệt đới khắc nghiệt đã đổ lên đầu người nông thôn bao nhiêu nhọc nhằn để làm ra hạt gạo, mà cụ thể nhất là bà mẹ của mình:

    Nước như ai nấu
    Chết cả cá cờ
    Cua ngoi lên bờ
    Mẹ em xuống cấy.

    Bốn câu thơ có sức chứa lớn nội dung, về hình thức biểu hiện. Nghĩ bằng cách nghĩ của trẻ con, tác giả mới so sánh cái nước do mặt trời hun nóng lên ở ruộng với nước nóng mà ta đun, nấu lên; nước nóng đến mức “chết cả cả cờ” thì phải là mắt trẻ con mới nhìn thấy được. Vì sao vậy? Cá cờ có nơi gọi là cá thia lia, thân, đuôi nhiều màu sắc rực rỡ, các cậu bé ở nông thôn mà bắt được là đem về nuôi ở chai, lọ thủy tinh như ở thành phố người ta nuôi cá vàng.

    Nước nóng chết cả cá, nhưng chết mấy con cá cờ quả là tiếc đứt ruột. Phải có con mắt trẻ con, tâm lí trẻ con mới viết được hai câu thơ:

    Nước như ai nấu
    Chết cả cá cờ...

    “Cua ngoi lên bờ”: không sống ở nông thôn, không có thực tế ruộng đồng không có câu thơ đó. Nóng quá, cua ngoi lên bờ nhưng bất ngờ đến sửng sốt khi:

    Cua ngoi lên bờ
    Mẹ em xuống cấy

    Hai câu thơ, hai hình ảnh đối nghịch nhau gây một chấn động tình cảm mạnh trong lòng người đọc.

    Có phải nói điều gì nhiều về những vất vả, nhọc nhằn của người mẹ để làm ra hạt gạo? Hai câu thơ đã nói quá nhiều. Một câu như đám mây mang điện tích âm gặp câu kia mang điện tích dương tạo nên tiếng sét. Tiếng sét đó làm chấn động tình cảm trong lòng bạn đọc.

    Kể ra bài thơ dừng lại ở đây được rồi, là đúng với lứa tuổi người viết. Nhưng trong thời điểm cả nước dồn sức chống Mĩ, trẻ con cũng già đi trước tuổi. Các em không được sống hồn nhiên cái tuổi bắt dế, nuôi chim của mình. Trần Đăng Khoa cũng vậy mà còn hơn thế nữa. Vì thông minh hơn người, em tiếp nhận không khí chính trị, không khí xã hội một cách nhạy bén:

    Hạt gạo làng ta
    Những năm bom Mỹ
    Trút lên mái nhà
    Những năm khẩu súng
    Theo người đi xa...

    Trần Đăng Khoa vừa miêu tả hạt gạo nghìn đời, vừa nói lên hạt gạo những năm chống Mỹ: gian khổ và nghĩa tình. Tác giả biết chọn lọc những hình ảnh có sức rung động. Câu thơ như:

    Bát cơm mùa gặt
    Thơm hào giao thông

    vừa nói được hoàn cảnh, vừa nêu được khí thế của đất nước thời ấy.
    Nguồn: Vũ Nho - Trần Đăng Khoa thần đồng thơ ca, Nxb VHTT, 2000, tr.180 – 183.
    Lần sửa cuối bởi thieugia; 14-11-2013 lúc 09:48 AM

  3. #3
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts
    Bài Thơ : Sao không về Vàng ơi


    Tao đi học về nhà
    Là mày chạy xồ ra
    Đầu tiên mày rối rít
    Cái đuôi mừng ngoáy tít
    Rồi mày lắc cái đầu
    Khịt khịt mũi, rung râu
    Rồi mày nhún chân sau
    Chân trước chồm, mày bắt
    Bắt tay tao rất chặt
    Thế là mày tất bật
    Đưa vội tao vào nhà
    Dù tao đi đâu xa
    Cũng nhớ mày lắm đấy

    Hôm nay tao bỗng thấy
    Cái cổng rộng thế này!
    Vì không thấy bóng mày
    Nằm chờ tao trước cửa
    Không nghe tiếng mày sủa
    Như những buổi trưa nào
    Không thấy mày đón tao
    Cái đuôi vàng ngoáy tít
    Cái mũi đen khịt khịt
    Mày không bắt tay tao
    Tay tao buồn làm sao!

    Sao không về hả chó ?
    Nghe bom thằng Mĩ nổ
    Mày bỏ chạy đi đâu ?
    Tao chờ mày đã lâu
    Cơm phần mày để cửa
    Sao không về hả chó?
    Tao nhớ mày lắm đó
    Vàng ơi là Vàng ơi!
    Lời bình của Minh_anh
    Đây là bài thơ tuyệt hay của chú bé Trần Đăng Khoa viết về chú vàng, tức chú chó yêu của mình. Mới tí tuổi mà sao thơ của chú hay đến thế, nói về chó sao mà nghe nó thân thương đến thế, gần gũi thế... tôi nghĩ không phải chỉ thương chú chó (bỏ chạy vì nghe bom Mỹ nổ) mà nhà thơ họ Trần thốt được những lời như rót mật vào tai người đọc. Cái cốt là họ Trần, vì biết được sẽ có ngày "chó" sẽ lên "voi" (nuôi chó, âu yếm chó, dẫn chó đi chơi hiện đang là cái mốt thời thượng của giới trẻ thị thành) thế nên mới viết dành riêng cho những người "yêu mến chó" đấy thôi . Ngoài ra tôi lại phát hiện ra rằng, tuy nhà thơ họ Trần đã lột tả được cảnh người và chó thời bấy giờ sống rất vui vẻ và hòa thuận. Chó của Trần Đăng Khoa rất thân thiện, rất quí người, yêu người, nó gét "Mỹ" và rất sợ "bom Mỹ"...
    Tiếc rằng Trần Đăng Khoa lại không có lấy một câu thơ nào cảnh báo cho chó biết rằng mấy chục năm sau, chúng nó sẽ là đối tượng truy sát của đám "cẩu tặc", là kèo cực thơm của đám đệ tử Lưu Linh, là động vật có nguy cơ tiệt diệt...
    Tiếc thay ! Tiếc thay !
    Lần sửa cuối bởi thieugia; 14-11-2013 lúc 09:50 AM

  4. #4
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    375
    Thanks
    176
    Thanked 25 Times in 22 Posts
    Tiếc rằng Trần Đăng Khoa lại không có lấy một câu thơ nào cảnh báo cho chó biết rằng mấy chục năm sau, chúng nó sẽ là đối tượng truy sát của đám "cẩu tặc", là kèo cực thơm của đám đệ tử Lưu Linh, là động vật có nguy cơ tiệt diệt...
    Cũng chưa biết chừng con chó Vàng đó không phải sợ bom Mỹ mà "mất tiêu". Biết đâu nó bị "tiêu mất" trong bụng hàng xóm của Lão Hạc thì sao nhỉ?

    Chả có câu thơ: "thấp thoáng rừng Mơ cô hái Mơ" là gì? Biết đâu cô gái này vào rừng Mơ để hái "lá Mơ" thì sao, tiện thể "đào" thêm mấy củ Riềng thì sao. Chắc nhà thơ của câu thơ này cũng thuộc diện "sát cẩu" ấy chứ lỵ. Đi đến rừng Mơ thì tự nhiên thèm thịt chó, tìm mãi không ra quán thịt chó, tức cảnh sinh tình nên mới có câu thơ bất hủ đến như vậy.
    Lần sửa cuối bởi taothao; 24-08-2012 lúc 11:14 AM

  5. #5
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts
    MƯA
    Thơ Trần Đăng Khoa

    Nhắc đến Góc sân và Khoảng trời em nhớ như in một kỷ niệm không bao giờ quên. Hồi đò chị em em còn bé xíu, mượn được cuốn Góc sân và Khoảng trời hay quá, hai chị em chia nhau chép lại cả cuốn thơ, bây giờ vẫn còn giữ được tập thơ chép tay đó.
    Ý kiến của một độc giả
    MƯA
    Sắp mưa
    Sắp mưa
    Những con mối
    Bay ra
    Mối trẻ
    Bay cao
    Mối già
    Bay thấp
    Gà con
    Rối rít tìm nơi
    Ẩn nấp
    Ông trời
    Mặc áo giáp đen
    Ra trận
    Muôn nghìn cây mía
    Múa gươm
    Kiến
    Hành quân
    Đầy đường
    Lá khô
    Gió cuốn
    Bụi bay
    Cuồn cuộn
    Cỏ gà rung tai
    Nghe
    Bụi tre
    Tần ngần
    Gỡ tóc
    Hàng bưởi
    Đu đưa
    Bế lũ con
    Đầu tròn
    Trọc lóc
    Chớp
    Rạch ngang trời
    Khô khốc
    Sấm
    Ghé xuống sân
    Khanh khách
    Cười
    Cây dừa
    Sải tay
    Bơi
    Ngọn mùng tơi
    Nhảy múa
    Mưa
    Mưa
    Ù ù như xay lúa
    Lộp bộp
    Lộp bộp...
    Rơi
    Rơi...
    Đất trời
    Mù trắng nước
    Mưa chéo mặt sân
    Sủi bọt
    Cóc nhảy chồm chồm
    Chó sủa
    Cây lá hả hê
    Bố em đi cày về
    Đội sấm
    Đội chớp
    Đội cả trời mưa...
    (1967 - Góc sân và khoảng trời)
    Đèn mờ như ánh sao rơi,
    Đời như ly rượu đầy vơi, đầy vơi nghĩa gì.
    Rót thêm chén nữa đi em,
    Kẻo rồi quá muộn, kẻo đêm sắp tàn.

  6. #6
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts
    Mẹ ốm
    Thơ Trần Đăng Khoa

    Mẹ ốm
    Mọi hôm mẹ thích vui chơi
    Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu
    Lá trầu khô giữa cơi trầu
    Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay
    Cánh màn khép lỏng cả ngày
    Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
    Nắng mưa từ những ngày xưa
    Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan
    Khắp người đau buốt, nóng ran
    Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm
    Người cho trứng, người cho cam
    Và anh y sĩ đã mang thuốc vào.


    Sáng nay trời đổ mưa rào
    Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương
    Cả đời đi gió đi sương
    Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi
    Mẹ vui, con có quản gì
    Ngâm thơ kể chuyện rồi thì múa ca
    Rồi con diễn kịch giữa nhà
    Một mình con sắm cả ba vai chèo
    Vì con, mẹ khổ đủ điều
    Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn
    Con mong mẹ khỏe dần dần
    Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say
    Rồi ra đọc sách, cấy cày
    Mẹ là đất nước, tháng ngày của con.
    Lần sửa cuối bởi minh_anh; 31-07-2013 lúc 04:56 PM
    Đèn mờ như ánh sao rơi,
    Đời như ly rượu đầy vơi, đầy vơi nghĩa gì.
    Rót thêm chén nữa đi em,
    Kẻo rồi quá muộn, kẻo đêm sắp tàn.

  7. #7
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts
    Trăng ơi, từ đâu đến?
    Thơ Trần Đăng Khoa
    Trăng ơi, từ đâu đến?

    Trăng ơi... từ đâu đến?
    Hay từ cánh rừng xa
    Trăng hồng như quả chín
    Lửng lơ lên trước nhà.

    Trăng ơi... từ đâu đến?
    Hay biển xanh diệu kỳ
    Trăng tròn như mắt cá
    Chẳng bao giờ chớp mi.

    Trăng ơi... từ đâu đến?
    Hay từ một sân chơi
    Trăng bay như quả bóng
    Đứa nào đá lên trời.

    Trăng ơi... từ đâu đến
    Hay từ lời mẹ ru
    Thương Cuội không được học
    Hú gọi trâu đến giờ!

    Trăng ơi... từ đâu đến?
    Hay từ đường hành quân
    Trăng soi chú bộ đội
    Và soi vàng góc sân.

    Trăng từ đâu... từ đâu...
    Trăng đi khắp mọi miền
    Trăng ơi có nơi nào
    Sáng hơn đất nước em...
    (1968)
    Đèn mờ như ánh sao rơi,
    Đời như ly rượu đầy vơi, đầy vơi nghĩa gì.
    Rót thêm chén nữa đi em,
    Kẻo rồi quá muộn, kẻo đêm sắp tàn.

  8. #8
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts
    ĐÁM MA BÁC GIUN

    Thơ: Trần Đăng Khoa
    ĐÁM MA BÁC GIUN

    Bác Giun đào đất suốt ngày
    Trưa nay chết dưới bóng cây sau nhà
    Họ hàng nhà kiến kéo ra
    Kiến con đi trước, kiến già theo sau

    Cầm hương kiến Đất bạc đầu
    Khóc than kiến Cánh khoác màu áo tang
    Kiến Lửa đốt đuốc đỏ làng
    Kiến Kim chống gậy, kiến Càng nặng vai

    Đám ma đưa đến là dài
    Qua những vườn chuối, vườn khoai, vườn cà
    Kiến Đen uống rượu la đà
    Bao nhiêu kiến Gió bay ra chia phần...

    1967
    Đèn mờ như ánh sao rơi,
    Đời như ly rượu đầy vơi, đầy vơi nghĩa gì.
    Rót thêm chén nữa đi em,
    Kẻo rồi quá muộn, kẻo đêm sắp tàn.

  9. #9
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts
    DẶN EM
    Thơ Trần Đăng Khoa

    Dặn em
    (Tặng Giang, 4 tuổi)

    Mẹ cha bận việc ngày đêm
    Anh còn đi học, mình em ở nhà
    Dặn em đừng có chơi xa
    Máy bay Mỹ bắn không ra kịp hầm
    Đừng ra ao cá trước sân
    Đuổi con bươm bướm, trượt chân, ngã nhào
    Đừng đi bêu nắng, nhức đầu
    Đừng vầy nghịch đất, mắt đau, lấm người
    Ốm đau là mất đi chơi
    Làm cho bố mẹ mất vui trong lòng
    Mẹ cha bận việc ngày đêm
    Anh ngồi trong lớp, lo em ở nhà
    Đèn mờ như ánh sao rơi,
    Đời như ly rượu đầy vơi, đầy vơi nghĩa gì.
    Rót thêm chén nữa đi em,
    Kẻo rồi quá muộn, kẻo đêm sắp tàn.

  10. #10
    Member
    Tham gia ngày
    Mar 2012
    Bài gửi
    81
    Thanks
    30
    Thanked 7 Times in 6 Posts
    ĐÁM MA BÁC GIUN

    Thơ: Trần Đăng Khoa
    Óc quan sát, liên tưởng tuyệt vời!!!!
    --- Vui Câu Nhân Nghĩa Tròn Sau Trước
    Lấy Chữ Chân Tình Gửi Tặng Nhau! ---

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •