Trang 2/6 ĐầuĐầu 1234 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 11 tới 20 của 54

Chủ đề: Góc sân và khoảng trời

  1. #11
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts
    Tiểu sử nhà thơ Trần Đăng Khoa


    Tiểu sử


    Trần Đăng Khoa lúc 8 tuổi

    Trần Đăng KhoaTrần Đăng Khoa (sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958), quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam. Hiện là trưởng ban Văn nghệ Đài tiếng nói Việt Nam.

    Từ nhỏ ông đã được nhiều người cho là thần đồng thơ văn. Lên 8 tuổi, ông đã có thơ được đăng báo. Năm 1968, khi mới 10 tuổi, tập thơ đầu tiên của ông “Từ góc sân nhà em” (tập thơ tiếp theo là “Góc sân và khoảng trời”) được nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản. Có lẽ tác phẩm nhiều người biết đến nhất của ông là bài thơ “Hạt gạo làng ta”, sáng tác năm 1968, được thi sĩ Xuân Diệu hiệu đính, sau được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc (1971).

    Trần Đăng Khoa bây giờ (chụp hình cùng với vợ con) và...

    Trần Đăng Khoa dưới cái nhìn của họa sĩ Còm
    Trần Đăng Khoa nhập ngũ tại Trường Lục quân Việt Nam, làm lính hải quân. Sau đó ông theo học Trường Viết văn Nguyễn Du và được cử sang học tại Viện Văn học Thế giới mang tên M.Goocky thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Nga. Khi trở về nước ông làm biên tập viên Văn nghệ quân đội. Từ tháng 6 năm 2004, khi đã mang quân hàm thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam, ông chuyển sang phụ trách Ban văn nghệ Đài tiếng nói Việt Nam.

    Tác phẩm chính

    Từ góc sân nhà em (thơ, 1968); Góc sân và khoảng trời (thơ, 1968, 1973, 1976... tái bản lần thứ 20 năm 1995); Thơ Trần Ðăng Khoa (tập 1, 1970); Khúc hát người anh hùng (trường ca, 1974); Trường ca Trừng phạt (thơ, 1973); Trường ca Giông bão (thơ, 1983); Bên cửa sổ máy bay (thơ, 1986); Thơ Trần Ðăng Khoa (tập 2, 1983); Chân dung và đối thoại (1998); và nhiều tập khác được dịch in ở nước ngoài.

    Tự bạch

    "Trần Ðăng Khoa là con thứ ba trong một gia đình nông dân ở bên bờ sông Kinh Thầy. Thuở nhỏ, y từng ước mơ trở thành kỹ sư nông nghiệp và suốt đời làm thơ về làng quê, cảnh quê, những vui buồn của người dân quê ở nơi xóm mạc. Nhưng rồi, cũng như nhiều thợ cày trong làng, y lên đường nhập ngũ vào những tháng cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ và trở thành nhà thơ khoác áo lính.

    Ðối với Trần Ðăng Khoa, thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh. Suốt đời, y luôn có ý thức vươn tới loại thơ đó. Tuy nhiên, theo lời y, để làm được điều ấy một phần còn do ông giời. Nhưng phần ấy là bao nhiêu? Ông giời ở đâu? Tính khí ông ta thế nào, thì suốt đời y không thể hiểu nổi?

    Bài thơ đầu tiên của y được in báo Văn nghệ vào tháng 5-1966. Khi đó, y tám tuổi, đang học ở học kỳ II lớp một trường làng. Bấy giờ, người làm thơ còn ít. Trẻ con làm thơ lại càng ít, nên tự dưng, y thành của hiếm, thành đặc sản. Nhiều người tò mò vượt hàng trăm cây số bom đạn, lặn lội đến nhà y, chỉ để xem y như xem... ma quỷ hiện hình. Không ít người còn bắt y xòe tay, ngó đường chỉ, vạch tóc xem xoáy đầu rồi lặng lẽ ra đi với gương mặt rất bí hiểm.

    Bây giờ y đã già và dứt khoát không phải kẻ đắc đạo. Vậy mà y vẫn phải còng lưng, ỳ ạch vác cây thánh giá của cái tuổi trẻ con.

    Những năm gần đây, ngoài làm thơ, y còn viết báo, viết bình luận văn chương và chân dung văn học. Ðề tài y quan tâm là các nhà văn và những vấn đề của văn học Việt Nam đương đại. Ngoài những trang viết, mà ở đấy phần nhiều y dồn hết tâm lực, còn ngoài đời, y là tay nhạt nhẽo và tầm phào. Y chẳng đam mê gì, và nói chung, y là gã vô tích sự".
    Nhận định

    Trần Ðăng Khoa, tác giả của nhiều bài thơ hay mà bản thân tôi đã hai lần viết bài giới thiệu và bình luận, là nhà thơ 10 tuổi năm 1968, mà tôi đã sung sướng hướng dẫn đoàn truyền hình Pháp về quay phim "Thế giới nhỏ của em Khoa" tại xã Quốc Tuấn - Hải Hưng; tôi còn là người đầu tiên dịch thơ Trần Ðăng Khoa ra tiếng Pháp, đưa cho nữ đồng chí Madeleine Riffaud. Chị Riffaud về đăng lên báo Nhân đạo (Humanité) của Ðảng Cộng sản Pháp; sau đó tôi lại dịch cả một tập thơ Khoa ra Pháp văn, từ đó giới thiệu thơ Trần Ðăng Khoa, dịch ra nhiều tiếng trên thế giới. Tôi lại giới thiệu và giúp đỡ nhà thơ Cuba Félix Pi la Rodriguez dịch ra tiếng Tây Ban Nha, và tôi đã bình hai bài thơ Mưa và Em kể chuyện này ở rất nhiều nơi trên miền bắc, ở Sài Gòn và các thành thị phía nam (1975-1976).

    (Xuân Diệu - Công việc làm thơ, 1984)


    Ðọc thơ Trần Ðăng Khoa, chúng ta thấy rất rõ điều này: Thơ Trần Ðăng Khoa chủ yếu viết bằng tình cảm, bằng lòng yêu thương... Yêu thương từ cây cỏ đến loài vật, từ người thân trong nhà đến bà con trong làng. Từ Bác Hồ kính yêu đến các thầy cô giáo các bạn bè cùng lớp..., các anh bộ đội, các cô bác công nhân đào than...

    Một trong những yếu tố giúp cho Trần Ðăng Khoa có được những cái riêng, từ những quan sát nhỏ đến những tình cảm, những ý nghĩ lớn, đó là sức liên tưởng phong phú và mạnh mẽ của em...

    (Phạm Hổ - Ðọc thơ Trần Ðăng Khoa, 1995)


    Có lẽ còn lâu mới lại có được một thần đồng tám tuổi lại thành một nhà thơ để lại được sự nghiệp trong nền thơ Việt Nam như Trần Ðăng Khoa.

    Thơ Khoa gắn với cái vườn, ngôi nhà, cánh đồng và làng xóm quanh Khoa. Nay mai làng hóa phố, hoặc thành những trang trại lớn, thơ Trần Ðăng Khoa còn giá trị biết mấy...

    Sau này Trần Ðăng Khoa chuyển sang viết chân dung. Tập Chân dung và đối thoại của Khoa cũng là một tác phẩm góp vào văn nghiệp của thần đồng xưa. Nhưng thơ Thần đồng thì mọi người vẫn rất dễ nhất trí, yêu thích, và tự hào, mến phục.

    Thật sung sướng cho một nhà thơ được mãi mãi hồn nhiên và đẹp với một hồn thơ thời tám, chín tuổi...

    (Ngô Văn Phú)
    Lần sửa cuối bởi minh_anh; 30-07-2013 lúc 04:36 AM
    Đèn mờ như ánh sao rơi,
    Đời như ly rượu đầy vơi, đầy vơi nghĩa gì.
    Rót thêm chén nữa đi em,
    Kẻo rồi quá muộn, kẻo đêm sắp tàn.

  2. #12
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts
    Bàn Chân Thầy Giáo
    Tác giả: Trần Đăng Khoa

    Thầy ngồi ghế giảng bài
    Xếp cạnh bàn đôi nạng gỗ
    Một bàn chân đâu rồi
    Chúng em không rõ

    Sáng nào bom Mỹ dội
    Phượng đổ ngổn ngang, mái trường tốc ngói
    Mặt bảng đen lỗ chỗ vết bom bi
    Thầy cầm súng ra đi
    Bài tập đọc dạy chúng em dang dở
    Hoa phượng
    Hoa phượng cháy một góc trời như lửa

    Năm nay thầy trở về
    Nụ cười vui vẫn nguyên vẹn như xưa
    Nhưng một bàn chân không còn nữa
    Đôi bàn chân
    In lên cổng trường những chiều giá buốt
    In lên cổng trường những đêm mưa dầm
    Dấu nạng hai bên như hai hàng lỗ đáo
    Chúng em nhận ra bàn chân thầy giáo
    Như nhận ra cái chưa hoàn hảo
    Của cả cuộc đời mình

    Bàn chân thầy gửi lại
    Khe Sanh Hay Tây Ninh, Đồng Tháp?
    Bàn chân đạp xuống đầu lũ giặc
    Cho lẽ sống làm người
    Em lắng nghe thầy giảng từng lời
    Rung động bao điều suy nghĩ
    Nghe thầm vọng bàn chân đi đánh Mĩ
    Nghe âm vang tiếng gọi của chiến trường
    Em đi suốt chiều dài yêu thương
    Chiều sâu đất nước
    Theo những dấu chân người thầy năm trước
    Và bàn chân thầy, bàn chân đã mất
    Vẫn dẫn chúng em đi trọn vẹn cuộc đời…
    Đèn mờ như ánh sao rơi,
    Đời như ly rượu đầy vơi, đầy vơi nghĩa gì.
    Rót thêm chén nữa đi em,
    Kẻo rồi quá muộn, kẻo đêm sắp tàn.

  3. #13
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts
    Buổi sáng nhà em
    Thơ Trần Đăng Khoa

    Ông trời nổi lửa đằng đông
    Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay
    Bố em xách điếu đi cày
    Mẹ em tát nước, nắng đầy trong khau
    Cậu mèo đã dậy từ lâu
    Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng
    Mụ gà cục tác như điên
    Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi
    Cái na đã tỉnh giấc rồi
    Đàn chuối đứng vỗ tay cười, vui sao!
    Chị tre chải tóc bên ao
    Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương
    Bác nồi đồng hát bùng boong
    Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà

    1967
    Đèn mờ như ánh sao rơi,
    Đời như ly rượu đầy vơi, đầy vơi nghĩa gì.
    Rót thêm chén nữa đi em,
    Kẻo rồi quá muộn, kẻo đêm sắp tàn.

  4. #14
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    323
    Thanks
    37
    Thanked 36 Times in 29 Posts
    Mình xin được tiếp Minh_anh mấy chiêu nhé... ;

    Bài thơ : TRĂNG SÁNG SÂN NHÀ EM
    Thơ của Trần Đăng Khoa

    Trăng sáng sân nhà em

    Ông trăng tròn sáng tỏ
    Soi rõ sân nhà em
    Trăng khuya sáng hơn đèn
    Ơi ông trăng sáng tỏ
    Soi rõ sân nhà em…
    *
    * *
    Hàng cây cau lặng đứng
    Hàng cây chuối đứng im
    Con chim quên không kêu
    Con sâu quên không kêu
    Chỉ có trăng sáng tỏ
    Soi rõ sân nhà em
    Trăng khuya sáng hơn đèn
    Ơi ông trăng sáng tỏ
    Soi rõ sân nhà em…
    (1966)

  5. #15
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    323
    Thanks
    37
    Thanked 36 Times in 29 Posts
    Bài thơ : CÂY DỪA
    Tác giả: Trần Đăng Khoa


    Bài thơ "Cây dừa" được Trần Đăng khoa sáng tác năm 1967 khi ông 9 tuổi và được in trong tập thơ đầu tay "Góc sân và khoảng trời" (1968).

    CÂY DỪA

    Cây dừa xanh toả nhiều tàu,
    Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng.
    Thân dừa bạc phếch tháng năm,
    Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.
    Đêm hè hoa nở cùng sao,
    Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh.
    Ai mang nước ngọt, nước lành,
    Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.
    Tiếng dừa làm dịu nắng trưa,
    Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo.
    Trời trong đầy tiếng rì rào,
    Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra.
    Đứng canh trời đất bao la,
    Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.
    1967
    Lần sửa cuối bởi thanh_long; 26-08-2012 lúc 09:50 PM

  6. #16
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts
    Bài thơ : CÁI SÂN
    Tác giả: Trần Đăng Khoa


    Cái sân

    Em thường rải cái nong
    Ra góc sân ngồi học
    Những đêm có trăng mọc
    Em chơi cho đến khuya
    Thường là xỉa cá mè
    Hay làm mèo đuổi chuột
    Những lúc mưa sậm hột
    Em bắt cái vòi cau
    Chảy vào giữa chum sâu
    Khi trời râm em vẽ
    Vẽ cô tiên lặng lẽ
    Rải hoa trên bầu trời
    Thế là bao đồng lúa
    Cứ chín vàng, vàng tươi...

    2.1966
    Lần sửa cuối bởi minh_anh; 25-08-2012 lúc 09:02 AM
    Đèn mờ như ánh sao rơi,
    Đời như ly rượu đầy vơi, đầy vơi nghĩa gì.
    Rót thêm chén nữa đi em,
    Kẻo rồi quá muộn, kẻo đêm sắp tàn.

  7. #17
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts
    Bài thơ : CÂY XOAN
    Tác giả: Trần Đăng Khoa



    Cây xoan
    Ngày nào xoan bé xíu
    Giờ bỗng vút lưng trời
    Dưới gốc cây xám mốc
    Bao lá cành khô rơi...

    1973
    Bài thơ : CÂY BÀNG MÙA ĐÔNG
    Tác giả: Trần Đăng Khoa


    Cây bàng mùa đông


    Suốt mùa hè chịu nắng
    Che mát các em chơi
    Đến đêm đông giá lạnh
    Lá còn cháy đỏ trời

    1973
    Đèn mờ như ánh sao rơi,
    Đời như ly rượu đầy vơi, đầy vơi nghĩa gì.
    Rót thêm chén nữa đi em,
    Kẻo rồi quá muộn, kẻo đêm sắp tàn.

  8. #18
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts
    Bài thơ : THÔN XÓM VÀO MÙA
    Tác giả Trần Đăng Khoa




    Bài thơ : Thôn xóm vào mùa

    Hạt mẩy uốn cong bông
    Chim ngói bay đầy đồng
    Đường thôn tiếng cười nở
    Vàng tươi hoa cải ngồng

    Sân kho máy tuốt lúa
    Mở miệng cười ầm ầm
    Thóc mặc áo vàng óng
    Thở hí hóp trên sân

    Thóc gài vàng tóc xanh
    Thóc bay quanh tiếng cười
    Trâu ngửi mùi rơm mới
    Cái chân giậm liên hồi

    Chị chủ nhiệm giũ rơm
    Anh dân quân đập lúa
    Thóc nở bung như sao
    Nhuộm vàng cả trời cao

    Tối về ông trăng đến
    Cùng các đội bình công
    Ấm nước chè tỏa nóng
    Thơm như hương lúa đồng

    1967
    Đèn mờ như ánh sao rơi,
    Đời như ly rượu đầy vơi, đầy vơi nghĩa gì.
    Rót thêm chén nữa đi em,
    Kẻo rồi quá muộn, kẻo đêm sắp tàn.

  9. #19
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts
    GHI CHÉP VỀ NGỌN ĐÈN DẦU
    Thơ Trần Đăng Khoa
    Đứng giữa nhà mà cháy
    Mà tỏa sáng xung quanh
    Chỉ thương cây đèn ấy
    Không sáng nổi chân mình...

    1973

    Bài thơ : CON CÒ TRẮNG MUỐT
    Tác giả Trần Đăng Khoa


    Con cò trắng muốt

    Con cò đi đón cơn mưa
    Tối tăm mù mịt ai đưa cò về
    (Ca dao)

    Khi cơn mưa đen rầm đằng đông
    Khi cơn mưa đen rầm đằng tây
    Khi cơn mưa đen rầm đằng nam, đằng bắc
    Em thấy
    Con cò
    Trắng muốt
    Bay ra đón cơn mưa...

    Cây lúa mừng vui phất cờ
    Dây khoai nảy xanh lá mới
    Cau xòe tay hứng giọt mưa rơi
    Ếch nhái uôm uôm mở hội
    Cá múa tung tăng...
    Nhưng không ai biết
    Con cò
    Co ro
    Chịu rét
    Trên cành cây...

    *

    Đến khi cơn mưa lại đen rầm đằng đông, đằng tây
    Đến khi cơn mưa lại đen rầm đằng nam, đằng bắc
    Em lại thấy
    Vẫn con cò ấy
    Bay ra
    Trắng muốt
    Mừng đón cơn mưa...

    1969
    Lần sửa cuối bởi minh_anh; 25-08-2012 lúc 10:07 AM
    Đèn mờ như ánh sao rơi,
    Đời như ly rượu đầy vơi, đầy vơi nghĩa gì.
    Rót thêm chén nữa đi em,
    Kẻo rồi quá muộn, kẻo đêm sắp tàn.

  10. #20
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts

    Tiếp sức cùng Minh_anh...

    Bài thơ : ĐÁNH THỨC TRẦU
    Tác giả Trần Đăng Khoa


    Trẩu trẩu trầu trầu
    Mày làm chúa tao
    Tao làm chúa mày
    Tao không hái ngày
    Thì tao hái đêm
    (Câu hát của bà em)

    Đã ngủ rồi hả trầu
    Tao đã đi ngủ đâu
    Mà trầu mày đã ngủ
    Bà tao vừa đến đó
    Muốn có mấy lá trầu
    Tao không phải ai đâu
    Đánh thức mày để hái!

    Trầu ơi, hãy tỉnh lại
    Mở mắt xanh ra nào
    Lá nào muốn cho tao
    Thì mày chìa ra nhé
    Tay tao hái rất nhẹ
    Không làm mày đau đâu…

    Đã dậy chưa hả trầu?
    Tao hái vài lá nhé
    Cho bà và cho mẹ
    Đừng lụi đi trầu ơi!

    1966

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •