Trang 3/6 ĐầuĐầu 12345 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 21 tới 30 của 54

Chủ đề: Góc sân và khoảng trời

  1. #21
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    NGẪM NGỢI VỚI TRẦN ĐĂNG KHOA TỪ MỘT ĐÁM MA
    Tác giả NGUYỄN ĐỨC GIAO



    NGẪM NGỢI TỪ MỘT ĐÁM MA

    Thân gửi Nhà thơ Trần Đăng Khoa

    Vẫn biết nghĩa tử là nghĩa tận nhưng mỗi lần đi đám tang của công chức hoặc người nhà của họ trong những năm gần đây vẫn cứ thấy thế nào ấy. Sự thương xót, tiếc nuối hình như ngày một vơi đi, mà sự chiếu lệ, vờ vĩnh, toan tính thì ngày càng hiện rõ trên khuôn mặt của những người tham dự. Sáng nay đi viếng đám tang của Sơ, người cùng cơ quan, tôi vừa buồn cho người đã khuất, vừa buồn vì cảm nhận này càng rõ.
    ĐÁM MA BÁC GIUN

    Bác Giun đào đất suốt ngày
    Trưa nay chết dưới bóng cây sau nhà
    Họ hàng nhà kiến kéo ra
    Kiến con đi trước, kiến già theo sau

    Cầm hương kiến Đất bạc đầu
    Khóc than kiến Cánh khoác màu áo tang
    Kiến Lửa đốt đuốc đỏ làng
    Kiến Kim chống gậy, kiến Càng nặng vai

    Đám ma đưa đến là dài
    Qua những vườn chuối, vườn khoai, vườn cà
    Kiến Đen uống rượu la đà
    Bao nhiêu kiến Gió bay ra chia phần...

    1967
    Cách đây hai hôm, nửa đêm tỉnh giấc vì tiếng chuông điện thoại. Anh Trưởng phòng thông báo với giọng thảng thốt: “ Anh Sơ mất rồi, anh đã biết tin chưa?”. Sao lại thế? Vừa uống rượu với nhau lúc tối đây mà. Hội nghi tổng kết công tác của ngành bế mạc lúc chiều. Anh em điếu đóm phục vụ phấn khởi vì hoàn thành nhiệm vụ, được Bộ trưởng biểu dương nên tổ chức bữa cơm thân mật ngay tại nhà ăn phục vụ Hội nghị. Anh Sơ là Vụ trưởng, lại là người biên tập lần cuối Báo cáo tổng kết được Bộ trưởng dõng dạc đọc trước Hội nghị sau nhiều lần do nhiều người viết đi viết lại không thành. Vì hứng chí, phấn khích nên anh uống hơi nhiều cả rượu lẫn bia. Có lẽ vì vậy chăng? Cũng cần nói thêm anh Sơ là một ứng cử viên nặng ký trong lần chuẩn bị bổ nhiệm Thứ trưởng lần này. Ôi thôi! Thế là hết! Hết cả sự kèn cựa, tranh giành. Hết cả sự nhờ vả, cầu cạnh. Chỉ còn lại những người lãnh cảm, thờ ơ.

    Chợt nhớ lại bài thơ Đám ma bác giun của Trần Đăng Khoa mà mình thuộc từ ngày còn bé khi Tập thơ đầu tay Góc sân và khoảng trời của Khoa vừa ra đời, gây xôn xao trong dư luận. Xin lỗi anh Khoa: tôi chỉ thích bài này theo nguyên tác ngày xưa anh viết. Bản anh chỉnh sửa sau này là từ góc nhìn của người lớn, làm thay đổi ít nhiều chất ngây thơ, hồn nhiên của con trẻ. Mà lạ thay anh Khoa ạ: tôi cứ nghĩ là với bài thơ này theo nguyên tác, anh đã mô tả, đã chỉ đúng và sâu hơn cái không khí, cái chất, cái hồn của các đám tang công chức thời nay. Này nhé:

    Bác giun đào đất suốt ngày
    Trưa nay bỗng chết bóng cây sau nhà

    Thế là bác giun đột tử vì làm việc quá sức, chắc vì lao lực. Thì đúng rồi như anh Sơ của chúng tôi đây suốt đời tận tụy, càng phải tận tụy vì anh vốn xuất thân trong một gia đình công giáo. Tận tụy cho đến khi chết vì bản báo cáo mà không kịp trăng trối một lời với vợ con, bạn bè. Nhưng mà cũng có niềm an ủi là anh đi mát mẻ, nhẹ nhàng như bác giun chết dưới bóng cây chứ không phải dưới cái nắng chang chang chết cả cá cờ mà Khoa đã tả.

    Bác giun chết, thế là lũ kiến kéo ra làm thịt bác nhưng vì anh Khoa thương bác, nên anh cho là chúng đi đưa tang bác. Thật là nhân văn mà cũng rất trẻ con.

    Họ hàng nhà kiến kéo ra
    Kiến ông đi trước, kiến bà theo sau

    Nghe đọc thì hai câu này được anh sửa thành: “Kiến con đi trước, kiến già đi sau”. Vậy là không có tôn ty trật tự, không hợp với cách ứng xử của người Việt Nam mình anh Khoa ạ. Không ai cho trẻ con đi trước, tức là liền sau linh cửu vì sự tôn nghiêm đã đành mà còn vì xót đám trẻ, không nên để cái phần âm ám vào bọn nó.

    Hai câu tiếp anh cũng sửa:

    Cầm hương kiến đất bạc đầu
    Khóc than kiến cánh khóac màu áo tang

    Theo trí nhớ của tôi thì ngày trước anh viết: “Cầm hương cụ kiến bạc đầu/ Khóc than kiến cánh khoe màu áo tang”. Thôi thì “cụ kiến” hay “kiến đất” cũng được. Mà cho kiến đất cầm hương thì có đủ thêm loài kiến. Nhưng “Khóc than kiến cánh khoe màu áo tang” hay hơn, ít nhất cũng hợp hơn với cảnh đám viếng mà tôi đang thẩn thơ ngắm nhìn đây. “Kiến cánh” bây giờ nhiều lắm anh Khoa ạ. Họ may sẵn hẳn vài bộ quần áo tang, nghĩa là màu đen, không phải bằng vải xô đâu mà bằng vải đẹp hẳn hoi, may theo mốt hẳn hoi. Và chờ có đám tang thì họ diện (như anh dùng chữ “khoe” ấy) và lăng xăng chạy ra chạy vào, đôi kẻ mau nước mắt còn vờ vịt than khóc để tỏ ra là mình có nghĩa, có tình, để làm xúc động những người họ đang muốn lấy lòng tin.

    Nhưng kinh hoàng là loài kiến lửa: “Kiến lửa đốt đuốc đỏ làng”. May quá, câu này anh không sửa, trong khi có thể cần chỉnh vì sự vô lý: đám tang bác giun diễn ra buổi trưa mà sao kiến lửa “đốt đuốc đỏ làng” được. Nhưng trong sự vô lý ấy tôi thấy có sự hợp lý vì tôi nhìn thấu tâm can những “con kiến lửa” đang bâu quanh anh Sơ của tôi đây. Khổ thân anh Sơ! Chúng nó đốt đau lắm anh à, sưng cả người lên ấy. Không phải chúng đi đưa tang anh đâu. Chúng nó đang xâu xé anh đấy. Lại còn vừa ăn cướp vừa la làng. Cứ xem cái cách chúng ngang nhiên “đốt đuốc” ấy. Thôi không thèm chấp cái loại người vô nhân tính ấy.

    Bây giờ hãy xem kiến kim và kiến càng: “Kiến kim chống gậy, kiến càng mang mai”. Đây đích thị là những người tốt, những người thực lòng, chịu khó gánh lấy cái phần việc vất vả nhất đối với người đã khuất: đào huyệt! (Xin anh Khoa đừng giao cho kiến càng cái việc khiêng quan tài “nặng vai”. Cứ để kiến càng vác cái mai xen đất để nó tỏ được cái tình, cái nghĩa của nó).

    Cuối cùng là:

    Kiến đen uống rượu la đà
    Bao nhiêu kiến gió chạy ra chia phần

    Xin đừng trách kiến đen. Đám tang nào mà chẳng có người say. Có kẻ nát rượu mà say, nhưng cũng có người buồn mà uống cho say đấy. Thực ra họ cũng vô tứ, vô tâm, không có ý đồ gì trước sự ra đi của một con người. Đáng trách, đáng giận, đáng phỉ nhổ là lũ kiến gió. Khi bác giun mất chẳng biết trốn đi đằng nào, sau khi “Đám ma đưa đến là dài/Đi qua vườn chuối, vườn khoai, vườn cà” mới chịu thò cái mặt ra “chia phần” quả thực. Vội đến nỗi có cánh nhưng không kịp khởi động để bay mà chạy ba chân bốn cẳng.

    Thưa anh Sơ! Tôi vừa nhẩm đọc cho anh nghe bài thơ của anh Trần Đăng Khoa. Rất có thể lúc viết bài Đám ma bác giun Trần Đăng Khoa không nghĩ như tôi khi đi viếng anh. Xin anh đừng buồn nơi chín suối. Cuộc đời ấy mà.

    Tây Hồ, tháng 5/2012
    NGUYỄN ĐỨC GIAO

  2. #22
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    nhà thơ trần đăng khoa - và các giai thoại


    trần đăng khoa kể: Khi những bài thơ đầu tiên của anh được in và được dư luận “công kênh”, không ít người đã lặn lội về hải dương- quê anh để tìm hiểu xem tác giả của chúng "người ngợm" ra sao. Họ ngắm nghía, vạch tóc xem khoáy đầu, xem tai, thậm chí có người còn vần chú bé 8 tuổi ra để xem… rốn...

    Ngay từ khi mới "xuất đầu lộ diện" trên thi đàn, trần đăng khoa đã được người đời vinh danh là "thần đồng thơ". Nhưng, cùng với độ lùi thời gian, hình như anh ngày càng muốn chứng minh việc làm thơ của mình không hề mang sắc màu thần bí. Anh bảo, thuở bé, người ta cứ nói anh viết như "nhập đồng", như "ma ám", kỳ thực, những bài thơ "được nhất" của anh lại chính là những bài viết theo… "đơn đặt hàng" của các tòa báo.

    Những giai thoại về anh, anh đọc và bật cười. Có đúng, có sai, nhưng chưa khi nào anh viết bài phản ứng lại. Hỏi, anh nói đa phần đấy là chuyện nhảm nhí, là bịa tạc. Anh thấy anh hoàn toàn tỉnh táo như những người bình thường, thậm chí còn "tỉnh queo", chứ không hề ngơ ngác, lơ tơ mơ như cách người ta vẫn hình dung về… các thi sĩ.

    Trần đăng khoa kể: Khi những bài thơ đầu tiên của anh được in và được dư luận “công kênh”, không ít người đã lặn lội hàng trăm cây số về xã quốc tuấn (huyện nam sách, hải dương- quê anh) để tìm hiểu xem tác giả của chúng "người ngợm" ra sao.

    Họ ngắm nghía, vạch tóc xem khoáy đầu, xem tai, thậm chí có người còn vần chú bé 8 tuổi ra để xem… rốn. Rồi thì họ im lặng bỏ đi, giữ một thái độ kín bưng khiến gia chủ không khỏi có phần… kinh sợ! Trong làng, lác đác đã có tin đồn chú bé khoa… có đuôi. Lại có đợt rộ lên tin khi khoa "ị" thì… phân lại hình vuông (chứ không tròn như những đứa trẻ khác).

    Như vậy, sự đồn thổi đã đeo đẳng trần đăng khoa ngay từ khi anh còn thơ bé. Và, theo thời gian, hiện tượng ấy không những không "ngót" đi mà ngày càng "phình" to ra.

    Cứ theo trần đăng khoa thổ lộ thì vốn dĩ anh rất xuề xòa, ăn uống thế nào cũng xuôi. Chỉ riêng món nước chấm là anh rất ghét pha trộn. Nước mắm bao giờ cũng phải nguyên chất. Thế thôi mà cũng thành giai thoại. Rằng thì khi đi nước ngoài, trần đăng khoa luôn thủ sẵn trong va ly một chai nước mắm mang theo từ nhà.

    đến ngày về, vì lâu không được dùng nước mắm, "lão" rất nhớ. "lão" gạt vợ ra, xồng xộc chạy vào tủ, lôi ra chai nước mắm, tu một hơi hết… nửa chai (cứ như người nghiện rượu vậy!), rồi mới quay lại… đón vợ. Mà người đưa chuyện ấy lên báo nào phải ai đâu xa, là nhà văn nguyễn văn thọ, bạn thân, thậm chí rất thân với anh.

    Một người bạn thân nữa - nhà văn sương nguyệt minh trong một giai thoại lại kể chuyện trần đăng khoa cùng người yêu (sau này là vợ anh) dung dăng dung dẻ vào siêu thị. Tại đây, trần đăng khoa đã tít mắt cười sung sướng vì mua được bộ complê với giá rẻ như cho: Chỉ có 68 nghìn đồng (sau mới biết là hàng tàu, sở dĩ người ta phải bán đại hạ giá vì… lỗi mốt).

    Trần đăng khoa khẳng định ngay đây là chuyện… bịa. Anh tâm sự: "mình có đặc điểm bao giờ cũng dùng đồ đắt tiền và không bao giờ mua đồ cũ. Một bộ complê mà giá chỉ hơn năm chục ngàn thì chắc chắn là đồ cũ. Như thế kinh khủng lắm. Biết đâu của người chết thì sao? Quần áo mới, người khác mặc một lần rồi mình còn rùng mình nữa là…".

    Cũng theo trần đăng khoa thì trong việc mua sắm, quan điểm của anh là cứ chọn đồ đắt. đó là cách "tiết kiệm" nhất: Tiết kiệm tiền, tiết kiệm công sức, tiết kiệm thời gian (ý nói tiền nào của nấy. đồ tốt thì đỡ hỏng hóc, phải mua sắm lại).

    Và trần đăng khoa cho ví dụ: Hiện tại, anh đang dùng chiếc tivi màn hình phẳng loại tốt nhất. Chiếc máy tính xách tay của anh cũng vào loại hiện đại, nó có thể xem được truyền hình kỹ thuật số màn phẳng (tới 40 kênh) mà không cần phải có usb cắm vào. Anh mua nó cách đây 4 năm với giá 3.200 usd. Nói vậy để thấy, chuyện trần đăng khoa mừng rơn khi mua được bộ complê chỉ với giá 68 ngàn đồng là một chuyện… phi lý.

    Cũng trong bài viết trên, tác giả còn nhắc tới một tình tiết: Vì bỏ quên ví, trần đăng khoa phải quay xe về nhà lấy tiền. Và khi anh mở khóa cửa thì cũng vừa lúc một tốp các cụ nghỉ hưu ở một câu lạc bộ thơ ngoại thành tìm gặp. Hai bên rôm rả đọc thơ, bình luận, rồi gật gù, vỗ tay, tán thưởng… cho mãi đến khi đèn đường bật sáng, trần đăng khoa mới giật mình nhớ ra anh đang bỏ quên người yêu ngoài… siêu thị.

    Trần đăng khoa cho hay: đi đâu, gặp người lạ, anh chỉ "tán nhăng nhít, tếu táo", chứ rất ít nói chuyện thơ. Thậm chí nói chuyện thơ với đối tượng không thích hợp anh còn cảm thấy ngượng. Trước sau anh quan niệm: Thời bây giờ không phải là "thời đại của thi ca". Hơn nữa, anh vốn rất dị ứng với các loại thơ "câu lạc bộ". Bởi vậy, không thể có chuyện anh vì mải nghe thơ các cụ mà bỏ quên người yêu được.

    Trước đây, trên một tờ báo có in mẩu giai thoại kể chuyện nhà thơ trần đăng khoa… đi buôn. Từ liên xô về, anh cùng anh bạn chung vốn "đánh quả" mặt hàng… khăn quàng đỏ. Những thùng hàng này được anh cất kỹ dưới gầm giường, thỉnh thoảng lại trở dậy mở ra… ngắm nghía. Thế rồi, hàng bị phát hiện là có màu gạch cua (chứ không đỏ như loại khăn quàng ở việt nam), thành thử… không bán được.

    Bình luận về mẩu giai thoại này, trần đăng khoa nói: "chuyện viết để vui thôi, không có gì ác ý, nhưng vô lý. đã buôn phải buôn thứ quý hiếm, không ai mua thứ không bán được. ở việt nam, không ai bán khăn quàng đỏ. Thứ này nó vào việt nam theo ngạch khác. Các em học sinh được kết nạp đội, được nhà trường phát khăn quàng, không phải mua. Vậy chúng tôi buôn khăn quàng thì bán cho ai?".

    Lại có giai thoại về việc trần đăng khoa gặp dích dắc khi làm thủ tục đám cưới. Một tác giả đã viết mười mươi trên báo, rằng khi ông hỏi trần đăng khoa phương án đón dâu, ông được nhà thơ trả lời: "xe cô dâu thì thằng ninh bạn em nó lo. Còn tất cả nhà gái tự túc". ông trợn mắt: "kể cả người đến xin dâu, họ nhà gái cũng tự túc?". Trần đăng khoa ngạc nhiên: "xin dâu thì hôm nọ đi đăng ký, mình đã xin rồi còn gì nữa". Nghe thần đồng thơ trả lời vậy, tác giả bài báo buông câu bình luận: "thì ra cu cậu cũng chưa hiểu thế nào là xin dâu. Tôi vừa thấy tức, vừa buồn cười".

    Khi tôi vừa nhắc lại chuyện này với trần đăng khoa, anh phẩy tay nói ngay: "bịa. Hoàn toàn bịa hết. Mình sinh ra và lớn lên ở nông thôn, lại như thằng ma xó ấy, làm gì không biết chuyện xin dâu phải như thế nào. đó là việc quá tối thiểu. Chẳng qua là lần đó, đám cưới đã cận ngày mà đống giấy mời vẫn chưa chuyển đi được là bao. Các cụ ở xa, mình chỉ có một thân một mình, nên mới nhờ bác ấy chuyển giúp một số thiếp mời. Ai ngờ bác ấy lại "vẽ" thêm ra chuyện như thế…".

    Còn một "nỗi oan" mà trần đăng khoa cảm thấy nếu không kể ra thì anh vẫn còn thấy… tưng tức, đó là việc người ta gán cho anh cái giai thoại "sửa thơ tố hữu".

    Anh nói: "không rõ từ bao giờ, trong dân gian loan truyền chuyện mình đã chữa câu thơ tố hữu (trong bài "ta đi tới"): đường ta rộng thênh thang tám thước thành ra đường ta rộng thênh thang ta bước. Chính thức thì mình chưa thấy cái giai thoại này in trên báo chí ta bao giờ, nhưng báo chí của người việt ở nước ngoài thì có.

    Một lần, mình gặp gỡ độc giả người việt ở béclin, có người đã hỏi mình về việc này. Mình đính chính đây là "lời đồn". ấy thế rồi chính ông tác giả mẩu giai thoại trên lại xưng xưng mọc mọc rằng "trần đăng khoa bây giờ đang chối". Sự thật, nếu người tinh ý sẽ thấy, không ai dở hơi mà chữa thơ như thế cả. Vì câu trên của tố hữu là trên đường cái ung dung ta bước thì câu dưới không thể lại là đường ta rộng thênh thang ta bước, lặp lại hai chữ "bước" được. đấy, sự thể đơn giản vậy mà họ cứ dựng đứng lên như thế, rất buồn cười".

    Chuyện trần đăng khoa "nhát gái" cũng đi vào giai thoại với mật độ khá dày đặc. Như có tác giả kể lại rằng: Một lần trần đăng khoa ngồi với bạn gái trong gian phòng chỉ có hai người. Khi cô gái ra khép cửa chính thì trần đăng khoa lại bước ra mở cửa, thậm chí lấy gạch chặn từng cánh lại cho chắc. Cứ "giằng co" vài lần như thế, cô gái phát bực, mắng: "anh làm sao thế. Những cửa sổ mở toang ra kia không đủ thở hay sao?".

    đây là câu chuyện trần đăng khoa thừa nhận có thật, nhưng chỉ là "thật 50% thôi", vì người viết không nói rõ đó là vào thời điểm những năm 1975-1976, thời kỳ mà chuyện nam nữ đang tìm hiểu nhau không dưng khép cửa vào rất dễ khiến người đời dị nghị. Hơn thế, việc người khép người mở cũng chỉ được thực hiện một lần, "có phải trẻ con đâu mà giằng co".

    Liên quan đến chuyện học tiếng nga, trần đăng khoa cũng phải "góp" vào làng văn nghệ việt nam một giai thoại không mấy dễ chịu.

    Chuyện kể rằng: Hồi vừa rời khoa tiếng nga, trường đại học tổng hợp lômônôxốp để làm thủ tục nhập học ở trường viết văn goócky, trần đăng khoa được nhân viên giáo vụ của trường phát cho một tờ khai. Phần đầu nhà thơ trẻ trả lời khá mau lẹ. đến phần sau, với hai câu hỏi: "sang liên xô lần thứ mấy?" và "đã có vợ chưa?", đáng lẽ khai "sang liên xô lần thứ hai" và "chưa có vợ", không biết có phải do vốn tiếng nga còn mỏng, trần đăng khoa lại ghi số 0 vào mục "sang liên xô lần thứ mấy?" và ghi số 2 vào mục "đã có vợ chưa?". Giáo vụ trường viết văn goócky là một cô gái trẻ. đọc tờ khai của trần đăng khoa, cô trợn mắt ngạc nhiên, không ngờ một chàng trai trưởng thành dưới mái trường xhcn ấy lại là người "đa thê" như thế. Ngay lập tức, chuyện trần đăng khoa "hai vợ" được cô báo cáo với ban giám hiệu.

    Sự thực, ở ngoài đời, trần đăng khoa có "yếu" ngoại ngữ đến vậy không?


  3. #23
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    NHÀ THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA & GIAI THOẠI... (tiếp theo)

    Trước khi trả lời câu hỏi của tôi, nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng, cần phải tặng "bằng khen" cho người bịa ra chuyện này, bởi theo anh "Ai học tiếng Nga đều biết, giữa hai câu hỏi: Sang Liên Xô lần thứ mấy? và Đã có vợ chưa?, chúng chẳng liên quan gì đến nhau. Người dốt tiếng Nga đến mấy cũng không thể nhầm nội dung câu nọ ra câu kia. Sự thực, nếu có nhầm thì là nhầm giữa hai câu: Đã có vợ chưa? và Anh có hiểu tiếng Nga không?, bởi trong hai câu hỏi này, có chữ zhenat (nghĩa là đã có vợ) và znat' (là hiểu biết) đọc nghe na ná nhau. Bởi thế hồi mới sang Nga, mình cũng đã từng trả lời lộn hai câu hỏi này".

    Về khả năng tiếng Nga, nhà thơ Trần Đăng Khoa thật thà tâm sự: "Mình nói tiếng Nga không hay. Nó ra ngay một "thằng bồi". Nhưng được cái mình diễn đạt được đúng điều mình nói. Ngữ pháp mình dùng không phải ngữ pháp người Nga. Người Nga bảo: Anh nói tôi biết hết, nhưng người Nga chúng tôi không nói như thế. Tóm lại, ai đùa cứ đùa. Còn nói mình lõm bõm tiếng Nga thì không đúng. Nếu chỉ biết như thế thì làm sao mình có thể tốt nghiệp loại xuất sắc. Như chuyến đi Đức cách đây mấy năm, mình giao tiếp, làm việc tất tần tật bằng tiếng Nga đấy chứ".

    Để kết thúc câu chuyện có vẻ hơi… dài dòng này, nhà thơ Trần Đăng Khoa thẳng thắn bày tỏ: "Các nhà giai thoại nên nhìn nhà thơ như người bình thường, không nên biến người ta thành… dị dạng. Các nhà thơ bây giờ cũng nhiều người khôn ngoan, thiết thực lắm".

    Về phía mình, anh tự đưa ra nhận xét: "Tôi thực sự là con cáo trong đời sống. Chứ cứ "ú ớ" như người ta viết thì làm sao quản lý được số lượng cán bộ, nhân viên đông như thế".

    (Nhân đây, xin giới thiệu thêm: Hiện tại, nhà thơ Trần Đăng Khoa đang là Giám đốc hệ VOVTV của Đài Tiếng nói Việt Nam với quân số lên tới gần trăm người)

    Nguồn:CAND

  4. #24
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts

    NGẪM NGỢI VỚI TRẦN ĐĂNG KHOA TỪ MỘT ĐÁM MA
    Tác giả NGUYỄN ĐỨC GIAO



    NGẪM NGỢI TỪ MỘT ĐÁM MA

    Thân gửi Nhà thơ Trần Đăng Khoa

    Vẫn biết nghĩa tử là nghĩa tận nhưng mỗi lần đi đám tang của công chức hoặc người nhà của họ trong những năm gần đây vẫn cứ thấy thế nào ấy. Sự thương xót, tiếc nuối hình như ngày một vơi đi, mà sự chiếu lệ, vờ vĩnh, toan tính thì ngày càng hiện rõ trên khuôn mặt của những người tham dự. Sáng nay đi viếng đám tang của Sơ, người cùng cơ quan, tôi vừa buồn cho người đã khuất, vừa buồn vì cảm nhận này càng rõ.
    ĐÁM MA BÁC GIUN

    Bác Giun đào đất suốt ngày
    Trưa nay chết dưới bóng cây sau nhà
    Họ hàng nhà kiến kéo ra
    Kiến con đi trước, kiến già theo sau

    Cầm hương kiến Đất bạc đầu
    Khóc than kiến Cánh khoác màu áo tang
    Kiến Lửa đốt đuốc đỏ làng
    Kiến Kim chống gậy, kiến Càng nặng vai

    Đám ma đưa đến là dài
    Qua những vườn chuối, vườn khoai, vườn cà
    Kiến Đen uống rượu la đà
    Bao nhiêu kiến Gió bay ra chia phần...

    1967
    Cách đây hai hôm, nửa đêm tỉnh giấc vì tiếng chuông điện thoại. Anh Trưởng phòng thông báo với giọng thảng thốt: “ Anh Sơ mất rồi, anh đã biết tin chưa?”. Sao lại thế? Vừa uống rượu với nhau lúc tối đây mà. Hội nghi tổng kết công tác của ngành bế mạc lúc chiều. Anh em điếu đóm phục vụ phấn khởi vì hoàn thành nhiệm vụ, được Bộ trưởng biểu dương nên tổ chức bữa cơm thân mật ngay tại nhà ăn phục vụ Hội nghị. Anh Sơ là Vụ trưởng, lại là người biên tập lần cuối Báo cáo tổng kết được Bộ trưởng dõng dạc đọc trước Hội nghị sau nhiều lần do nhiều người viết đi viết lại không thành. Vì hứng chí, phấn khích nên anh uống hơi nhiều cả rượu lẫn bia. Có lẽ vì vậy chăng? Cũng cần nói thêm anh Sơ là một ứng cử viên nặng ký trong lần chuẩn bị bổ nhiệm Thứ trưởng lần này. Ôi thôi! Thế là hết! Hết cả sự kèn cựa, tranh giành. Hết cả sự nhờ vả, cầu cạnh. Chỉ còn lại những người lãnh cảm, thờ ơ.

    Chợt nhớ lại bài thơ Đám ma bác giun của Trần Đăng Khoa mà mình thuộc từ ngày còn bé khi Tập thơ đầu tay Góc sân và khoảng trời của Khoa vừa ra đời, gây xôn xao trong dư luận. Xin lỗi anh Khoa: tôi chỉ thích bài này theo nguyên tác ngày xưa anh viết. Bản anh chỉnh sửa sau này là từ góc nhìn của người lớn, làm thay đổi ít nhiều chất ngây thơ, hồn nhiên của con trẻ. Mà lạ thay anh Khoa ạ: tôi cứ nghĩ là với bài thơ này theo nguyên tác, anh đã mô tả, đã chỉ đúng và sâu hơn cái không khí, cái chất, cái hồn của các đám tang công chức thời nay. Này nhé:

    Bác giun đào đất suốt ngày
    Trưa nay bỗng chết bóng cây sau nhà

    Thế là bác giun đột tử vì làm việc quá sức, chắc vì lao lực. Thì đúng rồi như anh Sơ của chúng tôi đây suốt đời tận tụy, càng phải tận tụy vì anh vốn xuất thân trong một gia đình công giáo. Tận tụy cho đến khi chết vì bản báo cáo mà không kịp trăng trối một lời với vợ con, bạn bè. Nhưng mà cũng có niềm an ủi là anh đi mát mẻ, nhẹ nhàng như bác giun chết dưới bóng cây chứ không phải dưới cái nắng chang chang chết cả cá cờ mà Khoa đã tả.

    Bác giun chết, thế là lũ kiến kéo ra làm thịt bác nhưng vì anh Khoa thương bác, nên anh cho là chúng đi đưa tang bác. Thật là nhân văn mà cũng rất trẻ con.

    Họ hàng nhà kiến kéo ra
    Kiến ông đi trước, kiến bà theo sau

    Nghe đọc thì hai câu này được anh sửa thành: “Kiến con đi trước, kiến già đi sau”. Vậy là không có tôn ty trật tự, không hợp với cách ứng xử của người Việt Nam mình anh Khoa ạ. Không ai cho trẻ con đi trước, tức là liền sau linh cửu vì sự tôn nghiêm đã đành mà còn vì xót đám trẻ, không nên để cái phần âm ám vào bọn nó.

    Hai câu tiếp anh cũng sửa:

    Cầm hương kiến đất bạc đầu
    Khóc than kiến cánh khóac màu áo tang

    Theo trí nhớ của tôi thì ngày trước anh viết: “Cầm hương cụ kiến bạc đầu/ Khóc than kiến cánh khoe màu áo tang”. Thôi thì “cụ kiến” hay “kiến đất” cũng được. Mà cho kiến đất cầm hương thì có đủ thêm loài kiến. Nhưng “Khóc than kiến cánh khoe màu áo tang” hay hơn, ít nhất cũng hợp hơn với cảnh đám viếng mà tôi đang thẩn thơ ngắm nhìn đây. “Kiến cánh” bây giờ nhiều lắm anh Khoa ạ. Họ may sẵn hẳn vài bộ quần áo tang, nghĩa là màu đen, không phải bằng vải xô đâu mà bằng vải đẹp hẳn hoi, may theo mốt hẳn hoi. Và chờ có đám tang thì họ diện (như anh dùng chữ “khoe” ấy) và lăng xăng chạy ra chạy vào, đôi kẻ mau nước mắt còn vờ vịt than khóc để tỏ ra là mình có nghĩa, có tình, để làm xúc động những người họ đang muốn lấy lòng tin.

    Nhưng kinh hoàng là loài kiến lửa: “Kiến lửa đốt đuốc đỏ làng”. May quá, câu này anh không sửa, trong khi có thể cần chỉnh vì sự vô lý: đám tang bác giun diễn ra buổi trưa mà sao kiến lửa “đốt đuốc đỏ làng” được. Nhưng trong sự vô lý ấy tôi thấy có sự hợp lý vì tôi nhìn thấu tâm can những “con kiến lửa” đang bâu quanh anh Sơ của tôi đây. Khổ thân anh Sơ! Chúng nó đốt đau lắm anh à, sưng cả người lên ấy. Không phải chúng đi đưa tang anh đâu. Chúng nó đang xâu xé anh đấy. Lại còn vừa ăn cướp vừa la làng. Cứ xem cái cách chúng ngang nhiên “đốt đuốc” ấy. Thôi không thèm chấp cái loại người vô nhân tính ấy.

    Bây giờ hãy xem kiến kim và kiến càng: “Kiến kim chống gậy, kiến càng mang mai”. Đây đích thị là những người tốt, những người thực lòng, chịu khó gánh lấy cái phần việc vất vả nhất đối với người đã khuất: đào huyệt! (Xin anh Khoa đừng giao cho kiến càng cái việc khiêng quan tài “nặng vai”. Cứ để kiến càng vác cái mai xen đất để nó tỏ được cái tình, cái nghĩa của nó).

    Cuối cùng là:

    Kiến đen uống rượu la đà
    Bao nhiêu kiến gió chạy ra chia phần

    Xin đừng trách kiến đen. Đám tang nào mà chẳng có người say. Có kẻ nát rượu mà say, nhưng cũng có người buồn mà uống cho say đấy. Thực ra họ cũng vô tứ, vô tâm, không có ý đồ gì trước sự ra đi của một con người. Đáng trách, đáng giận, đáng phỉ nhổ là lũ kiến gió. Khi bác giun mất chẳng biết trốn đi đằng nào, sau khi “Đám ma đưa đến là dài/Đi qua vườn chuối, vườn khoai, vườn cà” mới chịu thò cái mặt ra “chia phần” quả thực. Vội đến nỗi có cánh nhưng không kịp khởi động để bay mà chạy ba chân bốn cẳng.

    Thưa anh Sơ! Tôi vừa nhẩm đọc cho anh nghe bài thơ của anh Trần Đăng Khoa. Rất có thể lúc viết bài Đám ma bác giun Trần Đăng Khoa không nghĩ như tôi khi đi viếng anh. Xin anh đừng buồn nơi chín suối. Cuộc đời ấy mà.

    Tây Hồ, tháng 5/2012
    NGUYỄN ĐỨC GIAO
    Trưa nay đi trực, có thời gian ngồi đọc lại bài phân tích của Nguyễn Đức Giao về bài thơ Đám ma bác giun của Trần Đăng Khoa... mà khiến laojia tôi có đến mấy đợt nổi gai. Không biết nổi gai vì cái không khí tang tóc của "Đám tang bác giun", nổi gai vì sự ra đi đột ngột của bác Sơ, nổi gai vì phép so sánh của bác Giao hay tôi nổi gai vì ngồi một mình (vì là ngày nghỉ nên chỉ một mình tôi trực ban trên cơ quan) ?!. Nhưng cho dù vì bất cứ lý do gì mà nổi gai ốc cũng khiến tôi vô cùng mừng. Vì đã lâu, lâu lắm rồi ! Lâu lắm rồi người tôi chưa bao giờ nổi gai ốc, chỉ có hôm nay... Vâng ! Chỉ có hôm nay đọc bài phân tích này mới khiến cho tôi như thấy lại chính mình, cảm nhận được cái cảm xúc đã bị lãng quên mấy chục năm nay... Mấy mươi năm nay, tuy không phải là kiến lửa, kiến gió nhưng hình như cũng có lúc mình đã từng nhập vai kiến cánh, kiến than

    Cảm ơn fangzi đã sưu tầm bài viết hết sức thú vị và độc đáo.
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  5. #25
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    Đêm Côn Sơn
    Thơ Trần Đăng Khoa


    Ngoài thềm rơi cái lá đa
    Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng

    Nguyên văn:
    Tiếng chim vách núi nhỏ dần
    Rì rầm tiếng suối khi gần khi xa
    Ngoài thềm rơi cái lá đa
    Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
    Mờ mờ ông bụt ngồi nghiêm
    Nghĩ gì, ông vẫn ngồi yên lưng đền...
    ...Bỗng đâu vang tiếng sấm rền
    Tỉnh ra em thấy trong đền đỏ hương
    Ngang trời kêu một tiếng chuông
    Rừng xưa nổi gió, suối tuôn ào ào
    Đồi thông sáng dưới trăng cao
    Như hồn Nguyễn Trãi năm nào về thăm
    Em nghe có tiếng thơ ngâm...
    *
    Ngoài kia nòng pháo ướt đầm sương khuya...

    1968
    Lần sửa cuối bởi fangzi; 27-08-2012 lúc 11:59 PM

  6. #26
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    KỂ CHUYỆN XUÂN DIỆU BÌNH THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA
    Tác giả : Hoàng Kim

    Tôi nhớ cách đây 40 năm khi chú Xuân Diện đến đọc thơ ở Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc. Mấy ngày hôm trước, trên bảng thông tin của Trường viết hàng chữ bằng phấn trắng. Lúc 7g tối thứ Bảy này có phim TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT CÓ THỂ HOÃN ! Thuở đó liên hệ phim rạp thật khó. Người viết có lẽ vì không chắc chắn nên đã viết câu trước rất khiêm tốn, nhỏ nhắn , còn câu sau thì viết rất to , ý muốn nói có thể có phim mà cũng có thể không, trường hợp đặc biệt có thể hoãn (để mọi người đừng phiền). Buồn cười là không hiểu sau, có lẽ là vì quá mong mỏi nên các lớp sinh viên chúng tôi lại kháo nhau, rũ nhau đi xem vì tên phim hay lắm, ngộ lắm. Trời mới chập tối, sân trường đã có nhiều người đến xí chỗ tốt gần rạp chiếu. Mặc dù thứ bảy là ngày cuối tuần, nhiều bạn thường về Hà Nội hoặc đi Bích Động. Cuối cùng, thì việc sẽ đến phải đến. Tối đó không có phim thật nhưng thay vào đó Đoàn trường đã rước được nhà thơ Xuân Diệu về nói chuyện.

    Tôi thích thơ nên ngồi gần và nhớ như in cái chuyện thay kính của nhà thơ Xuân Diệu khi ông trò chuyện đến chỗ hứng nhất (Sau này trong Chân dung và đối thoại, tôi đặc biệt ấn tượng cái chi tiết tả thực này của Trần Đăng Khoa là Xuân Diệu không có thói quen lau kính mà ông có hai kính để luôn thay đổi., khi kính bị mờ là ông thay kính khác và nói chuyện thật say mê). Ông nói rất hào hứng và tôi thì nhìn ông như bị thôi miên. Đột nhiên ông chỉ vào mặt tôi : “Đố em biết Trần Đăng Khoa mấy tuổi?”. Tôi sững người hơi lúng túng vì bất ngờ nhưng sau đó kịp đáp ngay là Trần Đăng Khoa cỡ tuổi Hoàng Hiếu Nhân nên tôi nghĩ rằng có lẽ Khoa nhỏ hơn tôi ba tuổi. Hình như chú Xuân Diệu quên béng mất câu hỏi và cũng chẳng quan tâm đến tôi đang chờ đợi ông giải đáp cho mọi người là đúng hay sai. Mắt Xuân Diệu tự dưng như mơ màng, như thảnh thốt nhìn vào một chốn xa xăm … Giọng ông hạ chùng hẵn xuống như nói thủ thỉ với riêng tôi trước mặt mà quên mất cả một cử toạ đông đảo: “Tôi học bà má Năm Căn gọi anh giải phóng quân bằng thằng giải phóng quân cho nó thân mật. Tôi gọi Trần Đăng Khoa là thằng cháu Khoa vì sự thân mật, chứ thực tình Trần Đăng Khoa lớn lắm…. lớn lắm… lớn lắm (ông lắc lắc đầu và lặp lại ba lần). Mai sau, muốn biết thời gian lao của nước mình, người đọc chắc chắn phải tìm đến Khoa. Xuân Diệu đây này (Ông gập người xuống, tay nắm mũi làm điệu bộ )Tôi phải cúi..úi ..i xuống như thế này (Xuân Diệu gập người thấp, rất thấp, tay lay mũi, tay đỡ kính) đến lấm mũi và gọi là …. ông Khoa. Ông đột ngột nói to : ÔNG KHOA ! (mọi người cười ồ lên). Tôi – Xuân Diệu nói tiếp- đang chuyển thể và giới thiệu thơ Khoa ra thế giới. Hay lắm ! Thú lắm ! Tôi đọc cho các anh chị nghe nhé. EM KỂ CHUYỆN NÀY … Ông đọc chậm rãi – Chưa khi nào và chưa bao giờ tôi nghe thơ hay vậy. Và tôi thuộc , thuộc năm lòng suốt 40 năm! Các bạn biết không, tôi rất dỡ việc nhớ số điện thoại, thế mà lại thuộc một bài thơ dài. Số điện thoại của tôi đây, Hoàng Kim 0903613024. Bạn hãy kiểm tra bất chợt bất cứ lúc nào để biết chắc rằng tôi không có thủ một cuốn thơ của Khoa trong tay. Và rằng thật may mắn trên đời , chúng tôi có Khoa cùng xóm lá và Khoa thì may mắn có người thầy không lồ như Xuân Diệu để đứng lên vai, để lắng nghe những lời khen chê và tự soi lại mình, để Khoa mãi là Khoa trong lòng người cùng thời và Khoa không thể viết nhạt, không phụ lòng người đọc.

    Để minh chúng , tôi xin chép lại bài thơ tôi nghe từ dịp đó. Bản này so với các bản in sau này, hình như Khoa có sửa một ít chữ hoặc cũng có thể nhà thơ Xuân Diệu hoặc tôi nhớ sai …

    * Phản hồi từ: Trần Đăng Khoa ·http://Blogtiengviet.net/Lao Khoa 26.09.11@15:40 @Hoang Kim Cám ơn bác đã cho tôi những tư liệu rất hay về nhà thơ XD. Động tác và tính cách là rất chuẩn. XD đúng như vậy. Hy vọng dịp nào chúng ta gặp nhau. Chúc bác thành công trong sự nghiệp Dạy và Học.

    Nguyên văn bài thơ

    EM KỂ CHUYỆN NÀY…
    Thơ Trần Đăng Khoa

    Sáng nay
    Bọn em đi đánh dậm
    Ở ao làng
    Bên ruộng Lúa xanh non
    Những cô Lúa phất phơ bím tóc
    Những cậu Tre
    Bá vai nhau
    Thầm thì đứng học

    Những chị Cò trắng
    Khiêng Nắng
    Qua Sông
    Cô Gió chăn Mây trên Đồng
    Bác Mặt trời
    đạp xe qua đỉnh Núi
    vẻ vui tươi
    nhìn chúng em nhăn nhó cười …

    Chúng em rất vui
    vì đánh được nhiều Cá.
    Này chị Cua càng
    giơ tay chào biển Lúa
    Này thằng Rói nhớ ai
    mà khóc mãi
    mắt đỏ ngầu như lửa.
    Này câu Trê
    đánh võ ở đâu
    mà ngã bẹp đầu.
    Lòng chúng em dào dạt …

    Bỗng …
    Trên con đường cát
    Có vài bạn gái
    Dáng chừng vừa đi học về
    Đầu đội mủ rơm
    Lưng đeo túi thuốc
    Khăn quàng nở xòe trước ngực
    Theo gió bay bay…

    -Các bạn tìm gì ở đây?
    Hây tìm lọ mực
    Hay tìm bút máy đánh rơi ?
    Các bạn đều trả lời

    - Hôm qua
    Thằng Mỹ bị bắn rơi
    xuống cánh đồng ta
    Các chú dân quân dong nó đi xa
    Vẫn còn lại
    những dấu chân in trên cát
    Vẫn còn lại
    những dấu chân tội ác
    Trông vào nhức mắt
    Các bạn đào đổ xuống ao sâu
    Đổ xuống lòng mương
    Từ lúc mờ sương
    Cho tới khi
    tiếng trống gọi về trường
    Vẫn chưa hết
    những dấu chân trên cát
    Vẫn chưa hết
    những dấu chân tội ác
    Các bạn còn đào
    đổ xuống ao sâu.

    - Chao ôi !
    Những lão Trê
    đánh võ ngã bẹp đầu
    Thắng Rói
    mắt đỏ ngầu như lửa
    và những chị Cua càng
    dơ tay chào biển Lúa
    đã ăn phải dấu chân này
    bẩn thỉu biết bao …

    Chúng em lặng nhìn nhau
    Chẳng ai bảo ai
    Chúng em đổ cả xuống ao
    Trở về nhà với chiếc giỏ không
    Và hát nghêu ngao

    (Em kể chuyện này…
    Mẹ không mắng
    nên chúng em rất thích)
    Những chị chim Sâu trên cành
    Nhìn chúng em cười
    Tích !
    Tích !
    * Phản hồi từ: Trần Đăng Khoa http://lao.blogtiengviet.net 27.09.11@10:46 @Hoangkim Tôi quên bài thơ này rồi mà bác thì nhớ. Tài thật. Có nhiều câu thêm vào như “mẹ không mắng đâu nên em rất thích”. Còn thì cơ bản chính xac. Vái bác

  7. #27
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    MỐI DUYÊN THI CA XUÂN DIỆU - TRẦN ĐĂNG KHOA
    Tác giả: VŨ NHO


    Có thể nói nhà thơ Xuân Diệu là người có công lớn góp phần phát hiện ra tài năng Trần Đăng Khoa, quảng bá và giới thiệu thơ Trần Đăng Khoa không chỉ ở trong nước, mà còn cả ở nước ngoài. Chính ông đưa đoàn vô tuyến truyền hình Pháp về làng quay phim “Thế giới nhỏ của em Khoa” năm 1968. Và cũng chính ông dịch một số bài thơ Khoa ra tiếng Pháp. Xuân Diệu đã cùng Huy Cận về tận Hải Dương thăm nhà Khoa, thăm cái sân "cái thế giới đầu tiên của bé Khoa", xem xét tỉ mỉ các "nhân vật" trong thơ Khoa. Mẹ Trần Đăng Khoa kể: "Bác nhà báo đã mượn cây đèn bão xách ra vườn, soi từng giàn trầu, gốc cau, luống mía và mấy cây bưởi". Chiều hôm sau, trong khi Huy Cận nói chuyện với mọi người thì Xuân Diệu đã kéo Khoa ra ngoài, thực hiện cuộc chuyện trò đầu tiên."Ông ngồi bệt xuống góc sân trước cửa chuồng gà và bắt đầu chất vấn tôi. Mồ hôi ông vã đầm đìa, ướt đẫm cả cái áo sơ mi kẻ sọc". Nói về ảnh hưởng lớn lao của Xuân Diệu đối với đời thơ của mình, Trần Đăng Khoa viết: "Tôi đến với thơ hồn nhiên như em bé đến với trò chơi. Nhưng khi gặp Xuân Diệu thì tôi hiểu được rằng thơ ca không bao giờ là trò chơi cả. Nó là một công việc sáng tạo cực nhọc. Có thể nói may mắn cho đời tôi là tôi đã sớm gặp Xuân Diệu".

    Sau khi Xuân Diệu gặp Trần Đăng Khoa ở quê, trực tiếp kiểm tra và xem xét hiện tượng thơ của chú bé thần đồng, đặc biệt là sau buổi phát thanh tiếng thơ đêm 1 tháng 6 năm 1968," Xuân Diệu trở thành người thầy dạy nghề nghiêm khắc, gần gũi, thân thiết" của Trần Đăng Khoa. Kể cũng là một sự lạ. Huy Cận cũng gặp Trần Đăng Khoa, Chế Lan Viên cũng thế.Cả hai nhà thơ đều cảm tình, quý mến bé Khoa. Nhưng chỉ có Xuân Diệu là gắn bó thân thiết với Khoa suốt đời. Phải chăng có một duyên nợ riêng, tiền định giữa hai người ?

    Kỳ 1: Xuân Diệu sòng phẳng với Trần Đăng Khoa

    Xuân Diệu coi Trần Đăng Khoa như cháu, như em, như đồng nghiệp và ông đã dành không ít tâm sức cho cậu học trò đặc biệt này. Ông có riêng một "bảo tàng" của Khoa- một thùng sắt" trông hao hao như cái tráp đồ lề của mấy ông thợ cạo nhà quê". Tất cả thư từ, bản thảo của Trần Đăng Khoa ông đều cất vào đó. Và ông đều đọc, đều có ý kiến nhận xét. Đây là hồi ức của Trần Đăng Khoa :"…nhận thư và thơ tôi, bao giờ ông cũng trả lời, và trả lời ngay tắp lự. Trong thư ông nhận xét và góp ý rất cụ thể. Ông không phân tích, bình luận dông dài, mà chỉ đưa ra cái kết luận ngắn gọn có tính tổng quát". Chúng ta thử xem những ý kiến của Xuân Diệu đã tác động đến Trần Đăng Khoa như thế nào trong những trường hợp cụ thể. Qua đó, có thể thấy được nhiệt tình, sự tinh tế, có nghề của Xuân Diệu. Đồng thời, cũng thấy được người học trò của ông đã tiếp thu sự chỉ bảo từ vị sư phụ của mình ra sao.

    1.Bài thơ Hạt gạo làng ta

    Trần Đăng Khoa viết đoạn kết của bài thơ như sau: “Hạt gạo làng ta/ Gửi ra tiền tuyến/ Gửi về muôn phương/ Làm nên chiến trường/ Làm nên niềm vui/ Các cô các bác/ Đừng để gạo rơi”. Khi Khoa đưa bài thơ này cho Xuân Diệu, ông đọc xong, trợn mắt bảo: "Các cô các bác không phải là trẻ con đâu nhé, không đợi cháu dạy khôn như thế. Cháu còn bé phải tránh cái lối dạy dỗ. Giáo huấn- đấy là cái nhược điểm, cái bệnh chung của nền thơ ta. Cháu phải tránh xa". Như vậy Xuân Diệu không chỉ chê nhược điểm của bài thơ cụ thể. Ông đã yêu cầu chú học trò tránh lối dạy dỗ đã đành. Xa hơn, ông còn chỉ ra cái nhược điểm của cả nền thơ ta lúc đó. Tiếp thu sự phê phán của Xuân Diệu, Trần Đăng Khoa đã làm cho bài thơ có kết thúc thật cô đọng và hồn nhiên: “Hạt gạo làng ta. Gửi ra tiền tuyến. Gửi về phương xa. Em vui em hát. Hạt vàng làng ta”.

    2. Bài thơ Đêm Côn Sơn

    Trần Đăng Khoa viết: “Mờ mờ ông Bụt ngồi nghiêm. Sợ gì, ông vẫn ngồi yên lưng đền”. Xuân Diệu đã thay hai chữ Sợ gì thành Nghĩ gì. Quả thật hai chữ Sợ gì làm cho câu thơ không thật liền mạch. Trần Đăng Khoa đã nhận xét về trường hợp này:" Xuân Diệu chỉ thay một chữ Nghĩ, ông bụt đã hoá thành cơ thể sống, đã thành sự sống. Câu thơ bỗng sinh động có thần"
    Tôi có một cách nghĩ hơi khác. Đúng là thay như thế thì được cho ông bụt. Nhưng lại mất, lại thiệt cho bé Khoa. Cái cậu bé lần đầu ngủ đêm trong chùa, nhìn thấy bụt cũng hãi (Tất nhiên, ma thì càng hãi). Bởi thế cậu ta mới nói to lên Sợ gì, chính là để tự trấn an. Thay mất chữ sợ, cũng mất luôn dấu vết sợ hãi rất là trẻ con, đặc biệt trẻ con. Chỉ còn chú Khoa ngắm nhìn bụt, ông bụt sống mà thôi. Điều này tôi đem trao đổi với các bạn học sinh trung học cơ sở yêu thơ. Các em đều nghiêng về ý muốn giữ lại cách viết đầu tiên của Trần Đăng Khoa để đúng tính chất trẻ con hơn.
    Lần in lại,Trần Đăng Khoa chữa câu thơ “Tỉnh ra em thấy trong đền đỏ hương” thành “Tỉnh ra em thấy sáng đèn đỏ hương”. Khoa nghĩ : "Đây là đồ cải mả. Xuân Diệu đã đọc cả rồi, ông có thời gian đâu mà đọc lại nữa". Nhưng hoá ra Trần Đăng Khoa đã nhầm. Xuân Diệu vần đọc, đọc kĩ, lại còn mắng:" Cậu làm hỏng bài thơ rồi. Bài thơ đã toàn bích lại mang ra vặn vẹo. Cậu chữa lợn lành thành lợn què!". Chú bé Khoa đã suy nghĩ nhiều vì sao Xuân Diệu lại cho rằng chú chữa chạy hỏng. Và rồi chú tự tìm ra kết luận : Hỏng trước hết là vô lí. Đèn đã sáng thì hương làm sao còn đỏ được. Thứ nữa là trong chùa, đèn chỉ vặn nhỏ đặt ở bệ thờ để giữ lửa, nó không sáng. Sau hết, bụt chỉ ngồi trong "cái quầng tối mờ mờ" thì các ngài mới linh thiêng, sống động.
    Trong ba cái lí do đó, xin được bàn góp ở lí do thứ nhất. Có phải khi mà đèn sáng thì hương không đỏ như Trần Đăng Khoa nói hay không? Hoàn toàn không phải thế. ánh sáng của đèn dầu, cả của đèn điện có thể có ảnh hưởng. Nhưng đèn cứ sáng và hương cứ đỏ. Tất nhiên sắc đỏ trên đầu nén hương sẽ không giống như là sắc đỏ đó ánh lên trong bóng tối. Bởi thế mà chỉ có hai lí do sau là có thể tin được. Mà để thoả mãn ấn tượng đỏ hương trong đền, Trần Đăng Khoa cũng phải chấp nhận sự hi sinh nho nhỏ, phải lặp chữ đền.

    3. Bài thơ Tiếng nói:

    “À uôm ếch nói ao chuôm/ Rào rào, gió nói cái vườn rộng rênh/ Âu âu, chó nói đêm thanh/ Tẻ… te…, gà nói sáng banh ra rồi”. Xuân Diệu phê "bốn câu trên cọc cạch". Trần Đăng Khoa nghĩ mãi, không hiểu cọc cạch ở chỗ nào. Tất nhiên, ào ào, âu âu, tẻ te mô phỏng trực tiếp tiếng gió, tiếng chó, tiếng gà. Còn à uôm không thật rõ tiếng ếch. Nhưng cái tiếng ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước có trong tục ngữ cho phép chú bé Khoa nghe ra à uôm và dịch ra thành ao chuôm, cũng như chú đã dịch các thứ tiếng còn lại. Cho đến tận bây giờ Khoa vẫn không hiểu được vì sao Xuân Diệu chê. Phải chăng vì giữa tiếng của các con vật, lại đặt tiếng gió vào, tạo ra sự không hệ thống? Và tiếng gío vi vu ở câu thứ năm lại là một tiếng bị lặp lại ?

    4. Bài thơ Thơ tình người lính biển

    Trần Đăng Khoa viết: “Vòm trời kia có thể sẽ không em/ Không biển nữa. Chỉ mình anh với cỏ/ Cho dù thế thì anh vẫn nhớ/ Biển một bên và em một bên”. Xuân Diệu không ưng ý. Ông bảo sao lại là vòm trời kia? Có nghĩa là Khoa chỉ yêu chim, hay yêu tàu bay. Chỉ có chúng mới ở trong vòm trời chứ có cô gái nào lên đấy. Rõ ràng, chỗ này Xuân Diệu đã chi li đến thái quá.

    5. Bài thơ Ở nghĩa trang Văn Điển

    Trần Đăng Khoa viết mở đầu: “Người nổi tiếng và người không nổi tiếng/ Đều gặp nhau trắng toát ở nơi này”. Khoa đưa Xuân Diệu đọc. Đọc xong, nhà thơ ngồi lặng đi. Mãi sau mới nói:"Tại sao mấy câu đầu, cậu lại "đánh" người nổi tiếng? Ví dụ như mình ấy. Sự nổi tiếng có tội gì đâu? Theo mình nên đổi là người danh lợi và người không danh lợi”. Trần Đăng Khoa thấy quả thật người nổi tiếng chỉ là số ít. Nổi tiếng hay vô danh không phải là sự khác biệt chủ yếu của mỗi phận người. Những năm tám mươi, trong tư duy thời ấy, sự khác biệt rõ nhất là giàu- nghèo. Khoa nói buột ý nghĩ của mình với Xuân Diệu: "Người danh lợi và không danh lợi nghe buồn cười. Nó được ý nhưng không thơ chú ạ!". Ai ngờ Xuân Diệu quát: "Cái gì là thơ, không thơ hả? Không có cái gì là không thơ nếu đặt đúng chỗ. Vấn đề là phải đặt đúng chỗ. Khi đặt đúng chỗ thì cứt cũng thơ. Ví như câu ca dao của ông bà: Em như cục cứt trôi sông. Anh như con chó ngồi trông trên bờ. Đấy, có gì thay thế được cái của ấy". Xuân Diêụ tặc tặc lưỡi, mắt nhắm lại đầy khoái cảm. Dù vậy thì Trần Đăng Khoa vẫn không dùng khái niệm danh lợi và không danh lợi của thầy. Nhưng cũng không nói về người nổi tiếng và không nổi tiếng. Nhà thơ nói về hạnh phúc và đau khổ. Đó là sự chung nhất cho cả mọi loại người, giàu nghèo, sang hèn, già trẻ…

    Trên đây là một số trường hợp Xuân Diệu góp ý cụ thể cho thơ Trần Đăng Khoa. Phần nhiều ông chỉ đặt ra các câu hỏi. Đại loại:
    - Sao cháu lại chọn thể thơ này, mà không phải là lục bát?
    - Tại sao thế?
    - Thế còn…sao cháu lại viết thế?
    - Tại sao lại đội sấm, đội chớp? Ông sấm ông ấy đánh cái xoẹt. Thế cậu muốn bố cậu chết hay sao mà bắt ông ấy đội sấm?
    - Vẫn mưa mà đất trước nhà vẫn khô. Khéo đất nhà cậu có ma chắc?
    Những gợi ý, những câu hỏi như thế làm cho Trần Đăng Khoa suy nghĩ, xem xét và tự hoàn thiện thơ mình.

    Tuy nhiên, sẽ là phiến diện khi chỉ tìm hiểu những gì Xuân Diệu chê Khoa, vặn hỏi Khoa. Một người thầy giỏi là người thầy biết chê, nhưng cũng phải biết khen đúng, biết động viên, khích lệ học trò của mình. Xuân Diệu đã rất công bằng và nghiêm túc khi biểu dương Khoa. Cần phải nhớ lại là ban đầu Xuân Diệu không thích nống lên các tên tuổi trẻ em. Xuân Diệu "không hoan nghênh, không đề cao. Cứ vài năm lại ồ à, đưa lên đào kép mới rồi lụi dần, mất dần".(Văn Hồng. Mười năm ghi nhận. Nxb Kim Đồng 1997, tr.165). Xuân Diệu về gặp Khoa qua màn dàn dựng của các đồng chí huyện đoàn để tránh cho Khoa sự kiêu ngạo. Nhưng khi đã thẩm định, đã tin Khoa thì Xuân Diệu cũng không dè sẻn những lời khen.

  8. #28
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    Tiếp theo...

    6. Bài thơ Bến đò

    Xuân Diệu dịch sang tiếng Pháp và khen gọn trong mấy chữ 'hay!sâu sắc!". Phải chăng hay, vì đây là bài thơ hoài cảm về một thời có những kỉ niệm ấu thơ gắn với bến đò. Sâu sắc vì Trần Đăng Khoa đã nói về tuổi thơ ai cũng chỉ có một lần, về tâm trạng của chú bé thành người lớn: “Gió thổi cồn cào mặt nước/ Mất một nỗi gì không thể tìm lại được/ Ta đi, lòng vẫn ở nơi đây/ Ai cũng chỉ có một lần/ Cái thuở thơ ngây…”

    7. Bài thơ Em dâng cô một vòng hoa

    Trần Đăng Khoa viết: “Trưa nay em đến thăm cô/ Lúa chiêm chín rực đôi bờ phi lao”. Sau đó, tự Khoa sửa lại thành “Nắng chiêm chín rực đôi bờ phi lao”. Viết lúa chiêm là viết kiểu thấy gì ghi nấy. Nắng chiêm là nắng vụ chiêm. Nắng đã từng ửng trong thơ Hàn Mặc Tử ( Trong làn nắng ửng, khói mơ tan - Mùa xuân chín). Nay thì nắng chín trong thơ Trần Đăng Khoa. Hơn nữa lại là nắng chín rực, màu sắc thật chói lọi. Câu thơ bỗng ảo và thanh thoát hơn. Nhà thơ Xuân Diệu khen học trò là có sáng tạo.

    8. Bài thơ Tiếng nói

    Xuân Diệu chê bốn câu đầu cọc cạch, ông khen "hai câu cuối sáng tạo". Đáng chú ý là ông khen trước rồi mới chê sau. Hai câu sáng tạo đó là: “Vi vu gió nói mây trôi. Thào thào trời nói xa vời mặt trăng”. Mây với gió, trăng với trời. Gió vi vu thì mây cũng trôi theo gió cuốn. Còn cái tiếng thào thào thì quả là mơ hồ và xa lăng lắc. Như là vọng về từ mãi tận cung trăng. Có phải Xuân Diệu khen vì thế chăng?

    9. Bài Côn Sơn

    Chỉ có 4 câu: “Sáng đứng đỉnh Côn Sơn/ Hương đồng thơm trong túi/ Chiều xay thóc góc nhà/ Tóc lại bay gió núi”. Xuân Diệu khen bài thơ có "niềm vui lí thú của người thơ" và "có những cánh cửa mở rộng ra như thế". Nhân đấy ông cũng khen ngợi những câu thơ trong bài “Lời của than”. Đó là những câu: “Tôi biết từng đoàn sứa/ Giương ô đi trong hội lân tinh”. Những câu tả bác công nhân: “Có cái mũ đội đầu/ Ngồi lên không bẹp/ Sớm sớm lên tầng/ Măt trời mọc dưới chân như một giọt phẩm đỏ”

    10. Trong bài thơ Nhớ và nghĩ

    Trần Đăng Khoa viết: “Tiếng cây lách chách đâm chồi/ Tiếng người trò chuyện với người yêu thương”. Xuân Diệu coi hai câu thơ này là "những câu thơ rất sinh động".

    11. Bài thơ Tháng Ba

    “Sau làn mưa bụi tháng Ba/ Lá tre bỗng đỏ như là lửa thiêu/ Nền trời rừng rực ráng treo/ Tưởng như ngựa sắt sớm chiều vẫn bay”. Xuân Diệu khen bài thơ "tổng hợp nhiều vẻ của thiên nhiên, đưa đến một hình tượng, một ấn tượng đặc biệt; trên trời vẫn còn vệt ngựa, lửa sắt của Thánh Gióng". Xuân Diệu khen chi tiết thơ: “Bóng cau ngã xuống cây đàn/ Lung lay/ Như bàn tay/ Xoá đi những âm thanh dơ bẩn”. Ông viết: "Tôi nghĩ: làm thơ như nấu món ăn. Đúng vị, hợp vị thì ngon. Cái bóng cau đưa vào lúc này thật là đúng lúc, đúng chỗ; mà nó có hình nét, lại có tâm hồn".

  9. #29
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    MỐI DUYÊN THI CA XUÂN DIỆU - TRẦN ĐĂNG KHOA
    Tác giả: VŨ NHO

    12. Xuân Diệu còn khen Trần Đăng Khoa "không lìa gốc làng quê, các giác quan rất tinh" và "Lòng yêu ruộng đồng mọc rễ sâu chắc trong lòng Khoa".

    Điều ấy thể hiện trong bài thơ “Hương đồng”. Cụ thể là trong những câu thơ: “Nắng nồng chiều nay/ Mùi bùn đang ngấu/ Mùi phân đang hoai/ Vôi chưa ta hẳn/ Còn hăng rãnh cày… Trời đất đêm nay/ Như chim mới hót/ Như rượu mới cất/ Như mật mới đông/ Đi trong ngào ngạt/ Niềm vui gieo trồng/ Thịt da ta cũng/ Toả hơi ruộng đồng

    13. Xuân Diệu khen, rất khen lời thơ của Trần Đăng Khoa.

    Có thể nói là những đánh giá rất cao của một ông thầy vốn khe khắt như đã thấy ở phần đầu bài này. Xuân Diệu viết: "Thơ Khoa lời viết theo lối cổ điển, nghĩa là không dàn trải, mà gọn ghẽ, do biết chọn chữ đúng, chính xác, nên không rườm rà. Khoa biết dùng những lời khêu gợi".

    Khảo sát những hiện tượng khen, chê của Xuân Diệu với Trần Đăng Khoa, chúng tôi muốn trước hết thấy được sự khen đúng, chê đúng của nhà thơ. Mặt khác muốn cùng nhau xem lại cách thức mà Xuân Diệu đã bồi dưỡng, dìu dắt Khoa, một chú bé thần đồng. Sự tinh tế của Xuân Diệu, kết hợp với sự cẩn trọng, hơn nữa vừa tràn đầy tình cảm yêu thương lại vừa nghiêm khắc, và đặc biệt là sự gần gũi, thân ái đã làm cho mối quan hệ thầy trò trở nên tri kỉ tri âm. Làm việc nhiều với Xuân Diệu, Trần Đăng Khoa được Xuân Diệu chỉ bảo, khuyến khích. Nhưng cái được lớn nhất của Trần Đăng Khoa chính là Khoa đã học được cách làm việc, cách lao động nghệ thuật của thầy. Trần Đăng Khoa giãi bày:" Tôi thường sửa chữa lại, đánh vật với từng chữ, theo đúng cách lao động nghệ thuật của Xuân Diệu".

    Kỳ 2: Trần Đăng Khoa ân nghĩa với Xuân Diệu

    Nếu chỉ xem xét ảnh hưởng của ông thầy với người học trò bé nhỏ thì e rằng chưa thấy được mối quan hệ đặc biệt này của hai nhà thơ xuất phát cách nhau gần một nửa thế kỉ. Chúng tôi muốn tìm hiểu xem Trần Đăng Khoa đã thụ giáo những điều chỉ dạy của thầy mình, đồng thời ảnh hưởng, chính xác hơn là tác động lại thầy mình như thế nào.

    Trước hết xét về mối quan hệ tình cảm. Hồi tưởng lại cách cư xử của Xuân Diệu, Trần Đăng Khoa viết: "Trong quan hệ ông đối xử với tôi rất bình đẳng. Ông gọi tôi bằng cháu, đôi khi hứng lên bằng em. Nhưng trong sáng tác, ông coi tôi như một người bạn đồng nghiệp. Còn tôi thì luôn biết mình là một người học trò nhỏ bé của ông". Ban đầu, Trần Đăng Khoa rụt rè. Nhưng không có nghĩa là mặc cảm, thiếu tự tin. Ngay khi Xuân Diệu đang là ông Tây trong mắt dân làng, Xuân Diệu cưỡi ô tô về quê, chất vấn chú bé Khoa. Bé Khoa cũng đã chất vấn lại ông Tây khi chú trả lời:
    Xuân Diệu:- Thế còn ông trời mặc áo giáp đen. Sao cháu lại viết thế?
    Trần Đăng Khoa: - Vì cháu nghĩ đến Thánh Gióng. Ông Thánh Gióng ra trận. Thế bác có biết ông Thánh Gióng không?
    Tất nhiên là bằng sự nhạy bén, Khoa đã nhận ra sự ngớ ngẩn của mình. Song chính sự mạnh dạn này và thái độ dân chủ, tôn trọng của Xuân Diệu đã khuyến khích Trần Đăng Khoa hỏi lại và sau này là góp ý lại cho thầy mình.

    Trong những lần gặp Xuân Diệu, Khoa vốn nhạy cảm nên nhận ra ngay nhiều nét buồn xa xăm của ông. Khoa không biết nói gì hơn là những câu an ủi: "Ôi, chú cứ lo xa. Chứ chú khoẻ lắm. Cháu trông chú đang vượng đấy!". Hoặc phần nhiều thì Khoa cười. Cái cười xuế xóa trong một câu đùa. Nhưng câu nói đùa ấy lại làm Xuân Diệu rất vui. Phải chăng gặp Khoa còn trẻ, còn non, gặp sự hồn nhiên cũng làm cho Xuân Diệu vui. Nhất là chú bé lại là người chịu chuyện, biết lắng nghe. Cái chú bé nhà quê áo quần nhếch nhác nhưng có tài và thật thà, được Xuân Diệu mặc nhiên coi như "một quảng đại quần chúng" để ông diễn thuyết. Cậu ta" chỉ im lặng ngồi nghe rồi cười trừ". Rồi không nén được, cậu ta “bật cười". Cái cười hồn nhiên và tự nhiên đã “lây" sang Xuân Diệu. "Ông cũng cười. Nụ cười làm gương mặt Xuân Diệu dịu hẳn lại". Nhưng Trần Đăng Khoa không chỉ nghe chú Diệu góp ý, tìm cách làm cho chú ấy vui. Nhiều khi, hồn nhiên, Khoa cũng làm cho Xuân Diệu ngớ ra, làm cho Xuân Diệu giật mình.

    Chuyện xoay quanh những trường ca của Trần Đăng Khoa và của người khác. Đầu tiên, Xuân Diệu im lặng, không ỏ ê gì, cứ như "một vách núi bí hiểm, không dội lại một tiếng vang nào". Rồi Xuân Diệu mượn lời Tố Hữu mà chê Trần Đăng Khoa: "Này, chú Tố Hữu gửi lời chê Khoa đấy nhé. Chú ấy bảo Khoa dạo này oai lắm. Khoa đang múa giáo giữa đường đấy!". Khi Xuân Diệu đang cao hứng giảng giải về trường ca, và tuyên bố dứt khoát "Xuân Diệu không có ca đâu nhé", thì Trần Đăng Khoa dẫn chứng:
    - Nhưng chú cũng đã ca rồi đấy chứ. Hội nghị non sông, Ngọn quốc kì, Mị Châu Trọng Thuỷ.
    Xuân Diệu ngỡ ngàng. "Ông ớ ra một thoáng". Rồi Xuân Diệu lấy lại thế chủ động:
    - À, cái đó tớ viết bằng hồn. Còn các cậu, các cậu viết bằng gì? Toàn là những sự kiện. Những thông tấn báo chí. Cái đó không phải là thơ đâu nhé! Tớ chẳng ngửi thấy gì cả.
    Trần Đăng Khoa không cãi. Nhưng rõ ràng ông thầy đã phải phần nào nguỵ biện và chống chế, khi ông trò tìm đúng gót chân A sin của thầy.

    Khi Trần Đăng Khoa thật thà khen Xuân Diệu, khen đúng, Xuân Diệu tặng lại người học trò lời cám ơn và ban khen "có con mắt xanh". Trên đà chân thật, Trần Đăng Khoa bộc bạch: “Cháu rất thích tập thơ này. Nhưng không hiểu sao vẫn cứ tiêng tiếc. Cháu thấy có nhiều bài dở chú ạ”
    Xuân Diệu đã từng dạy Trần Đăng Khoa: "Cái gì hay thì khen. Không hay thì im lặng, lờ đi. Im lặng cũng là một lời chê đấy". Có lẽ Trần Đăng Khoa không muốn áp dụng cái qui tắc này với người thầy gần gũi của mình. Chỉ cần nói có nhiều bài trung bình, nhiều bài không hay thì đã gây sốc cho người viết. Đằng này, Trần Đăng Khoa lại thẳng tuồn tuột nhận xét "có nhiều bài dở". Có điều là Xuân Diệu không tranh cãi với Khoa. Ông lại đánh lảng bằng cách ví von với việc chạy đồ đạc khi nhà cháy. Cứ vứt ra rồi sau nhặt nhạnh, chọn lọc lại. Ngay lúc đó, Khoa mụ mị, Khoa im tịt, Khoa tự thấy mình ngu. Nhưng rồi Khoa ra khỏi mê cung Xuân Diệu và sực tỉnh:"In thơ tập và cháy nhà là hai việc rất khác nhau".

    Ta thấy rằng Trần Đăng Khoa không bao giờ tin ngay những điều thầy dạy. Bao giờ Khoa cũng trăn trở, cũng suy nghĩ xem liệu ông thầy có đúng thật không? Liệu bản thân Khoa có quá dở không khi tiếp thu những chỉ dạy của thầy? Chính cái thói quen làm việc như thế này với Xuân Diệu đã tạo cho Trần Đăng Khoa tự tin, dám đối thoại hàng loạt vấn đề văn chương trong cuốn sách nổi tiếng "Chân dung và đối thoại " sau này.

    Trở lại quan hệ của Trần Đăng Khoa với Xuân Diệu. Khoa rất hồn nhiên góp ý cho thầy mình. Đó là khi đọc bài thơ “Dấu nằm” mà Xuân Diệu chép tay trong dạng bản thảo. Đọc xong, Trần Đăng Khoa đã chê người yêu của Xuân Diệu, chứ không phải chê trực tiếp thơ ông. Cũng là một sự láu cá của chú bé Khoa.
    - Thơ chú hay lắm, nhưng cái cô gái này rất dở. Không thể mê được.
    Và Xuân Diệu đang mê cô gái, đang mê thơ mình, bỗng kinh ngạc:
    - Sao, cậu nói sao?
    Lý lẽ của chú bé nhà quê khá thẳng thắn và chắc chắn:
    - Cháu nghĩ, con gái phải gọn ghẽ, kín đáo. Con gái mà nằm ngủ tênh hênh ra là hỏng rồi. Em gái cháu mà nhơ thế thì mẹ cháu giết. Cái cô gái này đã đi xa rồi, mà còn để nguyên dấu vết của mình bề bộn trên giường, thế là cô gái vô ý, là đoảng, chú ạ!
    - Cậu chả hiểu gì cả. Yêu nhau rồi, say đắm nhau rồi thì còn gì là đoảng nữa. Đến cái mùi hôi nách của nó cũng thành hương nhài hương huệ(…). Mà cậu đã yêu chưa?
    Khi Khoa thú nhận chưa yêu, Xuân Diệu kết luận là anh chàng không thể nào hiểu được Xuân Diệu, cái người còn rất trẻ đã yêu nhiều, đã từng viết “yêu là chết ở trong lòng một ít”. Khoa có cái lí của Khoa. Xuân Diệu cũng có cái lí của Xuân Diệu. Và rốt cuộc, ông thầy vẫn cứ in “Dấu nằm” trong tập “Thanh ca”, mặc cho có cậu học trò chê người yêu của mình là đoảng.

    Cần phải lưu ý một điều, bản thân Trần Đăng Khoa thú nhận "không hiểu nhiều lắm về đời tư Xuân Diệu". Song, hình như Khoa cũng linh cảm về cái cô gái trong bài thơ kia chỉ là một cô do Xuân Diệu tưởng tượng ra, lập tứ ra từ câu ca dao Nam bộ: “Ghe lui để lại dấu dằm. Người yêu đâu vắng, chỗ nằm còn đây”. Câu ca dao nói chỗ nằm, chứ không nói dấu nằm. Xuân Diệu biến cải, khai thác dấu nằm, nên ngay từ đầu đã sơ hở, đã biến cô gái thành người đoảng. Mà Trần Đăng Khoa thì lại giỏi quan sát, nhạy cảm về chi tiết.

    Một lần nhìn Xuân Diệu lụi cụi nấu cơm, tâm trí chú bé vẳng lên những câu thơ thân thuộc:
    -Em ngồi ríu rít ở sau xe
    Đời vui khi được có em kề
    -Em bóc anh múi cam
    Em chăm anh miếng nước
    -Em có tài nấu nướng
    Anh có tài ngợi khen
    Và đây là những câu hỏi:
    -Người con gái ấy là ai? Và cái cảnh đầm ấm ríu rít ấy ở đâu? Ở trong đời hay ở cõi mộng? Chính những câu hỏi không lời giải đáp này đã khiến cho Trần Đăng Khoa nghiêng về ý "trong cõi mộng". Và vì thế, mà thật thà chê cô gái trong bài thơ “Dấu nằm” chăng?

    Dẫu sao thì trong quan hệ chú cháu, trong quan hệ của hai nhà thơ đã có một sự chân tình, có một sự bình đẳng, có sự qua lại hai chiều chứ không phải một chiều. Nói theo cách nói dân gian thì đó là quan hệ có đi có lại. Chính mối quan hệ này đã làm cho mối cảm tình của hai người luôn luôn phát triển và ngày càng bền chặt.

    Tôi không được biết tình cảm của Trần Đăng Khoa khi Xuân Diệu mất. Nhưng đọc chân dung Xuân Diệu do Trần Đăng Khoa viết, thấy rõ sự biết ơn, sự ngưỡng mộ người thầy, người bạn lớn; thấy rõ tấm lòng của một nhà thơ với một nhà thơ. Chắc hẳn Xuân Diệu cũng cười vui, nếu ông đọc những dòng Trần Đăng Khoa viết về mình. Và cả những dòng bàn thêm này nữa.
    -----------------
    Những tư liệu dùng cho bài viết trích từ:
    - Văn học và tuổi trẻ số 1.
    - Chân dung và đối thoại.
    - Thơ em Khoa của Xuân Diệu.

  10. #30
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    375
    Thanks
    176
    Thanked 25 Times in 22 Posts
    Topic thật hay và thú vị, qua đây taothao hiểu biết thêm nhiều về Trần Đăng Khoa. Phải nói là thật tuyệt.

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •