Trang 4/6 ĐầuĐầu ... 23456 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 31 tới 40 của 54

Chủ đề: Góc sân và khoảng trời

  1. #31
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Bài gửi
    311
    Thanks
    54
    Thanked 48 Times in 40 Posts
    Khi Trần Đăng Khoa thật thà khen Xuân Diệu, khen đúng, Xuân Diệu tặng lại người học trò lời cám ơn và ban khen "có con mắt xanh". Trên đà chân thật, Trần Đăng Khoa bộc bạch: “Cháu rất thích tập thơ này. Nhưng không hiểu sao vẫn cứ tiêng tiếc. Cháu thấy có nhiều bài dở chú ạ”
    Xuân Diệu đã từng dạy Trần Đăng Khoa: "Cái gì hay thì khen. Không hay thì im lặng, lờ đi. Im lặng cũng là một lời chê đấy". Có lẽ Trần Đăng Khoa không muốn áp dụng cái qui tắc này với người thầy gần gũi của mình. Chỉ cần nói có nhiều bài trung bình, nhiều bài không hay thì đã gây sốc cho người viết. Đằng này, Trần Đăng Khoa lại thẳng tuồn tuột nhận xét "có nhiều bài dở". Có điều là Xuân Diệu không tranh cãi với Khoa. Ông lại đánh lảng bằng cách ví von với việc chạy đồ đạc khi nhà cháy. Cứ vứt ra rồi sau nhặt nhạnh, chọn lọc lại. Ngay lúc đó, Khoa mụ mị, Khoa im tịt, Khoa tự thấy mình ngu. Nhưng rồi Khoa ra khỏi mê cung Xuân Diệu và sực tỉnh:"In thơ tập và cháy nhà là hai việc rất khác nhau".

    Ta thấy rằng Trần Đăng Khoa không bao giờ tin ngay những điều thầy dạy. Bao giờ Khoa cũng trăn trở, cũng suy nghĩ xem liệu ông thầy có đúng thật không? Liệu bản thân Khoa có quá dở không khi tiếp thu những chỉ dạy của thầy? Chính cái thói quen làm việc như thế này với Xuân Diệu đã tạo cho Trần Đăng Khoa tự tin, dám đối thoại hàng loạt vấn đề văn chương trong cuốn sách nổi tiếng "Chân dung và đối thoại " sau này.
    Mình không thích thơ, chả có thời gian mà ngẫm đến thơ thế nhưng vừa rồi thấy có bài viết đề cập đến những bài xưa kia mềnh đã đọc nên tiện cũng ghé mắt xem qua lun. Và thiệt bất ngờ, bất ngờ vì biết được quá nhiều từ nhà thơ, sự thú vị từ những câu chuyện, giai thoại của nhà nhơ... và cả nhân cách, cái thói quen, tư duy suy nghĩ của một số người, trong đó có cây đại thụ là nhà thơ Xuân Diệu. Cảm ơn người đã lập ra topic.

  2. #32
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts
    Bài thơ : HƯƠNG ĐỒNG
    Tác giả Trần Đăng Khoa

    Hương đồng

    Đồng ẩm trăng non
    Luống cày sực nức
    Mưa rào bữa trước
    Nắng hồng chiều nay
    Mùi bùn đang ngấu
    Mùi phân đang hoai
    Vôi chưa tan hẳn
    Còn hăng rãnh cày
    Hạt giống mùa qua
    Bốc men trong đất
    Giọt giọt mồ hôi
    Ủ lâu thành mật
    Bốn bề lên hương
    Dịu mát bờ sương
    Thoảng hơi gió nhẹ
    Vầng trăng mới hé
    Làn mây trong ngần
    Đường cày ai rạch
    Thành dòng sông Ngân
    Sao như gốc rạ
    Lô nhô xa gần

    *

    Trời đất đêm nay
    Như chim mới hót
    Như rượu mới cất
    Như mật mới đông
    Đi trong ngào ngạt
    Niềm vui gieo trồng
    Thịt da ta cũng
    Tỏa hơi ruộng đồng

    1972
    Đèn mờ như ánh sao rơi,
    Đời như ly rượu đầy vơi, đầy vơi nghĩa gì.
    Rót thêm chén nữa đi em,
    Kẻo rồi quá muộn, kẻo đêm sắp tàn.

  3. #33
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts
    Bài thơ: THƠ VUI
    Tác giả Trần Đăng Khoa


    Đôi lời của tác giả về tập thơ "Góc sân và khoảng trời":

    Bản in lần đầu tập thơ tôi gồm 52 bài vào năm 1968, khi tôi tròn 10 tuổi. Tôi tự coi đây là tập tuyển với những dấu ấn thực khó quên của tuổi thơ tôi, trong những năm tháng đánh giặc gian khổ và hào hùng. Làng tôi là một trạm nghỉ chân trên đường đi B của các trung đoàn đồng bằng Bắc bộ, trong suốt thời chống Mỹ sau khi huấn luyện ở núi rừng Yên Tử. Hàng ngàn chú bộ đội đã lần lượt rải chiếu ngủ trên nền đất nhà tôi, đã mắc võng nằm trong vườn cây nhà tôi. Các chú nghe thơ tôi, chép thơ tôi vào sổ tay và mang nó ra mặt trận. Sự tiếp xúc có phần ngẫu nhiên đó đã dậy tôi một cách nghiêm túc phải viết như thế nào. Đấy là điều lý giải vì sao thơ tôi đã có mặt từ những năm chiến tranh.

    Bài thơ nào cũng gợi cho tôi những kỷ niệm mà tôi đã đôi lần nói tới trong các dịp xuất bản trước. Có bài khá quen thuộc với bạn đọc, nhưng tôi đã phải chia tay, bởi tôi nghĩ nó đã hoàn thành nhiệm vụ ở thời điểm mà nó ra đời. Tôi hy vọng phần chắt lọc lại lần này sẽ là một chân dung trọn vẹn của tôi, những năm tôi còn là một chú học trò.

    Trong tập thơ, có bài tôi viết trong lúc sát hạch, nghĩa là các cô chú đến chơi, vây quanh rồi ra đề cho tôi làm, như bài Bên sông Kinh Thầy, Sao không về Vàng ơi?. Có bài tôi viết nhanh, theo những thông tin và yêu cầu của báo Văn nghệ, như bài Lời một bạn gái 12 tuổi. Có bài tôi viết để thay một bức thư trả lời, như bài Thơ vui. Bác Mạnh Sinh, 75 tuổi, ở số nhà 12 phố Đông Kinh, thị xã Lạng Sơn, không hiểu nghe tin đâu, tưởng tôi đã chết, bác bèn gửi về nhà tôi hai câu đối và 5 bài thơ khóc rất cảm động. Khi đó tôi chưa biết cũng đã có một trường hợp tương tự xảy ra từ hàng chục năm trước.

    Con bướm vàng là bài thơ dầu tiên tôi viết vào tháng 2-1966, khi tôi 8 tuổi, đang học ở học kỳ II lớp 1 trường làng. Suốt 10 năm học phổ thông, tôi đã được đăng báo in sách khoảng trên 200 bài và 4 trường ca.

    Đã hơn 30 năm trôi qua, bây giờ đọc lại, tôi vẫn thấy như còn hiện ra trước mắt những cảnh vật, những con người mà tôi quen thuộc, yêu mến.

    Mọi cố gắng đều khó vượt qua sự hạn chế của chính bản thân mình. Tuổi học trò và những năm gian khổ chiến tranh đều đã qua đi. Nhưng tập thơ này nếu còn neo giữ lại được một chút gì, dù chỉ một chút thôi, trong lòng bạn đọc hôm nay, thì đối với tôi đã là niềm an ủi to lớn lắm rồi.
    Thơ vui

    Kính tặng bác Mạnh Sinh


    Cảm ơn bác tặng thơ vui
    Cháu chưa lặng lẽ qua đời được đâu
    Cháu còn ở với cây cau
    Bùng xòe tán lá, đỏ au quả cà
    Cháu còn ở với mẹ cha
    Mắt mờ chân chậm, biết là cậy ai
    Cháu ăn hạt gạo bao đời
    Mồ hôi, máu, ngấm vào người, đã lâu
    Cháu làm đã được gì đâu
    Cuộc đời còn cả đằng sau rất dài

    Cảm ơn bác tặng thơ vui
    Đường về âm phủ còn vời vợi xa
    Lối rầu xơ xác cỏ hoa
    Rêu xanh bậc đá đã nhòa dấu chân
    Điện Diêm Vương lạnh hương trầm
    Sân rồng quỉ ngủ, đầm đầm mưa rơi
    Diêm Vương đi vắng lâu rồi
    Nghe đâu ăn cỗ nhà trời xa xăm
    Ngọc Hoàng mở tiệc trăm năm
    Cổng rung muôn nhịp, rượu tăm nghìn vò
    Mải vui chén rượu, cuộc cờ
    Quên không mở cửa Phủ cho cháu vào...

    Năm nay cháu đã lớn cao
    Chẳng còn như buổi chiều nào bác thăm
    Quả bòng vẫn rủ ngang sân
    Tiếng chim năm ngoái vẫn ngân ngang trời
    Cảm ơn bác tặng thơ vui...

    1972
    Đèn mờ như ánh sao rơi,
    Đời như ly rượu đầy vơi, đầy vơi nghĩa gì.
    Rót thêm chén nữa đi em,
    Kẻo rồi quá muộn, kẻo đêm sắp tàn.

  4. #34
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts
    Bài thơ : NHỚ BẠN
    Tác giả : Trần Đăng Khoa

    NHỚ BẠN

    Chiều nay
    Tao ngồi trên cầu gỗ
    Nghe róc rách chân cầu sóng vỗ
    Con thuyền xưa, mui chổng như đuôi chim
    Tất cả vẫn còn nguyên
    Tao bỗng nhớ chúng mày, nhớ thế
    Đâu rồi thằng Tí
    Mái tóc hoe hoe, mắt lươn ti hí
    Xúng xính quần nâu
    Bành bạnh chiếc cằm đã lún phún râu
    Thằng Trình, nước da mai mái
    Ỏn ẻn tiếng cười như con gái
    Cái Thủy, cái Liên
    Tên nghe có vẻ dịu hiền
    Mà nghịch như quỉ sứ
    Câu chuyện xưa thầy kể
    Theo chúng mày, đi đâu?
    Về đâu?
    Chúng mình thường bảo nhau
    Đất nước quá nghèo rồi, không thể nghèo hơn nữa
    Chúng mình lớn lên
    Không tiếc nghĩ suy và mồ hôi đổ
    Không biết đứa nào, tay có trước vết chai
    Không biết tuổi chúng mình bao nhiêu
    Đất nước rạ rơm sẽ thành sắt thép
    Dù chẳng làm nên, hay làm nên sự nghiệp
    Cũng không bao giờ quên nhau
    Chúng mày ơi, bây giờ chúng mày đâu?

    Và chiếc cầu
    Cong như vành trăng chia tay đêm ấy
    Ở xa, chúng mày có thấy
    Trên cầu gỗ chiều nay
    Tao nôn nao ngồi nhớ chúng mày...

    Hè lớp bảy 1972


    Nguồn: Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, Nxb Văn hóa dân tộc, 1999
    Đèn mờ như ánh sao rơi,
    Đời như ly rượu đầy vơi, đầy vơi nghĩa gì.
    Rót thêm chén nữa đi em,
    Kẻo rồi quá muộn, kẻo đêm sắp tàn.

  5. #35
    bach_djen
    Guest
    Em nghe bạn em nói nên vào xem thử, thật tuyệt vời, em thấy diễn đàn này rất hay, khác với diễn đàn khác có nhiều thông tin ít lộn xộn, khô cứng như thường thấy ở một số diễn đàn võ khác. Em rất thích topic này, cảm ơn các anh chị.

  6. #36
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts
    Cơn giông
    Thơ: Trần Đăng Khoa

    Cơn giông


    Cơn giông bỗng cuộn giữa làng
    Bờ ao lở. Gốc cây bàng cũng nghiêng
    Quả bòng chết chẳng chịu chìm
    Ao con mà sóng nổi lên bạc đầu...

    1972
    Ao nhà mùa hạn
    Thơ: rần Đăng Khoa


    Ao nhà mùa hạn

    Mùa mưa mà mưa chẳng đến
    Đáy sâu nẻ toác khi nào
    Rêu nằm mơ những sấm sét
    Rồi khô trên cọc cầu ao...

    1972
    Đèn mờ như ánh sao rơi,
    Đời như ly rượu đầy vơi, đầy vơi nghĩa gì.
    Rót thêm chén nữa đi em,
    Kẻo rồi quá muộn, kẻo đêm sắp tàn.

  7. #37
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts
    Bài thơ: CHỚM THU
    Tác giả Trần Đăng Khoa


    Chớm thu

    Sân trăng nghe đã dần phai
    Lưa thưa vài hạt mưa ngoài hàng cây
    Nghe trời trở gió heo may
    Sáng ra vại nước rụng đầy hoa cau...

    1967
    Liên quan lến bài Chớm Thu, Trong tập "Thơ tuổi học trò - Trần Đăng Khoa" của Nhà xuất bản Giáo dục tháng 5 năm 2004 có đoạn:

    "Anh Khoa ơi, bài thơ Chớm thu này đã in lại nhiều lần. Em thấy có bản in là Hoa cau. Câu mở đầu cũng có bản in là "Sân trăng nghe đã dần phai". Vậy thì bản nào là chuẩn xác?"
    HÀ THỊ HẢI YẾN

    Tên chuẩn của bài thơ này là Chớm thu, chứ không phải là Hoa cau. Hoa cau trong bài chỉ là một chi tiết nhỏ để tả thời tiết chuyển mùa ở làng quê. Bài thơ không phải viết về hoa cau. Nhưng khi in báo, không biết bác biên tập nào lại đổi thành Hoa cau. Bời thế, cô Trần Thị Nhâm, người đầu tiên biên tập thơ tôi ở nhà xuất bản Kim Đồng, khi tập hợp bản thảo thơ tôi, có hỏi tôi về bài Hoa cau. Tôi bảo: "Cháu chằng có bài nào là bài Hoa cau cả". Nhà thơ Xuân Diệu tưởng tôi quên thơ mình, nhưng đâu phải. Nó chính là bài Chớm thu. Tôi có lấy tên là bài Hoa cau đâu. Sau này, khi in lại, tôi giữ nguyên văn ban đầu của nó.
    Bài thơ này, nhà thơ Xuân Diệu rất thích. Ông có lần biểu dương tôi, như ông chê câu đầu: "Nửa đêm nghe ếch học bài". Câu ấy, Xuân Diệu bảo là cọc cạch, vì nó lạc ra khỏi cái không khí của toàn bài. Bởi thế, tôi chữa lại: "Sân trăng nghe đã dần phai". Có hai lần nghe, nhưng đều nghe cái không tiếng. Bài thơ bắt đầu từ nửa đêm về sáng, khi ánh trăng đang lạt dần ở trên sân. Cũng cái ý này, ngày xưa, cụ Nguyễn Du viết: "Bóng tàu vừa lạt vẻ ngân"...
    Nhiều bạn đọc bảo tôi, tại sao anh không để cho con ếch nó kêu nữa? Bài thơ hình như đã bị thiếu đi tiếng ếch. Tôi nghĩ, đó chỉ là thói quen của bạn đọc thôi. Thực ra ếch chỉ kêu khi sắp mưa hoặc sau mưa. Mùa mưa là mùa sinh sản của ếch. Tiếng kêu là tín hiệu để chúng gọi nhau. Còn khi vào thu "Lưa thưa vài hạt mưa ngoài hàng cây" là mưa chuyển mùa, không khí đã nhuốm lạnh, thì ếch bắt đầu chui vào hang để tìm chỗ ngủ qua mùa đông. Có chọc, chúng cũng chẳng kêu nữa. Con ếch thật ngoài đời có thể không kêu. Nhưng con ếch thơ thì vẫn có thể kêu chứ.

    TRẦN ĐĂNG KHOA
    Đèn mờ như ánh sao rơi,
    Đời như ly rượu đầy vơi, đầy vơi nghĩa gì.
    Rót thêm chén nữa đi em,
    Kẻo rồi quá muộn, kẻo đêm sắp tàn.

  8. #38
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts
    Bài thơ
    HOA BƯỞI
    Tác giả: Trần Đăng Khoa

    Hoa bưởi

    Đêm qua hoa rụng cánh rồi
    Sớm nay cái cuống đã chồi quả non
    Hoa rơi trắng mảnh sân con
    Ôi hoa đã rụng vẫn còn ngát hương...
    1970
    Đèn mờ như ánh sao rơi,
    Đời như ly rượu đầy vơi, đầy vơi nghĩa gì.
    Rót thêm chén nữa đi em,
    Kẻo rồi quá muộn, kẻo đêm sắp tàn.

  9. #39
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts
    Bài thơ
    VƯỜN CẢI
    Tác giả: Trần Đăng Khoa


    Vườn cải


    Gió lên vườn cải tốt tươi
    Lá xanh như mảnh mây trời lao xao
    Em đi múc nước dưới ao
    Chiều chiều em tưới, em rào, em trông

    Sớm nay bướm đến lượn vòng
    Thì ra cải đã lên ngồng vàng tươi
    Bé Giang trông thấy nhoẻn cười
    Nhăn nhăn cái mũi hở mười cái răng...

    2-1966
    Đèn mờ như ánh sao rơi,
    Đời như ly rượu đầy vơi, đầy vơi nghĩa gì.
    Rót thêm chén nữa đi em,
    Kẻo rồi quá muộn, kẻo đêm sắp tàn.

  10. #40
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts
    Bài thơ
    TRẬN ĐỊA BỎ KHÔNG
    Tác giả: Trần Đăng Khoa


    Trận địa bỏ không

    Các chú đi đã xa rồi
    Cao cao ụ pháo như người đứng canh
    Dế co càng đạp cỏ xanh
    Cất cao giọng gáy một mình ri ri...
    Dưới hào nước chẳng theo đi
    Cá cờ đớp nắng, động ria cánh bèo
    Em nhìn đáy nước trong veo
    Máy bay một mảnh cắm xiêu vỏ hà...

    Thảo nào các chú đã xa
    Thằng giặc chẳng dám bay qua nơi này...

    1968
    Đèn mờ như ánh sao rơi,
    Đời như ly rượu đầy vơi, đầy vơi nghĩa gì.
    Rót thêm chén nữa đi em,
    Kẻo rồi quá muộn, kẻo đêm sắp tàn.

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •