Hiện kết quả từ 1 tới 8 của 8

Chủ đề: Sự kiện Bạc Hy Lai và vấn đề nhân sự đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc

  1. #1
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Sự kiện Bạc Hy Lai và vấn đề nhân sự đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc

    Lời bạt:

    Ngày 15/3, một ngày sau khi kết thúc kỳ họp Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Quốc hội) và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Toàn quốc (Mặt trậnTổ quốc), Bạc Hy Lai không còn là Bí thư Thị ủy Trùng Khánh. Chức vụ này được giao cho Phó Thủ tướng Trương Đức Giang kiêm nhiệm. Tại cuộc họp thông báo quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về việc điều chỉnh chức vụ lãnh đạo chủ chốt của Thị ủy Trùng Khánh, người ta không thấy thông lệ “người tiền nhiệm bàn giao chúc mừng người kế nhiệm” như vẫn diễn ra trước đây. Việc ông Bạc Hy Lai bị cách chức sau một quá trình thăng tiến đầy ấn tượng đang làm rung chuyển đất nước Trung Hoa. Trong bối cảnh Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc đang tới gần, sự kiện Bạc Hy Lai trở thành tâm điểm chú ý lớn của cộng đồng quốc tế.

    Sự thật đằng sau sự kiện này là gì và tác động của nó đối với chính trường Trung Quốc, đến chiều hướng chính trị và kinh tế của đất nước, cũng như việc bố trí nhân sự cấp cao của Đại hội 18 là như thế nào?

    Từ những nguồn tài liệu khác nhau, chúng tôi cố gắng tập hợp và trình bày theo trình tự toàn bộ vấn đề phức tạp trong tập tài liệu tham khảo này với hi vọng có được một phần câu trả lời cho những câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm này.

    Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

    THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

    --------------------------------------------



    I. DIỄN BIẾN SỰ KIỆN



    Sáng 15/3/2012, hội nghị lãnh đạo thành phố Trùng Khánh được triệu tập tại lễ đường khách sạn Du Châu. Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Kỷ Nam trịnh trọng tuyên bố: Trương Đức Giang kiêm nhiệm Ủy viên, Thường vụ, Bí thư Thị ủy Trùng Khánh, Bạc Hy Lai không tiếp tục kiêm nhiệm nhiệm Ủy viên, Thường vụ, Bí thư Thị ủy Trùng Khánh; đề cử Hà Đỉnh làm ứng cử viên phó Thị trưởng Trùng Khánh, miễn nhiệm chức phó Thị trưởng của Vương Lập Quân, việc bổ nhiệm và miễn nhiệm đối với Hà Đỉnh và Vương Lập Quân tiến hành theo quy định hữu quan của luật pháp.

    Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lý Nguyên Triều tham dự hội nghị, phát biểu rằng việc Vương Lập Quân tự tiện đi vào Tổng Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô (Tứ Xuyên) và lưu lại đó có tính chất nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu, Trung ương rất coi trọng việc điều tra “sự kiện Vương Lập Quân”. Lần điều chỉnh cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Thị ủy Trùng Khánh này được tiến hành bởi ảnh hưởng chính trị nghiêm trọng do “sự kiện Vương Lập Quân” gây ra và quyết định được Trung ương đưa ra sau khi nghiên cứu thận trọng tình hình và đại cục hiện nay. Vào lúc 10 giờ 50 phút cùng ngày, Tân Hoa xã đưa tin liên quan với tiêu đề “Trung ương tiến hành điều chỉnh chức vụ đối với đồng chí phụ trách chủ yếu của Thị ủy Trùng Khánh”. Thông tin này nhanh chóng lan đi khắp thế giới.

    Trước đó một ngày, theo thông lệ khi bế mạc kỳ họp Lưỡng hội, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã có cuộc gặp gỡ báo chí. Đây cũng là lần gặp gỡ báo chí cuối cùng trong nhiệm kỳ của Ôn Gia Bảo. Cuộc gặp với báo chí của Ôn Gia Bảo bắt đầu từ 10 giờ 51 phút và kết thúc vào lúc 13 giờ 55 phút. Khi cuộc gặp gỡ sắp sửa kết thúc, phóng viên hãng tin Reuters của Anh giành được cơ hội cuối cùng để nêu câu hỏi và câu hỏi mà phóng viên này đưa ra là: “Sau khi Vương Lập Quân vào Tổng Lãnh sự quán Mỹ, các cơ quan hữu quan của Trung ương Trung Quốc đã tiến hành điều tra. Ngài nhìn nhận sự kiện này như thế nào? Ngài có cảm thấy sự kiện này có ảnh hưởng tới sự tín nhiệm của Chính phủ Trung ương đối với chính quyền thành phố Trùng Khánh hay không?” Thủ tướng Ôn Gia Bảo trả lời: “Sự kiện Vương Lập Quân đã gây sự quan tâm chú ý cao độ của xã hội, cộng đồng quốc tế cũng rất quan tâm chú ý. Tôi có thể nói với mọi người rằng Trung ương rất coi trọng (sự kiện này), lập tức ra lệnh cho các ngành hữu quan tiến hành điều tra. Hiện nay, công tác điều tra đã có tiến triển. Chúng tôi sẽ nghiêm khắc xử lý theo pháp luật lấy sự thật làm căn cứ, lấy pháp luật là tiêu chuẩn. Kết quả điều tra và xử lý nhất định sẽ trả lời cho người dân và được kiểm nghiệm bởi pháp luật và lịch sử”. Ôn Gia Bảo nói: “Nhiều năm qua, chính quyền các khóa cũng như quảng đại quần chúng nhân dân của thành phố Trùng Khánh đã có nỗ lực rất lớn trong sự nghiệp xây dựng cải cách, cũng đạt được thành tích rõ ràng. Nhưng Thị ủy và chính quyền hiện nay của Trùng Khánh phải xem xét lại chuyện đã qua và nghiêm túc rút bài học từ sự kiện Vương Lập Quân.

    Ở đây, tôi muốn nói một chút rằng kể từ khi nước CHND Trung Hoa được thành lập tới nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, sự nghiệp xây dựng hiện đại hóa của đất nước đã đạt được thành tựu lớn, nhưng chúng tôi cũng đã đi qua khúc quanh, từng có bài học. Từ sau Hội nghị Trung ương 3 khóa 11, đặc biệt là từ sau khi Trung ương đưa ra nghị quyết liên quan tới việc xử lý đúng đắn một số vấn đề lịch sử tới nay, đã xác lập đường lối tư tưởng là giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị và đường lối cơ bản của Đảng, đồng thời đưa ra lựa chọn quan trọng quyết định tiền đồ và vận mệnh của Trung Quốc - tiến hành cải cách mở cửa”.

    Kết luận, Ôn Gia Bảo nói: “Lịch sử mách bảo chúng ta, mọi thực tiễn phù hợp với lợi ích của nhân dân đều phải nghiêm túc rút bài học kinh nghiệm từ lịch sử và được thực tiễn cùng lịch sử khảo nghiệm. Đạo lý này, nhân dân cả nước ai cũng hiểu. Do đó, chúng ta cần phải có niềm tin vào tương lai”.

    Buổi gặp gỡ báo chí của Ôn Gia Bảo đã kết thúc trong tiếng vỗ tay không dứt. Toàn văn hỏi đáp trongbuổi gặp gỡ báo chí đó được Tân Hoa xã phát đi ngay trong ngày.

    Chưa đầy 24 tiếng sau, hội nghị lãnh đạo thành phố Trùng Khánh được triệu tập thông báo điều chỉnh chức vụ đối với đồng chí phụ trách chủ yếu của Thị ủy Trùng Khánh.

    Tối 15/3/2012, Đài Truyền hình Trùng Khánh đưa tin về các nội dung chủ yếu của hội nghị lãnh đạo thành phố. Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lý Nguyên Triều là người phát biểu đầu tiên.

    Vị Ủy viên Bộ Chính trị 61 tuổi này nói Trung ương có thái độ khẳng định đối với công tác của Trùng Khánh, đối với sự thay đổi phát triển của Trùng Khánh, cần phải tách bạch sự kiện Vương Lập Quân với những thành tựu thành phố Trùng Khánh đạt được trong công cuộc cải cách mở cửa và xây dựng hiện đại hóa những năm qua, và sự đóng góp của quảng đại cán bộ, quần chúng thành phố Trùng Khánh trong những thành tựu đó.

    Lý Nguyên Triều đánh giá những thành tựu và tiến triển trong công tác những năm lại đây của Trùng Khánh là “kết quả của sự lãnh đạo đúng đắn của Trung ương Đảng, Quốc vụ viện, là kết quả của sự nỗ lực phấn đấu chung của ban lãnh đạo các thế hệ và ban lãnh đạo hiện nay cũng như của 32 triệu người dân Trùng Khánh, là sự nỗ lực chung của các sĩ quan chiến sĩ quân đội, cảnh sát vũ trang đóng ở Trùng Khánh và sự giúp đỡ ủng hộ của các lão đồng chí”.

    Lý Nguyên Triều nói Trung ương quyết định để Trương Đức Giang kiêm nhiệm Bí thư Thị ủy Trùng Khánh thể hiện Trung ương rất coi trọng Trùng Khánh. Lý Nguyên Triều nói Trương Đức Giang từng đảm nhiệm qua các chức vụ như Thứ trưởng Bộ Dân chính, Bí thư các tỉnh Cát Lâm, Chiết Giang và Quảng Đông, là Ủy viên Bộ Chính trị hai khóa, hiện giữ chức Phó Thủ tướng Quốc vụ viện. Trương Đức Giang mạnh về chính trị, công đức chính phái, tác phong dân chủ, dám chịu trách nhiệm, kinh nghiệm lãnh đạo phong phú, năng lực bao quát toàn cục và xử lý vấn đề phức tạp tốt; tin tưởng dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Trung ương Đảng, Thị ủy Trùng Khánh do Trương Đức Giang đứng đầu nhất định sẽ đoàn kết dẫn dắt ban lãnh đạo các cấp và quảng đại cán bộ, quần chúng của thành phố Trùng Khánh tiến lên, nỗ lực công tác, đạt được thành tích mới lớn hơn trong việc thúc đẩy công tác của Trùng Khánh phát triển tốt đẹp và nhanh chóng,

    Lý Nguyên Triều đưa ra yêu cầu đối với cán bộ lãnh đạo của Trùng Khánh và nhấn mạnh phải “coi trọng chính trị, chăm lo toàn cục, tuân thủ kỉ luật, thống nhất về tư tưởng và hành động đối với quyết định của Trung ương, tuân thủ nghiêm ngặt chức trách được giao, dám chịu trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ, bảo đảm việc điều chỉnh lãnh đạo chủ chốt của Thị ủy Trùng Khánh diễn ra bình ổn, thuận lợi, bảo đảm sự ổn định chính trị xã hội của Trùng Khánh.

    Hội nghị lần này do Thị trưởng Trùng Khánh Hoàng Kỳ Phạm chủ trì. Trong hội nghị, Hoàng Kỳ Phàm còn biểu thị kiên quyết ủng hộ Trung ương xử lý “sự kiện Vương Lập Quân”, ủng hộ sự điều chỉnh của Trung ương đối với lãnh đạo chủ chốt của Thị ủy Trùng Khánh.

    Được biết, Phó Ban Tuyên truyền Trung ương Thái Minh Chiếu, Cục trưởng Cục 2, Ban Tổ chức Trung ương Phan Lập Cương, Thị ủy, Ủy ban Thường vụ Nhân đại Thành phố, Chính quyền thành phố, lãnh đạo Chính hiệp thành phố, Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao Thành phố, Chánh án Tòa án Tối cao thành phố, đại diện một số lão đồng chí, cán bộ phụ trách ban ngành cấp thành phố liên quan, phụ trách đảng chính quyền quận, huyện của Trùng Khánh, tổng cộng hơn 100 người đã tham gia hội nghị này.
    Lần sửa cuối bởi ngochai; 27-08-2012 lúc 09:41 AM
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  2. #2
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts
    Ngày 10/4, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đưa tin Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa quyết định miễn nhiệm chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng đối với ông Bạc Hy Lai, đồng thời giao cho Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc thực hiện điều tra kết luận vụ việc liên quan.

    Quyết định trên được thực hiện theo những quy định liên quan của “Hiến chương Đảng Cộng sản Trung Quốc” cùng “Điều lệ công tác kiểm tra kỷ luật ĐảngCộng sản Trung Quốc”.

    Tân Hoa xã ngày 10/4 đưa tin do ông Bạc Hy Lai bị nghi liên quan tới những vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, Ủy ban trung ương Đảng Cộng sản (ĐCS) Trung Quốc ngày 10/4 đã quyết định đình chỉ tư cách ủy viên Bộ Chính trị và ủy viên trung ương Đảng của ông Bạc Hy Lai, phù hợp với Điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc và nguyên tắc điều tra của các cơ quan kiểm tra kỷ luật trung ương Đảng.

    Tân Hoa xã cùng ngày cho biết việc đình chỉ này là do nghi ngờ ông Bạc Hy Lai "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng" và vợ của nhà lãnh đạo này, bà Cốc Khai Lai, bị tình nghi liên quan tới vụ sát hại doanh nhân người Anh Neil Heywood.

    Trong xã luận được phát hành ngày 11/4, tờ Nhân dân Nhật báo, Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, khẳng định rằng không có ai tại đất nước này vượt trên pháp luật.

    Bài xã luận cho biết vụ bê bối của Bạc Hy Lai đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho đất nước cũng như hình ảnh của quốc gia. Xã luận có đoạn: "Tư cách đạo đức của ông Bạc Hy Lai đã vi phạm nghiêm trọng các điều lệ kỷ luật của Đảng, gây thiệt hại cho các công tác của Đảng và Nhà nước, và gây phương hại nghiêm trọng hình ảnh của Đảng và Nhà nước. Không có công dân nào có đặc quyền trước pháp luật, và Đảng không cho phép các thành viên có đặc quyền vượt trên pháp luật".

    *****

    THX ngày 10/4 đăng bài của Bình luận viên “Nhân dân nhật báo” với nhan đề “Kiên quyết ủng hộ quyết định đúng đắn của Đảng” về việc xử lý vấn đề Bạc Hy Lai cùng các vụ án liên quan sự kiện Vương Lập Quân và cái chết của nhà doanh nghiệp Neil Heywood, nội dung như sau:

    “ Ngày 10/4, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định lập hồ sơ chuyên án điều tra vấn đề vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng đối với đồng chí Bạc Hy Lai, cơ quan công an đã công bố kết quả phúc tra theo pháp luật về vụ tử vong của Neil Heywood, đồng thời chuyển giao nghi can phạm tội cho cơ quan tư pháp. Việc làm nói trên đã thể hiện đầy đủ tinh thần coi trọng sự thực, chú trọng pháp trị, hoàn toàn phù hợp với yêu cầu căn bản về trị đảng nghiêm minh và ý tưởng cầm quyền theo pháp trị của Đảng, biểu hiện quyết tâm kiên định giữ vững tính trong sạch tự thân của Đảng, thể hiện thái độ rõ ràng của Đảng và Chính phủ kiên quyết bảo vệ kỷ luật Đảng và pháp luật của Nhà nước, thể hiện lòng tin vào tôn chỉ của Đảng và Nhà nước kiên quyết bảo vệ lợi ích căn bản của quần chúng nhân dân, có được ý đảng lòng dân chắc chắn sẽ có được sự ủng hộ thành tâm của toàn Đảng và toàn thể nhân dân cả nước.

    Xét từ sự thực công bố hiện nay, sự kiện Vương Lập Quân là sự kiện chính trị nghiêm trọng gây ảnh hưởng xấu ở cả trong và ngoài nước, vụ tử vong của N.

    Heywood là vụ án hình sự nghiêm trọng liên quan đến người thân của người lãnh đạo và nhân viên công tác gần gũi của người lãnh đạo, hành vi của Bạc Hy Lai đã vi phạm kỷ luật đảng, đã đem lại tổn thất cho sự nghiệp của Đảng và Nhà nước, gây tổn hại rất lớn cho hình ảnh của Đảng và Nhà nước. Quyết sách quả quyết của Trung ương Đảng do đồng chí Hồ Cẩm Đào làm Tổng bí thư, việc điều tra sâu sát và xử lý nghiêm túc cũng như kịp thời công bố tình hình đối với sự kiện liên quan, đó là thể hiện trách nhiệm cao đối với sự nghiệp của Đảng và nhân dân, là sự bảo vệ kiên quyết đối với nền pháp trị xã hội chủ nghĩa. Sự thực chứng minh, Đảng của chúng ta đại diện cho lợi ích của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, quyết không nương nhẹ đối với hiện tượng tham nhũng, mà cần phải điều tra truy rõ ngọn nguồn đối với hiện tượng vi phạm pháp luật.

    Nước ta là quốc gia pháp trị xã hội chủ nghĩa, tôn nghiêm và uy quyền của pháp luật không dễ chà đạp. Dù có liên quan đến ai, chức vụ cao đến đâu, nếu xâm phạm đến kỷ luật đảng và pháp luật của nhà nước sẽ đều phải xử lý nghiêm túc, quyết không nương nhẹ. Trước pháp luật không có công dân đặc biệt, trong đảng không cho phép đảng viên đặc biệt nào được ngồi trên pháp luật, bất cứ ai cũng đều không thể gây khó khăn trở ngại cho việc thực thi pháp luật, bất cứ người nào vi phạm pháp luật cũng đều không thể ung dung ngoài vòng pháp luật. Kiên quyết lấy sự thực làm chỗ dựa, lấy pháp luật làm thước đo, qua việc điều tra triệt để sự kiện Vương Lập Quân, vụ tử vong của Neil Heywood và vấn đề Bạc Hy Lai vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng, quần chúng nhân dân đã thấy được quyết tâm kiên định giữ vững kỷ luật đảng và trị nước theo luật của Đảng.

    Chúng ta cần tự giác thống nhất tư tưởng xung quanh tư tưởng của Trung ương, đoàn kết chặt chẽ xung quanh Trung ương đảng do đồng chí Hồ Cẩm Đào làm Tổng bí thư, giương cao ngọn cờ vĩ đại của Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, đi sâu quán triệt thực hiện Quan điểm phát triển khoa học được chỉ đạo bằng Lý luận Đặng Tiểu Bình và Tư tưởng quan trọng “Ba đại diện”, kiên trì quan điểm chủ yếu trong công tác là tiến lên trong ổn định, tập trung xây dựng, một lòng một ý phát triển, kiên quyết khắc phục khó khăn, nỗ lực duy trì bảo vệ cục diện tốt về cải cách phát triển ổn định, ra sức giành thắng lợi mới trong việc xây dựng toàn diện xã hội khá giả, đẩy nhanh công cuộc hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa, đón chào Đại hội Đảng lần thứ 18 thắng lợi bằng thành tích tốt đẹp nhất.”

    Các đời Bí thư Thị ủy Trùng Khánh kể từ khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương:

    Ngày 14/3/1997, kỳ họp lần thứ 5 Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc khóa 8 đã xem xét và biểu quyết thông qua đề xuất của Quốc vụ viện liên quan tới việc nâng cấp đưa Trùng Khánh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Tới nay, Trùng Khánh có tổng cộng 6 đời Bí thư, gồm:

    1. Trương Đức Lân (3/1997-6/1999)

    Sinh tháng 8/1939, nam, dân tộc Hán, học khoa cơ khí Đại học Thanh Hoa, tháng 6/1997 được bổ nhiệm làm Bí thư Thị ủy Trùng Khánh, hiện đã nghỉ hưu.

    2. Hạ Quốc Cường (6/1999-10/2002)

    Sinh tháng 10/1943, nam, dân tộc Hán, quê Tương Hương, Hồ Nam, tốt nghiệp khoa hóa vô cơ, Học viện Hóa Công Bắc Kinh, trình độ Đại học, kĩ sư cao cấp.

    Tháng 6/1999 được bổ nhiệm làm Bí thư Thị ủy Trùng Khánh.

    Tháng 10/2002 làm Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

    Hiện nay, ông Hạ Quốc Cường là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kiểm tra Kỉ luật Trung ương.

    3. Hoàng Trấn Đông (10/2002-12/2005)

    Sinh năm 1941, nam, dân tộc Hán, quê Đại Phong, Giang Tô, tốt nghiệp chuyên ngành vật lý số học trường chuyên khoa công trình hàng không Nam Kinh, tỉnh Giang Tô năm 1962, trình độ Đại học,

    Tháng 10/2002 được bổ nhiệm làm Bí thư Thị ủy Trùng Khánh.

    Tháng 12/2005 được bổ nhiệm làm phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nội vụ Quốc hội, hiện là Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nội vụ Quốc hội.

    4. Uông Dương (12/2005-12/2007)

    Sinh tháng 3/1955, nam, dân tộc Hán, quê Túc Châu, An Huy, thạc sĩ công trình học, đã qua Trường Đảng Trung ương.

    Tháng 12/2005 được bổ nhiệm làm Bí thư Thị ủy Trùng Khánh.

    Từ năm 2007 tới nay là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông.

    5. Bạc Hy Lai (12/2007-3/2012)

    Sinh tháng 7/1949, nam dân tộc Hán, quê Sơn Tây, tốt nghiệp chuyên ngành thông tin quốc tế, Viện Nghiên cứu sinh thuộc Viện Khoa học Xã hội

    Trung Quốc, trình độ nghiên cứu sinh, thạc sĩ văn học.

    Tháng 12/2007 là Ủy viên Bộ Chính trị, được bổ nhiệm làm Bí thư Thị ủy Trùng Khánh.

    Tháng 3/2012 thôi không kiêm nhiệm Bí thư Thị ủy Trùng Khánh.

    6. Trương Đức Giang ( Từ 3/2012)

    Sinh tháng 11/1946, nam, dân tộc Hán, quê Đài An, Liêu Ninh, tốt nghiệp khoa kinh tế, Đại học Kim Nhật Thành, Bắc Triều Tiên, trình độ Đại học.Hiện là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Chủ nhiệm Ủy ban An toàn Sản xuất Quốc vụ viện.

    Tháng 3/2012, kiêm nhiệm Bí thư Thị ủy Trùng Khánh.

    Nguồn: Tân Hoa xã và Nhân dân Nhật báo

    *****
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  3. #3
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts
    Báo Sankei, Nhật Bản, dẫn một nguồn tin trong Đảng cho biết Bạc Hy Lai hiện đã bị di lý về một địa điểm phía Bắc tỉnh Hà Bắc, nơi Trương Khánh Vĩ vốn là tâm phúc của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đang làm Chủ tịch tỉnh. Ở một nơi xa xôi với Bắc Kinh và được lực lượng cảnh sát canh phòng nghiêm ngặt, mọi con đường liên lạc của Bạc Hy Lai với những nhân vật có thế lực trong Đảng hoàn toàn bị phong toả. Trong khi đó, những thông tin cho rằng một vài quan chức lãnh đạo quân đội có quan hệ thân thiết với Bạc Hy Lai cũng đã bị điều chuyển đã bắt đầu lan tràn trên mạng Internet trong ngày 11/4.

    Theo các trang mạng Bách độ và Tây Lục - Mạng quân sự ở Trung Quốc, một số người liên quan sự kiện Bạc Hy Lai đang bị thẩm tra, giám sát nội bộ, hạn chế rời khỏi biên giới và canh giữ nghiêm mật, trong đó có những thương nhân thường đi lại mật thiết với Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang.

    Sự kiện Bạc Hy Lai bị miễn chức Bí thư thành ủy Trùng Khánh hôm 15/3 được dư luận bên ngoài cho là một “quả bom nặng ký” trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nếu xem xét biện pháp xử lý của Hồ Cẩm Đào đối với Bạc Hy Lai thì có vẻ như sự việc này đã có sự chuẩn bị từ trước. Việc Vương Lập Quân chạy vào Lãnh sự quán Mỹ làm cho Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo cảnh giác hơn, đồng thời tạo được cớ tốt nhất đề hạ Bạc Hy Lai.

    Các trạng mạng trên dẫn báo chí Mỹ cho biết trước đó Vương Lập Quân đã thông báo với Lãnh sự quán Mỹ Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang là những người đang có mưu đồ nắm quyền của Bí thư Ủy ban Chính Pháp, và nếu tại Đại hội 18 giành được vị trí của Ủy ban Chính Pháp thì Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai sẽ vạch kế hoạch đảo chính, tiếp tục đoạt quyền từ tay Tập Cận Bình.

    Trước đó một loạt động thái mà Bạc Hy Lai tham gia, trong đó có “diễn tập quân sự”, đều được coi là phát đi tín hiệu đe dọa Hồ Cẩm Đào. Tham gia diễn tập quân sự còn có những người khác như Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Chính Pháp Chu Vĩnh Khang và Ủy viên Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt.

    Một tin đăng tải trên tờ “Washington Times” ngày 15/2 của nhà báo Mỹ kỳ cựu BillGertz dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết, Vương Lập Quân đã cung cấp cho phía Mỹ những tài liệu về hành vi tham nhũng của tầng lớp lãnh đạo cấp cao trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong đó có nhiều tài liệu về Bạc Hy Lai. Một quan chức nói tài liệu còn đề cập đến Chu Vĩnh Khang, và việc những người thuộc phái cứng rắn (trong đó có Bạc Hy Lai) muốn đánh đổ tập Cận Bình, không muốn Tập Cận Bình được kế thừa chức vụ một cách thuận lợi. Tin cho biết, Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang đã vạch kế hoạch hoàn chỉnh tấn công Tập Cận Bình, và kế hoạch này sẽ được thực thi sau tết ở Trung Quốc. Trong kế hoạch này có nội dung thông qua báo chí nước ngoài chỉ trích và phê phán, làm yếu đi quyền lực của Tập Cận Bình, sau đó giúp Bạc Hy Lai tiếp nhận chức Bí thư Ủy ban Chính pháp. Sau khi nắm hệ thông cảnh sát vũ trang và công an, Bạc Hy Lai sẽ ép Tập Cận Bình phải giao quyền khi thời cơ cho phép. Mục tiêu của Bạc Hy Lai rất rõ ràng, “có được vị trí Ủy viên thường vụ tại Đại hội 18 sẽ phát động đảo chính”.

    ****

    Về những người liên quan vụ Bạc Hy Lai

    Bà Cốc Khai Lai, vợ ông Bạc Hy Lai, người bị bắt và đang bị điều tra vì cáo buộc liên quan vụ sát hại một doanh nhân người Anh, từng được ví như một ‘Jackie Kennedy của Trung Quốc’.

    Ed Byrne, luật sư người Mỹ từng làm việc với bà Cốc Khai Lai vài năm về trước nói với đài BBC rằng, bà là một người xinh đẹp, lôi cuốn và hài hước. Ông Byrne, người ở Denver, bang Colorado, cho biết: ông “bị sốc” khi hay tin bà bị dính líu đến một cuộc điều tra tội giết người.

    Bà Cốc vừa được “chuyển sang cho cơ quan pháp luật” bởi vì bà là nghi phạm hàng đầu trong vụ sát hại doanh nhân người Anh, Neil Heywood.

    Bà Cốc là người vợ thứ hai của ông Bạc. Bà từng học luật tại Đại học Bắc Kinh danh tiếng trước khi thành lập Công ty Luật của riêng mình.

    Ông Byrne gặp bà Cốc lần đầu tiên ở thành phố Đại Liên, nơi ông Bạc Hy Lai từng làm thị trưởng. Ông cùng một khách hàng đã gặp bà Cốc để bàn việc làm ăn. Ông nói: “Bà ấy gây ấn tượng mạnh cho tôi. Bà Cốc Khai Lai vừa xinh đẹp, vừa lôi cuốn và hài hước”. Sau đó, bà Cốc đã tự liên lạc với ông Byrne và đề nghị ông làm đại diện cho một số công ty ở Đại Liên trong một vụ kiện ở Mobile, Alabama. Lúc đó là năm 1997.

    Thông thạo tiếng Anh, bà Cốc Khai Lai đóng vai trò quan trọng trong vụ đó, giúp các công ty của Trung Quốc thắng kiện. Bà đã viết một cuốn sách về kinh nghiệm tranh tụng của mình, mang tựa đề “Thắng kiện trên đất Mỹ”.

    Ông Byrne sau đó đã hợp tác cùng với bà Cốc, tên tiếng Anh là Horus Kai, trong một số vụ khác. Ông gặp bà nhiều lần ở cả Mỹ và Đại Liên. Luật sư này, cũng từng gặp chồng bà và được mời tham dự nhiều cuộc tiệc tùng. Ông cho biết thêm: “Người ta ví vợ chồng bà như ‘vợ chồng Tổng thống Kennedy’ của Trung Quốc. Họ được cho là những người hiện đại và cởi mở”.

    Một nguồn thân cận với gia đình ông Bạc cũng nói về bà Cốc Khai Lai, 52 tuổi, với những lời lẽ vô cùng tốt đẹp. Nguồn tin này cho biết, bà đã đóng cửa Công ty Luật của mình khi ông Bạc trở thành Bí thư Thành ủy Trùng Khánh để tránh bị cho rằng bà nhờ vả công danh của chồng. Nguồn tin này nói bà đã đóng cửa Công ty Luật đúng lúc nó đang phát triển mạnh và hoạt động hết sức thuận lợi. Ngoài ra còn cho biết thêm, những năm gần đây, bà Cốc Khai Lai không được khỏe và hầu như không ra khỏi nhà ở Trùng Khánh, “bà ấy ở nhà đọc sách”.

    Bà Cốc Khai Lai, người cũng có xuất thân giống chồng mình, nghĩa là con của quan chức cấp cao. Cha bà là Tướng Cốc Cảnh Sinh, một nhà Cách mạng nổi tiếng thời kỳ trước khi đảng Cộng sản Trung Quốc lên cầm quyền. Vị tướng này đã giữ một số chức vụ trong chính quyền Cộng sản, nhưng cũng giống như nhiều người khác, ông đã bị bỏ tù trong thời kỳ Cách mạng Văn hoá, khi nền chính trị lâm vào hỗn loạn.

    Bà Cốc, chỉ là một cô bé thích chơi đàn tỳ bà khi cuộc Cách mạng Văn hóa bắt đầu, nhưng cũng phải chịu hậu quả. Bà bị buộc phải làm việc ở cửa hàng thịt và nhà máy dệt. Tuy nhiên, việc học hành của bà không bị ảnh hưởng. Bà có bằng cử nhân luật và sau đó là bằng thạc sĩ về chính trị quốc tế ở Đại học Bắc Kinh. Bà được cấp thẻ luật sư vào năm 1988 và sau đó lập Công ty luật Khai Lai tại Bắc Kinh. Bà Cốc Khai Lai gặp ông Bạc Hy Lai lần đầu vào năm 1984 trong một chuyến dã ngoại ở tỉnh Liêu Ninh. Ông Bạc lúc đó là bí thư huyện ủy.

    Hai ông bà có một người con trai, tên là Bạc Qua Qua, người từng học ở trường tư Harrow nổi tiếng trước khi theo học Đại học Oxford ở Anh. Bạc Qua Qua hiện đang học tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ.

    Vẫn theo nguồn thân quen với gia đình ông Bạc, bà Cốc Khai Lai, người thành đạt và thông minh, đã rút lui khỏi các hoạt động xã hội và kinh doanh sau khi chồng bà nhận chức Bí thư Trùng Khánh năm 2007. Tuy nhiên, dường như sai lầm nếu nói bà đã hoàn toàn tách khỏi công việc làm ăn.

    Tân Hoa Xã, nói rằng bà có quan hệ về kinh tế với ông Heywood. Hãng này cho biết, đã có xung đột về quyền lợi giữa hai bên, và xung đột này ngày càng sâu thêm.
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  4. #4
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts
    Ngày 8/3, luật sư của ông Trương Minh Du (Zhang Mingyu), một doanh nhân trong lĩnh vực địa ốc, cho hãng AFP biết là thân chủ của ông đã bị bắt giữ tại Bắc Kinh ngày 7/3, sau khi ông Trương viết trên blog là có những thông tin về vụ cựu lãnh đạo công an Trùng Khánh, ông Vương Lập Quân, muốn đào thoát sang Mỹ.

    Theo vị luật sư này thì ông Trương Minh Du đã ghi âm cuộc nói chuyện với ông Vương Lập Quân, trong đó, ông Vương đã cảnh cáo ông Trương về những cáo buộc nhắm vào một lãnh đạo ngành tài chính của thành phố, ông Ông Châu Kiệt. Theo tin tức báo chí, Trương Minh Du trước đó đã tố cáo ông Ông Châu Kiệt tịch thu bất hợp pháp tài sản và có quan hệ với các băng đảng tội phạm ở Trùng Khánh. Các cáo buộc này được gửi tới cơ quan thanh tra của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

    Trước đó ngày 3/4 truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin ông Tô Minh (Xu Ming), "trùm" doanh nghiệp người Trung Quốc bị đồn dính líu tới ông Bạc Hy Lai, đã bị bắt giữ. Đây là sự việc mới nhất liên quan tới vụ bê bối chính trị đình đám ở Trung Quốc này.

    Tuần báo Kinh tế và Đất nước (Economy and Nation Weekly - ENN), tạp chí trực thuộc Tân Hoa xã, đưa tin ông Tô Minh, một trong những người giàu nhất Trung Quốc, bị bắt giam hôm 15/3. Trong tin đề ngày

    31/3 trên trang web của mình, ENN cho biết ông Tô, chủ tập đoàn Shide Group, tập đoàn tài trợ cho một câu lạc bộ bóng đá Trung Quốc, đã bị bắt bởi một cơ quan đầy quyền lực phụ trách điều tra các vụ tham nhũng trong hàng ngũ đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tuy nhiên, tin không nêu chi tiết các cáo buộc đối với ông Tô cũng như mối quan hệ của ông này với ông Bạc Hy Lai.

    Ông Tô Minh sống ở thành phố Đại Liên, nơi ông Bạc Hy Lai từng là thị trưởng và bí thư thành uỷ trong hơn 10 năm trước khi được thăng chức cao hơn. Báo chí Hồng Công đưa tin hai người này từng là bạn và ông Tô còn tài trợ tiền ăn học cho Bạc Qua Qua, con trai ông Bạc Hy Lai. Theo Nhật báo Thượng Hải, ông Tô Minh, có tổng giá trị tài sản 700 triệu USD.

    Ông trùm tư bản 41 tuổi này có lẽ đã bị bắt giữ trong khuôn khổ một cuộc điều tra của Ủy ban phụ trách chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tuy nhiên, cho đến giờ không một xác nhận chính thức nào được đưa ra, nhưng đấy cũng thường là quy định trong một thời hạn nào đó.

    Những gì mà báo chí trong nước biết được chỉ là tập đoàn đã mất liên lạc với ông chủ của mình từ ngày 14/03 rồi, trước ngày ông Bạc Hy Lai bị cách chức. Và hiện tại, tập đoàn tạm thời sẽ do người em của ông chủ tịch điều hành.

    Theo báo chí Hồng Kông, Bạc Hy Lai và nhà doanh nghiệp này từng là bạn với nhau. Thậm chí, báo chí Hồng Kông còn đi xa hơn khi đưa ra giả thuyết rằng ông Từ Minh có lẽ đã tài trợ học phí cho Bạc Qua Qua - con trai của ông Bạc Hy Lai ở hai trường đại học danh tiếng Oxford và Havard.

    Tác giả cho biết, nhiều cuộc điều tra đã được tiến hành. Dĩ nhiên là vẫn luôn trong vòng bí mật. Không những chỉ ở Trùng Khánh mà cả “những năm ở Đại Liên”. Chính địa bàn này đã đóng vai trò làm bàn đạp chính trị cho Bạc Hy Lai. Và có lẽ cũng chính tại đây ông ta đã gặp gỡ và quen biết Neil Heywood, một công dân Anh bị phát hiện chết trong phòng khách sạn của mình tại Trùng Khánh. Một cái chết đáng ngờ. Chính phủ Anh mới đây đã yêu cầu Trung Quốc phải đưa ra ánh sáng vụ việc.

    Báo chí trong nước đưa ra giả thuyết là ông Neil Heywood đã bị đầu độc. Rằng ông này có tranh chấp tài chính với bà Cốc Khai Lai, vợ của Bạc Hy Lai. Rằng sau khi báo cho Bạc Hy Lai biết là có một cuộc điều tra đang được mở ra về vụ việc mà viên “siêu công an” là Vương Lập Quân cảm thấy bị đe dọa và đã chạy trốn đến lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô với ý định xin “tị nạn”.

    Neil Heywood đã từng làm việc thường xuyên cho một công ty gián điệp kinh tế của Anh quốc là Hakluyt & Co. Tập đoàn này chiêu mộ nhiều cựu gián điệp của Hoàng gia Anh.

    Liên quan đến cái chết của Neil Heywood, báo Le Figaro nhận định rằng “tại Trung Quốc cũng như tại phương Tây, sự thất sủng của một người nào đó có kéo theo hàng loạt tiết lộ và cáo buộc”.

    Còn báo Le Monde thì cho rằng “đây là tình tiết sau cùng của tập truyện nhiều kỳ Bạc Hy Lai”. Một tình tiết hiện đang lôi cuốn các cư dân mạng Trung Quốc về sự thất sủng của ông Bạc Hy Lai.

    Theo tường thuật của hai tờ báo trên, chính phủ Luân Đôn đã yêu cầu Bắc Kinh phải điều tra về cái chết của Neil Heywood. Ông này đã được phát hiện chết trong phòng khách sạn tại Trùng Khánh. Các quan chức địa phương giải thích rằng Neil Heywood chết do dùng quá nhiều rượu. Theo cả hai tờ báo, điều đáng nói là lời giải thích đã gây ngạc nhiên cho gia đình nạn nhân, vì họ khẳng định rằng ông Heywood không biết uống rượu. Sau đó, thi thể nạn nhân đã được nhanh chóng đem đi thiêu mà không hề được giảo nghiệm.

    Theo Le Monde và Le Figaro, Neil Heywood là người am tường tiếng Hoa và kết hôn với một phụ nữ Trung Quốc tại vùng Đại Liên, cứ địa cũ của Bạc Hy Lai. Neil Heywood từng làm tư vấn về thị trường Trung Quốc cho các doanh nghiệp lớn của nước ngoài. Chính ông này đã đóng vai trò môi giới giúp cho Bạc Qua Qua, con trai của Bạc Hy Lai, ghi danh theo học hai trường đại học nổi tiếng của Anh quốc. Theo hai tờ báo, các nguồn tin đang lưu hành trên Internet hiện nay cho rằng có lẽ ông Neil Heywood đã bị đầu độc. Và ông này đang có tranh chấp về tài chính với bà Cốc Khai Lai, vợ của Bạc Hy Lai. Đây có vẻ là thông tin mà ông Vương Lập Quân, cánh tay phải của Bạc Hy Lai đã cung cấp cho lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên.

    Trước đó, Vương Lập Quân đã báo cho Bạc Hy Lai biết, những người thân cận của ông ta đang bị điều tra về cái chết bí ẩn của Neil Heywood do nghi ngờ là bị đầu độc và khuyên ông ta không nên can dự vào trường hợp nhạy cảm này. Theo báo South China Morning Post ra ngày 15/4, 5 nhóm điều tra của Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã đến Trùng Khánh để xem xét các liên hệ giữa các sĩ quan cao cấp với ông Bạc Hy Lai. Báo dẫn lời một nguồn giấu tên cho biết: “Năm nhóm đã được gửi tới Quân khu Thành Đô để điều tra có hay không, và đến mức nào, việc các sĩ quan cao cấp và quân đội dính líu trường hợp họ Bạc”. Nguồn tin không nói rõ ai đang bị điều tra, nhưng có đồn đoán rằng nhiều viên tướng ở đây là bạn thân của ông Bạc Hy Lai. Quân khu Thành Đô cai quản khu vực Tây Nam, gồm có thành phố Trùng Khánh, các tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu và cả Khu Tự trị Tây Tạng. Cũng nguồn tin này nói với South China Morning Post rằng, đang có tin đồn Quân đoàn 14 đặt ở Côn Minh (thủ phủ Vân Nam) bị điều tra. Cha của ông Bạc Hy Lai, Bạc Nhất Ba, đã thành lập Quân đoàn 14. Cuộc điều tra Quân khu Thành Đô có thể xem là thêm nỗ lực triệt hạ vây cánh của ông Bạc Hy Lai, người có mối quan hệ gần gũi với lực lượng quân đội khi còn nắm quyền ở Trùng Khánh. Các phóng viên ở Trùng Khánh nói, ông Bạc đã từng trú trong doanh trại quân đội khi mới bắt đầu đánh phá tội phạm có tổ chức hai năm trước.
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  5. #5
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Cool Sự kiện Bạc Hy Lai và vấn đề nhân sự đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc

    II. BẠC HY LAI VỚI “MÔ HÌNH TRÙNG KHÁNH

    Khi “mô hình Trùng Khánh” đi vào lịch sử

    (Tạp chí Inside Scoop của Hồng Công số tháng 4/2012)

    Không ai rõ từ khi nào “mô hình” trở thành một từ được lưu hành nhiều nhất trên chính trường Trung Quốc, và mỗi khi cộng thêm tên của một địa phương nào đó vào sau từ “mô hình” đó thì nó có thể tạo ra một ảnh hưởng đáng kể trong phạm vi toàn quốc, và đây thường là bước đệm để người đưa ra mô hình có thêm bước tiến trên quan lộ. Ví dụ “mô hình Chiết Giang” do Tập Cận Bình đưa ra đã trở thành bệ phóng để nhân vật này nổi lên trong Đại hội 17.

    Sau Đại hội 17, Bạc Hy Lai đẩy mạnh “mô hình Trùng Khánh”. Nhưng sau khi Bạc Hy Lai rớt đài, "mô hình Trùng Khánh" về cơ bản đã bị phá sản hoàn toàn, thậm chí từ khi xảy ra sự kiện Vương Lập Quân, đã xuất hiện dấu hiệu cho thấy "mô hình Trùng Khánh" sẽ sớm chết yểu. Ngày 20/2/2012, Giáo sư Đại học Chính Pháp Trung Quốc Dương Phàm, một trong những nhân vật chủ yếu thúc đẩy "mô hình Trùng Khánh" và cũng là một trong những tác giả chính của cuốn sách "Mô hình Trùng Khánh", đã công khai phát biểu rằng phải tiến hành đánh giá lại "mô hình Trùng Khánh" một cách công bằng.Phát biểu trên blog của mình, Dương Phàm nói: “(Tôi) phải chịu trách nhiệm với cuốn sách "Mô hình Trùng Khánh", tuy có nhiều phần tôi không tham gia viết, nhưng tôi đã ký tên mình lên sách. Xảy ra chuyện lớn như thế này, tôi cảm thấy rất đau lòng. Vấn đề lớn như vậy, không ai có thể trốn tránh được. Tôi kiến nghị thông qua cộng đồng tổ chức đoàn khảo sát dân gian gồm vài chục hoặc vài trăm nhân vật nổi tiếng hoặc phần tử trí thức được tín nhiệm, tiến hành đánh giá lại một cách công bằng "mô hình Trùng Khánh", chỗ nào sai sẽ sửa, chỗ nào đúng sẽ ủng hộ việc tiếp tục phát triển.”

    Dương Phàm còn chỉ trích rằng Bạc Hy Lai sau khi sự kiện Vương Lập Quân xảy ra mới nhấn mạnh tới cải cách mở cửa thì đã có phần muộn màng. Dương Phàm nói: “(Vương Lập Quân) xảy ra chuyện rồi, ngày 15/2, Bạc Hy Lai mới nói tới cải cách mở cửa, đáng tiếc là đã muộn mất nửa năm. Công tác của Trùng Khánh làm tốt, tôi mới viết cuốn "Mô hình Trùng Khánh", nhưng năm ngoái Trùng Khánh đã sai lầm về định vị lý luận, phạm phải sai lầm tả khuynh, gia tăng sự đối lập, tự thân đã bị vai trò hóa”.

    Trước đó, trong năm 2011, trong lễ công bố xuất bản cuốn "Mô hình Trùng Khánh", Dương Phàm và Tô Vĩ Tường, chủ biên tạp chí Tìm kiếm của trường đảng thuộc Thị ủy Trùng Khánh đã giải thích một cách tường tận về "mô hình Trùng Khánh". Họ cho rằng "mô hình Trùng Khánh" là một mô hình cụ thể rất hữu hiệu đối với việc xã hội chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc, là một mô hình cụ thể về khả năng kết hợp hữu hiệu giữa chủ nghĩa xã hội và kinh tế thị trường, là một mô hình cụ thể rất hữu hiệu của phát triển khoa học, đồng thời là sự biểu đạt rõ ràng kỳ vọng của việc chuyển đổi chiến lược của Trung Quốc đối với Trùng Khánh.

    Sau khi Bạc Hy Lai bị mất chức có một điều đáng chú ý là cả người ủng hộ Bạc Hy Lai lẫn đối thủ chính trị của Bạc Hy Lai đều không hề nói tới "mô hình Trùng Khánh". Có vẻ bốn từ "mô hình Trùng Khánh" vốn hot nhất trong mấy năm qua đã tan thành mây khói sau khi Bạc Hy Lai rớt đài.

    Điều này cho thấy "mô hình Trùng Khánh" về cơ bản đã không còn tồn tại và cùng với nó là hi vọng vào Thường vụ Bộ Chính trị khóa 18 của Bạc Hy Lai đã chấm dứt. Trong khi đó, Uông Dương, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông, nhân vật luôn “so găng” với Bạc Hy Lai mấy năm gần đây, lại được dư luận đánh giá sẽ giành ưu thế trong cuộc chiến nhân sự tại Đại hội 18.

    Một người là thành viên Đảng Thái tử, một người thuộc phái Đoàn Thanh niên, con đường chính trị của Bạc Hy Lai và Uông Dương đều trải qua một giai đoạn ở Trùng Khánh. Năm 2005, Uông Dương được bổ nhiệm làm Bí thư Thị ủy Trùng Khánh, năm 2007, Bạc Hy Lai kế nhiệm Uông Dương. Hai người đều vào Bộ Chính trị tại Đại hội 17, sau đó được coi là ứng cử viên sáng giá vào Thường vụ Bộ Chính trị khóa 18. Chính vì bối cảnh chính trị như vậy, nên sau Đại hội 17, Uông Dương và Bạc Hy Lai bề ngoài là cạnh tranh, nhưng bên trong là giao đấu với nhau. Tại Quảng Đông, Uông Dương thúc đẩy chính sách tự do hóa, về kinh tế chủ trương nâng cấp ngành nghề, tiếp tục “làm chiếc bánh to lên”, về chính trị thực hiện “rộng đường dư luận, cho phép trách mắng”, về dân sinh xây dựng “Quảng Đông hạnh phúc”…

    So sánh “mô hình Trùng Khánh” và “mô hình Quảng Đông”, nhà nghiên cứu Tiêu Tân thuộc Đại học Trung Sơn cho rằng sự khác biệt nằm ở sự điều phối khác nhau của hai cơ chế quản lý điều hành, hướng đi của người đứng đầu khác nhau. Cả hai đều nhằm vào việc tìm cách phá bỏ tình trạng bùng nhùng hiện nay, nhưng “mô hình Trùng Khánh” hướng đến việc tăng cường cơ chế quản lý của “đại chính phủ”.

    Những năm qua, các chính sách mà Trùng Khánh thực hiện như “hát nhạc đỏ và trấn áp tội phạm”, chính quyền nỗ lực thúc đẩy việc nông dân lên thành phố, nỗ lực xây dựng nhà an sinh xã hội... là đi theo phương hướng này.

    Ngược lại, “mô hình Quảng Đông” lại hướng tới thị trường và xã hội tự quản lý. Mấy năm qua, các nơi ở Quảng Đông đều tiến hành cải cách rộng rãi ở các mức độ khác nhau, bao gồm công khai hóa ngân sách của chính quyền Quảng Đông, hỏi đáp chính quyền trực tuyến ở Hà Nguyên và Huệ Đức, thí điểm dân chủ trong đảng ở Thâm Quyến và vấn đề “đa nguyên cùng trị” trong quản lý xã hội mà Quảng Đông mới đưa ra gần đây nhất. Những điều này đã tạo nên “mô hình Quảng Đông”.

    Nói cách khác, “mô hình Trùng Khánh” và “mô hình Quảng Đông” đều nhằm đưa ra câu trả lời để giải quyết căng thẳng bên trong cơ chế hỗn hợp hiện nay. Điều khác biệt ở chỗ, “mô hình Trùng Khánh” chuẩn bị thông qua việc quay lại phần nào cơ chế trước đây để hóa giải xung đột xã hội hiện nay; trong khi “mô hình Quảng Đông” lại thúc đẩy sự biến đổi chế độ nhằm đáp ứng thị trường và sự phát triển của xã hội thị dân.

    Giờ đây "mô hình Trùng Khánh" đang lùi dần vào lịch sử và Bạc Hy Lai về cơ bản đã mất tương lai chính trị. Nhưng ở phía ngược lại, “mô hình Quảng Đông” và Uông Dương lại nổi lên. Trong các ngày 3 và 4/2/2012 vừa qua, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo bất ngờ tới thăm Quảng Đông. Quan sát những gì mà truyền thông chính thức của Trung Quốc đã đưa, người ta thấy rằng chuyến đi này của Ôn Gia Bảo nhằm ba mục đích: hối thúc Quảng Đông đẩy mạnh mức độ cải cách, ủng hộ Uông Dương, ủng hộ bầu cử trực tiếp ở Ô Khảm. Trong bối cảnh vụ Trùng Khánh vừa nổi lên, việc Ôn Gia Bảo tới Quảng Đông được dư luận đánh giá chủ yếu nhằm bày tỏ sự ủng hộ đối với Uông Dương. Kể từ tháng 7/2008 tới nay, Ôn Gia Bảo đã tới thăm Quảng Đông 7 lần, đây là điều rất hiếm khi xảy ra trước đó. Không cần nói cũng biết là qua đó Ôn Gia Bảo muốn thể hiện sự ủng hộ đối với Uông Dương. Cùng với kinh nghiệm xử lý vấn đề Ô Khảm, tiền đồ chính trị của Uông Dương sẽ càng ổn định và có hi vọng vào Thường vụ Bộ Chính trị khóa 18, gia nhập đội ngũ hạt nhân lãnh đạo tối cao của Trung Quốc.
    Lần sửa cuối bởi ngochai; 27-08-2012 lúc 09:47 AM
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  6. #6
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts
    Mặt tích cực và tiêu cực của “Mô hình Trùng Khánh”

    Đài RFA (Đêm 21/3)

    Dưới đây là nội dung cuộc trao đổi giữa đài RFA và chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa về những khía cạnh tích cực và tiêu cực của “Mô hình Trùng Khánh” hay chính sách kinh tế được áp dụng tại thành phố đông dân nhất thế giới này:

    + Dường như ông đã sớm nói về sự thất bại của “Mô hình Trùng Khánh” giữa hai biến cố cũng gay go về kinh tế-chính trị tại Trung Quốc là khủng hoảng Ôn Châu và biến động Ô Khảm. Sau khi người được coi là tác giả của “Mô hình Trùng Khánh” là Bí thư Bạc Hy Lai vừa mất chức tuần qua, đề nghị ông trình bày cho thính giả của chúng ta một số đặc điểm của mô hình này. Như mọi khi, xin ông nói về bối cảnh của vấn đề?

    - Về bối cảnh, có lẽ ta cần nhớ ra vài đặc tính của Trung Quốc.

    Thứ nhất, do địa dư hình thể, lãnh thổ Trung Quốc gồm ba vùng khác biệt từ đại dương vào bên trong. Miền Đông trù phú, miền Tây nghèo khổ và biên vực hoang vu vây quanh ba góc từ Tây Nam qua hướng Tây lên tới hướng Bắc và Đông Bắc. Đó là khái niệm tôi cứ gọi là “nhất quốc tam kinh”, một quốc gia có ba nền kinh tế với bài toán nan giải là bất công xã hội giữa các địa phương, an ninh quốc gia tại vùng phiên trấn và chính sách phát triển ở cấp trung ương.

    Thứ hai, do chế độ độc đảng và chưa có thể chế dân chủ liên bang, tranh luận về chính sách phát triển thích hợp không được công khai hóa trong khi chiến lược kinh tế theo đuổi từ hơn 30 năm nay chẳng những không giải quyết nổi mâu thuẫn bên trong mà còn đào sâu dị biệt địa dư và xã hội và nhất là tạo ra vấn đề giữa chủ trương của trung ương với đường hướng riêng của các đảng bộ địa phương.

    Trong hoàn cảnh đó, sáng kiến của ông Bạc Hy Lai về mô thức áp dụng cho Trùng Khánh có một số ưu điểm nhất định đến độ nhiều người cho là mẫu mực khả dĩ áp dụng ở nơi khác. Thực tế lại không đơn giản như vậy, vì cá tính cùng phương pháp của ông ta lại gây vấn đề cho nhiều địa phương hay lãnh tụ khác. Khi họ chuẩn bị việc chuyển giao quyền lực tại Đại hội 18 vào mùa Thu này, mâu thuẫn đó trở thành công khai. Tôi còn nghĩ rằng vụ Phó Thị trưởng kiêm Giám đốc Công an Trùng Khánh là Vương Lập Quân bị quản thúc tháng trước chỉ là mặt nổi của các mâu thuẫn căn bản và gay gắt hơn về tương lai của Trung Quốc.

    + Bây giờ quay sang mô hình Trùng Khánh mà ông cho là có một số ưu điểm nhất định đã được nhiều người cho là mẫu mực. Đặc tính của mô hình đó là gì?

    - Trùng Khánh nằm trong số 5 thành phố do Trung ương quản lý, đông dân nhất với hơn 30 triệu người. Đây là thành phố biệt lập nằm trong một tỉnh bị khóa trong đất liền, chứ không tiếp cận hải dương như bốn thành phố kia. Thời mở cửa 30 năm trước thì vì chế độ bao cấp phá sản, doanh nghiệp nhà nước bị cải tổ, thành phố tụt hậu so với các tỉnh thành duyên hải. Bên trong còn bị thất nghiệp cao và nạn tham ô, cùng cường hào ác bá cấu kết với tổ chức tội ác khiến xã hội bất ổn, cư dân lũ lượt tiến về Đông kiếm việc. Khi được đưa từ Bộ Thương mại về làm Bí thư cuối năm 2007, Bạc Hy Lai tung sáng kiến giải quyết vấn đề kinh tế xã hội của Trùng Khánh. Ông ta tách khỏi xu hướng đẩy mạnh xuất khẩu của các tỉnh thành duyên hải mà phát triển đầu tư và tiêu thụ trong nội địa, đa dạng hóa kinh tế, tập trung xây dựng các dự án hạ tầng và tái phân lợi tức cho dân nghèo. Trong tiến trình đô thị hóa khá mạnh, ông không để xảy ra nạn cướp đất của dân và có chú trọng đến công bằng xã hội. Trùng Khánh trở thành trung tâm thu hút đầu tư nước ngoài, xây dựng được hệ thống công nghiệp nhẹ và hướng về tiêu dùng. Khi thế giới bị tổng suy trầm 2008-2009 và kinh tế Trung Quốc nói chung giảm đà tăng trưởng dưới tốc độ 10% của các năm trước, Trùng Khánh vẫn tiến mạnh với tốc độ trên 16% vào năm qua. Đó là thành tích kinh tế không nhỏ nên người ta mới nói đến một mô hình hấp dẫn.

    + Về mặt xã hội và chính trị mô hình này có gì là đặc biệt?

    - Về mặt xã hội, Bạc Hy Lai được coi là có công phá vỡ hệ thống cấu kết chính trị và diệt trừ tổ chức tội ác mà ta vẫn gọi là các hội kín hay “Tam Hợp”, xưa nay tung hoành rất mạnh. Ông cũng mở rộng các dịch vụ xã hội và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Năm 2011, lợi tức các hộ gia đình thị dân, là những đơn vị hành chính có hơn hai vạn dân, tăng được hơn 15%, mà của thôn dân tại các làng xã thì tăng đến 22%. Cùng với việc đô thị hóa, hơn ba triệu người đã vào thành thị mà Trùng Khánh không bị động loạn hay khiếu kiện về đất đai. Cho nên, so với nhiều nơi khác thì công bằng xã hội là ưu điểm của Trùng Khánh.

    Về mặt chính trị, Bạc Hy Lai đề cao yếu tố công bằng trong tư tưởng Mao Trạch Đông. Với khẩu hiệu “thanh hồng, đả hắc”, hát nhạc đỏ và diệt xã hội đen, ông khôi phục thủ thuật vận động quần chúng kiểu Mao, như “chiến dịch đỏ” và các ca khúc ái quốc. Ông quyến rũ phái “Tân Tả”, các phần tử cực tả đang lo sợ là vì kinh tế thị trường mà xứ sở mất đi bản sắc cộng sản và chạy theo phương Tây. Nhưng nghịch lý là bản thân ông Bạc Hy Lai lại hành xử như một chính khách phương Tây với áo khăn dịu dàng và cách ăn nói lôi cuốn đầy chất mị dân của người đi tranh cử.

    + Trung ương có thấy ra những ưu điểm của mô hình Trung Khánh không?

    - Khi kinh tế sa sút, khu vực duyên hải sống nhờ xuất khẩu gặp trở lực từ quốc tế, nhiều nơi bị động loạn, và tư doanh loại vừa hay nhỏ bị phá sản hàng loạt thì Trùng Khánh vẫn tự cung cấp và đạt mức sung túc cao hơn. Vì vậy, lãnh đạo Bắc Kinh chú ý đến Trùng Khánh như giải pháp áp dụng được cho nơi khác. Nhưng sự thật không hoàn hảo như vậy, chưa kể các mâu thuẫn nội tại trong cơ chế chính trị xứ này.

    + Ông muốn nói đến mặt trái của mô hình Trùng Khánh. Vậy đâu là những giới hạn hay mặt tiêu cực của phương thức phát triển theo kiểu Bạc Hy Lai?

    - Thật ra, Trùng Khánh chỉ là mô hình tập trung nhuốm màu hồng của cách mạng kiểu Mao, không thể áp dụng được ở mọi nơi và cũng không thể bền vững để được coi là mẫu mực cho toàn quốc. Trước hết, Trùng Khánh đã nâng được mức tiêu thụ nội địa là nhờ chính quyền tập trung mọi quyết định về ngân sách, đầu tư và phân phối tài nguyên từ trên xuống. Giống biện pháp tăng chi để kích thích kinh tế của trung ương, chính sách ấy dẫn đến thâm hụt ngân sách nên thành phố phải đi vay hơn trăm tỷ đô la. Hệ quả là vì tập quyền về đầu tư của thành phố hay trung ương, chính trường dễ cấu kết với doanh trường và gây ra tệ tham nhũng, nạn tư bản thân tộc và còn khiến tư doanh thấp cổ bé miệng ở dưới bị triệt tiêu là chuyện đã xảy ra tại Trùng Khánh.

    Hơn nữa, khác với các tỉnh duyên hải là nơi chính quyền địa phương và doanh nghiệp còn tự do xoay trở linh hoạt trong quyết định kinh tế, mô thức của Trùng Khánh chỉ là chủ nghĩa tư bản nhà nước ở cấp địa phương. Nó dễ dẫn tới việc lạm dụng tài nguyên mà không ai có quyền sửa hoặc ít ra lên tiếng phê bình. Về kinh tế, nếu áp dụng trên quy mô cả nước thì phải bảo đảm sự yểm trợ của trung ương về tài chính lẫn kỹ thuật phối hợp, là điều chưa thể có tại Trung Quốc. Ngược lại, tỉnh thành nào cũng lấy Trùng Khánh làm mẫu mực thì ngân sách quốc gia sẽ bị thiếu hụt nặng.
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  7. #7
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts
    + Nếu như vậy thì mô thức Trùng Khánh không thể áp dụng trên toàn quốc và cho mọi nơi được thứ nhất là vì rất tốn kém cho công quỹ và thứ hai vì nó cần một hệ thống công quyền liêm chính và hữu hiệu cho một quốc gia có đến 2.000 quận huyện. Bây giờ ta chuyển sang khía cạnh chính trị của vụ này vì yếu tố đặc biệt của cá nhân ông Bạc Hy Lai.

    - Tôi nghĩ rằng nếu cứ để nguyên thì với một số thành tích đạt được từ 2009 đến nay, mô thức Trùng Khánh có thể là giải pháp trắc nghiệm áp dụng tại một số thí điểm cho một quốc gia có quá nhiều khác biệt địa phương.

    Nhưng có hai vấn đề phải đề cập tới. Thứ nhất là tiến trình chuyển giao quyền lực vào cuối năm cho thế hệ thứ năm. Theo thông lệ thì bảy trong chín ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị sẽ ra về và 7 trong số 25 Ủy viên Bộ

    Chính trị hiện nay đang nhắm vào vị trí đó, với ảnh hưởng chìm và nổi của các lãnh tụ khác để tạo vây cánh cho mình, kể cả người đã hoặc sắp ra đi, như Giang Trạch Dân hay Hồ Cẩm Đào. Nhưng vì Trung Quốc không có dân chủ và mọi quyết định đều là kết quả đồng thuận ngấm ngầm nên mỗi phe lại tác động một cách. Nhìn từ bên ngoài thì có vẻ ổn định và êm thắm hơn là lối tranh cử ồn ào của các nước dân chủ trước sự chứng kiến và chọn lựa có khi bất ngờ của người dân. Thực tế lại có nhiều thủ đoạn chính trị khá hiểm độc, với ảnh hưởng rất nặng của tiền tài và thế lực.

    Thứ hai là cá tính của Bạc Hy Lai. Trong môi trường kín đáo của đồng thuận, với các lãnh tụ đều ra dáng mẫn cán và tẻ nhạt thì ông ta là người trình diễn ồn ào như tận dụng phương pháp tranh cử tại các nước dân chủ vậy! Đây là nghịch lý vì nếu ai cũng công khai nói ra chủ trương của mình như Bạc Hy Lai thì sự thể có khi đơn giản và hấp dẫn hơn. Huống hồ bản thân ông lại có nhiều khuyết điểm và kết tụ ngần ấy mâu thuẫn của hệ thống kinh tế chính trị Trung Quốc.

    + Hình như là qua hiện tượng cá biệt của Bạc Hy Lai người ta nhìn ra những vấn đề thuộc về bản chất của chế độ Trung Quốc. Những vấn đề đó là gì?

    - Trung Quốc đang ở vào một khúc quanh vì phải tìm ra một mô hình phát triển mới sau khi mô hình cũ đã đi hết thời gian vận hành tương đối tốt đẹp của 30 năm qua. Nếu không làm điều này, Trung Quốc sẽ bị khủng hoảng như chính các lãnh tụ của thế hệ thứ tư sắp ra đi đã báo động. Khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói đến nguy cơ tái diễn thảm kịch Cách mạng văn hóa, là vụ Mao Trạch Đông vận động quần chúng đánh ngược vào đảng để tranh giành quyền bính, thì ta biết rằng có cái gì đó rất nghiêm trọng đã xảy ra bên trong. Đi tìm mô thức mới là tranh luận về tư tưởng và sự hữu hiệu của các giải pháp lẫn nhân sự sẽ thực hiện. Xin tạm nói gọn theo hai hướng, thủ cựu mà cứ gọi là “tả” là cái hướng bảo vệ chế độ, đổi mới mà cứ gọi là “hữu” là cái hướng phát triển xứ sở. Sau thời đại loạn với cao điểm của 10 năm Cách mạng Văn hóa thì từ năm 1981, các lãnh tụ đều thống nhất ý chí là dù theo hướng nào thì tập thể vẫn lãnh đạo chứ không trở lại tệ nạn sùng bái cá nhân hoặc độc diễn kiểu Mao.

    Trong bối cảnh đó, Bạc Hy Lai khoác áo cải cách với thành tích Trùng Khánh nhưng đề cao tư tưởng Mao để nhấn mạnh tới yêu cầu bảo vệ chế độ. Mục đích là tìm kiếm sự hậu thuẫn của nhiều phe phái khác nhau, chưa nói đến bản thân ông là thuộc “Thái tử đảng”, là con cháu các nguyên lão đồng chí, một tập thể có nhiều ảnh hưởng mà lại thiếu thống nhất về chủ trương.

    Ông Bạc Hy Lai đã đánh bạc ở hai cửa, nhưng là đánh bạc giả. Vì thực chất thì đã phá vỡ hệ thống cường hào ác bá cũ để xây dựng một thế cấu kết mới, cũng với các tổ chức tội ác mà ông khoe là đã tiêu diệt. Người thi hành kế hoạch “đả hắc”, tiễu trừ xã hội đen chính là Giám đốc Công an Vương Lập Quân, nhưng ông này có thể thấy ra mặt trái của thượng cấp và gia đình nên sợ bị thanh trừng rồi tìm cách tỵ nạn trong toà Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại thủ phủ Thành Đô của Tứ Xuyên. Chưa kể là thủ thuật của Bạc Hy Lai cũng làm nhiều lãnh tụ khác phật ý khi mà mọi người đều tích cực và âm thầm vận động ở bên trong.

    + Có phải từ đó nội vụ mới bung ra khi dư luận lại có phương tiện truyền thông mới, như các mạng lưới xã hội, và hậu quả là một chuỗi chấn động dội lên trung ương khiến ông Bạc Hy Lai bị mất chức Bí thư Trùng Khánh ?

    - Việc ông Bạc Hy Lai mất chức chỉ là phần nổi của một thực tế chính trị và xã hội khác tại Trung Quốc. Đó là một hệ thống đen khoác áo đỏ! Dưới cái vẻ ổn định của sự đồng thuận trên thượng tầng là âm mưu quỷ kế để tranh giành đặc quyền đặc lợi bên dưới, y như trong các xã hội đen, các tổ chức tội ác. Nhưng phe phái nào trong các đại gia ấy cũng khoác áo đỏ của cách mạng để duy trì chế độ độc đảng. Ngày nay, khi lãnh đạo phải chuyển hướng, thật ra phải nhìn vào vấn đề thật là cải cách cả hệ thống chính trị thì mới phát triển bền vững thì chuyện tranh giành ảnh hưởng và thế lực rất dễ bung ra ngoài.
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  8. #8
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts
    Bạc Hi Lai và bóng ma Mao Trạch Đông

    (Đài BBC 22/3)

    Sau khi Mao chết, Đặng Tiểu Bình trở lại cầm quyền, tình hình Trung Quốc ổn định, kinh tế phát triển, giới cầm quyền và nhân dân Trung Quốc tạm xếp bóng Mao sang một bên, để đi theo con đường cải cách kinh tế. Tuy nhiên, trong đảng và quần chúng vẫn còn tồn tại khuynh hướng Mao.

    Theo Thời báo Hoàn cầu ngày 25/5/2011, Đặng Tiểu Bình đã phê phán hiện tượng này như sau: “Cách mạng Văn hóa là một sai lầm. Chúng ta phải mạnh dạn chối bỏ sai lầm này của Mao trong những năm tháng cuối đời của ông. Nhưng cũng cần nhìn vào sự thật. Sự thật là không phải mọi sai lầm và quá đáng trong cuộc Cách mạng Văn hóa đều do Mao”.

    Từ nhận định đó có thể thấy chính sách của đảng Cộng sản Trung Quốc đối với khuynh hướng theo Mao là để cho khuynh hướng này chung sống trong bối cảnh cuộc cải cách kinh tế và cởi mở chính trị đang thay da đổi thịt Trung quốc. Đối sách của Đặng Tiểu Bình thật sự có hiệu quả. Trong mấy thập niên gần đây Trung Quốc là một quốc gia có một sức sống tiềm ẩn và hai hình ảnh của Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình là hai hình ảnh đối nghịch nhau nhưng quyện lấy nhau.

    Người dân Trung Quốc không hạ bệ Mao nhưng không tôn sùng Mao. Bà Đặng Dung con gái Đặng Tiểu Bình khi viết cuốn “Đặng Tiểu Bình và cuộc Cách mạng Văn hóa” đã nhắc đến Mao một cách trống rỗng. Cách xưng hô trong cuốn sách cho thấy cái nhìn của chính quyền hay của đảng Cộng sản Trung Quốc đối với Mao. Mao không còn là thần tượng. Tuy vậy, người ta không thể chối bỏ Mao, vì công khai chối bỏ Mao là chối bỏ tính chính thống của đảng Cộng sản Trung Quốc.

    Chính sách của Đặng Tiểu Bình đã giúp cho đời sống chính trị của Trung Quốc ổn định để theo đuổi mục tiêu trở thành siêu cường. Nhưng giới lãnh đạo Trung Quốc không để cho nhóm thân Mao trở thành một lực lượng chính trị, có khả năng tranh chấp quyền lãnh đạo với tập thể lãnh đạo hậu Mao.

    Đặng Tiểu Bình đoán biết việc tranh chấp quyền lãnh đạo thường xẩy ra khi Bắc Kinh thay đổi lãnh đạo, nên ông đã căn dặn Giang Trạch Dân, người kế nghiệp ông sắp xếp chuẩn bị cho Hồ Cẩm Đào kế thừa. Và công thức kế thừa có bài bản đó đã được Hồ Cẩm Đào sử dụng để chuẩn bị cho Tập Cận Bình thay thế ông. Nhóm lãnh đạo Hồ Cẩm Đào cũng đã bố trí Lý Khắc Cường có khuynh hướng dân sinh của Mao, bên cạnh Tập Cận Bình để làm yên lòng khuynh hướng thân Mao. Sự đồng thuận nội bộ đảng là vậy. Nhưng vẫn có những người lợi dụng bóng ma của Mao Trạch Đông để tạo quyền hành. Một trong những người đó là Bạc Hy Lai.

    Bạc Hy Lai có kế hoạch biến Trùng Khánh thành một căn cứ địa của nhóm thân Mao. Ông tìm cách thanh lọc thành phần chống Mao qua chính sách diệt trừ băng đảng trong thành phố và làm sống dậy các bài ca “Đỏ” thịnh hành trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Bạc Hy Lai muốn dùng Trùng Khánh làm bàn đạp để vận động vào chức Ủy viên Thường Trực Bộ Chính trị tại Đại hội 18 ĐCSTQ vào tháng 10/2012.

    Thời báo Hoàn cầu cho biết trong năm 2011, lực lượng thân Mao đã tích cực xây dựng thế lực và trở nên hung hăng hơn. Tháng 5/2011 giáo sư Mao Yushi Viện trưởng Viện Kinh tế Unirule tại Bắc Kinh viết một bài điểm cuốn sách “Sự sụp đổ của Mặt trời đỏ” đăng trên mạng của Xin Ziling-một cán bộ đã nghỉ hưu của Đại học Quốc Phòng Trung Quốc, tán đồng quan điểm phê bình Mao Trạch Đông của Xin Ziling. Ông đã bị phong trào Maoit cho là đã phỉ báng Mao Trạch Đông và chính thức gởi thư lên Bộ Nội vụ, yêu cầu đưa giáo sư Mao Yushi ra tòa.

    Các dấu hiệu cho thấy Bạc Hy Lai đứng phía sau phong trào tố cáo này và ban lãnh đạo tại Bắc Kinh thấy rằng Bạc Hy Lai đã đi quá giới hạn đồng thuận và cần phải có biện pháp ngăn ngừa.

    Trong khi đó tại Trùng Khánh, Giám đốc Công an Vương Lập Quân cánh tay phải của Bạc Hy Lai rơi vào một trường hợp khó xử. Trong khi điều tra chống tham nhũng và hoạt động của các băng đảng, ông này nắm trong tay hồ sơ tham nhũng và lợi dụng quyền lực của thân nhân ông Bạc Hy Lai. Sau khi báo cáo cho Bạc Hy Lai, Vương Lập Quân mất chức Giám đốc công an, bị điều xuống làm Phó Thị trưởng và bị điều tra ngược lại. Biết rõ tính cách thô bạo của Bạc Hy Lai, ông Vương Lập Quân cảm thấy tính mạng bị đe dọa. Ngày 6/2, ông chạy về Thành Đô cách Trùng Khánh 336 km, nơi có một tòa lãnh sự Hoa Kỳ để (theo tin đồn) xin tị nạn. Hoa Kỳ không chấp nhận, thông báo cho giới chức Bắc Kinh đến đón ông đưa về Bắc Kinh. Ông Vương Lập Quân đã ở trong tòa lãnh sự Mỹ 34 giờ đồng hồ. Cơ hội tốt đã đến, Bắc Kinh ra tay hành động.

    Tại cuộc họp báo bế mạc phiên họp Quốc hội ngày 14/3, Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói úp mở rằng, đảng cần cải tổ nếu không nạn “Cách mạng văn hóa” có thể tái diễn, và đây cần được hiểu là ông Ôn Gia Bảo muốn nói rằng “nếu không ra tay trấn dẹp khuynh hướng thân Mao một cách dứt khoát thì khi thành phần này nắm quyền, chúng sẽ phát động một phong trào tương tự như Cách mạng Văn hóa, để tiêu diệt người khác chính kiến như ý đồ của Mao Trạch Đông trong cuộc Cách mạng văn hóa 1966-1976”.

    Dư luận cũng tập trung vào ý nghĩa của bài nói chuyện của ông Tập Cận Bình, tại trường Đảng tháng trước đó được phổ biến ngày 16/3. Nhân gián tiếp cảnh báo với cán bộ cao cấp về biện pháp đảng sẽ dùng để chấn chỉnh tác phong và hành động của ông Bạc Hy Lai, ông Tập Cận Bình đã nói về sự băng hoại đạo đức của đảng viên và suy thoái tinh thần của đảng. Sự kêu gọi sự chấn chỉnh tác phong đảng viên chỉ là cách nói công thức. Tuy nhiên, thời điểm công bố bài diễn văn làm cho dư luận suy diễn như một dấu hiệu đấu đá nội bộ.

    Thật ra toàn bộ vụ Bạc Hy Lai chỉ là “vấn đề vị trí” của bóng ma Mao Trạch Đông. Bóng ma của Mao đã được đồng thuận có một vị trí nhất định trong đời sống chính trị Trung Quốc. Nay có người muốn xê dịch bóng ma về hướng có lợi cho mình thì nó cần được đưa trở về vị trí cũ.

    Việc cách chức ông Bạc Hy Lai chỉ là một điều chỉnh nhân sự như một cơn gió nhẹ thổi qua mặt hồ đang phẳng lặng. Nó không phải là một trận bão, hay nói cách khác không phải là dấu hiệu của một cuộc tranh chấp quyền hành giống như cuộc tranh chấp giữa Bè lũ Bốn tên và nhóm Đặng Tiểu Bình, sau khi Mao Trạch Đông qua đời năm 1976.

    Cơn gió thoảng qua, mặt hồ lại phẳng lặng. Việc chuyển quyền từ tay Hồ Cẩm Đào qua Tập Cận Bình sẽ diễn tiến đúng như kịch bản được dự kiến.
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

Tags for this Thread

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •