Trang 1/3 123 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 25

Chủ đề: "Phản Phúc" ! Phản phúc là gì? Thế nào thì bị coi là phản phúc ???

  1. #1
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    270
    Thanks
    32
    Thanked 22 Times in 20 Posts

    "Phản Phúc" ! Phản phúc là gì? Thế nào thì bị coi là phản phúc ???

    "Phản Phúc" là hai từ mà trong cuộc sống chúng ta thường hay nghe, đặc biệt đối với giới võ thuật, cụm từ này thường được nhắc rất nhiều nhưng tôi thấy có rất nhiều người giải thiích trái ngược nhau, không biết ai đúng, ai sai...
    Ví dụ:
    - Bạn tôi cho rằng phản phúc là cụm từ dùng để chỉ loại người có tính ngang bướng, cãi cùn cãi bậy, hay làm trái ý mọi người...
    - Có người nói rằng phản phúc chính là sự phản bội, sự chống đối như phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân, phản lại thày thì kêu là đồ phản đồ...
    - Có người bảo đấy là cụm từ dùng để chỉ loại người chuyên "Ăn cháo đá bát", loại vong ơn bội nghĩa...
    - Có người lại bảo, phản phúc là người chuyên phá hoại hạnh phúc của người khác, theo cách giải thích của họ thì Phản = trái ngược; chữ Phúc = Hạnh phúc...
    - ...
    Và còn rất nhiều ý kiến khác khiến tôi cũng không biết cách giải thích nào là đúng. Có ai giải thích giùm tôi được không ?

  2. #2
    Senior Member Avatar của huyen_vu
    Tham gia ngày
    Apr 2012
    Bài gửi
    326
    Thanks
    0
    Thanked 44 Times in 26 Posts
    Phản phúc phải chăng là cụm từ dùng để chỉ sự vô ơn , kiểu ăn cháo đá bát , hay nuôi ong tay áo ? hay lừa lọc, tráo trở với ngay người đã tin cậy mình hoặc có ân nghĩa với mình; hoàn toàn không có đạo đức, không thể tin cậy được........Phúc cho ai có được sự tin yêu và quý mến từ người khác rồi lại thấy thế mà được đằng chân lâng tới đằng đầu ,thấy người nào đó yêu mến mình thì lại nghĩ mình cao siêu , quan trọng rồi quay lại đáp trả theo kiểu vô ơn , phản bác hay chống đối
    Phản Phúc có thể là đáp trả lại người đã ban cho mình cái Hồng Ân , Hồng Phúc bằng sự vô ơn , hay làm thiệt hại về tinh thần......
    Phản Phúc nếu đặt trong truờng hợp Thầy và Trò thì gọi là Phản Đồ , ví dụ như Judas — một trong số các môn đệ của Chúa Giêsu — tố giác với nhà cầm quyền La Mã để bán đứng người thầy của mình đổi lấy 30 thỏi bạc

  3. #3
    Senior Member Avatar của huyen_vu
    Tham gia ngày
    Apr 2012
    Bài gửi
    326
    Thanks
    0
    Thanked 44 Times in 26 Posts
    Bạn Huyen_vu thân mến !
    Trong cơ chế thị trường, việc nhà nhà đâm đầu vào làm ăn kinh tế, người người tranh nhau lừa lọc kiếm tiền... thì những giá trị truyền thống tốt đẹp xưa kia bị bể vỡ là điều đương nhiên, chuyện phản phúc lật lọng có xảy ra ở đó đây cũng là điều dễ hiểu. Bên "văn" cũng thế huống hồ gì bên cái đám "võ biền" chúng ta... Tuy vậy, không có nghĩa là ta ngồi im xem thiên hạ nó "phản phục" thế nào... mà cũng phải dzóng lên cái hồi chuông cảnh tỉnh, cảnh tỉnh người và cảnh tỉnh chính chúng ta...
    Topic đưa vấn đề ra để chúng ta có điều kiện trao đổi phải nói là rất hay, rất chuẩn xác. Tuy nhiên, đây là vấn đề có tính "nhạy cảm" cao, chính vì thế chúng tôi xin được phép xóa clip của bạn đã post lên vì xét thấy: tuy bài hát nói về chuyện "phản phúc" nhưng lời ca từ có nhiều chỗ dung tục không phù hợp với nội dung thảo luận. Đồng thời chúng tôi cũng xin xóa lời bài hát mà bạn đã up lên vì thấy vô cùng phản cảm...
    Vậy chúng tôi xin thông báo cho bạn được biết.

    Thay mặt BQT
    Võ sư: Thiều Ngọc Sơn

  4. #4
    Member
    Tham gia ngày
    Aug 2012
    Bài gửi
    30
    Thanks
    19
    Thanked 10 Times in 8 Posts
    "Phản phúc" chúng ta thường nghe từ này nhiều trong cuộc sống, đặc biệt là trong những bộ phim điển ảnh kiếm hiệp của Trung Quốc. "Phản phúc" là từ Hán-Việt, "Phản" có nghĩa là sai trái, ngược, trở lại hay trả lại, trong trường hợp này ta chọn nghĩa sai trái. Từ "phúc" cũng có nhiều nghĩa: may mắn, trở lại, lật lại, phục hồi... Từ những nghĩa của từ, xét trong trường hợp này ta sẽ có một nghĩa thích hợp cho từ "Phản phúc": chỉ những hành động sai trái, tráo trở và hành động đó được lặp lại. Và từ này dùng nhiều trong sư môn, thường gọi là "phản đồ", trong đạo lý thầy trò của dân tộc ta từ bao nghìn năm luôn coi những kẻ phản phúc là tội đồ, không chỉ dân tộc ta mà trên khắp thế giới, khắp mọi nền văn hóa đều có chung quan điểm hành xử đối với những kẻ phản đồ, kẻ đó như là kẻ thù đầu tiên cần phải trừ bỏ. Tôi từng nghe một câu nói rất hay: " người chủ, người thầy và người cha, cần phải được tôn trọng", người thầy có vai trò quan trọng trên đường đời mỗi người, không tôn trọng thầy thì sao được mọi người tôn trọng, chứ chưa nói những kẻ phản phúc thì bị người ta khinh rẻ, và dù có làm gì sau đó cũng chuốc lấy thất bại, lòng tin đã mất, ai dung bây giờ?

  5. #5
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    207
    Thanks
    2
    Thanked 4 Times in 4 Posts
    từ phản phúc ít khi step nghe lắm, nên cũng chả hiểu ý nghĩa sâu xa của nó lắm.
    Giống như Đông nghĩ thì
    phản = phản lại, đối nghịch lại, làm trái ngược lại
    phúc = hạnh phúc.
    phản phúc và cụm tư chỉ những hành động k mang lại điều tốt đẹp cho người đã giúp đỡ, yêu thương săn sóc dạy dỗ mình chăng????? tương tự với cụm từ ăn cháo đá bát ấy
    noi chung ngôn ngữ là thứ rất trưù tượng. chỉ cần hiểu k cần nói ra ^^

    chúc mọi người một đêm tốt lành

  6. #6
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2012
    Bài gửi
    202
    Thanks
    71
    Thanked 13 Times in 12 Posts
    Quote Nguyên văn bởi trantrungdong Xem bài viết
    "Phản phúc" chúng ta thường nghe từ này nhiều trong cuộc sống, đặc biệt là trong những bộ phim điển ảnh kiếm hiệp của Trung Quốc. "Phản phúc" là từ Hán-Việt, "Phản" có nghĩa là sai trái, ngược, trở lại hay trả lại, trong trường hợp này ta chọn nghĩa sai trái. Từ "phúc" cũng có nhiều nghĩa: may mắn, trở lại, lật lại, phục hồi... Từ những nghĩa của từ, xét trong trường hợp này ta sẽ có một nghĩa thích hợp cho từ "Phản phúc": chỉ những hành động sai trái, tráo trở và hành động đó được lặp lại. Và từ này dùng nhiều trong sư môn, thường gọi là "phản đồ", trong đạo lý thầy trò của dân tộc ta từ bao nghìn năm luôn coi những kẻ phản phúc là tội đồ, không chỉ dân tộc ta mà trên khắp thế giới, khắp mọi nền văn hóa đều có chung quan điểm hành xử đối với những kẻ phản đồ, kẻ đó như là kẻ thù đầu tiên cần phải trừ bỏ. Tôi từng nghe một câu nói rất hay: " người chủ, người thầy và người cha, cần phải được tôn trọng", người thầy có vai trò quan trọng trên đường đời mỗi người, không tôn trọng thầy thì sao được mọi người tôn trọng, chứ chưa nói những kẻ phản phúc thì bị người ta khinh rẻ, và dù có làm gì sau đó cũng chuốc lấy thất bại, lòng tin đã mất, ai dung bây giờ?
    Em thầy cách giải thích này giản đơn mà thiệt đúng và thiệt có ý nghĩa.

  7. #7
    Doancongtu
    Guest
    Quote Nguyên văn bởi Lập Hoa Tấu Xem bài viết
    Thấy mọi người tham gia bàn luận sôi nổi quá, em mặc dù sở học nông cạn nhưng cũng xin tham gia góp vui đóng góp chút kiến thức.
    “Phản phúc” Hán tự là 反复hoặc 反覆 [pinyin: fǎnfù]. 反覆 được chấp nhận ở cả Trung Quốc và Đài Loan. Tuy nhiên, 反复 phổ biến hơn ở Trung Quốc. Tương tự, 反复 được chấp nhận tại Đài Loan, nhưng 反覆 tại Đài Loan được sử dụng phổ biến hơn 反复.
    Phúc trong chủ đề bàn luận của chúng ta là 复/覆 có ý nghĩa: trở đi trở lại, lật lại, lặp đi lặp lại.
    Chiết tự覆[pinyin: fù] Hán Việt: Phúc, số nét 18, bộ thủ : Á <襾: Che trùm, cái đậy> , Á trên Phúc[复] dưới: lật lớp che ra, lộ mặt.
    反[pinyin: fǎn], Hán Việt: Phản, số nét 4, bộ thủ: Hựu. Ý nghĩa: phản kháng, lật/trở ngược lại.
    Tóm lại, Phản phúc chính là phản trắc, <反复无常/反覆無常: phản phúc vô thường, trở mặt bất ngờ, khó có thể lường trước> luôn sẵn sàng trở mặt, giữa đường giở giáo đâm, phản lại người tin tưởng và có ân nghĩa với mình ngay khi thấy có điều kiện thuận lợi. Không đáng tin cậy [từ điển tiếng Việt online]
    Vì vậy, về các định nghĩa của Bach_ho nêu ở trên em có một số ý kiến như sau:
    Ý kiến gạch đầu dòng số 1: Ý nghĩa và nội dung không liên quan gì đến Phản phúc cả. Phản phúc vừa là một động từ chỉ hành động, vừa là tính từ chỉ tính chất, chỉ khi nào nó đi với "người, kẻ, loại" thì nói mới trở thành một cụm danh từ chỉ "một loại người". Loại người ngang bướng, lý sự cùn, hay làm trái ý mọi người thường hoặc là loại già mồm hoặc là loại ỷ có sức khoẻ mà bướng, hoặc cũng có thể họ có mong muốn “thầm kín” muốn được mọi người để ý. Loại người này có lúc cũng có thể gây hại, rắc rối cho mọi người nhưng cái hại không bằng loại Phản phúc.
    Ý kiến thứ 2: Phản bội có ý nghĩa hoàn toàn khác với phản phúc. Trong phản bội có phản đồ, phản quốc… Phản bội Hán tự là 反背[fǎnbèi] hoặc 背叛[bèipàn].
    Khái niệm: Phản bội chính là hành động chống lại quyền lợi của cái mà nghĩa vụ bắt buộc mình phải tôn trọng và bảo vệ, của người mà điều cam kết bằng lý trí hoặc tình cảm đòi hỏi ở mình lòng trung thành tuyệt đối: Phản bội Tổ quốc; Phản bội nhân dân; Phản bội tình yêu. [Từ điển tiếng Việt Online]. Như vậy, một đằng là Trở mặt, phản lại người tin tưởng hoặc có ân nghĩa với mình, một đằng là Chống lại thứ/điều/người/tổ chức mà mình có nghĩa vụ buộc phải tôn trọng và bảo vệ <= bất đồng ý nghĩa.
    Ý kiến thứ 3: Cũng có phần đúng nhưng chưa đủ(!?), phản phúc trở mặt, bội tín với người tin tưởng hoặc có ơn với mình <= ăn cháo đá/đái bát, vong ơn bội nghĩa. Ai thấy chưa đủ chỗ nào chỉ giúp em cái ạ
    Ý kiến thứ 4: Trong tiếng Trung "chưa"/không thấy có sử dụng 反福[Phản: phản lại, Phúc: hạnh phúc]. Đồng âm dị nghĩa là chuyện thường gặp trong ngôn ngữ. Ví dụ: Việt Nam [tru: 1. tiếng kêu to, tiếng chó tru, 2. con trâu <phương ngữ Nghệ Tĩnh>], tiếng Trung[fú: 1.福: hạnh phúc, 2.蝠: con dơi, 3.俘: tù binh]...
    Nguy hiểm ở chỗ là nếu người đọc không nắm được kiến thức về ngôn ngữ, từ vựng, không hiểu cặn kẽ được từ đó dùng trong ngữ cảnh nào thì sẽ dễ chọn sai từ, dẫn đến làm sai lệch đi ý nghĩa của câu chữ muốn biểu đạt, làm hỏng cả dàn ý, trật tự, ý nghĩa gốc của một tác phẩm <nếu đang dịch>.
    Đặc biệt trong Hán Việt, trong tiếng Việt là đồng âm dị nghĩa, chuyển qua tiếng Trung cùng 1 âm Hán Việt là dị âm dị nghĩa. Lấy luôn ví dụ về chữ Phúc.
    Hán Việt: Phúc[nghĩa tiếng Việt: Hạnh phúc <tiếng Trung: fú 福>, Rắn hổ mang <tiếng Trung: fù 蝮>, bụng <tiếng Trung: fù 腹>...
    Ý kiến này do hiểu và chọn sai nên dịch sai nghĩa của từ Phản Phúc.
    * Trên đây là một vài ý kiến đóng góp của em, vẫn còn thiếu xót nhiều, mong người trao đổi, sửa chữa và bổ sung thêm cho hoàn thiện và phong phú chủ đề ạ
    Hay ! Cảm ơn bạn.

  8. #8
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Bài gửi
    311
    Thanks
    54
    Thanked 48 Times in 40 Posts
    Trên diễn đàn thế giới vô hình người ta giải thích như thế này:
    -thầy tận tình dạy dỗ,dù ít dù nhiều cũng là cái ơn, ko biết cảm kích mà lại quay lại nói xấu chê bai thì là "phản phúc"

    người ta gọi đó là hạng người tráo trở ,lừa thầy phản bạn ,phản phúc
    dùng từ "phản phúc" là còn chưa đủ để miêu tả hắn nữa

  9. #9
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    - Phản phúc là danh từ dùng để chỉ cách ứng xử không đẹp, không ra gì, cái thái độ lật lọng và tráo trở v.v. tóm lại là để chỉ bọn vong ơn bội nghĩa.
    - Phản đồ giống như trên nhưng là của đám con nhang đệ tử phản lại thầy, phản lại tông đồ, giáo phái.
    Đây là một điển hình về việc chuyện đó.

    http://thaicucthieugia.com/index.php...ngvo&Itemid=20
    Lần sửa cuối bởi fangzi; 06-09-2012 lúc 12:23 PM
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

  10. #10
    Doancongtu
    Guest
    Quote Nguyên văn bởi bach_ho Xem bài viết
    "Phản Phúc" là hai từ mà trong cuộc sống chúng ta thường hay nghe, đặc biệt đối với giới võ thuật, cụm từ này thường được nhắc rất nhiều nhưng tôi thấy có rất nhiều người giải thiích trái ngược nhau, không biết ai đúng, ai sai...
    Ví dụ:
    - Bạn tôi cho rằng phản phúc là cụm từ dùng để chỉ loại người có tính ngang bướng, cãi cùn cãi bậy, hay làm trái ý mọi người...
    - Có người nói rằng phản phúc chính là sự phản bội, sự chống đối như phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân, phản lại thày thì kêu là đồ phản đồ...
    - Có người bảo đấy là cụm từ dùng để chỉ loại người chuyên "Ăn cháo đá bát", loại vong ơn bội nghĩa...
    - Có người lại bảo, phản phúc là người chuyên phá hoại hạnh phúc của người khác, theo cách giải thích của họ thì Phản = trái ngược; chữ Phúc = Hạnh phúc...
    - ...
    Và còn rất nhiều ý kiến khác khiến tôi cũng không biết cách giải thích nào là đúng. Có ai giải thích giùm tôi được không ?
    http://thaicucthieugia.com/index.php...-luc&Itemid=19

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •