Trang 1/3 123 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 24

Chủ đề: Shaolaojia - dạy nấu ăn !?.

Hybrid View

  1. #1
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    669
    Thanks
    16
    Thanked 91 Times in 76 Posts

    Shaolaojia - dạy nấu ăn !?.

    Học võ mà không có ăn hoặc giả ăn không "đủ" (không được nói giọng Nghệ) chất, không được bồi bổ, bù đắp lượng calo cần thiết cho sự tiêu hao mà cơ thể đã tiêu tốn trong quá trình luyện công thì người sẽ rất yếu! Ở đời, hễ mà yếu thì thường dẫn đến suy mà đã "suy" thì suy "đủ thứ"... do vậy suy ra luyện võ mà bụng không, không có gì lót bụng thì võ cũng dễ trở thành "võ nhược" !? Chả bít chân lý này đúng hay sai ?

    Một chú luyện công không có ăn nên gầy lòi cả xương... ?!

    ... và Hổng hiểu em này thì còn gì để mà "che" nữa chớ ?!.

    Nhằm khắc phục tình trạng thiếu chất trong quá trình luyện tập, dưới dây Shaolaojia xin giới thiệu với các bạn một vài kiểu làm các món ăn vừa giản đơn, vừa rẻ tiền nhưng vẫn "bổ" nhằm bù đắp sự thiếu hụt năng lượng cho cơ thể rất hiệu quả.
    Bài dạy cách làm mấy món này đã từng được tạp san "người nội trợ" đăng trên tạp san tháng 8/2010. Chúc các bạn vui vẻ và thành công trong cuộc sống.


    Shaolaojia
    Tết giữa Sài Gòn nóng nực, ai cũng mong sao có được một cái tết thật ấm cúng, vui tươi mà vẫn thấm đẫm không khí của ngày tết cổ truyền…? Để mâm cỗ cúng Gia Tiên vào chiều 30 thêm phần long trọng, dưới đây Shaolaojia với hơn 30 năm kinh nghiệm trong làng nấu nướng; từng nếm không (ăn chùa) biết bao nhiêu món đặc sản suốt dải Bắc Nam; từng tham khảo, mục thị qua nhiều tài liệu như: Nghệ thuật nấu ăn, Ẩm thực, Yin shi dà quán…Nay mách bạn cách làm một vài món ăn cổ truyền đơn giản, dễ làm, ít tốn kém…ấy vậy mà khi cả nhà quay quần nâng ly rượu cuối năm, bạn vẫn cảm thấy không khí lạnh ngày tết như đang tràn về đâu đó ngoài đầu phố…
    Món thứ nhất:
    CHÂN GIÒ NẤU ĐÔNG
    1.Nguyên liệu:
    - Thịt chân giò rút xương: 1,5 Kg
    - Da lợn: 0,5 Kg
    -Gia vị: nước mắm ngon, mì chính, muối tiêu trắng xay, mộc nhĩ cộng 05 củ hành.
    2.Cách thực hiện:
    - Chân giò, da lợn cạo sạch rửa qua nước muối cho hết chất nhớt, để ráo nước sau đó cắt thịt thành cục cỡ 3 ngón tay, da lợn cũng vậy.
    - Ướp thịt với 01 thìa cà phê muối, nước mắm ngon, 02 thìa mì chính, hành củ để thấm khoảng 15 – 20 phút.
    - Cho da lợn vào nồi, đổi ngập nước.
    - Mở nắp nồi và đun nhỏ lửa cho đến sôi, vớt bọt liên tục. Sau khi đun sôi cỡ 15 phút thì thịt chin, vớt thịt ra cho vào chậu nước lã, rửa sạch cho thịt trắng, nồi nước vẫn tiếp tục đun.
    - Thái da thật mỏng như chỉ, thịt cũng thái miếng mỏng và vừa ăn sau đó cho thịt, da cùng với mục nhĩ đã thái sợi vào nồi rồi tiếp tục đun nhỏ lửa cho đến khi nước còn săm sắp thì nêm lại cho vừa ăn (nhớ đừng nêm mặn quá thịt sẽ không đông).
    - Tắt bếp, rắc tiêu sau đó múc thịt ra hộp hoặc bát tùy thích, để nguội cho vào tủ lạnh.
    3. Trình bày:
    Đổ thịt ra sau đó dung dao sắc cắt thịt thành khúc hình chữ nhật bày lên trên đĩa, them chút rau mùi và dung chung với bánh trưng, dưa hành…tùy hỉ.
    Chú ý: Nước thịt phải trong, có màu vàng sánh, độ dính kết dù có để lâu vẫn không bị dã ra thì mới đạt yêu cầu.

    Món thứ 2:
    GIÒ THỦ
    (Chuyên khoa Tai Mũi Họng)


    1.Nguyên liệu:
    - Thịt thủ lợn: 1,5 kg
    - Thịt lưỡi: 1 cái
    - Nước mắm ngon, muối, mì chính, tiêu sọ trắng (rang chín), mộc nhĩ, hành củ.
    2.Cách làm:
    - Thịt thủ làm sạch bóp sơ qua muối, lưỡi nhúng qua nước sôi sau đó cạo lớp da trắng trên lưỡi.
    - Bỏ thịt và lưỡi lợn vào luộc cho chín sau đó vớt ra để nguội và thái mỏng, cho tất cả vào chảo ướp chừng 30 phút với: 1 thìa cà phê muối, 05 thìa nước mắm, 02 thìa mì chính và hành củ (chỉ cho hành vào khi tối làm giò ngày mai ăn, để lâu không được vì hành dễ thiu).
    - Cho 01 muỗng cà phê dầu ăn vào chảo sau đó đổ thịt vào xào cho chín và chảy bớt nước mỡ ra, cho mộc nhĩ đã thái chỉ và tiêu sọ vào ( tiêu để nguyên hạt khi ăn sẽ thơm và bùi hơn), nêm mắm muối lại lần nữa cho vừa ăn sau đó tắt bếp.
    - Bò giò cho chắc bằng lá dong, dung vật nặng đè lên cho ra bớt nước mỡ. Trong trường hợp bạn không thể có lá để gói, bạn có thể khắc phục bằng cách dung vỏ chai coca để làm giò nhưng phải nhồi cho chắc và nhớ đục nhiều lỗ cho nước mỡ chảy ra. Sau khi ép chừng hai tiêng cho giò chắc lại thì bạn nên treo giò lên, động tác này cũng chủ yếu làm cho giò ra hết nước mỡ sau đó dùng khan, giấy lau cho sạch và cho vào tủ lạnh.
    3.Trình bày: Khi ăn tùy ý mà cắt giò, cho them một ít rau mùi lên trên đĩa, chấm với mắm tiêu tùy hỉ.

    Chú ý: Để giò (giò chứ hổng phải "đùi" nhá!) nơi cao ráo, tránh xa miệng mèo.

    P/s: Công thức "thịt nấu đông", làm "giò thủ" trên đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy công nhận trong đó ghi rõ: công thức trên thuộc vào "loại độc", do chính trí ăn nhậu phong phú, giàu sức tưởng tượng của Shaolaojia nghĩ ra; là tinh hoa của nghệ thuật ẩm thực Việt. Đồng thời, Cục sở hữu trí tuệ Việt cũng xác nhận tính khả dụng, tính thực thi, tính hiện hữu và khẳng định công thức trên được hình thành từ thực tiễn của các cuộc nhậu nhẹt kéo dài, xuyên suốt "Hơn nửa đời hư" (trên 30 năm ăn nhậu) của Shaolaojia, là công trình nghiên cứu nghiêm túc chứ hoàn toàn không phải công trình "nhái", "trôi nổi", công trình "photcopy"... Bên cạnh đó, Cục bản quyền cũng đã có quyết định công nhận và cấp giấy phép số 2002/QĐ - BQTG ngày 12/02/2012 công nhận quyền tác giả đồng thời là chủ sở hữu bài viết và công thức trên của Thiều gia.
    Vì những lý do nêu trên, Thiều gia xin cảnh báo, mọi sự sao chép Photocopy, Download, chuyền tay, tán phát bài viết, công thức trên mà không có sự đồng ý của Thiều gia đều là hành vi phạm luật.

    一壶浊酒喜相逢
    古金多少事,都付笑谈中


    Một vò rượu đục vui gặp gỡ,
    Chuyện đời tan trong chén rượu nồng./.

  2. The Following 3 Users Say Thank You to Shaolaojia For This Useful Post:

    ngochai (28-12-2012), nosay (28-12-2012)

  3. #2
    Member
    Tham gia ngày
    Mar 2012
    Bài gửi
    81
    Thanks
    30
    Thanked 7 Times in 6 Posts
    Phải mua chân giò đến nhà Shaolaojia nhờ làm dzùm thôi, hấp dẫn quá!
    --- Vui Câu Nhân Nghĩa Tròn Sau Trước
    Lấy Chữ Chân Tình Gửi Tặng Nhau! ---

  4. #3
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts
    Hic hic, Lão Gia có công thức chế biến món nào sử dụng nguyên liệu "re rẻ" chút không dzậy ta?
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  5. #4
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    669
    Thanks
    16
    Thanked 91 Times in 76 Posts
    Á à ! Có đấy có đấy, còn có món rẻ hơn món thịt chưn giò này đấy.... hê hê. Có phải ý Ngochai muốn nói đến...

    Chân giò nấu "giả chó" hay là...

    muốn món ... "chó zin" 100% này chăng ?

    一壶浊酒喜相逢
    古金多少事,都付笑谈中


    Một vò rượu đục vui gặp gỡ,
    Chuyện đời tan trong chén rượu nồng./.

  6. The Following User Says Thank You to Shaolaojia For This Useful Post:

    ngochai (28-12-2012)

  7. #5
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts
    Quote Nguyên văn bởi Shaolaojia Xem bài viết
    Á à ! Có đấy có đấy, còn có món rẻ hơn món thịt chưn giò này đấy.... hê hê. Có phải ý Ngochai muốn nói đến...

    Chân giò nấu "giả chó" hay là...

    muốn món ... "chó zin" 100% này chăng ?
    Đấy đấy, cái món "Chó Zin" 100% đấy, bá phát.
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  8. #6
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Món thứ 3:
    Giả chó (giả cầy)...

    Miền Bắc khi mùa đông bắt đầu, cái lạnh run rẩy đến gõ cửa từng nhà, và xộc vào mọi ngõ ngách của từng làng quê, phố xá thì đó cũng là lúc những món ăn làm ấm lòng người, phá tan rét mướt trở nên phổ biến. Dịp gần Tết, xoa tay trong giá lạnh và cùng mẹ nấu món giả cầy, rồi đợi đến khi được thưởng thức, bạn sẽ thấy thật ấm áp biết bao.
    Món giả cầy khác với thịt cầy nấu dựa mận. Vì là giả cầy, nên thịt để nấu món này là thịt lợn, thường thì lấy phần chân giò, nguyên chân để có cả xương cả thịt, vừa có thể làm đồ nhắm, vừa có thể ăn cơm được.


    Nguyên liệu gồm chân giò, riềng, mẻ, mắm tôm...


    thái thịt

    Nguyên liệu:
    Làm món giả cầy khá công phu, nhưng hợp với tiết trời đông lạnh, phải thao tác nhiều.
    Trước hết là lựa chân giò, thường là chân giò trước, có nhiều thịt và nạc hơn chân sau. Sau khi đã làm sạch lông và móng giò, phải đem đi nướng trên bếp lửa to cho vàng phần da, bì bên ngoài. Ở nông thôn sẽ nướng bằng rơm, rạ, vừa quạt vừa hơ trên đống lửa cháy lớn, lửa càng lớn da lợn càng vàng. Những giọt mỡ cháy xèo xèo trong lửa nóng, nghe vui tai và mùi thơm thịt cũng bắt đầu phảng phất, lan xa trong không gian, kích thích dịch vị…


    Cho tất cả gia vị vào ướp


    Ướp và nấu

    Sau khi nướng xong, rửa lại chân giò bằng nước lạnh cho sạch phần da có dính tro rơm rồi lau khô bằng khăn. Chân giò nướng xong nhưng không chín toàn bộ, chỉ se lại bề mặt dưới da, có màu vàng và mùi thơm hấp dẫn, sau đó được chặt ra thành từng miếng vuông nhỏ vừa phải, vừa đủ ăn nhưng cũng vừa đủ để chín nhừ mà không bị nát. Phụ liệu của món giả cầy gồm có riềng giã nhỏ, cơm mẻ thật ngấu có mùi thơm, chua dịu, một chút sả, hành khô, một chút mắm tôm, một chén rượu quê.
    Thịt chân giò ướp thật kĩ với gia vị và phụ liệu cho ngấm rồi mới đưa vào hầm, cho tới khi sền sệt nước, thịt mềm, màu vàng, tỏa hương thơm nồng ấm, vị mẻ quyện với riềng, mắm tôm thơm rất đặc trưng và hấp dẫn, nhất là khi trời đang mưa lạnh.


    Sau khi nấu thịt có màu vàng, nước phải sánh

    Giả cầy là món ăn mùa lạnh, thường ăn với cơm hoặc bún. Tuy nhiên, khi có nhiều thời gian vào các mùa khác trong năm, người Bắc vẫn có hứng thú nấu món này để đãi khách và làm ăn trong gia đình như một món ăn phổ thông, ngon miệng mà không ngán.[/COLOR]
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  9. The Following User Says Thank You to thieugia For This Useful Post:

    taothao (05-01-2013)

  10. #7
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2012
    Bài gửi
    200
    Thanks
    91
    Thanked 23 Times in 19 Posts
    cái món này nhìn thấy lại nhơ nhà.

  11. #8
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    375
    Thanks
    176
    Thanked 25 Times in 22 Posts
    Công nhận là món "giả cầy" ngon thật, đặc biệt ăn lúc còn nóng và nếu ăn trong mùa đông lạnh miền Bắc thì bá cháy.
    Hiền nhân cùng lý hợp hư vô,
    Đắc ngộ Kiền Khôn Tạo Hóa Lô.

    Hạ sĩ chỉ tranh danh dữ lợi,
    Giao nguyên khưu chủng thị Tiền Đồ.

  12. #9
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Phở bò Hà Nội_Tự nấu
    Bếp chủ: Shaolaojia

    Phở là một món ăn khoái khẩu của người Việt. Phở không những ăn không ngán mà còn rất dễ ăn, dễ nuốt. Phở cũng tựa như cơm, kinh nghiệm của dân gian cho thấy khi người nào đó đã có biểu hiện "chán cơm" cũng đồng nghĩa với việc người đó sắp sửa "núp sau buồng chuối ngắm gà khỏa thân". Vâng, quả đúng là như thế ! Thế nhưng, một người nào đó tuy rằng "chán cơm", không muốn ăn cơm... chỉ ăn "phở" thì còn lâu họ mới về với "ông bà" nhá.
    Xét câu "Chán cơm_Thèm phở", bạn biết vì sao người ta nói vậy không ? Tại sao không nói "chán cơm thèm hủ tiếu; chán cơm thèm bún bò v.v. chẳng qua những món đó (hủ tiếu, bún bò, bún mắm, bún mộc…) không phải lúc nào cũng dễ ăn, dễ nuốt, về ngôn từ mà nói thì chúng không thể nào bằng phở được. Về hình ảnh, chỉ nghe hoặc chỉ thấy người ta rồng rắn “xếp hàng ăn phở” chứ chẳng ai nghe, ai thấy ăn hủ tiếu, ăn bún mắm, bún riêu mà phải “xếp hàng” bao giờ.


    Hình ảnh xếp hàng ăn phở ở Hà Nội

    - Phở là nguồn cung cấp năng lượng một cách hữu hiệu cho cơ thể.
    - Phở giúp cho cơ quan tiêu hóa có điều kiện nghỉ ngơi, hoặc có làm việc (chuyển hóa thức ăn thành dưỡng chất) nhưng nhàn hạ, thảnh thơi mà vẫn đảm bảo việc cung cấp dưỡng chất nuôi các tế bào một cách hiệu quả chớ không phải gồng mình, gắng sức như các loại thức ăn khác.
    - Người ta thích ăn phở không phải “vì một điều muôn thủa, phở nhiều nước hơn cơm” như ai đó đã cố tình xuyên tạc, đơn giản thiên hạ khoái phở, hâm mộ phở bởi phở còn có chức năng giải cảm, giải rượu một cách vô cùng hữu hiệu.
    Phở ngon như thế, muốn ăn phở thì phải làm thế nào? Câu trả lời cũng rất đơn giản ấy là phải có tiền, có tiền trong túi thì bạn cứ thế mà đi thẳng… ra nhà hàng. Ấy là đối với người có tiền, với người không dư rả, không rủng rỉnh tiền bạc, với người nghèo, học sinh- sinh viên ở trọ xa gia đình... một khi thèm phở, muốn ăn một bát phở thì làm thế nào ?
    Bạn đừng lo, không cần bạn phải ra nhà hàng, ra đến Hà Nội mới được thưởng thức. Thiều Gia sẽ giúp bạn có một tô phở ngon, bổ rẻ, phở “Hà Nội” chính hiệu đàng hoàng… chỉ cần bạn làm tốt những việc mà Thiều Gia sẽ hướng dẫn như dưới đây.
    1. Công tác chuẩn bị
    Nguyên liệu (dành cho 5 người ăn):
    - 700g bánh phở (mua tại sạp bán đồ khô tại các chợ, trong hàng bún có bán) .
    - 500g xương ống bò.
    - 500g thịt bò gầu (nếu ăn phở chín)
    - 300g thịt thăn bò (nếu ăn phở tái)
    - Vài nhánh quế chi, hoa hồi, vài quả thảo quả.
    - 2 củ hành khô, 1 củ gừng, 1 củ hành tây


    Thịt bò - nguyên liệu chính


    Nguyên liệu nấu phở gừng, hồi, quế, thảo quả...

    - Hành lá, rau mùi, ngò gai
    - Gia vị: Mắm, muối, mỳ chính, dầu ăn.
    - Dấm tỏi, tương ớt (phải tương ớt Bắc mới thơm).
    2. Cách làm:
    - Hành củ, gừng nướng sơ trên bếp, đập dập.
    - Thịt bò thái mỏng uớp với tỏi, chút mỳ chính, muối, mước mắm ngon thêm chút dầu ăn cho thịt mềm.
    - Ướp thịt gầu với chút măm muối, bột ngọt
    - Nấu một nồi nước sôi, cho xương ống bò vào đun sôi khoảng 2 phút sau đó vớt ra rửa sạch với nước nguội (đập dập, bỏ tủy bò), bỏ xương và thịt gầu đã ướp vào nồi, thêm nước rồi bắc lên bếp, đun mở vung đến sôi, hớt hết bọt, nêm gia vị vừa ăn, vặn nhỏ lửa.
    - Khi thịt chín thì vớt thịt ra để nguội, xương tiếp tục ninh thêm cho ra nước ngọt.
    - Vớt xương bỏ ra ngoài, cho quế chi, hoa hồi, thảo quả và hành gừng nướng vào nồi nước dùng (quế chi, hồi, thảo quả sao cho vàng), thêm gia vị nếu cần.
    - Thịt đã nguội, dùng dao bản to thái mỏng (lưu ý không thái thịt lúc nóng, thịt sẽ thâm và rất khó thái mỏng).
    - Thịt thăn bò thái nhỏ, ướp với chút gia vị.
    - Hành, mùi nhặt rửa sạch, thái nhỏ.
    - Hành tây lột vỏ, thái sợi nhỏ trộn với hành ngò, phần còn lại cho vào nồi nước dùng sẽ có tác dụng làm trong và ngọt nước.
    3. Trình bày
    - Trần bánh phở bằng nước sôi, xốc cho thật khô nước.
    - Tráng bát (tô) bằng nước sôi sau đó cho bánh phở vào, xếp bò tái hoặc thịt gầu lên trên bánh phở, rắc rau thơm và vài ba cọng hành chụm, chan nước vào bát phở.


    Thành quả

    Chú ý:
    - bát phở khi chan nước phải thật nóng, khói bốc nghi ngút
    - Bê phở phải dùng tay bợ đít bát (tô) thì mới đảm bảo độ nóng.
    - Khi ăn phở, dù trời lạnh vẫn toát mồ hôi mới… đạt yêu cầu, mới khoái.
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  13. #10
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Hôm qua Thieugia đã chỉ cho các bạn cách nấu phở ngon, phở Hà Nội. Thực ra, để có được một tô phở ngon như tô phở hôm qua Thiều gia đã bày cho các bạn cũng không phải là đơn giản. Hôm nay Thiều gia sẽ bày cho các bạn một cách nấu phở khác cũng ngon không kém tô phở hôm qua mà thủ tục lại giản đơn đến bất ngờ. Phở này được Thiều gia đặt cho cái tên Phở "Sinh_viên", cách nấu phở Sinh_viên như sau:

    PHỞ: SINH_VIÊN

    Nguyên liệu:

    - 300g thịt bò thăn với giá 50.000 đ
    - 600g bánh phở với giá 6.000 đ
    - hành lá, ngò, ngò gai + 01 ánh gừng + 03 ánh tỏi + 02 củ hành tím + 01 củ hành tây nhỏ với giá: 8.000 đ
    - cục phở Bảo Long hoặc Việt Hương với giá 3.800 đ có bán tại các siêu thị hoặc các quầy tạp hóa
    - gia vị 1 chút đường, bột ngọt, nước mắm, muối, dầu ăn.
    - dấm tỏi + tương ớt


    Cục phở Việt Hương

    Cục phở Bảo Long

    Cách làm:


    - Thit bò thái mỏng (tốt nhất là nhờ người bán thái cho đảm bảo) cho vào thố ướp với tỏi (tỏi đập nát), ít nước mắm ngon, ít bột ngọt cùng chút dầu ăn cho mềm thịt, gừng đập nhuyễn sau đó trộn đều.
    - cho khoảng 2,5 lit nước vào nồi và 3 viên phở, thêm chút muối, đường, dầu ăn rồi bật bếp lên đun.
    - Hành tím + gừng nướng + thái nửa củ hành tây cho vào nồi nước phở.
    - Hành ngò rửa sạch để ráo nước, hành tây thái chỉ mỏng.

    Trình bày:


    - Tráng tô bằng nước sôi choi thật nóng, bánh phở cũng được trần lại bằng nước sôi sau đó cho vào tô.
    - xếp thịt tái vào tô (bát), cho rau thơm vào sau đó chan nước phở lên hoặc Bỏ thịt bò vào lòng môi sau đó cho vào nồi nước dùng trần cho chín rồi đổ vào tô.
    - cho chút dấm hoặc chanh vắt vào tô phở và nhớ phải ăn nóng mới ngon.
    Và cuối cùng, đây là tô phở mà Thiều gia vừa nấu xong:



    Tô phở của Thiều gia...

    ... vừa mới nấu xong sáng nay.

    Các bạn thấy thế nào ? Trông cũng bắt mắt phải không ? Đảm bảo rất ngon, bổ, rẻ (vật liệu trên là dùng cho 5 tô phở đấy) các bạn ạ, chả thế mà hai đứa con của Thiều gia, chẳng đứa nào thích ra ngoài ăn phở, chúng chỉ chờ và chỉ thích ăn phở do Thiều gia nấu thôi.

    P/s: Các bạn cần chú ý nên chọn cục phở Bảo Long vì nước trong hơn so với cục phở Việt Hương. Một cục phở có 4 viên, với 5 tô phở thì chỉ nên cho 3 viênlà vừa.
    Lần sửa cuối bởi thieugia; 02-02-2013 lúc 09:21 AM
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •