Trang 3/3 ĐầuĐầu 123
Hiện kết quả từ 21 tới 24 của 24

Chủ đề: Shaolaojia - dạy nấu ăn !?.

  1. #21
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Nguồn gốc bánh... răng bừa !


    Bánh răng rừa là loại đặc sản có nguồn gốc từ nước Cộng Hòa Nhân Dân Thanh Hóa.

    Bánh răng bừa có nguồn gốc hình thành và phát triển từ thời nhà Lê. Đây là loại bánh xưa làm để dâng vua trong lễ hội "tịch điền".

    Tương truyền, hôm vua Lê về làng dự lễ hội "tịch điền", đang cày giữa buổi thì nhà vua đói bụng mới nói với vào trong bờ : "Xem có cái chi ăn không bay, đói quá rồi !". Phần do không chuẩn bị, phần do vua đói "đột xuất" nên bấy giờ, có một bà lão nông dân nghĩa ra cách làm bánh gạo tẻ nhỏ chỉ bằng ngón tay (mục đích cho mau chín) để kịp dâng vua.

    Khi vua nhà Lê vừa cày hết đường cày vòng trở lại, đã thấy có nguyên cả rổ bánh được dâng lên.


    Phần vì ở thôn quê không có đồ ăn vặt, ăn xế như chốn cung đình, phần vì bì bõm sáng giờ dưới ruộng nước nên đói. Vua nhìn thấy những chiếc bánh nho nhỏ, xinh xinh bèn làm một lèo hết hơn... chục cái. Thấy ngon quá, vua cứ thế "xơi".Một nhát, khi đã lưng lửng cái bụng, bấy giờ "ngài" mới ngẩng lên hỏi nhân dân: "Bánh chi mà ngon rứa bay ?".

    Nguyên vì nhà vua đói, mọi người vội vã làm bánh "tiến dâng" nên nhất thời chẳng ai biết bánh ấy là bánh gì. Khi nghe vua nói, dân làng Kẻ Cham (Lam Kinh - Thọ Xuân) mới giật mình, sợ vua trách tội khi quân, dám dâng loại bánh không có nguồn gốc rõ ràng. Cả làng còn đang xám cả mặt, quỳ lạy thề thốt, cam đoan với vua bánh làm bằng gạo tẻ không pha, không hàn the... chợt có người nhanh ý, nhìn thấy bánh giống như những chiếc răng bừa đang vứt lổng nhổng trên bờ ruộng bèn tiến lên tâu: "Dạ, bẩm báo Hoàng thượng ! Bánh mà ngài đang ăn chính là bánh răng bừa đấy ạ !". Vua Lê nghe vậy phán "Ngon, ngon... đúng là vừa ngon vừa chất mà lại phản ánh đúng với thực tế. Thứ bánh này... thật chỉ có Quê Choa mới có - Vua cứ một hai trầm trồ, lát sau lại tiếp - Các khanh ! Nhớ làm nhiều nhiều vào rồi đem ra cho dân các nơi người ta thưởng thức mí, để cho họ ăn, họ biết cái ngon, cái hay, cái ý vị của đất nước và con người xứ Thanh ta".


    Cái bừa, ý tưởng của nghệ thuật ẩm thực

    Vâng mệnh vua, từ bấy giờ bánh răng bừa không chỉ nổi tiếng khắp nơi trên non nước xứ Thanh, mà miếng ngon còn vọt đến tận tai người Lào, vượt qua biên giới Nghệ An, Ninh Bình, khiến dân khắp xứ Bắc Hà hễ nghe nói đến bánh "răng bừa" của quê hương Hoa Thanh Quế là thôi rồi, dải nhớt chảy... tong tỏng .

    ____________________ Hết _________________

    Tp.HCM, ngày 08.11.2016
    Thanh Hoa kiều: Thiều Ngọc Sơn.
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  2. #22
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    669
    Thanks
    16
    Thanked 91 Times in 76 Posts
    "Khi đánh chén cần tập chung nhãn lực, sức lực, động tác đánh chén phải nhanh, dứt khoát và chuẩn xác, dụng đũa phải như thần. Mỗi khi vung đũa, ánh mắt phải có thần, "thực khí" phải tỏa ra khiến đối phương như lâm vào cảnh "Nhất diệp đương mục bất kiến thái sơn", phải bế tinh tồn thần, khí trầm đan điền... kình lực lúc này dồn tất cả vào đôi đũa.

    Tư thế ngồi phải vững như "Long bàn hổ cứ", động tác nhai cần khoan thai, thư thái tránh tình trạng ngộ sạn mà vẫn méo biết gì ! Há há" !


    Hướng dẫn:

    CÁCH LÀM GỎI MÍT - MÓN ĂN ĐẬM ĐẶC THÔN QUÊ


    Giản giới: Ở quê, mít đầy, nhà nào cũng vài ba cây. Do vậy đối với người quê, lắm khi ngó thấy mà chán, chán như nhà hiền triết nói chuyện gặp phải thằng đâm hơi. Không những thế, nhiều người ở quê ngó thấy mít còn dửng dưng, chả thèm... Nhìn thái độ của họ đối với mít thật cứ y như mèo chán mỡ, nhất là những khi bị thương lái ép giá, người dân quê thế yếu biết chả làm gì được... vậy là họ bèn lấy mít non làm gỏi, mít chín để cho trâu bò.

    Lắm người ở thành thị khi về quê chơi thấy lạ, xin ăn thử ! Thấy gỏi mít non ngon quá nhưng không sao biết cách làm... hjhj.

    Mình cũng thế, xưa nhỏ ở nhà, toàn bà với mẹ làm cho ăn nên giờ vẫn vậy, tức chỉ biết ăn... hehe.


    Nãy có mấy người hỏi cách làm, đã nói là không biết nhưng họ không chịu, cứ đổ cho mình giấu nghề, ích kỷ nọ này... nên đành phải a lô cầu cứu vợ, vợ hướng dẫn làm như sau:

    1. Nguyên liệu:

    - Mít non nửa ký tức năm lạng hoặc 1/2kg.

    - Thịt thịt ba chỉ 2 lạng (không dùng thịt gần háng hoặc cách rốn lợn một gang).

    - Tép đồng 1 lạng, loại tép kéo te, tép rong (nên chọn tép đang ở độ tuổi vị thành niên vì thịt không chỉ thơm mà còn rất ngọt, tép già ăn bã mà dzai ), trường hợp không có tép thì dùng tôm đất hoặc tôm sú đều được.


    Rau răm, rau thơm, hành phi, vừng (trong Nam kêu mè) trường hợp không có vừng thì dùng lạc (đậu phộng).
    Gia vị: chanh, ớt, nước mắm, đường, muối và một ít phèn chua.

    2. Sơ chế:

    Luộc thịt ba rọi, nước luộc thịt nên cho vào một ít nước mắm ngon và một ít muốn để thịt thêm đậm đà.
    Sau khi thịt chín, vớt thịt ra xả với nước lạnh, để nguội. Sau đó, cắt thịt thành từng sợi nhỏ. Ướp vào thịt 1 ít nước mắt, đường và 1 ít nước cốt chanh, trộn đều.

    Đối với tép, rửa sạch, để ráo sau đó cho hành mỡ phi vàng, nêm tí mắm cho đậm. Nhớ dũng đũa khuấy đều để lọc bỏ râu tép. Trường hợp không có tép thì dùng tôm. Để giữ được vị ngọt tự nhiên của tôm, tốt nhất là hấp thay vì luộc. Sau khi tôm chín, bóc vỏ tôm nhưng chớ bóc hết mà nên chừa lại tí đuôi chô nó đẹp mắt. Nếu tôm lớn, có thể chẻ làm đôi, nhỏ thì để nguyên cho dễ gắp.


    Về phần mít: Luộc mít non với nước có một ít phèn chua để giữ mít không bị nát. Sau đó, cắt mít non thành từng miếng mỏng.

    Vừng (lạc): bỏ vào chảo rang cho đều tay, khi thấy hạt vừng nhảy lách tách, có màu vàng sậm thì bắc ra, chờ nguội bỏ vào cối giã (nhớ không cần giã kỹ mất ngon).

    3. Trộn gỏi:

    Cho một ít tôm và tất cả phần thịt đã được ướp vào hỗn hợp mít non có sẵn rau răm và ớt. Cho 2 muỗng nước mắm làm sẵn và vắt chanh vào, trộn đều sau đó cho vừng giã vào, nếm xem đã vừa cái mồm háu ăn hay chưa, nếu vừa thì thôi, nhược còn nhạt thì có thể thêm tí muối.

    Cho hỗn hợp trên ra dĩa. Thêm ít đậu phộng (hoặc vừng), hành phi được rắc lên trên, để mấy lá rau thơm lên trên cho nó màu mè, bắt mặt.

    4. Đánh chén:

    a. Khi đánh chén cần tập chung nhãn lực, sức lực, động tác đánh chén phải nhanh, dứt khoát và chuẩn xác, dụng đũa phải như thần. Mỗi khi vung đũa, ánh mắt phải có thần, "thực khí" phải tỏa ra khiến đối phương như lâm vào cảnh "Nhất diệp đương mục bất kiến thái sơn", phải bế tinh tồn thần, khí trầm đan điền... kình lực lúc này dồn tất cả vào đôi đũa.

    b. Tư thế ngồi phải vững như "Long bàn hổ cứ", động tác nhai cần khoan thai, thư thái tránh tình trạng ngộ sạn mà vẫn méo biết gì !

    c. Khi ăn, nhớ thư thoảng buông một câu tán dương người làm bếp. Lúc gần hết phải biết thở dài, cố làm ra vẻ còn muốn "xực" thêm.

    Cần chú ý, động tác "thở dài" âm lượng không nhất thiết phải lớn nhưng cần phải đủ cho chủ nhà nghe thấy... thở dài tuy có vẻ hơi thừa nhưng lại làm phổng mũi gia chủ và hy vọng lần sau Chủ - Tân có thể còn... gặp lại.

    5. Phần dọn dẹp:

    Ăn xong cứ giả vờ say, miệng nói câu "Hết mịa nó rồi ! Hết mịa nó rồi"... thì kiểu gì cũng không phải rửa chén bát.
    Chúc các bạn thành công !

    Tp.HCM, ngày 19/5/2017
    Shaolaojia

    _____________________Hết_____________________
    Lần sửa cuối bởi Shaolaojia; 19-05-2017 lúc 02:35 PM

    一壶浊酒喜相逢
    古金多少事,都付笑谈中


    Một vò rượu đục vui gặp gỡ,
    Chuyện đời tan trong chén rượu nồng./.

  3. #23
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Món Ngon Bị Lãng Quên


    Thịt heo kho cùi dừa (còn có tên gọi khác là lợn)… Thịt heo kho với cùi dừa là một món ăn cực ngon, cực dân dã. Món ăn ấy có tự hồi nào thì tôi không biết nhưng ngay từ lúc nhỏ, tôi đã và thường được ăn. Và như vậy, có thể khẳng định món ăn này có chí ít cũng phải năm mấy, sáu chục năm nay.

    Ấy là theo ý kiến chủ quan của tôi khi nói về món ăn này. Riêng Mẹ tôi lại khác, theo Mẹ đây là món ăn “tổ” truyền và bà khẳng định: “Khi còn nhỏ, Mẹ của mẹ vẫn thường nấu cho mẹ ăn”.

    Tôi có bận tò mò, hỏi bà Ngoại thì Ngoại cho biết “Có từ hồi nào Ngoại có biết âu ! Chỉ biết khi Ngoại còn nhỏ, Mẹ của Ngoại cũng thư thoảng nấu cho Ngoại ăn”…

    Nghe Ngoại nói, tôi vùng vằng bỏ đi thì chợt nghe giọng Ngoại gọi giật lại, hỏi:

    – Đi đâu đó !

    Tôi nói với Ngoại là tôi muốn đi kiếm mẹ của Ngoại để hỏi xem món thịt lợn kho với cùi dừa rốt cục có từ khi nào, ai là người phát minh… Ngoại ngó tôi từ đầu xuống chân xong bẩu:

    – Tổ cha mày, cái đồ lắm chuyện !

    Thực lòng mà nói, câu hỏi từ hồi còn nhỏ đó vẫn theo tôi có đến mấy chục năm, ngay đến tận bây giờ, khi ngồi viết status này, tôi vẫn chưa biết người sáng chế ra cái món ngon này là ai để mà có lời cảm ơn, hay thắp nén nhang tri ân, tưởng nhớ (Uống nước nhớ nguồn mà). Hjhj

    Thịt heo kho cùi dừa thơm, ngon, cực đơn giản và ai cũng có thể tự nấu cho mình và cho người nhà ăn nhưng không hiểu sao, bao lâu nay tôi không nghe hoặc thấy ai nhắc đến.

    Hôm nay, nhân chuẩn bị ăn “cơm vợ nấu” với món thịt lợn kho cùi dừa mới sực nhớ ra… hình như món ăn này đang có nguy cơ bị thất truyền 🙂

    Có nhiều người khẳng định nó có trước món “gà hấp lá chanh”; người thì bảo món “thịt lợn kho cùi dừa” ra đời cùng lúc với món “thịt chó chấm mắm tôm”; Đặc biệt, có người khẳng định nó ra đời trong chiến tranh chống Mỹ và do quân dân miền Trung mà cụ thể là quân dân vùng Quảng Bình, Quảng Trị phát kiến. Theo họ lý giải, trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước, bấy giờ do sự đánh phá ác liệt của Mỹ nên thực phẩm, cây trồng rất khó khăn, nhất là trong vùng kháng chiến. Do thiếu thực phẩm nên sức chiến đấu giệt Mỹ trừ tề giảm nhiều, nhiều vụ khi bắn “tề” (ác ôn) dù ngắm rất kỹ nhưng đạn vẫn bị bắn chệch, đếch trúng. Tìm hiểu, bên ta phát hiện do thiếu chất nên dù cán bộ đã lấy đường ngắm cơ bản đúng nhưng khi bóp cò, đạn bị ăn lệch rất xa (đây cũng là nguyên do, về sau bọn địch nhân đó mới xuyên tạc đoạn thơ trong bài Màu tím hoa sim của Hữu Loan khi viết: “sao không chết thằng cha bán phở mà chết người em nhỏ bưng bê”…). Để giúp bộ đội tăng sức giết Mỹ, nhân dân đã vận chuyển dừa vào địa đạo… món “Thịt lợn kho cùi dừa” ra đời.

    Hú hú…

    Rất nhiều luồng ý kiến, thuận trái có cả. Tôi rất mong muốn, các nhà khoa học vào cuộc điều tra thực chất món ăn này có từ độ nào và bao nhiêu tuổi ?! Đồng thời tôi cũng thiết tha đề xuất, Nhà nước nên có sự công nhận món ăn này là… cái gì đó ! Chẳng hạn như “văn hóa phi vật thể”, bảo vật quốc gia v.v. rồi có biện pháp bảo vệ, phát triển, quảng bá rộng rãi ra bên ngoài, ra thế giới… ha ha !


    Tp.HCM, ngày 17.11.2017
    Shaolaojia.
    -------------
    P/s: Theo như mẹ tôi cho biết thì thịt lợn (nhất là thịt ba chỉ) không chỉ ngon, thơm hơn khi kho với cùi dừa mà ngay như thịt gà kho với cùi dừa cũng tuyệt ngon và thơm đến nhức… cả mồm 😆😆😆.
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  4. #24
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    HƯỚNG DẪN MÓN PHỞ KHÔ ĐÀ LẠT XÀO BÒ


    Bếp trưởng Shaolaojia

    Hôm rồi cô Phi Yến cho một kg phở khô Đức Trọng (Đà Lạt) nhưng nay mới rảnh để nấu và hướng dẫn các bạn cách nấu món "phở khô Đà lạt xào bò". Nếu các bạn làm giống mình như dưới này, đảm bảo rất ngon nhé các bạn !


    1. Nguyên liệu

    - 200g phở khô Đà Lạt (chú ý nhìn phở khô ĐL rất giống như miến ngoài Bắc hay sợi hủ tiếu dưới SG và lúc nhận quà, mình cũng hỏi nhưng cô Phi Yến nói đấy là phở khô và nhắc lại đến 2, 3 lần rằng đây là phở khô Đà Lạt).
    - 200g thịt bò (nhớ chọn thịt bấm vào thấy săn chắc như đùi gái 15, màu phải tươi đỏ, sợi thịt mịn).
    - 1/2 quả hành tây, ớt Đà lạt, cà chua, mục nhĩ, tỏi, hành khô, ớt đỏ (trang trí), cần tây, rau ngò gai, rau mùi.
    - Muối, nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu…

    2. Cách làm:


    - Phở khô đem ngâm nước lạnh khoảng 15p thì vớt ra để ráo nước. Không luộc hoặc trần với nước sôi vì làm thế, sợi phở sẽ chín, khi xào phở sẽ không ngấm, không thấm gia vị.

    - Thịt bò đem thái thành các miếng mỏng ướp với tỏi, một ít muối, 1/2 thìa mắm ngon, ít hạt nêm, 1 thìa dầu ăn và tiêu bột.

    - Mộc nhĩ đem ngâm với nước ấm sau đó vớt ra, để ráo nước và thái sợ nhỏ; cà chua, hành tây, ớt chuông Đà Lạt bổ 3, bổ 4; ớt đỏ thái chéo; cần tây sắt khúc.

    - Cho dầu ăn vào chảo và chờ dầu nóng thì cho hành tỏi vào phi cho vàng, cho thịt bò vào và đảo nhanh tay cho thịt bò chín tái. Tiếp đó bỏ phở vào xào cho sợi phở thấm, ngấm nước thịt bò, khi thấy sợi phở chín thì nhớ nêm lại cho vừa ăn xong bắc ra, đổ vào đĩa.

    - Hành, tỏi khô đập dập, đem phi thơm, bỏ hành tây, mục nhĩ, nấm, cà chua vào rồi cũng đảo cho chín tới, cuối cùng cho cần tây vào trộn lên khoảng 2,3 lần thì đổ ra đĩa thịt bò.

    3. Thưởng thức:


    Sau khi làm hết công đoạn trên, bác bạn thấy gì không? Nó làm giống hệt miến xào bò hay miến xào lươn thôi, chả khác. Khác chăng là ở chỗ bánh phở, ngon hay không là tùy khẩu vị từng người nhưng:

    - Khi ăn phải luôn miệng khen ngon để động viên người nấu.
    - Trước khi đứng dậy rời khỏi bàn ăn, mắt phải nhìn dĩa phở xào thật đắm đuối, phải dùng tay xoa xoa bụng để đánh lừa người nấu rằng con (cháu, em, anh) rất tiếc vì cái bụng không thể chứa thêm.
    - Trước khi ra về (nếu là khách) hoặc đi ngủ (con cái trong nhà) cần nói câu "Hy vọng hôm sau sẽ được ăn nữa !".

    OK các bạn, chúc cả nhà một ngày nghỉ lễ vui vẻ nhé.

    Theo facebook Thiều Ngọc Sơn
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •