Hiện kết quả từ 1 tới 3 của 3

Chủ đề: Tham Đồng Khế Kinh Văn - Ngụy Bá Dương - Chương 1: Kiền Cương Thiên Địa Âm Dương

  1. #1
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Lightbulb Tham Đồng Khế Kinh Văn - Ngụy Bá Dương - Chương 1: Kiền Cương Thiên Địa Âm Dương

    Tham Đồng Khế Kinh Văn Trực Chỉ

    參 同 契 經 文 直 指

    Đông Hán Ngụy Bá Dương Chân nhân trứ dĩ Ngự Chính.

    東 漢 魏 伯 陽 真 人 著 以 御 政

    Thê Vân Sơn, Ngộ Nguyên Tử, Lưu Nhất Minh giải.

    棲 雲 山 悟 元 子 劉 一 明 解

    Hậu Học Tiêu Nam Phổ trùng khan.

    後 學 蕭 南 浦 重 刊



    Thượng thiên

    上 篇


    Chương 1

    Kiền Cương

    Thiên Địa Âm Dương

    ---------------------------


    乾 剛 坤 柔

    配 合 相 包

    陽 稟 陰 受

    雄 雌 相 須

    須 以 造 化

    精 氣 乃 舒

    坎 離 冠 首

    光 映 垂 敷

    伭 冥 難 測

    不 可 畫 圖

    聖 人 揆 度

    參 序 元 基

    四 者 混 沌

    徑 入 虛 無

    六 十 卦 周

    張 布 為 輿

    龍 馬 就 駕

    明 君 御 時

    和 則 隨 從

    路 平 不 邪

    邪 道 險 阻

    傾 危 國 家



    Càn cương, khôn nhu,

    Phối hợp tương bao.

    Dương bẩm Âm thụ,

    Hùng thư tương tu,

    Tu dĩ tạo hóa,

    Tinh khí nãi thư,

    Khảm Ly quán thủ,

    Quang ánh thùy phu,

    Huyền minh nan trắc,

    Bất khả họa đồ.

    Thánh Nhân quĩ độ,

    Tham tự Nguyên Cơ,

    Tứ giả hỗn độn.

    Kính nhập hư vô.

    Lục thập quái chu,

    Trương bố vi dư.

    Long Mã tựu giá,

    Minh quân ngự thì,

    Hòa tắc tuỳ tòng,

    Lộ bình bất tà,

    Tà đạo hiểm trở,

    Khuynh nguy quốc gia.
    Lần sửa cuối bởi ngochai; 14-01-2013 lúc 12:23 PM
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  2. #2
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Lightbulb Tham Đồng Khế Kinh Văn - Ngụy Bá Dương - Chương 1: Kiền Cương Thiên Địa Âm Dương

    Tạm dịch:


    Kiền Cương, Khôn Nhu,

    Phối hợp lẫn nhau.

    Dương bẩm, Âm thụ

    Thư Hùng cân nhau,

    Hợp thành Tạo Hoá.

    Tinh khí thư sướng,

    Khảm Ly dẫn đầu,

    Quang minh rực rỡ

    Huyền minh khôn lường

    Không thể viết, vẽ.

    Thánh nhân quĩ độ,

    Đi tới gót đầu,

    4 quẻ hỗn độn, (Kiền, Khôn, Khảm, Ly),

    Vào thẳng Hư Vô.

    Sáu mươi quẻ dư, (60 quẻ còn dư lại)

    Kết tựa bánh xe.

    Như cưỡi Long Mã,

    Minh quân ngự thời (thuận thời),

    Hoà hợp theo Trời,

    Đường đi ngay thẳng.

    Tà đạo hiểm hóc,

    Khuynh đảo quốc gia.
    Lần sửa cuối bởi ngochai; 14-01-2013 lúc 12:21 PM
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

  3. #3
    Moderator
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Đến từ
    ngochai.tcq@gmail.com
    Bài gửi
    1.037
    Thanks
    336
    Thanked 115 Times in 113 Posts

    Lightbulb Tham Đồng Khế Kinh Văn - Ngụy Bá Dương - Chương 1: Kiền Cương Thiên Địa Âm Dương

    Luận giải:

    Đại Đạo thời vô thanh, vô xú, không phải sắc, không phải không, có gì để mà nói? Nhưng trong cái Vô Thanh, Vô Xú đó lại tàng ẩn Âm Dương. Trong cái Phi Sắc, Phi Không lại hàm Tạo Hóa. Nếu thật không có lời nói, thì làm sao biết được cái tiêu tức của Âm Dương, làm sao hiểu được cái cơ mật của Tạo Hoá. Cho nên người xưa nói: Đạo vốn vô ngôn, ngôn cốt là để hiển đạo. Trời không có đạo riêng: Long Mã phụ Đồ, xuất Hà, cốt là tiết lộ thiên cơ. Phục Hi bắt chước theo đó mà vẽ Tiên Thiên Bát Quái. Lại nhân lên thành 64 quẻ. Đến Văn Vương lại biến xuất thành Hậu Thiên Bát Quái, rồi diễn ra thành hậu thiên 64 quẻ, phân ra thành 384 hào. Rồi lại buộc bằng từ (Hệ từ), để làm sáng tỏ lẽ cát hung. Khổng tử làm Thập Dực, làm rõ nghĩa lý của Hi Văn (Phục Hi, Văn Vương). Nhờ thế mà lẽ Tiên Thiên, Hậu Thiên, được rõ ràng, đầy đủ.

    Thiên địa, Tạo hóa chi đạo thật là sáng láng vậy. Cho nên một quyển Kinh Dịch, là sách đạo lý của hiền thánh Trung Quốc, là sách căn bản để Tu Đạo Lập Đức vậy. Nho gia tôn trọng sách này, Đạo gia học theo sách này. Âm Phù Kinh của Hoàng Đế, Đạo Đức Kinh của Lão Tử, kỳ lý, kỳ nghĩa, đều ám hợp với sách này. Nhưng chư thánh áo ngữ, diệu nghĩa, hậu thế ít người tìm ra được đầu đuôi, không biết đâu là bến bờ. Nghĩa là thỉnh thoảng có một vài lương tài ẩn sĩ, chỉ hiểu được một câu hay nửa lời, nên không tìm ra được chỗ ra tay.

    Ngụy Bá Dương chân nhân có lòng thương người, suy ra được tấm lòng độ thế của các Ngài, lấy kinh Dịch làm chuẩn, và phát huy cái áo bí của Âm Phù Kinh và Đạo Đức Kinh, lại dùng trăm ngàn tỉ dụ, cắt nghĩa thật rõ ràng. Muốn cho ai nấy đều thành Đạo,

    Muốn cho ai nấy đều biết chân lý. Các sách đơn kinh, tử thư sau này, đều dựa vào Tham Đồng Khế mà viết ra. Cho nên Tham Đồng là vạn cổ Đan Kinh Vương. Và chữ Kim Đan cũng bắt đầu từ đó.

    Con người nắm được Khí Thiên Địa Âm Dương để sinh thân. Trong Thân con người có Khí của Âm Dương, Ngũ Hành, có Đức của Âm Dương Ngũ hành. Khí thuộc Mệnh, Đức thuộc Tính. Thế là Tính Mệnh là do Thiên Địa, Âm Dương, Ngũ hành chi khí mà thành. Người học cách Tu Tính Mệnh, mà lìa cái đạo Thiên Địa Âm Dương, Ngũ hành, thì không còn cái thuật nào khác. Đaọ Dịch là Đạo Thiên Địa, Âm Dương, Ngũ hành. Hiểu được Đạo Dịch là biết được đạo Thánh. Cho nên Dịch Đạo lấy Càn Khôn làm đầu rồi xếp các quẻ. Tham Đồng Khế cũng lấy Càn Khôn làm đầu rồi bàn về Đạo. Thế là Lý của Tham Đồng Khế là lý của Kinh Dịch. Dịch lấy Càn Khôn làm đầu mà Càn là Kiện. Thủ tượng nơi chữ Thiên. Mà Trời là Dương, là Chí Cương. Cương chủ Kiện. Cho nên nói: Càn cương. Khôn là Thuận, Thủ tượng nơi chữ Địa. Địa là Âm là Chí Nhu. Nhu chủ Thuận. Cho nên nói: Khôn nhu.

    Càn Khôn định vị, cương nhu tương bao. Khí của Càn Dương là Khí Bẩm, còn Khôn Âm chi khí thời thừa thụ. Một hùng, một thư, giúp nhau làm công việc Tạo Hóa, mà Dương Tinh Âm Khí thì thư sướng mà sinh vạn vật. Dịch lấy Khảm Ly làm Trung. Khảm thì Ngoại Âm nhi Nội Dương, tượng Nguyệt. Ly thời Ngoại Dương nhi nội Âm, tượng Nhật. Nhật Nguyệt là Tinh Hồn của Trời Đất, thay Trời Đất mà hành Tạo Hóa. Nó đứng đầu Khí Vận. Nhật chiếu, Nguyệt lâm. Quang ánh thừa phu, Tứ thời hành nhi vạn vật sinh trưởng thu tàng, mọi sự đều hết sức tự nhiên. Thiên Địa cương nhu, nên mới có thể thư Tinh Khí. Nhật Nguyệt vãng lai nên mới có thể thừa Quang Huy. Trong lại có cái Vô Hình, Vô Tượng, vận động bên trong. Cái lý đó chí Thần, chí Diệu, khó mà hay biết, khó mà vẽ thành hình. Cho nên thánh nhân quĩ độ Âm Dương tiêu tức, Tham Đồng tự kỳ Nguyên Bản Căn Cơ. Để chỉ cho ta chỗ thâm áo.

    Tứ giả hỗn độn, Kính nhập hư vô (Bốn quẻ hợp hòa, đi thẳng vào Hư Vô). Dịch lấy Càn Khôn làm Thể, Khảm Ly làm Dụng. Bốn quẻ đó hòa hợp, mà qui về Hư Vô Nhất Khí. Nhất Khí lưu hành, Âm rồi Dương, Dương rồi Âm. Âm Dương trao đổi, mới đầu là Truân Mông, cuối cùng là Ký Tế, Vị Tế. Sáu mươi quẻ còn lại đó, Âm Dương thay đổi, trương bố vi dư (thành cái xe). Long Mã tựu giá, vận cốc chính trục, dĩ hành Tạo Hóa. Đó là Đại Lược của Kinh Dịch.

    Thánh Nhân đứng đầu muôn loài, thừa lục long dĩ ngự thiên, nên động tĩnh tùy thời. Nhất nhất đều in như Kinh Dịch, không có chút chi dám sai ngoa. Vì Dịch lấy Âm Dương hòa bình làm căn bản. Ngự Chính là Quan Thiên Đạo, Chấp Thiên hành. Thế nên nói là Năng Hòa. Hoà thời vạn dân sẽ nghe theo. Vương đạo thản thản, là Lộ Bình Bất Tà vậy. Còn sai Thiên Đạo, thất Thiên Hành thì là Bất hòa. Đã bất hòa thì trên dưới không ứng hợp nhau. Đó là Tà Đạo hiểm trở, nó làm khuynh nguy quốc gia vậy. Người tu đạo bắt chước đó nên lấy Cương Kiện Nhu Thuận làm Thể, lấy Cương Nhu Trung Chính làm dụng. Cương nhu hợp nhất, như Càn Khôn thất ngẫu (sánh đôi). Cương Nhu trung chính, như Khảm Ly chi quang thùy. Cương Nhu tương đương, Kiện Thuận hỗn thành, Tinh Khí sung túc, tâm quân hư linh, hồn nhiên Thiên Lý. Cứ Chính Tâm là Thân có thể tu được vậy. Vả trị thân trị quốc cũng chỉ có Một Lý. Tâm chính và Quân chính là Một Đạo vậy. Không thấy vị vua nào bất chính mà lại theo được đúng thời Trời. Chưa thấy ai có Tâm bất chính mà có thể giữ toàn được Đạo vậy. Tiên Ông mới đầu dùng Dịch Lý để Ngự Chính (theo đúng thời Trời). Đề xuất ra lấy đó làm Cương lĩnh. Đặc biệt coi Tính Mệnh chi Đạo với Dịch là một đạo. Coi tu thân là Ngự Chính. Không hiểu Dịch Đạo không thể Tu Tính Mệnh. Không biết Ngự Chính, thì không biết cách tu Thân Tâm. Dịch Đạo và Ngự Chính, đều lấy Âm Dương tương hoà làm căn bản. Tu trì Tính Mệnh, mà bỏ lẽ Âm Dương tương hoà, thì không còn phép thứ hai nào khác. Tiết này trọng tại nơi một chữ Hoà. Hòa thì đường đi sẽ bằng phẳng, sẽ không tà khuất. Học giả trước là phải biết chữ Hoà vậy. Sau đây có một đồ bản để tiện việc tham khảo.

    Nhân Tử Văn Thọ
    Trời sinh, trời ắt đã dành phần / Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
    Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ / Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
    Bạo hung chỉn đã gươm mài đá / Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
    Chớ có hại nhân mà ích kỷ / Giấu người, khôn giấu được linh thần.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm
    ngochai.tcq@gmail.com

Tags for this Thread

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •