Trang 1/2 12 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 12

Chủ đề: Thôi thủ

  1. #1
    caothaiduong
    Guest

    Thôi thủ

    Tôi nay 33 tuổi, lái xe cho công ty, học được mỗi bài 24 dương thức.
    Công nhận học cái này cải thiện sức khỏe rất tốt.
    Sáng sáng tôi vẫn tập cùng mấy bạn trong chung cư, tôi muốn học thêm thôi thủ để đổi món. Tập mãi bài 24 cũng ngán lắm.
    Chỗ các thầy có dạy thôi thủ không?
    Tôi thấy tập cái này vừa luyện chân tay và hơi thở, sự tập chung rất tốt.

  2. #2
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts

    tập thôi thủ

    Ở chỗ chúng tôi không chuyên sâu vào thôi thủ vì theo thầy, thôi thủ là một phương pháp "đặc trưng" của TCQ", là một phương pháp tuy hiệu quả thật nhưng để đạt được kết quả như ý muốn thì không phải một sớm một chiều mà có thể đạt được. Thôi thủ theo nghĩa đích thực của Tàu là phép đẩy tay, tức đẩy qua đẩy lại (nếu hai người cùng đẩy thì gọi là [song nhân thôi thủ]; trường hợp không có người cùng tập thì gọi là [Đơn nhân thôi thủ]) nhằm luyện sức dẻo dai, sự bên bỉ và điều quan trọng là thông qua sự "thôi thủ" ta có thể cảm nhận được kình lực của đối phương. Hơn cả như thế, theo thầy tôi nói thì "Một cao thủ TCQ" không chỉ dừng lại ở sự cảm nhận kình lực của đối phương mà còn có thể nắm bắt được âm mưu ý đồ, mục đích của đối phương (tức ý định tấn công ta) thông qua việc tiếp xúc (giao thủ) và như vậy, một cao thủ TCQ có thể rễ ràng triệt hạ âm mưu ý đồ đối phương. Vẫn theo thầy, muốn đạt được trình độ như vậy thì người tập không những phải có một căn bản võ công vững vàng (vì TCQ là môn võ thuật), chắc chắn mà còn phải là một "tỉ phú" về thời gian (tức chỉ ăn với luyện thôi thủ thôi). Thầy tôi bảo tình hình xã hội hiện rất phức tạp "người ngay thì ít, kẻ gian thì nhiều", xã hội ra đường đâu đâu cũng thấy chém giết, cảnh bạo lực ngang nhiên hoành hành do vậy người luyện võ cũng cần phải có những thay đổi để thích ứng với xã hội, phải tập cái gì đó mà một vài tháng ra đường gặp sự cố ta có thể ứng biến được (không hạ được đối phương thì cũng biết đường mà tránh né nhằm bảo vệ mình hoặc chi ít cũng có thể [tẩu vi thượng] còn tập thôi thủ thì biết đến bao giờ mới thành công được. Tôi thật sự cũng rất thích thôi thủ vì tôi cũng có xem mấy đoạn clip cua Tàu nên rất khoái nhưng thấy thầy bảo: "thôi thủ còn khó hơn Vovinam nhảy lên kẹp cổ đối phương, con có thấy ai ra đường đánh nhau mà lại đứng cho người ta kẹp cổ không?" tôi bảo không có thì thầy bảo rằng:"đụng chuyện, đối phương nó đấm vù vù như gió thế kia mà con định giở tay ra múa được sao? Thôi thủ phải mất rất nhiều thời gian mới đạt được còn như với kungfu 5-10 năm thì cũng giống như món kẹp cổ của Vovinam, chỉ cốt luyện sức dẻo dai, cho đẹp thôi chứ không thể xài được, muốn xài được phải tập căn bản võ thuật thật tốt, đừng ảo tưởng!". Tôi thấy thầy nói thế thì cũng mất hứng nhưng nghĩ lại thấy cũng đúng. Ở trên lớp bọn này, thầy cho tập rất nhiều bài thái cực (đủ các nhà Dương, Trần, Tôn, Triệu..), binh khí cũng thế nhưng thầy chú trọng nhất là vừa tập TCQ vừa luyện căn bản võ thuật, đặc biệt là kỹ thuật tự vệ. Thầy bảo luyện TCQ phải có căn bản tự vệ tốt và tập võ tự vệ giỏi không những có thể tự bảo vệ được mình mà còn nắm chắc căn bản của võ thuật để áp dụng luyện TCQ thì đi bài mới chuẩn. Còn như hiện nay, người ta luyện TCQ là hoàn toàn thiên về dưỡng sinh thôi, nên thấy múa đẹp, rất dẻo mà không có chất võ trong đó...
    Anh có điều kiện thì lên chỗ bọn tôi luyện thêm bài về tập cho đỡ chán và luyện thêm kỹ thuật tự vệ.Vì có căn bản thì anh đi TCQ sẽ chuẩn và đẹp hơn.
    Chúc vui vẻ./.
    Lần sửa cuối bởi fangzi; 01-12-2011 lúc 01:51 PM

  3. #3
    caothaiduong
    Guest
    Cảm ơn bạn fangzi đã quan tâm và giành thời gian cho mình. Có lẽ bạn học ở đây cũng lâu rồi?
    Mình không lải là cái ông "tỉ phú" về thời gian nên có lẽ chỉ học qua cho biết vậy, chứ không mong học để cảm nhận đối phương đâu.
    Mình tự học thêm được bài 42 qua video, giờ đi cũng khá ổn, không biết đã đủ khả năng để hoc trần thức chưa bạn ha.
    Sắp xếp được thời gian mình sẽ qua chỗ bạn xin học trần thức vào buổi sáng , mình thấy đi trần thức cũng hay đấy: vừa có chất võ, vừa đầy nghệ thuật và hoa mỹ. Lại uyển chuyển, khéo léo dùng luyên gân cốt chắc cũng ổn.

  4. #4
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    207
    Thanks
    2
    Thanked 4 Times in 4 Posts
    anh caothaiduong thân mến, ở lớp tụi em đã học qua 42 rồi, nhưng chưa đủ trình độ nên thầy vẫn chưa dạy Trần thức, vì học được bài này ko phải là đơn giản, tính ra trong lớp số người được học Trần thức đếm trên đầu ngón tay, anh tự học được bài 42 qua mạng thì cũng đã rất tốt, hi vọng sẽ được gặp anh tại công viên Gia Định, Thầy thì nhìn khả năng của anh và cho anh học bài thích hợp, hẹn sớm gặp lại ^^

  5. #5
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts

    Thân gửi Cao Thai Dương!

    Cảm ơn anh đã ghi nhận đóng góp của fangzi. Thật ra fangzi chỉ nói lại lời của thầy thôi. Anh học được bài 42 qua mạng vậy là siêu quá rồi, thường thì người mới tập chỉ việc nhìn thầy dạy, theo dõi động tác của thầy thôi cũng thấy khó mà nhớ nổi vậy mà anh nhìn qua fim ảnh mà đi được là siêu đó nha. Tại hạ bái phục luôn.
    - Trần thức TCQ là một loại hình TC cổ điển của TQ, nó quá khó vì có quá nhiều kỹ thuật mang tính uốn éo (triền ty = kiểu cuốn sợi tơ), lả lơi nhiều mà không có mấy kỹ thuật của võ đâu anh ạ. Nhưng phải thừa nhận một điều rằng, kyx thuật của dòng họ trần tuy khó học nhưng đã học được rồi thì người tập có một căn bản bộ pháp vững chắc không thể chê vào đâu được.Vì quá khó nên người tập phải có tính tập trung, tính kiên trì, và phải thật sự có cái đầu thật nhạy bén và phải có tính thẩm mĩ cao (biết đẹp và biết thế nào là đẹp). Có như thế thì tập trần thức mới nhập được, còn không thì đi "hổng giống ai", cái này tui thấy nhiều người lắm rồi nghen.
    - Vì quá khó nên Trần thức TCQ rất kén môn đồ (vì không phải ai cũng có cái đầu nhạy bén kiểu như nói một cái là làm được tức là có năng khiếu bẩm sinh), rất kén đệ tử và đây cũng chính là điều làm cho Trần thức khó phát triển (trong khi các hệ như dương thức, tôn thức, võ thức người ta học quá trời).
    - Vì quá khó nên ngay con cháu của họ Trần cũng phải nhảy ra ngoài học lại của người khác để về cải biên lại môn võ của dòng họ mình (tương truyền con cháu của dòng họ trần phải học TCQ của Vũ Vũ Tương và học TCQ luận của Vương Tông Nhạc để cải lại giá tử), và đây cũng chính là lý do vì sao con cháu của dòng họ Trần thay nhau dời bỏ môn võ cổ điển của dòng họ để lập tên "tân giá" (tân là mới, gọi nôm na là TC Trần thức kiểu mới vậy) nhằm thu hút môn đồ và phát triển lực lượng.
    - Vì quá khó nên : Muốn đưa TCQ quảng bá ra ngoài giúp dân chúng học tập nhằm tăng cường sức khoẻ nên Họ Dương (Dương Lộ Thiền, Dương TRừng Phủ), họ Vũ (Vũ Vũ Tương), họ NGô (Ngô Giám Tuyền), họ HÁc (Hác Vi Trinh)... đã cải tiến TCQ của Trần thức, đem TCQ của Trần thức đến gần với dân chúng hơn và như anh thấy thì TCQ ngày nay phát triển được chính là nhờ công lao của mấy vị sư phụ mới kể trên và điều đặc biệt là Dương thức đã đưa thái cực quyền về đúng vị trí của nó, vì TCQ chính là một môn "võ thuật đích thực".
    Như vậy: anh Thái Dương thấy học trần thức rất khó đúng không? Nhưng tôi thấy anh cũng rất có năng khiếu đấy. Vậy anh cứ thử xem, cố lên anh nhé!
    Thân ái./.

  6. #6
    caothaiduong
    Guest
    Chòa fangzi, lâu rồi mới ghé website, cuối năm chạy xe suốt nên không có tg. Thanks rất nhiều,
    Mình thích Thái cực trần gia thiệt nên sẽ cố gắng để học. Thấy có tin là lớp đang dạy bài 36 Trần gia vào các buổi sáng.
    Có lẽ thầy bạn phải khảo hạch trình độ tcq rồi mới cho học bài này? Không sao, mình tranh thủ luyện dương gia cho tốt lại.
    Sang năm mới mình cố gắng sắp xếp đi học.
    à, bạn học tcq được lâu chưa fangzi, chắc cũng lâu vì mình thấy bạn hiểu và viết bài rất sâu. Có lẽ bạn là dân võ thuật chuyên nghiệp và là cộng tác của web này?
    Chúc các bạn năm mới vui vẻ và may mắn!

    CTD

  7. #7
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts

    Talking

    Quote Nguyên văn bởi caothaiduong Xem bài viết
    Chòa fangzi, lâu rồi mới ghé website, cuối năm chạy xe suốt nên không có tg. Thanks rất nhiều,
    Mình thích Thái cực trần gia thiệt nên sẽ cố gắng để học. Thấy có tin là lớp đang dạy bài 36 Trần gia vào các buổi sáng.
    Có lẽ thầy bạn phải khảo hạch trình độ tcq rồi mới cho học bài này? Không sao, mình tranh thủ luyện dương gia cho tốt lại.
    Sang năm mới mình cố gắng sắp xếp đi học.
    à, bạn học tcq được lâu chưa fangzi, chắc cũng lâu vì mình thấy bạn hiểu và viết bài rất sâu. Có lẽ bạn là dân võ thuật chuyên nghiệp và là cộng tác của web này?
    Chúc các bạn năm mới vui vẻ và may mắn!
    CTD
    Chân trành cảm ơn lời chúc đầu năm tốt đẹp của anh Cao Thái Dương. Fangzi quả thật không phải là dân nhà nòi,mà là bán nòi Thật ra Fangzi yêu thích võ thuật từ nhỏ, nhưng lại thường xuyên tự luyện qua băng đĩa, sau này là qua mạng. Một lần Fangzi lang thang ra công viên và thấy Thiều sư phụ đang đi TCQ, Fangzi rất thích nên đến làm quen và cũng thật không ngờ sư phụ lại rất lắm tài. Nhưng đặc biệt là tấm lòng của Thiều sư phụ, nó không giống ai cả, bao dung và độ lượng, hồi nào anh lên gặp ba của em chắc sẽ rõ...hihi. Fangzi sau này chính là đệ tử của thầy và còn hơn thế, là con nuôi của thầy (tên Fangzi= FươngTử=Phươngcon là vậy đó). Những kiến thức mà em nói là của ba em cả đó, em chỉ nói lại thôi, Hiện Fangzi đang bên Úc nhưng vẫn thường xuyên theo dõi hoạt động của lớp. Chúc anh dịp cuối năm làm ăn phát đạt, chạy xe an toàn, ăn tết vui vẻ./.

  8. #8
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    486
    Thanks
    30
    Thanked 48 Times in 42 Posts
    Tán Hay Qua! Hay Quá đi thôi!
    Quote Nguyên văn bởi fangzi Xem bài viết
    Chân trành cảm ơn lời chúc đầu năm tốt đẹp của anh Cao Thái Dương. Fangzi quả thật không phải là dân nhà nòi,mà là bán nòi Thật ra Fangzi yêu thích võ thuật từ nhỏ, nhưng lại thường xuyên tự luyện qua băng đĩa, sau này là qua mạng. Một lần Fangzi lang thang ra công viên và thấy Thiều sư phụ đang đi TCQ, Fangzi rất thích nên đến làm quen và cũng thật không ngờ sư phụ lại rất lắm tài. Nhưng đặc biệt là tấm lòng của Thiều sư phụ, nó không giống ai cả, bao dung và độ lượng, hồi nào anh lên gặp ba của em chắc sẽ rõ...hihi. Fangzi sau này chính là đệ tử của thầy và còn hơn thế, là con nuôi của thầy (tên Fangzi= FươngTử=Phươngcon là vậy đó). Những kiến thức mà em nói là của ba em cả đó, em chỉ nói lại thôi, Hiện Fangzi đang bên Úc nhưng vẫn thường xuyên theo dõi hoạt động của lớp. Chúc anh dịp cuối năm làm ăn phát đạt, chạy xe an toàn, ăn tết vui vẻ./.
    Nghe hai ông này tán mới thấy hay, thấy sướng !!! hehe. Dân võ mà tán hay thế không biết... ước gì mình cũng được như "hai ông ấy".

  9. #9
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    669
    Thanks
    16
    Thanked 91 Times in 76 Posts
    Quote Nguyên văn bởi caothaiduong Xem bài viết
    Tôi nay 33 tuổi, lái xe cho công ty, học được mỗi bài 24 dương thức.
    Công nhận học cái này cải thiện sức khỏe rất tốt.
    Sáng sáng tôi vẫn tập cùng mấy bạn trong chung cư, tôi muốn học thêm thôi thủ để đổi món. Tập mãi bài 24 cũng ngán lắm.
    Chỗ các thầy có dạy thôi thủ không?
    Tôi thấy tập cái này vừa luyện chân tay và hơi thở, sự tập chung rất tốt.
    Dưới đây lầ bài viết của Shaolaojia trên trang Trần gia TCQ:
    Re: THÁI CỰC THÔI THỦ LÀ GÌ?
    THÁI CỰC THÔI THỦ LÀ GÌ?

    Gửi bàigửi bởi vocan_votran vào ngày 16 Tháng 6 2011, 13:06
    Em là người mới, không hiểu rõ " Thái Cực Thôi Thủ " là gì?
    xin phép quý thầy, quý sư huynh giải thích giúp!
    xin cám ơn.
    Re: THÁI CỰC THÔI THỦ LÀ GÌ?
    Gửi bàigửi bởi anhkiet vào ngày 10 Tháng 1 2012, 05:57
    Thôi thủ 推手theo nghĩa đích thực của Tàu là phép đẩy tay, tức đẩy qua đẩy lại (nếu hai người cùng đẩy thì gọi là [song nhân thôi thủ]双人推手; trường hợp không có người cùng tập thì gọi là [Đơn nhân thôi thủ]单人推手) nhằm luyện sức dẻo dai, sự bên bỉ và điều quan trọng là thông qua sự "thôi thủ" ta có thể cảm nhận được kình lực của đối phương. Hơn cả như thế, "Một cao thủ TCQ" không chỉ dừng lại ở sự cảm nhận懂劲 kình lực劲力 của đối phương mà còn có thể nắm bắt được âm mưu阴谋 ý đồ意图, mục đích của đối phương (tức ý định tấn công ta) thông qua việc tiếp xúc (giao thủ) 交手và như vậy, một cao thủ TCQ có thể rễ ràng triệt hạ âm mưu ý đồ đối phương. Muốn đạt được trình độ như vậy thì người tập không những phải có một căn bản võ công vững vàng (vì TCQ là môn võ thuật), chắc chắn mà còn phải là một "tỉ phú" về thời gian (tức chỉ ăn với luyện thôi thủ thôi).... Nay tình hình xã hội hiện rất phức tạp "người ngay thì ít, kẻ gian thì nhiều", xã hội ra đường đâu đâu cũng thấy chém giết, cảnh bạo lực ngang nhiên hoành hành do vậy người luyện võ cũng cần phải có những thay đổi để thích ứng với xã hội, phải tập cái gì đó (tùy mỗi người, nếu có điều kiện thì chọn võ tự vệ, võ cận chiến, Kẩtedo... võ mồm tức la làng quyền, hay võ chạy, tức ù té quyền v.v.) mà một vài tháng ra đường gặp sự cố ta có thể ứng biến được (không hạ được đối phương thì cũng biết đường mà tránh né nhằm bảo vệ mình hoặc chi ít cũng có thể [tẩu vi thượng] còn tập thôi thủ thì biết đến bao giờ mới thành công được. Có một số bạn xem clip thôi thủ cua Tàu nên rất khoái, thấy mê nhưng thấy vậy, chứ không phải vậy.Để thôi thủ được đối phương (đánh ngã được đối phương, cảm nhận được kình lực của đối phương thì còn khó hơn cả võ Vovinam nhảy lên kẹp cổ đối phương, các bạn có thấy ai ra đường đánh nhau mà lại đứng cho người ta kẹp cổ không? Có thấy ai ra đường đánh nhau lại đưa tay ra cho người ta đưa đẩy không? Chắc chắn các bạn sẽ nói không đúng không? Bây giờ, hễ đụng chuyện là đối phương nó đấm vù vù như gió thế mà các bạn định giở tay ra múa được sao????
    Thôi thủ phải mất rất nhiều thời gian mới đạt được còn như với kungfu 5-10 năm thì cũng giống như món kẹp cổ của Vovinam, chỉ cốt luyện sức dẻo dai, cho đẹp thôi chứ không thể xài được, muốn xài được phải tập căn bản võ thuật thật tốt, phải có bộ pháp, thân pháp vững vàng, chắc chắn, nhanh nhẹn, linh hoạt; phải có kỹ thuật cầm nã 擒拿 vững vàng (nên nhớ từ thái采 và liệt 例chính là các kỹ thuật túm nắm, bắt, xoay chuyển trong TCQ), lại phải có thủ cước pháp điêu luyện (mà muốn có được thì các bạn biết phải làm gì rồi)... nhớ đừng ảo tưởng! Người luyện TCQ muốn giỏi phải bỏ nhiều công sức để luyện võ thuật căn bản, đặc biệt là kỹ thuật tự vệ, có như vậy thì các bạn mới nhanh chóng hình dung ra chiêu thức, cách thức vận dụng một cách thích hợp kỹ thuật của TCQ. Luyện căn bản tự vệ tốt và tập võ tự vệ giỏi không những có thể tự bảo vệ được mình mà còn nắm chắc căn bản của võ thuật để áp dụng luyện TCQ thì đi bài mới chuẩn. Còn như hiện nay, người ta luyện TCQ là hoàn toàn thiên về dưỡng sinh thôi, nên thấy múa đẹp, rất dẻo mà không có chất võ trong đó...
    Có một số người, vì quá đam mê TCQ nên đã cố tình thần thánh hóa TCQ làm cho TCQ ngày càng xa dời thực tế. Có người thích phân thế và phân thế nào cũng dùng tấn công được chẳng hạn như "bạch hạc lượng sí" hay thức "thủ huy tì bà"... hể đối phương lao vào là họ cho địch nhân lăn đùng ngã ngửa ra ngay... thật hết sứ vô lý? TCQ là môn quyền thuật được hình thành dựa trên triết lý Âm Dương, học thuyết ngũ hành, nếu chúng ta đã lấy chiêu "lâu tất ảo bộ là Dương, là Cương, là Công... là phở thì thủ huy tì bà phải là Âm, là nhu, là thủ, là bột ngọt, gừng, là hồi là quế, là gia vi để tạo thành tô phở có mùi phở. Bởi thế trong TCQ luận mới nói "...âm dương tương tế phương vi đổng kình...".
    Các bạn thấy dúng không? làm gì mà "dã mã phân tông" cũng công, "bạch hạc lượng sí" cũng công, "lâu tất ảo bộ" cũng công, "thủ huy tì bà" công nốt thế thủ ở đâu? Thế chẳng phải là tô phở chỉ có bánh phở mà không có hành, không có thịt bò à? Theo các bạn, tô phở như thế thì gọi tô gì ???.... và môn võ chỉ có công, có cương, có dương mà không có âm, có thủ thì có thể nào gọi là TCQ được không? Có thể nào gọi là "Nội Gia quyền" (tức chú trọng luyện bên trong) được không?
    Quay lại vấn đề, thôi thủ chỉ là một phương pháp luyện sức, luyện sự dẻo dai, bền bỉ, luyện đức tính kiên trì, luyện nội công (Trong ổn cố, ngoại an thư)... và mang tính bổ trợ hữu hiệu, các bạn không nên nắm chắc vấn đề này, hiểu rõ vấn đề này và khi đã hiểu rõ rồi thì hãy tiến hành tập trung luyện tập nếu thực sự các bạn yêu thích và thực sự có thời gian (phải 15- 20 năm thậm chí còn hơn) như đã nói ở trên kia. Đừng kỳ vọng một các mơ hồ những chuyện không đâu khi chưa hiểu biết như thế.

    Chúc vui vẻ./.
    Võ Sư: Thiều Ngọc Sơn.
    Các bạn có thể tham khảo các bài viết về các lĩnh vực như Khí công, TCQ, Dưỡng sinh, võ thuật tại web võ thuật của võ phái Thiều gia: http://thaicucthieugia.com.
    Lần sửa cuối bởi Shaolaojia; 28-01-2012 lúc 04:01 AM

  10. #10
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    669
    Thanks
    16
    Thanked 91 Times in 76 Posts
    Re: THÁI CỰC THÔI THỦ LÀ GÌ?
    Gửi bàigửi bởi taijihn vào ngày 17 Tháng 1 2012, 04:58
    @ anhkiet: em nghĩ "Dã mã phân tông" công là chuyện bình thường,nếu đánh đúng thì sức công cũng khủng khiếp. Thủ huy tỳ bà có thể xem là nhu, là âm, là thủ. Nhưng nếu đúng theo triết lý âm dương thì thủ mà không chỉ thủ, vì trong thủ đã hàm chứa công rồi. Thành thử nó là nhu đấy, là thủ đấy, nhưng khi va chạm lại dội ngược kình lực để tìm thế công trong thủ, nên ai đó khai thác nó ở khía cạnh công cũng không sao. Chiêu Bạch Hạc lượng sí cũng đặc trưng cho kỹ thuật chiến đấu của thái cực.
    trên đây là vài ý kiến chủ quan của em. Mong anh trao đổi thêm.
    .
    [B]Trả lời của Anhkiet:
    Re: THÁI CỰC THÔI THỦ LÀ GÌ?
    Gửi bàigửi bởi anhkiet vào ngày 21 Tháng 1 2012, 17:57
    - thế thượng vô nan sự
    - chỉ pha tâm bất kiên
    - di sơn hòa đảo hải
    - hữu chí sự cánh thành.
    Dịch;
    - ở đời không có việc gì khó
    - chỉ sợ lòng chẳng bền
    - Đào núi và lấp biển
    - Có chí ắt làm nên
    Em thấy chưa, Chẳng có gì là không làm được (Bác nói đấy), có điều em có chí hay không mà thôi. Thế nhưng (kể cả lời Bác nói cũng không thể là tuyệt đối đúng) cái sự gì cũng chỉ nằm trong phạm trù tương đối chẳng hạn Bác nói "không có việc gì khó..." theo em ở đời thì người ta thấy việc gì khó nhất nào? Theo tôi việc khó nhất chính là sống làm sao cho đàng hoàng mà muốn sống cho đàng hoàng thì chỉ có mình mới... biết. Vậy việc khó nhất ở trên đời này chính là làm sao để "thắng được chính mình" vậy.
    "Thế thượng vô nam sự" thật à? Ôi thế sao lại còn có chuyện ".... suốt mấy đêm rồi đau tiễn đưa, trời tuôn nước mắt đời tuôn mưa. Chiều nay con lại về thăm Bác, ướt lạnh vườn rau mấy gốc dừa..." Đến đây thì em hiểu rồi phải không? Không có việc gì khó? Đúng! Vẫn biết là như thế nhưng chúng ta không nên thần thánh hóa tất cả mọi vấn đề. Có những vấn đề vốn dĩ rất đơn giản thì ta cũng cứ để cho nó thật giản đơn cũng như chuyện đời "hết mưa là nắng", ai cũng biết và chẳng có ai ngạc nhiên vì chuyện đó cả??? thế nhưng chỉ khi Tố Hữu nói "hết mưa là nắng hửng lên thôi!" (nhắc lại thơ của Hồ Chủ tịch) thì mọi người như òa vỡ, chỉ bấy giờ họ mới thấy cái chân lý ấy nó quá hay!!! Thái cực quyền cũng thế, cái chân lý ấy không có gì sai cả và ai cũng hiểu như thế nhưng chuyện nói với làm lại là cả một vấn đề. Giống như "tôi sẽ không bao giờ già, sẽ mãi mãi trường tồn..." và rốt cục em có thấy ai trường tồn không? Có thấy ai là người không già không? Cái gì nó cũng có qui luật của nó cả mà đã là qui luật thì tuyệt đói tuân thủ. TCQ được hình thành dựa trên nền tảng của học thuyết Âm Dương ngũ hành của đạo gia, kỳ kinh bát mạch của Trung y, là tinh hoa văn hóa của võ thuật, dưỡng sinh thuật, binh pháp... Do vậy, TCQ cũng phải tuân thủ theo đúng qui trình vận động của nó tức là hễ cương là tới nhu (hữu âm hữu dương), hễ động là đến tĩnh (hết mưa là nắng hửng lên thôi) và nó cũng biết rằng "Địa thấp yếm văn Thiên Trúc vũ" (Đất ướt rất ghét nghe nhắc đến chuyện mưa ở Thiên Trúc) và đấy cũng chính là trong công có thủ, trong thủ ngầm công vậy ... nhưng cũng chớ lạm dụng, chớ cưỡng ép làm gì.
    Và bạn hoanganh322 bên Trần gia đã viết:
    Em có điều muốn hỏi mong các sử huynh, và các thầy chỉ giáo, vậy thôi thủ của thái cực và niêm thủ của vịnh xuân thì khác nhau chỗ nào, cái nào hơn cái nào??
    Trà lời:
    Thôi thủ là phép đẩy tay như đã nói trên kia. Niêm thủ (粘手), niêm 粘 có nghĩa là dính, ta hay nghe câu "Niêm phong 粘封" và trong niêm phong người ta thường dùng giấy, băng keo, hồ dán (ngày nay để chống trộm thì người ta tiến hành niêm phong bằng chì) để dán cái gì đó lại... Niêm 黏 = dán và thủ 手 = tay. Vậy Niêm thủ tức là phép dính tay. Hai phép này thực ra tên gọi thì có khác nhau nhưng hành động cử chỉ không có gì khác cả và cũng chính vì vậy trong TCQ luận có nói "... dục tỵ thử bệnh, tu tri âm dương. Niêm tức thị tẩu, tẩu tức thị niêm. Dương bất ly âm, âm bất ly dương, âm dương tương tế, phương vi đổng kình..." chính là vì vậy.
    Khác nhau là ở chỗ một bên dụng lực (kình) và bên kia thì ngược lại. Chẳng cái nào hơn cái nào vì cả hai con đường đều tiến về La mã cả. Có điều Vịnh Xuân sẽ nhanh đạt hiệu quả (nếu chịu luyện chỉ vài tháng, 1 năm cũng có thể khá rồi) trong khi đó TCQ thì phải đến 10, 20 mươi năm thì công mới thành, danh mới toại (và lúc ấy cũng 4-50 tuổi rồi chắc cũng chẳng ai thèm chấp (4-50 t thường đầu bạc mà ngày xưa có luật không bắt tội kẻ bạc đầu). Vậy em nên nghiên cứu kỹ để chọn lựa cho thích hợp.
    BÀi trả lời của : Võ sư Thiều Ngọc Sơn.

Tags for this Thread

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •