Trang 4/4 ĐầuĐầu ... 234
Hiện kết quả từ 31 tới 33 của 33

Chủ đề: Võ thuật Thiều Gia & Từ Điển - Bách Khoa Tự Soạn

  1. #31
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Mar 2014
    Bài gửi
    150
    Thanks
    24
    Thanked 18 Times in 16 Posts
    Quote Nguyên văn bởi thieugia Xem bài viết
    lý tưởng...




    Lý tưởng

    và những điều tưởng là có lý !!!!!!! ???????????

    Khái niệm:
    Lí tưởng sống (lẽ sống) là cái đích của cuộc sống mà mỗi con người khát khao muốn đạt được.

    Biểu hiện của lí tưởng sống
    - luôn suy nghĩ và hành động không mệt mỏi
    - luôn vươn tới sự hoàn thiện bản thân
    - mong muốn cống hiến cho sự nghiệp chung

    ý nghĩa của lí tưởng sống
    - với bản thân: Tự hoàn thiện bản thân về mọi mặt.
    - với xã hội: Góp phần thực hiện tốt những nhiệm vụ chung của xã hội. Và luôn được mọi người tôn trọng.[/COLOR]
    Chân lý hay lý tưởng đều do con người qui định. Bảo đúng thì đúng mà mà nói sai tất là sai.

  2. #32
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Bàn về DẤU CHẤM, DẤU PHẨY TRONG THƠ



    Năm 1985, khi chuẩn bị làm tuyển tập thơ Việt Nam 40 năm ( 1945 – 1985 ) nhà thơ Quang Huy gọi cho tôi, em mang ra cho anh mấy bài thơ viết về chiến trường được giải ấy để anh chọn một bài. Tôi mừng quýnh, vội phóng xe đạp từ cơ quan ra.

    Tôi đưa ra 4 bài. Anh bảo, em thích bài nào? Tôi chưa biết trả lời thế nào vì câu ấy khó như ai hỏi người mẹ, trong đàn con của bà, bà thích đứa nào nhất. Cuối cùng anh em cũng thống nhất, chọn bài, anh mang về cho em. Khi tôi đưa bản chép tay cho anh, lướt qua một lượt, bỗng anh kêu lên như thất thanh: bỏ dấu phẩy đi em ơi. Không phẩy đã là ghê người rồi còn phẩy nữa, em bày ra rõ ràng quá từng món thế này, kinh ghê lắm. Câu anh Quang Huy nói như sau: Phút đói khuỵu chân ngủ ngồi, ngủ đứng / Phút bới tìm xương, thịt bạn đem chôn. Câu đầu thì không sao, nhưng đến món xương phẩy (,) thịt đồng đội tôi thì anh không chịu được. Tôi bảo, em quên, quen tay phẩy sai rồi anh ạ. Thế là tôi bỏ dấu phẩy ấy. Câu thơ đúng bản gốc là: Phút bới tìm xương thịt bạn đem chôn.

    Năm 1969, khi Bác Hồ mất, trong bài thơ chảy cùng nước mắt của nhà thơ Thạch Quỳ có hai câu: Tiễn đưa trong tiếng súng gầm / Nước chưa hết giặc, Bác nằm có yên. Theo anh Thạch Quỳ kể trên báo văn nghệ thì anh mang hai câu ấy, hỏi các nhà thơ, nhà văn mà anh cho là nhạy cảm nhất : cuối câu thơ đó nên để dấu chấm hỏi (?) hay dấu chấm than (!). Kết quả, nhà thơ Xuân Quỳnh trả lời đúng theo anh Thạch Quỳ, khẳng định được cái duy nhất của cái dấu chấm ấy mà thôi. Nhà văn Trần Thuỳ Mai viết thư cho anh Thạch Quỳ: … “Nguy quá, em quá run. Ban đầu em định đặt dấu chấm hỏi (?) Nước chưa hết giặc, Bác nằm có yên? Nhưng em nghĩ, nếu đơn giản vậy thì tại sao lại nhiều người nói sai và cãi nhau. Hay là nó thế này: Nước chưa hết giặc, Bác nằm có yên…?! Thôi anh Quỳ ơi, em xin tình nguyện thi rớt chứ cuộc thi này kinh khủng quá!”

    Kinh khủng thật! Trong văn học hay cả trong giao tiếp dấu chấm, dấu phẩy có giá trị rất lơn, nó làm cho ý nghĩ, thông tin chính xác, đúng ý người muốn truyền tải. Ngoài lời ra hay đúng hơn dấu chấm, dấu phẩy còn mang nguyên cảm xúc truyền cảm xúc đó cho người đọc để họ cảm xúc gần giống với người viết. Khi Nguyễn Du viết: Đau đớn thay phận đàn bà! Nếu không có dấu chấm than sau câu thì sao nhỉ. Tôi cảm thấy câu thơ bị mất đi một nửa!


    Nhưng rồi, cái quan trọng của dấu chấm, dấu phẩy cứ theo tôi đi suốt đến giờ. Nếu không có thiên nhiên và các mối quan hệ giữa thiên nhiên với con người và con người với con người trong việc tìm cái ăn, cái mặc… liệu có thơ không? Thơ tất nhiên phải phản ánh các mối quan hệ đó, hay đúng hơn các quan hệ đó đã làm xuất hiện buồn, vui, hờn giận…trong thế giới Người mà thơ hướng tới. Nhưng tình cảm thoát ra đó đã qua cảm nhận của nhà thơ, nó không còn nguyên xi nữa. Nếu không có bờ, liệu có ao, suối, sông, biển không ? Trong thực tế, ai cũng biết là không. Tôi liên tưởng các dấu chấm, dấu phẩy như những cái bờ ấy. Nó phân định được các khái niệm chính xác. Nhưng nói sông, suối thì ta nghĩ ngoài bờ ra nó phải dài, biển phải rộng, khác với ao, hồ. Nhưng mặt khác, những ao, hồ, sông,suối…khi đã thành tâm thức trong trí óc và trái tim nhà thơ thì một mặt nó vẫn ao, hồ, sông, suối…mặt khác nó được tái tạo lại không còn như nó vốn có. Nó đã được nhận thức qua cảm nhận của nhà thơ đang hướng về phản ánh các trạng thái tình cảm trong mối quan hệ Người rồi. Đôi ta lên thác, xuống ghềnh / Em ra đứng mũi cho anh chịu sào; Trăm năm dù lỗi hẹn hò / Cây đa, bến cũ con đò khác đưa (ca dao VN); Anh không xứng là biển xanh ( Xuân Diệu ); Chỉ có biển mới biết / Thuyền đi đâu, về đâu ( Xuân Quỳnh ) Sóng vỗ tràng giang buồn điệp điệp ( Huy Cận)…vv…vv. Thác, ghềnh, con đò, biển, thuyền, sóng…đâu còn nguyên nghĩa nữa. Những danh từ này đều định nghĩa được trong thực tế. Ấy mà khi nó vào thơ thì không nhà từ điển nào định nghĩa được!


    Trong nhiều trường hợp, với thơ, tôi lại thấy, các dấu chấm, dấu phẩy lại làm cho câu thơ bị đóng khung lại, mà bản chất thơ là tràn. Các dấu chấm, dấu phẩy đó giống như bờ ao, hồ, sông, suối cụ thể trong thực tế. Nhưng thơ giống như khi mưa lũ băng đồng, không còn bờ để mà phân biệt rõ ràng được nữa. Ngôn ngữ thơ vừa rõ ràng vừa như không thể rõ ràng được. Có lẽ đó là lý do mà một bài thơ mỗi người đọc một cách vì bản chất thơ là đa nghĩa, đa tình. Khi tôi được mời viết lời giới thiệu cho tập thơ đầu tay Kiều Mây của tác giả trẻ Huỳnh Thuý Kiều, tôi phải đọc kỹ, cố gắng hiểu ý tác giả. Đến giờ tôi vẫn bị ám ảnh mấy câu thơ: Quầy cau trắng nghiêng sương miền tóc mẹ / Sóng dập dềnh chao điệu lý xàng xê / Hò cống liêu ai cười, ai nói ? Hoa mù u lọt thỏm bóng chiều. Với tôi, đây là những câu thơ rất đẹp và chảy tràn bờ. Tôi băn khoăn về dấu hỏi ở câu: Hò cống liêu ai cười, ai nói ? Cái dấu hỏi này làm cho câu thơ bị be bờ, cụ thể hoá ngăn cản sự tràn mà tôi đang nói đó. Tôi định gọi cho tác giả nói ý mình, nếu tác giả nghe được thì câu thơ còn vọng xa hơn. Nhưng rất tiếc, tôi không liên lạc được mà sáng sớm mai tôi đã đi hội thảo khoa học ở Soeul rồi. Khi về sách đã ra, đến giờ tôi vẫn băn khoăn, nếu không có dấu hỏi kia liệu câu thơ có hay hơn không?

    VƯƠNG CƯỜNG

    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  3. #33
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Cách Xưng - Hô của người xưa
    Bài này shaolaojia sưu tầm trên Internet nói về cách thức xưng hô, sự phân chia vai vế trong xã hội xưa để mọi người cùng tham khảo. Việc này trông vậy nhưng rất hữu ích cho các bạn trong việc làm thơ, nhất là thơ mang tính hoài cổ.
    I. Cách xưng hô trong hoàng tộc
    - Cha vua (người cha chưa từng làm vua): Quốc lão
    - Cha vua (người cha đã từng làm vua rồi truyền ngôi cho con): Thái thượng hoàng
    - Mẹ vua (chồng chưa từng làm vua): Quốc mẫu
    - Mẹ vua (chồng đã từng làm vua): Thái hậu
    - Anh trai vua: Hoàng huynh
    - Chị gái vua: Hoàng tỉ
    - Vua: Hoàng thượng
    - Vua của đế quốc (thống trị các nước chư hầu): Hoàng đế
    - Em trai vua: Hoàng đệ
    - Em gái vua: Hoàng muội
    - Bác vua : Hoàng bá
    - Chú vua : Hoàng thúc
    - Vợ vua : Hoàng hậu/Hoàng hậu nương nương
    - Cậu vua : Quốc cữu
    - Cha vợ vua : Quốc trượng
    - Con trai vua : Hoàng tử
    - Con trai vua (người được chỉ định sẽ lên ngôi): Đông cung thái tử/Thái tử
    - Vợ hoàng tử : Hoàng túc
    - Vợ Đông cung thái tử : Hoàng phi
    - Con gái vua : Công chúa
    - Con rể vua : Phò mã
    - Con trai trưởng vua chư hầu : Thế tử
    - Con gái vua chư hầu : Quận chúa
    - Chồng quận chúa : Quận mã
    - Vua tự xưng :
    + quả nhân: dùng cho tước nào cũng được.
    + trẫm: chỉ cho Hoàng đế/Vương.
    + cô gia: chỉ dùng cho Vương trở xuống.
    - Vua gọi các quần thần : chư khanh, chúng khanh
    - Vua gọi cận thần (được sủng ái) : ái khanh
    - Vua gọi vợ (được sủng ái) : ái phi
    - Vua gọi vua chư hầu : hiền hầu
    - Vua, hoàng hậu gọi con (khi còn nhỏ) : hoàng nhi
    - Các con tự xưng với vua cha: nhi thần
    - Các con gọi vua cha: phụ hoàng
    - Các con vua gọi mẹ: mẫu hậu
    - Các quan tâu vua : bệ hạ, thánh thượng
    - Các thê thiếp (bao gồm cả vợ) khi nói chuyện với vua xưng là : thần thiếp
    - Hoàng thái hậu nói chuyện với các quan xưng là : ai gia
    - Các quan tự xưng khi nói chuyện với vua: hạ thần
    II. Cách xưng hô giữa quan với quan, quan với Dân.
    - Các quan tự xưng khi nói chuyện với quan to hơn (hơn phẩm hàm) : hạ quan
    - Các quan tự xưng với dân thường: bản quan
    - Dân thường gọi quan: đại nhân
    - Dân thường khi nói chuyện với quan xưng là: thảo dân
    - Người làm các việc vặt ở cửa quan như chạy giấy, dọn dẹp, đưa thư, v.v… : nha dịch/nha lại/sai nha
    - Con trai nhà quyền quý thì gọi là : công tử
    - Con gái nhà quyền quý thì gọi là : tiểu thư
    - Đầy tớ trong các gia đình quyền quý gọi ông chủ là : lão gia
    - Đầy tớ trong các gia đình quyền quý gọi bà chủ là : phu nhân
    - Đầy tớ trong các gia đình quyền quý gọi con trai chủ là : thiếu gia
    - Đầy tớ trong các gia đình quyền quý tự xưng là (khi nói chuyện với bề trên): tiểu nhân
    - Đứa con trai nhỏ theo hầu những người quyền quý thời phong kiến : tiểu đồng
    - Các quan thái giám khi nói chuyện với vua, hoàng hậu xưng là : nô tài
    - Cung nữ chuyên phục dịch xưng là : nô tì
    - Ngoài ra, đối với các quan còn có kiểu thêm họ vào trước chức tước, thành tên gọi. Ví dụ : Quách công công, Lý tổng quản, Lưu hoàng thúc…
    III. Xưng hô khi nói chuyện với người khác:
    - Tôi (cho phái nam)= Tại hạ/Tiểu sinh/Mỗ/Lão phu (nếu là người già)/Bần tăng (nếu là nhà sư)/Bần đạo (nếu là đạo sĩ)/Lão nạp (nếu là nhà sư già)
    - Tôi (cho phái nữ) = Tại hạ/Tiểu nữ//Lão nương (nếu là người già)/Bổn cô nương/Bổn phu nhân (người đã có chồng)/Bần ni (nếu là ni cô)/Bần đạo (nếu là nữ đạo sĩ)
    - Anh/Bạn (ý chỉ người khác) = Các hạ/Huynh đài/Công tử/Cô nương/Tiểu tử/Đại sư (nếu nói chuyện với nhà sư)/Chân nhân (nếu nói chuyện với đạo sĩ)
    - Anh = Huynh/Ca ca/Sư huynh (nếu gọi người cùng học một sư phụ)
    - Anh (gọi thân mật)= Hiền huynh
    - Em trai = Đệ/Đệ đệ/Sư đệ (nếu gọi người cùng học một sư phụ)
    - Em trai (gọi thân mật) = Hiền đệ
    - Chị = Tỷ/Tỷ tỷ/Sư tỷ (nếu gọi người cùng học một sư phụ)
    - Chị (gọi thân mật) = Hiền tỷ
    - Em gái = Muội/Sư muội (nếu gọi người cùng học một sư phụ)
    - Em gái (gọi thân mật) = Hiền muội
    - Chú = Thúc thúc/Sư thúc (nếu người đó là em trai hoặc sư đệ của sư phụ)
    - Bác = Bá bá/Sư bá (Nếu người đó là anh hoặc sư huynh của sư phụ)
    - Cô/dì = A di (Nếu gọi cô ba thì là tam di, cô tư thì gọi là tứ di….)
    - Dượng (chồng của chị/em gái cha/mẹ) = Cô trượng
    - Thím/mợ (vợ của chú/cậu) = Thẩm thẩm (Nếu gọi thím ba thì là tam thẩm, thím tư thì gọi là tứ thẩm…)
    - Ông nội/ngoại = Gia gia
    - Ông nội = Nội tổ
    - Bà nội = Nội tổ mẫu
    - Ông ngoại = Ngoại tổ
    - Bà ngoại = Ngoại tổ mẫu
    - Cha = Phụ thân
    - Mẹ = Mẫu thân
    - Anh trai kết nghĩa = Nghĩa huynh
    - Em trai kết nghĩa = Nghĩa đệ
    - Chị gái kết nghĩa = Nghĩa tỷ
    - Em gái kết nghĩa = Nghĩa muội
    - Cha nuôi = Nghĩa phụ
    - Mẹ nuôi = Nghĩa mẫu
    - Anh họ = Biểu ca
    - Chị họ = Biểu tỷ
    - Em trai họ = Biểu đệ
    - Em gái họ = Biểu muội
    - Gọi vợ = Hiền thê/Ái thê/Nương tử
    - Gọi chồng = Tướng công/Lang quân
    - Anh rể/Em rể = Tỷ phu/Muội phu
    - Chị dâu = Tẩu tẩu
    - Cha mẹ gọi con cái = Hài tử/Hài nhi hoặc tên
    - Gọi vợ chồng người khác = hiền khang lệ (cách nói lịch sự)
    IV. Khi nói chuyện với người khác mà nhắc tới người thân của mình:
    # Cha mình thì gọi là gia phụ
    # Mẹ mình thì gọi là gia mẫu
    # Anh trai ruột của mình thì gọi là gia huynh/tệ huynh (cách nói khiêm nhường)
    # Em trai ruột của mình thì gọi là gia đệ/xá đệ
    # Chị gái ruột của mình thì gọi là gia tỷ
    # Em gái ruột của mình thì gọi là gia muội
    # Ông nội/ngoại của mình thì gọi là gia tổ
    # Vợ của mình thì gọi là tệ nội/tiện nội
    # Chồng của mình thì gọi là tệ phu/tiện phu
    # Con của mình thì gọi là tệ nhi
    V. Khi nói chuyện với người khác mà nhắc tới người thân của họ:
    # Sư phụ người đó thì gọi là lệnh sư
    # Cha người đó là lệnh tôn
    # Mẹ người đó là lệnh đường
    # Cha lẫn mẹ người đó một lúc là lệnh huyên đường
    # Con trai người đó là lệnh lang/lệnh công tử
    # Con gái người đó là lệnh ái/lệnh thiên kim
    # Anh trai người đó thì gọi là lệnh huynh
    # Em trai người đó thì gọi là lệnh đệ
    # Chị gái người đó thì gọi là lệnh tỷ
    # Em gái người đó thì gọi là lệnh muội
    VI. Xưng hô trong gia đình:
    Ông bà tổ chết rồi xưng Hiển cao tổ khảo/tỷ
    Ông bà tổ chưa chết xưng Cao tổ phụ/mẫu cháu xưng Huyền tôn
    Ông bà cố chết rồi xưng Hiển tằng tổ khảo/tỷ
    Ông bà có chưa chết xưng Tằng tổ phụ/mẫu cháu xưng Tằng tôn
    Ông bà nội chết rồi thời xưng Hiẻn tổ khảo/tỷ
    Ông bà nội chưa chết thì xưng Tổ phụ/mẫu cháu xưng nội tôn
    Cha mẹ chết rồi thì xưng: Hiển khảo, Hiền tỷ.chưa chết xưng thân Phụ/mẫu (xem thêm phần cha kế mẹ kế)
    Cha chết rồi thì con tự xưng là: Cô tử, cô nữ (cô tử: con trai, cô nữ: con gái).
    Mẹ chết rồi thì con tự xưng là: Ai tử, ai nữ.
    Cha mẹ đều chết hết thì con tự xưng là: Cô ai tử, cô ai nữ.
    Cha ruột: Thân phụ.
    Cha ghẻ: Kế phụ.
    Cha nuôi: Dưỡng phụ.
    Cha đỡ đầu: Nghĩa phụ.
    Con trai lớn (con cả thứ hai): Trưởng tử, trưởng nam.
    Con gái lớn: Trưởng nữ.
    Con kế. Thứ nam, thứ nữ.
    Con út (trai): Quý nam, vãn nam. Gái: quý nữ, vãn nữ.
    Mẹ ruột: Sanh mẫu, từ mẫu.
    Mẹ ghẻ: Kế mẫu: Con của bà vợ nhỏ kêu vợ lớn của cha là má hai: Đích mẫu.
    Mẹ nuôi: Dưỡng mẫu.
    Mẹ có chồng khác: Giá mẫu.
    Má nhỏ, tức vợ bé của cha: Thứ mẫu.
    Mẹ bị cha từ bỏ: Xuất mẫu.
    Bà vú: Nhũ mẫu.
    Chú, bác vợ: Thúc nhạc, bá nhạc.
    Cháu rể: Điệt nữ tế.
    Chú, bác ruột: Thúc phụ, bá phụ.
    Vợ của chú : Thiếm, Thẩm.
    Cháu của chú và bác, tự xưng là nội điệt.
    Cha chồng: Chương phụ.
    Dâu lớn: Trưởng tức.
    Dâu thứ: Thứ tức.
    Dâu út: Quý tức.
    Cha vợ (sống): Nhạc phụ, (chết): Ngoại khảo.
    Mẹ vợ (sống): Nhạc mẫu, (chết): Ngoại tỷ.
    Rể: Tế.
    Chị, em gái của cha, ta kêu bằng cô: Thân cô.
    Ta tự xưng là: Nội điệt.
    Chồng của cô: Dượng: Cô trượng, tôn trượng.
    Chồng của dì: Dượng: Di trượng, biểu trượng.
    Cậu, mợ: Cựu phụ, cựu mẫu. Mợ còn gọi là: Câm.
    Còn ta tự xưng là: Sanh tôn.
    Cậu vợ: Cựu nhạc.
    Cháu rể: Sanh tế.
    Vợ: Chuyết kinh, vợ chết rồi: Tẩn.
    Ta tự xưng: Lương phu, Kiểu châm.
    Vợ bé: Thứ thê, trắc thất.
    Vợ lớn: Chánh thất.
    Vợ sau (vợ chết rồi cưới vợ khác): Kế thất.
    Anh ruột: Bào huynh.
    Em trai: Bào đệ, cũng gọi: Xá đệ.
    Em gái: Bào muội, cũng gọi: Xá muội
    Chị ruột: Bào tỷ.
    Anh rể: Tỷ trượng.
    Em rể: Muội trượng.
    Anh rể: Tỷ phu.
    Em rể: Muội trượng, còn gọi: Khâm đệ.
    Chị dâu: Tợ phụ, Tẩu, hoặc tẩu tử.
    Em dâu: Đệ phụ, Đệ tức.
    Chị chồng: Đại cô.
    Em chồng: Tiểu cô.
    Anh chồng: Phu huynh: Đại bá.
    Em chồng: Phu đệ, Tiểu thúc.
    Chị vợ: Đại di.
    Em vợ (gái): Tiểu di tử, Thê muội.
    Anh vợ: Thê huynh: Đại cựu: Ngoại huynh.
    Em vợ (trai): Thê đệ, Tiểu cựu tử.
    Con gái đã có chồng: Giá nữ.
    Con gái chưa có chồng: Sương nữ.
    Cha ghẻ, con tự xưng: Chấp tử.
    Tớ trai: Nghĩa bộc.
    Tớ gái: Nghĩa nô.
    Cha chết trước, sau ông nội chết, tôn con của trưởng tử đứng để tang, gọi là: Đích tôn thừa trọng.
    Cha, mẹ chết chưa chôn: Cố phụ, cố mẫu.
    Cha, mẹ chết đã chôn: Hiền khảo, hiển tỷ.
    Mới chết: Tử.
    Đã chôn: Vong.
    Anh em chú bác ruột với cha mình: Đường bá, đường thúc, đường cô, mình tự xưng là: Đường tôn.
    Anh em bạn với cha mình: Niên bá, quý thúc, lịnh cô. Mình là cháu, tự xưng là: Thiểm điệt, lịnh điệt.
    Chú, bác của cha mình, mình kêu: Tổ bá, tổ thúc, tổ cô.
    Mình là cháu thì tự xưng là: Vân tôn
    VII. Một số từ khác:
    * Gọi nhà của mình theo cách khiêm nhường lúc nói chuyện với người khác: tệ xá/hàn xá
    Nói về chỗ ở của người thì dùng: quí sở/quí cư
    (chỉ cần nói “tệ xá”, chớ không cần nói “tệ xá của tôi”; chỉ cần nói “quí sở”, chớ không cần nói “quí sở của ngài”)
    * Đứa bé thì gọi là tiểu hài nhi… bé gái thì gọi là nữ hài nhi… bé trai thì gọi là nam hài nhi
    * Khách sạn, nhà hàng, ngân hàng: quán trọ, tửu điếm, tiền trang
    * Bổ đầu: người đứng đầu tổ chức truy lùng tội phạm ở huyện thời xưa
    * Bộ khoái: người ở nha môn chuyên đi bắt người thời xưa, bây giờ là bộ phận cán bộ chuyên đi bắt các đối tượng phạm tội, ngườ lệnh truy nã của cơ quan Điều tra.
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •