Trang 1/4 123 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 33

Chủ đề: Võ thuật Thiều Gia & Từ Điển - Bách Khoa Tự Soạn

  1. #1
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts

    Võ thuật Thiều Gia & Từ Điển - Bách Khoa Tự Soạn

    THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN DÙNG TRONG VHNT

    1. Tạp bút, tạp văn, tản mạn là gì?

    Tản văn : là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả phong cảnh, khắc họa nhân vật. Lối thể hiện đời sống của tản văn mang tính chất khám phá, không nhất thiết đòi hỏi có cốt truyện phức tạp, nhân vật hoàn chỉnh nhưng có cấu tứ độc đáo, có giọng điệu, cốt cách á nhân. Điều cốt yếu là tản văn tái hiện được nét chính của các hiện tượng giàu Ý ‎ nghĩa xã hội, bộc lộ trực tiếp tình cảm, Ý nghĩ mang đậm bản sắc cá tính của tác giả. Tản văn là loại văn tự do, dài ngắn tùy Ý, cách thể hiện đa dạng, đặc biệt là thể hiện nổi bật chính kiến và cá tính tác giả, có truyền thống lâu đời và sức sống mạnh mẽ. (Từ điển thuật ngữ văn học - NXB GD)

    Tạp văn: “Những áng văn tiểu phẩm có nội dung chính trị, có tác dụng chiến đấu mạnh mẽ. Đó là một thứ văn vừa có tính chính luận sắc bén, vừa có tính nghệ thuật cô đọng, phản ánh và bình luận kịp thời các hiện tượng xã hội. Chẳng hạn như tạp văn của Lỗ Tấn, được ông gọi là dây thần kinh cảm ứng, là chân tay tiến công và phòng thủ, là dao găm và mũi lao, có thể cùng bạn đọc mở ra một con đường máu để sinh tồn. Phần lớn tạp văn mang yếu tố châm biếm, trào lộng, đả kích.” (Từ điển thuật ngữ văn học -NXB GD)

    Tạp bút: Chưa cập nhật trong Từ điển tiếng Việt –NXB Đà Nẵng, chưa thấy xuất hiện trong Từ điển thuật ngữ văn học-NXB GD.
    Theo mình, nó cùng nội hàm với khái niệm Tạp văn. Tản mạn: Theo Từ điển tiếng Việt NXB Đà Nẵng 2005: nghĩa là “ở tình trạng rời rạc, không có sự liên hệ với nhau, không tập trung” => đây là một tính từ chỉ một trạng thái, không phải danh từ chỉ một thể loại văn học.

    "Tản mạn", nghĩa của nó là gì thế....?!?

    Câu trả lời hay nhất - Do người đặt câu hỏi bình chọn

    Tản mạn:
    Ở tình trạng rời rạc, không có sự liên hệ với nhau, không tập trung. Trình bày tản mạn, thiếu tập trung. Những ý nghĩ tản mạn, không đâu vào đâu.
    Từ nguyên: từ “tản mạn” là một từ Hán-Việt, có gốc từ hai chữ Hán:
    - “tản”散 là rời rạc, chia ra nhiều hướng khác nhau, như trong “tản cư”(rời khỏi nơi ở -”cư”- để tránh nạn), hay trong “di tản”(đi -”di”- ra chỗ khác để tránh nạn), còn một âm nữa là “tán” như trong “phân tán”;
    - “mạn”漫 là tràn ra, không ở một chỗ (cũng tương tự như “tản”), nhưng không phải chữ “mạn”慢 là nhờn láo, khinh thường, như trong “ngạo mạn” hay “mạn phép”.
    Vậy nên nguyên gốc của chữ “tản mạn” này có nghĩa là lan man, rời rạc. Tuy nhiên nghĩa này thường được dùng với từ “tản mác”(nửa Hán, nửa Nôm). Còn nghĩa hay được dùng trong văn chương, cũng như quái khách đã tìm thấy, là nghĩa mở rộng (nghĩa bóng), có nghĩa là nói bâng quơ, không có chủ đích, không tập trung về một điều gì đó

    2. Ký & Các tiểu loại ký

    Do hướng đến những phạm vi thông tin và nhận thức đa dạng, ký cũng rất phong phú, bao gồm nhiều thể, nhiều tiểu loại:

    Ký sự: là một thể của ký thiên về tự sự, thường ghi chép các sự kiện, hay kể lại một câu chuyện khi nó mới xảy ra. Ký sự có cốt truyện hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh, cũng là loại thể có yếu tố trữ tình và chính luận, nhưng khuynh hướng của tác giả được toát ra từ tình thế và hành động. Yếu tố phi cốt truyện của những loại ký này không nhiều. Ghi chép khá hoàn chỉnh một sự kiện, một phong trào, một giai đoạn. Tác phẩm ký sự cũng cấu tạo theo phương thức kết cấu thông thường của một tác phẩm nghệ thuật: mở đầu và phát triển sự kiện, sự biến phát triển đến cao độ - hoặc căng thẳng nhất - và kết thúc. Ký sự là bức tranh toàn cảnh trong đó sự việc và con người đan chéo, những gương mặt của nhân vật không thật rõ nét.

    Phóng sự: là một thể ký nổi bật bằng những sự thật xác thực, dồi dào và nóng hổi, không chỉ đưa tin mà còn dựng lại hiện trường cho mọi người quan sát, đánh giá, do đó nó nghiêng hẳn về phía tự sự, miêu tả, tái hiện sự thật. Ở phương Tây đề ra công thức 5W cho phóng sự (What: cái gì đã xảy ra, Where: xảy ra ở đâu, When: xảy ra khi nào, Who: xảy ra với ai, Why: tại sao lại xảy ra). Tuy nhiên, thật ra đây là những tiêu chuẩn đề ra cho phương thức luận cứ trong một thiên phóng sự. Nội dung chủ yếu của phóng sự lại thiên về vấn đề mà người viết muốn đề xuất và giải quyết. Do đó phóng sự, mặc dù có chất liệu chủ yếu là người thật việc thật, nhưng có màu sắc chính luận.

    Nhật ký: là một thể loại ký mang tính chất riêng tư, đời thường nhiều nhất. Nếu hầu hết các tác phẩm văn học là để giao lưu với người khác, thì nhật ký lại chỉ để giao lưu với chính mình. Là ghi chép của cá nhân về sự kiện có thật đã, đang và tiếp tục diễn ra theo thời gian, nhật ký thường bao gồm cả những đoạn trữ tình ngoại đề và những suy nghĩ có tính chất chủ quan về sự kiện. Một nhật ký có phẩm chất văn học khi nó thể hiện được một thế giới tâm hồn, khi qua những sự việc và tâm tình cá nhân tác giả giúp người đọc nhìn thấy những vấn đề xã hội trọng đại. Trong thực tế có thể có những nhật ký ít có chất văn học như các nhật ký hành trình (nhật ký hàng hải), nhật ký công tác; và cũng có những tác phẩm có tên nhật ký nhưng nội dung lại không hoàn toàn là nhật ký (chẳng hạn Nhật ký người điên của Lỗ Tấn, Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh).

    Hồi ký: những ghi chép có tính chất suy tưởng của cá nhân về quá khứ, một dạng gần như tự truyện của tác giả. Hồi ký cung cấp những tư liệu của quá khứ mà đương thời tác giả chưa có điều kiện nói được. Khác với nhật ký, do đặc thù thời gian đã lùi xa, sự kiện trong hồi ký có thể bị nhớ nhầm hoặc tưởng tượng thêm mà người viết không tự biết.

    Bút ký: là một thể của ký, nằm trung gian giữa ký sự và tùy bút. Bút ký thiên về ghi lại một cảnh vật mà nhà văn mắt thấy tai nghe, thường trong các chuyến đi. Bút ký tái hiện con người và sự việc một cách phong phú, sinh động, nhưng qua đó biểu hiện khá trực tiếp khuynh hướng cảm nghĩ của tác giả, có màu sắc trữ tình. Kết hợp linh hoạt các phương thức nghị luận, tự sự, trữ tình nhưng tùy theo độ đậm nhạt khác nhau của các phương thức mà ta có bút ký chính luận, bút ký tùy bút v.v..

    Tùy bút: Là một thể của ký đối lập với phóng sự. Nếu phóng sự thiên về tự sự với điểm tựa là sự kiện, thì tùy bút nghiêng hẳn về trữ tình với điểm tựa là cái tôi của tác giả. Hình thức thể loại này cho phép nhà văn phóng bút viết tùy theo cảm hứng, tùy cảnh, tùy việc mà suy tưởng, nhận xét, đánh giá, trình bày v.v. Những chi tiết, con người cụ thể trong tác phẩm chỉ là cái cớ để tác giả bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức, đánh giá.

    Du ký: loại ký có cốt truyện ghi chép về vẻ kỳ thú của cảnh vật thiên nhiên và cuộc đời; những cảm nhận, suy tưởng của con người trong những chuyến du ngoạn. Du ký phản ánh, truyền đạt những nhận biết, những cảm tưởng, suy nghĩ mới mẻ của bản thân người du lịch về những điều mắt thấy tai nghe ở những xứ sở xa lạ, nơi mọi người ít có dịp đi đến, chứng kiến. Hình thức du ký có thể bao gồm các ghi chép, ký sự, hồi ký, thư tín, hồi tưởng v.v. Tác giả của du ký tường bộc lộ niềm say mê khát khao tìm kiếm, khám phá những điều mới lạ.

    Kỷ hành: một dạng thức của nhật ký hành trình hay du ký của văn học Nhật Bản, thường phát triển đậm đặc tính chất trữ tình thông qua sự kết hợp của những đoạn tản văn và thơ. Nổi tiếng trong thể ký này phải kể đến những sáng tác của nhà thơ Nhật Bản Matsuo Bashō.

    Truyện ký: ngược lại với ký sự, thường tập trung cốt truyện vào việc trần thuật một nhân vật: những danh nhân về khoa học và nghệ thuật, những anh hùng trên mặt trận chiến đấu và sản xuất, chính khách, nhà hoạt động cách mạng.

    Tản văn: Giới nghiên cứu có người cho tản văn là một loại ký, có người cho rằng ký chỉ bao gồm một phạm vi hẹp hơn tản văn[1]. Có hai ý kiến như trên bởi khái niệm tản văn được hiểu theo nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, tản văn là văn xuôi, đối lập với vận văn (văn vần). Lưu Hiệp trong Văn tâm điêu long chia toàn bộ thư tịch thành "văn" và "bút", trong đó văn là "vận văn", còn bút là tản văn. Trong văn học cổ các áng văn xuôi không viết theo văn biền ngẫu như kinh, truyện, sử, tập, biểu, chiếu, cáo, hịch, phú, minh, luận đều là tản văn. Theo nghĩa hẹp, tản văn là tác phẩm văn xuôi ngắn gọn, hàm xúc, giàu khả năng khơi gọi với kết cấu có sự kết hợp linh hoạt tất cả các phương thức, phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nội dung thường thể hiện đời sống theo kiểu chấm phá và đặc trưng quan trọng nhất là nó thể hiện đậm nét dấu ấn cá nhân của người cầm bút.

    Ngoài những thể ký phổ biến nói trên, trong thực tế còn có nhiều thể ký khác, và trong mỗi thể nói trên cũng có thể bao gồm nhiều tiểu thể loại. Ranh giới giữa các thể loại ký nói trên cũng không tuyệt đối, luôn có tình trạng chuyển hóa, thâm nhập lẫn nhau. Trong Người bạn đọc ấy[2], Tô Hoài nhận xét: Trước kia từ điển văn học phân chia: phóng sự thì chỉ trình bày sự việc, bút ký thì có những lời bình phẩm của người viết. Bây giờ ta có thể đọc một bài bút ký trong đó không thiếu những đoạn viết theo lối phóng sự, lẫn hồi ký, có khi cả thể truyện ngắn. Mà ai dám đánh cuộc: bút ký bây giờ không bằng ngày trước?". Chỉ trong những cuốn sách lý luận và sách giáo khoa các nhà nghiên cứu mới phân chia thể tài một cách chính xác, trong khi thực tế văn học luôn diễn ra những yếu tố ngoại biên, mờ nhòe, đặc biệt với những tác giả văn học có năng khiếu đặc biệt và sự linh hoạt cao độ khi cầm bút.
    Lần sửa cuối bởi thieugia; 31-03-2013 lúc 10:07 AM

  2. The Following User Says Thank You to thieugia For This Useful Post:

    ngochai (28-03-2013)

  3. #2
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Ý kiến khác về "tản văn":

    Câu trả lời hay nhất - Do người đọc bình chọn

    a. Tản văn là một trong các thể loại văn học.
    Theo sự phát triển của văn học, ý nghĩa và phạm vi của tản văn ngày càng biến đổi không ngừng. Tản văn hiện đại ngoài các tác phẩm thể loại văn học như thơ, ca, kịch, tiểu thuyết... còn bao gồm các thể loại khác như tạp văn, tiểu phẩm, tùy bút, truyền kí, du (lịch) kí, những chuyện kể tai nghe mắt thấy, hồi ký, báo cáo văn học v.v... Gọi là "tản văn" vì thể loại này có hình thức đa dạng, đề tài rộng rãi, phong phú, không bị sự hạn chế của thời gian và không gian. Cách viết không câu nệ, có thể trần thuật lại diễn biến sự việc, cũng có thể miêu tả hình tượng nhân vật, có thể mượn vật gửi gắm tình cảm, phát biểu quan điểm; hơn nữa tác giả còn có thể dựa vào nội dung cần viết mà tự do điều chỉnh, biến hóa tùy ý.

    b. Những đặc điểm của tản văn:
    - Mang ý nghĩa sâu sắc thâm thúy, giàu tính trữ tình, cảm xúc chân thành...
    - Ngôn từ đẹp đẽ, lời lẽ cô đọng, súc tích..
    - Thể hiện cảm nhận của tác giả về cuộc sống xung quanh...

    c. Dựa vào nội dung và tính chất của tản văn, có thể phân ra mấy loại sau:
    - Kể chuyện, tự sự
    - Trữ tình
    - Tả cảnh
    - Triết lý

    Thể loại tùy bút là gì ?

    Tùy bút là một từ Hán Việt. TÙY là tùy ý, BÚT là cây viết, tùy bút là viết tùy thích theo ý của mình, không có chủ đề gì cả, thường là miêu tả cảm xúc của tác giả về vấn đề gì đó.

    Tùy bút là cách phóng bút môt cách hết sức phóng khoáng thậm chí đến mức tùy tiện . bạn đọc Tùy Bút Sông Đà rồi thì biết . Ban đầu đọc thì văn phong nghe như đấm vào tai độc giả bởi cách viết quá phóng khoáng , sự liên hệ tạt ngang một cách tùy tiện đang chuyện này lại chạy sang chuyện khác . Nhưng chính thể loại tùy bút mới thể hiện tốt nhất đặc điểm phong cách của Nguyễn Tuân . Hy vọng câu chuyện về Nguyễn Tuân sẽ giúp bạn hiểu rõ thế nào là tùy bút .

    Thể loại Tiểu Thuyết


    Tam Quốc Chí
    Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định.


    Số phận Anh Hùng

    Trong văn học phương Đông, danh từ tiểu thuyết xuất hiện khá sớm nhằm phân biệt với hai thể loại cơ bản khác là đại thuyết và trung thuyết. Đại thuyết là kinh sách của các thánh nhân viết như Kinh Thư, Kinh Thi của Khổng Tử, đó là loại sách mang nặng tính triết học, gần như chân lý, kiểu khuôn vàng thước ngọc và rất khó đọc. Trung thuyết do các hiền sư, sử gia thực hiện như Sử ký của Tư Mã Thiên. Còn tiểu thuyết, vốn chỉ những chuyện vụn vặt, đời thường. Những chuyện ấy cùng với cổ tích, ngụ ngôn là những mầm mống của tiểu thuyết phương Đông. Thuỷ Hử và Hồng Lâu Mộng là một trong những số đó.


    Theo quan niệm trước đây, đặc biệt là quan niệm của Trung Quốc và Nhật Bản, tiểu thuyết bao gồm có hai loại chính là tiểu thuyết đoản thiên hay truyện ngắn, thậm chí là "vi hình tiểu thuyết" (truyện cực ngắn, truyện siêu ngắn) hay "truyện trong lòng bàn tay" và tiểu thuyết trường thiên (truyện dài). Tuy nhiên hiện nay, ở Việt Nam, khi nói đến tiểu thuyết, độc giả thường hiểu đó là tác phẩm truyện dài.


    3. Tiểu Luận là gì ?

    a. Định nghĩa - Khái niệm

    Kể ra câu hỏi nầy cũng khá ngô nghê ... nhưng cũng không dễ trả lời !
    Theo tôi , bài viết nào có hai yếu tố : một là chứng cứ cụ thể được đưa ra , hai là dựa theo đó mà bàn tán rậm rịt thì có thể gọi là tiểu luận . Cách viết thì tuỳ người , đưa chứng cứ trước rồi luận sau , và có khi luận trước rồi dẫn chứng sau , hoặc vừa luận vừa chứng !

    Tuy có chữ tiểu đứng đầu , nhưng bài luận có thể dài lê thê đến vài trăm tờ .. đừng thắt mắc nhiều cho thêm mệt , cũng như tiểu thuyết vậy thôi , viết dưới trăm trang là thiên hạ chê mỏng , không xướng danh gọi tiểu thuyết !

    Riêng câu "... vì đây không phải là một tiểu luận cho nên...." được hiểu là bài viết của tác giả thiếu một trong hai yếu tố của tiểu luận . Thiếu yếu tố luận thì đó là một báo cáo hay thống kê gì đấy , còn thiếu chứng cứ thì tùy tâm người đọc , xếp hàng từ chuyện phiếm cho đến vu khống hay bôi nhọ gì cũng được !

    b. Cách viết một bài luận

    Phần I
    YÊU CẦU CỦA TIỂU LUẬN


    Làm tiểu luận là một trong những công việc mà người sinh viên phải thực hiện trong quá trình học tập tại trường đại học. Để làm tốt tiểu luận, cần phải nắm được các yêu cầu của tiểu luận. Phần này sẽ trình bày vắn tắt các yêu cầu đó, bao gồm : Yêu cầu về nội dung, yêu cầu về hình thức, yêu cầu về phương pháp.

    I.1: Yêu cầu về nội dung
    Tiểu luận là một bài tập nghiên cứu khoa học sau khi học xong một môn học nào đó. Nội dung của tiểu luận phải có liên quan đến môn học, góp phần giải đáp, mở rộng hoặc nâng cao kiến thức về một vấn đề khoa học thuộc môn học. Người làm cần phải đưa ra những nghiên cứu riêng, ý kiến riêng của mình về vấn đề khoa học được đề cập tới trong tiểu luận. Không nên dừng ở mức độ chỉ tổng hợp các tài liệu và ý kiến có sẵn.

    I.2: Yêu cầu về hình thức
    Tiểu luận cần được soạn thảo bằng máy tính, trình bày đúng qui cách, bao gồm các điểm chính :
    + Tiểu luận được làm trên khổ giấy A4.
    + In kiểu chữ Times, cỡ chữ 13, nên in 1 mặt.
    + Số dòng in trong một trang là 26-27 dòng (dãn cách dòng 1,5 lines).
    Không nên lạm dụng các tính năng trình bày của máy tính, chỉ nên trình bày rõ ràng, sáng sủa. Tiểu luận cần được viết với văn phong giản dị, trong sáng, sử dụng chính xác các thuật ngữ chuyên môn, đặc biệt, không được mắc các lỗi chính tả và ngữ pháp. Muốn vậy, sau khi hoàn thành xong về nội dung, trước khi in, cần phải đọc lại và sửa chữa kỹ lưỡng về chính tả, ngữ pháp, câu văn và cách trình bày trang in.
    Về hình thức, tiểu luận bao gồm các thành phần chính sau :
    Bìa :Ngoài cùng của tiểu luận là bìa tiểu luận. Bìa được làm bằng giấy cứng, phía trên cùng đề tên trường và khoa, giữa trang đề tên đề tài bằng khổ chữ to, góc phải cuối trang đề họ tên người hướng dẫn, người thực hiện đề tài, lớp và năm học. Trang bìa có thể đóng khung cho đẹp.
    Trang bìa : Là bản chụp của bìa, in trên giấy bình thường.
    Lời cảm ơn (nếu cần)
    Mục lục

    Phần nội dung chính: Đây là phần trình bày kết quả nghiên cứu của tiểu luận. Phần này gồm nhiều phần nhỏ, được trình bày chi tiết ở mục sau (xem mục II.3).
    Danh mục tài liệu tham khảo
    Phụ lục (nếu cần)

    I.3: Yêu cầu về phương pháp

    Viết tiểu luận là tập nghiên cứu khoa học, tiểu luận có thể được coi là một công trình khoa học nho nhỏ. Do vậy cần phải xác định rõ phương pháp thực hiện tiểu luận bao gồm các phương pháp nghiên cứu của ngành học cùng với các phương pháp hỗ trợ khác, trong đó phương pháp sử dụng máy tính để soạn thảo văn bản.

    Phần II:

    CÁC BƯỚC THỰC HIỆN TIỂU LUẬN
    Sau khi xác định được các yêu cầu của tiểu luận, cần phải phân chia việc thực hiện tiểu luận thành các công việc nhỏ hơn và đơn giản hơn, định rõ thứ tự thực hiện các công việc đó, thời gian cần thiết cho từng công việc. Tức là phải xác định các bước thực hiện tiểu luận. Kết quả của việc này là một bản kế hoạch thực hiện tiểu luận được giáo viên hướng dẫn chấp thuận.
    Phần này trình bày các bước chính để thực hiện một tiểu luận (*), bao gồm các bước :
    + Xác định đề tài
    + Tập hợp thông tin,
    + Lập đề cương
    + Giải quyết từng mục trong nội dung nghiên cứu
    + Hoàn thiện tiểu luận
    (*) Tất nhiên, tùy theo môn học và đề tài mà có thể phải có thêm bớt các bước.

    II.1: Xác định đề tài

    Trước tiên cần tìm kiếm và lựa chọn đề tài nghiên cứu. Đề tài có thể do người hướng dẫn nêu ra nhưng cũng có khi sinh viên phải tự tìm kiếm. Có thể tìm kiếm đề tài trong chương trình học hoặc trong thực tiễn liên quan tới ngành hoặc môn học.
    Cần phải xác định rõ phạm vi nghiên cứu của đề tài như giới hạn về nội dung, về mức độ nghiên cứu, đối với một số ngành còn phải giới hạn về thời gian, không gian của sự kiện, điều kiện thực hiện.... Vì thời gian làm tiểu luận có hạn nên cần chọn những đề tài vừa sức và phải đưa ra những giới hạn phù hợp, đừng nên chọn những đề tài quá khó, quá rộng.
    Khi trình bày với giáo viên hướng dẫn, cần phải nói rõ nội dung đề tài, lý do chọn đề tài, phương pháp nghiên cứu đề tài, giới hạn phạm vi nghiên cứu và cuối cùng là tên đề tài (tên đề tài ngắn gọn, chính xác với nội dung và giới hạn của đề tài).

    II.2: Tập hợp thông tin
    Sau khi đã xác định được đề tài nghiên cứu của tiểu luận, cần phải tập hợp các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu, ví dụ như :
    Các nguồn tài liệu như sách, báo, tạp chí, kỷ yếu khoa học... được lưu trữ trong các thư viện hoặc trên Internet.
    Các kết quả có được từ các thí nghiệm, thực nghiệm, thực địa, thực tập, điều tra,...
    v.v
    Kết quả của việc tập hợp thông tin là một bản danh mục các tài liệu tham khảo, trong đó các tài liệu được sắp thứ tự theo tên tác giả hoặc tên tài liệu...

    Lần sửa cuối bởi thieugia; 28-03-2013 lúc 04:48 AM
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  4. The Following User Says Thank You to thieugia For This Useful Post:

    ngochai (28-03-2013)

  5. #3
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    II.3: Lập đề cương
    Đề cương là cái khung của tiểu luận. Đề cương là các nét chính về phương cách giải quyết vấn đề nghiên cứu được nêu ra. Ở bước này, cần nêu ra được nội dung tiểu luận sẽ gồm bao nhiêu phần, chương, mục; cách bố trí ra sao, nội dung chủ yếu của mỗi mục là gì. Tất nhiên đây chỉ là những dự kiến, sau này có thể còn thay đổi.
    Nói chung, nội dung tiểu luận gồm các phần chính sau:
    Phần mở đầu : Trong phần này cần nêu rõ nội dung đề tài nghiên cứu, lý do và mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu.
    Phần thân : Phần này bao gồm nhiều phần nhỏ (chương) I, II, III.... Đây là nội dung chủ yếu của tiểu luận, thuộc chuyên môn ngành học. Mỗi phần nhỏ có thể gồm nhiều mục, thể hiện quá trình giải quyết vấn đề nêu trong đề tài, các kết quả trong quá trình nghiên cứu, các nhận định, đánh giá... Phần này có thể được viết nhiều lần, sửa chữa, bổ sung trong suốt quá trình nghiên cứu. Đây là phần chủ yếu thể hiện công sức và trình độ nghiên cứu của người thực hiện tiểu luận.
    Phần kết luận : Trong phần này cần tóm tắt quá trình giải quyết vấn đề các kết quả nghiên cứu. Nêu lên được ý nghĩa khoa học và thực tiễn của kết quả nghiên cứu. Cuối cùng, Nêu ra những vấn đề chưa giải quyết được và hướng phát triển của đề tài.

    II.4: Giải quyết nội dung nghiên cứu
    Đây là bước chiếm nhiều công sức nhất trong quá trình làm tiểu luận. Người thực hiện tiểu luận cần phải tiến hành:
    Nghiên cứu
    Làm thí nghiệm
    Thực nghiệm
    Điều tra
    Phỏng vấn, tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích dữ liệu, suy nghĩ và đưa ra những nhận xét, đánh giá, ... cho từng mục trong tiểu luận. Sau đó viết những kết quả nghiên cứu của mình vào tiểu luận.

    Trước hết nên viết dưới dạng bản thảo tất cả những thông tin, những kết quả có được, những ý tưởng đã có cho đề tài cho dù còn lộn xộn, chưa chắc chắn. Trong các bước tiếp theo sẽ sửa chữa, sàng lọc, sắp xếp, hoàn chỉnh lại.

    II.5: Hoàn thiện tiểu luận
    Sau khi đã viết được hầu hết nội dung tiểu luận, cần phải đọc lại và hoàn thiện tiểu luận. Chính trong phần này, việc soạn thảo tiểu luận bằng máy tính sẽ phát huy tác dụng rất tốt. Với máy tính, ta có thể thêm, bớt, xóa, sửa văn bản tiểu luận một cách hết sức tự do, có thể chèn các hình ảnh, biểu bảng, sơ đồ, công thức, ... rất tiện lợi.
    Trong bước này, cần phải :
    Điều chỉnh nội dung và bố cục tiểu luận cho phù hợp với quá trình và kết quả nghiên cứu, đồng thời khiến các phần được liên kết với nhau một cách mạch lạc, rõ ràng. Lược bỏ những phần, những ý chưa thật chắc chắn hoặc quá lan man.
    Sửa chữa lỗi chính tả, câu văn và ý tứ sao cho tiểu luận được trình bày một cách chính xác, dễ hiểu và trong sáng.
    Chỉnh sửa nội dung và hình thức các bảng, biểu, hình ảnh.... Nhập Danh mục tài liệu tham khảo.
    Ví dụ:
    1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1996), Báo cáo tổng kết 5 năm (1992-1996) phát triển lúa lai, Hà Nội.
    2. Nguyễn Hữu Đống, Đào Thanh Bằng, Lâm Quang Dụ, Phan Đức Trực (1997), Đột biến – Cơ sở lí luận và ứng dụng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
    3. Võ Thị Kim Huệ (2000), Nghiên cứu, chẩn đoán và điều trị bệnh, Luận án Tiến sĩ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
    Đối với tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách, ghi đầy đủ các thông tin sau:
    Tên tác giả (năm công bố), “tên bài báo”, tên tạp chí hoặc tên sách, tập (số), các số trang.
    Ví dụ:
    Quách Ngọc Ân (1992), “Nhìn lại hai năm phát triển lúa lai”, Di truyền học ứng dụng, 98 (1), tr.10-16.
    Điều chỉnh định dạng các phần của văn bản tiểu luận như các tiêu đề, chú thích, tham chiếu, .... Tạo các phần cần thiết cho văn bản tiểu luận như : Trang bìa, Mục lục, Header/Footer,.
    Cách viết một bài luận hay:

    Cách viết một bài luận hay
    Bài luận là một đoạn viết ngắn tổng quát miêu tả cách nhìn nhận của tác giả đối với một vấn đề cụ thể. Có nhiều dạng bài luận, bao gồm dạng tường thuật, dạng miêu tả, và dạng khẳng định. Tuy nhiên, các bước sau đây có thể được dùng để viết bất kì một bài luận ở dạng nào.
    - Lập dàn ý
    + Tổ chức và triển khai ý
    + Viết phác thảo
    + Rà soát bản phác thảo
    + Đọc lại và sửa bản thảo
    - Thiết lập ý
    Giáo viên có thể đưa ra một chủ đề hoặc yêu cầu bạn chọn một trong một số chủ đề. Bài tập dạng này có thể chứa một số từ khóa gợi ý cho nội dung và cấu trúc bài luận của bạn. Ví dụ, bạn có thể được yêu cầu:
    + Phân tích
    + Phản bác
    + So sánh
    + Miêu tả
    + Thảo luận
    + Tóm tắt
    Nếu bạn không hiểu những gì yêu cầu bạn phải làm, hãy kiểm chứng lại cùng giáo viên. Có thể bạn được yêu cầu tự tìm lấy chủ đề bài luận. Việc tự tìm chủ đề tương đối khó. Bạn phải bỏ ra không ít thời gian để nghĩ về cái bạn muốn viết. Thử trả lời các câu hỏi liên quan đến chủ đề đó có thể giúp bạn có các ý hay trong bài luận.
    (+) Bạn quan tâm đến đề tài nào?
    (+) Cái gì khiến bạn quan tâm nhất trong một vấn đề cụ thể?
    (+) Có điều gì liên quan đến đề tài đó mà bạn vẫn thắc mắc hay không hiểu không?
    (+) Hãy chắc chắn rằng đề tài bạn chọn đủ hẹp để bạn có thể viết một cách chi tiết trong số lượng trang cho phép. Ví dụ, bạn được yêu cầu viết bài luận về ột thành viên trong gia đình với phạm vi 1 trang, vì bạn bị giới hạn độ dài của bài luận, nên bạn có thể tập trung vào một tính cách cụ thể, hoặc một việc nào đó liên quan đến cuộc sống của người đó, chứ bạn không nên cố gắng viết về tất cả những gì thuộc về người đó. Có sự tập trung tốt giúp bạn viết một bài luận hấp dẫn hơn.
    Quá chung chung: chị gái tôi
    Cụ thể hơn: chị gái tôi là một người bạn tốt
    Tương tự, bạn có thể được yêu cầu viết một bài luận dài 5 trang về núi lửa. Lại một lần nữa, bạn bị giới hạn về số trang của bài luận, bạn nên chọn và tập trung vào một khía cạnh của nó hay sự phun trào của một ngọn nào đó hơn là cố gắng viết tất cả những gì liên quan đến núi lửa chung chung.
    Quá chung chung: Núi lửa trên thế giới
    Cụ thể hơn: Sự phun trào của ngọn núi lửa Pinatubo vào tháng 6 năm 1991
    Một phương pháp để giới hạn đề tài được gọi là phương pháp vận dụng trí tuệ lập thể để giải quyết một vấn đề phức tạp. Với bút chì và giấy, hay ngồi vào máy tính, bạn gạch ra những gì đến trong đầu mình về đề tài mà không quan tâm đến tính tổ chức của các ý.
    Tiếp tục gạch các ý trong thời gian ngắn khoảng 3-5 phút. Không nên dừng lại để đổi những gì bạn đã viết hay sửa các lỗi chính tả, ngữ pháp.
    Sau đó, bạn nên đọc lại những ý mà bạn đã viết ra. Có thể bạn không dùng tất cả các ý đó, nhưng chúng cũng giúp bạn đưa ra một ý nào đó để tiếp tục phát triển nó.
    Tiến hành một số đề tài để thấy bạn có thể phát triển ý tưởng từ phương pháp này.
    - Sắp xếp các ý
    + Triển khai dàn ý để tổ chức các ý của bạn. Một dàn ý chỉ ra các ý chính và thứ tự viết bài luận.
    + Viết tất cả các ý chính
    + Liệt kê các ý phụ trong các ý chính đó
    + Tránh bất kì sự trùng lặp nào
    - Viết phác thảo
    Tất cả các bài luận đều gồm có ba phần chính sau:
    + Giới thiệu
    + Thân bài
    + Kết luận
    Giới thiệu là phần đầu tiên của bài luận. Nó thường bắt đầu bởi một ý chung về đề tài và kết thúc bằng một ý chi tiết hơn của ý chính trong bài luận. Mục đích của phần giới thiệu là:
    (+) Cho người đọc biết quan điểm của bạn
    (+) Gợi tính tò mò của người đọc làm cho họ muốn đọc bài viết của bạn hơn
    Phần tiếp theo là thân bài, nó bao gồm một vài đoạn văn được phát triển chi tiết từ dàn ý. Mỗi đoạn có thể diễn tả một ý chính. (Không nên cố viết nhiều hơn một ý trong một đoạn). Sử dụng các ví dụ và trích dẫn cụ thể để liên tục chứng minh các quan điểm của mình. Dùng các từ nối, chuyển tiếp đê đảm bảo tính trôi chảy, hợp lý của các ý từ đoạn này qua đoạn khác.
    Kết luận là đoạn văn cuối cùng, mục đích của nó là tóm tắt các ý chính của bạn mà không gồm các ví dụ chi tiết, phát biểu lại ý chính của bài luận.
    - Rà soát bản phác thảo
    Cố gắng bỏ qua bản phác thảo trong một hay hai ngày trước khi rà soát. Điều này giúp dễ dàng hơn trong việc xem lại công việc của bạn một cách khách quan và nhận ra các kẽ hở hoặc thiếu sót. Việc rà soát gồm cả việc xem lại các ý kiến, lọc lại các phản bác của bạn, sắp xếp lại các đoạn văn, và diễn đạt lại các câu văn. Bạn có thể phát triển ý kiến của mình chi tiết hơn, đưa ra nhiều bằng chứng hơn bổ sung cho các khẳng định của mình, hoặc xóa các dữ liệu không cần thiết.
    Đọc to đoạn văn, điều này giúp bạn dễ dàng phát hiện ra các câu văn lủng củng và không rõ ràng.
    Nhờ người khác đọc bài viết của bạn và nói ý kiến của họ nếu có chỗ nào không rõ ràng, lủng củng.
    - Đọc lại và sửa bản thảo
    Tìm các lỗi cẩu thả cũng như lỗi chính tả, các phép chấm câu và viết hoa sai.
    Các bài viết ở máy tính khó phát hiện hơn khi nó được in ra giấy. Nếu bạn đánh bài viết trên máy tính, bạn nên in ra và đọc lại. Nên nhớ rằng, công cụ kiểm tra chính tả và ngữ pháp không phải luôn luôn đúng, do đó bạn không nên quá lạm dụng nó./.

    Lần sửa cuối bởi thieugia; 27-03-2013 lúc 04:44 PM
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  6. The Following User Says Thank You to thieugia For This Useful Post:

    ngochai (28-03-2013)

  7. #4
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    4. Khóa luận, Luận văn, Luận án, …

    Trước, trong, sau khi học xong một chương trình, một môn học, một học kì, một khóa học, … thì người giảng dạy, hướng dẫn sẽ yêu cầu ta thực hiện một “cái gì đó”.
    “Cái gì đó” thì có nhiều loại. Bài này sẽ phân loại những cái đó theo tên để mọi người biết mà sử dụng.



    Bài tập:
    Trong lúc học thì giáo viên, giảng viên, người hướng dẫn sẽ yêu cầu thực hiện nó. Nó thường chiếm tỉ lệ điểm của môn đó là 10~30%. Thực hiện một công việc gì đó, có thể tạo ra sản phẩm hoặc không. Và phải có một bài viết nhỏ, mô tả cách thực hiện, cách sử dụng, …
    Đồ án:
    Giống như bài tập, nhưng chiếm tỉ lệ điểm cao hơn, và độ khó cũng hơn nhiều lần, thường từ 30~100% số điểm.
    Báo cáo:
    Giống như bài tập, nhưng chỉ là mô tả cách thực hiện và những gì xảy ra trong quá trình thực hiện, nói chi tiết và cụ thể. Tỉ lệ điểm không cao 10~30%.
    Bài thu hoạch:
    Giống như bài tập, không nhất thiết tạo ra sản phẩm, không mô tả chi tiết cách thức thực hiện cũng như cách sử dụng. Trình bày các kiến thức mà bản thân tiếp thu được sau khi kết thúc chương trình học một cách chi tiết. Có thể pha chút cảm xúc cá nhân.
    Đồ án tốt nghiệp:
    Ở trên là đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp là một đồ án. Nhưng nó là kết quả của cả khóa học, chứ không phải của một môn học. Có tạo ra sản phẩm, có viết báo cáo trình bày, mô tả chi tiết cách thực hiện, cách sử dụng, và ứng dụng của nó trong đời sống. Sinh viên sau khi kết thúc chương trình toàn khóa thì học một vài môn bắt buộc để thi và phải làm đồ án tốt nghiệp để có thể tốt nghiệp. Đồ án tốt nghiệp, tùy theo trường mà có hoặc không bảo vệ trước hội đồng phản biện.
    Tiểu luận:
    Là một bài viết nói về một vấn đề gì đó. Trình bày một luận chứng, luận điểm gì đó, đưa ra những bằng chứng để chứng minh điều đó. Có thể luận điểm trước, chứng minh sau, hoặc chứng minh trước, luận điểm sau, hoặc vừa chứng minh vừa kết luận. Có thể dùng làm bài tập môn học, đồ án môn học, nói về cái gì đó. Có thể dùng nó để thuyết trình trước một đoàn thể nào đó hoặc không. Không có sự phản biện. Và sau khi nói xong thì kết thúc.
    Khóa luận:
    Là một tiểu luận bự. Thiên về tìm hiểu nghiên cứu một cái gì đó. Không quan trọng việc tạo ra sản phẩm hay ứng dụng của nó trong đời sống. Dành cho sinh viên thực hiện để ra trường. Bắt buộc bảo vệ trước hội đồng phản biện. Cấp bậc sinh viên -> cử nhân.
    Luận văn:
    Khóa luận. Cấp bậc cử nhân -> thạc sĩ.
    Luận án:
    Là luận văn. Có thể có sản phẩm hoặc không. Phải ứng dụng được trong đời sống hay trong khoa học. Cấp bậc thạc sĩ -> tiến sĩ.

    Giải thích thêm về đồ án:


    Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia :

    Đồ án tốt nghiệp là một công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên các trường đại học thực hiện vào học kỳ cuối để tốt nghiệp ra trường.
    Ở Việt Nam cũng có một số truờng lấy kết quả thi một số môn học mà không phải làm đồ án tốt nghiệp. Khái niệm đồ án tốt nghiệp cũng tương đương với luận văn tốt nghiệp, nhưng luận văn mang tính chất lý thuyết, nghiên cứu nhiều hơn, còn đồ án tốt nghiệp thì mang tính chất thực hành, có thể tạo thành sản phẩm phục vụ cho công việc nào đó.

    Sau khi làm hoàn thành và bảo vệ xong đồ án tốt nghiệp, thì sinh viên có thể sẽ được phát bằng đại học; và có đủ điều kiện để xác nhận là đã đạt trình độ tốt nghiệp đại học. Những sinh viên có đồ án làm xuất sắc hay có kết quả học tập tốt có thể học tiếp lên cao học, tiến sỹ hoặc có thể được giữ lại trường làm trợ giảng, hoặc cả hai, sau một thời gian rèn luyện thì có thể trở thành giảng viên chính thức.
    Lần sửa cuối bởi thieugia; 10-05-2013 lúc 09:59 AM
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  8. The Following User Says Thank You to thieugia For This Useful Post:

    ngochai (28-03-2013)

  9. #5
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts

    5. Khái niệm khoa học và nghiên cứu khoa học

    a. Khoa học

    Là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới, … về tự nhiên và xã hội. Những kiến thức hay học thuyết mới này, tốt hơn, có thể thay thế dần những cái cũ, không còn phù hợp. Thí dụ: Quan niệm thực vật là vật thể không có cảm giác được thay thế bằng quan niệm thực vật có cảm nhận.
    Như vậy, khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy. Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội. Phân biệt ra 2 hệ thống tri thức: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học.

    Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên. Quá trình nầy giúp con người hiểu biết về sự vật, về cách quản lý thiên nhiên và hình thành mối quan hệ giữa những con người trong xã hội. Tri thức kinh nghiệm được con người không ngừng sử dụng và phát triển trong hoạt động thực tế. Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thật sự đi sâu vào bản chất, chưa thấy được hết các thuộc tính của sự vật và mối quan hệ bên trong giữa sự vật và con người. Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến một hiểu biết giới hạn nhất định, nhưng tri thức kinh nghiệm là cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học.

    Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt động NCKH, các họat động nầy có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp khoa học. Không giống như tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa học dựa trên kết quả quan sát, thu thập được qua những thí nghiệm và qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt động xã hội, trong tự nhiên. Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các ngành và bộ môn khoa học (discipline) như: triết học, sử học, kinh tế học, toán học, sinh học,…

    b. Nghiên cứu khoa học

    Là một họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt được từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn. Con người muốn làm NCKH phải có kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu và cái chính là phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có phương pháp từ lúc ngồi trên ghế nhà trường.

    c. Đề tài nghiên cứu khoa học

    Khái niệm đề tài:
    Đề tài là một hình thức tổ chức NCKH do một người hoặc một nhóm người thực hiện. Một số hình thức tổ chức nghiên cứu khác không hoàn toàn mang tính chất nghiên cứu khoa hoc, chẳng hạn như: Chương trình, dự án, đề án. Sự khác biệt giữa các hình thức NCKH này như sau:

    Đề tài: được thực hiện để trả lời những câu hỏi mang tính học thuật, có thể chưa để ý đến việc ứng dụng trong hoạt động thực tế.

    Dự án: được thực hiện nhằm vào mục đích ứng dụng, có xác định cụ thể hiệu quả về kinh tế và xã hội. Dự án có tính ứng dụng cao, có ràng buộc thời gian và nguồn lực.

    Đề án: là loại văn kiện, được xây dựng để trình cấp quản lý cao hơn, hoặc gởi cho một cơ quan tài trợ để xin thực hiện một công việc nào đó như: thành lập một tổ chức; tài trợ cho một hoạt động xã hội, ... Sau khi đề án được phê chuẩn, sẽ hình thành những dự án, chương trình, đề tài theo yêu cầu của đề án.

    Chương trình:
    là một nhóm đề tài hoặc dự án được tập hợp theo một mục đích xác định. Giữa chúng có tính độc lập tương đối cao. Tiến độ thực hiện đề tài, dự án trong chương trình không nhất thiết phải giống nhau, nhưng nội dung của chương trình thì phải đồng bộ.

    d. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu


    Đối tượng nghiên cứu:
    là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu.

    Phạm vi nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu được khảo sát trong trong phạm vi nhất định về mặt thời gian, không gian và lãnh vực nghiên cứu.

    Mục đích và mục tiêu nghiên cứu: Khi viết đề cương nghiên cứu, một điều rất quan trọng là làm sao thể hiện được mục tiêu và mục đích nghiên cứu mà không có sự trùng lấp lẫn nhau. Vì vậy, cần thiết để phân biệt sự khác nhau giữa mục đích và mục tiêu.

    Mục đích: là hướng đến một điều gì hay một công việc nào đó trong nghiên cứu mà người nghiên cứu mong muốn để hoàn thành, nhưng thường thì mục đích khó có thể đo lường hay định lượng. Nói cách khác, mục đích là sự sắp đặt công việc hay điều gì đó được đưa ra trong nghiên cứu. Mục đích trả lời câu hỏi "nhằm vào việc gì?", hoặc "để phục vụ cho điều gì?" và mang ý nghĩa thực tiển của nghiên cứu, nhắm đến đối tượng phục vụ sản xuất, nghiên cứu.

    Mục tiêu: là thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào đó cụ thể, rõ ràng mà người nghiên cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch đã đặt ra trong nghiên cứu. Mục tiêu có thể đo lường hay định lượng được. Nói cách khác, mục tiêu là nền tảng hoạt động của đề tài và làm cơ sở cho việc đánh giá kế hoạch nghiên cứu đã đưa ra, và là điều mà kết quả phải đạt được. Mục tiêu trả lời câu hỏi “làm cái gì?”.

    Thí dụ: phân biệt giữa mục đích và mục tiêu của đề tài sau đây.

    Đề tài: "Ảnh hưởng của phân N đến năng suất lúa Hè thu trồng trên đất phù sa ven sông ở Đồng Bằng Sông Cửu Long".

    Mục đích của đề tài: Để tăng thu nhập cho người nông dân trồng lúa.
    Mục tiêu của đề tài:
    Tìm ra được liều lượng bón phân N tối hảo cho lúa Hè thu.
    Xác định được thời điểm và cách bón phân N thích hợp cho lúa Hè thu.
    [/SIZE]
    Lần sửa cuối bởi thieugia; 27-03-2013 lúc 04:46 PM
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  10. The Following User Says Thank You to thieugia For This Useful Post:

    ngochai (28-03-2013)

  11. #6
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts

    Hướng dẫn viết báo cáo chuyên đề

    MỘT SỐ GỢI Ý VỀ CÁCH TRÌNH BÀY VÀ BỐ CỤC BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC

    PHẦN ĐẦU BÁO CÁO
    Cần có các mục sau:
    - Mục lục
    - Bảng chú giải các ký hiệu, đơn vị đo, từ viết tắt, thuật ngữ

    PHẦN CHÍNH BÁO CÁO
    Nên chia thành các chương, mục như sau:

    I. Đặt vấn đề:
    - Khái quát về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến chuyên đề nghiên cứu. Từ đó làm nổi bật sự cần thiết phải nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu.
    - Mục đích yêu cầu của chuyên đề: Vì chuyên đề là một nhánh của đề tài/dự án, nên mục đích yêu cầu của chuyên đề phải bám sát mục đích yêu cầu của đề tài/Dự án. Chủ nhiệm đề tài/dự án phải đề ra mục đích yêu cầu một cách cụ thể. Khi nghiệm thu sản phẩm cần đối chiếu kết quả đạt được với mục đích yêu cầu đã đề ra.

    II. Phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận:

    Để đạt được mục đích, yêu cầu đặt ra, tác giả đã sử dụng những phương pháp gì trong quá trình nghiên cứu, tính phù hợp của những phương pháp đã chon.. Cần nêu một cách cụ thể, tránh nêu chung chung

    III. Nội dung nghiên cứu và kết quả đạt được:

    3.1. Đối với chuyên đề nghiên cứu tổng quan, điều tra khảo sát cần trình bày:
    - Kết quả thu thập thông tin (những thông tin thu thập được phải nêu rõ nguồn cung cấp thông tin từ trực tiếp điều tra, theo niên giám thống kê, sách, báo, trang web...)
    - Phân tích đánh giá thông tin thu thập được

    3.2. Đối với chuyên đề nghiên cứu về công nghệ (Xây dựng công nghệ hoặc quy trình công nghệ) cần trình bày:
    - Những nội dung công việc đã thực hiện trong quá trình nghiên cứu. Đối với Dự án sản xuất thử nghiệm, phải nêu những vấn đề tồn tại của đề tài xuất xứ, kết quả nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện, những vấn đề đã nghiên cứu mới nếu có.
    - Những thí nghiệm/thực nghiệm đã tiến hành, kết quả đạt được
    - Những công nghệ hoặc quy trình công nghệ xây dựng được. Nếu là quy trình công nghệ phải trình bày đúng kết cấu của bản quy trình công nghệ và cần có Hội đồng khoa học cấp cơ sở thông qua
    - Kết quả ứng dụng công nghệ hoặc quy trình công nghệ tại mô hình ứng dụng/ mô hình sản xuất thử nghiệm
    - Chất lượng sản phẩm đạt được so với đăng ký (Ghi trong thuyết minh và hợp đồng)
    Riêng Quy trình công nghệ chế tạo, có hướng dẫn riêng (ở phần cuối)

    3.3. Đối với chuyên đề nghiên cứu thiết kế thiết bị:
    - Bản thuyết minh cơ sở tính toán thiết kế của thiết bị, những chi tiết, cụm chi tiết chính.
    + Cần mô tả nguyên lý, kết cấu của thiết bị, nêu bật tính mới, tính sáng tạo trong thiết kế. Nếu có thí nghiệm/thử nghiệm cần nêu phương pháp và kết quả thí nghiệm/thử nghiệm, so sánh với các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đã đăng ký.
    + Đối với dự án sản xuất thử nghiệm, bản thuyết minh cần nêu những vấn đề tồn tại của đề tài xuất xứ, những nội dung mà dự án đã hoàn thiện (TD: Chọn vật liệu chế tạo mới, thay đổi kết cấu của máy, những cụm chi tiết hoặc chi tiết máy....). Kết quả đạt được sau khi hoàn thiện thiết kế
    - Bản vẽ thiết kế kỹ thuật:
    + Phải vẽ theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN)
    + Bản vẽ cần có tên, chữ ký của người vẽ, người kiểm tra, người duyệt

    3.4. Đối với chuyên đề xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ, thiết bị của đề tài/dự án, gồm một số nội dung chính:
    - Công nghệ, thiết bị ứng dụng tại mô hình
    - Tổ chức, quản lý sản xuất của mô hình (Địa điểm, thời gian xây dựng và đưa mô hình vào hoạt động, hình thức tổ chức, số lượng, chất lượng cán bộ kỹ thuật, công nhân được bố trí để thực hiện mô hình....)
    - Hoạt động của mô hình ( khối lượng sản phẩm đạt được trong thời gian thử nghiệm, tình hình tiêu thụ sản phẩm...)
    - Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật qua theo dõi thực tế hoạt động của mô hình
    - Đánh giá chất lượng công nghệ, thiết bị
    - Đánh giá chất lượng sản phẩm
    - Từ số liệu theo dõi tại mô hình, đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật (xã hội, môi trường...).

    IV. Kết luận và kiến nghị:
    - Rút ra những kết quả nghiên cứu chủ yếu mà chuyên đề đã thực hiện được. đối chiếu với mục đích yêu cầu đề ra đã đạt được đến mức độ nào. Những vấn đề còn hạn chế, nguyên nhân
    - Nêu lên những kiến nghị có liên quan đến việc nghiên cứu của đề tài/dự án, đề xuất hướng tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hoặc biện pháp chuyển giao cho sản xuất...
    V. Tài liệu tham khảo:
    Sắp xếp danh mục các nguồn tài liệu và sách xuất bản đã tham khảo để thực hiện chuyên đề. Nguồn tài liệu thường được trình bày theo thứ tự sau đây:
    Họ tên tác giả/nhan đề/các yếu tố xuất bản (tên sách, tạp chí..., năm xuất bản, trang...)
    Trong khi viết báo cáo, nếu nội dung liên quan đến tài liệu tham khảo thì sau nội dung đó, phải viết số thứ tự trong danh mục tài liệu tham khảo trong ngoặc vuông [ ]
    VI. Phụ lục:
    Những tài liệu, hình, ảnh cần thiết để làm sáng tỏ báo cáo, nếu đưa vào báo cáo sẽ nặng nề thì đưa vào phụ lục.

    MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý

    1. Đơn vị đo lường:
    Phải sử dụng đơn vị đo lường hợp pháp của Việt Nam. Nếu dùng đơn vị khác thì phải viết cả giá trị chuyển đổi và đặt trong dấu ngoặc ( )

    2. Kích thước báo cáo:

    - Khổ giấy in báo cáo: A4 (210mm x 297mm)
    - Phông chữ (Font): Thống nhất dùng Times New Roman
    - Cỡ chữ 13
    - Khoảng cách giữa các dòng 1,5lines

    BỐ CỤC VÀ CÁCH TRÌNH BÀY BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

    XÂY DỰNG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO CHI TIẾT MÁY


    Đề cương gợi ý
    1. Mục đích yêu cầu nghiên cứu xây dựng …. (hoặc nghiên cứu hoàn thiện…) quy trình công nghệ chế tạo
    2. Phương pháp nghiên cứu xây dựng … (hoặc nghiên cứu hoàn thiện…) quy trình công nghệ chế tạo …
    3. Đặc điểm cấu tạo của thiết bị
    - Nêu khái quát cấu tạo, hoạt động của thiết bị, nêu tên các cụm chi tiết và các chi tiết chính, đặc biệt là các chi tiết cần xây dựng quy trình công nghệ chế tạo.
    - Vẽ sơ đồ cấu tạo
    4. Quy trình công nghệ chế tạo các chi tiết hoặc các cụm chi tiết
    a, Quy trình công nghệ chế tạo chi tiết 1
    - Đặc điểm cấu tạo, đặc tính kỹ thuật và hoạt động của chi tiết 1 (những vấn đề liên quan đến yêu cầu công nghệ chế tạo)
    - Bản vẽ thiết kế chi tiết 1
    - Quy trình công nghệ chế tạo chi tiết 1 (gồm những nội dung chính dưới đây)
    + Chuẩn bị phôi trước khi gia công
    + Xác định hình dáng, kích thước chi tiết
    - Các nguyên công gia công:
    Thí dụ:
    + Nguyên công cắt thép
    + Nguyên công mài …
    - Các nguyên công nhiệt luyện…
    - Các nguyên công kiểm tra chất lượng sản phẩm
    Trong từng nguyên công cần xác định:
    + Nguyên vật liệu làm chi tiết
    + Thiết bị dùng gia công nhiệt luyện,
    + Các công cụ gá lắp
    + Dụng cụ, thiết bị dùng kiểm tra
    + Yêu cầu bậc thợ chuyên môn thực hiện từng nguyên công
    b, Quy trình công nghệ chế tạo chi tiết 2.chi tiết 3….
    Nội dung quy trình cũng tương tự như trên
    5. Kết quả thử nghiệm chất lượng chi tiết hoặc cụm chi tiết
    Nêu một số nét chính về độ bền, độ tin cậy của các chi tiết đã xây dựng quy trình công nghệ chế tạo nêu trên.
    6. Kết luận và kiến nghị
    7. Tài liệu tham khảo
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  12. The Following User Says Thank You to thieugia For This Useful Post:

    ngochai (28-03-2013)

  13. #7
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    6. Thơ ca hò vè

    a. Thơ Đường Luật

    Thơ Ðường Luật phổ biến trên thi đàn Việt Nam xưa, xuất xứ từ đời Ðường (618-907) bên Tàu, có luật lệ nhất định, thường gọi là Thơ Luật để phân biệt với Thơ Cổ Phong xuất hiện trước đời Ðường không có luật lệ nhất định.

    Thơ Luật có 4 thể: Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt, Ngũ Ngôn Bát Cú, Thất Ngôn Tứ Tuyệt, Thất Ngôn Bát Cú. Thất Ngôn Bát Cú có luật lệ gò bó khó làm nhất nhưng lại được các Cụ ưa thích nhất, thường dùng để bày tỏ tình cảm ý chí, ngâm vịnh, trào phúng, xướng họa, thù tạc, chúc mừng quan hôn, khai bút đầu Xuân... Lúc đầu làm bằng chữ Hán, đến đời Trần, Hàn Thuyên là người đầu tiên làm bằng chữ Nôm, nên Ðường luật còn gọi là Hàn Luật. Từ đó thể Thất Ngôn Bát Cú trở thành độc tôn trên thi đàn, ngay trong các kỳ thi cũng bắt thí sinh làm một bài. Sau đây xin trình bày khái quát về bố cục và luật lệ căn bản của thể thơ này:

    I. BỐ CỤC:

    Một bài thơ Thất Ngôn Bát Cú có 4 phần:

    1- Mạo: là mào đầu (vào bài) còn gọi là Ðề, gồm:

    - Phá đề (câu 1) nghĩa là mở ra, giới thiệu tựa đề.

    - Thừa đề (câu 2) nghĩa là chuyển xuống.

    2- Thực hay Trạng: gồm câu 3 + 4: giải thích, khai triển tựa đề.

    3- Luận: gồm câu 5+6: bàn luận ý nghĩa của bài.

    4- Kết: gồm câu 7+8: tóm tắt ý nghĩa, bày tỏ tình cảm, thái độ.

    II. LUẬT LỆ CĂN BẢN:

    1- Vần: là bộ phận chủ yếu của âm tiết trong tiếng Việt là âm tiết trừ đi phụ âm đầu nếu có.

    Ví dụ: "tà, hoa, nhà, gia, ta" trong bài Qua Ðèo Ngang có cùng một vần "a".

    Vần có vần bằng, vần trắc, độc vận, ép vận. Trong thất ngôn bát cú chỉ gieo 1 vần, gọi là độc vận rơi vào 5 chữ cuối của 5 câu: 1, 2, 4, 6, 8 thường là vần bằng, ít khi dùng vần trắc, 5 chữ này tránh trùng nhau, phải hiệp vận cho đúng nếu gieo sai gọi là lạc vận, gieo vần không sát gọi là gượng ép.

    Ghi chú:

    Vần có cước vận (vần ở cuối câu), và yêu vận (vần ở lưng câu).

    Vần điệu: Ðiệu là đều đặn, là số chữ đều đặn trong mỗi câu thơ, như điệu thất ngôn mỗi câu 7 chữ, điệu lục bát gồm 1 câu 6, 1 câu 8. Riêng điệu ca trù mỗi câu bao nhiêu chữ cũng được, trừ câu chót bắt buộc 6 chữ.

    Nhịp điệu: Nhịp là cách ngắt đoạn đều đặn trong câu thơ. Nhịp điệu là cái dáng đi khi mau khi chậm trong thơ.

    Tiết tấu: tiết là đốt, là đoạn ngắn, tấu là đánh nhạc, là đọc cao lên.

    Thi nhạc (gồm vần, điệu, nhịp, tiết tấu): Nhà thơ dùng âm thanh (tượng thanh), dùng sự thay đổi của của âm, độ cao thấp của thanh, sự đều đặn của vần điệu nhịp điệu, sự nhịp nhàng của tiết tấu... làm cho bài thơ đọc lên như một bản nhạc gọi là thi nhạc.

    2. Ðối: là phép đặt 2 câu thơ đối nhau gồm có:

    Ðối chữ: bằng đối trắc, trắc đối bằng, danh từ đối danh từ, động từ đối động từỳ...

    Ðối ý: ví dụ cảnh dưới núi đối cảnh bên sông, cảnh động đối cảnh tĩnh như trong 2 câu thực của bài Qua Ðèo Ngang.

    Trong thể thơ này, 2 câu thực phải đối nhau, 2 câu luận phải đối nhau.

    Sau đây xin mời quý vị thưởng thức những cặp đối thần sầu của các thi sĩ tiền bối:

    * Thi hào Nguyễn Trãi:

    - Hương cách gác vân thu lạnh lạnh

    Thuyền kề bãi tuyết nguyệt chênh chênh

    - Khách đến chim mừng hoa xẩy rụng

    Chè tiên nước kín nguyệt đeo về

    - Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn

    Lòng người quanh nữa nước non quanh

    * Bà Chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương:

    - Năm thì mười họa chăng hay chớ

    Một tháng đôi lần có cũng không

    - Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm

    Cầm bằng làm mướn, mướn không công

    (Làm Lẽ)

    ("Cố đấm ăn xôi" và "Làm mướn không công" là 2 câu tục ngữ)

    - Duyên thiên chưa thấy nhô đầu trọc

    Phận liễu sao đà nảy nét ngang

    (Không Chồng Mà Chửa)

    (Trong Hán tự, chữ THIÊN nếu kéo nét phẩy nhô lên thì thành ra chữ PHU là chồng. Chữ LIỄU nếu thêm nét ngang thì thành ra chữ TỬ là con)

    - Ðôi gò bồng đảo sương còn ngậm

    Một lạch đào nguyên suối chửa thông

    (Thiếu Nữ)

    - Chày kình tiểu để suông không đấm

    Tràng hạt vãi lần đếm lại đeo

    (Chùa Quán Sứ)

    ("suông không đấm" và "đếm lại đeo" đều có nghĩa nói lái rất tục)

    - Khi cảnh, khi tiu, khi chũm chọe

    Giọng hi, giọng hỉ, giọng hi ha

    (Sư Hổ Mang)

    - Gió giật sườn non kêu lắc cắc

    Sóng dồn mặt nước vỗ long bong

    (Kẽm Trống)

    * Thi sĩ Nguyễn Khuyến:

    - Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt

    Làn ao lóng lánh ánh trăng loe

    - Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

    Lá vàng trước gió sẻ đưa vèo

    - Tầng mây lơ lững trời xanh ngắt

    Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

    * Thi sĩ Trần Tế Xương:

    - Học đã sôi cơm nhưng chửa chín

    Thi không ngậm ớt thế mà cay

    - Ðì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột

    Om sòm trên vách bức tranh gà

    - Chí cha chí chát khua giày dép

    Ðen thỉ đen thui cũng lụa là

    - Van nợ lắm khi tràn nước mắt

    Chạy ăn từng bữa mướt mồ hôi

    - Sỉ khí rụt rè gà phải cáo

    Văn chương liều lĩnh đấm ăn xôi

    - Một tuồng rách rưới con như bố

    Ba chữ nghêu ngao vợ chán chồng

    - Ví cho thi đỗ làm quan lớn

    Thì cũng nhỏ to cưới chị hầu

    - Tiễn chân cô mất hai đồng lẻ

    Sờ bụng thầy không một chữ gì

    ("Gà phải cáo" và "Cố đấm ăn xôi" là 2 câu tucỳ ngữ)

    3. Luật: tức thanh luật là quy tắc xếp đặt thanh bằng (B) thanh trắc (T) cho mỗi chữ trong một câu thơ theo lệ:

    "Nhất tam ngũ bất luận": bất luận là không ràng buộc,

    "Nhị tứ lục phân minh": phân minh là rõ ràng bắt buộc đồng thời phải tuân theo thanh: "nhị bằng tứ trắc lục bằng", hay ngược lại: "nhị trắc tứ bằng lục trắc"

    - Sau đây là bài thất ngôn bát cú luật bằng vần bằng:

    Câu 1: BBTTTBB

    Câu 2: TTBBTTB

    Câu 3: TTBBBTT

    Câu 4: BBTTTBB

    Câu 5: BBTTBBT

    Câu 6: TTBBTTB

    Câu 7: TTBBBTT

    Câu 8: BBTTTBB

    - Sau đây là bài thất ngôn bát cú luật trắc vần bằng:

    Câu 1: TTBBTTB

    Câu 2: BBTTTBB

    Câu 3: BBTTBBT

    Câu 4: TTBBTTB

    Câu 5: TTBBBTT

    Câu 6: BBTTTBB

    Câu 7: BBTTBBT

    Câu 8: TTBBTTB

    Âm là tiếng động phát ra khi đọc một nguyên âm. Thanh là độ cao thấp của âm. Mỗi âm trong tiếng Việt có 6 bực độ quy định bởi 6 dấu: 2 thanh BẰNG gồm trầm (dấu huyền) và phù (không dấu), bốn thanh TRẮC gồm thượng (dấu sắc, dấu ngã), và khứ hay nhập (dấu hỏi, dấu nặng).

    Trong một câu thơ, tất cả những chữ cùng một thanh nên thay đổi bực độ.

    Trong bài thất ngôn, chữ thứ 3 các câu chẵn và chữ thứ 5 các câu lẻ, đáng là bằng mà đổi ra trắc gọi là khổ độc (nghĩa là khó đọc). Trong 1 câu thơ, chữ nào đáng đặt tiếng bằng mà lại đặt tiếng trắc, hay đáng đặt tiếng trắc mà lại đặt tiếng bằng thì gọi là thất luật.

    4. Niêm: nghĩa là dán cho dính lại. Phép niêm trong thơ là quy tắc sắp xếp các câu thơ trong bài dính lại với nhau về âm điệu, hay nói một cách khác NIÊM là sự liên lạc về âm luật của 2 câu thơ với nhau. Trong bài Ðường Luật, hai câu 1 và 8, 2 và 3, 4 và 5, 6 và 7 niêm với nhau.

    Hai chữ thứ hai cùng một thanh đượỳc sắp xếp như sau đây hay ngược lại:

    Chữ thứ 2 câu 1: trắc

    Chữ thứ 2 câu 2: bằng

    Chữ thứ 2 câu 3: bằng

    Chữ thứ 2 câu 4: trắc

    Chữ thứ 2 câu 5: trắc

    Chữ thứ 2 câu 6: bằng

    Chữ thứ 2 câu 7: bằng

    Chữ thứ 2 câu 8: trắc

    Nếu không theo đúng như thế gọi là thất niêm.

    III. VÍ DỤ:
    Qua Ðèo Ngang

    Bước tới Ðèo Ngang bóng xế tà

    Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

    Lom khom dưới núi, tiều vài chú

    Lác đác bên sông, rợ mấy nhà

    Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

    Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

    Dừng chân đứng lại trời non nước

    Một cảnh tình riêng ta với ta.

    Ðây là bài thơ Ðường luật thất ngôn bát cú luật trắc (chữ TỚI) vần bằng (chữ TÀ). Niêm luật vần đối đúng phép. Bố cục chia làm 4 phần rõ rệt:

    Mạo: giới thiệu tổng quát cảnh Ðèo Ngang.

    Thực: tả cảnh Ðèo Ngang.

    Luận: nhớ nước thương nhà.

    Kết: tình riêng tác giả.

    Về vần: Năm chữ: tà, hoa, nhà gia, ta: vần với nhau rất chỉnh.

    Về đối: Hai cặp thực và hai cặp luận đối nhau chan chát: chữ đối chữờ, ý đối ý.

    Về luật: Luật trắc (ở chữ TỚI). Cả 8 câu thơ đều đúng luật.

    Về niêm: Rất chặt chẽ: chữ TỚI niêm với chữ CẢNH cùng là trắc, chữ CÂY niêm với chữ KHOM cùng là bằng, chữ ÐÁC niêm với chữ NƯỚC cùng là trắc, chữ NHÀ niêm với chữ CHÂN cùng là bằng.
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  14. The Following User Says Thank You to thieugia For This Useful Post:

    ngochai (28-03-2013)

  15. #8
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts

    IV. KẾT LUẬN:

    Trên đây chỉ là những quy tắc căn bản, khi làm thơ có nhiều thi gia đôi lúc không răm rắp tuân theo trăm phần trăm mà bài thơ vẫn hay, vì tác giả đặt cái thần/ hồn của bài thơ cao hơn luật tắc. Ví dụ như bài "Thu Vịnh" của Nguyễn Khuyến gieo vần "ao" nhưng câu 2 lại gieo vần "iu":

    Trời thu xanh ngắt mấy từng cao

    Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu

    Và bài "Tổng Vịnh Truyện Kiều" của Chu Mạnh Trinh gieo vần "ương" nhưng câu 4, câu 8 lại gieo vần "ang" là "chàng" và "vàng":

    Cuốn ngỏ rèm xuân trải mấy sương

    Sắc tài chi lắm để làm gương

    Công cha bao quản liều thân thiếp

    Sự nước xui nên phụ với chàng

    ... Ðem bắt đồng cân đáng mấy vàng.

    Chữ "chàng" tuy gieo không chính vận, nhưng khi đọc lên... nó phát ra một âm thanh nghe não nề, trầm buồn, vang dội trong tâm hồn ta.

    Bài "Thu Ðiếu" của Nguyễn Khuyến về bố cục, tác giả say mê "tả cảnh" suốt cả 8 câu; còn về vần thì trong 5 chữ : "veo, teo, vèo, teo, bèo", đã có đến 2 chữ "teo" trùng nhau vốn là điều cấm kỵ trong 1 bài thơ luật, nhưng ở đây cụ Tam Nguyên Yên Ðỗ vẫn mạnh dạn sử dụng, vì Cụ thấy 2 từ ngữ ấy (tẻo teo, vắng teo) diễn đạt được tình cảm của Cụ. Ðiều này cho thấy Cụ là một nhà Nho phóng khoáng có bản lĩnh trong sáng tạo. Và bài Thu Ðiếu xưa nay vẫn được nhiều người công nhận là một trong những bài thơ tả cảnh mùa Thu hay nhất trong thơ ca Việt Nam.

    Cũng chính vì luật tắc quá gò bó khó khăn của nó mà giới Nho sĩ Việt Nam đã bị kiềm hãm trong suốt một nghìn năm, chẳng để lại cho hậu thế được bao nhiêu bài thơ hay so với thể thơ mới. Thời tiền chiến xảy ra một trận bút chiến vang dội cả ba miền giữa thơ mới và thơ cũ, cuối cùng thơ cũ đại bại nhường thi đàn lại cho thơ mới thống trị đến ngày nay. Ngay nhà thơ Quách Tấn chuyên làm Thất ngôn bát cú với tác phẩm "Mùa Cổ Ðiển", về sau cũng từ giã nhảy qua thể Thất ngôn tứ tuyệt với thi tập "Ðọng Bóng Chiều".

    Ngày nay, thể Thất Ngôn Bát Cú được nhiều người làm sống lại bằng những hình thức cách tân noi theo bước chân tiền phong của các nhà thơ tiền bối có bản lĩnh sáng tạo như Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương... mạnh dạn từ bỏ phong cách quý phái, đài các, cung đình: ưa xài điển tích, thích dùng Hán tự, vọng ngoại, vong bản, bắt chước, sáo mòn... để trở về với tình tự cội nguồn dân tộc Việt Nam đầy sinh động và sáng tạo của mình.
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  16. The Following User Says Thank You to thieugia For This Useful Post:

    ngochai (28-03-2013)

  17. #9
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts

    Cách Gieo Vần, Nguyên Tắc Đối, Luật Bằng Trắc và Cách Họa trong thơ Đường

    Thơ Đường Luật còn có những tên gọi khác nhau như: Thơ Đường, Đường Thi, Thất Ngôn Bát Cú và Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật. Thơ Đường Luật có 2 loại: Tứ Tuyệt (tức mỗi câu có 7 chữ và mỗi bài có 4 câu) và Bát Cú (tức mỗi câu có 7 chữ và mỗi bài có 8 câu).

    A- Thể Thất Ngôn Bát Cú

    I- Cách Gieo Vần:
    Thơ Đường Luật có luật lệ nhất định của nó, bạn không thể biến chế một cách khác được. Cách gieo vần như sau:
    - Suốt bài thơ chỉ gieo theo một vần mà thôi. Ví dụ: Vần ơi thì đi với ơi, vần tâm thì đi với tâm hoặc tầm.
    - Trong bài thơ có 5 chữ vần được gieo ở cuối câu đầu (câu số 1) và ở cuối các câu chẵn (2, 4, 6 và 8). Ngoài việc các chữ cuối của câu 1,2,4,6,8 phải cùng một vần ra, cả 5 chữ mang vần đó phải khác nhau, trừ khi cùng chữ nhưng khác nghĩa (Ví dụ: dặm trường và mái trường or trái mơ và giấc mơ…)- Gieo vần thì phải hiệp vận (tức cho đúng vận của nó). Ví dụ: hương, thương, trường... Nếu gieo vần thưa với thây thì bị lạc vận. Còn nếu gieo vần không hiệp với nhau thì gọi là cưỡng vận hay ép vận, chẳng hạn như: in với tiên.

    II- Nguyên Tắc Đối:
    Các câu đối với nhau phải thật chỉnh, cả về ý, tình, và thể loại từ ngữ, v.v... Thể loại từ ngữ tức tính từ phải đối với tính từ, danh từ phải đối với danh từ, động từ phải đối với động từ, v.v...
    Trong bài thơ có 4 phần: Đề (gồm có Phá đề và Thừa đề ) Thực hoặc Trạng, Luận, và Kết.

    1. Đề gồm có hai phần:
    - Phá đề (câu thứ 1):
    Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
    - Thừa đề (câu thứ 2):
    Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

    2. Thực hoặc trạng (câu thứ 3 và câu thứ 4): Hai câu này phải đối với nhau.

    Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
    Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

    Ghi chú: Lom khom đối với lác đác (trạng tự ) và bằng đối với trắc. Tiều đối với chợ (danh từ ) và bằng đối với trắc. Chú đối với nhà (danh từ ) và trắc đối với bằng.

    3. Luận (câu thứ 5 và câu thứ 6): Luận có nghĩa là luận bàn. Hai câu này bàn bạc
    thêm về nội dung của bài thơ, về phong cảnh hay về tình cảm. Hai câu này phải đối với nhau.

    Nhớ nước, đau lòng con quốc quốc
    Thương nhà, mỏi miệng cái gia gia

    Ghi chú: Nhớ đối với thương (động từ ) và trắc đối với bằng. Nước đối với nhà (danh từ ) và trắc đối với bằng. Đau lòng đối với mỏi miệng (trạng từ ) và bằng đối với trắc. Con quốc quốc đối với cái gia gia (danh từ ) và trắc đối với bằng.

    4. Kết (câu thứ 7 và câu thứ 8): Hai câu kết không nhất thiết phải đối nhau, nhưng phải giữ luật bằng trắc.

    Dừng chân đứng lại: trời, non, nước,
    Một mảnh tình riêng ta với ta

    (Qua Đèo Ngang—Bà Huyện Thanh Quan)


    Ghi chú: Dừng chân là vần bằng đối với một mảnh là vần trắc; đứng lại là vần trắc đối với tình riêng là vần bằng; nước là vần trắc đối với ta là vần bằng.

    III- Luật Bằng Trắc:
    Luật Bằng Trắc gồm có Thanh, Luật, và Niêm.

    1. Thanh-Gồm có Thanh Bằng và Thanh Trắc.

    a) Thanh Bằng-là những tiếng hay chữ không có dấu (như: minh, lan, thanh, trinh...) và những tiếng hay chữ có dấu huyền (vi’ dụ như: mà, hoàng, thành, trình...)

    Thanh trắc-Là những tiếng hay chữ có dấu sắc (') dấu hỏi (?) dấu ngã (~) và dấu nặng (.). Ví dụ: Nhớ, tưởng, lữ, vọng …

    2. Luật-Thơ bát cú làm theo hai luật: Luật Bằng và Luật Trắc.

    a) Luật Bằng: Chữ thứ hai ở câu đầu thuộc vần Bằng. Ví dụ:

    Vu vơ dạo bước ngắm trời xinh

    Luật Bằng Vần Bằng-Cách dùng mẫu tự và viết tắt như sau: B = Bằng, T = Trắc và V = Vần. Luật Bằng Vần Bằng như sau:

    1. B B T T T B B (V)
    2. T T B B T T B (V)
    3. T T B B B T T
    4. B B T T T B B (V)
    5. B B T T B B T
    6. T T B B T T B (V)
    7. T T B B B T T
    8. B B T T T B B (V)


    Ví dụ:

    Mời cô đến với góc vườn thơ
    Khánh tiếng lung lay gót nhẹ chờ
    Thi vận mực tươi hoa khẽ hé
    Hoạ âm giấy liễng nhạc đường tơ
    Nghe mưa tí tách buông màn khói
    Thử gió vi vu thoảng giấc mơ
    Một cách gieo hồn đùa lãng tử
    Bài này chớ để ngó chơ vơ
    (Nhã Uyên)

    Luật Trắc: Chữ thứ hai ở câu đầu thuộc vần Trắc. Ví dụ:

    Luyến nhớ trời quê buổi nắng vàng

    Luật Trắc Vần Bằng-Luật Trắc Vần Bằng như sau:

    1.T T B B T T B (V)
    2.B B T T T B B (V)
    3.B B T T B B T
    4.T T B B T T B (V)
    5.T T B B B T T
    6.B B T T T B B (V)
    7.B B T T B B T
    8.T T B B T T B (V)

    Ví dụ:

    Văng VẲNG tai NGHE tiếng KHÓC gì?
    Thương CHỒNG nên KHÓC tỉ TÌ tị
    Ngọt BÙI, thiếp NHỚ mùi CAM thảo,
    Cay ĐẮNG, chàng ƠI, vị QUẾ chị
    Thạch NHŨ, trần BÌ, sao ĐỂ lại,
    Quy THÂN, liên NHỤC, tẩm MANG đị
    Dao CẦU, thiếp BIẾT trao AI nhỉ?
    Sinh KÝ, chàng ƠI, tử TẮC quỵ

    (Bà Lang Khóc Chồng—Hồ Xuân Hương)

    Chú Thích: Những chữ CAPITALIZED (chữ thứ 2, 4 và 6) đều phải theo đúng luật, còn những chữ khác (trừ chữ ở cuối câu) có thể không cần phải theo luật. Mẹo để nhớ:

    Nhất (chữ thứ 1), tam (chữ thứ 3), ngũ (chữ thứ 5) bất luận
    Nhị (chữ thứ 2), tứ (chữ thứ 4), lục (chữ thứ 6) phân minh

    Nghĩa là chữ thứ nhất, thứ ba và thứ năm không kể (bất luận), tức không nhất thiết phải theo đúng luật; còn chữ thứ hai, thứ tư và thứ sáu thì bắt buộc phải theo luật (phân minh). Nếu không theo luật thì gọi là thất luật.

    3. Niêm-Những chữ phải đi cặp với nhau và dính với nhau

    Ví du: Luật Bằng

    Câu 1 niêm với câu 8
    1.B B T T T B B (V)
    8.B B T T T B B (V)


    Câu 2 niêm với câu 3
    2.T T B B T T B (V)
    3.TT B B B T T


    Câu 4 niêm với câu 5
    4.B B T T T B B (V)
    5.B B T T B B T

    Câu 6 niêm với câu 7
    6.T T B B T T B (V)
    7.T T B B B T T


    Ví dụ: Luật Trắc

    Câu 1 niêm với câu 8
    1. T T B B T T B (V)
    8. T T B B T T B (V)

    Câu 2 niêm với câu 3
    2. B B T T T B B (V)
    3. B B T T B B T


    Câu 4 niêm với câu 5
    4. T T B B T T B (V)
    5. T T B B B T T


    Câu 6 niêm với câu 7
    6. B B T T T B B (V)
    7. B B T T B B T



    Cũng có trường hợp nhà thơ làm sai luật, thay vì đang ở Luật Bằng thì lại đổi sang Luật Trắc. Vì Niêm không đi với nhau nên gọi là Thất Niêm.
    Ví dụ: Dùng bài thơ Cảnh Làm Lẽ (Lấy Chồng Chung) của Hồ Xuân Hương (đúng niêm luật) để đổi sang thất niêm (xem chữ thứ 2 CAPITALIZED):

    Kẻ ĐẮP chăn bông, kẻ lạnh lùng,
    Chém CHA cái kiếp lấy chồng chung!
    Năm THÌ mười họa, nên chăng chớ,
    Một THÁNG đôi lần, có cũng không...
    Cố ĐẤM ăn xôi, xôi lại hỏng,
    Cầm BẰNG làm mướn, mướn không công.
    Thân NÀY ví biết dường này nhỉ,
    Thà TRƯỚC thôi đành ở vậy xong.


    Đổi thành thất niêm:

    Kẻ ĐẮP chăn bông, kẻ lạnh lùng,
    Chém CHA cái kiếp lấy chồng chung!
    Cố ĐẤM ăn xôi, xôi lại hỏng *** (thất niêm) ***
    Cầm BẰNG làm mướn, mướn không công.
    Năm THÌ mười họa, nên chăng chớ,
    Một THÁNG đôi lần, có cũng không...
    Thân NÀY ví biết dường này nhỉ,
    Thà TRƯỚC thôi đành ở vậy xong.


    Chú ý: Dù chỉ đặt sai có một câu (câu thứ 3) nhưng bị thất niêm toàn bài thơ. Thế mới biết luật thơ Đường khắt khe biết dường nào!

    Khi làm thơ Đường Luật thì phải giữ cho đúng niêm luật. Nếu không, dù bài thơ của bạn có nội dung hay mấy đi nữa thì cũng không thể chấp nhận được.

    Như đã nêu ra ở trên là các câu đối với nhau phải thật chỉnh. Có điều là không bắt buộc phải từng chữ một đối nhau mà có thể đối theo cụm từ. Nếu 3 chữ tạo thành nhóm danh từ (ở câu 3 chẳn hạng) thì ở câu 4 cũng dùng 3 chữ cùng nhóm để đối lại

    Ví dụ

    Ngày vương mãi nhớ hương tình cũ
    Tháng quyện hoài mong bóng dáng xưa
    (Trích "Xóm Tịnh Chiều Luyến Nhớ"—Vân Hạc)

    Ngày (danh từ, bằng) đối với tha’ng (danh từ, trắc)
    vương (động từ, bằng) đối với quyện (động từ, trắc)
    mãi (phó từ, trắc) đối với hoài (phó từ, bằng)
    nhớ (động từ, trắc) đối với mong (động từ, bằng).
    hương tình cũ (cụm danh từ) đối với bóng dáng xưa (cụm danh từ)
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  18. The Following User Says Thank You to thieugia For This Useful Post:

    ngochai (28-03-2013)

  19. #10
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts

    B.Thơ Tuyệt Cú

    Tuyệt cú theo nghĩa đen là ngắt câụ Là một thể thơ bốn câu (còn gọi là tứ tuyệt), có thể là cổ phong hoặc thơ luật, nhưng ý tứ, ý nghĩa phải trọn vẹn, sâu sắc. Cũng phải có mở có kết, có thể hiện nội dung chủ đề mình định nói

    Ví dụ:

    Chim buồn lẻ bạn chốn thâm sơn
    Cánh ngã chao nghiêng ngắm nguyệt thường
    Én lạc cô phòng thương nắng hạ
    Diều đây lẻ phận nhớ thu đơn

    (Nguyễn Duy)

    Lối làm thơ tuyệt cú có thể tuân theo luật bốn câu đầu hoặc bốn câu cuối của ngũ ngôn hoặc thất ngôn. Ở thể cổ phong, thơ tuyệt cú càng rộng rãi hơn, các câu thơ không cần đối, không phụ thuộc luật bằng trắc, miễn là ý tứ sâu sắc, lời đẹp, giầu âm điệu ...

    Phong Kiều Dạ Bạc
    Tác giả: Trương Kế

    Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
    Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
    Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
    Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền


    Phong Kiều Dạ Bạc

    Bản dịch của Tản Đà

    Đêm thuyền đậu bến Phong Kiều


    Trăng tà, chiếc quạ kêu sương,
    Lửa chài, cây bến, sầu vương giấc hồ.
    Thuyền ai đậu bến Cô Tô,
    Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.


    IV-Cách Họa Đường Thi:

    Cao nhất trong Đường Thi là họa thơ với người khác. Khi họa một bài Đường Thi, người họa phải dùng lại các từ mang vần (chữ cuối của câu 1,2,4,6,8) của bài thơ muốn họa (gọi là bài XƯỚNG) và diễn tả theo ý thơ của mình. Bài họa nằm trong 3 loại tiêu biểu: Hoạ Vần, Họa Vần Đối Luật và Họa Nguyên Vận.

    1) Họa Vần: Dĩ nhiên bài HỌA phải dùng lại vần của bài XƯỚNG, nhưng luật có thể thay đổi và ý nghĩa của bài Họa hoàn toàn khác với bài XƯỚNG.

    Ví dụ như trong trường hợp VH dùng vần bài “Nhớ Nhà” của Bà HTQ để làm bài “Cảnh Vật Ngày Xuân”

    Nhớ Nhà
    (Bà HTQ—Xướng)

    Vàng tỏa non tây, bóng ác tà
    Ðầm đầm ngọn cỏ, tuyết phun hoa
    Ngàn mai lác đác, chim về tổ
    Dặm liễu bâng khuâng, khách nhớ nhà
    Còi mục thét trăng miền khoáng dã
    Chài ngư tung gió bãi bình sa
    Lòng quê một bước càng ngao ngán
    Mấy kẻ tình chung có thấu là


    Cảnh Vật Ngày Xuân (Vân Hạc—Họa vần)

    Lụa thắm tung bay phất phới tà
    Vườn hồng rực rỡ bướm vờn hoa
    Xanh xanh khóm trúc xinh bờ dậu
    Trắng muốt cành lê đẹp góc nhà
    Trước ngõ mai đào chờ nắng xuống
    Bên thềm cúc lựu đón sương sa
    Hương trời sắc nước nên thơ quá
    Cảnh vật ngày Xuân quả thật là…



    2) Họa Vần Đối Luật:
    Như tên gọi, bài HỌA dùng luật trái với bài XƯỚNG. Nếu bài Xướng gieo theo Luật Bằng thì bài Họa đi theo Luật Trắc và ngược lại.

    Ví dụ:

    Xuân Hứng (Hàn Mặc Tử—Luật Bằng)

    Non sông ngàn dặm ngắm càng xinh
    Ừ tết năm nay thật hữu tình
    Pháo nổ nổ tan luồng thất nghiệp
    Xuân về về ghẹo khách ba sinh
    Hoa tươi sánh với thiên kiều gái
    Cảnh đẹp dường như thủy mặc tranh
    Cao hứng đã toan cầm bút vịnh
    Đào nguyên đâu lại thoảng qua mành


    Xuân Mộng (Họa by Vân Hạc—Luật Trắc)

    Cảnh vật khoe mình dưới nắng xinh
    Kià Xuân đã đến đượm hương tình
    Tưng bừng pháo nổ mừng hồi phục
    Rộn rã lời chào chúc tái sinh
    Vạn bướm hòa màu tô mộng cảnh
    Ngàn hoa trải sắc vẽ mơ tranh
    Bên song thiếu nữ cười duyên dáng
    Cứ ngỡ bồng lai đứng tựa mành


    3) Hoạ Nguyên Vận: Ngoài việc giữ cùng luật, bài họa phải có chủ đề và ý nghĩa giống như bài Xướng.

    Ví dụ:

    Trời Quê Luyến Nhớ (Xướng by Vân Hạc)

    Luyến nhớ trời quê buổi nắng vàng
    Đàn em hớn hở hát reo vang
    Bờ xa thấp thoáng đò đầy chuyến
    Bến cũ xôn xao chợ lắm hàng
    Bát ngát nương dâu dài cuối xóm
    Bao la ruộng lúa ngập thôn trang
    Tha phương vọng mãi mùa Xuân trước
    Viễn xứ miên man nỗi nhớ làng


    NHỚ QUÊ XƯA


    Đàn bướm vờn hoa dưới nắng vàng
    Hè về phượng nở, giọng ve vang
    Cành cây chim chóc gù xây tổ
    Bến chợ thuyền ghe bốc dở hàng
    Chán cảnh bon chen rời phố thị
    Vui đời mộc mạc đến thôn trang
    Quê người vẫn nhớ về quê cũ
    Nhớ mái nhà xưa nhớ xóm làng


    CÁC THỂ LOẠI TIÊU BIỂU TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT

    Ngoài việc các câu 3,4 and 5,6 phải đối, thời bấy giờ các nhà thơ còn đưa ra các thể loại đặc thù, được coi như là những "xảo thuật" để chứng tỏ người viết giỏi về từ ngữ và tạo thêm sự gay cấn cho người họa . Dưới đây là một vài thể loại tiểu biểu thường thấy trong thơ Đường Luật .

    1) Thủ Nhất Thanh: Là thể thơ trong đó từ đứng đầu các câu đều giống nhau.

    Ví dụ:

    Mừng đón xuân về, muôn sắc hoa
    Mừng xuân,xuân mới, mới thêm ra
    Mừng nghe nhựa sống, như còn trẻ
    Mừng thấy đời tươi, chửa muốn già
    Mừng khỏe đôi chân, đi đứng vững
    Mừng tinh cặp mắt ngắm nhìn xa
    Mừng nhau tuổi Thọ tăng tăng mãi
    Mừng được trường xuân hưởng thái hòa.


    2) Thủ Vĩ Ngâm: Là thể thơ trong đó câu đầu (thủ) và câu cuối (vĩ) giống nhau...

    Ví dụ:
    Sông Hương da diết một chiều xưa
    Mới đó mà nay đã mấy mùa
    Nỗi nhớ xôn xao vờn gió thoảng
    Niềm thương rạo rực quyện mây thưa
    Chiều tà bóng ngả phai phai nắng
    Đêm vắng trăng mờ lất phất mưa
    Núi Ngự trông xa lầu vọng nguyệt
    Sông Hương da diết một chiều xưa
    (Bến Tương Tư—Gia Phong)


    3) Vĩ Tam Thanh: Là thể thơ trong đó ba từ cuối trong mỗi câu có cùng cách phát âm.

    Ví dụ:
    Ta nghe gà gáy tẻ tè te
    Bóng ác vừa lên hé hẻ hè
    Cây một chồi cao von vót vót
    Hoa năm sắc nở lỏe lòe loe
    Chim tình bè lứa kia kìa kỉa
    Ong nghĩa vua tôi nhé nhẻ nhè
    Danh lợi mặc người ti tí tỉ
    Ngủ trưa chửa dậy khỏe khòe khoe
    (Ngẫu Hứng—Vô Danh)


    4) Tiệt Hạ: Là thể thơ câu nào cũng bỏ lửng như bị ngắt bớt ở cuối câu nhưng ý nghĩa rõ rệt, người đọc có thể hiểu được..

    Ví dụ:
    Thác bức rèm châu chợt thấy mà…!
    Chẳng hay người ngọc có hay đà …!
    Nét thu dợn sóng hình như thể …
    Cung nguyệt quang mây nhác ngỡ là …
    Khuôn khổ ra chiều người ở chốn …
    Nết na xem phải thói con nhà …
    Dở dang nhắn gửi xin thời hãy …
    Tình ngắn tình dài chút nữa ta …


    5) Song Điệp: Là thể thơ mỗi câu đều có cặp điệp từ ở đầu hoặc cuối câu..

    Ví dụ:
    Vất vất vơ vơ, cũng nực cười
    Căm căm cúi cúi có hơn ai
    Nay còn chị chị anh anh đó
    Mai đã ông ông mụ mụ rồi
    Có có không không, lo hết kiếp
    Khôn khôn dại dại, chết xong đời
    Chi bằng láo láo lơ lơ vậy
    Ngủ ngủ ăn ăn nói chuyện chơi

    (Chuyện Đời –Nguyễn Công Trứ)

    6) Thuận nghịch:
    Là thể thơ khi đọc xuôi hay đọc ngược đều có ý nghĩa và hợp vận.
    Ví dụ:

    Đọc xuôi:
    Xa cách quê làng lại ghé thăm
    Xát xơ vàng úa cỏ nghiêng nằm
    Nhà hiên mái dột Bìm giăng kín
    Ngỏ trước thềm loang Dậu phủ dăm
    Tha thướt bóng Dừa hàng nối thẳng
    Ngã nghiêng cành Trúc dãy liền tâm
    Tà chiều quyện khói mờ thôn xóm
    Xa vọng khoan hò ai hát ngâm …


    Đọc ngược từ dưới trở lên:
    Ngâm hát ai hò khoan vọng xa
    Xóm thôn mờ khói quyện chiều tà
    Tâm liền dãy Trúc cành nghiêng ngã
    Thẳng nối hàng Dừa bóng thươ’t tha
    Dăm phủ Dậu loang thềm trước ngỏ
    Ki’n giăng Bìm dột mái hiên nhà
    Nằm nghiêng cỏ úa vàng xơ xác
    Thăm ghé lại làng quê cách xa …


    ***Sau đó bỏ hai chữ đầu mỗi câu đọc xuôi và bỏ hai chữ cuối mỗi câu đọc ngược sẽ trở thành thơ Ngũ Ngôn. Nếu tiếp tục bỏ bớt 1 hoặc 2 chữ đầu or cuối nữa, sẽ có những bài Tứ Ngôn hay Tam Ngôn Bát Cú. Nói tóm lại, một bài thơ làm theo thể Thuận Nghịch, nếu được chọn từ một cách khéo léo, sẽ đọc thành 8 bài Bát Cú! Đó là điểm độc đáo của Thể Thuận Nghịch!***

    7) Liên Hoàn: Là thể thơ gồm nhiều bài Bát Cú liên kết với nhau, trong đó phần kết thúc của bài trên được lấy làm phần mở đầu cho bài kế tiếp.
    Ví dụ:
    Bao năm cách biệt Huế yêu ơi
    Viễn xứ chiều buông nhạt tiếng cười
    Vọng cảnh thương tình ngày lẻ bạn
    Nhìn người luyến nghĩa buổi chung đôi
    Sông Hương liễu rũ ôm tình nước
    Núi Ngự thông reo trãi mộng đời
    Cố quận sương mờ giăng chắn lối
    Bùi ngùi lữ khách đếm sầu rơi

    Sầu rơi cảnh vật nhuộm cô liêu
    Rặng núi xa xa phủ ráng chiều
    Ẩn hiện trời cao mây ảm đạm
    Hoà lòng biển vắng sóng đìu hiu
    Âm ba cuốc vọng lời kinh khổ
    Réo rắt quyên ca điệu sáo diều
    Đất lạ phong trần đời lữ thứ
    Phiêu bồng vẫn giữ trọn lời yêu

    Lời yêu thuở ấy tự tình trao
    Ước hẹn tơ duyên thắm chỉ đào
    Cứ tưởng men nồng hoà nhật nguyệt
    Nào ngờ rượu đắng tách trăng sao
    Cung đàn lổi nhịp dòng châu ứa
    Tiếng hát buông lơi suối lệ trào
    Mấy độ thu tàn mơ ảo giác
    Tâm đầu ý hợp mộng hư hao

    Hư hao một cõi vẫn hoài trông
    Cách biệt sơn khê luống nghẹn lòng
    Khắc khoãi người chờ nơi chốn ấy
    Bàng hoàng kẻ đợi giữa tầng không
    Cô phòng héo hắt thân nhi nữ
    Gối chiếc tàn phai phận má hồng
    Một thuở xa người sang xứ lạ
    Hồn hoang chất chứa những ngày đông.

    (Vọng Cảnh Thương Tình Liên Hoàn Khúc—Vân Hạc)


    8) Lưỡng Đầu Xà Nghịch Thiệt: Là thể thơ trong đó hai chữ cuối câu là cách nói lái của hai chữ đầu câu hay ngược lại.

    Ví dụ:

    Cai mô chả thấy hỡ cô Mai
    Hồi bút hôm qua, nay hút bồi
    Niếu đổ tường che vang nổ điếu
    Thôi liên, cù cứa, hẹn Thiên Lôi
    Vái sơ ông Địa cho vơ sái
    Ngồi ráp bàn tiên lại ngáp rồi
    Tánh thích đi tìm bao tích thánh
    Đồi thanh, cảnh phật cũng đành thôi.
    Lần sửa cuối bởi thieugia; 27-03-2013 lúc 09:13 PM
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  20. The Following User Says Thank You to thieugia For This Useful Post:

    ngochai (28-03-2013)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •