Trang 2/4 ĐầuĐầu 1234 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 11 tới 20 của 33

Chủ đề: Võ thuật Thiều Gia & Từ Điển - Bách Khoa Tự Soạn

  1. #11
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    KIẾN THỨC XÃ HỘI


    Khổng Tử, triết gia vĩ đại của Trung Quốc người được hậu thế tôn xưng "Vạn thế sư biểu".

    I. PHẠM TRÙ, KHÁI NIỆM & ĐỊNH NGHĨA

    PHẠM TRÙ

    Để suy nghĩ và trao đổi tư tưởng cho nhau con người thường phải sử dụng những khái niệm, chẳng hạn khái niệm "cái cây", "cái nhà", "thực vật", "động vật", "con người", v.v..
    Khái niệm là hình thức của tư duy phản ánh những mặt, những thuộc tính cơ bản của một lớp những sự vật, hiện tượng nhất định của hiện thực khách quan. Khái niệm rộng nhất thì được gọi là phạm trù.
    Vậy, phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định của hiện thực khách quan.
    Do đối tượng nghiên cứu chi phối, mỗi bộ môn khoa học có một hệ thống phạm trù riêng của mình. Thí dụ, trong toán học có phạm trù "số", "hình", "điểm", "mặt phẳng", "hàm số",v.v.. Trong vật lý học có các phạm trù "khối lượng", "vận tốc", "gia tốc", "lực",v.v.. Trong kinh tế học có các phạm trù "hàng hoá", "giá trị", "giá cả", "tiền tệ", "lợi nhuận", v.v..
    Các phạm trù trên đây chỉ phản ánh những mối liên hệ chung trên một lĩnh vực nhất định của hiện thực thuộc phạm vi nghiên cứu của môn khoa học chuyên ngành. Khác với điều đó, các phạm trù của phép biện chứng duy vật như "vật chất", "ý thức", "vận động", "đứng im", "mâu thuẫn", "số lượng", "chất lượng", "nguyên nhân", "kết quả", v.v.. là những khái niệm chung nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến nhất của toàn bộ thế giới hiện thực, bao gồm cả tự nhiên, xã hội và tư duy.
    Giữa phạm trù của triết học và phạm trù của các khoa học cụ thể có mối quan hệ biện chứng với nhau. Đó là quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
    KHÁI NIỆM
    1. Khái niệm triết học
    Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí của con người trong thế giới ấy.
    2. Thế giới quan & Nhân sinh quan
    a. Thế giới quan:
    Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới, về bản thân con người, về vị trí của con người trong thế giới ây.
    b. Nhân sinh quan
    Là toàn bộ những quan niệm về cuộc sống của con người và loài người.
    c. Nhận thức là gì?
    Nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào trong đầu óc của con người trên cơ sở thực tiễn*.


    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

    Theo quan điểm triết học Mác-Lênin: nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn.

    Theo "Từ điển Bách khoa Việt Nam":
    nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể.
    Theo quan điểm của phép tư duy biện chứng, hoạt động nhận thức của con người đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Con đường nhận thức đó được thực hiện qua các giai đoạn từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ cụ thể đến trừu tượng, từ hình thức bên ngoài đến bản chất bên trong, như sau:
    Nhận thức cảm tính (hay còn gọi là trực quan sinh động): là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy. Nhận thức cảm tính gồm các hình thức sau:
    Cảm giác: là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh các thuộc tính riêng lẻ của các sự vật, hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan của con người. Cảm giác là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết, là kết quả của sự chuyển hoá những năng lượng kích thích từ bên ngoài thành yếu tố ý thức. Lenin viết: "Cảm giác là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”. Nếu dừng lại ở cảm giác thì con người mới hiểu được thuộc tính cụ thể, riêng lẻ của sự vật. Điều đó chưa đủ; bởi vì, muốn hiểu biết bản chất của sự vật phải nắm được một cách tương đối trọn vẹn sự vật. Vì vậy nhận thức phải vươn lên hình thức nhận thức cao hơn".
    Tri giác: hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối toàn vẹn sự vật khi sự vật đó đang tác động trực tiếp vào các giác quan con người. Tri giác là sự tổng hợp các cảm giác. So với cảm giác thì tri giác là hình thức nhận thức đầy đủ hơn, phong phú hơn. Trong tri giác chứa đựng cả những thuộc tính đặc trưng và không đặc trưng có tính trực quan của sự vật. Trong khi đó, nhận thức đòi hỏi phải phân biệt được đâu là thuộc tính đặc trưng, đâu là thuộc tính không đặc trưng và phải nhận thức sự vật ngay cả khi nó không còn trực tiếp tác động lên cơ quan cảm giác con người. Do vậy nhận thức phải vươn lên hình thức nhận thức cao hơn.
    Biểu tượng: là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối hoàn chỉnh sự vật do sự hình dung lại, nhớ lại sự vật khi sự vật không còn tác động trực tiếp vào các giác quan. Trong biểu tượng vừa chứa đựng yếu tố trực tiếp vừa chứa đựng yếu tố gián tiếp. Bởi vì, nó được hình thành nhờ có sự phối hợp, bổ sung lẫn nhau của các giác quan và đã có sự tham gia của yếu tố phân tích, tổng hợp. Cho nên biểu tượng phản ánh được những thuộc tính đặc trưng nổi trội của các sự vật.
    Giai đoạn này có các đặc điểm:
    Phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ thể nhận thức.
    Phản ánh bề ngoài, phản ánh cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên, cả cái bản chất và không bản chất. Giai đoạn này có thể có trong tâm lý động vật.
    Hạn chế của nó là chưa khẳng định được những mặt, những mối liên hệ bản chất, tất yếu bên trong của sự vật. Để khắc phục, nhận thức phải vươn lên giai đoạn cao hơn, giai đoạn lý tính.
    Nhận thức lý tính (hay còn gọi là tư duy trừu tượng): là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận.
    Khái niệm: là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh những đặc tính bản chất của sự vật. Sự hình thành khái niệm là kết quả của sự khái quát, tổng hợp biện chứng các đặc điểm, thuộc tính của sự vật hay lớp sự vật. Vì vậy, các khái niệm vừa có tính khách quan vừa có tính chủ quan, vừa có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, vừa thường xuyên vận động và phát triển. Khái niệm có vai trò rất quan trọng trong nhận thức bởi vì, nó là cơ sở để hình thành các phán đoán và tư duy khoa học.
    Phán đoán: là hình thức tư duy trừu tượng, liên kết các khái niệm với nhau để khẳng định hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính của đối tượng. Thí dụ: "Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng" là một phán đoán vì có sự liên kết khái niệm "dân tộc Việt Nam" với khái niệm "anh hùng". Theo trình độ phát triển của nhận thức, phán đoán được phân chia làm ba loại là phán đoán đơn nhất (ví dụ: đồng dẫn điện), phán đoán đặc thù (ví dụ: đồng là kim loại) và phán đoán phổ biến (ví dụ: mọi kim loại đều dẫn điện). Ở đây phán đoán phổ biến là hình thức thể hiện sự phản ánh bao quát rộng lớn nhất về đối tượng.
    Nếu chỉ dừng lại ở phán đoán thì nhận thức chỉ mới biết được mối liên hệ giữa cái đơn nhất với cái phổ biến, chưa biết được giữa cái đơn nhất trong phán đoán này với cái đơn nhất trong phán đoán kia và chưa biết được mối quan hệ giữa cái đặc thù với cái đơn nhất và cái phổ biến. Chẳng hạn qua các phán đoán thí dụ nêu trên ta chưa thể biết ngoài đặc tính dẫn điện giống nhau thì giữa đồng với các kim loại khác còn có các thuộc tính giống nhau nào khác nữa. Để khắc phục hạn chế đó, nhận thức lý tính phải vươn lên hình thức nhận thức suy luận.
    Suy luận: là hình thức tư duy trừu tượng liên kết các phán đoán lại với nhau để rút ra một phán đoán có tính chất kết luận tìm ra tri thức mới. Thí dụ, nếu liên kết phán đoán "đồng dẫn điện" với phán đoán "đồng là kim loại" ta rút ra được tri thức mới "mọi kim loại đều dẫn điện". Tùy theo sự kết hợp phán đoán theo trật tự nào giữa phán đoán đơn nhất, đặc thù với phổ biến mà người ta có được hình thức suy luận quy nạp hay diễn dịch.
    Ngoài suy luận, trực giác lý tính cũng có chức năng phát hiện ra tri thức mới một cách nhanh chóng và đúng đắn.
    Giai đoạn này cũng có hai đặc điểm:
    Là quá trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật, hiện tượng.
    Là quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng.
    Nhận thức cảm tính và lý tính không tách bạch nhau mà luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Không có nhận thức cảm tính thì không có nhận thức lý tính. Không có nhận thức lý tính thì không nhận thức được bản chất thật sự của sự vật.
    Nhận thức trở về thực tiễn, ở đây tri thức được kiểm nghiệm là đúng hay sai. Nói cách khác, thực tiễn có vai trò kiểm nghiệm tri thức đã nhận thức được. Do đó, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, là cơ sở động lực, mục đích của nhận thức. Mục đích cuối cùng của nhận thức không chỉ để giải thích thế giới mà để cải tạo thế giới. Do đó, sự nhận thức ở giai đoạn này có chức năng định hướng thực tiễn.
    ------------------------------------------------------------
    * Thực tiễn là một trong những phạm trù nền tảng, cơ bản không chỉ của lý luận nhận thức Macxít mà còn của toàn bộ triết học Mác - Lenin nói chung.
    Lần sửa cuối bởi thieugia; 01-04-2013 lúc 04:55 AM

  2. #12
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts

    Theo phép biện chứng của Chủ nghĩa Mác:


    Phạm trù: là một khái niệm rộng nhất phản ảnh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung cơ bản nhất của các sự kiện, hiện tượng thuộc một lĩnh vực hiện thực nhất định.
    Phạm trù triết học: là những khái niệm chung nhất phản ảnh những mặt, thuộc tính, mối liên hệ cơ bản vầ phổ biến nhất, không phải một lĩnh vực hiện thực nào mà là toàn bộ của thế giới hiện thực (bao gồm tự nhiên, xã hội, tư duy).
    Bản chất của phạm trù: Phạm trù được hình thành từ trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.
    Nội dung của phạm trù: Nội dung của phạm trù là khách quan nhưng hình thức biểu hiện của phạm trù là chủ quan.
    Khái niệm: Khái niệm là một hình thức của tư duy trừu tượng phản ánh những mối liên hệ và thuộc tính bản chất, phổ biến của một tập hợp các sự vật, các hiện tượng nào đó, chẳng hạn các khái niệm "cái nhà", "con người", "giai cấp"...
    - Khái niệm là những vật liệu tạo thành ý thức, tư tưởng, khái niệm và những phương tiện để con người tích lũy thông tin, suy nghĩ và trao đổi tri thức với nhau.
    - Khái niệm có tính chất khách quan bới chúng phản ánh những mối liên hệ, những thuộc tính khách quan của các sự vật, hiện tượng trong thế giới.

    D. Thực tiễn là gì:
    Thực tiễn là một trong những phạm trù nền tảng, cơ bản không chỉ của lý luận nhận thức Macxít mà còn của toàn bộ triết học Mác - Lenin nói chung. Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động của vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
    - Thực tiễn là cái xác định một cách thực tế sự liên hệ giữa sự vật với những điều cần thiết đối với con người.
    - Thực tiễn bao gồm nhiều yếu tố và nhiều dạng hoạt động, bất kỳ hoạt động thực tiễn nào cũng bao gồm những yếu tố nhu cầu, lợi ích, mục đích, phương tiện và kết quả. Các yếu tố đó có liên hệ với nhau, qui định lẫn nhau mà nếu thiếu chúng thì hoạt động thực tiễn không thể xảy ra được.
    - Thực tiễn gồm những dạng cơ bản sau đây:
    + Hoạt động sản xuất vật chất.
    + Hoạt động chính trị - xã hội nhằm biến đổi các quan hệ xã hội, chế độ xã hội.
    + Hoạt động thực nghiệm khoa học.

    3. Vật chất và ý thức

    a. Khái niệm Vật chất:
    Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ảnh và tồn tại không không lệ thuộc vào cảm giác.

    b. Khái niệm về Ý thức:
    Ý thức là một phạm trù triết học dùng để chỉ toàn bộ hoạt động tinh thần diễn ra trong óc người, phản ảnh thế giới vật chất ở bên ngoài được hình thành trong quá trình lao động và được diễn đạt nhờ phương tiện ngôn ngữ.

    c. Nhận thức kinh nghiệm:
    Nhận thức kinh nghiệm chủ yếu thu được từ quan sát và thí nghiệm, nó tạo thành tri thức kinh nghiệm. Tri thức kinh nghiệm nảy sinh một cách trực tiếp từ thực tiễn, từ lao động sản xuất, đấu tranh xã hội hoặc thí nghiệm khoa học.
    - Tri thức kinh nghiệm giới hạn ở lĩnh vực các sự kiện, mô tả, phân loại các dữ kiện thu nhận được từ quan sát và thí nghiệm.
    - Tri thức kinh nghiệm đã mang tính trừu tượng và khái quát, xong mới là bước đầu và còn hạn chế.

    d. Nhận thức lý luận:
    Lý luận là trình độ cao hơn về chất so với kinh nghiệm. Tri thức lý luận là tri thức khkái quát từ tri thức kinh nghiệm. Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích tụ lại trong quá trình lịch sử".
    - Lý luận được hình thành từ kinh nghiệm, trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm nhưng lý lận không hình thành một cách tự phát từ kinh nghiệm và không phải mọi lý luận đều trực tiếp xuất phát từ kinh nghiệm.
    - Lý luận mang tính trừu tượng và khái quát cao nên nó đem lại sự hiểu biết sâu sắc về bản chất, tính qui luật của các sự vật, hiện tượng khâchs quan.
    - Lý luận thể hiện tính chân lý sâu sắc hơn, hệ thống hơn do đó, phạm vi ứng dụng của nó cũng phổ biến rộng hơn nhiều so với tri thức kinh nghiệm.

    e. Phán đoán:
    Phán đoán là hình thức của tư duy trừu tượng vận dụng các khái niệm để khẳng định hoặc phủ định một thuộc tính, một mối liên hệ nào đó của hiện thực khách quan.
    Phán đoán là hình thức liên hệ giữa các khái niệm, phản ảnh mối liện hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong ý thức của con người. Tuy nhiên, phán đoán không phải là tổng số đơn giản của những khái niệm tạo thành mà là quá trình biện chứng trong đó các khái niệm có sự liên hệ và phu thuộc lẫn nhau.
    Phán đoán được biểu hiện dưới hình thức ngôn ngữcác mệnh đề theo những qui tắc văn phạm nhất định.

    f. Suy lý:
    Là một hình thức của tư duy trừu tượng trong đó xuất phát từ một hoặc nhiều phán đoán làm tiền đề để rút ra phán đoán mới làm kết luận. Nói cách khác, suy lý là quá trình đi đến một phán đoán mới từ những phán đoán tiền đề.
    VD:
    - Mọi kim loại đều dẫn điện => sắt là kim loại => KL: sắt dẫn điện.
    Lần sửa cuối bởi thieugia; 02-04-2013 lúc 02:44 PM
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  3. #13
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    g. Chân lý:

    Thiều gia giản giới: Chân lý ! Chân lý là gì ? Thế nào là chân lý ????. Trong cuộc sống thường ngày ta vẫn thường nghe mọi người nhắc đến "chân lý", bàn về "chân lý"... Thế nhưng, theo Thieugia được biết: với nhiều người nói thì nói thế thôi, hoặc giả thấy người ta nói "chân lý" thì mình cũng nói "chân ný" thế chứ... cũng đếch hiểu, đếch biết "chân ný" nó mô tê như thế nào !?.

    Mà quả thật, để hiểu cho thật tường tận về chân lý đâu phải là chuyện... giản đơn. Vả lại, còn khối việc phải làm, khối cái phải nhớ và đáng nhớ chứ đâu có mỗi cái "chân ný" này đâu !? Nhớ "chân lý" đâu bằng nhớ đóng "lệ phí cầu đường", nhớ làm thủ tục sang "xe chính chủ", rồi thì nhớ đóng tiền nhà, nhớ lo tiền học, nhớ chuyện "nộp lương", nhớ tối về "ăn cơm" với vợ !...Thời buổi bây giờ, mấy người cần đến cái thứ "chân lý" ý ?! Mấy ông nhà giáo, vì cứ mãi rao giảng chân lý để đến nỗi con cái phải nghèo hèn; mấy nhà khoa học, vì mải mê với thứ "chân lý" thành thử bị cái lũ "lắm tiền" nó khinh...

    Thuộc lòng "chân lý" đến trăm lần, cũng chẳng hữu ích. Và có đem "chân lý" ra giải bày... cũng không làm cho mấy tay tham quan sửa đổi, mấy đứa cướp laptop hay iPhone 5 động lòng thương.


    Chân lý (!?)

    Đã chẳng ích gì vậy nhớ để làm gì ?! Thiển nghĩ, thôi thì nhớ để mỗi khi "Trà dư tửu hậu" cũng có cái để nhàn đàm chứ chẳng nhẽ lại cứ ngồi "giương mắt ếch" ... và đấy cũng chính là lý do để Thiều gia soạn cuốn từ điển này vì xét thấy ở "trong đó" chắc cũng có vô vàn điều được coi là CHÂN LÝ.

    (Lời bàn của Võ sư Thiều Ngọc Sơn)
    ...

    Định nghĩa về chân lý:
    Chân lý là tri thức phù hợp vớp khách thể mà nó phản ánh và được thực tiễn kiểm nghiệm.
    Chân lý là sản phẩm của quá trình con người nhận thức thế giới. Vì vậy, chân lý cũng được hình thành và phát triển từng bước phụ thuộc vào sự phát triển của sự vật khách quan, vào điều kiện lịch sử cụ thể của nhận thức, hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người.

    Các tính chất của chân lý:
    - Tính khách quan: Chân lý là nhận thức của con người nhưng nội dung của nó không phụ nthuộc vào con người và loài người
    VD: "Quả đất có trước con người và loài người" - là chân lý khách quan.

    Nội dung mà chân lý phản ánh thuộc về thế giới khách quan. Chân lý chỉ có ở con người nhưng nội dung của chân lý lại không lệ thuộc vào con người mà chỉ lệ thuộc vào sự vật khách quan được chân lý đó phản ánh.



    Chân lý phản ảnh một cách khách quan...


    - Tính cụ thể của chân lý: Chân lý là cụ thể. Điều đó có nghĩa là, chân lý không có trừu tượng.
    + Chân lý đạt được trong quá trình nhận thức bao giờ cũng gắn với một lĩnh vực cụ thể của hiện thực và được phát triển trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể đó.
    + Chân lý là cụ thể vì đối tượng mà chân lý phản ánh bao giờ cũng tồn tại một cách cụ thể, trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể với những quan hệ cụ thể. Vì vậy, bất kỳ chân lý nào cũng phải gắn liền với điều kiện lịch sử cụ thể. Nếu thoát ly khỏi điều kiện lịch sử cụ thể thì cái vốn là chân lý sẽ không còn là chân lý nữa.

    ... tính cụ thể !?

    - Tính tuyệt đối và tương đối của chân lý:
    + Tính tương đối: Là tri thức phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan nhưng chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện, cần phải được bổ xung, điều chỉnh trong quá trình phát triển tiếp theo của nhận thức. Chân lý tương đối phản ánh hiện thực khách quan bị giới hạn ở những mặt, những bộ phận nhất định và bị ức chế bởi điều kiện lịch sử.


    Tính Tuyệt đối đúng của ... chân ný !

    + Chân lý tuyệt đối:Là tri thức hoàn toàn đầy đủ, hoàn chỉnh về thế giới khách quan.
    Lần sửa cuối bởi thieugia; 08-04-2013 lúc 12:28 PM
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  4. #14
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Chân lý nằm ở đâu khi mà...




    Những kẻ tu hành...


    ... tưởng như sinh ra


    ... để hưởng thụ !?


    Và bá tánh thời: lầm lũi cả một kiếp... nhân sinh.
    Lần sửa cuối bởi thieugia; 09-04-2013 lúc 12:18 AM
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  5. #15
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    h. Lý Tưởng là gì ?


    Lý tưởng...

    (理): là danh từ dùng để chỉ những điều ngay lẽ phải (lý lẽ) những phẩm hạnh đạo đức truyền thống cao quí (đạo lý).

    Tưởng (想) : là những ý niệm sự suy nghĩ, những âu lo toan tính diễn ra trong đầu óc con người.

    Lý tưởng (理 想) : là cụm danh từ dùng để chỉ những ước mơ, nguyện vọng, những điều tốt đẹp trong cuộc sống mà mỗi người chúng ta cần hướng tới và nỗ lực phấn đấu hoặc cố gắng đạt được những ước mơ đó.

    Cuộc sống trong mỗi con người vốn là một hành trình dài liên miên bất tận, hành trình phấn đấu, chinh phục những ước mơ hoặc những mục tiêu đã đặt ra. Từ khi sinh ra, lớn lên và ngay cả khi xuôi tay về với cõi vĩnh hằng, con người vẫn không nguôi “mong ước” (với ý nghĩa mang tính tích cực), dù biết rằng điều đó là điều viễn vông, không thể nào đạt được.

    Hành trình đi đến lí tưởng, phấn đấu theo lí tưởng, cũng giống như một vận động viên điền kinh đang ra sức chinh phục chặng đường đua của mình. Và với ý chí sắt đá, với niềm tin chiến thắng mãnh liệt, anh ta quyết tâm lao về đích nhằm nhanh chóng kết thúc đường đua. Cuộc sống cũng là một chặng đua và nếu chặng đua ấy không có đích đến (dải băng rôn), không có hướng đi thì (địa điểm sẽ phải đến) chúng ta sẽ không biết đi đâu và về đâu. Nói như nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi nói: “Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lý tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”.

    "Lý tưởng" dùng để diễn đạt cho tính chất, hay thuộc tính của những điều được cho là tốt đẹp. Là mục tiêu cao cả, sự hoàn thiện mà con người người luôn cố gắng phấn đấu để đạt tới. Do “lý tưởng” được hình thành bởi tư duy trừu tượng của con người, bởi óc tưởng tượng phong phú của con người nên có lúc “lý tưởng” lại trở thành chuyện hão huyền, thậm chí là “lệch chuẩn” (lòng tham, sự ham muốn, dục vọng thấp hèn… ) khiến cho “lý tưởng” trở thành những điều không có thực hoặc khó thể đạt được trong thực tế...


    Đôi lúc "lý tưởng" lại trở nên hão huyền... lệch chuẩn !?.

    Với ý nghĩa tích cực ta có thể hình dung “lý tưởng” chính là “kim chỉ Nam” có nhiệm vụ soi chiếu, dẫn đường cho mỗi người không lạc bước trên hành trình sống của mình; là những mục đích cao đẹp trong cuộc đời mà mỗi người cần xác định để phấn đấu để thực hiện; là nền móng để chúng ta xây dựng lên trên đó cuộc sống của chính mình...
    Lần sửa cuối bởi thieugia; 08-04-2013 lúc 04:55 PM
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  6. #16
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    lý tưởng...




    Lý tưởng

    và những điều tưởng là có lý !!!!!!! ???????????

    Khái niệm:
    Lí tưởng sống (lẽ sống) là cái đích của cuộc sống mà mỗi con người khát khao muốn đạt được.

    Biểu hiện của lí tưởng sống
    - luôn suy nghĩ và hành động không mệt mỏi
    - luôn vươn tới sự hoàn thiện bản thân
    - mong muốn cống hiến cho sự nghiệp chung

    ý nghĩa của lí tưởng sống
    - với bản thân: Tự hoàn thiện bản thân về mọi mặt.
    - với xã hội: Góp phần thực hiện tốt những nhiệm vụ chung của xã hội. Và luôn được mọi người tôn trọng.[/COLOR]


    Lý tưởng sống...

    Sinh ra ở đời, ai trong chúng ta cũng khao khát được sống hạnh phúc, với lòng khao khát đó thúc giục chúng ta đi kiếm tìm hạnh phúc. Hơn thế nữa, tự đáy lòng của con người luôn ước ao có được một cuộc sống bình an, vui tươi, không lo âu buồn phiền, không đau khổ oán than, muốn an hưởng sự may lành hơn là bất hạnh, giàu sang hơn là nghèo nàn.


    Ước mơ và...

    và ????????????????????? !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
    Mong ước
    Để đạt được niềm khát vọng đó, người ta luôn tìm cho mình một lẽ sống cho cuộc đời, hay nói đúng hơn là một lý tưởng. Lý tưởng này sẽ hướng dẫn đời họ vượt qua mọi chông gai và can đảm chấp nhận mọi nghịch cảnh. Vì có một lý tưởng để theo đuổi, có một lẽ sống cho cuộc đời, là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của con người trên trần gian. Và phải chăng những người bất hạnh chính là những người không lý tưởng, sống không mục đích, và càng không biết mình sẽ đi về đâu?

    Lý tưởng sống là gì?

    Tôi cũng đã từng suy nghĩ điều gì là quan trọng nhất trong cuộc đời và tôi đã đi đến kết luận điều quan trọng nhất chính là triết lý sống của mỗi con người và tôi cũng đã nghe đâu đấy câu nói như thế này:
    “ Bạn sẽ không làm được gì nếu bạn không có mục đích, bạn cũng không làm được gì vĩ đại nếu mục đích của bạn tầm thường". triết lý sống hay mục đích sống cũng chính là lý tưởng sống của mỗi con người.

    Bạn có bao giờ tự hỏi bạn tồn tài trên cuộc đời vì lý do gì không? Một câu hỏi lẽ ra rất dễ nhưng nó làm cho bạn phải bắt đầu ngồi lại suy nghĩ về bản thân mình. Vậy sứ mạng của cuộc đời bạn là gì...? Đây là băn khoăn của không ít những bạn trẻ thời nay. Nhiều người cho rằng đời sống quá bận rộn, làm gì có thì giờ để đặt vấn đề niềm tin hay lý tưởng sống. Cũng có bạn cho rằng cứ sống tự nhiên, đến đâu hay đó, làm gì phải bận tâm đến niềm tin hay lý tưởng sống. Những người nói như vậy thật ra là cũng đã có niềm tin hay lý tưởng sống cho chính mình. Niềm tin hay lý tưởng đó là sống đến đâu hay đó, không cần suy nghĩ hay đặt vấn đề.

    Lý tưởng sống từ những điều bình dị
    Nhiều người từng nghe câu nói trong bài hát khá nổi tiếng của trịnh công sơn:

    "sống ở đời sống cần có một tấm lòng,
    để làm gì em biết không?
    để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...."

    Một thời gian dài tôi mới nhận ra rằng ý nghĩa của câu này là "hãy mở rộng tấm lòng của bạn với cuộc sống này, với mọi người xung quanh bạn và đừng mong đợi bạn sẽ nhận lại được gì... Hãy san sẻ tấm lòng để cuộc sống này đẹp hơn và đừng nghĩ rằng những cái gì mình đã cho đi là lớn lao mà nó chỉ là những cái gì nhỏ nhoi nhất nhẹ nhàng... Chỉ để gió cuốn đi...".

    Phải sống có lý tưởng! Bạn có thể ra đi từ nhiều phía, theo những con đường khác nhau, nhưng cuối cùng mỗi người phải lựa chọn cho mình mục đích của cuộc sống. Ta sống cho ta, cho những người thân, bạn bè và cho mọi người. Vì vậy, chỉ có hạnh phúc khi "mình vì mọi người và mọi người phấn đấu vì hạnh phúc của từng người". Rõ ràng lý tưởng là mục đích sống, là ý nghĩa của mỗi cuộc đời. Lý tưởng quyết định sự thành công trong cuộc sống. Lý tưởng dẫn dắt sự nghiệp, tăng thêm sức mạnh cho mọi người để đạt đến thành công trong sự nghiệp. Lý tưởng cho ta sức mạnh vượt qua khó khăn và thử thách trong cuộc sống.

    Lý tưởng của ta không cần lớn lao dù chỉ là một chiếc lá, nhưng chúng ta cũng cần có cho mình một lý tưởng bình dị để vươn lên. Cuối cùng xin kết thúc bằng lời của chiến sĩ cách mạng, một người cộng sản trẻ tuổi, một nhà văn, một anh hùng thời vệ quốc xô viết vĩ đại, paven copsagine trong tác phẩm thép đã tôi thế đấy (tác giả nikolai ostrovsky): "cái quí nhất của con người là cuộc sống. đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn của mình, để đến khi nhắm mắt xuôi tay, mà có thể nói rằng: Tất cả đời mình ta đã cống hiến cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người…

    Thieugia : Sưu tầm
    Nguồn: Internet.

    Lần sửa cuối bởi thieugia; 11-04-2013 lúc 03:36 PM
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  7. The Following User Says Thank You to thieugia For This Useful Post:

    nosay (09-04-2013)

  8. #17
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Lại nói về ước mơ, lại bàn về Lý tưởng...


    Lại nói về ước mơ...


    Lại bàn về lý tưởng...


    Giá của ước mơ...


    Vì say "lý tưởng" !?... nên "quan quậy, quan say"...*

    ------------------------------------
    * Hình trên là "quan" bên tư pháp Huỳnh Thanh Thắng (tỉnh Hậu Giang) say quậy, chống người thi hành công vụ.
    Lần sửa cuối bởi thieugia; 11-04-2013 lúc 03:59 PM
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  9. #18
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Tiếp tục nói về ước mơ, lại bàn về Lý tưởng...

    a. Nói về ước mơ


    Đố ai biết bà lão này "Ước mơ gì...?...".


    Và mơ ước của cụ bà này là chi ?... ??... !?!?!?.


    Đang mò kiếm tương lai...


    Và mơ ước của "tương lai đất nước" này là gì ?
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  10. #19
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    b. Lại bàn về lý tưởng...


    Nghĩ suy về Lý Tưởng chăng !?


    Cùng: đi tắt đón đầu, chụp bắt lý tưởng.. ?


    Quăng kiếm tương lai ?


    Cuối cùng... cũng chỉ là "Dân dĩ thực vi tiên" !?.


    ------------------------------------------------------------------------------------------
    *** Lý tưởng: Theo quan điểm riêng cá nhân Shaolaojia thì Lý tưởng là một cái gì đó, "cái gì đó" tuyệt đẹp. Và để đạt được "cái gì tuyệt đẹp" đó, người ta cần phải nỗ lực, phải gắng sức và thậm chí có những lúc để đạt được "cái gì đó" đó, người ta còn phải biết và kiên trì thực hành nhẫn nhục. Bởi thế, cho nên, và như vậy...
    Lần sửa cuối bởi thieugia; 11-04-2013 lúc 09:51 PM
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  11. #20
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Lại nói về "ước mơ", lại bàn về "lý tưởng" !?.
    *** Lý tưởng: Theo quan điểm riêng cá nhân Shaolaojia thì Lý tưởng là một cái gì đó, "cái gì đó" tuyệt đẹp. Và để đạt được "cái gì tuyệt đẹp" đó, người ta cần phải nỗ lực, phải gắng sức và thậm chí có những lúc để đạt được "cái gì đó" đó, người ta còn phải biết và kiên trì thực hành nhẫn nhục. Bởi thế, cho nên, và như vậy...
    Lý tưởng là một khái niệm trừu tượng !:


    Mà ở đó (hoặc trong đó)...


    Kẻ trông xuống ký...


    Thằng...


    ... cầu lên cân !?
    Lần sửa cuối bởi thieugia; 11-04-2013 lúc 09:53 PM
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •