Trang 3/4 ĐầuĐầu 1234 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 21 tới 30 của 33

Chủ đề: Võ thuật Thiều Gia & Từ Điển - Bách Khoa Tự Soạn

  1. #21
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    *** Lý tưởng: Theo quan điểm riêng cá nhân Shaolaojia thì Lý tưởng là một cái gì đó, "cái gì đó" tuyệt đẹp. Và để đạt được "cái gì tuyệt đẹp" đó, người ta cần phải nỗ lực, phải gắng sức và thậm chí có những lúc để đạt được "cái gì đó" đó, người ta còn phải biết và kiên trì thực hành nhẫn nhục. Bởi thế, cho nên, và như vậy...
    Là ước ao, là khát vọng...


    Là sự khao khát


    Là tự do không gò bó...


    Là sự tò mò muốn biết và...



    ... đôi khi: đấy chẳng cần nhưng đây... lại rất thích !?
    Lần sửa cuối bởi thieugia; 11-04-2013 lúc 09:54 PM
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  2. #22
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Kiến Thức Xã Hội
    ** Tiếp theo


    Con Người & Những vấn đề về con người...


    1. Định nghĩa về con người: Con người là một thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội.
    - Mặt sinh vật: con người vốn là một sinh vật và có đầy đủ những đặc trưng của sinh vật nhưng lại có nhiểu điểm phân biệt với các sinh vật khác.
    - Mặt xã hội: được biểu hiện qua lao động, sáng tạo ra công cụ lao động nhằm phục vụ đời sống con người, sản xuất ra những TLSX, TL sinh hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình.



    Một ý kiến về "con người":
    Theo như những gì mình đã học và đọc thì "con người" có 2 phần là phần "con" và phần "người". Có rất nhìu ng xoáy vấn đề này. Theo mình hiểu thì "con" có nghĩa là con vật, con ng là động vật cấp cao nên cũng mang những đặc điểm cơ bản của động vật. Còn "người" là cái thể hiện cấp cao đó, đó là nhân cách, là cách sống, cách tư duy...Vậy có thể hiểu nôm na "con người" là một động vật cấp cao, có tư duy và hiểu biết.


    Phần con và phần... người !?.
    Trong chương trình thời sự mấy hôm trc có nhắc đến chuyện 2 ng con đánh mẹ, đánh em gái, đuổi là khỏi nhà. K những thế còn phá nhà và còn nói bà mẹ bằng những câu thô tục, k thể chấp nhận đc. Vậy, họ có đc coi là "con người" k? Mình thấy k thể chấp nhận đc. Họ cư xử như những loài động vật chứ k phải người. Mình k có quyền đánh giá nhận xét về ai đó, vì mình cũng đâu có hoàn hảo, nhưng thực sự hành động của 2 ng kon kia làm tất cả mọi ng trên thế giới này chứ k phải riêng mình kinh tởm. Thử hỏi k có mẹ thì mấy ông ấy có trên đời này k? K biết trong não của ông ấy có cái j nữa.
    Một ý kiến khác:

    "Con người là sinh vật không có lông, đi bằng hai chân và có suy nghĩ".

    Không có lông, đi bằng hai chân... ảnh minh họa.

    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  3. #23
    bach_djen
    Guest
    Con người là một thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội.

    Hình như có sự nhầm lẫn đấy thầy Thiều. Phần em em thích cách giải thích này:


    Theo như những gì mình đã học và đọc thì "con người" có 2 phần là phần "con" và phần "người". Có rất nhìu ng xoáy vấn đề này. Theo mình hiểu thì "con" có nghĩa là con vật, con ng là động vật cấp cao nên cũng mang những đặc điểm cơ bản của động vật. Còn "người" là cái thể hiện cấp cao đó, đó là nhân cách, là cách sống, cách tư duy...Vậy có thể hiểu nôm na "con người" là một động vật cấp cao, có tư duy và hiểu biết.

  4. #24
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2012
    Bài gửi
    202
    Thanks
    71
    Thanked 13 Times in 12 Posts
    Tìm hiểu về chế độ :
    Khoa bảng Việt Nam



    Các tân khoa nhận áo mũ vua ban

    Khái quát về Lịch sử khoa bảng Việt Nam:

    Các kỳ thi Nho học ở Việt Nam bắt đầu có từ năm 1075 dưới triều Lý Nhân Tông và chấm dứt vào năm 1919 đời vua Khải Định. Trong 845 năm đó, đã có nhiều loại khoa thi khác nhau, ở mỗi triều đại lại có những đặc điểm khác nhau, song trong các đời Lý, Trần, Hồ có một đặc điểm chung là các khoa thi đều do triều đình đứng ra tổ chức, chỉ đạo thi. Hệ thống thi cử tuyển người làm quan này gọi là khoa cử (chữ Nho: 科舉).

    Khoa bảng (科榜) là cụm danh từ có nguồn gốc từ tiếng Hán. Khoa bảng là cái bảng danh dự, liệt kê tên họ các thí sinh đỗ đạt học vị trong các kỳ thi cử này, phần lớn được tuyển chọn làm quan chức cho triều đại phong kiến Việt Nam. Khoa bảng là tính từ để chỉ những người đỗ đạt này. Thí dụ: "Gia đình khoa bảng" là gia đình có học, có người trong họ đỗ đạt cao trong những kỳ thi cử do triều đình tổ chức và chấm khảo.

    Các sách xưa dùng chữ Nho dạy Nho giáo cho thí sinh dự các kỳ thi Hương, thi Hội gồm có: Nhân thiên tự, sử học vấn tân, ấu học ngũ ngôn thi, Minh tâm bảo giám, Minh đạo gia huấn, Tam tự kinh và bộ sách giáo khoa là Tứ Thư (Luận ngữ, Mạnh tử, Đại học và Trung dung), Ngũ Kinh (Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch và Kinh Xuân Thu). Nhiều nho sĩ còn đọc thêm cả bách gia Chu Tử, các sách Phật giáo, Đạo giáo nữa. Khối lượng sách học thật là đồ sộ, lại phải học thuộc lòng và hiểu đúng nghĩa nên nho sinh mất rất nhiều công phu học và vất vả gian nan. Cực khổ nhất là phải chờ hai ba năm mới có kỳ thi. Khi đi thi thí sinh lại phải mang theo lều, chõng, thức ăn, lặn lội xa xôi lên kinh thành. Tác giả Ngô Tất Tố có viết truyện Lều chõng để nói lên những oái ăm của các kỳ thi này.

    Ngày nay nghe đến hai từ "lều chõng", có lẽ nhiều người sẽ lấy làm lạ vì những từ ấy từ biệt chúng ta mà đi tới chỗ mất tích đã gần ba chục năm nay. Nhưng mà trước hơn hai chục năm đi ngược trở lên, cho đến hơn một nghìn năm, "lều", "chõng" đã làm chủ vận mệnh của giang sơn cũ kỹ mà người ta tán khoe là "bốn nghìn năm văn hiến". Những ông ngồi trong miếu đường làm rường cột cho nhà nước, những ông ở nơi tuyền thạch, làm khuôn mẫu cho đạo đức phong hóa, đều ở trong đám "lều chõng" mà ra. Lều chõng với nước Việt Nam chẳng khác một đôi tạo vật đã chế tạo đủ các hạng người hữu dụng hay vô dụng. Chính nó đã làm cho nước Việt Nam trở nên một nước có văn hóa. Rồi lại chúng nó đã đưa nước Việt Nam đến chỗ diệt vong. Với chúng, nước Việt Nam trong một thời kỳ rất dài kinh qua nhiều cảnh tượng kỳ quái, khiến cho người ta phải cười, phải khóc, phải rụng rời hồn vía. (Ngô Tất Tố, Thời vụ số 109 ra ngày 10-3-1939)

    Thời Lý - Trần tổ chức thi Tam giáo để tuyển những người thông hiểu cả ba tôn giáo Nho, Phật và Lão. Khoa thi Tam giáo đầu tiên diễn ra năm 1195 đời Lý Cao Tông. Người đỗ Tam giáo gọi là Tam giáo xuất thân. Khoa thi Tam giáo cuối cùng tổ chức năm 1247 đời Trần Thái Tông. Hình thức này sau đó không áp dụng nữa[3].

    Cuối thời nhà Trần, Hồ Quý Ly nắm quyền điều hành triều đình đã đặt ra lệ thi Hương đầu tiên ở các địa phương năm 1396 đời Trần Thuận Tông, lấy người đỗ được học vị cử nhân. Năm sau (1397) tổ chức thi Hội ở kinh đô. Đây là khoa thi Hội đầu tiên.

    Từ thời Hậu Lê, việc thi cử được tiến hành đều đặn và quy củ. Các kỳ thi theo thứ tự là Thi Hương, Thi Hội, Thi Đình. Người đỗ đầu cả ba thì gọi là Tam Nguyên (như Tam Nguyên Nguyễn Khuyến).

    Thi Hương được tổ chức mỗi 3 năm, vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu. Thi Hội sau thi Hương 1 năm, vào năm Sửu, Mùi, Thìn, Tuất.

    Thi Hương

    Cuộc thi được tổ chức tại các trường nhiều nơi (từ Hương do nghĩa khu vực quê hương của người thi). Nhưng không phải tỉnh nào cũng được tổ chức thi Hương. Trường thi chia ra làm nhiều vùng. Ba bốn trấn hoặc tỉnh cùng thi ở một nơi, thí dụ trường Nam là tập trung thí sinh ở các tỉnh chung quanh Nam Định, trường Hà các tỉnh chung quanh Hà Nội v.v. Số thí sinh mỗi khoa có đến hàng nghìn người.

    Theo quy định từ năm 1434, thi Hương có 4 kỳ.

    Kỳ I: kinh nghĩa, thư nghĩa;
    Kỳ II: chiếu, chế, biểu;
    Kỳ III: thơ phú;
    Kỳ IV: văn sách.

    Thi qua 3 kỳ thì đỗ Tú Tài (trước 1828 gọi là Sinh đồ) - tên dân gian là ông Đồ, ông Tú. Thường mỗi khoa đỗ 72 người. Tuy có tiếng thi đỗ nhưng thường không được bổ dụng. Nhiều người thi đi thi lại nhiều lần để cố đạt cho được học vị Cử nhân. Lần thứ nhất đỗ gọi là "ông Tú", lần thứ hai vẫn đỗ Tú tài thì gọi là "ông Kép", lần thứ 3 vẫn thế thì gọi là "ông Mền".

    Thi qua cả 4 kỳ thì đỗ Cử Nhân (trước 1828 gọi là Hương cống) - ông Cống, ông Cử. Mỗi khoa đỗ 32 người, được bổ dụng làm quan ở các cơ quan cấp tỉnh, cấp trung ương, hoặc được đi làm quan các huyện, sau dần dần mới lên các chức vụ cao hơn. Người đỗ đầu gọi là Giải Nguyên.

    Một người muốn dự thi Hương phải qua hai điều kiện (gọi là Khảo hạch):

    - Có đạo đức tốt và lý lịch trong sạch. Bản khai lý lịch này phải được xã trưởng và quan địa phương xác nhận.
    - Có trình độ học lực: trình độ học lực lúc đầu được kiểm tra bằng một kỳ thi liền với kỳ thi Hương nhưng không tính vào nội dung thi Hương 4 kỳ trên. Đây là kỳ thi ám tả cổ văn ai đỗ kỳ này mới được vào thi Hương. Đây là thi sát hạch, không phải là kỳ thi chính thức. Đỗ kỳ này chẳng có học vị gì, cả tỉnh cùng dự thi, ai đỗ kỳ này cũng đã vinh dự lắm, nhất là đỗ đầu. Người đỗ đầu cả xứ được tặng danh hiệu đầu xứ (về sau đỗ đầu tỉnh cũng được gọi là đầu xứ) gọi tắt là ông xứ, như: xứ Nhu (Nguyễn Khắc Nhu), xứ Tố (Ngô Tất Tố). Ông xứ Tố chỉ đỗ đầu xứ thôi, chẳng có học vị gì, nhưng thật là một nhà Nho uyên thâm.

    Khoa thi Hương đầu tiên năm 1396 đời Trần Thuận Tông, khoa thi Hương cuối cùng tổ chức năm 1918 đời vua Khải Định.

    Thi Hội

    Thi Hội còn gọi là Hội Thí ( 会试), là khoa thi 3 năm một lần ở cấp trung ương do bộ Lễ tổ chức. Từ đời Lê Thánh Tông thi Hương được tổ chức vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu và thi Hội vào năm sau Sửu, Mùi, Thìn, Tuất (dựa theo quy định thi cử của Trung Quốc). Khoa thi này được gọi là "Hội thi cử nhân" hoặc "Hội thi cống sĩ" (các cử nhân, cống sĩ, tức là người đã đỗ thi Hương ở các địa phương, tụ hội lại ở kinh đô để thi) do đó gọi là thi Hội.

    Trước năm 1442 thí sinh đỗ cả 4 kỳ được công nhận là trúng cách thi Hội, nhưng không có học vị gì. Nếu không tiếp tục thi Đình thì vẫn chỉ có học vị hương cống hoặc cử nhân. Chỉ sau khi thi Đình, người trúng cách thi Hội mới được xếp loại đỗ và mới được công nhận là có học vị các loại tiến sĩ. Từ năm 1442 thí sinh đỗ thi Hội mới có học vị Tiến sĩ (tức Thái học sinh - tên dân gian là ông Nghè). Người đỗ đầu gọi là Hội Nguyên.

    Vào thời nhà Nguyễn những thí sinh thiếu điểm để đỗ tiến sĩ có thể được cứu xét và cho học vị Phó Bảng (ông Phó Bảng hay Ất tiến sĩ).

    Khoa thi Hội đầu tiên năm 1397 đời Trần Thuận Tông, khoa thi Hội cuối cùng tổ chức năm 1919 thời vua Khải Định, đánh dấu sự chấm dứt của khoa bảng phong kiến Việt Nam[5].

    Thi Đình

    Thi Đình còn được gọi là Thi Điện, hoặc là Điện Thí (殿试 ). Đây là kỳ thi cao nhất được tổ chức tại sân của triều đình nơi có cung điện (hoàng cung) của nhà vua. Nơi thi là một cái nghè lớn, nên sau này người ta thường gọi các vị vào thi là các ông nghè . Nhà vua trực tiếp ra đầu đề, và sau khi hội đồng giám khảo hoàn thành việc chấm bài, cân nhắc điểm sổ, chính nhà vua tự tay phê lấy đỗ.

    Người đỗ đầu gọi là Đình Nguyên. Theo số điểm, người đỗ được xếp vào 3 hạng gọi là Tam Giáp:

    Bậc 3: Đỗ Tiến Sĩ Đệ Tam Giáp (Đồng tiến sĩ xuất thân - tên dân gian là ông Tiến Sĩ)
    Bậc 2: Đỗ Tiến Sĩ Đệ Nhị Giáp (Tiến sĩ xuất thân, Hoàng Giáp - ông Hoàng)
    Bậc 1: Đỗ Tiến Sĩ Đệ Nhất Giáp (Tiến sĩ cập đệ - gồm 3 thí sinh đỗ cao nhất gọi là Tam khôi: Đỗ hạng ba là Thám Hoa (ông Thám), hạng nhì là Bảng Nhãn (ông Bảng), đỗ đầu là Trạng Nguyên (ông Trạng)

    Đôi khi lúc chấm bài, chủ khảo (trong đó có cả vua) thấy người thủ khoa không đạt được điểm số tối thiểu để gọi là Trạng. Những khoa này sẽ không có trạng nguyên - thủ khoa giữ cấp Đình nguyên (thí dụ: Lê Quí Đôn đỗ cao nhất nhưng chỉ được cấp vị Đình nguyên Bảng nhãn).

    Vào năm 1828 vua Minh Mạng chỉnh đốn lại khoa cử và bỏ Đệ nhất giáp. Học vị trạng nguyên, bảng nhãn không còn trên khoa bảng từ đó.

    Thi Hương
    Giải nguyên
    Hương cống
    Sinh đồ

    Thi Hội
    Hội nguyên
    Thái học sinh
    Phó bảng

    Thi Đình
    Đình nguyên
    Trạng nguyên
    Bảng nhãn
    Thám hoa
    Hoàng giáp
    Đồng tiến sĩ xuất thân

    ---------------------------------------
    Nha_que theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

  5. The Following User Says Thank You to nha_que For This Useful Post:

    thieugia (11-09-2013)

  6. #25
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2012
    Bài gửi
    202
    Thanks
    71
    Thanked 13 Times in 12 Posts
    Thể lệ Thi Hương

    Lều chõng
    Một người muốn dự thi Hương phải qua hai điều kiện (gọi là Khảo hạch):

    - Phải có đạo đức tốt và lý lịch trong sạch. Bản khai lý lịch này phải được xã trưởng và quan địa phương xác nhận.
    - Phải có trình độ học lực: trình độ học lực lúc đầu được kiểm tra bằng một kỳ thi liền với kỳ thi Hương nhưng không tính vào nội dung thi Hương 4 kỳ của thi Hương. Đây là kỳ thi ám tả cổ văn; ai đỗ kỳ này mới được vào thi Hương. Vì đây là kỳ thi sát hạch, không phải là kỳ thi chính, nên đỗ kỳ này chẳng có học vị gì, cả tỉnh cùng dự thi, ai đỗ kỳ này cũng đã vinh dự lắm, nhất là đỗ đầu. Người đỗ đầu cả xứ được tặng danh hiệu "đầu xứ" (về sau đỗ đầu tỉnh cũng được gọi là đầu xứ) gọi tắt là "ông xứ" như: xứ Nhu (Nguyễn Khắc Nhu), xứ Tố (Ngô Tất Tố). Ông xứ Tố chỉ đỗ đầu xứ thôi, chẳng có học vị gì, nhưng thật là một nhà Nho uyên thâm.


    Các sĩ tử xưa

    Theo quy định từ năm 1434, thi Hương tương tự như thi Hội cũng có 4 kỳ hay còn gọi là 4 trường

    Kỳ I thi kinh nghĩa, thư nghĩa:
    Giải thích ý nghĩa trong câu lấy từ Tứ thư, Ngũ kinh. Bài thi phải viết theo lối biền văn - tức là có đối mà không cần vần, phần thi này nhằm kiểm tra khả năng hiểu biết kinh truyện của sĩ tử;

    Kỳ II thi chiếu, chế, biểu:
    Chiếu - lời vua nói, chế - vua phong thưởng cho công thần, biểu - bài văn thần dân tạ ơn vua hoặc chúc mừng vua nhân dịp ngày lễ. Sĩ tử phải biết lựa từng hoàn cảnh, từng đối tượng mà dùng giọng văn cho thích hợp. Đây là bài thi kiểm tra khả năng soạn văn bản làm quan sau này;
    Kỳ III thi thơ phú:
    Các bài thi được làm theo thể thất ngôn, phần thi này kiểm tra khả năng làm thơ của sĩ tử bởi đây là một trong những sinh hoạt quan trọng của tầng lớp trí thức;

    Kỳ IV thi văn sách:
    Là bài văn trả lời câu hỏi về một vấn đề của đề bài. Phần thi nằm kiểm tra khả năng biện bác, bàn luận vấn đề lịch sử và hiện tại của sĩ tử.

    Tùy từng triều đại mà nội dung thi có thể quy định và sắp xếp thứ tự khác nhau. Dưới triều Hồ, thí sinh phải thi thêm kỳ 5 gồm môn ám tả (chính tả) và môn toán. Năm 1855, nhà Nguyễn quy định thi Hương có 3 kỳ và một kỳ phúc hạch bằng thơ phú. Những ai đỗ ở trường nhất mới được thi trường hai, rồi trường ba, trường bốn.
    Trường thi

    Hội đồng thi và chấm thi của kỳ thi Hương:

    Đề Điệu: Chánh chủ khảo;
    Giám Thí: Phó chủ khảo;
    Đồng khảo thí: Chấm sơ khảo;
    Khảo thí: Chấm phúc khảo;
    Đằng Lục: Làm nhiệm vụ rọc phách, niêm phong;
    Di Phong: Thu nhận quyển thi của thí sinh;
    Đối độc: Đọc lại bài của Đằng Lục chép và đối chiếu với bài của thí sinh cho chính xác.

    Trường thi Hương là một khu đất rộng được chia làm 4 khu vực (hay còn gọi là 4 vi): Giáp, Ất, Bính, Đinh cắt theo hình chữ thập 十. Ở giữa là nhà Thập đạo có chòi canh để quan trường giám sát thí sinh ngồi thi. Ở hai bên trái, phải có hai chòi để quan giám sát cả thí sinh lẫn quan trường. Mỗi cửa đốt hai cây đuốc lớn (gọi là đình liệu) chiếu sáng rực cả trường thi. Xung quanh trường thi được rào hai lần: một phên kín, một phên thưa đắp tường hào, cài chông, có cả đội lính gác canh giữ.
    Trình tự thi


    Trường thi

    Khoảng 20 ngày trước khi thi, thí sinh phải nộp 3 tập giấy bản mới: trang đầu ghi lý lịch, địa chỉ, nghề nghiệp của bản thân và thế hệ trước cho Hội đồng thi (còn gọi là nộp tuyển). Hai ngày trước khi thi thí sinh đến trường xem số báo danh để biết vị trí ngồi và cửa vào. Từ nửa đêm hôm trước ngày thi, mỗi thí sinh vác một bộ lều chõng, cổ đeo ống quyển, dầu (để thắp đèn), nước, vai mang tráp đựng thức ăn, thức uống, đồ dùng trực sẵn ở cửa trường thi. Sau 3 hồi trống, các quan vào vị trí đã định, lại phòng (giám thị) xướng danh nhận quyển cho thí sinh vào trường. Thí sinh tìm chỗ chọn phần đất rồi tự đóng lều, dựng chõng, mài mực đợi đề thi. Khi trời sáng rõ thì đầu bài được phát, đến trưa họ nộp quyển vào nhà Thập đạo lấy dấu nhật trung và đến tối nộp lại quyển cho lại phòng đóng dấu của Hội đồng thi. Làm bài xong thí sinh ra ngoài trường thi bằng cửa trước.

    Xếp hạng

    Thi Hương gồm hai hạng:

    - Qua được 3 kỳ đầu (hay còn gọi là ba trường) thì đỗ cấp tú tài (tức sinh đồ - tên dân gian là ông Đồ, ông Tú).
    - Qua được cả 4 kỳ thì đỗ cấp cử nhân (tức hương cống - ông Cống, ông Cử)

    Đỗ tú tài thì không được triều đình bổ dụng nhưng đối với trong làng, trong tổng thì địa vị đương sự thăng từ hạng thường dân lên hạng chức sắc, có chân trong hội đồng kỳ mục, được miễn sưu dịch, và khi có cỗ bàn trong đình thì được ngồi chiếu trên. Đỗ cử nhân thì ngoài việc được phép dự thi Hội, còn được bổ nhiệm làm quan trong những ngạch thuộc cửu phẩm, được vua ban áo mũ và làng xã phải phục dịch đón tiếp vinh quy.


    Trường thi Nam Định năm Mậu Tý 1888

    Lệ vinh quy

    Lễ xướng danh trường thi Nam Định năm Mậu Tý 1888 cho các thí sinh trúng tuyển làm cử nhân.


    Xướng danh và vinh qui bái tổ
    Từ triều Lê Thánh Tông năm 1481 đã đặt ra lệ xướng danh và vinh quy cho các tân khoa hương cống. Tân khoa ra nhận áo, mũ, và giày vân hài của nhà vua ban rồi tên thì đem yết ở bảng bằng gỗ vẽ hình hổ. Sau đó họ lần lượt ra lễ tạ vua cùng các quan hàng tỉnh và quan trường. Các vị sinh đồ (tú tài) thì không có áo mũ, cũng không có xướng danh. Tên thì yết ở tấm bảng tre nhưng vẫn là một vinh dự lớn.

    Phần lễ nghi xong thì các vị tân khoa sửa soạn về quê quán nhưng có sức về phủ, huyện, xã để sửa soạn đón rước gọi là đám rước "vinh quy bái tổ". Sinh đồ thì hàng xã đón. Hương cống thì hàng tổng trở lên phải cung phụng linh đình, xem như một vinh dự chung của cả làng.
    -------------------
    Nha_que Theo Wikipedia

  7. The Following User Says Thank You to nha_que For This Useful Post:

    thieugia (11-09-2013)

  8. #26
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Khái niệm nhân văn - Nhân đạo - Nhân bản



    Nhân bản: là lấy con người làm gốc. Chủ nghĩa nhân bản là chủ nghĩa coi trọng con người với thực thể hiện hữu của nó - sự sống còn và bản chất người (bao gồm cả bản năng vốn có và những giá trị khác). Do đó nói tới giá trị nhân bản là nhấn mạnh đến khía cạnh bản thể của con người.


    Nhân đạo: hiểu theo nghĩa đen là đường đi của con người. Con đường đó còn gọi là đạo lí. Đó là đạo lí phải tôn trọng quyền lợi chính đáng của con người, không được xâm phạm đến sinh mệnh, thân thể, sự tự do về tư tưởng cũng như tình cảm của con người.Chủ nghĩa nhân đạo đòi hỏi sự yêu thương, quý trọng con người, thuật ngữ nảy nhấn mạnh đến khía cạnh đạo đức.








    Nhân văn: cần hiểu theo ý nghĩa từng từ. Nhân là người, văn là vẻ đẹp. Nhân văn có thể hiểu là những giá trị đẹp đẽ của con người. Một tác phẩm có tính nhân văn là tp văn học thể hiện con người với những nét đẹp của nó, đặc biệt là những giá trị tinh thần như trí tuệ, lý chí, tâm hồn, tình cảm, phẩm cách... Đề cao vẻ đẹp của con người. Nhân văn là thước đo giá trị văn học của mọi thời đại.

    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  9. #27
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    VÕ THUẬT THIỀU GIA

    古大的官赖
    QUAN CHẾ THỜI CỔ ĐẠI



    Chủ biên: Võ sư Thiều Ngọc Sơn


    Đại Lược Về Quan Chế

    Trước nhà Lý, sử sách chỉ chép rất sơ lược về quan chế Việt Nam : Thời Hùng Vương nước ta có các Quan Lang, Lạc hầu, Lạc tướng... ; thời Ngô Quyền đặt đủ trăm quan, dựng nghi lễ triều đình và định sắc áo mặc...

    Kể từ nhà Tiền Lê, quan chế nước ta bắt đầu rập theo khuôn mẫu Trung quốc : "Năm 1006 Lê Long Ðĩnh sửa quan chế theo nhà Tống". Tuy nhiên, An-Nam Chí Lược ghi rõ :"Nước ta từ nhà Ðinh mới chịu tước phong vương của nhà Tống nhưng ở trong nước tự đặt danh hiệu, đặt quan có chức Chánh và Tiếp, tựa như phẩm, tùng".

    I - QUAN CHẾ Ở TRUNG QUỐC

    Ban đầu xã hội Trung quốc không phân biệt giai cấp. Từ vua Phục Hy (4486-4365) về trước nước gồm các bộ lạc gọi là chư hầu, người cầm đầu gọi là Hậu, đứng đầu các Hậu là Nguyên hậu hay Ðế.

    Hoàng đế (2698-2597) đem đất đai phong cho những chư hầu nào tùng phục mình, được chư hầu tôn làm Cộng chủ, tức Thiên tử. Từ đó bắt đầu chế độ phong kiến, mới chia thành hai giai cấp : quý tộc và thứ dân, quý tộc nắm chính quyền.


    Sang đến thời Chiến quốc (479-221) chế độ phong kiến sa sút, thứ dân thay quý tộc cầm quyền chính, có bốn giai cấp : sĩ, nông, công, thương (sĩ đứng đầu).

    1 - Thời Ðường, Ngu

    Tuy Thiên tử là chúa tể mà tuyển dụng quan chức phải hỏi ý kiến mọi người và đặt chức quan chỉ có 100 người.
    Trung ương có Bách quỹ (Tể tướng), Tứ nhạc (bốn Chúa chư hầu đứng đầu bốn phương). Dưới quyền Bách quỹ có 9 chức quan :

    Hậu tắc coi việc nông ;
    Trẫm ngu coi sản vật tự nhiên ;
    Cung công coi việc công ;
    Sĩ coi về hình pháp ;
    Tư đồ coi về giáo dục ;
    Trật tông coi về lễ ;
    Ðiển nhạc coi về nhạc ;
    Tư không phụ trách địa lợi, thiên thời ;
    Nạp ngôn coi việc tấu đối.

    Vua Thuấn chia nước làm 12 châu, mỗi châu cắt một Chúa chư hầu làm kẻ chăn dân có quyền coi các chúa chư hầu nhỏ khác. Thập nhị Mục thuộc quyền Tứ nhạc, Hầu Bá nhỏ hơn một bậc.

    Vua Nghiêu, vua Thuấn truyền ngôi cho người hiền năng, không truyền cho con.

    2- Thời Hạ, Thương

    - Số quan nhiều gấp đôi.

    Nhà Hạ đặt Tam Công (Thái sư, Thái bảo, Thái phó (= thầy, nuôi dưỡng, dậy dỗ) là ba chức lớn nhất ; Cửu khanh ; 27 Ðại phu ; 81 Nguyên sĩ .
    Nhà Ân (trước gọi là nhà Thương) đặt 6 quan Thái (Thái tể, Thái tông, Thái sử, Thái chúc, Thái sĩ, Thái bốc) ; 5 quan Tư (Tư đồ, Tư mã, Tư không, Tư sĩ, Tư khấu)...

    Vua Hạ Vũ truyền ngôi cho con, bắt đầu chế độ thế tập, cha truyền con nối.

    3- Nhà Chu (1134-247/221) :

    Ðánh xong nhà Ân, Chu Công Ðán cải sửa cơ cấu quan liêu đời Thương/Ân khiến chế độ phong kiến thành hệ thống minh bạch, đặt lục quan, lục điển chia nhau làm việc, đứng đầu xã hội là Thiên tử. Vũ vương phong cho trên 70 người làm vua chư hâu, chia ra 5 bậc (Công, Hầu, Bá, Tử, Nam). Ðất phong 100 dậm gọi là Ðại quốc, 70 dậm là Trung quốc, 50 dậm trở lên là Tiểu quốc, dưới 50 dậm gọi là Phụ dung.

    * Chu Lễ là bộ sách sưu tập quan chế đời Chu. Toàn bộ có 6 thiên :
    - Lục điển (Trị điển, Giáo điển, Lễ điển, Chính điển, Hình điển, Sự điển) để dựng nước, do quan Thái tể giữ.
    - Lục quan là : Thiên quan Trủng tể đứng đầu, thống suất trăm quan, coi việc chính trị ; Ðịa quan Ðại Tư đồ giữ việc nông thương, cảnh sát, giáo dục, rèn đúc dân ; Xuân quan Ðại Tông bá giữ lễ của nước (tế tự, triều sinh...) ; Hạ quan Ðại Tư mã thống sáu quân, dẹp yên trong nước ; Thu quan Ðại Tư khấu coi về hình phạt, kiện tụng... ; Ðông quan Ðại Tư không khuyến công, nông, việc thổ mộc, xét địa lợi, thiên thời. Mỗi quan có 60 thuộc hạ.

    * Ở trung ương, người thống trị cao nhất là Thiên tử, phù trợ có :

    Tam Công = Thái sư, Thái phó, Thái bảo.
    Bất tất phải đủ ba người, chỉ cần người xứng đáng, bàn đạo trị nước (thời Thành Vương thì Chu công làm Thái sư).

    Tam Cô / Thiếu = Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo, giúp các Công.

    Lục khanh : 6 quan Thái nhà Ân giúp vua xử lý chính vụ, đứng hai bên tả hữu vua.

    Lại có Ngũ quan Tư là :
    Tư đồ dạy học,
    Tư mã coi binh bị,
    Tư khấu coi hình phạt,
    Tư không quản lý nghề nghiệp,
    Tư thổ quản lý bản tịch, tước lộc.


    Hoàng đế Đồng Trị nhà Mãn Thanh

    Dưới Ngũ quan Tư có rất nhiều liêu thuộc.

    Cứ 6 năm một lần Thiên tử đi tuần các nơi, xét chế độ ở Tứ nhạc ; 6 năm các Chúa chư hầu một lần về chầu Thiên tử.

    - Ở ngoài thì chia ra các Châu, dưới Châu là Quận, dưới nữa là Lý (làng), giao cho các Ðại phu hoặc kẻ Sĩ cai trị .

    Còn nữa...
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  10. #28
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    QUAN CHẾ THỜI CỔ ĐẠI
    古大的官赖



    Tiếp theo...

    4- Nhà Tần (246-209)

    - Cuối Chu, chư hầu tranh nhau xưng hùng, xưng bá. Tần Thủy Hoàng thống nhất đất nước, bỏ chế độ phong kiến, chia nước làm 36 quận, mỗi quận có :
    1 Thái thú coi việc dân chính
    1 Thái úy coi việc quân sự
    1 Giám giám đốc, giám sát.
    - Ở trung ương chính quyền trong tayThiên tử, với ba chức độc lập là :
    Thừa tướng coi tất cả chính sự
    Thái úy coi binh quyền
    Ngự sử đại phu can gián, kiểm soát các quan.


    5- Nhà Hán (206 tr.TL - 220)
    Nhà Tần tàn bạo, thất nhân tâm, bị mất về tay Hán Cao Tổ. Lúc đầu Hán theo chế độ quận quốc, sau thấy các vương hầu làm loạn bèn chia nước ra thành 13 châu mỗi châu gồm nhiều quận và đặt một Thứ sử coi việc hành chính các quận quốc.
    Mỗi quận đặt một Thái thú và chia ra nhiều huyện. Cứ một vạn nhà trở lên thì đặt quan lệnh, dưới một vạn nhà thì đặt quan trưởng.
    Trung ương có :
    - Thừa tướng
    - Thái úy
    - Ngự sử đại phu
    - 9 quan khanh, chia ra tòng, phẩm.

    6- Nam Bắc triều - Nhà Tùy

    Nhà Ðông Tấn (265-420)
    - Nhà Hán suy, gây ra loạn Tam quốc, Hán mất về tay nhà Ngụy. Nhà Tấn lên thay Ngụy, thấy nhà Ngụy vì thế cô mà mất, bèn phong họ hàng ra trấn các nơi làm vây cánh, các Thân vương tranh giành nhau gây nội loạn, ngôi vua suy.

    Nam, Bắc triều (420-588)
    - Phương Nam có các nhà : Tống, Tề, Lương, Trần ; phương Bắc có : Ngụy, Tề, Chu.

    Nhà Tùy (581-618)
    Thu gồm cả Nam, Bắc triều.

    7- Nhà Ðường (618-907)
    - Nhà Tùy chỉ được hai đời vua đã sụp đổ, chưa kịp tổ chức xã hội, nhà Ðường mới thực sự thống nhất Trung quốc.
    - Ở Trung ương :
    Các chức Tam Công, Tam Cô là Cố vấn tối cao nhưng chỉ là hư hàm, không có thực quyền,

    Ðứng đầu có 3 cơ quan là :
    Môn hạ tỉnh chuyển mệnh lệnh vua hay báo cáo của các quan lên vua
    Trung thư tỉnh giúp việc triều chính, đứnh đầu là Trung thư lệnh
    Thượng thư tỉnh / Nội các, đứng đầu là Ðồng bình chương sự (Tể tướng) và Tả Hữu Bộc xạ.
    Phụ giúp có :
    Khu mật sứ
    Nhất đài tức Ngự sử đài

    Lục bộ
    Cửu tự (Thái thường tự, Quan lộc, Hồng lô, Ðại lý tự...).
    - Ở ngoài : Chia nước ra 10 đạo, mỗi đạo có Tuần sát sứ hỏi việc thiện ác, không rực tiếp hành chính.
    Phủ có Mục doãn
    Châu có Thứ sử
    Huyện có Huyện lệnh.
    Ðô hộ phủ thì coi phiên quốc, sau cải là Tiết độ sứ.


    Hoàng đế Lưu Thiền (con Lưu Bị) nhà Đông Hán

    8- Nhà Tống(916-1234/79)
    - Nhà Ðường suy, tới thời Ngũ đại, Thập quốc... Tống Thái Tổ thu về một mối, chia nước ra các lộ, phủ, châu, huyện, không đặt chính quan mà phái các quan trong triều ra cai trị bên ngoài.
    Ở trung ương, chính quyền chia ba :
    Ðồng bình chương sự
    Tam Ty
    Khu mật sứ và Binh chính.

    Nhà Tống không ban Nhất phẩm, Tô Ðông Pha giữ chức Hàn lâm là Tam phẩm nhưng coi như Nhị phẩm.
    - Ðịnh liệt hàm :
    Hành là cấp bậc cao mà chức quan thấp
    Thự cấp thấp mà chức quan cao.


    A Phòng cung của Tần Thủy Hoàng đế


    9- Nhà Nguyên (1234-1368)

    - Nhà Tống bị Mông cổ đô hộ, lập ra nhà Nguyên, phép cai trị tựa như nhà Tống.
    Ở ngoài chia ra các lộ, phủ, huyện. Vì là dị tộc, trên còn đặt Hành tỉnh (khu vực hành chánh) cho tiện sự trấn áp. Các chức Trưởng quan đều người Mông cổ, người Hán chỉ làm Phó.
    Trung ương có :
    Trung thư tỉnh giữ chính quyền
    Khu mật viện giữ binh quyền
    Ngự sử đài giữ việc đàn hặc
    Lục bộ.

    10- Nhà Minh (1368-1660)
    - Minh Thái Tổ đánh đuổi quân Mông cổ, giành lại chủ quyền, chia nước ra các đạo, phủ, châu, huyện.
    - Ở ngoài có :
    Ty Bố chính coi dân chính, bỏ Hành tỉnh
    Ty Án sát coi hình chính.
    - Ở trung ương, ban đầu theo nhà Nguyên, đặt Trung thư tỉnh và Tả, Hữu Thừa tướng, sau sợ chuyên quyền, bỏ Trung thư tỉnh, chia việc cho 6 Bộ. Lại có :
    Ðiện các Học sĩ làm cố vấn
    Ðô sát viện đàn hặc, tựa như thời phong kiến.
    Không có đại thần. Bắt đầu dùng hoạn quan, cho dự triều chính vi vua Thành Tổ nhờ hoạn quan mà cướp được ngôi.

    11- Nhà Thanh (1616-1911)
    - Trung hoa lại bị đô hộ lần nữa, dưới chế độ nhà Mãn Thanh.
    - Ở ngoài, trừ phủ Phụng-thiên, đặt Phủ doãn, mỗi tỉnh đặt Tuần vũ coi việc cai trị, quân chính, trên có Tổng đốc, dưới có Bố chánh, Án sát.
    - Ở trung ương, tựa như nhà Minh, không có Tể tướng, chỉ đặt Nội các Ðại Học sĩ cầm quyền chính trị, quân sự, do các tước vương đại thần người Mãn nghị tâu.
    Lục Bộ trưởng quan gồm một nửa người Mãn, một nửa người Hán.
    - 1911 Nhà Thanh bị lật đổ, sang thời dân chủ, quan chế đổi.

    NGHI THỨC TRIỀU YẾT
    Ðời cổ, khi các quan vào triều yết không phân biệt quan văn, quan võ, chỉ hạ lệnh cho tước Công, tước Hầu chia ban thứ mà đứng.

    Lễ Ký chép :
    Tước Công hướng mặt về Ðông (hướng Ðông dành cho những người được quý trọng), tước Hầu hướng về Tây.
    Lúc vua đứng yên vị ở cửa điện, chư hầu theo thứ tự tiến vào thì :
    Tước Công đứng phía Tây vì địa đạo lấy phía hữu tôn hơn.
    Tước Hầu đứng phía Ðông .
    Thời Hán Cao Ðế thì Công hầu, Liệt hầu, Tướng quân... theo thứ tự đứng ở phía Tây, ngoảnh về Ðông, các quan văn đứng phía Ðông, ngoảnh về Tây.

    Còn nữa...
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  11. #29
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    QUAN CHẾ THỜI CỔ ĐẠI
    古大的官赖


    Tiếp theo...

    II - QUAN CHẾ Ở VIỆT NAM

    Nhà Lý

    Những ghi chép trong sử sách không hoàn thiện và đầy đủ về quan chế thời Lý, không cụ thể từng cấp bậc, phẩm hàm theo trật tự từ trên xuống. Về cơ bản, quan chế nhà Lý được phỏng theo kiểu nhà Tống của Trung Hoa. Các sử gia căn cứ theo các tài liệu khác nhau để mô phỏng chế độ quan lại từ trung ương tới địa phương.

    Hệ thống quan lại thời Lý gồm có: quý tộc, công thần, tăng quan và nho sĩ. Quan chế thời kỳ này đã được chia thành 9 phẩm (từ nhất phẩm tới cửu phẩm, nhưng sử không chép rõ từng phẩm có những chức gì), phía trên là các vương hầu quý tộc, bên dưới chia làm 2 ban văn võ, các quan trong (trung ương) và quan ngoài (địa phương)[1]. Các sử gia theo nhận định của Phan Huy Chú trong sách Lịch triều hiến chương loại chí thống nhất rằng nhiều chức quan trong bộ máy chính quyền phong kiến Việt Nam được đặt ra từ thời nhà Lý[1].

    Trung ương

    Tể tướng – quan đầu triều

    Đứng trên trăm quan, trong nhiều trường hợp thay mặt vua giải quyết mọi việc trong triều là Tể tướng. Vị quan đầu triều đầu tiên của nhà Lý là Trần Cảo, được phong chức danh Tướng công dưới thời Lý Thái Tổ. Tuy nhiên, sang thời Lý Thái Tông đặt ra chức Phụ quốc Thái úy nắm chính sự, vai trò của vị quan đầu triều mới thực sự lớn[2]. Sang thời Lý Nhân Tông, vị quan đầu triều được gia tăng thêm mấy chữ “Kiểm hiệu bình chương quân quốc trọng sự”. Các vị quan Tể tướng thường được gia phong thêm các chức vụ Tam thái (Thái sư, Thái phó, Thái bảo) hoặc Tam thiếu (Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo).

    Các vị quan Tể tướng có danh vọng dưới triều Lý là Lý Thường Kiệt làm Thái phó phụ quốc thượng tướng quân. Lý Nhân Tông bổ nhiệm Lý Đạo Thành làm Thái phó bình chương quân quốc trọng sự. Lý Anh Tông bổ nhiệm Tô Hiến Thành làm Nhập nội kiểm hiệu thái phó bình chương quân quốc trọng sự.

    Các chức vị giúp việc cho Tể tướng gồm có:

    • Á tướng: gồm có 2 vị Tả tham tri chính sự, Hữu tham tri chính sự
    • Hai vị Nội ngoại hành điện đô tri sự
    • Các vị Nhập nội Hành khiển Đông trung thư môn hạ bình chương sự (chức này thường lựa chọn trong các hoạn quan). Trước những việc trọng đại, sẽ giao cho các vị Hành khiển (hoạn quan) đứng ra làm người truyền lệnh.

    Ban văn

    Các quan văn gồm có:
    • Trung thư lệnh: đứng đầu các sảnh (cơ quan trung ương giúp việc cho hoàng đế)
    • Thượng thư đứng đầu các Bộ (ít ra là vào thời Lý Nhân Tông, Đại Việt có đủ 6 bộ: Hộ, Lễ, Lại, Binh, Hình và Công).
    • Bộ Thị lang: giúp việc cho Thượng thư trong Bộ
    • Trung thư thị lang (giúp việc cho Trung thư lệnh trong các sảnh)
    • Hàn lâm học sĩ (đứng đầu Hàn lâm viện)
    • Học sĩ các điện (chức xếp sau Hàn lâm học sĩ)


    • Ngự sử đại phu
    • Ngự sử trung thừa
    • Gián nghị đại phu (chức quan chuyên can gián, thường chọn người ngay thẳng và liêm khiết)
    • Tả ty lang trung
    • Hữu ty lang trung
    • Tả phúc tâm
    • Hữu phúc tâm
    • Nội trường thị
    • Phủ sĩ sư
    • Vệ đại phu
    • Tả Gián nghị đại phu
    • Hữu Gián nghị đại phu
    • Thượng thư tỉnh viên ngoại lang
    • Đông các môn sứ
    • Tây các môn sứ
    • Trung thư thừa
    • Trung thư xá nhân (giúp việc cho Trung thư lệnh trong các sảnh)
    • Thừa trực lang
    • Thừa tín lang
    • Hỏa thư gia

    Ban võ

    Ngoài quan đầu triều có chức danh Phụ quốc thái úy nắm quân đội là một vị quan võ, các chức võ quan bên dưới gồm có[4]:
    • Đô thống
    • Nguyên soái
    • Tổng quản khu mật sứ
    • Khu mật tả sứ
    • Khu mật hữu sứ
    • Tả kim ngô thượng tướng
    • Hữu kim ngô thượng tướng
    • Phụ quốc thượng tướng quân
    • Uy nghi đại tướng quân


    • Địch thắng đại tướng quân
    • Đô tướng
    • Đô chỉ huy sứ
    • Vệ tướng quân (với những hiệu Uy Vệ, Kiêu Vệ, Định Thắng)
    • Chỉ huy sứ
    • Vũ vệ hỏa đầu
    • Binh tào Vũ Tiệp, Vũ Lâm

    Các cấp hành chính địa phương


    Các quan chức tại địa phương gồm có:
    • Đứng đầu bộ máy hành chính của các phủ, lộ là tri phủ, phán phủ
    • Đứng đầu các châu là tri châu
    • Đứng đầu các trại, đạo là quan mục.
    • Phủ Đô hộ đứng đầu là sĩ sư
    • Đứng đầu bộ máy hành của các huyện là huyện lệnh.

    Trang phục

    Từ tháng 8 năm 1059, vua Lý Thánh Tông bắt đầu áp dụng kiểu mẫu triều phục cho các quan. Vua cấp cho trăm quan mũ cánh chuồn (đương thời gọi là mũ phốc đầu) và hia, quy định triều phục vào chầu là đội mũ cánh chuồn và đi hia. Các bộ chính sử đều xác nhận việc đội mũ cánh chuồn và đi hia của các quan khi vào chầu vua bắt đầu từ đó. Các triều đại sau tiếp tục dùng áp dụng những đồ dùng đó làm triều phục.

    Chế độ tuyển dụng và bổ nhiệm

    Để có đội ngũ quan lại phục vụ trong bộ máy chính quyền, nhà Lý đã áp dụng nhiều phương thức. Trong thời gian đầu, triều đình chỉ áp dụng chế độ tuyển cử, nhiệm tử và nộp tiền:

    • Tuyển cử là phương thức bổ dụng quan lại khá phổ biến trong các đời vua đầu tiên. Những người được tuyển cử đều thuộc tầng lớp trên, trong hoàng tộc hoặc thân thích của người có công. Con cháu của thợ thuyền, con hát, nô tỳ đều không nằm trong những đối tượng được cử tuyển

    • Nhiệm tử là bổ nhiệm con cháu của những người có công theo hình thức tập ấm, tuy nhiên ít được áp dụng như thời Đinh và Tiền Lê; càng về sau hình thức này càng ít áp dụng

    • Nộp tiền để làm quan là hình thức có từ thời nhà Lý, tuy chưa thật thịnh hành và chưa có điển chế rõ ràng

    Từ thời Lý Nhân Tông bắt đầu áp dụng chế độ khoa cử, cho thi tuyển chọn lấy người tài làm quan.

    Từ thời Lý Anh Tông, vua áp dụng chế độ sát hạch lại (khảo khóa) đối với những người đương chức, thành lệ 9 năm 1 lần.

    Năm 1179 thời Lý Cao Tông, triều đình thực hiện khảo xét công trạng các quan, người giữ chức siêng năng tài cán nhưng không thông chữ nghĩa làm một loại, người có chữ nghĩa tài cán làm một loại, người tuổi cao hạnh thuần, biết rõ việc xưa nay làm một loại, cứ theo thứ tự mà trao cho chức vụ trị dân coi quân, khiến cho quan chức không lạm quyền tham nhũng.

    Nhìn chung, đội ngũ quan lại triều Lý được tuyển chọn tương đối kỹ càng, nên cơ bản xứng với thực tài và chức vụ.

    Chế độ lương bổng

    Sử sách chép không nhiều và không đầy đủ về chế độ lương bổng của quan lại nhà Lý. Năm 1067, vua Lý Thánh Tông đặt ra chế độ cấp lương bổng. Ông cho Đô hộ phủ sĩ sư và người làm án ngục lại hàng năm như sau:

    • Đô hộ phủ sĩ sư hưởng là 50 quan tiền, 100 bó lúa và các thứ cá muối v..v..
    • Ngục lại mỗi người 20 quan tiền, 100 bó lúa
    Việc ban bổng lộc nhằm để nuôi đức liêm khiết của họ. Theo tính toán và so sánh của Lê Văn Siêu, mức bổng lộc này là cao. Lê Văn Siêu dẫn căn cứ từ sách Lĩnh Ngoại đại đáp cho thấy, những viên quan lãnh trọng trách đi sứ nhà Tống năm 1156 mỗi ngày được hưởng 10 đồng để tiêu ở nước ngoài (ngoài ra được gạo); trong khi quan đô hộ phủ sĩ sư được hưởng 50 quan 1 năm tức là 1 ngày được trên 80 đồng, còn quan ngục lại tính ra mỗi ngày cũng được trên 30 đồng.

    Theo ghi chép của sử sách, các quan làm việc trong kinh thành không có lương bổng, chỉ thỉnh thoảng được vua ban thưởng. Nhưng như vậy không có nghĩa là họ phải sống nghèo túng. Mỗi người trong số các quan có chức vụ đều có vài chục người hầu, nếu dùng không hết thì vẫn lĩnh lương theo danh nghĩa để nuôi những người hầu đó; ngoài ra, họ còn được hưởng thổ sản ở các địa phương trong nước tiến cống về và các tặng phẩm của vua[12]. Tuy không hưởng chế độ lương bổng thường xuyên, nhưng họ được hưởng chức tước và bổng lộc (ruộng đất và quyền thu thuế ruộng) và nhiều hình thức khác nên các quan lại thời Lý có cống hiến tốt, góp phần tạo nên sự hưng thịnh và duy trì triều đại nhà Lý trong hơn 200 năm.

    Còn nữa...
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  12. #30
    Administrator
    Tham gia ngày
    Jun 2011
    Bài gửi
    227
    Thanks
    15
    Thanked 19 Times in 18 Posts
    Nhà Trần 1226 – 1400

    Vương triều Trần tồn tại được 174 năm, gồm 12 đời vua (không kể Dương Nhật Lễ ở ngôi năm 1369). Họ Trần quê gốc ở hương Tức Mặc (ngoại thành Nam Định), từ nhiều đời sang làm nghề chài lưới ở huyện Long Hưng (Thái Bình), trở thành những hào trưởng có thế lực về kinh tế, quân sự và chính trị. Xuất thân từ tàng lớp bình dân quen nghề sông nước, họ Trần có truyền thống ưa thực dụng phóng khoáng, ít bị những lễ nghĩa Nho giáo khắt khe ràng buộc.Dưới thời Trần, văn hóa Đại Việt đã tạo được thế cân bằng Nam Á – Đông Á, trong đó vẫn nghiêng về gam màu Nam Á bản địa, đậm tố chất dân tộc.


    * Nền quân chủ quý tộc dòng họ
    Trong việc gây dựng vương triều Trần, người kiến trúc sự nổi bật của dòng họ này là Trần Thủ Độ. Ông là con người của hành động, thực dụng, có tính quyết đoán, ưa chuộng võ nghệ, ít bị ảnh hưởng của Nho giáo. Một mặt, Trần Thủ Độ là người có nhiều khả năng, thủ đoạn, thậm chí không ngần ngại thực hiện những âm mưu tàn bạo (trong việc bức tử Lý Huệ Tông ở chùa Chân Giáo, dùng mưu tiêu diệt dòng họ Lý, buộc những người họ Lý phải đổi thành họ Nguyễn...). Mặt khác, ông là người công minh tận tuỵ, phò vua giúp nước, không vì tình riêng (đối với những người thân như vợ, anh ruột) mà quên mất phép công. Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên, Trần Thủ Độ cũng là vị tướng có tinh thần quyết chiến cao với câu nói khảng khái và dũng cảm : "Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin Bệ hạ đừng lo". Để củng cố vương quyền, nhất là trong những thời kỳ đầu, nhà Trần đã thực hiện một nền chuyên chính - dân chủ dòng họ. Tầng lớp quý tộc tông thất nắm độc quyền lãnh đạo quốc gia. Các chức vụ chủ chốt trong triều đình (nhất là về võ quan, như các tướng lĩnh trong cuộc kháng chiến chống Nguyên) đều do các người họ hàng thân cận với nhà vua nắm giữ. Để đề phòng nạn ngoại thích, nhà Trần đã thực hiện chế độ hôn nhân đồng tộc. Nhiều nhà vua và vương hầu tôn thất nhà Trần đã lấy người trong họ hàng, đôi khi khá gần gũi (như Trần Thái Tông lấy chị dâu, Trần Thủ Độ lấy chị họ, Trần Quốc Tuấn lấy em họ). Mặt khác, các vua Trần cũng hết lòng thương yêu đùm bọc các vương hầu tôn thất, "xong buổi chầu cùng nhau ăn uống, có khi trời tối không về thì đặt gối dài chăn rộng cùng ngủ liền giường với nhau”. Trần Thánh Tông thường căn dặn : “Thiên hạ này là thiên hạ của tổ tông, người nối giữ cơ nghiệp tổ tông nên cùng anh em trong tông thất chung hưởng phú quý. . . Anh em là xương thịt rất thân, gặp lúc lo thì cùng lo, gặp lúc vui thì cũng vui...". Để bảo đảm tính thận trọng và sự an toàn trong việc kế thừa ngôi vua, cũng như để cho các nhà vua trẻ có thời gian tập dượt điều hành việc nước, nhà Trần đã thực hiện chế độ Thái Thượng hoàng. Thường là khi trên dưới 40 tuổi, các vua Trần đã nhường ngôi cho con, lên làm Thái Thượng hoàng,tiếp tục nắm quyền chính trị cùng với vua con trong một thời gian nữa,trước khì lui về nghỉ ngơi.


    * Tổ chức chính quyền và quan chế :

    Về các đơn vị hành chính, năm 1242, nhà Trần đã đổi 24 lộ thời Lý thành 12 lộ. Đó là các lộ Thiên Trường (Nam Định), Long Hưng (Thái Bình), Quốc Oai (Hà Tây), Bắc Giang (Bắc Ninh, Bắc Giang), Hải Đông (Quảng Ninh),Trường Yên (Ninh Bình), Kiến Xương (Thái Bình), Hồng (Hải Dương), Khoái (Hưng Yên), Thanh Hóa (Thanh Hoá), Hoàng Giang (Hà Nam), Lạng Giang (Lạng Sơn). Sau đó, còn có các phủ như phủ Thiên Trường (do hương Tức Mặc chuyển thành năm 1262), Tân Bình, Nghệ An. Dưới lộ, phủ có châu, huyện, xã, miền núi còn có sách, động. Năm 1307, nhà Trần đổi 2 châu Ô, Lý thu nạp của Champa thành châu Thuận và châu Hoá. Về quan chế, ở triều đình trung ương có các chức Tam thái, Tam thiếu (sư, phó, bảo), Tam tư (đồ, mã, không), Tướng quốc phần nhiều là hư hàm, mô phỏng nhà Tống. Các chức quan có trách nhiệm cụ thể trong triều là hành khiển, giúp việc sau có các thượng thư, thị lang. Về ngạch võ, có các chức Phiêu kỵ thượng tướng quân (dành riêng cho hoàng tử), Tiết chế tướng quân. Các chức vụ quan trọng trong triều lúc đầu phần lớn là do các quý tộc tông thất nắm giữ, sau do nhu cầu chuyển dần sang giới quan liêu. Bên cạnh các chức quan quản lý, đời Trần ngày càng phát triển các chức quan chuyên môn như Bí thư sảnh (phụ trách văn thư, thực lực), Quốc Tử Giám (giáo dục), các chức quan kinh tế như Chuyển vận sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ, các chức quan văn hóa như Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Thái y viện, Thái chúc ty (phụ trách việc cầu đảo, lễ nhạc). Ở cấp địa phương, có các chức an phủ chánh phó sứ, tri huyện, chuyển vận sứ, tuần sát, lệnh úy, chủ bạ, trông coi các việc hộ và hình ở địa phương. Chức quan cai trị kinh thành Thăng Long được tuyển chọn kỹ lưỡng với tiêu chuẩn cao, chức danh lấn lượt được gọi là Bình bạc ty, Đại an phủ sứ rồi Kinh sư đại doãn. Nguyễn Trung Ngạn là Kinh sư đại doãn nổi tiếng thời Trần Anh Tông. Ở Cấp cơ sở, nhà Trần đặt các chức đại, tiểu tư xã... hoặc có người kiêm 2, 3, 4 xã cùng xã chính. xã sử, xã giám, tất cả gọi là xã quan. Có khả năng đây là một hệ thống chính quyền cơ sở do nhân dân tự đề cử lên, được chính quyền nhà nước duyệt. Tầng lớp bô lão trong các làng xã giữ một vai trò quan trọng, thể hiện trong tinh thần hội nghị Diên Hồng. Quan lại đời Trần được tuyển dụng qua các phương thức : nhiệm tử (tập ấm), tuyển cử (giới thiệu và bảo lãnh), khoa cử (qua các kỳ thi). Nhà Trần cũng đã định ra lệ khảo duyệt (khảo khóa) các quan theo định kỳ. Vai trò của tầng lớp nho sĩ quan liêu trong bộ máy chính trị thời Trần lúc đầu là khiêm tốn, càng ngày càng gia tăng trong những thời kỳ sau. Tuy nhiên, nhà Trần chưa câu nệ về tiêu chuẩn khoa bảng, mà căn cứ chủ yếu vào thực tài, tinh thần đó đã được người đời sau khen ngợi.


    An Nam sứ bộ Phan Thanh Giản

    * Tổ chức quân đội
    Quân đội nhà Trần là một quân đội mạnh, thiện chiến, được huấn luyện tốt và được thử thách qua các cuộc kháng chiến. Có các loại quân: cấm quân bảo vệ kinh thành, quân địa phương các lộ và quân của các quý tộc gọi là vương hầu gia đồng, gia binh. Quân Tứ sương coi giữ 4 cửa thành, quân Thiên tử bảo vệ nhà vua được coi là tin cậy nhất, tuyển từ các lộ Thiên Trường và Long Hưng là nơi quê hương của nhà Trần. Trong kháng chiến chống Nguyên, Trần Quốc Toản đã đứng ra chỉ huy một đạo gia binh đông hàng nghìn người. Quân nhà Trần được phiên chế thành quân và đô (mỗi quân 2400 người), đông tới hàng chục vạn. Trong cuộc hội quân của Trần Quốc Tuấn ở Vạn Kiếp (1284), số quân lên tới 20 vạn người. Nhưng trong thời bình, số quân thường trực giảm nhiều qua chính sách "ngụ binh ư nông", cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng. Nhà Trần tuyển quân từ các làng xã, kén chọn các người có sức khỏe. Quân lính được trang bị các loại chiến bào, áo da, sử dụng các loại pháo (tức máy bắn đá) và súng phun lửa gọi là "hỏa khí". Có nhiều loại thuyền chiến các cỡ, loại thuyền phổ biến có 30 mái chèo, có thuyền tới 100 tay chèo (gọi là các trao nhi). Quân nhà Trần rất thiện chiến trên sông nước, nhiều người giỏi tài bơi lặn (điển hình là Yết Kiêu). Nhà Trần đã cho lập Giảng Võ đường ở phía tây thành Thăng Long để huấn luyện quân sĩ. Bến Đông Bộ Đầu bên sông Hồng là nơi hội quân trong những buổi diễn tập lớn. Các binh thư dùng làm tài liệu huấn luyện tướng sĩ có các cuốn Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư của Trần Quốc Tuấn. Ông đã từng chủ trương : “Quân lính cần tinh nhuệ, không cần nhiều”.Tinh thần quyết tâm diệt giặc đã được thể hiện trong dòng chữ “Sát Thát” xăm lên cánh tay của các tướng sĩ trong cuộc kháng chiến chống Nguyên.

    Còn nữa...

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •