Trang 2/4 ĐầuĐầu 1234 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 11 tới 20 của 33

Chủ đề: KIến thức Y_Học

  1. #11
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    1. Suy tim


    Cấu tạo tim



    a. Hiểu biết cơ bản :
    Suy tim là tình trạng cơ tim không đảm bảo được nhu cầu về cung cấp lượng tuần hoàn (đưa máu nghèo ôxy từ khắp cơ thể đổ về tim sau đó đưa lên phổi và đưa máu giàu ôxy từ phổi trở về tim rồi bơm đi khắp cơ thể). Có rất nhiều triệu chứng xảy ra cấp tính hay mạn tính. Bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi từ trẻ đến già. Các hình thái suy tim cũng khác nhau (suy thất trái, thất phải, suy cả hai thất); các cấp độ khác nhau: suy nhẹ, suy vừa và suy nặng.

    b. Nguyên nhân :
    Nguyên nhân chủ yếu gây ra suy tim có thể do bệnh tim mắc phải, rối loạn nhịp tim và một số bệnh ở ngoài tim như: tăng huyết áp, thiếu máu nặng do mất máu cấp, do tan máu cấp, bệnh cường giáp, ngộ độc...

    Suy tim có thể xảy ra cấp tính ở một số bệnh nhân không có triệu chứng trước đó. Nguyên nhân gồm nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim và hở van tim cấp do viêm nội tâm mạc hoặc các tình trạng bệnh lý khác...
    Những triệu chứng của suy tim

    c. Dấu hiệu cơ năng :

    Khó thở: Nhanh, nông, thường xuyên hoặc khi gắng sức; trường hợp suy tim cấp có thể khó thở dữ dội, co kéo và suy hô hấp nặng. Một số trường hợp có khó thở khi nói chuyện hoặc hoạt động nhẹ.

    Ho: Một triệu chứng khó thấy hơn và không được chú ý của suy tim là ho không có đờm kéo dài, ho thường nặng lên khi nằm. Tiểu đêm: Là do bài tiết dịch còn ứ lại trong ngày và tưới máu thận tăng lên trong tư thế nằm là một triệu chứng thường không đặc hiệu của suy tim.

    Mệt mỏi:
    Những bệnh nhân suy tim cũng thường than phiền mệt mỏi và không thể gắng sức được. Các triệu chứng này liên quan đến rối loạn chức năng tim gây ra một phần do những thay đổi ở dòng máu ngoại vi và dòng máu tới hệ xương mà những thay đổi này là một phần của hội chứng suy tim. Những bệnh nhân suy tim nặng lâu ngày có thể xuất hiện toàn trạng suy mòn và tím tái. Ngoài ra bệnh nhân thường có dấu hiệu cường thần kinh giao cảm như lạnh đầu chi, vã mồ hôi...

    Đau hạ sườn phải: Những bệnh nhân suy tim phải có thể bị đau ở hạ sườn phải do ứ máu ở gan quá mức.

    Dấu hiệu Chán ăn:
    buồn nôn do phù ruột và tưới máu đường tiêu hóa giảm...

    Phổi: Do sung huyết ở phổi nên nghe có tiếng ran ẩm ở đáy phổi. Nếu có phù phổi ran ẩm rất nhiều ở cả hai phổi.

    Gan: Gan to, ấn hơi đau tức, ứ máu ngoại biên, phản hồi gan tĩnh mạch cổ dương tính.

    Nghe tim: Tim đập nhanh kể cả khi nghỉ ngơi, tiếng tim mờ, có tiếng ngựa phi, diện tim to, mạch nhanh, yếu.

    Phù: Có thể chỉ phù nhẹ ở mi mắt, đến phù to ở chi dưới. Một số trường hợp suy tim lâu không hồi phục có thể có cổ trướng.

    Trụy mạch trong trường hợp nặng:
    Người bệnh ở tình trạng vật vã, lo sợ hoặc lờ đờ, da xanh tái, đầu chi lạnh, nổi vân tím, mạch nhỏ hoặc khó bắt, huyết áp hạ dưới 50 mmHg, tiểu ít.

    Các dấu hiệu cận lâm sàng


    Xét nghiệm máu thấy công thức hồng cầu giảm hoặc đa hồng cầu, urê huyết thanh tăng mất cân đối so với creatinin; điện giải đồ có hạ natri máu...

    Điện tâm đồ cho thấy có rối loạn nhịp, rối loạn dẫn truyền nhĩ thất... Xquang lồng ngực thấy tim to hoặc có bóng tim, tràn dịch màng phổi. Các thăm dò không chảy máu như:
    + Nghiệm pháp gắng sức, siêu âm tim cho biết kích thước và chức năng của cả hai thất và của tâm nhĩ, cho phép phát hiện tràn dịch màng tim. Chụp buồng tim bằng phóng xạ hạt nhân.
    + Thông dò tim (thông tim trái và thông tim phải).

    d. Điều trị suy tim

    Nguyên tắc điều trị suy tim gồm điều trị triệu chứng chung và điều trị nguyên nhân. Trong cấp cứu phải xử trí nhanh các triệu chứng suy tim trước. Điều trị triệu chứng bằng các thuốc trợ tim, lợi tiểu và các điều trị hỗ trợ khác bao gồm:
    Lợi tiểu: Lợi tiểu là biện pháp có hiệu quả nhất để giảm nhẹ các triệu chứng ở những bệnh nhân bị suy tim vừa và nặng. Tuy nhiên lợi tiểu quá mạnh có thể dẫn tới mất cân bằng điện giải và họat hóa thần kinh nội tiết.


    Thuốc giãn mạch: như các thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) đã trở thành điều trị chuẩn trong suy tim; các thuốc hydralazin làm giãn tiểu động mạch vành, làm tăng rõ rệt cung lượng tim ở các bệnh nhân suy tim ứ trệ; thuốc chẹn bêta giao cảm anpha, tăng sức bóp cơ tim, chẹn dòng canxi; thuốc chống đông; điều trị loạn nhịp tùy theo nguyên nhân.

    Việc điều trị nguyên nhân nhiều khi cũng góp phần tích cực làm giảm suy tim nhanh trong cấp cứu. Các nguyên nhân chủ yếu có thể điều trị được là rối loạn chức năng thất trái do thiếu máu cục bộ, nhiễm độc giáp, suy giáp, các tổn thương van tim, các rối loạn nhịp, viêm cơ tim cấp, phì đại thất trái do tăng huyết áp...

    e. Chế độ ăn và sinh hoạt:
    chế độ ăn và sinh hoạt cũng rất quan trọng góp phần điều trị suy tim. Bệnh nhân phải tuân theo chế độ hạn chế muối hằng ngày nhỏ hơn 2g; thay đổi phong cách sống sẽ giảm được các triệu chứng và nhu cầu sử dụng thuốc. Trong suy tim nặng hạn chế hoạt động thể lực, nghỉ ngơi tại giường nếu cần thiết. Sau đó hoạt động trở lại từ từ có sự theo dõi sát của bác sĩ.

    Ghép tim: Là biện pháp hiệu quả cứu sống bệnh nhân suy tim nặng. Hiện nay ghép tim đã được thực hiện ở nhiều trung tâm trên toàn thế giới, tuy nhiên giá thành cao và người cho tim có hạn nên mới có tỷ lệ rất ít người bệnh được phẫu thuật ghép tim trong khi nhu cầu của bệnh nhân ghép tim là rất lớn.

    BS. Nguyễn Văn Kiểm
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  2. #12
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Dấu Hiệu Cảnh Báo Suy Tim Sớm

    Ths.DS. Lê Thị Diễm Hồng




    Bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, hẹp, hở van tim và rất nhiều các bệnh tim mạch khác mặc dù nguyên nhân gây bệnh không giống nhau nhưng hầu hết đều chung điểm dừng chân cuối cùng là suy tim. Suy tim khó chữa khỏi, song việc phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm sẽ giúp làm chậm tiến trình phát triển của bệnh. Hãy lắng nghe các dấu hiệu cảnh báo từ cơ thể để giúp bác sĩ của bạn chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

    1. Đau thắt ngực


    Đau thắt ngực

    Đau ngực thường xảy ra sau một hoạt động gắng sức (chạy bộ, leo cầu thang, làm việc nặng). Vị trí đau ở vùng ngực trái trước tim, có thể là cảm giác khó chịu, hoặc cảm giác bị đè ép sau xương ức lan đến cổ, hàm, vai trái, cánh tay trái. Đau ngực thường bắt đầu từ từ, kéo dài vài giây đến vài phút. Tần suất cơn đau cũng không ổn định, có thể vài tuần, vài tháng một lần, nếu nặng hơn là vài lần trong một ngày.

    Nguyên nhân là do khi động mạch vành (ĐMV) bị co thắt có thể gây tổn thương lớp tế bào nội mạc, dẫn đến cholesterol lắng đọng và tạo thành các mảng xơ vữa hoặc một cục huyết khối nhỏ có thể hình thành và cư trú bên trong ĐMV làm tắc nghẽn dòng máu chảy tới nuôi cơ tim.

    2. Khó thở

    Khó thở là triệu chứng hay gặp nhất của suy tim, thường xảy ra khi gắng sức, thậm chí khi nằm hoặc tư thế đầu thấp.

    Người bệnh có cảm giác như hụt hơi, hồi hộp, thở gấp, tức thở. Suy tim càng nặng người bệnh càng khó thở nhiều, có người chỉ bước lên vài bậc thềm, hoặc tự tắm giặt kỳ cọ cũng khó thở. Cuối cùng, người bệnh khó thở cả khi ngồi nghỉ.

    Khi tim bị suy yếu không hút được máu từ phổi về nên phổi bị ứ huyết. Do đó phổi mất tính đàn hồi và trở nên cứng, các cơ thở phải mất nhiều công sức mới làm phổi giãn ra để không khí lọt vào được. Vì vậy gây nên tình trạng khó thở ở người bệnh.

    3. Mệt mỏi

    Nếu đột nhiên bạn cảm thấy kiệt sức sau một hoạt động nào đấy, mà hoạt động đó trước đây bạn thực hiện rất dễ dàng, hoặc cảm giác mệt mỏi gây khó khăn cho bạn ngay cả khi thực hiện những việc đơn giản như: leo cầu thang, xách giỏ đi chợ hay thậm chí khi đi bộ. Đó là những dấu hiệu cảnh báo trái tim của bạn đang bị suy yếu.

    Do tim bị suy yếu, hoạt động bơm hút máu bị hạn chế dẫn đến tim không bơm đủ máu đáp ứng cho nhu cầu của cơ thể. Thiếu máu, người bệnh luôn có cảm giác mệt mỏi và khó khăn trong mọi hoạt động.

    4. Ho

    kho-thoTình trạng ho kéo dài dai dẳng không rõ nguyên nhân có thể là một trong những triệu chứng của suy tim. Ho trong suy tim là ho khan, khó khạc đờm. Tình trạng ho kéo dài làm người bệnh mệt mỏi, mất ngủ, có khi khàn tiếng. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh bị ho khi nằm, ngả lưng là ho và bắt buộc phải ngồi dậy mới dễ chịu.

    Tim suy yếu không hút được máu từ phổi, gây nên ứ máu tại phổi và dẫn đến tình trạng ho. Nhiều bệnh nhân dễ nhầm với các bệnh về phổi như viêm phổi, viêm phế quản.

    5. Phù

    Khi mới bắt đầu, người bệnh chỉ thấy hai mí mắt nặng khi ngủ dậy, mặt hơi phù như mọng nước; buổi chiếu thấy phù nhẹ hai bàn chân, giày dép đi buổi sáng vừa, buổi chiều thấy chật. Lấy ngón tay ấn lên mắt cá chân, khi nhấc ngón tay thấy da vẫn lõm. Ở mức nặng hơn, phù làm bụng trướng, khó tiêu, nặng nề. Mặt to ra như béo lên, tuy nhiên, phù do suy tim không giữ nước nhiều như người bệnh thận.

    Khi lưu lượng máu qua tim bị chậm lại, máu trở về tim qua các tĩnh mạch bị ứ đọng lại làm các mao mạch căng lên và gây thoát dịch qua thành mao mạch vào các vùng lân cận, gây nên phù. Mặt khác, do thận lọc kém, nước tiểu ít đi, nước tích lại trong người cũng gây phù.

    Như vậy, không nên chủ quan khi gặp các dấu hiệu: khó thở, mệt mỏi, ho, phù, đau thắt ngực,… nhất là khi bạn đang mắc một trong số các bệnh về tim mạch. Ngay khi phát hiện có một trong các dấu hiệu trên, hãy đến khám tại các bệnh viện chuyên khoa để phát hiện và điều trị kịp thời trước khi trái tim bị suy yếu.

    Nguồn tham khảo: www.heart.org
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  3. #13
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Bài gửi
    311
    Thanks
    54
    Thanked 48 Times in 40 Posts
    Bệnh viêm cơ tim


    Viêm cơ tim

    Bách khoa toàn thư mở wikipedia

    viêm cơ tim là tình trạng viêm, hoại tử hoặc ly giải của tế bào cơ tim gây nên do nhiễm trùng, do bệnh mô liên kết, do nhiễm độc hoặc không rõ nguyên nhân. Các quá trình bệnh lý này ảnh hưởng đến cơ tim kèm hoặc không kèm theo triệu chứng toàn thân. Những biểu hiện thường gặp nhất là suy tim, tuy nhiên đôi khi rối loạn nhịp hoặc đột tử là biểu hiện đầu tiên của bệnh. Nhiễm virus là nguyên nhân thường gặp nhất của viêm cơ tim.
    1. Hiểu biết cơ bản:

    viêm cơ tim là sự viêm nhiễm cấp tính hay mạn tính ở cơ tim (bao gồm tế bào cơ tim, khoảng kẽ và các mạch máu ở tim).
    Bệnh thường kèm theo viêm màng trong tim, viêm màng ngoài tim; ít khi viêm cơ tim đơn độc.

    Nếu viêm cơ tim trở nên trầm trọng, hoạt động bơm của tim yếu đi, trái tim sẽ không thể cung cấp đủ máu cho phần còn lại của cơ thể. Cũng có thể hình thành cục máu đông trong tim, dẫn đến đột quỵ hoặc đau tim.

    Viêm cơ tim thường được gây ra bởi nhiễm virus. điều trị viêm cơ tim phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản.

    2. Các triệu chứng của bệnh viêm cơ tim :

    Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm cơ tim khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các triệu chứng viêm cơ tim thường gặp bao gồm:

    - đau ngực.
    - nhịp tim đập nhanh hoặc bất thường (loạn nhịp tim).
    - khó thở, lúc nghỉ ngơi hoặc trong quá trình hoạt động thể chất.
    - ứ dịch với sưng chân, mắt cá chân và bàn chân.
    - mệt mỏi.
    - dấu hiệu và triệu chứng khác phải có nhiễm virus, chẳng hạn như đau đầu, đau người, đau khớp, sốt, đau họng hoặc tiêu chảy.

    Trong trường hợp nhẹ, viêm cơ tim có thể không có triệu chứng đáng chú ý. Có thể cảm thấy bị bệnh và có triệu chứng chung của nhiễm siêu vi và không bao giờ nhận ra tim bị ảnh hưởng.

    Viêm cơ tim ở trẻ em

    khi trẻ em phát triển viêm cơ tim, có thể gặp các dấu hiệu và triệu chứng:

    - sốt.
    - bất tỉnh.
    - khó thở.
    - thở nhanh.
    - màu da hơi xanh hoặc xám bạc

    Gọi bác sĩ nếu :

    có bất cứ triệu chứng của viêm cơ tim, đặc biệt là đau ngực và khó thở. Nếu đã bị nhiễm trùng, được cảnh báo đối với các triệu chứng của viêm cơ tim và để cho bác sĩ biết nếu chúng xảy ra. Nếu có triệu chứng nặng, hãy đến phòng cấp cứu hoặc gọi cho nhân viên cấp cứu y tế.

    3. Nguyên nhân gây bệnh viêm cơ tim

    thông thường, nguyên nhân chính xác của một trường hợp viêm cơ tim không được xác định. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân tiềm năng của viêm cơ tim, chẳng hạn như:

    virus : virus thường liên kết với viêm cơ tim bao gồm coxsackievirus b, có thể gây ra các triệu chứng tương tự như một trường hợp nhẹ của bệnh cúm, những virus gây cảm lạnh thông thường (adenovirus); và parvovirus b19. Nhiễm trùng đường tiêu hóa (echoviruses), bạch cầu đơn nhân (epstein-barr virus) và bệnh sởi (rubella) cũng là nguyên nhân của viêm cơ tim. Viêm cơ tim cũng phổ biến ở những người có hiv, virus gây bệnh aids.

    vi khuẩn : nhiều vi khuẩn có thể gây viêm cơ tim, trong đó có tụ cầu, liên cầu, vi khuẩn gây bệnh bạch hầu và đánh dấu, chịu trách nhiệm cho các vi khuẩn bệnh lyme.

    ký sinh trùng : trong số này có ký sinh trùng như trypanosoma cruzi và toxoplasma, bao gồm cả một số được truyền bởi côn trùng và có thể gây ra một tình trạng gọi là 'bệnh chagas. Bệnh này phổ biến hơn nhiều ở trung và nam mỹ hơn so với ở hoa kỳ, nhưng nó có thể xảy ra trong du khách và người nhập cư từ một phần của thế giới.

    nấm : một số bệnh nhiễm nấm (như candida), khuôn mẫu (như aspergillus) và nấm khác (như histoplasma, thường được tìm thấy trong phân chim) đôi khi có thể gây viêm cơ tim.

    viêm cơ tim cũng đôi khi xảy ra nếu tiếp xúc với: thuốc có thể gây ra một phản ứng dị ứng và độc hại. Chúng bao gồm thuốc kháng sinh, chẳng hạn như thuốc penicillin và sulfonamide, một số thuốc chống động kinh cũng như một số chất bất hợp pháp, chẳng hạn như cocaine.

    các bệnh khác : bao gồm lupus, các bệnh mô liên kết và tình trạng viêm hiếm, chẳng hạn như của u hạt wegener.

    4.. Các biến chứng của viêm cơ tim

    khi viêm cơ tim nghiêm trọng, nó vĩnh viễn có thể làm hỏng cơ tim. điều này thiệt hại có thể gây ra:

    - sự ngất đi.
    - các cục máu đông.
    - đau tim.
    - đột quỵ.
    - tim đập không đều (loạn nhịp tim).
    - đột tử.

    Trong trường hợp rất nặng, suy tim do viêm cơ tim có liên quan đến yêu cầu tim nhân tạo hoặc cấy ghép tim.
    Shaolaojia sưu tầm, biên soạn và giới thiệu.
    独步傲游忘世俗
    Độc bộ ngao du vong thế tục
    看遍人间百事奸
    Khán biến nhân gian bách sự gian

  4. #14
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jan 2012
    Bài gửi
    311
    Thanks
    54
    Thanked 48 Times in 40 Posts
    Triệu Chứng Báo Hiệu Bệnh Viêm Cơ Tim

    Các chuyên gia y học đều cho rằng với một người bị đột tử thì hầu như tất cả đều quy về nguyên nhân: nhồi máu cơ tim cấp.


    Không chỉ là Nhồi Máu Cơ Tim

    Nhưng thực ra không phải chỉ có vậy, đột tử còn do rất nhiều nguyên nhân khác: rối loạn nhịp, cơn nhịp nhanh kịch phát tâm thất, viêm cơ tim cấp hay bệnh cơ tim giãn nở…

    Cơ tim là một loại cơ đặc biệt, rất ít khi bị viêm và hiếm gặp trường hợp nào cơ tim bị ung thư. Nhưng nói như vậy không có nghĩa không bị viêm cơ tim. Phần lớn những trường hợp viêm cơ tim đều dẫn đến tử vong, đó là một nỗi lo rất lớn của những người thầy thuốc chuyên khoa tim mạch.

    Các triệu chứng báo hiệu
    Phần lớn các trường hợp, bệnh viêm cơ tim không có triệu chứng đặc hiệu. Hầu như tất cả bệnh nhân đều có cảm giác mệt mỏi, khó thở ít… rất dễ lầm với các bệnh khác mà hầu như người nào cũng gặp trong đời.

    Chính vì vậy, trong thực tế có rất nhiều người chết do chủ quan vì nghĩ mình không bị bệnh gì cả, đặc biệt ở những người đàn ông trung niên, tương đối thành đạt, ít quan tâm đến sức khoẻ, hay nói đúng hơn là không dám nhận mình có sức khoẻ không tốt vì công việc làm ăn hay vì sĩ diện với mọi người.

    Chúng tôi đã từng gặp nhiều trường hợp chết ngay trên sân tennis vì những người đàn ông này khi thấy mình hơi mệt đã không chịu đi khám bệnh, lại cho rằng tại không chơi thể thao nên mới mệt như vậy. Họ lao vào cuộc chơi với toàn lực để rồi rời sân với một thể xác không còn linh hồn.

    Việc tìm ra bệnh cũng nhờ vào điện tim, khi người thầy thuốc cho bệnh nhân đo điện tim lúc khám bệnh. Chính vì vậy, đo điện tim thường quy là một việc làm rất hữu ích, không những giúp thầy thuốc phát hiện ra bệnh viêm cơ tim mà còn phát hiện ra những bệnh gây rối loạn nhịp tim khác như: cơn nhịp nhanh kịch phát, ngoại tâm thu, hội chứng Wolpakingson White…

    Trong một số trường hợp điển hình, bệnh nhân có những triệu chứng giống như nhồi máu cơ tim cấp với các biểu hiện đau ngực bên trái dữ dội, mệt, khó thở. Xét nghiệm cho thấy men tim tăng cao, điện tâm đồ có những thay đổi đặc hiệu và gần giống nhồi máu cơ tim cấp.

    Bệnh không tha bất kỳ ai
    Có khá nhiều nguyên nhân gây viêm cơ tim cấp. Trong đó nguyên nhân thường gặp nhất là viêm cơ tim do virút, đặc biệt là virút Coxackie. Ngoài ra cơ tim có thể bị viêm do nhiễm khuẩn hay gặp ở các nước nhiệt đới gió mùa và có nền kinh tế chưa phát triển. Những bệnh nhân này phần lớn nghèo, suốt ngày tất bật nên không có thời gian để chú ý hay kiểm tra sức khoẻ định kỳ.


    Bệnh không kiêng cử bất kỳ ai !?

    Tuy nhiên, viêm cơ tim cũng không tha bất kỳ ai. Với những người khá giả, có cuộc sống tất bật, viêm cơ tim có thể do một số nguyên nhân mà ít người nghĩ đến như viêm cơ tim do rối loạn chuyển hoá, do các bệnh về thiếu hụt miễn dịch hay do tế bào lympho. Những trường hợp này thường gây ra tình trạng đột tử, nhất là khi nạn nhân có luyện tập thể thao, thể dục hay làm những việc quá sức. Chính vì vậy, một lời khuyên không bao giờ thừa là nên khám sức khoẻ tổng quát, nhất là khám tim mạch trước khi quyết định lựa chọn môn thể thao nào và cần chọn môn thể thao phù hợp lứa tuổi.

    Hãy thương lấy bản thân

    Đau lòng nhất với các thầy thuốc tim mạch là hiện nay có khá nhiều người tuổi trên năm mươi mà vẫn chơi môn thể thao của tuổi mười tám, đôi mươi như cầu lông và tennis. Họ cho đó là những môn thể thao thời thượng, và hậu quả nhãn tiền là đã có khá nhiều người phải rời bỏ cuộc sống tươi đẹp để qua thế giới bên kia.

    Để tránh những cái chết tình cờ, lời khuyên chân thành nhất của những chuyên gia tim mạch khi đề cập đến bệnh viêm cơ tim là bạn nên đi khám bệnh tim mạch thường kỳ khi đã ở tuổi 40, thường quy mỗi sáu tháng để được đo điện tim, siêu âm tim, xét nghiệm men tim và khám lâm sàng để phát hiện những trường hợp viêm cơ tim khi bệnh mới bắt đầu. Ngoài ra, khi thấy mệt mỏi, đau ngực nhẹ và cảm thấy khó thở dù chỉ là chút ít thì cũng phải hết sức cảnh giác, có thể thần chết đội lốt viêm cơ tim đang rình rập bạn.


    Lạnh lẽo lắm... ! Xin hãy thương lấy bản thân mình.

    “Hãy thương lấy bản thân mình trước khi đợi mọi người thương hay ông trời thương” - là phương châm tốt nhất để phòng tránh bệnh tim mạch.

    BACSI.com (Theo Sài Gòn Tiếp Thị)

    独步傲游忘世俗
    Độc bộ ngao du vong thế tục
    看遍人间百事奸
    Khán biến nhân gian bách sự gian

  5. #15
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Tai biến mạch máu não

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

    Nhận thức :

    Tai biến mạch máu não còn gọi là Đột quỵ não là một bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần bộ não bị đột ngột ngừng trệ.
    Tai biến mạch máu não có hai loại: nhồi máu não (do tắc mạch) hoặc chảy máu não (do vỡ mạch). Các triệu chứng thần kinh trung ương khu trú biểu hiện nhanh, ngay tức thì khi tổn thương mạch máu não xảy ra, nên tai biến mạch máu não còn được gọi là đột quỵ. Đột quỵ là bệnh của hệ thần kinh phổ biến nhất hiện nay.


    Nhồi máu não hoặc do chảy máu não

    Bệnh căn
    • Gây tắc mạch máu não: cục máu đông tại chỗ của động mạch não, thuyên tắc do xơ vỡ động mạch (chẳng hạn xuất phát từ động mạch cảnh), huyết tắc do bệnh tim (thí dụ rung nhĩ, nhồi máu cơ tim).
    • Gây vỡ mạch máu não: tăng huyết áp, chấn thương, vỡ phình động mạch não.
    • Nguyên nhân ít gặp: giảm huyết áp (tụt huyết áp đột ngột hơn 40 mm Hg), viêm động mạch, viêm tắc tĩnh mạch, thuyên tắc xoang tĩnh mạch. Ở người trẻ: bệnh tiểu cầu, chảy máu dưới màng nhện, dị dạng động mạch cảnh.

    Yếu tố nguy cơ
    Tăng huyết áp, hút thuốc lá, đái tháo đường, một số bệnh tim (bệnh van tim, thiếu máu cơ tim, rung nhĩ), bệnh mạch máu ngoại biên, tiền căn thiếu máu cục bộ thoáng qua, tăng thể tích hồng cầu, phụ nữ vừa hút thuốc lá vừa dùng thuốc tránh thai nội tiết tố, tăng chất béo trong máu, lạm dụng thức uống có cồn (rượu, bia), rối loạn chức năng đông máu.

    Triệu chứng lâm sàng
    Biểu hiện lâm sàng do tắc mạch hoặc do vỡ mạch khó có thể phân biệt, để chẩn đoán nguyên nhân phải dựa vào các yếu tố tiền căn, bệnh có sẵn và xét nghiệm cận lâm sàng (MRI, CT scan: là phương pháp dùng các đầu phát tia X chạy xung quanh cơ thể bệnh nhân kết hợp với một máy tính sẽ thu được hình ảnh các lớp cắt cơ thể khi xử lí qua máy tính).
    Trong trường hợp điển hình, các triệu chứng xuất hiện đột ngột, tiến triển chỉ trong vài giờ (hoặc vài ngày). Trên lý thuyết, các triệu chứng thần kinh khu trú tương ứng với khu vực tưới máu của động mạch bị tổn thương, tuy nhiên do các động mạch thông nối với nhau nên có sự cấp máu bù bởi các động mạch còn nguyên, làm nhòe các triệu chứng.
    Tổn thương trong bán cầu đại não (50 % các trường hợp) có thể gây ra: liệt đối bên, khởi đầu là liệt mềm, dần dần diễn tiến đến liệt cứng; giảm cảm giác đối bên; giảm thị lực cùng bên; nói khó.
    Tổn thương thân não (25 %): triệu chứng đa dạng, có thể gây liệt tứ chi, rối loạn thị giác, hội chứng khóa trong (tỉnh, hiểu nhưng do liệt, không làm gì được).
    Tổn thương khiếm khuyết (25 %): nhiều điểm nhồi máu nhỏ quanh hạch nền, bao trong, đồi thị và cầu não. Người bệnh vẫn ý thức, các triệu chứng có thể chỉ liên quan tới vận động hoặc cảm giác hoặc cả hai, có khi có triệu chứng thất điều.

    Diễn tiến
    Khoảng 20 % tử vong trong vòng 1 tháng, 5 % – 10 % trong vòng 1 năm. Khoảng 10 % hồi phục không di chứng, 25-30% tự đi lại phục vụ bản thân được, 20-25% đi lại khó khăn, cần sự hỗ trợ của người khác trong sinh hoạt, 15-25% phải phục vụ hoàn toàn của người khác. Tiên lượng xấu nếu có các triệu chứng: giảm ý thức, tăng tiết đờm dãi, sốt cao ngay từ ngày đầu.

    Chẩn đoán phân biệt
    U não, chảy máu dưới màng cứng, liệt Todd (hội chứng thần kinh khu trú sau động kinh, hồi phục trong vòng 24 giờ). Ngộ độc do dùng thuốc quá liều, nhất là khi có triệu chứng mất tri giác.
    Biến chứng, di chứng
    Viêm phổi, trầm cảm, co cứng, táo bón, loét do nằm lâu, liệt nửa người.

    Xử trí
    Cần phải đưa người bệnh vào viện để được chẩn đoán và điều trị thích hợp. Đối với người bị tai biến, thời gian là vàng, mạch máu đông hoặc vỡ phải được xử lý thật nhanh để đề phòng các biến chứng như liệt toàn thân, bại não, v.v. Khi người có các triệu chứng sau cần phải chú ý và đưa đến bệnh viện ngay lập tức.
    Lần sửa cuối bởi thieugia; 07-04-2013 lúc 09:05 PM
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  6. #16
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Tai biến mạch máu não...


    Nếu không cấp cứu kịp... chỉ có nước: Ô hô ai tai !!!


    Các triệu chứng xảy ra đột ngột
    • Đột ngột thấy tê cứng ở mặt, tay hoặc chân – đặc biệt là tê cứng nửa người
    • Đột ngột nhìn không rõ (Thị lực giảm sút)
    • Đột ngột không cử động được chân tay (Mất phối hợp điều khiển chân tay)
    • Đột ngột không nói được hoặc không hiểu được người khác nói
    • Đầu đau dữ dội

    Phụ nữ có thể có các biểu hiện đặc trưng sau:
    • Đột ngột đau ở mặt hoặc chân
    • Đột ngột bị nấc
    • Đột ngột cảm thấy buồn nôn
    • Đột ngột cảm thấy mệt
    • Đột ngột tức ngực
    • Đột ngột khó thở
    • Tim đập nhanh bất thường

    Ghi chú: Chúng tôi nhấn mạnh chữ đột ngột để chỉ các triệu chứng xảy ra bất thường, không do các yếu tố bên ngoài.

    Những việc có thể làm trước khi xe cấp cứu tới
    • Quan sát và hỏi bệnh nhân để biết bệnh nhân còn tỉnh táo (ý thức bình thường) hay lẫn lộn, lơ mơ hoặc hôn mê (rối loạn ý thức). Kèm theo dấu hiệu đại tiểu tiện không tự chủ chứng tỏ bệnh nhân đã mất ý thức.
    • Nếu bệnh nhân còn tỉnh: cần để bệnh nhân nằm yên tĩnh và gọi cấp cứu đến để đưa bệnh nhân vào bệnh viện lớn có uy tín về cấp cứu tai biến mạch máu não.
    • Nếu bệnh nhân hôn mê: cần xem bệnh nhân đang còn thở bình thường, thở nhanh, thở chậm, hay đã ngừng thở..., vì cấp cứu hô hấp là việc đầu tiên phải làm để đảm bảo đủ oxy cho tim và cho não. Nếu toàn bộ não thiếu oxy quá 3 phút thì dù cho cấp cứu tim đập lại cũng không cứu được não, y học gọi là mất não, hoặc chết não.
    • Kiểm tra nhịp tim và huyết áp ngay nếu có thể.

    Đặc biệt lưu ý với người nhà hoặc người chứng kiến bệnh nhân đột quỵ não:

    • Bệnh nhân đột quỵ não có thể bị một trong hai dạng: chảy máu não do vỡ mạch hoặc nhồi máu não do tắc mạch. Hai bệnh này đối nghịch nhau hoàn toàn về nguyên nhân, cơ chế và cách điều trị. Các bác sỹ chuyên khoa cũng không thể chỉ dựa vào biểu hiện bên ngoài để xác định chẩn đoán. Vì vậy, không được mạo hiểm tự điều trị cho bệnh nhân dù chỉ là các động tác như bấm huyệt nhân trung, châm cứu, đánh gió... Những tác động đó có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh của bệnh nhân mà chúng ta vô tình không biết.
    • Thực hiện hô hấp nhân tạo (CPR), nếu cần phải dùng miệng thổi hơi vào miệng bệnh nhân (hô hấp miệng-miệng) nếu thấy bệnh nhân ngừng thở.
    • KHÔNG ĐƯỢC cố di chuyển đầu, cổ bệnh nhân, trong trường hợp tai nạn, đầu hoạc cổ có thể bị gãy hoặc bị thương. Để bệnh nhân trong tư thế thoải mái. Nới lỏng quần áo.
    KHÔNG ĐƯỢC cho bệnh nhân ăn hoặc uống. Tai biến khiến cho người bệnh không thể nuốt và sẽ gây nghẹn.
    KHÔNG ĐƯỢC dùng ax-pi-rin (aspirin). Mặc dù ax-pi-rin có thể làm giảm cục máu đông trong trường hợp tai biến tắc động mạch nhưng cũng có thể gây chảy máu trong nếu là tai biến vỡ mạch máu. Nếu người bệnh đã uống ax-pi-rin trong ngày, cần phải báo với bác sỹ cấp cứu.
    • Thở sâu. Thở chậm và sâu giúp bệnh nhân bình tĩnh và đưa máu lên não nhiều hơn. Để người bệnh nằm xuống và nói chuyện với người bệnh để họ bình tĩnh.
    • Giữ đầu mát và thân ấm. Nếu có đá lạnh, có thể chấm nhẹ qua đầu người bệnh để giữ mát. Bọc đá trong khăn để không quá lạnh. Giữ mát đầu để giảm phản ứng phù nề khi tai biến và có thể giúp người bệnh đỡ cảm thấy đau đầu. Giữ thân ấm bằng áo khoác hoặc chăn sẽ giảm được nguy cơ co giật (sốc).
    • Có thể liên hệ với một trung tâm y tế hoặc với bác sỹ thần kinh để được tư vấn sớm trước khi đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
    Phòng ngừa.

    Tai biến mạch máu não hoàn toàn có thể dự đoán trước, với các biện pháp can thiệp kịp thời sẽ tránh bị xảy ra đột quỵ. Mọi người trên 50 tuổi, và có yếu tố nguy cơ đột quỵ cần kiểm tra định kỳ chuyên khoa để biết trước nguy cơ gần xảy ra đột quỵ như sau: - Làm điện tim, siêu âm tim để xác định xem có bị hẹp van hai lá, rung nhĩ, loạn nhịp tim, cục máu quẩn trong tim hay không. - Siêu âm động mạch chủ, động mạch cảnh; siêu âm xuyên sọ để tìm mảng vữa xơ động mạch, phình động mạch, hẹp động mạch. - Chụp cộng hưởng từ mạch máu não(MRA), chụp CT scanner đa lớp cắt dựng mạch máu não hoặc chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) để xác định xem có hẹp mạch máu, phình mạch, dị dạng mạch máu não hay không.
    • Phòng ngừa cấp 1: kiểm soát các yếu tố nguy cơ; điều trị huyết áp, kiểm soát đường huyết, lipid máu; bỏ thuốc lá; dùng thuốc kháng đông trọn đời ở những người bị thấp tim hoặc mang van tim nhân tạo ở bên tim trái. Cân nhắc khả năng dùng thuốc kháng đông ở người bị rung nhĩ mạn tính. Tiến hành đặt stent động mạch cảnh khi hẹp trên 75%, hoặc mổ bóc nội mạc động mạch cảnh, nút coils phình mạch, nút ổ dị dạng động tĩnh mạch (AVM) để tránh nguy cơ nhồi máu não hoặc chảy máu não.
    • Phòng ngừa cấp 2: Tiếp tục kiểm soát các yếu tố nguy cơ. Nếu là tắc mạch máu hoặc rung nhĩ mạn tính, có thể dùng aspirin hoặc warfarin. Tiến hành can thiệp mạch thần kinh khi có hẹp động trên 50%, hoặc phình động mạch não.
    • Công nghệ dự báo chuỗi thời gian bằng mạng nơ-ron nhân tạo còn cho phép dự báo huyết áp của bệnh nhân trong một số ngày tiếp theo căn cứ và số liệu huyết áp của bệnh nhân đó trong quá khứ.
    Lần sửa cuối bởi thieugia; 07-04-2013 lúc 09:08 PM
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  7. #17
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    HỆ TUẦN HOÀN

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia



    Hệ tuần hoàn là hệ cơ quan có chức năng tuần hoàn máu trong cơ thể của hầu hết các động vật.

    Lý do
    1. Diện tích bề mặt cơ thể rất nhỏ so với thể tích cho nên sự khuyếch tán của các chất qua bề mặt cơ thể không đáp ứng được yêu cầu của cơ thể.
    2. Khoảng cách bên trong rất lớn gây khó khăn cho sự khuếch tán.
    3. Phần lớn bề mặt cơ thể của động vật sống trên cạn không thấm nước để giữ nước.
    Các cơ quan chuyên biệt như tiêu hóa, bài tiết,... có trách nhiệm khắc phục các khó khăn trên. Hệ thống tuần hoàn mang các chất từ nơi này đến nơi khác, giúp các cơ quan thực hiện tốt chức năng của chúng.

    Chức năng

    1. Vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể
    2. Mang các chất thải của quá trình trao đổi chất đến các cơ quan bài tiết
    3. Có vai trò trong hệ miễn dịch chống lại sự nhiễm khuẩn
    4. Vận chuyển hormone

    Cơ quan
    1. Dịch tuần hoàn: còn gọi là máu, dùng để vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng, khí O2 đến các tế bào cũng như mang chất thải từ tế bào trở về và thoát ra ngoài bằng các cơ quan bài tiết.
    2. Tim: tạo sự chênh lệch về áp suất để làm cho máu lưu thông.
    3. Mạch máu: dùng để vận chuyển máu.
    4. Các van: đảm bảo dòng chảy của máu theo một hướng nhất định.

    Các dạng

    Hệ thống tuần hoàn mở
    Hệ tuần hoàn mở (có ở đa số Thân mềm, trừ mực ống và bạch tuộc có hệ tuần hoàn kín, và Chân khớp) là hệ tuần hoàn không có mạch máu. Gọi là "mở" vì máu có thể thoát ra khỏi hệ thống tuần hoàn. Máu được tim bơm vào một khoang chính gọi là "khoang máu" bao xung quanh các cơ quan, cho phép các mô trao đổi chất trực tiếp với máu. Sau đó máu quay lại tim bằng hệ thống mạch góp. Hệ thống này chỉ thích hợp với các động vật nhỏ như động vật chân đốt hoặc thân mềm.

    Hệ thống tuần hoàn kín

    Hệ thống tuần hoàn kín là hệ thống tuần hoàn ở đó máu lưu thông liên tục trong mạng lưới mạch máu. Trong hệ tuần hoàn này, máu được lưu thông dưới áp lực cao, và do đó, tốc độ chảy của máu sẽ nhanh hơn. Các tế bào của mô không tiếp xúc trực tiếp với máu nhưng tắm trong dịch mô. Dịch mô được hình thành từ máu nhờ quá trình lọc qua thành mao mạch. Ở động vật có xương sống, đa số dịch mô quay trở lại mao mạch với áp suất thấp hơn nhưng một số lại được gom lại vào một hệ thống dẫn riêng biệt gọi là các mạch bạch huyết. Chúng sẽ đem dịch mô trở lại vòng tuần hoàn với áp lực thấp hơn áp lực của dịch mô. Hệ thống tuần hoàn kiểu này hoạt động rất có hiệu quả và là nhân tố quan trọng trong quá trình tiến hóa của các loài động vật có xương sống cỡ lớn.

    Hệ thống tuần hoàn đơn

    Hệ thống tuần hoàn đơn là hệ thống tuần hoàn mà máu chỉ đi qua tim một lần trước khi đến các mô của cơ thể. Các loài cá thường có hệ thống tuần hoàn như thế này vì chúng có được đệm đỡ từ môi trường xung quanh và thân nhiệt thay đổi theo nhiệt độ môi trường. Trong hệ tuần hoàn đơn, máu từ tim đi ra dưới áp suất thấp và chảy đến mang qua động mạch vào mang. Sau khi được ô-xy hóa, máu được tập trung vào động mạch ra mang, chúng gom lại để thành một mạch máu lớn duy nhất gọi là động mạch chủ lưng chảy dọc theo thân cá. Các nhánh của động mạch chủ lưng trực tiếp đi đến các cơ quan trong cơ thể. Sau khi được khử ô-xy, máu được tập trung dưới áp suất thấp vào một khoang chứa máu lớn gọi là xoang tĩnh mạch. Các xoang chứa máu có thể tích lớn, từ đó máu chảy đến tim.

    Hệ thống tuần hoàn kép
    Hệ thống tuần hoàn kép là hệ thống tuần hoàn trong đó máu sau khi được ô-xy hóa sẽ trở lại tim lần thứ hai trước khi được phân phối đến các mô trong cơ thể. Do đi qua tim hai lần nên áp lực của máu và tốc độ dòng chảy rất cao. Hệ thống tuần hoàn kép gồm hai vòng tuần hoàn nhỏ hơn là vòng tuần hoàn phổi và vòng tuần hoàn hệ thống. Lưỡng cư, Bò sát, Chim và Thú có hệ thống tuần hoàn kép như thế này.

    • Vòng tuần hoàn phổi: Máu sau khi bị khử ô-xy được đưa vào tâm nhĩ phải ở trong tim, từ đây máu được chuyển sang tâm thất phải và được bơm lên phổi qua động mạch phổi. Ở phổi, máu giải thoát khí CO2 và hấp thụ ô-xy rồi quay trở lại tim qua tĩnh mạch phổi.

    • Vòng tuần hoàn hệ thống: máu chảy dưới áp lực cao từ tâm thất trái qua động mạch chủ để phân phối đi khắp cơ thể. Sau khi trao đổi chất với các tế bào trong mô, máu trở lại tâm nhĩ phải qua tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới kết thúc vòng tuần hoàn.
    Lần sửa cuối bởi thieugia; 08-04-2013 lúc 09:37 AM
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  8. #18
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Hệ tuần hoàn



    mạch máu

    các mạch máu tạo ra một hệ thống vận chuyển bao gồm các ống có chiều dài khoảng 96,500 km, hơn gấp đôi chiều dài của đường xích đạo. Toàn bộ hệ thống mạch máu được xem như là một chuỗi những con đường và đường cao tốc liên kết với nhau. Máu rời khỏi tim đi vào các mạch máu lớn (đường cao tốc) để đi đến cơ thể. ở nhiều điểm khác nhau, những mạch máu lớn này chia ra thành những mạch máu nhỏ hơn (đường lộ). Và đến lượt mình, những mạch máu này tiếp tục chia ra thành những mạch máu nhỏ hơn, nhỏ hơn nữa (được 1 làn xe). Khi quay ngược trở về, máu đi qua những mạch máu có kích thước tăng dần lên (các đường 1 làn hợp lại thành đường lộ rồi thành đường cao tốc) trước khi thật sự trở về tim.
    máu có phải là biển bên trong cơ thể ?
    chỉ mới hơn 350 năm trước, con người đã từng nghĩ rằng máu trong cơ thể chảy tới và lui y hệt như những cơn thủy triều vậy. Người hy lạp cổ đại là những người đầu tiên đặt ra lý thuyết này. Họ tin rằng máu rời khỏi tim, sau đó rút trở về tim mang theo những chất cặn bằng theo cùng một mạch máu. Giả thuyết này tồn tại cho đến hơn 1400 năm.

    Năm 1628, một bác sĩ người anh, william harvey (1578-1657), đã công bố một khái niệm mới về tuần hoàn máu. ông xác nhận rằng máu chảy không ngừng từ các động mạch sau đó trở về tim qua các tĩnh mạch và tạo nên một vòng tuần hoàn liên tục qua cơ thể.

    Ngay lập tức sau đó, lý thuyết của harvey bị khinh miệt vì nó đối lập lại hoàn toàn những hiểu biết cơ bản về y học vào thời đó. Tuy nhiên, vào khoảng 30 năm sau, ý tưởng của ông đã được xác minh do người ta phát hiện ra sự tồn tại của các mao mạch. Do là người tiên phong nên harvey đã được nhiều người xem như là cha đẻ của nền y học hiện đại.

    động mạch, mao mạch và tĩnh mạch là những thành phần chính của hệ thống vận chuyển. động mạch là những mạch máu mang máu đi ra khỏi tim. Các động mạch lớn rời tim sau đó chia nhánh ra thành những động mạch nhỏ hơn rồi đi đến nhiều khu vực khác nhau của cơ thể. Sau đó chúng tiếp tục chia nhỏ hơn thành các tiểu động mạch. Trong các mô, các tiểu động mạch chia ra thành những mạch máu siêu nhỏ được gọi là các mao mạch. Sự trao đổi chất giữa máu và tế bào diễn ra xuyên qua thành của các mao mạch. Trước khi rời khỏi mô, các mao mạch gộp lại thành các tiểu tĩnh mạch. Sau đó những mạch máu này di chuyển đến gần tim hơn và gộp lại thành những tĩnh mạch ngày càng lớn hơn.

    Những mạch máu lớn có những cấu trúc khác nhau. Mặc dù các thành của cả động mạch và tĩnh mạch đều bao gồm 3 lớp nhưng độ dày của chúng cũng khác nhau. động mạch có lớp trong và lớp giữa dày hơn, giúp chúng đàn hồi hơn. Chúng có thể co và dãn dễ dàng khi máu được bơm từ tim tràn qua. Tĩnh mạch có thành mỏng hơn giúp các khung cơ xung quanh chúng bóp và đẩy vào thành để ép máu trong đó trở về tim. Những van-một-chiều ở thành các tĩnh mạch giúp ngăn không cho máu chảy ngược trở về và giữ cho dòng máu chảy theo 1 hướng. Các van có nhiều nhất ở chân do máu phải chống lại trọng lực để quay trở về tim. Không giống với động mạch và tĩnh mạch, thành của các mao mạch chỉ dày bằng 1 tế bào. ở hầu hết các mao mạch, những tế bào này không dính chặt với nhau. điều này giúp cho oxy, chất dinh dưỡng và những chất thải có thể di chuyển qua lại dễ dàng giữa máu và dịch kẽ lấp đầy ở những khoảng không gian giữa các tế bào.

    vòng tuần hoàn phổi và vòng tuần hoàn hệ thống.
    có 2 vòng tuần hoàn chính trong cơ thể: Vòng tuần hoàn phổi và vòng tuần hoàn hệ thống. Những mạch máu của vòng tuần hoàn phổi vận chuyển máu qua lại giữa tim và phổi. Những mạch máu của vòng tuần hoàn hệ thống vận chuyển máu đến tất cả những phần còn lại của cơ thể.

    động mạch chính của vòng tuần hoàn hệ thống là động mạch chủ. ở người lớn, động mạch chủ có cùng kích thước với ống nước tưới cây tiêu chuẩn. Nó trồi lên khỏi tim và đi lên trên từ tâm thất trái khoảng 1 inch rồi sau đó bẻ hướng sang trái ở ngay phía trên tim (phần này được gọi là cung động mạch chủ) trước khi cong thẳng xuống để chia ra các nhánh cung cấp máu cho những phần còn lại của cơ thể.

    Các nhánh của động mạch chủ bao gồm động mạch cảnh (cung cấp máu cho đầu), động mạch vành (cung cấp máu cho các cơ của tim), các động mạch cánh tay (cung cấp máu cho cánh tay) và những động mạch đùi (mang máu xuống cung cấp cho bắp đùi).

    Tĩnh mạch chủ là tĩnh mạch lớn nhất của vòng tuần hoàn hệ thống. Nó có 2 nhánh: Tĩnh mạch chủ trên nhận máu từ đầu và cánh tay chảy về; tĩnh mạch chủ dưới nhận máu từ phần cơ thể phía dưới chảy về. Cả 2 nhánh này đều đổ máu về tâm nhĩ phải.
    Các tĩnh mạch đổ máu về tĩnh mạch chủ bao gồm: Tĩnh mạch cảnh (dẫn máu từ đầu trở về), tĩnh mạch cánh tay và tĩnh mạch đầu (dẫn máu về từ cánh tay), tĩnh mạch đùi (dẫn máu về từ bắp đùi), và tĩnh mạch chậu (dẫn máu về từ vùng chậu và hông).
    Những mạch máu thuộc vòng tuần hoàn phổi mang máu đến phổi để trao đổi khí (nhận o2 và thải co2 ra), sau đó quay trở về tim. Những mạch má chính là động mạch phổi và tĩnh mạch phổi. Hai động mạch phổi ở 2 bên có nguồn gốc từ thân động mạch phổi xuất phát từ tâm thất phải. động mạch phổi phải đi vào phổi bên phải và động mạch phổi trái đi vào phổi bên trái. Sau khi trao đổi khí ở phổi, máu được oxy hóa (có mang oxy) sẽ được quay ngược trở về tâm nhĩ trái của tim bởi 4 tĩnh mạch phổi
    Lần sửa cuối bởi thieugia; 08-04-2013 lúc 09:36 AM
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  9. #19
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Máu nhiễm mỡ



    Máu nhiễm mỡ là gì?

    Máu nhiễm mỡ còn được gọi là rối loạn chuyển hóa lipid máu hay mỡ máu cao. Bình thường trong máu có một tỷ lệ mỡ nhất định, được đánh giá bằng chỉ số xét nghiệm cholesterol, triglycerid… nếu các chỉ số này cao hơn mức cho phép thì gọi là mỡ máu cao. Trong đó, cholesterol cao là chỉ số đặc trưng của bệnh.

    Cholesterol trong máu được tạo thành từ một nhóm các chất béo cần thiết cho cơ thể. Những chất béo này được sản xuất trong gan để ổn định màng tế bào và làm cho chúng thấm các chất dinh dưỡng. Khi lượng cholesterol trong máu vượt quá mức bình thường, bệnh nhân có thể có nguy cơ phát triển xơ vữa động mạch bệnh, làm tăng huyết áp, tắc nghẽn mạch máu đặc biệt mạch máu ở não và mạch vành, làm tăng nguy cơ suy tim, đột quỵ về sau.


    Nguyên nhân nhiễm mỡ máu
    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh: Di truyền, yếu tố gia đình, chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, như ăn quá nhiều thịt chó, phủ tạng động vật, tiết canh, hải sản…, uống nhiều rượu bia, dẫn đến rối loạn chuyển hóa mỡ.

    Biểu hiện bệnh lý:
    Biểu hiện bệnh ở người trẻ thường thầm kín, hầu như không có triệu chứng. Nhiều người chỉ vô tình phát hiện ra bệnh khi khám sức khỏe định kỳ hoặc thấy huyết áp cao, đau đầu thì đi làm thêm xét nghiệm máu thì đã thấy bị mỡ máu cao. ở người già thì biểu hiện rõ ràng hơn, có đến 90% là tăng huyết áp, đái tháo đường đi kèm với tăng mỡ máu.

    Trong khi đó, nếu phát hiện sớm, có người chỉ cần chỉnh chế độ ăn uống và tập thể dục thường xuyên là tỷ lệ mỡ trong máu gần như trở lại bình thường. Trường hợp không đáp ứng được thì dùng thuốc điều chỉnh. đây là cả một quá trình lâu dài, vì còn tùy thuộc vào độ nhạy của thuốc, kiêng khem của từng người và không có một liều nhất định.

    Người mắc bệnh cần có chế độ ăn uống và tập thể dục hợp lý, giảm ăn mỡ, phủ tạng động vật, đồ chiên rán, hạn chế rượu bia, uống nhiều nước.
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  10. #20
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Chế độ ăn uống dành cho người bị Máu Nhiễm Mỡ



    Để giảm lượng mỡ trong máu, nên bắt đầu từ chế độ ăn uống. Các chuyên gia sức khỏe khuyên những bệnh nhân mắc bệnh máu nhiễm mỡ nên ăn nhiều giá, đậu xanh, hành tây, táo…

    1. Hành tây: Giúp làm tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể. Hành tây là một trong số rất ít những loại thực phẩm có chứa prostaglandin A – một chất giúp giãn mạch, có thể làm mềm các mạch máu, giảm độ nhớt máu, tăng lưu lượng máu mạch vành, thúc đẩy huyết áp các chất khác bài tiết, do đó, lipid trong máu cũng theo đó mà được đào thải. Ngoài ra, thường xuyên ăn hành tây còn có thể làm giảm lượng cholesterol xấu, cải thiện xơ vữa động mạch, tặng lượng cholesterol có lợi cho cơ thể.

    2. Giá đỗ: Đào thải lượng cholesterol xấu. Giá đỗ chính là một trong những loại thực phẩm có chức năng làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Đặc biệt, trong quá trình nảy mầm, lượng vitamin của giá đỗ tăng cao khoảng 67 lần so với hạt đậu ban đầu. Vitamin C có thể thúc đẩy sự bài tiết cholesterol và ngăn ngừa tích tụ thành động mạch. Giá đỗ có chứa nhiều chất xơ giúp cơ thể loại bỏ các chất cholesterol có hại cho cơ thể.

    3. Táo: Hấp thu cholesterol dư thừa: Táo là thực phẩm có tác dụng giảm lượng mỡ trong máu. Táo có chứa nhiều chất xơ hòa tan với acid. Có thể tưởng tượng hợp chất này giống như miếng bọt biển sẽ hấp thụ các cholesterol dư thừa và chất béo trung tính. Ngoài ra, trong táo còn có chứa nhiều Pectin có thể hạ thấp cholesterol và do đó tăng cường hiệu lực hạ lượng mỡ trong máu.

    Không chỉ vậy, táo còn có thể phân hủy acid acetic, đây là hoạt đọng có lợi cho việc ngăn chặn sự sự dị hóa của cholesterol và triglycerides. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối đa trong việc hạ lượng mỡ trong máu, tốt nhất là ngoài rau và hoa quả, hãy ăn thêm nhiều các loại thịt để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

    4. Cá hồi : “Trợ thủ” cho việc hạ chất béo trung tính: Cá hồi giàu Omega 3 acid béo không bão hòa, có thể làm giảm triglyceride và tăng mật độ lipoprotein cholesterol, tăng độ đàn hồi mạch máu.

    5. Cá chép: Ngoài cá hồi ra thì cá chép cũng là một trong những loại thực phẩm tốt đối với người mắc bệnh máu nhiễm mỡ.

    6. Thịt gà bỏ da: So với thịt lợn, bò, cừu và nhiều loại thịt đỏ khác thì thịt gà chứa nhiều acid béo không bão hòa, rất thích hợp cho việc điều trị chứng máu nhiễm mỡ.

    7. Tăng cường rau xanh: Trong rau xanh có chứa nhiều vitamin C có thể làm giảm lượng cholesterol trong máu và ngăn ngừa bệnh xơ cứng động mạch. Ngoài ra, trong rau xanh có chứa chất xơ, người ăn nhiều rau thì lượng axit cholic để phân giải cho cholesterol trong phân tương đối cao. Từ đó làm giảm lượng cholesterol trong máu.



    8. Ngũ cốc: Có chứa mangan, crômi có thể phòng chống bệnh xơ cứng động mạch.

    9. Rong biển: Rong biển có chứa hàm lượng iốt cao có thể ngăn ngừa mỡ bám vào thành động mạch.

    10. Nên ăn thực phẩm có nhiều tác dụng giảm mỡ trong máu như: Gừng, chế phẩm đậu sữa, nấm hương, mộc nhĩ, hành tây, ba ba, trà, dầu ngô.

    11. Không nên ăn sau 8h tối: Những nguời bị máu nhiễm mỡ nếu ăn tối quá muộn mà lại ăn thức ăn nhiều đạm thì rất khó tiêu hoá và sẽ làm lượng cholesterol đọng trên thành động mạch dẫn đến xơ vữa động mạch.

    Theo Báo Giáo Dục Việt Nam
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •