Trang 3/4 ĐầuĐầu 1234 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 21 tới 30 của 33

Chủ đề: KIến thức Y_Học

  1. #21
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Bệnh thiếu máu



    Thiếu máu

    Thiếu màu là gì?
    Thiếu máu là tình trạng máu không có đủ lượng hồng cầu bình thường để mang oxy tới cung cấp cho mô. Có nhiều dạng thiếu máu, mỗi dạng đều có nguyên nhân riêng. Bệnh có thể là nhất thời hoặc kéo dài, và có thể từ nhẹ tới nặng.


    Dấu hiệu và triệu chứng

    triệu chứng chính là mệt mỏi, các triệu chứng khác gồm: Da xanh tái, nhịp tim nhanh hoặc không đều, khó thở, đau ngực, hoa mắt chóng mặt, đau đầu, rối loạn ý thức, tê hoặc lạnh ở đầu chi.
    Ban đầu, các triệu chứng có thể không biểu hiện rõ, nhưng sẽ tăng lên khi bệnh nặng lên.

    Nguyên nhân

    Thiếu sắt:
    Cơ thể bị thiếu nguyên tố sắt sẽ không thể tổng hợp đủ hemoglobin cho hồng cầu, gây ra bệnh thiếu máu thiếu sắt.
    Thiếu vitamin. Chế độ ăn thiếu folat và vitamin b-12 làm giảm sinh hồng cầu.
    Bệnh mạn tính nhưung thư, viêm khớp dạng thấp, bệnh crohn, suy thận v.v… do tuỷ xương mất khả năng sản sinh các tế bào máu (thiếu máu bất sản tuỷ). Nguyên nhân còn chưa rõ, nhưng thường là do bệnh tự miễn.
    Do bệnh của tuỷ xương, như bệnh bạch cầu, loạn sản tuỷ đa u tuỷ, rối loạn sinh tuỷ và u lympho .
    Do tan máu, xảy ra trong một số bệnh máu, bệnh tự miễn và do dùng thuốc.
    Do bệnh của máu hoặc của hồng cầu, như bệnh hồng cầu liềm, bệnh ưa chảy máu hoặc thiếu máu do khiếm khuyết hemoglobin.
    đôi khi không thể xác định được nguyên nhân gây thiếu máu

    xét nghiệm và chẩn đoán
    Chẩn đoán dựa vào bệnh sử, khám thực thể và xét nghiệm máu, bao gồm xét nghiệm công thức máu và đo lượng hemoglobin trong máu. Soi kính hiển vi để kiểm tra hình dạng, kích thước và màu sắc của hồng cầu.

    Khi đã có chẩn đoán thiếu máu, có thể phải làm thêm một số xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân. Ví dụ thiếu máu thiếu sắt có thể do xuất huyết mạn tính từ ổ loét đường tiêu hóa, polyp lành tính trong đại tràng, ung thư đại tràng, khối u hoặc suy thận. đôi khi cần lấy mẫu tuỷ xương để xét nghiệm.

    Điều trị
    việc điều trị thiếu máu thường căn cứ vào nguyên nhân:
    thiếu máu thiếu sắt được điều trị bằng bổ sung sắt. Nếu nguyên nhân gây thiếu sắt là do mất máu thì cần phát hiện và ngăn chặn nguồn gây chảy máu.
    Thiếu máu thiếu vitamin. Thiếu máu ác tính (do thiếu vitamin b12) được điều trị bằng vitamin b12 tiêm, thường là suốt đời. Thiếu máu do thiếu acid folic được điều trị bằng bổ sung acid folic.
    Thiếu máu do bệnh mạn tính cần tập trung điều trị bệnh mạn tính căn nguyên. Trong trường hợp nặng có thể phải truyền máu hoặc tiêm erythropoietin tổng hợp để kích thích tạo hồng cầu và giảm mệt mỏi.
    Thiếu máu bất sản tuỷ. điều trị bao gồm truyền máu và ghép tuỷ xương.
    Thiếu máu do bệnh tuỷ xương. Tuỳ theo từng bệnh có thể điều trị bằng thuốc, hóa trị liệu hoặc ghép tuỷ.
    Thiếu máu huyết tán: điều trị bao gồm tránh các thuốc nghi ngờ, điều trị các nhiễm trùng liên quan và dùng thuốc ức chế miễn dịch nếu phản ứng miễn dịch là nguyên nhân gây tan huyết.
    Thiếu máu hồng cầu liềm. điều trị chủ yếu nhằm làm giảm triệu chứng, bao gồm thở oxi, thuốc giảm đau uống và truyền dịch để làm giảm đau và phòng ngừa biến chứng. Ghép tuỷ có thể là biện pháp điều trị hiệu quả trong một số trường hợp.

    Phòng ngừa
    nhiều dạng thiếu máu không thể phòng ngừa được. Tuy nhiên có thể tránh được thiếu máu thiếu sắt và thiếu máu thiếu vitamin thông qua chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng gồm những thực phẩm giàu sắt, folat và vitamin b12.
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  2. #22
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    669
    Thanks
    16
    Thanked 91 Times in 76 Posts
    Nhiễm trùng máu: Mức độ nguy hiểm, nguyên nhân và phương pháp điều trị




    Hỏi:
    Em muốn hỏi bệnh nhiễm trùng máu có mức độ nguy hiểm như thế nào và có thuốc đặc trị không? (Lê Văn Thắng - Hưng Yên)

    Đáp:
    Nhiễm trùng máu là một trong những hội chứng lâm sàng nguy hiểm, có nguyên nhân bắt nguồn từ sự xâm nhập vào máu bởi các vi sinh vật (vi khuẩn, ký sinh trùng...). Biểu hiện của bệnh là một loạt các triệu chứng như: sốt, rét run, nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp thở và ý thức. Đặc biệt là khi chúng giải phóng ra các loại độc tố sẽ dẫn đến tình trạng sốc nhiễm khuẩn mà biểu hiện rõ nhất là tụt H.A, suy đa tạng, rối loạn hô hấp, rồi loạn tuần hoàn và ý thức nặng. Giai đoạn này bệnh trở nên rất nặng vì vậy mà có những trường hợp được điều trị tích cực, kháng sinh phù hợp nhưng bệnh nhân vẫn tử vong do sốc nhiễm trùng.

    - Nguyên nhân của nhiễm trùng máu:
    phần lớn do các vi khuẩn Gram âm gây ra, tụ cầu, phế cầu và các vi khuẩn Gram dương khác thì ít gặp hơn. Nhiễm trùng máu đặc biệt nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời dẫn đến các biến chứng nặng về tuần hoàn, hô hấp, rối loạn đông máu, suy gan thận và các tạng khác.

    - Điều trị:

    Ngày nay, với sự tiến bộ của các phương tiện chẩn đoán, trang thiết bị hỗ trợ tim mạch, hô hấp và kháng sinh thì việc chữa trị nhiễm trùng máu có kết quả rõ rệt, giảm được tử vong rất nhiều. Việc điều trị bao gồm cả công tác chẩn đoán sớm, loại bỏ nguồn gốc gây nhiễm trùng từ ổ nguyên phát, hỗ trợ tuần hoàn và hô hấp, điều chỉnh thăng bằng kiềm toan, chống rối loạn đông máu và kháng sinh. Trước khi sử dụng kháng sinh nên cấy máu và các bệnh phẩm khác để làm kháng sinh đồ chọn ra kháng sinh phù hợp song không phải chờ kết quả của kháng sinh đồ mới điều trị mà nên dùng kháng sinh phổ rộng ngay sau khi lấy bệnh phẩm.

    Nhìn chung với sự xuất hiện của các loại kháng sinh mới, có tác dụng rộng và phương tiện hồi sức tốt, chẩn đoán kịp thời, hiện nay bệnh nhiễm trùng máu đã giảm được tỷ lệ tử vong đáng kể.

    BS Bạch Long
    Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)

    一壶浊酒喜相逢
    古金多少事,都付笑谈中


    Một vò rượu đục vui gặp gỡ,
    Chuyện đời tan trong chén rượu nồng./.

  3. #23
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    669
    Thanks
    16
    Thanked 91 Times in 76 Posts
    BỆNH MÁU TRẮNG


    Hỏi :
    Bệnh máu trắng là gi? có chữa được không?

    Trả lời:
    Bệnh máu trắng còn gọi là "bệnh huyết trắng". Ðây là một bệnh máu ác tính, gặp trên mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất là trẻ em. Bệnh diễn biến nhanh đến tử vong nếu không được phát hiện chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ðặc trưng của bệnh là sự tăng sinh bất thường quá mức các tế bào máu ác tính trong tủy xương.

    Nguyên nhân

    Giống như các bệnh ung thư khác, ngoài một số nguyên nhân đã được xác định (như nhiễm phóng xạ, quang tuyến, độc chất, siêu vi trùng hoặc sử dụng các thuốc chống phân bào trong điều trị các bệnh ung thư khác...), phần lớn các trường hợp đều không có nguyên nhân.

    Triệu chứng lâm sàng

    Ðược biểu hiện đầy đủ hoặc chỉ có một trong các triệu chứng sau:

    1. Hội chứng suy tủy: Hậu quả của sự suy giảm các tế bào máu chức phận bình thường:
    - Thiếu máu: Xuất hiện đột ngột, nhanh, ngày càng nặng dần.
    - Xuất huyết (do giảm tiểu cầu) thường nặng, đa dạng: Dưới da, niêm mạc, võng mạc, đường tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục, não và màng não...
    - Sốt và nhiễm trùng (do hậu quả của sự tăng sinh ác tính và mất khả năng chống đỡ của cơ thể đối với các tác nhân gây bệnh): Viêm họng, viêm nướu răng, viêm phổi, nhiễm trùng tiêu hóa, nhiễm trùng huyết...


    2. Hội chứng tăng sinh ác tính, được biểu hiện dưới dạng:
    - Phì đại cơ quan tạo huyết: Hạch to (hạch ngoại vi có thể sờ thấy được hoặc sâu trong cơ thể chỉ có thể phát hiện được bằng các phương pháp thăm dò chuyên khoa), gan to, lách to, phì đại Amygdal, phì đại nướu răng, tổn thương thâm nhiễm dưới da... Ðau nhức xương, nhất là các đầu xương dài, xương dẹt.
    - Các triệu chứng liên quan đến rối loạn chuyển hóa, các hợp chứng kèm theo.

    Chẩn đoán

    Ðược xác định trên sự hiện diện các tế bào máu ác tính ở máu ngoại vi và trong tủy xương qua xét nghiệm huyết - tủy đồ.

    Ðiều trị

    - Ðiều trị bằng hóa chất:


    Cho đến nay, hóa trị liệu vẫn là phương pháp điều trị cơ bản. Nguyên tắc là phối hợp nhiều loại thuốc có cơ chế tác dụng mạnh trên các giai đoạn khác nhau của chu trình tế bào nhằm tiêu diệt tối đa các tế bào ác tính, phục hồi các tế bào tạo huyết bình thường của tủy xương; kéo dài thời gian sống của bệnh và tiến tới mục đích chữa khỏi bệnh.

    - Ghép tủy xương:

    Nguyên ly ghép tủy xương là: Dùng hóa trị liệu mạnh (tử liều) kết hợp xạ trị toàn thân để hủy diệt toàn bộ tủy tạo huyết ác tính của người bệnh. Tiếp theo, truyền các tế bào tạo huyết bình thường vào cho bệnh nhân, để tái tạo sự tạo huyết.
    Một phát hiện đang gây tranh cãi trong giới khoa học Anh và Thụy Điển. Các nhà khoa học nước này tuyên bố một số bệnh dị ứng khi còn nhỏ có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư máu khi đến tuổi trưởng thành.
    Các nhà khoa học tại Viện Karolinska (Thụy Điển) nhận thấy những người bị chứng phát ban có nguy cơ bị ung thư máu cao, trong khi những người bị eczema khi còn nhỏ có nguy cơ bị u lymphô cao hơn người bình thường. U lymphô là tình trạng xuất hiện các khối u ác tính ở các hạch bạch huyết với triệu chứng là sút cân, sốt và ra nhiều mồ hôi.

    Trong nghiên cứu của mình, nhóm chuyên gia đã theo dõi 16.539 cặp song sinh trong 31 năm, bắt đầu từ năm 1967, và ghi lại thông tin của những người được chẩn đoán ung thư máu trong khoảng thời gian đó. Tất cả đối tượng tham gia được yêu cầu trả lời những câu hỏi về bản thân, trong đó có nhiều câu về tiền sử bị các bệnh dị ứng .

    Tiến sĩ Karin Söderberg, trưởng nhóm, cho biết nguyên nhân gây bệnh ung thư máu là do các bệnh dị ứng gây ra sự kích thích thường xuyên trong thời gian dài đối với hệ miễn dịch. Tình trạng này làm tăng số lượng bạch cầu, khiến cho các biến đổi gây ung thư trong tế bào bạch huyết dễ xảy ra hơn.

    Từng có giả thiết cho rằng các bệnh dị ứng có thể bảo vệ cơ thể chống lại ung thư thông qua việc tăng cường khả năng phát hiện và tiêu diệt tế bào có hại của hệ miễn dịch. Nhưng nhóm nghiên cứu tại Viện Karolinska cho biết phát hiện của họ cho thấy giả thiết này không có cơ sở thực tiễn.

    Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tỏ ra hoài nghi về tính thuyết phục của công trình. Hazel Nunn tại Quỹ tài trợ nghiên cứu ung thư Anh nhận định: "Công trình này chưa chứng minh được một cách đáng thuyết phục mối quan hệ giữa các bệnh dị ứng và ung thư máu. Cần phải có thêm các nghiên cứu để tìm ra mối quan hệ thật sự. Những bệnh nhân từng bị các bệnh dị ứng không nên lo sợ vì có nhiều bệnh dị ứng khác, chẳng hạn như bệnh sốt vào mùa hè, không làm tăng nguy cơ bị máu trắng".



    Chính nhóm nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng mặc dù hiện tượng mắc bệnh eczema khi còn nhỏ có vẻ như làm tăng nguy cơ bị ung thư bạch huyết non -Hodgkin lên gấp 2 lần, song khả năng bị máu trắng của bệnh nhân là không cao

    一壶浊酒喜相逢
    古金多少事,都付笑谈中


    Một vò rượu đục vui gặp gỡ,
    Chuyện đời tan trong chén rượu nồng./.

  4. #24
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    669
    Thanks
    16
    Thanked 91 Times in 76 Posts
    BỆNH MÁU TRẮNG


    Các bệnh về máu

    Hỏi :
    Bệnh máu trắng hay còn gọi là ung thư máu tiến triển ra sao và nó nguy hai như thế nào?

    Câu trả lời hay nhất - Do người đọc bình chọn:

    Ung thư bạch cầu hay còn có tên gọi ngắn gọn là bệnh ung thư máu hay bệnh bạch cầu (máu trắng), thuộc loại ung thư ác tính. Căn bệnh này là hiện tượng khi bạch cầu trong cơ thể người bệnh tăng đột biến. Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định nhưng có thể là do các tác động của môi trường như ô nhiễm hóa học hay nhiễm chất phóng xạ hoặc cũng có thể là do di truyền. Bạch cầu trong cơ thể vốn đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ cơ thể nên chúng cũng khá "hung dữ", đặc biệt khi loại tế bào này bị tăng số lượng một cách đột biến sẽ làm chúng thiếu "thức ăn" và có hiện tượng ăn hồng cầu. Hồng cầu sẽ bị phá hủy dần dần, vì vậy người bệnh sẽ có dấu hiệu bị thiếu máu dẫn đến chết. Đây cũng là căn bệnh ung thư duy nhất không tạo ra u (ung bướu). Hiện nay căn bệnh này đã có một số biện pháp điều trị nhưng hiệu quả không cao. Người dân ở các vùng nhiễm phóng xạ thường có tỉ lệ bị bệnh này rất cao (như 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki sau thời chiến tranh đệ nhị thế giới ở Nhật).


    Tuy đã có một số biện pháp điều trị nhưng hiệu quả không cao.


    (Các) nguồn
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Ung_th%C6%B…

    一壶浊酒喜相逢
    古金多少事,都付笑谈中


    Một vò rượu đục vui gặp gỡ,
    Chuyện đời tan trong chén rượu nồng./.

  5. #25
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    270
    Thanks
    32
    Thanked 22 Times in 20 Posts
    Bệnh tiểu đường (Đái tháo đường)

    Bệnh tiểu đường, còn gọi là Đái tháo đường hay Bệnh dư đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước


    Nhiều yếu tố quyết định bệnh tiểu đường như gen, môi trường, ăn uống, vận động thể lực, stress…Bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin, hoặc cơ thể giảm đáp ứng với tác dụng của insulin (đề kháng với insulin) .

    Insulin, được sản xuất từ tuyến tuỵ , một tuyến nằm sau dạ dày, giúp cho các tế bào của cơ thể sử dụng đường từ máu của bạn.Glucose là một nguồn năng lượng cho các tế bào. Glucose được tạo ra từ thức ăn ( tinh bột) và thức uống ngọt.

    Có ba loại tiểu đường chính:


    1. Đái tháo đường type 1


    Loại bệnh tiểu đường này thường ảnh hưởng đến trẻ em, nhưng cũng có thể xảy ra ở người lớn. Trong Đái tháo đường type 1, cơ thể không thể sản xuất insulin. Lý do,hệ thống miễn dịch của cơ thể do nhầm lẫn đã tấn công các tế bào trong tuyến tuỵ làm cho tế bào tuyến tụy không còn sản xuất được insulin. Khi không có Insulin, tế bào sẽ không sử dụng được Glucose, do đó Glucose trong máu sẽ tăng rất cao. Bệnh nhân cần được tiêm insulin để sống.

    2. Đái tháo đường type 2

    Đây là loại tiểu đường thường gặp nhất. Thông thường, với bệnh Đái tháo đường type 2, trong cơ thể vẫn còn sản xuất insulin, nhưng các tế bào không thể sử dụng nó. Điều này được gọi là đề kháng insulin. Theo thời gian, đường huyết sẽ tăng cao trong máu. Béo phì và ít vận động làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Đái đường type 2.

    3. Đái tháo đường thai kỳ


    Đây là dạng tiểu đường xảy ra ở một số phụ nữ mang thai và chấm dứt sau khi sanh. Có thể gây ra các vấn đề trong quá trình mang thai. Phụ nữ bị Đái tháo đường thai kỳ có nhiều khả năng phát triển thành bệnh Đái tháo đường type 2 sau này.

    Triệu chứng của bệnh tiểu đường:

    Triệu chứng chung:

    Khát không ngừng
    Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt ban đêm
    Mệt mỏi, uể oải
    Giảm cân
    Ngứa bộ phận sinh dục hoặc bị nấm âm đạo tái diễn

    Ở tiểu đường tuýp 1, các triệu chứng ít gặp hơn là:

    Chuột rút
    Táo bón
    Nhìn mờ
    Nhiễm trùng da tái diễn

    Ở tiểu đường tuýp 2, các triệu chứng có thể không được nhận ra trong nhiều năm liền, chỉ tới khi có biến chứng, như loét chân hoặc nhìn mờ thì bệnh mới được chẩn đoán. Nên nhớ, không phải tất cả các dấu hiệu đều xuất hiện cùng lúc. Vì thế, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào ở trên đây, hãy kiểm tra để loại trừ tiểu đường.

    Tiền Đái tháo đường

    Hàng triệu người có khả năng bị tiền-Đái tháo đường. Tiền-Đái tháo đường khi đường huyết trong máu cao hơn mức độ lượng đường trong máu bình thường, nhưng không đủ cao để được gọi là bệnh Đái tháo đường.

    Có 2 dạng:

    1. Rối loạn đường huyết đói : đường huyết khi đói từ 100 tới 126 mg/dl
    2. Rối loạn dung nạp Glucose : khi đường huyết 2 giờ sau test dung nạp Glucose từ 140 tới 199 mg/dl.

    Bệnh nhân Tiền Đái tháo đường có nguy cơ cao trở thành Đái tháo đường type 2 thực sự. Các triệu chứng đái tháo đường : uống nhiều, tiểu nhiều và sụt cân không giải thích được

    Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm đường huyết : đường huyết đói ≥ 127mg/dl hay đường huyết ngẫu nhiên ≥ 200 mg/dl hay đường huyết 2 giờ sau test dung nạp Glucose ≥ 200 mg/dl.

    Các biến chứng của bệnh tiểu đường

    Nếu không được điều trị tốt, bệnh tiểu đường gây ra nhiều biến chứng có thể làm bệnh nhân tàn phế, thậm chí tử vong.

    1. Biến chứng cấp tính

    Do đường huyết tăng cao, có thể gây hôn mê nhiễm cetone hay hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẩn đến tử vong. Hạ đường huyết là biến chứng cấp tính, thường do quá liều thuốc ,insulin gây nên. Có thể do bệnh nhân nhịn đói, kiêng khem quá mức hay do uống nhiều rượu. Nếu không được điều trị kịp thời có thể hôn mê và thậm chí tử vong

    Còn nữa...

  6. #26
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    270
    Thanks
    32
    Thanked 22 Times in 20 Posts
    Bệnh tiểu đường (Đái tháo đường)


    Thái cực quyền, một phương pháp điều trị không cần thuốc rất tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường

    Tiếp theo...

    2. Biến chứng mãn tính

    o Biến chứng tim mạch: Đái tháo đường làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, đột quị, tai biến mạch máu não và mạch máu ngoại biên đưa đến đoạn chi.
    o Biến chứng mắt: Bệnh lý võng mạc do đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây mù lào, giãm thị lực.
    o Biến chứng thận: là biến chứng mãn tính thường gặp của Đái tháo đường, gây bệnh thận giai đoạn cuối, suy thận .Điều trị cần chạy thận nhân tạo hay thẩm phân phúc mạc để duy trì cuộc sống.
    o Biến chứng thần kinh: Biến chứng thần kinh ngoại biên do Đái tháo đường gây mất cảm giác ở chân, tay hay dị cảm, tê, gây đau nhức…là nguy cơ của nhiễm trùng chân đưa đến đoạn chi.

    Nên làm gì khi đã bị tiểu đường?

    Khi bác sĩ đã chẩn đoán chắc chắn bạn bị bệnh tiểu đường, bạn không nên quá hốt hoảng hoặc không quan tâm gì đến bệnh. Bệnh có tính chất mãn tính và có thể gây nhiều biến chứng. Do đó cần phải có thái độ bình tĩnh để sắp xếp lại mọi sinh hoạt, thói quen ăn uống… và cách sống sao cho phù hợp với tình trạng bệnh.

    Người bệnh nên sống năng động hơn, không nên ngồi một chỗ suốt ngày. Mỗi ngày nên dành từ 30 – 45 phút để đi bộ. Ngoài ra có thể chơi các môn thể thao khác phù hợp với sức khỏe. Thể thao chính là một phương pháp điều trị không dùng thuốc cho bệnh nhân đái tháo đường.

    Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ tính năng lượng cần thiết, thành phần các loại thức ăn cụ thể cho từng người bệnh để đảm bảo một chế độ ăn thích hợp cho mỗi người. Tất cả 2 biện pháp này là nhằm giúp cho bạn đạt được cân nặng lý tưởng của mình, duy trì sức khỏe để sống và làm việc có hiệu quả và góp phần giảm lượng đường huyết bị tăng cao trong máu.

    Khi cả hai biện pháp trên vẫn không làm ổn định được đường huyết ở mức bình thường, bạn sẽ được bác sĩ cho dùng thuốc giảm đường huyết để điều trị. Dùng thuốc nào là phù hợp với bệnh của bạn? Điều này sẽ do bác sĩ quyết định, dựa trên tình trạng của bệnh.

    Để điều trị có kết quả tốt, nên phối hợp chặt chẽ với BS chuyên khoa để được theo dõi bệnh liên tục.

    Chế độ ăn uống khỏe mạnh:

    Bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế các thực phẩm sau:

    • Thực phẩm được chế biến ở nhiệt độ cao như xào, chiên, đặc biệt là chiên giòn.
    • Các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp.
    • Đồ ngọt như: Đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè, mỡ.

    Lưu ý: Bệnh nhân tiểu đường chỉ nên hạn chế các loại sữa chế biến còn sữa tươi nguyên chất không đường thì lại rất tốt vì sữa là thức ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, dễ tiêu, nhiều protein và các acid amin cần thiết, nên rất tốt cho bệnh nhân.

    • Hạn chế ăn cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai ( khoai lang, khoai mì…), bánh bích qui, trái cây ngọt, trứng.
    • Không ăn mặn
    • Hạn chế uống rượu, hút thuốc vì có thể thúc đẩy hạ đường huyết trên bệnh nhân đang điều trị với thuốc hạ đường huyết.


    Thể thao chính là một phương pháp điều trị không dùng thuốc cho bệnh nhân đái tháo đường.

    Một số thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường:

    • Các loại trái cây tươi ít đường như táo, bưởi, cam quýt… là món ăn cung cấp nhiều vitamin tốt cho người bệnh đái tháo đường. Mặc dù các loại trái cây có thể cung cấp cho bệnh nhân một lượng đường nhưng đó là lượng đường chậm (tức đường phải qua quá trình tiêu hóa mới trở thành đường hấp thu vào cơ thể)nên sẽ giúp cho lượng đường trong máu không quá cao hoặc quá thấp đồng thời cung cấp chất xơ có ích và chất khoáng chứa vcom kiểm soát lượng đường trong máu.
    • Thực phẩm giàu chất xơ như cám ngũ cốc, rau xanh, các loại họ đậu,… có tác dụng giữ nước, hấp thu axit mật sẽ làm giảm đỉnh cao đường huyết sau khi ăn và có thể kéo dài sự hấp thu của chất đường.
    • Các loại thịt nạc đặc biệt là thịt bò vì chứa nhiều axit linoleic tổng hợp (CLA) có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hoá lượng đường trong máu, ngoài ra còn có tác dụng chống ung thư.
    • Các loại cá biển có nhiều axit béo có tác dụng làm giảm đáng kể lượng cholesterol có hại, thay vào đó là những cholesterol có lợi.

    Bach_ho sưu tầm

  7. #27
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    Bệnh Liệt Cơ Mặt

    Hỏi về bệnh liệt nửa mặt

    2 ngày trước khi ngủ trưa dậy tôi thấy 1 bên mặt bị tê và cười méo bên trái , mắt nhắm 1 bên ko kín, lưỡi 1 bên ko có cảm giác và tai bị ù.... Tôi có mua thuốc Bắc để uống như vậy có kết quả không và tôi nên nhỏ mắt bằng chai hiệu gì để ko bị tê cứng nửa mặt? Tôi không muốn châm cứu...


    Câu trả lời hay nhất (Do người đọc bình chọn)

    Bệnh liệt thần kinh mặt Bell là bệnh bị liệt một trong 2 giây thần kinh ở mặt. Giây thần kinh ở mặt còn gọi là giây thần kinh số 7, cấu tạo đôi, chui qua một kênh nhỏ ở xương sọ, dưới tai, gọi là kênh Fallopian. Giây thần kinh điều khiển cơ thịt ở hai bên mặt, như kiểm soát đóng mở mi mắt hay chớp mắt, biểu lộ nét mặt như mỉm cười hay giận dữ, lo lắng. Giây thần kinh mặt dẫn tới hạch nước mắt, hạch nước miếng (nước bọt), hay xương bàn đạp (stapes) trong tai giữa.


    Bác bị bệnh rồi ! Bệnh thiệt rồi...

    Nguyên nhân có thể do nhiễm siêu vi trùng herpes simplex loại 1, bệnh nhân có thể bị nhiễm siêu vi trùng herpes ở môi, hay cơ quan sinh dục. Có thể do siêu vi trùng bệnh trái rạ, bệnh giời leo, siêu vi trùng Epstein-Barr gây bệnh mononucleosis, hay do một siêu vi trùng cùng họ khác như Cytomegalovirus. Bệnh liêt mặt Bell thường thấy ở phụ nữ hay bệnh nhân tiểu đường. Bệnh liệt mặt Bell do Bác sĩ Charles Bell, môt giải phẫu gia Tô cách Lan khám phá hồi thế kỷ 19. Đôi khi không rõ nguyên nhân bệnh liệt nửa mặt Bell, như bệnh Lyme cũng có thể làm liệt mặt nên nhầm là Bell. Người da đen bị bệnh sarcoidosis có thể làm liệt mặt cũng có thể nhầm là Bell.

    Triệu chứng bao gồm: Bất thình lình bệnh nhân bị liệt nhẹ một nửa mặt. Có thể thấy đau sau một bên tai, nửa mặt cảm thấy yếu, rồi liệt nửa mặt. Có thể lúc đầu thấy yếu một bên mặt, rồi bệnh nhân cảm thấy một bên mặt như bị cứng lại, méo mặt. Bệnh tiến triển từ nhẹ sang nặng trong khoảng 48 giờ. Mắt cùng một bên không nhắm được. Khó ăn. Đôi khi ăn thấy mất vị. Phần lớn rờ mặt thấy tê, mặt nặng, mặc dù cảm giác vẫn bình thường.

    Điều trị: Prednisone, Acyclovir, nhỏ thuốc nước mắt khỏi bị khô, dán tape để mắt nhắm lại (để vật lạ khỏi rớt vào mắt hay con gì bò vào mắt trong khi ngủ). Nếu mắt bị đau phải cho bác sĩ biết. Bác sĩ gia đình hay bác sĩ chuyên khoa thần kinh sẽ theo dõi và chỉ dẫn tường tận trong lúc điều trị.

    Bệnh liệt một bên mặt Bell không phải do nguyên nhân tai biến mạch máu não. Nhưng cần gặp bác sĩ ngay để điều trị, gặp bác sĩ chuyên khoa thần kinh để phân biệt với tai biến mạch máu não, và nếu không liên lạc được vơí bác sĩ gia đình thì vào phòng cấp cứu.
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

  8. #28
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Thiều gia: Trên kia là bài viết của fangzi về chứng "Liệt cơ mặt". Xét về nguồn gốc, nguyên do, triệu chứng thì ta có thể thấy Liệt cơ mặt chính là một điển hình cụ thể của bệnh Nhược Cơ. Vậy mời cả nhà cùng nghiên cứu về bệnh này xem nguyên nhân và triệu chứng, cách phòng và điều trị...

    Bệnh nhược cơ

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

    Bệnh nhược cơ hay còn gọi là nhược cơ (danh pháp khoa học: Myasthenia gravis, viết tắt MG; từ gốc Hy Lạp: μύς ἀσθένεια trong đó: μύς có nghĩa là cơ và ἀσθένεια có nghĩa là yếu, tiếng Latin: gravis có nghĩa là nghiêm trọng) là một bệnh lý thần kinh cơ tự miễn (autoimmune neuromuscular disease) dẫn đến yếu cơ hoặc suy nhược cơ từng đợt gây ra do xung động thần kinh từ dây thần kinh đến cơ vân không dẫn truyền được làm cho cơ không vận động được, biểu hiên yếu các hệ cơ xương nhiều mức đọ khác nhau. Rối loạn mạn tính này được đặc trưng bởi sự yếu và suy nhược nhanh chóng của của các cơ tự chủ (điều khiển theo ý muốn) trong cơ thể. Đó là hậu quả của một tình trạng mất liên lạc giữa thần kinh và cơ.

    Bệnh gây mệt mỏi yếu hay liệt các cơ: vận nhãn, cơ nhai, cơ mặt, cơ hầu họng, cơ hô hấp, cơ tứ chi và gây tử vong do biến chứng viêm phổi. Dấu hiệu đầu tiên là mí mắt xệ ở tuổi 30, trước tiên là xệ một mắt, sau đó đến mắt còn lại, sáng nhẹ, tối nặng, có tính ổn định rõ ràng trong một ngày ngoài ra biểu hiện điển hình là bệnh nhân thấy mỏi mệt cơ tăng dần theo thời gian sinh hoạt, lao động hằng ngày, lực căng (trương lực) ở một số cơ bị giảm hay nói cách khác có dấu hiệu giảm cơ lực sau khi vận động và phục hồi sau khi nghỉ ngơi là dấu hiệu quan trọng nhất của bệnh. Hiện tượng mỏi cơ xuất hiện sau một số vận động, có thể chỉ là một nơi hoặc nhiều nơi...

    Đây là một rối loạn bệnh tự miễn, trong đó yếu cơ gây ra bởi các kháng thể lưu hành trong máu chặn các thụ thể acetylcholine tại vùng nối thần kinh cơ hậu synap, ức chế hiệu năng kích thích cơ của các chất dẫn truyền thần kinh cơ, cụ thể là acetylcholine. Biểu hiện là bệnh nhân bị sụp mí, nét mặt đờ đẫn, thậm chí khó nuốt, khó thở. Tình trạng nhược cơ hô hấp có thể làm tính mạng người bệnh bị đe dọa.

    Nhược cơ là tình trạng sức cơ của người bệnh yếu dần, tiến triển, nặng dần vào cuối ngày và sau khi vận động. Mặc dù cấu trúc cơ bình thường, mặc dù sức khỏe các hệ cơ quan khác bình thường nhưng người bệnh lại không thể làm được việc gì dù nhỏ nhất. Trong những giai đoạn điển hình, người bệnh thậm chí còn không thể nhấc được tay lên mà chỉ có ngồi để thở. Bệnh nhược cơ có thể có ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng thường xảy ra ở phụ nữ nhỏ hơn 40 tuổi hoặc lớn hơn 70 tuổi, ở nam giới lớn hơn 50 tuổi. Nhược cơ chỉ chiếm khoảng 0,5/100.000 dân số, nhưng bệnh nhân thường nhập viện trễ, dẫn đến khó thở,suy hô hấp và tử vong nhanh chóng.

    Cơ chế

    Bình thường, cơ co được hay vận động được là nhờ xung động thần kinh được truyền qua nơi trao đổi thông tin giữa đầu mút sợi thần kinh và màng tế bào (gọi là synap) thông qua chất acetylcholin. Trong bệnh nhược cơ, cơ thể tự sinh ra một loại kháng thể phá hủy các thụ thể tiếp nhận acetylcholin, làm cho acetylcholin không vận chuyển được đến đầu sau của synap, xung động thần kinh không dẫn truyền được làm cho cơ không vận động được[7]. Các cơ bị ảnh hưởng bởi bệnh này là loại cơ vân, chi phối sự vận động chủ động của cơ thể. Các nhóm cơ thường bị ảnh hưởng nhất là các cơ ở mặt, mắt, tay chân, các cơ điều khiển nhai, nuốt, nói. Các cơ hô hấp cũng có thể bị ảnh hưởng.

    Tổn thương

    Tổn thương khi bị nhược cơ thường thấy ở:

    Cơ mắt - mi: Sụp mi là biểu hiện sớm nhất. Bệnh nhân bị sụp cả hai mí, thường không đều nhau và sẽ nặng dần theo thời gian trong ngày (ngủ dậy thường không rõ). Lúc này, người bệnh muốn nhìn thẳng thì phải ngước đầu, cổ ngửa ra sau thì mới nhìn thấy được. Khi cơ mắt bị tổn thương, phản xạ đồng tử yếu.
    Tổn thương các cơ thuộc hành tủy (cơ nói, cơ nhai, cơ hô hấp, nuốt). Người bệnh bị teo lưỡi và run các thớ cơ. Nét mặt đờ đẫn, mất linh hoạt. Bệnh ngày một nặng khiến việc nhai nuốt của bệnh nhân trở nên khó khăn. Khi ăn, uống rất dễ bị sặc, không ăn được thức ăn đặc. Nếu bị nặng, hàm dưới trễ xuống phải dùng tay đỡ và đẩy lên.

    Tổn thương các cơ ở chi và thân: Các cơ ở vai, cánh tay, ở vùng lưng và cơ gáy bị nhược khiến người bệnh không đứng và ngồi được lâu.
    Nhược cơ hô hấp là thể bệnh nặng nhất, biểu hiện là khó thở, nhịp thở nông, chậm, tím nhiều, có khi rối loạn tâm thần, trụy tim mạch, nếu không được cấp cứu nhanh, người bệnh có thể bị tử vong.

    Nguyên nhân

    Wikipedia tiếng Việt không bảo đảm tính pháp lý cho các thông tin có liên quan đến y học và sức khỏe. Đề nghị liên hệ và nhận tư vấn từ các bác sĩ hay các chuyên gia.

    cơ chế gây bệnh được giả thuyết theo 3 nguyên nhân chính sau đây:

    Một là trong cơ thể người bệnh xuất hiện các tự kháng thể kháng lại các thụ cảm thể của acetylcholin (Ach). Các Ach không gắn được vào màng sau synap và không thể dẫn truyền xung động thần kinh tới cơ. Cơ bị yếu lực.

    Hai là trong cơ thể người xuất hiện các tự kháng thể kháng lại enzym kinase đặc hiệu cơ. Enzym này bị kháng thì các thụ cảm thể của Ach khó được biệt hóa và hình thành.

    Do hệ miễn dịch của người bệnh quá mẫn cảm do u tuyến ức gây ra. Tuyến ức phát triển quá mạnh, tự sản xuất ra các tự kháng thể chống lại các thụ cảm thể của Ach. Trong 75% số nạn nhân của bệnh, người ta tìm thấy có bằng chứng rõ ràng của sự phát triển bất thường của tuyến ức. Có khoảng 15% số nạn nhân có sự xuất hiện của u tuyến ức.

    Triệu chứng

    Nói chung, bệnh nhân có biểu hiện sụp mi, nhìn song thị, khó nhai và khó nuốt, khó thở, yếu chi, hoặc phối hợp các triệu chứng này, bệnh nhân có thể bị yếu cơ một nhóm cơ, đặc biệt các cơ vận nhãn, hay yếu cơ toàn thân. Những triệu chứng yếu cơ thường thay đổi về cường độ trong ngày và sự biến đổi này có xu hướng tái phát nhưng sẽ thuyên giảm trong vài tuần. Các rối loạn của bệnh diễn biến chậm và có thể gây tử vong do biến chứng viêm phổi.

    Hầu hết bệnh nhân có yếu cơ vận nhãn dẫn đến liệt mắt và sụp mi nhưng các triệu chứng này thường không đối xứng, phản xạ đồng tử bình thường. Các cơ chi phối bởi hành tủy và cơ tứ chi thường yếu với những kiểu rối loạn khác nhau. Hoạt động chống đỡ của các cơ bị tổn thương càng làm yếu cơ nặng hơn nhưng các triệu chứng lại thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi. Bệnh nhân vẫn có cảm giác bình thường và các phản xạ không thay đổi.

    Nhược cơ gồm 2 thể chính:

    Nhược cơ thông thường: Thường gặp ở phụ nữ, ở trẻ em quãng 10 tuổi và lứa tuổi 20-40. Biểu hiện ban đầu là chứng mỏi mệt cơ theo thời gian lao động và sinh hoạt hằng ngày, người bệnh có thể chỉ bị sụp mi mắt (một hoặc hai bên) hay nhai khó, nuốt khó, mỏi mệt tay chân...

    Nhược cơ cấp: Là thể bệnh cấp cứu, thường gặp ở thai phụ có tiền sử chữa nhược cơ, hoặc người có u ác tính ở tuyến ức. Ở thể này, các cơn mỏi cơ (nhất là cơ hô hấp) xuất hiện gần như liền nhau, gây khó thở cấp, ăn nghẹn, uống sặc.

    Bệnh nhược cơ tiến triển qua các giai đoạn:

    Giai đoạn 1: Chỉ một nhóm cơ bị xâm phạm, thường là các cơ vận động ở mắt.
    Giai đoạn 2A: Toàn bộ các cơ bị xâm phạm nhưng chưa có xâm phạm hô hấp hoặc hầu họng.
    Giai đoạn 2B: Toàn bộ các cơ bị xâm phạm kèm theo triệu chứng hầu họng.
    Giai đoạn 3: Toàn bộ các cơ bị xâm phạm kèm theo rối loạn hầu họng và hô hấp.
    Khoảng 10% bệnh nhân có phối hợp với một số bệnh tự miễn khác như cường giáp trạng, viêm đa cơ, viêm khớp dạng thấp, viêm loét đại tràng... Phần lớn người bệnh nhược cơ có tuyến ức bất thường như quá sản, loạn sản, u... nên để điều trị, người ta phẫu thuật cắt bỏ tuyến ức.

    Chẩn đoán

    Chẩn đoán bệnh bằng biên pháp cho bệnh nhân tự chớp, mở mắt 15 lần. Bệnh nhược cơ tiến triển kéo dài và thất thường, không theo một quy tắc nào. Để chẩn đoán xác định bệnh nhược cơ, bệnh nhân phải đến các bệnh viện để được làm các nghiệm pháp và xét nghiệm chẩn đoán như xét nghiệm miễn dịch, phản ứng điện - điện cơ, X-quang tuyến ức, sinh thiết cơ vân...

    Có thể xác định bệnh nhược cơ bằng nghiệm pháp zoly dương tính với biện pháp đơn giản là cho bệnh nhân tự nhắm mở mắt 15 lần rồi mở mắt nhìn nếu bệnh nhân nhược cơ sẽ không mở được, mi mắt sa xuống hoặc dùng prostigmin dương tính bằng cách tiêm 1 ống prostigmin, sau 15 phút, người bệnh nhược cơ sẽ có thể mở to mắt trở lại và không mỏi mệt nữa.

    Điều trị

    Những thông tin y khoa của Wikipedia Tiếng Việt chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế ý kiến chuyên môn. Trước khi sử dụng những thông tin này, đề nghị liên hệ và nhận sự tư vấn của các bác sĩ chuyên môn.

    Trong điều trị bệnh nhược cơ, các bác sĩ thường kết hợp các phương pháp nội khoa và ngoại khoa, tùy theo tình trạng nặng của người bệnh như: Dùng tia X quang chiếu trực tiếp vào tuyến hung.
    ...

    Nguồn: Internet/Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  9. #29
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Điều trị mắt liệt cơ


    • Sụp mi là hiện tượng liệt cơ nâng mi 1 hoặc 2 bên đưa đến hiện tượng mi trên không mở to được gây hạn chế tầm nhìn (thị trường) và mất thẩm mỹ. Do đó bệnh nhân sụp mi thường phải vận dụng cơ trán bằng cách nhướng trán để nâng 1 phần mi trên và trường hợp nặng bệnh nhân hay ngước mặt lên cao để tầm nhìn không bị che khuất.

    • Sụp mi có thể là bẩm sinh hay mắc phải. Sụp mi bẩm sinh là ngay từ lúc sinh ra đã bị, diễn tiến càng lúc càng nặng thêm, tùy từng trường hợp mà bệnh tiến triển nhanh hay chậm. Sụp mi mắc phải là từ lúc sinh ra bệnh nhân có 2 mắt hoàn toàn bình thường, sau đó vì lý do gì đó (như: tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động, biến chứng của 1 bệnh lý khác…) làm cho mắt bị sụp mi.

    • Nguyên tắc điều trị (đối với sụp mi bẩm sinh) với những trường hợp sụp mi nhẹ mà chức năng cơ nâng mi vẫn còn, nhưng yếu: Thường bác sĩ hay áp dụng phương pháp thu ngắn cơ nâng mi. Đối với những trường hợp nặng, chức năng cơ nâng mi rất kém, thường bác sĩ hay áp dụng phương pháp treo cơ nâng mi lên cơ trán.
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  10. #30
    Senior Member
    Tham gia ngày
    May 2012
    Bài gửi
    323
    Thanks
    37
    Thanked 36 Times in 29 Posts
    Thiều gia: Có đứa học trò nói với mình rằng không hiểu vì sao chân tay con lúc nào cũng lạnh ngắt. Mình không tin bèn lấy tay sờ thử. Ui ! Đúng là lạnh ngắt, lạnh như tay ma (mặc dù chưa thấy ma bao giờ nhưng vẫn quả quyết ).
    - Rốt cuộc con bị bệnh gì thầy ? Thằng học trò nôn nóng hỏi.
    - B... ệnh... Ứ biết !
    Mình khảng khái !?.


    Lạnh như tay ma

    Bệnh chân tay lạnh và cách phòng ngừa


    Tay và chân thuộc thành phần ngoại vi của cơ thể, do đó nhiệt độ thường thấp hơn các bộ phận khác. Đó là lý do tại sao trong thời tiết lạnh, rất nhiều người tay, chân lạnh ngắt, thậm chí khi cơ thể được ủ ấm trong chăn, chân đi tất rất lâu. Vậy nguyên nhân là gì?


    Các bác sĩ cho rằng: Với những bệnh nhân bị bệnh tay chân lạnh khi thời tiết lạnh, đa số đều không đáng lo ngại, chỉ cần thực hiện một số biện pháp đơn giản và giữ ấm chân tay. Song ngược lại cũng có một số người bị tay chân lạnh lại là dấu hiệu của các căn bệnh khác nguy hiểm hơn rất nhiều.

    Các biểu hiện đi kèm tay chân lạnh

    - Da chân tay nhợt nhạt, xanh xao, thậm chí chuyển sang màu hơi trắng.

    - Da ngứa và thô ráp.

    - Vùng gia chân tay trở lên đen và dày hơn.

    - Bị phù tay chân, hoặc xuất hiện mụn nước.

    Nguyên nhân

    • Do nhiệt độ môi trường: Khi nhiệt độ quá lạnh và cơ thể tiếp xúc quá lâu trong môi trường lạnh làm cho chân tay trở nên lạnh cóng.

    • Khí huyết không lưu thông: Nhiệt độ ngoài trời hạ làm các thành mạch co lại. Khí huyết không được lưu thông dễ dàng có thể dẫn tới tình trạng tắc nghẽn mạch. Khả năng hoạt động của gan và thận cũng bị ảnh hưởng. Lượng máu lưu thông không đủ nuôi dưỡng tế bào, đặc biệt ở phần chân và tay. Sức đề kháng của cơ thể giảm sút. Chân tay sẽ lạnh và luôn có màu nhợt nhạt.

    • Thiếu máu: Những người bị thiếu máu, thiếu sắt nên lượng hồng cầu trong máu hạ thấp.

    • Ăn uống không đầy đủ: Đói, thiếu i ốt, chế độ ăn kiêng quá khắt khe, không đảm bảo chất dinh dưỡng. Thiếu vitamin B12 cũng làm cho chân tay lạnh và có cảm giác tê buốt như bị kim châm.

    • Do rối loạn nội tiết: Hệ thống nội tiết đóng vai trò không thể thiếu trong chức năng trao đổi chất và điều này có thể trực tiếp ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể. Trong một số trường hợp, tay lạnh và bàn chân có thể là nguyên nhân của các bệnh như:

    - Suy giáp: Khi lạnh bàn tay, chân kèm theo hiện tượng rụng tóc nhiều và mất trí nhớ.

    - Huyết áp thấp: Những người có huyết áp thấp nhưng khỏe mạnh thường tập trungdòng máu vào phần thân mình, khiến các đầu ngón tay, chân bị lạnh; Bệnh Adison, suy thận, suy tuyến yên, tiểu đường…

    - Do mắc bệnh về tim mạch: Một số bệnh về tim mạch có thể là nguyên nhân khiến hai bàn tay và bàn chân lạnh. Sự thay đổi nhiệt độ bên ngoài có thể làm giảm hoặc làm mất khả năng lưu thông máu tới các chi.

    Cách giữ ấm chân tay trong mùa lạnh

    - Luôn giữ ấm chân tay: Trời lạnh, bạn cần đặc biệt chú ý giữ ấm tay chân, đặc biệt là đôi chân bằng các loại tất, gang tay giữ ấm và thấm hút mồ hôi. Giảm thiểu tiếp xúc với môi trường lạnh, uống nước lạnh, tuyệt đối không để chân, hay tiếp xúc với đất hoặc nước lạnh.

    - Ngâm nước ấm trước khi đi ngủ: Ngâm chân và tay trong nước ấm pha chút muối từ 10 đến 15 phút trước khi đi ngủ là một biện pháp hữu hiệu giúp chân tay ấm áp, kích thích lưu thông máu.

    Có thể cho thêm chút tinh dầu hoa cúc, oải hương vào nước ngâm chân tay để giúp khí huyết lưu thông dễ dàng hơn. Sau đó, lau khô thật nhanh bằng khăn mềm, xoa kem dưỡng da thì đảm bảo sẽ ngủ ngon qua đêm đông giá lạnh.

    Nên lưu ý không nên đi tất chân, tay hoặc mặc quần áo quá chật vì như vậy sẽ không tốt cho việc lưu thông máu trong cơ thể.

    - Thêm một cốc trà gừng: Khi nhiệt độ bên ngoài thấp, chân tay lạnh cóng, bạn có thể ngậm một vài lát gừng hoặc uống một cốc trà gừng. Tác dụng làm ấm của gừng đã được người Trung Quốc và Ấn Độ phát hiện từ lâu.

    Y học hiện đại cũng đã chứng minh, gừng giúp cải thiện và kích thích sự tuần hoàn máu, làm cho các chức năng của cơ thể hoạt động tốt hơn, thậm chí còn cải thiện khả năng tình dục.

    Đối với chân tay, gừng có tác dụng mang đến sự ấm áp khi lạnh giá, làm ấm và lưu thông tuần hoàn ngoại biên, hạn chế tối đa sự tê dại, cóng, buốt ngón tay và ngón chân, làm thư giãn các mạch máu và giúp lưu lượng máu chảy qua nhiều hơn, da dẻ hồng hào hơn.

    Tập Khí công, Thái cực quyền, Yoga giúp lưu thông khí huyết

    - Vận động: Vận động nhiều và hợp lý sẽ làm cho cơ thể nóng lên, tăng cường và điều tiết tuần hoàn máu.


    Tập Khí công giúp lưu thông khí huyết


    Trường Thọ Công của võ thuật Thiều gia

    Tập thể dục giúp tay chân giãn nở các mạch máu, lưu thông khí huyết, làm cho sắc da chân, da tay không bị tái xám và buốt lạnh.

    - Chế độ ăn uống và dinh dưỡng: Một chế độ ăn uống hợp lý cũng rất quan trọng. Mùa lạnh nên tăng cường đồ ăn có nhiều calo và chất béo vì chúng cung cấp cho cơ thể nhiều lượng “sưởi ấm” cơ thể.

    Các thực phẩm chứa vitamin nhóm B, vitamin C, E và các axit amin cũng nên chú ý trong khẩu phần ăn vì chúng có tác dụng giúp tăng lượng hồng cầu trong máu và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

    Nên ăn nhiều cà rốt, cà chua, súp lơ, tiêu, ớt… tốt nhất là ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm, không nên để bụng đói vì khi đói, nhiệt độ cơ thể sẽ giảm hơn so với ở mức bình thường.


    Uống nhiều nước là cách tốt để duy trì sức khỏe, và đặc biệt có tác dụng đẩy mạnh lưu thông máu. Vì vậy, dù là mùa đông, bạn vẫn nên uống đủ 8 ly nước mỗi ngày.

    Bài này được Thiều gia sưu tầm từ mạng Internet và đăng trên diễn đàn Kiến Thức. Nay đem về để mọi người cùng tham khảo
    Lần sửa cuối bởi thanh_long; 22-01-2014 lúc 12:06 PM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •