Trang 1/5 123 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 45

Chủ đề: Nghe những người nổi tiếng "Trảm Phong - Chém Gió" !

  1. #1
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts

    Nghe những người nổi tiếng "Trảm Phong - Chém Gió" !



    Phương tiện hành nghề



    Chứng chỉ

    1. Ông Đông La trảm phong Giáo sư Thuyết.

    GS NGÔN NGỮ THUYẾT LẠI DỐT NGÔN NGỮ RỒI

    Thiều gia: Ngày 15.4.2013, khi trả lời phỏng vấn VnExpress, Giáo sư Nguyễn Văn Thuyết (đại biểu quốc hội tỉnh Lạng Sơn) cho rằng "Đổi tên nước là thể hiện đúng bản chất của chế độ ?!". Liên quan đến việc này, Thiều Gia thấy trên blog của nhà phê bình Đông La có ý kiến như sau
    Nguyên văn
    Thứ hai, ngày 15 tháng tư năm 2013

    * Vừa rồi có Văn Chinh (vanchinhnet@gmail.com) vào trang mình đọc và comment bài “XÉ” LỊCH SỬ HOẶC XÉ ĐỀ CƯƠNG MÔN SỬ CÁI NÀO NGUY HIỂM?:
    “Nhảm lồn!”
    Không lẽ ông Nhà văn Văn Chinh mà cũng phát ngôn theo kiểu mà mình xếp vào loài sâu bọ, rắn rết như vậy. Mở hộp thư ra coi thì ông Văn Chinh từng viết cho mình theo địa chỉ: vanchinh.net@gmail.com, nghĩa là chỉ khác nhau một dấu chấm?!
    * Lại có thằng sâu bọ Khắc Chính (lekhacchinh@gmail.com) comment bài ĐÔNG LA: GS NGÔN NGỮ THUYẾT LẠI DỐT NGÔN NGỮ RỒI cho là tôi giả danh Phạm Đất Thần tự khen mình. Chỉ có bọn bất tài đần độn như mày không ai khen mới phải như thế. Còn tao từ nhà văn nhà thơ hàng đầu của cái nước này còn mê, fan là những GSTS, còn có cả học trò là PGS nữa v.v… thì cần gì trò hạ cấp đó!

    donglasg.blogspot.com
    Tính đổi không khí đăng một ít tác phẩm nhưng đọc mấy bài thấy sao mà có một GSTS ngôn ngữ từng giữ những trọng trách về giáo dục và chính trị mà lại dốt về ngôn ngữ đến thế. Đó chính là ông Nguyễn Minh Thuyết.

    Nhắc lại chút chuyện cũ, với câu hỏi “bắt bí” của GS Nguyễn Minh Thuyết: “Thủ tướng có trách nhiệm như thế nào trong vụ... Vinashin làm ăn thua lỗ trên dưới 100.000 tỷ đồng - số tiền mà một tỉnh thu nhập 1000 tỷ/năm phải làm một thế kỷ mới có được?”. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải trả lời: “...không có việc thua lỗ 100.000 tỷ, mà số nợ thực chất được sử dụng trong đầu tư sản xuất... việc công bố ra dư luận các số liệu không chuẩn xác về thua lỗ của Vinashin và các suy luận như trên, theo ý kiến của Bộ GTVT, có thể làm dư luận nhầm lẫn, gây bất lợi cho quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp”.
    Về vấn đề mà BBC đã lợi dụng khi đăng bài Chính phủ cảnh cáo quốc hội?, GS Ngyễn Minh Thuyết chất vấn TT Nguyễn Tấn Dũng:
    “... xin Thủ tướng cho biết là ai đã chỉ đạo đăng tải một số bài công kích, chụp mũ đại biểu Quốc hội ở trên website của Chính phủ. Là cơ quan chấp hành của Quốc hội việc Chính phủ để đăng tải những ý kiến như vậy trên website của mình có phải là một hành động khôn ngoan không? có để cho dân thắc mắc về thái độ tự phê bình Chính phủ không? có để người ngoài lợi dụng không...”
    TT Nguyễn Tấn Dũng:
    “Về ý kiến của đồng chí Thuyết thì thưa với các đồng chí đại biểu và Quốc hội là... Tôi không chỉ đạo trực tiếp hay quản lý trực tiếp một tờ báo nào, với tư cách là người đứng đầu Chính phủ. Còn website Chính phủ ... thuộc Văn phòng Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chỉ đạo... phải thực hiện đúng quy định của pháp luật ... cũng như mọi tờ báo khác nếu đăng tải sai pháp luật, sai chủ trương của Đảng thì phải chịu trách nhiệm về việc đăng tải của mình. Còn việc nói khôn ngoan hay không khôn ngoan, tôi không biết việc đó nên nói thế nào, tôi chỉ yêu cầu làm đúng pháp luật. Tôi cũng đề nghị đại biểu Thuyết xem xét theo đúng pháp luật hay không? Đúng chủ trương của Đảng hay không? Tôi xin nói ý đồng chí nói có chỉ đạo hay không”.
    Có lẽ nếu còn tự trọng, ông cựu nghị viên được mấy anh chị “rân trủ” bơm thổi đã dại dột bốc đồng húc đầu vào đá, nên im đi là hơn. Vậy mà ông ta còn liên tục đăng đàn tiếp, mà toàn nói sai tiếp!
    Gần đây nhất là chuyện đổi tên nước.
    Trước hết, với tôi, với hai tên hiện có đổi hay không đổi không quan trọng. Cái chính là bây giờ phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sửa lỗi hệ thống, giữ nghiêm kỷ cương phép nước, thưởng phạt công minh; cần nhận diện chính xác những căn bệnh xã hội và đưa ra toa thuốc trị bệnh đúng để đất nước ổn định phát triển. Cái quyết định là tài đức của Người lãnh đạo. Mà “người” lãnh đạo nước ta hiện tại, rộng là ĐCSVN, hẹp là Bộ Chính trị, đứng đầu là TBT Nguyễn Phú Trọng. Ngay thời phong kiến, Vua có tài đức thì đất nước phồn thịnh; cả các nước phát triển nhất, với nền tảng khoa học công nghệ, kinh tế xã hội tiên tiến nhất, cũng vẫn phải phụ thuộc vào tài đức người lãnh đạo. Như cùng là nước Nga, Putin lãnh đạo khác hẳn Enxin.
    Với thực trạng xã hội ta hiện nay, với những người tử tế thì tên nước nào cũng có cái hay, có điều trước tình trạng những kẻ xấu bu vào mọi chuyện lộn xộn để quấy phá thì việc đổi tên nước sẽ lại là một vụ lớn cho họ lợi dụng.
    Còn đi sâu vào ý nghĩa, “dân chủ, cộng hòa” là thuộc tính chung của chế độ ngược với chế độ phong kiến quân chủ. Còn Xã hội Chủ nghĩa là một khái niệm chỉ bản chất của chế độ thuộc Chủ nghĩa Mác, nó cũng bao hàm cả “dân chủ cộng hòa”, ngoài ra còn có những nội hàm riêng chỉ Chủ nghĩa Mác mới có. Vậy nước ta, trong Hiến pháp có điều 4 và trong thực tế ĐCS vẫn là lực lượng lãnh đạo thì về lý tên nước hiện tại “CHXHCNVN” là phù hợp hơn. Dù rằng chúng ta còn lâu mới đạt được bản chất toàn diện của một xã hội XHCN, nhưng tên gọi là thể hiện mục tiêu, lý tưởng để phấn đấu của đất nước.
    Vậy trên http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/04/, ông Thuyết nói 'Đổi lại tên nước là trở về đúng bản chất chế độ' nghĩa là ông Thuyết mù tịt về triết học, là sai, là nói ngược!
    Ông Thuyết vốn là một GS về ngôn ngữ dốt về triết ta có thể thông cảm đi, nhưng quả thật ông lại dốt cả về ngôn ngữ nữa thì kỳ quá!
    Trên http://giaoduc.net.vn/ có bài GS-thuyet-nen-doi-ten-nuoc-thanh-cong-hoa-dan-chu-viet-nam viết: “Tuy nhiên, với tư cách một chuyên gia về ngôn ngữ, GS Thuyết cho biết tên gọi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đặt theo trật tự từ tiếng Hán (Trung Quốc). “… tên gọi như Việt Nam Dân chủ Cộng hòa … là cách diễn đạt theo tiếng Hán. Bây giờ phải gọi lại là Cộng hòa Dân chủ Việt Nam mới đúng ngữ pháp tiếng Việt”, GS Thuyết phân tích”.
    Thứ nhất, ông Thuyết nói “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” là “đặt theo trật tự từ tiếng Hán (Trung Quốc)” là sai hoàn toàn. Có lẽ nào Bác Hồ, một bậc thầy ngôn ngữ, một “nhà văn hóa tương lai” lại đặt tên nước theo ngữ pháp Tàu? Câu “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” hoàn toàn là trật tự tiếng Việt, bởi tiếng Việt danh từ đứng trước, tính từ đứng sau, như “hoa đỏ”, “em đẹp”, v.v… Tương tự: “Việt Nam” là danh từ “Dân chủ Cộng hòa” là tính từ, sao “theo trật tự từ tiếng Hán”? Còn trật tự tên đầy đủ của Trung Quốc là: 中华人民共和国, đúng là có trật tự “Trung hoa nhân dân cộng hòa” nhưng ông Thuyết lại bỏ quên chữ “nước” cuối cùng của người ta. Trật tự tiếng Hán là thế nhưng khi dịch sang tiếng Việt, ta phải dịch ngược lại là: Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Ở đây “国: Nước” là danh từ tương ứng như “Việt Nam” trong “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” chứ không phải chữ “Trung Hoa”. Chỉ có người không hiểu ngôn ngữ mới nghĩ như ông Thuyết. Nên nói như ông Thuyết “Cộng hòa Dân chủ Việt Nam” mới đúng ngữ pháp tiếng Việt là dốt, là nói ngược. Còn muốn theo ý ông mà đúng theo tiếng Việt thì phải thêm vào chữ “Nước” nữa mới đúng: Nước cộng hòa dân chủ Việt Nam!
    Còn “Cộng hòa XHCN Việt Nam”, về ngữ pháp thì đúng là sai tiếng Việt như ông Nguyễn Văn An từng nói. Thêm chữ Nước thành Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam sẽ là đúng, nhưng trong các văn bản không có chữ Nước. Thói quen viết tắt, nói tắt của dân ta nhiều cái vô nghĩa vẫn thành phổ biến. Chữ Liên Xô thực ra là vô nghĩa mà đúng ra phải là Liên bang Xô viết khi dịch từ hai chữ Советский Союз. Có điều nhìn thoáng hơn nữa, trong học thuật, một khái niệm có khi không theo logic, theo nghĩa thông thường. Như Chủ nghĩa đa đa của lý luận văn học, hạt quack trong vật lý hạt chẳng hạn. Nên CHXHCNVN đã quen dùng, lại theo tinh thần đó nữa thì cũng không cần phải sửa đi sửa lại cho rắc rối.

    TPHCM
    15-4-2013
    Lần sửa cuối bởi thieugia; 13-05-2013 lúc 09:26 AM
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  2. #2
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    2. Đông La * Trảm đểu bạn thơ


    10-4-2013

    THÔI NÔI

    Theo cái thống kê của RevolverMaps thì 10-4 hôm nay là chẵn 1 năm ra cái blog này. Cái trang này không nhằm đưa tin câu khách mà chỉ muốn bàn một cách nghiêm túc, thẳng thắn và có thái độ dứt khoát về những vấn đề chính trị xã hội hot, và muốn giới thiệu những tác phẩm của chủ nhà và những tri thức mà chủ nhà quan tâm. Số lượt coi là 140779. Một trang khó đọc mà lượt coi như thế hình như hơi bị nhiều, vì xã hội mình người có trình độ cao và tử tế vào coi blog đâu có nhiều. Tiếc là qua comment thì đúng là có không ít khách không mời mà đến!
    TPHCM
    10-4-2013
    --------------------------------------------------------

    * VỀ TÁC GIẢ ĐÔNG LA
    NGUYỄN HUY HÙNG
    *Quê quán: Thanh Miện, Hải Dương.
    *Nghiên cứu Hóa Học, viết văn, làm thơ, viết phê bình.
    *Giải thưởng cuộc thi thơ
    Hội Nhà Văn TPHCM 1986.
    *Tặng thưởng thơ Tạp chí Văn nghệ Quân đội 1998.
    *Tặng thưởng phê bình Tạp chí Văn nghệ Quân đội 1997.
    *Giải A sáng tạo Khoa học Kỹ thuật TPHCM 1993.
    T Á C P H Ẩ M
    *Những dấu vết không phai (truyện, 1995, 1996).
    *Những khúc quanh cuộc đời (tr, ngắn, 1997).
    *Đêm thiêng (thơ, 1996).
    *Biên độ của trí tưởng tượng (phê bình, 2001).
    *Bóng tối của ánh sáng (phê bình, 2012).
    Lần sửa cuối bởi thieugia; 18-04-2013 lúc 03:48 PM
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  3. The Following User Says Thank You to thieugia For This Useful Post:

    taothao (18-04-2013)

  4. #3
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    2. Đông La Trảm đểu bạn thơ...

    NỖI BUỒN SAU KHI GẶP BẠN VĂN

    Tôi mới gặp một anh bạn nhà văn ngoài HN vào chơi. Gặp nhau anh nói: “Mình vừa ở Vũng Tàu về, có anh bạn hỏi có biết Đông La không? Có bài “đánh” TMH ghê lắm! Mình trả lời Đông La thì quá thân mà, phải biết chứ!”
    Hồi tôi ra Hà Nội dự Hội thảo Thơ ở Viện Văn, anh biết nên đã đến khách sạn chở tôi đi nhậu ở nhà hàng trên Hồ Tây khá thơ mộng, nên hôm qua tôi đã mời anh đi “cháo vịt Thanh Đa” để đáp lễ. Tới đó vì có cái sân thượng khoáng đạt tốt cho truyện trò và về nhà con trai anh cũng gần. Giữa buổi nhậu anh lại mang TMH ra nói chuyện, anh khen TMH giỏi, nhớ nhiều và thơ hay.

    Tất nhiên anh có quyền có chính kiến riêng, có tình cảm riêng, có điều theo lẽ thường người ta không thể thích hai cái ngược nhau được, anh đã làm tôi ngạc nhiên từ lâu vì có cái khả năng đó. Không chỉ ngạc nhiên, có lần tôi đã nổi cáu khi anh viết thư “có lẽ nào Đông La lại trục lợi trên lưng người lâm nạn” khi trang web của Hội Nhà Văn VN đăng một bài của tôi nhưng lại gắn vào vài lời dẫn về vụ bắt một ông nhà văn ở Hải Phòng mà tôi không quen. Anh đã xin lỗi và viết kiểu như “dù sông cạn đá mòn tình nghĩa anh em ta cũng không bao giờ thay đổi”!
    Có một người khác cũng từng một lần khen TMH “đập thẳng vào mặt tôi”. Cũng chuyến ra Hà Nội dự Hội thảo Thơ, xong việc, trong tiệc mừng chiến thắng, ngồi gần tôi là ông nhà văn Nguyễn Việt Hà, tác giả của tiểu thuyết Cơ hội của Chúa. Hà nói với tôi: “Về gì thì không biết chứ về thơ thì nhất định TMH phải hay hơn Đông La”. Tôi bảo: “Mày đọc được bao nhiêu về thơ tao? Hiểu được gì về thơ tao? Và hiểu gì về thơ?”. Hà im.
    Thế đấy, trong giới sáng tác mà còn ngu ngơ như vậy, thử hỏi ngoài xã hội thì sẽ thế nào? Chính cái khả năng lẻo mép, biến báo, TMH đã lừa được rất nhiều người. Còn với tôi, cả về tư cách, tri thức và tài năng, TMH không có “một xu” nào!
    Mấy ngày nay đăng thơ, lại có chuyện ca ngợi TMH như trên, nên hôm nay tôi đăng lại mấy ý từng viết về TMH, ai thích thì coi.
    Tôi từng chê TMH dốt, mù tri thức lý luận văn học, triết học khi viết: “Siêu thực và hiện thực là hai mặt tồn tại của một thực thể”; “duy tâm tương đối”; “duy vật tương đối”; v.v… Có mấy người xúm lại bênh Hảo bảo sai vài chữ thì nhằm nhò gì. Có điều nói vậy thì các vị này cũng dốt, bởi vài chữ đó là những khái niệm học thuật, mà đã là khái niệm thì chúng chứa đựng cả một nền tảng tri thức trong đó. Như “Siêu thực” là cả một trường phái, thể hiện quan niệm sáng tác chủ quan của người nghệ sĩ chứ chẳng có dính gì đến chuyện tồn tại khách quan của sự vật cả; còn chữ “duy” có nghĩa là tuyệt đối rồi nên nói “duy” mà tương đối như TMH là dốt!
    Còn qua Nguyễn Thanh Giang, tôi lại biết thêm một cái dốt của TMH khi viết: “… Đức Phật khoác trên mình tấm vải gai thực tại của thầy tu khổ hạnh, chân đất cô độc đi giữa vô minh để ăn mày chân lý…”.
    Chỗ này thì TMH dốt ngang với GS toán Ngô Bảo Châu về Đạo Phật.
    Tôi đã viết, thực tế, Đức Phật ăn mày thật chứ không phải “ăn mày chân lý”. Cả ông Giang lẫn ông Hảo cần phải hiểu việc đi khất thực là một pháp tu để vừa xóa bỏ cái tôi kiêu mạn vừa làm cho các thí chủ tạo nghiệp lành, hưởng phúc ở kiếp sau. TMH, một người dám ngông ngạo chê ông TBT GS Nguyễn Phú Trọng “viết sai tiếng Việt”, cho GS Nguyễn Đức Bình “viết ra những dòng quá ngớ ngẩn ngờ nghệch”; “tối tăm, xuẩn muội”, lại “tập làm văn” về Đức Phật một cách ngô nghê như thế này đây: “cô độc đi giữa vô minh để ăn mày chân lý”. Làm sao Đức Phật có thể “ăn mày chân lý giữa vô minh” được? Vì đã “vô minh” thì lấy đâu ra “chân lý” mà bố thí cho Đức Phật? Mà thực tế Đức Phật đã tự tìm ra chân lý chứ không phải “ăn mày chân lý”. Sau 49 ngày thiền định dưới gốc cây bồ đề, ngài đã giác ngộ hoàn toàn ở tuổi 35. Sự giác ngộ của Đức Phật là một kết quả có tính thực chứng. Khi người ta thiền định, đặc biệt ở thế kiết già, các huyệt đạo, đặc biệt là huyệt tam âm giao được mắt cá chân kích thích liên tục, khi tâm trở về được không, những khả năng siêu phàm sẽ được khai mở. Với Đức Phật, ngài đã đạt được tứ thiền, chứng lục thông, thấy được tiền kiếp, thấy được các cõi sống; khoa học thiên văn ngày nay còn xác nhận ngài đã mô tả chính xác hình dạng các thiên hà; đặc biệt ngài đã thấy được nguyên nhân của khổ và con đường diệt khổ. Đạo của ngài đã xuất phát chính từ điều đó.
    Đặc biệt, không chỉ riêng Đức Phật đạt lục thông thấy được các cõi, mà cùng thời, tôn giả Mục kiều Liên (tiếng Pali: Moggallāna), một trong những đệ tử thân tín nhất của ngài, cũng đạt được khả năng ấy, nên mới thấy mẹ của mình vì đã gây nhiều nghiệp ác nên phải ở kiếp ngạ quỷ vô cùng đói khổ. Mục Kiều Liên đã hỏi Đức Phật cách cứu mẹ. Ngài đã dạy rằng, chỉ có nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được, ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng. Ngày lễ Vu-lan đã ra đời từ đó. Không chỉ ngài Mục Kiều Liên, nhiều thiền sư dày công tu luyện cũng hoặc ít hoặc nhiều đạt được thần thông, cũng có khả năng như các nhà ngoại cảm nhìn thấy linh hồn. Như vậy, nhiều vấn đề tâm linh, tín ngưỡng đã có tính khoa học chứ không chỉ là chuyện huyền bí.
    Về tri thức của TMH là vậy, còn thơ?
    Tôi cũng đã viết, TMH là người rất giỏi “làm xiếc ngôn ngữ”. Có điều có tạo được hiệu quả thẩm mỹ hay không, xin xem đoạn mà Nguyễn Thanh Giang đã trích để ca ngợi tài thơ của TMH trong bài “Tôi mang Hồ Gươm đi” sau đây:

    Gió níu hoàng hôn xuống đáy tranh
    Lá rụng trời xao động cổ thành
    Đổi dòng, sông gửi hồn ngưng đọng
    Mượn hồ trả kiếm lại trời xanh

    Tôi muốn mang hồ đi trú đông
    Mà không khiêng vác được sông Hồng
    Mà không gói nổi heo may rét
    Đành để hồ cho gió bấc trông

    Sao Hồ Gươm biết tôi ra đây
    Mà thương ôm bóng kẻ lưu đầy
    Mà lau đôi mắt tôi bằng sóng
    Mà cả trời kia xuống hết cây?”
    Đây là bài tiêu biểu của TMH, còn được Phú Quang phổ nhạc. Một bài hát hay, lời có đóng góp nhưng không phải quyết định, cái chính là giai điệu, bởi có những bản nhạc không lời vẫn trở thành bất tử như Fur Elise của Beethoven chẳng hạn. Thuận Yến thật tuyệt vời khi “gọt rũa” một bài thơ đánh Tàu máu lửa của Dương Soái thành bài tình ca thật mượt mà Gửi Em Ở Cuối Sông Hồng. Còn bài thơ của TMH ở trên, một cách chung chung, tất nhiên ai cũng hiểu tác giả thể hiện tình cảm của mình với Hồ Gươm, với Hà Nội. Bài thơ cũng có rất nhiều hình ảnh lạ như “gió níu hoàng hôn”, “Muốn mang hồ đi trú đông”, “khiêng vác sông Hồng”, rồi “gói heo may” v.v… nghĩa là nghe rất kêu. Nhưng đi sâu phân tích cụ thể về ngôn ngữ, như cách TMH vẫn hay làm với người khác, ta sẽ thấy bài thơ hoàn toàn rỗng về ý, TMH đúng là điển hình về việc “viết sai tiếng Việt”. Như câu “Lá rụng trời xao động cổ thành”. “Lá rụng đầy trời làm xao động cổ thành” thì mới có nghĩa chứ còn “Lá rụng trời” là lá rụng gì? Cái khó ở chỗ này là viết cho có nghĩa thì không thành thơ mà viết thành thơ thì lại không có nghĩa. Rồi bài thơ viết về Hồ Gươm sao lại có sông “đổi dòng” ở đó? Rồi nữa, muốn “mang hồ đi trú đông” sao lại “Mà không khiêng vác được sông Hồng”, ông Hảo muốn “mang hồ” đi cơ mà, sông Hồng thì có liên quan gì? Theo truyền thuyết, Hồ Gươm là nơi Lê Lợi sau khi dùng gươm thần đánh đuổi được giặc Minh đã “hoàn kiếm” lại cho Long Vương qua Thần Kim Quy, như vậy, câu “Mượn hồ trả kiếm lại trời xanh”, TMH đã “nói điêu”!
    Thực ra do kém về ngôn ngữ, nói chung là kém tài, TMH đã dùng nhiều từ chủ yếu để ép vần nên rất gượng và làm những câu thơ vô nghĩa như trên.
    TMH, ngoài “tài” “làm xiếc” ngôn ngữ, nếu theo “lý luận” về đổi mới của Nhà văn Nguyễn Minh Châu, thơ TMH cũng điển hình cho lối viết “minh họa”.
    Với khổ thơ mà một lần tôi đã nhắc:
    Mẹ ơi, bất kỳ từ điểm nào trên trái đất
    Ai cũng thấy mẹ sinh nhiều con trai
    Khi đất nước Việt Nam mang dáng hình tia chớp
    Rạch chân trời một lối đến tương lai
    Ở đây cũng có sự ép vần khiên cưỡng, để vần với “tương lai” ở câu kết thì TMH phải viết “con trai” ở câu trên, chính vậy mới làm cho khổ thơ lủng củng, khấp khểnh về nghĩa. Sao lại “bất kỳ từ điểm nào trên trái đất/ Ai cũng thấy mẹ sinh nhiều con trai”? Có phải TMH muốn đe dọa thế giới bằng chuyện nước ta có nhiều con trai, rồi sẽ “cung ứng” cho quân đội nhiều lính không? Rồi sao “đất nước mang dáng hình tia chớp/ Rạch chân trời một lối đến tương lai”? Nghĩa là cho nước ta là một “tia chớp” chỉ “lối đến tương lai” bằng cách “rạch chân trời” một nhát, còn tương lai cho cái gì thì TMH không nói; còn ý muốn nói tương lai đó là tương lai của nước ta thì viết như vậy nghĩa là cho nước ta là một quả bom sẽ mở được lối đến tương lai bằng cách nổ một phát!
    Chính vì thế tôi mới viết: “ Một đoạn ‘thơ” rất có vần nhưng ý thì lủng củng, nghĩa theo ngữ pháp thì vô nghĩa, còn tứ thì "Rạch chân trời một lối đến tương lai" đúng là một ví dụ tiêu biểu về lối “minh họa”.
    [/B]
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  5. The Following User Says Thank You to thieugia For This Useful Post:

    taothao (18-04-2013)

  6. #4
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Tiếp theo:

    Còn đây là điển hình cho việc TMH minh họa về “hồn thiêng sông núi”:

    Tất cả núi đều đổ ra biên giới
    Tất cả rừng đều cuộn tới chở che
    Giặc phương Bắc mà liều mình lao tới
    Những đỉnh núi kia sẽ đổ xuống đè
    Có điều “núi” đã chiến đấu được như vậy thì đất nước còn cần gì đến “nhiều con trai”, còn cần gì đến quân đội, súng ống đạn dược nữa.
    Còn hai khổ sau:
    Thế hệ chúng con đi như gió thổi
    Quân phục xanh đồng sắc với chân trời
    Chưa kịp yêu một người con gái
    Lúc ngã vào lòng đất vẫn con trai
    *
    Thế hệ chúng con ồn ào, dày dạn
    Sống thì đi mà chết thì nằm
    Giọt lệ phần mình, nụ cười dành bạn
    Đất nước là một cuộc hành quân

    Thì là điển hình cho lối viết “minh họa”, cách viết một chiều, chỉ mô tả bề mặt hiện thực chứ không thâm nhập bề sâu, đã miêu tả chiến tranh như ngày hội, dù có hy sinh gian khổ nhưng chỉ có niềm vui mà không có đau thương, người lính Cụ Hồ như con rô bốt chỉ biết xông lên chiến đấu và chiến thắng!
    Riêng hai câu này:
    Thế hệ chúng con ồn ào, dày dạn
    Sống thì đi mà chết thì nằm
    thì thật thản nhiên, vô cảm, điển hình cho lối “sáng tác”, nghĩa là những người có chút năng khiếu, có thể sản xuất ra hàng loạt thơ ca bằng cách ghép vần làm ra những câu thơ chung chung, nghe kêu “beng beng”, nhưng là những câu thơ giả, không đúng với hiện thực.
    TPHCM
    10-4-2013
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  7. #5
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    3. Đông La Trảm Bảo Châu .


    Tác giả: Đông La

    Đông La: Ngô Bảo Châu - Một cái ách quá nặng?


    Ngô Bảo Châu sau vụ cùng cả cha mẹ ký vào Bản danh sách ủng hộ Phương Uyên, cô sinh viên bị bắt vì rải truyền đơn và âm mưu đặt bom tượng đài Bác Hồ, gần đây nghe nói lại cùng Đàm Thanh Sơn và Nguyễn Anh Tuấn làm trang Cùng viết Hiến pháp . Tôi vẫn chưa vào đọc. Mấy ngày nay thấy Châu nói về giáo dục khá ồn ào, tôi cũng không đọc. Mới gặp một người đọc blog tôi nhiều nói bài tôi viết về giáo dục rất hay còn Ngô Bảo Châu chỉ từ vụ Đồi Ngô mà nói cả nền giáo dục tha hóa thì bậy quá. Chiều qua, có ông anh ngoài quê vào chơi, kêu Ninh thân như em kết nghĩa đến ăn cơm, người từng chứng kiến mình mắng Triệu Xuân như chó ở quán lẩu bò đường Ngô Thời Nhiệm trước ngày chuẩn bị làm Văn chương Hồn Việt, vậy mà TX vẫn nhịn nhục mời mình về làm bằng được. Ninh hỏi:
    - Anh có bài mới nào không?
    - Có bài đánh thằng Hoàng Xuân Phú cùng nghề toán với ông đó.
    - Tí nữa lão ấy làm thầy em khi làm nghiên cứu sinh đó. Kỳ này thấy Ngô Bảo Châu nói về giáo dục cũng lăng nhăng quá!
    Doimat.cuAnhcuEm.net-Ngo-Bao-Chau
    Đúng là “cây muốn lặng mà gió chẳng muốn đừng”, vậy là phải coi xem sao.

    Tôi vô 2 trang VietNamNet và giaoduc.net.vn thấy tràn ngập “tư tưởng” Ngô Bảo Châu. Nói chung, nói theo giới sáng tác thì Châu có những ý hay nhưng không mới, có những ý mới thì không hay.
    Như chuyện “bố mẹ như tấm gương để đứa trẻ soi vào trong hình thành nhân cách” thì có lẽ không cần GS Châu phải giảng giải và "Một nền giáo dục phải biết chơi đẹp ... thể hiện qua việc các kỳ thi phải được nghiêm túc" v.v...

    Còn một số câu hỏi rất đơn giản, sinh viên muốn được nghe một người có trí tuệ ngoại hạng, nổi tiếng thế giới như Ngô Bảo Châu trả lời thế nào.
    Như câu hỏi về “học chữ hay học làm người”? Thật tiếc, Châu đã trả lời đúng là theo lối “mơ hồ, tròng tréo, nước đôi”; “khéo léo, lòng vòng, lấp la lấp lửng” mà công dân mạng đã phê phán Châu trong vụ Hà Vũ ngày nào: “Gần đây có nhiều người đặt vấn đề học chữ hay học làm người, hoặc giữa hai vấn đề cái nào trước cái nào sau. Câu hỏi này thực ra tối nghĩa. Học chữ là tiếp thu kiến thức thì đã rõ. Nhưng học làm người là như thế nào? Hẳn có nhiều cách để hiểu khác nhau” (VietNamnet).

    Tại sao lại "tối nghĩa"? Tại sao lại "nhiều cách hiểu"? Hầu như trong trường nào ở ta cũng có tấm bảng “Tiên học lễ hậu học văn”; Truyện Kiều của Nguyễn Du viết từ lâu cũng có câu: “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”. Ông cha ta sau bao thời gian mới rút ra được cái chân lý ấy. Lẽ nào một người như Châu lại không hiểu? Lẽ ra cần phải giảng giải thêm chuyện tâm quan trọng hơn tài. Ví dụ như: một người có tâm sáng thì dù có kém họ cũng làm những điều tốt, ít nhiều gì thì cũng đóng góp cho gia đình, cho xã hội. Trái lại người có tâm tối sẽ làm việc xấu, mà càng có tài, hành động của họ càng nguy hiểm hơn.

    Tôi rất ngạc nhiên khi đọc trên báo Giáo dục trong Bài nói đặc biệt của GS Ngô Bảo Châu: Học như thế nào?, Châu nói: “Và quan niệm xã hội cũng không phải cái duy nhất làm hỏng đi sự hướng thượng và hướng thiện, những việc khác như tôn thờ cá nhân (có thể là lãnh tụ, có thể cầu thủ bóng đá hay ca sỹ Hàn Quốc...) là một hình thức tha hóa sự hướng thượng”.

    Thứ nhất, việc Châu đồng dạng thần tượng lãnh tụ với các cầu thủ bóng đá, ca sĩ là không đúng, là “cá mè một lứa”. Tình yêu bóng đá, ca nhạc xuất phát từ sở thích, phần nhiều là tình cảm, còn tôn thờ lãnh tụ mang tính chính trị, lý tưởng, không chỉ là kính phục mà còn tuân theo, hoàn toàn không thể xếp chung như thế được.

    Thứ hai, thần tượng bóng đá, ca nhạc có đúng sai, có thái quá, nhưng không phải là tha hóa. Với thần tượng lãnh tụ cũng vậy. Cũng có đúng sai. Dân Đức từng thần tượng Hít-le, tự cho mình là giống thượng đẳng, có quyền giết dân Do Thái và các nước khác lấy mỡ nấu xà bông và lấy tóc dệt thảm; Hồng vệ binh cũng từng thần tượng Mao trạch Đông trói và cắt gân chân Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ, giết các tướng lĩnh, đấu tố trí thức; lính Khơ me đỏ cũng thần tượng Pôn Pốt xây dựng một thứ CNCS bằng cách “tinh chế” diệt chủng dân chúng. Tất cả là do mục đích và sự tuyền truyền. Sự tuyên truyền có thể biến cái ác thành cái đẹp khiến người ta thực hiện nó một cách cuồng tín. Cái ác của nước Đức phát xít được nuôi dưỡng bằng sự tự tôn dân tộc, coi mình có quyền được thống trị, được làm cỏ dân tộc khác. Cái ác của Hồng vệ binh xuất phát từ đức tính trung quân của xã hội phong kiến còn nguyên vẹn ở TQ thời đó, họ đã hành động như công cụ bảo vệ quyền lực của thiên tử nhân danh lý tưởng XHCN mà thực chất họ chẳng hiểu XHCN là gì! Các ác của lính Khơ me đỏ phải được rèn luyện từ bé, để đập đầu người không ghê tay, bọn trẻ con được tập luyện trước bằng cách đập sọ khỉ!
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  8. The Following User Says Thank You to thieugia For This Useful Post:

    taothao (18-04-2013)

  9. #6
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Đông La: Ngô Bảo Châu - Một cái ách quá nặng? ... tiếp theo
    Ngược lại, ở nước ta, với mục đích tối thượng là giành lại nền độc lập từ hai bàn tay trắng, việc thần tượng Bác Hồ xuất phát từ thực tế cuộc đời hoạt động cách mạng, tài năng và đức độ của Người chứ không phải do tuyên truyền. Những trí thức đầu tiên hàng đầu như Trần Đại Nghĩa, Tôn Thất Tùng v.v... đã từ bỏ nhung lụa theo kháng chiến vì lý tưởng độc lập dân tộc, qua những bài báo của Nguyễn Ái Quốc, chứ không phải do tuyên truyền về Hồ Chí Minh. Bởi vì lần đầu gặp Bác, GS Tôn Thất Tùng đã quá ấn tượng về đôi mắt sáng của Bác, yêu kính Bác về cách sống giản dị, lối ứng xử thân tình, mà hoàn toàn không biết Bác chính là thần tượng Nguyễn Ái Quốc của mình. Rồi về sau sự thần tượng Bác từ một số người gần cận, những trí thức hiểu biết, đã lan tỏa như một lẽ tự nhiên trong nhân dân. Rồi sự tuyên truyền về hình ảnh của Người qua thơ ca, nhạc, họa chính từ nền tảng đó mới phát huy, đã góp phần quan trọng làm nên sức mạnh thần thánh, giúp chúng ta từ một nước phong kiến nô lệ hai bàn tay trắng giành chiến thắng và đến được những ngày hôm nay. Ngô Bảo Châu được như hôm nay cũng xuất phát từ nguồn cội đó. Vì vậy “vơ đũa cả nắm” như Châu ở trên chứng tỏ Châu chỉ là anh thợ làm toán giỏi, còn sự hiểu biết về cuộc đời còn nhiều lầm lạc!

    Còn chuyện Ngô Bảo Châu cho biết là người thích triết lý sống của nhà Phật. Vậy mà trong bài “Giữ ký ức”, Châu kể: “Tôi đưa bà ngoại về phố Bạch Mai với hy vọng tìm lại được gốc bàng nơi ông ngoại tôi đứng gọi bà ngoại tôi ngày xưa” và thấy:“Một vài người nhìn hai bà cháu tôi với ánh mắt thù địch. Tự nhiên nảy ra trong đầu tôi có một ý nghĩ vu vơ, nhưng là một sự tiếc nuối vô bờ cho một ký ức đẹp đẽ tinh khôi đã bị mất, để đổi lại hình ảnh bạc nhược của một đống máy vi tính vô hồn cũ nát, của những chiếc xe máy gỉ sét trong tiệm cầm đồ. Đành rằng, cầm đồ là một loại hình kinh doanh có lợi”.
    Viết vậy chứng tỏ Châu không hiểu tí ti gì Đạo Phật và không có tí ti gì Phật tính. Triết lý Phật giáo là phá chấp, Đức Phật dạy con mình tập thiền là hãy coi mình như mặt đất, dù người ta có phóng uế lên cũng không sao cả, vậy mà về chốn nguồn cội rưng rưng xúc động, lẽ ra Châu phải thông cảm, xót xa cho những cuộc đời bụi bặm, lam lũ thì lại chấp vào “ánh mắt thù địch” và khinh bạc cuộc sống của họ. Tất nhiên cuộc sống của người cầm đồ của một đất nước còn nhiều yếu kém không thể rực rỡ như một vị GS làm thuê cho Pháp, Mỹ được!
    Có một điều khập khễnh, tiền đề dẫn tới việc Châu thể hiện sự nuối tiếc trên là việc Châu viết về nước Đức: “dân tộc Đức là một dân tộc đã trưởng thành” “tài sản tâm hồn là ký ức cả vinh quang và nhục nhã”; “Tại sao không lờ những gì nhục nhã, chỉ lưu lại lại những gì vinh quang, ngọt ngào? Người Đức có lẽ hiểu rất rõ rằng thức ăn cho tâm hồn con người chính là sự thật. Những dân tộc quen nấu sự dối trá cho mình ăn, sẽ dần dần quen với sự bạc nhược, sự đớn hèn của chính mình. Thế nhưng người ta vẫn thích nấu sự dối trá cho mình ăn. Vì sự thật nhiều khi không có lợi, hoặc là cứng quá, không tốt cho lợi”.
    Vậy theo ý Châu những dân tộc nào quen “nấu sự dối trá cho mình ăn”? Nếu không ám chỉ dân tộc Việt thì Châu dẫn ra làm gì? Còn nếu đúng Châu ám chỉ dân tộc Việt như vậy thì Châu đúng là người không biết gì, là một tài năng nhưng là cái tài của một con rô-bốt, vô cảm!

    Tâm hồn là thế giới tình cảm của con người. Thức ăn cho tâm hồn con người đúng là sự thật, nhưng chỉ có thể là sự thật về những tấm gương cao cả của sự hy sinh, về tính thiện, về sự cống hiến và những bài học rút ra từ những cái xấu. Còn những “sự thật” như cướp giật, ma túy, đĩ điếm, lật lọng, xảo trá, cơ hội, v.v… thì vỗ béo được loại tâm hồn gì? Phải chăng đó chính là "thức ăn của tâm hồn Châu"? Châu thực sự lảm nhảm khi viết: “Chức năng của nhân văn không phải là ngợi ca cái thiện, phê bình cái ác, mà giúp cho con người tìm thấy sự chân thực và biết cảnh giác với sự dối trá của người khác và của chính mình, cảnh giác với sự lười nhác, ích kỷ, hèn nhát”. Chức năng của nhân văn phải là ca ngợi cái thiện, phê bình cái ác, để làm được vậy người ta cũng cần phải phân biệt được thực, giả trước đã; còn chỉ để phân biệt được thực giả thôi thì loài vật không cần "nhân văn" nhưng nhiều cái vẫn giỏi hơn loài người, như về khả năng nhận thực âm thanh, Châu sẽ thua loài dơi, về khả năng đánh hơi, Châu chắc chắn sẽ thua loài chó!

    ☼☼☼

    Còn về một số điều cụ thể thuộc thực trạng ngành giáo dục, cách nghĩ của Châu đúng là “lăng nhăng” thật!
    Về chuyện “học thêm”, Châu cho: “vấn đề không nằm ở chương trình mà do tâm lý của phụ huynh học sinh, ai cũng muốn cho con mình học”; về chuyện “quá tải”, Châu cho “cần giảm tải nhưng phải có mức độ, sẽ là rất sai lầm nếu "giảm tải" để chương trình thành quá dễ, quá tầm thường. “Nhiều khi chính cái khó, hóc búa lại làm cho trẻ con thích học hơn, vì lúc đó mới có điều kiện để chứng tỏ mình”, v.v…

    Đặc biệt, về vụ Đồi Ngô, Châu nói: “Đây là một sự kiện vô cùng đặc biệt. Thí sinh quay phim giám thị vi phạm quy chế thi là chưa có tiền lệ trong lịch sử loài người. Nó là liều thuốc cảnh tỉnh về mức độ tha hóa của hệ thống”.

    Vấn đề chính là giám thị vi phạm quy chế thi thực ra chả có gì đặc biệt cả, nó vẫn thường xảy ra từ trước, là một vấn nạn của ngành giáo dục chưa giải quyết được. Nó chỉ buồn cười vì công nghệ thế giới phát triển, người ta có điều kiện áp dụng để "bắt sống" thôi.
    Còn cần phải đánh giá đúng thực trạng nền Giáo dục Việt nam. Nói chung nó vẫn đang phát triển, nếu không chúng ta không thể có nhân lực tự xây dựng được Thủy điện Sơn La lớn nhất Đông Nam Á, không thể tự xây cầu dây văng Cần Thơ, không thể đóng được tầu trọng tải lớn xuất khẩu, ngành nông nghiệp không thể xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới, ngành Y không thể tiếp cận những kỹ thuật tiên tiến nhất, không thể ghép được gan, v.v…

    Tóm lại nó vẫn đang phát triển nhưng là theo cái nhịp phát triển hơi lộn xộn chung của đất nước chứ hoàn toàn không phải tha hóa như ý Ngô Bảo Châu.
    Vấn đề chính của nền giáo dục của chúng ta là ở chỗ khác. Thậm chí còn trầm trọng hơn và khó giải quyết hơn cả tỉ lần cái chuyện vặt Đồi Ngô, lẽ ra cái đầu được giải Field như Châu phải nhìn ra được mới đúng.
    Theo tôi, nền giáo dục của chúng ta đã sai từ nền tảng cơ bản nhất, từ triết lý giáo dục cho đến những hành động cụ thể. Chính vì có nhiều cái sai nên nền giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu của một xã hội đang phát triển, đang tiệm cận nền văn minh của thế giới. Cũng chính vì sai nên đã sinh ra đủ thứ vấn nạn, trong đó có chuyện vi phạm ở Đồi Ngô.
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  10. The Following User Says Thank You to thieugia For This Useful Post:

    taothao (18-04-2013)

  11. #7
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    4. Đông La trảm Giáo sư Hà Văn Thịnh

    “XÉ” LỊCH SỬ HOẶC XÉ ĐỀ CƯƠNG MÔN SỬ CÁI NÀO NGUY HIỂM?


    Trên lại thể hiện trình độ quá kém khi đăng bài Tại cái nước mình nó thế! của Hà Văn Thịnh, một nhân vật rất nhiệt cuồng trong việc “lật pháp” thay đổi chế độ, đến nỗi nói theo ngôn ngữ của “nghị” Phước là “đại ngu” qua sự phê phán sau: *Ông Hà Văn Thịnh đã "ăn ốc nói mò" về Hiến Pháp Mỹ ra sao? Được biết Hà Văn Thịnh dạy ở Đại học Khoa học Huế mà thằng bạn cùng lớp tôi làm lãnh đạo, chắc thằng bạn tôi dân KHTN nên ít hiểu biết về chính trị xã hội, nên mới để một giáo viên như Thịnh dạy ở trường nó như thế!
    Trên trang Mõ Làng có chỉ ra một thực trạng rất đúng đó là xã hội ta hiện có một cách nhìn của LŨ KỀN KỀN, và Hà Văn Thịnh đúng là một con bự. Qua chuyện học sinh trường Nguyễn Hiền xé đề cương môn sử, Hà Văn Thịnh đã có cách nhìn thật bậy bạ: “đó chính là sự phản kháng mãnh liệt đối với sai lầm của cha ông”!
    Thực tế chuyện đó rất dễ hiểu, nó chỉ thể hiện thái độ vui mừng của học sinh khi thoát thi được một môn ngốn nhiều thì giờ mà không thiết thực cho hầu hết học sinh trong kỳ thi vào đại học. Còn chuyện quy mô và sự phấn khích là do hội chứng đám đông và tâm lý “nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò” thôi. Hình ảnh những mảnh giấy bay bay trắng xóa như tuyết rơi rất ấn tượng cũng góp phần kích động thêm.
    Tình yêu quê hương đất nước thuộc bản năng con người như tình ruột thịt vậy, nên tự hào về một lịch sử oai hùng và vẻ vang của đất nước của một người hiểu biết và có lương tri cũng là một lẽ tự nhiên. Thái độ của các em học sinh hoàn toàn không phải là thái độ đối với lịch sử đất nước được thể hiện trong sách giáo khoa. Nếu nhìn sâu xa hơn, nó là một hiện tượng cảnh báo về những vấn đề hệ trọng của cả ngành giáo dục chứ không chỉ riêng về dạy và học môn sử. (Xin xem: *Cần thay máu ngành giáo dục).
    Trước khi chỉ ra cái sai của Hà Văn Thịnh, xin nói thêm một ít về giáo dục.
    Như tôi đã viết. Ngành giáo dục của ta là phản khoa học và phản nhân văn. Phản khoa học vì học nhiều biết ít. Phản nhân văn vì lối nhồi sọ không phù hợp với khả năng tiếp thu của học trò và kiểu thi cử không đánh giá đúng khả năng học sinh. Chương trình học thì nặng nề, rườm rà, lặp lại. Học sinh học để đối phó thi cử, xong là quên hết để dọn đầu óc học cái khác. Bởi cách thi cử không nhằm kiểm tra tri thức mà kiểm tra trí nhớ ở các môn xã hội và các kỹ xảo tính toán ở các môn tự nhiên.
    Vì vậy, cần phải xây dựng khung tri thức chuẩn phổ thông, cần dạy các em phương pháp chiếm lĩnh tri thức đó, để một học sinh học xong phổ thông phải có nền tảng đó. Toàn bộ các kỳ thi phổ thông, các đề thi phổ thông nhằm để kiểm tra nhận thức khung tri thức đó, tránh cách hỏi lắt léo, gài bẫy, và khi người lớn vào đời làm việc với chuyên môn như thế nào thì cũng nên để cho các em làm bài y như thế, nghĩa là có thể mang tài liệu tra cứu. Chúng ta cần đánh giá khả năng nhận thức chứ không phải khả năng thuộc bài. Tôi vốn ngại học thuộc nên môn văn thường là điểm thấp, nhưng rõ ràng tôi không phải dốt văn, bởi vào đời có những GS văn phải sưu tập những bài phê bình văn học của tôi, có người còn nói toạc ra là "Tôi rất khâm phục anh"!
    Ngoài khung tri thức phổ thông đó, cần biên soạn các tài liệu nâng cao cho từng chuyên ngành, để các em tùy theo khả năng và thiên hướng vào đời sẽ tùy ý lựa chọn để tích lũy tri thức riêng, để em nào có năng lực sẽ tham gia các kỳ thi học sinh giỏi, với các đề thật khó để chọn nhân tài; cũng từ đó để trong các kỳ thi đại học, tùy từng trường, có đề thi nhằm phân hóa để chọn sinh viên phù hợp với trường của mình.
    Nếu làm đúng như vậy, tôi tin ngành giáo dục sẽ lột xác, học sinh của chúng ta sẽ học như chơi, học ít biết nhiều, có thời gian học nhiều hơn những cái mình cần học, để thi vào đại học, để vững bước vào đời. Còn học tùm lum như bây giờ, thi cử tùm lum như bây giờ; đề thi lại thật lắt léo để học sinh buộc phải học thêm v. v... việc học của con cháu ta quả đúng là bị tra tấn!
    Tất nhiên thay đổi một ngành trong phạm vi toàn quốc liên quan đến bao người, bao thói quen, bao quy chế là một việc rất khó, cần phải có quyết tâm của Bộ Giáo dục và sự ủng hộ của cả hệ thống chính trị mới may dần thay đổi được.
    Trái lại, với một cá nhân, như Hà Văn Thịnh chẳng hạn, sự thay đổi sẽ dễ hơn vô vàn lần nếu có chút thông minh và không cố chấp; ngược lại cũng sẽ khó thay đổi, có khi còn hơn cả ngành giáo dục!
    Hà Văn Thịnh đã cho ngành Giáo dục VN đã biến Lịch sử VN thành “đá và gạch vụn trên cái bàn ăn của nhận thức và nhân cách”; “Một khi lịch sử chỉ là sự chấp nhận một chiều thì nó hủy hoại và đe dọa mọi sự sáng tạo, mọi sự nhận chân thực tại. Sao lại không phải là bệnh giả dối khi người lớn chúng ta dạy cho lũ trẻ một bộ môn khoa học xã hội, nhưng lại thiếu sự tôn trọng lịch sử khách quan?”.
    Theo tôi, môn sử cũng như tất cả các môn khác trong nền giáo dục còn những yếu kém như đã bàn nhưng hoàn toàn không phải Lịch sử VN trong chương trình giáo dục là “đá và gạch vụn”; cách dạy sử có thể có khiếm khuyết nhưng cũng không phải là “một chiều”; không phải là “giả dối” và “thiếu sự tôn trọng lịch sử khách quan” như ý của Thịnh.
    Nếu ý ông Thịnh đúng, xin TT Nguyễn Tấn Dũng hoặc ai có thẩm quyền cách chức ngay Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, tước bằng cấp và đuổi việc ngay những ai biên soạn sách giáo khoa LS, in sách giáo khoa LS! Chứ có đâu cả ngành giáo dục lại cố công giả dối trong một môn liên quan đến tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc là môn sử! Ngược lại, nếu ông Thịnh nói bậy, đề nghị ông Luận kiện ông Thịnh ra tòa về tội xuyên tạc, và tòa nên xử nghiêm để giữ nghiêm kỷ cương phép nước!
    Cũng như chuyện góp ý sửa đổi và ký tên đưa Kiến nghị thay đổi Hiến Pháp, Hà Văn Thịnh lại lấy nước Mỹ làm chuẩn về sự trung thực lịch sử: “Họ đã xây Đài Kỷ niệm chiến tranh Việt Nam ngay giữa thủ đô Washington … như một nấm mồ…Vết đen ô nhục bằng đá là điều phải nhận chân; lối lên nhọn hoắt với hình chữ V đâm thẳng vào trái tim nước Mỹ (Nhà Trắng và nhà Quốc hội) chính là do Lầu Năm Góc gây ra (phía sau phần nhọn của chữ V, bên kia sông Potomac)... là những thông điệp mà hai cánh của chữ V có chiều dài 247 feet chuyển tải.
    Lịch sử không nhắm mắt của người ta là như thế; và vì thế, nó hấp dẫn mọi trái tim, khối óc của con người. Vì nó phải tôn trọng sự thật khách quan”.
    Sự tưởng tượng của Thịnh quả là phong phú. Tôi chưa tìm hiểu nên không nói kỹ, có điều chữ V với tiếng Mỹ cũng có thể là viết tắt của chữ Victory (chiến thắng). Cụ thể hơn, Tổng thống Obama, trong diễn văn nhậm chức lần đầu, cũng đã nhắc tới những lính Mỹ tử nạn ở Khe Sanh, nhưng không phải là lời xin lỗi mà là những lời ca ngợi họ là những chiến sĩ hy sinh cho tự do! Tất nhiên ta không thể quy kết ông là phản động vì ông là TT Mỹ thì phải ca ngợi LS nước Mỹ! Sau Chiến tranh VN, Mỹ còn tiến hành nhiều cuộc chiến và cũng chịu nhiều tổn thất và sa lầy nữa. Các cuộc biểu tình của dân chúng Mỹ vẫn nổ ra y như những cuộc biểu tình chống Chiến tranh VN ngày nào. Vì vậy Thịnh nghĩ Đài Kỷ niệm trên như là một sự hối lỗi của nước Mỹ thì đúng là ngớ ngẩn, tâm thần hơi bị lẩn thẩn!
    Hà Văn Thịnh cũng thật ngớ ngẩn khi viết tiếp thế này: “Làm sao học sinh có thể tiêu hóa nổi khi năm nào cũng thế, cứ lặp đi lặp lại mãi hoài "ta thắng, địch thua; ta sáng suốt, địch dại khờ"”.
    Lịch sử là khách quan, dù có những khám phá mới nhưng bản chất của nó là bất biến, không lẽ Thịnh muốn mỗi năm dạy một lịch sử khác. Cũng như tri thức về thành tựu khoa học là bất biến, không lẽ mỗi năm dạy một khác. Thịnh cũng hiểu không đúng về chuyện cũ mới. Dù bài cũ, nhưng mỗi năm là lớp học sinh mới, nên với học sinh, bài vở luôn luôn mới. Còn Thịnh cho học sinh không “tiêu hóa nổi” chuyện “ta thắng, địch thua”, vậy theo Thịnh cho “ta thua, địch thắng” thì chúng sẽ tiêu hóa nổi sao. Không lẽ dạy sử mà Thịnh không hiểu cái giá của “ta thắng địch thua” và ý nghĩa của nó? Lại ngại nói ra cái sự thực khách quan vĩ đại ấy? Có lẽ nên im đi và tự đuổi việc mình đi là hơn, còn dạy sử mà nghĩ như vậy thì thật là nguy hiểm cho học trò!
    Việc sai lầm về chiến lược giáo dục dẫn đến chuyện học sinh được điểm 0 môn sử, rồi chuyện học sinh vui mừng khi bỏ thi môn sử quả là buồn nhưng thực ra không quan trọng lắm. Bởi mục tiêu của học sinh, của cả cha mẹ học sinh là làm sao học sinh phải thi đậu vào đại học, để có được tấm bằng vào đời, có thể tạm gác mọi thứ cho chuyện đó. Ngay bản thân tôi cũng vậy. Tôi còn từng tự luyện thi môn lý cho thằng con để đảm bảo nó chắc thắng khi thi vào ngành lấy điểm cao nhất của ĐH Bách khoa là Công nghệ Thông tin. Còn nếu sau này khi cần tìm hiểu lịch sử, các em sẽ dễ dàng biết được nhất là đã có kho tri thức khổng lồ trên internet. Như tôi chỉ cần hiểu những nét chung nhất về LSVN, nhưng khi cần, tôi có thể viết về bất cứ chuyện gì thuộc về LSVN.
    Vì vậy, việc xé đề cương môn sử của các em học sinh khi biết không thi sẽ chẳng nhằm nhò gì nếu so với những người có danh tiếng, từng giữ những trọng trách, nhưng lại “xé” cả LSVN theo kiểu Hà Văn Thịnh!
    Trước Hà Văn Thịnh, cũng trên Tuanvietnam, trong bài Gs-tuong-lai-lua-chon-van-hoa-giai-quyet-bi-kich-su, Tương Lai cho:
    “mặc dầu “triều Nguyễn đã để lại một di sản khổng lồ, vĩ đại mà không triều đại nào trong lịch sử có thể sánh được” nhưng ngót một thế kỷ qua, sự thật lịch sử đó đã bị vùi lấp. Đó là một bi kịch lịch sử lớn”, bởi: “Nguyên nhân của bi kịch ấy có nhiều, song đúng như phân tích của Gs. Phan Huy Lê “về sử học thuần túy, đó là thời kỳ mà nền sử học Macxít đang hình thành, nên sự ấu trĩ, giáo điều, công thức buổi đầu là không tránh khỏi”.
    Lần sửa cuối bởi thieugia; 18-04-2013 lúc 11:01 PM
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  12. #8
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Tiếp theo...


    Với lịch sử, di sản vĩ đại nhất của mỗi triều đại chính là chiến thắng chống ngoại xâm, giành lại cái quý giá nhất cho mỗi dân tộc, đó chính là nền độc lập. Triều Vua Quang Trung rất ngắn nhưng đã hai lần đại thắng quân Xiêm và quân Thanh nên LSVN đã coi Nguyễn Huệ là anh hùng dân tộc. Với Nhà Nguyễn, ban đầu để tồn tại tránh truy sát của Chúa Trịnh đã dạt xuống phía Nam. Quá trình đó đồng thời đã lập công mở cõi. Đó là công lao lớn nhất nhưng rồi chính Nhà Nguyễn lại ký hiệp ước làm cái cớ cho Pháp xâm lược, và 1887 đã làm mất nước. Nếu coi Bảo Đại vẫn thuộc triều Nguyễn thì Nhà Nguyễn không chỉ làm mất nước mà còn có tội lớn khi là quân bài cho hết Pháp đến Nhật rồi lại Pháp lập ra các chính thể cai trị dân ta, làm máu của dân ta đổ thêm thành sông trong công cuộc giành lại nền độc lập! Lịch sử khách quan là vậy. Có lẽ nào lại như lời ông Tương Lai nói như trên và Gs. Phan Huy Lê, đương kim Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, cũng có ý như ông TL đã trích dẫn như trên?
    Đặc biệt, việc “xé” lịch sử không chỉ có vài người đã nhắc, tiếc là tuy không là gì nếu so với nhân dân cả nước nhưng cũng rất phong phú, có hệ thống. Như thuộc “đời” đầu có chị Hương khóc như cha chết trong ngày chiến thắng; có "miếng giẻ chùi máu giày" là anh Tín; gần đây có anh Vũ cho ta xâm lược Cămpuchia; anh Hảo ca ngợi Phát xít Nhật, anh Lập ca ngợi địa ngục trần gian, anh Đức ca ngợi VNCH, anh Dũng, anh Giang, anh Hảo (Chu) ca ngợi anh Đức; v.v… Quả là những tay anh chị khét tiếng trong giới giang hồ chính trị. Gần đây nhất thật là e ngại khi có cuộc "đồng khởi" của những người "lật pháp", họ đưa Kiến nghị thay Hiến Pháp, trong đó cũng có một ý chính "xé" LSVN, khi họ phủ nhận công ơn của Đảng, Bác và loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng!
    Xã hội VN hôm nay rất cần sự phản biện chính xác để nhận ra những căn bệnh để điều trị để khỏe mạnh để phát triển! Còn những tay anh chị giang hồ chính trị thì tuyệt đối không cần, bởi chỉ làm rối thêm! Tiếc là VietNamnet vẫn kiên trì tiếp tay cho những phần tử đó, không chỉ một lần mà có hệ thống. Nếu ông TBT Bùi Sĩ Hoa cố tình thì ông Bộ trưởng thượng cấp của ông Hoa cần xem xét việc cách chức ông Hoa; còn nếu ông Hoa do trình độ mà để thế thì nên từ chức là hơn!

    TP HCM, ngày 12-4-2013
    ĐÔNG LA
    Lần sửa cuối bởi thieugia; 18-04-2013 lúc 11:02 PM
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  13. #9
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    762
    Thanks
    28
    Thanked 113 Times in 88 Posts
    5. Cu Nỡm Trảm Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu

    Monday, April 15, 2013
    Đã dốt toán thì đừng bàn chuyện chính trị

    Hôm nay, tình cờ thấy trang Bô Shit lại tiếp tục bôi nhọ giới trí thức Việt Nam với bài "Trung lập: Quyền lợi dân tộc hay quyền lợi giai cấp" của một người tự xưng là Tiến sĩ Toán học Nguyễn Ngọc Chu. Không biết người này là tiến sĩ thiệt hay dỏm nhưng với những gì người này đã viết thì rõ ràng rất đáng ngờ về thực chất của cái danh hiệu TS.

    Về mặt phương pháp thì vị TS này đã mắc sai lầm cơ bản khi sử dụng logic hình thức vốn chỉ phù hợp với đại số để khảo sát quan hệ của biến số. Sức mạnh của một quốc gia không phải là một đại lượng độc lập với chiến lược quan hệ quốc tế. Một quốc gia khi lựa chọn một chiến lược quan hệ quốc tế thì chiến lược ấy sẽ có tác động ngược trở lại làm gia tăng hoặc suy yếu sức mạnh của quốc gia đó. Vị TS này định làm toán nhưng đến phương pháp cơ bản của toán học cũng không nắm được thì thật là khó mà tưởng tượng.

    1. Quốc gia mạnh mới có thể lựa chọn trung lập?

    Vị TS này viết rằng: "Trên bàn cờ quốc tế chỉ có các cường quốc lớn mới đủ năng lực để tự cho mình quyền trung lập, tức là quyền độc lập với các nước khác, quyền tự mình đứng riêng hay dẫn đầu một phe. Các nước nhỏ không đủ năng lực để tự bảo vệ mình trong tư cách của một quốc gia trung lập và sớm hay muộn sẽ bị phụ thuộc nhiều hơn vào một cường quốc lớn. Trò chơi trung lập là trò chơi của các cường quốc lớn, không phải là trò chơi của nước nhỏ." Điều này hoàn toàn sai. Một quốc gia lựa chọn chiến lược quan hệ quốc tế thế nào hoàn toàn không phụ thuộc vào việc nó mạnh hay yếu mà phụ thuộc vào chiến lược mà các quốc gia khác trong tập hợp đó lựa chọn, các sự lựa chọn dựa trên tính toán về lợi ích của mỗi quốc gia sẽ tác động qua lại lẫn nhau để dẫn đến một thế cân bằng, tại thế cân bằng đó thì mỗi quốc gia sẽ có một chiến lược xác định. Sự tương quan này thường rất phức tạp và mô tả sẽ rất dài dòng bằng lý thuyết trò chơi, chỉ có thể lấy một ví dụ minh họa thế này, một tập hợp ba quốc gia mà có hai quốc gia mạnh ngang nhau đang đối đầu và một quốc gia khác yếu hơn thì rõ ràng mọi nỗ lực của hai quốc gia mạnh sẽ là trung lập hóa quốc gia yếu hơn vì lôi kéo làm đồng minh sẽ không khả thi. Bất cứ quốc gia mạnh nào định tấn công quốc gia yếu hơn sẽ có nguy cơ bị quốc gia mạnh còn lại thừa cơ tấn công tức là đẩy mình vào thế chống lại hai kẻ thù cùng lúc, nguy cơ bị tiêu diệt là chắc chắn. Bản thân quốc gia yếu hơn chắc chắn sẽ lựa chọn trung lập thay vì ngả theo một trong hai phía để phía còn lại bị tiêu diệt và chính mình sẽ là nạn nhân kế tiếp.

    Hồi Thế Chiến II đã có một ví dụ điển hình về trường hợp nêu trên, hai nước đế quốc Đức và Pháp hùng mạnh đã cố gắng trung lập hóa Thụy Sĩ yếu hơn. Sau đó, Thụy Sĩ đã khéo léo tiếp tục duy trì được tình trạng trung lập của mình ngay cả khi Đức chiếm đóng hầu như toàn bộ châu Âu cho đến khi kết thúc chiến tranh. Nếu theo đúng lập luận của vị TS này, Thụy Sĩ phải bị xóa khỏi bản đồ châu Âu từ lâu rồi.

    Vị TS khi bắt đầu giải bài toán thì đã ngay lập tức đánh tráo điều kiện của bài toán nên không chỉ sai hoàn toàn mà còn bất chấp cả thực tế. Tất cả cái trò xảo trá ấy chỉ để ngụy biện rằng nước yếu thì không thể trung lập, để sau đó lén lút đưa cái việc bị một nước lớn đe dọa vào nhằm cổ vũ cho việc liên minh với một nước lớn khác.

    2. Mối đe dọa từ Trung Quốc hay mối đe dọa từ Mỹ lớn hơn?

    Người Việt Nam ai cũng biết tâm địa của Trung Quốc với Việt Nam ra sao và ai cũng biết Mỹ đã làm gì với Việt Nam trong một cuộc chiến kéo dài suốt hơn hai mươi năm. Hiện giờ tâm địa của Mỹ đối với Việt Nam ra sao? Vị TS này chỉ nêu ra vế thứ nhất mà giấu biệt đi vế thứ hai, không so sánh được các nguy cơ từ phía Mỹ và từ phía Trung Quốc đối với Việt Nam, gian trá lấy luôn cái cần chứng minh ra để khẳng định, tức là khẳng định luôn Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất.

    Thậm chí nửa quan trọng nhất trong việc phân tích mối quan hệ tay ba Mỹ-Trung Quốc-Việt Nam cũng đã bị lờ đi đó là quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Mỹ quan hệ với Việt Nam ra sao rõ ràng phải tính đến phản ứng chiến lược của Trung Quốc và ngược lại Trung Quốc định làm gì với Việt Nam cũng phải tính đến phản ứng chiến lược của Mỹ. Bởi vì các lựa chọn đó có thể phát sinh những chi phí và lợi ích chiến lược khác nhau đối với Mỹ cũng như Trung Quốc, nhưng vị TS này có vẻ không biết đến những điều điều đơn giản như vậy. Trên thực tế, đây là một cân bằng động rất phức tạp, nhiều quốc gia thường phải sử dụng một đội ngũ chuyên gia hùng hậu về lý thuyết trò chơi lập nên các mô hình tính toán để xác định được chiến lược cân bằng. Có thể minh họa rõ hơn một chút thế này: Nếu Trung Quốc định lôi kéo Việt Nam về phía mình thì Trung Quốc phải tính được Mỹ phản ứng thế nào về điều đó, không phải lập luận vớ vẩn kiểu Việt Nam không chơi với Mỹ thì Mỹ không cần quan tâm mà Mỹ sẽ hành động ra sao để bảo vệ lợi ích của mình. Về mặt địa thế, Việt Nam nằm tiếp giáp với Trung Quốc và giống như cái sân bay tự nhiên kiểm soát toàn bộ khu vực Đông Nam Á, nơi có rất nhiều các nước đồng minh của Mỹ và con đường biển quan trọng hàng đầu thế giới đi qua. Nếu Trung Quốc lôi kéo Việt Nam thành công thì Mỹ sẽ bị mất toàn bộ ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á vào tay Trung Quốc, vậy là Mỹ phải tìm cách chống lại điều đó. Ngược lại nếu Mỹ muốn lôi kéo Việt Nam về phía mình thì phải tính đến việc Trung Quốc sẽ tìm mọi cách ngăn cản Mỹ vì nếu có được liên minh với Việt Nam thì Mỹ có thể khóa chặt con đường biển quan trọng nhất của Trung Quốc và mở rộng tầm ảnh hưởng tới các khu vực tự trị miền núi nằm sâu trong lục địa của Trung Quốc. Cả hai trường hợp đều dẫn đến sự thay đổi chiến lược trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc và đó là cái mà hai nước này cần phải tính toán. Rõ ràng là vị TS toán này thậm chí còn không hiểu mình đang nói về cái gì, lập luận hoàn toàn trẻ con.

    3. Liên minh với Mỹ đòi hỏi phải có dân chủ và nhân quyền?


    Không chỉ có dốt về toán học, vị TS này còn diễn món tập làm văn đầy những gian lận kiểu học trò với các vấn đề chính trị. Tại sao Việt Nam không liên minh với Mỹ? Vì sợ Mỹ đòi cải cách dân chủ và nhân quyền dẫn đến đa đảng? Lập luận của vị TS này thật nực cười! Giáo sư ngôn ngữ học người Mỹ nổi tiếng Noam Chomsky đã viết trong cuốn sách "What the Uncle Sam really want" như thế này: while the US pays lip service to democracy, the real commitment is to "private, capitalist enterprise." When the rights of investors are threatened, democracy has to go; if these rights are safeguarded, killers and torturers will do just fine. hay cụ thể hơn là to install governments that favor private investment of domestic and foreign capital, production for export and the right to bring profits out of the country. Mục tiêu Mỹ đối với các quốc gia độc lập là thiết lập lên các chính phủ phục vụ lợi ích của nhà đầu tư Mỹ, nếu chính phủ nào chấp nhận bán rẻ nhân dân của mình theo cách đó thì Mỹ sẽ để chính phủ đó được tự do tồn tại còn không sẽ là phá hoại và lật đổ. Đối với Mỹ tự do, nhân quyền, dân chủ, độc đảng hay đa đảng, hoàn toàn không phải là vấn đề đáng được quan tâm. Ai cũng biết điều đó chỉ là trò bịp bợm để kiếm chác, tại sao vị TS này lại ngây ngô đến mức cho rằng điều đó đe dọa được Đảng cầm quyền ở Việt Nam nhỉ?

    4. Có thể bảo vệ quyền lợi dân tộc dựa vào liên minh với Mỹ?

    Hãy nhìn lại lịch sử thế giới gần đây, nước Mỹ chẳng đã tài trợ cho những chế độ độc tài tàn bạo nhất trong lịch sử đó sao? Những cái tên quốc gia như Guatemala, Nicaragua, Honduras, Panama, El Salvado, Haiti, có gợi lên cho vị TS này điều gì không nhỉ? Những quốc gia ấy nhờ vào sự bảo trợ dân chủ và tự do của Mỹ đã đắm chìm trong nghèo nàn, lạc hậu, nội chiến, đã gần như biến mất khỏi bản đồ thế giới. Ở những quốc gia ấy, một bộ phận giàu có đã dựa vào sức mạnh của nước Mỹ để đàn áp và cướp bóc nhân dân một cách kinh khủng chưa từng thấy, đó là bảo vệ quyền lợi dân tộc hay giai cấp? Vị TS này mong muốn Mỹ sẽ làm điều tương tự với dân tộc Việt Nam chăng?

    Kết luận:

    Lập luận của vị TS này hoàn toàn là vớ vẩn và gian lận chỉ nhằm kêu gào Việt Nam phải trở thành sân sau Mỹ để chống lại Trung Quốc, tức là đẩy Việt Nam vào thế đối đầu khốc liệt hơn với Trung Quốc. Lúc đó Mỹ sẽ giúp Việt Nam ư? Nước Mỹ sẽ bảo vệ đồng minh của mình bằng cách một lần nữa đưa quân đội vào Việt Nam chăng? Thực ra thì mục đích chính của tác giả bài viết tầm bậy trên trang boxit là muốn nhân danh quyền lợi dân tộc để đòi đa nguyên đa đảng, chỉ có điều quá ngây ngô và ngớ ngẩn, chẳng thể thuyết phục được ai, ngược lại còn làm người ta phải hoài nghi trình độ của những người tự nhận mình là trí thức.
    Theo: cunom.blogspot.com
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ'' ?
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

  14. #10
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Nhà báo Trương Duy Nhất
    Những cái đầu - chỉ để mọc tóc

    18:44 ,Thứ hai 1 Tháng tư, 2013

    Hàng loạt các chủ trương quyết sách nảy ra từ những cái đầu dường như chỉ để mọc tóc.
    Nhằm hạn chế, ngăn chặn tình trạng khiếu kiện, tại một phiên họp mới đây của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có vị đưa ra “sáng kiến” bắt dân khi đi khiếu nại tố cáo phải đặt tiền cược.

    Nhằm giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính, Tổng cục Dân số- kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) ban hành chủ trương chi 3.000 tỷ đồng để động viên, hỗ trợ các gia đình sinh con gái một bề.

    Những cái đầu dường như chỉ để mọc tóc

    Để cứu các tập đoàn “cá mập đất” đang ngắc ngoải, Chính phủ quyết định đưa ra gói giải cứu 3 vạn tỷ. Thậm chí còn có “sáng kiến” đòi đánh thuế tiền gửi tiết kiệm của dân để dồn nguồn vốn vào mua nhà cho lũ “cá mập đất” này.

    Trong khi Trung Quốc đang thúc hối việc trang bị vũ khí cho ngư dân và tăng cường các đội tàu hải giám tràn xuống biển Đông cướp phá, bắn cháy tàu cá ngư dân Việt, thì Ban chấp hành trung ương đoàn TNCS Việt Nam lại nghĩ ra “sáng kiến” trang bị 1.000 lá cờ và… thơ cho ngư dân tiến ra biển.

    Rồi “sáng kiến” xây dựng mạng xã hội 200 triệu USD cho thanh niên…

    Đúng là “những cái đầu chỉ để mọc tóc”!
    (*): Mượn ý một tít bài của Đào Tuấn.
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  15. The Following User Says Thank You to thieugia For This Useful Post:

    nosay (10-05-2013)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •