Trang 5/5 ĐầuĐầu ... 345
Hiện kết quả từ 41 tới 45 của 45

Chủ đề: Nghe những người nổi tiếng "Trảm Phong - Chém Gió" !

  1. #41
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    281
    Thanks
    18
    Thanked 46 Times in 39 Posts
    ĐÔNG LA

    NGỌC CHÊNH, TRỌNG TẠO, XUÂN NGUYÊN,… CÓ TẬT GIẬT MÌNH


    Mới đây Dái lệch (Ngọc Chênh) lại có bài hay: cung-nhau-ta-di-nhap-kho. Nội dung thì lăng nhăng, mâu thuẫn, dốt nát, nhưng hay ở chỗ Chênh đã tự vạch áo cho người xem lưng. Việc bắt hai chủ blog viết bậy Nhất Lác và Viết Bừa đã khiến cho Chênh và không ít kẻ cùng một giuộc: có tật giật mình!

    Bữa trước Viết Bừa (Viết Đào) đã có cái nhìn mà tôi cho là “đần” khi “đánh tráo khái niệm”, cho sự chỉ đạo của TT Nguyễn Tấn Dũng, triển khai chủ trương của Bộ Chính Trị trong việc phát triển mạng xã hội, lập ra lực lượng bút chiến để đập tan tư tưởng sai trái và phong trào dọn rác ý thức trên mạng, là lập ra các “tổ chức khủng bố mạng trá hình”; thì bữa nay Chênh cũng viết: “Dạo rày tự dưng bọn thế lực thù địch tung tin đồn nói xấu chế độ tốt đẹp của ta hơi bị nhiều.
    Chúng liên tục tung tin sắp tới sẽ cho người nầy nhập kho, cho người kia đi giáo dục làm như chế độ ta được dựng lên là để chuyên đi bắt dân không bằng. Chúng đưa ra danh sách 4 người, rồi danh sách 5 người, rồi danh sách 10 người...và mới đây nhất, theo nhà văn đáng kính Nguyễn Trọng Tạo, từ Bắc Kinh gởi về danh sách đến 20 người. Nghe cái danh sách nầy, Nguyễn Trọng Tạo phải thốt lên: Bắt hết nhân dân thì sống với ai. Lúc đầu nghe bọn xấu tung ra danh sách 4 người gồm Nhất, Đào, Chênh, Lập mà trong đó đã có 2 người đi theo 258 rồi, tôi run quá”.

    Như vậy Chênh cũng gọi lực lượng “dọn rác mạng” là “bọn thế lực thù địch”, coi việc “chế độ tốt đẹp của ta” bắt Đào, Nhất là “xấu”. Khi cho một dúm những kẻ viết bậy, nói bậy, quấy rối, làm càn là “nhân dân” như cách gọi của “Tao là Tạo” mà Chênh nhai lại thực chất là cách nhìn lộn ngược, quấy rối, làm cho trắng đen lẫn lộn, thiện ác bất minh. Thực chất là hành động gieo mầm bất ổn theo hình mẫu của những nước đang loạn hiện nay, xúc phạm nghiêm trọng đến an ninh và cuộc sống bình yên của mọi người. Tiếc là lại có rất nhiều người nhẹ dạ tin theo. Thật đáng ngại cho an ninh xã hội khi lượng truy cập có trang hàng trăm ngàn lượt/ ngày. Không biết những người có trọng trách có nhận ra điều này không?

    Trường hợp Cù Huy Hà Vũ bị bắt không chỉ vì vừa dùng xong 2 cái bao cao su với người không phải vợ mình, mà Vũ bị bắt còn vì muốn xóa trắng lịch sử khi đề nghị bỏ lễ 30-4, cho ĐCSVN treo cờ trong quốc lễ là phạm pháp; bôi đen lịch sử khi cho ta xâm lược Căm-pu-chia; ngông cuồng khi kêu gọi liên minh với Mỹ đánh Trung Quốc; v.v… Vậy mà Tạo không chỉ một lần ủng hộ Vũ. Từ việc đồng tình với ông Bằng Việt cho việc công an bắt Vũ là ngu xuẩn; tâm đắc với ông Nguyễn Khoa Điềm làm thơ tặng Vũ cho “xiềng xích” cầm tù Vũ hôm nay cũng như xiềng xích của Thực dân Pháp năm nào cầm tù cả dân tộc ta; gần nhất là vụ vợ chồng Vũ lừa đảo toàn thế giới, dựng vở kịch “tuyệt thực” để tạo cớ la làng, “Tao là Tạo” cũng khụng khiệng đòi “chỉ đạo” Tướng Oánh phải “lễ độ” với “khùng” Vũ vì Vũ là con ông Huy Cận!; v.v… Tôi phải xin lỗi dg vì thực ra chữ Tao-là-Tạo tôi đã đạo của bạn vì thấy nó đúng quá trong chính bài tao-la-tao khi bạn viết: “Đọc những suy nghĩ được public của ông nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo về việc đột quỵ của ông chủ tịch TP Cần Thơ, ông Nguyễn Thanh Sơn, mình cứ thấy gờn gợn… mình liên tưởng đến tay “nhà văn” Phạm Viết Đào, kẻ mà mình đã comment thẳng vào blog của lão rằng, ông là thằng khốn nạn, khi lão hả hê cho rằng việc bố đẻ của tử tù Nguyễn Đức Nghĩa bị tai nạn chết tại Hải Phòng, là “xác đáng” là “nhân nào quả nấy”… Quay lại phát biểu của ông Tạo, thật trùng hợp làm sao khi ông Đào là một trong những người hăng hái “bê” về đầu tiên, đăng chình ình trên blog, hả hê bỡn cợt khi người ta đang trong trạng thái thập tử nhất sinh vì đột quỵ! Mình không nghĩ, sự bất mãn chế độ, “ghen quan ghét chức” của ông Tạo lại có thể biến tướng một cách kinh dị, nhập nhằng như thế. Nói thật, mình thầm cầu mong cho phần đời còn lại của ông Tạo (ông sinh năm 1947?) sẽ không gặp phải những ca tai biến, đột quỵ chí mạng như thế, sau những chầu nhậu tới bến với đám bạn “lều văn, chòi thơ” của ông…”


    Trở lại với bài của Dái Lệch, tôi có thể tự tin nói mình thuộc hàng viết nhanh và nhiều nhất trong thời gian qua, vậy mà mới đọc Chênh thấy khó chịu tính mai viết thì đã thấy ngay trên banconong có bài khá thú vị của Lang-bian rồi. Giống Lang-bian, tôi cũng thấy Chênh dái lệch quả là tên cơ hội, lưu manh và hèn hạ. Nói nó cơ hội và lưu manh bởi để lấy lòng lực lượng chống VN, nó đã viết bài TÔI VÀ VIỆT CỘNG thành khẩn nhận tội “dính líu với an ninh tình báo của Việt Cộng” rồi tự bào chữa, chối tội ngay sau đó: “mà tôi cũng nào có hay và có thiết gì”. Có điều bào chữa vậy là dốt, bởi đã là một thằng sinh viên tốt nghiệp đại học, dính líu với an ninh tình báo Việt Cộng mà “nào có hay”, thì quả là đầu không có óc, là ngu hơn bò! Thực ra chẳng có ai lại ngu đến thế mà đó chính là bản tính của một kẻ cơ hội, lá mặt lá trái, phản trắc mà thôi. Mới hôm nào viết vậy, nhưng hôm nay, khi Nhất, Đào bị bắt, Chênh có tật giật mình, lại nhanh nhảu mang chuyện cha có công đi tù ở chế độ cũ ra khoe để chạy tội. Đã nói “có thiết gì” rồi còn mang cha bị tù ra khoe làm gì nữa? Làm vậy có khác gì chửi chính cha mình? Chưa hết, Chênh còn hèn hạ khi mang đứa con gái út ra làm bia đỡ đạn cho mình. Về bản lĩnh thì Chênh không đáng xách dép cho cha con Huỳnh Thục Vy.

    ***

    Cuối bài viết, Chênh có nhắc đến một nhân vật rất đặc biệt là Phạm Xuân Nguyên: “Hôm qua nghe Nguyễn Trọng Tạo nói về danh sách lên đến 20 người, thì bao nhiêu chút sợ hãi còn vương vất lại trong chúng tôi đều bay đi sạch. Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nội, từ Hà Nội bay vào với tâm trạng phơi phới rủ chúng tôi đi nhậu. Nghe nói anh cũng có tên trong danh sách nầy”.


    Phạm Viết Bừa

    Cách đây ít ngày, Nguyễn Hữu Sơn có gọi cho tôi. Sơn hiện là Viện phó, Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Viện Văn Học. Bạn bè có danh vị thì cũng cần phải giới thiệu kỹ để thơm lây tí. Sơn là bạn rất thân và coi nhau như anh em của tôi. Từ gần 20 năm trước, một hôm Sơn đã tự đến mà sao cũng tìm ra được nhà tôi còn ở trong một con hẻm nhỏ, sâu và ngoằn ngoèo, ở Phan Xích Long. Sơn cũng đã vài lần, kể cả đi xe máy, về tận nhà tôi ở quê Hải Dương. Sơn nói về chuyện có liên quan đến bài từng đăng trên báo Nhân Dân của Sơn về cuốn Biên độ của trí tưởng tượng của tôi, rồi khoe có đi dự Hội nghị về Phê bình Lý luận của Hội Nhà Văn VN. Sơn kể có chuyện giật gân:
    - Phạm Xuân Nguyên nói ông Nguyễn Văn Lưu (Cựu Giám đốc NXB Văn Học) là tên chỉ điểm.
    Tôi nói:
    - Nó phản động mà cũng dám nói ông Lưu thế à?
    - Phạm Xuân Nguyên mà cũng phản động cơ á?
    - Nó có tên trong danh sách 72 đứa đòi đổi Hiến Pháp, xóa bỏ quyền lãnh đạo của Đảng CSVN, thay chế độ, … không là phản động thì là cái gì? Ngày xưa nó là lính của ông phải không?
    - Ờ, bây giờ là trưởng phòng thì cũng dưới quyền.
    - Không, tôi muốn hỏi có thời nó làm lính trực tiếp cơ.
    - Thì đúng như thế.
    Giới văn chương nói chung, kể cả những người bạn rất thân của tôi, có cái chán là họ thường chú ý đến cái hay, cái dở chứ rất ít chú ý đến chuyện đúng sai, phải trái. Mà xét cho tận cùng thì thực ra cũng chỉ là một mà thôi. Bởi có tác phẩm nào hay mà lại sai, tác phẩm nào tốt mà lại phản động? Có điều phân biệt đúng sai, tốt xấu của tác phẩm văn chương lại không dễ. Còn chuyện Phạm Xuân Nguyên bảo ông Lưu là “chỉ điểm” xem chừng oan cho ông Lưu mà Nguyên nên bảo chính là tôi đây thì đúng hơn. Vì chính tôi chứ không phải ai khác đã “chỉ điểm” cho bạn đọc thấy nhiều nhất những cái sai về tri thức và đạo lý, từ những ông tai to mặt lớn lừng danh như Trần Độ, Nguyên Ngọc, Nguyễn Khoa Điềm đến những “chấy thức rận sĩ” như Huệ Chi, Tương Lai. Chính tôi đây cũng chỉ ra bản chất giang hồ chính trị của đám Chu Hảo, Quang A khi họ gọi công an thi hành nhiệm vụ là “địch”, chỉ ra tính côn đồ và lưu manh tri thức của TMH; v.v… và chỉ ra sự phản động của chính Phạm Xuân Nguyên.

    Còn nữa...

  2. #42
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    281
    Thanks
    18
    Thanked 46 Times in 39 Posts
    ĐÔNG LA

    NGỌC CHÊNH, TRỌNG TẠO, XUÂN NGUYÊN,… CÓ TẬT GIẬT MÌNH


    Tiếp theo...

    Vậy phản động là gì? Phản động là đi ngược lại mọi người, nghĩ và làm ngược với những chuẩn mực đạo lý và tri thức. Thế thôi!

    Tôi phải chứng minh một chút về Nguyên nếu không sẽ bị cho là vu cáo.

    Phạm Xuân Nguyên không chỉ có những suy nghĩ và hành động sai trái thể hiện ở những ngày hôm nay, mà đã có tính hệ thống từ trước. Nói đến Nguyên không thể không nói đến Nguyên Ngọc và cuốn Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh.

    Tôi đã viết kỹ trong bài *VỀ HAI “ỨNG CỬ VIÊN GIẢI NOBEl” CHO VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM, Nỗi buồn chiến tranh thực chất là cuốn sách viết về sự chấn thương tâm thần của một người lính giải phóng đã trải qua một cuộc chiến tàn khốc rồi trở về với sự đổ vỡ của tình yêu và đổ vỡ niềm tin, vì thế đã “tìm lẽ sống hôm nay” (ý Nguyên Ngọc) và “chiến đấu lại” (cũng ý Nguyên Ngọc) bằng cách “dầm mình trong rượu” và “viết văn”, nhưng phải “làm cách mạng văn chương” bằng cách chỉ kể lại những gì bi thảm nhất và những gì xấu xa nhất của đội quân mình đã đứng trong đó; để rồi với “Trách nhiệm lương tâm” (ý Nguyên Ngọc) đã chỉ ra sự hy sinh của mình và bao đồng đội là vô nghĩa.

    Còn Phạm Xuân Nguyên cho: “Cuộc chiến được mô tả trong tác phẩm này … những người lính là những con người bị vất vào cuộc chiến, buộc phải bắn giết nhau”. Tôi đã viết: “Điều tối thiểu người cầm bút ai cũng biết “Văn chương phải tải đạo”, một cán bộ nghiên cứu ở Viện Văn học như Phạm Xuân Nguyên lại đi đồng nhất cái thiện với cái ác thì nghiên cứu cái gì?!”. Phạm Xuân Nguyên cũng cho biết Nỗi buồn chiến tranh đã giúp cho người ngoài hiểu sai về con người và đất nước chúng ta như sau: “Gần đây nhất,… Dennis Mansker… khi đọc Nỗi buồn chiến tranh. … ông choáng váng và xúc động. Ông viết: "Đây là một bức tranh trung thực và tàn nhẫn đến kinh ngạc về bi kịch của một người lính Bắc Việt bị tê liệt hết nhân tính của mình sau mười năm tham chiến…”. Tôi đã viết: “Sau chiến tranh, có thể có những chấn thương thần kinh về bệnh học, còn chấn thương tinh thần mang tính ý thức hệ để rồi tuyệt diệt niềm vui sống, như Bảo Ninh viết, chỉ là vô cùng hãn hữu. Bản thân cựu lính chiến Bảo Ninh cũng còn rất khôn ngoan, chẳng có “tê liệt” cái quái gì hết, không hiểu vì cái gì mà ông viết để cho người ngoài hiểu đồng đội của mình “tê liệt hết nhân tính” như một lũ súc vật vậy?!”. Cũng theo Phạm Xuân Nguyên: “Đánh giá cao nhất Nỗi buồn chiến tranh ở Mỹ có lẽ là ý kiến của Leif A. Torkelsen (Columbus, OH United States) khi ông cho đây là cuốn tiểu thuyết chiến tranh hay nhất thế kỷ XX. Torkelsen viết: "… đây là một tác phẩm ngoại hạng… Cuốn sách tràn đầy những suy tư thấu suốt về Việt Nam cũng như về tâm hồn con người…”. Tôi đã viết: “Cái chuyện tôn vinh một tác phẩm giúp cho người ngoài hiểu sai về dân tộc mình và viết không cần đúng sai để biện hộ cho đối phương, buộc tôi phải đặt câu hỏi: Người ta làm vậy phải chăng vì ngóng đợi một cái gì đó ngoài văn chương? Phạm Xuân Nguyên cho Nỗi buồn chiến tranh “được giải thưởng là một thắng lợi của tư duy đổi mới trong văn học”. Có điều cái gọi là “đổi mới” mà hai vị đã nói thực ra chỉ là một sự lộn ngược lại tất cả một cách cực đoan”. Mà thực chất theo tôi: “Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh và một số người tung hô, đã lẻn được ra ngoài bằng ngõ tắt, đem đến thị trường tinh thần thế giới còn trắng đen lẫn lộn những hàng hóa đặc biệt, sản phẩm của cuộc “đổi chác” chứ không phải “đổi mới” văn chương, đã đổi những thứ vô giá thiêng liêng như niềm tự hào dân tộc, sự chính nghĩa, cái thiện… lấy những cái có giá cụ thể hơn”.

    Vậy mà…, lần đầu biết Phạm Xuân Nguyên được làm Chủ tịch Hội Nhà văn Thủ đô Hà Nội, tôi muốn té ngửa. Không lẽ ông Bí thư Thủ đô, bộ não của cả nước, Phạm Quang Nghị cũng lại “rân trủ” đến thế? Nhưng rồi chép miệng, lại là hậu quả của lỗi hệ thống thôi. Hiện người ta dễ nhận ra tham nhũng, lãng phí là hậu quả của lỗi hệ thống. Nhưng theo tôi tình trạng trắng đen lẫn lộn, thiện ác bất minh thuộc lĩnh vực tư tưởng, tri thức, cũng là hậu quả của lỗi hệ thống. Chính vậy mới có chuyện có những kẻ dốt ác được vinh danh. Như Trần Mạnh Hảo từng được tùm lum giải thưởng của Hội Nhà văn chẳng hạn. Mà khổ nỗi, lỗi hệ thống lớn nhất chính là trình độ về mọi mặt còn thấp của nước ta!
    ***
    Để kết bài viết, Chênh viết:

    “Rượu vào rồi thì chuyện tới trời cũng xem như chuyện đùa bỡn. Những bạn bè ngồi trong bàn mà không có tên trong danh sách tự dưng thấy thiệt thòi. Nhưng các bạn ấy cũng không ganh tị và tự nguyện phân công nhau lo thăm nuôi những người được xem là có tên. Nguyện vọng thăm nuôi của nhà văn Nguyễn Quang Lập là một cái laptop, nếu có ba gờ nữa thì càng tốt để anh tiếp tục viết blog và liên lạc với thế giới bên ngoài. Nhà thơ kiêm họa sĩ Đỗ Trung Quân thì cần giá vẽ với màu xịn để vẽ và một chút ánh trăng qua cửa sổ...để làm thơ. Còn nguyện vọng của tôi: Cứ gởi đều đặn viagra vào. Các bạn hỏi: Để làm gì trong đó? Tôi nói: Buồn quá để đục vô tường chơi cho vui. he he.

    Đỗ Trung Quân nổi tiếng với bài hát cải biên "Cùng nhau đi Bình Hưng Hòa" mà mỗi lần y hát lên, thiên hạ cười phọt cả rượu ra ngoài. Nay y nghêu ngao: Cùng nhau ta đi nhập kho... Lại cười đến sặc gạch!

    Mai kia, bọn phản động mà lại có danh sách 30 hoặc 40 người tung ra thì chắc vui hơn nữa. he he.
    HNC”.

    Theo tôi, chỉ việc thằng Dái Lệch ngông nghênh diễu cợt, xuyên tạc việc thực thi pháp luật, giữ nghiêm kỷ cương phép nước của cơ quang công quyền cũng đã thừa tiêu chuẩn “nhập kho” rồi!

    27-6-2013

  3. #43
    Senior Member
    Tham gia ngày
    Jul 2013
    Bài gửi
    281
    Thanks
    18
    Thanked 46 Times in 39 Posts
    ĐÔNG LA

    NGÔ BẢO CHÂU- “FAN” CUỒNG CỦA NGUYỄN QUANG LẬP


    Giống như Lê Công Định ngày nào, sự “đầu hàng” của Nguyễn Quang Lập đã giáng một cái tát nảy lửa vào mặt những Fan cuồng của Lập. Trong số đó có nhà toán học nổi tiếng thế giới người Việt, GS Ngô Bảo Châu!

    Vì theo dõi chuyện Nguyễn Quang Lập nên tôi thấy trên trang của ông Ngô Minh có đăng lại trên fb Chaungo, Ngô Bảo Châu viết về Nguyễn Quang Lập: “nhà văn này đã sớm tỏ rõ ông chính là một trí thức thứ thiệt, có cái nhìn sắt bén về thế thái nhân tình, về hiện tình xã hội – chính trị Việt Nam. Ông không ngần ngại đăng tải những bài khá nhạy cảm, những lập trường phản biện khá dứt khoát có thể làm cho cơ quan chức năng khó chịu.Thái độ của ông chính là thái độ của một nhà văn chân chính, một kẻ sỹ có tinh thần trách nhiệm với xã hội mình đang sống”.

    Một lần nữa Châu lại chứng tỏ mình chỉ biết cộng trừ nhân chia nên đã hoàn toàn sai trái khi thể hiện chính kiến và thái độ về những vấn đề và vụ việc thuộc lĩnh vực chính trị xã hội. Ta thử điểm lại những nét chính hành trình đấu tranh và sự ủng hộ các chiến sĩ “rân trủ” của nhà toán học.

    Đầu tiên là việc Châu ca ngợi Hà Vũ như Kinh Kha, một người mà cha là Nhà thơ Huy Cận cho là đứa con “bất trung, bất nghĩa, bất hiếu”, đòi bỏ kỷ niệm ngày 30-4, cho ta tiêu diệt bọn diệt chủng PonPot cứu dân Cămpuchia là xâm lược; kế tiếp Châu ký tên vào THƯ KHẨN GỬI CHỦ TỊCH NƯỚC VỀ VỤ BẮT GIỮ CÔ PHƯƠNG UYÊN, một cô sinh viên rải truyền đơn chống đối, trương cờ vàng ba sọc đỏ, giăng biểu ngữ viết bằng máu lợn “Đảng Cộng sản chết đi” và có âm mưu đặt bom tượng Bác Hồ; tiếp nữa là việc Châu viết thư phản đối Trường ĐHSP HN thu hồi luận văn của cô Nhã Thuyên, một luận văn ca ngợi thơ của nhóm Mở Miệng, một loại thơ nổi loạn, tục tĩu và bẩn thỉu.

    Như vậy, một lần nữa Châu đúng là trước sau như một, bất chấp thực tế, đã ca ngợi Nguyễn Quang Lập là “một trí thức thứ thiệt”; “Thái độ của ông chính là thái độ của một nhà văn chân chính, một kẻ sỹ có tinh thần trách nhiệm với xã hội mình đang sống”.


    Một “một trí thức thứ thiệt” như Châu ca ngợi thế, sao Nguyễn Quang Lập lại có thể xỏ xiên, bôi bác những gì mà cả xã hội coi trọng. Về niềm vui vĩ đại của cả dân tộc trong ngày thống nhất đất nước, ngày 30-4, Lập lại ví như cuộc làm tình dâm ô với cô giáo của mình. Khoe khoang chuyện “chọc lung tung” trong chuyện làm tình ấy thật bất nhân bởi Lập đã “chọc” luôn vào mặt, vào danh dự người vợ tần tảo, từng khốn khổ khốn nạn với chuyện Lập bị tai nạn, nay lại khổ nhục vì phải đi thăm nuôi một thằng tù! Về tấm gương anh hùng Tô Vĩnh Diện, Lập cho “pháo chèn Tô Vĩnh Diện chứ không phải Tô Vĩnh Diện chèn pháo”.

    Một “nhà văn chân chính” như Châu ca ngợi thế, khi viết về kỷ niệm tuổi học trò, sao Lập lại kể chuyện cùng lũ bạn “trẻ con bảy, tám tuổi góp tiền lại xử sờ bướm bạn gái”; rồi chuyện “đít thằng Thanh đang nhoáy trên bụng thím L”. Có “nhà văn chân chính” nào lại bất nhân như Lập khi cho rằng anh Võ Điện Biên đã dùng xác cha mình là cố ĐT Võ Nguyên Giáp để kinh doanh, chọn chỗ chôn như vậy là để phục vụ dự án du lịch!!! Lập cũng thật bất nhân khi cho việc đóng đinh vào đầu, đục răng, đục đầu gối các chiến sĩ bị tù ở các “Địa ngục trần gian” dười thời VNCH không phải là ác mà chỉ là “khai thác thông tin” bình thường trong chiến tranh.

    Ngay sau khi ĐT Võ Nguyên Giáp mất, trên trang Quê choa, Lập trích đăng ngay cuốn Bên thắng cuộc của Huy Đức, đoạn viết về bác Đại tướng với lời dẫn có ý mất dạy thế này: “năm 1946, khi Hồ Chí Minh đi Pháp nhân Hội nghị Fontainebleau, ở Hà Nội, tướng Giáp đã cùng với Trường Chinh thanh trừng đối lập gần như triệt để”. Hành động trấn áp những phần tử và những nhóm phản cách mạng để bảo vệ chính quyền non trẻ là một hành động tất yếu của mọi nhà nước mới ra đời. Chỉ một nhà văn dốt và bậy bạ mới gọi hành động đó là “thanh trừng”. Câu “ném chuột phải giữ bình quý” là lời dạy quý giá của tiền nhân nên ông Nguyễn Phú Trọng nói là hoàn toàn đúng đắn. Vì vậy Nguyễn Quang Lập thật ngu khi không biết cố tình nhạo báng một ông TBT thực thi trọng trách là đánh vào quyền lực tối cao của thể chế chính trị, làm mất ổn định xã hội. Bị bắt vừa nhục, vừa khổ thân, khổ cả vợ con thì ráng mà chịu. Nguyễn Quang Lập, “một trí thức thứ thiệt”, “một nhà văn chân chính” của Ngô Bảo Châu là như thế. Có cho ăn kẹo Ngô Bảo Châu cũng không dẫn ra được những bài của Lập có “những lập trường phản biện khá dứt khoát”, bởi một thằng nhà văn chỉ tài xỏ xiên thì lấy đâu ra trí tuệ mà phản biện. Để phản biện buộc phải có trình độ cao mới chỉ ra được cái sai của người khác và đưa ra ý đúng hơn của mình. Có cho ăn kẹo Lập cũng không thể viết được những bài phản biện như tôi đã viết. Vì vậy, việc Châu ca ngợi Lập như trên chỉ là “khen khống”.

    Nhớ lại có lần tôi đã viết: “Châu thực sự lảm nhảm khi viết: “Chức năng của nhân văn không phải là ngợi ca cái thiện, phê bình cái ác, mà giúp cho con người tìm thấy sự chân thực và biết cảnh giác với sự dối trá của người khác và của chính mình”. Chức năng của nhân văn phải là ca ngợi cái thiện, phê bình cái ác, để làm được vậy người ta cũng cần phải phân biệt được thực, giả trước đã; còn chỉ để phân biệt được thực giả thôi thì loài vật không cần "nhân văn" nhưng nhiều cái vẫn giỏi hơn loài người, như về khả năng nhận thực âm thanh, Châu sẽ thua loài dơi, về khả năng đánh hơi, Châu chắc chắn sẽ thua loài chó!”
    Cảnh báo người khác cần phải “cảnh giác với sự dối trá” như trên, Ngô Bảo châu đâu có ngờ rằng mình đã tự vạch áo cho thiên hạ xem lưng, kêu gọi mọi người cần cảnh giác với sự dối trá của chính mình!

    Thật thú vị bởi đúng là ngưu tầm ngưu, bọ tầm bọ!

    17-12-2014
    ĐÔNG LA

  4. #44
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    NGUYỄN NGỌC GIÀ ĐÃ BỊ LỘT MẶT NẠ VÀ BỊ BẮT


    Thực sự, rất ít người biết Nguyễn Ngọc Già là ai, và thường chỉ biết đến hắn như một cây bút chống cộng cực đoan. Khi Khoai@ đưa tin lần đầu: "Nguyễn Ngọc Già đã nối gót Nguyễn Quang Lập", đã có rất nhiều người còn nghi ngờ.

    Xin khẳng định thông tin trên là chính xác.

    Nguyễn Ngọc Già, tên thật là Nguyễn Đình Ngọc, sinh năm 1966, hiện trú tại căn hộ 2EP1 - 11 (G11 - 4) Skygarden 1, khu phố 6, phường Tân Phong, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh đã bị bắt khẩn cấp theo điều 88 Bộ Luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Cuối cùng thì Nguyễn Đình Ngọc cũng bị bắt cho dù hắn sử dụng bút danh là Nguyễn Ngọc Già và các thủ đoạn kỹ thuật để trốn tránh pháp luật.



    Kẻ chống phá nhà nước điên cuồng này vẫn thường tự hào rằng mình không bị bắt và không thể bị bắt vì "Tôi chọn con đường cô đơn trong tự do tư tưởng để đi…". Và để chứng minh điều đó, hắn liên tục đăng các bài đả phá chế độ, xuyên tạc sự thật, vu khống các lãnh đạo đảng và nhà nước, gây mất đoàn kết, tạo sự nghi kỵ lẫn nhau trong nội bộ và làm giảm sút niềm tin của người dân đối với nhà nước, với đảng cộng sản. Các bài viết của Nguyễn Ngọc Già được tập trung ở trang Dân Luận, Dân Làm Báo, Tổ Quốc, BBC, RFA, RFI, VOA và các trang của những kẻ khoác áo "dân chủ" ở Việt Nam.

    Trước khi bị bắt, Nguyễn Ngọc Già có bài: "Làm sao để không bị bắt?" với nội dung chia sẻ kinh nghiệm để chống phá nhà nước mà không bị công an tóm cổ.



    Nực cười, lên mặt dạy dỗ những kẻ khác, nhưng chính Nguyễn Ngọc Già lại sa bẫy của chính mình. Nói cho cùng, "nhân nào quả nấy". Làm việc phi nghĩa, tất yếu sẽ bị vạch mặt.

    Bạn có thể vào trang Tổ quốc và vào cột bên trái (Cột tác giả), tìm đến cái tên Nguyễn Ngọc Già để thấy mức độ chống phá của đối tượng này như thế nào. Các bài viết của Nguyễn Đình Ngọc đều có nội dung chống phá nhà nước, xuyên tạc, phỉ báng lãnh tụ dân tộc và đe dọa đến tồn vong của chế độ.

    Thieugia theo Internet
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

  5. #45
    Administrator
    Tham gia ngày
    Dec 2011
    Bài gửi
    2.162
    Thanks
    156
    Thanked 334 Times in 280 Posts
    Nguyễn Lân Thắng đã dốt còn tỏ ra nguy hiểm



    Không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi Nguyễn Lân Thắng là "đứa con lạc loài" trong dòng họ danh giá Nguyễn Lân. Tất cả đều có cái cớ, có nguồn gốc, nguyên nhân của nó. Và status (trạng thái) mới đây nhất của Nguyễn Lân Thắng đã tiếp tục tự minh chứng cho cụm từ "đứa con lạc loài" của dòng họ danh giá Nguyễn Lân và là kẻ núp bóng "đấu tranh" nhưng để kiểm các khoản lợi nhuận nhờ "năng khiếu" chém gió của mình.

    Theo số liệu chứng minh từ khoa học, con người thường có 15 phút đầu óc không được bình thường. Phải chăng, Nguyễn Lân Thắng viết status dưới đây trong trạng thái không được bình thường như vậy? Y viết:

    "Tôi chả hiểu sao mấy hôm nay các ông nhà thơ, nhà văn cứ thích cãi nhau chuyện trộm cướp thơ văn... Thế các ông viết thơ văn để than thở chuyện đất nước này bị cướp cho thiên hạ thức tỉnh, hay là thơ văn của các ông để khẳng định với thiên hạ cái bút của các ông to nhất trên đời này..."
    "Các ông nhà thơ, nhà văn" mà Nguyễn Lân Thắng nhắc đến là việc ông Nguyễn Xuân Phúc cuối tháng 9/2015 vừa qua lên tiếng nhận bài thơ "Tổ quốc gọi tên mình" là của ông Phúc trên mạng xã hội facebook. Việc này đồng nghĩa với việc nếu thật sự như lời ông Phúc nhận thì nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai không phải là tác giả của bài thơ ấy như từ khi bài thơ được công bố năm 2011 đến nay với tên tác giả là bà Quế Mai.


    Trong bài viết của Ngô Xuân Phúc trên facebook dưới dạng "Thư ngỏ" gửi cho tác giả Nguyễn Phan Quế Mai, Phúc xác nhận mình đã làm bài thơ "Tổ quốc gọi tên mình" vào năm 2008. Lúc ấy, Ngô Xuân Phúc đang ở trong quân đội, đơn vị đóng ở Hà Tây (Hà Nội). Theo Ngô Xuân Phúc, bài thơ được anh chia sẻ trên blog cá nhân, trên trang mạng My Space và một số trang khác… Năm 2009, Ngô Xuân Phúc chuyển công tác về Nghệ An rồi phục viên. Năm 2013, tình cờ Ngô Xuân Phúc nghe được ca khúc phổ thơ "Tổ quốc gọi tên mình" trong một chương trình ca nhạc và bắt đầu tìm kiếm thông tin. Và sau đó, mãi đến cuối năm 2014, Ngô Xuân Phúc mới đọc được loạt bài giới thiệu tác giả là Nguyễn Phan Quế Mai.

    Còn về phía bà Nguyễn Phan Quế Mai, bà cho rằng, việc ông Ngô Xuân Phúc tự nhận mình là tác giả bài thơ "Tổ quốc gọi tên mình" là xúc phạm danh dự, nhân phậm của bà. Bà cũng nói sẽ khởi kiện ông Ngô Xuân Phúc trước ngày 10/10/2015 nếu ông Phúc không gửi lời xin lỗi và cải chính. Tuy nhiên, đã qua thời hạn nhưng ông Ngô Xuân Phúc mặc dù không đưa ra được thêm chứng cứ nào minh chứng nhưng cũng không thấy ông xin lỗi bà Nguyễn Phan Quế Mai.

    Đối với các nhà thơ, nhà văn thì mỗi bài thơ, mỗi tác phẩm của mình được xem như là "con đẻ", được "thai nghén" cho đến khi hoàn thành là mồ hôi, công sức. Vì vậy, việc lên tiếng cho tác quyền của "con đẻ" của mình cũng là việc hiển nhiên, đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của họ. Nhưng đối với mồm miệng của "đứa con lạc loài" Nguyễn Lân Thắng "chả hiểu sao" và gọi đó là "thích cãi nhau"? "Cái bút" đối với nhà thơ, nhà văn là phương tiện, nó quan trọng và trở thành một phần không thể thiếu để hoàn thành tác phẩm của mình trước khi đến với công chúng. Nó không phải là "to nhất trên đời này" như Nguyễn Lân Thắng cố tình lèo lái câu chuyện sang hướng khác nhưng nó cũng góp phần quan trọng vào việc định hướng, góp nhụy cho đời sống thêm tươi đẹp hơn.

    Không thể phủ nhận vai trò của các nhà văn, nhà thơ, dù ở trong thời đại nào. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã từng có câu thơ nói về vai trò quan trọng của các "chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng" như: "Chở bao nhiêu đạo, thuyền không thẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà". Nhà văn, nhà thơ phản ánh hiện thực xã hội qua câu thơ, qua các tác phẩm văn học. Dùng "cái bút" để "đâm mấy thằng gian", các nhà thơ, nhà văn góp phần làm trong sạch xã hội, đưa các nhân vật phản diện, các nhân vật điển hình cho một xã hội điển hình vào tác phẩm của mình để công chúng cảm nhận hiện thực như thế nào.

    Khi nói "thơ văn của các ông để khẳng định với thiên hạ cái bút của các ông to nhất trên đời này" của Nguyễn Lân Thắng là câu nói xúc phạm đến lòng tự trọng của các nhà thơ, nhà văn khi cầm bút. Không phải ai cũng làm được thơ, ai cũng viết được truyện ngắn, tiểu thuyết mà các nhà thơ, nhà văn sinh ra như để dành cho các bài thơ, các tập truyện ngắn hay tiểu thuyết. Năng khiếu viết có sẵn, phải đi cùng với trái tim biết đập cùng nhịp đập của hơi thở cuộc sống, cái đầu lúc tỉnh táo, lúc phiêu du với con chữ, những vần từ bay bổng...thì mới tạo nên chất xúc tác cho các "con đẻ" là bài thơ, là truyện ngắn, là tiểu thuyết của các nhà thơ, nhà văn. "Cái bút" mà Nguyễn Lân Thắng nói, quả thực đúng là "to nhất" đối với những nhà thơ, nhà văn chân chính. Vì qua "cái bút" đấy, họ mới truyền tải được những gì họ muốn phản ánh, muốn nói lên tâm tư, nguyện vọng của bao người về cuộc sống đời thường, về những trăn trở của xã hội..."Cái bút" gắn liền với họ, là thứ quan trọng nhất của họ.


    Nhưng "cái bút" của họ không phải là "to nhất trên đời này" như Nguyễn Lân Thắng ám chỉ. Luận điệu của Nguyễn Lân Thắng muốn ám chỉ những nhà thơ, nhà văn đã từng dùng "cái bút" để lên án những thói hư, tật xấu, những mặt trái, bản chất ở đằng sau gương mặt giả danh trí thức những kẻ như Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Công Định... Vì thế, sẵn máu thâm thù, hằn học và vừa lợi dụng vụ tranh chấp bản quyền bài thơ "Tổ quốc gọi tên mình" giữa Ngô Xuân Phúc và đương tác giả Nguyễn Phan Quế Mai, Nguyễn Lân Thắng phiếm chỉ và xúc phạm tới lòng tự trọng của các nhà thơ, nhà văn. Với lời lẽ điêu ngoa sẵn có, giọng điệu lấp liếm, chơi trò đánh lận con đen, Nguyễn Lân Thắng đang cố chứng tỏ cho đồng bọn biết đến mình như một kẻ "nhạc gì cũng nhảy" nhưng thực chất là trò "thùng rỗng kêu to" của "đứa con lạc loài" dòng họ Nguyễn Lân mà thôi.

    Chuyện tranh cãi việc bản quyền về "con đẻ" của mình là lẽ đương nhiên, vì đó là sản phẩm của bao mồ hôi, công sức của tác giả thì công chúng mới được đón nhận một sản phẩm chất lượng như vậy. Việc tìm ra tác giả thật sự của một bài thơ, đặc biệt là bài thơ nổi tiếng như "Tổ quốc gọi tên mình" cũng là việc tôn trọng, tri ân và tôn vinh tới họ - những người có công việc "cầm bút" thầm lặng. Chỉ có những kẻ như Nguyễn Lân Thắng chuyên xuyên tạc, bịa đặt các thông tin quen tay, quen mắt nên mới cho rằng, việc "cãi nhau chuyện trộm cắp thơ văn" thành ra "chả hiểu sao". Có lẽ rằng, đối với "đứa con lạc loài" Nguyễn Lân Thắng, việc "trộm cắp thơ văn" thì không nên "cãi nhau" mà cứ vô tư dùng vì không mấy quan trọng.

    Tác giả: Bien Che viết lúc 17/10/2015 | 17.10.15
    Shaojiazhuangzhu 韶家庄主 — 韶玉山

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •